Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

Môn học: HÓA HỌC

Chủ đề: AXIT SUNFURIC


(Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột)
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực
1.1- Kiến thức:
Sau khi học, HS phải:
 HS biết:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lý.
- Cách pha loãng H2SO4 đặc.
- Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit.
- Axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.
 HS hiểu:
- Tính chất hóa học chung của axit, H2SO4 đặc.
+ Axit làm đổi màu chất chỉ thị.
+ Axit tác dụng với kim loại giải phóng khí H2, riêng H2SO4 đặc giải phóng khí SO2.
+ Axit tác dụng với oxit bazo.
+ Axit tác dụng với bazo.
+ Axit tác dụng với muối của axit yếu hơn.
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó S có số oxi hóa cao nhất là +6.
- Các ứng dụng quan trọng của axit H2SO4.
- Cách điều chế H2SO4 .
 Vận dụng bậc thấp:
+Giải bài tập hóa học, viết phương trình liên quan đến nội dung bài học và giải thích các hiện tượng thường
gặp trong đời sống.
+ Nhận biết axit H2SO4 , muối sunfat riêng biệt với một số chất khác.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 1


 Vận dụng bậc cao:
+Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến H2SO4 đặc, cách sử dụng H2SO4 đặc.
+Liên hệ các đại lượng liên quan để giải quyết một vấn đề, bài toán hóa học phức tạp có liên quan đến
H2SO4 đặc.
- Trọng tâm: H2SO4 là axit có tính oxi hóa mạnh (S+6 )
1.2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của H2SO4 .
- Viết các PTHH minh họa tính chất của hợp chất của H2SO4.
- Pha loãng axit H2SO4 đặc.
- Nhận biết axit sunfuric và các muối sunfat.
- Giải được một số bài tập: bài tập định tính và định lượng.
1.3. Tình cảm và thái độ:
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi làm thí nghiệm.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị dạy học khi thực hành.
- Từ tính chất của H2SO4 giúp học sinh ý thức được phải thận trọng khi tiếp xúc với H2SO4 .
- Ứng dụng axit H2SO4 vào mục đích phục vụ đời sống con người.
1.4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết, hiểu về công thức hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề: mối quan hệ giữa tính chất hóa học và ứng dụng.
- Năng lực tính toán hóa học: tính theo phương trình hóa học; dạng bài tập nhận biết, giải thích hiện tượng.
- Năng lực thực hành: năng lực làm thí nghiệm, sử dụng hóa chất an toàn, thiết kế thí nghiệm. Làm các thí nghiệm
cơ bản trong chương trình.
- Năng lực hiểu biết kiến thức thực tế: sản xuất, khai thác, ứng dụng.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 2


- Năng lực tự học của bản thân: hợp tác, chia sẻ trong hoạt động học theo nhóm.
- Một số năng lực khác: công nghệ thông tin: tìm kiếm thông tin, hợp tác.

2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề

Mô tả yêu cầu cần đạt


Loại câu Năng lực
Nội dung Vận dụng Vận dụng hướng tới
hỏi/bài tập Nhận biết Thông hiểu
bậc thấp bậc cao
- Nắm được - Phân biệt - Quan sát thí - Vận dụng - Năng lực
đặc điểm cấu được hiện nghiệm rút ra kiến thức đã sử dụng
tạo, tính chất tượng vật lí tính chất hóa học để suy ngôn ngữ và
và hiện tượng
vật lí, tính học. luận một chữ viết hóa
hóa học.
chất hóa học, - Giải thích - Vận dụng cách sáng học.
điều chế và được hiện kiến thức đã tạo các hiện - Năng lực
AXIT Câu hỏi/ bài
ứng dụng của tượng vật lý, học giải thích tượng nảy thực hành
SUNFURIC tập định tính
axit sunfuric hiện tượng các hiện sinh trong hóa học.
hóa học. tượng thường đời sống. - Năng lực
- Xác định gặp trong đời tính toán hóa
được điều
sống. học.
kiện xảy ra
phản ứng hóa - Năng lực
học giải quyết

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 3


Viết được một Viết được Giải được bài Viết được các vấn đề
số phương phương trình tập có liên một số thông qua
trình hóa học bằng chữ để quan đến axit phương trình môn hóa
đơn giản biểu biểu diễn sunfuric. hóa học xảy học.
diễn phản ứng phản ứng hóa - Tính được ra trong thực - Năng lực
hóa học đã học khối lượng tiễn vận dụng
được giới -Xác định của một số kiến thức
được các chất trong
thiệu hóa học vào
bước lập phản ứng khi
biết khối cuộc sống.
Câu hỏi/ bài phương trình
lượng của các - Năng lực
tập định hóa học cho
một số phản chất còn lại thẩm mỹ.
lượng -Rút ra được
ứng hóa học
cụ thể. ý nghĩa của
-Lập được phương trình
phương trình hóa học, cho
hóa học khi biết các chất
biết các chất phản ứng và
tham gia và sản phẩm, tỉ
sản phẩm lệ số phân tử,
số nguyên tử
giữa chúng.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 4


Bài tập thực Mô tả hiện Giải thích các Giải thích một Giải thích
hành/thí tượng thí hiện tượng số hiện tượng được một số
nghiệm nghiệm. thí nghiệm thí nghiệm hiện tượng
liên quan đến thí nghiệm
thực tiễn hoặc hiện
tượng trong
tự nhiên về
sự bảo toàn
khối lượng
các chất
trong phản
ứng hóa học

3. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.

3.1. Câu hỏi/Bài tập định tính:

a) Nhận biết:

Câu 1: Khí sinh ra khi cho H2SO4 loãng tác dụng với Fe

A. H2

B. SO2

C. CO2

D. SO3

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 5


Câu 2: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với nhóm kim loại nào?

A. Fe, Zn, Cr

B. Fe, Al, Cr

C. Al, Zn, Fe

D. Al, Mg, Cu

Câu 3: Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào

A. H2O

B. dung dịch H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc để tạo oleum

D. H2O2

Câu 4: axit H2SO4 không tác dụng được với chất nào ?

A. Dung dịch CuCl2

B. CuO

C. Dung dịch KOH

D. Dung dịch BaCl2

Câu 5: Trường hợp nào sau đây có phản ứng:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 6


A. H2SO4 loãng + Cu

B. H2SO4 loãng + C

C.H2SO4 đặc nguội + Al

D.H2SO4 đặc + Na2CO3

Câu 6: H2SO4 đặc làm bỏng da nặng là do

A. tính axit mạnh của H2SO4 `

B. tính oxi hóa của H2SO4

C.tính háo nước của H2SO4 đặc và nhiệt tỏa ra lớn

D.cả 3 điều trên .

