Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 367

1

2
Lời khen tặng
Ngày nay, sức mạnh và quyền năng trong Thân Thể của Đấng Christ
không đến một cách ngẫu nhiên. Thật vậy, đó chính là công tác của
Đức Thánh Linh, nhưng Đức Thánh Linh xức dầu cho các tôi tớ trung
tín và khiêm nhường để thực hiện những mục đích của Ngài. Trong
quyển sách này, Roberts Liardon đã làm một công việc đầy xuất sắc
trong việc mở ra cánh cửa hiểu biết mới về cuộc đời của một số vị anh
hùng đức tin vĩ đại nhất. Những tướng lãnh của Đức Chúa Trời  sẽ khích
lệ bạn và thêm sức mạnh để bạn thành công trong bất kỳ mục đích
nào mà Chúa đã dành cho bạn trong Vương quốc của Ngài.
Tiến sĩ C. Peter Wagner
Tác giả và Giáo sư của Church Growth, Thần Học Viện Fuller
Pasadena, California
Một dự án kết hợp nhiều câu chuyện của nhiều diễn giả Ngũ Tuần vĩ
đại trong thế kỷ hai mươi vào một quyển sách rất cần thiết, và tôi chắc
chắn rằng sự xuất bản này sẽ rất được trân trọng. Tôi vui mừng vì mẹ
của tôi, Aimee Semple McPherson, đã được bao gồm giữa vòng các
Tướng Lãnh khác của Đức Chúa Trời, vì bà đã hết lòng phục vụ như
một người tiên phong xông pha nơi tiền tuyến cho Nguyên Soái vĩ đại
nhất, Cứu Chúa Giê-xu Christ của bà. Tôi thật cảm kích về sự kính
mến mà quyển sách này dành cho bà.
Rolf. McPherson
Chủ tịch, Hội Thánh Quốc Tế của Foursquare Gospel
Los Angeles, California
Mãi cho đến khi Roberts Liardon đến, rất ít người ở đây từng nghe nói
về John Alexander Dowie, Maria Woodworth-Etter, Jack Coe, và
những người tương tự. Sự dạy dỗ của ông đã ảnh hưởng nhiều Hội
Thánh non trẻ ở Châu Á một cách rất sâu sắc. Những bài học chúng ta
có thể học được từ những nhà phấn hưng vĩ đại của thế kỷ hai mươi –
những điều được quy cho sự thành công và thất bại của họ – đều là

3
những điều vô cùng quan trọng để đẩy một thế hệ mới đến tầm thuộc
linh vĩ đại hơn khi chúng ta bước vào một thiên niên kỷ mới.
Hee Kong Mục sư,
Hội Thánh City Harvest; Chủ tịch, Trung Tâm Huấn luyện Kinh
Thánh City
Harvest Singapore
Tôi từng quen biết Roberts Liardon từ khi ông còn là thiếu niên. Tôi
gặp ông khi ông đang nghiên cứu thông tin về cha của tôi, Jack Coe
Sr., là một trong mười hai vị tướng lãnh được trình bày trong quyển
sách này. Tôi rất ấn tượng bởi sự siêng năng của Robert lúc đó, và tôi
rất vui khi nhìn thấy bông trái đã được sản sinh từ cuộc đời và chức
vụ của ông trong hiện tại. Tôi giới thiệu quyển sách này không phải vì
giá trị lịch sử của nó, nhưng để sự hiểu biết đó mang đến quyền năng
của Đức Chúa Trời.
Jack Coe Jr.
Nhà truyền giảng quốc tế; Chủ tịch của Hiệp hội Thông công Cơ Đốc
Dallas, Texas
Roberts Liardon là một trong những chuyên gia đi đầu của Mỹ về
chức vụ chữa lành trong thế kỷ mười chín và hai mươi. Việc dành gần
hai thập kỷ để nghiên cứu và học tập các nhà lãnh đạo thuộc linh quan
trọng nhất từng được mô tả bằng những dấu kỳ phép lạ, Liardon đã
trình bày bức tranh toàn cảnh đầy năng quyền và cảm hứng về chức
vụ của họ. Đây là quyển sách toàn diện đầu tiên gom lại một cuộc
khảo sát thấu đáo về những vị anh hùng đức tin. Đó là lịch sử của Hội
Thánh tại thời điểm tốt nhất của nó.
Phó tiến sĩ Paul G. Chappell.
Chủ nhiệm khoa của Graduate School of Theology, Đại học Oral
Roberts
Tulsa, Oklahoma
4
Những người tiên phong của Đức Chúa Trời là những nhân vật được
nhiều người bàn đến. Họ thường làm nhiều điều sai, có lẽ, vì một vài
người trước họ đã làm những điều này. Roberts Liardon đã thật xuất
sắc trong việc cung cấp một tài liệu nghiên cứu đầy đủ về Các Tướng
lãnh của Đức Chúa Trời, những người tiên phong trong lịch sử Ngũ
Tuần và Ân tứ. Qua việc đọc sách này, đức tin của bạn sẽ được truyền
cảm hứng, và bạn sẽ học được một số bài học trong đó.
Gerald Coates
Pioneer International
Chúng ta cần tái khám phá di sản Ngũ Tuần của mình. Khi chúng ta
tìm cách để khai thác dòng nước tinh khiết của Ngũ Tuần trải từ
những trang giấy của Tân ước đến những cuộc phấn hưng của thế kỷ
này – chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa dẫn chúng ta đến tiềm năng đầy
trọn của mình ở trong Ngài. Roberts Liardon đã nhận ra tầm quan
trọng của việc tôn kính những người đã đi trước chúng ta, học từ
những sai lầm của họ, và có được cảm hứng từ những lời chứng của
họ. Tôi biết từ việc nghe sự trình bày về những điều trong sách này
của Mục sư Robert, những năm tháng ông dành để nghiên cứu cuộc
đời của những người nam và người nữ vĩ đại của Chúa đã dẫn đến
một nguồn tài liệu mà sẽ khích lệ, thúc đẩy, và dạy dỗ nhiều người
trong thế hệ này. Tôi xin dành lời giới thiệu nhiều nhất cho quyển sách
này vì biết rằng nó sẽ thay đổi nhiều cuộc đời và dẫn đưa chúng ta trở
lại một yếu tố của đời sống Ngũ Tuần mà nhiều người còn xa lạ.
Colin Dye B. D
Mục sư, Kensington Temple London, Nước Anh
Lời đề tặng
Tôi muốn gửi tặng quyển sách này cho ba nhóm người:
Xin gửi đến các mục sư phụ tá của tôi, Larry và Kathy Burden, và hội
chúng của tôi tại Embassy Christian Center ở Irvine, California. Tôi
đặc biệt muốn cảm ơn tất cả các bạn vì sự trung tín, trung thành, và

5
đáng tin cậy của các bạn. Tôi muốn các bạn biết rằng tôi xem các bạn
như một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tôi nhận được trong
sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Xin gửi đến Mục sư Hee và Mục sư Sun Kong, cùng hội chúng ở Hội
Thánh City Harvest tại Singapore. Tôi đặc biệt muốn cảm ơn quý mục
sư vì sự khích lệ và tình bằng hữu vô cùng đặc biệt mà chúng ta đã có
với nhau. Sự thông công của quý mục sư là một phần quan trọng của
cuộc đời tôi. Thật tuyệt vời khi được là thành viên chính thức của Hội
Thánh quý vị, dẫu tôi ở cách xa hàng ngàn dặm!
Xin gửi đến Mục sư Richard và Mục sư Gail Perinchief cùng hội chúng
của họ ở Spirit Life Christian Center tại Florida. Tôi đặc biệt muốn
cảm ơn quý mục sư vì tình thâm giao trong nhiều năm qua. Và tôi
muốn cảm ơn quý mục sư vì sự độc nhất mà chúng ta có trong sự kêu
gọi thiên thượng của mình – dường như chúng ta luôn rao giảng cùng
với nhau trong cùng quốc gia, cùng một thời điểm! Thật tuyệt vời khi
được phục vụ trong nhiều quốc gia với quý mục sư, cũng như được kể
là bạn của quý mục sư.
Hỡi những người bạn của tôi, chúng ta không bao giờ được ngừng
theo đuổi để đạt được sự kêu gọi thiên thượng của Chúa!
Lời tựa
Tôi muốn khen ngợi người bạn yêu quý và người đồng lao của tôi,
Roberts Liardon, vì sự đóng góp này để giúp chúng ta biết được hành
động tuyệt vời của Chúa qua chức vụ của những tướng lãnh chân
chính của Ngài. Quyển sách này sẽ cho bạn nhìn thấy những ưu điểm
và khuyết điểm của họ.
Thật rõ ràng rằng đây không phải là công việc của con người, nhưng
là công việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời hằng sống. Nó sẽ cho bạn
thấy rằng việc chúng ta là ai hay điều gì ở bên trong chúng ta không
phải là điều quan trọng đối với Chúa, nhưng là việc Ngài có thể khiến
chúng ta trở nên người như thế nào!

6
Khi bạn đọc quyển sách đầy cảm hứng này, bạn sẽ được khuấy động
để nhớ rằng Đức Chúa Trời của Ê-li cũng là Đức Chúa Trời của bạn –
giống như Ngài cũng là Đức Chúa Trời của những tướng lãnh khác
của Ngài trong quá khứ. Vì vậy, hãy lấy Kinh Thánh của bạn ra và đọc
Hê- bơ-rơ 11:1-12:2 trước khi bạn bắt đầu chuyến hành trình lịch sử
này, và bạn sẽ thấy rằng “mọi lẽ thật đều như nhau.”
Chúa luôn có các tướng lãnh của Ngài – “Vì nhiều người được gọi,
nhưng ít kẻ được chọn” (Ma-thi-ơ 22:14). Chúa sẽ không để chúng ta
quên điều này khi chúng ta nhìn thấy nhiều tướng lãnh mới ở trên
chiến trường ngày nay. Vì vậy, chúng ta hãy luôn chăm xem nơi
“Chúa Giê- xu là cội rễ và cuối cùng của đức tin chúng ta” (Hê-bơ-rơ
12:2).
Tác phẩm này được hướng đến để trở thành một kinh điển thuộc linh.
Nó sẽ cho chúng ta thấy rằng ngay cả những người nhỏ nhất, dường
như không quan trọng gì đều có thể được Đức Chúa Trời sử dụng. Lời
dẫn giải của Roberts đầy năng quyền và thực tế, và sẽ để lại niềm hy
vọng lớn cho bạn để thành công.
Những tướng lãnh của Đức Chúa Trời là những viên kim cương thô –
hầu như rất giản dị, ít học theo tiêu chuẩn của con người – là những
chiếc bình Chúa nhận thấy có những đặc điểm độc đáo mà Ngài có thể
sử dụng nếu họ đầu phục sự kêu gọi của mình.
Còn bạn thì sao?
Tiến sĩ Morris Cerullo,
Chủ tịch Morris Cerullo World
Evangelism San Diego, California
Lời nói đầu
Roberts luôn có một lòng khao khát để biết về sự kêu gọi của những
người nam, người nữ vĩ đại của Chúa. Giống như mẹ của ông, tôi nhìn
thấy sự đói khát thuộc linh của ông phát triển trong hai cách.

7
Thứ nhất, khi còn là một cậu bé, sự quan tâm của Roberts gia tăng vì
mẹ của ông kể rất nhiều câu chuyện về chức vụ và những kỳ trại tuyệt
vời của họ, là những điều mà bà cũng tham gia. Lời mô tả của bà thật
sống động và mạnh mẽ, và với hầu hết mọi câu chuyện, bà đều có một
bài học để giảng.
Thứ hai, khi Roberts lên mười hai tuổi, Chúa đã hiện ra với ông và bảo
ông hãy nghiên cứu về cuộc đời của những người nam và người nữ
của Đức Chúa Trời. Chúa đã bảo Roberts rằng việc nghiên cứu chuyên
sâu này sẽ là một phần quan trọng trong sự huấn luyện của ông cho
chức vụ.
Ngay lập tức sau sự viếng thăm đó của Chúa, Roberts bắt đầu nghiên
cứu. Trong nhà chúng tôi đã có một bầu không khí có lợi cho việc
nghiên cứu. Tôi dành nhiều năm theo đuổi việc học của mình trong
khi các con tôi đang lớn lên, và tôi cũng có một thư viện khá tốt. Sự kết
hợp giữa ảnh hưởng của mẹ tôi và sự siêng năng nghiên cứu của tôi
dường như đã chuyển giao cho Roberts khi ông cần cho thời điểm đó.
Tôi còn nhớ nhiều đêm khi mỗi người trong chúng tôi ngồi quanh bàn,
lật ra và tô đậm nhiều quyển sách.
Roberts bắt đầu đào sâu vào từng quyển sách mà ông thấy nó liên
quan đến sự vận hành của Chúa. Nếu ông bắt gặp một cái tên trong
quyển sách đó, ông sẽ tra cứu mọi thứ mà ông có thể biết về người đó.
Nếu trong lúc tra cứu, ông khám phá ra rằng người đó đã qua đời,
ông sẽ tìm cho đến khi tìm được những người bà con hay bạn bè thân
cận còn sống. Ơn của Đức Chúa Trời trên đời sống của Robert thật quá
rõ ràng. Ông luôn có được những cuộc phỏng vấn với những người
này và chắc chắn ông có thể phát triển mối quan hệ cá nhân với họ.
Những người này dường như cho Roberts bất kỳ điều gì ông hỏi đến,
bất kể đó là đồ tạo tác, tranh ảnh hay sách vở.
Dường như chưa bao giờ có sự sợ hãi hay hạn chế nào về công việc
của Roberts. Tôi còn nhớ một sự việc nọ khi ông học năm đầu ở phổ
thông. Tôi đi làm về và thấy rằng bằng cách nào đó, Roberts đã kết nối
8
với một người ở nước ngoài rất háo hức giúp ông tra cứu về những 
nhà phấn hưng và những nhà cải chánh như Evan Roberst và John
Wesley. Ông càng nghiên cứu bao nhiêu thì những cánh cửa lại mở ra
cho ông bấy nhiêu. Ông đang vâng lời Chúa, vì thế các cánh cửa phải
mở ra. Khi những người khác, là những người đeo đuổi cùng mục
đích với Roberts nghe được rằng ông đã thành công trong việc có
thêm tài liệu, thì họ hỏi ông: “Làm thế nào mà anh có được những thứ
này?” Ông chỉ đơn giản đáp: “Tôi chỉ hỏi thôi.”
Tôi là sinh viên và nhân viên trong trường Đại học Oral Roberts trong
những năm Roberts đang nghiên cứu về cuộc đời của các vị tướng
lãnh. Roberst đã dành nhiều thời gian ở đó nghiên cứu các tài liệu tại
Trung tâm Nghiên Cứu về Đức Thánh Linh. Thực tế, ông đã làm việc
ở đó trong hai mùa hè, tình nguyện khi họ cần ông. Khi nhân viên của
trường đại học Oral Roberst khám phá ra tất cả những sự việc đáng
ghi nhớ mà Roberts đã kiếm được, họ đã rất ngạc nhiên. Họ đề nghị
mua nó. Thật sự ông đã cân nhắc lời đề nghị đó, nhưng tôi đã can
thiệp vào. Hiện nay, những tài liệu này nằm trong Thư viện về những
nhà cải chánh và những nhà phấn hưng trong trường Kinh Thánh của
ông.
Mong ước của Roberts để biết và hiểu cuộc đời của những người nam
và người nữ này là mong ước thuần túy cũng như đầy cần mẫn. Tôi
còn nhớ rất rõ khi Roberts lần đầu bước lên bục giảng ở tuổi mười sáu,
sự nghiên cứu của ông đã hoàn tất. Ông đã hoàn tất nhiệm vụ của
mình cho thời điểm đó. Ông không hề có sự huấn luyện chính thức,
không có những kết nối, và không có chuyên môn. Ông chỉ vâng lời
Chúa. Ông trung tín với điều đặt trước mặt mình, và sự trung tín đó
đã gia tăng thành một sự kêu gọi mang tính quốc tế. Đối với tôi thì đó
thật sự là lời làm chứng về một người không những biết về thời điểm
trong cuộc đời mình mà còn hoàn tất nó nữa.
Roberts sẽ luôn tiếp tục nghiên cứu về cuộc đời của các vị tướng lãnh
của Đức Chúa Trời. Đó vẫn là một phần trong sự kêu gọi của ông.
Hiện nay, chức vụ này đã có một ủy ban nghiên cứu chịu trách nhiệm
9
cho việc tiếp tục nghiên cứu những gì mà Roberts dừng lại khi ông
bước vào sự kêu gọi của mình trong việc giúp đỡ để sửa soạn nhiều
quốc gia cho sự trở lại của Chúa.
Carol M. Liardon, B.S., M.L.S. Phó Chủ tịch
Quản trị, Roberts Liardon Ministries
Irvine, California
Lời tri ân
Cá nhân tôi muốn gửi lời tri ân đến những người sau đây:
Người biên soạn của tôi, Denyse Cummings, và Giám đốc nghiên cứu
của tôi, Laurel McDonald. Là một đội, chúng ta đã vất vả trải qua việc
nghiên cứu, những cuộc phỏng vấn, bài viết, và biên soạn không
ngừng, để sắp xếp quyển sách này lại với nhau và khiến nó hoàn tất.
Hai bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành một phần quan trọng trong sự kêu
gọi của mình trên đất này. Xin cảm ơn những người bạn của tôi!
Giới thiệu
Khi tôi gần mười hai tuổi, Chúa đã hiện ra với tôi trong một khải
tượng. Trong khải tượng này, Ngài bảo tôi hãy nghiên cứu cuộc đời
của những diễn giả vĩ đại, để học từ những thành công và thất bại của
họ. Từ ngày đó trở đi, tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên
cứu lịch sử Hội Thánh.
Khi những người xuất chúng trên thế giới này qua đời, mọi người bắt
đầu nhìn vào những thành quả tự nhiên của họ. Nhưng khi những
người lãnh đạo trong Thân Thể của Đấng Christ qua đời, tôi tin rằng
Chúa Giê-xu muốn chúng ta không những nhìn vào những gì đạt
được trong thế giới tự nhiên qua cuộc đời của họ mà thôi, nhưng cũng
nhìn vào những điều họ đã làm được trong Thân Thể Đấng Christ.
Mục đích của việc tưởng nhớ họ không phải để khen ngợi hay chỉ
trích những người lãnh đạo, nhưng để nhìn thấy họ như tấm gương
cho chính đời sống chúng ta.

10
“Những tướng lãnh” được viết ra trong quyển sách này đều là con
người. Những câu chuyện của họ đại diện cho sự cộng tác là điều tất
yếu của cuộc sống. Tôi không làm cho người nào trở thành siêu nhân
hay mô phỏng sinh học. Tôi đã kể về những giọt nước mắt, tiếng cười,
những thành công, và thất bại của họ. Tất cả những người đó đều bị
bắt bớ, bị dối gạt, bị phản bội, bị vu khống, cũng như được tôn trọng,
yêu mến và được giúp đỡ.
Nhưng quan trọng nhất, tôi đã cố gắng tiết lộ những bí mật về năng
quyền trong sự kêu gọi của cá nhân họ đến với sự hầu việc Chúa –
cách họ đã làm, điều họ tin, và điều thúc đẩy họ để THAY ĐỔI từng
thế hệ của mình cho Chúa.
Những thất bại xảy ra trong cuộc đời của những người nam và người
nữ này sẽ có thể xảy ra lần nữa. Nhưng những thành công của họ
cũng thách thức chúng ta, và đang chờ đợi để được nắm bắt một lần
nữa. Không có điều gì mới dưới ánh mặt trời. Nếu có điều gì đó mới
với bạn, đó là vì bạn còn non trẻ ở dưới ánh mặt trời.
Hoàn thành ý muốn của Đức Chúa Trời đòi hỏi nhiều hơn là chỉ có
lòng mong ước. Nó cần năng lực thuộc linh. Khi bạn đọc những
chương này, hãy để Thánh Linh Đức Chúa Trời dẫn bạn vào một hành
trình để chỉ cho bạn thấy những lãnh vực nào trong đời sống bạn cần
được tập chú hay được chinh phục. Sau đó, hãy xác định rằng cuộc
đời và chức vụ của bạn sẽ là một sự thành công thuộc linh trong thế hệ
này và nó sẽ đem phước đến cho các dân tộc trên đất này cho sự vinh
hiển của Chúa.
Roberts Liardon

11
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Một: John Alexander Dowie

“Liệu ông có dám cầu xin Chúa cho trời mưa không?… Nếu ông dám
và trời không đổ mưa, thì ông không phải là Ê-li. Nếu ông không
dám, vậy là ông sợ – và đó là điều tệ hơn.”
“Sau cùng, vị diễn giả đó đã quỳ gối phía sau bục giảng. Chưa bao
giờ có một khán giả nào nói theo lời cầu nguyện của ông với sự tập
trung cao độ như thế. “…Lạy Chúa, Cha của chúng con, chúng con
đã nhìn thấy sự khốn khổ của vùng đất này… xin hãy đoái thương
nó ngay bây giờ trong sự thương xót của Ngài và ban mưa xuống…”
“Thình lình, Mục sư quản nhiệm dừng lại… và nói: “Quý vị hãy về
nhà nhanh lên, vì có âm thanh của cơn mưa rất lớn.” Nhưng ông đã
quá trễ. Khi dân sự vừa ra về, cơn mưa trút xuống thật lớn.”1

12
Ngày nay, một số ít người trong thế hệ chúng ta biết về chức vụ đầy
thú vị và ấn tượng của John Alexander Dowie. Không nghi ngờ gì,
người đàn ông này đã thành công trong việc làm rung chuyển thế giới
ngay tại bước ngoặt của thế kỷ. Ông đã đưa ra trước xã hội một Hội
Thánh hữu hình của Đức Chúa Trời hằng sống – chủ yếu trong lĩnh
vực chữa lành siêu nhiên và sự ăn năn. Cho dù một ai đó có đồng tình
với Tiến sĩ Dowie hay không, sự thật vẫn nói rằng câu chuyện lạ lùng
của ông là một trong những câu chuyện về đức tin không nao núng và
khải tượng đầy năng quyền. Những người tin Chúa từ chức vụ của
John Alexander Dowie được ghi nhận là vô số triệu người. Dù cuối
cùng   chức vụ của ông là một cái kết bi thương thì hiếm khi có một sứ
mạng có nhiều năng lực và sức sống nhiều như thế.  Chức vụ sứ đồ
của ông đã thay đổi thế giới. Một mình nó thách thức và chiến thắng
nhiều sự bội đạo và sự ngủ mê vượt biên giới, trong thời của ông,
chứng minh rõ ràng rằng Đức Chúa Giê- xu Christ hôm qua, ngày nay
và mãi mãi không bao giờ thay đổi.
Trong việc chống lại những kẻ giả hình, giới lãnh đạo tôn giáo, những
bài báo hung ác và vu khống, những đám đông giết người, và các viên
chức thành phố tàn ác, Tiến sĩ Dowie đã mặc lấy sự kêu gọi sứ đồ của
mình  như một chiếc vương miện từ Chúa, và sự bắt bớ của mình như
một huân chương danh dự.
HƠN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
John Alexander Dowie sinh ngày 25 tháng Năm năm 1847, tại
Edinburgh, Scotland. Cha mẹ của ông, ông và bà John Murray Dowie,
đã đặt tên cho ông với niềm hy vọng lớn lên ông sẽ trở thành: “John”,
có nghĩa là “bởi ân điển của Đức Chúa Trời”, và “Alexdander”, có
nghĩa là “một người giúp đỡ nhiều người.”
Sinh ra trong nghèo khó, một người sẽ phải nhìn bằng đôi mắt đức tin
để có thể tin được điều sẽ xảy đến trong tương lai của cậu bé này. Dù
không đi học đều đặn do thường xuyên bị bệnh, cậu bé Dowie vẫn tỏ
ra tài giỏi và hăng hái. Ba mẹ của cậu đã huấn luyện và giúp đỡ cậu vì
họ đã hy vọng cho sự kêu gọi của cậu. Cậu bé Dowie là một phần
13
năng động trong các buổi nhóm cầu nguyện và học Kinh Thánh của
họ. Họ chưa bao giờ loại cậu ra khỏi chức vụ của mình và họ rất yêu
thương cậu. Sự an ninh nơi cha mẹ đã sản sinh một yếu tố quan trọng
trong nền tảng ban đầu của cậu bé.
Vào năm sáu tuổi, cậu bé Dowie đã đọc toàn bộ Kinh Thánh. Được
thuyết phục sâu sắc bởi những gì mình đọc được, cậu gia tăng lòng
căm ghét rất lớn cho việc uống rượu. Một Phong Trào Không Uống
Rượu đã dấy lên ở Scotland vào thời điểm đó, và thậm chí không biết
được bàn tay Đức Chúa Trời đang ở trên mình, cậu đã mở chiến dịch
chống lại việc lạm dụng rượu và viết đơn kiến nghị để không bao giờ
tham dự vào điều đó.
Dowie tiếp tục đọc Kinh Thánh và đi cùng với ba mình khi có thể
trong “những chuyến hành trình rao giảng.” Vào một chuyến đi nọ,
cậu đã đến với một nhà truyền giảng đường phố khiêm nhường có tên
là Henry Wright. Khi cậu bé Dowie nghe nói về Phúc Âm một cách chi
tiết, cậu đã dâng lòng mình cho Chúa Giê-xu Christ.
Vào năm bảy tuổi, Dowie nhận được sự kêu gọi hầu việc Chúa.
Nhưng cậu chưa biết cách đáp ứng ra sao.
Vào năm mười ba tuổi, John và ba mẹ của cậu rời khỏi Scotland trong
một chuyến đi 6 tháng đến nước Úc. Từ khi ở tại đất nước mới, John
bắt đầu kiếm sống bằng cách làm việc cho chú của mình trong việc
kinh doanh giày. Sau đó ít lâu, cậu rời khỏi chú của mình và bắt đầu
làm việc ở nhiều nơi khác nhau, luôn ở những vị trí đầy tớ. Và thậm
chí sau đó, những đồng nghiệp của cậu cũng để ý thấy cậu không chỉ
là một người buôn bán “bình thường”. Không lâu sau, Dowie trở
thành phụ tá cho đối tác của một công ty kiếm được hơn 2 triệu đô-la
mỗi năm. Qua  những năm đang “leo lên nấc thang của sự nghiệp”,
Chúa liên tục phán với cậu. Tấm lòng của cậu liên tục được thôi thúc
đến với việc hầu việc Chúa trọn thời gian. Cậu nhận thấy có nhiều lẽ
thật trong Kinh Thánh bị giới lãnh đạo thời đó phớt lờ. Một trong
những sự dạy dỗ – sự chữa lành thiên thượng – mà cậu đã trả giá để
14
thực hiện điều này. Dowie từng là một đứa trẻ hay bị bệnh. Và cậu đã
chịu đựng “chứng khó tiêu mãn tính”, một vấn đề khó tiêu gây   hại
cho lỗ tai của cậu trong những năm niên thiếu. Nhưng, sau khi đọc về
ý muốn của Chúa liên quan đến sự chữa lành, Dowie đã cầu xin Chúa
và “hoàn toàn được chữa lành khỏi sự đau đớn đó.”2. Và sự bày tỏ
thiên thượng này chỉ là một bày tỏ cho sự khám phá sẽ xảy ra trong
cuộc đời của cậu. Cuối cùng, vào tuổi hai mươi mốt, Dowie đã đưa ra
quyết định hoàn toàn đáp ứng với sự kêu gọi của Chúa. Cậu lấy hết số
tiền mình dành dụm được lúc đi làm và bắt đầu học từ một người
thầy riêng để sửa soạn cho chức vụ. Mười lăm tháng sau đó, cậu rời
khỏi Úc để ghi danh vào trường Đại học Edinburgh, để học trong
Trường Free Church. Chuyên ngành về thần học và khoa học chính trị,
cậu không được quan tâm đến như là một sinh viên gương mẫu vì cớ
những bất đồng quan điểm của mình với các giáo sư và tín lý của họ.
Cậu thách thức những sự giải nghĩa ngủ mê của họ một cách đầy khôn
ngoan. John Dowie có lòng đói khát Lời Đức Chúa Trời một cách lạ
thường. Cậu đọc Kinh Thánh liên tục, và có một trí nhớ rất tốt. Điều
này giúp cậu vượt xa những người cấp trên của mình trong tính chất
và sự chính xác.
Trong lúc ở Edinburgh, Dowie trở thành “cha tuyên úy danh dự” của
Bệnh viện Edinburgh. Tại nơi đó cậu đã có cơ hội lạ thường để ngồi
dưới những vị bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng trong thời của mình, so sánh
những chẩn đoán của họ với Lời Đức Chúa Trời. Nhưng khi các bệnh
nhân nằm trong tình trạng gây mê vô phương cứu chữa, Dowie đã
nghe những bác sĩ phẫu thuật này trình bày về những thiếu thốn
trong y tế của họ. Khi đó, cậu nhận ra rằng những bác sĩ này không
thể chữa lành, họ chỉ còn cách bỏ các cơ quan bị bệnh, hy vọng một
điều trị nào đó. Cậu quan sát nhiều ca phẫu thuật mà kết cuộc dẫn đến
cái chết. Khi cậu nghe từ miệng của những giáo sư y khoa này xưng
nhận rằng họ chỉ phỏng đoán trong bóng tối, và xác nhận những sự
thí nghiệm của họ, Dowie gia tăng ác cảm đối với việc phẫu thuật và
thuốc men.3

15
Ngày nay, vẫn còn nhiều người kết tội Dowie vì sự lên án lãnh vực y
khoa của cậu. Nhưng tôi muốn nêu ra rằng trong thời của cậu, việc
thực hiện y khoa rất thô sơ. Và cậu là một số ít người trong những
người được đặc ân nhìn thấy phía sau sân khấu đó. Cậu đã chứng kiến
cách mà những bác sĩ trong thời của mình đưa ra hy vọng rất nhiều
cho bệnh nhân, nhưng thú nhận nơi riêng tư rằng họ chẳng biết gì cả.
Cậu nhìn thấy những nạn nhân nghèo khổ phải trả tiền rất nhiều với
hy vọng được lành, trong khi nhận được kết quả xấu nhất. Cậu khinh
thường sự giả dối, vì thế, cậu tìm kiếm một câu trả lời. Và khi cậu bắt
đầu công khai chống lại những phương pháp lừa gạt của họ, những
lời cáo buộc của cậu đã được kiểm chứng là thật.
Trong lúc đang học tại Đại học Edinburgh, Dowie nhận được một bức
điện tín từ cha của mình ở Úc. Để hồi đáp, cậu đã nhanh chóng trở về
nhà để giải phóng mình khỏi việc thừa hưởng việc kinh doanh của gia
đình vì lòng yêu mến hầu việc Chúa. Vì cậu đã bỏ mọi thứ và quay trở
về quá nhanh, cậu đã chịu một sức ép rất lớn về tài chánh. Nhưng, cậu
đã kiên quyết rằng sự thất bại này sẽ không ngăn cản mình và cậu đã
hứa nguyện rằng sẽ hoàn thành sứ mạng của cuộc đời mình. Cậu sẽ
trở thành một đại sứ cho Đức Chúa Trời trong sự hầu việc Chúa trọn
thời gian.
Không lâu sau, Dowie nhận được lời mời của mục sư ở Hội Thánh
Congregational ở Alma, Úc. Công việc của ông được phân chia trong
vòng nhiều Hội Thánh. Và như được mong đợi, sự giảng dạy dạn dĩ
của ông đã khiến gây ra nhiều sự nứt rạn trong khắp Hội Thánh. Sự
bắt bớ nhanh chóng xảy ra đối với ông và sự phẫn nộ được bày tỏ
công khai vì phương cách phục vụ Chúa sâu sắc của ông. Dowie là
một người có khải tượng, nhưng bất kể những nỗ lực nhiều lần của
ông, ông vẫn không thể đánh thức mọi người khỏi sự ngủ mê của họ.
Dù ông cần Hội Thánh về mặt tài chánh, ông đã chọn từ chức mục sư
vì ông cảm thấy thật phí thời gian để tiếp tục với họ.
John Alexander Dowie là một nhà cải chánh và một nhà phấn hưng.
Sự kêu gọi này phải nhìn thấy được kết quả  vì lòng đam mê cho Chúa
16
nung nấu quá mạnh mẽ bên trong họ. Ông yêu mọi người, nhưng sự
kết ước của ông với lẽ thật đã khiến ông tập chú nhiều vào những
nhóm người đáp ứng.
Không lâu sau khi từ chức, ông được mời chăn bầy Hội Thánh
Congregational ở Manly Beach. Ông được chào đón một cách ấm áp.
Nhưng, một lần nữa, ông phiền muộn vì việc không ăn năn và thiếu
nhạy bén với Lời Chúa. Dẫu vậy, Dowie vẫn tiếp tục công việc chăn
bầy ở đây. Hội chúng của ông nhỏ và điều đó cho ông có thời gian để
theo đuổi việc học và có được hướng đi.
Thời gian trôi qua, Dowie tiếp tục có sự bồn chồn không yên trong
tâm linh. Ông biết mình là con người của sứ mạng, nhưng ông không
có khái niệm về việc hoàn thành sứ mạng của mình ở đâu hay bằng
cách nào.
Ông bắt đầu mong ước có hội chúng đông hơn, và một cơ hội sớm
được mở ra để chăn bầy cho một nhóm lớn ở Newton, vùng ngoại ô
của Sydney. Vì thế, vào năm 1875, Dowie lại dời đi. Lần này ông
không biết gì, sự di dời này đã dẫn ông vào sự mặc khải giúp khởi
động chức vụ của ông được hoan nghênh tại nhiều nơi trên thế giới.
“ÔI, XIN ÔNG HÃY ĐẾN NGAY! MARY ĐANG HẤP HỐI…”
Trong lúc chăn bầy ở Newton, một bệnh dịch gây chết người lan khắp
vùng, đặc biệt tại vùng ngoại ô của Sydney.
Tỷ lệ người tử vong ngày càng cao đến nỗi dân số hoàn toàn bị tê liệt
trong nỗi sợ hãi kinh khiếp. Chỉ vài tuần ngắn ngủi trong chức vụ của
ông, Dowie đã phải chịu trách nhiệm tổ chức cho hơn bốn mươi tang
lễ.
Bệnh tật và cái chết dường như đang chờ đợi trong từng ngõ ngách. Bi
kịch này đã đâm thấu lòng của Dowie một cách cực độ, đến nỗi ông
tìm kiếm những câu trả lời tức thì. Và ông biết những câu trả lời đó
đều nằm trong Lời Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe cảm nhận về bi kịch
này của vị mục sư trẻ tuổi đã tự viết ra:

17
“Tôi ngồi học trong tư thất của Hội Thánh Congregational, Newton,
vùng ngoại ô Sydney nước Úc. Lòng tôi vô cùng nặng nề, vì tôi đã đi
thăm hơn ba mươi người bệnh và những người đang nằm trên
giường hấp hối trong bầy mình, và tôi đã phải ném bụi đất vào bụi
đất của hơn bốn mươi ngôi mộ chỉ trong vòng vài tuần lễ. Ôi, Ngài ở
đâu, Đấng từng chữa lành những con cái khốn khổ của Ngài đang ở
đâu? Dường như không có lời cầu nguyện chữa lành nào chạm đến
tai Ngài; dẫu tôi biết tay Ngài không ngắn… Đôi khi dường như tôi
có thể nghe được lời chế giễu của những kẻ gian ác bên tai tôi trong
khi tôi đang nói với những anh chị em yêu dấu đã mất người thân
những lời hy vọng và an ủi của Cơ Đốc Nhân. Bệnh tật, hậu quả tàn
ác từ cha của nó, Sa-tan và từ nguyên nhân của nó là Tội lỗi, đang
làm ô uế và hủy diệt… và chẳng có người giải cứu.
Và tôi ngồi cúi đầu ở đó với sự đau buồn vì những con dân Chúa
đang gặp đau đớn, cho đến khi những giọt nước mắt cay đắng xoa
dịu tấm lòng nung đốt của tôi. Sau đó, tôi cầu nguyện với Chúa về
một sứ điệp nào đó… Và lời của Đức Thánh Linh được hà hơi trong
Công vụ 10:38 đứng trước mặt tôi với ánh sáng rực rỡ, bày tỏ rằng
Sa-tan là Kẻ áp bức, và Đấng Christ là Đấng Chữa Lành. Giọt lệ của
tôi được lau khô, lòng tôi được mạnh mẽ, tôi nhìn thấy con đường
của sự chữa lành… Tôi nói: “Chúa ơi, bây giờ xin giúp con rao giảng
Lời Ngài cho những người đang hấp hối ngoài kia, và nói với họ
rằng chính Sa-tan vẫn làm ô uế, và Chúa Giê-xu vẫn là Đấng Giải
cứu, vì Ngài không bao giờ thay đổi.
Tiếng chuông reo và nhiều tiếng gõ cửa lớn ở bên ngoài… hai người
đưa tin thở hổn hển nói: ‘Ôi, xin ông hãy đến ngay, Mary đang hấp
hối; hãy đến cầu nguyện.’ Tôi vội vàng ra khỏi nhà và chạy xuống
đường mà không đội mũ, và bước vào căn phòng của cô bé đang hấp
hối. Cô bé đang nằm ở đó, rên rỉ, nghiến răng trong sự đau đớn của
cuộc chiến đấu với kẻ hủy diệt… Tôi nhìn vào cô bé và sau đó lòng
giận dữ của tôi bùng phát… “Trong một cách kỳ lạ nó đã xảy ra…
thanh gươm tôi cần vẫn đang

18
ở trong tay tôi… và tôi sẽ không bao giờ đặt nó xuống. Bác sĩ, một Cơ
Đốc Nhân tốt bụng, yên lặng đi tới đi lui trong phòng… Chẳng mấy
chốc, anh ta đứng bên cạnh tôi và nói: ‘Thưa mục sư, chẳng phải
đường lối Chúa kỳ diệu ư?’ ‘Đường lối của Chúa!’… Không, thưa
ông, đây là công việc của ma quỷ và đây là lúc chúng ta kêu cầu
Đấng đã đến để “hủy phá công việc của ma quỷ.’”4
Bị vấp phạm bởi lời nói của Dowie, vị bác sĩ đó rời khỏi phòng. Dowie
quay sang mẹ của Mary và hỏi vì sao bà mời ông đến. Khi biết rằng bà
cần lời cầu nguyện của đức tin, Dowie cúi đầu bên giường của cô bé
và kêu cầu với Chúa. Ngay lập tức, cô bé nằm yên. Người mẹ hỏi xem
con gái mình có phải đã chết không, nhưng Dowie đáp: “Không… cô bé
vẫn sống. Cơn sốt đã lìa rồi.”5

Từ phải sang trái: John, Gladstone, Jeanie, và Esther Dowie


Không lâu sau, cô gái trẻ ngồi dậy trên giường và ăn. Cô bé xin lỗi vì
đã ngủ quá sâu và nói rằng cô cảm thấy khỏe thể nào. Và khi cả nhóm

19
nhỏ đó cảm tạ Chúa, Dowie vào trong phòng của anh chị của cô bé đó,
cầu nguyện cho họ, và họ hoàn toàn được lành.6
Từ giây phút đó trở đi, bệnh dịch chỉ lưu lại đến chừng mức mà hội
chúng của Dowie có liên quan. Không thành viên nào trong bầy của
ông bị chết vì bệnh dịch nữa. Và kết quả của sự khám phá này, chức
vụ chữa lành vĩ đại của John Alexander Dowie đã được khởi động.
TIẾNG CHUÔNG NGÀY CƯỚI
Không lâu sau sự khám phá ấn tượng về sự chữa lành thiên thượng,
Dowie bắt đầu suy nghĩ về người bạn đời. Khi ông nghĩ về điều này,
ông thấy mình yêu người em bà con gần của mình tên là Jeanie, và
ông không thể hạnh phúc nếu thiếu cô ấy. Sau nhiều sự bàn cãi với các
thành viên trong gia đình, mọi người đã đồng ý rằng cả hai nên làm
đám cưới. Vì thế, lúc ông hai mươi chín tuổi, vào ngày 26 tháng Năm
năm 1876, John Dowie đã kết hôn với Jeanie và cả hai bắt đầu cùng
nhau hầu việc Chúa một cách lạ lùng.
Con trai đầu tiên của họ, Gladstone, sinh vào năm 1877. Nhưng Dowie
đã đánh giá sai một số người trong vấn đề tài chính và ông nhận thấy
mình cũng gặp khó khăn lớn trong tài chính. Vì vậy, Jeanie và
Gladstone được gửi về để sống với ba mẹ của cô cho đến khi hoàn
cảnh có thể giải quyết. Không cần phải nói, một quyết định như thế đã
gây ra sự lộn xộn lớn hơn, vì sự hồ nghi của ba mẹ vợ đối với con rể.
Tuy nhiên, ngay cả qua những gian khó hay dao động này, Dowie vẫn
là con người mang khải tượng thiên thượng. Giữa những lộn xộn đó,
ông vẫn giữ vững công việc trước mặt họ và viết điều này cho người
vợ yêu quý của mình: “…Anh có thể nhìn thấy tương lai phía trước
rõ ràng hơn nếu có thể giải quyết được những bí ẩn của hiện tại.” 7
Mỗi chức vụ đều có một tương lai. Nhưng chúng ta phải tin vào tương
lai đó hoặc chúng ta sẽ không bao giờ đi được bước đầu tiên. Giống
như Dowie, chúng ta phải kiên quyết nắm giữ Lời Đức Chúa Trời và
đấu tranh cho những gì là của chúng ta trên đất này. Những thất bại
luôn luôn ở hiện tại, nhưng chúng ta quyết định vấn đề đó có duy trì
lâu dài hay không. Dù chúng ta được kêu gọi, chúng ta vẫn phải
20
chống trả thế lực gian ác thuộc linh được sai đến để hủy phá khải
tượng và làm chúng ta nản lòng. Thiên sứ của Chúa có thể giúp đỡ,
nhưng chiến trận của vận mệnh chúng ta là trách nhiệm của cá nhân
mà mỗi chúng ta cần phải thắng.
KHÔNG CÒN TÔN GIÁO!
Trong lúc nỗ lực, Dowie đã đưa ra một quyết định chưa từng xảy ra
để rời khỏi hệ phái mà ông từng là một phần trong đó. Ông không thể
hiểu hay làm việc với tình trạng nguội lạnh, ngủ mê của ban lãnh đạo.
Và ông nung đốt lòng đam mê công bố sứ điệp về sự chữa lành thiên
thượng trên khắp thành phố đó. Hội chúng của ông đã tăng lên hơn
gấp đôi số lượng hội chúng của những người khác. Nhưng sự thành
công của ông có thể nói đến những người bị điếc được lành, và ông
liên tục đấu tranh qua hoạt động chính trị và thần học “ngữ nghĩa
pháp lý” đe dọa làm giảm đức tin của ông.
Vì cớ sự thù địch từ phía những người lãnh đạo của hệ phái, ông nhận
thấy mình luôn phải phòng thủ. Trong một lá thư gửi cho vợ, ông
công bố quyết định bắt đầu một chức vụ độc lập, Dowie đã viết rằng
hệ thống chính trị của Hội Thánh thuộc hệ phái của ông:
“…đã giết đi năng lượng chủ động và cá nhân, khiến nhiều người
trở thành công cụ của hệ phái, hoặc tệ hơn, khiến họ trở thành
những người mang tinh thần thế gian, và bỏ họ ở nơi cao, khô hạn
và vô dụng cho phần quan trọng hơn cả – những con tàu tốt, nhưng
bị lái một cách tệ hại và khủng khiếp với đầy những điều của thế
gian và sự thờ ơ.”8
Dowie đã nhận ra rằng sự phấn hưng là điều có thể nếu Hội Thánh có
thể được đánh thức. Ông nhận ra rằng những cơ hội lớn đang nằm
phía trước. Ông nghiên cứu về sự ngủ mê trong Hội Thánh, và sau đó
ông nghiên cứu những người không đi đến Hội Thánh. Ông quyết
định rằng việc vươn đến số lượng khổng lồ về những người không
đến hội Thánh sẽ dẫn đến sự hăng hái lớn hơn cho Chúa Giê-xu
Christ. Và ông quyết định dừng công việc của mình giữa vòng những
người hay chế giễu. Vì thế, ông xác định rằng sứ mạng của mình là sẽ
21
vươn đến những người không được chăm sóc và vô số những người
đang hư mất của thành phố đó với sự mặc khải rằng Đấng Christ hôm
qua, ngày nay và cho đến đời đời không thay đổi.
Vào năm 1878, Dowie đã ra khỏi hệ phái của mình và tìm được Nhà
hát Hoàng Gia ở Sydney để bắt đầu một chức vụ độc lập. Hàng trăm
người kéo đến nhà hát để nghe những sứ điệp quyền năng của ông.
Nhưng, một lần nữa, việc thiếu ngân quỹ đã tạm dừng công tác của
ông. Dù đám đông rất lớn nhưng nhiều người vẫn không có thu nhập
về tài chánh. Câu trả lời duy nhất mà Dowie có thể nhìn thấy là bán
nhà và đồ đạc của ông, bỏ tiền vào công tác này, và dọn sang một nơi
ở nhỏ hơn. Sau khi Dowie làm điều này, công việc của ông phát triển.
Trong một sứ điệp mô tả quyết định của mình, ông đã nói:
“Đồ đạc và những tranh ảnh xinh đẹp của tôi đã đi rồi, nhưng thay
vào đó những người nam người nữ được mang đến chân Chúa Giê-
xu qua việc bán đồ đạc của tôi trên đất này.”9
Trong sự nhiệt huyết, Dowie không màng đến sự chống đối mạnh mẽ
đang dấy lên nghịch lại ông. Ông mạnh mẽ tố cáo những điều gian ác
của thời đó và thành lập một nhóm phân phát tài liệu khắp thành phố.
Sự bắt bớ tàn bạo, hầu hết đến từ các mục sư địa phương, đã dấy lên
từ những cuốn sách nhỏ này. Dowie vẫn cương quyết trong việc xử lý
với giới lãnh đạo ngủ mê đó. Ông không ỡm ờ, mà phản ứng rằng
ông “thấy họ không có quyền yêu cầu bất kỳ thông tin nào về những
hành động của ông, ông cũng không có sự tôn trọng nào đối với sự
phán đoán của họ.” Ông đã trả lời một vị mục sư:
“Tôi xem sự phán đoán của ông là kém cỏi và không đủ tư cách như
chức vụ của ông… Tôi ước gì mình biết được người đã phân phát
“những thứ rác rưởi này” trong vòng bầy của ông, chắc rằng tôi sẽ
khen ngợi sự lựa chọn của người đó về một chiến trường…” 10
Một phần trong sự kêu gọi của Dowie là xử lý với những gian ác về
đạo đức. Một quan điểm mạnh mẽ về đạo đức thường đi cùng với một
chức vụ chữa lành mạnh mẽ. [Tội lỗi gây ra rất nhiều bệnh tật.]
Nhưng Dowie làm tê liệt những người chỉ trích ông bằng những lời
22
sắc bén, điều đó khiến họ liên kết và âm thầm lên kế hoạch để hủy diệt
ông. Và chặng đường đó đã được sắp đặt cho John Alexdander Dowie
tưởng chừng không thể bị đánh bại.
HIỂU NHẦM SỰ KÊU GỌI
Dowie là một sứ đồ không có sự hiểu biết đầy đủ về chức vụ đó. Sự
xức dầu ông có làm nhức nhối những người lãnh đạo tôn giáo thời bấy
giờ, nhưng có một ít người hiểu ông, bao gồm cả bản thân ông. Kết
quả là, ông hiểu nhầm một số sự quản trị xảy đến với lòng đam mê
trong chức vụ của mình. Một lòng đam mê thuộc lãnh vực chính trị.
Sự lãnh đạo của Dowie đã đạt được một ảnh hưởng lớn trong quốc
gia. Vì vậy, khi nhìn thấy tiềm năng và nhận biết vị trí của ông, Hội
Không Uống Rượu đã mời ông tham gia vào Quốc hội. Ban đầu, ông
chống lại ý tưởng này. Nhưng về sau, ông thay đổi suy nghĩ, cho rằng
mình có thể ảnh hưởng nhiều hơn trong chiến trường chính trị và đã
quyết định tham gia cuộc đua.
Nhưng Dowie đã chịu đựng sự thất bại lớn trong cuộc bầu cử. Những
tờ báo địa phương bị tổn hại bởi chức vụ của ông đã bắt đầu dốc hết
sức tấn công ông. Những nhà chính trị và ngành kinh doanh rượu đã
trả một khoản tiền rất lớn để nhìn thấy ông bị vu khống và đánh bại.
Sau cuộc bầu cử, Dowie đã làm tổn thương Hội Thánh, và làm ô nhục
chức vụ của mình.
Dowie được thúc đẩy bởi những khao khát thuộc linh mạnh mẽ đến
nỗi ông tìm cách hoàn thành chúng trong cách thông thường. Tôi chỉ
có thể suy xét lý do vì sao ông thực hiện việc đó. Đó có thể là vì những
người trong Hội Thánh đã không nắm bắt được lẽ thật nhanh đủ để
làm ông thỏa lòng. Cho dù lý do là gì đi nữa, thì ông đã hiểu nhầm
thời điểm và chương trình Chúa dành cho chức vụ của mình.
Chúng ta cần biết rằng Chúa có một điểm trọng tâm mà từ đó, mọi
lãnh vực trong cuộc sống chúng ta vận hành, dù mang tính cá nhân
hay tập thể. Lãnh vực đó được gọi là “thời điểm”. Từ sự hoạt động
của chữ này thôi mà nhiều cuộc đời có thể tiến về phía trước với Chúa
23
hoặc bị cản trở. Nhiều quốc gia có thể được phát triển hoặc thối lui về
mặt thuộc linh. Cuộc sống trong thế giới thuộc linh có một thời điểm
giống như cuộc sống tự nhiên. Do đó, điều quan trọng là chúng ta
phải đi theo sự dẫn dắt của tâm linh mình. Chúng ta cần biết rằng
không phải làm điều gì đó vì nó có vẻ là điều nên làm đều là đúng
đâu. Sự vâng lời như vậy chỉ đến từ những thời gian cầu nguyện và
cầu thay.
Các chính trị gia và đấu trường chính trị chưa từng thay đổi thế giới
này, Hội Thánh hay chính phủ. Chỉ những ai có tấm lòng được Phúc
Âm thay đổi mới có thể thay đổi luật dân sự và những quy tắc. Chính
trị chỉ là để thỏa hiệp nhằm làm hài lòng tất cả mọi người. Chức vụ sứ
đồ trình bày Lời Đức Chúa Trời, sau đó việc thay đổi và làm theo là
tùy nơi mọi người. Sứ đồ và chính trị không trộn lẫn với nhau. Dowie
với sự kêu gọi của ông, lẽ ra không bao giờ được chuyển sang một đời
sống chính trị.
Trong lúc tham gia vận động cho chức vụ đó, Dowie cũng phớt lờ
mạng lệnh của ông để rao giảng sự chữa lành thiên thượng. Ông đã
rời xa sự kêu gọi của mình để theo đuổi mục tiêu cá nhân, nghĩ rằng
mình có thể vươn đến nhiều người hơn nữa. Và kết quả là phần đời
còn lại của ông tại Úc đã ở trong bóng tối và vô ích.
NHIỀU NGƯỜI ĐẾN TỪ KHẮP MỌI NƠI
Cuối cùng, Dowie đã ăn năn và vào năm 1880, ông quay trở lại với sứ
điệp chữa lành thiên thượng, kết quả là đã có những ơn phước lớn lao
về thuộc thể và thuộc linh đến với ông. Các ân tứ của Đức Thánh Linh
bắt đầu được bày tỏ trong đời sống ông và sự mặc khải đầy dẫy chưa
từng có trước đây. Vì sự vâng lời thuộc linh của mình, hàng ngàn
người đã được chữa lành qua chức vụ của ông. Sự bắt bớ đầy dẫy,
thậm chí đến độ những kẻ thù của ông âm mưu đặt một quả bom
dưới bàn của ông. Quả bom được định giờ nổ trong những giờ phút
cuối cùng Dowie còn ở đó, nhưng ông nghe được tiếng phán: “Hãy
đứng dậy và đi!” Lần thứ ba ông nghe tiếng phán đó, ông đã lấy áo
khoác của mình và trở về nhà để hoàn tất công việc. Chỉ trong vài
24
phút sau khi về đến nhà an toàn, quả bom đó đã nổ dưới bàn của ông,
cách đó vài lô đất.
Vào năm 1888, Dowie cảm nhận sự xức dầu đó đến trên nước Mỹ, sau
đó lan sang nước Anh. Sự xức dầu của ông trở nên thực hữu vào
tháng Sáu năm đó khi ông đi ngang dưới Cầu Golden Gate ở San
Francisco. Nhiều bài báo viết về câu chuyện Dowie đang đi qua Mỹ,
và nhiều người đến từ nhiều nơi của California đã được lành. Từ sáng
cho đến tối, các sảnh đều đầy người chờ để được gặp Dowie, và ông
chỉ cầu nguyện cho từng người một.
Nhà cải chánh đã có một cách cầu nguyện độc đáo cho người bệnh.
Ông hoàn toàn tin rằng không ai có thể được lành trừ khi họ được tái
sanh và đã ăn năn về đời sống trái ngược với Phúc Âm. Ông thường
phẫn nộ nếu ông cảm nhận sự ham mê thế gian nơi một ai đó đến để
xin được lành. Kết quả là, ông cầu nguyện cho rất ít người trong thời
gian đầu của chức vụ – nhưng những người ông đã cầu nguyện đều
được chữa lành ngay tức thì.

TỪ BỎ SỰ CHỈ DẪN THIÊN THƯỢNG


Không lâu sau, Dowie bắt đầu những chiến dịch truyền giảng chữa
lành dọc bờ biển California. Chính trong thời gian này, ông đã gặp
Maria Woodworth-Etter, người nữ truyền giảng chữa lành vĩ đại.
Nhưng có sự xung đột xảy ra giữa vòng họ, và Dowie lên án cách thức
thi hành chức vụ của bà. Tôi tin rằng đây là một sai lầm lớn về phía
của ông.
Trong cuộc sống, chúng ta có những mối quan hệ con người, bình
thường và một số thân thiết. Nhưng hầu hết những người quan trọng
trong Vương quốc Đức Chúa Trời đều là “những mối quan hệ thiêng
liêng”. Trong mọi sự kêu gọi, cho dù là mang tính thế tục hay chức vụ,
Chúa mang đến nhiều mối quan hệ thiêng liêng để làm

25
vững mạnh bước đường chúng ta đi với Ngài. Có thể chúng ta có
nhiều mối quan hệ bình thường, nhưng mối quan hệ thiêng liêng lại
rất ít. Chúng thường chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tôi tin rằng Dowie và gia đình của ông đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời
để có một mối quan hệ thiêng liêng với Maria Woodworth-Etter.
Nhưng vì lý do nào đó, có thể là do lòng kiêu hãnh về “sự phục vụ
Chúa của đàn ông”, Dowie đã đóng đinh Etter bất cứ khi nào ông có
cơ hội. Một lần nọ, khi ông tham dự buổi nhóm của bà, ông đứng lên
sân khấu và tuyên bố rằng bà thuộc về Chúa. Nhưng ông đã bỏ từ bỏ
sự dẫn dắt đó của Đức Thánh Linh, và sau đó phản đối bà.
Cách thi hành chức vụ của Etter khiến Dowie cảm thấy bực bội, vì ông
không hiểu nổi. Nhưng ông không bao giờ dành thời gian nói riêng
với bà về điều đó, từ lòng đến lòng. “Sở thích” chức vụ của ông, hay
phong cách yêu thích của ông đã khiến ông loại trừ bà Maria. Etter
cũng có sự mặc khải về sự chữa lành thiên thượng, nhưng bà kinh
nghiệm trong việc cộng tác với Thánh Linh nhiều hơn. Và bà có năng
lực thuộc linh để nói vào cuộc đời của Dowie. Bà có thể hướng dẫn
ông cách dốc hết sức lực bên trong tâm linh của mình trong khi thân
thể của ông nghỉ ngơi cùng lúc đó. Dowie gặp vấn đề trong lĩnh vực
này. Thỉnh thoảng ông làm việc bốn mươi ba giờ đồng hồ liên tục
trong lúc nhiệt huyết. Qua Maria, ông có thể kết bạn với những người
có đức tin và sự kêu gọi giống mình, phát triển chức vụ của ông hơn
nữa. Nhưng ông đã không làm thế.
Kết quả là, Dowie đã chỉ kinh nghiệm những mối quan hệ bình
thường với một số người đi theo, thay vì kinh nghiệm mối quan hệ
thiêng liêng mà ông có thể có với những người lãnh đạo đồng lao
khác.
Tôi nghĩ thật thú vị khi lưu ý rằng Dowie đã phỏng vấn một kẻ lừa
đảo nổi tiếng trong thời của mình, Jacob Schweinfurth, người tự cho
mình là Chúa Giê-xu Christ.11 Ông cũng thách thức đối đầu với một

26
nhà vô thần nổi tiếng, Robert Ingersoll. 12 Nhưng ông không bao giờ
cho người chị em Etter phép lịch sự trong cuộc đối thoại.
Đừng bỏ lỡ những mối quan hệ thiêng liêng trong cuộc sống bạn.
Luôn luôn có những người bạn đồng lao, nhưng những mối quan hệ
thiêng liêng rất ít và thưa thớt.
CUỐI CÙNG CŨNG AN CƯ
Sự bắt bớ từ những người lãnh đạo đố kỵ bắt đầu nhanh chóng dấy
lên chống lại Dowie. Nhưng vào thời điểm này, ông đã trở thành một
người kỳ cựu trong tài đối diện với sự chống đối. Sự bắt bớ làm nổi
bật sức lực và sự tài giỏi của ông, và ông không hề bận tâm đến điều
đó trừ khi  chúng trực tiếp ở trong sứ mạng mình.
Dowie đi đến nhiều vùng của nước Mỹ và cuối cùng chọn sống ở
Evanston, Illinois, bên ngoài Chicago. Các bài báo Chicago tấn công
ông một cách cay đắng, gọi ông là tiên tri giả và kẻ lừa đảo. Họ dám
công bố rằng ông không được chào đón ở Chicago. Nhưng không có
sự tấn công nào của họ khiến Dowie chùn bước. Ông vẫn cứ ở nơi
mình đã chọn, và phục vụ bất kỳ nơi nào ông cảm nhận mình được
Chúa dẫn dắt.
Một lần nọ, trong lúc đang giảng tại buổi hội nghị về sự chữa lành
thiên thượng ở Chicago, ông đã được mời đến cầu nguyện cho một
người phụ nữ đang hấp hối vì căn bệnh u xơ. Vào lúc đó, Chicago là
thành phố lớn thứ hai của Mỹ. Có nhiều ảnh hưởng tà linh mạnh mẽ
chế ngự trên Chicago, và Dowie rất quan tâm đến việc thiết lập trụ sở
của mình ở đó. Vì vậy, ông nhận lời thỉnh cầu chữa lành của người nữ
này như sự thử nghiệm cho việc có nên bắt đầu một công tác trong
thành phố này hay không. Khi Dowie cầu nguyện cho người phụ nữ
đó, ngay lập tức bà được lành. Thực ra, sự chữa lành quá đặc biệt đến
nỗi nhiều tờ báo Chicago đã kể lại câu chuyện đó. Bây giờ Dowie đã
biết chắc, nên ông đã thiết lập trụ sở khắp thế giới của mình trong
thành phố này. Những kẻ thù của ông không thích điều đó nhưng
Dowie không quan tâm.

27
Cuộc triển lãm quốc tế phải được mở ra trong một vài tháng, vì vậy
Dowie dựng một “túp lều” bằng gỗ nhỏ bên ngoài cổng của nó. Từ
trên nóc của túp lều tên là “Lều Tạm Si-ôn”, có treo một ngọn cờ với
dòng chữ “Đấng Christ là Tất cả.” Các buổi nhóm tiếp tục ban ngày và
ban đêm. Dù ban đầu chỉ là nhóm nhỏ, nhưng đám đông đều đều gia
tăng, và không lâu sau, nhiều người phải đứng bên ngoài giữa tuyết
rơi để được nhìn thấy nhiều sự chữa lành kỳ diệu xảy ra bên trong.
Giống như ở Úc, Dowie đã mở nhiều cánh cửa cho thành phố Chicago
bằng con đường của sự chữa lành thiên thượng. Chưa từng có người
nào chiếm được một thành phố như thế. Tuy nhiên, Dowie vẫn kinh
nghiệm trận chiến của cuộc đời mình trong những năm đầu đó. Ông
chứng minh Lời Đức Chúa Trời bằng quyền năng, và bằng việc làm
như thế, ngành y khoa và các nhà thờ tôn giáo phải thiệt thòi về mặt
tài chánh. Vì thế, nhiều tờ báo hình thành danh sách của các liên minh
một cách điên rồ, bao gồm nhiều mục sư, để tìm ra mọi cách ngăn
chặn nhằm làm tê liệt chức vụ của ông. Nhưng không ai có thể bêu
xấu công việc của ông. Với sự lo lắng của họ, các bài báo và những vu
khống không ngớt chỉ khiến công tác của ông càng gia tăng.
NGÔI NHÀ KHÁC — TRONG TÙ!
Vào lúc này, hàng trăm người tràn khắp thành phố Chicago để tham
dự các buổi nhóm của Dowie. Kết quả là, phòng cho thuê trở nên khó
khăn, vì thế, Dowie mở ra nhiều căn nhà có phòng lớn gọi là “Nhà
chữa lành”. Ở đó, người bệnh đến để được chữa lành có thể tìm được
nơi cư trú và nghỉ ngơi giữa các buổi nhóm được tổ chức ở Lều Tạm
Si-ôn. Khi ở đó, họ có thể nhận được sự chăm sóc liên tục về Lời Chúa
cho đến khi đức tin của họ gia tăng đến lúc nhận được sự chữa lành
hoàn toàn. Nhưng nhiều tờ báo, chủ yếu  là báo Chicago Dispatch, đã
nhẫn tâm gọi những căn nhà đó là “Nhà thương điên” và tiếp tục in ra
những lời nói dối đầy tưởng tượng.13
Vì cớ những nhà chữa lành này, nhiều kẻ thù của Dowie nghĩ rằng họ
đã tìm được một điểm yếu. Vì vậy, vào đầu năm 1895, họ bắt ông vì
tội “hành nghề y khoa trái phép.” Dĩ nhiên là không đúng, Dowie là
28
người cuối cùng cho phép thuốc men vào trong những căn nhà của
ông. Ông đã thuê một luật sư giỏi, nhưng người đó chỉ nói cho Dowie
về những vấn đề pháp lý. Vì thế Dowie chọn tự đại diện cho mình
trong tòa vì không ai khác có thể nói rõ sự kêu gọi của ông chính xác
hơn ông cả.
Sự thông minh vượt trội của Dowie không đủ để bãi bỏ quyền xét xử
gian ác của tòa án. Bất kể những tranh luận uyên bác của ông, tòa án
đã xử phạt ông. Nhưng họ không bao giờ nghĩ rằng ông lại đem vụ
kiện của mình lên tòa án cấp trên, tốn nhiều tiền hơn những tiền phạt
mà họ đã đề ra. Khi ông làm thế, tòa án cấp trên đã tố giác sự gian ác
của tòa án cấp dưới, và thay đổi quyết định.
Thành phố đó hy vọng Dowie sẽ bị nản lòng nếu họ tiếp tục bắt giam
và phạt tiền ông. Vì thế, trong vòng một năm đó, ông đã bị bắt một
trăm lần. Dù nhiều lần bị bắt bớ, ông vẫn không hề nản lòng. Sự bắt
bớ càng làm nổi bật tính kiên cường mạnh mẽ trong tính cách của ông.
Thực sự ông đã phát triển nhờ hoạn nạn và sự thẩm vấn của những
người bắt bớ ông.
Ma quỷ luôn cố bắt bớ quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhưng Dowie
vốn dĩ rất an ninh và ông neo chặt trong uy quyền tin kính của mình.
Điều siêu nhiên không bao giờ cúi đầu trước điều tự nhiên.
LÁ CỦA SỰ CHỮA LÀNH
Sau khi bị thất bại về hệ thống pháp lý, các kẻ thù của ông âm mưu
xóa bỏ những lá thư đặc quyền của ông. Vào năm 1894, bản tin của
Dowie, Lá của sự chữa lành, đã có sự lưu hành khắp thế giới hằng tuần.
Nó chứa đầy sự dạy dỗ và những bài làm chứng về sự chữa lành.
Không cần phải nói, bản tin đó rất được ông yêu mến. Dowie trìu mến
nói về nó như là “Bồ câu trắng bé nhỏ”.
Đúng với phong độ của mình, Dowie không bao giờ ỡm ờ trong các
tác phẩm của mình. Ông hết sức tố cáo tội lỗi và phơi bày những
ngành nghề gian ác. Và những người bị tổn hại nhiều nhất bởi sự xuất
bản đó nhìn thấy nó như cơ hội để chấm dứt chức vụ của ông. Lá của
29
sự chữa lành  cũng cảnh báo các độc giả về các hệ phái thờ ơ và kiểm
soát.
Nhiều người thích cách nói chuyện thẳng thắn và mang tính kịch
nghệ. Nhiều người muốn mình nói giống như vậy nên họ xem ông
như là tiếng nói của mình. Dù những người khinh rẻ ông đọc bản tin
này để xem ông nói gì. Kết quả là, lượng phát hành gia tăng nhanh
chóng. Nhiều sự hỗ trợ của ông và chức vụ được cho là từ sự xuất bản
này.
Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện của Chicago là một tín hữu Thiên
Chúa Giáo sốt sắng. Vì thế, để có được thư đặc quyền của mình,
những kẻ thù của Dowie đã đưa một trong những bài giảng của ông
phản đối về sự vô ngộ của Đức Giáo Hoàng cho người này. Vị tổng
cục trưởng ngay lập tức cảm thấy bị xúc phạm và rút lại thư đặc
quyền thứ hai của ông, ép buộc Dowie phải trả giá gấp 14 lần so với
giá bình thường!
Nhưng Dowie không thể chịu thua. Ông trả số tiền tăng đó và trưng
cầu các độc giả của mình gửi thư đến Washington D.C để nói về sự bất
công này. Toàn bộ những người ủng hộ ông xuất hiện, và ngay tức thì
ông đã được tiếp kiến với Tổng cục trưởng ở Washington. Khi Dowie
chia sẻ câu chuyện của mình và chỉ ra lời nói dối hiểm độc được in
trong báo Chicago, cả nhà biên tập và tờ báo đều bị chính phủ Hoa Kỳ
tố giác. Thực tế, vào năm 1896, nhà biên tập này, một trong những
người bắt bớ Dowie nhiều nhất, đã bị bắt vào tù vì một lời cáo buộc
khác và được thực hiện trước nhiều người, mãi mãi bị hủy hoại.
Trong khi ở Washington, Dowie cũng được diện kiến Tổng thống
William McKinley. Ông đã bảo đảm với tổng thống về những lời cầu
nguyện của mình trong lúc ở văn phòng và vị tổng thống đã nồng
nhiệt cảm ơn ông. Trong lúc rời khỏi Nhà Trắng, Dowie nói với nhân
sự của mình rằng ông lo sợ cho mạng sống của tổng thống McKinley.
Về sau, ông nhờ những người đi theo mình cầu nguyện cho sự an toàn
của tổng thống vì tổng thống không bảo vệ đúng cách.14 Nhưng bất
chấp những lời cảnh báo mang tính tiên tri của Dowie, Tổng thống
30
McKinley đã bị bắn tại Buffalo, New York vào ngày 6 tháng Chín, năm
1901. Tám ngày sau, ông qua đời, trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ ba
bị giết hại bởi một kẻ ám sát.
“SI-ÔN ĐÃ ĐẾN”
Vào cuối năm 1896, Dowie đã có được ảnh hưởng lớn trên thành phố
Chicago. Những kẻ thù của ông hoặc đã chết, hoặc ở trong tù, hoặc im
lặng. Các cảnh sát địa phương, người đã từng bắt ông một trăm lần,
bây giờ trở thành bạn của ông và bảo vệ ông ngay tức thì. Các chức sắc
chính trị, bao gồm thị trưởng, tất cả đã được bầu chọn bởi những
người của Dowie. Sự chữa lành thiên thượng được rao giảng trên mọi
góc phố. Dowie đã phân chia các quận của thành phố, và sai các đội
được gọi là “Nhóm bảy mươi” công bố Phúc Âm trong mỗi khu vực.
Không lâu sau, chỉ còn đúng một người ở Chicago chưa nghe về sứ
điệp Phúc Âm. Lúc này, Dowie đang cầu nguyện cho hàng ngàn
người mỗi tuần để họ nhận được sự chữa lành thiên thượng. Sadie
Cody, cháu gái của Buffalo Bill Cody, đã được chữa lành một cách kỳ
diệu, khi lần đầu đọc một bản Lá của sự chữa lành. Giữa  nhiều  sự 
chữa  lành  đáng  chú  ý  có Amanda Hicks, anh em họ của Abraham
Lincoln; Tiến sĩ Lillian Yeomans; Mục sư F.A. Graves; vợ của John G.
Lake; và vợ của một hạ nghị sĩ Hoa Kỳ.
Qua chiếc áo choàng sứ đồ của ông, thật sự John Alexander Dowie đã
cai trị thành phố Chicago cho Chúa Giê-xu Christ. Ông đã thuê thính
phòng lớn nhất ở Chicago trong sáu tháng, và chuyển Lều Tạm Si-ôn
vào trong tòa nhà đó, lấp đầy sáu ngàn ghế ngồi trong mỗi buổi nhóm.
Bây giờ, cuối cùng Dowie có thể theo đuổi giấc mơ mà ông đã giữ
trong lòng bấy lâu – sắp xếp Hội Thánh theo các nguyên tắc sứ đồ. Mơ
ước cả đời của ông là khôi phục sự dạy dỗ và nền tảng của Hội Thánh
ban đầu được tìm thấy trong sách Công vụ. Vì thế, vào tháng Giêng,
ông đã tổ chức hội nghị đầu tiên của mình và thiết lập nền tảng. Công
tác đó có tên là “Công tác Cơ Đốc Công đồng”, với chữ “Công đồng”
có nghĩa là “phổ quát” chứ không có ý nghĩa liên quan gì đến Hội
Thánh Công giáo La Mã.
31
Ông không bao giờ để Hội Thánh này được biết đến như một “điều
mới”. Ông nhìn vào nó như “sự khôi phục” các nguyên tắc đã bị đánh
mất trong Thân Thể Đấng Christ. Thần học của ông là tốt trong việc
ông đã cảnh báo nếu có một điều gì đó “mới” thì nó là “sai.” Trong vài
năm, Hội Thánh Cơ Đốc Công đồng của Dowie đã nhân rộng lên chục
ngàn người.
Tôi không chút nghi ngờ về tất cả chức vụ ngũ diện được liệt kê trong
Ê-phê-sô vẫn sống động và hoạt động ngày nay (xem câu 11-13).
Chức vụ sứ đồ không phải bị mất khi mười hai sứ đồ ban đầu qua đời.
Chúa cũng không cho phép chương trình của Hội Thánh bị chết khi
xác thịt của các sứ đồ hư nát. Các nguyên tắc trong giao ước mới của
Ngài vẫn tiếp tục cho đến ngày Chúa trở lại. Chúng không bị trói buộc
bởi ý tưởng hay thần học của con người, không phải lời hứa của Ngài
kết thúc khi con người lo sợ. Có nhiều người ngày nay vẫn được gọi
vào chức vụ đó ngoài mười hai vị sứ đồ đầu tiên.
Ê-phê-sô 2:20 nói rằng các nền tảng của Hội Thánh được xây trên các
sứ đồ và các nhà tiên tri, và chính Chúa Giê-xu là đá góc nhà. Thẩm
quyền lớn đến từ chức vụ của một sứ đồ, và tôi tin nơi Chúa trong sự
tể trị của Ngài về việc đã chọn và trang bị cho những người mà Ngài
muốn họ đứng vào vị trí đó. Nhưng luôn có một sự thiếu hiểu biết liên
quan đến việc thi hành chức vụ này. Tôi tin Dowie được Chúa kêu gọi
và trang bị như một sứ đồ. Và tôi không tin chức vụ ông thất bại vì
ông đã tiếp nhận chức vụ sứ đồ đó. Nhưng tôi tin rằng vì sự thiếu
hiểu biết của ông, nên ông đã hiểu sai về những sự vận hành thuộc
linh trong chức vụ của mình. Và tôi nghĩ rằng chính điều này là sự
thiếu sót thuộc linh khiến ông đã lạm dụng thẩm quyền của mình.
Trong thời điểm mà Hội Thánh của Dowie đang được xây dựng, một
vài sự kiện vô cùng thú vị đã xảy ra. Thời kỳ này được gọi là “Những
năm vàng” của Si-ôn.15 Ba năm tiếp theo là tĩnh lặng, thịnh vượng và
ảnh hưởng. Đó là lúc Dowie thực hiện những kế hoạch bí mật của ông
cho thành phố đặc biệt này.
32
Dowie và vợ, Jeanie, ngồi phía trước bức tường huân chương tại Hội Thánh
Cơ Đốc Công Đồng

Dowie đang giảng ở Úc


33
34
Bức hình cuối cùng của Dowie trước khi ông qua đời
Nhận biết rằng nỗ lực như thế sẽ sản sinh sự hiếu kỳ, Dowie đã
chuyển sự chú ý của đám đông bằng cách công bố một “Cuộc chiến
thánh” và thông báo một sứ điệp sắp được ban ra có tựa là “Bác sĩ,
Thuốc men, và Ma quỷ.” Với việc quảng bá sứ điệp đó trong nhiều
tuần, tiêu đề đó gây huyên náo không ít. Sau đó, trong khi kẻ thù của
ông bị phân tâm bởi việc này, Dowie âm thầm thuê những người chủ
khảo sát miếng đất cách Chicago bốn mươi dặm về phía bắc để xây
dựng một thành phố. Sau khi họ tìm được sáu trăm sáu mươi mẫu
Anh ở Hồ Michigan, Dowie đã khoác bộ dạng của một kẻ lang thang
để không ai nhận ra ông, và đi đến chỗ đó. Và trước khi những kẻ thù
của ông có thể phát hiện điều gì đang xảy ra thì miếng đất đó được
mua, và những kế hoạch quả quyết đã được thực hiện cho việc xây
dựng thành phố Si-ôn, Illinois.
Dowie đã tiết lộ kế hoạch xây dựng Si-ôn vào buổi nhóm Đêm giao
thừa đón năm mới, ngày 1 tháng Giêng năm 1900. Khả năng kinh
doanh của ông được dân sự và thế giới ca ngợi vì đã bắt đầu Công ty
Đầu tư bất động sản Si-ôn. Nhiều khu được chuyển nhượng, và việc
xây dựng nhà bắt đầu. Đất đó không phải để bán, thay vào đó, nó
được cho thuê trong một thời hạn một ngàn một trăm năm. Các điều
khoản cho thuê nghiêm khắc ngăm cấm việc sở hữu hay sử dụng
thuốc lá, rượu, và thịt lợn bất kỳ chỗ nào trong giới hạn của thành
phố.16 Và trong thời gian hai năm, nhiều căn nhà đã được xây dựng
và thành phố được hình thành.
CHỨNG PHỨC CẢM TỰ TÔN Ê-LI
Dù “xã hội đạo đức không tưởng” của ông dường như có nhiều,
nhưng những người thân cận với Dowie nhận thấy một sự thay đổi.
Nan đề là việc pha chế rượu bia trong Si-ôn. Không còn thời giờ cho
việc rao giảng sự chữa lành thiên thượng nữa vì mọi nỗ lực của Dowie
đều dồn hết vào việc vận hành thành phố này. Ông nghĩ rằng mình là
Tổng giám mục của Si-ôn. Việc cai trị thành phố này phải hoàn toàn

35
nằm trong tầm tay của ông. Và hết nan đề này đến nan đề khác dấy
lên dần dần làm chệch hướng ông so với chức vụ ban đầu.
Chính trong thời gian này, có một số mục sư đến gặp Dowie và công
bố rằng ông là Ê-li đã được nói trước trong Kinh Thánh. Ban đầu,
Dowie hoàn toàn phản đối họ. Nhưng lời họ nói cứ “vang bên tai của
ông”. Và sau một thời gian, chính Dowie nói rằng có một tiếng dường
như vang lên: “Ê-li phải đến, và ngươi là ai mà làm công việc của Ê-
li?”17
Cuối cùng, thật đáng tiếc khi Dowie đi chệch khỏi kế hoạch của Chúa
cho đời sống mình để đi theo lời đề nghị đó và công bố nó như là chân
lý. Ông tin rằng mình là Ê-li. Ông tiếp tục tin rằng bằng việc thiết lập
các thành phố khác giống như Si-ôn bên ngoài mỗi thành phố chính
của nước Mỹ thì cuối cùng ông sẽ có tiền để xây dựng bên ngoài Giê-
ru-sa-lem. Kế hoạch của ông là phải mua chuộc người Thổ Nhĩ Kỳ,
những người Hồi Giáo và Do Thái để tiếp quản Giê-ru-sa- lem cho
Chúa Giê-xu để Ngài có thể thiết lập thành phố của Ngài trong suốt
nghìn năm cai trị. Dowie  đã hoàn toàn bị lừa dối. Không lâu sau, sự
giảng dạy của ông trở nên tệ hơn khi ông chỉ tố giác những kẻ thù của
mình. Ông cũng đưa ra “những bài giảng thuyết” về các quan điểm
chính trị trong lúc ông hô hào những người nghe hãy đầu tư nhiều
hơn vào công trình xây dựng của thành phố.18 Ông không nhận lời
khuyên của bất kỳ ai, trừ một vài chuyện nhỏ. Và ông bỏ hết mọi sự
thận trọng có thể hạn chế hay cản trở kế hoạch của mình.
CÚ NỐC-AO Ở QUẢNG TRƯỜNG MADISON
Điều từng là trận chiến bắt bớ chống lại Lời Đức Chúa Trời bây giờ lại
trở thành trận chiến cá nhân để duy trì mức ảnh hưởng của Dowie.
Chính sự bắt bớ tin kính đã khởi động chiếc áo choàng của chức vụ sứ
đồ của ông, nhưng bây giờ ông đang chiến đấu để dùy trì sự ảnh
hưởng và thành công của mình. Và điều đó đã hủy hoại ông.

