Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đảng ta đã chủ động dự đoán và nắm thời cơ phát động

Tổng Khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng


Tháng Tám năm 1945
Nguyễn Thị Thùy Giao
Khoa Xây dựng Đảng
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, từ đây đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho
nhân dân ta nhiều bài học quý báu, trong đó nổi bật là bài học chủ động dự đoán và
nắm thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Thời cơ là sự kết hợp giữa nhân tố khách quan và chủ quan tạo thành những điều kiện
thuận lợi nhất bảo đảm cho cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi. Vì vậy, trong đấu
tranh cách mạng, việc nhận biết, chủ động dự đoán và nắm bắt thời cơ bao giờ cũng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế
cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống
trị bằng những phương thức cũ được nữa.

Thứ hai, các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần
cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt
đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng.

Thứ ba, tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước có tư tưởng dân
chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu
sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách
mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách
mạng, tức Đảng lãnh đạo đã sẵn sàng.

Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản tình thế cách mạng đã chín muồi. Như vậy, một
cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái
mà phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch
sử quyết định.

Vấn đề thời cơ, chủ động nắm thời cơ được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm, xem đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Với Chủ tịch Hồ Chí
Minh, vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Người đã đưa ra nhận định về
vấn đề thời cơ: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì
đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận
ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau!”. [1]
Đến khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ 1/9/1939, trong khoảng hai năm, Thông cáo
của Đảng, các Hội nghị Trung ương 6,7 nhất là Hội nghị Trung ương 8 (Khóa I) của
Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pắc Bó (Cao Bằng) đã ra Nghị quyết dự
đoán ngày càng cụ thể triển vọng thắng lợi của cách mạng: “Nếu cuộc đế quốc chiến
tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến
tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều
nước thành công”.[2]

Tháng 2/1943, Liên Xô thắng to ở Xtalingrat, ngay sau đó, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng họp ở Võng La (Phúc Yên) dự đoán: “...thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát
xít quốc tế và sự cùng khổ của nhân dân các nước phát xít sẽ thúc đẩy cho cách mạng
bùng nổ tại nhiều nước”[3].

Thật vậy, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã quét sạch quân
Đức ra khỏi đất nước, giải phóng một số nước ở Đông Âu.

Đến cuối tháng 9/1944, Tổng Bí thư Trường Chinh dự đoán Nhật, Pháp mâu thuẫn sâu
sắc rồi sẽ bắn nhau, khác nào cái nhọt bọc “chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra” [4]. Thực
tế, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất Pháp trên toàn Đông Dương. Hội nghị Thường
vụ Trung ương Đảng họp ở làng Đình Bảng, ra chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta” nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình chính trị khủng
hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện nay chưa thật sự chín
muồi; “phải phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho
cuộc Tổng khởi nghĩa”.[5]

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, phát xít Nhật trở thành kẻ thù cụ thể trước mắt-duy nhất
của nhân dân Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ ra thời cơ lúc này chỉ
còn liên quan đến hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Nhưng
Đảng chỉ rõ: “dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương
làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi nghĩa của ta” [6]. “Nếu cách mạng bùng nổ, và
chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như
Pháp năm 1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân
Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi”.  [7]

Trường hợp thứ hai, Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta dự tính quân Nhật sẽ thua vào
mùa Thu năm 1945 nếu căn cứ vào thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 10/1944
và ngày khai mạc Đại hội toàn quốc Tân Trào.

Đoán đúng tình hình, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định Tổng khởi nghĩa,
kêu gọi toàn dân nổi dậy “đem sức ta giải phóng cho ta”. Đúng 23 giờ, ngày 13/8/1945,
Đảng ra quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa và nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân:
“Không phải Nhật bại là nước tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy
ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”.[8]

Trong vòng 2 tuần lễ, nhân dân ta giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám 1945 là nhờ vào cuộc đấu tranh anh dũng, hi sinh của nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhờ vào đảng vững về đường lối, có sự chỉ đạo
chiến lược, biết dự đoán thời cơ và chủ động nắm bắt thời cơ phát động Tổng khởi
nghĩa.

Như vậy, những nhận định của Ðảng về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám đã dựa
trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách
biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục; thể hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong
việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm
vững quy luật vận động của chiến tranh; tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu
tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tầm vóc tư duy chiến lược của Ðảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, chủ
động dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy tiến
trình cách mạng.

Qua thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, vấn đề chủ động dự đoán thời cơ và
nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 được thể hiện ở một số nội dung
chính sau:

Một là, phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, các lực lượng trung gian ngã về
phía cách mạng.

Thực tế, trong một thời gian ngắn khoảng 5 tháng, đã có 3 cuộc khởi nghĩa nổ ra liên
tiếp như khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940); binh biến Đô
Lương (1/1941), điều này đã chứng tỏ thái độ của quần chúng nhân dân đã sẵn sàng
đứng về phía cách mạng. Tiếp theo cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi
mạnh mẽ, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ở khắp thành thị và nông
thôn, cùng với các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều vùng nông thôn như Ba
Tơ, Đông Triều, Nghĩa Lộ… đã có tác dụng tích cực và hiệu quả, góp phần thúc đẩy
điều kiện khởi nghĩa trong cả nước mau chóng chín muồi. Đây chính là bước tạo thế và
lực mới để sẵn sàng đón thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.

Hai là, phát xít Nhật, kẻ thù cụ thể, duy nhất của nhân dân Đông Dương đã đầu hàng
Liên Xô và Đồng minh không điều kiện, mở ra cơ hội “ngàn năm có một”.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân
Đông Dương là phát xít Nhật. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng
minh không điều kiện. Thời cơ của cách mạng tháng Tám đã đến, thời cơ này chỉ tồn
tại trong một thời gian rắt ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi
quân Đồng minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta phải hết sức
khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Nếu khởi nghĩa sớm
hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và
khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Nếu
để muộn h

You might also like