Câu 7: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là :

A. +2

B. +4

C. +6

D. +8

Câu 8: Dãy các kim loai đều tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, nguội là
A. Fe, Cu, Na
B. Al, Fe, Zn
GSTT: NGUYỄN MÓT Page 7
C. Cu, Zn, Ag
D. Cu, Ag, Al.
Câu 9: Hiđroxit tương ứng với oxit SO3 là

A.H2S

B. H2SO2

C. H2SO3

D. H2SO4

Câu 10: Oleum có công thức là:

A.SO3.H2SO4

B. H2SO3.nSO4

C. H2SO4.nSO3

D. H2SO4.nSO2

b) Thông hiểu:

Câu 11: Nguyên tố bị khử trong phản ứng 2Fe + 6 H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6 H2O là

A. H+ trong H2SO4

B. Fe

C. S+6 trong H2SO4


GSTT: NGUYỄN MÓT Page 8
D. O-2 trong H2SO4

Câu 12: Những cặp chất nào sau đây không đồng thời tồn tại trong một bình chứa?

A. Khí SO2 & khí CO2

B. Dung dịch H2SO4 loãng & Al2O3

C. Dung dịch H2SO4đặc nguội & Fe

D. BaSO4 & dd HCl

Câu 13: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. Na2SO4 và CuCl2

B. BaCl2 và K2SO4

C. Na2CO3 và H2SO4

D. KOH và H2SO4

Câu 14: Cho phản ứng : 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O. Hệ số tối giản ứng với
chất oxi hóa và chất khử là :

A. 5 và 3

B. 5 và 2

C. 2 và 5

D. 3 và 5

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 9


Câu 15: Cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng sau đây:

2Fe + 6 H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6 H2O

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch H2SO4 loãng,nóng

C. Dung dịch H2SO4đặc, nóng

D. Dung dịch H2SO4 đặc,nguội

Câu 16: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA ?

A. 1s2 2s2 2p4

B. 1s2 2s2 2p6

C. [Ne] 3s2 3p6

D. [Ar] 4s2 4p6

Câu 17: Chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng sau

H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → O2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

A. 3 và 5

B. 5 và 2

C. 2 và 5

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 10


D. 5 và 3

Câu 18: Chất khí nào sau đây góp phần nhiều nhất vào việc hình thành mưa axít?

A.hidroclorua

B. Ozon

C. Amoniac

D. lưu huỳnh đioxit

Câu 19: Sản phẩm tạo thành giữa phản ứng FeO với H2SO4 đặc, đun nóng là :

A. FeSO4, H2O

B. Fe2(SO4)3, H2O

C. FeSO4 , SO2, H2O

D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O

Câu 20: Cho H2SO4 đặc,nóng, dư qua đường saccarozơ, khí sinh ra là

A.SO2

B.CO2

C. SO2 , CO2

D. cacbon

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 11


c) Vận dụng bậc thấp:

Câu 21: Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu hùynh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân ?

A. 2

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 22: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào ?
A. CO2

B. CO2, H2, N2, O2

C. CO2, N2, SO2, O2

D. CO2, H2S, N2, O2

Câu 23: Lưu hùynh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S+ 2H2SO4 3SO2 +2H2. Trong phản ứng này, tỉ lệ
số nguyên tử S bị khử và số nguyên tử S bị oxi hóa là:

A.1:2

B.1:3

C.3:1

D.2:1

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 12


Câu 24: H2SO4 loãng tác dụng được với dãy chất nào cho sau đây?

A. Fe2O3, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO.

C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

D. Zn(OH)2, CaCO3, Al, CO2

Câu 25: Chất nào sau đây khi tác dụng với Fe3O4 chỉ tạo ra 1 muối

A.H2SO4 loãng

B. H2SO4 đặc

C.HCl loãng

D.HCl đặc

Câu 26: H2SO4 đặc nóng tác dụng với chất nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa khử

A.Fe

B.FeO

C. Fe3O4

D. Fe2O3

Câu 28: Phân biệt các lọ mất nhản chứa một trong các dung dịch cho sau đây:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 13


Na2SO4 , HCl, NaCl , H2SO4
Đáp án:
Na2SO4 HCl NaCl H2SO4
Quỳ tím ẩm - Đỏ - Đỏ
Dung dịch BaCl2 BaSO4  (trắng) - - BaSO4  (trắng)
Câu 29: Hoàn thành chuổi biến hóa cho sau đây với đầy đủ điều kiện xảy ra (nếu có )
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2
Đáp án:
FeS 2  SO2  SO3  H 2 SO4  SO2
11 to
1.2 FeS2  O 2   Fe2O3  4 SO2
2
1 t o ,V2O5
2.SO2  O2   SO3
2
3.SO3  H 2O  H 2 SO4
4.6 H 2 SO4  2 Fe  Fe2 (SO 4 )3  3SO 2  6 H 2 O

Câu 30: Viết phương trình phản ứng của Cu, Fe3O4, C với dung dịch H2SO4 đặc nóng , biết các phản ứng đều có
khí sunfurơ sinh ra.

Đáp án:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 14


Cu  2 H 2 SO4  CuSO4  SO2  2 H 2 0
2 Fe3O4  10 H 2 SO4  3Fe2 ( SO4 )3  SO2  10 H 2O
C  2 H 2 SO4  CO2  2 SO2  2 H 2O

c) Vận dụng bậc cao :

Câu 31 : Cho phản ứng Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Tổng các hệ số của các chất( là những số nguyên tối giản) trong phương trình phản ứng là

A. 23

B. 47

C. 31

D. 27

Câu 32: Cho biết tất cả các hệ số đều đúng, hỏi X là chất gì ?
4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + X + 4H2O

A. SO2

B. S

C. H2S

D. SO3

Câu 33: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2 ?

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 15


A. H2O

B. dd KOH

C. dd KMnO4

D. dd Ba(OH)2

Câu 34 :Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, nên dùng
thuốc thử là:

A. Al

B. CuO

C. Cu

D. Fe

Câu 35: Tại sao trong thực tế người ta dùng bình làm bằng Al để bảo quản axit sunfuric đặc nguội trong quá trình
vận chuyển?

Đáp án:

Do axit đặc nguội làm cho nhôm bị thu động hóa, tạo ra một lớp màng oxit bền bảo vệ axit sunfuric tránh rơi vãi ra
ngoài khi gặp sự cố.