36
John Alexander Dowie, Tổng Giám Mục của Si‐ôn trong áo choàng thầy tế lễ
cả.
Một ví dụ đáng buồn khác về tính kiêu căng của Dowie trong những
lãnh vực này đã xảy ra vào thời điểm được gọi là “Cuộc viếng thăm
New York”. Giám mục của Hội Thánh Giám Lý và nhà biên tập của tờ
báo của hệ phái đó, Tiến sĩ Buckley, đã xin được phỏng vấn Dowie. Vì
vậy Dowie cho họ gặp mặt và nghĩ rằng ông đã hoàn toàn thuyết phục
họ tin những tiếng tung hô của ông. Nhưng ông đã không làm được.
Theo bài báo của Buckle, Dowie đã “ở trong vùng đất biên giới tràn
ngập ánh trăng của sự điên rồ là nơi những phong trào lớn của thời
gian hạn chế đôi khi đã được khởi động.” Buckle cũng nói thêm: “Dù
có tin hay không thì ông ấy chính là một kẻ lừa dối khác.” 19 Quá tức
giận, Dowie đã thuê Madison Square Garden, và dù tài chánh rất
căng, ông đã sắp xếp cho tám chiếc xe lửa để chở hàng ngàn người
theo ông đến thành phố New York. Một khi đến đó, ông lên kế hoạch

37
mở một buổi biểu diễn cho hai người đàn ông đó để chứng minh
quyền lực mà ông vẫn đang nắm giữ. Điều từng được cảm thúc bởi sự
hướng dẫn thiên thượng của Chúa, bây giờ trở thành cuộc hẹn riêng
của Dowie. Điều đó hoàn toàn ở trong xác thịt. Ông phản ứng từ sự
xúc phạm và tổn thương về mặt cảm xúc và bây giờ ông quyết tâm trả
thù.
Sự kiện đó đã thất bại thảm hại. Dù hàng ngày người đã cùng đi với
Dowie, thì có hàng ngàn người khác đến với một kế hoạch khác. Họ
lấp đầy khu vực The Garden, nhưng khi Dowie lên bục để giảng, đám
đông bắt đầu đi ra. Cảnh tượng đó gây hoang mang cho Dowie kinh
khủng và khiến ông không thể chia sẻ như đã lên kế hoạch ban đầu.
Tổng thể, cả thành phố New York hầu như không biết rằng bất kỳ
điều gì đã xảy ra tại buổi nhóm đó. Nó xảy ra như thể Chúa đã làm im
lặng các báo chí và bày tỏ lòng thương xót với đầy tớ Ngài.
KẾT CUỘC ĐAU BUỒN
Vào lúc này, thành phố Si-ôn đã bị phá sản. Vì thế Dowie tìm cách
chạy trốn bằng việc thực hiện một chuyến đi đắt đỏ vòng quanh thế
giới là nơi mà ông nhận thấy mình không được chào đón trong nhiều
thành phố. Chính trong chuyến đi này là xe lửa của ông bị kéo về
Pomona, California. Có một thời kỳ hạn hán trên vùng đất nó, và
không có mưa trong vòng 8 tháng. Vì vậy, những người tường thuật
khiển trách Dowie, nhắc ông rằng Ê-li đã cầu nguyện xin mưa trong
lúc hạn hán ở Y-sơ-ra-ên và mưa đã đến. Và nếu ông là Ê-li, chắc chắn
ông cũng sẽ làm điều tương tự cho California. Dowie thật sự đã cầu
nguyện xin mưa vào lúc cuối buổi nhóm của ông, và trước khi đám
đông ra về, cơn mưa trút xuống.
Trong lúc rời khỏi California, Dowie lên kế hoạch cho một dự án đến
Mê-xi-cô để thiết lập “Đồn điền Si-ôn.” Ông hy vọng rằng dự án mới
này có thể trả nợ cũ. Nhưng những người đi theo ông, bây giờ cũng bị
phá sản và vỡ mộng, trong lòng cũng đã rời bỏ ông. Họ không thể
không để ý đến việc mình đã trở thành nghèo như thế nào – trong khi

38
Dowie sống trong hoàn cảnh rất khác, tổ chức tiệc tùng rất nhiều và đi
du lịch thế giới.
Một số người đã nói Dowie xây thành phố riêng cho mình vì ông mệt
mỏi sự bắt bớ. Nhưng theo ý của cá nhân tôi, điều đó có vẻ không
đúng. Dù được Chúa xức dầu và sai phái, dường như Dowie có một
điểm yếu về quyền lực và thành công. Ông từng tự nhủ:
“Trong việc trở thành một sứ đồ, vấn đề không phải là một câu hỏi
về việc dấy lên cao, nhưng là câu hỏi trở nên thấp đủ… Tôi không
nghĩ rằng mình đã đạt được chiều sâu đủ của sự khiêm nhường
thật… của sự hạ thấp và khiêm tốn thật, vì chức vụ cao trọng của
một sứ đồ…”20
Chúa Giê-xu không bao giờ truyền lệnh bảo chúng ta xây dựng các
nhóm. Chúa Giê-xu truyền lệnh chúng ta hãy “Đi!” chứ không phải
“Tụ tập.” “Nhóm” trong sách Công vụ không còn hiệu quả nữa (Công
vụ 2:44-47; 5:1- 10). Sự bắt bớ đã đánh vào nhóm này, và họ bị tan lạc
ra khắp các vùng miền của trái đất (Công vụ 8:1). Vì sao? Vì Đại Mạng
Lệnh trong Ma-thi-ơ 28:19- 20 có thể được hoàn thành. Chúng ta phải
là sự sáng trong thế giới này và xuyên qua sự tối tăm của Sa-tan. Việc
tụ họp với nhau không thể làm trọn công việc đó.
Bài thử nghiệm lớn nhất của một người lãnh đạo không phải nằm
trong khía cạnh của sự bắt bớ, dù nhiều người vấp ngã ở đó. Tôi nghĩ
một trong những cái bẫy lớn nhất nằm trong hình dạng của quyền lực
và thành   công.
Chúng ta không được nghĩ rằng mình “đã làm điều đó” và bắt đầu
tuyên bố quyền lực của mình như là kết quả của sự thành công Chúa
ban cho. Thành công mang đến rất nhiều con đường và dự án. Nếu
chúng ta bị mắc kẹt trong vô số lựa chọn đến từ sự thành công và thất
bại trong việc phát triển sự kiên trì thuộc linh của mình, chúng ta có
thể trở thành nạn nhân của “cơn lốc.” Chúng ta không thể tìm được sự
bình an với quá khứ của mình bằng việc sử dụng quyền lực của hiện
tại. Với mỗi độ cao mới, chúng ta phải xây dựng sự kiên trì mới. Đó là
39
lý do vì sao một số Hội Thánh tăng trưởng đến một mức độ nào đó,
sau đó trở nên thoải mái, hoặc sa ngã. Những người lãnh đạo trở nên
quá bận rộn với “những con đường” và đánh mất thời gian cùng năng
lực để phát triển chính họ và những thành viên của họ cho mức độ cao
hơn trong Chúa.
Bất cứ khi nào chúng ta vâng lời Chúa thì sự thành công đều sẽ đến.
Vì thế, đừng bao giờ e ngại sự thành công! Nhưng để quản lý đúng
đắn sự thành công, chúng ta phải giữ mình trong năng lực của Đức
Thánh Linh, lắng nghe sự hướng dẫn của Ngài – không phải của bản
thân. Chỉ bởi năng lực của Đức Thánh Linh và lòng đói khát Chúa mà
chúng ta mới có thể tiếp tục trong điều Chúa đã phán, tiên phong
bước đến mức kế tiếp.
Không lâu sau, Dowie đã tuyên bố ông là Sứ đồ đầu tiên của một Hội
Thánh đổi mới trong thời kỳ cuối cùng, ông bỏ qua họ của mình, và ký
tên trong các văn bản là “John Alexander, Vị sứ đồ đầu tiên.”21
Nhưng không lâu sau việc “tự bổ nhiệm mình”, Dowie đã bị đột quỵ
trên bục giảng trong lúc ông chia sẻ sứ điệp cuối cùng của mình. Sau
đó, trong lúc ông ra nước ngoài để phục hồi, thành phố Si-ôn đã tổ
chức một buổi nhóm để bỏ phiếu chống lại Dowie.
Dowie đã đấu tranh với quyết định này cho đến hơi thở cuối cùng
nhưng đã không thành công trong việc lấy lại vị trí của mình. Ông
được phép sống những ngày cuối đời bên trong Nhà Si-lô, nhà của
ông trong nhiều năm qua, và qua đời ngày 9 tháng Ba, năm 1907. Cái
chết của ông đã được ghi lại với những lời của Judge V.V. Barnes:
“… đêm cuối cùng John Alexander ở trên đất này, một lần nữa trong
tâm linh, ông ở trên bục giảng để chia sẻ với đám đông những người
đi theo ông. Ông giảng trong buổi tối đó và nghĩ rằng mình đang
giảng về các nguyên tắc của Phúc Âm cho hội chúng hàng ngàn
người. Khi ông dạy về những lẽ thật cũ đó… ông ngủ, rồi tỉnh giấc
hết lần này đến lần khác và tiếp tục phân phát sứ điệp cũ về Phúc
Âm. Bài hát cuối cùng ông hát khi ánh sáng ban mai xuất hiện là bài
40
“Tôi là chiến binh của Thập Tự”. Sau đó, họ nghe câu nói cuối cùng
của ông, và ông nói: ‘Thiên Hy Niên đã đến; tôi sẽ trở lại trong một
ngàn năm.’ Đó là những lời cuối cùng ông nói; câu    cuối cùng ông
thốt ra.”22

Làm thế nào mà một cuộc đời vĩ đại lại kết thúc trong sự đau buồn
như thế? Có lời giải đáp nào không? Một lần nữa, tôi tin rằng câu trả
lời nằm ở trong việc hiểu sai về những nguyên tắc thuộc linh.
Dowie đã được Chúa bổ nhiệm đến thành phố Chicago – và ông đã
chinh phục thành phố đó. Trong lúc sống ở nơi đó, thực hiện công việc
thiên thượng của mình, các vua chúa hay thế lực không thể đụng đến
ông. Nhưng Dowie dường như đã ra khỏi Chicago qua lòng mong ước
có được quyền lực và ông đã cho ma quỷ sự tự do để hủy hoại cuộc
đời mình. Khi ông rời khỏi thành phố mà mình được kêu gọi, kẻ thù
đã hủy hoại ảnh hưởng rộng khắp thế giới của ông qua sự lừa dối, giết
một thành viên trong gia đình của ông, phá vỡ hôn nhân của ông và
hủy hoại chính Dowie với “mọi hình thức bệnh tật” trói buộc thân thể
ông.23
Chúng ta phải nắm giữ chương trình ban đầu được xức dầu của Chúa
cho cuộc đời mình và để Ngài mở ra những con đường để quản lý nó.
Có lẽ Dowie nên xây dựng các Hội Thánh và trường Kinh Thánh  thay vì
một thành phố. Con đường đó đã có thể sai hàng ngàn người vào trong
chức vụ từ sự ảnh hưởng tin kính của ông.
Dowie đã bình an về với Chúa. Những người ở với ông đến cuối  cùng
nói rằng ông đã quay trở lại với đức tin của mình trong những năm
đầu. Nhiều người thậm chí làm chứng rằng ông trở thành một người
mềm mại và yêu thương, hành động như thể một gánh nặng lớn đã
được cất khỏi. Và thành phố Si-ôn, Illinois vẫn còn đến ngày nay,
nhưng những người lãnh đạo đã chia rẽ giữa vòng các tín hữu, “vì
không ai có thể hoàn toàn thế chỗ của Tiến sĩ Dowie.”24
MỘT BÀI HỌC THỰC TẾ QUAN TRỌNG

41
Gordon Lindsay, người chính thức viết tiểu sử của John Alexander
Dowie và nhà sáng lập trường Christ for the Nations (tạm dịch: Đấng
Christ cho các dân tộc)  tại Dallas, Texas, đã mô tả chức vụ của Dowie
như “bài học thực tế lớn nhất trong lịch sử của Hội Thánh.” 25 Về chức
vụ, cuộc đời ông đầy những chi tiết dạy dỗ sống động. Những bài học
mà chúng ta có thể học không phải dùng để làm giảm giá trị hay chỉ
trích người đàn ông vĩ đại này của Chúa. Những nan đề cá nhân của
ông cần phải được tách riêng với sự kêu gọi của Chúa.
Trong lịch sử, John Alexander Dowie đã sa sút như một kẻ lừa dối, tuy
nhiên ông thật sự được Chúa kêu gọi. Dù ở giữa những sai lầm của
mình, ông đã nói tiên tri về việc sẽ có sự xuất hiện của truyền thanh và
truyền hình cho thế hệ của chúng ta. Ông có những thất bại, nhưng từ
sự ảnh hưởng của ông đã sản sinh ra nhiều người vĩ đại của Chúa.
Chức vụ của ông đã sản sinh ra John G. Lake, vị sứ đồ vĩ đại đến Nam
Phi; F. F. Bosworth, và anh trai của ông là B. B. Bosworth, những
người đã có các chiến dịch chữa lành đụng chạm đến vô số triệu
người; Gordon Lindsay, người đã có cuộc đời và chức vụ kết quả
trong trường đại học phi hệ phái, Christ for the Nations, tại Dallas,
Texas; Raymond T. Richey, nhà truyền giảng chữa lành; và Charles
Parham, ‘Cha đẻ của phong trào Ngũ Tuần’, người mở trường Kinh
Thánh ở Topeka, Kansas, dẫn đến một phong trào khác của Đức
Thánh Linh. Nhiều người khác đã có những chức  vụ  truyền  thanh 
lớn  và  nhiều  công tác truyền giáo đầy năng quyền.
Không chút nghi ngờ, John Alexander Dowie đã thành công trong việc
khiến Kinh Thánh trở nên sống động với vô số triệu người. Ông là một
công cụ mà Chúa đã sử dụng để khôi phục các chìa khóa của sự chữa
lành thiên thượng và sự mặc khải về sự ăn năn với thế hệ hâm hẩm và
ngủ mê này. Nếu có một lời răn dạy cho sứ điệp về sự thất bại trong
cuộc đời ông, thì thông điệp đó là: Đừng bao giờ ra khỏi điều Chúa đã
truyền lệnh cho bạn làm trên đất này. Bất kể thời đại của bạn ra sao,
thế hệ của bạn vẫn chưa qua đi cho đến khi bạn ra khỏi thế giới này và
vào thiên đàng. Vì vậy, nếu Chúa đã bảo bạn hoàn thành một nhiệm

42
vụ nào đó, hãy biến nó trở thành thứ tự ưu tiên hàng đầu của bạn
trong lúc bạn còn sống trên đất này.
CHƯƠNG MỘT, JOHN ALEXANDER DOWIE
Tham khảo
1 Gordon Lindsay, John Alexander Dowie: Câu chuyện cuộc đời về những
thử thách, bi kịch và những chiến thắng (Dallas, TX: Christ for the Nations,
1986], 228‐229.
2   Như trên, 15.
3   Như trên.
4   Như trên, 22-24.
5   Như trên, 25.
6   Như trên.
7   Như trên, 43.
8   Như trên , 44-45.
9   Như trên, 46.
10 Như trên, 49.
11 Như trên, 95.
12 Như trên, 151.
13 Như trên, 107-109.
14 Như trên, 133-135.
15 Như trên, 161.
16 Như trên, 173.
17 Như trên, 188.
18 Như trên, 199.
19 Như trên, 221.
20 Như trên, 155-156.
21 Như trên, 235.
22 Như trên, 260-261.
43
23 Như trên, 251.
24 This We Believe,  Sách Hướng dẫn của Hội Thánh Cơ Đốc Công
Giáo, 7.
Lindsay,  John Alexander Dowie, Một câu chuyện cuộc đời, Giới   thiệu.

44
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Hai: Maria Woodworth Etter

“Chúa đã ban cho tôi một sứ mạng đặc biệt nhằm dẫn đến một tinh
thần hiệp một và yêu thương… Chúa đang dấy lên nhiều người
trong mọi xứ sở, là những người đang khao khát Ngài nhiều hơn và
nói rằng: ‘Xin hãy đến giúp chúng con. Chúng con muốn tinh thần
yêu thương. Chúng con muốn các dấu kỳ và phép lạ.’” 1
Từ thời sách Công vụ, trong lịch sử Ngũ Tuần, chưa có người nào bày
tỏ Đức Thánh Linh vĩ đại hơn Maria Woodworth-Etter. Bà là một
người của khải tượng và năng lực thuộc linh lạ thường, là người trong
lúc đối diện với sự chống đối dữ tợn, đã giơ bàn tay bé nhỏ của mình
và để Đức Thánh Linh lan tỏa lửa của Ngài. Etter đã sống trong thế
giới linh như một ống dẫn đầy năng quyền cho sự lãnh đạo thiên
45
thượng và những sự bày tỏ siêu nhiên của Chúa. Etter là một người
bạn trung tín của thiên đàng, chọn để đánh mất danh tiếng trên đất
này để có được danh tiếng thuộc linh.
Maria sinh năm 1844 tại nông trại ở Lisbon, Ohio. Cô được tái sanh
vào lúc khởi đầu của Cơn Thức Tỉnh Thứ Ba, năm mười ba tuổi. Vị
diễn giả đã hướng dẫn cô đến với Chúa đã cầu nguyện rằng cuộc đời
cô “có thể là một ánh sáng chiếu sáng ngời.”1 Nhưng ông đã không
biết rằng cô bé mà ông vừa mới cầu nguyện sẽ trở thành bà tổ của
Phong trào Ngũ Tuần sẽ lan rộng khắp thế giới.
Ngay lập tức, Maria biết được sự kêu gọi của Chúa và dâng hiến đời
mình cho Ngài. Nói về sự kêu gọi của mình, về sau cô đã viết: “Tôi
nghe tiếng Chúa Giê-xu kêu gọi tôi đi ra những con đường, dọc các
bờ rào và tập hợp những con chiên lạc mất.”6 Nhưng một điều đã
ngăn cô lại – cô là phụ nữ – vào thời đó, nữ giới không được phép
giảng. Giữa thế kỷ 19, thậm chí  nhiều  phụ  nữ  cũng không  được  bỏ
phiếu trong một cuộc bầu cử quốc gia, vì thế việc trở thành một nữ
diễn giả chắn chắn là điều không được tán thành. Và trở thành một
người nữ độc thân  trong chức vụ là điều vượt xa hơn thắc mắc đó nữa.
Do đó, Maria suy nghĩ về những điều Chúa phán với mình, và quyết
định rằng cô sẽ lập gia đình với một giáo sĩ để hoàn thành sự kêu gọi
của mình. Vì thế, cô dự định tiếp tục việc học vấn, sau đó vào một
trường đại học chínhquy để sửa soạn chính mình.
Nhưng bi kịch đã đánh vào gia đình gắn bó của cô. Cha của cô bị giết
trong lúc đang làm việc ngoài đồng, ngay lập tức cô trở về nhà để
giúp đỡ gia đình mình. Bây giờ, hy vọng của cô về việc học chính quy
đã bị vỡ tan, thế nên cô đã ổn định với điều cô nghĩ là một đời sống
Cơ Đốc bình thường.
“CÁC THIÊN SỨ VÀO TRONG PHÒNG CỦA TÔI…”
Trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Maria đã gặp P. H. Woodworth, là
người trở về nhà từ trận chiến sau khi bị chấn thương ở đầu. Cô đã
có thời gian tìm hiểu nhanh chóng với chàng cựu chiến binh và
không lâu sau đã kết hôn với anh. Họ làm việc đồng án, nhưng
46
chẳng có điều gì kết quả từ sự khó nhọc của họ. Dường như mọi thứ
đều thất bại.
Qua nhiều năm, Maria trở thành mẹ của sáu người con. Vì thế, cô cố
gắng ổn định cuộc sống gia đình bình thường trong lúc Chúa vẫn tiếp
tục kêu gọi cô. Nhưng Maria, vì bực tức trong vai trò làm vợ và làm
mẹ của mình, đã không thể vâng theo tiếng gọi đó. Cô đã kết hôn với
một người không có lòng cho chức vụ, có sáu đứa con cần nuôi, và
bản thân cô cũng ốm yếu. Sau đó, bi kịch thật sự đã đến trên gia đình
họ. Gia đình Woodworth đã mất năm trong số sáu người con của họ vì
bệnh tật. Maria đã có thể lấy lại bình tĩnh sau giai đoạn   kinh khiếp
này, nhưng chồng của cô không bao giờ được phục hồi từ sự mất mát
đó. Cô đã cố hết sức để giúp anh ấy trong lúc nuôi nấng đứa con gái
duy nhất còn sống. Qua tất cả những tình huống đó, cô không hề cay
đắng với Chúa, cũng không để lòng mình chai cứng như là hậu quả
của sự mất mát đó.
Nhưng Maria cần câu trả lời cho nỗi đau buồn dai dẳng đè nặng trên
cô vì cớ tai họa giáng xuống gia đình. Từ chối bỏ cuộc, cô bắt đầu
nghiên cứu Lời Chúa. Và khi đọc, cô thấy nhiều người nữ được Chúa
dùng một cách lặp lại xuyên suốt Kinh Thánh. Cô đọc lời tiên tri của
Giô-ên nói về việc Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ tuôn đổ trên những
người nam VÀ người nữ. Nhưng Maria nhìn lên trời và nói: “Chúa ơi,
con không thể giảng. Con không biết nói gì và con không được học
gì cả.” Dẫu vậy, cô vẫn đọc và tìm thấy lẽ thật trong Lời Chúa trong
lúc tranh chiến với sự kêu gọi của mình. Về sau, cô đã viết: “Tôi càng
tra cứu nhiều bao nhiêu thì tôi càng nhận thấy mình lên án bản thân
nhiều bấy nhiêu.”4
Và Maria đã có một khải tượng lớn lao. Các thiên sứ đến phòng của
cô. Họ dẫn cô đi sang phía Tây, băng qua những đồng cỏ, hồ nước,
nhiều khu rừng và sông suối, nơi cô nhìn thấy một cánh đồng lúa chín
vàng dài rộng. Khi quang cảnh trải ra trước mắt, cô bắt đầu giảng và
nhìn thấy những cây lúa ngã xuống thành các bó lúa. Sau đó, Chúa
Giê-xu nói với cô rằng ‘như những cây lúa đã ngã xuống, thì nhiều

47
người cũng sẽ như vậy’ khi cô giảng.5 Cuối cùng, Maria nhận ra rằng
mình sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc cho đến khi đầu phục sự kêu gọi.
Trong việc đáp ứng với khải tượng lớn lao đến từ Chúa, cô đã khiêm
cung nói “vâng” với sự kêu gọi của Chúa trên cuộc đời mình và xin
Chúa xức dầu cho cô với quyền năng lớn lao.
“NGƯỜI PHỤ NỮ” KHÔNG NÓI CHỮ “YẾU ĐUỐI”
Nhiều người nữ đang đọc sách này được Chúa kêu gọi rao giảng. Bạn
có khải tượng và sự xức dầu từ Thánh Linh Đức Chúa Trời để đi ra và
giải phóng nhiều người được tự do. Chúa đã phán với bạn trong lãnh
vực của sự chữa lành thiên thượng, giải cứu, và sự tự do của Thánh
Linh. Vì vậy, đừng bao giờ để linh tôn giáo làm im lặng điều Chúa đã
phán với bạn. Tôn giáo thích ngăn chặn phụ nữ và chức vụ của họ,
đặc biệt những người nữ trẻ tuổi. Bạn cần học biết vâng lời Chúa mà
không thắc mắc. Nếu Maria đáp ứng lúc còn trẻ, có lẽ các con của cô
đã không phải chết. Tôi không có ý nói rằng Chúa đã giết chúng.
Nhưng tôi đang nói rằng khi chúng ta không vâng lời Chúa, những
hành động của chúng ta mở cửa cho những công việc của ma quỷ.
Công việc của nó là hủy diệt. Công việc của Chúa là mang đến sự
sống. Vì vậy, hãy học cách vâng lời Chúa với sự dạn dĩ. Dạn dĩ mang
lại quyền năng Đức Chúa Trời và khiến những kẻ tố cáo bạn không
thể nói nên lời trước mặt bạn. Vì vậy, hãy tìm một số người nữ mạnh
mẽ có những chức vụ vững vàng để bạn có thể học hỏi từ họ. Và hãy
để những lời của người chị Etter khuấy động lòng bạn:
“Thưa chị em yêu quý của tôi trong Đấng Christ, khi bạn nghe
những lời này, có thể Thần của Đấng Christ ngự trên bạn, khiến bạn
sẵn lòng làm công việc mà Chúa đã bổ nhiệm bạn. Đây là thời điểm
cao quý cho những người nữ chiếu ra sự sáng của họ; để thể hiện các
ta-lâng đã bị che giấu đến mai một; hãy dùng chúng cho sự vinh
hiển của Chúa, và hãy làm những việc tay họ có thể làm với sức
mạnh của mình, tin cậy Chúa về năng lực, là Đấng đã nói: ‘Ta sẽ
không bao giờ lìa con.’ Chúng ta đừng biện minh cho sự yếu đuối;
Chúa sẽ sử dụng những điều yếu đuối của thế giới này để khiến

48
người khôn ngoan xấu hổ. Chúng ta là con trai và con gái của Đức
Chúa Trời Chí Cao. Chẳng lẽ chúng ta không tôn trọng sự kêu gọi
cao quý của mình và làm hết sức để cứu những người người đang ở
trong trũng bóng chết sao? Chẳng lẽ Chúa không sai Môi-se, A-rôn –
Mi-ri-am làm người lãnh đạo của bạn sao? Ba-rắc đã không dám
đương đầu với kẻ thù cho đến khi Đê-bô-ra dẫn đầu quân tiên
phong. Chúa đã dấy nhiều người nam, người nữ, và trẻ em mà Ngài
chọn lựa – An-ne, Hulda, Am-li-a, Phê-bê, Nạt-xít, Try-phe-nơ, Try-
phô-sơ, Pẹt-si-đơ, Giu-li-a, những người nhà của Ma-ri và các chị em
đồng làm việc với Phao-lô. Chẳng lẽ việc trở thành người nữ làm
việc trong Vương quốc và vườn nho của Đấng Christ trong thời hiện
tại lại ít hơn thời xưa sao?6
Hãy tìm kiếm Thánh Linh Đức Chúa Trời cho chính mình. Nếu bạn
được kêu gọi, bạn sẽ phải trả lời cho điều đó. Hãy vâng lời Chúa
không chút thắc mắc. Chúa sẽ lo liệu phần tiểu tiết.
HỌ KHÓC KHẮP NHÀ
Ban đầu, Maria bắt đầu chức vụ trong cộng đồng của mình. Cô không
biết mình sẽ nói gì, nhưng Chúa bảo cô hãy đi ra và Ngài sẽ đặt lời nói
trong miệng cô. Và Chúa đã làm thành Lời Ngài. Khi Maria đứng
trước đám đông lần đầu tiên, hầu hết là những người bà con, cô đã mở
miệng nói, và đám đông bắt đầu khóc và ngã xuống sàn nhà. Một số
người đứng dậy và trào nước mắt. Sau đó, Maria được những người
trong khắp cộng đồng của cô sốt sắng tìm kiếm. Nhiều Hội Thánh mời
cô đến và phấn hưng hội chúng của họ. Không lâu sau, cô mở rộng
chức vụ của mình sang phía Tây và đã tổ chức chín buổi phấn hưng,
giảng hai trăm bài giảng, và mở hai Hội Thánh với số thành viên
trường Chúa Nhật hơn trăm người. Chúa đã tôn quý Maria và đền bù
cho những năm tháng mất mát của cô trong một thời gian ngắn.
Một buổi nhóm nọ được tổ chức ở thị trấn có tên Devils Den. Chưa
từng có mục sư nào thành công ở đó, và nhiều người đã đến chế nhạo
cô. Họ đang trông chờ để xem người nữ truyền giảng này sẽ nhanh
chóng thua trận và tan tành chạy ra khỏi thị trấn đó ra sao. Nhưng họ
49
nhận được sự ngạc nhiên trong đời mình! Etter có thể từng là một
người nữ, nhưng cô không phải là người có thể dễ bị khinh suất. Cô
biết chìa khóa của chiến trận thuộc linh, và sự cầu nguyện dốc đổ mở
cửa thiên đàng.
Trong ba ngày, Maria đã giảng và hát. Không ai cảm động. Cuối cùng,
vào ngày thứ tư, cô vận dụng uy quyền thuộc linh của mình qua sự
cầu thay và phá hủy sự thống trị của ma quỷ đang chế ngự trên Devils
Den. Cô đã cầu nguyện xin Chúa bày tỏ quyền năng vĩ đại của Ngài
để phá vỡ nghi lễ cứng ngắc của con người. Đêm đó, nhiều người
trong buổi nhóm đã khóc và ăn năn với Chúa. Đó là sự bày tỏ tuyệt
vời nhất về sự hiện diện của Chúa mà thị trấn đó từng chứng kiến.
THẾ LỰC HỦY PHÁ
Chúng ta không được kêu gọi để bỏ cuộc. Chúng ta được kêu gọi để
vâng lời Chúa bằng bất cứ giá nào và hãy để sự thành công trả lời cho
những người chỉ trích chúng ta. Nếu dường như bạn đã đi đến chỗ
khó khăn trong đời sống hay chức vụ của mình thì đừng rên rĩ hay
phàn nàn. Đừng đưa ra những lý do để làm điều đó. Hãy cầu nguyện!
Những lời giải thích và biện hộ cướp đi sức lực và quyền năng của
chúng ta. Đừng lắc đầu và bỏ chạy. Hãy dùng thẩm quyền mà bạn
được Chúa Giê-xu ban cho và đánh đổ các thế lực ma quỷ đang khiến
nhiều người bị mù lòa. Qua sự cầu nguyện, hãy dùng thẩm quyền của
mình và tạo ra một con đường rõ ràng cho Thánh Linh Đức Chúa Trời
viếng thăm tấm lòng của họ. Etter đã sửa soạn tâm linh mình qua sự
cầu nguyện sản sinh ra năng lực bất bại. Cô được nhiều người biết đến
như một nhà phấn hưng có thể làm cho các thị trấn mở ra.
HỌ ĐÃ ĐẾN KÊU THÉT XIN SỰ THƯƠNG XÓT
Etter tiên phong con đường cho sự bày tỏ của Phong Trào Ngũ Tuần
đã trở nên rất phổ biến trong phong trào hiện nay. Mãi đến khi cô
giảng tại một Hội Thánh đã đánh mất quyền năng của Chúa ở phía
Tây Ohio thì ý nghĩa về khải tượng những bó lúa mới trở nên rõ
ràng.8 Chính tại Hội Thánh đó, mọi người đã ngã xuống trong tình

50
trạng “xuất thần”. Đó là một sự bày tỏ thuộc linh đánh dấu rất rõ cho
chức vụ của cô, nhưng mang lại sự bắt bớ dữ dội.7
Cho đến thời điểm này, sự bày tỏ này vẫn chưa được biết đến trong
Hội Thánh theo như cách nó được biết đến trong thời nay. Trong sự
ký thuật của mình, cô đã viết: “Mười lăm người bước lên phía trước
kêu thét xin sự thương xót. Nhiều người nam và người nữ ngã
xuống và nằm bất động như chết. Tôi chưa từng thấy điều nào giống
như thế này. Tôi cảm nhận đó là công việc của Chúa, nhưng không
biết giải thích như thế nào hay phải nói gì.”9
Sau khi nằm trên sàn một khoảng thời gian, những người này nhảy
lên với khuôn mặt bừng sáng trong lúc họ đang cất tiếng ngợi khen
Chúa.
Etter nói rằng cô chưa bao giờ nhìn thấy sự biến đổi nào tươi sáng đến
thế.
Nhiều mục sư và các trưởng lão khóc và ngợi khen Chúa vì “Quyền
năng Ngũ Tuần” của Ngài. Và từ buổi nhóm đó trở đi, chức vụ của
Etter đã được đánh dấu bởi sự thể hiện rõ ràng này luôn luôn theo sau
sự rao giảng của cô cộng với hàng trăm người tin nhận Chúa.
BÀN LUẬN VỀ “SỰ XUẤT THẦN”
Sự xuất thần trở thành đề tài nói chuyện của thời đó. Hàng trăm người
kéo đến để nếm trải sự tuôn đổ này, trong khi những kẻ khác đến để
quan sát hay giễu cợt. Trong một buổi nhóm nọ, mười lăm bác sĩ đến
từ nhiều thành phố khác nhau để điều tra về tình trạng xuất thần này.
Một trong số các bác sĩ đó là một người lãnh đạo tầm cỡ thế giới trong
chuyên môn của mình. Etter đã viết về điều này như sau:
“Ông ấy không muốn thừa nhận quyền năng đó là của Chúa. Ông ấy
sẽ vui nếu họ chứng minh được rằng đó là một điều gì khác. Ông ấy
đến để điều tra… nhưng được mời sang một khu vực khác của căn
nhà. Ông ta đi đến, mong đợi tìm được một điều gì đó mới. Điều
khiến ông ngạc nhiên là ông thấy con trai của mình ở phía trước và

51
muốn cha cầu nguyện cho mình. Ông không thể cầu nguyện. Chúa
bày tỏ cho ông thấy ông là người như thế nào và ông đang làm gì. 8

Trên đường đi
Ông bắt đầu cầu nguyện cho chính mình. Trong khi cầu nguyện,
ông ngã xuống trong tình trạng xuất thần, và nhìn  thấy những sự
kinh khiếp của địa ngục. Ông đang rơi xuống. Sau một trận tranh
chiến khủng khiếp, Chúa đã cứu ông.   Ông đi ra để chinh phục
nhiều linh hồn cho Đấng Christ.”10
Etter cũng viết về một bữa tiệc mà nhiều phụ nữ trẻ tham dự, và họ
nghĩ họ sẽ vui vẻ và diễn xuất việc xuất thần. Nhưng ngay lập tức họ
bị quyền năng của Chúa bắt lấy, và sự chế nhạo của họ trở thành tiếng
kêu khóc lớn tiếng xin Chúa thương xót.11
Một lần nọ, một ông cụ từng đi khắp thế giới đang đến thăm một nơi
mà Maria đang phục vụ. Ông là một người sùng đạo, vì vậy, ông
quyết định tham dự một trong những buổi nhóm của cô vì tò mò. Khi

52
ông chứng kiến buổi nhóm, ông đã nói vài lời nhận xét bông đùa với
bạn bè liên quan đến sự bày tỏ về quyền năng. Lòng đầy kiêu ngạo,
ông cụ đó đã dạn dĩ tiến đến phía trước để kiểm tra. Nhưng trước khi
ông đến chỗ bục giảng, ông đã bị “đánh xuống sàn bởi quyền năng
Chúa” và nằm ở đó hơn hai giờ đồng hồ. Trong lúc ở trong tình trạng
đó, Chúa cho ông nhìn thấy khải tượng về thiên đàng và địa ngục.
Nhận biết điều mình phải chọn, ngay lập tức ông chọn Chúa và được
tái sanh. Sau đó ông lên phía trước, ngợi khen Chúa.
Điều duy nhất mà người này có thể nói một khi ra khỏi tình trạng xuất
thần là ông hối hận vì đã đánh mất sáu mươi năm trong tôn giáo mà
chưa từng nhận biết Chúa Giê-xu cách cá nhân.12 Dẫu vậy, nhiều bài
báo và các mục sư vô tín đã cảnh cáo mọi người tránh xa những buổi
nhóm9  đó. Họ nói rằng các buổi nhóm đó “sẽ khiến một người bị mất
trí.” Tuy nhiên, hàng ngàn người được cứu, nhiều người “bị đánh gục,
nằm xuống như chết” thậm chí ngay trên đường họ trở về nhà. Có sự
thuật lại rằng nhiều người cũng ngã xuống dưới quyền năng của Chúa
trong nhà của họ, cách xa nơi nhóm nhiều dặm.
“Xuất thần” là gì? Đó là một trong bốn cách mà Chúa bày tỏ trong một
khải tượng. Dạng thứ nhất của khải tượng là “khải tượng bên trong”.
Bức tranh bạn nhìn thấy trong con người bề trong, hoặc con người
thuộc linh của mình, sẽ ích lợi cho bạn rất nhiều nếu bạn để ý nó. Thứ
hai, là “khải tượng mở”. Khải tượng này đến trong khi mắt bại đang
mở. Nó giống như xem một màn hình điện ảnh mở ra trước mắt bạn
khi nó chiếu một cảnh tượng mà Chúa muốn chỉ cho bạn thấy. Thứ ba,
là khải tượng ban đêm. Đây là lúc Chúa ban cho bạn một giấc mơ để
khiến bạn nhận thức về một điều nào đó. Dạng khải tượng cuối cùng
là “khải tượng xuất thần”.  Trong  khải  tượng  này,  những khả năng
tự nhiên bị đóng băng để Chúa có thể làm những điều cần thiết. Khi
nhiều người đứng dậy từ một khải tượng xuất thần trong các buổi
nhóm của Etter, họ đều kể lại việc nhìn thấy thiên đàng và địa ngục.
Nếu nói giảm, phong cách của Etter “rất khác” với các mục sư trong
thời của cô. Cô không bao giờ cấm khán giả không được tham dự.
53
Không giống như luật của Hội Thánh khắc kỷ vào cuối những năm
1800, Maria tin vào việc la hét, nhảy múa, hát và giảng. Cô tin rằng
những biểu hiện cảm xúc là điều quan trọng, miễn là chúng ở trong
trật tự. Và cô cho rằng thiếu sự biểu hiện bên ngoài là dấu hiệu của bội
đạo.
ĐIÊN CUỒNG HAY LÀM TRỌN?
Tôi tin rằng Chúa thất vọng với một số Hội Thánh thời nay vì họ
không cho phép dân sự cởi mở và tự do bày tỏ chính mình với Chúa.
Nếu dân sự không thể bày tỏ chính mình với Chúa thì Chúa không thể
tác động trên họ. Một số người e ngại cảm xúc trong Hội Thánh.
Họ không gặp vấn đề gì với cảm xúc khi ở nhà hay ở trong một sự
kiện thể thao. Nhưng với một số lý do tôn giáo, họ nghĩ Hội Thánh
cần10  phải im lặng và thanh tịnh. Nhưng để tôi nói với bạn một điều,
thiên đàng không yên lặng và thanh tịnh! Một số người ở trong sự
thức tỉnh đột ngột khi họ chết và lên thiên đàng. Họ sẽ phải học cách
vui mừng cùng với những người còn lại trong chúng ta – vì cớ thiên
đàng đầy sự sống và năng lượng! Chúng ta có nhiều điều để la lớn
tiếng – cả ở đây và  ở trên đó nữa!
Nhiều Hội Thánh của chúng ta phải  có sự vận hành tươi mới của
Chúa. Và dù thích hay không thì sự vận hành của Chúa luôn tác động
đến phần cảm xúc. “Ồ, Roberts ơi, tôi chỉ không tin là Chúa ở trong
những điều như la hét và nhảy múa.” La hét và nhảy múa không phải
là Chúa. Nó chỉ đơn giản là sự đáp ứng tự nhiên với quyền năng của
Ngài.  Nghe này, bạn có bao giờ đút ngón tay vào một ổ điện mà vẫn
bình thường không? Khi chúng ta chạm đến Chúa thì còn nhiều hơn
thế nữa! Khi Chúa chạm đến bạn, bạn sẽ phản ứng! Nếu bạn nói: “À,
thế còn những hành động thái quá thì sao?” Tôi nói: “Vì sao chúng ta
quá quan tâm đến cái mương trong khi chúng ta cần phải nhìn đường
chứ?”
Hãy tập chú vào điều đúng và điều sai sẽ mờ dần. Khi quyền năng
của Chúa đến trên bạn, bạn sẽ vui hưởng điều đó! Và khi bạn vui
hưởng điều gì đó, bạn sẽ bày tỏ ra. Vì vậy, hãy học biết lẽ thật về điều
54
Chúa yêu mến trong những người thờ phượng Ngài, sau đó hãy làm
theo.
Bây giờ, bạn nói: “Ừ thì mọi người sẽ nói về chúng ta.” Tôi nói: “Thế
thì sao?” Sự thật sống lâu hơn lời nói dối. Điều mà người ta không
hiểu thì họ sẽ bắt bớ. Họ nói dối về Chúa Giê-xu, nhưng ngày nay
Chúa vẫn sống. Khi những người đó kinh nghiệm sự đụng chạm thật
của Chúa thì họ sẽ thay đổi tâm trí mình.
“Thế nếu chúng ta mất tiền thì sao?” Ồ, tiền là chúa của bạn ư? Hãy để
tôi nhắc bạn rằng sự lưu hành tiền tệ không thể cứu được linh hồn.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng kéo con người đến với Chúa
Giê-xu. Bằng việc vâng theo Thánh Linh, chúng ta tôn cao Chúa Giê-
xu. Không có tiền hối lộ hay con đường tắt. Nếu bạn là người lãnh đạo
Hội Thánh, Chúa truyền lệnh cho bạn vâng lời Đức Thánh Linh và học
biết đường lối Ngài. Kinh Thánh nói rằng chính những người được
Thánh Linh dẫn dắt là con của Chúa (Rô-ma 8:14). Vì vậy, hãy để Ngài
dẫn dắt!
Nếu bạn được Thánh Linh dẫn dắt, các khải tượng sẽ gia tăng trong
Hội Thánh. Bạn phải trưởng thành thuộc linh để xử lý với bất kỳ vấn
đề hay tà linh nào. Các tôn giáo Thời Đại Mới đã đào sâu vào thế giới
linh sai trật đến nỗi họ đã khiến Hội Thánh e ngại theo đuổi những sự
bày tỏ11  thật của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Thế giới linh bao gồm
thế giới của Chúa và thế giới của ma quỷ, và nếu Đức Thánh Linh
không phải là Đấng Hướng Dẫn khi bạn bước vào thì bạn sẽ chịu sự
hướng dẫn của ma quỷ. Nhưng những người theo Thời Đại Mới
không bước vào thế giới linh với Chúa Giê-xu. Họ đi theo ý mình. Và
đây là một chỗ mà họ bị lừa dối. Chúng ta chẳng là gì nếu không có
dòng huyết của Chúa Giê-xu. Một số người sợ rằng nếu họ theo đuổi
Chúa một cách siêu nhiên, họ sẽ bị kết tội là đang dự phần với Thời
Đại Mới. Nếu bạn đi theo Thánh Linh Đức Chúa Trời, Ngài sẽ gìn giữ
bạn.
Vì vậy, hãy mở cửa Hội Thánh cho sự vận hành của Chúa, và học biết
từ những người đã đi trước bạn. Nơi nào có Thánh Linh Đức Chúa
55
Trời, nơi đó có sự tự do, và dĩ nhiên, có trật tự. Nhưng tôi không đang
nói về những kềm chế sợ hãi của sự kiểm soát hay sự cấm đoán của hệ
phái. Nhiều người đang đói khát để gặp Chúa và được tự do. Một số
người đã đi xuyên lục địa để nghe một ai đó thật sự biết Chúa và
những sự bày tỏ của Thánh Linh Ngài.
“BÀ KHIẾN HỌ CHOÁNG VÁNG”
Vào thời điểm Etter bốn mươi tuổi, bà trở thành một hiện tượng của
quốc gia. Nhiều hệ phái nhận ra khả năng khuấy động các Hội Thánh
chết, thêm vào những người chưa cải đạo, và cổ vũ cho việc bước đi
với Chúa sâu nhiệm hơn. Nhiều bác sĩ, luật sư, người nghiện rượu, và
những người ngoại tình – những người từ mọi tầng lớp xã hội – đều
được cứu hết sức tuyệt vời và được đầy dẫy Đức Thánh Linh trong
những buổi nhóm của bà. Vì cớ một trong những buổi nhóm của bà
vào năm 1885, cảnh sát nói rằng họ chưa từng nhìn thấy sự thay đổi
giống như thế trong thành phố của mình. Thành phố đã được dọn
sạch sẽ đến nỗi họ chẳng còn việc gì để làm!13
Một phóng viên báo chí đã viết về Etter:
“Bà đi ra nhanh như móng vuốt giải quyết con mồi của mình. Bằng quyền
năng siêu nhiên, bà đánh họ choáng váng khi chúng không mong chờ điều đó,
và   trong lúc họ đang nằm đó, bà áp đặt một sức ép thủy lực và máy bơm ân
điển của Chúa vào những người đó bằng cỡ một xô.”14
Cuối cùng, Chúa đã hướng dẫn Maria bắt đầu cầu nguyện cho những
người bệnh. Ban đầu, bà do dự, cảm thấy điều đó khiến bà ra khỏi sự
kêu gọi truyền giảng của mình. Nhưng Chúa tiếp tục làm rõ ý của
Ngài và bà đã đồng ý. Bà nghiên cứu Lời Chúa và bắt đầu giảng về ý
muốn của Chúa trong sự chữa lành. Không lâu sau, việc truyền giảng
và chữa lành đã đi song song với nhau khi hàng ngàn người được
chinh phục về cho Đấng Christ như là kết quả khi nhìn thấy nhiều
người khác được lành.
Maria đã giảng rằng sự bày tỏ mạnh mẽ của Đức Thánh Linh “không
phải là điều mới; đó chỉ là điều mà Hội Thánh đã đánh mất.” 15 Và bà

56
từ chối để không bị cuốn vào những tín lý ưa thích của thời đó, nhưng
chỉ mong muốn Đức Thánh Linh làm công việc của Ngài.
Một lần trong buổi nhóm nọ, đám đông chạy lên bục giảng và la lớn:
“Chúng tôi phải làm gì?” Maria kể tiếp câu chuyện:
“Họ bị đánh ngã bởi cơn gió mạnh của Đức Thánh Linh. Ngài ở trên
con cái Chúa cho đến khi mặt họ chiếu sáng như mặt của Ê-tiên khi
các kẻ thù ông nói rằng ông trông như một thiên sứ. Nhiều người
nhận được ân tứ; một số cho chức vụ, một số là nhà truyền giáo, một
số là sự chữa lành, và hàng trăm tội nhân nhận được món quà sự
sống đời đời.”16
Trong một buổi nhóm khác, hơn hai mươi lăm ngàn người tụ họp lại
để nghe Etter. Và hãy nhớ, trong thời đó, không có hệ thống phát ngôn
công cộng! Maria đã viết rằng thậm chí trước khi bà kết thúc bài giảng,
quyền năng của Chúa đã tuôn đổ trên đám đông và tác động trên họ
khi khoảng năm trăm người ngã xuống.17

Hội Thánh ở Indiana do Etter xây dựng, được biết đến như là Lều Tạm Etter
57
Thành phố Sioux, Iowa

Nhà truyền giảng Bà M. B, Woodworth‐Etter. Trong những năm cuối cùng


của chức vụ, Etter luôn mặc áo trắng khi thi hành chức vụ.
58
Etter qua đời
MIỀN TÂY HOANG DÃ
Dĩ nhiên, cuộc đời của Etter được đánh dấu bởi cơn bắt bớ lớn. Có
nhiều nan đề trong mọi ngõ ngách, chưa kể những áp lực đến từ việc
dẫn dắt một đám đông người như thế kinh nghiệm sự bày tỏ của Đức
Thánh Linh lần đầu tiên trong đời. Bên cạnh những điều này, bà là
một người phụ nữ phục vụ Chúa kết hôn với một người đàn ông
không chung thủy.
Trong lúc đang thi hành chức vụ trong một chiến dịch truyền giảng
gay tranh cãi ở Oakland, California, sự bội tín của P. H. Woodworth
đã bị lộ. Etter ở một nơi khác, quyết định rời khỏi ông. Cuối cùng, sau
hai mươi sáu năm hôn nhân đầy sóng gió, vào tháng Giêng năm 1891,
họ đã ly dị. Sau đó, chưa đến một năm rưỡi sau, P. H. Woodworth đã
tái hôn và công khai phỉ báng chức vụ và tính cách của Maria. Không
lâu sau, ông qua đời vào ngày 21 tháng Sáu năm 1892 vì bệnh thương
hàn.
Bất kể mối quan hệ đầy sóng gió với người đàn ông này, Maria trích
thời gian từ lịch trình chức vụ của mình để đến viếng tang ông. Người
59
ta thuật lại rằng không những bà tham dự tang lễ nhưng cũng có mặt
trong lễ truy điệu.
Những thử thách lớn nhất của Etter đến khi ở phía Tây. Bà tin rằng
phía Tây có thể được chinh phục về cho Chúa, giống như nó đã xảy ra
ở vùng Midwest. Vì vậy, vào năm 1889, bà đã đến Oakland và mua
một cái rạp tám ngàn chỗ ngồi. Và không lâu sau, cái rạp đó đầy
những người đến để xem sự xuất thần, nghe về những khải tượng, và
chứng kiến tất cả những sự bày tỏ khác của Đức Thánh Linh.
Nhưng sự bắt bớ lớn cũng đến trên Maria từ bọn thổ phỉ ở bờ biển
phía Tây, hoặc ngày nay chúng ta gọi họ là những tay anh chị, khi họ
bắt đầu quấy rầy các buổi nhóm của bà. Nhiều lần những người này
giấu chất nổ trong các lò sưởi – và thật kỳ lạ – không ai bị thương cả.
Một lần khác, một cơn bão thậm chí xé toạc tấm bạt của rạp trong giờ
nhóm. Nhiều lời hăm dọa về cái chết được gửi đến bà mỗi tuần, nhiều
tờ báo vu khống bà không ngừng, và nhiều mục sư chia rẽ chống lại
bà. Những người ranh mãnh đã mang các bệnh nhân tâm thần đến
quấy phá buổi nhóm, biết rằng họ sẽ gây ra một cảnh tượng rất xúc
động. Họ làm điều này nhiều lần đến nỗi nhiều người ngây thơ nghĩ
rằng chính do buổi nhóm của Maria đã khiến những người đó bị mất
trí! Và vì nhiều người hiểu lầm thần học của bà, hằng ngày người dân
gọi điện cho chính quyền đến để dẹp các buổi nhóm của bà. Dẫu vậy,
Maria vẫn không rời khỏi Oakland cho đến khi bà cảm nhận Chúa đã
hoàn tất.
Khi dường như những tay anh chị bắt đầu trội hơn trong giờ nhóm,
Bộ cảnh sát Oakland đã thay mặt cho “những kẻ nói dối” để bảo vệ
buổi nhóm. Nhưng điều này vượt khỏi tầm tay vì những kẻ nói dối
thiếu kinh nghiệm về tính cách và phán đoán theo kinh nghiệm.
Sau đó, có một lời tiên tri16dữ dội đến từ Maria nói rằng thảm họa sẽ
đánh vào bờ biển và phá hủy. Sau khi bà nói điều đó, nhiều bài báo
hăm dọa Etter và khiến bà trở thành tội phạm. Họ trích dẫn sai và thổi
phồng lời tiên tri đó đến một mức độ mà nó không còn chính xác như
60
điều thật sự được nói ra. Sau đó, như có thể dự đoán, nhiều người
nam và nữ khác vận hành trong sự giả mạo ân tứ đã nhảy vào phong
trào tiên tri đó. Bị ma quỷ lừa dối, những người này đã nói tiên tri
rằng sẽ có nhiều sự hủy diệt và ảm đạm cho Bờ Tây, gây ra sự tranh
cãi rất lớn.
Etter đã có một số lượng lớn của các mục sư nổi bật bênh vực lẫn
chống lại bà. Một người trong số đó là John Alexander Dowie. Trong
lúc bà ở Bờ Tây, ông đã tham gia với những người chỉ trích bà và công
khai nguyền rủa “việc truyền giáo xuất thần” của bà và gọi đó là
hoang tưởng.18 Không có mục sư nào ngoài Etter sánh được với chức
vụ của ông trong lãnh vực chữa lành và sự nổi tiếng, vì vậy ông
thường đề cập đến bà khi nói về những người sỉ vả. Etter chỉ có một
lần công khai bào chữa cho chính mình chống lại Dowie. Bà đã nói
những lời này:
“Sau khi ở trong buổi nhóm của chúng tôi trước hàng ngàn người,
ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy quyền năng của Đức Chúa Trời giống
như thế, và sự bày tỏ thật quá rõ ràng, sau khi khuyên tất cả những
dân sự của mình đứng bên cạnh tôi, ông ấy đã đi dọc theo bờ biển
giảng chống lại tôi và các buổi nhóm, cho đến khi ông ấy chấm dứt
nhiệm vụ của mình. Sự chống đối duy nhất của ông ấy là một số
người đã bị ngã xuống bởi quyền năng của Chúa trong các buổi
nhóm của chúng tôi.
Ông ấy giảng chống lại tôi hai hay ba lần ở San Francisco, và nói tôi
theo Sa- tan. Nhiều người đi đến nghe ông nói… nhưng lời nói của
ông ấy khiến nhiều người cảm thấy ghê tởm và bỏ đi trong khi ông
còn đang nói. Tôi nói với họ rằng tôi từng là bạn của ông ấy và đã cư
xử với ông như một người anh em, và không phải ông ấy đang đấu
tranh với tôi mà là với Chúa và Lời của Ngài. Tôi luôn luôn nói với
họ rằng tôi sẽ giao phó ông ấy lại trong tay Chúa và tôi sẽ tiếp tục
bước đi đúng đắn với Đức Chúa Trời của tôi.
Tôi bảo họ hãy cứ chờ mà xem cách chúng tôi sẽ ra sao, và họ sẽ thấy
rằng ông ấy đã đến chỗ bị mất ơn, và tôi vẫn sẽ sống trong lúc ông ấy
đã chết.”19
61
Bà Etter sống thọ hơn John Alexander Dowie mười bảy năm.
Cũng có thể nói rằng Etter đã phạm vài sai lầm trong chiến dịch
truyền giảng ở Oakland. Và không có gì ngạc nhiên với mọi sự tấn
công nhằm chống lại bà. Tuy nhiên, cần nhớ rằng năm 1906, San
Francisco đã trải qua một cơn động đất lớn nhất trong lịch sử nước
Mỹ, và lời tiên tri của Etter vào năm 1890 đã ứng nghiệm.
Etter cũng có nhiều người bạn tốt trong lúc ở đó, một trong số họ là
Carrie Judd Montgomery. Montgomery đã đến từ Bờ Đông để tổ chức
các buổi nhóm ở California. Hai người gặp nhau và phát triển tình bạn
lâu dài. Carrie cùng với chồng bà, George, là công cụ trong Phong trào
Ngũ Tuần và đã thành lập Nhà Bình An  ở Oakland. Hai vợ chồng bà
vẫn là những người ủng hộ vững chắc cho Etter trong suốt chức vụ
của họ.
“MÓN QUÀ CHÚA BAN”
Trong giai đoạn này của cuộc đời Etter, cũng có một số sự nổi bật thú
vị. Bên cạnh những tình bạn bà có, Chúa không muốn bà mang chiếc
áo choàng chức vụ một mình. Khoảng một thời gian sau mười năm ly
dị, Maria gặp được một người đàn ông tuyệt vời từ Hot  Springs,
Arkansas, tên là Samuel Etter. Chúa đã ban tặng một người bạn đời
hoàn hảo cho bà. Cả hai đã kết hôn vào năm 1902. Etter rất tôn trọng
quý ông này và thường gọi ông là “món quà Chúa ban”. Về sau, bà đã
viết về ông:
“Anh ấy đã ngoan cường đứng với tôi trong trận chiến kịch liệt nhất,
và từ ngày chúng tôi kết hôn trở đi, chúng tôi chưa bao giờ chùn
bước. Anh ấy luôn bênh vực Lời Chúa và mọi ân tứ, và sự vận hành
của Đức Thánh Linh, nhưng lại không muốn bất kỳ sự cuồng tín
hay ngu ngốc nào. Chẳng có gì khác biệt với điều tôi bảo anh ấy làm.
Anh ấy cầu nguyện, giảng, hát và rất được ơn trong lúc kêu gọi.
Chúa biết điều tôi cần, và điều này do Chúa mang đến, qua tình yêu
thương và sự chăm sóc Ngài dành cho tôi và cho công tác này.”20
Ba năm sau khi kết hôn với Samuel Etter, Maria biến mất khỏi chức vụ
công khai và ở yên lặng trong bảy năm kế tiếp. Không có lý do nào
62
giải thích cho sự yên lặng kéo dài đó. Nhưng lúc bà xuất hiện sau bảy
năm, bà cũng đầy năng quyền như trước, và bây giờ có sự hỗ trợ đầy
yêu thương từ người chồng tuyệt vời. Samuel Etter cứ hết lòng yêu
thương và chăm sóc cho Maria. Ông sắp xếp các buổi nhóm của bà cả
trong lẫn ngoài, lo liệu tất cả những tác phẩm và việc phân phối sách
của bà. Thực tế, chức vụ của Etter đã xuất bản nhiều quyển sách:
1. Cuộc đời, Công việc và Kinh nghiệm của Nhà truyền giáo Maria Beuia
Woodworth.
2. Những kỳ diệu và phép mầu Chúa đã làm trong chức vụ Bà M. B.
Woodworth-Etter trong bốn mươi năm.
3. Các dấu kỳ phép lạ Chúa đã làm trong chức vụ của Bà M. B.
Woodworth- Etter trong bốn mươi năm
4. Các tập bài hát.
5. Những thắc mắc và Lời giải đáp về sự chữa lành thiên thượng
6. Những công việc của Đức Thánh Linh (về sau được xuất bản với tựa
“Nhật ký về các dấu kỳ phép lạ”).
Một số sách của Etter được tái in ấn trong nhiều phiên bản, và một số
được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Dù chúng ta có sự chọn lựa đa
dạng về các sách Cơ Đốc trên thị trường ngày nay, thì sách của Etter
vẫn còn rất hiếm. Chính tôi cũng được tặng hàng ngàn đô-la cho bộ
sưu tập cá nhân, là điều tôi đã từ chối. Theo ý tôi, không có số tiền nào
có thể mua được những gì Etter đã viết.
Vì vậy, Samuel Etter – người chồng, người bạn, nhà biên tập, quản lý,
và người giúp đỡ – “món quà Chúa ban” – đã tìm thấy sự bình yên
trong vị trí của mình như là người hỗ trợ cho chức vụ của vợ ông. Khả
năng của ông bày tỏ một tính cách hiếm có và đáng chú ý như là một
người đàn ông. Kết quả là, ông là một phần quan trọng trong chức vụ
của bà trong hầu hết mọi khả năng cho đến khi ông qua đời mười hai
năm sau đó.
BẮT BỚ, NAN ĐỀ VÀ NHỮNG VỤ XÉT XỬ
Maria là nhà truyền giáo dẫn đầu duy nhất của Phong Trào Thánh
Khiết đã đón nhận trải nghiệm của Lễ Ngũ Tuần về việc nói tiếng lạ.
63
Ngày nay, chúng ta gọi bà là một diễn giả của “Phong trào Thánh
Khiết Ngũ Tuần”. Bà đi theo tín lý Thánh Khiết cũng như tín lý Ngũ
Tuần về việc nói tiếng lạ. Nhiều mục sư không hiểu sự bày tỏ của Đức
Thánh Linh, họ cũng không hiểu tín lý của bà về điều này. Và Maria
rất ít khi biện hộ cho mình một cách công khai, nên bất cứ khi nào bà
nói thì đều được chú ý rất nhiều. Bà thường nói với mọi người rằng bà
không được kêu gọi để bào chữa cho18mình, nhưng bà được kêu gọi
để dẫn người khác đến với Chúa Giê-xu Christ.
Etter bày tỏ một năng lực bất bại để tiếp tục đương đầu với sự chống
đối. Khi bị căng thẳng bởi những tình huống đe dọa mạng sống, bà
vẫn không chịu ra khỏi thị trấn cho đến khi bà hoàn tất. Và bà không
bao giờ sợ những lời đe dọa vô chừng vì biết rằng Chúa sẽ chiến cự
cho mình. Nhiều lần, bọn du côn tìm cách xen vào buổi nhóm để gây
trở ngại vì họ được trả tiền để làm việc đó. Nhiều người khác tự ý đến.
Một lần nọ, bà đã viết:
“Tôi từng ở trong nhiều mối nguy hiểm lớn; nhiều lần không biết
khi nào mình bị bắn chết, hoặc ở trên bục giảng, hoặc đang trên
đường đi đến buổi nhóm hay lúc ra về… Nhưng tôi nói rằng tôi sẽ
không bao giờ bỏ chạy, cũng không thỏa hiệp. Chúa sẽ luôn đặt
quyền năng vĩ đại của Ngài trên tôi, vì thế Chúa đã cất bỏ mọi sợ
hãi, và khiến tôi trở nên như người khổng lồ… Nếu trong một cách
nào đó họ cố gắng bắn tôi, hay giết tôi, Chúa sẽ đánh họ chết, và
thỉnh thoảng tôi nói với họ như thế.”21
Một người đàn ông như thế đã đến để quyết tâm phá hoại buổi nhóm.
Ông ta đi đến cách sân khấu khoảng 3 mét và bắt đầu buông lời thô
tục và rủa sả. Thình lình, lưỡi của ông không chịu nghe theo ý ông khi
“một quyền năng kỳ lạ dường như ghì chặt thanh quản của ông ấy.”
Mọi thứ đều được Thánh Linh Chúa bảo vệ, Maria dường như không
biết đến sự có mặt của người đàn ông này! Về sau, khi được hai tờ báo
lớn hỏi về kinh nghiệm đó, người đàn ông này run rẩy trả lời: “Mấy
anh tự đi mà tìm hiểu.”22

64
Maria bị bắt bốn lần trong thời gian chức vụ của bà, nhưng ba trong
bốn lần bị bắt đó chưa từng phải ra tòa. New England là nơi duy nhất
mà bà bị bắt và thật sự bị đem ra tòa. Vụ xét xử của bà ở Framingham,
Massachusetts, đều dựa trên lời cáo buộc rằng bà đã thực hành y khoa
mà không có giấy phép và thôi miên nhiều người bằng tình trạng xuất
thần. Đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp cho công việc của Đấng Christ.
Nhiều người làm chứng thay cho bà, họ thuật lại bài làm chứng cá
nhân rằng có thể được ví sánh với những câu chuyện trong sách Công
vụ. Tác giả nổi tiếng và là nhà sáng lập trường Kinh Thánh Bethel, E.
W. Kenyon, là một trong những người đã làm chứng. Về sau, Kenyon
tiếp nối với chức vụ tuyệt vời về sự chữa lành và dạy dỗ. Ông là một
tác giả viết nhiều sách. Nhiều sách của ông được sử dụng trong các
trường Kinh Thánh khắp thế giới.
Lòng yêu thương Maria dành cho nhiều nền văn hóa cũng gây ra sự
bắt bớ về sắc tộc. Bà thương yêu những cộng đồng người Mỹ gốc Phi
Châu và những người Mỹ bản địa như bà yêu thương những người da
trắng. Bà đã nhiều lần giảng cho các Hội Thánh người da đen, giúp đỡ
các diễn giả của họ và hỗ trợ các cuộc phấn hưng của họ. Bà cũng đi
đến khu vực của người da đỏ, ở đó nhiều tuần bằng tiền của mình.
Mọi tầng lớp xã hội đều được chào đón trong nhà bà – người giàu lẫn
người nghèo. Etter yêu mến tất cả mọi người.
KHÔNG THIẾU TIẾNG HUYÊN NÁO
Không có tập sách nào có thể mô tả mọi hoạt động trong chức vụ của
Maria Woodworth- Etter. Bà là một người khiêm nhường, đầy năng
lực thuộc linh, trông như “người bà của bạn, nhưng lại thi hành thẩm
quyển thuộc linh lớn lao trên tội lỗi, bệnh tật và ma quỷ.”23 Etter
không thể đáp lại mọi lời mời chức vụ bà nhận được. Và những lời
mời bà tiếp nhận đã tạo ra sự khuấy động cả nước mà không bao giờ
im lặng.
Một buổi nhóm như thế được mục sư trẻ tên F. F. Bosworth ở Dallas,
Texas lên kế hoạch. Các tác phẩm của ông về buổi nhóm kỳ diệu đó đã
kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười Hai, khiến cả thế giới kinh ngạc.
65
Kết quả là, Dallas đã trở thành trung tâm cho cơn phấn hưng theo
Phong Trào Ngũ Tuần.
Một đêm nọ, ba vị mục sư cao quý bước vào buổi nhóm. Vì không còn
chỗ ngồi, các diễn giả nhường chỗ của họ cho ba vị mục sư này. Miễn
cưỡng, các vị “cao quý” này ngồi xuống. Buổi nhóm đang diễn ra tốt
đẹp, với quyền năng của Chúa mạnh mẽ như thường lệ. Sau đó, đột
nhiên một trong những diễn giả cứng ngắc này ngã nhào ra khỏi ghế
và rơi vào mùn cưa, nằm bất động. Hai người khác cố gắng phớt lờ
người bạn nằm trên đất của mình. Nhưng chỉ trong vài phút sau, vị
mục sư thứ hai cũng tham gia cùng bạn của mình, rơi xuống mùn cưa
một cách không thể kiểm soát được. Sau đó, người thứ ba cũng ngã
khỏi nền và nằm bất động với hai người kia. Cả ba đều ở dưới quyền
năng của Chúa hơn ba giờ đồng hồ. Cuối cùng, từng người một đứng
dậy phủi mình rồi đi ra trong sự bàng hoàng!24
Hàng ngàn người đến Dallas, một số người đến từ nơi cách xa hơn hai
ngàn dặm, mang theo người bệnh và đau ốm để được chữa lành. Một
người đã bị gãy ba cái xương sườn từ một cú ngã. Ông khó có thể
đứng vì cơn đau. Etter đặt tay của mình trên ông và cầu nguyện bằng
đức tin, ngay tức thì các xương bên trong đã được trở về đúng chỗ.
Đầu tiên, ông ngần ngại khi bà chạm vào ông, nhưng cuối cùng ông
đã đánh vào xương sườn của mình và nhận ra rằng cơn đau và chỗ
sưng đã tan biến. Một người khác được mang đến trên một cái cũi, bị
bệnh lao phổi. Tình trạng của ông là vô vọng, ông cũng bị chứng bệnh
với một lỗ rò, một vết loét hở để lại cái lỗ lớn trên thân thể ông.
Nhưng khi Maria cầu nguyện, quyền năng Chúa chạm đến người này.
Ông nhảy ra khỏi chiếc cũi của mình và chạy lên xuống trước mặt mọi
người. Sau đó, ông đi xe về nhà với nhiều người khác và tăng gần 2 kg
vào ngày hôm sau.
Bệnh ung thư đã ăn hết một bên mặt và cổ của một người đàn ông. Vì
căn bệnh ung thư quá đau đớn, ông đã yếu ngay từ buổi nhóm đầu
tiên. Nhưng khi Etter đặt tay trên ông và cầu nguyện, quyền năng của
Chúa chạm đến ông. Cơn đau nhức, sự cứng ngắc, nóng bức lập tức ra
66
khỏi. Đột nhiên ông có thể xoay cổ mình từ bên này sang bên kia, sau
đó ông đi lên phía trước và giảng cho mọi người.
Một đêm nọ, ba người từng bị câm điếc, không ai biết ai, đứng phía
trước chỗ kêu gọi, khóc lóc, ôm nhau và hét lớn tiếng vì Chúa đã mở
lỗ tai của họ và cho họ nói được. Nhiều người khác nhìn thấy và đã
khóc, tiến lên phía trước để tin nhận Chúa và được cứu. Một trong ba
người trước kia bị câm điếc đã làm chứng:
“Khi Etter đặt tay trên miệng, ngay lưỡi của tôi và sau đó đặt ngón
tay vào tai của tôi, ra lệnh cho linh “câm điếc” ra khỏi, thình lình
Chúa mở lỗ tai của tôi và cho tôi nói được.”25
Một người phụ nữ chịu đau đớn từ ung thư và bệnh lao. Cô trông như
một bộ xương sống. Tất cả những bác sĩ giỏi nhất của Dallas đã bỏ
cuộc đối với cô. Cô được mang đến trên chiếc cũi, và nhiều người nghĩ
cô sẽ chết trước khi Etter đến với cô. Khi cô được cầu nguyện, lập tức
cô được lành và nhảy ra khỏi chiếc cũi và la hét! Sau đó, cô đến dự
những buổi nhóm còn lại vào mỗi tối và ngồi cùng những người khác.
Dù cô vẫn còn rất gầy, nhưng những người biết cô đã nói rằng cô khỏe
hơn và tăng cân mỗi ngày.
Nhà truyền giảng chữa lành và mục sư vĩ đại, F. F. Bosworth, đã viết
về các buổi nhóm ở Dallas:
 “Hết đêm này đến đêm khác, khi lời kêu gọi vừa được cất lên, tất cả
những chỗ trống xung quanh phía trước khoảng mười lăm mét đầy
ắp người bệnh và đau ốm, cùng những người tìm kiếm sự cứu rỗi và
phép báp tem bằng Đức Thánh Linh, thật khó để đi vào và đi ra giữa
vòng những người tìm kiếm đó.”26
Trong mỗi buổi nhóm bà tổ chức đều có sự bày tỏ về quyền năng của
Đức Thánh Linh như chưa bao giờ được nhìn thấy trong thế hệ của
chúng ta. Một người tường thuật từ Indiana đã viết: “Đủ thứ phương
tiện bắt đầu đổ vào trong thành phố từ lúc còn rất sớm… một gánh
xiếc hay buổi đại hội chính trị cũng chưa từng có được đám đông
nhiều đến thế.”27 Một người khác viết rằng đó là lần đầu tiên mà cộng
67
đồng Iowa có thể nhớ một buổi tập hợp tôn giáo đã “có một chương
trình tốt.” Người đó viết rằng nhiều thành viên đặt vé trước ở nhà hát
opera đã đi sang buổi nhóm đó để xem điều đang xảy ra với người
dân của họ.”28
VẤN ĐỀ CHIA RẼ
Một doanh nhân Cơ Đốc kỳ cựu từ Los Angeles, ngài R J. Scott, đã
viếng thăm Dallas trong những buổi nhóm đó. Ông cùng vợ mình đã
được báp tem trong Đức Thánh Linh tại cuộc phấn hưng Đường
Azusa. Nhưng vào lúc này, hầu hết những nhà phấn hưng Azusa đã
bị tản lạc. Scott đang tìm cách để mang công việc siêu nhiên trở lại Los
Angeles. Ông nghe nói về sự chữa lành kỳ diệu và ông đến để xem
những điều đó có thật và tín lý của Maria có đúng với tín lý của ông
hay không. Phấn khởi bởi điều mình đã trải nghiệm, ông quyết định
mời Maria đến Los Angeless và tổ chức sự kiện mà ông nghĩ sẽ là một
“hội nghị đáng mơ ước.” Ông cảm nhận bà có năng quyền mà Los
Angeles cần. Vì vậy, Etter đồng ý đến.
Như điều có thể hình dung, hàng ngàn người đổ về khu vực Los
Angeles vì hội nghị đó. Các buổi nhóm tổ chức mỗi ngày, hầu hết vào
các buổi tối, và hàng ngàn người đến từ nhiều nơi ở phía Bắc nước
Mỹ. Nhiều lều bạt được dựng lên và mọi người thì nằm ngủ trên đất.
Thực tế, có quá nhiều lều đến nỗi “các con đường” đó được đặt tên
như “Đường ngợi khen”, “Đường Ha-lê-lu-gia”, và “Đại lộ vinh hiển”.
Điều này giúp địa điểm lều của một ai đó dễ tìm hơn nhiều!
Dù kết quả của buổi nhóm là một hiện tượng, Hội nghị khắp thế giới ở
Los Angeles năm 1913 này (Hội nghị Azusa/Arroyo Seco) cũng được
biết đến như sự ra đời của vấn đề gây ra sự chia rẽ trong Phong Trào
Ngũ Tuần ban đầu. Nó tạo ra sự tranh cãi xung quanh các tín lý về
“Duy Giê-xu”, “Một Ngôi” và “Vấn đề Mới”. Sự dạy dỗ xuất phát từ
John G. Scheppe, người đã dành một đêm cầu nguyện trong suốt các
buổi nhóm đó. Scheppe tin rằng ông đã nhìn thấy một điều mới về
việc sử dụng danh của Chúa Giê-xu và chạy khắp hội nghị để chia sẻ
điều này với nhiều người. Kết quả là, nhiều người ở Bờ Tây bắt đầu
68
báp tem chỉ trong “Danh Chúa Giê- xu”, và được nói rằng nếu họ đã
được báp tem trong Ba Ngôi thì họ phải làm báp tem lại. Sự dạy dỗ
này đã gây chia rẽ Phong Trào Ngũ Tuần. Mong ước trong hội nghị
của R. J. Scott được hình thành ban đầu nhằm thúc đẩy sự hiệp một
trong Thân Thể Đấng Christ. Thay vì vậy, nó sản sinh ra một trong
những sự chia rẽ lớn nhất được biết đến trong thế hệ này.29
Không lâu sau, Phong Trào Ngũ Tuần chia thành một số nhóm nhấn
mạnh về nhiều tín lý khác nhau. Etter cố gắng hết sức để làm rõ
những vấn đề này. Bà tin điều quan trọng nhất là việc cảnh tỉnh các tội
nhân rằng Chúa Giê-xu sẽ mau chóng trở lại qua sự dạy dỗ Lời Chúa
cùng với các dấu kỳ phép lạ. Bà nói điều này rõ nhất trong một bài
giảng có tựa là Đừng bỏ qua ân tứ trong bạn.  Trong bài giảng này, bà đã
nói:
“Các đại sứ của Chúa phải dừng mọi sự tranh cãi, mọi lý thuyết vạch
lá tìm sâu cần phải bị ngưng lại; các thánh đồ phải dẹp bỏ sở thích
này rồi sở thích kia cùng với sự lặp lại về công việc đã hoàn tất hay
sự nên thánh gây phản kháng. Phao-lô nói rằng việc rao giảng cần
phải được đi kèm sự bày tỏ của Đức Thánh Linh và quyền năng…
Hãy để Lời Chúa được ban ra trong sự bày tỏ và quyền năng để mọi
người có thể nhìn thấy điều Chúa dành cho họ.”30

69
Etter với các cộng tác viên trong chức vụ ở Indiana, 1924
Không lâu sau, Etter lập ra một điều khoản về việc giảng dạy trong các
buổi nhóm mà không được nói về các tín lý theo kiểu “vạch lá tìm
sâu”. Nhiều năm sau, bà gọi quan điểm “Một Ngôi” là “sự lừa dối lớn
nhất mà ma quỷ từng tạo ra.”31
“TRUYỀN ĐIỆN CHO TẤT CẢ CHÚNG TÔI”
Có thể hiểu được rằng Etter đã có nhiều cảm xúc lẫn lộn trong buổi
nhóm ở Los Angeles.
Bà được thông báo như diễn giả chính, và hàng ngàn người đến từ
khắp đất nước Mỹ đến trong các buổi nhóm của bà. Nhưng vì cớ lời
bàn cãi về chính trị, nhiều ông mục sư đã kiểm soát và Etter bị ép chỉ
được thi hành chức vụ vào các buổi sáng. Những người đàn ông sẽ
đảm nhận các buổi chiều và buổi tối để chủ yếu trình bày về tín lý

