Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đến cuối tháng 9/1944, Tổng Bí thư Trường Chinh dự đoán Nhật, Pháp

mâu thuẫn sâu sắc rồi sẽ bắn nhau, khác nào cái nhọt bọc “chỉ chờ dịp
chín mõm là vỡ tung ra”[4]. Thực tế, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất
Pháp trên toàn Đông Dương. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp
ở làng Đình Bảng, ra chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta” nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình chính trị
khủng hoảng sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương hiện
nay chưa thật sự chín muồi; “phải phát động một cao trào kháng Nhật
cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”.[5]

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, phát xít Nhật trở thành kẻ thù cụ thể trước
mắt-duy nhất của nhân dân Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương
đã chỉ ra thời cơ lúc này chỉ còn liên quan đến hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh
Nhật. Nhưng Đảng chỉ rõ: “dù sao ta không thể đem việc quân Đồng
minh đổ bộ vào Đông Dương làm điều kiện tất yếu cho cuộc Tổng khởi
nghĩa của ta”[6]. “Nếu cách mạng bùng nổ, và chính quyền cách mạng của
nhân dân Nhật thành lập hay nếu giặc Nhật mất nước như Pháp năm
1940, và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy dù quân
Đồng minh chưa đổ bộ, cuộc Tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ
và thắng lợi”. [7]

Trường hợp thứ hai, Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta dự tính quân
Nhật sẽ thua vào mùa Thu năm 1945 nếu căn cứ vào thư của Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết tháng 10/1944 và ngày khai mạc Đại hội toàn quốc
Tân Trào.

Đoán đúng tình hình, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp quyết định Tổng
khởi nghĩa, kêu gọi toàn dân nổi dậy “đem sức ta giải phóng cho ta”.
Đúng 23 giờ, ngày 13/8/1945, Đảng ra quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng
khởi nghĩa và nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Không phải Nhật bại là
nước tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng
ta phải khôn khéo và kiên quyết”.[8]
Trong vòng 2 tuần lễ, nhân dân ta giành chính quyền trong cả nước.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là nhờ vào cuộc đấu tranh
anh dũng, hi sinh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhờ vào
đảng vững về đường lối, có sự chỉ đạo chiến lược, biết dự đoán thời cơ
và chủ động nắm bắt thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.

Như vậy, những nhận định của Ðảng về thời cơ trong Cách mạng Tháng
Tám đã dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục;
thể hiện tư duy nhạy bén của Ðảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá
về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận
động của chiến tranh; tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu
tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tầm vóc tư duy chiến lược của
Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy
luật vận động cách mạng, chủ động dự báo thời cơ cách mạng, nhanh
chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy tiến trình cách mạng.

Qua thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, vấn đề chủ động dự
đoán thời cơ và nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945 được
thể hiện ở một số nội dung chính sau:

Một là, phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, các lực lượng
trung gian ngã về phía cách mạng.

Thực tế, trong một thời gian ngắn khoảng 5 tháng, đã có 3 cuộc khởi
nghĩa nổ ra liên tiếp như khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam
Kỳ (11/1940); binh biến Đô Lương (1/1941), điều này đã chứng tỏ thái
độ của quần chúng nhân dân đã sẵn sàng đứng về phía cách mạng. Tiếp
theo cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, thu hút
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ở khắp thành thị và nông thôn,
cùng với các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều vùng nông
thôn như Ba Tơ, Đông Triều, Nghĩa Lộ… đã có tác dụng tích cực và
hiệu quả, góp phần thúc đẩy điều kiện khởi nghĩa trong cả nước mau
chóng chín muồi. Đây chính là bước tạo thế và lực mới để sẵn sàng đón
thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.
Hai là, phát xít Nhật, kẻ thù cụ thể, duy nhất của nhân dân Đông Dương
đã đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện, mở ra cơ hội
“ngàn năm có một”.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì kẻ thù cụ thể, trước mắt của
nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật
đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Thời cơ của cách
mạng tháng Tám đã đến, thời cơ này chỉ tồn tại trong một thời gian rắt
ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng
minh vào Đông Dương. Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta phải hết sức
khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Nếu
khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự
quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách
mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Nếu để muộn hơn, khi Đồng
minh đã vào Đông Dương thì tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”.

Như vậy, Ðảng ta đã chọn đúng thời cơ "nổ ra đúng lúc" giành chính
quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đây là một khoa
học, một nghệ thuật, nhờ đó sức mạnh của toàn dân được nhân lên, tiến
tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn,
không đổ máu và thành công triệt để. 

Ba là, Chính phủ Trần Trọng Kim, tay sai của phát xít Nhật hoang mang
đến cực độ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã
tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập”. [9]

Bốn là, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền.

Quá trình chuẩn bị kiên trì, chu đáo, toàn diê ̣n của Đảng và nhân dân ta
cả về chủ trương, đường lối; về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang…
không chỉ thể hiê ̣n tinh thần chủ đô ̣ng cách mạng mà còn trực tiếp góp
phần tạo nên thời cơ cách mạng cũng như thúc đẩy thời cơ cách mạng
nhanh chóng chín muồi. Quá trình này bắt đầu từ khi thành lập Đảng,
công tác chuẩn bị lực lượng càng gấp rút và khẩn trương khi cuộc chiến
tranh thế giới II bùng nổ, và sau Hội nghị Trung ương 8, với quyết tâm
phải dành cho được độc lập, tự do, Đảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực
lượng cách mạng, trước hết là tập trung xây dựng lực lượng chính trị
rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng, chủ động tạo thời cơ và đón thời cơ, nổi dậy giành chính quyền,
khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa cụ thể như: Thành lập Mặt
trận Việt Nam độc lập Đồng minh (tức Việt Minh); xây dựng căn cứ địa
cách mạng (căn cứ Việt Bắc), xây dựng và củng cố cơ sở Đảng, thống
nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân…gấp rút chuẩn
bị mọi điều kiện tạo lực, lập thế cho cách mạng, sẵn sàng nổi dậy Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi.

You might also like