Câu 36: Tại sao trong quá trình sản xuất axit sunfuric người ta lại chuyển thành dạng oleum để tiêu thụ?

Đáp án:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 16


Do axit sunfuric có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước mạnh nên khó bảo quản trong quá trình vận chuyển. Để
tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn, người ta chuyển về dạng oleum H2SO4.nSO3. Dạng này không có những tính chất
đó nên dễ bảo quản trong lúc di chuyển.

Câu 37: Tại sao H2SO4 đặc lại có tính oxi hóa mạnh còn H2SO4 loãng thì không?

Đáp án:

H2SO4 phân li hoàn toàn thành H+ và SO42- phân tử đối xứng nên tính oxi hóa yếu.

H2SO4 đặc phân li ra H+ và HSO4- ion có tính bất đối xứng cao nên tính oxi hóa càng mạnh và H2SO4 có S 6+ mất
quá nhiều e, nên có xu hướng nhận e để về các dạng oxi hóa thấp hơn, bền hơn

3.2. Câu hỏi bài tập định lượng:

3.2.1. Vận dụng bậc thấp:

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại Cu vào dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, thu được m gam S. Giá trị của
m là:

A. 3,8 gam B. 5,24 gam

C. 2,3 gam D. 1,6 gam

Đáp án: 3Cu + 4H2SO4 → 3CuSO4 + S + 4H20


,
Ta có: = = . = 0,05 (mol)

Do đó: Giá trị của m là = 0,05. 32= 1,6 gam.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 17


Câu 2: Cho 9,28 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu
được 2,688 lít khí H2 (đktc).Lượng Cu có trong hỗn hợp là:

A. 5,72 gam B. 3,42 gam

C. 2,56 gam D. 6.72 gam

Đáp án: Trong hỗn hợp đã cho chỉ có Fe tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
,
Ta có: = = = 0,12 (mol) → = 0,12. 56 = 6,72 (gam)
,

Do đó: = 9,28 – 6,72= 2,56 ( gam).

Câu 3: Hòa tan 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Mg trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,6 lít khí (đktc).
Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 46,7% B. 78%

C. 52,94% D. 74,1%

Đáp án: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
!,
Gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Mg trong hỗn hợp. = = 0,25 (mol)
,

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 18


27# + 24& = 5,1
" → # = & = 0,1 (mol)
1,5# + & = 0,25
Ta có:

', . (
Vậy % Al có trong hỗn hợp là: .100% =52,94%.
!,

Câu 4: Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và
9,632 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là:

A. 57,1 gam B. 60,3 gam

C. 58,8 gam D. 49,2 gam

Đáp án: SO42- + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O


.
Ta có: * = *+ = = 0,43 (mol)
,

m/0ố2 = m34 + m56+7 = 15,82 + 0,43. 96 = 57,1 gam.

Câu 5: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 2,03% H; 33,6%S và 64,37% O. Hợp chất này có công thức
hóa học là:

A. H2SO3 B. H2SO4

C. H2S2O7 D. H2S2O8

Đáp án: Gọi CT của hợp chất: HxSyOz


,' , , (
Ta có: x : y : z = ∶ ∶ = 2,03 : 1,05 : 4,02 = 2 : 1 : 4.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 19


Suy ra CT của hợp chất là: H2SO4

3.2.2. Vận dụng bậc cao:

Câu 6: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3 , MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì
khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:

A. 5,33 gam B. 5,21 gam

C. 3,52 gam D. 4,68 gam

Đáp án: Ta có: *+ = 0,3. 0,1 = 0,03 (mol)

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

m/0ố2 = m34 + m56+7 − m6 = 2,81 + 0,03. 96 – 0,03.16 = 5,21 gam.

Câu 7: Hòa tan hết 4,05 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) vào dung dịch H2S04 loãng dư, sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:

A. Ca B. Fe C. Zn D. Al

Đáp án: Gọi n là hóa trị của kim loại M.

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 20


!,' ', !
= =
;
Theo pt: : = .
,
(mol).

=1 →==9
,'! ', !
Do đó: = → < = 2 → = = 18
:
= 3 → = = 27 ( @ℎỏC ã E
Vậy kim loại M là Al.

Câu 8: Cho 2,52 gam hỗn hợp Al và Mg trộn theo tỉ lệ mol 2:3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được
muối sunfat và 0,03 mol một chất khử duy nhất của lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử:

A. SO2 B. H2S C. S

Đáp án: Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al


24# + 27& = 2,52 # = 0,06
Ta có: " → " ( FGE
3# − 2& = 0 & = 0,04

Al → HG I
+ 3J SO42- + (6-a)e → Sa

Mg → Mg2+ + 2e

Gọi a là số oxi hóa của S trong chất khử thu được. Áp dụng định luật bảo toàn e:

0,06.2 + 0,04.3 = 0,03. (6-a) → a = -2

Vậy sản phẩm khử là H2S.

Câu 9: Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và 6,4
gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được số gam muối khan là:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 21


A. 75 gam B. 86,9 gam

C. 88 gam D. 90 gam

Đáp án: SO42- + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O


SO42- + 8H+ + 6e → S + 4H2O
Áp dụng công thức nhanh:
, ,
Ta có: *+ 7 = (2 * +6 E= + 3. = 0,75 (mol)
,

K ốL = MN + *+ 7 = 18 + 0,75.96 = 90 gam.
Câu 10: Hòa tan b gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,016 lít khí D (đktc),
dung dịch E và 1,92 gam chất rắn F. Cô cạn dung dịch E thu được 11,13 gam muối khan. Giá trị của b là:
A. 9,87 gam B. 7,54 gam
C. 8, 89 gam D. 4,27 gam
Đáp án: Khi cho hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 loãng, chỉ có Al và Fe phản ứng, Cu không phản ứng.
Do đó: + Chất rắn F là Cu có khối lượng 1,92 gam
,'
+ Khí D là H2 có số mol = 0,09 mol
,

+ Dung dịch E là muối của Al và Fe có khối lượng 11,13 gam


2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Fe

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 22


1,5# + & = 0,09 # = 0.045 = 0,045.27 = 1,215
Ta có: O → " →" PQ
# + 152& = 11,13 & = 0,023 = 0,023.56 = 1,1288

Vậy giá trị của b là: + PQ + = 1,92 + 1,215 + 1,1288 = 4,2638 gam.
3.3. Câu hỏi/ Bài tập thực hành, thí nghiệm:

a) Nhận biết:

Câu 1: Cho vài lá Cu nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc , hiện tượng:

A. Không có khí thoát ra.

B.Khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch có màu xanh.