70
“Một Ngôi” mới. Bà bị gây áp lực phải rút ngắn lại giờ nhóm của
mình, để diễn giả buổi chiều có thể bắt đầu. Bất kể điều đó, hàng trăm
người vẫn được chữa lành một cách kỳ diệu. Có người thuật lại rằng
khi thời gian của bà sắp hết, Etter sẽ giơ tay lên trời khi bà chuẩn bị rời
khỏi trại, và ngay khoảnh khắc ấy, nhiều người được chữa lành. Một
cậu bé đã nhớ: “Bà giơ đôi tay nhỏ bé lên và quyền năng của Đức
Thánh Linh truyền điện cho tất cả chúng tôi.”32
Những người tàn phế đã ra khỏi giường bệnh của mình, người điếc
nghe được, người mù đã thấy, người bị viêm khớp lập tức được lành,
nhiều khối u bị tiêu biến, bệnh phù tan biến. Tóm lại, tất cả những căn
bệnh nào dám xuất hiện tại các buổi nhóm của Etter đều phải quỳ gối
xuống trước Chúa Giê-xu Christ và bị tan biến bởi lửa của Thánh Linh.
Và tất cả những điều này xảy ra bất kể nhiều sự chia rẽ về tín lý.
Elizabeth Waters nhớ lại những buổi nhóm đó như sau:
“Tôi còn nhớ như mới hôm qua, một người bạn và tôi đẩy mẹ tôi trong chiếc
xe lăn khoảng sáu hay bảy lô đất… Hai người đàn ông to lớn khiêng chiếc xe
lăn lên phía trước quanh bục giảng mà khi ở đó đã có nhiều chiếc xe lăn đang
sắp hàng. Thời tiết rất nóng, mẹ tôi năn nỉ về nhà nhưng tôi nhất quyết ở lại.
Ngợi khen Chúa, mẹ tôi được chỉ ra để đem lên bục, và có một người phụ nữ
nhỏ bé xinh đẹp mà tôi không bao giờ quên, đã nói với mẹ tôi. Tôi thấy bà trả
lời bằng cách lắc đầu sau đó bà (bà Etter) đã đánh vào ngực (đối với tôi, cú
đánh đó có vẻ mạnh). Nó giống như một tia sét đánh vào bà, bà nhảy trên
chân mình và chạy vòng quanh, nhảy lên vui mừng. Tất cả mọi người đều la
hét lớn tiếng, tôi không biết họ có từng thấy điều gì giống như thế trước đây
hay chưa. Nhiều phép lạ khác đã xảy ra. Chúng tôi gần như phải buộc mẹ tôi
trên ghế khi về nhà. Bà muốn đi, nhưng bà vẫn còn yếu vì bà đã nằm trên
giường hai năm. Khi chúng tôi về nhà, bà ngoại của tôi và nhiều người hàng
xóm đang đợi chúng tôi. Mẹ tôi bước ra khỏi xe lăn và đi lên cầu thang.
Tất cả mọi người đều hét lên và khóc. Từ ngày đó trở đi, mẹ tôi hoàn toàn
được lành, khỏe mạnh, mập mạp, và yêu Chúa.”33
Vì cớ các buổi nhóm của bà ở Dallas và Los Angeles, Etter đã tiếp tục
là một nhà truyền giáo đi đầu trong phần đời còn lại của bà. Và dù bà
71
yêu thích cuộc sống lưu động, Chúa đã có một chương trình khác cho
bà. Ngài vẫn chưa viết xong các trang sử.
CÁC CÂU CHUYỆN LỀU TẠM
Sau bốn mươi lăm năm trong chức vụ và chia sẻ hàng ngàn bài giảng
xuyên lục địa, Chúa đã phán với Maria về việc xây dựng một lều tạm
ở phía tây Indianapolis. Nhiều người đã bảo bà hãy xây một nơi lâu
dài mà họ có thể đến bất cứ lúc nào để nhận được sự giúp đỡ của bà.
Khắp nơi của nước Mỹ đều đề nghị khu vực của họ, nhưng bà đã chọn
Indiana vì vị trí trung tâm của nó. Đúng với phong cách của Etter, Lều
Tạm này là một kiểu mẫu cho các Hội Thánh Ngũ Tuần ngày nay. Bà
xây dựng Hội Thánh kế bên nhà mình, và phục vụ ở đó trong sáu năm
cuối đời của bà.
2
3
Vào lúc đó, có rất ít Hội Thánh lớn. Vì vậy, vào năm 1918, khi Etter
xây một tòa nhà gồm năm trăm ghế ngồi thì đó không phải là một việc
nhỏ. Trong suốt chức vụ của bà, Maria chưa bao giờ đặt áp lực trên
mọi người để dâng hiến tài chánh. Nhưng trong việc xây dựng Lều
Tạm này, bà đã gửi nhiều lá thư kêu gọi hỗ trợ tài chánh. Tiền được
gửi vào và tòa nhà được xây dựng. Nó được cung hiến vào ngày 19
tháng Ba năm 1918, và đến bây giờ, chỉ có thêm một người nữ khác đã
vượt qua khả năng “xây Hội Thánh” của bà. Người đó là nữ truyền
giáo đã ganh đua rất nhiều với phong cách của Etter, Aimee Semple
McPherson.
Bà Etter đã dùng Lều Tạm này như nhà mình. Bà có sự hiểu biết đặc
biệt cho việc chọn lựa các cộng sự sẽ góp phần vào cơn phấn hưng. 
Kết  quả là, Hội Thánh vẫn còn đến ngày nay – dù ở trong một địa
điểm khác – đã gia nhập với Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần. Mọi
người từ nhiều nơi ở Mỹ tập hợp lại trong Hội Thánh bà, và nhiều
người đã ở lại như những thuộc viên trung tín. Một người nhớ lại rằng
“nhiều người đã tiến lên lúc kêu gọi và ngã xuống sàn trước khi họ lên
đến nơi.” Người đó nói rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy nhiều người
72
“giả bộ” hay bị xô ngã như thế – “Đó chính là Chúa. Không có điều
giả tạo nào về Etter cả.”34
Một câu chuyện diệu kỳ trong Lều Tạm liên quan đến một gia đình
người Ru-ma-ni. Con gái của họ bị bệnh lao và hai người phụ nữ Ngũ
Tuần đã đến nhà để cầu nguyện cho đứa con gái. Khi biết rằng con gái
họ được lành sau sự cầu nguyện, gia đình đó đã tìm một Hội Thánh
Ngũ Tuần và tìm được Lều Tạm này. Trong buổi nhóm đầu tiên của
họ, một người phụ nữ đã được chữa lành kỳ diệu từ căn bệnh ung
thư, đã đứng dậy và chia sẻ một sứ điệp trong tiếng lạ khoảng hai
mươi tám phút. Một số người thắc mắc vì sao Etter lại cho phép người
phụ nữ đó tự do trong Thánh Linh trong khoảng thời gian dài như
thế. Nhưng những thắc mắc của họ đã được trả lời vào ngày Chúa
Nhật hôm sau khi họ biết rằng người phụ nữ này đang nói tiếng Ru-
ma-ni, một ngôn ngữ cô chưa từng học.
Gia đình người Ru-ma-ni đó đã nghe một sứ điệp từ Chúa trong tiếng
mẹ đẻ của họ, khi ngồi lắng nghe, họ cảm thấy hoàn toàn choáng
ngợp. Người cha là người duy nhất có thể nói tiếng Anh. Có người
thuật lại rằng Maria và các thành viên trong Lều Tạm đó “đã học biết
cách để mong đợi những kinh nghiệm như thế nhiều như một số
người trong hội chúng mong đợi hát tất lễ ở cuối buổi nhóm của họ.” 35
Một câu chuyện Lều Tạm khác liên quan đến sự chữa lành của một bé
trai. Cậu bé mắc bệnh lao và đang có một khối u cỡ nắm tay. Khi
người mẹ dẫn cậu đến gặp Maria, bà đã nói: “Chúng ta sẽ chỉ cắt đứt nó
bằng Gươm của Thánh Linh”. Như thế, Etter đã cầm quyển Kinh Thánh
của bà và “đánh mạnh” vào cổ của cậu bé và cậu bé được lành.36
NGƯỜI VĨ ĐẠI GẶP NGƯỜI VĨ ĐẠI
Một trong những câu chuyện Lều Tạm tôi thích nhất là câu chuyện kể
về buổi nhóm của Maria Woodworth-Etter và Aimee Semple
McPherson. Vào thời điểm đó, Aimee vẫn là một nhà truyền giáo đi
khắp đó đây. Bà thật sự yêu mến Etter, và rất mong muốn gặp Maria
và ngồi dự một trong những buổi nhóm của bà. Theo ý của riêng tôi,

73
tôi tin Aimee đọc ngấu nghiến mọi thứ bà có thể đọc về Etter, và làm
vững mạnh sự kêu gọi của mình từ sự can đảm của Maria.
Có một lệnh cấm về bệnh cúm trên thành phố Indianapolis cho đến
khi “Chiếc xe Phúc Âm” của Aimee đi vào. Lệnh cấm cuối cùng đã
được chấm dứt vào đêm mà bà đến, và Aimee đã cho rằng đó là hành
động của Chúa. Bà đã viết vào nhật ký của mình, ghi ngày 31 tháng
Mười năm 1918:
“Nhiều năm qua tôi đã mong muốn gặp chị Etter, và đã nói về điều
này trong những tháng gần đây. Tôi đã mong mỏi nghe chị giảng và ở
trong các buổi nhóm của chị… Ngày mai, lều tạm của chị Etter sẽ mở
cửa và tôi sẽ có  được điều lòng mình ao ước. Vinh hiển thuộc về
Chúa!”
Sau khi họ gặp nhau, Aimee đã viết:
“Chúng tôi vui mừng và cùng nhau ngợi khen Chúa. Quyền năng của
Chúa tuôn đổ… tuôn đổ phước hạnh của Ngài trên chúng tôi.”37
Bà McPherson rời khỏi Indianapolis ngày hôm sau, vui mừng trên
đường của bà đến nơi đã định – California. Chúng ta chỉ có thể hình
dung những kỷ niệm bà trân trọng từ việc gặp gỡ Maria.
Trong khi không có câu tuyên bố nào từ Etter về điều bà nghĩ về
Aimee, người đồng đi với bà là Bertha Scheneider đã đưa ra một lời
bình. Một lần nọ, Etter và Aimee đang ở cùng một thành phố. Và đó là
buổi tối tự do của họ, vì vậy đội của Etter đã tham dự một trong
những buổi nhóm của Aimee. Nhưng Maria đã không đi. Lý do bà
Scheneider đưa ra cho điều này là: “Chị Etter lo lắng về hướng đi chức
vụ mà Aimee đang đi – những sự bày tỏ màu mè và những sự thu hút
phổ biến khác.”38 Cá nhân tôi cảm thấy vì bà Etter xuất thân từ bối
cảnh Thánh khiết, nên sự quan tâm của bà mang tính chân thành chứ
không phải chỉ trích.
Nhiều diễn giả nổi tiếng của thời đó đã đến thăm Lều Tạm. Dù không
được ghi lại, nhưng Etter đã gặp nhà truyền giáo huyền thoại người
Anh, Smith Wigglesworth, nhiều người cảm thấy ông là một môn đồ
74
trong chức vụ của bà. Nhiều người tin rằng Wigglesworth đã có được
nhiều điều trong các câu phương châm của ông từ Etter.39 Và
Wigglesworth đã tổ chức một loạt các buổi nhóm trong Lều Tạm sau
khi bà qua đời năm 1925.
Đối với một số người trong các bạn, những câu chuyện này có vẻ đáng
sợ. Hãy hiểu rằng Chúa đang khôi phục sự siêu nhiên cho Hội Thánh
thời nay. Một số người đang đọc quyển sách này e ngại điều đó. Chúa
đã phán với một số người trong các bạn hãy cầu nguyện cho người
bệnh trong Hội Thánh mình, và các bạn đã không làm. Có lẽ bạn
không biết nhiều về ý muốn của Chúa cho sự chữa lành. Có thể bạn
cảm thấy hoang mang. Ý muốn của Chúa là muốn con người được tự
do. Ngài đến để hủy phá mọi công việc của ma quỷ, không phải để
chịu đựng hay sống với chúng. Hội Thánh thời nay phải học cách xử
lý với kẻ hủy diệt và mang lại sự sống cho mọi người.
Quá nhiều người trong chúng ta cứ ở trong giới hạn của một tín lý “dễ
chịu” hay một thần học “chọn và lựa”. Chúa muốn toàn bộ ý định của
Lời Chúa được rao giảng và bày tỏ cho mọi người. Đó là lý do Chúa
Giê-xu ban cho chúng ta dòng huyết của Ngài. Hãy bắt đầu đọc sách
Công vụ rồi bạn sẽ học biết những người bày tỏ Thánh Linh Chúa và
sự chống đối mà họ khuấy động. Như các sứ đồ, Etter đã luôn chân
thật với toàn bộ ý muốn của Chúa trọn đời mình – bất kể những áp lực
và bắt bớ – và chúng ta cũng phải làm giống như thế. Bà là người đã
truyền lại ngọn đuốc, và chúng ta phải trung tín giữ lấy nó.
NGƯỜI TIÊN PHONG
Mùa hè năm 1924 là thời điểm khó khăn với Maria. Ở tuổi tám mươi,
với sức khỏe sút giảm do bệnh viêm dạ dày và phù nề, bà đã nhận
một tin rất đau lòng. Đứa con gái duy nhất của bà, Lizzie, sáu mươi
tuổi, đã bị chết trong một tai nạn xe điện. Bây giờ, mọi người trong gia
đình của Maria đã về với Chúa. Dù sức khỏe của bà yếu, bà vẫn có thể
dồn hết sức để đứng trên bục tổ chức cho lễ tang. Khi bà làm điều đó,
bà kêu gọi mọi người hãy đặt đức tin nơi Chúa và nhìn lên thiên đàng
– chứ không phải nhìn vào nấm mồ.40
75
Suốt năm đó, có nhiều lần    Etter quá yếu đến nỗi bà không thể đi
được. Nhưng điều đó không ngăn bà giảng lời Chúa. Nếu bà không
thể đi, bà sẽ phân công một ai đó khiêng bà vào và đặt ở phía sau bục
giảng. Cuối cùng, Lều Tạm đã tặng cho Maria một chiếc ghế gỗ lớn.
Sau đó, khi bà dường như quá yếu để đi, một vài thanh niên khỏe
mạnh sẽ mang chiếc ghế gỗ từ Hội Thánh đến nhà của bà, đặt bà lên
trên ghế và khiêng bà trở lại. Giây phút chân bà chạm đến bục giảng,
Thánh Linh Đức Chúa Trời khiến bà cử động được và bà sẽ đi tới đi
lui trên bục giảng, giảng và phục vụ trong quyền năng siêu nhiên của
Chúa. Hàng trăm người đã chứng kiến bà trông ốm yếu như thế nào,
rồi sau đó bà trở nên mạnh mẽ lạ thường ra sao. Cuối buổi nhóm,
những thanh niên đó sẽ đặt bà trở lại ghế và khiêng bà về nhà.
Đức tin của Etter đã khiến bà cứ tiếp tục khi nhiều người khác muốn
bỏ cuộc. Hãy nhớ, lúc này Etter đã tám mươi tuổi. Không có máy bay
và rất ít sự xa xỉ trong thời của bà. Không có máy điều hòa hay những
tiện nghi hiện đại. Bà đã đi khắp đất nước trong những chiếc xe ngựa
và xe lửa, nhiều lần ngủ trong một cái lều khi có ít tiền, hay khi không
có phòng. Nhưng đối với Etter, điều đó không quan trọng.
Ba tuần trước khi bà qua đời, Chúa đã bày tỏ với Maria rằng: “Chỉ còn
ít ngày nữa trước khi con rời đi” để nhận phần thưởng của mình. Lúc
đó, một người phụ nữ đã mang hoa đến và Etter đã đáp: “Tôi sắp sửa
ở nơi mà hoa sẽ nở mãi mãi.”41 Thậm chí, nhiều lần bà đã giảng cho
những người đến thăm mình.
Lúc bà qua đời, August Feich, một cộng sự, đã viết:
“Vài ngày trước khi bà qua đời, bà đã gọi tôi đến bên cạnh và cầm tay tôi rồi
nói, ‘Feich này, con có thấy là mẹ đang đi đường thế gian đi không?’ Câu trả
lời đến: ‘Có ạ, thưa mẹ.’ Và bà đáp: ‘Con đã trung tín trong chức vụ với mẹ
trong những năm qua. Bây giờ, mẹ tin rằng phước hạnh của Chúa sẽ tiếp tục
ở trên con; không lâu nữa con sẽ không còn mẹ bên cạnh giúp con.’”
Sự cuối cùng của Maria Woodworth-Etter đã đến mà không có sự vật
lộn nào khi bà chỉ từ từ chìm vào giấc ngủ sâu:

76
“Thị lực của bà vẫn tốt với người ở tuổi của bà. Trí lực của bà vẫn sắc bén
cho đến lúc cuối cùng. Không có giây phút nào trong lúc bị bệnh mà bà
không cảm thấy tự do trò chuyện với bạn về một chủ đề nảy sinh nào đó. Các
thánh đồ xung quanh bà đều tự do bất cứ lúc nào đến gặp và nhóm với bà.
Một số người đến khi họ được Thánh Linh dẫn dắt để cầu nguyện cho bà;
một số khác được bà cầu nguyện. Bà đặt tay trên người bệnh và cầu nguyện
cho những ai đang gặp khó khăn. Đây là điều bà đã làm cho đến cuối cùng.
Bà đã làm điều này vào thời điểm bà biết rằng sức lực của mình sẽ nhanh
chóng biến mất. Bà đã nói nhiều lần trong chức vụ của mình rằng bà thà sớm
bị kiệt sức vì Chúa Giê-xu hơn là bị sa sút.”42
Trước khi Etter về với Chúa ở tuổi tám mươi, bà đã chôn sáu đứa con
của mình và hai người chồng; giảng hàng ngàn bài giảng xuyên lục
địa; duy trì sự chiến thắng trên những kẻ lưu manh và những mục sư
gian ác; tiên phong trong chức vụ cho nữ giới; và không nao núng
trong việc bày tỏ quyền năng của Đức Thánh Linh với nhiều dấu kỳ
phép lạ cặp theo.
Bà không được học đầy đủ. Bà không quan tâm đến các lớp Kinh
Thánh và không dành thời gian để giải thích cách Chúa vận hành. Bà
giảng một Phúc Âm rất đơn giản, hoàn toàn phó dâng chính mình cho
Chúa, v2à6  tin vào những dấu kỳ phép lạ. Lòng đam mê của Maria là
để Phúc Âm trở nên sống động và để mọi người được Thánh Linh dẫn
dắt. Bà giảng nhiều lần với nước mắt lăn dài, khuyên nài những người
đã nghe hãy đến với Chúa Giê-xu. Các buổi nhóm và sự dạy dỗ của bà
đã mở đường cho việc thành lập nhiều hệ phái theo phong trào Ngũ
Tuần, bao gồm Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần (AG), Foursquare, và
nhiều hệ phái tương tự khác.
GIA ĐÌNH NGÀY NAY CỦA ETTER
Người thừa kế gần nhất của bà Etter không được nghe nói đến lần nữa
mãi đến năm 1977. Cháu cố của bà, Tom Slevin, đã có sự quan tâm
đến việc tra cứu gia phả của mình. Thật bất ngờ, anh đã khám phá ra
rằng một người bà con gần với mình là “một diễn giả tình nguyện nhỏ
bé” tên là Maria Woodworth-Etter, được biết đến như là Bà Etter. Bà

77
từng là nhà truyền giáo nổi tiếng và nhà sáng lập của một Hội Thánh
ở gần nhà của anh. Anh hỏi thăm về bà qua mẹ mình, Mary; nhưng
mẹ anh chỉ có thể kể được một ít, vì nhiều thông tin bị thất lạc nhưng
Slevin đã không bỏ cuộc. Anh tra cứu các sách vở và bài giảng của bà
Etter và liên tục đọc chúng. Không lâu sau, chính cuộc đời của anh
được tác động bởi những bài giảng của người nữ này, một số bài đã
được giảng cách đây 80 năm.
Slevin đã nói: “Khi lần đầu tôi đọc các sách của bà, tôi nghĩ chúng đã
bị thổi phồng các phép lạ kỳ diệu đó. Vì vậy, tôi đi đến các thị trấn
khác và tra cứu qua các vi phim. Tôi đọc các bài báo cũ và khám phá
một điều thật tuyệt vời. Tôi tìm được những câu chuyện trong sách
của bà hoàn toàn là sự thật và chính báo chí đã bỏ sót rất nhiều phép
lạ!”
Slevin và mẹ của anh trở nên rất hiếu kỳ về cuộc đời của bà Etter đến
nỗi họ đã đi đến nghe một nhà truyền giáo đã từng ngồi dưới chức vụ
của bà Etter khi còn là một cậu bé. Roscoe Russell, nhà truyền giáo này
đã từng là một cậu bé được chữa lành khi bị bà Etter dùng Kinh Thánh
“đánh mạnh” vào cổ. Khi mẹ của Slevin đi lên phía trước để được cầu
nguyện, nhà truyền giáo đó đã nói với bà: “Đức Chúa Trời đã nghe lời
cầu nguyện của bà cố của bạn cũng chính là Đấng đang ở đây hôm
nay. Ngài sẽ đáp lời cầu nguyện của bạn y như thế.” Sau đó, mẹ của
Slevin được báp tem trong Hội Thánh đã gắn bó với chức vụ của Etter.
Slevin thích so sánh chức vụ của bà Etter với chức vụ của Smith
Wigglesworth. Anh cảm thấy mối quan hệ của họ với Chúa rất giống
nhau, đặc biệt trong lãnh vực về đức tin. Dù anh đã có nhiều câu
chuyện yêu thích, Slevin kể rằng John G. Lake đã gặp bà Etter vào
năm 1913. Sau buổi gặp đó, có người thuật lại rằng Lake đã nói với
những người của ông rằng: “Hãy cầu nguyện giống như Mẹ Etter.”
Từ nghiên cứu của mình, Slevin đã có sự hiểu biết sâu sắc về tính cách
của bà cố mình. Anh kể lại: “Điều gây ấn tượng với tôi nhất là cuộc
đời của bà hoàn toàn tận hiến cho Chúa. Bà không giống như nhiều
78
người thời nay. Bà đi đến nơi nào Chúa bảo bà đi; cho dù đó là 20
người hay 1000 người. Thời gian của bà thuộc về Chúa. Bà không bao
giờ “quá bận” đến nỗi không làm điều Chúa phán. Mọi người đều
quan trọng đối với bà, vì họ quan trọng đối với Chúa. Đó là lý do vì
sao bà biết Chúa rất rõ. Đó là lý do vì sao bà có thể “đấm vào bụng ai
đó” hay “đánh vào cổ của họ”. Bà biết Chúa và bà biết Chúa sẽ chữa
lành họ.”43 Rõ ràng, qua gia đình Slevin, di sản thuộc linh của Etter sẽ
tiếp tục.
CÁI NHÌN CÁ NHÂN
Trong sự quan sát của cá nhân tôi, chức vụ mà Etter đã thực hiện đã
truyền lại và nó vẫn còn tiếp tục trên đất cho đến ngày nay. Mỗi chức
vụ đều cần có dấu kỳ và phép lạ cặp theo. Nếu không, người hầu việc
C2h7úa chỉ đang chơi đùa với chức vụ. Nếu chức vụ của bạn đang
tuân theo những mạng lệnh của Chúa Giê-xu thì các dấu kỳ phép lạ sẽ
đi theo bạn.
Phong cách và phương pháp của chức vụ đối với mỗi người đều khác
nhau. Không ai thi hành giống ai cả, vì tất cả chúng ta đều là những
người khác nhau và có nhiều thế hệ khác nhau cần được chinh phục.
Nhưng khi một chức vụ thi hành trong cùng tầm cỡ của người đã đi
trước đó, đôi khi tôi nói đến sự thi hành đó như “chiếc áo choàng” đã
được chuyển giao. Chiếc áo choàng là thuật ngữ thuộc linh có thể
được mô tả trong tự nhiên, giống như một chiếc áo khoác hay khăn
choàng. Khi chúng ta “mặc” chiếc áo choàng đó, chúng ta thi hành
chức vụ tương đồng mà bởi đó chúng ta nhận lãnh.
Từ cái nhìn cá nhân này, dường như Aimee Semple McPherson đã
tiếp tục chỗ mà bà Etter để lại, qua những dấu kỳ phép lạ và thành
tích tuyệt vời. Tôi tin rằng bà đã nhận lấy chiếc áo choàng của Maria.
Từ McPherson, một chiếc áo choàng tương tự dường như được
chuyển giao cho Kathryn Kuhlman. Kuhlman cũng được biết đến vì
nhiều phép lạ lớn lao trong chức vụ của bà và lòng khao khát của bà
trong mối thông công với Đức Thánh Linh. Ngày nay, trong thập niên
90, đối với tôi, dường như chiếc áo choàng tương tự đã được chuyển
79
từ Kuhlman cho Benny Hinn, dù Mục sư Hinn không thích người
khác nói về ông như thế. Hinn cảm nhận ông nhận chiếc áo choàng
của mình từ Chúa, không phải từ một ai khác. Ông là một mục sư vĩ
đại và nhà truyền giảng chữa lành từ Orlando, Florida.
ĐỪNG SA SÚT
Maria Woodworth-Etter đã vươn đến vô số ngàn người khắp nước Mỹ
với sứ điệp giải phóng của Chúa Giê-xu Christ. Những lời này được
viết về bà:
“Vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ vì Ngài đã
kêu gọi bà, ban cho bà quyền năng, gìn giữ và khiến bà trở thành một
“Người Mẹ trong Y-sơ-ra-ên” cho chúng ta. Tình yêu thương đã quan
phòng bà cũng là tình yêu thương dành cho chúng ta ngày nay. A-
men.”  44
Nhiều dấu kỳ phép lạ đầy quyền năng đang xảy ra trên đất lần nữa.
Vì vậy, hãy vun trồng những của báu tin kính bên trong bạn bằng trải
nghiệm và Lời Chúa, sau đó hãy mang nó lên bề mặt bằng sự cầu
nguyện và vâng lời. Hãy tin cậy Chúa về những dấu kỳ phép lạ sẽ đến
qua bạn. Hãy quyết tâm để được sử dụng trong thời khắc này và hãy
tấn tới cho sự đầy trọn mà Chúa dành cho bạn. Đừng để sự thoái trào
làm thất vọng hay cản trở bạn. Hãy kêu cầu Thánh Linh về quyền
năng và hoàn thành đường đua của bạn trong sự chiến thắng trọn vẹn.
Hãy tiếp nhận những lời của Etter:
“Thà kiệt sức cho Chúa Giê-xu Christ còn hơn là sa sút.”
Vậy nên, đừng dừng lại cho đến khi bạn hoàn tất. Thế giới đang tìm
kiếm câu trả lời đó trong bạn.
CHƯƠNG HAI, MARIA WOODWORTH-ETTER
Các tài liệu tham khảo
1 Wayne E. Warner, “Đừng phớt lờ ân tứ bên trong bạn,” Bài giảng
của Etter từ Người nữ truyền giáo  (Metuchen,0 NJ and London: The
Scarecrow Press, Inc., 1986], 307, Phụ lục C.
2   Như trên., 6.
80
3   Như trên, 7.
4   Như trên, 8.
5   Như trên, 10.
6    Maria Woodworth-Etter, “Một sứ điệp cho phụ nữ,” Nhật ký về
dấu kỳ phép    lạ
(Tulsa, OK: Harrison House, được tái in năm 1916), 215-216, 30-31.
7    Warner, Người nữ truyền giáo,  14.
8   Như trên., 21.
9   Như trên., 22.
10 Woodworth-Etter, Nhật ký về dấu kỳ phép lạ  (Tulsa, OK: Harrison
House, được tái in năm 1916), 67-68.
11  Warner, Người nữ truyền giáo,    41.
12  Woodworth-Etter, Nhật ký về dấu kỳ,    111.
13  Warner, Người nữ truyền giáo,  42.
14  Như trên.
15  Như trên, 148.
16  Như trên, 146.
17  Như trên.
18 Như trên., 81, Footnote 18, John Alexander Dowie, “Truyền giảng
xuất thần” Lá của sự chữa lành
(March 8, 1895], 382. Reprinted from Lá của sự chữa lành  (vấn đề cũ),
98.
19  Maria Woodworth-Etter, Cuộc đời và Lời chứng của Bà M. B.
Woodworth-Etter,      12.
20  Woodworth-Etter, Nhật ký về dấu kỳ,    151.
21 Như trên, 184.
22  Warner, Người nữ truyền giáo,    41.
23  Như trên, 213.

81
24  Như trên, 167.
25  Woodworth-Etter, Nhật ký về dấu kỳ,    166.
26 Như trên, 173.
27 Warner, Người nữ truyền giáo,    201.
28 Như trên, 202-203.
29  Như trên, 172.
30 Bài báo từ Nhà truyền giảng của cơn mưa cuối mùa  (Tháng Tám năm  
1913).
31 Warner, Người nữ truyền giáo,  188, Footnote 42 trích từ Các bài
giảng đầy dẫy Đức Thánh Linh  của Maria Woodworth-Etter
32  Như trên, trang169 từ quyển Lửa trên Đường Azusa  của A. C.  
Valdez.31 Warner, Người nữ truyền giáo,  188, Footnote 42 trích từ Các
bài giảng đầy dẫy Đức Thánh Linh  của Maria Woodworth-Etter
33 Lá thư cá nhân từ Elizabeth Waters gửi cho Thomas Slevin, cháu cố
ba đời của bà Etter.
34   Warner, Người nữ truyền giáo,  268, Footnote 21. Như trên, 256-257,
267, Footnote   13.
35   Như trên, 256.
36 Aimee Semple McPherson, This is That,  (Los Angeles, CA: Echo
Park Evangelistic Assoc., Inc., 1923], 149-150.
37   Warner, Người nữ truyền giáo, trang 294,  Footnote  11.
38   Như trên, 287.
39   Như trên, 290.
40   Woodworth-Etter, Life & Testimony of Mrs. M. B. Woodworth‐
Etter,      123.
41   Như trên., 124.
42  Cuộc phỏng vấn riêng với Tom Slevin, cháu cố ba đời của bà  
Etter.

82
43   Woodworth-Etter, Cuộc đời và Lời chứng của bà M. B. Woodworth‐
Etter,      138.

83
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Ba: Evan Roberts

“NHÀ PHẤN HƯNG XỨ WALES”


Theo ý của tôi, câu chuyện về nhà phấn hưng trẻ tuổi từ xứ Wales,
Evan Robert, là sự nghiên cứu buồn nhất mà tôi tiến hành về các
Tướng Lãnh. Vị diễn giả trẻ tuổi từ mỏ than của miền Nam xứ Wales
đã có một thời kỳ không thể nhầm lẫn trong cuộc phấn hưng khắp thế
giới được giao cho mình. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm, khải tượng giới
hạn, và sự kiểm soát của thế lực ma quỷ, chức vụ tuyệt vời của cậu đã
bị rút ngắn trước thời hạn. Trước khi chúng ta tìm hiểu về cuộc đời
của cậu, hãy thật hiểu rõ rằng những lẽ thật được trình bày ở đây
không nhằm mục đích phê phán. Những bài học tôi đem ra ánh sáng
mang tính xây dựng được lồng vào để thế hệ của chúng ta có thể học

84
cách  gìn  giữ tấm  lòng mình,  mặc lấy sự xức dầu,  và thành  công
chiến thắng trong sức nóng của ngọn lửa phấn hưng.
SỰ THẬT BỊ DÍNH ĐẦY BỤI THAN
Evan John Roberts sinh ngày 8 tháng Sáu năm 1878, trong một gia
đình Giám lý, tin vào học thuyết John Calvin của Henry và Hannah
Roberts. Tôi tin rằng “tinh thần của nhà phấn hưng” đã được xây
dựng ngay tức thì bên trong con người của cậu. Cha mẹ của Evan có
ảnh hưởng rất lớn trong việc nuôi dưỡng tinh thần và bản chất đó bên
trong cậu. Bản chất của cậu là một người xuất sắc và nhạy cảm. Gia
đình cậu được biết đến vì lòng yêu mến Lời Chúa và làm việc chăm
chỉ. Mỗi thành viên trong gia đình, cho dù còn nhỏ, đều nổi tiếng là
người am hiểu Kinh Thánh.
Tôi muốn nêu ra một ý ở đây: Hỡi các bậc cha mẹ, hãy để con cái mình
tham gia vào sự vận hành của Đức Chúa Trời. Tôi không thể nhấn
mạnh rằng việc dạy dỗ và huấn luyện con cái của quý vị trong những
điều thuộc về Chúa quan trọng đến thế nào. Chúng cần biết cách cầu
nguyện, cách học Lời Chúa, cách để ngồi dưới sự xức dầu. Hãy dạy
chúng thờ phượng Chúa cùng với quý vị, và hãy chỉ cho chúng cách
để thờ phượng. Ngọn lửa phấn hưng chết vì cớ nhiều bậc cha mẹ đã
để con mình trong trường mầm non thay vì mang chúng vào trong sự
vận hành của Chúa. Trường mầm non là một phước hạnh cho việc
chăm sóc trẻ thơ và trẻ nhỏ. Nhưng có thời điểm chúng có thể hiểu
được cách cư  xử đúng và có thể được vào trong buổi nhóm phấn
hưng.
Cơn phấn hưng làm sao có thể tiếp tục nếu thiếu sự chuyển giao?
Nhiều cuộc phấn hưng trong quá khứ và một số nhà phấn hưng đã
không chiếu cố đến thế hệ kế tiếp. Kết quả là, Chúa phải tìm kiếm một
thế hệ khác để nhen lại ngọn lửa mà lẽ ra không nên bị dập tắt. Nhiều
cuộc phấn hưng không cần phải chấm dứt. Cuộc phấn hưng lẽ ra phải
được tiếp tục. Ngọn lửa của Chúa phải được chuyển giao cho mỗi thế
hệ mới. Nhiều đứa trẻ dễ uốn nắn và nhạy bén, muốn học hỏi. Chúng
giống như miếng bọt biển háo hức rút hết mọi  thứ bạn chia sẻ với
85
chúng. Vì vậy, hãy là người thầy của chúng. Nếu bạn có con, trách
nhiệm tin kính trong việc chuyển giao ngọn lửa của Đức Chúa Trời
cho chúng nằm trong tay bạn. Và thật rõ ràng khi gia đình của Evan
Roberts đã nhận lấy trách nhiệm này một cách nghiêm túc.
Tính cách vững vàng của Evan là kết quả của sự dạy dỗ trong gia đình
cậu. Khi còn rất nhỏ, cha của Evan bị thương trong một vụ tai nạn ở
mỏ than. Vì vậy, cha của Evan đã đem cậu ra khỏi trường để giúp ông
trong các hầm mỏ. Evan chưa bao giờ phàn nàn.
Không lâu sau, Evan đã phát triển thói quen học thuộc lòng Kinh
Thánh của gia đình mình. Lúc nào cậu cũng mang theo Kinh Thánh.
Có người thuật lại rằng thậm chí cậu giấu Kinh Thánh của mình trong
những kẽ nứt của mỏ than trong lúc làm việc. Một ngày nọ, một vụ
hỏa hoạn lớn đốt sạch mọi thứ trong hướng đi của nó – trừ Kinh
Thánh của cậu bé Evan. Các trang giấy chỉ bị cháy sém, vì vậy, cậu
tiếp tục mang nó mỗi ngày và học thuộc lòng Kinh Thánh. Mỗi buổi
sáng, Evan đứng ngay cửa của mỏ than để đưa một câu Kinh Thánh
nào đó cho mỗi người thợ đi ngang để họ suy gẫm trong ngày làm
việc của mình. Sau đó, khi cậu bé Evan nhìn thấy họ vào buổi tối, cậu
sẽ hỏi: “Anh tìm  thấy lẽ thật nào trong câu Kinh Thánh đó?”1 Khi
những người đàn ông làm việc cực nhọc này đi ngang cậu bé dính đầy
bụi than, họ không hề biết rằng Chúa sẽ sử dụng cậu để thay đổi quốc
gia của họ như thế nào.
“CHÚA GIÊ-XU SẼ LÀM GÌ?”
Evan rất khác so với những cậu bé bằng tuổi mình. Cậu chưa bao giờ
tham gia trong các môn thể thao, các trò giải trí hay đùa giỡn thô tục.
Hằng ngày, cậu làm việc trong hầm mỏ, sau đó trở về nhà và đi một
dặm đến Hội Thánh Moriah Chapel. Vào năm mười ba tuổi, Evan
kinh  nghiệm sự gặp gỡ đầu tiên của mình với Chúa. Đó là lúc Evan
hứa nguyện dâng chính mình nhiều hơn cho công việc Chúa. Một câu
nói đơn giản nhưng sâu sắc được nói ra từ bục giảng của Hội Thánh
Moriah Chapel đã thay đổi cuộc đời của Evan. Câu nói “Chúa Giê-xu
sẽ làm gì?” trở thành nỗi ám ảnh của cậu. Cậu tự hỏi lần nữa: “Tôi đã
86
làm gì cho Chúa Giê-xu?” khi cậu hiến dâng chính mình cho công việc
của Chúa.
Evan quá mãnh liệt trong việc dâng cuộc đời mình cho Chúa đến nỗi
cậu đọc mọi thứ liên quan đến Chúa. Cậu dùng tiền mình kiếm  được
để mua nhạc cụ mà về sau cậu đã học cách chơi. Thực ra, cậu có thể
thành công trong hầu hết mọi thứ cậu tra tay vào vì cậu đặt cả tấm
lòng mình vào điều đó. Cậu xuất sắc trong một thời gian học nghề
kinh doanh được mang đến cho cậu, và cậu vượt trội trong tính cách
cá  nhân. Cậu cũng là một nhà văn viết nhiều tác phẩm, rất nhiều bài
thơ và bài văn của cậu được in trong tờ báo địa phương.
Trong khi những người khác cùng tuổi cậu thích thú với việc hẹn  hò
thì Evan lại thích ở trong Hội Thánh thảo luận Kinh Thánh với những
người nam khác. Không lâu sau, các trưởng lão của Hội Thánh giao
cho cậu trách nhiệm bắt đầu một nhóm thảo luận hàng tuần cho
những thanh niên giống như cậu. Nhưng những thời gian vui vẻ này
kết thúc đột ngột khi mỏ than Evan làm việc bị nổ. Những người nam
độc thân là những người đầu tiên được giảm bớt trách nhiệm của
mình. Vì vậy, vào năm 1898, Evan bắt đầu làm việc trong Mountain
Ash, một thị trấn phía bắc của nơi cậu sinh sống. Cậu rời khỏi nhà mà
không hề biết gì về sự chuẩn bị thuộc linh mà mình có được.
“TÔI ĐANG CHÁY VÀ ĐANG CHỜ ĐỢI MỘT DẤU HIỆU”
Vào thời điểm đó, chỉ một số ít người hiểu được quyền năng của sự
cầu nguyện. Hầu hết những người đến nhóm như một cam kết về đạo
đức, thay vì là một sự cam kết thuộc linh. Nhưng Evan không như thế.
Vì lòng khao khát Chúa cách lạ thường, Evan đã dành thời gian nhiệt
thành trong sự cầu nguyện và cầu thay. Cậu cầu nguyện nhiều đến
nỗi khi đến năm hai mươi tuổi, cậu được một số người biết đến như
một “kẻ mất trí thần bí”2. Các câu chuyện về cậu được truyền đi khắp
nơi. Có nhiều lời xì xầm về việc nhìn thấy cậu đứng “như xuất thần”
bên đường trong khi thốt ra những tiếng thở dài sâu kín khi miệng
cậu cứ mấp máy không ra tiếng gì cả.3 Cũng có người nói rằng cậu
suy gẫm  Lời Chúa quá lâu đến nỗi cậu thường bỏ lỡ bữa tối. Thỉnh
87
thoảng cậu thức đến nửa đêm để thảo luận và cầu nguyện với một
người bạn về sự phấn hưng.
Nhiều mục sư lo lắng đã đến gặp Evan về cách hành xử không bình
thường của cậu. Cậu chỉ trả lời họ rằng: “Nhưng Thánh Linh khuấy
động con.” Trong suốt thời gian đó, nhiều người bạn cũng giới thiệu 
với cậu một bác sĩ chuyên khoa người Mỹ, bác sĩ Hughes. Vị bác sĩ này
bảo các bạn của Evan rằng cậu đang bị “mắc chứng cuồng tôn giáo”.
Một Cơ Đốc Nhân đã nói về Evan:
“Chúng tôi thường có một buổi đọc Kinh Thánh và cầu nguyện trước
khi tắt đèn đi ngủ. Sau đó, tôi có thể nghe Evan kêu xin và rên siết
trong Thánh Linh. Tôi không thể hiểu điều anh nói với Chúa là gì, một
nỗi sợ thánh nào đó đã ngăn tôi hỏi anh.”
Dù nhiều người không hiểu phương cách của Evan, nhưng quyền
năng thuộc linh mà cậu bày tỏ thật không thể nhầm lẫn. Một lần nọ,
cậu đi đến Builith Wells để dự một buổi nhóm cầu nguyện mà cậu
được  mời đến. Tấm lòng của mọi người đã tan chảy vào lúc quyền
năng được bày tỏ trong lời cầu nguyện của Evan. Sau buổi nhóm, vị
mục sư đến gặp Evan và khuyên cậu hãy cân nhắc về chức vụ trọn
thời gian.
Evan suy xét về điều đó và vâng theo tiếng gọi. Qua Hội Thánh của
cậu, cậu phải giảng hai lần trong mười hai Hội Thánh cùng hệ phái, và
các bài giảng của cậu đã được ủng hộ rất nhiều. Cậu đã kể cho một
người bạn của mình rằng bí mật thiên đàng của cậu là: “Hãy xin sẽ
được. Hãy thực hành một đức tin trọn vẹn và rõ ràng nơi lời hứa của
Chúa về Thánh Linh.”5
Trong giai đoạn này, Evan đã viết thư cho một người bạn và nói: “Tôi
đã cầu xin Chúa sẽ báp tem cho anh và tôi bằng Đức Thánh
Linh.”6 Không lâu sau đó, cậu được đầy dẫy Thánh Linh đến nỗi chiếc
giường của cậu bị rung. Sau đó, cậu được đánh thức mỗi đêm đến 1
giờ sáng để “tiếp tục mối thông công thiên thượng”.  Cậu cầu nguyện bốn
giờ đồng hồ, sau đó đi ngủ thêm 4 tiếng từ lúc 5 giờ, rồi cầu nguyện từ
9 giờ cho đến 12 giờ trưa.”
88
Vào tháng Mười Hai năm 1903, Evan nhận biết trong lòng rằng Chúa
đã có chương trình cho một cuộc phấn hưng lớn cho cộng đồng  xứ
Wales. Trong lúc giảng tại Moriah, ông đã nói: “Tôi đã giơ tay ra và
chạm vào ngọn lửa. Tôi đang cháy và đang chờ đợi một dấu hiệu.” 7
Tôi xin đưa ra ý kiến ở đây. Cuộc phấn hưng phải ở trong lòng của
bạn trước khi nó đến trên thế giới này. Mỗi cuộc phấn hưng không
liên quan gì đến người sau cùng, nhưng nó liên quan đến người mang
nó đến.

Nhà nguyện Moriah


Trong suốt thời gian này, các hệ phái ở xứ Wales đều đang cầu
nguyện cho sự phấn hưng. Nhà nguyện Moriah có tín lý mạnh mẽ của
John Calvin, vì vậy Evan cũng được dạy dỗ kỹ càng về tín lý của “con
người, tội lỗi, và sự cứu rỗi.” Nhiều sinh viên trường Kinh Thánh buộc
phải lắng nghe những diễn giả nổi tiếng trong hệ phái của họ và bắt
89
chước phong cách giảng của họ. Nhưng Evan là một ngoại lệ. Dù ông
được nhận vào trường Kinh Thánh, nhưng ông không thể hoàn thành
việc học của mình vì lòng mong ước nung nóng rao giảng và cầu
nguyện.
“XIN UỐN NẮN CHÚNG CON. XIN UỐN NẮN CHÚNG CON”
Đối với Evan Roberts, năm 1904 là một năm tranh chiến lớn. Ông bị
giằng xé giữa việc làm theo điều mọi người mong đợi và việc đi theo
điều ông cảm nhận là Thánh Linh Đức Chúa Trời muốn ông làm.
Sidney Evans, người bạn thân nhất của ông, đã tham dự một buổi cầu
nguyện và quay trở về đầy phấn khởi. Ông nói với Evan cách mà ông
đã hoàn toàn phó dâng đời mình cho công việc Chúa. Nhưng Evan
phản ứng cách lạ thường. Ông sợ rằng mình không thể nhận được sự
đầy trọn của Thánh Linh, ông đã bị trầm cảm – một cách mà nhiều
người biết về ông trong suốt thời gian chức vụ. Ông suy nghĩ quá
nhiều đến điều này đến nỗi không ai có thể yên ủi ông.
Sau đó, vào tháng Chín, những người bạn của Evan thuyết phục  ông
cùng đi với họ để nghe một nhà truyền giáo khổ hạnh tên là Seth
Joshua. Dẫu không biết Evan, mục sư Joshua đã cầu nguyện nhiều
năm xin Chúa dấy lên một “Ê-li-sê” khác từ một người ban đầu và
“phủ trên người đó bởi quyền năng.”9 Và Joshua đã nhận được chính
xác điều  ông cầu xin. Khi cơn phấn hưng mạnh mẽ đến qua sự lãnh
đạo của  Evan Roberts, những diễn giả vĩ đại và cao quý của nước
Anh và xứ Wales đã bị ép ngồi dưới chân của những thợ mỏ thô bạo
và chăm chỉ để nhìn xem những công việc diệu kỳ của Chúa.
Evan vẫn giữ im lặng trong suốt buổi nhóm của Joshua. Nhưng khi vị
mục sư bắt đầu cầu nguyện: “Xin uốn nắn chúng con! Xin uốn nắn
chúng con!” Tâm linh Evan khuấy động bên trong. Sau buổi nhóm, cả
nhóm đến nhà của Joshua để dùng điểm tâm, nhưng Evan từ chối 
không ăn. Ông cực kỳ căng thẳng và nghiêm nghị. Ông sợ rằng Đức
Thánh Linh sẽ đến trên ông và ông không thể tiếp nhận Ngài. Vì thế,
một lần nữa, Evan đặt mình vào tình trạng trầm cảm.
90
Theo quan điểm của tôi, điều này bày  tỏ chàng trai trẻ này hiểu nhầm
về đường  lối của Đức Thánh Linh. Áp lực căng thẳng không bình
thường mà ông đặt trên mình chỉ dẫn đến sự sai lầm về sau này. Đức
Thánh Linh sẽ không bao giờ áp đặt chính Ngài trên bất kỳ ai cả. Ngài
sẽ không bao giờ ban cho bạn một điều gì đó mà bạn không thể đón
nhận hay bảo bạn phải làm điều nào đó mà bạn không thể làm. Đức
Thánh Linh không phải là Đấng tra tấn linh hồn  bạn,  điều  khiển 
bạn,  hay áp  đặt bạn vào sự cô lập. Ngài đến để ban quyền năng cho
bạn để làm công việc Ngài. Chúa đến để chuyển giao sự dạn dĩ, nhạy
bén và năng lực của Ngài. Mọi điều chúng ta cần phải làm là nói rằng:
“Đức Thánh Linh ơi, xin Ngài hãy đến.” Nếu cuộc đời chúng ta cần sự
điều chỉnh, Chúa sẽ bày tỏ những lãnh vực đó cùng với chương trình
của Ngài để làm cho chúng được lớn lên. Vương quốc thiên đàng là
công chính, bình an và vui mừng. Còn bất kỳ điều gì khác sẽ khiến
bạn mất cân bằng.
Evan rời khỏi nhóm bạn của mình và quay trở về nhà thờ nơi mục sư
Joshua tổ chức buổi nhóm. Trong lúc ở đó, ông bắt đầu đáp ứng với
lời cầu nguyện lúc đầu của Joshua bằng việc kêu lớn với Chúa
rằng: “Xin uốn nắn con! Xin uốn nắn con!” Trong lời cầu nguyện đầu
phục hoàn toàn này, ông nhận được sự mặc khải về tình yêu của
Chúa. Evan đầu phục theo ý muốn của Chúa trong ngày hôm đó và để
lòng thương xót của Chúa đổ đầy ông. Kể về kinh nghiệm này, về sau
ông đã nói: “Chính Chúa, trong việc tuôn đổ tình yêu của Ngài đã
bắt phục tôi… Sau khi tôi được “bắt phục”, một làn sóng bình an và
vui mừng đổ đầy trong lòng tôi.” 10 Bây giờ, Evan cảm thấy sẵn sàng
để trở thành sứ giả của Chúa.
Dù nhiều lần, dường như Evan Roberts không được thúc đẩy đến
những điều thuộc về Chúa một cách tự nhiên, nhưng cũng có thể nói
rằng ông mang lấy một tình yêu thương lớn lao cho Đức Thánh Linh
và sự vận hành của Ngài trên đất này.
MỘT CÁNH TAY VƯƠN RA TỪ MẶT TRĂNG

91
Evan không phải là người thường được ban cho nhiều khải  tượng.
Ông nhận khải tượng đầu tiên vào tháng Mười năm 1904.
Trong lúc đang đi dạo trong vườn với Sidney Evans, Evan để ý  thấy
Sidney đang mê mẩn ngắm nhìn mặt trăng. Vì vậy, Evan nhìn lên trời
và hỏi: “Anh đang nhìn gì thế? Anh thấy gì?” Bất thình lình, Evan
cũng nhìn nữa. Ông nhìn thấy một cánh tay dường như đang vươn ra
từ mặt trăng, vươn đến xứ Wales.
Evan đã từng nhiệt thành cầu nguyện cho hàng trăm ngàn linh hồn
được thêm vào Vương quốc Chúa, và ông nhận được khải tượng hiếm
có này như một câu trả lời trực tiếp cho sự cầu nguyện của ông. Bây
giờ, thậm chí ông càng quyết tâm hơn  trong việc bắt đầu chức vụ của
mình. Ông đã sẵn sàng để dâng tất cả thời gian và tiền bạc của mình
cho công tác đặt trước mặt ông. Câu nói của ông: “Chúng ta không
thể làm gì nếu không có Đức Thánh Linh” 11, đã đặt thứ tự ưu tiên
cho phần còn lại trong chức vụ của Evan.
Thỉnh thoảng điều đó hiệu quả, trong khi những lần khác lại mang
tính quá khích.
Vì nóng cháy cho Đức Thánh Linh, đôi khi Evan dường như đảm
nhiệm sự bênh vực cá nhân cho Ngài. Một lần nọ trong lúc ngồi trong
buổi nhóm, ông nhảy lên, cắt ngang bài giảng, và lên án những người
trong hội chúng đã không thành thật và hết lòng. 12 Những người bạn 
của ông lo lắng, trong khi những người khác dán nhãn cho ông là một
kẻ mất trí. Cũng nhanh như lúc Evan chuyển sang quá khích, ông
thường cũng bình tĩnh và hướng dẫn những người xung quanh về
cách để có được sự bình an với Chúa.
CÁC CHÌA KHÓA THẤT LẠC
Cuối cùng, Evan cũng có được sự ủng hộ để bắt đầu một loạt buổi
nhóm nhỏ. Điều bắt đầu vào ngày 31 tháng Mười như một buổi nhóm
nhỏ của Hội Thánh đã phát triển thành một cơn phấn hưng lớn và kéo
dài hai tuần!
Cả nhóm bắt đầu với vài tín hữu hết lòng chăm chú lắng nghe sứ điệp
của Evan. Thay vì đứng đằng sau bục giảng, nhà phấn hưng trẻ  tuổi
92
này đi lên đi xuống lối đi giữa của nhà thờ, giảng và đặt câu hỏi cho
những người ngồi trên ghế. Điều này chưa ai biết đến trong thời của
ông. Mục tiêu của những buổi nhóm ban đầu đó là để dốc sức huấn
luyện những người cầu thay cho cơn phấn hưng sắp xảy ra. Evan
thành công trong mục tiêu của mình. Ông tin rằng cơn phấn hưng sẽ
đến qua sự nhận biết về Đức Thánh Linh và người đó phải “đồng làm
việc” với Thánh Linh để có thể vận hành trong quyền năng của Ngài.
Ngay cả thiếu nhi cũng được huấn luyện để cầu nguyện vào buổi sáng
và buổi  tối để xin Chúa “sai Thánh Linh đến với Hội Thánh Moriah vì
cớ  Chúa Giê-xu Christ!”
Không lâu sau, các buổi nhóm trở nên sôi nổi, và Evan gửi lời đến
trường Kinh Thánh xin thêm nhân lực. Nhiều sự khuấy động cầu thay
mạnh mẽ lan khắp căn phòng trong mỗi buổi nhóm, và nhiều lần các
buổi nhóm kéo dài quá nửa đêm. Một lần nọ, Evan cầu nguyện cả đêm
với một hội chúng và không trở về nhà mãi đến sáng hôm sau. Nhóm
nhỏ cầu thay này được dẫn dắt bởi nhà truyền giáo trẻ tuổi đã thay
đổi cả cộng đồng đó. Một số buổi nhóm kéo dài đến 4 giờ sáng với
nhiều đám đông tụ họp bên ngoài cho buổi cầu nguyện lúc 6 giờ sáng.
Hai năm sau, tất cả mọi người ở xứ Wales đều biết đến tên của Evan
Roberts.
Trong cơn gió lốc phấn hưng này, Evan không muốn được công nhận
là người lãnh đạo của cơn phấn hưng. Ông kịch liệt phản đối bất kỳ
người nào tìm đến ông theo cách như thế và thậm chí ông từ chối
được chụp hình. Có người nói, một lần nọ ông thậm chí trốn phía sau
bục giảng khi một thợ chụp ảnh tạp chí bước vào buổi nhóm với một 
cái máy chụp hình. Kết quả là, những tấm hình chúng ta có về Evan 
đều là của gia đình.

93
Tháng Hai, 1905
Các buổi nhóm của Evan được đánh dấu bằng việc cười, khóc,  nhảy
múa, vui mừng và tan vỡ.13Không lâu sau, nhiều tờ báo bắt đầu  kể về
những điều đó, và cơn phấn hưng trở thành câu chuyện của quốc gia.
Một số phóng viên cũng tin Chúa trong các buổi nhóm. Cơn phấn
hưng lan ra nhanh chóng khắp xứ Wales. Không lâu sau, các quán
rượu và rạp chiếu phim đều đóng cửa. Những người từng hành nghề
mại  dâm bắt đầu theo học Kinh Thánh. Nhiều người bắt đầu trả nợ
lâu đời của họ. Và những người từ phung phí tiền bạc cách ích kỷ cho
rượu chè đột nhiên làm việc chăm chỉ và giúp đỡ gia đình mình. Các
buổi nhóm phấn hưng ở xứ Wales không có ban hát hay nghi lễ đặc
biệt. Không có dâng hiến, không có thánh ca, không có các ban ngành,
không có người hướng dẫn hát, không có quảng cáo. Những người
lãnh đạo từ các hệ phái đói khát Chúa đều đến tham dự các buổi
nhóm. Có người thuật lại rằng trong một thành phố, tất cả các mục sư
94
đều trao đổi bục giảng của mình trong một ngày nhằm cố gắng phá vỡ
các bức tường hệ phái và thiết lập sự hiệp một. Ngay cả những người
nữ cũng được chào đón để dự phần. Cho đến thời điểm này, những
người phụ nữ xứ Wales từng bị cấm không được tham gia vào vai trò
công khai nào trong Hội Thánh, nhưng bây giờ có thể nhìn thấy họ
cầu nguyện và ngợi khen cách cởi mở. Cuối cùng, Evan thậm chí khích
lệ phá bỏ những rào cản chủng tộc và quốc gia.
Cơn phấn hưng xứ Wales được thiết lập trên bốn điểm: (1) Xưng mọi
tội mình nhận biết, (2) Tra xét mọi điều thầm kín và những điều đáng
ngờ, (3) xưng nhận Chúa Giê-xu một cách công khai, (4) Cam kết bằng
lời rằng bạn sẽ hoàn toàn vâng lời Đức Thánh Linh.
Evan Roberts đã khám phá ra những chìa khóa dẫn đến phấn hưng.
Và nếu những chìa khóa này là quan trọng vào thời bấy giờ, thì ngày
nay chắc chắn chúng cũng là điều quan trọng. Tôi tin rằng “sự ăn năn”
là một từ mà ngày nay đã bị lu mờ. Nó đã bị mất nhiều ý nghĩa có liên
quan đến các vấn đề xã hội và thái độ sai trật. Nhiều người quá bị
cuốn theo luật về ân điển và lòng thương xót của Chúa đến nỗi họ bỏ
qua phần còn lại trong luật pháp của Ngài. Ân điển và thương xót
không  cho phép chúng ta sống bất cứ cách nào mà mình muốn.
Chúng ta không sống dưới ân điển và sự thương xót rẻ tiền. Sự công
chính mà chúng ta nhận được khi tin Chúa được mua bởi huyết của
Chúa  Giê-xu – một cái giá lớn đến nỗi không đủ lời diễn tả. Nếu
chúng ta không vâng lời, chúng ta sẽ không nhận được. Sự ăn năn
mang chúng ta vào trong vương quốc Đức Chúa Trời, và ăn năn giữ
chúng ta cứ tiếp tục di chuyển với đám mây của Ngài.
Cũng vậy, chúng ta phải yêu mến Chúa hơn bất cứ điều gì khác. Khi
tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy mình phải ngừng chơi bóng rổ. Không có gì
sai với bóng rổ cả. Nhưng vào thời điểm đó, tôi biết điều Chúa kêu gọi
tôi làm, và dường như tôi thích bóng rổ hơn việc cầu nguyện. Vì vậy,
tôi đã ngừng chơi bóng rổ. Chúa đã sắp đặt một chương trình cho
cuộc đời tôi. Tôi đồng ý với điều đó, và sự cầu nguyện trở thành sức
mạnh thúc đẩy cuộc sống tôi. Việc tận hưởng cuộc sống là điều tốt.
95
Bạn chỉ cần bảo đảm rằng mình không yêu mến cuộc sống này hơn
Chúa thôi.
“CHÚA KHIẾN TÔI TRỞ NÊN MẠNH MẼ VÀ TRƯỢNG PHU”
Các buổi nhóm của Roberts không giống như bất kỳ buổi nhóm từng
có ở xứ Wales. Một buổi nhóm nọ bắt đầu với hai cô gái đứng trên bục
giảng. Một người cầu nguyện và kêu gọi mọi người hãy đầu phục Đức
Thánh Linh. Sau đó, người kia bắt đầu làm chứng bằng lời hát trước
khi khóc. Họ gọi điều này là “làm nóng bầu không khí.”14 Nếu  hội
chúng thắc mắc vì sao Evan Roberts không lên sân khấu sau khi hai cô
gái đó kết thúc, họ chỉ cần nhìn vào ông. Ông đang quỳ gối, khóc lóc
và nài xin Chúa. Nhiều người nói rằng không phải nhờ tài hùng biện
của Evan Roberts mà làm tan vỡ những người đàn ông khác – nhưng
là do những giọt nước mắt của ông. Trong quyển sách Con đường
Azusa,  Frank Bartleman đã trích dẫn một câu nói của một nhân chứng:
“Roberts có thể ngã trên bục giảng trong sự đau đớn tột cùng, trong
khi nhiều người trong đám đông ngất đi.”
Điều thường thấy trong các buổi nhóm của Evan là nhiều thành viên
trong hội chúng đột  nhiên quỳ gối và lớn tiếng cầu nguyện. Những
làn sóng vui mừng và đau buồn cứ tuôn đổ vào hội chúng. Nhiều
người nữ quỳ gối xuống và nhiều người nam nằm ở giữa lối đi khóc
lóc, cười lớn và cầu nguyện. Trong những lúc đó, không có phần đọc
Kinh Thánh hay chơi nhạc. Một vài người được cảm động đứng lên và
hát thánh ca. Thậm chí hội chúng đắm chìm trong sự hiện diện của
Chúa đến nỗi họ quên về nhà để ăn tối. Điều này chưa từng được biết
ở miền Nam xứ Wales vào thời đó. Ngày tháng trôi qua, buổi nhóm
tối trở thành buổi cầu nguyện liên tục. Mọi người có thể thấy Evan đi
lên đi xuống lối đi  ở giữa nhà thờ, vung tay, vỗ tay và nhảy lên nhảy
xuống.
Dù sự thành công của ông đã trở thành chủ đề của cả nước, nhiều
người vẫn không biết nên nghĩ gì về Evan Roberts. Họ từng quen với
cái nhìn bùng cháy của những diễn giả thời xưa, và Evan lại chưa bao
giờ cất cao giọng của mình. Đôi khi ông được gọi là “diễn giả im
96
lặng”. Nếu Evan không cảm nhận sự xức dầu để giảng, ông sẽ im
lặng. Một lần nọ, Evan ngồi trên hàng ghế đầu ba hay bốn giờ đồng
hồ, sau đó chỉ đứng lên giảng trong 15 phút.
Cũng trong ngày đó, hầu hết mọi người thường quen với những diễn
giả có khuôn mặt mộc và trang nghiêm. Nhưng Evan luôn ngược lại.
Khuôn mặt của ông luôn tươi cười. Một lần nọ, khi một mục sư đọc từ
một danh sách ba mươi ba người tin Chúa, Evan khoanh tay lại và la
lên: “Điều này không tuyệt vời sao?”
Kết quả của cơn phấn hưng, nhiều cửa hàng địa phương không có đủ
Kinh Thánh trong tiệm. Ngành công nghiệp khai thác than cũng mang
một dáng vẻ mới. Những con ngựa thồ từng được huấn luyện trước
đây để đáp ứng với sự hướng dẫn bao gồm lời tục tĩu. Nhưng bây giờ,
với nhóm người thợ mỏ được tái sanh, họ nhận thấy những con ngựa
của mình cần phải được huấn luyện lại vì các con vật không biết cách
tuân theo mạng lệnh thông thường mà không có lời chửi rủa trong đó.
Dĩ nhiên, có một mối lo thường lệ. Mọi người xì xào vì cớ dường như
không có trật tự trong giờ nhóm. Và Evan làm việc ngày đêm không
ngưng nghỉ. Một lần nọ, khi được hỏi về điều này, ông trả lời:
“Mệt ư? Không lần nào cả. Chúa đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ và
trượng phu. Tôi có thể đương đầu với hàng ngàn người. Thân thể tôi
đầy năng lượng ngày và đêm và tôi không ngủ trước khi tôi trở lại
trong các buổi nhóm lần nữa.”15
Có một tư liệu thực tế ghi lại rằng Evan Roberts ngủ và ăn rất ít trong
suốt hai tháng đầu của cuộc phấn hưng lớn này. Thực tế, ông chỉ ngủ
hai hay ba tiếng mỗi đêm.

HÃY NGHE ĐIỀU NÀY: NGHỈ NGƠI


Để có thể tiếp tục bước đi trong Thánh Linh, chúng ta phải vâng theo
các quy luật chung mà Chúa đã thiết lập. Một trong những quy luật
đó là chăm sóc thân thể của chúng ta. Dẫu sự thật rằng Thánh Linh là
Đấng vĩ đại hơn xác thịt, nhưng nếu chúng ta không chăm lo cho phần
xác trong lúc còn trên đất này thì thân thể sẽ bị suy yếu, hoặc  thậm
97
chí sẽ chết. Nếu thân thể này chết, phần tâm linh phải rời đi. Chúa đã
thiết lập quy luật chung này để nói rằng thân thể chúng ta cần sự 
nghỉ ngơi và thức ăn đầy đủ. Chính Chúa cũng nghỉ ngơi vào ngày
thứ bảy sau công cuộc sáng tạo, thiết lập nguyên tắc này cho chúng ta.
Khi tôi đang ở trong sự xức dầu, sự xức dầu đó ảnh hưởng trên mọi
phần của tôi. Thân thể tôi cảm thấy mạnh mẽ, và tâm trí tôi đầu phục
với ý muốn Chúa. Vì sao? Vì sự xức dầu mang đến sự sống. Tuy
nhiên, các nhu cầu thể chất của cơ thể tôi vẫn tiếp tục, cho dù có sự
xức dầu hay không. Máu của tôi vẫn cần ô-xy và chất dinh dưỡng, và
tâm trí tôi vẫn cần nghỉ ngơi. Chúng ta chưa ở trong thân thể đã được
làm cho  vinh hiển. Vì vậy, những nhà phấn hưng trưởng
thành phải  học cách chăm lo cho thân thể của mình. Bạn có thể  sống
vậy với tâm linh mình, vận hành trong sự xức dầu, và có sự nghỉ ngơi
mà bạn cần. Đức Thánh Linh sẽ không bao giờ thúc ép bạn – Ngài dẫn
dắt bạn. Bạn không thể  đi theo Chúa và lắng nghe Ngài một cách
chính xác nếu cơ thể của bạn kiệt quệ và mệt nhoài. Áp lực và nhu cầu
lúc nào cũng có khi phấn  hưng xảy ra vì con người sẽ nhận biết được
tình trạng thuộc linh của mình. Một nhà phấn hưng cần phải biết
cách lãnh đạo  và nghỉ ngơi  để có thể tiếp tục là công cụ đầy sự sống của
Chúa. Tôi tin rằng một trong những lý do chính mà chức vụ của Evan
Roberts bị rút ngắn là vì ông đã không học biết nguyên tắc này.
Evan đã sớm bày tỏ nhiều dấu hiệu căng thẳng về cảm xúc. Nhưng bất
kể sự quá tải đó, ông vẫn tiếp tục đi từ thị trấn này đến thị trấn khác
và khuyên nài cư dân ở đó nghĩ về người hư mất.
Bất cứ khi nào những người bạn khích lệ ông nghỉ ngơi thì ông đều
phản ứng dữ dội với họ. Dù thân thể ông nhanh chóng suy yếu, quyền
năng Chúa vẫn tiếp tục đáp ứng với sự đói khát của mọi người. Một
tờ báo đã tường thuật rằng trong lúc một số người la lớn với sự cáo
trách thì một số khác run lên.16
BÀY TỎ SỰ THIÊN THƯỢNG
Thật là một trải nghiệm siêu nhiên khi ở trong buổi nhóm của Evan
Roberts. Ông có khả năng dẫn đưa vào sự hiện diện của Đức Thánh
98
Linh gần như là một sức mạnh hữu hình. Ông khiến những người đến
Hội Thánh bình thường ý thức về thế giới thuộc linh, đặc biệt trong 
khía cạnh tinh sạch và thánh khiết đối với Chúa. Vì hiếm khi giảng,
nên Evan để cho ba nữ ca sĩ – Annie Davies, Maggie Davies, và S. A.
Jones – đi cùng với ông. Nhiều lần, họ hát cho hội chúng nghe một sứ
điệp được Chúa cảm động. Evan sẽ quở trách bất kỳ ai cố gắng làm im
lặng tiếng hát đó. Ông tin rằng Đức Thánh Linh cần phải có vai trò
chính yếu và không ai có quyền xen ngang Ngài. Ông cảm thấy rằng
nếu làm như vậy sẽ mời gọi một dạng thẩm quyền và sự kiểm soát sai
trật.
Đối với Evan, Đức Thánh Linh không phải là một thế lực không  thể
nhìn thấy, nhưng là một Đấng Thánh cần được ngợi khen và tôn cao
trong quyền của Ngài và phải được vâng phục hoàn toàn. Thậm chí có
thời điểm khi một hay hai người trong hội chúng không dự phần,
Evan sẽ đứng dậy và nói: “Thánh Linh không thể ở với chúng ta lúc
này.”17 Sau đó, nhiều lần ông sẽ rời khỏi buổi nhóm.
Nhiều dân cư từ các thị trấn địa phương và những cộng đồng lân cận
thường đổ xô vào các tòa nhà có buổi nhóm của Evan. Trong một   thị
trấn có dân số ba ngàn người, hơn một ngàn người sẽ tham dự buổi
nhóm. Nếu họ không đến sớm để có ghế ngồi, thì những người còn lại
bên ngoài chỉ có thể xem thoáng qua. Điều đáng ngạc nhiên, nhiều
phóng viên báo chí ghi rằng nhiều cộng đồng chưa từng nhìn thấy
nhiều du khách như khi Evan Roberts vào thị trấn.
Chẳng mấy chốc, tiếng nói của cơn phấn hưng này lan đến nhiều quốc
gia khác. Nhiều người từ Nam Phi, Nga, Ấn Độ, Ai-len, Na-uy,
Canada, và Hà Lan đều kéo đến xứ Wales. Một nhóm người Mỹ đã
đến chỉ để nói: “Tôi đã ở đó khi các phép lạ xảy ra.”18 Nhiều người
đến mang theo một phần của cuộc phấn hưng này trở về quốc gia của
họ. Trong suốt thời gian đó, một nhà truyền giáo và là nhà báo của
California tên là Frank Bartleman đã viết thư cho Evan và hỏi làm thế
nào để mang cơn phấn hưng đến nước Mỹ. Evan trao đổi qua lại
nhiều lần với Bartleman, mỗi lần liệt kê các nguyên tắc cho sự phấn
99
hưng trong khi khích lệ ông hãy theo đuổi điều đó, và bảo đảm với
ông về lời cầu nguyện của những người ở xứ Wales. Bartleman về sau
trở thành công cụ trong việc ghi lại những sự kiện Phấn hưng ở
Đường Azusa được bắt đầu tại miền Nam California năm 1906. Không
hề nghi ngờ rằng cuộc phấn hưng ở xứ Wales đã bắt đầu một sự đói
khát Chúa trênkhắp thế giới.

Bà Roberts, Evan Roberts Home Loughor, Ông. Roberts, Ông Evan Roberts

100
Đài kỷ niệm Roberts

101
Nhà phấn hưng xứ Wales

Roberts và những nữ ca sĩ của ông

102
Evan Roberts ngồi ở hàng ghế sau với bạn của ông.

HOANG MANG VÀ SUY SỤP


Vào năm 1905, tâm trí Evan Roberts trở nên hoang mang. Ông thường
nói rằng ông  muốn bước vào “sự chịu khổ của Chúa.” Đôi khi, ông
bắt đầu buổi nhóm với sự nhẹ nhàng và vui mừng, rồi đột nhiên nhảy
lên, vẫy tay, và quở trách gay gắt những người không có tấm lòng
trong sạch. Sau đó, ông đe dọa rằng sẽ rời khỏi buổi nhóm. Ông nói
với bạn của mình, Sidney Evans, rằng ông e ngại mình nói những lời
không đến từ Chúa. Ông đã nghe nhiều tiếng nói, và đôi khi ông
không biết chắc rằng tiếng nói nào là của Chúa và tiếng nói nào là của
ông.19 Ông cũng liên tục tra xét mình xem có tội nào chưa xưng ra hay
không. Nỗi sợ lớn nhất của ông là mọi người sẽ tôn cao ông thay vì
tôn cao Chúa.
Khi cơn phấn hưng tiếp tục và nhiều nhu cầu dần xuất hiện, Evan bắt
đầu vận hành trong nhiều ân tứ của Thánh Linh. Do thiếu hiểu biết,
nhiều người gọi Evan là nhà ngoại cảm, vì họ không hiểu làm thế nào
103
mà ông lại quá chính xác về mặt thuộc linh. Nhưng thay vì ngừng lại
để dạy mọi người về các ân tứ Thánh Linh, Evan chỉ cứ tiếp tục vận
hành trong những điều đó.
Đôi lúc, Evan đang giảng rồi đột ngột dừng lại. Ông nhìn lên ban công
và la lên rằng có một ai đó cần sự cứu rỗi. Chỉ trong vài giây, có một
người quỳ gối và kêu khóc trong sự ăn năn với Chúa. Điều này
thường xảy ra trong các buổi nhóm của ông.
Thỉnh thoảng, Evan sẽ nêu lên một tội cụ thể nào đó đang có và kêu
gọi sự ăn năn ngay tức thì. Những lần khác ông sẽ biết một người nào
đó bên ngoài tòa nhà đang đau đớn trước mặt Chúa. Evan sẽ đột ngột
rời khỏi tòa nhà, đi thẳng xuống đường và tìm ra người đó đang quỳ
gối khóc lóc với Chúa.
Nhiều tiếng nói Evan nghe thấy bắt đầu quấy rầy ông rất nhiều.
Nhưng thay vì nhận sự tư vấn từ những người lãnh đạo trưởng thành,
ông chọn đi theo những dấu hiệu và phớt lờ trạng thái bực bội bên
trong. Chính thời điểm này là lúc Evan Roberts trải qua sự suy sụp
cảm xúc lần đầu tiên của ông. Ông bị ép phải ở trong nhà của một
người bạn và hủy bỏ các buổi  nhóm.
“CÁC CHƯỚNG NGẠI VẬT ĐANG ĐẾN… VÀ ĐANG ĐI”
Khi mọi người nghe về việc hủy bỏ buổi nhóm của ông, họ bị tổn
thương và bị xúc  phạm. Dù vẫn còn nhiều mệt mỏi, Evan đã bị ảnh
hưởng bởi áp lực của họ và sắp xếp lại buổi nhóm.
Nhưng như dự kiến, tại buổi nhóm ông đã loáng choáng trong tâm trí
và quở trách đám đông gay gắt. Thậm chí, ông bắt đầu nêu ra “các
chướng ngại vật đang đến” và “các chướng ngại vật đang đi”. Mọi
người trở nên quan tâm nhiều hơn đến sự xung đột khi ông đề cập
đến lòng khao khát Chúa của họ. Sau điều đó, nhiều lời phàn nàn và
chỉ trích vây xung quanh Evan từ mọi phía trong xứ Wales. Họ gọi
ông là “nhà thôi miên”, “kẻ thích phô trương” và “kẻ tà đạo”. Bằng sự
trả thù, Evan bắt đầu kết tội toàn thể hội chúng vì tấm lòng nguội lạnh
của một hay hai người bày tỏ trong giờ nhóm của ông. Một lần kia,
104
thậm chí ông đã loại bỏ “linh hồn” của một người và ngăn cấm bất kỳ
ai cầu nguyện cho anh ta.
Sự buộc tội và chỉ trích lan rất nhanh. Mỗi ngày đều có thêm những
lời cáo buộc mới,  đầy cay đắng trong các tờ báo và thư từ. Và mỗi
buổi nhóm mới đều đầy những người theo thuyết bất khả tri hay công
kích là những kẻ gọi ông là “người mang lửa giả dối” hay “kẻ phỉ
báng”. Nhiều người bạn cố gắng bào chữa cho những hành động của
ông, nói rằng ông là  mục sư còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và khó tránh
khỏi việc “phạm sai lầm của người trẻ.”
Không lâu sau, Evan Roberts trải qua sự suy sụp về cảm xúc và thể
xác một lần nữa. Như nhiều kẻ chỉ trích ông mong muốn, Evan đã hủy
mọi buổi nhóm của mình. Ông bị cho là không cân bằng, và những
người tin Chúa trong cơn phấn hưng bắt đầu tự hỏi là họ có bị Sa- tan
lừa dối hay không. Để đối phó với sự bùng phát đó, một nhà tâm lý
học đã kiểm tra việc Evan đã đưa ra lời nhận xét này: “Các cơ quan
của chúng ta không thể hỗ trợ những căng thẳng và cú sốc tàn bạo thế
này, gây chấn động các dây thần kinh và làm cho trí não và thân thể
này kiệt quệ.”20 Với điều này, Evan đã im lặng trong một thời kỳ.

VINH QUANG LỚN THÌ CĂNG THẲNG NHIỀU


Không để bị thua kém bởi những người phê bình, công chúng ủng hộ
vẫn gửi tràn ngập các yêu cầu cho thư ký của Evan để xin Evan đến
giúp đỡ. Sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, ông chấp nhận những lời
mời, và ông công bố một kế hoạch các buổi nhóm trên nhiều tờ báo.
Vào ngày nhóm đầu tiên của ông, các con đường đều đầy ắp người.
Hàng trăm người đến từ sớm để có chỗ ngồi. Khi giờ nhóm chuẩn bị
bắt đầu, thư ký của ông bước lên và đọc lời của Evan: “Hãy nói với
mọi người rằng tôi sẽ không đến buổi nhóm này. Thánh Linh ngăn
không cho tôi đến và tôi không thể nói.”21 Có nhiều tiếng kêu khóc

105
trong thất vọng   và giận dữ. Thậm chí nhiều người bạn của Evan cũng
không thể giúp đỡ được “sự dẫn dắt  này của Thánh Linh”.
Evan tự nhốt mình trong phòng để dành thời gian đọc Lời Chúa và
cầu nguyện. Sau một kỳ nghỉ ngắn khác, ông trở lại với chức vụ công
khai. Lần này các kết quả trông giống như những ngày đầu của cuộc
phấn hưng. Evan thấy mình giống như “vị sứ giả đặc biệt của Chúa,
người sẽ khuấy động nhiều Hội Thánh cho nhiệm vụ cứu dân tộc
này.”22
Một lần nữa, sự chỉ trích gay gắt nổi lên. Không còn được biết đến vì
sự mềm mại của mình nữa, Evan đã công khai quở trách những người
lãnh đạo và nói về một Hội Thánh cụ thể mà ông đang chăm sóc rằng
nó không “được thiết lập trên Vầng Đá.” Một đòn nặng nề giáng trên
buổi nhóm của các quý ông trong cùng Hội Thánh này khi Evan thay
thế cho vị mục sư vắng mặt, đứng trước hàng trăm người nam đang
bối rối. Khi ông đến, ông không bước lên bục giảng, nhưng chọn cách
ngồi im lặng trên ghế của mình trong hai giờ đồng hồ. Khi những mục
sư ở đó bắt đầu chỉ trích công khai, Evan đứng dậy và ra khỏi Hội
Thánh. Khi vị mục sư quay trở lại, ông đã thề rằng các buổi nhóm sẽ
tiếp tục trong sự bình an và nài xin các mục sư hãy hành xử một cách
bình an. Khi Evan lên diễn đàn tối hôm đó, ông cười và hô hào họ hãy
học theo Người Chăn thật trong Ê-xê-chi-ên 34.23
Vì tình trạng sa sút của ông, những tổn thương về cảm xúc trở nên
khó chữa lành hơn. Ông cảm thấy bị quấy rầy rất nhiều bởi những
điều nhỏ nhặt. Ông quá nhạy cảm khi nghe nói về những người tin
Chúa “hùa theo ma quỷ” hay “đi theo những người chữa lành hay các
nữ tiên tri.” Hậu quả là, ông bị trầm cảm trong hầu hết thời gian.
Thời điểm khủng hoảng trong sự sa sút của Evan Roberts đến khi ông
trở về phía Bắc xứ Wales vào mùa hè năm 1906. Ông được mời đến
tham dự một hội nghị Phục sinh kiểu Keswick dành cho các mục sư và
nhà lãnh đạo Hội Thánh. Chính lúc ở đó, Evan nói về điều mà ông đã
gọi là “gánh nặng mới” của mình, đó là việc đồng nhất với Đấng

106
Christ qua sự chịu khổ.24 Không lâu sau, một lần nữa ông trở nên vô
cùng kiệt sức và suy nhược.

GIÊ-SA-BÊN XEN VÀO


Tại buổi nhóm ở Keswick, bà Jessie Penn-Lewis đã tự giới thiệu mình
với Evan. Bà Penn-Lewis là một phụ nữ giàu có và có ảnh hưởng trong
xã hội ở nước Anh. Bà cũng là một mục sư, nhưng chức vụ của bà đã
bị người dân xứ Wales khinh dễ về các xung đột tín lý nghiêm trọng.
Họ khước từ sự dạy dỗ “chịu khổ” của bà và hủy bỏ chức vụ của bà
trong đất nước của họ.
Khi bà Penn-Lewis nghe về sứ điệp trên thập tự giá của Evan, bà kết
thân với ông để có được sự chấp nhận của ông. Và bà kể với bạn bè
mình rằng bà cảm thấy Evan “đã bị quá tan vỡ và cần một sự giải
thoát nào đó.”25 Sau đó, bà thuyết phục Evan về vị trí của mình trong
khi nêu ra sự dạy dỗ xuất sắc của ông và sự thiếu công bằng mà ông
đang chịu đựng vì cớ điều đó. Trong tình trạng yếu đuối của mình,
Evan không chống nổi ảnh hưởng của bà. Chưa đến một tháng sau khi
đồng hành cùng Penn-Lewis, Evan đã phải chịu lần suy nhược thần
kinh nghiêm trọng thứ tư.

