Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN

CHỦ ĐỀ: ETYLEN


Thành viên nhóm 4: Lê Thị Thanh Lam
Hồ Thị Nguyệt
Võ Hữu Phong

Câu 1: Etylen có tác dụng kích thích sự chín của quả, vậy cần thu hoạch
quả với thời gian, độ chín như thế nào thì phù hợp cho quá trình thúc
chín hay bảo quản?
Thu hoạch đúng với độ chín công nghệ, độ chín ương: Quả có màu sắc vẫn
còn xanh, cấu trúc vẫn còn cứng và hàm lượng tinh bột trong quả chưa
chuyển hoàn toàn thành đường khi đó sẽ đạt hiệu quả nhất.
Câu 2: Nhược điểm mà Etyen đem tới cho nông sản là gì?
- Etylen là hoocmon của sự chín, nên khi nó sản sinh ra quá nhiều cũng
là một điều bất lợi vì đẩy nhanh quá trình chín của quả, quá trình lão
hóa của rau hoa khi không có phương pháp bảo quản hợp lí, nên sẽ gây
ra tổn thất.
- Ngoài ra etylen còn gây ra rụng các cơ quan( lá, quả, cành cuống…)
Câu 3: Khi sử dụng Đất Đèn để giấm trái cây có gây hại cho sức khỏe
không?
- Khi hòa tan vào nước đất đèn sẽ giải phóng Axetylen, khí này có tác
động kích thích đến quá trình chín ở quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng đất
đèn vượt quá nồng độ, liều lượng, thời gian cho phép và sử dụng không
đúng cách (nồng độ > 33%) thì gây độc hại cho sức khỏe con người bởi
vì trong đất đèn cũng có chứa các Arsenic và Phosphous độc, khi gặp
nước tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy nổ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh
như đau đầu, chóng mặt.
- Nếu sử dụng với liều lượng hợp lí: < 2,5% trong vòng 1h sẽ không gây
ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Câu 4: Yếu tố ngăn ngừa sinh tổng hợp etylen?
Có nhiều cách để ức chế quá trình sinh tổng hợp, tạo ra khí etylen:
- Etylen sản sinh trong điều kiện có khí oxy ( thì ACC chuyển hóa thành
etylen), nên muốn hạn chế hay ngăn cản quá trình này ta cần điều chỉnh
thành phần, cụ thể là khí oxy.
- Hạ nhiệt độ thấp để bất hoạt hay ức chế các enzym có mặt trong chu
trình hình thành etylen từ methionine để ngăn cản quá trình đó xảy ra.
- Sử dụng hóa chất hấp thụ: Sử dụng chất hấp thụ ethylene như 1-
Methylcyclopropane (1-MCP), hấp phụ rồi phân hủy ngay ethylene khi
chúng vừa hình thành bằng thuốc tím bão hòa.
- Ngoài ra người ta còn có thể sử dụng một số biện pháp khác như: sử
dụng các chát kháng etylen như sử dụng aminoethoxyvinyglyxin
(AVG) và acid aminooxyacetic (AOA) hay các ion kim loại nặng như
Ag, Hg…
Câu 5: Nếu sử dụng Ethel với nồng độ đậm đặc, quá liều lượng nhằm
kích thích cho quả nhanh chín vì mục đích lợi nhuận sẽ gây hại cho sức
khỏe con người như thế nào?
Ethrel ở dạng lỏng, trong môi trường pH trung tính nó thủy phân giải phóng
etylen, kích thích sự chín ở quả. Ngoài ra khi phản ứng với nước, ethrel sẽ
giải phóng 2 gốc acid, tự hết dần trong quá trình chín. Nếu sử dụng ethrel
vượt quá nồng độ cho phép, sẽ không thể phân hủy hết hai gốc acid đó và gây
hại cho sức khỏe con người.
Theo các nghiên cứu trên người về độc tính của ethrel cho thấy: đối với
mắt, ethrel gây kích ứng, xót mắt, gây đỏ mắt; với da, nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ
có hiện tượng ăn mòn, gây sưng đỏ. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến cơ quan
tiêu hóa như dạ dày…Khi dùng ethrel cần đeo găng tay và đeo kính để tránh
tác hại cho cơ thể.
Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) đã xác định ethrel đi vào cơ thể
qua thực phẩm chỉ an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho
phép 0,05mg/kg cân nặng cơ thể. Sử dụng ethrel pha loãng với nồng độ 0,02 –
0,05% nhúng vào quả trong vòng 3-4 phút, vớt để ráo rồi ủ sớm.
Câu 6: Phân biệt quả hô hấp thường và hô hấp đột biến có sử dụng
màng bao bao bọc ở ngoài quả trong quá trình bảo quản bằng Etylen?
Quả hô hấp hấp thường: sau qúa trình thu hoạch, quá trình chín diễn ra
chậm.
Quả hô hấp đột biến: sau quá trình thu hoạch, quá trình chín của quả diễn ra
một cách mạnh mẽ.
Vì vậy, đối với quả hô hấp đột biến có sử dụng màng bao bọc ở ngoài và sử
dụng khí etylen quá trình chín diễn ra mạnh, màu sắc biến đổi nhanh chóng,
tinh bột chuyển hoá hoàn toàn thành đường. và phía trong màng bao của quả
xuất hiện đọng sương nhiều do quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Còn đối với
quả hô hấp bình thường, quá trình chín diễn ra chậm hơn, màu sắc chuyển đổi
ít, cấu trúc cứng hơn quả hô hấp đột biến.

You might also like