C. Khí mùi hắc thoát ra, dung dịch không màu.

D. Khí mùi hắc thoát ra, dung dịch có màu xanh.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây chỉ đúng khi dung dịch H2SO4 là đặc nóng?

A. CaSO3 + H2SO4 CaSO4 + SO2  + H2O

B. Fe2O3+ 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O

C. 2FeO + 4H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2  + 4H2O

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 23


D. A và C đều đúng

b) Thông hiểu:

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có nước cất và có các hóa chất: NaCl, MnO2, CaO và H2SO4 đặc. Dựa trên
nguyên tắc điều chế hoá chất trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế được những chất nào trong số các chất: (1)
Cl2 ; (2) H2; (3) HCl; (4) Clorua vôi; (5) Nước Gia- ven?

A. (1); (2); (3); (4); (5).

B. (1); (3); (4).

C. (3); (4).

D. (1); (2); (5).

Câu 4: Thí nghiệm: nhỏ H2SO4 đặc, dư vào đường saccarozo. Các phản ứng hóa học đã xảy ra ở thí nghiệm này là:

A. ( 1) C12H22O11 12C + 11H2O.

(2) C + 2H2SO4 CO2  + 2SO2  +2H2O.

B. C12H22O11 12C + 11H2O

C. (1) C12H22O11 12C + 11H2O.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 24


(2) C + 2H2O CH4  + O2 

D. (1) C12H22O11 12C + 11 H2O.

(2) C + 2H2O CO2  + 2H2 

c) Vận dụng bậc thấp:

Câu 5: Nếu cho quỳ tím vào dung dịch của ống nghiệm (2) của sơ đồ điều chế dung dịch (X) sau, quỳ tím sẽ:

A. Hóa xanh

B. Hóa hồng

C. Không màu

D. Không đổi màu


d) Vận dụng bậc cao:

Câu 6: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ KmnO4 và dung dịch HCl đặc

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 25


Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hidro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (X) và bình (Y) lần lượt đựng:

A. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.

B. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaCl và dung dịch NaOH.

D. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.

4) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.


I. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp nêu vấn đề.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 26


- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp nhóm nhỏ.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi phát hiện.
- Phương pháp vấn đáp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK
- Slide bài giảng
- Sơ đồ tư duy của bài học
- Bảng phụ trò chơi ô chữ
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất:
+ Hóa chất: dd H2SO4 đ , saccarozo, Fe, Zn, Cu, Ag, Cr, Al, NaCl, BaCl2, K2CO3,..
+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh, pipet, ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Học sinh
- SGK
- Ôn bài cũ, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong phần bài mới)
3. Nội dung bài mới
Vào bài (5’) Trò chơi ô chữ: tạo không khí trước khi học bài mới đồng thời kiểm tra kiến thức bài cũ.
Luật chơi như sau: Trò chơi gồm 7 hàng ngang tương ứng với 7 câu hỏi. Nhiệm vụ của các em là trả lời các câu hỏi
và lật mở các ô chữ hàng ngang. Sau khi trả lời hết các ô hàng ngang thì ô chữ đỏ hàng dọc sẽ hiện ra, đó là tên của
bài học hôm nay.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 27


Câu 1: Khí sinh ra từ có chất thải nhà máy, các phương tiện giao thông cùng với khí NO2 gây nên hiện tượng mưa
axit?(7 ô chữ).
Câu 2: Muối có gốc Cl- có tên gọi là muối ….(6 ô chữ).
Câu 3: Khí chiếm 78% trong không khí là…(4 ô chữ).
Câu 4: Chất khí có tính oxi hóa mạnh nhất bảng tuần hoàn là….(3 ô chữ).
Câu 5: U là kí hiệu của ….(7 ô chữ).
Câu 6: Rb là kí hiệu của…(6 ô chữ).
Câu 7: Nguyên tố duy trì sự sống là…(3 ô chữ)
Câu 8: Kim cương là một dạng thù hình của….(6 ô chữ).
S U N F U R Ơ
C L O R U A
N I T Ơ
F L O
U R A N I U M
R U B I D I
O X I
C A C B O N

Vào bài: Hàng chữ cột dọc cũng chính là nhan đề bài học mà chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu ngày hôm nay:
AXIT SUNFURIC.

Vào bài:
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung PTNL
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử axit sunfuric (H2SO4):
4’ GV: Các em hãy cho biết HS: Lên bảng ghi công thức I. Cấu tạo phân tử H2SO4: - NL sử

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 28


công thức phân tử và công phân tử và vẽ công thức cấu - Công thức phân tử: H2SO4 dụng ngôn
thức cấu tạo của axit tạo axit sunfuric. - Công thức cấu tạo: ngữ và
sunfuric? chữ viết
hóa học.

Hay

- Mô hình phân tử H2SO4:

Hoạt động 2: Tính chất vật lý của axit sunfuric (H2SO4):


5’ GV: Các em hãy đọc SGK HS: Trả lời câu hỏi của GV. II. Tính chất vật lý: - NL tự
và cho biết về một số tính - H2SO4 là chất lỏng, nhớt, nặng hơn học.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 29


chất vật lý của axit sunfuric nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong - NL sử
(trạng thái, màu sắc, bay hơi, nước. dụng ngôn
độ tan…) - H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3; Nặng ngữ hóa
GV: Các em hãy quan sát HS: Cách pha loãng axit gần gấp 2 lần nước. học.
hình pha loãng axit sunfuric sulfuric là cho từ từ axit - H2SO4 đặc rất hút ẩm → dung làm - NL quan
trong SGK và rút ra kết luận sunfuric đặc vào nước và khô không khí ẩm. sát hiện
về cách pha loãng axit không nên làm ngược lại. - H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa tượng.
sunfuric. Tại sao không làm Không làm ngược lại vì axit nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải - NL
ngược lại? sunfuric đặc có tính háo cho từ từ axit đặc vào nước mà
nước, khi tan vào nước sẽ tạo không nên làm ngược lại vì có thể gây
ra một lượng nhiệt rất lớn, bỏng. H2SO4 có khả năng làm than hóa
nếu đổ ngược lại sẽ làm nước các hợp chất hữu cơ.
sôi đột ngột kéo theo những
giọt axit bắn ra xung quanh
gây nguy hiểm. Nếu bắn vào
quẩn áo sẽ gây cháy quần áo,
bắn vào da sẽ gây bỏng nặng.