107
Ông Bà Penn-Lewis
Những lá thư mới được khám phá gần đây cho thấy Penn- Lewis đã
có những động cơ kín đáo với Evan Roberts. Bà dùng tên của ông
nhiều lần trong khi bào chữa cho phương cách và niềm tin của mình.
Bà cũng nói với nhiều mục sư ở  xứ Wales rằng bà quá bị tổn thương
bởi ý kiến của họ về bà và tín lý của bà rằng bà sẽ không quay lại đất
nước của họ nữa. Và bà nói thêm rằng tốt nhất Evan nên ra khỏi xứ
Wales, vì giống như bà, ông “quá tan vỡ nên không thể làm được
gì.”26 Sau khi Penn-Lewis nói điều này, Roberts đã bị chuyển đi cách
nhanh chóng và im lặng bằng tàu lửa ra khỏi quê nhà yêu dấu và nơi
ông được kêu gọi. Penn-Lewis cùng với chồng bà đã đem Evan rút về
điền trang của họ ở Anh, có tên là Woodlands. Sau đó, họ xây dựng
căn nhà mới theo nhu cầu của Evan Roberts. Họ xây cho ông một
phòng ngủ,  một phòng cầu nguyện và một cầu thang riêng cho ông.
Chính nơi đó là nơi mà nhà truyền giáo vĩ đại bị bệnh liệt giường.
I CÁC VUA 21?
Trong lúc ở Woodlands, Penn-Lewis đến thăm Evan mỗi ngày. Evan
kính cẩn lắng nghe khi bà kể với ông về các lỗi lầm và phán đoán sai
mà bà cảm nhận ông đã làm trong lúc thi hành chức vụ. Nhưng Evan
không thể nhận biết rằng mọi điều người phụ nữ này nói đều dựa trên
quan điểm của bà.
Khi Penn-Lewis ngồi bên cạnh giường của Evan, bà đã hỏi ông về các
ân tứ thuộc linh vận hành qua ông. Bà khẳng định rằng sự trầm cảm
của Evan là nguyên nhân từ việc vận hành ân tứ thuộc linh này. Phản
đối kịch liệt các ân tứ được ban cho Evan, Penn-Lewis đã thuyết giảng
rằng nếu ông không hoàn toàn đóng đinh xác thịt thì  ông bị lừa dối.
Bị lên án quá nhiều, cuối cùng Evan đồng ý rằng tất cả những sự vận
hành siêu nhiên mà ông đã kinh nghiệm không thể  là điều thuộc về
Chúa. Bên cạnh đó, việc làm bối rối đám đông, Evan cũng kết luận
rằng ông đã bị lừa dối bởi những sự vận hành siêu nhiên đó.
Từ thời điểm này trở đi, Evan xác định từ sự tư vấn của bà Penn-
Lewis rằng ông không còn tin vào bất kỳ sự vận hành siêu nhiên nào
108
nữa. Và ông kết luận rằng để Đức Thánh Linh có thể hành động qua
một tín hữu thì người đó phải có sự khôn ngoan và kinh nghiệm lớn 
hơn điều mà người đó sở hữu. Tình trạng suy sụp của nhà phấn hưng
này vô cùng mỏng  manh và càng bị nản lòng nhiều hơn bởi sự kích
động và đâm chọt của Penn-Lewis.
Tôi tự hỏi liệu Evan có bao giờ suy nghĩ về hàng ngàn người đã trở về
với Chúa và được tái sanh vì cớ những ân tứ đó không. Liệu ông có
thể nhớ vô số người đến từ nhiều quốc gia để nhận được chức vụ của
ông và mang nó về quốc gia của họ không? Không nghi ngờ gì khi ông
đã nghe về những lời tường thuật tuyệt vời từ các quốc gia của họ.
Tôi tự hỏi liệu ông có nghĩ về rất nhiều người, khao khát được Chúa
đụng chạm, những người đứng ngoài đường vì ông từng là người vô
cùng trong sáng để Đức Thánh Linh sử dụng hay không. Ông có bao
giờ suy nghĩ về việc thiếu nghỉ ngơi của mình – không phải thiếu lòng
tận hiến – đã khiến ông hoang mang hay không? Ông có nghĩ về
những sai lầm mình đã phạm phải từ việc kiệt sức đã kết thúc toàn bộ
bông trái trong chức vụ của mình không?
Nếu Evan Roberts từng suy nghĩ về những điều này, thì suy nghĩ đó
sẽ không bao giờ trở thành hành động. Do đó, sự trang bị thuộc linh
đến như là kết quả của sự kêu gọi của ông đã bị hủy hoại nghiêm
trọng cho bất kỳ sự bày tỏ nào trong tương lai.

CHỨC VỤ TRÊN TÒA GIẢNG? KHÔNG BAO GIỜ CÓ NỮA


Vì đối diện với quá nhiều sự phê bình về việc làm của mình với Evan,
bà Penn-Lewis đã viết thư gửi cho một nhà phấn hưng đáng kính.
Trong lá thư, bà kể rằng Evan Roberts cần phải “được bảo vệ an toàn”
và ông đang tăng trưởng ở “mức tuyệt vời, nhìn thấy cách ông từng bị
lạc lối như thế nào.” Về sau, bà viết cho vị mục sư đó, lần này kể rằng
Evan đã tăng trưởng về mặt thuộc linh và bà có thể thấy hai người họ
đều “được huấn luyện đặc biệt cho một công tác đặc biệt.”27
Theo quan điểm của tôi, dường như bà Penn-Lewis đang sử dụng sức
mạnh và sự kêu gọi của Evan Roberts để quảng bá cho mình. Từ lý
109
lịch trong quá khứ, bà không có sức mạnh, phẩm chất hay sự kêu gọi
để làm điều này bằng sức riêng. Do đó, tôi nghĩ rằng bà cần một điều
gì đó có thể chứng minh giá trị thuộc linh của bà. Và “điều đó” chính
là Evan Roberts. Nếu bà có thể có được sự cộng tác với ông thì bà có
thể san sẻ diễn đàn của ông.
Dù Evan vẫn bị cô lập ở nhà của Penn-Lewis, một mục sư và một
người bạn được phép đến thăm ông. Khi họ tư vấn và cầu nguyện với
ông, họ cảm thấy đã ảnh hưởng nhiều đến sự bình phục của ông. Tình
yêu thương của họ đã khích lệ Evan về thuộc linh, nhưng vẫn phải
qua một năm nữa trước khi nhà phấn hưng bị tan vỡ về mặt cảm xúc
này có thể đứng dậy và bước đi.
Sau một năm, bác sĩ y khoa đã bảo Evan đừng đảm nhận chức vụ tòa
giảng nữa. Ông có thể tư vấn thoải mái, nhưng ông được khuyên là
không nên giảng nữa. Hiển nhiên, vì nhiều lý do khác ngoài lý do sức
khỏe, Penn-Lewis đồng ý.
Không biết tình trạng thể lý của ông, nhiều người tin Chúa trong cuộc
phấn hưng ở xứ Wales cảm thấy rất tổn thương. Họ cảm thấy bị người
lãnh đạo bỏ rơi. Khoảng một năm sau, gia đình của Evan chuyển đến
Woodlands, nhiều người bạn quan tâm đã nói rằng Penn-Lewis có tội
trong việc lừa dối Evan và bà đã đi quá trong việc giấu giếm mối quan
hệ của họ. Evan đáp trả sự chỉ trích của họ bằng việc nói rằng ông ở lại
điền trang của bà là vì lựa chọn của ông. Ông cũng nói rằng Penn-
Lewis là “người được Chúa sai đến” và công việc của bà chỉ có
“những người trung tín của Chúa có đôi mắt được mở ra” mới có thể
hiểu được.28 Nhưng buồn thay, với đôi mắt mở ra đó, chính Evan là
người không chịu nhìn.
QUAN HỆ RUỘT THỊT CĂNG THẲNG
Không lâu sau, Evan bắt đầu từ chối các cuộc viếng thăm từ những bà
con gần. Khi mẹ của ông trở bệnh nặng, tin tức đó không được truyền
đến tai ông vì cớ tình trạng thần kinh của ông. Dường như quyết định
đó là do Penn-Lewis đưa ra. Nhưng một lần nọ, khi cha của Evan đến
110
gặp ông, thì lúc đó không phải do Penn-Lewis mà là chính Evan từ
chối không nói chuyện với cha mình.
Lý do đưa ra cho việc không gặp cha mình là “ông đã được biệt riêng
cho một nhiệm vụ thuộc linh cao cả và đã bị buộc phải quên đi
những mối quan hệ ruột thịt.”29
Có một điểm quan trọng mà tôi muốn nêu ra tại đây. Đừng bao giờ cắt
đứt với gia đình của bạn. Cho dù bạn gặp họ trực tiếp hay không  thì
điều đó chẳng liên quan. Nhiều người trong các bạn ở nơi mình ở hiện
nay vì cớ lời cầu nguyện của gia đình bạn. Người xưa có câu:
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thật đúng. Khi địa ngục chống lại
bạn, bạn có thể trông mong tình yêu và sự chăm sóc nơi gia đình
mình, đặc biệt nếu bạn được nuôi dưỡng trong  một gia đình Cơ Đốc.
Bằng việc cắt đứt mối quan hệ ruột thịt, bạn cắt đứt phần bạn có trong
chính tài sản thừa kế của mình.
Vì lý do nào đó, dường như nhiều nhà phấn hưng có thể sai lầm trong
lĩnh vực này, đặc biệt nếu họ cảm thấy gia đình không thuộc linh đủ
cho họ. John Alexander Dowie đã trải qua điều tương tự. Thậm chí
ông đã bỏ họ của mình trong một giai đoạn. Bạn không bao giờ trở
nên quá thuộc linh đến nỗi bỏ qua Lời Chúa đã truyền lệnh: “Hãy
hiếu kính cha mẹ ngươi”— ấy là điều răn thứ nhất, có kèm theo lời
hứa — để ngươi được phước và được sống lâu  trên đất.” (Ê-phê-sô
6:2-3).
Theo Lời Chúa, nếu bạn làm hổ thẹn gia đình mình, thì bạn sẽ không
được bình an và cuộc sống bạn sẽ bị rút ngắn. Nếu bạn cảm thấy mình
quá thuộc linh đối với gia đình mình,  thì hãy yêu thương họ theo mức
độ của bạn. Đừng bao giờ bỏ rơi họ.

CHIẾN TRANH TRONG HÀNG NGŨ


Trong những năm cô lập này, Penn-Lewis dựa vào sự xức dầu của
Evan Roberts và viết một số sách. Quyển đầu tiên, Chiến tranh với các
Thánh đồ,  được xuất bản năm 1913. Bà Penn-Lewis nói rằng quyển
sách này được ra đời sau sáu năm cầu nguyện và thử nghiệm lẽ thật.
111
Người ta cho rằng hai người đã cùng viết quyển sách này, nhưng bà
nhận được sự công nhận. Và đúng như vậy. Dự định sẽ là một cuốn
cẩm nang đầy đủ cho những vấn đề thuộc linh, thay vì vậy, nó trở
thành một tác phẩm góp nhặt về sự lộn xộn thuộc linh.
Một năm sau khi quyển sách đó được xuất bản, Roberts đã lên án nó.
Ông nói với bạn  bè mình  rằng nó đã là “một vũ khí thất bại làm xáo
trộn và chia rẽ dân sự Chúa.”
Dù cuối cùng quan điểm của ông thay đổi, trong nhiều năm viết
quyển Chiến tranh với các Thánh đồ, Evan dường như bị Penn-Lewis
thôi miên khi nói rằng: “Tôi không biết có ai có đủ tầm hiểu biết về
những điều thuộc linh như bà, bà thật sự là một nhà kỳ cựu về
những điều thuộc về thiên đàng.”30 Vào giai đoạn bình phục của
Evan, Penn-Lewis đã thuyết phục ông rằng những sự chịu khổ của
ông là chương trình thiên thượng của Chúa  nhằm trang bị ông để
đánh trận với quyền lực Sa-tan và huấn luyện người khác để đánh
trận nữa. Hậu quả là, bà thuyết phục ông chuyển ngữ sang tiếng
Wales những sự mặc khải của bà về chiến trận và biên soạn nhiều
cuốn sách nhỏ sang tiếng Anh.
Thật lạ lùng khi nhìn thấy cách mà một nhà phấn hưng quốc gia từ rất
mạnh mẽ và đắc thắng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, bây giờ
lại có thể trở nên bị kiểm soát, bị đánh bại và lừa dối đến thế. Những
câu chuyện trong Kinh Thánh về Ê-li và Giê-sa-bên, hay Sam- sôn và
Đa-li-la, vẫn tiếp tục lặp lại trong suốt lịch sử.

NHỮNG BÀI GIẢNG TRONG BÓNG TỐI


Đội vừa mới thành lập bao gồm Roberts và Penn-Lewis cũng xuất bản
một tạp chí có tên là Người thắng trận. Đây là ý tưởng của Penn-Lewis
mà Evan đã viết một bài luận và bà đã viết phần còn lại của số báo đó.
Từ cái nhìn của cá nhân tôi, tạp chí này chỉ là một công cụ khác trong
nhu cầu kế tiếp của bà Penn-Lewis trong việc mang lại giá trị và sự nổi
tiếng cho việc làm của bà. Nó tấn công vào các nhóm theo phong trào
Ngũ Tuần ban đầu và liệt kê những hành động của họ như hành động
112
của Sa-tan. Nhưng với một danh sách gửi thư của khoảng năm ngàn
người, sự phân phát đi khắp khu vực đảo ở Đại Tây Dương, Châu Âu,
Bắc Mỹ, Nam Phi, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Penn-Lewis trở bệnh vào cuối năm 1913. Trong lúc bà vắng mặt, Evan
đã viết hầu hết trong quyển tạp chí này. Nhiều tháng sau đó, khi sức
khỏe đã bình phục, bà tuyên bố rằng sẽ kết thúc tạp chí này. Bà quyết
định tổ chức cái gọi là “Hội nghị nhân sự Cơ Đốc” là nơi bà sẽ giảng.
Trong những hội nghị này, Evan phải ở trong phòng cầu nguyện,
thỉnh thoảng ông được cho phép tư vấn cho một nhóm người. Điều
này được giải thích bởi thực tế là những  bác sĩ y khoa đã bảo rằng
ông đừng bao giờ đứng trên bục giảng nữa. Vì vậy, Evan vâng phục
và dùng ân tứ của mình trong việc tư vấn. Một người từng ngồi trong
nhóm tư vấn của ông đã nói: “Điều gây ấn tượng với tôi nhiều nhất là
sự hiểu biết chính xác của Evan Roberts, vì ông hiếm khi mắc lỗi trong
việc phán đoán và sự nhận thức thuộc linh của mình.”31
Làm thế nào mà một người từng bách chiến bách thắng trong quyền
năng của Đức Thánh Linh, và ngần ngại trước bất kỳ ai đề nghị điều
ngược lại, mà bây giờ lại bị giới hạn chỉ trong các buổi tư vấn ư?
Các hội nghị của Penn-Lewis cuối cùng trở nên ít được biết đến qua
nhiều năm. Khi chúng lắng xuống, Evan tìm được lối thoát cho mình
qua Trường Cầu Nguyện. Trường này xuất phát từ chương trình
“Thức canh cầu nguyện” được bắt đầu trong Hội nghị Swansea vào
năm 1908. Trong Trường Cầu Nguyện, Evan dạy về cách cầu thay cho
gia đình, cho những người hầu việc Chúa và Hội Thánh. Và ông đã
viết nhiều bài về các khía cạnh và mức độ khác nhau của sự cầu
nguyện. Nhiều mục sư đã nhận xét rằng mọi điều họ biết về sự cầu
nguyện đều xuất phát từ sự dạy dỗ của Evan.
Evan trở nên sống động khi ông chia sẻ về sự cầu nguyện. Ngôi
trường đó lóe lên một ngọn lửa mới bên trong ông. Cuối cùng, ông đã
ra khỏi chương trình Thức canh cầu nguyện  và chuyển sang đời sống
cầu nguyện cá nhân.

113
Một thời gian sau, nhiều người gặp lại ông trong phòng cầu nguyện
của ông ở nhà của Penn-Lewis. Sau đó, ông rút ra khỏi nhóm và chọn
cầu thay cách riêng tư trước mặt Chúa.
Một lần nọ Evan đã nói với một người bạn: “Tôi thích vươn đến một
mức độ của sự cầu nguyện mà cuộc đời tôi sẽ là chẳng là gì ngoài một
người cầu nguyện từ sáng đến tối.”32
Evan có vẻ vui mừng khi được gọi là cuộc đời của sự cầu thay. Chức
vụ cầu nguyện của ông tập chú vào những người lãnh đạo Cơ Đốc và
các tín hữu khắp thế giới. Khi một nhóm viên chức thuộc Cứu Thế
Quân Pháp hỏi ông về trận chiến dữ dội, ông đáp:
“Trong Lu-ca không có nói rằng ‘hãy giảng đạo và  đừng nản lòng’,
nhưng nói rằng ‘hãy cầu nguyện và đừng nản lòng.’ Việc giảng
không phải là điều khó. Nhưng khi bạn cầu nguyện, bạn đang ở một
nơi cô độc nào đó, chiến đấu trong sự cầu nguyện chống lại các thế
lực của sự tối tăm. Và bạn sẽ biết bí quyết của sự chiến thắng.” 33
Tôi tin rằng câu nói này hỗ trợ cho lựa chọn của Evan trong việc rời
khỏi chức vụ công khai. Thực ra, ông đã trở nên quá tách biệt với con
người đến nỗi ông không còn liên hệ với con người nữa. Penn-Lewis
đã viết về cách cư xử này của ông:
“Những người xung quanh ông không thể nào nói chuyện với ông –
trừ khi ở trong cùng một nhà.”34
Evan Roberts vẫn cứ ở bên trong bức tường của nhà bà Penn-Lewis
trong tám năm.
Cuộc đời của Evan Roberts rất phức tạp. Tôi thấy thật thú vị vì mặc dù
Penn-Lewis lợi dụng ảnh hưởng trong chức vụ của Evan cho động cơ
thầm kín của bà, Evan vẫn hiển nhiên cho phép điều đó. Ban đầu, có
thể ông có ít sự lựa chọn vì tình trạng giống như tàn phế của mình.
Tuy nhiên, nhà phấn hưng trẻ tuổi này vẫn ở trong nhà của bà ấy
suốt tám năm. Và  điều này khiến tôi có nhiều thắc mắc. Lẽ nào nhà
của Penn-Lewis là một nơi an toàn cho ông sao? Có phải ông đã đánh
mất mọi sự tự tin trong hình ảnh công chúng của ông? Vì sao ông
114
không về nhà? Có phải những suy sụp về mặt cảm xúc khiến ông cảm
thấy an ninh khi có  một người khác kiểm soát không? Điều duy nhất
chúng ta có thể kết luận chắc chắn là Evan Roberts đã lựa chọn rời
khỏi vị trí tiền tuyến trong chức vụ. Và nhà của Penn-Lewis là nơi ông
muốn ở.

“CHÚNG TA SẼ LẠI CÓ PHẤN HƯNG CHỨ?”


Không rõ lý do vì sao hay làm thế nào mà Penn-Lewis và Evan
Roberts chia tay. Đầu tiên, vào năm 1920, ông không còn đóng góp
vào những tác phẩm của bà nữa. Khi được hỏi về sự vắng mặt của
ông, bà trả lời: “Thật đáng chú ý khi ông Roberts không thể dự phần
trong công việc này lần nữa, nhưng công việc của ông đã được người
khác đảm nhiệm.”35
Sau đó, vào khoảng giữa năm 1919 và 1921, Evan chuyển sang
Brighton, ở Sussex. Ông đã mua một máy đánh chữ và bắt đầu viết
nhiều quyển sách nhỏ. Nhưng chúng không được sắp xếp và có nhiều
câu Kinh Thánh bị trích ra khỏi ngữ văn. Các quyển sách đó chưa bao 
giờ thành công.
Evan đã viết thư cho những người bạn ở quê nhà của ông để kể với họ
rằng ông chưa  từng quên tình thương và sự giúp đỡ của họ. Nước
Anh và Wales bị chia cắt một cách chua chát vào thời điểm đó. Việc
trở về quê hương không phải là điều dễ dàng nếu không được  sự
giúp đỡ và sự cho phép của các cư dân xứ Wales. Bên cạnh thực tế
rằng Evan đã ra khỏi đất nước, những người tin Chúa trong cuộc phấn
hưng ở xứ Wales đã bị sốc và nổi giận khi họ đọc quyển Chiến tranh
với các Thánh đồ. Dường như đối với họ, người lãnh đạo của họ bây giờ
đang đi ngược lại với mọi điều ông từng ủng hộ. Những người ở
Wales bây giờ không biết suy nghĩ thế nào về nhà phấn hưng trẻ tuổi
này. Họ nghĩ họ biết tấm lòng của ông, nhưng họ không thể lý giải
những hành động của ông.
Evan đã gửi thư cho hệ phái của ông và một mục sư được chúc mừng
vì nhận được vị trí mới trong hệ phái đó. Vị mục sư đó phấn khởi khi

115
nhận lá thư và hỏi liệu ông có thể công bố nó để phá vỡ mười năm yên
lặng của Evan được không. Evan đồng   ý, và được mời quay trở về xứ
Wales bất cứ khi nào thuận tiện cho ông. Evan đã làm như thế.
Vào năm 1926, cha của Evan lâm bệnh. Khi Evan về thăm nhà, gia
đình của ông đã tiếp đón. Tất cả các thành viên đều vui mừng gặp lại
ông và bảo với ông rằng mọi điều đã được tha thứ. Và trong lúc ông ở
đó, một số thành viên của một Hội Thánh nọ mời ông đến tổ chức một
buổi nhóm. Hiển nhiên quên lời cảnh báo của các bác sĩ y khoa, Evan
đã đứng lên giảng. Trong lúc hội chúng ngạc nhiên với vẻ bề ngoài
tầm trung niên của ông, họ đã nhận ra quyền năng của Đức Thánh
Linh vẫn ở trên Evan qua giọng nói của ông. Mọi người cảm thấy rất
phấn khởi đến nỗi họ thì thầm cả khu vực phía Bắc xứ  Wales: “Liệu
chúng ta sẽ có phấn hưng nữa hay không?”
Bà Penn-Lewis qua đời vì bệnh phổi vào năm 1927. Evan đã   rất mong
chờ được về quê hương của mình ở xứ Wales trong một thời gian. Sau
khi bà qua đời năm 1927, Evan trở về nhà mãi mãi. Thật thú vị khi lưu
ý rằng dù ông bắt đầu viếng thăm  xứ Wales, nhưng ông chưa bao giờ
từ nước Anh dời  đến đó mãi cho đến khi Penn-Lewis qua  đời.
“CĂN PHÒNG TRÀN NGẬP ÁNH SÁNG”
Cha của Evan qua đời năm 1928, và tại tang lễ, Evan đã làm một điều
khác thường. Khi cha của ông đang được khen ngợi một cách ủ rũ, đột
nhiên ông ngắt ngang nghi lễ và nói: “Đây không phải là sự chết
nhưng là một sự sống lại. Chúng ta hãy ghi nhớ lẽ thật này.” Vào ngày
hôm đó, một người đã nhận xét: “Một điều gì đó giống như điện chạy
qua chúng tôi. Một người cảm thấy nếu như mình đã đến đó thì có lẽ
sẽ có một cuộc phấn hưng khác ngay tức thì và tại chỗ.”36
Thực tế, có một cuộc phấn hưng ngắn. Các chấp sự của Hội Thánh
Moriah đã mời Evan dự phần trong một buổi nhóm đặc biệt. Khi ông
quyết định giảng, tin tức lý thú này lan khắp xứ Wales. Nhiều du
khách đổ vào miền Bắc xứ Wales, và dân địa phương chạy vào Hội
Thánh sau giờ làm. Hai giờ trước khi buổi nhóm bắt đầu thì Hội
Thánh đã đầy ắp người. Bên ngoài trên những con đường, một đám
116
đông khác đã tụ họp lại. Những người trẻ háo hức nghe người mà cha
mẹ của họ đã nói về một Evan bình tĩnh nói với đám đông. Sau đó,
ông bước ra để nói chuyện với dòng người ở bên ngoài.
Trong suốt giai đoạn ngắn ngủi này, ông đến thăm nhiều nhà nguyện
và cảnh báo chủ nghĩa vật chất nghẹt thở đang len lỏi vào Hội Thánh.
Một lần kia, một cặp vợ chồng mang đứa con của họ đến gặp Evan
trong phòng cầu nguyện của ông. Khi ông cầu nguyện cho đứa trẻ,
“căn phòng tràn ngập ánh sáng và cảm nhận sự hiện diện của Thánh
Linh.” Cha mẹ đứa bé bắt đầu cất cao giọng ngợi khen và thờ phượng
Chúa. Chẳng mấy chốc, những người thợ gần đó nghe thấy và rời
khỏi chỗ làm của họ để tham gia với nhóm người này. Nhiều người  đi
mua hàng ở quận đó cũng nghe tiếng chúc tụng và chạy đến tham gia.
Khoảng một lúc, có một đám đông lớn tụ tập trên đường phố đến nỗi
xe ngựa không thể đi qua được. Theo một người tận mắt chứng kiến,
Evan đã cầu nguyện cho nhiều sự chữa lành và giải cứu và vận hành
trong ân tứ tiên tri. Nhưng ông được cho là có công khai quở trách
một ai đó cố nói  tiếng lạ. Dẫu vậy, một số người vẫn nghĩ Evan
Roberts đã trở thành người theo phong trào Ngũ Tuần.37 Nhiều sự
chữa lành, nhiều người tin Chúa, và nhiều lời cầu nguyện được nhậm
là điều được nói đến nhiều nhất về kết quả của cơn phấn hưng nhỏ
này. Một năm sau, Evan Roberts hoàn toàn biến mất khỏi đời sống
công chúng.

BÓNG CỦA SỰ THÀNH CÔNG


Đến năm 1931, Evan gần như là một người không ai nhớ đến. Ông ở
trong căn phòng do bà Oswald Williams cung cấp. Bà không muốn
điều gì từ Evan ngoài việc bảo đảm là ông được bình an trong tâm trí.
Ông dành những năm cuối đời để viết thơ và thư gửi cho các mục sư.
Ông viết nhật ký mỗi ngày và thích xem thể thao và xem hát. Vào
tháng Năm năm 1949, lần đầu tiên Evan phải nằm trên giường cả
ngày. Một chữ được viết vào tháng Chín năm 1950, một phần trong
quyển nhật ký của ông. Chữ đó là “bệnh”.

117
Evan Roberts được chôn vào ngày 29 tháng Giêng năm 1951, năm bảy
mươi hai tuổi. Ông được chôn trong phần đất của gia đình phía sau
nhà nguyện Moriah ở miền Bắc xứ Wales. Nhiều năm sau, một cột kỷ
niệm được dựng lên trước Hội Thánh Moriah để tưởng  nhớ những nỗ
lực của ông trong việc khuấy động cuộc phấn hưng.
Tang lễ đó trở thành một buổi tưởng nhớ. Hàng trăm người yêu mến
Evan Roberts nhưng không gặp ông nhiều năm qua, đã đến tham dự
và hát những bài thánh ca yêu thích của ông.
Trong số nhiều bài điếu nói về ông, lễ tưởng nhớ trong The Western
Mail  khen ngợi ông nhiều nhất. Trong đó ghi rằng:
“Ông là người đã kinh nghiệm nhiều điều kỳ lạ. Trong thời thanh
xuân của ông, dường như ông đã nắm giữ quốc gia này trong lòng bày
tay mình. Ông đã trải qua nhiều sự căng thẳng và nhiều thay đổi lớn
về ý niệm và quan điểm nhưng lòng tin quyết của ông vẫn đứng vững
đến cuối cùng.”
Thực tế, Evan Roberts là một nhà phấn hưng vĩ đại đã cầm giữ các
chìa khóa của sự thức tỉnh thuộc linh. Ông đã mở ra một sự vận hành
vĩ đại của Thánh Linh Đức Chúa Trời ở xứ Wales. Tuy nhiên, bốn
mươi năm sau, không một dấu vết nào của cuộc phấn hưng này có thể
được tìm thấy tại quê nhà của ông. Nó có thể vẫn còn như một kỷ
niệm trong lòng của những người đã kinh nghiệm nó.
Nhưng, vì sao chỉ là “một kỷ niệm”?
Vì một người không thể mang nổi sức nặng của cuộc phấn hưng một
mình. Ông có thể dẫn đầu một sự hành động của Chúa, nhưng những
người khác cũng có phần của họ nữa. Nếu một sự vận hành của Chúa
bị tan biến, thì một phần là vì mọi người không tiếp tục trong điều họ
đã nhận được. Vì thế, chúng ta sẽ sai lầm khi chúng ta chỉ đổ lỗi cho
người lãnh đạo.
Có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp xoay quanh cuộc đời của
Evan Roberts. Một số người cho rằng Evan được Chúa phong chức

118
cho hai năm chức vụ công khai, sau đó được  kêu gọi để dành phần
đời còn lại trong sự cầu nguyện và cầu thay khắp thế giới. Nếu điều
này thật sự đúng, tôi tin rằng ông sẽ qua đời như một người hạnh
phúc. Nhưng bài thơ ảm đạm và ngã lòng được tìm thấy trong quyển
nhật ký của ông. Trong những năm sáu mươi tuổi, ông tự hỏi liệu có
còn mục đích gì trong cuộc đời mình nữa không. Phản ứng của ông là
một sự pha trộn giữa “sự mất mát cá nhân, sự cô đơn và thất bại.”38
Dường như ông vẫn đang tìm kiếm phần mà mình cần phải tham dự
vào.
Tôi tin rằng Evan Roberts đã mang đến những lẽ thật thuộc linh khiến
cả thế giới rúng động, nhưng những lẽ thật thuộc linh đó chỉ ở trong
lòng của ông. Dường như ông không thể tìm được chìa khóa cho sức
mạnh về mặt cảm xúc của mình. Evan muốn tính khí của ông bị lu mờ
trong bóng tối và nhiều lần ông đã nói: “Tôi không muốn được người
khác biết đến.” Tuy nhiên, theo ý của tôi, điểm yếu trong tính tình của
ông khiến ông bị nhìn thấy nhiều hơn là việc ông nhận lấy chỗ của
mình trong vai trò lãnh  đạo đầy uy quyền đến trong sự vận hành của
Chúa.
Để mang lấy sức nặng đi kèm với việc dẫn đầu một cuộc phấn hưng –
đặc biệt cho một quốc gia – tất cả ba phần của một con  người – linh,
hồn và thân – cần phải được mạnh mẽ. Vì vậy, như chúng ta có thể
thấy từ cuộc đời của ông, có nhiều  sự phấn  hưng hơn sự mặc khải
thuộc linh. Lòng đói khát thuộc linh và sự mặc khải luôn luôn ở nơi
nó bắt đầu. Nhưng chúng ta không chỉ là những người thuộc linh.
Thân thể và cảm xúc con người cũng phải được vững vàng qua Lời
Chúa nhằm duy trì sự phấn hưng trên đất này.
Công việc của bạn cho Chúa không cần phải thất bại hay bị rút ngắn.
Hãy làm cho thân thể của bạn khỏe mạnh, làm dịu tâm hồn bạn và để
tâm linh bạn đầu phục chương trình của Chúa. Bạn có thể  có cuộc
phấn hưng trong quốc gia mình và vận hành nó một cách thành công!
CHƯƠNG BA, EVAN ROBERTS
Tham khảo

119
1 Brynmor Pierce Jones, Một công cụ của cuộc phấn hưng: Toàn bộ cuộc
đời của Evan Roberts 1878-1951,  (South Plainfield, NJ: Bridge
Publishing, 1995J, 4.
2   Như trên, 10-12.
3   Như trên, 10.
4   Như trên, 10-12, 19.
5   Như trên, 14.
6   Như trên.
7   Như trên, 14-15.
8   Như trên, 15.
9   Như trên, 23.
10  Như trên, 24.
11  Như trên, 26.
12  Như trên, 28.
13  Như trên, 37.
14  Như trên, 44.
15  Như trên, 41.
16  Như trên, 53.
17  Như trên, 58-59.
18  Như trên, 76.
19 Như trên, 77, 105.
20 Như trên, 92-98.
21 Như trên, 109.
22 Như trên, 145.
23 Như trên, 130.
120
24 Như trên, 158.
25 Như trên, 161.
26 Như trên, 165.
27 Như trên, 165-166.
28 Như trên, 168.
29 Như trên, 170.
30  Như trên, 169-170.
31  Như trên, 183.
32  Như trên, 190.
33  Như trên, 192.
34  Như trên, 198.
35  Như trên, 204.
36  Như trên, 217.
37  Như trên, 220-221.
38  Như trên, 240.

121
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Bốn: Charles F. Parham

“CHA ĐẺ CỦA PHONG TRÀO NGŨ TUẦN”


“Vào thời điểm Chúa Giê-xu tái lâm, Hội Thánh sẽ  được nhận biết
với cùng quyền năng mà các Sứ đồ và Hội Thánh ban đầu có, quyền
năng của Lễ Ngũ Tuần được biểu lộ trong chúng ta. Đạo Cơ Đốc cần
phải được chứng minh. Thế giới này muốn được tỏ rõ. Vì vậy, hãy
để quyền năng của Chúa được bày tỏ qua chúng ta.”1
Charles Fox Parham đã tận hiến đời  mình để phục hồi những lẽ thật
cách mạng  về sự chữa lành và phép báp tem của Đức Thánh Linh cho
Hội Thánh (Lưu ý: bất cứ chỗ nào nói đến “Phép báp tem bằng Đức Thánh
Linh” trong chương này, nó được  hiểu rằng kinh nghiệm đó luôn đi kèm với
“bằng chứng nói tiếng mới”). Bốn mươi  năm đầu của thế kỷ hai mươi
được thăm viếng đầy năng quyền bởi sứ điệp về phong trào Ngũ
122
Tuần của người đàn ông này đã  thay đổi cuộc đời của hàng ngàn
người khắp nơi trên thế giới.
Các phép lạ xảy ra trong chức vụ của Charles Parham nhiều đến nỗi
không thể ghi lại. Hàng ngàn người tin Chúa, được chữa lành, giải
cứu và kinh nghiệm báp tem của Đức Thánh Linh. Khi ông công bố
với thế giới vào năm 1901 rằng: “Nói tiếng mới là bằng chứng của việc
báp tem bằng Đức Thánh Linh”, các lẽ thật của phong trào Ngũ Tuần
trong Hội Thánh ban đầu đã được khôi phục một cách tuyệt vời.
Nhưng nhà truyền giáo đã phải trả giá cho điều đó. Các phản ứng dữ
dội không ngừng của cuộc bắt bớ và vu khống mà Parham phải chịu
suốt cuộc đời mình có thể sẽ hủy hoại những người có tính cách kém
hơn. Nhưng đối với Parham, điều đó chỉ có lợi cho việc làm vững
mạnh quyết tâm cứng rắn và đức tin có mục đích của ông.
GIẢNG CHO ĐẾN KHI CÁC CON BÒ TRỞ VỀ NHÀ
Charles F. Parham sinh ngày 4 tháng Sáu năm 1873. Sau khi cậu ra  đời
ở Muscatine, Iowa, cha mẹ của cậu là William và Ann Maria Parham
đã chuyển về phía Nam ở Cheney, Kansas. Họ thật sự đã sống và xem
mình là những người Mỹ khai hoang.
Bên cạnh việc xuất thân từ gia cảnh khai hoang vất vả, thời thơ ấu
cũng không dễ dàng cho cậu bé Parham. Vào năm lên sáu, cậu lên cơn
sốt khiến phải nằm liệt giường. Trong năm năm đầu của cuộc đời, cậu
bị cơn co thắt dữ dội, và trán sưng lên khiến cho đầu của cậu trông lớn
bất thường. Sau đó, vào năm bảy tuổi, mẹ cậu qua đời.
Dù Parham có bốn em trai, nhưng cậu cảm thấy quá đau buồn và cô
đơn từ khi người mẹ yêu quý của mình qua đời. Khi cậu nghĩ về sự
chăm sóc đầy yêu thương của mẹ trong lúc mình bị bệnh, những ký ức
đó khiến cậu trở nên u sầu và chán nản. Khi mẹ cậu nói lời tạm biệt
cuối cùng trước lúc chết, bà nhìn vào cậu bé Parham và nói: “Charlie,
hãy ngoan nhé.” Lúc đó, trong sự hiện diện của Chúa và người mẹ
hấp hối của mình, cậu thề rằng sẽ gặp lại bà trên thiên đàng.1 Những
lời đơn sơ ấy đã in sâu trong lòng cậu. Có người thuật rằng chính
những lời ấy đã ảnh hưởng đến quyết định về sau của cậu trong việc
123
dâng cuộc đời cho Chúa. Cha của Parham về sau đã tái hôn với một
người nữ trẻ, Harriett Miller, là người được yêu mến và rất cần cho cả
gia đình.
Khi Parham lên chín, cậu mắc bệnh viêm khớp. Tình trạng đó khiến 
cơ thể cậu khó chịu. Khi lên cơn đau, da của cậu hoàn toàn trong suốt.
Sau đó, cậu nhiễm một dạng sán dây buộc phải có liều thuốc mạnh
đến nỗi lớp niêm mạc dạ dày bị phá hủy và bào mòn. Nhiều thử thách
cứ gia tăng khi các thuốc điều trị đã làm chậm sự tăng trưởng của cậu
trong ba năm.3
Cũng vào năm mới chín tuổi đó, Parham được kêu gọi vào trong chức
vụ. Vì cậu và các em của cậu đã đến trường Chúa Nhật trong những
năm đầu của cuộc đời, Parham vui thích sự nhận biết Chúa thuở ban
đầu. Thậm chí trước khi cậu tin Chúa, ý nghĩ thường xuyên của cậu là:
“Nếu mình không giảng về Phúc Âm thì thật khốn thay.”4
Vì vậy, cậu bắt đầu sửa soạn mình cho sự kêu gọi của Chúa bằng việc
theo đuổi văn chương. Dù Kansas chưa hiện đại, và các thư viện cũng
không có sẵn, cậu đã xoay sở được để thu thập một vài quyển sách
lịch sử cùng với quyển Kinh Thánh của mình. Và cậu tìm ra nhiều
cách khác để sửa soạn mình cho chức vụ bằng cách làm những việc
nhà và giúp đỡ các em trai của mình. Trong lúc chăm sóc vật nuôi của
gia đình, Parham thường được biết đến bởi việc ban phát những bài
giảng mạnh mẽ cho gia súc về nhiều chủ đề khác nhau từ thiên đàng
đến địa ngục.
“TIA CHỚP” XUYÊN QUA
Parham chưa bao giờ hối hận rằng cậu đã tự học quá nhiều. Điều đó
thật sự có lợi cho cậu. Lúc đó có rất ít Hội Thánh và người giảng trên 
đồng cỏ, và mặt khác, cũng không ai dạy cho cậu, Parham nghiên cứu
Lời Chúa và tiếp nhận Lời theo nghĩa đen. Không có sự suy luận thần
học của con người trong tín lý của cậu, và không có truyền thống nào
vượt qua. Từ lúc còn nhỏ, cho đến tuổi mười ba, Parham chỉ nghe
giảng từ hai vị diễn giả. Parham tin Chúa từ một trong những buổi
nhóm đó.
124
Parham tin rằng sự ăn năn sâu sắc phải được xảy ra trong tấm lòng 
của người tin Chúa, nhưng cậu cảm thấy mình không có một trải
nghiệm cảm xúc như thế. Vì vậy, khi cậu tìm kiếm để được cứu trong
buổi nhóm đó, trên đường trở về nhà, cậu bắt đầu chất vấn sự cải đạo
của mình. Cậu cảm thấy quá nặng nề trong lòng đến nỗi cậu không
thể cầu nguyện. Cậu thấy mình ngân nga bài hát “Tôi đến Thập tự giá”,
và khi đến lời thứ ba của bài hát, lập tức Parham biết chắc về sự cải
đạo của mình. Kể về trải nghiệm này, về sau cậu đã nói: “Có một ánh
sáng lóe lên từ thiên đàng, hơn cả ánh sáng mặt trời, giống như một
cú sét đánh xuyên qua, run lên từng tế bào của con người tôi.” 5 Từ
khoảnh khắc đó trở đi, Parham không bao giờ ra khỏi “Cái Neo” của
sự cứu rỗi mình.
“CON CÓ GIẢNG KHÔNG?”
Sau sự cải đạo đầy ấn tượng của mình, Parham phục vụ như một giáo
viên trường Chúa Nhật và nhân sự. Cậu tổ chức buổi nhóm đầu tiên
của mình vào năm mười lăm tuổi, với các kết quả đáng chú ý. Cậu
giảng trong một thời gian ngắn, sau đó vào Đại học Southwestern
Kansas ở tuổi mười sáu.
Khi vào đại học, Parham đã có mọi ý định dự phần trong chức vụ,
nhưng cậu bắt đầu để ý đến sự bất kính và chán ghét phổ biến mà
người đời dành cho những người hầu việc Chúa. Và cậu bắt đầu nghe
nói về tình trạng nghèo thiếu luôn đi kèm với chức vụ. Nản lòng bởi
những câu chuyện đó, cậu tìm những ngành nghề khác có nhiều thu
nhập hơn. Không lâu sau, Parham từ bỏ sự kêu gọi của mình và bắt
đầu sa ngã.
Trong lúc nhớ lại các căn bệnh đau đớn thời thơ ấu, Parham nhận ra
rằng lãnh vực y học sẽ là một sự đeo đuổi tốt. Vì thế, cậu bắt đầu học
để trở thành bác sĩ. Nhưng cậu thường xuyên đau khổ khi nhớ lại lời
hứa nguyện trở thành giáo sĩ, và ngay sau đó cậu bị sốt thấp khớp.
Sau nhiều tháng chịu đựng các cơn sốt đó, một bác sĩ đã đến thăm
giường bệnh của cậu và tuyên bố rằng Parham sắp chết. Nhưng
những tháng nằm liệt giường đó đã thôi thúc Parham nhớ lại lời nói
125
đã từng vang bên tai cậu: “Con có rao giảng không? CON CÓ GIẢNG
KHÔNG?” Một lần nữa, cậu khao khát vâng theo sự kêu gọi của
mình, nhưng  cậu không muốn sống trong tình trạng nghèo khổ mà
dường như là điều mà các mục sư thời đó không thể tránh khỏi. Vì
vậy, cậu kêu  khóc với Chúa: “Nếu Chúa dẫn con đi đâu đó, một nơi
nào đó, một nơi mà con không phải lấy tiền dâng hiến hay ăn xin để
sống thì con sẽ  giảng.”
Parham bị tiêm thuốc mooc-phin an thần trong tình trạng của cậu
nhiều đến nỗi cậu không thể nghĩ được lời cầu nguyện nào nữa. Vì
vậy, cậu bắt đầu đọc lại Bài cầu nguyện chung. Khi cậu đọc đến câu
“…ý Cha được nên ở đất như trời”, tâm trí cậu tỉnh ra và cậu nhìn
thấy sự oai nghiêm của Chúa. Cậu nhìn thoáng qua cách mà ý muốn
Chúa được thực hiện qua từng chi tiết trong sự sáng tạo và nhận ra
rằng ý muốn của Chúa là sự chữa lành. Vì vậy, cậu kêu gào với
Chúa: “Nếu ý muốn của Ngài được nên trong con, con sẽ được
lành.” Khi cậu cầu nguyện như thế, mọi xương khớp trong cơ thể của
cậu được giãn ra và mọi cơ quan đều được chữa lành. Chỉ có mắt cá
chân của cậu vẫn còn yếu. Nhưng phổi của cậu đã khỏe mạnh và thân
thể được bình phục.
Tiếp theo sự bình phục của mình, Parham nhanh chóng được mời để 
tổ chức một buổi truyền giảng. Vì thế, cậu nói lại lời hứa của mình với
Chúa, và nguyện rằng sẽ bỏ học và bước vào chức vụ nếu Chúa chữa
lành mắt cá chân của cậu. Khi đang bò ở dưới cây, Parham bắt đầu cầu
nguyện và ngay tức thì, Chúa gửi một “dòng điện mạnh” chạy xuyên
qua mắt cá chân của cậu và khiến chúng được lành.6
MỘT “NGƯỜI VỤNG VỀ” VỚI QUYỀN NĂNG
Parham tổ chức buổi truyền giảng đầu tiên của mình vào năm mười
tám tuổi, tại trường Pleasant Valley School House, gần Tonganoxie,
Kansas. Lúc Parham xin phép tổ chức một buổi phấn hưng tại một
trường học thì cậu là một người xa lạ đối với cộng đồng đó. Vì thế, khi
họ đồng ý, Parham đã đi lên một ngọn đồi, giang tay mình ra trên

126
thung lũng đó và cầu nguyện rằng cả cộng đồng này sẽ được Chúa
chiếm hữu.7
Đêm đầu tiên của buổi nhóm, người tham dự rất tốt, nhưng hầu hết
mọi người không quen với việc tích cực tham gia. Ban đầu, cậu nhận
được vài phản ứng, nhưng trước khi buổi nhóm kết thúc, có nhiều
người tin Chúa.
Gia đình Thistlewaites đã tham dự buổi nhóm đó và viết thư kể về 
buổi nhóm cho con gái của họ. Con gái của họ, Sarah, lớn lên trong
cộng đồng đó và đang đi học ở thành phố Kansas. Khi cô bé trở về
nhà, buổi nhóm đã kết thúc, nhưng cộng đồng đó đã sắp xếp để
Parham quay trở lại vào Chúa Nhật tuần sau.
Tại buổi nhóm, cô bé Sarah Thistlewaite lịch thiệp đã ngạc nhiên bởi
những gì mình thấy. Parham trông rất khác với những diễn giả giàu
có, học thức mà cô từng biết ở thành phố Kansas. Và khi cậu bước lên
bục giảng, cậu không có bài giảng đã soạn như những diễn giả mà cô
từng thấy. Thực tế, Parham không bao giờ viết xuống những gì mình
sắp nói. Cậu nhờ cậy Đức Thánh Linh cho mình cảm hứng. Sau đó, khi
Sarah nghe nhà truyền giáo trẻ tuổi giảng, cô nhận ra mình không hết
lòng với đức tin. Cô biết mình đang theo Chúa “xa xa”, và cô quyết
định dâng hiến cuộc  đời mình hoàn toàn cho Chúa. Cô bắt đầu phát
triển tình bạn với Charles Parham và không lâu sau, điều được bắt
đầu như một sự quan tâm đơn thuần đã chuyển thành một sự kết hợp
về mục đích và vận mệnh.

CÁC HỆ PHÁI Ư? KHÔNG CÒN NỮA!


Khi Parham mười chín tuổi, cậu được mời chăn bầy Hội Thánh Giám
Lý ở Eudora, Kansas. Cậu làm điều này một cách trung tín, cùng lúc
đó cũng đang chăn bầy ở Linwood vào các buổi chiều Chúa Nhật.
Sarah và gia đình của cô cũng thường xuyên tham dự các buổi nhóm
của cậu.
Hội chúng phát triển nhanh chóng và tòa nhà mới được xây dựng để
chứa được mọi người. Ban lãnh đạo hệ phái đó nhìn thấy tương lai
127
tuyệt vời dành cho Parham, và họ sẽ phong chức mục sư cho cậu hay
bổ nhiệm nếu cậu đầu phục thẩm quyền của họ. Nhưng mọi thứ
không diễn ra tốt đẹp giữa Parham và hệ phái Giám Lý. Parham đã
thề nguyện đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, bất kể điều mà
người khác bảo cậu làm là gì. Trong việc khuyên bảo các tân tín hữu,
cậu thường khích lệ họ tìm một Hội Thánh nhà, thậm chí không nhất
thiết phải là Hội Thánh Giám Lý. Cậu giải thích rằng việc gia nhập
một hệ phái không phải là điều kiện để lên thiên đàng, và các hệ phái
dành nhiều thời gian giảng cho Hội Thánh của mình và những người
lãnh đạo trong đó hơn là họ giảng về Chúa Giê-xu và giao ước của
Ngài. Điều này gây ra nhiều xung đột trong các cấp bậc của hệ phái
đó. Nói về những xung đột này, Parham đã nói:
“Việc tìm ra những giới hạn của một chức vị mục sư, và cảm nhận sự hẹp
hòi của bè phái trong Hội Thánh, tôi thường gặp xung đột với những người
có thẩm quyền cấp cao, cuối cùng dẫn đến sự tuyệt giao công khai; và tôi đã
rời khỏi chủ nghĩa hệ phái mãi mãi, dẫu chịu sự bắt bớ chua chát của Hội
Thánh… – Ôi,  lòng hẹp hòi của nhiều người tự xưng mình thuộc về
Chúa!”8
Cha mẹ của Parham rất thất vọng về con trai của họ, vì họ là những
người hỗ trợ Hội Thánh rất nhiều. Vì thế, khi Parham từ chức, cậu tìm
sự nghỉ ngơi trong nhà của những người bạn chào đón cậu như con
của họ.
Parham bắt đầu cầu nguyện Chúa cho hướng đi. Nhiều lời buộc tội vu
khống nhắm vào cậu, và cậu lo ngại rằng sự bắt bớ đang nổi lên sẽ
hủy hoại công việc của mình mãi mãi. Sau đó, một ngày nọ trong lúc
đang cầu nguyện khẩn thiết, cậu nghe những lời này: “Ta đã làm cho
chính Ta không còn danh tiếng.” Ngay tức thì, Parham được vững
lòng và khích lệ. Khi Thánh Linh Đức Chúa Trời tiếp tục cho cậu Lời
Chúa, cậu đặt ra con đường cho mình. Cậu sẽ bước vào cánh đồng
truyền giáo, không liên kết với bất kỳ hình thức giáo phái nào. Cậu sẽ
tổ chức các buổi nhóm trong trường học, trụ sở, Hội Thánh, lều tạm –

128
bất cứ nơi nào có thể – và cậu tin cậy Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ chính
Ngài một cách đầy quyền năng.
Trong lúc tổ chức một buổi nhóm ở phía Tây Kansas, Parham đã viết
thư cho Sarah Thistlewaite và cầu hôn cô. Cậu báo trước với Sarah
rằng cuộc đời của cậu đã hoàn toàn dâng cho Chúa và tương lai của
cậu chưa rõ ràng, nhưng nếu cô có thể cùng tin cậy Chúa với cậu thì
họ có thể kết hôn. Sáu tháng sau, Charles và Sarah kết hôn vào ngày
31 tháng Mười Hai năm 1896, tại nhà ông của cô.

HÃY TỰ CHỮA LÀNH MÌNH!


Như một cặp vợ chồng trẻ bắt đầu di chuyển, họ được tiếp đón với sự
ủng hộ lớn. Tháng Chín năm 1897, đứa con trai đầu tiên của họ tên là
Claude ra đời. Nhưng niềm vui của sự kiện đó chỉ tồn tại trong phút
chốc khi Charles bị bệnh tim. Không có thuốc men nào hiệu quả với
cậu trong lúc cậu ngày càng suy yếu. Sau đó, không sự báo trước nào,
em bé Claude lên cơn sốt cao. Cả nhà Parham quỳ trên sàn nhà cầu
nguyện cho đứa bé, nhưng chẳng ích lợi gì. Bác sĩ không thể tìm ra
nguyên nhân cơn sốt của bé Claude, do đó không có phương thuốc
chữa bệnh.
Parham được gọi đến để cầu nguyện cho một người đàn ông khác
đang bị bệnh, vì vậy trong tình trạng ốm đau, cậu đã đến nhà của
người  đó. Trong lúc cầu nguyện cho người đó, câu Kinh Thánh: “Hỡi
thầy thuốc, hãy tự chữa lành mình” bùng nổ bên trong Parham và
trong lúc cậu đang cầu nguyện, quyền năng của Chúa chạm đến
Parham. Cậu được lành bệnh ngay tức thì.
Parham háo hức chạy về nhà sau chuyến viếng thăm, ôm chầm Sarah,
và kể cho cô nghe về trải nghiệm của mình, sau đó cầu nguyện cho
đứa con. Rồi cậu ném tất cả thuốc men của mình, dặn lòng rằng sẽ
không bao giờ tin cậy bất kỳ điều gì khác ngoài Lời Đức Chúa Trời.
Cơn sốt ra khỏi thân thể của bé Claude, và bé lớn lên thành một đứa
trẻ khỏe mạnh.

129
Tôi muốn nói một điều ở đây. Chức vụ chữa lành của Parham luôn có
thể gây ra tranh cãi đối với những ai hiểu nhầm nó. Ông sống trong
một thời kỳ mà nhìn chung, các bác sĩ đều làm ngược với Phúc Âm.
Chính đức tin của cá nhân  Parham đã khiến ông vứt bỏ mọi thuốc men
của mình.  Ông tin rằng việc hoàn toàn tin vào thuốc men là chối bỏ
dòng huyết của Chúa Giê-xu và cái giá mà Đấng Christ đã trả trên
thập tự giá. Khi sự mặc khải thật đến thì nó là điều không thể đánh
bại. Nó sẽ luôn đem đến sự thành công mà nó minh họa. Sự mặc khải
sâu sắc của Parham được chuyển cho gia đình của ông và thuốc men
đã bị cấm trong nhà của ông. Nhưng ông để lại quyết định cuối cùng
liên quan đến việc sử dụng thuốc cho mỗi người. Luôn có những
người đi theo cảm hứng của người khác  mà không phải là sự mặc
khải của riêng họ. Vì cớ điều này, chúng ta đã thấy toàn bộ các chi thể
trong Thân thể Đấng Christ từ chối sử dụng thuốc men và họ gọi
những người như thế là “tội nhân”. Parham chưa bao giờ dạy về điều
này, do đó sẽ là sai lầm khi đổ lỗi cho ông, như quá nhiều người đã
làm, vì sai lầm về sự chữa lành thiên thượng của một số tín hữu đã
gây ra.
LỜI HỨA NGUYỆN “DÙ SỐNG HAY CHẾT”
Không lâu sau khi Parham và con trai ông được lành, ông nhận được
một vài tin tức thương tâm. Trong vòng một tuần lễ, hai người bạn
thân nhất của ông đã qua đời. Quá đau buồn, Parham chạy vội vã đến
mộ của họ. Đó là một ngày đã đánh dấu phần còn lại trong chức vụ
của ông:
“Khi tôi quỳ giữa ngôi mộ của hai người bạn yêu quý của mình, là
những người đã có thể sống nếu tôi nói với họ về quyền năng chữa
lành của Đấng Christ, tôi nguyện rằng “dù sống hay chết” tôi cũng
sẽ rao giảng về Phúc Âm chữa lành này.”9
Parham dời gia đình của mình đến Ottawa, Kansas, là nơi mà ông đã
tổ chức buổi nhóm chữa lành đầu tiên. Trong buổi nhóm đó, ông đã
dạn dĩ công bố lẽ thật của Lời Chúa. Một người phụ nữ bị phù thủng,
chỉ còn sống được 3 ngày, đã được chữa lành ngay tức thì. Một người
130
nữ tàn tật khác, bị mù và không ăn được, cảm nhận một cảm giác rất
mạnh chạy xuyên qua ngực mình và hoàn toàn được lành. Chúa cũng
chữa lành mắt của cô ngay tức thì, và cô dành phần đời còn lại của
mình làm nghề may kiếm sống.
Lẽ thật về sự chữa lành thiên thượng rất hiếm hoi trong Hội Thánh
trong những năm đó. Dowie và Etter đã có thành công lớn, nhưng
những lẽ thật này hầu như vẫn chưa được biết đến ở khu thảo
nguyên. Dù các kết quả không thể chối cãi, nhiều người vẫn tuyên bố
rằng quyền năng được bày tỏ qua Parham  là quyền năng của ma quỷ.
Nhiều lời vu khống khiến Parham  nhốt  mình  trong  phòng  để  xác 
minh bản thân mình về sự thật này. Khi ông cầu nguyện và nghiên
cứu Lời Chúa, Parham nhận ra rằng tất cả mọi chỗ mà ông xem trong
Kinh Thánh thì sự chữa lành đều có mặt. Ông nhận ra rằng, sự chữa
lành, cũng giống như sự cứu rỗi, đến qua công tác cứu chuộc của dòng
huyết Chúa Giê-xu, và từ lúc đó trở đi, bắt bớ và vu khống không bao
giờ làm gì được ông. Sau đó, một ý tưởng mang tính cách mạng đã
đến với ông: ông sẽ cung cấp một căn nhà trú ẩn cho những ai tìm
kiếm sự chữa lành. Parham đầy sự vui mừng!

LUÔN LÀ MỘT NGÔI NHÀ ĐỨC TIN


Một đứa con gái được sinh ra trong gia đình Parham vào tháng Mười
Một năm 1898 vào ngày Lễ Tạ Ơn. Họ đặt tên cho đứa bé là Esther
Marie. Không lâu sau, Parham mở căn nhà chữa lành của mình ở
Topeka,  Kansas, là nơi mà ông và Sarah gọi là “Bê-tên”. Mục đích là
để cung cấp một bầu không khí như gia đình cho những người tin cậy
Chúa cho sự chữa lành. Tầng trệt có một nhà nguyện, một phòng đọc
sách và một văn phòng in ấn. Tầng trên có mười bốn phòng với nhiều
cửa sổ lớn. Gia đình Parham luôn có hoa tươi ở các ô cửa để tạo một
bầu không khí ấm áp,  bình an và tươi đẹp. Các buổi nhóm của nhà
nguyện mở ra hằng ngày, là nơi mà Lời Chúa được dạy dỗ đầy năng
quyền. Và lời cầu nguyện được từng cá nhân dâng lên, nhiều lần suốt
ngày lẫn đêm.

131
Bê-tên cũng mở các lớp đặc biệt cho các mục sư và nhà truyền giáo
nhằm sửa soạn và huấn luyện họ cho chức vụ. Nơi trú ẩn này cũng trở
thành nhà cho các cô nhi, và công việc cho những người không có việc
làm.
Một vị khách ở Bê-tên đã viết:
“Ai có thể nghĩ về cái tên ngọt ngào hơn tên ‘Bê-tên’? Chắc chắn đây
là Nhà của Chúa. Mọi thứ vận hành trong tình yêu thương và hòa
thuận. Khi bước vào phòng, một người được ấn tượng bởi quyền
năng thiên thượng trải rộng nơi này… Nơi đây thật sự là Ngôi Nhà
Đức Tin.”10
Bản tin của Parham, Đức tin của sứ đồ, được sản xuất hai lần một tuần,
đã có giá báo dài hạn ngay từ đầu. Nhưng Parham nhanh chóng thay
đổi điều này bằng việc yêu cầu các độc giả nghiên cứu Ê-sai 55:1, sau
đó viết xuống điều họ cảm nhận mình được dẫn dắt. Bản tin đó xuất
bản  nhiều bài làm chứng tuyệt vời về sự chữa lành và nhiều bài giảng
được  dạy dỗ ở Bê-tên.
Parham luôn tin rằng Chúa sẽ cung cấp tài chính cho Bê-tên. Một lần
kia, sau một ngày làm việc vất vả, ông nhận ra rằng hạn trả tiền thuê
nhà  là sáng ngày mai và ông không có tiền để trả. Mệt mỏi và kiệt
sức, ông nhìn lên trời và nói với Chúa rằng ông phải nghỉ ngơi và ông
biết Chúa sẽ không làm ông thất vọng. Sáng hôm sau, một người đàn
ông đến Bê-tên  và nói: “Đột nhiên tôi tỉnh giấc với suy nghĩ về anh và
công việc của anh; tôi không thể ngủ cho đến khi tôi hứa rằng sẽ mang
cho anh cái này.” Đó chính xác là số tiền để trả thuê nhà.
Một lần khác, Parham chỉ có một phần tiền để thanh toán một hóa 
đơn đã đến hạn. Vì vậy, ông bắt đầu đi đến ngân hàng để trả số tiền
mình có, và trong lúc đi đường, ông gặp một người quen đã đưa cho
ông một số tiền. Khi Parham đến ngân hàng, ông nhận ra số tiền đó
chính xác là  khoản tiền ông cần để thanh toán đủ hóa đơn.11 Và có
nhiều câu chuyện  kỳ diệu khác về sự cung ứng tài chánh xung quanh
chức vụ của Parham.

132
Gia đình Parham được ban phước với một đứa con trai khác vào 
tháng Ba năm 1900. Họ đặt tên đứa bé là “Charles”, cùng tên với
người cha. Bây giờ, dường như gia đình ông đã phát triển hơn Nhà
Bê-tên, vì  vậy một tư thất được xây lên. Cùng với sự phát triển của
gia đình mình, sự đói khát thuộc linh của Parham cũng gia tăng đến
nỗi ông cảm thấy mình nên rời khỏi Bê-tên và viếng thăm các chức vụ
khác. Để lại hai vị mục sư chịu trách nhiệm, Parham bắt đầu viếng
thăm các chức vụ của nhiều người tin kính khác ở Chicago, New York,
và Maine. Ông trở về nhà, tươi mới và đổi mới thậm chí với một lòng
khao khát nhiều hơn:
“Tôi trở về nhà hoàn toàn tin rằng trong khi nhiều người đã có được
kinh nghiệm thật trong sự thánh hóa và sự xức dầu kèm theo, vẫn có
một sự tuôn đổ quyền năng lớn lao cho những Cơ Đốc Nhân nào
gần với thời kỳ này.”12
Những lời này chứa đựng hạt giống lẽ thật mà về sau Parham mới
hiểu được.

ĐƯỢC VÂY QUANH BỞI HÀO QUANG


Vì sự thành công rực rỡ của ông tại Bê-tên, nhiều người bắt đầu
khuyên Parham mở trường Kinh Thánh. Vì vậy, một lần nữa, Parham
ở riêng để kiêng ăn cầu nguyện. Sau đó, vào tháng Mười năm 1900,
ông  mua được một kiến trúc đẹp ở Topeka, Kansas, cho mục đích mở
trường Kinh Thánh, và gọi nó là “Stone’s Folly”.
Tòa nhà được xây theo kiểu của một  tòa lâu đài nước Anh. Nhưng
người xây dựng đã hết tiền trước khi công trình đó hoàn tất. Cầu
thang nối giữa tầng thứ nhất và thứ hai được chạm trỗ bằng gỗ của
cây tuyết tùng,  anh đào, cây thích và cây thông. Tầng thứ  ba được
hoàn tất bằng gỗ thông thông dụng  được sơn.
Phía ngoài của tòa nhà Stone’s Folly được lát bằng gạch đỏ và sỏi
trắng, với một chiếc cầu thang xoắn ốc dẫn lên đài thiên văn. Một lối
đi khác từ nơi đó đến một căn phòng nhỏ được gọi là Tháp Cầu

133
Nguyện. Các sinh viên có thể thay phiên nhau cầu nguyện mỗi ngày
ba giờ trong tháp đặc biệt này.
Khi Stone’s Folly được cung hiến, một người từ Tháp Cầu Nguyện
nhìn ra bên ngoài và thấy một khải tượng bên trên Stone’s Folly về
một “cái hồ nước mát rộng lớn sắp tràn, chứa đủ mọi điều để thỏa
mãn mọi  cơn khát.”13 Khải tượng đó chứng minh một dấu hiệu của
những điều sẽ xảy đến.
Trường Kinh Thánh của Parham mở cửa cho mọi người hầu việc Chúa
và tín hữu, những ai sẵn lòng “từ bỏ mọi điều.” Họ phải có sự sẵn
lòng nghiên cứu Lời Chúa một cách sâu nhiệm và tin cậy Chúa cho
mọi nhu cầu của cá nhân. Đức tin của các sinh viên ở phần học phí của
họ; mọi người đều phải tin rằng Chúa sẽ chu cấp nhu cầu của họ.
Các bài thi được đưa ra vào tháng Mười Hai về các chủ đề ăn năn, cải
đạo, tận hiến, sự nên thánh, sự chữa lành và sự tái lâm của Chúa trong
tương lai. Khi sách Công vụ được bao gồm trong các môn học, Parham
cho các sinh viên của ông một bài tập về lịch sử. Họ phải siêng năng
nghiên cứu bằng chứng của Kinh Thánh về phép báp tem trong Đức 
Thánh Linh và ba ngày sau phải tường thuật lại những gì họ tìm được.
Sau khi phân công bài tập này, Parham đã rời khỏi các sinh viên của
mình để đến một buổi nhóm trong thành phố Kansas. Sau đó, ông
quay trở lại Stone’s Folly cho buổi nhóm Thức Canh thường niên.
Vào buổi sáng đến hạn nộp bài tập, Parham lắng nghe các tường thuật
của bốn mươi sinh viên, và ông kinh ngạc bởi những gì mình nghe
được. Trong lúc nhiều sự bày tỏ khác nhau của Thánh Linh xảy ra
trong sự tuôn đổ của Lễ Ngũ Tuần trong Công vụ, tất cả các sinh viên
đều có chung một kết luận: Tất cả những người được báp tem bởi Đức
Thánh Linh đều nói các ngôn ngữ khác!
Bây giờ, có một sự phấn khởi lớn và sự quan tâm mới tại Stone’s Folly
xung quanh sách Công vụ. Sự đoán trước bao phủ bầu không khí khi
bảy mươi lăm người vây quanh nhau tại trường cho buổi nhóm Thức
Canh hôm đó.
134
Trong suốt giờ nhóm, một sự tươi mới thuộc linh dường như bao trùm
nơi đó. Kế đến, Agnes Ozman, một sinh viên đã đến gặp Parham và
xin ông đặt tay trên cô để cô có thể nhận được phép báp tem bằng Đức
Thánh Linh. Ozman tin rằng cô được kêu gọi vào cánh đồng truyền
giáo và cô cần được trang bị với quyền năng thuộc linh. Lúc đầu,
Parham lưỡng lự và nói với cô rằng chính ông không nói các ngôn ngữ
khác. Nhưng cô cứ khăng khăng, và Parham đã khiêm tốn đặt tay
mình trên đầu của cô. Về sau khi Parham viết về sự việc này, ông đã
giải thích nó như sau:
“Tôi chắc chắn là lặp lại khoảng ba mươi câu khi sự vinh hiển tuôn
đổ trên cô ấy, một hào quang dường như bao phủ xung quanh đầu
và mặt của cô, và cô ấy bắt đầu nói tiếng Trung Quốc, và trong ba
ngày đó cô không thể nói được tiếng Anh.”14
Về sau, Ozman làm chứng rằng cô đã nhận được một vài lời tương tự
đó trong lúc ở Tháp Cầu nguyện. Nhưng sau khi Parham đặt tay trên
cô,  cô hoàn toàn được đầy dẫy quyền năng siêu nhiên của Chúa.

LƯỠI BẰNG LỬA


Sau khi chứng kiến sự tuôn đổ kỳ diệu của Đức Thánh Linh, các sinh
viên dời giường của họ ra khỏi ký túc xá tầng thượng và biến nó thành
phòng cầu nguyện. Trong ba ngày hai đêm, cả trường chờ đợi Chúa.
Tháng Giêng năm 1901, Parham giảng tại một Hội Thánh ở Topeka,
thuật lại với mọi người về những kinh nghiệm tuyệt vời đang xảy ra ở
Stone’s Folly. Và ông nói với họ rằng ông tin rằng mình sẽ sớm nói các
thứ tiếng khác. Đêm đó sau khi từ buổi nhóm trở về nhà, ông đã gặp
một trong những sinh viên dẫn ông vào Phòng Cầu nguyện. Khi  ông
bước vào bên trong, ông ngạc nhiên khi thấy  mười hai mục sư của hệ
phái mình. Họ đang ngồi, quỳ gối, đứng giơ tay lên và tất cả đều đang
nói các thứ tiếng khác. Một số người run lên dưới quyền năng của
Chúa. Một phụ nữ lớn tuổi đến gần Parham để kể lại những giờ phút
trước khi ông bước vào, “lưỡi bằng lửa” đậu trên đầu của họ.

135
Quá bất ngờ bởi những gì mình thấy, Parham quỳ gối xuống phía sau
bàn, ngợi khen Chúa. Sau đó, ông cầu xin Chúa ơn phước đó, và khi
ông làm thế, Parham nghe tiếng Chúa kêu gọi rõ ràng rằng ông hãy
đứng lên trong thế giới này. Ông phải bày tỏ lẽ thật về sự tuôn đổ
quyền năng này trong mọi nơi ông đi. Vị mục sư được khai sáng này
cũng nhận thức được những sự bắt bớ sẽ đi kèm với quan điểm của
mình. Nhưng ông kể như đó là cái giá phải trả và quyết định vâng lời;
giống như ông đã vâng lời trong việc công bố sự chữa lành thiên
thượng. Ngay sau đó, chính Charles Parham được đầy dẫy Đức Thánh
Linh và nói trong nhiều thứ tiếng khác.
“Chính lúc đó và ngay tại chỗ, có một sự vặn nhẹ trong cổ họng  tôi, 
sự  vinh  hiển  giáng  trên  tôi  và  tôi  bắt  đầu  thờ phượng Chúa
trong tiếng Thụy Điển, sau đó chuyển sang những ngôn ngữ khác và
cứ tiếp tục…”15
Không lâu sau, tin tức về những điều Chúa đang làm được nhiều
phóng viên báo chí, các chuyên gia ngôn ngữ, và những người phiên
dịch cho chính phủ vây quanh trường Stone’s Folly. Họ ngồi trong các
buổi nhóm để nói với cả thế giới về hiện tượng kỳ diệu này. Họ đã
đồng lòng nói rằng các sinh viên của Stone’s Folly đang nói các ngôn
ngữ trên thế giới. Và các bài báo của họ kêu lên với tiêu đề “Ngũ
Tuần! Ngũ Tuần!” Tờ Newboys hô lớn: “Hãy đọc về Ngũ Tuần!”
Ngày 21 tháng Giêng năm 1901, Parham chia sẻ bài giảng đầu tiên về
kinh nghiệm độc nhất của phép báp tem bằng Đức Thánh Linh với
bằng chứng nói các thứ tiếng khác.

CÁNH CỬA ĐẾN VỚI ĐIỀU SIÊU NHIÊN


Ngày nay, một số người nói rằng “việc nói các thứ tiếng đã qua rồi.”
Nhưng bạn tôi ơi, khi các phép lạ và các dấu kỳ qua đi, khi những sự
bày tỏ của Đức Thánh Linh qua đi, các thứ tiếng khác cũng sẽ qua đi
nữa. Khi đó, chúng ta không cần các thứ tiếng khác. Nhưng hễ khi nào
chúng ta còn sống trên trái đất, những điều này vẫn còn. Sách Công
vụ vẫn được tiếp tục qua sự sống của Hội Thánh ngày nay. Điều duy
136
nhất đã qua đi là việc dâng tế lễ các con chiên, vì Chúa Giê-xu đã làm
trọn hệ thống tế lễ về việc đổ huyết và xóa bỏ bức màn ngăn cách con
người với Đức Chúa Trời rồi.
Cầu nguyện trong các thứ tiếng khác sẽ hình thành ý muốn của Chúa
trong tâm linh bạn. Bạn không còn dựa vào trí tuệ của mình hay sự
hướng dẫn của người khác. Bạn sẽ “biết” ý muốn của Cha cho đời
sống mình là gì. Đôi khi, chúng ta bị giới hạn trong đời sống cầu
nguyện của mình bởi ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, nhưng không
phải lúc nào cũng không biết cách cầu nguyện cho một tình huống nào
đó. Lời Chúa bảo chúng ta hãy “cầu nguyện trong tâm linh”, hay
trong các thứ tiếng, sẽ giúp chúng ta có thể cầu nguyện theo ý muốn
trọn vẹn của Chúa trong mọi tình huống vì việc cầu nguyện trong
tiếng lạ đem chúng ta vào lãnh vực của Thánh Linh. Bạn có thể lên
thiên đàng mà không cần được báp tem Thánh Linh, nhưng đó không
phải là mong ước cao nhất Chúa dành cho bạn.
Có nhiều sự vận hành khác nhau về việc nói các thứ tiếng trong Kinh
Thánh. Trước tiên, các thứ tiếng có thể bày tỏ trong một ngôn ngữ siêu
nhiên mà các dân tộc khác có thể hiểu được (Xem Công vụ 2:8-11).
Thứ hai, ân tứ nói tiếng lạ có  thể được nói bởi một người trong bối
cảnh công cộng và sau đó được tiếp nối bằng việc giải nghĩa ngôn ngữ
đó, nhằm mang lại sự gây dựng cho những người đang nhóm tại đó
(Xem I Cô-rinh-tô 14:27-28). Và có ngôn ngữ cầu nguyện trong tiếng
lạ, là điều khích lệ và gây dựng đức tin của bạn. Cuối cùng, cầu
nguyện trong tâm linh sẽ mang lại sự dạn dĩ, sức lực, hướng đi, và sự
chỉ dẫn cho cuộc đời của một tín hữu nào đó. Cầu nguyện tiếng lạ
cũng là một trong những hình thức năng quyền trong sự cầu thay
(Xem I Cô-rinh-tô 14:4; Giu-đe 20; Rô-ma 8:26-27, Ê-phê-sô 6:18).
Nếu bạn chưa kinh nghiệm sự báp tem Thánh Linh với bằng chứng
nói các thứ tiếng khác, thì hãy hết lòng tìm kiếm Chúa cho điều này.
Việc nói trong các ngôn ngữ khác không chỉ “dành cho một số người”.
Đó là điều dành cho mọi người, giống như sự cứu rỗi. Khi bạn chọn

137
bước vào mức độ này trong sự đầy trọn của Chúa, cuộc đời của bạn sẽ
không bao  giờ như trước nữa.
NGƯỜI CHA THUỘC LINH
Vào giai đoạn này của cuộc đời Parham, chưa từng có “sự vinh hiển
trọn vẹn” và sự bình an trong nhà của ông nhiều như thế. Parham đi
khắp đất nước, rao giảng các lẽ thật về việc báp tem Thánh Linh trong
sự chứng thực tuyệt vời. Lần nọ trong buổi nhóm, ông bắt đầu nói
trong các thứ tiếng khác, sau đó khi ông nói xong, một người trong hội
chúng đứng dậy và nói: “Tôi được chữa lành khỏi sự bội tín của mình;
và tôi đã nghe Thi thiên 23 trong ngôn ngữ của mình, là đoạn Thi
thiên mà tôi từng học dưới chân mẹ tôi.” 16 Đây chỉ là một trong vô số
bài làm chứng về việc ân tứ nói các thứ tiếng khác ra từ chức vụ của
Parham. Không lâu sau, hàng trăm, hàng trăm người bắt đầu nhận
được sự bày tỏ này. Nhưng cùng với sự  tuôn đổ quyền năng này là sự
bắt bớ vu khống của những kẻ khinh rẻ điều này.
Sau đó, bi kịch lại xảy ra trên nhà của Parham lần nữa. Đứa con út  của
họ, Charles, đã qua đời ngày 16 tháng Ba năm 1901. Gia đình kiệt quệ
vì đau buồn. Sự đau buồn của họ càng tệ hơn khi những người chống
lại gia đình Parham đã bắt bớ họ cho việc họ có phần trong cái chết
của đứa con. Sau đó, nhiều người từng yêu mến gia đình ông, nhưng
không tin vào sự chữa lành quyền năng, đã thêm sự đau buồn bằng
cách khuyến khích gia đình Parham từ bỏ niềm tin của họ về lãnh vực
này. Nhưng trong tất cả mọi điều đó, gia đình Parham bày tỏ tính cách
rất tốt bằng việc chọn giữ tấm lòng của họ mềm mại với Chúa và họ
đã chiến thắng bài thử nghiệm đức tin này. Kết quả, thậm chí Parham
còn nhiệt thành hơn trong việc rao giảng về Phúc Âm kỳ diệu  của
Đấng Christ trên khắp thế giới.
Vào mùa thu năm 1901, trường Kinh Thánh tại Topeka đã bị người
dưới quyền Parham bán đi một cách không mong đợi, vì các mục đích
sử dụng thế tục. Parham cảnh báo những người mua mới rằng nếu họ
dùng trường này cho những mục đích đời này thì tòa nhà này sẽ bị
phá hủy. Nhưng họ phớt lờ lời cảnh báo tiên tri của ông, và cuối tháng

138
Mười Hai,  tin tức đã đến với Parham rằng tòa nhà đó đã bị phá hủy
hoàn toàn bởi trận hỏa hoạn.
Sau khi Stone’s Folly bị bán, gia đình Parham chuyển đến một căn nhà
thuê ở thành phố Kansas. Từ lúc đó trở đi, Parham bắt đầu tổ chức
nhiều buổi nhóm khắp quốc gia. Hàng trăm người, từ mọi hệ phái,
đều nhận được báp tem Thánh Linh và sự chữa lành siêu nhiên. Thật
đúng với mỗi nhà phấn hưng tiên phong, Parham hoặc là được yêu
mến hoặc bị  ghét bởi công chúng, nhưng tính khí sinh động và tấm
lòng ấm áp của ông vẫn được mọi người công nhận. Một bài báo
Kansas đã viết: “Bất cứ điều gì được nói về ông thì ông đã thu hút sự
chú ý nhiều đến tôn giáo hơn bất kỳ người làm tôn giáo nào khác
trong nhiều năm qua.”17
Năm 1901, Parham xuất bản quyển sách đầu tiên của ông, Tiếng khóc
trong Hoang Mạc. Quyển sách này chứa đầy những bài giảng về sự cứu
rỗi, chữa lành và sự nên thánh. Nhiều mục sư trên khắp thế giới đã
học và dạy từ tài liệu này.
Một đứa con trai khác, Philip Arlington, được sinh ra trong gia đình
của Parham vào tháng Sáu năm 1902. Lúc này, Charles đã trở thành
cha  đẻ của sự tuôn đổ Ngũ Tuần, và vẫn tiếp tục chăm lo cho các đứa
con thuộc linh của ông để giúp đỡ họ lớn lên trong lẽ thật. Parham đã
có trải nghiệm đầu tiên của mình với sự cuồng tín vào năm 1903. Ông
giảng trong một Hội Thánh có nhiều sự bày tỏ lộn xộn và mang tính
xác thịt xảy ra. Kinh nghiệm này đã thêm một chiều kích mới trong sự
dạy dỗ của ông. Dù ông không cho phép người khác gọi mình là
người lãnh đạo trong Phong Trào Ngũ Tuần, chịu trách nhiệm trong
việc thấy rằng phép báp  tem Thánh Linh được bày tỏ theo Lời Chúa.
Vì thế, ông nỗ lực học về  thân vị của Đức Thánh Linh, và phản đối
mạnh mẽ với những gì trái  ngược với điều ông đã biết. Có lẽ chính do
lòng đam mê này của ông đã khiến ông chống lại những sự bày tỏ tại
Azusa trong nhiều năm sau.
“GIẢNG TRONG RẠP LỚN”

139
Vào mùa thu năm 1903, gia đình Parham chuyển đến Galena, Kansas,
và dựng một cái rạp lớn. Cái rạp đó có thể chứa hai ngàn người,
nhưng nó vẫn quá nhỏ để chứa hết đám đông.
Vì vậy, một tòa nhà được tìm thấy lúc mùa đông bắt đầu. Nhưng sau
đó, các cánh cửa phải để mở trong suốt buổi nhóm để những người ở 
ngoài có thể tham dự. Đám đông từ các thị trấn lân cận cứ đổ xô đến
Galena khi nhiều sự bày tỏ mạnh mẽ của Thánh Linh xảy ra, và hàng
trăm người được chữa lành một cách kỳ diệu và được cứu.
Trong những ngày đó, nhiều tấm thiệp được chuyển đến cho những
người đã đến vì sự chữa lành. Thủ tục phổ biến là viết con số trên tấm
thiệp và chuyển các tấm thiệp đó đến cho những người đang tìm kiếm
sự cầu nguyện. Trong suốt buổi nhóm, các con số sẽ được gọi ra một
cách ngẫu nhiên, và lời cầu nguyện được dâng lên cho những ai cầm
tấm thẻ có con số được gọi lên. Do đó, với cách làm này thì mọi người
đều có được cơ hội như nhau. Nhưng Parham tránh cách làm này và
ông chọn cầu nguyện cho tất cả những ai đã đến, bất kể thời gian kéo
dài thế nào.
Hai tờ báo, Joplin Herald  và Cincinati Inquirer, tuyên bố rằng các buổi
nhóm ở Galena của Parham là sự bày tỏ quyền năng và phép lạ lớn
nhất từ thời các sứ đồ cho đến nay, họ viết:  “Nhiều người… đến
nhằm chế giễu nhưng đã ở lại để cầu nguyện.”18
Ngày 16 tháng Ba năm 1904, Wilfred Charles được sinh ra trong gia
đình của Parham. Một tháng sau, Charles chuyển  gia  đình đến
Baxter   Springs, Kansas, sau đó tiếp tục tổ chức nhiều buổi nhóm
tuyệt vời khắp tiểu bang.
Parham luôn cảnh báo đám đông rằng đừng gọi ông là “người chữa
lành”, ông nhắc họ nhớ rằng ông không có quyền năng chữa lành hay
là quyền năng để cứu. Một người quan sát đã nói: “Ông Parham chắc
chắn  đã giảng Lời Thánh của Chúa một cách thẳng thắn; trong những
cây đà lớn, nguyên chất và cứng rắn đủ để loại bỏ cái vảy ra khỏi mắt
chúng  ta.”19
140
Các buổi nhóm của nhà phấn hưng này luôn luôn thú vị. Parham
được biết đến như một người có tấm lòng yêu thương lớn dành cho
Xứ Thánh, và luôn bổ sung những niềm tin của nó trong sự dạy dỗ
của ông. Vì vậy, bên cạnh các phép lạ, ông thường khoe các trang
phục đẹp từ Xứ Thánh mà ông đã sưu tầm trong một thời gian. Nhiều
bài báo thường thích nhấn mạnh khía cạnh này trong chức vụ của ông.

