Tranh Dan Gian Dong Ho Mot Net Dep Cua Tam Hon Viet Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Tranh Dân Gian Ðông Hồ

Một nét đẹp của tâm hồn Việt Nam


______ Lê Quốc Bảo

Hàng năm, cứ vào dịp Tết cổ truyền, nhân dân ta không chỉ lo thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh... cho
những bữa cỗ ba ngày Tết, mà còn không thể thiếu đôi câu đối đỏ với những bữa tranh Tết, có như thế
mới hội đủ cả "vị" lẫn "sắc" mới tạo nên phong cách Tết cổ truyền độc đáo Việt Nam.

Từ thế kỷ 16, thời Lê - Mạc, dân tộc ta đã có thú chơi tranh Tết. Theo học giả Hoàng Xuân Hãn viết trong
"Thi văn Việt Nam" nhà thơ Hoàng Sĩ Khải, từng làm quan thời Mạc, cuối thế kỷ 16, người làng Lai Xá,
huyện Lang Tài, Bắc Ninh (nay là huyện Gia Lương, Bắc Ninh) gần làng Ðông Hồ, chuyên làm tranh Tết,
đã có đoạn tả cảnh Tết Nguyên Ðán tại kinh thành Thăng Long trong bài thơ "Tứ thời khúc vịnh". Từ
trong cung điện vua cho đến nhà dân, ngoài cửa đều có dán tranh trừ tà. Tục đó được coi như mở đầu cho
tục chơi tranh Tết của dân ta.

Tranh dân gian, nói đúng hơn là tranh khắc gỗ dân gian có nhiều làng tranh, dòng tranh nổi tiếng như:
Ðông Hồ ở Hà bắc, Hàng Trống ở Hà Nội, Kim Hoàng ở Hà Tây, Nam Hoàng ở Nghệ An, Sình ở Huế,
Yên Hưng ở Quảng Ninh... cùng nhiều dòng tranh dân gian ở Nam bộ và các dân tộc miền núi... Tất
nhiên, mỗi làng, mỗi dòng tranh đều mang những sắc thái và kỹ thuật riêng. Lâu đời và nổi tiếng hơn cả
là hai dòng tranh Ðông Hồ và Hàng Trống.

Nghệ thuật khắc gỗ có từ lâu, bị đứt đoạn một thời gian, mãi thế kỷ 15 mới được phục hồi và hưng thịnh.
Tranh Ðông Hồ ra đời vào thế kỷ 16, Hàng Trống thế kỷ 17, Kim Hoàng thế kỷ 18... Dù sản xuất ở đâu,
tranh cũng đều phản ánh đời sống cùng tập tục, tín ngưỡng của nhân dân. Tất nhiên, xuất sứ của mỗi dòng
tranh đều mang một đặc điểm riêng. Tranh Ðông Hồ ở vùng quê Kinh Bắc gắn với nền văn minh lúa nước
. Tranh Hàng Trống dù muốn hay không gắn với đời sống thị dân.

Về nghệ thuật và kỹ thuật: Tranh Ðông Hồ in cả nét lẫn màu, màu in trước, nét in sau. Tranh Hàng Trống
chỉ in nét lấy hình, rồi tô màu bằng bút lông.

Tranh Ðông Hồ không chỉ phản ánh đời sống bình dị của người lao động như: "Hứng dừa", "Ðánh ghen",
"Ðấu vật", "Gà đại cát", "Gà đàn", "Lợn đàn", "em bé ôm gà", "Vinh hoa phú quý"... Cái hấp dẫn của
tranh Ðông Hồ là không chỉ đề cập cuộc sống: thóc đầy bồ, gà đầy sân, ước mong vinh hoa phú quý mà
còn đề cập cuộc sống lứa đôi, vợ chồng khá hóm hỉnh, sâu sắc.