2. Tính chất hóa học:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 30


2.1. Tình huống xuất phát

GV yêu cầu HS viết các công thức của axit sunfuric, axit clohidric, axit flohidric,… và hỏi HS đặc điểm chung của
các chất trên là gì? HS trả lời chúng đều là axit. Vậy axit có những tính chất hóa học chung nào? Và axit sunfuric
có những tính chất hóa học nào?

2.2. Nêu ý kiến ban đầu của HS

GV nêu câu hỏi: Chúng ta có những tính chất hóa học của axit sunfuric nào ( ở phần oxit, axit lớp 9)?

GV có thể gợi ý để HS nhớ lại và có thể nêu tính chất và viết PTHH của các phản ứng để minh họa cho tính
chất của axit. HS có thể nêu ý kiến khác nhau.GV yêu cầu học sinh nêu tất cả các ý kiến và gộp lại thành ý kiến
chung.

Đầy đủ nhất học sinh có thể nêu được các ý như sau:

 Đối với axit loãng:

- Làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dung dịch axit sunfuric có thể phản ứng với một số kim loại tạo ra muối và giải phóng H2.

Ví dụ: H 2 SO4  Fe  FeSO4  H 2 

- Dung dịch axit sunfuric có thể phản ứng với oxit bazo tạo ra muối và nước.

Ví dụ: H 2 SO4  CuO  CuSO4  H 2O

- Dung dịch axit sunfuric tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 31


Ví dụ: NaOH  H 2 SO4  Na2 SO4  H 2O

- Dung dịch axit sunfuric tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.

Ví dụ: H 2 SO4  BaCl2  BaSO4   HCl

 Axit sunfuric đặc:

* Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa được nhiều kim loại và phi kim

Ví dụ: 6H2SO4(đặc, nóng) + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

2H2SO4 + S  3SO2 + 2H2O

* Axit sufuric có tính háo nước.

Tuy nhiên trên thực tế thì không phải lớp HS nào cũng trả lời đầy đủ như vậy.

2.3. Đề xuất các câu hỏi

GV cho HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm để đề xuất cá câu hỏi nghiên cứu. Mỗi nhóm HS làm việc độc lập
và có thể đề xuất nhiều câu hỏi khác nhau.

Đại diện nhóm báo cáo. GV ghi hết các câu hỏi lên bảng. HS nhận xét và chọn ra một số câu hỏi dùng để
nghiên cứu tính chất hóa học của axit sunfuric.

GV có thể hỗ trợ HS các câu hỏi phù hợp, có thể trả lời bằng thí nghiệm.

Các câu hỏi có thể như sau:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 32


Câu 1: Nếu chất chỉ thị là phenolphthalein thì khi cho vào axit sunfuric sẽ có màu gì? Qùy tím khi cho và axit
sunfuric sẽ có màu gì?

Câu 2: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng được với axit sunfuric hoãng không? Tại sao?

Câu 3: Có phải tất cả các muối đều có thể tác dụng được với axit sunfuric( loãng) tạo muối mới và axit mới không?
Tại sao?

Câu 4: Axit sunfuric đặc nóng và đặc nguội khác nhau như thế nào?

Câu 5: Axit sunfuric đặc thể hiện tính háo nước ra sao?

Học sinh ghi câu hỏi vào vở bài tập

2.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu

2.4.1. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu

GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân, thảo luận trong nhóm bàn để đề xuất các thí nghiệm sao cho mỗi thí
nghiệm để có thể trả lời cho một câu hỏi.

Mỗi nhóm tự do đề xuất cá thí nghiệm và trình bày trên bảng nhóm rồi treo lên bảng trước lớp.

Đại diện nhóm trình bày các câu hỏi, thảo luận, bổ sung kết hợp với ý kiến hỗ trợ của giáo viên để đưa ra các thí
nghiệm đảm bảo: Thực hiện trực tiếp, an toàn, kết quả rõ ràng , có thể trả lời những câu hỏi đặt ra.

Các thí nghiệm có thể là:

Câu hỏi Thí nghiệm


Câu 1: Nếu chất chỉ thị là phenolphthalein thì khi cho Thí nghiệm 1: Cho phenolphthalein và quỳ tím vào cả
vào axit sunfuric sẽ có màu gì? Qùy tím khi cho và axit ba dung dịch axit Sunfuric loãng, đặc nóng và đặc
GSTT: NGUYỄN MÓT Page 33
sunfuric sẽ có màu gì? nguội.
Câu 2: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng được với Thí nghiệm 2: Cho 3 lọ đựng ba kim loại riêng biệt Fe,
axit sunfuric hoãng không? Tại sao? Zn và Cu. Cho lần lượt từng kim loại và ba ống nghiệm
chứa axit sunfuric loãng.
Câu 3: Có phải tất cả các muối đều có thể tác dụng được Thí nghiệm 3: Cho H2SO4 loãng vào lần lượt ba muối
với axit sunfuric( loãng) tạo muối mới và axit mới NaCl, BaCl2, K2CO3.
không? Tại sao?

Câu 4: Axit sunfuric đặc nóng và đặc nguội khác nhau Thí nghiệm 4: Cho lần lượt H2SO4 đặc nguội vào từng
như thế nào? ống nghiệm chứa Fe, Al, Cr, Zn, Ag. Để khoảng 1 phút,
sau đó đun dưới đèn cồn.
Câu 5: Axit sunfuric đặc thể hiện tính háo nước ra sao? Thí nghiệm 5: Cho một lượng đường saccarozo vào cốc
chứa dung dịch axit sunfuric đặc.
2.4.2. Tiến hành thí nghiệm

Trước khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu HS dư đoán.

HS có thể nêu ra những dự đoán khác nhau với mỗi thí nghiệm.

HS trình bày dư đoán theo cá nhân hoặc nhóm.

GV tổ chức cho HS thảo luận để rút ra một số dự đoán phù hợp

Thí dụ như:

Dự đoán Thí nghiệm


Cả ba đều chuyển màu phenophalein thành màu xanh. Thí nghiệm 1: Cho phenolphthalein và quỳ tím vào cả
Cả ba đều chuyển thành màu đỏ khi cho quỳ tím vào. ba dung dịch axit Sunfuric loãng, đặc nóng và đặc
nguội.
Cả ba đều tác dụng với axit sunfuric tạo ra muối và giải Thí nghiệm 2: Cho 3 lọ đựng ba kim loại riêng biệt Fe,
GSTT: NGUYỄN MÓT Page 34
phóng H2. Zn và Cu. Cho lần lượt từng kim loại vào ba ống nghiệm
chứa axit sunfuric loãng.
Chỉ có BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối mới và Thí nghiệm 3: Cho H2SO4 loãng vào lần lượt ba muối
axit mới NaCl, BaCl2, K2CO3.