Các sinh viên của Stone’s Folly, 1905

141
Đội truyền giảng, Houston, Texas, 1905
Năm 1905, Parham đi đến Orchard, Texas. Ông cũng làm điều tương
tự cho các tín hữu đã tham dự buổi nhóm ở Kansas của ông và đã hết
lòng cầu nguyện để ông có thể đến chỗ của họ. Trong lúc thi hành
chức vụ ở Orchard, có một sự tuôn đổ Thánh Linh rất lớn, đến nỗi
Parham được cảm thúc để bắt đầu tổ chức “Những ngày hội nghị” của
ông. Đây là một chuỗi các buổi nhóm được lên kế hoạch một cách
chiến lược và tổ chức khắp nước Mỹ. Nhiều  người tình nguyện hỗ trợ
trong việc truyền giáo này một khi Parham quay về Kansas.

MỌI THỨ ĐỀU LỚN TẠI TEXAS!


Ngày truyền giảng đầu tiên được định ở Houston, Texas. Parham
cùng với hai mươi lăm nhân sự tổ chức buổi nhóm trong một nơi có
tên Bryn Hall, là nơi họ được quảng cáo như  một nhóm phi hệ phái

142
và mời gọi bất kỳ người nào muốn kinh nghiệm quyền năng của Chúa
nhiều hơn. Nhiều tờ báo thích tính mới lạ trong trang phục Xứ Thánh
của Parham, và thích viết về những phép lạ đã xảy ra.
Sau các buổi nhóm này, Parham cùng nhóm của ông tổ chức các cuộc
diễu hành lớn, đi xuống các đường phố ở Houston trong trang phục
Xứ Thánh của họ. Các cuộc diễu hành hỗ trợ nhằm khuấy động sự
thích thú nơi những người tham dự các buổi nhóm tối. Khi Những
ngày hội nghị  kết thúc, nhóm của Parham trở về Kansas, vui mừng
trong Chúa.
Vì nhu cầu cao của công chúng, cả nhóm quay trở về Houston lần nữa,
nhưng lần nầy, sự bắt bớ lớn xảy ra trên đường. Nhiều nhân sự của
Parham bị trúng độc trong một buổi nhóm khiến họ rất yếu và bị đau
nhiều. Nhưng Parham cầu nguyện cho từng người và ngay tức thì họ
được bình phục hoàn toàn.
Chính mạng sống của Parham cũng bị đe dọa nhiều lần, nhưng ông
luôn thoát khỏi. Một lần nọ, sau khi uống nước trên bục giảng,
Parham cúi người xuống với cơn đau dữ dội. Nhưng ông bắt đầu cầu
nguyện và cơn đau lìa ngay tức thì. Sau đó, khi ly nước của ông được
đem đi thí nghiệm, người ta phát hiện rằng trong nước chứa chất độc
đủ giết cả chục người.20
Không sợ bắt bớ, Parham đã thông báo về việc mở trường Kinh Thánh
mới tại Houston, sau đó chuyển trụ sở chính của ông đến đó vào mùa
đông năm 1905. Ngôi trường đó được hỗ trợ giống như trường ở
Topeka, qua nhiều sự tự nguyện dâng hiến. Không có học phí và mỗi
sinh viên phải tin cậy Chúa về chi phí của mình. Có người nói rằng
nội quy theo kiểu quân ngũ được áp dụng ở trường học và mỗi người
cần biết cách làm việc trong sự hòa hợp.21
Các trường của Parham không bao giờ nhằm mục đích trở thành
trường thần học. Đó là những trung tâm huấn luyện, nơi mà lẽ thật
của Đức Chúa Trời được dạy dỗ trong cách thiết thực nhất – với sự
cầu nguyện là yếu tố chìa khóa. Nhiều mục sư đã ra trường để phục
vụ Chúa khắp nơi trên thế giới.
143
Chính tại Houston là nơi Parham gặp William J. Seymour. Cho đến
thời điểm này, Luật Jim Crow (luật phân chủng) cấm những người da
trắng và da đen học chung trường. Và các buổi nhóm của Parham đều
bị phân biệt nhưng là vì những người da đen không xin tham gia vào
trường học, cho đến khi Seymour đến. Sự khiêm nhường và lòng khao
khát của Seymour với Lời Chúa đã cảm động Parham đến nỗi ông
quyết định phớt lờ các quy định phân biệt chủng tộc thời đó. Seymour
được cung cấp một chỗ trong trường học là nơi cậu kinh nghiệm các lẽ
thật mang tính cách mạng về việc báp tem Thánh Linh. Về sau,
William Seymour trở thành lãnh đạo của cuộc phấn hưng Azusa Street
Mission ở Los Angeles, California.
Sau khi ngôi trường lịch sử ở Houston của Parham đóng cửa, ông đem
gia đình mình trở lại Kansas, và vào ngày 1 tháng Sáu năm 1906,
Robert (đứa con sau cùng của họ) đã chào  đời.
Parham tiếp tục tổ chức nhiều buổi nhóm khắp đất nước và đó là nhu
cầu lớn. Đó là lúc ông nhận được nhiều lá thư từ Seymour, mời ông
đến the Mission ở Los Angeless tại đường Azusa. Có người nói rằng
Seymour đã viết: “nhiều lá thư cấp bách nài xin giúp đỡ, khi nhiều sự
bày tỏ của Thánh Linh, các quyền lực thôi miên và nhiều sự vặn vẹo
cơ thể… đã phá hoại buổi nhóm. Ông muốn Parham đến nhanh chóng
và giúp ông phân biệt giữa điều nào là thật và điều nào là giả.” 22Bất kể
lời nài xin đó, Parham cảm nhận được Chúa dẫn dắt để tổ chức một
hội nghị ở thành phố Zion, Illinois.
BƯỚC ĐI TRÊN MẶT NƯỚC Ở ZION
Khi Parham đến Zion, ông biết được cộng đồng này đang ở trong tình
trạng nguy hiểm. Dowie đã mang tai tiếng trong chức vụ ở đó, và
nhiều người khác đang ở trong giai đoạn kiểm soát thành phố này. Có
một sự chống đối dữ dội ở trên thành phố, vì nhiều người từ mọi quốc
gia và mọi tầng lớp xã hội đều đã đầu tư tương lai của mình trong
những việc của Dowie. Thất vọng và tan vỡ, những người này đã mất
hy vọng. Parham nhìn thấy điều này như một cơ hội tuyệt vời để
mang lại phép báp tem của Đức Thánh Linh đến cho Zion. Ông nghĩ
144
rằng chẳng có phước hạnh hay niềm vui nào lớn hơn là việc giới thiệu
sự đầy trọn của Thánh Linh cho những người này.
Khi Parham đến Zion, ông gặp sự chống đối lớn, và không thể bảo vệ
tòa nhà cho việc nhóm lại. Vì thế mọi cánh cửa cơ hội dường như đã bị
đóng lại. Cuối cùng, khi có lời mời  của một nhà quản lý khách sạn,
ông đã có thể tổ chức buổi nhóm trong một căn phòng riêng. Đêm
hôm sau, hai căn phòng và tiền sảnh đầy ắp người và số lượng người
tham dự gia tăng nhanh chóng từ đó.
Không lâu sau, Parham bắt đầu các buổi nhóm tư gia trong những căn
nhà tốt nhất của thành phố. Một trong những căn nhà đó thuộc về nhà
truyền giáo chữa lành và tác giả nổi tiếng, F. F. Bosworth. Nhà của
Bosworth đã biến thành một nơi nhóm lại trong suốt thời gian Parham
ở đó. Mỗi tối, Parham hướng dẫn năm buổi nhóm trong năm nhà khác
nhau, tất cả đều bắt đầu lúc 7 giờ tối. Khi các nhân sự của ông đến,
ông sẽ giảng từ chỗ này sang chỗ khác, lái xe nhanh chóng để bảo đảm
là ông đến được các nơi. Kết quả là, hàng trăm mục sư và nhà truyền
giáo đã ra từ Zion đầy quyền năng của Thánh Linh để giảng Lời Đức
Chúa  Trời với nhiều dấu lạ.
Vào tháng Mười năm 1906, Parham cảm thấy mình được rời khỏi Zion
và ông nhanh chóng đến Los Angeles để nhận lời mời của Seymour.
Dù Zion là một cộng đồng Cơ Đốc, dường như sự bắt bớ chống lại
Parham là sự bắt bớ lớn nhất ở đó. Nhiều tờ báo ngoài đời có một cuộc
oanh tạc truyền thông, ghi rằng “nhà tiên tri Parham” như thể đang
chiếm vị trí của “nhà tiên tri Dowie”. 23 Chính Dowie đã tiếp tục thu
âm công khai để chỉ trích sứ điệp và những hành động của Parham.
Người giám hộ mới của Zion, Wilbur Voliva, đã háo hức để chờ
Parham ra khỏi thành phố đó. Voliva đã viết thư cho Parham và hỏi
rằng ông định ở Zion bao lâu. Parham trả lời: “Hễ khi nào Chúa còn
muốn tôi ở đây.”24

145
LÀM RÚNG ĐỘNG, RUNG CHUYỂN VÀ CUỐN ĐI CÂU
CHUYỆN CỦA L. A.
Parham nghe nói rằng Seymour đã đến Los Angeles với một tinh thần
hạ mình. Những người từ Texas chuyển đến Los Angeles cùng với
Seymour đều ấn tượng với khả năng của ông. Rõ ràng Chúa đang làm
công việc diệu kỳ trong đời sống của Seymour. Nhưng cũng rõ ràng là
Sa-tan đang cố gắng “xé nó ra trăm mảnh”. 25 Vì Seymour từng là sinh
viên trong trường của Parham, Parham cảm thấy mình có trách nhiệm
với những điều đang diễn ra.
Những kinh nghiệm của Parham ở Azusa đã gia thêm hiểu biết của
ông về sự cuồng tín. Theo Parham, có nhiều kinh nghiệm thật về việc
nhận được báp tem thật, nhưng cũng có nhiều sự bày tỏ giả. Parham
tổ chức hai hay ba buổi nhóm ở Azusa, nhưng không thể thuyết phục
Seymour thay đổi cách của mình. Cánh cửa truyền giáo đã bị khóa nên
Parham không thể quay trở lại. Nhưng thay vì rời khỏi Los Angeles,
Parham thuê một tòa nhà lớn và tổ chức các buổi nhóm lớn  để thi
hành sự giải cứu nhiều người đã từng tham dự các buổi nhóm đó khỏi
các ác linh.
Parham xem mối xung đột với Seymour như một ví dụ về lòng kiêu
ngạo thuộc linh.  Ông viết về điều này trong bản tin của mình và ghi
rằng sự cuồng tín luôn sản sinh tinh thần không chịu học hỏi trong
những người đã chìm đắm trong đó. Ông giải thích rằng những người
ở dưới sự ảnh hưởng của các linh giả dối này như sau:
“…cảm thấy được tôn cao, nghĩ rằng họ có một kinh nghiệm tuyệt
vời hơn người khác, không cần sự hướng dẫn hay lời khuyên… đặt
họ ra khỏi tầm với của những người có thể giúp đỡ.”
Ông kết thúc bản tin “phế truất” của mình bằng việc nói:
“…dù nhiều hình thức của sự cuồng tín đã lẻn vào, tôi tin rằng mỗi
con cái thật của Chúa đều sẽ ra khỏi mù sương và bóng tối này được
trang bị một cách mạnh mẽ và tốt hơn để chống lại mọi cực đoan dối
trá để trình diện chính họ vào bất kỳ thời điểm nào trong những
buổi nhóm như thế. “26
146
“ĐỒ THỊT HEO”
Từ Los Angeles, Parham trở về Zion vào tháng Mười Hai năm 1906.
Do không thể mua được một tòa nhà, ông đã dựng một cái rạp lớn
trong khu đất trống. Các buổi nhóm trong rạp của Parham đều có
đông người đến dự khoảng cỡ hai ngàn người. Vào đêm giao thừa,
ông đã giảng hai giờ đồng hồ về phép báp tem trong Thánh Linh, và
tạo ra một sự phấn khởi rất lớn đến nỗi nhiều người đàn ông đã đến
gặp Parham với ý tưởng về việc bắt đầu một “phong trào” và một Hội
Thánh lớn.
Nhưng Parham chống lại ý tưởng đó. Ông nói với những người đàn
ông đó rằng ông không ở đó vì lợi ích cá nhân và ý tưởng của việc ông
đến Zion là để mang lại sự bình an của Chúa thế cho sự áp bức ở đó.
Parham tin rằng nước Mỹ đã có nhiều Hội Thánh rồi và ông nói rằng
điều Zion cần là nhiều sự thuộc linh trong những Hội Thánh đã có.
Parham cảm thấy  nếu sứ điệp của ông có giá trị thì những người này
sẽ hỗ trợ nó mà không cần một tổ chức. Ông lo ngại rằng các nhóm
xoay quanh lẽ thật về “phép báp tem của Đức Thánh Linh” cuối cùng
sẽ phát triển một mục tiêu theo thế gian và như ngoài đời.
Sau khi đối chất những vấn đề này, Parham đã chính thức từ chức
khỏi vai trò là  “người đề xướng” của Phong Trào Ngũ Tuần Đức Tin.
Ông đã viết trong bản tin của mình:
“Bây giờ, chúng [các nguyên lý Ngũ Tuần đức tin] nhìn chung đã
được chấp nhận, tôi chỉ đơn giản nhận lấy vị trí của mình giữa vòng
các anh em để đẩy Phúc Âm của Vương quốc Chúa như một chứng
nhân cho mọi dân tộc.”27
Vị trí của Parham đã tạo ra nhiều kẻ thù mới ở Zion và khi các buổi
nhóm của ông kết thúc, ông đi giảng một mình ở Canada và New
England.
Gia đình của ông vẫn ở tại Zion và phải chịu bắt bớ rất lớn. Hằng
ngày, tại trường học đã mang nhiều sự bắt bớ mới cho các con của
Parham. Thịt heo bị cấm bán trong thành phố, do đó, bọn trẻ bắt đầu
147
gọi những đứa trong nhà Parham là “đồ thịt heo” (vì chữ Parham gần
giống như chữ part ham, nghĩa là thịt đùi), nên các con của ông thường từ
trường về nhà trong nước mắt. Gia đình Parham tin rằng họ bị bắt bớ
chủ yếu là vì họ không tổ chức một phong trào. Về sau, Charles có
viết:
“Nếu tôi khác với tất cả mọi người ở Zion về bất kỳ lẽ thật nào trong 
những điều này, thì đó chỉ như nhiều người ở Zion khác nhau giữa
vòng họ thôi.”28
Rồi, một ngày nọ, bà Parham nhận được một lá thư quấy phá từ một
công dân Zion đe dọa chồng bà qua một cách thức gây xì-căng-đan. Bà
tố giác lá thư đó là một lời nói dối, nhưng tình thế và sự bắt bớ cứ gia
tăng nhiều đến nỗi bà quyết định đem các con mình trở về Kansas.

NGỌN LỬA XÌ-CĂNG-ĐAN TỪ ĐỊA NGỤC


Chính tại đây mà chúng ta đến cuộc tranh luận lớn nhất trong cuộc
đời của Charles Parham. Rõ ràng, Parham có nhiều kẻ thù trong các tổ
chức Cơ Đốc nổi bật. Nhưng người đối kháng chính của ông là Wilbur
Voliva, vị tổng giám mục của Zion.
Sau sự từ chức công khai của Parham với tư cách là “người đề xướng”
Phong Trào Ngũ Tuần Đức Tin, có vô số lời đồn được lan truyền trong
giới Ngũ Tuần rằng Parham đã bị bắt vì phạm tội tình dục vô luân. Tờ
báo Waukegan Daily Sun  đã ám chỉ rằng việc Parham đột ngột rời khỏi
Zion đã được nhắc nhở bởi “những người đàn ông bí ẩn, có thể là
thám tử, đồng thời cũng được lệnh bắt ông về một số lời cáo buộc bí
mật nào đó.” Về sau, tờ báo đó thừa nhận rằng sự tường thuật của nó
chỉ dựa trên lời đồn và ban cảnh sát của Zion không biết gì về vụ việc
đó cả.29 Nhưng nhiều sự tổn hại đã xảy ra.
Vào mùa hè năm 1907, Parham đang giảng trong một khu vực truyền
giáo trước đây của Zion nằm ở San Antonio khi một câu chuyện được
tường thuật trong tờ San Antonio Light  đã trở thành tin tức cả nước.
Tiêu đề của nó là: “C. F. Parham, nhà truyền giáo đã bị bắt, người đã
từng nổi tiếng trong buổi nhóm ở đây, đã bị bắt giam.” 30 Câu chuyện
ghi rằng Parham đã bị cáo buộc việc quan hệ qua đường hậu môn,
148
một lời nói dối mang tội trọng dưới luật pháp Texas. Và ông đã bị bắt
cùng với người được cho là bạn của mình, J. J. Jourdan, là người cùng
với ông được cho rằng đã được thả ra sau khi trả một ngàn đô-la.
Ngay lập tức, Parham phản kháng lại với sự giận dữ. Ông đã thuê một
luật sư tên C. A. Davis và công bố rằng ông đã bị “dàn cảnh một cách
tinh vi” bởi kẻ thù lâu năm của ông là Wilbur Voliva. Parham chắc
chắn rằng Voliva đã điên tiết với một Hội Thánh trong thành  phố
Zion mà Parham từng giảng. Trước đây, nó từng thuộc về Zion,
nhưng đã ra khỏi Hội liên hiệp Zion và gia nhập Phong Trào Ngũ
Tuần Đức Tin.
Parham cam kết rằng sẽ rửa sạch thanh danh của mình và tức giận
không chịu ra khỏi thành phố đó. Nhưng bà Parham, khi đã biết về
những tin đồn trong một lá thư ở Zion trước đây, đã rời khỏi Kansas
để đến San Antonio. Vụ án chưa từng bị đem ra tòa và tên tuổi của
Parham đã bị biến mất khỏi những tiêu đề của các tờ báo ngoài đời
nhanh chóng như lúc nó xuất hiện. Không có bản cáo trạng chính thức
nào từng được đệ trình, và đến bây giờ, cũng chẳng có sự ký thuật nào
về vụ việc này tại Tòa án Thành phố Bexar.31
Nhưng các tờ báo tôn giáo không nhân từ với Parham như những tờ
báo thế tục. Báo chí của họ dường như xác định nhiều tình tiết về
“chuyện tình của ông”. Hai tờ báo đã tùy tiện nói về câu chuyện này là
tờ Burning Bush  và Zion Herald  (tờ báo chính thức của Hội Thánh của
Wilbur Voliva ở Zion). Hai tờ báo này đã trích dẫn từ báo San Antonio
Light, cùng với một nhân chứng kiến những thái độ được cho là
không đứng đắn của Parham, bao gồm một bản thú nhận viết tay.
Nhưng khi được kiểm tra lại, người ta phát hiện rằng các bài báo được
“trích dẫn” từ báo Herald  và Bush  chưa từng xuất hiện trong báo San
Antonio. Vụ xì-căng-đan đó cũng chỉ được biết đến trong một số khu
vực nào đó – mọi   nguồn đều có thể được truy nguyên từ tờ Zion
Herald. Nếu tin đồn đó lan khắp nước, nó sẽ lan nhanh như cây nho.31
Không chút nghi ngờ, dường như Voliva đang tận dụng xì-căng-đan
đó, “dùng đủ mọi thủ đoạn”. Dù không ai có thể chỉ ra chính xác rằng

149
Voliva là kẻ chủ mưu của những lời cáo buộc đó thì nhiều người vẫn
biết rằng ông là người thường xuyên lan truyền lời đồn về việc vô
luân chống lại các đối thủ của ông. Ngoài vụ việc Parham, Voliva đã
nói nhiều lời công kích với những người cộng tác của ông tại Zion,
ông gọi họ là “kẻ tà dâm” và “vô đạo đức”. Những người bạn của
Parham đã cố gắng kiện với các cơ quan bưu chính Mỹ vì “lời phỉ
báng phi pháp”, nhưng họ từ chối việc kiện tụng về vấn đề này. 33
Bà Parham cảm thấy những kẻ thù của họ phải có đức tin lớn nơi niềm
tin của Parham  vì, nếu sự công kích kịch liệt này xảy ra cho một
người bên ngoài, vụ kiện này chắc chắn sẽ được theo đến cùng.
Nhưng Parham không bao giờ bàn luận vụ việc này ở nơi công cộng.
Ông để vấn đề này tùy thuộc vào sự tự do quyết định của những
người đi theo ông, tin rằng những ai trung tín sẽ không tin vào những
lời cáo buộc đó.34 Vào sinh nhật lần thứ bốn mươi, Parham đã viết:
“Tôi nghĩ nỗi buồn lớn nhất trong đời tôi là suy nghĩ rằng những kẻ
thù của tôi, trong lúc cố gắng hủy hoại tôi, đã làm tiêu tan và phá
hoại vô số những linh hồn quý báu.”35
Nhưng nỗi buồn và sự tàn phá chẳng ảnh hưởng gì với những người
chống lại chức vụ của Chúa. Khi Parham trở lại Zion để giảng chín
năm sau đó, những người đi theo Voliva đã làm giả các áp phích và tờ
rơi để cho thấy một sự xưng tội có đóng dấu về tội quan hệ qua  hậu
môn.36
SỐNG TRONG GIẤC MƠ ĐÃ CHỜ ĐỢI TỪ LÂU
Suốt những năm tháng sau vụ xì-căng-đan đó, Parham tiếp tục truyền
giáo khắp đất  nước. Nhiều người nói rằng những bài giảng của ông
đều chỉ trích về các Cơ Đốc Nhân Ngũ Tuần, nhiều người khác nói
rằng ông chưa thể hồi phục sau những lời cáo buộc của Voliva. Năm
1913, một đám đông gặp ông ở Wichita là những người có trang bị dùi
cui và cây chĩa. Nhưng một người bạn đã giải cứu Parham bằng cách
bí mật giấu ông trong một tuyến đường khác, và buổi nhóm vẫn tiếp
tục như đã định. Hàng trăm người được kêu gọi phải ăn năn ở
Witchita, và nhiều người được lành.

150
Dù bị tổn thương bởi những người ông nghĩ là bạn của mình, Parham
vẫn chưa bao giờ rời khỏi những thành phố mà Chúa đã dẫn dắt ông.
Thậm chí ông đã quay trở về Los Angeles và tổ chức một buổi nhóm
lớn với nhiều ngàn người trở lại tin Chúa, được báp tem Thánh Linh,
được chữa lành và giải cứu. Vào mùa đông năm 1924, Parham đã tổ
chức nhiều buổi nhóm ở Oregon và Washington. Một trong những
buổi nhóm đó đã khiến Gordon Lindsa tìm được sự cứu rỗi. Lindsa đã
tiếp tục làm công việc lớn lao cho Chúa, thành lập trường Đại học
Kinh Thánh Quốc Tế, Đấng Christ Cho Các Dân Tộc, tọa lạc ở Dallas,
Texas.
Cuối cùng, vào năm 1927, ước mơ cả đời của Charles F. Parham đã
thành hiện thực. Góp nhặt tiền từ bạn bè, Parham đã có thể viếng
thăm Giê-ru-sa-lem. Chuyến đi đó là một sự vui mừng lớn cho
Parham. Ông rất phấn khởi khi đi qua Ga-li-lê, Sa-ma-ri và Na-xa-rét.
Ở đó, Parham đã gặp gỡ phân đoạn Kinh Thánh yêu thích nhất của
ông, Thi thiên 23. Trong xứ Pa- lét-tin, thực tế về Người chăn và bầy
chiên trở nên sống động với Parham, mang lại sự bình an và yên ủi.
Khi ông trở lại Cảng New York vào tháng Tư năm 1928, ông đã mang
về những hình ảnh về vùng đất mà ông yêu mến. Từ lúc đó trở đi, các
buổi nhóm của Parham luôn bao gồm phần trình chiếu các hình ảnh
này, là phần trình chiếu mà ông gọi là “Thi thiên thứ 23”.

“SỰ BÌNH AN, SỰ BÌNH AN GIỐNG NHƯ MỘT DÒNG


SÔNG”
Vào tháng Tám năm 1928, Parham trở nên mệt mỏi và kiệt sức. Ông
nói với những người bạn của mình rằng công việc của ông gần kết
thúc. Ông đã viết cho một người bạn như sau:
“Những ngày này, tôi đang sống tại bờ vực của Vùng Đất Vinh Hiển
và mọi thứ trở nên rất thực ở phía bên kia của bức màn đến nỗi tôi
cảm thấy mình rất dễ bị cám dỗ để bước qua bên kia.”37
Sau khi trải qua mùa Giáng sinh năm 1929 cùng với gia đình, Parham
có lịch giảng và trình chiếu các hình ảnh về Xứ Thánh ở Temple,
Texas. Gia đình của ông lo lắng về chuyến  đi vì sức khỏe của ông đã
151
giảm nhiều nhưng Parham quyết định đi. Nhiều ngày sau, gia đình
nhận được tin báo rằng Parham đã bất tỉnh trong một buổi nhóm lúc
đang trình chiếu các hình ảnh về Xứ Thánh của ông. Người ta thuật lại
rằng trong lúc đang nằm trên sàn nhà, Parham đã tỉnh lại và chỉ nói về
việc muốn tiếp tục phần trình chiếu của mình.
Gia đình Parham đã đi đến Temple để xem tình trạng của ông. Khi
đến nơi, một quyết định đã được đưa ra để hủy bỏ buổi nhóm và
mang Charles về nhà ở Kansas bằng xe lửa. Vì quá yếu do bệnh tim
nên ông không thể nói được, Parham đã chờ cho con trai của ông là
Wilfred trở về từ chức vụ ở California. Trong lúc chờ con mình,
Parham từ chối mọi thuốc men, nói rằng ông làm vậy “sẽ làm hỏng
niềm tin của mình.” Ông chỉ xin sự cầu nguyện. Robert, con trai út của
ông, đã bỏ việc ở thương xá để chạy về nhà thật nhanh và cầu nguyện
tại nơi cha mình đang nằm. Sau nhiều ngày, cậu đến bên giường của
Parham để nói với ông rằng cậu cũng đã “dâng đời mình cho sự kêu
gọi của chức vụ”. Xúc động vì biết rằng hai người con của mình sẽ tiếp
tục công tác của Phúc Âm, Parham lấy lại sức lực để nói:
“Ba không thể khoe về bất kỳ việc lành nào mình từng làm khi gặp
Chúa  của ba mặt đối mặt, nhưng ba có thể nói rằng ba đã trung tín
với sứ điệp Ngài giao, và đã sống một cuộc đời tinh khiết, thanh
sạch.”
Sarah đã nói rằng bà không bao giờ quên được gương mặt của người
bà rất yêu dấu,  nhận biết “một sự vui mừng và một vẻ mặt bình an
thỏa nguyện rằng lời cầu nguyện nhiều năm của ông đã được
nhậm.”38
Ngày cuối cùng trên đất của ông, Charles Fox Parham đã nghe câu
nói: “Sự bình an, sự bình an giống như một dòng sông. Đó là điều tôi đã
nghĩ cả ngày.”  Suốt đêm đó, ông đã hát một phần của bài hát “Quyền
trong huyết”, sau đó bảo gia đình mình hãy hát phần còn lại của bài
hát đó cho ông. Khi họ hát xong, ông bảo họ “hãy hát lại lần nữa.”39
Ngày hôm sau, ngày 29 tháng Giêng năm 1929, ở tuổi năm mươi sáu,
Charles F. Parham đã về với Chúa.
152
Tang lễ của ông có hơn hai ngàn năm trăm người đến dự, họ viếng mộ
của ông trong lúc tuyết bắt đầu rơi. Một ca đoàn gồm năm mươi
người ở trên sân khấu, cùng với một số các mục sư từ nhiều nơi của
đất nước. Sự dâng hiến đổ vào từ khắp đất nước, giúp cho gia đình có
thể mua được một tòa giảng bằng đá gra-nít để làm bia tưởng niệm.
Trên bia tương niệm có khắc chữ “Giăng 15:14”, câu Kinh Thánh cuối
cùng mà Parham đã đọc khi ông tổ chức buổi nhóm cuối cùng trên đất
của mình: “Không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu thương vì
bạn hữu mà hy sinh mạng sống mình.”

NGƯỜI TRUNG TÍN THẬT


Trước khi Charles Parham qua đời, chức vụ của ông đã giúp cho hơn
hai triệu người tin Chúa, trực tiếp lẫn gián tiếp. Các đám đông của
ông thường lên đến bảy ngàn người. Và dầu một số người đã nói
nhiều thứ tiếng khác trước Topeka, Kansas, thì Parham là người tiên
phong lẽ thật về các thứ tiếng như bằng chứng về việc báp tem Thánh
Linh.
Cuộc đời của ông là ví dụ điển hình cho thực tế gay gắt về việc bắt bớ
và xung đột luôn đi theo các nhà phấn hưng của Chúa. Dù nhiều
người tìm cách hủy hoại ông, thì họ vẫn  không thể chạm đến trụ cột
sức lực đã được xây dựng bên trong tâm linh ông. Ông chưa bao giờ
ra khỏi sự kêu gọi của mình vì cớ sự vu cáo chống lại ông. Và khi ông
rời khỏi đất này, ông cũng làm như vậy vì ông muốn như thế. Dẫu
một số người không chấp nhận chức vụ của Parham vì cớ sự hỗ trợ
của ông cho Ku Klux Klan40, thì hầu hết mọi người vẫn nhớ Parham 
vì tình yêu thương hy sinh của ông, và phần lớn là vì sự trung tín của
ông. Lời kêu gọi quan trọng của Chúa là chúng ta sẽ được nhìn thấy là
trung tín với chương trình của Ngài. Và đối với Charles Fox Parham,
ông không thể sống một chương trình nào khác ngoài chương trình
Chúa đã dành cho ông. Sự trung tín luôn chịu được sự xung đột xảy
đến để thách thức nó.

153
Chúa đã kêu gọi chúng ta trong một lãnh vực nào đó của sự phục vụ.
Cho dù chúng ta đứng trước nhiều người hay trước một vài người
trong gia đình mình, thì như Charles Parham, chúng ta cũng phải
chứng minh sự trung tín của mình. Nhưng trong nhịp độ sống nhanh
của chúng ta, một thế hệ “cảm thấy ổn”, sự trung tín dường như đã bị
thỏa hiệp. Tuy nhiên, cho dù chúng ta nói về thế hệ nào đi nữa thì Lời
Chúa vẫn y nguyên. I Cô- rinh-tô 4:2 nói rằng sự trung tín là một yêu
cầu  cho các tín hữu.
Việc tin  nơi Lời Đức Chúa Trời và tin cậy  Chúa làm thành lời hứa của
Ngài đối với bạn bất kể những sự xung đột trong cuộc sống này sẽ sản
sinh ra sự trung tín.
Thật tuyệt vời biết bao khi việc nghe Chúa phán rằng: “Tốt lắm, hỡi
đầy tớ ngay lành và trung tín của Ta!” thay vì Chúa chỉ nói: “Sao…?”
sẽ thách thức bạn trong hôm nay để ý đến cuộc sống của mình, để tính
cái giá phải trả, và xem xét bạn đang ở đâu trong lĩnh vực trung tín.
Tôi thách thức bạn hãy biết điều bạn tin, điều bạn chống lại và rồi hãy
đứng vững trên những điều tin quyết đó.
Hãy chứng tỏ “lưỡi dao” của lẽ thật này cho các dân tộc trên đất và
đừng bao giờ để cho bản thân bị xem như là một phần của những
người bắt bớ, những kẻ khinh khi hay ganh tỵ. Bất kể sự kêu gọi của
bạn là gì, hãy luôn đứng về phía của Đức Chúa Trời. Hãy trung tín.
CHƯƠNG BỐN, CHARLES F. PARHAM
Tham khảo
1 Bà Charles Parham, Cuộc đời của Charles F. Parham,  (Birmingham,
AL: Commercial Printing Company, 1930], 59, 74.
2   Như trên, 1.
3   Như trên, 2.
4  Như trên
5  Như trên, 5.
6  Như trên, 6-9.
154
7  Như trên, 11.
8 Như trên, 23.
9 Như trên, 33.
10  Như trên, 42.
11  Như trên, 46-47.
12  Như trên, 48.
13   Như trên, 57.
14   Như trên, 52-53.
15  Như trên, 54.
16  Như trên, 62.
17  Như trên, 76.
18  Như trên, 95-97.
19  Như trên, 100.
20  Như trên, 134.
21  Như trên, 136.
22  Như trên, 155-156.
23  Như trên, 158-159.
24  Như trên, 159.
25   Như trên, 161-162.
26   Như trên, 163-164, 168.
27   Như trên, 176.
28   Như trên, 182.
29 James R. Goff Jr, Những cánh đồng đã chín vàng,  (Fayetteville và
London: The University of Arkansas Press, 1988], 136, 223, Footnote
32.
155
30   Như trên, 136.
31   Như trên, 136-137, 224, Footnote 39.
32   Như trên, 138-139, 224-225, Footnote 41.
33   Như trên, 225-226, Footnote 44 & 45.
34   Như trên, 141.
35  Parham,  Cuộc đời của Charles F. Parham,  201.
36   Như trên, 260-261 và Goff, middle section, photos of posters.
37   Parham, Cuộc đời của Charles F. Parham,  406.
38   Như trên, 200, 410.
39  Như trên, 413.
40  Goff, Những cánh đồng đã chín vàng, 157.

156
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Năm: William J. Seymour

“Khi cô ấy nhìn tôi qua cặp mắt kính gọng vàng, cô đã nói: ‘Thưa
mục sư, tôi tin vào phép báp tem Đức Thánh Linh và lửa… nhưng
tôi không thông cảm được tiếng  ồn và việc la hét.’”
“Tôi đáp: ‘Em ơi, tôi cũng giống như em. Có nhiều biểu hiện tôi
nhìn thấy giữa vòng dân sự Chúa mà bản thân tôi không thông cảm
được, nhưng em biết không, khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đến
trên tôi, tôi vui hưởng điều đó.’”
“Miệng của cô ấy mím lại tỏ vẻ không đồng ý, nhưng tôi nói tiếp:
“…Bây giờ, em gái nhỏ của tôi, nếu em muốn vào phòng cầu nguyện
và xin Chúa cho mình được báp tem Thánh Linh thì cứ tự nhiên
nhé. Và khi điều đó xảy ra, đừng hét lên trừ khi em cảm thấy muốn
làm thế. Hãy là chính mình thôi.’”
“Cô ấy gật đầu mạnh mẽ: ‘Ồ, chắc chắn em sẽ làm thế.’
157
“…Tôi đang bận việc trong văn phòng cách khoảng hai mươi hai
mét và phút chốc đã quên rằng cô ấy đang ở đó. Thình lình, tôi nghe
một tiếng khóc thét lớn.
“Tôi nhanh chóng giật tung cửa ra để nhìn vào trong  Hội Thánh và
có một người con gái nhỏ ra từ căn phòng cầu nguyện như thể cô đã
bị bắn ra từ đại bác. Cô bắt đầu nhảy, múa, và la hét trong Chúa.
Thật là một cảnh tượng khi nhìn thấy người con gái dè dặt và lịch sự
với cặp mắt kính gọng vàng đang nhảy múa và lắc lư… khóc rồi cười
trong tiếng mới và tiếng Anh.
“Tôi đi ra để gặp cô và mỉm cười trong lòng, tôi nói: ‘Em gái, điều
em đang làm không khiến tôi thích thú.’
“Cô ấy nhảy lên cách vụng về và hét rằng: “Có thể không hay lắm,
nhưng chắc chắn điều này khiến em thích!’”1
Khi phục vụ như một “chất xúc tác” của “Phong trào Ngũ Tuần”
trong thế kỷ thứ hai mươi, William J. Seymour đã biến một cái
chuồng ngựa nhỏ Los Angeles trên đường Azusa thành một trung tâm
phấn hưng quốc tế. Vì cớ phép báp tem Thánh Linh với bằng chứng
nói các thứ tiếng là một phần chính yếu của các buổi nhóm được tổ
chức ở đó, Seymour đã trở thành người lãnh đạo của phong trào đầu
tiên được tổ chức để đẩy mạnh trải nghiệm này. Ở Azusa, tất cả
những người da  đen, da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người
Châu Âu đều gặp gỡ và thờ phượng cùng nhau, vượt qua những ranh
giới văn hóa mà trước đây là điều không thể. Dù thành công của cơn
phấn hưng chỉ ngắn thôi, nhưng chúng ta vẫn vui hưởng những bông
trái của nó. Ngày nay, Azusa vẫn là một từ phổ biến trong nhà của
Chúa.
Hội truyền giáo Đường Azusa đã sản sinh ra nhiều câu chuyện tuyệt
vời. Những nhà tiên phong thuộc Ngũ Tuần này rất ít bận tâm đến
thời gian nên họ thường dành cả đêm để cầu nguyện cho sự giải cứu
của người khác. Họ tin vào Lời Đức Chúa Trời và chờ đợi sự bày tỏ
của Lời Chúa.

158
Trong mọi tình huống xảy ra, những người tìm kiếm đưa ra lời yêu
cầu dựa trên thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời. Nếu côn trùng cố
gắng phá hủy mùa màng của ai đó, các tín hữu ở Azusa sẽ đi ra cánh
đồng và công bố Lời Đức Chúa Trời trên mùa màng và trên côn trùng
ở đó! Trong tất cả những câu chuyện được ghi lại, các côn trùng  ở
những nơi chúng được bảo và không vượt qua các ranh giới của cánh
đồng. Nếu chúng hủy phá mùa màng của một người lân cận, thì
chúng ở cách mùa màng của người tín hữu đó khoảng 20 mét.
Trong câu chuyện khác, một nhóm đông  lính cứu hỏa chạy vào trong
Hội truyền giáo Đường Azusa trong suốt một buổi nhóm, mang theo
nhiều vòi rồng để dập một đám cháy. Nhưng họ chưa bao giờ tìm
được một đám cháy! Những người lân cận của hội truyền giáo đó đã
từng nhìn thấy một ngọn lửa khiến họ tin là tòa nhà  đó đang bị chìm
sâu trong lửa, vì thế họ gọi cho đội cứu hỏa. Tuy  nhiên, điều họ thật
sự thấy là sự vinh hiển của Chúa.

CẶP MẮT CỦA CỌP


Centerville, Louisiana, là một thị trấn đầm lầy chỉ cách vịnh Mexico
vài dặm. Vào ngày 2 tháng Năm năm 1870, một đứa bé trai được sinh 
ra ở Centerville cho ông Simon và Phyllis Seymour. Họ chỉ mới được 
tự do khỏi nô lệ trước đó vài năm, vì vậy William chào đời trong sự
phân biệt chủng tộc đầy kinh khiếp. Đảng 3K (đảng phân biệt chủng
tộc ở Hoa Kỳ) đã từng nổi loạn trong nhiều năm. Luật phân biệt chủng
tộc đã được thành lập nhằm ngăn cấm tất cả những người da đen
không được hưởng bất kỳ công bằng xã hội nào. Và tình trạng phân
biệt này  đã trở nên phổ biến, ngay cả trong Hội Thánh.
Từ khi được tự do khỏi cảnh nô lệ, cha mẹ của Seymour đã tiếp tục
công việc đồn điền. Khi Seymour lớn lên, cậu cũng đi theo gương của
họ. Giống như nhiều người khác, không sợ hãi vì việc thiếu học vấn
chính quy, chủ yếu cậu tự dạy mình qua việc đọc Kinh Thánh.
Seymour nhận biết mình thật sự là ai trong Chúa Giê-xu Christ, cậu
tin rằng Chúa là Đấng duy nhất giải phóng nhân loại. Cậu là một
159
chàng trai nhạy bén, can đảm và khao khát lẽ thật trong Lời Đức Chúa
Trời. Có người nói rằng cậu đã kinh nghiệm nhiều khải tượng thiêng
liêng,  và từ lúc còn trẻ đã trông mong sự tái lâm của Chúa Giê-xu
Christ.2
Lúc hai mươi lăm tuổi, cuối cùng Seymour đã bức phá được sự cầm
buộc tâm trí về chứng phức cảm tự ti của mình. Sau khi làm điều mà
một vài người da đen dám làm, cậu đã rời khỏi quê hương miền Nam
Louisiana và đi về phía bắc của Indianapolis, Indiana.
Theo thống kê dân số của Hoa Kỳ năm 1900, chỉ có 10% những người
da đen từng rời khỏi miền Nam. Nhưng Seymour đã quyết tâm,  vì thế
cậu lên đường. Cậu quyết định rằng những trói buộc do con người tạo
ra sẽ không bao giờ giữ mình được.
CÁC THÁNH ĐỒ VÀ BỆNH ĐẬU MÙA
Không giống như miền Nam nông thôn, Indianapolis là một thành
phố đang phát triển và có nhiều cơ hội. Nhưng nhiều việc kinh doanh
vẫn đóng cửa với người da đen, vì thế Seymour chỉ có thể tìm được 
việc làm như người hầu bàn trong khách sạn.
Không lâu sau khi đến nơi, Seymour tham gia Hội Thánh Simpson
thuộc Giáo hội Giám Lý. Nhánh này của Giám lý phía Bắc đã có một
cuộc truyền giáo mạnh mẽ cho mọi tầng lớp mà rất thu hút đối với
Seymour. Tấm gương của Hội Thánh đã giúp Seymour hình thành các
niềm tin của mình nhiều hơn. Đối với cậu, việc không có tầng lớp hay
phân biệt chủng tộc trong sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu đã trở nên rõ
ràng hơn nữa.
Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn thì nạn phân biệt chủng tộc trở nên cứng
rắn hơn ở Indianapolis. Vì vậy, Seymour dời đến  Cincinnati, Ohio. Ở
đó, cậu tiếp tục tham dự một Hội Thánh Giám Lý, nhưng  không bao
lâu cậu để ý rằng giáo lý của họ cũng cứng ngắc nữa. Cậu là một
người háo hức đi theo John Wesley
Wesley tin vào sự cầu nguyện mạnh mẽ, sự thánh khiết, sự chữa lành
thiên thượng và không nên có sự phân biệt trong Chúa Giê-xu Christ.
160
Nhưng dường như những người thuộc Giám Lý đang xa dần khỏi
những điều cơ bản ban đầu của họ.
Trong việc tìm kiếm cho mình một Hội Thánh, Seymour đã tình cờ
gặp được Hội Thánh Evening Light Saints, về sau được biết đến như
là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Phong trào Cải Chánh. Nhóm này
không sử dụng các nhạc cụ. Họ không đeo nhẫn hay trang điểm. Và
họ không nhảy đầm hay chơi đánh bài. Mặc dù có vẻ như đây là một
tôn giáo của “những điều không được làm”, thì nhóm này vô cùng vui
mừng. Họ tìm thấy niềm vui trong đức tin của mình trong thuận cảnh
lẫn nghịch  cảnh.3
Seymour được tiếp đón nồng hậu bởi Hội Thánh the Saints. Chính tại
nơi đó mà cậu nhận được sự kêu gọi hầu việc Chúa. Seymour đã vật
lộn với sự kêu gọi của mình và sợ hãi đáp lời. Giữa sự tranh chiến đó,
cậu bị bệnh đậu mùa, là căn bệnh có thể dẫn đến tử vong trong thời
đó. Cậu đã sống sót sau 3 tuần đau đớn kinh khủng, nhưng căn bệnh
đó khiến cậu bị mù mắt trái và sẹo trên mặt.
Seymour cảm thấy việc mắc bệnh của mình là hậu quả của việc từ chối
sự kêu gọi của Chúa. Vì thế, cậu lập tức đầu phục theo chương trình
của Chúa và được Evening Light Saints phong chức. Không lâu sau,
cậu bắt đầu đi khắp nơi như một nhà truyền giáo lưu động và tự lo tài
chánh của mình. Trong thời đó, một vài mục sư kêu gọi dâng hiến. Và
như nhiều người trong giới của mình, Seymour tin rằng Chúa là Đấng
chu cấp của mình. Cậu tin rằng nếu Chúa đã kêu gọi thì Ngài sẽ vùa
giúp cậu.

NÓI TIẾNG LẠ… NGÀY NAY?


Seymour rời khỏi Cincinnati và đi đến Texas, truyền giáo trong hành
trình đó. Khi cậu đến Houston, cậu gặp gia đình ở đó, vì thế cậu quyết
định biến Houston trở thành trung tâm của chức vụ mình.
Vào mùa hè năm 1905, nhà truyền giáo Charles F. Parham đang tổ
chức các chiến dịch truyền giáo ở Bryn Hall, nằm ở khu thương mại ở
Houston. Mỗi tối sau khi hết kẹt xe, Parham và những người cộng sự
161
của ông sẽ đi xuống phố trong trang phục đẹp mắt của Xứ Thánh với
băng rôn ‘Phong Trào Đức tin Sứ Đồ’ của họ. Nhiều tờ báo đã viết tích
cực về các buổi nhóm của Parham và thường để lên trang đầu.”
Houston là một thành phố có nền văn hóa đa dạng, vì thế mọi sắc tộc
đều được thu hút đến với buổi nhóm của Parham. Cô Lucy Farrow,
một người phụ nữ là bạn của Seymour, đã tham dự đều đặn các buổi
nhóm của Parham và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với gia đình của
nhà truyền giáo này. Parham mời cô làm nữ gia sư cho gia đình của
ông nếu cô đi với họ đến Kansas là nơi họ đang sống. Farrow là mục
sư của một Hội Thánh nhỏ tên Thánh Khiết, nhưng lòng yêu mến của
cô dành cho gia đình Parham và lòng đói khát thuộc linh trong cô đã
thúc đẩy cô đi. Với sự đồng ý của cô, cô đã hỏi Seymour liệu anh có
thể chăn bầy Hội Thánh trong khi cô vắng mặt hay không. Anh đã
đồng ý chăn dắt Hội Thánh cho đến khi cô quay trở về cùng với gia
đình Parham sau hai tháng.
Khi cô Farrow trở về Houston, cô đã kể với Seymour về những  cuộc
gặp gỡ thuộc linh tuyệt vời của cô trong gia đình Parham – bao gồm
kinh nghiệm nói các thứ tiếng của cô. Seymour rất được đụng chạm
bởi kinh nghiệm của cô, nhưng anh chất vấn về tín lý đó. Cuối cùng
anh đã chấp nhận, dù Seymour không nói các thứ tiếng trong một
khoảng thời gian.5 Hội Thánh Evening Light Saints không ủng hộ
thần học mới của Seymour. Vì thế, anh rời khỏi nhóm đó, nhưng vẫn
chưa nói được tiếng mới. Sau đó, Charles Parham thông báo về việc
khai giảng trường Kinh Thánh của ông ở Houston vào tháng Mười
Hai năm đó và cô Farrow nhất quyết cho rằng Seymour nên tham gia.
Được cảm động bởi lòng nhiệt thành của cô và sự quan tâm ngày càng
gia tăng của mình, Seymour đã đăng ký.
Trường của Parham ở Houston được bố trí giống như trường ở
Topeka, Kansas. Đó là một sự sắp xếp sống chung trong một căn nhà,
nơi mà các học viên và thầy giáo của họ dành nhiều ngày và đêm để 
cầu nguyện và học Lời Chúa cùng với nhau một cách thoải mái. Các
học viên không bị bắt buộc phải trả học phí, nhưng họ phải tin cậy 
162
Chúa cho nhu cầu của chính mình. Vì thông lệ được chấp nhận trong
nền văn hóa của thời đó nên sẽ có vấn đề nếu Seymour được cho phép
thức đêm. Parham được cảm động bởi lòng khao khát Lời Chúa của
Seymour. Nhưng đây là điều tôi tin, dù rất được Parham chào đón,
Seymour chỉ là một học viên ban ngày. Dù Seymour không trân trọng
tất cả các tín lý Parham dạy, nhưng cậu trân trọng lẽ thật trong tín lý
Ngũ Tuần của Parham. Không lâu sau, cậu phát triển thần học của
mình từ điều đó.

TỪ BAN ĐẦU
Sau khi hoàn thành việc học ở trường của Parham, các sự kiện dẫn
Seymour đến Los Angeles để bắt đầu đã nhanh chóng xảy ra. Vào đầu
năm 1906, Seymour bắt đầu lên kế hoạch mở một Hội Thánh Ngũ
Tuần mới là nơi ông có thể giảng tín lý mới tìm được của mình. Sau
đó, ông nhận được một lá thư không mong đợi từ cô Neel Terry.
Terry, người từng viếng thăm bà con ở Houston, đã tham dự Hội
Thánh mà Seymour chăn bầy thế cho cô Lucy Farrow. Khi Terry quay
trở về California, cô không quên sự lãnh đạo mềm mại và vững chắc
của Seymour. Trong lá thư, cô Terry đã mời Seymour đến Los Angeles
và làm quản nhiệm của một hội chúng đã bị chia cắt từ một Hội Thánh
Nazareth. Tin rằng lá  thư này bày tỏ định mệnh của mình, Seymour
gói ghém hành lý và đi đến California vào cuối tháng Giêng. Về sau,
ông đã viết:
“Đó là sự kêu gọi thiên thượng đã đem tôi ra từ Houston, Texas để
đến Los Angeles. Chúa đã đặt trong  lòng của một thánh đồ ở Los
Angeles để viết thư cho tôi rằng cô ấy cảm thấy Chúa muốn tôi đến
đó, và tôi cảm nhận đó là sự dẫn dắt của Chúa. Chúa đã cung ứng 
phương tiện và tôi đến để đảm nhận sứ mạng ở Đường Santa Fe.” 6
TÌNH TRẠNG THUỘC LINH CỦA THÀNH PHỐ
Tại Los Angeles, có một cơn đói khát thuộc linh đang được khuấy
động. Có một lòng khao khát và mong mỏi một điều gì đó sẽ xảy ra.

163
Có bằng cớ của một cơn phấn hưng thuộc linh thậm chí trước khi
Seymour đến. Bước sang một thế kỷ, nhiều nhà truyền giáo đã lan
rộng ngọn lửa của Đức Chúa Trời khắp miền Nam California và nhiều
nhóm người đang cầu nguyện và làm chứng từng nhà một trong khắp
thành phố. Thực tế, cả thành phố sắp sửa có một điều thuộc linh vĩ đại
sẽ xảy ra như nhiều hội chúng Cơ Đốc ở Los Angeles đang hết lòng
tìm kiếm Chúa.
Năm 1906, Los Angeles là một bức tranh thu nhỏ của thế giới. Nạn
phân biệt chủng tộc rất ít được thực hiện, vì mọi nền văn hóa, từ
Trung Quốc cho đến người Mỹ gốc Tây Ban Nha đều lũ lượt kéo đến
thành phố.
Một nhóm nọ, Hội Thánh Báp-tít đầu tiên ở Los Angeles, đang đợi sự
trở lại của mục sư của họ, Mục sư Joseph Smale. Ông đang ở trong
chuyến đi ba tuần đến xứ Wales để ngồi dưới chân của nhà truyền
giáo vĩ đại xứ Wales, Evan Roberts. Smale rất nóng cháy cho Chúa và
hi vọng sẽ mang lại cơn phấn hưng tương tự đã viếng thăm ở xứ
Wales đi cùng ông trở về Los Angeles.
Frank Bartleman, một nhà truyền giáo khác và cũng là nhà báo, đã
chia sẻ một khải tượng tương tự và tham gia cầu nguyện với Hội
Thánh của ông. Bartleman đã viết thư cho Roberts để xin những lời chỉ
dẫn cho cuộc phấn hưng. Một đáp ứng từ Evan đã kết thúc cách này:
“Tôi cầu xin Chúa nghe lời cầu nguyện của anh, giữ đức tin anh mạnh
mẽ và cứu lấy California.” Từ những lá thư đó, Bartleman nói rằng
ông nhận được ân tứ đức tin cho sự phấn hưng sẽ đến. Và ông tiếp tục
tin rằng những lời cầu nguyện từ xứ Wales đã đóng góp nhiều cho sự
tuôn đổ của Chúa ở California, về sau ông đã nói: “Sự phấn hưng rộng
khắp thế giới trong hiện tại đã được đu đưa trong nôi của xứ Wales bé
nhỏ.”7
Tại Los Angeles, có một nhóm nhỏ người da đen khao khát Chúa
nhiều hơn, là những người đã họp lại để thờ phượng. Người lãnh đạo
của nhóm mới này là chị Julia Hutchinson. Cô đã dạy về sự nên thánh
trong một cách mà không thống nhất với giáo lý của Hội Thánh cô.
164
Kết quả là, vị mục sư đó đã đuổi những gia đình nào có liên quan với
sự dạy dỗ của cô – những người mà cuối cùng đã hình thành một
nhóm cùng với Seymour là mục sư.
Nhóm này đã không nản lòng. Họ nhanh chóng tập hợp lại với nhau ở
nhà của ông bà Richard Asbery, họ phát triển đông đến nỗi buộc phải
thuê một cái phòng truyền giáo nhỏ ở Đường Santa Fe. Cùng với sự
phát triển của nhóm này là lòng mong muốn có sự thay đổi trong lãnh
đạo. Cả nhóm cảm thấy một người lạ đối với khu vực Los Angeles sẽ 
có thể hiệu quả hơn, họ tin rằng người đó sẽ có được lòng tôn trọng 
giữa vòng họ hơn. Và cô Terry, người em họ của Asbery, tin rằng chỉ 
có một người đàn ông duy nhất cho công việc đó. Sau khi cầu nguyện
về điều này, mọi người đã đồng ý gửi lời mời đến cho Seymour.

SỨ ĐIỆP ĐƯỢC LAN RA


Seymour đến Los Angeles là nơi đã có xu thế phấn hưng trong toàn
thành phố. Điều đó dường như xác nhận cho sự cảm nhận về định
mệnh của ông. Cả nhóm lớn tụ họp lại, háo hức nghe bài giảng đầu
tiên của Seymour khi ông trình bày mạnh mẽ về phúc âm của sự chữa
lành thiên thượng và sự trở lại mau chóng của Đấng Christ. Sau đó,
ông bắt đầu sứ điệp của mình từ Công vụ 2:4 về việc nói các thứ tiếng
khác. Ông dạy rằng một người chưa được báp tem trong Thánh Linh
trừ khi người đó nói các thứ tiếng khác. Và ông thừa nhận rằng mình
chưa nhận được biểu hiện này. Tuy nhiên, ông công bố điều đó như là
Lời Đức Chúa Trời.
Seymour đã gặp nhiều phản ứng khác nhau. Trong khi một số người
đồng ý với ông thì có một số người khác lại lên án ông gay gắt. Một
gia đình tên Lee đã mời ông đến nhà để dùng bữa tối vào ngày Chúa
Nhật.
Khi cùng trở về với ông để cho sứ mạng tối hôm đó, họ khám phá   ra
rằng chị Hutchinson đã khóa các cánh cửa. Cô đã sỉ nhục và tuyên bố
rằng cô sẽ không cho phép sự dạy dỗ quá khích như thế trong nhóm

165
nhỏ của mình ở Đường Santa Fe. Và Seymour không được vào trong
phòng ngủ của ông ở đó.8
Bây giờ, Seymour nhận thấy mình chỉ có ít tiền và không có nơi để ở.
Vì thế gia đình Lee cảm thấy có trách nhiệm dẫn ông về  nhà, dù họ
không có chỗ dành riêng cho khách.
Trong lúc ở với gia đình Lee, Seymour cứ ở phía sau những cánh cửa
đóng trong  căn phòng của ông trong sự cầu nguyện và kiêng ăn. Sau
đó nhiều ngày, ông mời gia đình Lee cầu nguyện với mình. Họ chấp
nhận lời mời của ông và bắt đầu cảm thấy khác lạ về ông. Không lâu
sau, những  thành viên khác trong nhóm truyền giáo bắt đầu nghe nói
về những buổi  nhóm cầu nguyện ở gia đình Lee. Họ bắt đầu nhóm ở
đó và Seymour được biết đến là người của sự cầu nguyện. 9
Không lâu sau, chị Hutchinson nghe nói về những người đang tham
gia với Seymour. Vì thế cô đã sắp xếp một buổi họp giữa Seymour và
ban chấp sự Thánh Khiết để xác định nguồn gốc của vấn đề này là gì.
Seymour đã đối diện với một nhóm nhiều diễn giả Thánh Khiết khó 
tính để điều tra ông, nhưng ông cứ bám lấy Lời Chúa. Ông đọc lại câu
Công vụ 2:4 và giải thích rằng nếu các diễn giả Thánh Khiết không có
kinh nghiệm đã từng xảy ra ở Phòng Cao thì họ vẫn chưa được báp
tem Thánh Linh. Theo Seymour, vấn đề của họ gặp là với Lời Đức
Chúa Trời chứ không phải với ông.
Một mục sư đã từng chống lại Seymour về sau đã nói: “Mọi điều liên
quan trong sự tranh cãi đó đều là phần của chúng tôi. Tôi chưa từng
gặp một người nào có sự kiểm soát trong tâm linh mình như thế.
Dường như chẳng có sự bối rối hay lời buộc tội nào có thể quấy rầy
ông. Ông chỉ ngồi phía sau cái thùng gỗ đó và mỉm cười với chúng tôi
cho đến  khi tất cả chúng tôi đều bị kết án về chính những hành động
của mình.”10
SỐ 214 ĐƯỜNG NORTH BONNIE BRAE
Sự lãnh đạo điềm tĩnh của William Seymour được mọi người biết đến.
Theo sự điều tra của mình, gia đình Asbery đã bảo ông hãy chuyển
sang nhà của họ sống trên đường North Bonnie và bắt đầu tổ chức các
166
buổi nhóm đều đặn ở đó. Seymour chấp thuận và nhóm nhỏ đó bắt
đầu gặp nhau vào cuối tháng Hai năm 1906. Các buổi nhóm của họ
bao  gồm nhiều giờ cầu nguyện khi họ tìm kiếm sự báp tem Thánh
Linh.
Khi các buổi nhóm đó gia tăng, Seymour đã nhờ sự hỗ trợ từ người
bạn lâu năm của mình, Lucy Farrow. Ông giải thích với nhóm này
rằng Farrow có một khả năng phi thường về việc trình bày phép báp
tem Thánh Linh và sau đó họ đã thu thập tiền để mời cô từ Houston
đến.
Khi chị Farrow đến nơi, Seymour thông báo rằng cả nhóm sẽ bước vào
kỳ kiêng ăn mười ngày cho đến khi họ nhận được ơn phước thiêng
liêng của việc báp tem trong Thánh Linh. Cả nhóm kiêng ăn  cầu
nguyện cho đến cuối tuần. Sau đó, vào ngày thứ Hai, ông Lee đã gọi
Seymour đến nhà mình để xin sự cầu nguyện chữa lành. Seymour xức
dầu cho ông Lee, cầu nguyện cho ông và ông Lee đã được lành ngay 
lập tức. Sau đó, ông Lee nhờ Seymour đặt tay và cầu nguyện cho ông
nhận lãnh báp tem Thánh Linh. Vì thế Seymour lại đặt tay trên ông lần
nữa, và lần này ông Lee đột ngột nói trong các thứ tiếng khác một cách
lớn tiếng! Cả hai người vui mừng vô cùng trong suốt ngày hôm đó,
sau đó họ cùng nhau đi bộ đến buổi cầu nguyện tối.
Khi họ đến nhà của Asbery trên đường Bonnie Brae, mọi căn phòng
đều đầy ắp người. Nhiều người đang cầu nguyện. Seymour đảm nhận
buổi nhóm, hướng dẫn họ hát, làm chứng và cầu nguyện nhiều hơn.
Sau đó, ông bắt đầu kể câu chuyện về sự chữa lành và sự đổ đầy
Thánh  Linh của ông Lee. Ngay khi Seymour vừa dứt lời, ông Lee giơ
tay lên và bắt đầu nói các thứ tiếng khác. Cả nhóm quỳ gối xuống khi
họ thờ phượng Chúa và kêu xin Chúa phép báp tem này. Có sáu hay
bảy người cất giọng lên và bắt đầu nói trong một ngôn ngữ khác.
Jennie Evans Moore, người về sau kết hôn với Seymour, từ chiếc đàn
piano cô quỳ gối xuống như là một trong những người đầu tiên nói
tiếng mới.

167
Một số người chạy ra ngoài đường, nói tiên tri và giảng. Những người
khác trong lúc nói các thứ tiếng, đã chạy ra đường cho hàng xóm nghe
thấy. Con gái út của gia đình Asbery đã chạy vào phòng khách để xem
những điều đang diễn ra và cô bé chỉ gặp anh trai của mình đang sợ
hãi chạy hướng ngược lại! Sau đó Jennie Evans Moore quay trở lại cây
đàn piano và bắt đầu hát với giọng hát hay của mình trong sáu thứ
tiếng và tất cả đều có sự giải nghĩa. Buổi nhóm kéo dài đến hơn 10h tối
khi mọi người rời khỏi đó trong niềm vui và lòng biết ơn Chúa vô
cùng.11
Trong ba ngày, họ đã vui mừng với điều họ gọi là “Lễ Ngũ Tuần ban
đầu được khôi phục”. Tin tức lan ra nhanh chóng khiến nhiều   người
kéo đến đầy sân và xung quanh nhà của gia đình Asbery. Các nhóm từ
mọi nền văn hóa bắt đầu tìm đường đến số nhà 214 Đường North
Bonnie Brae. Một số người đứng bên ngoài những cửa sổ hy  vọng
nghe ai đó cầu nguyện trong các thứ tiếng. Đôi lúc họ nghe tiếng la hét
rất lớn. Đôi lúc rất im lặng. Nhiều người ngã “dưới năng quyền” và
nằm trên sàn nhà – một số người nằm suốt ba đến năm giờ đồng  hồ.12
Những sự chữa lành lạ lùng cũng xảy ra. Một người nói rằng: “Tiếng
ồn của sự tuôn đổ tuyệt vời của Thánh Linh đã kéo tôi đến. Tôi từng là
một kẻ chẳng có gì khác ngoài việc là ‘một hiệu thuốc di động” cả đời
mình, với bệnh ung thư và suy phổi. Khi họ nhìn tôi, họ nói: ‘Con ơi,
Chúa sẽ chữa lành con.’ Trong những ngày tuôn đổ đó, khi họ nói
Chúa sẽ chữa lành bạn thì bạn được lành. Tạ ơn Chúa, ba mươi ba
năm  qua, tôi chưa từng gặp lại bác sĩ, hay dùng lại những liều thuốc
cũ đó! Chúa đã cứu tôi, báp tem tôi bằng Đức Thánh Linh, chữa lành
cho tôi và đưa tôi về nhà trong sự vui mừng.”13
Có người nói rằng “hiên trước của gia đình Asbery đã trở thành tòa
giảng và con đường trở thành ghế nhà thờ” khi Seymour nói với mọi
người từ căn nhà này. Cuối cùng, hiên trước đã bị sụp vì sức nặng của
đám đông, nhưng nó nhanh chóng được gia cố để buổi nhóm có thể
tiếp tục.

168
Cuối cùng, chính trong buổi nhóm tối thứ ba, Seymour đã kinh
nghiệm sự gặp gỡ của mình với Đức Thánh Linh. Khuya ngày 12
tháng Tư năm 1906, sau khi nhiều người đã về nhà, lúc chính
Seymour   được đầy dẫy và bắt đầu nói các thứ tiếng. Ông đang quỳ
gối bên cạnh một người đang giúp ông cầu nguyện cho một sự đột
phá, khi cuối cùng ông nhận được. Ân tứ Thánh Linh được chờ đợi từ
rất lâu cuối cùng đã đến trên người đàn ông có sự rao giảng mang sự
tự do của Chúa đến cho nhiều người.

SỐ 312 ĐƯỜNG AZUSA


Mọi người biết rằng họ cần phải nhanh chóng tìm một chỗ nhóm khác.
Nhà của Asbery không thể chứa nổi đám đông. Vì thế, vào ngày 14
tháng Tư năm 1906, Seymour cùng các trưởng lão của ông đã bắt đầu
tìm một nơi hoàn hảo. Họ đi khắp thành phố gần khu vực mình, cho
đến khi họ đến một con đường cụt dài khoảng 2,5km. Tại khu công
nghiệp của Los Angeles, Seymour tìm được một nơi từng là nơi của 
Hội Thánh Giám Lý. Sau khi được sử dụng bởi những người thuộc
Giám Lý, tòa nhà đã bị tu sửa cho một mục đích khác. Nó được chia ra
làm hai – phần phía trên chuyển thành các căn hộ. Nhưng một vụ
cháy đã phá hủy tầng đó, và mái vòm kiểu nhà thờ lớn đã bị san bằng
và phủ nhựa đường.
Khi Seymour kiếm được tòa nhà này thì tầng trên được dùng làm nhà
kho. Tầng trệt được chuyển thành chuồng ngựa. Các cửa sổ đều bị vỡ
và vài bóng đèn thô sơ treo trên trần nhà. Seymour được đề nghị thuê 
tòa  nhà  này  với  giá  tám  đô-la một tháng.14
Khi tin được thông báo ra, mọi người  từ nhiều nơi đến để giúp sửa
chữa lại tòa nhà. A. G. Osterburg, mục sư của một Hội Thánh địa
phương thuộc FG đã trả tiền cho nhiều người để giúp sửa chữa tòa
nhà. Nhiều người tình nguyện quét nhà và rửa sạch các bức tường. J.
V. McNeil, một người sùng đạo Công giáo, chủ của một công ty gỗ lớn
nhất Los Angeles, đã tặng gỗ cho việc này. Mùn cưa rải trên sàn nhà,
và nhiều tấm ván được đóng đinh lên nhau để làm thành tòa giảng
của Seymour.
169
Chính trong nơi khiêm nhường này, khung cảnh khu ổ chuột này đã
khiến những người thuê mới của số nhà 312 đường Azusa chuẩn bị
mình cho cơn phấn hưng quốc tế.
NHỮNG GIAI ĐOẠN ĐẦU
Ngày 18 tháng Tư năm 1906 đã được ghi vào lịch sử nước Mỹ về trận
động đất lớn ở San Francisco. Ngày hôm sau, một cú sốc nhẹ hơn đã
xảy ra ở Los Angeles, khiến nhiều người không còn e ngại để ăn năn
tội lỗi của họ. Hàng trăm người chạy đến Azusa để nghe sứ điệp Phúc
Âm và kinh nghiệm sự báp tem bằng Thánh Linh với bằng chứng nói
các thứ tiếng khác. Thậm chí những người rất giàu cũng đến khu vực
của tầng lớp thấp này để nghe về quyền năng của Chúa.
Việc sắp xếp chỗ ngồi ở Azusa rất độc đáo. Vì không có sân khấu,
Seymour ngồi bằng với hội chúng. Và nhiều ghế băng được sắp xếp để
những người tham dự đều đối diện nhau. Các buổi nhóm đều mang
tính tự phát, vì thế không ai biết được điều gì sẽ xảy ra hay diễn giả là
người nào.
Trong giai đoạn đầu của Azusa, mọi âm nhạc đều theo kiểu ứng  biến
mà không sử dụng nhạc cụ hay các quyển thánh ca. Nhiều buổi nhóm
bắt đầu bằng một người hát hay nói lời làm chứng. Vì không có
chương trình, cuối cùng sẽ có một người nào đó đứng lên, được xức 
dầu để chia sẻ sứ điệp. Diễn giả có thể là bất kỳ người theo sắc tộc,
giới tính hay lứa tuổi nào. Và mọi người cảm nhận rằng Chúa là Đấng
chịu trách nhiệm cho việc kêu gọi có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm
nào của buổi nhóm.
Ở đường Azusa, các bài giảng được truyền cảm hứng trong tiếng Anh
hay trong các thứ tiếng khác với phần phiên dịch. Đôi khi  có những
buổi nhóm kéo dài liên tục trong mười đến mười hai tiếng đồng hồ.
Đôi lúc kéo dài nhiều ngày nhiều đêm! Nhiều người nói rằng hội
chúng này không bao giờ biết mệt vì họ được Đức Thánh Linh ban sức
mới rất nhiều. Mọi người có thể thấy nhiều người sau khi các buổi 

170
nhóm kết thúc vào sáng hôm sau đứng dưới những ánh đèn giao
thông nói về Chúa.
Ở Azusa, các buổi nhóm được xức dầu đến nỗi nếu có ai đó đứng lên
để nói từ trí hiểu biết của mình thì các tín hữu được đầy dẫy Đức
Thánh Linh sẽ bật khóc nức nở.

William J. Seymour, số 312 Đường Azusa


Điều này đã được minh họa rõ ràng trong một câu chuyện kể về một
người phụ nữ được gọi là Mẹ Jones. Một người đàn ông đã đứng dậy
để nói, có lẽ không được Thánh Linh dẫn dắt. Khi người đó đứng dậy
và giảng, Mẹ Jones được bảo là chạy thật nhanh lên sân khấu cách
lặng lẽ, nơi mà cô ngồi tại chân của tòa giảng, sau đó nhìn vào người
đó bằng đôi mắt lạnh lùng và mang tính tiên đoán. Cuối cùng, cô nói:
“Bộ anh không thấy rằng mình không được xức dầu để giảng sao?” Vì

171
sự việc này, Mẹ Jones nhanh chóng nổi tiếng về việc làm nản lòng bất
kỳ diễn giả không được xức dầu nào đứng trên bục giảng. Mọi người
kể lại rằng tất cả những gì cô làm là đứng lên thì vị diễn giả không
được xức dầu  sẽ chạy xuống khỏi tòa giảng!
Không lâu sau, tất cả các tầng lớp đều bắt đầu đến dự các buổi  nhóm
ở đường Azusa. Trong quyển sách Đường Azusa  của mình, Frank
Bartleman đã viết:
“Nhiều người tò mò và không tin, nhưng những người khác thì khao
khát Chúa. Sự bắt bớ bên ngoài chưa từng làm tổn hại công việc.
Chúng ta phải e ngại từ việc làm của các tà linh bên trong. Thậm chí
nhiều người theo thuyết duy linh và các nhà thôi miên đến để điều tra,
và để thử ảnh hưởng của họ. Sau đó, tất cả những nhà tôn giáo hay
cay cú và lừa đảo đến, tìm kiếm một chỗ để hành động. Nhưng điều
này luôn là mối nguy hiểm cho mọi công việc mới. Họ không có chỗ
nào khác. Tình trạng này gieo rắc sự sợ hãi trên nhiều người mà khiến
họ khó vượt qua. Nó ngăn trở Thánh Linh rất nhiều. Nhiều người e
ngại  việc tìm kiếm Chúa, vì nỗi sợ ma quỷ có thể đã len vào họ.”15
Bartleman cũng viết:
“Từ đầu, trong công việc ở ‘Azusa’, chúng tôi nhận thấy rằng khi
chúng tôi cố gắng làm vững vàng con tàu, Chúa đã ngừng hành động.
Chúng tôi không dám kêu gọi sự chú ý của mọi người quá nhiều vào
công việc của ma quỷ. Sợ hãi sẽ theo sau. Chúng tôi chỉ có thể cầu
nguyện. Sau đó, Chúa ban sự chiến thắng. Qua sự cầu nguyện, chúng
tôi có sự hiện diện của Chúa ở với chúng tôi, điều chúng tôi có thể
nương cậy. Nhiều nhà lãnh đạo có kinh nghiệm giới hạn và lạ lùng là
công việc đó vẫn sống sau tất cả những kẻ thù mạnh sức của nó.”16
Tôi tin rằng câu nói này của Bartleman có thể là một trong những lý
do chính khiến Seymour đã bị chỉ trích dữ dội với vai trò là người lãnh
đạo. Chúa đang tìm kiếm một chiếc bình sẵn lòng – và Ngài tìm thấy
điều đó trong Seymour. Chúa không tìm kiếm những người khoe
khoang kinh nghiệm hay địa vị của mình. Tuy nhiên, trong thuật ngữ
thuộc linh, kinh nghiệm giới hạn  của Seymour có thể là nguyên nhân
172
cho những khó khăn của ông. Tôi đồng ý rằng vai trò lãnh đạo cần
được giải thích rõ ràng dựa trên lẽ thật thay vì tập chú vào điều sai. Sự
lừa  dối không thể đứng nổi trước thẩm quyền, sức mạnh, và sự khôn
ngoan của vai trò lãnh đạo tin kính và luôn cầu nguyện. Tôi vui mừng
vì họ phụ thuộc vào sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ giúp bạn vượt
qua khó khăn. Nhưng Chúa cũng ban cho người lãnh đạo của Ngài
một tiếng  nói. Bằng năng lực của Đức Thánh Linh, tiếng nói đó sẽ biết
cách phân biệt điều nào có giá trị, điều nào giả mạo sẽ bị phai mờ. Sự
lãnh đạo mạnh mẽ và tin kính có thể phân biệt vàng với đồng thau.
Nhưng bất kể một số sự hoang mang thuộc linh, Azusa bắt đầu hoạt
động ngày lẫn đêm. Toàn bộ tòa nhà đó được sử dụng hết. Sự nhấn
mạnh chính yếu là huyết Chúa Giê-xu, khích lệ cả nhóm vươn đến
một tiêu chuẩn sống cao hơn. Và tình yêu thương thánh bắt đầu được
bày tỏ, không cho phép nói với nhau những lời không tử tế. Mọi
người cẩn  thận để bảo đảm không làm buồn lòng Thánh Linh Đức
Chúa Trời. Cả những người giàu có, tri thức lẫn những người nghèo
khó, ít học đều ngồi trong mùn cưa và dùng các thùng gỗ tạm thời làm
ghế ngồi.