Trong bức tranh "Hứng dừa" có hai câu thơ phụ họa:
"Khen ai khéo dựng nên dừa
Ðấy trèo, đây hứng cho vừa lòng nhau"

Tranh "Ðánh ghen" đã khắc họa một cảnh đánh ghen sinh động, quyết liệt đúng như câu ca xưa:
"Măng non nấu với gà đồng
Thử xem một trận xem chồng về ai"
Ðó là những hình tượng nghệ thuật thật đặc sắc và lý thú.

Tranh còn đề cập những vấn đề xã hội như: "Ðám cưới chuột", chống thói hư danh, tệ bóc lột của những
kẻ ăn trên ngồi chốc... Ðó chẳng phải đã hàm chứa một triết lý nhân sinh phương Ðông, Việt Nam sao?

Ðiều thú vị hơn nữa là cứ mỗi một Tết cổ truyền lại gắn với một bức tranh về một con vật: chuột, trâu, hổ,
mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn. Ðâu chỉ phải là chuyện trâu, ngựa, gà, lợn thường tình, mà còn
là những biểu tượng có ý nghĩa tượng trưng sâu xa, gắn với tuổi đời của mỗi người: tý, sửu, dần, mão,
thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 1
Thiên nhiên được coi như là một biểu tượng, hay nói một cách chính xác hơn người ta thường gán cho nó
một ý nghĩa tượng trưng nhất định thông qua mọi biểu tượng, ví như "Cây tre", là biểu tượng, tượng trưng
cho tâm hồn và cốt cách con người Việt Nam. "Cây tùng", là biểu tượng tượng trưng cho cốt cách của con
người Trung Quốc. "Cây bạch dương", là biểu tượng, tượng trưng cho tính cách, tâm hồn Nga. Một khi
được coi như là một biểu tượng, tượng trưng cho một sự vật nào đó thì ý nghĩa còn rộng hơn chính nó. Ðó
là một triết lý nhân sinh, một quan niệm đẹp.

Ðiều thú vị là các họa sĩ của chúng ta đã và đang sử dụng những ký hiệu tạo hình mang tính biểu tượng,
biểu hiện, trong đó có các nghệ nhân tranh dân gian từ lâu đã sử dụng có hiệu quả và đặc sắc.

Về ngôn ngữ và hình thức hội họa, đồ họa thường theo một tiến trình lịch sử đi từ mô phỏng đến vẽ
giống, rồi vẽ khác đi. Cái khác đi của nghệ thuật tranh dân gian nói chung và tranh Ðông Hồ nói riêng là
không tuân theo cái giống, mà theo cái ước lệ thuận mắt, theo bút pháp gợi hình để tả ý, chứ không tả
thực. Còn cảm hứng sáng tạo đều khơi nguồn từ hiện thực.

Về nghệ thuật tranh Ðông Hồ, nổi trội những nét độc đáo:

1. Nền tranh
Nền tranh là nền phẳng trên giấy dó, được quét một lớp điệp trắng, hoa hiên hay vàng tranh, khi dầy, khi
mỏng, khi xốp, khi đanh mịn. Trên cái nền phẳng không gian hai chiều đó là hình tượng nghệ thuật "Con
rồng", "Hứng dừa", "Ðánh ghen" ... được xây dựng theo một bố cục dọc. Hay "Ðàn gà", "Ðấu vật", "Ðám
cưới chuột" lại bố cục theo chiều ngang, không theo không gian thật có chiều sâu như mắt ta thấy: gần to,
xa nhỏ, gần nhạt, xa đậm ... mà theo một không gian thuận mắt, ước lệ có khi gần nhỏ, xa to, gần nhạt, xa
đậm... Chính cái nền tranh phẳng đã quy định phong cách nghệ thuật ước lệ, thuận mắt. Từ bố cục đến sử
lý hình, màu và ánh sáng...