Cả 5 kim loại đều bị oxi hóa ở trạng thái đặc nguội hoặc Thí nghiệm 4: Cho lần lượt H2SO4 đặc nguội vào từng
bị đun nóng tạo ra SO2 , muối và H2O ống nghiệm chứa Fe, Al, Cr, Zn, Ag. Để khoảng 1 phút,
sau đó đun dưới đèn cồn.
Đường saccorozo bị hóa đen khi tiếp xúc với axit Thí nghiệm 5: Cho một lượng đường saccarozo vào cốc
sunfuric đặc. chứa dung dịch axit sunfuric đặc.

HS ghi dự đoán vào vở thực hành.

Tiến hành thí nghiệm:

Mỗi nhóm thảo luận về cách tiến hành, phân công nhiệm vụ mỗi thành viên. Thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện
tượng, mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng nếu có.

Đại diện nhóm báo cáo kết quả, thảo luận toàn lớp.

Các thành viên trong nhóm thống nhất và ghi vào vở thực hành.

Ví dụ như:

Thí nghiệm Hiện tượng giải thích và viết phương trình phản ứng
Thí nghiệm 1: Cho phenolphthalein và quỳ tím vào cả Cho phenolphthalein(không màu) vào cả ba ống nghiệm
ba dung dịch axit Sunfuric loãng, đặc nóng và đặc đều không có hiện tượng.
nguội. Cho quỳ tím vào cả ba đều hóa đỏ.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 35


Thí nghiệm 2: Cho 3 lọ đựng ba kim loại riêng biệt Fe, Ống nghiệm khi cho Fe và Zn vào có sủi bọt khí, Fe và
Zn và Cu. Cho lần lượt từng kim loại vào ba ống nghiệm Z n tan dần.
chứa axit sunfuric loãng. Ống nghiệm chứa Cu không hiện tượng.
Fe  H 2 SO4  FeSO4  H 2 
Zn  H 2 SO4  ZnSO 4  H 2 
Thí nghiệm 3: Cho H2SO4 loãng vào lần lượt ba muối Ống nghiệm chứa NaCl: Không hiện tượng
NaCl, BaCl2, K2CO3. Ống nghiệm chứa BaCl2: Có kết tủa trắng xuất hiện.
Ống nghiệm chứa K2CO3: Có khí bay lên.
BaCl2  H 2 SO4  BaSO4   HCl
K 2CO3  H 2 SO4  K 2 SO4  H 2O  CO2 
Ống nghiệm 4:….. ….
Ống nghiệm 5:…. ….
2.5. Kết luận về kiến thức mới

Trên cơ sở của mỗi thí nghiệm học sinh suy nghĩ đưa ra kết luận về mỗi tính chất của axit sunfuric.

Sau đó sẽ tổng hợp lại để đưa ra kết luận về tính chất hóa học của axit sunfuric.

HS tham khảo thêm thông tin sách giáo khoa để có cơ sở đầy đủ hơn về tính chất hóa học của axit sunfuric

và rút ra quan điểm mới đã tìm được.

Đại diện nhóm trình bày kết quả vừa tìm được, chia sẽ thông tin. HS thảo luận về kết quả để thống nhất về kiến
thức mới.

Thí dụ như:

Câu hỏi Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích và viết Kết luận kiến thức
phương trình. mới.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 36


Câu 1: Nếu chất chỉ thị Thí nghiệm 1: Cho Cho phenolphthalein(không màu) Axit sunfuric làm quỳ
là phenolphthalein thì phenolphthalein và quỳ vào cả ba ống nghiệm đều không có tím hóa đỏ và không
khi cho vào axit tím vào cả ba dung dịch hiện tượng. làm đổi màu dung dịch
sunfuric sẽ có màu gì? axit Sunfuric loãng, đặc Cho quỳ tím vào cả ba đều hóa đỏ. phenolphathalein 
Qùy tím khi cho vào nóng và đặc nguội. dùng quỳ tím để nhận
axit sunfuric sẽ có màu biết axit.
gì?
Câu 2: Có phải tất cả Thí nghiệm 2: Cho 3 lọ Ống nghiệm khi cho Fe và Zn vào Axit sunfuric loãng
các kim loại đều tác đựng ba kim loại riêng có sủi bọt khí, Fe và Z n tan dần. không phản ứng với các
dụng được với axit biệt Fe, Zn và Cu. Cho Ống nghiệm chứa Cu không hiện kim loại đứng sau Hidro
sunfuric hoãng không? lần lượt từng kim loại tượng. trong dãy hoạt động hóa
Tại sao? và ba ống nghiệm chứa Fe  H 2 SO4  FeSO4  H 2  học.
axit sunfuric loãng. Zn  H 2 SO4  ZnSO 4  H 2  Các kim loại đứng trước
hidro trong dãy hoạt
động hóa học tác dụng
với axit sunfuric tạo
muối giải phóng H2.
Câu 3: Có phải tất cả Thí nghiệm 3: Cho Ống nghiệm chứa NaCl: Không Axit sunfuric
các muối đều có thể tác H2SO4 loãng vào lần hiện tượng loãng phản ứng với
dụng được với axit lượt ba muối NaCl, Ống nghiệm chứa BaCl2: Có kết tủa nhiều muối và thỏa mãn
sunfuric( loãng) tạo BaCl2, K2CO3. trắng xuất hiện.
điều kiện của phản ứng
muối mới và axit mới Ống nghiệm chứa K2CO3: Có khí
không? Tại sao? bay lên. trao đổi(có chất kết tủa,
BaCl2  H 2 SO4  BaSO4   HCl chất bay hơi hoặc chất
K 2CO3  H 2 SO4  K 2 SO4  H 2O  CO2  điện ly yếu).
Câu 4: Axit sunfuric Thí nghiệm 4: Cho lần *Ban đầu: Khi cho H2SO4 đặc vào - H2SO4 đặc nóng tác
đặc nóng và đặc nguội lượt H2SO4 đặc nguội lần lượt 5 ống nghiệm. dụng hầu hết với các
khác nhau như thế nào? vào từng ống nghiệm + ống chứa Fe, Al, Cr: Không hiện kim loại trừ (Au, Pt).