ĐÔNG NGHẸT, NGÃ NHƯ RẠ


Một người đàn ông ở Azusa đã nói: “Tôi thà sống sáu tháng vào thời
điểm đó hơn là năm mươi năm sống bình thường. Tôi phải dừng lại 
nhiều hơn một lần giữa hai dãy phố của nơi đó và cầu  xin Chúa ban
sức lực trước khi tôi dám đi tiếp. Sự hiện diện của Chúa quá thật.”17
Người ta nói rằng quyền năng của Chúa có thể được cảm nhận ở
Azusa, thậm chí bên ngoài tòa nhà đó. Rất nhiều người được nhìn
thấy thiếp đi trong tư thế phủ phục trên đường trước khi họ đến nơi.
Sau đó, nhiều người sẽ đứng dậy, nói nhiều  thứ tiếng khác mà không
có bất kỳ sự giúp đỡ nào từ những người ở bên trong.18
Vào mùa hè, nhiều đám đông lên đến con số gây sửng sốt, thường lên
đến hàng ngàn. Cảnh tượng đó trở thành một vụ tập hợp mang tính
quốc tế. Một sự tường thuật đã ghi lại rằng: “Hằng này, có nhiều du
khách đến từ nhiều châu lục khác nhau bước ra từ tàu lửa. Các tin tức 
173
về buổi nhóm lan khắp quốc gia trong cả báo đời thường lẫn báo trong
giới tôn giáo.”19
Sự thiếu kinh nghiệm có thể phổ biến lúc ban đầu, nhưng những
người từng trải trong chức vụ bây giờ đã đến để hỗ trợ công việc của
Seymour. Hầu hết đến từ các tầng lớp Thánh Khiết, hoặc là các giáo sĩ
trở về từ các quốc gia. Kết quả của nhiều người dày dạn kinh nghiệm
này là một nước chủ nhà tuyệt vời và mới mẻ gồm nhiều giáo sĩ đã 
được sai đi khắp thế giới. Nhiều người, vừa mới được báp tem Thánh
Linh, đã cảm nhận sự kêu gọi cho một quốc gia nào đó. Vì thế, nhiều
người nam và nữ bây giờ lên đường đi đến Scandinavia, Trung Quốc,
Ấn Độ, Ai Cập, Ai-len, và nhiều quốc gia khác. Thậm chí chị
Hutchinson, người đã loại Seymour ra khỏi chức vụ của mình, cũng
đã đến Azusa, nhận được báp tem Thánh Linh và đã đi sang Châu
Phi.20
Owen Adams ở California đã đi từ Azusa đến Canada, là nơi ông đã
gặp Robert Semple, người chồng đầu tiên của bà Aimee Semple
McPherson. Khi Adams gặp Semple, Adams đã kể với ông ấy về
những sự kiện kỳ diệu ở Azusa và về kinh nghiệm nói các thứ tiếng
của mình. Sau đó, Semple phấn khởi kể với vợ mới cưới của mình, cô
Aimee, trước khi họ đi sang Trung Quốc, là nơi Robert Semple sẽ qua
đời. Nhưng tin tức của Adams đã sản sinh một sự hiếu kỳ mạnh mẽ
trong lòng của cô Aimee trẻ tuổi. Khi cô quay trở về Mỹ, cô sẽ khiến
Los Angeles trở thành trụ sở chức vụ  của mình mà từ đó chức vụ phi 
thường của cô sẽ dấy lên.21

174
William J. Seymour và vợ Jennie Evans
175
Seymour cùng với F. F. Bosworth (ở giữa), và John G. Lake (bên phải, phía
dưới)

176
Daddy Seymour

177
Apostolic Faith Mission, 312 Đường Azusa, Los Angeles, California
Dù có nhiều sự phấn khởi xoay quanh vấn đề báp tem của Thánh Linh
ở Azusa, nhiều người đã hiểu lầm mục đích tối hậu của việc nói các
thứ tiếng khác. Nhiều người cảm thấy đó chỉ là một ngôn ngữ thiêng
liêng cho một quốc gia nào đó mà họ được sai đi.22
Vào thời điểm này, dường như mọi người đều yêu mến William
Seymour. Khi Thánh Linh vận hành, ông nổi tiếng là người đút đầu
mình vào cái thùng thưa ở phía trước, cúi đầu cầu nguyện. Ông chưa
từng xin trả  lương, vì vậy nhiều người thường thấy ông “đang đi qua
những đám đông  với nhiều tờ năm và mười đô-la dính ở bên ngoài
túi quần của ông khi nhiều người nhét vào đó mà ông không biết.”23
John G. Lake đến thăm các buổi nhóm ở đường Azusa. Trong quyển
sách Những cuộc phiêu lưu với Chúa  của ông, về sau ông đã viết về
Seymour: “Ông ấy có vốn từ buồn cười nhất. Nhưng tôi muốn nói
với các bạn rằng, có nhiều bác sĩ, luật sư, giáo sư lắng nghe những
điều kỳ diệu từ môi miệng của ông ấy. Thật ra không phải là điều ông
nói, mà chính là do điều từ tâm linh ông nói với tấm lòng tôi và bày tỏ
với tôi rằng ông có Chúa trong cuộc đời mình nhiều hơn bất kỳ người
nào tôi từng gặp cho đến lúc đó. Chính Chúa là Đấng ở trong ông đã
thu hút mọi người.”24
Nhiều giáo sĩ được gọi từ đất nước của họ, để đi ra và làm chứng cho 
điều thuộc linh kỳ diệu ở Los Angeles. Nhiều người đã đến và sau đó
mang sứ điệp Ngũ Tuần của Đường Azusa đi khắp thế giới. Không ai
có thể ghi chép hết mọi phép lạ đã xảy ra ở đó.
Tất cả các thành viên ở Azusa đều mang theo những chai dầu nhỏ bất
cứ nơi đâu họ đi. Họ sẽ gõ cửa để làm chứng và cầu nguyện cho người
bệnh khắp Los Angeles. Họ đứng trên các góc phố, hát và giảng, và
làm việc như những tình nguyện viên, cho người khó khăn quần áo và
thức ăn. Điều đó  thật sự phấn khởi và diệu kỳ.
Tháng Chín năm 1906, vì nhu cầu phổ biến, Seymour bắt đầu một ấn
phẩm có tựa là Đức tin sứ đồ. Trong vòng vài tháng, danh sách gửi thư
lên đến hơn hai mươi ngàn tên. Sang năm sau, nó đã gia tăng gấp đôi.
178
Trong ấn phẩm này, Seymour thông báo rằng ý định của ông là để
khôi phục “đức tin từng được chuyển giao” bằng sự giảng dạy thời
xưa, các buổi họp trại, các cuộc phấn hưng, truyền giáo, các công tác
đường phố và nhà tù.25
Trong ấn phẩm đầu tiên, Seymour đã viết: “…vô số người đã đến
Chúa không phân biệt dân tộc nào.”26
Vài tháng sau đó, ông đã viết:
“Buổi nhóm đó có một thời gian rất cảm động. Mọi người đều xúc
động… họp lại thành một nhóm, một cái bánh, tất cả đều là một thân
trong Đấng Christ. Không có người Do Thái hay dân ngoại, người tự
do hay nô lệ, trong tổ chức Truyền giáo Azusa. Không có công cụ nào
mà Chúa có thể dùng lại bị khước từ vì cớ màu da hay do việc ăn mặc
hoặc thiếu học vấn. Đây là lý do vì sao Chúa đã xây dựng công tác
này… Điều tuyệt vời nhất là sự yêu thương hài  hòa.”27
Rõ ràng, đây là những lời nói mang tính cách mạng trong một thời
điểm có sự phân biệt chủng tộc như thế.
KHỞI ĐẦU CỦA VIỆC SUY SỤP
Sự bắt bớ bên ngoài của Azusa là  điều đã được dự tính, nhưng cuối
cùng nó đã bắt đầu bên trong. Vào một buổi sáng sớm mùa thu, một
số thành viên đến tổ chức để nhìn thấy chữ “Truyền giáo Đức tin Sứ 
đồ” (Apostolic Faith Mission) được viết trên nóc tòa nhà, và bắt đầu tố
cáo tổ chức về việc tham gia vào một hệ phái khác. Đây là tên của
phong trào của người cố vấn ban đầu của Seymour mà tổ chức Truyền
giáo Azusa đang bắt đầu cảm nhận như một một phần lỏng lẻo trong
chức vụ của Charles Parham. Và nhiều người sợ rằng tổ chức truyền
giáo sẽ trở thành một phần trong những mạng lưới Hội Thánh và
trường   Kinh   Thánh   của   Parham.  Một người từng ở đó đã viết:
“Từ lúc đó, nan đề và sự chia rẽ bắt đầu. Không còn một Thánh Linh
tự do cho mọi người như từng thấy trước đó. Công việc đã trở nên
một phần cạnh tranh hơn và thân thể, cùng với các Hội Thánh và các
hệ phái khác trong thành phố… Hội Thánh là một thân thể, không
phải một  tổ chức con người.”28
179
Lúc này, các trung tâm truyền giáo Azusa đã được xây dựng ở Seattle
và Portland dưới sự hướng dẫn của một người phụ nữ tên là Florence
Crawford. Và các trụ sở ở Los Angeles đang nỗ lực thu hút tất cả các
nơi có phấn hưng ở Bờ biển phía Tây vào trong tổ chức của họ, nhưng
họ đã thất bại. Vì vậy, bản thân sự phấn hưng cũng dần dần tự đẩy
mình đến chỗ thất bại sau cùng.
“VIỆC CHỜ ĐỢI” VÀ NÓI CÁC THỨ TIẾNG
Thân thể mới của các tín hữu cũng có sự hiểu sai về khái niệm “chờ
đợi”. Họ chỉ đơn giản chờ đợi nhiều giờ để Thánh Linh đến, và tình
trạng không yên bắt đầu xuất hiện khi họ cảm thấy nhiều người đang
lạm dụng thời giờ này. Điều họ không nhận ra là Đức Thánh Linh đã
đến rồi. Ngài đã ở đó!
Sau đó có sự lẫn lộn xung quanh sự hiểu biết của họ về việc nói các
thứ tiếng khác. Cho đến thời điểm này, mọi người nhận được sự dạy
dỗ rằng nói các thứ tiếng khác là điều dành cho việc truyền giáo nước
ngoài. Họ tin rằng nếu một người cần phải đi ra cánh đồng truyền
giáo thì họ sẽ được ban ơn để rao giảng trong ngôn ngữ của quốc gia
đó. Nhiều giáo sĩ ở Azusa đều rất thất vọng khi họ khám phá ra rằng
điều này không đúng. Dù theo Kinh Thánh và lịch sử thì việc nói các
thứ tiếng khác sẽ bày tỏ mục đích đó, nhưng điều này vẫn không phải
là mục đích duy nhất của nó! Về sau, trong sự phát triển của Phong
trào Ngũ Tuần, việc nói các thứ tiếng khác mới được hiểu như là một
ngôn ngữ cầu nguyện nữa. Nhưng tại Đường Azusa, kinh nghiệm nói
các thứ tiếng vẫn còn quá mới mẻ!
Các thành viên Azusa cũng tin rằng một người chỉ cần nói các thứ
tiếng khác một lần để được đầy dẫy Thánh Linh. Với các thành viên
Azusa ban đầu, việc nói các thứ tiếng khác cũng là một sự vận hành
quyền năng của Chúa mà cần phải chờ đợi để Chúa đến trên họ.
Bên cạnh những hiểu nhầm này, nhiều lời tố cáo về sự bày tỏ xác thịt
mà nhiều người gọi là sự vận hành của Đức Thánh Linh bắt đầu lan
truyền. Với sự hiểu biết thuộc linh quá mới mẻ này, bạn có thể tưởng
180
tượng là nó cần phải được dẫn dắt như thế nào không? Chính vào lúc
này mà Seymour đã  viết thư cho Charles Parham và xin ông hãy đến
Azusa để tổ chức một cuộc phấn hưng chung.

NHỮNG KẺ CUỒNG TÍN, GIẢ MẠO


Dù Seymour không hoàn toàn đồng ý với mọi thần học của Parham
thì tôi tin rằng ông vẫn tôn trọng và tin tưởng kinh nghiệm lãnh đạo
của Parham. Có lẽ ông cảm thấy Parham có thể đưa ra một cái nhìn
khác và làm bùng cháy một sự vận hành tươi mới của Chúa.
Có người nói rằng nhiều người khác đã viết nhiều thư gửi cho Parham
để nài xin ông đến và xác định những sự bày tỏ nào ở Azusa là giả
mạo và những điều nào là thật. Trong lúc không có những tư liệu nào
về những lá   thư này, bà Pauline Parham đã tuyên bố rằng một số lá
thư đó ở trong bộ sưu tập của bà.29 Chúng ta có một lá thư do
Seymour viết cho Parham ghi rằng: “…chúng tôi mong đợi một [cuộc
phấn hưng] chung để bắt đầu lại khi ông đến, để những buổi phấn hưng nhỏ
này sẽ cùng nhau đến và tạo thành một cuộc phấn hưng liên hiệp to lớn.”30
Thật sự đã có nhiều sự chia rẽ trong cơn phấn hưng ở Los Angeles.
Nhưng bởi những ví dụ đi trước trong tính cách của Seymour, tôi tin
rằng  ông muốn Parham hiệp một thành phố này thay vì kỷ luật nó.
Và chắc chắn rằng Parham sẽ không đến Azusa mà không có một lời
mời.
Khi Parham đến, Seymour giới thiệu ông như là “Người Cha trong
Phúc Âm này của Vương quốc”31 Tôi tin rằng Seymour chân thành.
Ông cần một người cha thuộc linh để giúp mình dẫn dắt phong trào vĩ
đại này. Nhưng bất kỳ điều gì ông mong đợi từ Parham thì mọi điều
đều không diễn ra theo như kế hoạch của Seymour. Sau những bài
giảng và lời động viên riêng của Parham, Seymour đã khóa cánh cửa
truyền giáo và để Parham ở bên ngoài.

181
Parham đã nói gì với Seymour? Điều gì có thể khiến ông đẩy Parham
ra bên ngoài Azusa? Trong khi bối cảnh học vấn, sự lãnh đạo và kinh
nghiệm của Parham khác với Seymour, thì cái nhìn của họ về việc báp
tem Thánh Linh dường như giống nhau. Họ có giống nhau không?
Parham ngồi trong buổi nhóm trong lúc trố mắt kinh hoàng vào
những sự bày tỏ xung quanh ông. Trong các buổi nhóm của Parham,
sự tự do được cho phép đến một mức độ nào đó, nhưng không phải
gần như sự cuồng tín. Ngay cả một số sinh viên trường Kinh Thánh
của Parham cũng cảm thấy ông quá nghiêm khắc với định nghĩa về
“sự cuồng tín” của mình. Và tại Azusa, bên cạnh việc la hét và nhảy
múa, mọi người giật mạnh và rung. Đó là một bầu không khí rất cảm
tính, và có nhiều sự biểu lộ chân thật, được đầy dẫy Thánh Linh bên
cạnh sự giả dối. Vì cớ nhiều nền văn hóa tiêu biểu ở đó, Seymour  tin
rằng mỗi người cần thừa nhận kinh nghiệm cảm xúc của riêng họ,
dựa  trên sự hiểu biết của mỗi người về sự vận hành của Đức Thánh
Linh, dù đó là điều đúng hay sai.
Thần học của Seymour là để cho Thánh Linh làm bất kỳ điều gì Ngài
muốn. Nhưng chỉ một vài người biết rõ về những sự vận hành của
Thánh Linh để dẫn dắt mọi người bước vào. Seymour cảm thấy rằng
nếu một nền văn hóa bị ép buộc ở trong một cách hay biểu lộ này đó,
thì Đức Thánh Linh sẽ không tỏ chính Ngài ở giữa họ. Tôi tin rằng
Seymour nhạy bén về mặt thuộc linh trong sự lãnh đạo của ông, và đi
theo điều này với hết khả năng của mình. Có một ranh giới rõ ràng
giữa việc làm tổn thương tâm linh con người và phạm đến Đức Thánh
Linh.
Không có văn bản giải thích nào được biết đến từ Seymour liên quan
đến những lời giải thích về thuật thôi miên. Nhưng có lời giải thích từ
Parham. Và đây là điều ông đã nói:
“Tôi vội vàng đến Los Angeles, và với sự ngạc nhiên và sửng sốt hoàn
toàn, tôi nhận thấy nhiều tình trạng thậm chí tệ hơn điều tôi đã lường
trước… nhiều sự bày tỏ của xác thịt, những kiểm soát của thuyết duy
182
linh, nhìn thấy nhiều người thực hành thuật thôi miên  trên những
người đang tìm kiếm sự báp tem ở phía trước, dù có nhiều người đang
nhận được sự báp tem Thánh Linh thật.
“Sau khi giảng hai hay ba lần, tôi được hai trưởng lão cho hay rằng
mọi người không cần tôi ở đó nữa. Cùng với các nhân sự từ Texas,
chúng tôi đã mở một buổi nhóm phấn hưng lớn tại Tòa nhà
W.C.T.U ở Los Angeles. Rất nhiều người được cứu, nhiều sự chữa
lành kỳ diệu đã xảy ra, và khoảng hai ba trăm người bị đau, co thắt và
bị kiểm soát trong công việc ở Đường Azusa đã được giải cứu, và
nhận được sự dạy dỗ thật về Ngũ Tuần và nói các thứ tiếng khác.
“Trong việc nói nhiều khía cạnh khác nhau của sự cuồng tín đã có ở
đây, tôi làm điều này với lòng yêu thương trìu mến cũng như với mọi
sự công bằng và chắc chắn. Hãy để tôi nói thẳng về công việc mà tôi
đã nhận thấy ở đây. Tôi nhìn thấy những ảnh hưởng của thuật thôi
miên, những ảnh hưởng của linh quen thuộc, những ảnh hưởng của
thuyết duy linh, những hiệu ứng liên hợp, và mọi loại bùa chú, co giật,
rơi vào tình trạng xuất thần… chẳng hạn.
“Một lời về việc báp tem Thánh Linh. Việc nói các thứ tiếng không bao
giờ xảy ra bởi bất kỳ sự thực hành/ảnh hưởng ở trên. Các nhân sự của
chúng tôi không có những điều như là lời đề nghị về những chữ và
âm thanh nào đó, sự vận hành của cái cằm hay việc mát-xa cổ họng.
Có nhiều người ở Los Angeles hát, cầu nguyện và nói trong nhiều thứ
tiếng khác một cách rất tuyệt vời, khi Đức Thánh Linh ban cho lời nói,
và ở đây có sự nói huyên thuyên nhưng không phải là nói các thứ
tiếng khác gì cả. Đức Thánh Linh không làm điều gì giả tạo hay không
thích đáng, và sự cố gắng gượng ép của thân thể, tâm trí hay giọng nói
không phải là công việc của Đức Thánh Linh, nhưng là một dạng linh
quen thuộc hoặc ảnh hưởng nào đó. Đức Thánh Linh không bao giờ
dẫn chúng ta đi xa hơn sự tự chủ  hay điều khiển người khác, trong
khi các linh quen thuộc hay sự cuồng tín dẫn chúng ta đi xa hơn sự tự
chủ và khả năng giúp những người khác.”32
183
Có lẽ cảm nhận của Parham là đúng, nhưng kết quả có thể đã khác
nếu Parham mang tinh thần của một người cha hơn tinh thần của một
người độc tài. Seymour không bao giờ thay đổi thần học của mình và
Parham cũng thế. Seymour không đề cập đến sự kình địch này trong
khoảng hai tháng. Và  thậm chí cuối cùng khi ông làm thế, lời giải
thích của ông mang tính thận trọng, tránh một sự chỉ trích trực tiếp.
Seymour đã viết:
“Một số người đã hỏi là liệu tiến sĩ Charles F. Parham có phải là lãnh
đạo của phong trào này hay không. Chúng tôi có thể trả lời, không,
ông ấy không phải là người lãnh đạo của phong trào Truyền giáo
Azusa. Chúng tôi đã nghĩ việc có ông như là người lãnh đạo của
chúng tôi và cũng đã được nói rõ trong giấy tờ của chúng tôi, trước
khi chờ đợi nơi Chúa. Chúng tôi thà là hấp tấp, đặc biệt khi chúng tôi
còn rất non trẻ trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Chúng tôi
giống như một đứa bé – đầy tình yêu thương – và sẵn  lòng chấp nhận
bất kỳ ai đã nhận sự báp tem Thánh Linh như người lãnh đạo của
chúng tôi. Nhưng Chúa đã bắt đầu làm cho chúng tôi lắng xuống, và
chúng tôi thấy rằng Chúa phải là người lãnh đạo của chúng tôi. Vì
vậy, chúng tôi tôn cao Chúa Giê-xu như là Đấng Chăn Chiên Lớn của
bầy chiên này. Ngài là tấm gương của chúng tôi.”33
Vì vậy, trong sự nỗ lực gìn giữ thần học về sự hiệp một của mình,
Seymour đã cứ trung tín trong sự dạy dỗ của ông bằng việc không cho
phép một lời nói không tốt nào được nói ra chống lại bất kỳ người nào
cáo buộc ông.

VẾT NHƠ VỀ SỰ NÊN THÁNH


Dù Seymour đi theo John Wesley, ông không đi theo sự dạy dỗ của
John Wesley về sự nên thánh. Seymour tin rằng một người  có thể
đánh mất sự cứu rỗi nếu họ hành xử trong xác thịt. Ông dạy rằng sự
nên thánh, hoặc sự trọn vẹn không phạm tội, là một công việc khác
của ân điển bên cạnh sự cứu rỗi. Seymour tin rằng một khi bạn được
nên thánh, lúc nào bạn cũng nên thánh trong mọi hành động của
mình. Nhưng nếu bạn phạm tội, bạn đánh mất điều đó.
184
Bạn có thể hình dung được nan đề và những lời cáo buộc mà sự dạy
dỗ đó đem vào giữa vòng Azusa không? Nhiều tín hữu quá sốt sắng
đã bị bắt gặp trong việc chỉ tay và phán xét lẫn nhau. Hành động công
bình riêng của họ đã gây ra nhiều xung đột,   chia rẽ và tranh cãi. Thực
ra, đây là một trong những lý do chính khiến Seymour không bao giờ
hành động trong xác thịt với một sự bắt bớ nào chống lại ông. Theo
thần học của ông, điều này là cần thiết để gìn giữ sự cứu rỗi của mình.
Ông nói rằng:
“Nếu bạn tức giận, hay nói lời độc ác, hoặc nói xấu sau lưng, tôi không
quan tâm bạn có thể nói bao nhiêu thứ tiếng, bạn không nhận được
báp tem Thánh Linh. Bạn đã mất sự cứu rỗi của mình.”34
Seymour đã đóng cửa với một mục sư chống đối ông, nhưng ông
không bao giờ nói một lời nào chống lại người đó!

TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI


Bất kể nhiều lời cáo buộc, nhiều sai lầm và bắt bớ, Seymour vẫn cứ
trung tín trong mục đích của mình đối với sự phấn hưng. Dường như
ông tin tưởng và có lòng tin điều tốt nhất của hầu hết mọi người.
Đúng như bản chất mềm mại, gần như ngây thơ, về sau ông đã viết:
“Bạn không thể chinh phục mọi người bằng việc giảng chống lại Hội
Thánh hay mục sư của họ… nếu bạn phải giảng chống lại Hội Thánh,
bạn sẽ thấy rằng Thánh Linh dịu dàng của Đấng Christ… đang thiếu
và linh xét đoán cay nghiệt đã xảy ra. Hội Thánh không phải là nơi để
bị đổ lỗi vì sự chia rẽ. Nhiều người đang tìm kiếm ánh sáng. Họ dựng
nên nhiều hệ phái vì họ không biết cách tốt hơn. Khi con người chạy
ra khỏi tình yêu thương của Chúa, họ sẽ tìm đến  trang phục giảng,
thức ăn, và những tín lý của con người và giảng  dạy chống lại các Hội
Thánh. Tất cả những hệ phái này đều là anh  em của chúng ta. Vì vậy
chúng ta hãy tìm sự hòa bình chứ không  phải sự lộn xộn. Giây phút
chúng ta cảm thấy mình có mọi lẽ thật hay nhiều hơn những người
khác thì chúng ta sẽ rơi xuống.”35

185
Mùa xuân năm sau, Seymour phải quyết định là ông có mua Azusa
hay chuyển đến một địa điểm khác. Vì vậy, ông trình bày lựa chọn
này cho hội chúng và họ đồng ý trả ngay tức thì 4.000 đô-la cho tổng
số tiền 15.000 đô-la cần phải trả. Trong vòng một năm, số tiền còn lại
đã được trả xong, vượt xa hơn dự định. Đến lúc này, nhiều bài tường
thuật về phép lạ và những tổ chức truyền giáo mới được thành lập đã
đổ vào Los Angeles từ khắp nơi trên thế giới. Vì được khích lệ,
Seymour đã nói: “Chúng ta đang sắp đến gần phép lạ lớn nhất mà thế giới
từng thấy.”36
Trong suốt thời gian này, những suy nghĩ của Seymour chuyển sang
hôn nhân. Jennie Evans Moore, một thành viên trung tín trong chức
vụ của ông ở Los Angeles đã trở thành vợ của ông. Cô nổi tiếng vì
nhan sắc, các ta-lâng trong âm nhạc và sự nhạy bén thuộc linh. Cô là
một người nữ rất dịu dàng, và luôn trung tín đứng bên cạnh Seymour.
Chính Jennie cảm nhận rằng Chúa muốn họ kết hôn, và Seymour đã
đồng ý. Vì thế, hai người đã kết hôn vào ngày 13 tháng 05 năm 1908.
Sau hôn lễ, William và Jennie đã chuyển đến một căn hộ giản dị trên
lầu của tổ chức Truyền giáo Azusa.
Nhưng tin tức về hôn nhân của họ đã làm một nhóm nhỏ rất có ảnh  
hưởng trong tổ chức này nổi giận. Một trong những người phản đối
chính là Clara Lum, thư ký của tổ chức chịu trách nhiệm cho việc xuất
bản báo chí. Sau khi biết được việc kết hôn của Seymour, cô ấy đã đột
ngột quyết định rằng đây là lúc rời khỏi tổ chức.
Một vài tín hữu ở Azusa có một số quan điểm rất kỳ lạ về hôn nhân.
Nhóm của Lum tin rằng hôn nhân trong những ngày sau rốt là một sự
hổ thẹn vì sự trở lại nhanh chóng của Đấng Christ và họ đã lên án
Seymour rất gay gắt vì quyết định của ông.
Có thể là Clara Lum đã thầm yêu Seymour, và cô ra đi vì lòng ganh tỵ.
Cho dù lý do là gì, cô đã chuyển đến Portland, Oregon, để gia nhập
một tổ chức truyền giáo do một người phụ tá ở Azusa trước đây lãnh
đạo,   Florence Crawford. Và khi cô làm thế, cô đã mang theo danh
sách thư từ trong và ngoài nước đi cùng với mình.
186
Hành động không tưởng tượng nổi của cô đã làm hỏng việc xuất bản 
khắp thế giới của Seymour. Toàn bộ danh sách trong và ngoài nước
của hơn năm mươi ngàn tên đã bị đánh cắp, ông chỉ còn lại danh sách
ở Los Angeles. Sau đó, vào tháng 05 năm 1908, Tờ báo Đức tin sứ
đồ  được gửi đi, bìa vẫn như cũ, nhưng bên trong có một dòng thông
báo địa chỉ mới ở Portland cho mọi sự đóng góp và thư từ. Hàng ngàn
người háo hức đã từng đọc và gửi nhiều đóng góp đến tờ báo thì bây
giờ đã bắt đầu gửi chúng đến Portland mà không hề thắc mắc về sự
thay đổi này. Đến số báo tháng Sáu, không có bài báo nào của
Seymour xuất hiện nữa. Cuối cùng, vào giữa mùa hè năm 1908, mọi sự
chuyển đến Los Angeles đã hoàn toàn bị bỏ quên. Khi mọi thứ trở  nên
rõ ràng rằng Lum sẽ không quay trở lại, gia đình Seymour đã đi đến
Portland để đối chất với Lum và hỏi về các danh sách đó. Nhưng các
danh sách đó không bao giờ được trả lại. Không có thông tin quan
trọng này, Seymour không thể tiếp tục việc xuất bản và cuối cùng đã
kết thúc một thời kỳ đầy kịch tính của Azusa.

SỰ CHIA RẼ CUỐI CÙNG: CON NGƯỜI HAY CHÚA?


Suốt năm 1909 và 1910, Seymour tiếp tục chức vụ của mình ở Azusa,
dù số lượng dân sự giảm đột ngột vì việc thiếu ảnh hưởng và tài
chánh. Vì thế ông để hai bạn thanh niên chịu trách nhiệm ở tổ chức
truyền giáo và đi đến Chicago trong một chuyến rao giảng xuyên quốc
gia. Vào đầu năm 1911, William H. Durham tổ chức các buổi nhóm
trong địa điểm của ông tại Azusa.
Sự giảng dạy đầy ấn tượng của Durham đã khiến hàng trăm người tụ
tập trở lại ở tổ chức truyền giáo. Nhiều nhân sự cũ của Azusa, từ
nhiều nơi khác nhau của thế giới, đã trở về tổ chức truyền giáo. Họ gọi
điều này là “cơn mưa thứ hai của Cơn Mưa Cuối Mùa”, khi lửa bắt
đầu giáng trên Azusa một lần nữa. Trong một buổi nhóm, hơn năm
trăm người đã phải đuổi ra ngoài. Vì  thế giữa các buổi nhóm, mọi
người sẽ không rời khỏi ghế ngồi của họ vì sợ mất chỗ.37

187
Xung đột cuối cùng ở Azusa xảy ra giữa Seymour và Durham. Hai
người khác nhau rất nhiều trong thần học của họ. Durham giảng một
cách cứng rắn, đầy đủ rằng mọi người không thể mất sự cứu rỗi của
mình ngay cả khi họ phạm tội trong xác thịt. Sự cứu rỗi là bởi đức tin
cùng với những việc làm có liên quan, chứ không phải chỉ bởi việc
làm. Durham giảng rằng họ cần sự cân bằng giữa luật pháp và ân điển
rằng Phong Trào Ngũ Tuần thật sự rất cần,  vì tín lý “việc làm” đã dẫn
đến nhiều sự chia rẽ. Sự dạy dỗ của ông được cảm nhận như một cơn
mưa mát lạnh trên những người lắng nghe. Nó đem mọi người vào
trong ràn!
Được cảnh báo bởi những sự khác biệt về tín lý và những người ủng
hộ Durham, các trưởng lão của Azusa đã liên hệ với Seymour. Ông trở
về Los Angeles ngay lập tức cho một cuộc họp. Nhưng Seymour và
Durham không thể đi đến thỏa thuận trong tín lý của họ. Vì thế vào
tháng 05, Seymour đã sử dụng móc khóa lần nữa, khóa Durham bên
ngoài tổ chức truyền giáo!39
Không bị dao động bởi việc làm này, Durham cùng các nhân sự của
ông đã tìm được một tòa nhà lớn hai tầng với hơn một ngàn chỗ ngồi.
Tầng trên dùng làm phòng cầu nguyện, được mở cả ngày lẫn đêm.
Nhiều đám đông từ Azusa đã đi theo Durham. Hàng ngàn người đã
được cứu, được báp tem và chữa lành trong tổ chức Truyền giáo
Azusa cũ hầu như đã rời đi.

“MỆT MỎI VÀ KIỆT SỨC”


Nhưng tổ chức Truyền giáo Azusa cũ vẫn cứ mở cửa cho bất kỳ ai
muốn đến. Seymour vẫn là người lãnh đạo ở đó và ông   vẫn giữ các
tín lý của mình như cũ, dù dường như chẳng có ai muốn tham gia.
Ông đổi lịch nhóm của Azusa sang một buổi nhóm cả ngày được tổ
chức vào Chúa Nhật. Và ông thường nỗ lực gia tăng buổi nhóm,
nhưng sự quan tâm không có ở đó. Cuối cùng, chỉ  còn lại hai mươi
người. Và những người đó chủ yếu  là nhóm người ban đầu của
Azusa. Đôi khi, nhiều khách đến từ “những ngày vinh quang” trước

188
đây, và dĩ nhiên Seymour phấn khởi tiếp đón họ. Nhưng càng ngày
ông dành càng dành nhiều thời gian đọc và suy ngẫm.
Năm 1921, William Seymour có chiến dịch chức vụ cuối cùng của
mình khắp nước Mỹ. Khi ông trở lại Los Angeles năm 1922, nhiều
người bắt đầu để ý rằng trông ông rất mệt mỏi. Ông đã dự nhiều hội
nghị, nhưng chưa bao giờ được công chúng công nhận từ bục giảng.
Cuối cùng, vào ngày 28 tháng Chín năm 1922, trong lúc ở tổ chức
truyền giáo, Seymour đã bị một cơn đau dữ dội ở lồng ngực. Một
nhân sự chạy đến vị bác sĩ chỉ cách vài dãy phố. Seymour được dặn là
phải nghỉ ngơi. Sau đó, lúc 5 giờ chiều cùng ngày, trong lúc đang đọc
một lá thư cho người khác ghi, một cơn đau ngực khác đã tấn công
ông. Ông gắng sức thở, sau đó đã về với Chúa ở tuổi năm mươi hai.
Nguyên nhân cái chết của ông được thông báo là do chứng suy tim.
Nhà phấn hưng được chôn trong một quan tài bằng gỗ đỏ giản dị ở
nghĩa trang Evergreen tại Los Angeles. Ông được yên nghỉ ở giữa các
ngôi mộ của nhiều người từ các quốc gia và châu lục khác nhau. Dòng
chữ ghi trên bia mộ của ông giản dị ghi: “Mục sư của chúng tôi”. Thật
buồn thay, chỉ có hai trăm người đến viếng tang lễ của William
Seymour, nhưng họ đã nói nhiều lời làm chứng về sự vĩ đại của Chúa
qua chức vụ tiền tuyến của Vị tướng lãnh này.

BÓNG VÀ SÓI
Những năm kế tiếp sau khi Seymour qua đời, bà Seymour đã đảm
nhận vai trò mục sư của tổ chức Truyền giáo Đường Azusa. Mọi thứ
tiếp tục tốt đẹp trong tám năm. Sau đó, có nhiều nan đề khác đã xảy ra
năm 1931. Qua hàng loạt những cuộc chiến luật pháp được bắt đầu
bởi một người nào đó đang cố gắng chiếm đoạt tổ chức Truyền giáo,
các lãnh đạo thành phố đã bực tức với nhóm này và tuyên bố rằng tòa
nhà này có thể gặp nguy hiểm về hỏa hoạn. Trong cùng năm đó, nó đã
bị phá hủy, nhưng không phải trước khi nó được tặng cho một hệ phái
Ngũ Tuần là nơi đã đáp lại rằng: “Chúng tôi không quan tâm đến các

189
di tích.”40 Ngày nay, chỉ có một tấm biển báo trên miếng đất đó mà
bây giờ chẳng còn gì ngoài một mảnh đất bỏ không.
Năm năm sau, bà Seymour được chuyển vào bệnh viện thành phố để
chăm sóc cho bệnh nhân thời kỳ cuối. Bà Jennie đã qua đời vì suy tim
và về với Chúa vào ngày 2 tháng Sáu năm 1936.

DI SẢN VỀ QUYỀN NĂNG


Dù di sản và chức vụ của William J. Seymour có vẻ thương tâm, thì
các kết quả từ nỗ lực của ông giữa năm 1906 và 1909 đã sản sinh và
làm bùng nổ Phong Trào Ngũ Tuần khắp thế giới. Ngày nay, nhiều hệ
phái cho rằng sự thành lập của họ từ những người tham gia ở Azusa.
Hầu hết những người lãnh đạo Ngũ Tuần ban đầu đều ra từ Azusa.
Demos Shakarian, nhà sáng lập Hiệp Hội Thông Công Doanh nhân
của FG, đã nói rằng ông nội của mình là một thành viên ban đầu của
Azusa. Những nỗ lực truyền giáo của gia đình Valdez, gia đình Garr,
tiến sĩ Charles Price, và vô số những người khác cũng có kết nối với
cuộc phấn hưng này.
Trong một cách nào đó, có lẽ mọi người trong Phong Trào Ngũ Tuần
ngày nay có thể quy gốc rễ của họ từ Azusa. Bất kể mọi sự tranh cãi và
tín lý lạ thường của Azusa, bất cứ khi nào Azusa được nhắc đến, hầu
hết mọi người  ngay lập tức nghĩ đến quyền năng của Đức  Thánh
Linh đã tuôn đổ trên nhiều tầng lớp của họ.

ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC


Một số người đã cố gắng biến Cuộc Phấn hưng  Đường  Azusa  và 
chức  vụ  của  Seymour thành một vấn đề chủng tộc. Không may thay,
đôi khi một sự vận hành đơn thuần của Chúa bị che dấu dưới nhiều
ngụ ý về chủng tộc. Có lẽ đây là một trong những lý do chính mà
Azusa chỉ kéo dài ba năm ngắn ngủi. Chúa sẽ không để vinh hiển của
Ngài trở thành nạn nhân cho những tranh cãi của con người. Nếu điều
đó xảy ra, Chúa sẽ rời đi – chấm dứt sự bàn tán.

190
Một số người có vẻ bị ảnh hưởng về chủng tộc đã bực tức rằng
Seymour được gọi là “chất xúc tác” của Phong trào Ngũ Tuần thay vì
là “cha đẻ” của nó. Theo từ điển Webster, một “chất xúc tác” là một
chất “kết tủa một tiến trình hay một trường hợp, đẩy nhanh tốc độ
một phản ứng xảy ra.” Đây chính xác là điều Seymour đã làm. Chức
vụ Ngũ Tuần của William Seymour đã gia tăng sự nhận thức chung
đến một mức độ mà nó không chỉ biến đổi một  thành phố chính của
nước Mỹ, mà còn lan ra khắp thế giới trong một tiến độ diệu kỳ.
Dường như mọi châu lục đều được đụng chạm trong một cách nào  đó
bởi cơn phấn hưng ở Azusa.
Như đã đề cập từ trước, các vấn đề về chủng tộc chỉ là một phần nhỏ
trong nhiều  sự cản trở đến trên Azusa. Tôi tin rằng một sai lầm lớn đã
xảy ra khi cơn phấn hưng này chủ yếu được xem là vấn đề của da
trắng và da đen. Không có chủng tộc nào có thể đòi giấy phép về một
sự vận hành của Chúa. Chúa không bao giờ  làm việc tùy theo màu da
của con người; Ngài vận hành qua tấm lòng của họ.
Khi chúng ta tiếp tục khám phá những Tướng Lãnh vĩ đại trong quá
khứ và quyết tâm học từ những thành công của họ, bạn đừng để mình
bị kể giữa vòng những thất bại của họ. Hãy từ chối nghe những tiếng
nói của ngày hôm qua và ngày hôm nay của những người chỉ nhìn
thấy bề ngoài. Hơn thế,   hãy đi theo những người dốc đổ với Thánh
Linh Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy  đạt đến sự trưởng thành và chiến
đấu cho được giải hơn là vinh quang cá nhân.
Chỉ có cõi đời đời mới có thể nói hết bông trái trong chức vụ của
William J. Seymour. Một điều rõ ràng, ông là một viên thuốc nổ sẵn
sàng để Chúa có thể dùng để làm bùng nổ cơn phấn hưng Ngũ Tuần
khắp thế giới. Và ông đã làm thế.
CHƯƠNG NĂM, WILLIAM J. SEYMOUR
Tham khảo
1              A. C. Valdez Sr., Lửa trên Đường Azusa  (Costa Mesa, CA: Gift
Publications, 1980], trang 87-89.

191
2              Emma Cotton, Những ký ức riêng tư    (Los Angeles, CA: West
Coast Publishers, 1930), trang 2, trích từ “Câu chuyện bên trong của sự
tuôn đổ Đức Thánh Linh, Đường Azusa, Tháng Tư năm 1906,” được
xuất bản trong tờ báo Sứ điệp của Đức tin sứ đồ,  Tháng Tư năm 1939,
Tập 1, trang 1-3.
3 James S. Tinney, Trong truyền thống của William J. Seymour  trang 13,
được trích từ “Cha đẻ của Thuyết Ngũ Tuần Thời hiện đại”
trong Nhật ký của Trung tâm Thần học của nhiều hệ phái,  trang 4 (Mùa
Thu năm 1976], trang 34-44, và trích từ Tự truyện  của Tiến sĩ Duane
Miller,.
4              Bà Charles Parham, Cuộc đời của Charles F.
Parham  (Birmingham: Commercial Printing Co., 1930], trang 112-123.
5              Như trên, Tinney, Trong truyền thống của William J.
Seymour,  trang 14.
6              Như trên, trang 15.
7              Frank Bartleman, Đường Azusa  (Plainfield, NJ: Logos
International, 1980], trang 33, 90.
8              C. W. Shumway, “Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các
thứ tiếng”, Luận văn A. B. của Đại học California, Tháng Bảy năm
1914, trang 173, và “Một lịch sử then chốt của việc nói tiếng lạ,” luận
văn phó tiến sĩ, Đại học Boston, 1919.
9              Cotton, Những ký ức riêng tư, 2.
10           C. M. McGowan, Another Echo From Azusa  (Covina, CA: Oak
View Christian Home], 3.
11 Thomas Nickel, Sự tuôn đổ của Đường Azusa  (Hanford, CA: Great
Commission International, 1956, 1979, 1986], trang 5, và
Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng,  trang 175.
12           Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ
tiếng,  trang 175-176, và Cotton, Những ký ức riêng tư ,  trang 2.
13           Cotton, Những ký ức riêng tư,  trang 3.
14           Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ
tiếng,  trang 175-176.
192
15           Bartleman, Đường Azusa,  trang 48.
16           Như trên.
17           Như trên, 59-60.
18           Tinne , Trong truyền thống của William J. Seymour,  17.
19           Như trên.
20           Nickel, Sự tuôn đổ trên đường Azusa,  18.
21           Như trên.
22           Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng, 44-
45
23           Tinney, In the Tradition of William J. Seymour,  18.
24           John G. Lake, Các cuộc phiêu lưu với Chúa,  (Tulsa, OK:
Harrison House, Inc., 1981], 18-19.
25           Như trên, 18.
26     Đức tin sứ đồ,  Tháng Chín năm 1906.
27           Như trên, November and December 1906.
28           Bartleman, Đường Azusa,  trang 68-69.
29           Cuộc phỏng vấn với Bà Pauline Parham.
30           Parham, Cuộc đời của Charles F. Parham, trang 154.
31           Như trên, trang 163.
32           Như trên, trang 163-170.
33           Đức tin sứ đồ,  Tháng Mười Hai năm 1906.
34           Như trên, Tháng Sáu năm 1907.
35           Như trên, Tháng Giêng năm 1907.
36           Như trên, Tháng Mười năm 1907— Tháng Giêng năm 1908.
37           Bartleman, Đường Azusa,  trang 150.
38           Như trên, trang 150-151, và Valdez, Lửa trên Azusa, 26.
39           Bartleman, Đường Azusa,  trang 151.
40           Tinney, Trong truyền thống của William J. Seymour,  19.

193
194
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Sáu: John G. Lake

Tôi nói với họ [những nhà khoa học]: ‘Thưa quý vị, tôi muốn quý vị
nhìn thấy một điều nữa. Hãy đi đến bệnh viện và mang về đây một
người đang bị bệnh viêm xương. Hãy lấy dụng cụ của quý vị và gắn
nó vào chân của người đó. Hãy chừa chỗ đủ để tay tôi để vào chân
của người đó. Quý vị có thể gắn luôn hai bên chân.’
“Khi dụng cụ đã xong, tôi đặt tay vào ống quyển của người đó và cầu
nguyện như Mẹ Etter cầu nguyện: không cầu nguyện lạ thường,
nhưng là tiếng kêu cầu của lòng tôi đối với Chúa. Tôi thưa: ‘Chúa ơi,
xin hãy hủy phá căn bệnh độc ác này bởi quyền năng của Ngài. Xin
hãy để Thánh Linh Chúa vận hành và sống động trong người này’.
“Sau đó tôi hỏi: ‘Quý vị ơi, điều gì đang xảy ra?’ ‘Họ đáp: Mọi tế bào
đều đang đáp ứng.’”1
Nếu có một người nào từng bước đi trong sự mặc khải của “Chúa
trong con người” thì đó chính là John G. Lake. Một người có mục đích,
195
khải tượng, năng lực và phẩm chất, mục tiêu duy nhất của ông trong
cuộc sống là mang lại sự đầy trọn của Chúa cho mọi người.
Ông thường nói rằng bí quyết quyền năng của thiên đàng không phải
ở trong việc làm, nhưng ở trong chính con người  đó. Ông tin rằng
những Cơ Đốc Nhân được đầy dẫy Thánh Linh sẽ vui thích chức vụ
giống như Chúa Giê-xu đã vui thích  khi Ngài sống trên đất này, và thực
tại đó chỉ có thể được hoàn tất bởi việc nhìn thấy chính mình như cách
Chúa nhìn thấy họ.
BÓNG CỦA SỰ CHẾT
John Graham Lake đã sống cuộc đời của mình và hoàn thành chức vụ
trên đất với sự hiểu biết thuộc linh này.
Ông sinh ngày 18 tháng Ba năm 1870 tại Ontario, Canada. Là một
trong mười sáu người con, ông cùng gia đình dời đến Sault Sainte
Marie, Michigan khi còn là một cậu bé.
Lần đầu Lake nghe giảng về Phúc Âm trong một buổi nhóm Cứu Thế
Quân khi cậu mười sáu tuổi, và ngay sau đó, cậu đã dâng cuộc đời
mình cho Chúa. Dù cậu đã sống cuộc đời trong sạch về mặt đạo đức,
tấm lòng của cậu vẫn bị xáo trộn cho đến khi cậu xin Chúa cứu mình.
Nói về việc gặp gỡ Chúa của mình, về sau Lake đã viết:
“Tôi đã dâng mình cho Chúa. Ánh sáng thiên  đàng chiếu vào linh
hồn tôi, và tôi đứng dậy khỏi chỗ quỳ gối của mình, và tôi biết mình
là con của Chúa.”2
Ba mẹ của Lake là những người mạnh mẽ, hoạt bát và được phước với
sức khỏe tuyệt vời. Nhưng linh yếu đuối và sự chết đã chế ngự những
người còn lại trong gia đình. Tám thành viên trong gia đình – bốn anh
em trai và bốn chị em gái – đã qua đời vì bệnh tật. Lake đã 
viết: “Trong 32 năm, một số thành viên trong gia đình chúng tôi  đều
bị bệnh.” Thời thơ ấu của cậu đầy ắp ký ức về “bệnh tật, bác sĩ, y tá,
bệnh viện, xe tang, lễ tang, nghĩa địa và bia mộ; một gia đình đau
buồn; một người mẹ tan nát cõi lòng và một người cha kiệt sức vì
đau buồn, tranh chiến để quên đi những nỗi buồn của quá khứ  để
196
có thể giúp đỡ những thành viên còn đang sống của gia đình là
những người cần tình yêu thương và sự chăm sóc của họ.”3
“KHOA HỌC SAI” — THÁI ĐỘ ĐÚNG
Là một thiếu niên, Lake rất quan tâm đến nghệ thuật khoa học và điều
trị bệnh. Cậu thích môn hóa học và thích thực hành với những  dụng
cụ và trang thiết  bị khoa học.  Thậm chí cậu đã học một khóa về dược,
nhưng về sau đã ngừng theo đuổi ngành y.
Lake rất tỉ mỉ trong những nghiên cứu của mình về khoa học lẫn các
vấn đề thuộc linh. Cậu tra cứu Kinh Thánh không ngừng nghỉ, một
mặt không chỉ để hiểu, nhưng cũng để chứng minh tính chính xác của
nó trong đời sống hằng ngày. Kết quả là Lake đã bước đi, đã nói và
thở trong dòng chảy sự sống phục sinh của Chúa.
Năm 1890, khi Lake 20 tuổi, một người tín hữu nông dân đã dạy cậu
về sự nên thánh. Sự mặc khải đó xuyên qua tấm lòng của cậu và chính
thức được xem là công tác hoàn thiện của Chúa trong cuộc đời của
cậu. Bàn về sự mặc khải này, Lake đã nói:
“Tôi sẽ không ngừng ca ngợi Chúa rằng Ngài đã bày tỏ cho tôi biết
chiều sâu… trong quyền năng huyết báu của Chúa Giê-xu. Một sự
xức dầu tuyệt vời của Thánh Linh ở trên đời sống tôi.”4
Một năm sau, năm 1891, Lake dời đến Chicago, và được nhận vào một
trường chức vụ của Giám Lý. Tháng Mười năm đó, cậu được bổ
nhiệm đến một Hội Thánh ở Peshtigo, Wisconsin, nhưng cậu từ chối
chức mục sư. Cậu cũng quyết định rời khỏi trường Giám Lý và
chuyển đến Harvey, Illinois, là nơi cậu thành lập một tờ báo địa
phương tên  The Harvey Citizen. Trong lúc sống ở Harvey, cậu đã gặp
người vợ tương lai của mình tên là Jennie Stevens ở Newberry,
Michigan.

ÂN TỨ CỦA “JENNIE”
Jennie là người hoàn hảo cho John Lake. Cô có khiếu hài hước tinh tế,
phán đoán sắc sảo, đức tin mạnh mẽ nơi Chúa, và một sự nhạy bén

197
thuộc linh sâu sắc. Hai người yêu thương nhau tha thiết và họ kết hôn
vào ngày 5 tháng Hai năm 1893 tại Millington, Illinois. Chúa đã ban
phước cho cặp vợ chồng này với một sự hiệp một tuyệt diệu trong
Thánh Linh, và bảy đứa con.
Một trong những chức vụ quan trọng nhất của Jennie đối với chồng
của cô là sự cầu nguyện và cầu thay. Có nhiều lần trong đời sống hôn
nhân của họ mà cả hai người đều được thúc giục trong tâm linh khi
người kia đang gặp nan đề. Lake rất trân trọng lời khuyên và sự giúp
đỡ của vợ mình.
Nhưng hai năm ngắn ngủi trong hôn nhân tuyệt vời của Lake, bệnh
tật đã xen vào gia đình họ. Jennie được chẩn đoán là cô mắc bệnh lao
và bệnh tim. Nhịp tim bất thường của cô khiến cô rơi vào tình trạng
bất tỉnh, và đôi khi Lake tìm thấy cô ngất trên sàn nhà hay nằm trên
giường.
Để chống lại điều này, cô được bác sĩ tang liều thuốc kích thích mạnh
hơn nhằm cố kiểm soát nhịp tim của cô, và cuối cùng bị buộc phải
dùng những viên thuốc có chứa nitroglycerin.  Vì tất cả những mục
đích thực tế này, tất cả những điều này đã khiến cô thực sự bị tàn phế.
Sau cùng, theo lời đề nghị của bác sĩ, Lake đã chuyển gia đình trẻ của
mình trở lại Sault Saint Marie, Michigan, nơi mà ông tiếp tục bước vào
công việc kinh doanh bất động sản. Nhưng tình trạng của Jennie tiếp
tục xấu đi cho đến năm 1898 khi các bác sĩ bảo rằng họ không thể cứu
chữa cho cô.

HÃY XEM NGUỒN GỐC!


Bây giờ, Lake đang gặp khủng hoảng trong cuộc sống mình. Ngay lúc
này, quyền năng của Chúa ở đâu? Cả gia đình của anh đều bị tổn  hại
bởi bệnh tật. Người anh của Lake đã bị tàn phế vì xuất huyết nội trong
hai mươi hai năm. Người chị ba mươi bốn tuổi của anh đang bị ung
thư vú. Một người chị khác đã từng hấp hối vì căn bệnh về máu.  Và

198
bây giờ, Jennie, người yêu dấu nhất của anh, lại đang cận kề với cái
chết.
Nhưng Lake đã kinh nghiệm quyền năng chữa lành của Chúa trước
đây. Anh từng bị hành hạ bởi bệnh thấp khớp trong những năm thơ
ấu. Khi cơn đau từ chứng bệnh của cái chân bị vặn vẹo cuối cùng dẫn
anh đến chỗ suy sụp, anh đã đi đến Nhà chữa lành của Alexander
Dowie ở Chicago. Trong lúc ở đó, một ông lão đã đặt tay trên anh,
quyền năng Chúa giáng trên anh và chân của anh đã thẳng lại ngay
tức thì.
Những người thân còn lại trong gia đình của Lake bị bệnh giai đoạn
cuối cũng được chữa lành trong căn nhà của Dowie nữa. Tiếp theo sự
chữa lành của mình, Lake đã mang người em trai bị tàn phế của mình
đến nhà Dowie là nơi anh được lành bệnh. Khi họ đặt tay trên người
em trai, căn bệnh về máu đã biến mất và cậu ta nhảy ra khỏi chiếc
giường bệnh của mình.
Sau đó, cậu đã mang chị gái đang hấp hối vì bệnh ung thư vú của
mình đến Chicago. Khi họ đến nơi, cô đã có một vài nghi ngờ lúc đầu,
nhưng một khi cô nghe Lời Chúa được rao giảng với quyền năng lớn 
lao như thế, đức tin của cô đã gia tăng – và cô được chữa lành. Cơn
đau của cô đã biến mất ngay tức thì, và phần ung thư đó đã rớt ra khỏi
người cô trong vòng vài ngày. Sau đó, những ung thư nhỏ hơn cũng
biến mất và Chúa khôi phục phần ngực đã bị cắt của cô.

CHẾT Ư? “TÔI SẼ KHÔNG ĐỂ ĐIỀU ĐÓ XẢY RA!”


Một người chị em khác của anh bệnh rất nặng thậm chí sau khi đã cầu
nguyện. Anh cũng dự định đem chị mình đến căn nhà chữa lành,
nhưng trước khi anh có thể làm điều đó, anh nhận được một cú điện
thoại từ mẹ. Bà bảo với anh rằng người chị đó đang hấp hối, và nếu
anh muốn gặp chị mình thì anh phải nhanh lên. Khi Lake đến nơi, chị
của anh đã hôn mê, không còn nhịp đập và cả căn phòng đầy những
người than khóc. Cảm thương bởi tất cả những điều này, anh nhìn vào
đứa  con của người chị vẫn đang nằm trên nôi và nghĩ: “Chị không thể
199
chết! Tôi sẽ không để điều đó xảy ra!”  Về sau, từ lòng thương xót sâu xa, 
anh đã viết:

John, ở bên trái trên cùng, cùng với các thành viên còn sống trong gia đình
Lake. Tám trong số mười sáu anh chị em của anh đã qua đời vì bệnh tật
“Không có lời nào có thể chuyển đến tấm lòng  của người khác tiếng
khóc trong lòng tôi và ngọn lửa căm phẫn đối với sự chết và bệnh tật
mà Thánh Linh Chúa đã khuấy động trong tôi. Cơn thạnh nộ của
Chúa dường như chiếm lấy linh hồn tôi!”
Lake bước đến căn phòng khi lòng anh kêu cầu ai đó có đức tin để
giúp đỡ họ. Anh chỉ nghĩ về một người có dạng đức tin này – Dowie. 
Vì thế anh gửi điện báo đến cho anh với những dòng như sau:
“Chị tôi gần như đã qua đời, nhưng tâm linh tôi sẽ không để chị rời
đi. Tôi tin rằng nếu ông cầu nguyện thì Chúa sẽ chữa cho chị ấy.”
Hồi đáp của Dowie được gửi đến:

200
“Hãy nắm lấy Chúa. Tôi đang cầu nguyện. Cô ấy sẽ sống.”
Khi đọc được lời này, Lake bắt đầu một cuộc tấn công thuộc linh  dữ
dội với quyền của sự chết, hết sức quở trách nó trong danh Chúa Giê-
xu. Chưa đến một giờ thì chị của anh đã hoàn toàn tỉnh lại. Năm ngày
sau, cô cùng với gia đình dùng bữa tối Giáng sinh!5
Nhưng đó là lúc trước, còn bây giờ người vợ yêu quý của anh đang
đau đớn, và tình trạng của cô ngày càng tệ hơn.

MA QUỶ BỊ PHƠI BÀY


Vào ngày 28 tháng Tư năm 1898, khi những giờ phút cuối cùng của
Jennie dường như chỉ còn trong tích tắc, một người bạn đồng lao đã
khích lệ Lake đầu phục ý Chúa và chấp nhận cái chết của Jennie. 
Những lời nói của người đó quá nặng nề, và Lake kiên quyết chống
lại. Tuy nhiên, thực tế về cái chết dường như sắp xảy ra.
Trong sự tuyệt vọng vô cùng, Lake ném quyển Kinh Thánh của mình
vào mặt lò sưởi, nó rơi xuống sàn nhà và mở ra trong Công vụ 10. Khi
anh đi đến để nhặt quyển Kinh Thánh lên, mắt của anh thoáng thấy
câu 38: “…thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Giê-xu người
Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền năng, rồi Ngài đi khắp nơi làm
việc nhân đức và chữa lành tất cả những người bị MA QUỶ áp chế, vì Đức
Chúa Trời ở cùng Ngài.”
Những lời nói quyền năng này đâm xuyên vào suy nghĩ của anh.
“NHỮNG NGƯỜI BỊ MA QUỶ ÁP CHẾ!” Điều đó có nghĩa là Chúa
không phải là Đấng gây ra bệnh tật của Jennie, hay bất kỳ bệnh tật
nào! Và nếu Lake là con của Chúa qua Đức Chúa Giê-xu Christ thì
Chúa ở cùng anh, giống như Ngài đã ở cùng Chúa Giê-xu! Bây giờ, anh
biết chắc rằng ma quỷ là kẻ gây ra bệnh tật của Jennie. Chính ma
quỷ  là kẻ đã cướp người mẹ của các con anh. Chính ma quỷ  là kẻ đang
hủy hoại cuộc đời của anh!
9:30 SÁNG.
Sau đó, Lake mở ra trong Lu-ca 13:16 và đọc: “Còn bà nầy…, bị SA-
TAN TRÓI BUỘC đã mười tám năm, lại không nên mở trói cho bà…?”  Bây
201
giờ, sự nhận biết mà anh có không chỉ là việc Sa-tan là tác giả của bệnh
tật và sự chết, mà Chúa Giê-xu Christ – qua Lake – có  thể mang lại sự
chữa lành và giải cứu cho   người  đau ốm! Qua việc sử dụng anh,
Chúa Giê-xu Christ có thể chiến thắng sự giãy chết! Không có sự nghi
ngờ nào trong trí mình rằng Chúa Giê-xu đã chết cho sự chữa lành của
vợ anh, giống như Ngài đã chết cho tội lỗi của cô ấy. Và anh tin chắc
rằng không có điều gì có thể cướp lấy món quà đó của Jennie.
Trong sự dạn dĩ mà chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể ban cho, Lake
quyết định để Chúa là Đấng nói lời cuối cùng chứ không phải Sa-tan.
Anh đi vào phòng ngủ và công  bố với thế giới vật chất và thế giới linh
rằng vợ anh sẽ được lành chính xác lúc 9:30 sáng!
Sau đó, anh liên hệ với Dowie để báo cho ông điều Chúa sắp sửa làm
vào thời điểm đó. Khi đến 9:30, Lake quỳ gối bên cạnh người vợ yêu
quý của mình và kêu cầu Đức Chúa Trời hằng sống. Khi anh làm như
vậy, quyền năng của Chúa đến trên Jennie và tràn ngập thân thể của
cô từ đầu đến chân. Chứng liệt của cô đã tiêu biến, nhịp tim trở lại
bình thường, cơn ho của cô đã dứt, hơi thở của cô đều lại, và nhiệt độ
của cô cũng trở lại bình thường – ngay tức thì!
Ban đầu, Lake nghe một âm thanh nhỏ ra từ miệng của Jennie. Rồi cô
kêu lớn: “Ngợi khen Chúa, em đã lành rồi!” Điều đó hoàn toàn khiến
anh giật mình, vì anh chưa từng nghe sức mạnh như thế trong giọng
nói của cô đã nhiều năm qua. Sau đó, Jennie vứt chăn ra khỏi giường 
mình – và đứng dậy – được lành!6 Sự ngợi khen vui mừng khôn xiết
đã đến khi cả cô và John đều thờ phượng Chúa!
CÁC TIA CHỚP CỦA CHÚA GIÊ-XU
Không lâu sau, câu chuyện về sự chữa lành của Jennie trở thành tin
tức cả nước khiến nhiều người đi từ rất xa để đến thăm gia đình của
Lake. Các bài báo khơi dậy sự hiếu kỳ của cả nước và ngay tức thì gia
đình Lake được tìm kiếm nhiều trong chức vụ. Hằng ngày, nhiều
người đến nhà của họ để xem phép lạ của Chúa và để được cầu
nguyện. Nhiều người khác gửi đến những nhu cầu cần cầu nguyện.

202
Một ngày nọ sau khi cầu nguyện cho một người đàn ông bị một cơn
đau sốt, Lake nhận được bức điện tín ghi: “Lake ơi, điều kỳ lạ nhất đã
xảy ra. Một giờ sau khi anh đi khỏi, toàn bộ dấu tay của anh đã khắc 
sâu vào sự phát triển đó khoảng một phần tư inch.”
Về sau, Lake thường nói đến quyền năng như thế trong bài giảng của
mình như là các tia chớp của Chúa Giê-xu:
“Bạn nói về điện áp từ thiên đàng và quyền năng của Chúa! Vì sao
có tia chớp trong linh hồn của Chúa Giê-xu! Các tia chớp của Chúa
Giê-xu chữa lành nhiều người bằng ánh sáng của chúng! Tội lỗi tan
biến và bệnh tật chạy xa khi quyền năng của Đức Chúa Trời đến
gần!”7
Lake cũng so sánh sự xức dầu của Thánh Linh Chúa với sức mạnh của
điện. Giống như những người đã học biết về các quy luật của điện,
Lake đã khám phá ra các quy luật của Thánh Linh. Và, như “cột thu
lôi”, anh đã đứng lên trong sự kêu gọi của Chúa để truyền điện  các thế
lực tối tăm và củng cố  Thân thể Đấng Christ.
VẬN DỤNG SỨC MẠNH THUỘC LINH
Vào năm 1901, Lake chuyển đến Zion, Illinois để học về sự chữa lành
thiên thượng dưới chân của John Alexander Dowie. Ngay lập tức, anh
giảng vào buổi tối, nghiên cứu khi nào có thể và làm việc như quản lý
trọn thời gian tòa nhà của Dowie suốt cả ngày.
Nhưng vào năm 1904, khi các vấn đề tài chánh đang gia tăng của
Dowie bắt đầu lộ diện, Lake quyết định giữ khoảng cách và chuyển
đến Chicago. Anh đã đầu tư vào các bất động sản ở Zion khi sống
trong thành phố đó, nhưng cổ phần bị sụt giá khiến anh gần như phá
sản sau cái chết của Dowie năm 1907. Vì vậy, anh đã mua một chiếc
ghế trong Hiệp hội thương mại và ngân hàng ở Chicago. Sang năm
sau, anh đã có thể tích lũy hơn 130 ngàn đô-la trong ngân hàng và bất
động sản trị giá 90 ngàn đô-la.
Nhận thấy được khả năng của anh, một số giám đốc điều hành kinh
doanh nhanh chóng mời Lake thiết lập sự tín nhiệm gồm ba công ty
203
bảo hiểm lớn nhất quốc gia với mức lương bảo đảm 50 ngàn đô một
năm. Bây giờ anh là người cố vấn kinh doanh hàng đầu cho các giám
đốc điều hành kinh doanh hàng đầu, cũng như kiếm được hàng trăm
ngàn đô-la qua tiền hoa hồng.
Bởi những tiêu chuẩn khi bước sang thế kỷ khác, John G. Lake  hiện
đã tạo dựng được một cơ đồ. Nhưng sự kêu gọi của Chúa bên trong
anh vẫn cứ lớn dần. Trong một lúc, anh đã có thể vừa có được sự
thành công lớn bên ngoài và vừa tăng trưởng trong Chúa. Anh đã học
cách bước đi trong Thánh Linh, trong một cách mà anh mô tả như thế
này:
“Tôi rất dễ tách mình ra khỏi dòng chảy của cuộc sống, để trong khi
tâm trí và đôi tay của tôi còn liên quan với những công việc thường
ngày, tâm linh tôi vẫn giữ thái độ giao thông với Chúa.”8
Một số người nghĩ rằng nếu bạn được kêu gọi vào trong chức vụ, bạn
phải rời bỏ công việc thế tục ngay tức thì. Nhưng với trường hợp của
Lake thì điều này không đúng. Bằng việc giao thông với Chúa từ
trong tâm linh mình, Lake tiếp tục tiến tới với thời điểm hoàn hảo cho
chức vụ của mình. Anh không liều lĩnh đi trước Chúa hay khiến gia
đình mình chịu khổ. Rồi khi đến đúng thời điểm, anh có thể bán hết 
mọi thứ, vì họ đã học biết đức tin lớn từ những năm tháng bước đi với
Chúa như một doanh nhân.
Lake học biết từ đầu trong sự huấn luyện chức vụ của mình rằng việc
“con người” đến trước “công việc”. Anh đã học cách đi theo thời điểm
thiên thượng của thiên đàng.
CÁC THỨ TIẾNG VÀ THỜI ĐIỂM CỦA THIÊN ĐÀNG
Trong lúc sống ở Zion, Lake tham dự một buổi nhóm trong nhà tranh
tại nhà của người bạn, Fred F. Bosworth. Tom Hezmalhalch đang
giảng và cuối buổi nhóm, anh nói với Lake: “Khi tôi đang giảng, Chúa
phán với tôi rằng anh và tôi sẽ cùng nhau giảng đạo.” Lake cười vào
lời tuyên bố của Hezmalhalch, nhưng không lâu sau ông đã đầu phục
theo ý muốn trọn vẹn của Chúa.9

204
Không lâu sau đó, vào năm 1906, Lake bắt đầu cầu nguyện cho  việc
báp tem Thánh Linh. Ông tìm kiếm Chúa trong chín tháng rồi   sau đó
bỏ cuộc vì nghĩ rằng điều này “không dành cho mình”. Một ngày nọ,
ông đi cùng Tom Hezmalhalch, bây giờ đã trở thành người bạn thân
của ông, để cầu nguyện cho một người phụ nữ bị đau ốm. Khi Lake
ngồi bên cạnh giường của cô, ông đã rung lên trong sự khao khát
Chúa cách lạ kỳ.
Nhưng   Hezmalhalch không biết điều đang xảy ra, và nhờ Lake đặt
tay trên người nữ đó. Khi ông làm vậy, tia chớp của Chúa khiến
Hezmalhalch hạ gục trên sàn. Anh nói trong lúc đứng dậy: “John ơi,
ngợi khen Chúa! Chúa Giê-xu đã báp tem anh  trong Đức Thánh
Linh!”10
Về sau, Lake viết điều này:
“Khi hiện tượng này đã đi qua, vẻ đẹp của nó vẫn đọng lại trong tâm
hồn tôi. Tôi nhận thấy rằng cuộc đời mình đã bắt đầu bày tỏ nhiều
ân tứ Thánh Linh. Và tôi nói tiếng lạ bởi quyền năng của Chúa và
Chúa tuôn chảy qua tôi với một sức lực mới. Sự chữa lành là một
mệnh lệnh năng quyền.”
Lake thường nói các thứ tiếng khác và tin rằng một mức độ tuôn đổ ít
hơn có thể không đủ tiêu chuẩn như việc báp tem bằng Đức Thánh
Linh;
Lake nói: “Đối với tôi, các thứ tiếng hình thành chức vụ của tôi.
Chính  sự giao thông đặc biệt với Chúa… bày tỏ với linh hồn tôi về
sự thật tôi nói với các bạn ngày qua ngày trong chức vụ.”11
Một lần nữa, việc chờ đợi thời điểm đúng của Chúa rất quan trọng. Sự
kêu gọi Chúa dành cho chúng ta đã được thiết lập trước khi chúng ta
chào đời. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta được mời gọi để nhận biết về
điều này. Nhưng chỉ việc “nhận biết” sự kêu gọi của Chúa không có
nghĩa đó là “thời điểm” để sự kêu gọi đó được bắt đầu trên đất. Thời
điểm thiên thượng cần phải đến trước khi chức vụ trọn thời gian có
thể bắt đầu. Vì vậy, đừng nản lòng trong suốt thời gian chuẩn bị của
chúng ta. Và đừng so sánh sự kêu gọi của mình với sự kêu gọi của
205
người khác. Mỗi sự kêu gọi đều có thời điểm và chương trình riêng.
Sự trung tín của bạn đối với Lời Chúa, cùng với sự dốc lòng sửa soạn
thuộc linh sẽ  quyết định thời điểm đó.

CHÂU PHI ĐANG GỌI MỜI


Sau khi nhận báp tem trong Thánh Linh, mong ước của Lake để bước
vào chức vụ trọn thời gian đã gia tăng. Vì vậy, ông chủ của Lake đã
cho phép anh được nghỉ phép ba tháng để đi giảng đạo. Nhưng ông
ấy cũng cảnh báo Lake rằng: “cuối ba tháng đó, 50 ngàn đô-la mỗi
năm sẽ trông có vẻ là nhiều đối với anh, và anh sẽ không còn muốn hy
sinh số tiền đó cho những giấc mơ triển vọng tôn giáo nữa đâu.” Lake
cảm ơn ông chủ vì mọi điều ông đã làm cho mình và rời bỏ công việc.
Sau đó, khi ba tháng đã trôi qua, anh đã dạn dĩ công bố: “Suốt đời này,
với tất cả mọi điều của mình, tôi sẽ công bố và bày tỏ Phúc Âm của Chúa
Giê-xu Christ.”12 Anh không bao giờ quay trở lại công việc của mình
nữa.
Vào năm 1907, John và Jennie đã vứt bỏ đất đai, tài sản và của cải của
họ. Trong sự vận hành lớn của đức tin, họ quyết định hoàn toàn
nương cậy nơi Chúa. Bây giờ là lúc để rao giảng.
Trong lúc đang thi hành chức vụ ở một vùng phía bắc của Illinois,
Thánh Linh Chúa đã bảo Lake: “Hãy đi đến Indianapolis. Hãy chuẩn
bị một chiến dịch mùa đông và một căn phòng lớn. Sau đó, vào mùa
xuân, con sẽ đi đến Châu Phi.” Khi anh trở về nhà để kể cho Jennie, cô
đã nhận biết kế hoạch này vì Chúa cũng đã phán với cô.
Lake đã gia tăng mối quan tâm lớn với Châu Phi khi đọc về những
cuộc thám hiểm của Stanley và Livingstone khi anh còn nhỏ. Khi trở
thành một thanh niên, anh bắt đầu kinh nghiệm các khải tượng thuộc
linh dường như đặt anh ở Châu Phi nhiều hơn ở Mỹ. Qua Đức Thánh
Linh, Lake nhận được sự hiểu biết về địa lý và con người của một
vùng đất mà anh chưa từng đến đó. Và bây giờ, giấc mơ đó đang trở
thành hiện thực. Chúa đã phán rằng anh sẽ đi đến Châu Phi vào mùa
xuân  này!
206
Vì thế, Lake chuyển gia đình mình đến Indianapolis và tham gia cùng
người bạn cũ của mình là Tom Hezmalhalch. Họ ở đó trong sáu tháng
khi cả hai hình thành một đội thi hành chức vụ mạnh mẽ, dẫn dắt vài
trăm người nhận được báp tem Thánh Linh.
Một buổi sáng nọ, Lake cảm thấy được dẫn dắt để bắt đầu một cuộc
kiêng ăn. Khi anh tìm kiếm Chúa trong sáu ngày, anh được Chúa bày
tỏ rằng từ thời điểm này trở đi anh sẽ bắt đầu đuổi quỷ. Một sự nhận
biết đặc biệt để phân biệt và đuổi các tà linh nhanh chóng đi theo, và
trong một thời gian ngắn, Lake bắt đầu chuyển vào lãnh vực này với
sự chính xác tuyệt vời.

ĐI TRÊN MẶT NƯỚC


Vào tháng Giêng năm 1908, Lake bắt đầu cầu nguyện cho những nhu
cầu tài chánh cần thiết cho chuyến đi Châu Phi. Tom cùng tham gia
với anh, và họ xác định chuyến đi đó sẽ tốn khoảng 2000 đô-la. Họ đã
cầu nguyện được một lúc trong khi Tom đứng dậy và vỗ vào lưng của
Lake và nói: “John ơi, đừng cầu nguyện nữa. Chúa phán với tôi rằng
bây giờ Ngài sẽ gửi cho chúng ta 2000 đô đó, và nó sẽ đến đây trong
bốn ngày nữa.”
Chính xác bốn ngày sau, Tom trở về từ bưu điện và ném bốn cọc tiền
500 đô trên bàn. Tom hét lên: “John, câu trả lời đây này! Chúa đã gửi
tiền đến. Chúng ta sẽ sang Châu Phi!”
Như Chúa đã phán, tháng Tư năm 1908, cả đội đã đi đến Châu Phi.
Đội đó bao gồm Lake, Jennie, bảy đứa con của họ, Tom và ba người
bạn của anh. Một trong những người bạn của Tom đã sống ở Châu
Phi  5 năm, có thể nói tiếng Zulu, và có thể phục vụ như một người
thông dịch. Họ mua vé của mình nhưng không có tiền thừa dành cho
chi phí của chuyến đi. Bây giờ, một người từng là triệu phú trước đây
học cách cách tin cậy Chúa hoàn toàn. Anh chỉ còn 1,5 đô-la trong tay.

207
Và khi Lake vâng lời, Chúa đã cung ứng một cách kỳ diệu cho cả đội.
Luật nhập cư của Nam Phi đòi hỏi mỗi gia đình đến phải có ít nhất
125 đô-la, hoặc sẽ không được phép rời khỏi tàu. Và khi họ cho thuyền
vào cảng, Lake không có tiền. Vì thế Jennie nhìn anh và nói: “Anh
định làm gì?”
Lake đáp: “Anh sẽ sắp hàng với những người khác. Chúng ta đã
vâng lời Chúa đến đây rồi. Bây giờ thì tùy thuộc nơi Chúa thôi.”
Khi anh đứng sắp hàng, xem xét để giải thích tình trạng khó xử của
mình, một hành khách vỗ vai và gọi anh sang một bên. Người đó hỏi
Lake vài câu hỏi, sau đó đưa cho anh tiền làm thủ tục, tổng cộng 200
đô.
Người lạ mặt đó nói: “Tôi cảm thấy được thôi thúc để đưa cho anh số
tiền này nhằm giúp đỡ công việc của anh”. Nếu bạn đã nghe tiếng
phán của Chúa thì hãy bước ra với đức tin dạn dĩ và dũng cảm. Ngài
sẽ luôn có mặt mọi lúc để đáp ứng nhu cầu cho bạn.

MỘT MÁI NHÀ CÁCH XA NHÀ


Gia đình Lake đã cầu nguyện dốc đổ cho một ngôi nhà khi họ đến
ohannesburg. Là những giáo sĩ của đức tin, họ không có sự hỗ trợ nào
từ ban lãnh đạo Hội Thánh, và không có hệ phái nào chờ đợi để chấp
nhận khi họ đến. Tất cả những gì họ có là đức tin nơi Chúa.
Khi họ đến Johannesburg vào tháng Năm năm 1908, họ để ý một
người phụ nữ nhỏ bé chạy quanh khu vực bến tàu và nhìn mọi người.
Cô là người Mỹ. Khi chạy đến Tom, cô nói: “Anh có phải là một người
trong nhóm giáo sĩ người Mỹ không?” và Tom đã trả lời: “Phải”.
Người phụ nữ đó nói tiếp: “Nhóm của anh có bao nhiêu người?” Tom
đáp: “Bốn”. Nhưng người đó lắc đầu và nói: “Không, anh không phải
là gia đình đó. Có người nào khác không?”
Thế là Tom chỉ cô đến gặp Lake. Người phụ nữ đó hỏi: “Gia đình anh
có bao nhiêu người?” Lake trả lời: “Vợ tôi, tôi và bảy đứa con của tôi.”
Đột nhiên người phụ nữ đó trông có vẻ đầy vui sướng và hét lên:

208
“Anh chính là gia đình đó!” Sau đó, cô tiếp tục giải thích cách Chúa đã
hướng dẫn cô gặp con tàu của họ và trên con tàu đó sẽ có một gia đình
giáo sĩ người Mỹ gồm hai người lớn và bảy đứa con. Và cô sẽ đưa cho
họ một căn nhà.13
Buổi chiều hôm đó, gia đình Lake chuyển đến căn nhà có sẵn đồ đạc ở
Johannesburg. Chúa đã cung ứng căn nhà đó như điều họ đã cầu xin.
Cô C. L Goodenough, người phụ nữ Mỹ, vẫn cứ là người bạn trung tín
trong suốt chức vụ của họ.