2. Hệ thống nét đen


Thường là những nét đen công tua viền các nhân vật tưởng như là khuôn cứng các nhân vật lại. ấy thế mà
bỏ những công tua đó đi thì hình tượng các nhân vật sẽ bồng bềnh, không thể đứng vững được.Nét là một
yếu tố tạo hình nổi trội. Nét xác định hình, xác định màu, tạo nên một nhịp điệu tạo hình - nhịp điệu của
hình và màu. Người ta thường ví hệ nét đen trong tranh dân gian Ðông Hồ như nhịp trống chèo trong đêm
diễn. Khó hình dung đêm diễn chèo không có nhịp trống cầm chịch.

3. Bảng màu
Một bảng màu cổ truyền độc đáo Việt Nam được pha chế từ những nguyên liệu trong tự nhiên. Màu đen
lấy từ than rơm lá tre khô. Màu đỏ lấy từ bột sỏi son tán mịn . Màu đỏ vàng lấy từ vỏ cây vang đun kỹ, cô
đặc. Màu trắng điệp lấy từ vỏ con điệp tán nhỏ mịn.Cách sử dụng màu thường là mảng phẳng, những
mảng phẳng không chuyển sắc, không gợi khối.

4. Ánh sáng tự nhiên


Ánh sáng tự nhiên, ánh sáng ngoài trời lan toả khắp mặt tranh, không bị giới hạn bởi điểm sáng nào, được
coi như một quan niệm tạo hình truyền thống, chi phối tất cả những yếu tố tạo hình, từ bố cục, xây dựng
không gian, xử lý hình và màu.

Có người đã nói lên một hình ảnh độc đáo về thứ ánh sáng này: Nếu như ta treo một bức tranh dân gian
Ðông Hồ trong gian nhà tranh 3 gian 2 chái của cha ông thì tự thân bức tranh được coi như một ngọn đèn
chiếu sáng khắp nhà.

Tranh "Con rồng" cũng như tất cả các tranh dân gian Ðông Hồ đều hội đủ những đặc điểm nghệ thuật
trên, có ảnh hưởng lớn đến tranh khắc hiện đại Việt Nam. Một số tác phẩm được giải thưởng đồ họa quốc
tế : "Quang Trung vào Thăng Long" cuả Phạm Văn Ðôn; "Thả diều" của Trần Khánh Chương, "Ðánh bi"
của Lê Toàn... thấy được cái hồn của tinh hoa nghệ thuật Ðông Hồ, làm cho tác phẩm vừa giàu truyền
thống, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc là một chứng minh cụ thể.

http://tieulun.hopto.org - Trang 2
Mừng xuân Canh thìn, không thể không nói tới hình tượng con rồng trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Ðặc biệt đối với một dân tộc được coi là con rồng cháu tiên. Qua bao biến thiên của lịch sử, kinh đô của
đất nước Tiên Rồng ấy được đặt tên là Thăng Long - rồng bay. Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta lại
được đặt trên đất cố đô ấy mà chúng ta sắp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội.

Con rồng, theo truyền thuyết phương Ðông là biểu tượng của vũ trụ, sinh tồn, thịnh vượng. Người cầm
tinh con rồng cũng được hưởng ân huệ của trời đất. Mỗi một gian tầng trong xã hội đều tìm thấy ý nghĩa
riêng của con rồng. Với vua quan các triều đại phong kiến, con rồng là biểu tượng của quyền uy. Trong
các cung đình đều trang trí rồng, bệ rồng... rồng trong trang phục nhà vua. Với người dân, con rồng vừa
thiêng liêng vừa gần gũi, là biểu hiện cho mưa thuận gió hòa, tượng trưng cho hạnh phúc ấm no.

Con rồng là một sáng tạo nghệ thuật.

Trong cuộc đời thực không có rồng. Con rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của con người.
Chúng ta chỉ có thể nhận diện được con rồng qua các tác phẩm nghệ thuật. Từ những con vật vốn có của
trời đất mà sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật về con rồng trong các tác phẩm mỹ thuật.