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 37


chứa Fe, Al, Cr, Zn, tượng. - H2SO4 đặc nguội
Ag. Để khoảng 1 phút, + ống chứa Al,Ag: Kim loại tan dần, phản ứng với hầu hết
sau đó đun dưới đèn có khí SO2 thoát ra. các kim loại (trừ Au, Pt)
cồn. *Khi đun nóng các ống nghiệm: và làm thụ động hóa Al,
Cả 5 ống nghiệm đều phản ứng, kim Fe, Cr.
loại tan dần có khí thoát ra.

Câu 5: Axit sunfuric Thí nghiệm 5: Cho một Đường saccarozo hóa đen, một phần Axit sunfuric có tính
đặc thể hiện tính háo lượng đường saccarozo sản phẩn C bị H2SO4 đặc oxi hóa háo nước mạnh, vì thế
nước ra sao? vào cốc chứa dung thành CO2 cùng với SO2 gây hiện cần cẩn thận khi pha
dịch axit sunfuric đặc. tượng sủi bột đẩy cacbon trào ra loãng và tránh tiếp xúc
ngoài cốc trực tiếp với da thịt.
H 2 SO4 d
Cn ( H 2O ) m  nC  mH 2O
C  2 H 2 SO4  CO2  2 SO2  2 H 2O
Kết luận tính chất hóa 1. Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất của một axit:
học của axit sunfuric - Làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với bazo và oxit bazo tạo muối và nước.
- Tác dụng với kim loại đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học tạo muối và giải
phóng H2.
- Tác dụng với một số muối tạo sản phẩm của phản ứng trao đổi.
2. Axit sunfuric đặc:
- có tính oxi hóa mạnh, có thể tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt.
- Axit H2SO4 đặc nguội làm các kim loại Fe, Al, Cr bị thụ động hóa.
- H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh.

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung PTNL

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 38


Hoạt động 4: Ứng dụng của axit sunfuric
4’ GV: Axit sunfuric là HS: Trình bày dự án của nhóm mình. - Là hóa chất hàng đầu dùng trong - NL sử
một trong những hợp nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, thế dụng
chất có ứng dụng giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn ngôn ngữ
quan trọng trong và chữ
H2SO4.
cuộc sống. Vậy nó có viết hóa
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,...
những ứng dụng gì học,NL
thì bây giờ cô mời dùng sơ
đại diện một nhóm đồ.
lên trình bày về kết -NL
quả dự án của nhóm thẫm mĩ
mình cho mọi người
cùng biết.
GV: Bổ sung và tổng
kết. .

Hoạt động 5: Muối sunfat


5’ GV: Giới thiệu HS: lắng nghe và ghi bài vào vở H2SO4 là một axit 2 nấc: NL tự
H2SO4 là một axit 2 + Nấc 1: mất 1(H) → tạo gốc HSO4-. học.
-NL sử
nấc, nên có khả năng + Nấc 2: mất 2(H) → tạo gốc SO42-. dụng
tạo 2 loại muối Có 02 loại muối sunfat: SGK.
sunfat. Sau đó nêu ra + Muối trung hòa (muối sunfat) chứa
tính chất chung của ion SO42-. VD: BaSO4, MgSO4,…

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 39


các muối. Lấy ví dụ. + Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa
ion HSO4- . VD: Ba(HSO4)2,
NaHSO4,…
- Các muối sunfat rất bền với nhiệt.
Dễ tan trong nước, trừ BaSO4, SrSO4,
PbSO4 không tan và CaSO4, Ag2SO4 ít
tan.
Hoạt động 6: Nhận biết ion sunfat
5’ GV: Làm thí nghiệm HS: Quan sát, đứng tại chỗ trả lời hiện - Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch axit NL tự
phản ứng giữa H2SO4 tượng, giải thích, phương trình. H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng học.
- NL
và BaCl2. Yêu cầu dung dịch BaCl2. quan sát
HS quan sát, nêu hiện - Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. thí
tượng, giải thích và - Giải thích: axit sunfuric đã phản ứng nghiệm.
-NL viết
viết phương trình với BaCl2 tạo ra BaSO4 kết tủa màu phương
phản ứng. trắng. trình.
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV: Hỏi HS rằng có - Phương trình phản ứng:
thể dùng thuốc thử H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ +
nào để nhận ra ion 2HCl
sunfat ?Nhận xét và Thuốc thử nhận ra ion SO42- là dung
kết luận. dịch muối bari: BaCl2, Ba(NO3)2,…
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2NaNO3

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 40


Hoạt động 7: Củng cố:
5’ GV: - Củng cố khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy. - NL tự
- Cho HS làm 6 bài tập trắc nghiệm. học.
Câu 1: Hiđroxit tương ứng với oxit SO3 là - NL viết
A.H2S PTHH.
B. H2SO2
C. H2SO3
D. H2SO4
Câu 2: Trường hợp nào sau đây có phản ứng:
A. H2SO4 loãng + Cu
B. H2SO4 loãng + C
C.H2SO4 đặc nguội + Al
D.H2SO4 đặc + Na2CO3
Câu 3: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với nhóm kim loại nào?
A. Fe, Zn, Cr
B. Fe, Al, Cr
C. Al, Zn, Fe
D. Al, Mg, Cu
Câu 4: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào ?
A. CO2
B. CO2, H2, N2, O2
C. CO2, N2, SO2, O2
D. CO2, H2S, N2, O2
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại Cu vào dung dịch axit H2SO4 đặc nóng, thu được m gam S.
Giá trị của m là:
A. 3,8 gam B. 5,24 gam
C. 2,3 gam D. 1,6 gam
Câu 6: Cho 9,28 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 41


phản ứng thu được 2,688 lít khí H2 (đktc).Lượng Cu có trong hỗn hợp là:
A. 5,72 gam B. 3,42 gam
C. 2,56 gam D. 6.72 gam

IV. DẶN DÒ:


- Làm BT 1,2,4,6 trong SGK/ trang 185.
- Củng cố kiến thức để làm bài tập chương 6 vào tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Phiếu học tập: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập, xác định các số oxi hóa thay đổi trong phương
trình.

1. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng.


TN1:Đổi màu quỳ tím. TN2:Tác dụng với kim loại đứng trước Hidro trong
dãy hoạt động hóa học.
- Hiện tượng: - Hiện tượng:
………………………………………………… ………………………………………………………
………………………………………………… ………………………………………………………

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 42


………………………………………………… ………………………………………………………
……………………………… …………………………........
…………………………………………………
………… - Phương trình phản ứng:
TN3:Tác dụng với muối của những axit yếu. TN4:Tác dụng với oxit bazơ.
- Hiện tượng: - Hiện tượng:
………………………………………………… ………………………………………………………
………………………………………………… ………………………………………………………
………………………………………………… ………………………………………………………
……………………………… ………………………………

- Phương trình phản ứng: - Phương trình phản ứng:


TN5:Tác dụng với bazơ.
- Hiện tượng:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
………………………………

- Phương trình phản ứng:

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 43


→ Nhận xét về tính chất hóa học của H2SO4
loãng:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…............................................................