CƠN LỐC THUỘC LINH


Nhiều ngày sau khi Lake đến, cánh cửa chức vụ đầu tiên của anh đã
được mở ra. Một mục sư Nam Phi phải vắng mặt trong vài tuần và
ông đã nhờ Lake giảng ở Hội Thánh mình. Ngay tức thì, anh chấp
nhận lời mời đó.
Hơn năm trăm người Zulu tham dự trong buổi nhóm Chúa Nhật  đầu
tiên mà anh giảng. Kết quả là một cơn phấn hưng lớn đã xảy ra  giữa
vòng họ, và trong vòng vài tuần, vô số người từ Johannesburg và khu
vực lân cận được cứu, được chữa lành và được báp tem trong  Thánh
Linh.
Thành công đó khiến Lake vô cùng ngạc nhiên. Nói về điều này, về
sau ông đã viết:
“Từ lúc mới bắt đầu, trông nó như thể một cơn lốc thuộc linh ập
đến.”14
Các buổi nhóm đó thường kéo dài đến 4 giờ sáng.
Một trong những đặc điểm chính của các buổi nhóm diệu kỳ này là sự
bày tỏ đầy năng quyền của những lời cầu nguyện được nhậm. Lời cầu
nguyện của đức tin sẽ được nói ra cho một ai đó ở một nơi khác của
Châu Phi với kết quả ngay tức thì. Tin tức về điều này lan xa và rộng
hơn, và hàng trăm người đổ  về Johnannesburg để được cầu nguyện.
Sau khi các buổi nhóm kết thúc, những người  bản xứ sẽ đi theo các
diễn giả đến nhà của  họ và tiếp tục học biết về Chúa. Nhiều lần, khi

209
ánh bình minh ló dạng ở chân trời  Châu Phi, cả nhóm vẫn còn đang
bàn luận về quyền năng của Chúa. Sau đó, trong suốt ngày kế tiếp,
người ta nhìn thấy nhiều người cùng với quyển Kinh Thánh trong tay,
làm chứng về quyền năng Chúa đã được bày tỏ trong đêm trước đó.
Có rất nhiều sự bày tỏ lớn lao về sự chữa lành. Những người đau ốm,
bệnh tật, yếu ớt đều sắp hàng ở một bên của bục giảng và sẽ rời khỏi
tòa nhà sau khi họ được cầu nguyện, và họ hét lên: “Chúa đã chữa
lành tôi!” Đám đông bên trong tòa nhà hét lên thật lớn và vui mừng
khi họ làm chứng về các phép lạ của Chúa.

JOHN & JENNIE: MỘT ĐỘI


Nếu người dân Châu Phi không thể đến chỗ buổi nhóm của Lake, họ
sẽ đi đến nhà của vị diễn giả đó. Đôi khi, đám đông quá lớn đến nỗi
Jennie không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Cô phải
dẫn mọi người qua cửa trước để được cầu nguyện, sau đó chỉ họ đi
qua cửa sau để căn phòng có chỗ cho những người khác vào.
Jennie cũng là người bạn đồng hành trong chức vụ của John. Lake tin
rằng vợ ông “có ân phân biệt các thần trong mức độ rõ ràng” hơn ông
nữa. Cô thường nhận được lời tri thức về những người không nhận
được sự chữa lành vì cớ sự khó khăn cá nhân hay tội lỗi trong đời
sống họ.
Gia đình Lake có một cách đơn giản trong việc thực hiện chức vụ chữa
lành của họ. Khi những người đó đi ngang qua John trong văn phòng
của ông, ông sẽ đặt tay trên họ. Những người được chữa lành ngay
tức thì sẽ được cho về. Nhưng những người vẫn còn bị đau hoặc chỉ
nhận được sự chữa lành một phần thì họ sẽ được chuyển sang một căn
phòng khác. Sau đó, khi Lake xong với đám đông, ông sẽ dẫn Jennie
cùng vào căn phòng đó, và bởi Thánh Linh, bày tỏ cho từng người một
cách cá nhân những ngăn trở trong sự chữa lành của họ. Khi nghe về
những bí mật trong lòng của họ, nhiều người đã xưng ra và xin Chúa
tha thứ. Sau đó, John và Jennie sẽ cầu nguyện lần nữa và Chúa sẽ chữa
lành những người đã ăn năn. Những người từ chối ăn năn, ngay cả
210
khi biết được sự thật về điều bà Lake đã nói với họ, thì sẽ trở về nhà
với sự đau đớn bệnh tật của mình.

ÔNG LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?


Lake là một người của hành động. Một lần nọ sau lời kêu gọi đầy xúc
động, cả hội chúng đã tiến về phía trước. Trong nhóm đó có một
người đã ngã xuống đất ngay phía trước bục giảng lên cơn động kinh.
Ngay tức thì, Lake nhảy khỏi bục giảng và đứng bên cạnh người này,
quở trách ma quỷ trong danh Chúa Giê-xu. Sau khi người này được
giải cứu, Lake yên lặng quay trở lại bục giảng.
Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trên Lake đầy năng quyền trong
những năm đó. Khi ông bắt tay với những người bước vào giờ nhóm, 
họ thường ngã xuống đất dưới quyền năng của Chúa. Những lần
khác, mọi người sẽ ngã úp mặt xuống khi họ bước đến cách ông chưa
đến 2m!
Lake bày tỏ lòng thương xót rất lớn bằng việc không bao giờ xoay
lưng khỏi một lời kêu cầu giúp đỡ. Ông chưa từng từ chối trả lời tiếng
kêu của một người bệnh, hoặc thậm chí khi biết rằng mình được gọi 
đến để cầu nguyện cho những con vật bị bệnh. Có nhiều lần lúc ông
cần nghỉ ngơi, nhưng người ta vẫn tìm gặp ông và mời ông đến cầu
nguyện cho người bệnh của họ. Lake cầu nguyện với họ ngày lẫn đêm
và không bao giờ ngoảnh mặt khỏi một ai cả.
Đội thi hành chức vụ này luôn có nhiều nhu cầu lớn về thức ăn và tài
chánh. Và theo đúng như phong tục của thời đó, Lake chưa từng nhận
lấy tiền dâng. Nhưng ông thường thấy những giỏ thức ăn hoặc những
túi tiền nhỏ được đặt kín đáo ngay thềm nhà của gia đình mình.
Có lẽ một trong những thách thức lớn nhất mà Jennie trải qua ở Châu
Phi là việc thích nghi với những thói quen chức vụ của chồng mình.
Nhiệm vụ của John là mang về nhà những tạp phẩm cần cho gia đình
đông con của họ. Nhưng nếu trên đường về nhà, ông gặp một người
đàn bà góa có con đang bị đói, ông sẽ cho hết mọi thứ mình có cho gia

211
đình của người đàn bà góa đó. Cũng vậy, Jennie không bao giờ biết là
John có mang bạn về nhà dùng bữa tối hay không, để cô có thể nấu
cho nhiều người hơn. Thức ăn luôn là điều bị thiếu.

ĐỘI THI ĐẤU


Từ những buổi nhóm đầu tiên của Lake được tổ chức trong tòa nhà
Hội Thánh của mục sư đó, ông đã chuyển sang thuê các phòng lớn.
Sau khi số người gia tăng hơn nữa, đội chức vụ nhờ vào các buổi
nhóm nhà tranh. Lake và Hezmalhalch bây giờ là đội “diễn giả”. Mỗi
người sẽ giảng năm hoặc sáu lần trong một buổi nhóm, và không ai có
thể nói sứ điệp của một người kết thúc ở đâu và sứ điệp của người kia
bắt đầu ở đâu. Tất cả những điều này được hài hòa với nhau bởi
Thánh Linh Đức Chúa Trời.
Lake thiết lập Lều Tạm Sứ Đồ ở Johannesburg, và chưa đến một năm,
ông đã bắt đầu một trăm Hội Thánh. Công tác giám sát những Hội
Thánh này trải khắp Châu Phi và khiến ông thường xuyên  vắng nhà
hơn.
JENNIE, TẠM BIỆT
Lake choáng váng với tin buồn nhất mà ông từng đối diện vào ngày
22 tháng Mười Hai năm 1908. Trong lúc đang thi hành chức vụ ở Sa
mạc Kalahari, người vợ yêu quý Jennie của ông đã qua đời. Khi ông
trở về nhà mười hai tiếng sau thì bà  đã về thiên đàng rồi.
Hầu hết lời kể về cái chết của Jennie Lake đều quy cho việc suy dinh
dưỡng và kiệt sức về thuộc thể. Khi John vắng nhà, rất nhiều  người
bệnh sẽ chờ ở ngoài bãi cỏ trước nhà cho đến khi ông trở về.
Vì vậy, Jennie đã cho họ ăn trong lúc họ chờ đợi với ít thức ăn cô có
thể để dành. Và cô cố gắng khiến họ ở thoải mái hết mức có thể cho
đến khi Lake về nhà. Nhưng khi làm như vậy, cô đã không chú đến 
thân thể của chính mình.
Lake đã trở nên quá quan tâm đến việc giúp đỡ những người khác đến
nỗi ông không nhận biết điều đang xảy ra cho người vợ của mình.
212
Một điểm thường bị phớt lờ trong chức vụ chính là chỗ luôn có một
“nhu cầu” cần được đáp ứng. Một chức vụ không thể đáp ứng mọi
nhu cầu xảy ra, dù chức vụ đó có quyền năng hay được xức dầu như
thế nào đi nữa. Vì thế lẽ thường là điều vô giá đối với chức vụ Cơ Đốc.
Thân thể tự nhiên và gia đình bình thường cần sự chú ý, và đơn vị gia
đình cần phải là trung tâm của một chức vụ.
Có thể hiểu được, Lake đã ngã gục khi ông về nhà khi biết vợ mình đã
qua đời. Đó là khoảng thời gian vô cùng tăm tối đối với ông và nỗi
đau đó cứ ở trong ông trong suốt nhiều năm.
Năm sau, năm 1909, Lake về Mỹ đã gom góp sự hỗ trợ cho chức  vụ ở
Châu Phi của mình và tuyển thêm nhân sự mới. Và một lần nữa, Chúa
đã cung ứng số tiền một cách siêu nhiên chỉ với một phần đóng góp.
Ông đã nhận được 3000 đô-la cho việc ông cùng các nhân sự trở về.

BỆNH DỊCH
Khi cả đội đến vùng đất Châu Phi vào tháng Giêng năm 1910, một
bệnh dịch đã tấn công dữ dội trên nhiều nơi của đất nước đó. Chưa
đến một tháng thì một phần tư dân số đã chết. Thực tế, bệnh dịch đó
dễ lây nhiễm đến nỗi chính phủ đã gửi số tiền 1000 đô-la cho bất kỳ y
tá nào chăm sóc cho những người bệnh. Lake cùng các phụ tá của ông
đã giúp đỡ, một cách miễn phí. Ông cùng một người phụ tá sẽ đi đến
các gia đình, khiêng người chết ra ngoài và chôn cất họ. Nhưng không
có triệu chứng nào của bệnh dịch có thể chạm đến ông.
Lúc đỉnh điểm của cơn bệnh dịch khủng khiếp này, một vị bác sĩ được
sai đến chỗ Lake và hỏi ông:
“Anh đã làm gì để bảo vệ chính mình vậy? Anh hẳn phải có bí quyết
gì đó!”
Lake trả lời:
“Hỡi người anh em, chính là luật của Thánh Linh Sự Sống trong
Chúa Giê-xu Christ. Tôi tin rằng hễ khi tôi cứ giữ linh hồn mình kết
nối với Đức Chúa Trời hằng sống thì Thánh Linh của Ngài sẽ tuôn
213
chảy trong linh hồn và thân thể tôi, và không có con vi trùng nào có
thể xâm nhập vào tôi, vì Thánh Linh Đức Chúa Trời sẽ diệt chúng.”
Sau đó Lake mời vị bác sĩ đó làm thí nghiệm với mình. Ông bảo bác sĩ
đó lấy bọt từ phổi của nạn nhân đã chết vì bệnh dịch và đặt nó dưới
một cái kính hiển vi. Vị bác sĩ đó làm như thế, và nhận thấy vô số vi
trùng sống. Sau đó Lake làm kinh ngạc mọi người trong phòng khi
ông nói với vị bác sĩ đó hãy trét bọt đã chết đó trên tay mình và ra lệnh
rằng các con vi trùng đó sẽ chết.
Vị bác sĩ đó làm như vậy và nhận thấy rằng các con vi trùng đó ngay
lập tức chết trên tay của Lake. Những người chứng kiến cuộc thí
nghiệm này đã hết sức ngạc nhiên khi Lake tiếp tục dâng sự vinh hiển
cho Chúa, giải thích hiện tượng này như sau:
“Anh có thể trét vi trùng đầy tay tôi và tôi sẽ để nó ở dưới kính hiển
vi, và thay vì những con vi trùng này vẫn sống thì chúng sẽ chết
ngay tức thì.”15
Quyền năng tương tự liên tục chảy qua bàn tay của Lake vào trong
những thân thể bị đau đớn mang lại sự chữa lành cho nhiều người.
“Các tia chớp của Chúa” đã phá vỡ mọi bệnh tật và sự yếu đuối.
Khi Nữ hoàng Hà Lan nhờ Lake cầu nguyện cho những nan đề của bà
với ý muốn rằng bà có thể mang thai đủ tháng, ông đã chuyển lời  đến
cho Nữ hoàng rằng lời cầu nguyện của bà đã được nhậm. Chưa đến
một năm sau, Nữ hoàng đó, người từng sảy thai sáu lần trước đó, đã
sinh ra đứa con đủ tháng đầu tiên của mình, Nữ hoàng Hà Lan 
Juliana.16
CHỨC VỤ CỦA THÁNH LINH
Vào tháng Mười Hai năm 1910, Tom Hezmalhalch rời khỏi chức vụ
của Lake. Đây là thời gian rất khó khăn đối với Lake. Trước đó ông đã
mất người vợ yêu quý của mình, và bây giờ ông đang mất đi người
bạn thân và đồng lao thân nhất của mình. Nhưng ông có được sức lực 
từ việc nhận biết rằng mình đang hoàn thành ý muốn Chúa. Ông nhận
nhiều sự yên ủi từ những người Mỹ hỗ trợ mình. Nhiều lá thư khích lệ
214
từ nhiều người tái bảo đảm với ông về lòng tin của họ nơi chức vụ của
ông.
Lake dành thời gian còn lại của năm 1910 đến năm 1912 để thực hiện
chức vụ chữa lành khi ông cầu nguyện cho người bệnh. Nhiều phép lạ
lớn đã xảy ra mà nó vẫn còn ảnh hưởng đến Châu Phi ngày nay. Và
ông đã bắt đầu hai Hội Thánh chính: Truyền giáo Đức tin Sứ đồ/ Lều
Tạm Sứ Đồ (không liên quan đến Hội Thánh Đức tin Sứ Đồ) và Hội
Thánh Cơ Đốc Si-ôn.
Lake  và  hội  chúng  của  ông  thường xuất bản một bản tin để gửi cho
hàng ngàn người. Trước khi chúng được gửi đi, các thành viên trong
Hội Thánh sẽ đặt tay trên chúng và cầu nguyện để những tài liệu này
sẽ được đổ đầy  bởi Thánh Linh Chúa. Họ tin rằng quyền năng của
Chúa sẽ xức dầu trên bản tin này, giống  như đã từng xảy ra với khăn
tay của Phao-lô. Kết  quả là,  hàng ngàn  lá thư được  gửi  đến từ nhiều
nơi trên thế giới, kể về cách Thánh Linh đã đến trên những người
nhận khi họ mở lá thư ra. Một người phụ nữ đã nói rằng khi bà cầm lá
thư đó, “bà đã rung lên” đến nỗi bà không thể ngồi yên trên ghế của
mình. Sau đó, bà được báp tem Thánh Linh và nói các thứ tiếng khác.
Lake giải thích về biểu hiện này đơn giản như sau:
“Chức vụ của Cơ Đốc là chức vụ của Thánh Linh” 17
Lake biết cách để mang cả hội chúng của mình vào trong sự hiện diện
Chúa. Ông huấn luyện và giúp họ trưởng thành từ chính sự tuôn tràn
thuộc linh của ông, kết quả là họ có thể tiến triển nhanh hơn cùng với
ông trong sự siêu nhiên. Năm 1912, hội chúng đó được nhờ cầu
nguyện cho người chị họ của một người đàn ông ở tại bệnh viện tâm
thần xứ Wales, cách khoảng 7000 dặm. Khi linh của sự cầu nguyện dốc
đổ đến trên dân sự, một sự ý thức lớn của Chúa đến trên Lake. Nó
như thể một ánh sáng chiếu rọi đến ông từ những người cầu thay. Rồi
đột nhiên, ông nhận thấy mình đang di chuyển trong linh với tốc độ
như tia chớp. Khi đến một nơi ông chưa từng đến trước đây, ông nhận
ra đó   là xứ Wales. Sau đó ông đi vào căn phòng của người chị họ của
người đàn ông này, ông ta đang bị cột vào một cái cũi với đầu đập tới
215
đập lui. Ông đặt tay trên người đó và đuổi quỷ ra khỏi cô. Thình lình,
ông quay trở lại Johannesburg và đang quỳ trên bục giảng. Ba tuần
sau, báo cáo về  sự giải cứu hoàn toàn của người phụ nữ đó đã đến
nơi. Cô đã hoàn toàn được cho về nhà khi các bác sĩ nhận ra rằng cô
“đột nhiên” khỏe mạnh và bình thường.

NGƯỜI RÀY ĐÂY MAI ĐÓ ĐƯỢC XỨC DẦU


Vào thời điểm John G. Lake sắp rời khỏi Châu Phi để cuối cùng quay
trở về Mỹ, những nỗ lực trong chức vụ của ông đã sản sinh ra 1.250
diễn giả, 625 hội chúng và 100.000 tin Chúa. Con số chính xác  về các
phép lạ xảy ra trong chức vụ của ông không bao giờ có thể đếm nổi
trên đất này.18 Những con số đó là kết quả của 5 năm trong chức  vụ!
Lake trở về Mỹ năm 1912. Năm đầu tiên trở về nhà của gia đình ông
đầy ắp những chuyến đi và cần sự thư giãn. Sau đó, năm 1913, John
gặp và kết hôn với cô Florence Switzer ở thành phố Milwaukee, bang
Wisconsin. Trong những năm sau đó, họ trở thành cha mẹ của  năm
người con. Florence là một người viết tốc ký xuất sắc và cô chịu trách
nhiệm cho việc thu âm và lưu giữ nhiều bài giảng của Lake.
Vào mùa hè năm 1914, Lake gặp Jim Hill người từng cho mình tiền vé
tàu lửa trước đây và cũng là bạn của anh. Hai người đã trở thành bạn
thân khi Lake làm việc ở Chicago. Hill rất vui khi gặp Lake và gửi cho
gia đình anh vé xe lửa miễn phí cho bất kỳ nơi nào anh muốn đi.

NHỮNG CĂN PHÒNG CHỮA LÀNH Ở SPOKANE


Lake tận dụng vé người bạn của mình tặng và bắt đầu đi khắp đất
nước. Trước tiên, ông đã đến Spokane, Washington, là nơi ông thiết
lập “những căn phòng chữa lành” trong một tòa nhà văn phòng cũ.
Có người ước lượng rằng khoảng một trăm ngàn sự chữa lành đã xảy
ra trong những căn phòng đó.19
Báo chí ở Spokane liên tục công bố về nhiều bài làm chứng về sự chữa
lành của nhiều người. Thực tế, kết quả khó tin đến nỗi Cục Thương
Mại Better quyết định làm rõ tính xác thực của các vụ chữa lành. Vì

216
thế, họ liên hệ với những người lãnh đạo trong các căn phòng chữa
lành cho một cuộc điều tra.
Để thỏa mãn yêu cầu của cục, Lake đã gọi những người có bài làm
chứng được đăng lên báo. Toàn bộ mười tám người đó đã làm chứng
về quyền năng của Chúa ngay phía trước cục. Sau đó, Lake cho những
người điều tra tên của những người đã được chữa lành trong khắp
thành phố để họ có thể đến chất vấn những người đó. Rồi sau đó, ông
đề xuất tài trợ một buổi nhóm vào Chúa Nhật tuần sau mà một trăm
người sẽ làm chứng về sự chữa lành của họ. Ông yêu cầu cục thương
mại hình thành một nhóm bác sĩ, luật sư, quan tòa, và giáo sư, là
những người có thể đưa ra nhận định.

John và Jennie Lake cùng với gia đình trước khi đến Nam Phi, năm 1907

217
Lake và các nhân sự trong chiến dịch

Truyền giảng lưu động, Lake đang chạy xe

218
Lake cùng những nhân sự trong ngôi nhà chữa lành ở Spokane, Washington,
từ năm 1915 đến 1920

219
Cậu bé được chữa lành trong Ngôi nhà chữa lành của Lake ở Spokane
Nhưng Lake nhận được lá thư từ cục  thương mại vào ngày thứ Sáu
trước buổi nhóm được đề xuất, thông báo với ông rằng các cuộc điều
tra của họ rất khả quan, và buổi nhóm ngày Chúa Nhật sẽ là điều
không cần thiết. Họ cũng khen ngợi ông vì công việc ông đang làm
trong thành phố của họ. Hai thành viên trong ủy ban thậm chí đã đến
thăm ông cách riêng tư để nói rằng: “Anh đã không kể được một nửa
câu chuyện.”
Những người đã được cục thương mại phỏng vấn, bao gồm một
người phụ nữ không  có cơ quan sinh sản, nhưng qua sự chữa lành, cô
đã có thể sinh con. Cô đã cho những người đến điều tra chức vụ nhìn
thấy đứa con phép mầu của mình.
Một người phụ nữ khác chia sẻ về sự chữa lành kỳ diệu của cô về
xương bánh chè bị gãy rất nghiêm trọng của mình. Sau khi cô nhận
được sự cầu nguyện, vùng xương đó đã trở về đúng chỗ, không hề
đau đớn, trong khoảng thời gian chưa đến một giờ. Một người nữ
khác bị đau đớn vì căn bệnh ung thư nan y đã hoàn toàn được lành
sau sự cầu nguyện. Một người khác được lành ngay tức thì khỏi căn
bệnh viêm khớp dạng thấp khi các xương cốt của cô được phục hồi
hình dạng và trở về bình thường. Cũng chính người này được chữa
lành khỏi sa tử cung, và dái  tai của cô đã mọc ra đúng chỗ một cách
kỳ diệu mà từ lúc chào đời cô đã không có.
Nhưng trường hợp đáng nhớ nhất trong Ngôi nhà chữa lành ở
Spokane là trường hợp của một cậu bé. Mọi người kể rằng đầu của
cậu bé đó có hình dạng như một chiếc thuyền buồm, “lộn ngược”. Các
bác sĩ cho rằng không có cách nào có thể điều trị cho cậu bé cho đến
khi cậu  bé được mười hai tuổi, và cuộc phẫu thuật cũng sẽ rất  nguy
hiểm. Nhưng sau khi cầu nguyện, xương cốt của cậu bé đó được mềm
lại, đầu của cậu bé được nở ra, và sọ của cậu bé được khôi phục lại
bình thương. Chứng liệt của cậu bé cũng hoàn toàn biết mất và cậu bé
có thể nói  giống như những đứa trẻ khác.

220
Lake đã giải thích về những sự chữa lành kỳ diệu này như thế nào?
Nhiều lần, ông thích sử dụng Chị Etter trong những minh họa của  
mình vì sự ảnh hưởng thuộc linh rất lớn của bà trong cuộc đời ông.
“Khi bạn nhìn thấy những tia lửa thánh của thiên đàng từng ở một
lúc trong cuộc đời của một người, như chúng ta nhìn thấy trong Chị
Etter của chúng ta; khi một ai đó được chữa lành, đó là vì sự ý thức
của cô và Đấng Christ là một. Cô đã hiệp nhất với Chúa. Tôi đã nhìn
thấy một người phụ nữ đang sắp chết và bị bóp nghẹt trong ba mươi
giây khi  Chị Etter đuổi quỷ. Ngọn lửa của Chúa, lửa của Thánh
Linh Ngài, mười giây kết nối với Đấng Christ Toàn Năng tại Ngai
của Chúa, đó chính là bí quyết.”20
“PHẤN ĐẤU CHO LỄ NGŨ TUẦN”
Theo như thống kê của chính phủ, giữa những năm 1915 và 1920,
Spokane, Washington, là “thành phố lành mạnh nhất thế giới”, vì cớ
chức vụ của John G. Lake. Thị trưởng của Spokane đã tổ chức một
buổi lễ kỷ niệm chung để vinh danh những nỗ lực của ông.
Là một doanh nhân xuất sắc, Lake đã bảo đảm những ghi chép của
mình luôn chính xác. Chúng cho thấy mỗi ngày đã có tới hai trăm
người được giúp đỡ và chữa lành trong những ngôi nhà chữa lành ở
Spokane, và hầu hết đều không phải là những người thuộc Hội Thánh.
Lake cũng sáng lập ra Hội Thánh Sứ Đồ ở Spokane đã thu hút hàng
ngàn người khắp thế giới vì chức vụ và sự chữa lành. Ông tổ chức các
buổi nhóm một tuần sáu đêm, hai buổi nhóm vào ngày Chúa Nhật và
thực hiện những cuộc gọi điện thoại đến các gia đình suốt tuần.
Vào tháng Năm năm 1920, Lake rời khỏi Spokane và chuyển đến
Portland, Oregon, là nơi ông từng đi đến đó một thời gian với tư cách
một vị sứ đồ và mục sư. Không lâu sau, ông bắt đầu một Hội Thánh
Sứ Đồ khác và chức vụ chữa lành tương tự như ở Spokane.
Trong suốt thời gian Lake ở Portland, ông nhìn thấy một khải tượng
mà trong đó có một thiên sứ hiện ra. Thiên sứ đó mở ra sách Công vụ
trong Kinh Thánh, chỉ vào chỗ nói về sự tuôn đổ của Thánh Linh và
221
ngày Lễ Ngũ Tuần. Thiên sứ đó cũng khiến Lake chú ý đến những
biểu hiện và sự mặc khải khác trong sách này và nói:
“Đây là Lễ Ngũ Tuần mà Chúa đã ban nó qua tấm lòng của Chúa Giê-
xu. Hãy cố gắng đạt được điều này. Hãy đấu tranh vì điều này. Hãy
dạy dân sự cầu nguyện cho điều này. Chỉ điều  này và duy chỉ điều
này thôi sẽ đáp ứng được nhu cầu trong tấm lòng của con người, và
chỉ có điều này mới có quyền năng để chiến thắng mọi thế lực tối
tăm.”21
Từ ngày đó trở đi, Lake cố gắng hoàn thành lời phán của Chúa với sự
mạnh mẽ nhiều hơn nữa. Ông đi khắp nước Mỹ trong vòng mười một
năm kế đó, lặp lại công việc của mình trong mọi nơi ông đi.

SAI LẦM CỦA LAKE


Trong những năm sau của mình, JohnG. Lake thích sự cân bằng tuyệt
vời của điều tự nhiên và điều siêu nhiên. Nhưng sự hiểu biết của ông
có được bởi một cái giá rất nặng nề. Cái giá đó chính là gia đình của
ông.
Các con của Lake từ cuộc hôn nhân đầu tiên đều bị ảnh hưởng rất
nhiều vì sự vắng mặt liên tục của ông. Ngay cả khi ông có mặt trong
phòng, ông vẫn bị cuốn vào trong sự suy gẫm, luôn luôn nghĩ về chức
vụ và Chúa. Vì cớ điều này nên các con của ông cảm thấy chúng bị bỏ
mặc rất nhiều.
Hãy nhớ, chính những đứa nhỏ này đã từng nhìn thấy mẹ của chúng
chết đói và làm việc cho đến chết ở Châu Phi. Hậu quả là, tất cả các
đứa con đều có thái độ rất chai cứng, chúng ra khỏi nhà từ rất sớm
giữa độ tuổi mười lăm và mười sáu, để đến sống ở Canada. Khi chúng
lớn lên, cuộc sống của chúng đầy sự cay đắng cứng lòng. Tuy nhiên,
hai người con của ông đã nói trong lúc sắp chết: “Tôi ước gì ba tôi có
mặt ở đây để cầu nguyện cho tôi.”
Lake đau buồn về sự thiếu quan tâm con cái của mình. Và về sau, ông
viết một lá thư rằng nhiều phép lạ được làm từ tay mình lại là sự

222
không hài lòng cá nhân và không đáng cho sự mất mát của gia đình
ông.

NHÂN TỐ CỨU CHUỘC


Nhưng Lake học từ những kinh nghiệm của mình, và cuối cùng đã tìm
ra được chìa khóa để trở thành người chồng và người cha tốt, cũng
như một mục sư đầy quyền năng. Các đứa con do cô Florence sinh ra
có một thái độ khác hẳn với ông. Chúng nhớ về ông như một người
thích cười và thích bạn bè của mình.
Trong những năm sau của mình, Lake không còn “quá lo nghĩ về
thiên đàng đến nỗi ông không sống ích lợi trên đất này.” Ông không
giữ mình trên mây, và mọi người không còn cảm thấy phải yên lặng
khi bước vào chỗ có ông ở đó vì ông thích tương tác với họ. Cuối
cùng,  Lake đã học cách để vui thích điều tự nhiên và điều siêu nhiên
trong một mức độ đầy trọn nhất. Bầu không khí trong gia đình ông
không còn  cứng nhắc nữa! Ông thích vui đùa tại bàn ăn khi gia đình ở
cùng với nhau. Tiếng cười thật lòng của ông có thể vang xuống các lối
đi. Và ông thích nghe nhạc giao hưởng và opera, vì thế mỗi sáng Chúa
Nhật, ông thường nghe các chương trình đài phát thanh yêu thích của
mình.
Lake cũng thích đùa. Ông thích đọc mục báo của Will Roger, và về sau
ông đã nghĩ mình như “một người giải trí tuyệt vời.” Ông thích giữ
bầu không khí quanh mình nhẹ nhàng với tiếng cười.

NAM CHÂM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Tại đỉnh cao của chức vụ, thế giới bên ngoài đã trở nên rất được thu
hút bởi sự hiểu biết về Chúa của Lake đến nỗi họ liên tục lũ lượt kéo
đến với ông. Chính sự hiểu biết về sự công bình của ông đã khiến ông
có thể có quyền trên mọi tình huống. Ông ghét những bài hát Cơ Đốc
mà nói  về con người như “sâu bọ”. Khi ông nghe chúng, ông sẽ nhăn
mũi và méo môi gọi chúng là những bài hát “tư tưởng thấp kém”.
223
Ông cảm thấy chúng như điều hổ thẹn đối với dòng huyết của Chúa
Giê-xu. Một lần  nọ, con gái của Lake mô tả về cha mình như một
người có “sự ý thức rất tuyệt vời về việc là một vị vua và thầy tế lễ
trước Chúa, bày tỏ phong cách và thái độ của sự cao quý đó.” Đây
cũng là cách ông khích lệ người khác bày tỏ cho mọi người nhìn thấy.
Lake luôn hướng dẫn gia đình mình đối đãi với mọi tín hữu như vua
và thầy tế lễ.22
Lake là luật sư mạnh nhất về điều siêu nhiên trong thời của ông.  Ông
thường nói với vẻ ghê tởm trong các diễn đàn giáo dục, y học và khoa
học mà bàn đến sự yếu đuối của Cơ Đốc giáo. Một ngày kia, ông  sẽ
giảng, các bàn sẽ bị xoay lại, và nhiều người sẽ từ khắp nơi kéo đến
“Trường của Thánh Linh”, nơi họ sẽ học cách để hợp tác và trở nên 
một với quyền năng của Đức Chúa Trời.
Lake thật sự quan tâm về sự cuồng tín của thế giới với sức mạnh  tâm
lý đơn thuần. Một lần nọ, ông được nghe làm chứng về một người đàn
ông ở Ấn Độ đã bị chôn sống ba ngày, sau đó ra khỏi mộ khỏe mạnh
và bình thường. Và một người đàn ông khác đã bị treo thân lên không
trung giữa hai cái ghế và có một tảng đá lớn đập vào ngực của ông
cho đến khi nó bị vỡ làm đôi.
Ông sẽ công khai bác bỏ giá trị của những biểu hiện như thế bằng việc
nói:
“Những điều này chỉ thuộc mức độ tâm lý. Vượt hơn  điều đó là
mức độ thuộc linh và điều kỳ diệu của Thánh  Linh Đức Chúa Trời,
và nếu Chúa giữ tâm linh tôi trong 10 phút, Ngài có thể làm điều gì
đó vĩ đại hơn như thế gấp 10 ngàn lần.”23
Ông thường nói: “Cơ Đốc giáo là 100% những điều siêu nhiên. Chữ
“mọi quyền thế” chỉ có trong từ điển của Cơ  Đốc mà thôi.”24
Ông có một khả năng vượt trội để khích lệ đức tin và sự mặc khải
trong lòng của những người lắng nghe ông. Những vị mục sư học
dưới sự dạy dỗ của ông thì không lâu sau chức vụ đức tin của họ cũng
dẫn  đến nhiều sự chữa lành bất ngờ.

224
Lake từng nói:
“Nếu một người [một Cơ Đốc Nhân] không có Thánh Linh để phục
vụ, người đó chẳng có gì để phục vụ. Những người khác có trí óc,
nhưng Cơ Đốc Nhân cần phải là  người có Đức Thánh Linh. Đừng
bao giờ   có sự nhầm lẫn giữa hai ranh giới này.”25
Để đẩy mạnh các mục tiêu siêu nhiên, Lake kêu gọi mỗi tín hữu đến
với  quyền năng của Lễ Ngũ Tuần. Một lần nọ, khi ông đang kêu gọi
thì ông đã nói tiên tri điều này:
“Tôi có thể nhìn thấy khi linh của tôi phân biệt tương lai và vươn ra
để chạm đến tấm lòng của nhân loại và lòng mong ước của Chúa, là
sẽ có một sự bày tỏ mới đến từ thiên đàng về Đức Thánh Linh trong
quyền năng, và sự bày tỏ mới đó sẽ ở trong sự ngọt ngào, trong tình
yêu thương, trong sự mềm mại và trong quyền năng của Thánh
Linh, vượt xa bất kỳ điều gì mà tấm lòng của bạn hay tôi từng nhìn
thấy. Tia  chớp của Chúa sẽ xuyên qua linh hồn của nhiều người.
Các con trai của Đức Chúa Trời sẽ đương đầu với các con trai của
bóng tối và chiến thắng.”26
DI SẢN CỦA PHÉP LẠ
Đến năm 1924, Lake được cả nước Mỹ biết đến như một nhà truyền
giảng chữa lành hàng đầu. Ông đã thành lập bốn mươi Hội Thánh
khắp nước Mỹ và Canada, trong số đó có nhiều sự chữa lành đến nỗi
các hội chúng của ông đặt biệt dành cho ông là “bác sĩ” Lake.
Vào tháng Mười Hai, một sự kiện quan trọng khác đã xảy ra trong
chức vụ của ông. Gordon Lindsay, nhà sáng lập Christ For the Nations
(Đấng Christ cho mọi dân tộc)  ở Dallas, Texas, đã tin Chúa trong lúc
nghe Lake giảng ở Portland. Lindsay đã tham dự các buổi nhóm của
ông hầu như mỗi buổi tối trong tuần và xem Lake như người cố vấn
của mình. Về sau khi Lindsay bị ngộ độc thực phẩm nguy hiểm tính
mạng, ông đã hoàn toàn được lành khi ông có thể đến nhà của Lake.
Vào năm 1931, Lake trở lại Spokane lúc ông sáu mươi mốt tuổi.  Lúc
này, ông đã yếu hơn và gần như bị mù. Vì vậy, ông quyết định có một 
225
“cuộc  nói  chuyện”  với  Chúa.  Ông nhắc Chúa nhớ rằng sẽ xấu hổ
thế nào khi ông bị mù sau khi hàng trăm người khác được chữa lành
trong chức vụ của ông ở Mỹ. Cuối buổi nói chuyện hôm đó, thị lực của
ông được phục hồi và cứ như thế cho đến cuối đời của ông.

CAI TRỊ Ở CÁC NƠI TRÊN TRỜI


Lễ Lao động xảy ra vào ngày Chúa Nhật nóng bức và ẩm ướt năm
1935. Gia đình   Lake tham dự buổi dã ngoại của trường Chúa Nhật và
John trở về nhà hoàn toàn kiệt sức. Vì thế ông nằm nghỉ ngơi. Florence
khích lệ ông hãy ở  nhà trong khi bà đi nhóm tối hôm đó, và khi bà về
nhà, bà phát hiện  Lake đã bị đột quỵ. Ông ở trong tình trạng đáng
thương trong hai tuần, hầu hết thời gian đều bị bất tỉnh. Sau đó, vào
ngày 16 tháng Chín năm 1935, John G. Lake đã về với Chúa. Lúc đó,
ông sáu mươi lăm tuổi.
Trong suốt buổi tưởng niệm để tán dương cuộc đời của Lake, nhiều
lời khen ngợi dành cho ông. Nhưng chúng được gom lại hay nhất
trong bài điếu văn trích từ một trong những người tin Chúa ở
Spokane:
“Bác sĩ Lake đã đến Spokane. Ông thấy chúng tôi ở trong tội lỗi. Ông
thấy chúng tôi ở trong bệnh tật. Ông thấy chúng tôi ở trong sự nghèo
đói thuộc linh. Ông thấy chúng tôi tuyệt vọng, nhưng ông đã bày tỏ
cho chúng tôi một Đấng Christ mà chúng tôi chưa từng mơ ước sẽ biết
về phía bên này của thiên đàng. Chúng tôi nghĩ rằng sự chiến thắng ở
phía bên kia, nhưng bác sĩ Lake đã chỉ cho chúng tôi biết rằng sự chiến
thắng đó ở đây.”27
Khi chúng ta kết thúc chương này, tôi muốn thách thức bạn bước đi
trong sự mặc khải về sự công chính của bạn trong Đấng Christ. Sự
công chính là một nếp sống sản sinh ra sự chiến thắng trong mọi tình
huống. Nếu chúng ta hiểu được thực tế về vị trí của mình qua Chúa
Giê-xu Christ, giống như Lake, thì mọi dân tộc sẽ vang lên tiếng ngợi
khen Đức Chúa Trời. Và mọi sự cai trị của ma quỷ sẽ sụp đổ dưới
thẩm quyền đó.
226
John G. Lake chứng minh cho chúng ta thấy rằng nếp sống đó có thể
sống được và có thể được vui thích bởi những người theo đuổi nó. Vì
thế, đừng dừng lại nửa chừng với điều Chúa đã ban cho chúng ta qua
Chúa Giê-xu Christ. Hãy để Đức Thánh Linh bày tỏ vị trí thiên đàng
của bạn, rồi sau đó hãy nắm lấy vị trí của mình và thay đổi các dân tộc
cho Đức Chúa Trời.
John G. Lake—”A Man of Healing’
CHƯƠNG SÁU, JOHN G. LAKE
Tham khảo
1 John G. Lake, Các cuộc phiêu lưu trong Chúa  (Tulsa, OK: Harrison
House, 1981], trang 30.
2 Wilford Reidt, John G. Lake: Một người không thỏa hiệp  (Tulsa:
Harrison House, 1989], trang 13.
3   Lake, Các cuộc phiêu lưu trong Chúa,  trang 75-74.
4   Reidt, John G. Lake: Một người không thỏa hiệp, 21.
5 Gordon Lindsay, ed., John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi  (Dallas, TX:
Christ for the Nations, Inc., Reprinted 1979], 12-13, Lake, Các cuộc
phiêu lưu trong Chúa, 77.
6   Lake, Các cuộc phiêu lưu trong Chúa,  78-80.
7   Như trên, 35-36.
8   Lindsay, John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi,  16.
9 Gordon Lindsay, ed., Nhật ký đầy sửng sốt của John G. Lake  (Dallas,
TX: Christ for the Nations, 1987], 13-14.
10   Lindsay, Vị sứ đồ đến Châu Phi,  18-19.
11  Reidt, John G. La ke: Một người không thỏa hiệp, 27.
12   Lindsay, John G. Lake:  Vị sứ đồ đến Châu Phi ,  20.
13    Lake, Các cuộc phiêu lưu trong Chúa,  59-69.
14    Lindsay, John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi,  25.
15 Gordon Lindsay, ed., John G. Lake Các bài giảng về sự thống trị trên ma
quỷ, bệnh tật và sự chết (Dallas, TX: Christ for the Nations, Inc., 1949,
Reprinted 1988], 108.
16    Lindsay, John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi,  36.
227
17    Lake, Các cuộc phiêu lưu trong Chúa,  106-107.
18    Lindsay, John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi,  53.
19    Như trên
20 Kenneth Copeland Publications, John G. Lake: Cuộc đời, Bài giảng và
Đức tin dạn dĩ của ông, (Fort Worth, TX: Kenneth Copeland Publications,
1994], 442.
21    Reidt, Một người không thỏa hiệp,  95.
22    Như trên, 60.
23    Kenneth Copeland Publications, John G. Lake, 443.
24    Như trên, 432.
25    Như trên, 27.
26 Lindsay, Các bài giảng mới của John G. Lake  (Dallas, TX: Christ for the
Nations, Inc., 1976], 19-20.
27  Lindsay,  John G. Lake: Vị sứ đồ đến Châu Phi, 9.

228
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Bãy: Smith Wigglesworth

Bạn tôi nói: “Cô ấy chết rồi.” Anh ấy sợ hãi. Tôi chưa từng nhìn thấy
người đàn ông nào sợ hãi nhiều thứ như thế trong cuộc đời mình.
Anh ấy hỏi: “Tôi phải làm gì?” Có thể bạn nghĩ rằng điều tôi làm là
vô lý, nhưng tôi vươn tay vào giường và kéo cô ấy ra. Tôi mang cô ấy
qua bên kia căn phòng, dựng cô ấy đứng sát tường và giữ cô ấy
đứng đó trong khi cô ấy đã hoàn toàn chết rồi. Tôi nhìn vào mặt cô
và nói: “Trong danh Chúa Giê-xu, ta quở trách sự chết này.” Từ đỉnh
đầu cho đến gót chân, toàn thân cô ấy bắt đầu run lên. Tôi nói:
“Trong danh Chúa Giê-xu, ta ra lệnh cô hãy bước đi.” Tôi lặp lại:
“Trong danh Chúa Giê-xu, trong danh Chúa Giê-xu, đi!” và cô ấy
bước đi.”1

229
Việc khiến người chết sống lại   chỉ là một trong những khía cạnh kỳ
diệu trong chức vụ của Smith Wigglesworth. Vị sứ đồ của đức tin vĩ
đại này đã bước đi trong một mức độ kinh ngạc về sự xức dầu của
Chúa nhiều đến nỗi những điều kỳ diệu theo sau chức vụ của ông chỉ
là thứ yếu. Trong cuộc đời ông, người từng là thợ sửa ống nước một 
thời đã đưa một ý nghĩa mới của chữ “phiêu lưu.” Yêu cầu duy nhất
của phiêu lưu là gì? – “Chỉ cần tin thôi!”
Đối với Wigglesworth, sự vâng lời đơn giản với điều mà người đó tin
không phải là kỳ công phi thường gì cả – nó chỉ đơn giản là bông trái
của niềm tin đó thôi. Nhiều người nói rằng đức tin của ông là điều
không nao núng và đôi khi liên tục. Nhưng họ cũng nói rằng ông có
sự xức dầu lạ thường trong sự giảng dạy và giàu lòng thương xót –
bông trái của những sự cứu rỗi và phép lạ không thể đếm nổi đã được
sản sinh trong chức vụ mỗi ngày của ông.
CẬU BÉ NHỔ CỦ CẢI
Smith sinh ngày 8 tháng Sáu, năm 1859, trong gia đình của John và
Martha Wigglesworth tại một ngôi làng nhỏ thuộc Menston,
Yorkshire, Anh quốc. Vào ngày sinh của ông năm 1859, đó là một năm
quan trọng trong lịch sử. Cơn Thức Tỉnh Thứ Ba  đã đang diễn ra ở
Mỹ được hai năm, William Booth đã tách mình ra khỏi tôn giáo có tổ
chức, thành lập Đội Cứu Thế Quân, và Hội Thánh ở xứ Wales đang
cầu nguyện cho sự phấn hưng.1 Việc Smith được kể giữa vòng những
nhà lãnh đạo Cơ Đốc vĩ đại khác như Booth trong thời của John và
Martha, là điều xa vời nhất với tâm trí của họ vào mùa xuân năm 1859.
Nhưng Smith đã được  như thế. Con trai của họ đã đem ngọn lửa của
Chúa trở lại Hội Thánh đã từng cháy âm ỉ trong hàng trăm năm.
Gia đình Smith rất khó khăn. Cha của cậu làm việc nhiều giờ để giúp
đỡ vợ của ông, một cô con gái và ba cậu con trai. Vì thế cậu bé Smith
bắt đầu làm việc năm lên sáu, nhổ củ cải trên một cánh đồng địa
phương. Công việc đó đầy vất vả. Bàn tay bé xíu của cậu bị chai và
sưng vì việc nhổ củ cải từ sáng đến tối. Nhưng nó cho Smith đạo lý
làm việc của cha cậu trong việc lao động chăm chỉ và vất vả để được
230
phần thưởng. Khi Smith lên bảy tuổi, cậu làm việc cùng cha mình và
làm việc trong một xưởng len địa phương. Từ lúc đó trở đi, cuộc sống
trở nên dễ dàng hơn cho gia đình Wigglesworth. Thu nhập của họ
tăng lên và thức ăn có nhiều hơn.
Cha của Smith là một người rất yêu chim. Có lần, ông có mười sáu con
chim biết hót sống trong nhà của họ. Vì thế cậu bé cũng tiếp nối lòng
yêu thiên nhiên của cha mình và thường tìm  các tổ chim. Thỉnh
thoảng cậu bắt và bán chim trong khu chợ địa phương để giúp đỡ gia
đình.

KHÁC BIỆT GIỮA CHÚNG TA LÀ GÌ?


Dù cha mẹ của cậu không phải là Cơ Đốc Nhân, lúc nào cậu bé Smith
cũng có lòng khao khát Chúa. Cậu không được dạy cầu nguyện ở nhà,
nhưng cậu luôn tự mình tìm kiếm. Nhiều lần,  Smith xin Chúa hãy chỉ
cho mình chỗ để tìm thấy tổ chim. Dường như ngay tức thì cậu biết
được mình sẽ nhìn chỗ nào.
Bà của cậu là một thành viên Giám Lý thời xưa từng tin vào quyền
năng của Chúa. Bà luôn bảo đảm Smith tham dự các buổi nhóm với
mình. Khi còn nhỏ, cậu thường ngồi và xem “những người thời xưa”
vỗ tay, nhảy múa cho Chúa, và hát về “dòng huyết”. Khi Smith được
tám tuổi, cậu tham gia hát trong Hội Thánh. Khi cậu bắt đầu hát, “một
sự hiểu biết rõ ràng về sự ra đời mới” đã đến với cậu. Cậu nhận ra
điều Chúa Giê-xu Christ đã làm cho mình qua sự chết và sự sống lại
của Ngài. Nhiều năm sau, Wigglesworth đã viết lại ngày hôm đó:
“Tôi nhìn thấy Chúa muốn chúng ta nhiều đến nỗi Ngài đã khiến
cho điều kiện trở nên đơn giản hết mức có thể – ‘Chỉ tin thôi.’”3
Và cậu chưa từng nghi ngờ về sự cứu rỗi của mình.
Cậu bé Wigglesworth ngay lập tức trở thành người chinh phục linh
hồn. Người đầu tiên cậu chinh phục về cho Đấng Christ chính mà mẹ
của cậu. Khi cha cậu khám phá ra “kinh nghiệm” Cơ Đốc đã đến với
gia đình mình, ông bắt đầu dẫn cả nhà đến Hội Thánh Anh Giáo. Cha

231
của Smith chưa được tái sanh, nhưng ông thích vị linh mục, vì họ đến
cùng quán rượu và uống bia với nhau.
Không lâu sau, Smith bằng lòng tham gia ban hát của Hội Thánh với
em trai mình, nhưng vì cậu phải làm việc khi tuổi còn nhỏ, cậu đã
không được đi học. Cậu gần mười tuổi khi cậu được “làm lễ kiên tín”.
Khi giám mục vẫy tay với cậu, một sự ý thức rất lớn về sự hiện diện
của Chúa đầy dẫy trên Smith đến nỗi cứ còn đó với cậu trong nhiều
ngày. Dường như không điều gì giống như thế xảy ra với những
người khác, về sau Smith đã viết:
“Sau buổi lễ kiên tín, tất cả những cậu bé khác đều thề và cãi nhau,
và tôi tự hỏi điều gì tạo ra sự khác biệt giữa họ và tôi.”4
CÓ MỘT ĐIỀU KHÁC BIỆT VỀ EM
Khi Smith mười ba tuổi, gia đình cậu dời từ Menston đến Bradford là
nơi cậu cảm thấy rất gắn bó với Hội Thánh Giám Lý. Đời sống thuộc
linh của cậu mang một ý nghĩa mới, và cậu khao khát Thánh Linh Đức
Chúa Trời. Dù cậu không đọc giỏi, nhưng cậu không bao giờ rời khỏi
nhà mà không bỏ quyển Tân Ước vào túi mình.
Về sau, những người Giám Lý lên kế hoạch cho một buổi nhóm giảng
đặc biệt, và bảy cậu bé được chọn để tham gia, bao gồm Smith. Với ba
tuần chuẩn bị, cậu thiếu niên này đã “sống trong sự cầu nguyện”. Khi
ngày đó đến, cậu lên bục để giảng mười lăm phút, và sau đó đã không
nhớ những điều mình nói. Tất cả những gì cậu nhớ là sự sốt sắng lạ
thường đã ở trên  cậu cùng với việc nghe được những tiếng la hét và
cổ vũ nồng nhiệt của mọi người.
Smith bắt đầu giảng Phúc Âm cho tất cả những người mà cậu gặp,
nhưng cậu không thể hiểu lý do vì sao có quá nhiều người dường như
không quan tâm. Sau đó, năm 1875, Cứu Thế Quân  bắt đầu làm việc ở
Bradford. Smith hạnh phúc khi nghe được tin đó. Cuối cùng, cậu có
thể ở với một nhóm người cùng chia sẻ mong ước của cậu dành cho
người hư mất! Vì thế cậu gia nhập Cứu Thế Quân khi họ đến đó và

232
sau đó nhanh chóng học biết về quyền năng của sự kiêng ăn cầu
nguyện.
Cứu Thế Quân có nhiều kết quả hơn bất kỳ ai khác trong thời điểm
đó, đặc biệt trong lĩnh vực chinh phục linh hồn. Nhiều lần, họ có
những buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm, nằm sấp xuống trước Chúa.
Cứu Thế Quân ban đầu có thẩm quyền thuộc linh rất lớn và nó được
bày tỏ trong từng buổi nhóm của họ. Trong những buổi nhóm hằng
tuần, cả nhóm sẽ tham gia với nhau và công bố có ít nhất năm mươi
đến một trăm người cho Chúa, nhận biết rằng họ sẽ đạt đến con số
này hoặc hơn thế. Rất nhiều người nhận biết Chúa Giê-xu là Cứu
Chúa của họ qua đội ở Bradford.
Khi cậu mười bảy tuổi, Smith đã gặp một người tin kính trong phân
xưởng đã từng dạy cậu nghề hàn chì. Khi họ làm việc với nhau, người
này đã giải thích cho Smith ý nghĩa và tầm quan trọng của việc báp
tem bằng nước.
Háo hức để hoàn thành mạng lệnh trong Lời Chúa, Smith vui vẻ vâng
theo và chịu báp tem bằng nước một thời gian ngắn sau đó. Trong
suốt thời gian này, cậu cũng học biết về sứ điệp tái lâm của Chúa Giê-
xu, và mạnh mẽ tin rằng Chúa Giê-xu sẽ đến lúc chuyển sang thế kỷ
kế tiếp. Cậu quyết tâm “thay đổi con đường” của mọi người mà cậu
gặp.
Tin rằng Chúa sẽ giúp đỡ mình trong mọi điều, Smith bắt đầu chức
vụ. Vào năm 1877, cậu đến nhà của một thợ hàn chì để xin việc làm.
Người thợ đó nói với Smith rằng ông không cần người nào nữa. Vì thế
Smith cảm ơn và xin lỗi ông vì đã làm phí thời  giờ của ông, rồi quay
lưng bước đi. Bất thình lình, người thợ đó gọi cậu lại và nói: “Có một
điều gì đó rất khác ở trong em. Tôi chỉ không thể để em đi.” 5 Và cậu
đã được thuê.
Smith làm công việc xuất sắc đến nỗi người thợ hàn đó không thể tiếp
tục thuê cậu – cậu làm việc quá nhanh! Vì thế cậu quyết định chuyển
đến Liverpool, mang kinh nghiệm hàn chì theo với mình. Với quyền
233
năng của Chúa ở trên cậu rất nhiều, cậu bắt đầu chăm sóc thiếu nhi
trong thành phố. Mong giúp đỡ các em, cậu đã giảng Phúc Âm cho
chúng. Hàng trăm em đến căn lều ở bến tàu, là nơi Smith thi hành
chức vụ. Tả tơi và đói, các bé trai và bé gái đến, và Smith chăm sóc tất
cả. Dù có thu nhập tốt nhưng cậu chưa tiêu xài cho riêng mình, thay vì
vậy cậu dùng số tiền đó để mua quần áo và thức ăn cho những đứa trẻ
này.
Bên cạnh chức vụ với thiếu nhi, Smith cùng một người đến thăm các
bệnh viện và những con tàu để làm chứng về Chúa Giê- xu. Cậu kiêng
ăn cầu nguyện cả ngày Chúa Nhật, không bao giờ nhìn thấy ít hơn
năm mươi người được cứu mỗi lần cậu giảng. Cứu Thế Quân liên tục
mời Smith giảng tại các buổi nhóm của  họ, và trong lúc giảng, cậu
luôn đứng lên trong tình trạng tan vỡ  vì cậu khóc trước mặt mọi
người. Dù cậu ước có được tài hùng biện của Charles Spurgeon và
những diễn giả cao quý khác, thì chính sự tan vỡ của cậu đã khiến
hàng trăm người chạy đến với Chúa với lòng mong ước được biết
Ngài.
‘NHỮNG NGƯỜI NGỚ NGẨN NÀY LÀ AI?’
Một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của Smith  
Wigglesworth   là   vợ   của   anh,   Mary   Jane  “Polly” Featherstone.
Trong cuộc đời của nhiều cặp vợ chồng có chức vụ vĩ đại, dường như
khi người phối ngẫu mạnh mẽ thì người kia  phải có vai trò kém hơn
nhằm giữ sự xung đột ở mức tối thiểu. Nhưng đây không phải là
trường hợp của gia đình Wigglesworth! Polly vẫn là người mạnh mẽ
tương đương, nếu không phải là mạnh mẽ hơn chồng cô trong một số
thời điểm nào đó. Cô chưa bao giờ ngồi ở ghế sau, và gia đình
Wigglesworth đồng ý về điều này. Anh đã nói về cô: “Tất cả những gì
mà hôm nay tôi nợ,  sau Chúa, là người vợ yêu quý của tôi. Ôi, cô ấy
thật đáng yêu!”6
Polly Featherstone xuất thân từ một gia đình tốt thuộc hội Giám Lý.
Dù cha của cô giảng trong Phong trào không uống  rượu, ông trở
thành người thừa kế một gia tài lớn qua việc buôn bán rượu. Tuy
234
nhiên, neo chặt vào sự tin quyết bên trong, ông không đụng dù chỉ
một “đồng xu” trong gia tài ô uế đó. Cô đã  nhìn thấy nếp sống của
cha mình và đã bắt chước tính cách mạnh mẽ và niềm tin về sự thánh
khiết của ông. Cô cũng là một người phụ nữ nói điều mình nghĩ.
Về sau, Polly rời khỏi môi trường giàu có xung quanh và hướng đến
“sự nổi tiếng và vận may” tại thành phố Bradford. Khi đã đến đó, cô
làm việc cho một gia đình lớn.
Một ngày nọ, trong lúc cô đang ở dưới thị trấn, cô nghe tiếng kèn và
tiếng la hét. Tìm cách để đến chỗ tiếng “ồn ào” đó, cô  thích thú với
những gì mình thấy – một buổi nhóm ngoài trời!  Cứu Thế Quân là
một tổ chức mới vào thời điểm này, và cô nghĩ “Những người ngớ ngẩn
này là ai?”  Hiếu kỳ, cô đi theo nhóm này đến một tòa nhà xiêu vẹo lớn.
Khi những người trong Cứu  Thế Quân diễu hành vào bên trong, Polly
vẫn đứng ở góc phố, hy vọng không ai thấy cô. Cuối cùng, vì quá hiếu
kỳ, cô lẻn vào bên trong và ngồi trên đầu khoang bếp. “HA-LÊ-LU-
GIA! MỌI VIỆC ĐÃ XONG!”7

Gia đình Wigglesworth. Hàng trên: Alice, Seth, và Harold. Hàng dưới:
Ernest, Smith, Mary Jane (Polly), và George
235
Gypsy Tillie Smith, người chị của nhà truyền giáo nổi tiếng Gypsy
Rodney Smith, đang giảng. Phóng thẳng sứ điệp nóng cháy vào mọi
người, cô công bố sự cứu rỗi qua dòng huyết Chúa Giê- xu. Polly được
đụng chạm một cách sâu sắc. Nhận ra tình trạng  hư mất của mình, cô
đã rời khỏi khoang bếp và đi xuống chỗ   kêu gọi phía trước và quỳ
gối xuống. Cô từ chối  lời  cầu  nguyện  từ  bất  kỳ  nhân sự nào, cho
đến khi cuối cùng Tillie Smith đến cầu nguyện cho cô. Với ánh sáng
của Đấng Christ làm ấm lòng cô, Polly nhảy cẫng lên, ném đôi găng
tay của mình lên không trung và hét lớn: “Ha-lê-lu-gia! Mọi sự đã
xong!”7 Ngồi trong vòng khán giả, không xa cô lắm, có một thanh
niên đang chăm chú nhìn cô. Người thanh niên đó là chồng tương lai
và bạn đời trong định mệnh của cô – Smith Wigglesworth.
Smith đã nói: “Trông như thể sự cảm thúc của Chúa ở trên cô ấy từ lần đầu
tiên.”  Đêm hôm sau, khi Polly làm chứng, Smith cảm thấy cô ấy
“thuộc về mình”. Được cho phép để bỏ giai đoạn huấn luyện thông
thường, cuối cùng cô đã được chính Tướng Booth giao cho một nhiệm
vụ như một sĩ quan trong Cứu Thế Quân.
Polly đã phục vụ trong Cứu Thế Quân ở Scotland trong một thời gian,
sau đó trở về Bradford. Cuối cùng cô rời khỏi đoàn vì  sự căng thẳng
xung quanh mối quan hệ của cô với Wigglesworth. Cô là một “sĩ
quan” và anh ấy chỉ là một “người lính” thôi. Dù Smith chưa bao giờ
chính thức gia nhập đoàn, các quy tắc rất nghiêm ngặt liên quan đến
mối quan hệ thân thiết giữa hai cấp.
Sau khi rời đi, Polly đã gia nhập Blue Ribbon Army, nhưng  cô vẫn
luôn là người bạn thật của Cứu Thế Quân. Vào lúc đó, các mục sư
giám lý gọi cô đến truyền giảng cho Hội Thánh của họ, và hàng trăm
người đã tin Chúa qua chức vụ của cô. Quyền năng của Chúa ở trên cô
rất mạnh mẽ.

“SMITH ƠI, ANH KHÔNG PHẢI LÀ CHỦ CỦA EM”


Polly trở thành “bà Wigglesworth” vào năm 1882, lúc cô hai mươi hai
tuổi. Smith lớn hơn vợ mình một tuổi, và anh khích lệ cô tiếp tục chức
236
vụ truyền giáo của mình, trong khi anh thỏa lòng với nghề hàn chì.
Tuy nhiên, anh có một “gánh nặng” cho một khu vực ở Bradford là
nơi chưa có Hội Thánh. Vì vậy, hai vợ chồng  đã mướn một căn nhà
nhỏ và dành làm nơi nhóm lại, gọi nơi đó là “Đường Truyền giáo
Bradford”.
Vào năm thứ ba mươi của hôn nhân, gia đình Wigglesworths có một
người con gái Alice và bốn người con trai tên  Seth, Harold, Ernest, và
George (người về sau đã chết năm 1915). Nhưng trước khi mỗi đứa
con được sinh ra, gia đình Wigglesworths đã cầu nguyện cho từng
đứa con để chúng sẽ hầu việc Đức Chúa Trời. Sau khi các con ra đời,
Smith chăm sóc cho chúng trong suốt giờ nhóm trong lúc vợ ông
giảng. Đi theo sứ điệp, Smith luôn lên phía trước, cầu nguyện để
mang nhiều người về cho Đấng Christ. Không hề cảm thấy bị đe dọa
bởi vai trò chức vụ của vợ mình, Smith đã nói: “Công việc của cô ấy là
quăng  lưới ra; phần của tôi là kéo cá lên bờ. Việc làm sau cũng quan trọng
như việc làm trước.”9  Anh biết quyền năng của một tấm lòng tôi tớ.
Mùa đông năm 1884 là một mùa khốc liệt cho Bradford, và kết quả là
những người thợ hàn chì đều rất được cần đến.  Không những Smith
dành cả mùa đông làm việc mà còn bận rộn  sửa chữa thiệt hại như là
hậu quả của những yếu tố của 2 năm sau  nữa.
Trong những ngày làm việc nặng nhọc và phát đạt này, việc đi nhóm
của Smith giảm sút nhanh chóng và lòng anh nguội lạnh với Chúa.
Nhưng khi ngọn lửa của anh càng mờ dần thì ngọn lửa của Polly càng
sáng hơn, và lòng đam mê  của  cô  dành  cho  Chúa  và  đời  sống  
cầu  nguyện của cô không bao giờ dao động. Sự kiên định và siêng
năng của cô trong mọi điều thuộc về Chúa khiến sự xao lãng của
Smith càng rõ ràng hơn, và anh cảm thấy bực bội bởi sự có mặt của cô.
Một đêm nọ, cô trở về nhà từ Hội Thánh trễ hơn bình thường một
chút. Khi cô bước vào nhà, Smith nói: “Anh là chủ của nhà này, và anh sẽ
không để em về nhà trễ hơn một giờ như thế này nữa!”  Polly nhỏ nhẹ đáp:
“Em biết anh là chồng của em, nhưng Đấng Christ là Chủ của em.”10
Quá bực bội, Smith mở cửa sau và ép cô ra khỏi nhà rồi khóa cửa lại.
237
Nhưng trong lúc quá bực bội, anh quên khóa cửa trước. Vì thế, Polly
đi vòng ra phía trước nhà và vào nhà bằng cửa trước – và cười! Thực
tế, cô đã cười nhiều đến nỗi cuối cùng Smith đã đầu hàng và cùng
cười với cô. Trong lúc anh cười, một sự mặc khải đến trong lòng và
tâm trí anh, vì  thế anh quyết định dành mười ngày cầu nguyện và
kiêng ăn để   tìm kiếm Chúa. Trong sự ăn năn thống thiết và chân
thành, anh đã tìm thấy con đường phục hồi của mình.
BẠN ƯỚC LƯỢNG Ở ĐÂU TRÊN CÁI CÂN RICHTER?
“Người phụ nữ là nhiệt kế của căn nhà” là một câu nói đúng. Ví dụ,
nếu vợ của bạn đang có tâm trạng không tốt, những thành viên còn lại
trong nhà cuối cùng sẽ có thái độ tiêu cực. Mặt khác, nếu vợ của bạn
vui vẻ, cho dù bạn cảm thấy tệ bao nhiêu thì mọi thứ dường như lạc
quan hơn.
Polly Wigglesworth minh họa rất hay về nguyên tắc “ổn định”. Tôi
chắc rằng sự trung thành và niềm vui của cô ấy đã được thử nghiệm
nhiều lần trong lúc chồng của cô sa sút. Cô là một diễn giả rất nổi
tiếng, tổ chức các buổi nhóm truyền giảng khắp thành phố, nhìn thấy
hàng trăm người đến với Chúa – trong khi chồng cô làm việc hay ngồi
ở nhà. Không nghi ngờ gì, có những lời xì xầm về tình trạng thuộc linh
của Smith, khi chức vụ của Polly được dò xét kỹ lưỡng bởi nhiều
người, nhưng cô chưa bao giờ “lỡ một bước”. Hiển nhiên, một điều
khiến cô luôn chiến thắng là – sự an ninh của cô nơi Chúa Giê-xu.
Trong nhiều trường hợp, khi một người chồng sa sút, người  vợ cằn
nhằn và than phiền với suy nghĩ rằng cô ấy đang đẩy  chồng mình đến
chỗ hành động và ăn năn, nhưng một tấm lòng ăn năn là kết quả của
công tác Đức Thánh Linh. Ngọn lửa của Chúa giữ tấm lòng vui mừng
bên trong Polly. Kết quả là, Smith nhìn thấy sai lầm của mình và được
kéo trở lại với Chúa. Thái độ của vợ anh là chịu trách nhiệm trực tiếp
cho sự ăn năn của anh, và  cuối cùng, chức vụ làm rung chuyển thế
giới của họ. Đây là mục tiêu cao nhất của “người bạn giúp đỡ”, để
giúp [bạn đời] đáp ứng sự kêu gọi của mình cho dù nó là gì đi nữa.
Chúa biết tấm lòng của người bạn đời của bạn và điều gì cần để
238
chuyển người đó đến nơi mà người đó thuộc về. Hãy cứ giữ tấm lòng
của bạn đúng đắn và để những phần khác cho Chúa và Đức Thánh
Linh. Với cách đó, bạn sẽ không bao giờ thua cả.

SỰ CHỮA LÀNH ĐẦU TIÊN


Vào cuối những năm 1800, Smith đi đến Leeds để mua vật dụng cho
công việc hàn chì của mình. Trong khi ở Leeds, anh tham dự một buổi
nhóm là nơi có sự chữa lành thiên thượng được thực hiện. Smith ngồi
trong buổi nhóm quan sát những sự chữa lành kỳ diệu xảy ra. Lòng
anh được đụng chạm và anh bắt đầu tìm kiếm người bệnh ở Bradford,
trả chi phí cho họ để đến dự các  buổi nhóm chữa lành ở Leeds, không
bao giờ dám nói với vợ anh về điều anh đang làm. Anh e ngại rằng cô
sẽ tham gia với những người chế giễu khác của thời đó trong việc gọi
sự chữa lành thiên thượng là “sự cuồng tín.” Nhưng khi cô biết được
sự thật, cô chú  ý lắng nghe sự mô tả của anh về các buổi nhóm đó, và
chính cô cũng cần sự chữa lành, cô đã cùng đi với anh đến Leeds. Sự
cầu nguyện của đức tin được mang đến cho cô, và cô nhận được sự
bày tỏ ngay tức thì. Từ ngày đó trở đi, gia đình Wigglesworths nóng
cháy với lẽ thật về sự chữa lành thiên thượng.
Kết quả là, Hội Thánh của họ ở Bradford đã phát triển. Vì thế họ tìm
một nơi rộng hơn và đã có được một tòa nhà trên đường Bowland và
gọi nơi mới này là “Đường Truyền giáo Bowland”. Họ có một cuộn
giấy lớn được vẽ trên tường phía sau bục giảng ghi rằng: “Ta là Đức
Giê-hô-va, Đấng chữa lành con.”
Kinh nghiệm đầu tiên của Smith với sự chữa lành xảy ra vào đầu năm
1900. Bệnh trĩ đã quấy rầy anh từ lúc còn nhỏ, vì vậy  một mục sư đến
thăm đã cầu nguyện và đồng ý trong đức tin với Smith rằng tình trạng
này sẽ được Chúa chữa lành. Cho đến thời điểm này, Smith đã phải
dùng “thuốc muối” mỗi ngày, nhưng hoàn toàn tin chắc vào ý muốn
Chúa, cuối cùng anh đã ngừng  việc sử dụng thuốc và nhận thấy rằng
anh được chữa lành hoàn toàn, và cứ khỏe mạnh như thế đến hết đời
mình.
239
Lúc này, Smith đã hoàn toàn dốc sức cho chức vụ chữa lành. Vì anh
làm chủ trong công việc, nên anh có thời gian dẫn nhiều nhóm người
đến Căn nhà chữa lành ở Leeds, và luôn trả chi phí cho họ. Anh nổi
tiếng vì lòng thương xót rất lớn dành cho người bệnh và người nghèo
khó. Những nhân sự tại Leeds nhìn thấy Smith đến với nhiều nhóm
người và cười nói giữa vòng họ, vì dường như anh chưa hiểu rằng
Chúa có thể chữa lành người bệnh ở Bradford, giống như Ngài đã làm
ở tại Leeds.
“BỊ ĐẨY” LÊN CHỖ BỤC GIẢNG!
Nhận ra rằng Smith cần một số “sự kích động” để khiến chức vụ công
khai của anh được tiến triển, những người lãnh đạo của Ngôi nhà
chữa lành ở Leeds đã đưa ra quyết định.
Biết rằng họ sẽ tham dự hội nghị Keswick, họ mời Smith thế chỗ vào
bục giảng trong lúc họ vắng mặt. Ban đầu Smith lưỡng  lự, nhưng các
mục sư bảo đảm là anh có thể làm được. Vì thế anh tự yên ủi chính
mình bằng suy nghĩ rằng anh chỉ đảm nhận và có một số người nào đó
bằng lòng giảng. Khi đến ngày thi hành chức vụ, Smith đảm nhận,
nhưng không ai giảng. Tất cả mọi người đều đồng ý rằng Smith nên
giảng. Lưỡng lự, anh bắt đầu giảng và đến khi kết thúc bài giảng của
mình, mười lăm người tiến về phía trước để được chữa lành. Một
người đi khập khiễng bằng nạng, và khi Smith cầu nguyện, người đó
nhảy lên nhảy xuống mà không cần nạng, được chữa lành ngay tức
thì. Không có ai ngạc nhiên bằng Smith cả!
Từ buổi nhóm đó, các cánh cửa bắt đầu mở ra cho Smith thực hiện
chức vụ, và không lâu sau anh thông báo sẽ tổ chức một buổi nhóm
chữa lành ở Bradford. Vào đêm đầu tiên, mười hai người đến để được
chữa lành, và từng người đều được lành. Một người phụ nữ có một
khối u lớn đã được liên tục tiêu biến.
Sau khi cầu nguyện bằng đức tin, cô đã trở về nhà và thuật lại rằng
ngày hôm sau chỉ còn một vết thẹo thôi.

240
XIN VUI LÒNG… IM LẶNG!
Không lâu sau, Smith nhận được thách thức đầu tiên. Đó là một tình
huống sống hoặc chết. Vợ của một người bạn bệnh rất nặng đến nỗi
bác sĩ cho rằng cô sẽ chết trong tối hôm đó. Bạn của Smith nói rằng
anh ấy không thể tin giùm cho vợ mình, vì anh không biết cách nào.
Lòng thương xót dâng trào trong lòng của Smith và anh quyết định
giúp đỡ gia đình này. Vì vậy, anh đến một mục sư đang mở một Hôi
Thánh nhỏ ở Bradford, nhờ ông ấy cầu nguyện cho người phụ nữ này.
Nhưng vị mục sư đó từ chối. Sau đó, Smith đến gặp một người bạn, là
người nổi tiếng vì sự cầu nguyện mạnh mẽ của mình. Người bạn đồng
ý đi cùng với anh và hai người đến nhà của người phụ nữ đó.
Smith cảm thấy được khích lệ khi có một người đi cùng mình. Anh
bảo bạn mình bắt đầu cầu nguyện ngay khi họ vào nhà, và  khi nhìn
vào tình trạng yếu ớt của người phụ nữ này, người bạn nhận lấy lời
khuyên của Smith. Anh ta bắt đầu cầu nguyện – nhưng không như
điều Smith hy vọng. Người này cầu nguyện cho “gia đình sẽ bị bỏ lại
này” và tiếp tục trong giọng điệu rời rạc, tiêu cực cho đến khi Smith
thét lên và bảo anh ta ngừng lại. Suy nghĩ về điều tệ hại sẽ ở đằng sau
người đó, sau đó, anh bảo chồng của người phụ nữ đó cầu nguyện.
Nhưng anh ta thét lên như kiểu lâm ly bi đát. Cuối cùng, khi Smith
không thể chịu nổi nữa, anh la thật lớn đến nỗi người ngoài đường có
thể nghe thấy – “Chúa ơi, xin dừng anh ấy lại!”  Người chồng dừng lại.
Sau đó, Smith lấy chai dầu trong túi ra và đổ cả chai dầu lên thân thể
của người phụ nữ này trong danh Chúa Giê-xu. Rồi anh đứng ngay tại
đầu giường, Smith nhìn thấy khải tượng đầu tiên của mình. Anh nói:
“Thình lình, Chúa Giê-xu hiện ra. Tôi thấy mắt mình chăm xem Ngài.
Chúa cho tôi một trong những nụ cười dịu dàng này… tôi không bao
giờ quên khải tượng đó, khải tượng về nụ cười dịu dàng và tuyệt đẹp
đó.”11 Và một lát sau khi khải tượng biến mất, người phụ nữ ngồi dậy
trên giường với sự sống mới. Cô đã sống để nuôi nấng một số đứa con
và sống thọ hơn chồng mình.
“MA QUỶ, HÃY RA NGAY!”
241
Khi sự đói khát Lời Đức Chúa Trời của Smith gia tăng, anh chưa bao
giờ cho phép một sự xuất bản nào vào nhà mình, dù là sách ngoài đời
hay của Cơ Đốc, ngoại trừ Kinh Thánh. Anh cảm thấy rằng tất cả
những gì anh cần biết đều nằm trong Lời Đức Chúa Trời. Smith nói về
vợ mình: “Cô ấy nhìn thấy tôi dốt nát như thế nào, và ngay tức thì dạy tôi
cách đọc và viết đúng; không may thay, cô ấy chưa bao giờ thành công trong
việc dạy tôi đánh vần cả.”12
Kinh nghiệm kế tiếp của Smith với một tình huống sống chết đã xảy ra
trong chính cuộc  đời của anh. Một ngày kia, đột nhiên anh bị ngã
xuống với cơn đau dữ dội và bị hạn chế ở trên giường. Vì đã đồng ý
với vợ từ trước rằng sẽ không có thuốc  men trong nhà, anh phó sự
chữa lành của mình trong tay của Chúa.