Hình tượng nghệ thuật về con rồng được định hình từ thời Lý: "Rồng chầu lá đề" chạm khắc Bắc Ninh
"Rồng và hoa sen" chạm khắc đá ở tháp Chương Sơn - Nam Ðịnh, "Rồng và hoa dây" chạm khắc đá ở
Quần Ngựa - Hà Nội...

Thời Trần: "Rồng" chạm khắc gỗ ở chùa Phố Minh - Nam Ðịnh, "Rồng" chạm khắc gỗ ở chùa Dâu Bắc
Ninh.
Thời Lê: "Rồng " chạm khắc đá ở Lam Linh - Thanh Hoá.
Thời Mạc: "Rồng" chạm khắc gỗ ở đình Hữu Bồ Thượng - Vĩnh Phúc. Cùng nhiều tác phẩm như "Ðôi
rồng đá" ở thành nhà Hồ - Thanh Hoá, "Rồng" trong đại nội, lăng tẩm Huế...

Nhìn chung hình tượng con rồng trong các tác phẩm điêu khắc quyền uy, linh thiêng. Còn hình tượng con
rồng trong tranh dân gian gần với đời thường, gắn bó với những lễ hội. Hình tượng con rồng trong tranh
dân gian Ðông Hồ là một bố cục dọc, khắc họa một đám rước rồng trong một lễ hội, đã hội đủ những nét
đặc trưng đẹp của tranh Ðông Hồ: nền tranh, hệ thống nét đen, bảng màu cổ truyền, ánh sáng tự nhiên ...

Một khi nghệ thuật luôn là một quan niệm, một nhận thức, một cách tiếp cận và lý giải cái đẹp... thì nó sẽ
tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng. Hình tượng con rồng trong các tác phẩm nghệ thuật truyền
thống không nằm ngoài quy luật của chung đó. Ví như rồng thời Lý và thời Trần nằm trong phong cách
nghệ thuật chung của Lý - Trần. Nghệ thuật điêu khắc thời Lý là nền điêu khắc thuần khiết tôn giáo, toát
lên vẻ thuần khiết, viên mãn như tinh thần cuộc sống hỷ xả thời đó. Một cấu trúc tạo hình cân đối một
cách lý tưởng. Còn tinh thần thượng võ, hào khí Ðông Á thời Trần được thể hiện đậm nét trong nghệ
thuật điêu khắc nói chung và hình tượng con rồng nói riêng: mạnh mẽ, phóng khoáng từ bố cục cho đến
từng chi tiết.

Về nhịp điệu tạo hình, cấu trúc tạo hình con rồng thời Lý uốn khúc nhiều hơn, mau hơn, rõ nét hơn hình
tượng rồng thời Trần. Hình tượng rồng thời Hồ thì thân đậm, nhịp điệu tạo hình theo một thể cân đối,
nhịp nhàng. Hình tượng rồng thời Mạc: thân mảnh, cấu trúc tạo hình giữa đầu, mình, chân hài hòa kiến
trúc thoáng hơn. Hình tượng rồng thời Lê thì đầu phình to, có bờm sù, sương dài, mũi rộng. Hình tượng
rồng thời Nguyễn từ bố cục cho đến mô-típ, họa tiết màu, đậm đặc các chi tiết. Tựu chung, hình tượng
nghệ thuật con rồng đều mang trong mình một dấu ấn lịch sử, một phong cách nghệ thuật của từng thời
kỳ lịch sử.

Trong các tác phẩm mỹ thuật truyền thống nổi lên một hình tượng nghệ thuật về con rồng đẹp và độc đáo,
đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, không lẫn với hình tượng nghệ thuật về con rồng của bất cứ nước nào
trên thế giới.

http://tieulun.hopto.org - Trang 3
Rồng là biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách, sức mạnh Việt Nam. Tuy nhiên nghệ thuật truyền thống nổi
bật là nghệ thuật chạm khắc đình làng, tượng chùa và tranh dân gian Ðông Hồ là những nét đẹp truyền
thống đặc sắc, độc đáo tương xứng với tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam.

http://tieulun.hopto.org - Trang 4

You might also like