2. Tính chất của axit sunfuric đặc.


TN6:Tính oxi hóa mạnh. TN7:Tính háo nước.
- Hiện tượng: - Hiện tượng:
………………………………………………… ………………………………………………………
………………………………………………… ………………………………………………………
………………………………………………… ………………………………………………………
……………………………… ………………………………

- Phương trình phản ứng: - Phương trình phản ứng:


→ Nhận xét về tính chất hóa học của H2SO4
đặc:………………………………………………………………….

Đáp án phiếu học tập:


1. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng.

TN1:Đổi màu quỳ tím. TN2:Tác dụng với kim loại đứng trước Hidro trong
dãy hoạt động hóa học.
GSTT: NGUYỄN MÓT Page 44
- Hiện tượng: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ. - Hiện tượng: Có khí thoát ra.
- Phương trình phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
TN3:Tác dụng với muối của những axit yếu. TN4:Tác dụng với oxit bazơ.
- Hiện tượng: Có khí thoát ra. - Hiện tượng: Oxit tan tạo thành dung dịch.
- Phương trình phản ứng: - Phương trình phản ứng:
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
H2O
TN5:Tác dụng với bazơ.
- Hiện tượng: Mất màu hồng của chỉ thị
phenolpatalein trong dung dịch NaOH.
- Phương trình phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
→ Nhận xét về tính chất hóa học của H2SO4 loãng: Dung dịch axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất
chung của một axit loãng thông thường.
2. Tính chất của axit sunfuric đặc.
TN6:Tác dụng với Fe và HI. TN7:Tác dụng với CuSO4.5H2O.
- Hiện tượng: thí nghiệm với Fe: Có khí bay lên. - Hiện tượng: Muối CuSO4.5H2O màu xanh biến
Thí nghiệm với HI: khí mùi trứng thối bay ra, có thành chất rắn khan màu trắng.
kết tủa đen tạo thành.
- Phương trình phản ứng: - Phương trình phản ứng:
R 56 đặU
6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2↑ CuSO4 V⎯⎯⎯⎯⎯⎯X CuSO4 + 5H2O
H2SO4 + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O
→ Nhận xét về tính chất hóa học của H2SO4 đặc: Axit sunfuric đậm đặc có tính oxi hóa mạnh và tính

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 45


háo nước.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 46


5. Đề kiểm tra:
5.1. Hình thức, thời gian làm câu của đề kiểm tra
- Hình thức TNKQ 100%.
- Thời gian làm câu kiểm tra: 15 phút, 10 câu.
- Tỉ lệ các mức độ nhận thức:
Nhận biết: 40% Thông hiểu: 30% VDBT: 20% VDBC: 10%.
5.2. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ nhận thức


Nội dung kiến
Vận dụng bậc Vận dụng bậc Cộng
thức Nhận biết Thông hiểu
thấp cao
2-
Axit sunfuric - Tính chất vật lý - Nhận biết SO4 - Xác định số - Bài toán vận
của các hợp chất. với các ion khác. chất phản ứng dụng các phương
- Tính chất hóa –Một số tính chất trong dãy chất. pháp bảo toàn,
học của axit đặc trưng của các - Bài tập phản …
sunfuric. hợp chất. ứng oxi hóa
- Ứng dụng, điều - Xác định thể H2SO4 đặc.
chế . tích, nồng độ và
- Mô tả hiện các đại lượng
tượng thí liên quan trong
nghiệm. bài toán.
- Liên hệ kiến
thức đời sống.
Số câu (điểm) 4 (4 điểm) 3 (3 điểm) 2 (2 điểm) 1 (1 diểm) 10 điểm

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 47


KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: HÓA HỌC 11
Họ và tên:
Lớp:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 1: Dd H2SO4 loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A. Cu và Cu(OH)2 B. Fe và Fe(OH)3
C. S và SO2 D. C và CO2
Câu 2: H2SO4 đặc phản ứng với chất nào sau đây để tính chất khác với H2SO4 loãng:
A. Cu, C6H12O6, H2S B. Mg, K2CO3, BaCl2
C. Fe, Al, NH3 D. Mg(OH)2, CuO, CH3COONa
Câu 3: Khí oxi có lẫn nước, chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi?
A. Al2O3 B. H2SO4 (đặc) C. NaOH D. Nước vôi trong

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 48


Câu 4. Khi pha H2SO4 đặc thành H2SO4 loãng ta phải làm như thế nào?
A. Cho từ từ axit vào nước, khuấy đều
B. Cho axit nhanh vào nước
C. Cho nước từ từ vào axit, khuấy đều
D. Cho nước và axit vào cùng lúc, khuấy đều
Câu 5: Cho phương trình SO3 + H2O → H2SO4. Vai trò của SO3 trong phương trình:
A. chất oxh B. chất khử C. tất cả đều sai D. vừa oxh, vừa khử
Câu 6: Để phân biệt Na2SO4 và dd H2SO4 ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây
A. Quỳ tím B. Ba(OH)2 C. BaCl2 D. Tất cả đều đúng
Câu 7: H2SO4 đặc nguội có thể tác dụng được với tất cả chất trong dãy nào sau đây:
A. Mg, Zn B. Fe, Zn C. Al, Zn D. Fe, Al
Câu 8: Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen. Điều khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Axit H2SO4 yếu hơn axit H2S.
B. Xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.
C. CuS không tan trong axit H2SO4.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 9: Nhỏ một giọt dung dịch H2SO4 2M lên một mẩu giấy trắng. Hiện tượng sẽ quan sát được là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Chỗ giấy có giọt axit H2SO4 sẽ chuyển thành màu đen.

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 49


C. Khi hơ nóng, chỗ giấy có giọt axit H2SO4 sẽ chuyển thành màu đen.
D. Phương án khác.
Câu 10: Có các dung dịch đựng riêng biệt: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng thêm
một dung dịch thì dùng dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. Dung dịch phenolphtalein B. Dung dịch quỳ tím
C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2
Đáp án :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A B A C A C C C B

GSTT: NGUYỄN MÓT Page 50

You might also like