Cả gia đình cầu nguyện suốt đêm cho một số sự giảm nhẹ, nhưng
không có gì xảy ra cả. Mỗi giờ, Smith càng yếu hơn, và cuối cùng, anh
nói với vợ mình: “Có vẻ như đây là sự kêu gọi  trở về nhà của anh. Để bảo

242
vệ em, bây giờ em nên gọi bác sĩ.”  Tấm lòng tan vỡ, Polly đến gặp một
bác sĩ, nghĩ rằng sự cuối cùng đã đến với chồng mình.
Khi bác sĩ đến, ông lắc đầu và bảo  gia đình rằng đây là bệnh viêm ruột
thừa và tình trạng này đã tệ hơn trong sáu tháng qua. Ông tiếp tục nói
rằng các nội tạng của Smith đã bị tổn hại nhiều đến nỗi không còn hy
vọng nữa, ngay cả khi có phẫu thuật. Khi vị bác sĩ đó rời đi, một người
phụ nữ lớn tuổi và một người nam thanh niên bước vào phòng của
Smith. Người phụ nữ này tin vào việc cầu nguyện lời cầu nguyện của
đức tin, và bà tin rằng mọi bệnh tật đều đến từ ma quỷ. Trong lúc bà
cầu nguyện, chàng  thanh niên leo lên giường, đặt hai tay trên Smith
và kêu lên rằng: “Trong danh Chúa Giê-xu, ma quỷ, hãy ra ngay!”
Quá đỗi ngạc nhiên, “ma quỷ đã ra khỏi” và cơn đau cũng hoàn toàn
biến mất. Vì ích lợi, hai người này cầu nguyện cho Smith một lần nữa,
sau đó anh đứng dậy, mặc quần áo vào và đi xuống cầu thang. Anh
nói với vợ mình: “Anh được lành rồi. Có việc gì làm không em?”  Khi Polly
nghe câu chuyện của anh, vẫn còn kinh ngạc hoàn toàn, cô đã đưa cho
anh yêu cầu về công việc. Sau đó, anh bắt đầu đi ra giải quyết vấn đề
về công việc hàn chì  và không bao giờ bị hành hại bởi bệnh viêm ruột
thừa nữa.13
“HỌ NHẬN LÃNH MA QUỶ”
Vào năm 1907, một bước  ngoặt khác đã đến trên cuộc đời của Smith
Wigglesworth. Ông đã nghe nói về một nhóm người ở Sunderland
“được báp tem Thánh Linh” và “nói các thứ tiếng khác”. Vì thế, ông
quyết định chính mình sẽ đến xem hiện tượng này.
Cho đến lúc này, Smith nghĩ rằng mình đã được báp tem Thánh Linh 
rồi.  Ông  cùng  vợ  mình,  đi theo niềm tin phổ biến của thời đó rằng
sự nên thánh là báp tem Đức Thánh Linh. Sau đó Smith nhớ lại một
tình huống trước đây từng khiến ông ăn năn và bắt đầu mười ngày
kiêng ăn. Trong lần kiêng ăn này, Smith đã trở lại với Chúa và thực tế,
ông đã kinh nghiệm một sự thay đổi rõ ràng trong đời sống mình. Có
người  nói rằng khi ông cầu nguyện và khóc trước mặt Chúa, ông đã 
dâng mình để được thánh hóa hoàn toàn. Khi kỳ kiêng ăn đã qua, ông

243
được tự do khỏi tính nóng giận và tâm trạng buồn rầu của mình đến
mức một số người thường nói rằng họ muốn linh mà Smith có. Kết
quả là, Smith nghĩ rằng mình đã được báp tem Thánh Linh hay đã
được thánh hóa.
Trong lúc viết cho những người bạn của mình ở Sunderland về chủ đề
nói tiếng lạ, ông cũng được cảnh báo phải tránh xa bởi vì “những
người đó đang nhận lãnh ma quỷ.”  Tuy nhiên, khi Smith đến và cầu
nguyện với những người bạn của mình về vấn đề này, họ nhìn ông và
nói: “Hãy vâng theo sự dẫn dắt của chính anh.”14
Ông thất vọng khi ngồi trong các buổi nhóm ở Sunderland, dưới sự
lãnh đạo của Vicar Alexander Boddy. Ở Bradford, dường như có sự
vận hành mạnh mẽ của Chúa. Nhưng ở đây, dường như có sự khô
hạn thuộc linh, không có sự bày tỏ nào cả. Trong sự  thất vọng, ông
liên tục cắt ngang buổi nhóm và nói: “Tôi đến từ Bradford, và tôi
muốn kinh nghiệm việc nói tiếng lạ như quý vị đã có vào Ngày Lễ Ngũ
Tuần. Nhưng tôi không hiểu vì sao những buổi nhóm của chúng tôi
dường như nóng cháy, trong khi các buổi nhóm của quý vị lại không
như thế.”15
Smith cắt ngang buổi nhóm quá nhiều lần trong sự tìm kiếm tuyệt
vọng của ông đến nỗi bị kỷ luật ra khỏi tòa nhà đó.
ĐƯỢC BAO PHỦ TRONG QUYỀN NĂNG VÀ VINH HIỂN
Việc tìm kiếm Chúa hết lòng để kinh nghiệm “báp tem trong Thánh
Linh”, Smith đi đến một tòa nhà Cứu Thế Quân địa  phương để cầu
nguyện. Ba lần ông bị ngã xuống sàn nhà bởi quyền năng của Chúa.
Những người trong tổ chức Cứu Thế Quân cảnh báo ông đừng nói
tiếng lạ, nhưng Smith quyết tâm biết Chúa trong lãnh vực này. Bốn
ngày ông tìm kiếm Chúa với mong đợi nói tiếng mới, nhưng không có
kết quả. Cuối cùng, thất vọng trong tâm linh, ông cảm thấy đã đến lúc
trở về Bradford. Nhưng trước khi rời đi, ông đến nhà của mục sư để
nói lời tạm biệt Bà Boddy là vợ của mục sư. Ông nói rằng ông sẽ phải
về nhà và không nhận được việc nói tiếng mới. Bà trả lời: “Nói tiếng
mới không phải là điều anh cần, nhưng anh cần được báp tem”.16 
244
Smith nhờ bà đặt tay trên mình trước khi đi. Bà đã cầu nguyện rất giản
dị nhưng đầy năng quyền, và sau đó rời khỏi căn phòng. Chính lúc đó
thì lửa giáng xuống. Được bao phủ bởi quyền năng và sự vinh hiển
của Chúa, Smith nhìn thấy một khải tượng về thập tự giá trống không
cùng với việc Chúa Giê-xu được tôn cao ở bên hữu của Đức Chúa Cha.
Lòng đầy sự ngợi khen và thờ phượng, Smith đã mở miệng ra và bắt
đầu nói trong các thứ tiếng khác, cuối cùng nhận ra rằng dù ông đã
nhận được sự xức dầu trước  đây, nhưng bây giờ ông được báp tem
Thánh Linh như vào ngày Lễ Ngũ Tuần.
Thay vì về nhà, Smith đã đi thẳng đến Hội Thánh nơi Mục sư Boddy
đang tổ chức buổi nhóm. Cắt ngang, ông xin phép được  nói trong ít
phút. Khi ông kết thúc “bài giảng” của mình, năm mươi người được
báp tem trong Thánh Linh một cách đầy vinh hiển và họ nói các thứ
tiếng. Tờ báo địa phương Sunderland Daily Echo,  ghi dòng đầu về buổi
nhóm, kể lại chi tiết về kinh nghiệm của Smith, bao gồm việc nói tiếng
mới và sự chữa lành. Ông gửi điện báo về nhà, báo cho họ biết về các
tin tức tốt lành.
TIẾNG CƯỜI THÁNH
Trên đường trở về Bradford, Smith cảm thấy mình có một thách thức
để đối đầu với niềm vui mới có của mình, và ông đã đúng. Khi ông
đến cửa nhà, Polly nói cách kiên quyết: “Em muốn anh hiểu rằng em
cũng được báp tem Thánh Linh như anh và em không nói tiếng mới…
Chúa Nhật này, anh sẽ giảng và em sẽ xem điều gì ở trong đó.” 17
Cô ấy đã giữ lời, và khi đến ngày Chúa Nhật, Polly ngồi ở phía cuối
cùng của Hội Thánh. Khi Smith lên bục giảng, Chúa đã ban cho ông
đoạn Kinh Thánh Ê-sai 61:1-3. Ông giảng đầy   năng quyền và sự tin
chắc trong khi vợ ông ngồi trên ghế lúng túng và tự nhủ: Chúa ơi, đó
không phải là Smith! Đó không phải là anh Smith của con! 18
Vào cuối buổi nhóm, một nhân viên đứng lên và nói rằng anh ta muốn
có được kinh nghiệm mà Smith có. Khi anh ta ngồi xuống, anh trượt
khỏi ghế và ngã xuống sàn! Con trai cả của Smith đứng lên và nói điều
tương tự và cậu cũng trượt khỏi ghế  và ngã xuống sàn! Trong một

245
khoảng thời gian rất ngắn, mười  một người nằm trên sàn và cười
trong Thánh Linh. Cả hội chúng đầy ắp tiếng cười thánh khi Chúa
tuôn đổ Thánh Linh Ngài trên họ. Đây là khởi đầu của sự tuôn đổ
tuyệt vời ở Bradford, là nơi  mà hàng trăm người nhận được báp tem
Thánh Linh và nói các  thứ tiếng khác.
Không lâu sau khi Polly được báp tem trong Thánh Linh, hai vợ chồng
đã đi khắp đất nước, đáp ứng những lời kêu gọi cho chức vụ. Bất cứ
nơi nào họ đi, sự thuyết phục dường như ở trên mọi người. Một lần
nọ, khi Smith vào trong một cửa hàng tạp hóa để mua sắm, có ba
người quỳ gối xuống trong sự ăn năn. Một lần khác, hai người phụ nữ
đang làm việc ngoài đồng, và khi Smith đi ngang, ông lớn tiếng hỏi:
“Hai chị tin Chúa chưa?” Ngay sau khi ông vừa dứt lời thì họ bỏ xô
nước xuống và kêu cầu cùng Chúa.19
GIAO ƯỚC VỀ TÀI CHÁNH CỦA CHÚA
Trong suốt những ngày kế tiếp, Smith phát triển thói quen cầu nguyện
và kiêng ăn. Không lâu sau, nhiều lá thư khắp nơi trên đất nước đổ
vào nhà của Wiggleworth, xin ông hãy đến và cầu  nguyện cho bệnh
của họ. Ông trả lời từng lời thỉnh cầu mà mình có thể, và đôi khi sau
một chuyến đi xe lửa đến một thành phố nào đó, ông sẽ tìm một chiếc
xe đạp và đạp thêm mười dặm nữa để đến gặp một người bị đau ốm.
Với một công tác chức vụ tràn ngập lạ kỳ, Smith sớm nhận thấy công
việc hàn  chì của mình đã đi xuống. Ông được mời đến những thành
phố khác nhiều đến  nỗi những khách hàng của ông phải gọi thợ hàn
khác. Mỗi lần ông trở về Bradford thì công việc ít đi.
Trở về sớm sau một hội nghị, Smith nhận thấy rằng hầu hết những
khách hàng của ông đã gọi các thợ hàn khác đến làm việc.
Có một người đàn bà góa không thể tìm được sự giúp đỡ, vì thế ông
đã trực tiếp đến nhà và làm công việc sữa chữa cũng như phần mái
nhà đã bị hỏng. Khi bà hỏi phần tiền phải trả, Smith  đáp: “Tôi không
nhận tiền từ bà đâu. Tôi sẽ xem đây là phần của dâng của tôi đối với
Chúa như công việc hàn cuối cùng  của mình.”20
246
Với sự tuyên bố đó, ông đã thanh toán các khoản của mình, đóng cửa
việc kinh doanh của mình, và bắt đầu chức vụ trọn thời gian. Bất kể
những câu chuyện nghèo thiếu mà mình từng nghe, ông tin rằng Chúa
sẽ chu cấp dư dật khi ông trung tín phục vụ Ngài. Tin cậy trong sự
đồng công với Chúa, ông đã đặt một điều kiện:
“Gót giày của tôi không bao giờ là một sự nhục nhã, và tôi không
bao giờ phải mặc quần bị dài  bị rách đầu gối. Tôi thưa với Chúa:
‘Nếu những điều  này xảy ra thì con sẽ quay trở lại nghề hàn chì.’”21
Chúa luôn chu cấp mọi nhu cầu của ông, và ông không bao giờ quay
trở lại công việc hàn chì nữa.
“HÃY ĐỂ CÔ ẤY ĐI”
Không lâu sau, một trong những đau buồn lớn nhất trong  cuộc đời
của Wigglesworth đã xảy ra. Trong lúc đang chờ ở trạm xe lửa để đến
Scotland, Smith đã nhận được tin tức bất ngờ: Polly đã bị đột quỵ bởi
cơn đau tim trong lúc trở về từ Đường Truyền giáo Bowland.
Vội vã chạy đến bên giường của Polly, ông nhận thấy tâm  linh của cô
đã trở về với Chúa. Không chấp nhận điều này, ngay lập tức Smith
quở trách sự chết và tâm linh của cô quay trở lại, nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn. Sau đó Chúa phán: “Đây là lúc ta muốn đưa cô ấy về
với Ta”. Vì thế, với tấm lòng tan vỡ, Smith giải phóng người bạn đời
của mình, người mà ông đã yêu thương trong nhiều năm qua, trở về
với Chúa. Polly  Wigglesworth đã phục vụ Chúa cho đến phút cuối
cùng của đời mình, ngày 1 tháng Giêng năm 1913. 22 Một số người nói
rằng sau khi cô ấy qua đời, Smith đã xin nhận được gấp đôi từ Thánh
Linh.23 Từ lúc đó trở đi, chức vụ của ông thậm chí mang năng quyền
lớn hơn.
ĐÂY LÀ BÍ QUYẾT…
Ngay lập tức, Smith bắt đầu mục vụ khắp quốc gia cùng với con gái
và con rể của mình. Tờ báo Anh quốc kèm theo những  câu chuyện về
tin tức tôn giáo là điều cực kỳ khác thường. Tuy nhiên tờ Daily
Mirror  đã dành trang bìa của họ cho bốn bức hình chức vụ năng động
của Wigglesworth trong lúc đang hành động. 24 Vì tờ báo này là tờ báo
247
lưu truyền rộng rãi nhất trong quốc gia, hàng trăm người tìm kiếm
chức vụ của ông. Smith đã có một sự mặc khải lạ lùng về chủ đề đức
tin và sự giảng dạy của ông về chủ đề này đã thu hút nhiều đám đông.
Wigglesworth đã không chấp nhận việc hy vọng rằng lời cầu nguyện
sẽ có hiệu quả. Sự mặc khải của ông về đức tin rất vững vàng, làm tan
chảy cả tội nhân cứng đầu nhất đến với tình yêu của Chúa Giê-xu
Christ.
Lý thuyết của Smith về đức tin rất đơn giản: Chỉ tin mà thôi. Ông
không tin rằng Chúa có con cưng. Một trong những ví dụ chính của
ông trong nguyên tắc này đến từ Tân Ước, chỗ mà Giăng được ghi chú
là vị sứ đồ mà “rất được Chúa Giê-xu yêu thương”. Theo
Wigglesworth, việc Giăng “dựa trên ngực Chúa Giê-xu” không phải
khiến ông trở thành người được cưng. Yếu tố có được sự chú ý với
Giăng là mối quan hệ và sự nương cậy của ông nơi Chúa Giê-xu.
Smith liên tục công bố:
“Có một điều gì đó về việc tin cậy Chúa, mà khiến Chúa sẵn lòng
vượt qua hàng triệu người chỉ để xức dầu cho bạn” 25
Nhiều sách đã được viết ra với cố gắng tìm ra bí quyết trong quyền 
năng của Wigglesworth,  nhưng  câu  trả lời  rất  đơn giản.
Đức tin lớn của ông xuất phát từ mối quan hệ của ông với Chúa Giê-
xu Christ. Từ mối quan hệ đó Smith có mọi câu trả lời cho mọi tình
huống ông đối diện. Chúa không có con cưng – Chúa  vận hành qua
những người tin nơi Ngài.
“TÔI CHƯA BAO GIỜ ĐẾN QUÁ TRỄ CẢ.”
Thông thường, các phương pháp của Smith bị hiểu lầm và bị lên án.
Ông chưa từng bị rúng động bởi sự chỉ trích, nhưng ông có lòng
thương xót đối với những người chỉ trích mình. Thay vì trả thù, ông sẽ
trả lời: “Tôi không bị dao động bởi điều tôi thấy hay nghe; tôi được
khuấy động bởi những điều tôi tin.”26

248
Rao giảng Lời Chúa

249
Những năm sau này

250
Thi hành chức vụ “trong” Thánh Linh

251
Bốn thế hệ

252
Chai dầu được Smith Wigglesworth sử dụng
Đức Thánh Linh bắt đầu dạy Smith nhiều mức độ khác nhau của đức
tin. Đầu tiên, ông dạy rằng đức tin có thể được tạo ra  trong những
người khác.
Một ví dụ cho khái niệm này là một cậu bé bị ốm rất nặng. Gia đình đã
thỉnh cầu Smith, nhưng khi Smith đến, người mẹ gặp ông ngay cửa và
nói: “Ông đến quá trễ rồi. Chẳng có thể làm gì thằng bé nữa.” Smith
đáp: “Chúa chưa bao giờ gửi tôi đến bất kỳ nơi nào là quá trễ cả.” 27  Tình
trạng của cậu bé rất tệ, và nếu cậu bé bị di chuyển, tim của nó sẽ
ngừng đập và nó sẽ chết. Không cần phải nói, gia đình không có đức
tin và đứa bé bệnh quá nặng để có thể tin cho chính mình. Trước khi
ông có thể cầu nguyện cho cậu bé, Smith đã phải rời đi vì một cuộc
hẹn ở tại nhà nguyện địa phương. Nhưng trước khi rời khỏi nhà họ,
ông bảo gia đình đó rằng ông sẽ quay trở lại. Sau đó, ông hướng dẫn
họ soạn quần áo cho cậu bé vì Chúa sẽ khiến nó sống lại. Khi Smith

253
quay lại, gia đình vẫn chưa làm điều ông bảo, và khi họ nhìn thấy đức
tin của ông, họ rất xấu hổ và lập tức soạn quần áo cho đứa bé. Smith
bảo họ chỉ mang tất vào chân cậu bé. Sau đó, bên trong căn phòng của
đứa bé, Smith đóng cửa lại và bảo cậu bé  không có sự sống rằng một
điều khác biệt sẽ xảy ra mà cậu chưa từng kinh nghiệm trước
đây. “Khi ta đặt tay trên con, sự vinh hiển của Chúa sẽ đầy dẫy nơi
này đến nỗi ta sẽ không thể đứng nổi. Ta sẽ không thể không ngã
xuống sàn.”28  Ngay giây phút Smith chạm vào cậu  bé, quyền năng
Chúa đổ đầy trên căn phòng và mạnh đến nỗi Smith ngã xuống sàn.
Thình lình, đứa bé bắt đầu hét to: “Chúa ơi, điều này là cho sự vinh
hiển của Ngài!” Smith vẫn còn  ở trên sàn khi đứa bé ngồi dậy và tự
mặc quần áo vào. Mở cánh cửa ra, đứa bé hét: “Ba ơi! Chúa đã chữa
lành cho con! Con đã được lành!”29
Sự vinh hiển đó đầy dẫy căn nhà đến nỗi người cha và người mẹ cũng
ngã xuống sàn  nhà. Chị gái của cậu, người đã từng được thoát khỏi
nhà thương điên, đã được phục hồi tâm trí ngay tức thì. Cả làng đó
cảm động và cơn phấn hưng bắt đầu trải khắp thành phố họ.
Vào ngày kỳ diệu đó, Smith học cách để chuyển giao đức tin  bằng cách
đặt tay. Chức vụ của ông không bao giờ như trước nữa, vì ông đã học
biết một mức độ đức tin mới. Đức tin có thể được tạo ra và được
chuyển giao vào trong đời sống của người khác!
“CHẠY ĐI, NGƯỜI PHỤ NỮ KIA. CHẠY!”
Khi đức tin ông bắt đầu gia tăng, Chúa bày tỏ cho ông một nguyên tắc
khác của đức   tin: Đức tin cần phải có hành động.
Cho đến lúc đó, tín hữu bình thường dường như nghĩ rằng Chúa chỉ
hành động trong một cách tối thượng. Họ cảm thấy họ không có phần
nào trong đó. Chức vụ của Smith Wigglesworth đã mang đến một ánh
sáng mới cho lĩnh vực mờ tối này. Qua mối quan hệ sâu nhiệm của
ông với Chúa, Smith bắt đầu để ý trong Kinh Thánh rằng những
người đã nhận từ nơi Chúa đều hành động theo Lời Ngài để sản sinh
kết quả. Do đó, chức vụ của ông bắt đầu nhận sự vận dụng đức tin
này trong mỗi buổi nhóm. Lúc bắt đầu sự kêu gọi của mình ông sẽ

254
nói: “Nếu quý vị tiến lên phía trước chỉ một bước, quý vị sẽ được
phước; nếu quý vị tiến lên một thước, quý vị sẽ có nhiều hơn. Nếu
quý vị lên phía trên bục giảng này, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho quý
vị và Chúa sẽ đáp ứng nhu cầu của quý vị với sự cung ứng của
Ngài.”30
Đây là một lẽ thật trọng tâm đằng sau chức vụ chữa lành của ông liên
quan đến đức tin. Lẽ thật mà nhiều người đã gọi là “liên tục”. Những
hành động của Smith Wigglesworths là kết quả của lòng thương xót
mãnh liệt và đức tin vững vàng nơi Chúa. Một Cơ Đốc Nhân
muốn hành động  trên những gì người đó tin để có thể nhận được sự
bày tỏ, và đôi khi, Smith phải khởi xướng hành động đó cho một vài
cá nhân. Ông gọi dạng chức vụ này là “sự chữa lành lan truyền”, chủ
yếu vì đức tin của ông đóng góp phần lớn vào hành động của mỗi
người.
Ví dụ, trong một buổi nhóm ở Arizona, một người phụ nữ trẻ đã đáp
ứng với lời kêu gọi chữa lành của ông. Cô đã rất đau đớn bởi căn bệnh
lao phổi, nhưng khi cô bước lên, ông đã nói: “Bây giờ, tôi sẽ cầu
nguyện cho cô và cô sẽ chạy quanh tòa nhà này.” Ông cầu nguyện, sau
đó hét lên: “Chạy, người phụ nữ kia. Chạy!” Người phụ nữ đó
nói: “Nhưng tôi không thể chạy. Tôi vừa mới có thể đứng
thôi.” Smith hét lên: “Đừng cãi lại với tôi, hãy làm điều tôi vừa
nói.” Cô ấy lưỡng lự, vì thế Smith nhảy từ bục giảng xuống đất, nắm
lấy cô và bắt đầu chạy. Cô ấy bám lấy ông cho đến khi bắt kịp nhịp độ,
sau đó chạy nhanh quanh khán phòng mà không cần một sự nỗ lực
nào.31
Có một người phụ nữ khác cũng trong buổi nhóm đó. Chân của cô
không chạy được vì bị đau thần kinh tọa. Smith bảo cô
hãy “Chạy!” Cô ấy cũng rất do dự đến nỗi ông phải đẩy cô! Sau đó
ông chạy quanh tòa nhà với người phụ nữ này cứ bám lấy ông. Cuối
cùng, quyền năng Chúa đã đáp ứng hành động của cô và cô đã hoàn
toàn được giải cứu. Cô ấy đi bộ đến dự các buổi nhóm còn lại, từ chối
đi xe, vui mừng vì đã có thể sử dụng chân mình lại lần nữa.

255
“CHA ƠI. NÓ ĐANG TUÔN ĐỔ KHẮP NGƯỜI CON!”
Đôi khi trong chức vụ của mình, Smith sẽ dùng một cách khác để hành
động  trên đức tin. Ông sẽ đọc một phần Kinh Thánh, sau đó hành
động theo. Thông thường, ông tổ chức những bữa tiệc cho người què
và người đói, với các thành viên của Đường Truyền giáo Bowland
phục vụ thức ăn xa hoa. Ông cũng sắp xếp các bài làm chứng về sự
chữa lành như sự tiêu khiển cho họ, đụng chạm và khiến những người
nghèo này khóc.
Tại bữa tiệc đầu tiên, Smith đã đặt ra một tiền lệ cho những bữa tiệc
tiếp theo đó. Khi kết thúc bữa đầu tiên, Smith thông báo:
“Chúng tôi đã giúp quý vị giải khuây tối nay. Nhưng thứ Bảy tuần
sau, chúng tôi sẽ có một buổi nhóm khác. Hôm nay những ai bị trói
buộc và phải  vào đây bằng xe lăn… những ai đã dành cả đời mình
đến gặp bác sĩ mà không khỏe hơn, sẽ đến để giải khuây cho chúng
ta bằng những câu chuyện về sự tự  do mà quý vị đã nhận được hôm
nay bởi danh của Chúa Giê-xu.” Sau đó ông nói: “Ai muốn được
lành?”32
Dĩ nhiên, tất cả mọi người đều muốn. Một người phụ nữ ngồi trên
chiếc xe lăn đã đi bộ về nhà, và một người bị động kinh mười tám
năm đã được giải cứu ngay tức thì và đã làm việc trong hai tuần. Một
cậu bé đã được bao bọc trong một vật nối bằng sắt đã lập tức được
lành khi quyền năng Chúa chạm đến ngay khi cậu kêu lên: “Cha ơi,
cha ơi, cha ơi. Nó đang tuôn đổ khắp người con!”33
Tuần này đến tuần khác, nhiều phép lạ chữa lành của các buổi nhóm
trước đã lan ra giữa vòng những người bệnh và đau ốm, mang họ đến
buổi tiệc và buổi nhóm. Một cơn phấn hưng lớn đã bắt đầu giữa vòng
họ – đơn giản chỉ từ việc hành động theo Lời Đức Chúa Trời.
“TÔI SẼ KHUẤY ĐỘNG THÁNH LINH”
Smith Wigglesworth nghiêm túc nhận lấy câu Hê-bơ-rơ 11:6. Cá nhân
ông tin rằng thật sự không thể nào làm Chúa vui lòng nếu không có
đức tin. Kết quả là, ông đã kết hợp đức tin đó với mọi phần trong đời
sống đức tin của mình, bao gồm cách vận hành của Đức Thánh Linh.
256
Khi hơi thở nhẹ nhất của Thánh Linh đến trên Smith, ông sẽ đi vào
phòng ở riêng với Chúa. Trong việc phát triển mối quan hệ này, ông
hiểu hành động của đức tin khi ông hợp tác với Đức Thánh Linh.
Một lần nọ trong một buổi nhóm, một người đã nhận xét việc Smith
được Thánh Linh cảm động nhanh như thế nào. Khi họ hỏi ông về bí
quyết, ông đáp: “Ồ, như các anh thấy đấy, nó giống thế này. Nếu
Thánh Linh không khuấy động tôi, tôi sẽ khuấy động
Ngài.”34 Những người không hiểu các nguyên tắc đức tin nghĩ rằng lời
nói của ông thật ngạo mạn và thiếu kính trọng. Nhưng trong thực
tế, Smith biết cách để thu hút Thánh Linh Đức Chúa Trời. Tất cả đều xuất
phát từ đức tin, không phải sự ngạo mạn. Nếu Đức Thánh Linh không
vận hành khi một buổi nhóm bắt đầu, thì Smith sẽ bắt đầu buổi nhóm
đó trong tình trạng bình thường. Bởi đức tin, ông sẽ khiến những
người nghe tập chú nơi Lời Chúa, quyền năng của Chúa và gia tăng
sự mong đợi của họ. Kết quả là, Đức Thánh Linh sẽ bày tỏ chính Ngài
trong sự đáp ứng trực tiếp đối với đức tin của họ. Smith đã chủ động
và khuấy động các ân tứ bên trong mình bằng đức tin. Ông không đợi
một điều gì đó đến với mình và vượt qua ông về mặt thuộc linh. Đối
với ông, ngay cả hành động, ngay cả sự vận hành, và mọi sự bày tỏ
đều xuất phát từ một điều – đức tin tuyệt đối. Đức tin thật sẽ đương đầu,
và nó được kích động bởi sự chủ động.
Sau đó, Smith Wigglesworth bắt đầu sự dạy dỗ thân thể Đấng Christ
rằng họ có thể nói các thứ tiếng bởi sự chủ động. Đối với ông, đức tin là
vấn đề chính khuấy động tâm linh con người, không phải quyền tối
thượng. J. E. Stiles, một mục sư vĩ đại của Ngũ Tuần và là tác giả, đã
học được nguyên tắc quan trọng này từ Smith Wigglesworth và giữ
nguyên tắc đó  suốt chức vụ của mình.
Trong một buổi nhóm lớn ở California, Smith đã đưa ra lời kêu gọi
cho những ai chưa nhận được báp tem Thánh Linh hãy đứng lên. Sau
đó ông yêu cầu những người đã từng nhận báp tem Thánh Linh
nhưng đã không nói tiếng mới trong sáu tháng qua cũng đứng lên.
Smith nói: “Bây giờ, tôi sẽ cầu nguyện đơn giản, và khi tôi cầu

257
nguyện xong, tôi sẽ nói ‘Bắt đầu’ và quý vị tất cả sẽ nói tiếng
mới.” Smith cầu nguyện. Sau đó, ông hét lên: “Bắt đầu!” Âm thanh
đầy ắp khán phòng giống như tiếng nước chảy khi mọi người cầu
nguyện tiếng mới. Sau đó, ông bảo họ hãy làm điều lại điều tương tự
lần nữa, chỉ khi ông nói “Bắt đầu”, và mọi người sẽ hát trong tiếng
mới bằng đức tin. Ông đã cầu nguyện. Sau đó, ông lớn tiếng nói: “Bắt
đầu! Hát đi!” Âm thanh giống như một ban hát thật lớn và tuyệt vời.
Ngày hôm đó, Mục sư Stiles nói ông đã học biết rằng Đức Thánh Linh
vận hành bởi đức tin. Không lâu sau sự mặc khải này, ông bắt dầu
chức vụ quốc tế của mình.35
BÍ QUYẾT KHÁC
Smith Wigglesworth là một người được cảm động rất nhiều bởi lòng thương
xót.  Khi ông nhận được những nan đề cầu nguyện từ khắp thế giới thì
ông đã kêu cầu với Chúa và khóc thay cho họ. Nhiều lần, ông giúp đỡ
những người đau ốm, những giọt nước mắt lăn dài trên má ông. Ông
cũng rất mềm mại với thiếu nhi và người lớn tuổi. Trong sự phục vụ
của mình, khi sức nóng trở nên ngột ngạt, ông cảm thấy sự thương xót
rất lớn và ông sẽ gọi những em nhỏ và những người lớn tuổi để được
cầu nguyện đầu tiên.
Minh chứng các lẽ thật trong Công vụ 19:11-12, hàng ngàn người được
lành khi Smith cầu nguyện và gửi khăn tay đến những người ông
không thể đến thăm. Một người bạn thân nói về sự chân thành và lòng
thương xót của Smith như sau: “Khi… thời điểm mở các lá thư đã đến,
tất cả chúng tôi phải dừng những việc mình đang làm và ở dưới gánh
nặng đó. Không có điều gì vội vã hay cẩu thả trong phương cách của
ông ấy… Mọi người trong nhà phải tham gia vào việc cầu nguyện và
đặt tay lên các khăn tay được gửi đến cho những người đau khổ. Họ
được đối xử như thể những người viết thư đang có mặt tại đó.”36
THEO SÁT MA QUỶ!
Nhận biết rằng nguồn của mọi phép lạ trong Đấng Christ đều xuất
phát từ lòng thương xót của Ngài, Smith trở nên tích cực hùng hổ
trong việc hủy bỏ các công việc của ma quỷ. Mục tiêu duy nhất của
258
ông là để chữa lành tất cả những người bị đàn áp và dạy Thân Thể
Đấng Christ xử lý ma quỷ cách không thương xót.
Một lần nọ, trong lúc đang đợi xe buýt, ông quan sát cách một người
phụ nữ bảo con chó của bà hãy quay trở về nhà, nhưng sau vài lần cố
gắng “tử tế”, con chó vẫn cứ đứng yên. Khi bà thấy xe buýt đang đến,
bà dậm chân trên đất và la lên: “Về nhà ngay lập tức!” và con chó cúp
đuôi mà chạy. Smith đáp, đủ lớn để mọi người có thể nghe: “Đó là
cách bạn phải đối xử với ma quỷ.”
Ông rất ít kiên nhẫn với ma quỷ, đặc biệt khi chúng dám xen ngang
các buổi nhóm của ông. Một lần nọ, ông đang tổ chức một buổi nhóm
và không thể “tự do” để giảng, vì thế ông bắt đầu hét lên. Không có gì
xảy ra. Ông cởi áo khoác của mình, và vẫn không có gì xảy ra. Smith
hỏi Chúa là chuyện gì đang xảy ra, và sau khi làm thế, Chúa đã bày tỏ
cho ông thấy một hàng ghế gồm những người ngồi với nhau đang
nắm tay. Ngay tức thì, Smith biết họ là những nhà  duy linh nhất
quyết làm hỏng buổi nhóm của ông.
Khi bắt đầu giảng, ông xuống khỏi bục giảng và đến chỗ họ đang
ngồi. Sau đó, ông nắm lấy băng ghế và ra lệnh cho ma quỷ phải rời đi.
Cả nhóm ngã xuống sàn nhà sau đó tranh nhau chạy ra khỏi Hội
Thánh!
Khi đuổi quỷ, Smith Wigglesworth hoàn toàn tự tin và yên tâm nơi
đức tin của mình. Lời cầu nguyện không cần phải dài; nếu lời cầu
nguyện đó có đức tin thì câu trả lời là điều chắc chắn.

THẨM QUYỀN VƯỢT BIÊN GIỚI


Chức vụ quốc tế của Smith bắt đầu năm 1914, và sôi nổi nhất vào năm
1920. Dù cơn bắt bớ chống lại ông mạnh nhưng nó chưa bao giờ là vấn
đề lớn trong chức vụ của ông. Không giống như một số chức vụ khác,
có nhiều bài viết về điểm mạnh và phép lạ lớn lao của ông hơn là
những nan đề và sự bắt bớ. Có lẽ điều này là vì cớ đức tin phi thường
của ông. Ông gạt bỏ những lời chỉ trích giống như phủi bụi trên áo

259
mình, không bao giờ cho phép nó được một khoảnh khắc vui sướng
nào.
Ở Thụy Điển năm 1920, ngành y tế và chính quyền địa phương nghĩ
rằng họ sẽ “kiểm soát” chức vụ của Wigglesworth, cấm ông đặt tay
trên những người khác. Nhưng ông không quan tâm. Ông biết Chúa
sẽ đáp lời với đức tin, không phải với phương pháp. Sau khi ông tổ chức
buổi nhóm, ông hướng dẫn hơn hai mươi ngàn người “tự đặt tay lên
cho mình” và tin vào sự chữa lành khi ông cầu nguyện. Vô số người
nhận được sự chữa lành ngay tức thì. Smith gọi sự chữa lành lớn lao
này như “sự chữa lành sỉ”.
Cùng năm đó, Smith bị bắt hai lần ở Thụy Sĩ. Các lệnh được ban hành
do việc thực hành nghề y không giấy phép. Vào lần thứ ba, các quan
chức đến nhà của một mục sư Ngũ Tuần với một lệnh bắt giữ
Wigglesworth. Mục sư đó nói: “Hiện giờ ông Wigglesworth không có
ở đây, nhưng trước khi các anh bắt ông ấy, tôi muốn cho các anh thấy
kết quả của chức vụ của ông ấy trong nơi này.” Sau đó, vị mục sư hộ
tống các cảnh sát đến phần thấp hơn của thị  trấn để đến với một căn
nhà của người phụ nữ từng bị họ bắt nhiều lần. Khi nhìn thấy bằng
chứng về sự giải cứu hoàn toàn và đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ của
cô, cảnh sát cảm động. Họ quay sang vị mục sư đó và nói: “Chúng tôi
từ chối dừng công tác này lại. Một ai đó sẽ phải bắt người đàn ông
này.” Và “một ai khác” đã làm thế. Nhưng một viên cảnh sát đến với
ông vào giữa đêm và nói: “Tôi không tìm thấy lỗi gì ở anh. Anh có thể
đi”. Smith đáp: “Không, tôi chỉ đi với một điều kiện; đó là từng viên
cảnh sát ở nơi này quỳ gối xuống và tôi sẽ cầu nguyện cho các anh.” 38
NGŨ TUẦN!
Chức vụ của Smith phát triển vào năm 1921. Nhiều lời mời chức vụ
quốc tế tuôn đổ đến nhà ông và mời ông bắt đầu hành trình lưu động
dài nhất của đời mình.
Dù rất nổi tiếng ở Châu Âu và Mỹ, nhưng dường như không ai chú ý
đến việc ông đến Colombo, Ceylon (Sri Lanka). Nhưng trong vòng vài
ngày, nhiều đám đông đầy ắp nhà thờ để cố gắng có chỗ ngồi. Nhiều
260
người phải ở bên ngoài. Khi buổi nhóm kết thúc, Smith sẽ đi qua hàng
ngàn người, chạm đến họ và tin rằng Chúa ở với họ. Nhiều sự tường
thuật đã nói rằng rất nhiều người được chữa lành khi “bóng của ông”
đi ngang qua họ.39
Vào năm 1922, Smith đi đến New Zealand và Úc. Một số người cho
rằng các buổi nhóm của Smith đã khai sinh các Hội Thánh Ngũ Tuần
ở New Zealand và Úc. Dù ông chỉ ở đó vài tháng, thì hàng ngàn người
được cứu, được chữa lành và được đầy dẫy Đức Thánh Linh với bằng
chứng nói tiếng mới. Úc và New Zealand đã kinh nghiệm sự phấn
hưng thuộc linh lớn nhất mà họ từng thấy.

BẠN CÓ THỂ CHÚC PHƯỚC CHO MỘT CON LỢN


KHÔNG?
Tiến sĩ Lester Sumrall từ South Bend, Indiana, một lần nọ đã chia sẻ
một sự việc hài  hước xảy ra trong lúc ông đi cùng với Smith. Một bữa
tối đã được chuẩn bị cho họ trong lúc họ ở xứ Wales. Và như nó đã
xảy ra, món đầu tiên là món lợn quay! Smith được mời để cầu nguyện
chúc phước cho bữa ăn, và ông đã cất giọng nói: “Chúa ơi, nếu Ngài
có thể ban  phước trên những điều Ngài từng rủa sả, thì xin Chúa ban
phước cho con lợn này!” Sự hài hước của Smith cùng với sự dạn dĩ
của ông khiến Sumrall rất ấn tượng. Tiến sĩ Sumrall thường hay cười
khi ông chia sẻ câu chuyện này với tôi.

CUỘC TRANH LUẬN CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ


Dù nhiều Hội Thánh tập hợp lại như kết quả từ các buổi nhóm của
ông, Smith Wigglesworth vẫn không thích gắn bó với bất kỳ tổ chức
nào trong suốt chức vụ của mình. Lòng của ông là muốn đến với tất cả
mọi người, bất kể tín lý của họ là gì. Ông không bao giờ muốn bị ảnh
hưởng bởi một hệ phái nào cả.
Có một cuộc tranh cãi ít được biết đến đã xảy ra trong cuộc đời của
Smith Wigglesworth khiến ông càng tin vào chức vụ  độc lập. Vào
năm 1915, ông trở thành thành viên của Hiệp Hội Giáo Sĩ Ngũ Tuần
(PMU). Hội đồng chủ đạo của hiệp hội này không phải là một tổ chức,
261
cũng không phải cấp giấy phép hay phong chức mục sư. Nó chỉ được
lập để là một sự che phủ cho các chức vụ đức tin tương đồng. Smith
phục vụ với PMU cho đến khi bị ép từ chức vào năm 1920.
Vào lúc ông bị ép từ chức, Smith đã là một người góa vợ bảy năm và
đã phát triển một tình bạn với một người phụ nữ là cô Amphlett.
Smith bảo cô ấy rằng ông cảm nhận “một sự đồng cảm thuộc
linh” với cô. Nhưng Amphlett từ chối ý tưởng này, và cô cùng với
một người phụ nữ khác đã viết một lá thư than phiền gửi đến PMU.
Nó được Cecil Polhill chú ý trực tiếp, là người thông báo cho các
thành viên trong hội đồng cùng với thư ký của hội đồng, ông
Mundell.
Dù PMU có những quan điểm rất khắt khe liên quan đến mối quan hệ
nam nữ, thì Smith Wigglesworth vẫn chắc chắn rằng PMU sẽ ủng hộ
ông bất kể những lời cáo buộc đó. Nhưng khi PMU nhận được lá thư
của cô Amphlett, ông Polhill đã nhanh chóng yêu cầu Wigglesworth
viết đơn từ chức khỏi vị trí của mình trong hội đồng. Ông nói tiếp
rằng hội đồng cảm thấy Smith cần “tránh tham dự vào công việc công
khai của Chúa trong một thời gian dài, và tìm cách khôi phục lại vị trí
của anh trước mặt Chúa và con người, bằng một thời gian dài sống
yên lặng và tin kính, bày tỏ các việc làm cho sự ăn năn.” 40
Smith tôn trọng yêu cầu từ chức đó, dù ông cảm thấy nghi ngờ là hai
người phụ nữ này  đã hợp lại để làm hỏng công việc của ông. Thực ra,
Smith rất thất vọng ở Polhill vì đã để tình huống đó bị đồn thổi quá
mức, đến nỗi ông đã trực tiếp gửi thư cho thư ký của hội đồng là ông
Mundell. Smith đã viết:
“Tôi nghĩ rằng ông Polhill đã vượt qua giới hạn trong lần này khi
[họ] khiến mọi thứ lộ ra như thể tôi đã phạm tội thông dâm hay
ngoại tình và tôi vô tội với những điều này. Tôi đã làm và hành
động một cách ngu dại và Chúa đã tha thứ cho tôi. Điều này được
giải quyết trong một cách thuộc linh và sau điều này tại Hội Thánh
và với ông Polhill, và ông ấy đã phải nhìn thấy mọi việc thông suốt
rồi.”41
262
Trong một lá thư khác gửi đến ông Polhill, Smith đã viết:
“…Chúa sẽ giải quyết tất cả mọi chuyện. Bàn tay tốt lành của Chúa ở
trên tôi, và tôi sẽ làm cho mọi người quên chuyện đó đi. Tuần này,
Chúa đã quở trách người áp bức tôi qua tôi tớ Ngài. Hỡi người anh
em yêu dấu, tôi sẽ tiến  về phía trước và xin anh hãy cẩn thận vì
Phúc Âm không thể bị anh cản trở và lần này cẩn thận với điều anh
làm với tôi như anh ước ao một người khác làm cho anh. Đừng lo
lắng đến việc gửi bất cứ điều gì đó để ký tên. Tôi đã ký lá thư của tôi
cho anh rồi, vậy thôi.”42
Từ thời điểm đó trở đi, Smith Wigglesworth tiếp tục đáp ứng với
những lời mời của ông để phục vụ khắp nơi trên thế giới. Và để bảo vệ
khỏi những lời cáo buộc giả dối nào về vấn đề này, Smith luôn đi cùng
với con gái Alice của ông. Cuộc tranh cãi khiến ông từ chức vẫn không
thể làm Smith sút giảm. Thực tế, dường như điều này khiến ông tăng
tốc hơn.
Đây thường là trường hợp khi mọi người ra khỏi sự hướng dẫn của
chủ nghĩa hệ phái.  Tôi biết PMU không phải là một hệ phái. Nhưng
những dạng ủy ban quản trị này đôi khi có thể phát triển một yếu tố
kiểm soát ngay cả sau khi đã bắt đầu trong tinh thần đúng đắn. Việc
Smith mở rộng chức vụ của chính mình là điều tốt hơn. Ông không
cần danh tiếng hay sự liên kết với PMU. Ông có quyền năng của Đức
Chúa Trời.

THÀ SỐNG SẴN SÀNG


Wigglesworth yêu mến Lời Chúa và rất kỷ luật trong việc nghiên cứu
Kinh Thánh. Ông chưa bao giờ xem mình đã đầy đủ quần áo trừ khi
ông có Kinh Thánh cùng với mình. Trong khi nhiều người khác đọc
tiểu thuyết hay tin tức, ông đọc Kinh Thánh. Ông không bao giờ rời
khỏi bàn của một người bạn mà chưa đọc Kinh Thánh, như ông
thường nói “một chút từ Kinh Thánh”.
SỰ ĐAU ĐỚN PHẢI ĐẦU HÀNG

263
Dù mắt của Wigglesworth từng nhìn thấy nhiều sự chữa lành kỳ diệu
và ngay tức thì, thì chính ông lại không nhận được những phép lạ như
thế. Vào năm 1930, khi Smith bước sang tuổi bảy mươi, ông đã trải
qua một sự đau đớn dữ dội. Ông cầu nguyện nhưng không được chữa
lành. Vì thế ông đến gặp một bác sĩ, sau khi chụp x-quang, chẩn đoán
tình trạng sức khỏe của ông là bị sỏi thận rất nghiêm trọng ở giai đoạn
sau. Phẫu thuật là hy vọng duy nhất của ông theo như điều vị bác sĩ
đó nói, nếu Smith tiếp tục ở trong tình trạng đau này, ông sẽ chết.
Smith đáp:
“Bác sĩ ơi, Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra thân thể này cũng là Đấng
có thể chữa được. Không có dao kéo nào được đụng vào hễ khi nào
tôi còn sống.”43
Vị bác sĩ đó lo lắng và bất an với đáp ứng của ông, nhưng Smith rời
khỏi đó, bảo đảm với vị bác sĩ rằng ông sẽ nghe tin tức chữa lành của
mình. Cơn đau cứ gia tăng mỗi ngày, bây giờ còn kèm theo sự sưng
tấy. Cả đêm, Smith cứ ra vào giường ngủ, lăn trên sàn trong sự đau
đớn khi ông vật lộn để thải ra các viên sỏi. Từng viên sỏi một đã được
thải ra. Smith nghĩ rằng sự thử thách của ông sẽ chỉ tồn tại ngắn,
nhưng nó kéo dài sáu năm đầy đau đớn.
Trong suốt thời gian đó, Smith vẫn luôn có mặt  trong những buổi
nhóm đã được lên lịch trước, nhiều lần ông phục vụ hai lần trong một
ngày. Vào một số buổi nhóm, ông sẽ cầu nguyện cho khoảng tám trăm
người trong lúc chính ông đang bị đau. Đôi khi ông rời bục giảng khi
ông không chịu nổi cơn đau, tranh chiến trong nhà vệ sinh với việc
thải ra một viên sỏi khác. Sau đó, ông sẽ quay trở lại bục giảng và tiếp
tục với buổi nhóm.
Thông thường, ông sẽ dậy khỏi giường của mình để đi đến những
người khác cầu nguyện cho họ được lành. Rất ít người biết rằng ông
đang trải qua thử thách lớn nhất của đời mình. Đôi khi ông mất quá
nhiều máu đến nỗi mặt của ông tái xanh và ông phải trùm mền để giữ 
ấm mình. Sau sáu năm trôi qua, hơn một trăm viên sỏi đã được thải ra
được bỏ vào một chai thủy tinh.
264
James Salter, con rể của Smith, đã bày tỏ lòng kính trọng lớn lao đối
với Smith:
“Sống cùng với ông, cùng chia sẻ phòng ngủ với ông như chúng tôi
thường làm trong những năm tháng đó, chúng tôi kinh ngạc trước
nhiệt huyết không nguôi trong sự rao giảng đầy lửa của ông và chức
vụ thương xót của ông đối với người bệnh. Ông không chỉ mang lấy
những đau đớn đó, ông khiến chúng phục vụ mục đích của Chúa và
được vinh hiển trong và qua chúng.”44
“MẮT HỌ TRÔNG ĐỢI TÔI”
Hai năm chiến đấu với sỏi thận, Smith đã không bỏ cuộc. Thay vì thế,
năm 1932, ông xin Chúa thêm mười lăm năm nữa để phục vụ Ngài.
Chúa đã đáp lời cầu xin của ông, và trong những năm đó, ông thăm
gần hết Châu Âu, Nam Phi và Mỹ. Niềm vui lớn nhất của ông là nhìn
thấy Lời Chúa được xác chứng bởi dấu kỳ và phép lạ, qua đức tin của
mọi người. Mục tiêu lớn nhất của ông là để mọi người nhìn thấy Chúa
Giê-xu chứ không phải Smith Wigglesworth. Ông đã đau buồn trong
tháng cuối của đời mình khi ông nói:
“Hôm nay, trong hộp thư của tôi, tôi có một lời mời đến Úc, một lời
mời  đến Ấn Độ và Ceylon, và một lời mời đến Mỹ. Mọi người đều
trông đợi tôi.”
Đáng buồn, ông bắt đầu khóc:
“Tội nghiệp Wigglesworth. Thật là một thất bại khi nghĩ rằng mọi
người đang trông đợi tôi. Chúa sẽ chẳng bao giờ nhường vinh hiển
của Ngài cho một người nào khác; Ngài sẽ đem tôi ra khỏi cảnh
này.”45
VÀ ÔNG ĐÃ KHÔNG… VÌ CHÚA ĐÃ CẤT ÔNG ĐI
Bảy ngày sau, Smith Wigglesworth đã lên đường đến dự một tang lễ
của một mục sư. Trên đường đi, ông nói với những người bạn của
mình là ông cảm thấy “tuyệt vời” như thế nào. Ông nói về những nơi
mà ông và Polly đã từng đến thăm và giảng, sau đó ông kể về những
phép lạ lớn lao đã xảy ra trong lúc ở đó.
265
Khi ông đến Hội Thánh đó, con rể của ông tên James đã mở cửa ra và
giúp ông vào phòng áo lễ là nơi có ngọn lửa ấm đang cháy. Khi ông
bước vào, ông gặp cha của một người con gái mà ông từng cầu
nguyện nhiều ngày trước. Đứa con gái đó đã gần chết, nhưng Smith có
đức tin lớn cho sự chữa lành của cô bé. Khi ông nhìn thấy người đàn
ông này, ông hỏi: “Ồ! Con bé sao rồi?”46 Ông mong đợi được nghe nói
rằng cô bé đã được giải cứu hoàn toàn, nhưng câu trả lời rất do dự.
“Con bé khá hơn một chút,  đỡ hơn một chút; cơn đau của nó không
còn quá nặng như trong những ngày qua.” Thất vọng bởi điều mình
nghe được, Smith thở một hơi dài đầy lòng trắc ẩn. Sau đó, đầu ông
cúi xuống và không có một lời nói nào hay trải qua cơn đau nào, Smith
Wigglesworth đã về với Chúa. Ông qua đời vào ngày 12 tháng Ba năm
1947.
ĐỨC TIN / LÒNG THƯƠNG XÓT / PHÉP LẠ
Khi tôi đang thi hành chức vụ trong một hàng cầu nguyện cách đây
nhiều năm, một người đàn ông đã đến gặp tôi với khuôn mặt đẫm lệ.
Ông kể với tôi về quyền năng ông từng  kinh nghiệm trong các buổi
nhóm phấn hưng Tiếng nói của sự chữa lành. Quyền năng của Chúa
trong những buổi nhóm đó đã giải phóng ông. Sau đó, ông nói một
điều mà tôi không bao giờ quên: “Có người nào bước đi trong quyền
năng như họ đã từng có trước đây không? Có người nào có thể giải
phóng tôi không? Ngày nay, có còn ai giống như thế không?”
Quyền năng mà Smith Wigglesworth đã bước đi có được để lại trên
đất này không? Nó có đi cùng với ông khi ông qua đời không? Dĩ
nhiên là không! Quyền năng mà Wigglesworth đã vận hành cũng là
quyền năng ở với chúng ta ngày nay, chúng ta không cần thêm  quyền
năng nữa. Chúng ta chỉ cần sử dụng đức tin và  lòng thương xót của
mình để quyền năng đó được vận hành. Wigglesworth vận hành trong
đức tin dạn dĩ nhất mà tôi từng thấy từ thời sách Công vụ các sứ đồ,
nhưng đức tin đó đã được khơi dậy bởi lòng thương xót. Smith đã xem
Chúa như Chúa trong Kinh Thánh và được đụng chạm bởi lòng

266
thương xót ông dành  cho mọi người, và sự kết hợp đó đã sản sinh ra
phép lạ.
Bây giờ, thách thức này ở trên thế hệ của chúng ta. Chúa đã đưa ra lời
kêu gọi những người nam và người nữ để xâm chiếm nhiều thành phố
và quốc gia với quyền năng của thiên đàng. Liệu bạn có đáp lời kêu
gọi của Chúa không? Liệu bạn có dám liều lĩnh để chỉ tin mà
thôi  không? Tấm lòng của bạn có được đụng chạm bởi lòng thương
xót cho nhiều người, đến nỗi bạn xem Chúa như Chúa trong Kinh
Thánh và bước ra không? Hãy để thế hệ chúng ta được người khác nói
thế này: “Những người ấy [họ] bởi đức tin đã chinh phục các vương
quốc, thực thi công lý, nhận được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt
ngọn lửa hừng, thoát khỏi lưỡi gươm, thắng bệnh tật, trở nên dũng
cảm trong chiến trận, khiến quân ngoại xâm chạy trốn.” (Hê-bơ-rơ
11:33-34). Hãy nhen lại ân tứ trong bạn, và hãy xâm chiếm nhà, cộng
đồng và quốc gia của bạn bằng quyền năng của Chúa. Hãy để ý muốn
của thiên đàng được thực hiện trên đất này – qua bạn!
CHƯƠNG BẢY, SMITH WIGGLESWORTH
Tham khảo
1 Stanley Howard Frodsham, Smith Wigglesworth: Vị sứ đồ của Đức
tin  (Springfield, MO: Gospel Publishing House, 1948], 58-59.
2 W. E. Warner, Sự xức dầu của Thánh Linh  (Ann Arbor, MI: Vine
Books, segment of Servant Publications], 1994], 237.
3. Frodsham, Smith Wigglesworth:  Vị sứ đồ của Đức tin,  12.
4. Như trên, 13.
5. Như trên, 15.
6. Như trên, 17.
7. Như trên, 18-19.
8. Như trên, 19.
9. Như trên, 22.
10. Như trên

267
11  Như trên, 35-36.
12  Như trên, 21.
13  Như trên, 37-38.
14  Như trên, 42.
15  Như trên
16  Như trên, 44.
17  Như trên, 46.
18  Như trên, 47.
19 Như trên, 48-49.
20  Như trên, 53.
21 Như trên
22 Như trên, 148.
23 Warner, Sự xức dầu của Thánh Linh,  238.
24 Như trên
25 Frodsham, Smith Wigglesworth:  Vị sứ đồ của Đức tin,  76.
26 Kenneth and Gloria Copeland, John G. Lake: Cuộc đời, các bài giảng
và Đức tin dạn dĩ của ông, (Forth Worth, TX: Kenneth Copeland
Publications, 1994], 443.
27  Như trên, 432.
28  Như trên, 27.
29 Gordon Lindsay, Các bài giảng mới của John G. Lake,  (Dallas: Christ
for the Nations, Inc., 1976], 19-20.
30  Lindsay, John G. La ke: Vị sứ đồ đến Châu Phi,  9.
31  Như trên, 65-66.
32  Như trên, 55.
33  Như trên, 56.

268
34  Như trên, 126.
35 George Stormont, Wigglesworth: Một người đồng đi với Chúa,  (Tulsa,
OK: Harrison House, Inc., 1989], Vị sứ đồ của Đức tin,  114.
37  Như trên, 72.
38  Như trên, 102-103.
39  Như trên, 79.
40 Polhill gửi đến Wigglesworth, ngày 20 tháng Mười năm 1920, các lá
thư của Polhill từ năm 1910-1929.
41 Lá thư từ Wigglesworth gửi đến T. H. Mundell ngày 21 tháng Mười
năm 1920.
42 Các lá thư từ Wigglesworth gửi đến Polhill, ngày 21 tháng Mười
năm 1920.
43 Frodsham, Smith Wigglesworth: Vị sứ đồ của Đức tin,  137.
44  Như trên, 139.
45 Albert Hibbert, Smith Wigglesworth: Bí quyết quyền năng của
ông,  (Tulsa, OK: Harrison House, Inc., 1982], 14-15.
46 Frodsham, Smith Wigglesworth: Vị sứ đồ của Đức tin,  150-151.

269
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Tám: Aimee Semple McPherson

“Một ai đó phải từng thấy lúc cô bước đi trên đại lộ Main Street từ
hướng ngân hàng và tiệm hớt tóc; cô là một người phụ nữ rất trẻ
trong bộ đầm trắng, đang xách một cái ghế.
“Đứng trên cái ghế đó, cô giơ cánh tay dài của mình hướng lên trời
như thể đang cầu xin sự giúp đỡ… Và sau  đó cô chẳng làm gì cả…
Cô nhắm đôi mắt to tròn của mình lại và đứng đó với đôi tay giơ
thẳng, giống như một cái tượng bằng cẩm thạch…
“Ngay cả khi nhắm mắt, Aimee vẫn có thể cảm nhận đám đông
người khi nó lên đến năm mươi người há miệng và la hét… Người
nữ trẻ này mở mắt ra và nhìn xung quanh.
“Cô nhảy ra khỏi ghế và hét lên: ‘Mọi người, hãy đi  theo tôi, nhanh
lên.’”
270
“Móc cánh tay cô qua phía sau cái ghế, cô vượt qua đám đông và bắt
đầu chạy trở lại Đại lộ Main Street. Mọi người đuổi theo cô, đầu tiên
là những cậu bé, sau đó là nhiều người nam và nữ. Họ đi theo cô vào
trong cánh cửa của Victory Mission. Ở đó có vừa đủ chỗ ngồi cho tất
cả mọi người.
Cô thì thầm với người tiếp tân: ‘Khóa cửa lại. Khóa cửa và cứ để cửa
khóa cho đến khi tôi xong hết nhé.’”1
Aimee Semple McPherson đã được mô tả như một người phụ nữ được
sinh ra trước thời của mình. Thực ra, Aimee là một người tiên phong
thuộc linh lót đường cho tất cả chúng ta và cần phải được xem là
người chịu  trách nhiệm phần lớn cho cách chúng ta bày tỏ Cơ Đốc
giáo ngày nay.
Aimee bất chấp mọi trở ngại. Câu chuyện cuộc đời của cô đã miêu tả
sinh động về cô như một người phụ nữ vẫn đang sống và đầy ấn
tượng. Không có gì thư giãn về cô. Với cô, một thách thức là một điều
phải được nắm lấy và chinh phục. Cô cưỡi trên ngọn sóng truyền
thông, và thực ra  chỉ dẫn hướng đi cho nó. Nếu việc quảng cáo trông
có vẻ tệ, cô sẽ thổi phồng nó xa hơn nữa và mỉm cười suốt thôi. Nếu
mọi người cảnh báo cô đừng làm điều gì đó, cô thường làm điều
ngược lại, từ chối đầu hàng sự sợ hãi. Thực tế, không có điều gì  quá
bình thường cho Aimee Semple McPherson. Bất cứ điều gì cần làm để
“có được mọi người” – Aimee sẽ làm. Cô ấy ngồi cùng “những người
thu thuế và gái mại dâm”, xuất hiện ở những nơi mà Cơ Đốc Nhân
bình thường ngại đến đó. Tất cả những người nghèo, người bình dân
và người giàu đều yêu quý cô vì điều đó, và hàng ngàn người đến dự
các buổi nhóm của cô.
Nhưng dĩ nhiên “phía tôn giáo” ghét cô. Khi quan điểm chính trị về hệ
phái dường như ngăn trở và làm tổn thương quá nhiều mục sư, Aimee
lại hiếm khi nghĩ về chúng. Cô phá hỏng sự ẩn dật và tính hẹp hòi tôn
giáo, dường như thương hại những người bị nó kiểm soát. Aimee bắt
đầu xây dựng một chức vụ rất lớn và vĩ đại đến nỗi ngay cả
Hollywood cũng để ý đến.

271
Một thời điểm nọ, khi những người phụ nữ chỉ bị xem như một “món
đồ” đối với chức vụ, Aimee đã xây dựng Đền thờ Angelus để mời họ
tham gia. Đền thờ đó được xây dựng và cung hiến trong suốt thời gian
suy thoái, và là một công trình công phu có đến năm ngàn chỗ ngồi.
Trong lúc tòa nhà đó được lấy đầy ba lần mỗi Chúa Nhật, Aimee thậm
chí còn liều hơn thế. Cô đã xây dựng trạm phát thanh Cơ Đốc đầu tiên
trên thế giới, và đã sáng lập ra một trong những hệ phái phát triển
nhanh nhất hiện nay.
Aimee sống trong đỉnh cao của Phong trào Ngũ Tuần đầy “những điều
nên làm”  và “những điều không nên làm”  của tôn giáo, những người nữ
nói chung không được chấp nhận trong chức vụ. Và để khiến cho vấn
đề tệ hơn với quan niệm tôn giáo thời đó, cô đã ly dị.

MỘT THẾ HỆ MỚI ĐƯỢC SINH RA


Cuộc đời của cô bắt đầu trong sự tranh luận và xì-căng-đan. Aimee
được sinh ra cho James Morgan và Mildred “Minnie” Kennedy vào
ngày 9 tháng Mười năm 1890, gần Salford, Ontario, Canada. Đứa con
gái duy nhất của James và Mildred, Aimee Elizabeth Kennedy đã lớn
lên trong  một thị trấn ầm ĩ tin đồn vì cớ những người đặt vấn đề với
những hoàn cảnh xung quanh việc ra đời của cô. Cha của cô, năm
mươi tuổi, kết hôn với mẹ của cô, Minnie, lúc bà ấy chỉ mười lăm tuổi.
Trước khi cưới, Minnie mồ côi đã từng là người làm việc sốt sắng với
Cứu Thế Quân. Cảm nhận sự kêu gọi hầu việc Chúa, cô đã truyền giáo
ngày và đêm trong nhiều thành phố xuyên khắp Ontario. Sau đó, một
ngày nọ cô đọc một bài báo về nhu cầu của nhà Kennedy cần một y tá
sống chung để chăm sóc cho bà Kennedy đang bị ốm. Vì thế cô chấp
nhận công việc đó và dọn đến ở cùng với gia đình, đặt chức vụ của
mình sang một bên.
Sau khi bà Kennedy qua đời, Minnie vẫn ở tại nhà của gia đình
Kennedy. Không lâu sau, người đàn ông lớn tuổi hơn đã hỏi cưới
Minnie làm vợ. Cả thị trấn nổi lên tin đồn, nhưng James Kennedy cứ
mặc cho họ nói.
272
Ngày hôm sau của đám cưới, Minnie quỳ gối xuống và cầu nguyện.
Cô xưng nhận rằng mình đã thất bại trong sự kêu gọi hầu việc Chúa,
và  xin Chúa tha thứ. Sau đó, cô cầu nguyện:
“Nếu Chúa nghe lời cầu nguyện của con, như Ngài từng nghe lời
cầu nguyện của bà An-ne, xin Chúa ban cho con một đứa con gái,
con sẽ dâng nó cho công việc nhà Ngài, và nó có thể giảng Lời Chúa
mà lẽ ra con đã giảng, thế vào chỗ mà lẽ ra con đã ở, và sống cuộc đời
mà lẽ ra con phải sống trong sự hầu việc Ngài. Ôi Chúa ôi, xin hãy
nghe và nhậm lời cầu xin của con…”2
Không lâu sau, Minnie mang thai. Cô tin chắc rằng mình mang thai
con gái, vì thế mọi thứ cô sắp xếp, mua sắm hay nhận cho em bé đều
là màu hồng. Sau đó, trong sự nhậm lời cầu nguyện của cô, một em bé
gái đã chào đời ngày 9 tháng Mười vào gia đình làm nông Kennedy
người Canada, gần Salford.
Những người trong Cứu Thế Quân đã đến và thăm em bé, và họ mang
đến tin buồn rằng vợ của Đại tướng vĩ đại William Booth, bà
Catherine Booth, đã qua đời. Catherine từng là người đồng sáng lập
Cứu Thế Quân và là một trong những vị khách mà có lẽ Aimee có thể
trở thành người kế vị rất tốt của bà.3
Cho dù chương trình của Chúa dành cho đứa bé này là gì thì sau khi
Minnie nghe xong những lời này, cô biết rất rõ rằng Aimee chắc chắn
sẽ lớn lên vượt xa hơn những mong đợi của mình.
ỄNH ƯƠNG VÀ TẤM BẢNG LỚP
Khi Aimee được ba tuần tuổi,  Minnie đã dâng cô cho Chúa trong buổi
nhóm của Cứu Thế Quân. Thời thơ ấu của cô là một bức tranh hoàn
hảo. Cô được nuôi nấng như đứa con duy nhất trong một nông trại
lớn trong một gia đình nghề nông mở rộng với những con vật nông
trại như những người bạn chơi cùng. Cô lớn lên với  những câu
chuyện về Đa-ni-ên trong hang sư tử, Giô-sép và Pha-ra-ôn, và  Môi-se
dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập. Lúc Aimee lên bốn, cô có thể đứng
ở một góc phố, giữa buổi biểu diễn đánh trống, và thu hút một đám
đông bằng việc kể lại những câu chuyện Kinh Thánh.
273
Aimee là một bé gái gan dạ. Cô bé đầy những ý tưởng bướng bỉnh.
Không có gì đe dọa được cô bé, ngoại trừ việc nhận ra rằng bất kể cô
bé ở đâu thì Chúa đều có thể nhìn thấy mọi điều cô làm.
Một lần nọ, trong lúc nằm trên giường bệnh, một người làm thuê thò
đầu mình vào cửa, hỏi xem anh có thể làm gì cho cô. Aimee thở dài
một cách ngang bướng và nói: “Con muốn nghe mấy con ếch hát. Hãy
đi  xuống đầm và mang về cho con ba hay bốn con ếch và bỏ chúng
vào cái  xô nước để bên cạnh giường con.”
Vì thế người đàn ông đó làm như điều được dặn, và khoảng một giờ
sau, anh ta quay trở lại phòng của cô bé với một cái xô lớn đầy hoa
huệ và ếch. Nhưng khi anh ta rời đi để làm việc, anh ta không nghe
thấy tiếng Aimee la hét gọi anh để cứu khỏi những con ếch đã nhảy ra
khỏi xô, và bây giờ đang nhảy khắp phòng! Chính bà Minnie, mẹ của
Aimee là người đã bắt những kẻ nhầy nhụa không mời mà đến này!”
Lúc còn là cô bé học ở trường, Aimee luôn là người đứng đầu. Khi
những đứa trẻ khác chọc ghẹo cô, gọi cô là một “đứa Cứu Thế Quân”,
Aimee đã nổi giận. Nhưng thay vì đánh trả lại, cô lại chơi cùng chúng.
Những năm sau, cách phản ứng như thế đã khiến Aimee trở nên nổi
tiếng.
Một lần nọ khi Aimee đang bị trêu chọc, thay vì trả đũa lại những
người bạn học của mình, cô có một cái hộp, một cây thước và một tấm
khăn trải bàn màu đỏ. Sau khi cô chỉ định một cậu bé khiêng một mô
hình bà lão màu đỏ (red Hag) và đi vòng quanh đập vào cái hộp của
cô như cái trống trong khi hát to hết cỡ. Lúc đầu, những cậu bé đứng
vào hàng phía sau cô, cười nhạo việc diễu hành đó, nhưng sau đó
chúng bắt đầu thích. Không lâu sau, những bé gái cũng bước vào và
tham gia cuộc diễu hành sôi động của cô. Và từ ngày đó trở đi, không
ai chọc Aimee về Cứu Thế Quân nữa. Đức tin của cô bé luôn được trân
trọng chứ không bao giờ bị khước từ nữa.5
Khi Aimee còn là một cô bé, cô thích xem mẹ của mình, là người giám
thị trường Chúa Nhật trong các buổi nhóm của Cứu Thế Quân. Khi cô
274
vừa từ Hội Thánh về đến nhà, cô đã xếp ghế lại thành một vòng tròn
trong phòng của mình. Sau đó, cô sẽ bắt chước mẹ mình bằng việc
giảng cho  mọt đám đông tưởng tượng của cô.
Trong tấm hình ở trường, Aimee tám tuổi đang giữ cái bảng lớp trong
lúc ngồi giữa vòng những học sinh khác. Những đứa trẻ ở hai bên của
giáo viên trông có vẻ tức giận. Chúng tức giận vì trước khi bức hình
đó được chụp, cuộc tranh cãi đã nổ ra về việc ai sẽ là người cầm tấm
bảng lớp. Nhưng khi chúng đang cãi nhau, đột nhiên Aimee nhảy vào
giữa và tóm lấy nó! Sau đó khi những đứa khác cố gắng giựt lại thì
giáo viên đã tóm tất cả mọi người và bắt chúng ngồi xuống để chụp
hình.
Tấm hình đó phục vụ như một bức hình chụp nhanh mang tính tiên
tri về chức vụ tương lai của Semple McPherson. Những đứa trẻ xung
quanh cô bé cảm thấy bực mình vì hành động dạn dĩ và kiên quyết
của cô. Và ở ngay chính giữa, Aimee ngồi giữa đôi chân bảo vệ của cô
giáo – đầy vui mừng và tự tin trong sự chiến thắng hân hoan!
TIẾN TỚI MỤC TIÊU!
Trong suốt thời thanh xuân, tính cách về giáo điều của Aimee bắt đầu
xuất hiện. Cô có một thái độ sôi nổi và khôi hài với thẩm quyền. Nếu
bạn được chọn để trở thành người lãnh đạo trên cô, bạn sẽ phải chứng
tỏ một cách ấn tượng rằng bạn có thể làm được điều này trước khi
mong đợi bất kỳ sự đầu phục nào từ cô!
Aimee không hẳn là người thiếu tôn trọng hay nổi loạn, và cô không
bao giờ cố ý gây khó dễ cho người có thẩm quyền. Chỉ là vì khả năng
lãnh đạo của cô quá tuyệt vời đến nỗi những người xung quanh cô tự
nhiên bị thách thức và cảm thấy không thể nói nên lời. Ngay cả khi
còn nhỏ, lúc Aimee đi vào phòng, cô bé có thể có được sự chú ý của
bất kỳ ai mà không cần phải nói một lời nào.
Một số người nói Aimee là một đứa trẻ hư và chính cha của cô bé,
James Kennedy, là người đã nuông chiều cô. James rất thích đứa con
gái gan dạ bé bỏng của mình. Nhiều người khác nói Aimee chỉ làm
275
cha mẹ cô mệt mỏi vì sự sôi nổi và sáng tạo của cô. Nhưng với họ,
Aimee Elizabeth là một sự nhậm lời của Chúa, và họ đối đãi với cô bé
như một báu vật.
Minnie Kennedy trông nom Aimee như chim ưng. Bà là người mẹ tốt
với Aimee, nhưng việc học cách đứng lên cho Minnie không phải là kỳ
công nhỏ. Chỉ mỗi việc cố gắng trả lời cho cô bé Aimee những câu hỏi
khó đã dọn đường cho cô bé như một người lãnh đạo Cơ Đốc tương
lai. Vì cớ nhiệt huyết trong cuộc sống và sự mạnh mẽ về cảm xúc,
chẳng mấy chốc Aimee bắt đầu vui thích tiếng vỗ tay. Là thiếu nhi,
tính khí gây chú ý của cô bé trở nên nổi tiếng trong những vở kịch của
địa phương. Và cô một  nhà hùng biện nổi tiếng trong trường trung
học.
Vào năm mười hai tuổi, Aimee đã chiến thắng huy chương bạc vì một
bài phát biểu được trình bày ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Cơ Đốc lịch thiệp
ở Ingersoll, Ontario, Canada. Cô sẽ tranh tài ở Luân Đôn, Ontario để
tranh huy chương vàng.
Năm mười ba tuổi, Aimee đã là một diễn giả nổi tiếng và nổi bật trước
công chúng. Cô được mời đến góp phần giải trí trong các buổi ăn tối
của Hội Thánh, nhiều tổ chức, các cuộc bán đấu giá vào Giáng Sinh,
các lễ hội và dã ngoại. Nhiều cộng đồng ở Ingersoll và Salford sớm
nhận thấy rằng mọi người sẽ đến từ nhiều dặm cách đó để được giải
trí bởi cô bé tài năng đặc biệt này.6
DARWIN HAY CHÚA GIÊ-XU?
Nhưng việc học của Aimee trong Hội Thánh Giám Lý ở Salford đã
sớm khiến cô gặp vài hoang mang. Dù những người bên Giám Lý
khích lệ bài diễn thuyết và sự giải trí bên trong hội thánh của họ, thì
họ hoàn toàn lên án về những rạp chiếu phim và các vở kịch ở bên
ngoài. Thực tế, Minnie đã được hướng dẫn để tin rằng “những hình
ảnh chuyển động” là điều tội lỗi nhất từng được tạo ra. Vì thế Aimee
lớn lên trong một thế thệ tin vào những luật lệ tôn giáo nghiêm ngặt.
Những người có thẩm quyền trong Hội Thánh và những người khác
đã chính thức cảnh báo cô rằng nếu cô còn đến rạp chiếu phim nào
276
nữa thì cô sẽ bị xuống địa ngục. Tuy vậy, một lần nọ khi được mời đi
xem phim, cô đã đồng ý đi. Và khi cô đi, cô đã nhận ra nhiều thành
viên khác trong Hội Thánh  mình.  Một  người  là  giáo viên  trường
Chúa Nhật. Sự giả hình đó đã làm cô cảm thấy bị xúc phạm sâu sắc.
Khi Aimee vào trường phổ thông năm 1905, thuyết Darwin vừa mới
được phổ biến. Thình lình, mọi sách giáo khoa mới đều đầy ắp thuyết
Darwin tuyên bố rằng sự sống trên đất này bắt đầu từ a-míp, và con
người là bà con với tinh tinh.
Aimee rất sốc. Dù cô chưa phải là Cơ Đốc Nhân đã được tái sanh, thì
cô  đã được dạy dỗ về Kinh Thánh, và thật sự  bị xúc phạm bởi những
lời tuyên bố của Darwin. Vì thế, cô đã đến gặp giáo sư khoa học của
mình và bạo dạn chất vấn ông ấy về vấn đề này. Theo như ông lo ngại,
“nghiên cứu sinh học đã thay thế cho sự mê tín cổ xưa.” 7 Nhưng
Aimee dồn người đàn ông đáng thương đó vào góc tường đến mức
mà cuối cùng ông phải lảng tránh cô, sau đó đưa cho cô một danh
sách các loại sách cần nghiên cứu.
Aimee chấp nhận sự thách thức đó. Không chỉ đọc những tác giả
ngoài đời và những lý thuyết của họ, mà khi cô đọc xong không ai
trong những tác giả đó biết nhiều về chủ đề về thuyết Darwin hơn cô
biết. Điều này đã trở thành một khuôn mẫu trong suốt cuộc đời của
cô. Aimee rất siêng năng và không thể bị đánh bại.
Nhưng trong việc đọc sách của mình, cuối cùng Aimee quyết định 
rằng thuyết Darwin đã đúng. Sau tất cả, Hội Thánh đã không thực
hành điều Kinh Thánh nói. Dường như Hội Thánh chỉ là một buổi tụ
tập mang tính xã hội cho những vở kịch và giải trí, và không có phép
lạ nào xảy ra như những phép lạ cô đọc được trong Kinh Thánh. Vì
thế cô bắt đầu tranh luận với nhưng mục sư khách mời và chất vấn vì
sao họ giảng nếu ngày nay không còn phép lạ nữa.
Khi bị chất vấn, một vị mục sư đã hắng giọng và giải thích cách mà 
các phép lạ không còn nữa, mô tả nó như “sự chấm dứt ân tứ”. Sau đó
khi Aimee thách thức ông với những câu Kinh Thánh khác, cuối cùng
277
ông bảo cô ấy rằng những vấn đề này hoàn toàn vượt quá hiểu biết
của cô. Hiển nhiên người này không biết về sự quyết tâm của Aimee.
Một buổi tối nọ sau giờ nhóm của Hội Thánh, Aimee thách thức một
diễn giả khách mời về một vấn đề mà cha mẹ cô rất xấu hổ. Cô hỏi vị
mục sư đang run: “Nếu Kinh Thánh là thật, vì sao những người
hàng xóm của chúng ta lại nộp thuế đủ để phá hủy đức tin của
chúng ta?”8 Một lần nữa, Aimee đã có lời cuối cùng. Nhưng cô cảm
thấy khốn khổ, vì dường như không ai có lý lẽ thuộc linh để giải quyết
sự hoang mang của cô.
Cuối cùng, Aimee đã đưa ra kết luận theo như niềm tin của cô rằng,
nếu nhiều phần trong Kinh Thánh không còn đúng nữa thì không có
phần nào trong Kinh Thánh là đúng cả. Cô lý luận xa hơn rằng nếu có
một lỗ thủng ở một nơi nào đó, thì toàn bộ điều đó sẽ bỏ đi. Vì thế cô
quyết định trở thành người vô thần.
Trở về nhà sau cuộc chiến đấu khẩu chai sạn cuối cùng này với mục
sư, Aimee chạy tức tốc vào phòng mình, mở cánh cửa chớp ra, và nhìn
ra ngoài trời. Khi cô đang quan sát vẻ lộng lẫy của các vì sao, Aimee
xúc động. Một ai đó phải tạo ra thiên đàng, và cô muốn biết đó là ai,
đó là cái gì. Không phải là câu chuyện hay tin đồn nữa. Cô muốn thực
tế.
Vì thế, Aimee đã cầu nguyện: “Ôi Chúa – nếu thật có Chúa – xin hãy
bày tỏ Chính Ngài cho con!”9 Hai ngày sau, Chúa đã nhậm lời cầu xin
của cô.
NHỮNG NGƯỜI NHÀO LỘN THÁNH ĐANG Ở ĐÂY!
Aimee là một “người trẻ bình tĩnh quyết tâm”. Vào năm mười bảy 
tuổi, cô là một cô gái xinh đẹp dường như có mọi điều cô muốn.
Không giống như những cô gái khác trong miền đó, cô chưa bao giờ
nói về việc kết hôn và có con. Cô rất thông minh và gia đình cô thoải
mái về tài chánh. Quần áo được may của cô đều rất hợp thời trang, và
cha mẹ cô hết sức chiều chuộng cô. Cô cũng có khả năng nói và thu
hút một khán giả nào đó với một hoặc hai câu nói, và cô đã chiến
thắng bất kỳ cuộc thi nào về diễn thuyết mà cô từng tham gia. Cô đã
278
đi đến nhiều nơi khiêu vũ, nhận thấy có nhiều thành viên trong Hội
Thánh đến đó. Thực ra, người đầu tiên nhảy  với cô là một mục sư
Trưởng lão. Nhưng hơn thế nữa, Aimee cần Chúa. Và không lâu sau,
cô đã gặp được Ngài.
Ngày hôm sau khi Aimee cầu xin Chúa bày tỏ chính Ngài, cô đang lái
xe từ trường về nhà với cha mình. Khi họ đang đi xuống đại lộ Main
Street ở Ingersoll, cô để ý thấy một bảng hiệu trên cửa sổ trước cửa
hàng ghi rằng: SỰ PHẤN HƯNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH:
ROBERT SEMPLE, NHÀ TRUYỀN GIÁO AI-LEN.
Aimee từng nghe về cách những người Ngũ Tuần này ngã trên sàn và
nói những thứ tiếng không ai biết. Và cô từng nghe những câu chuyện
điên cuồng về việc họ la hét và nhảy múa. Cô rất tò mò, vì thế tối hôm
sau trước giờ tập dợt chương trình Giáng Sinh của Aimee, James
Kennedy đã dẫn con gái mình đến buổi truyền giảng. Họ ngồi ở hàng
ghế sau.
NGAY CẢ CHIM CŨNG CƯỜI
Tại buổi nhóm, Aimee tập trung hết cỡ. Cô rất thích thú khi nhìn thấy
một số người dân thành thị hát và hô to “Ha-lê-lu-gia” với tay giơ lên.
Cô nghĩ: “Một buổi trình diễn thật tuyệt!”  Nếu cô không phải là người
vô thần, Aimee nghĩ cô sẽ tự hô to! Cô đã hoàn toàn vui thích buổi
biểu diễn mộc mạc này từ tháp trí tuệ của mình. Sau đó, Robert
Semple bước vào phòng.
Vào lúc đó, mọi thứ đã thay đổi cho Aimee. Semple cao khoảng 1,88
mét, mắt xanh, tóc xoăn nâu, và có tính khôi hài tuyệt vời. Nhiều năm
sau, Aimee vẫn trìu mến nói về đôi mắt xanh của anh như “có ánh
sáng của thiên đàng.”
Là tín hữu Trưởng Lão Ai-len, Semple rời khỏi quê hương mình và đi
đến New York bằng tàu. Sau đó anh đã đi qua Toronto, Canada, rồi
đến Chicago, Illinois. Chính trong năm 1901 thì sự bày tỏ việc nói các
thứ  tiếng đã lan từ Topeka, Kansas đến Chicago. Và chính lúc ở
Chicago, Robert Semple đã nói tiếng lạ lần đầu tiên. Trong lúc làm
việc như một thư ký cho cửa hàng bách hóa Marshall Field của thành
279
phố, Chúa đã kêu gọi anh hầu việc Ngài. Anh đã trở thành một nhà
truyền giáo rất thành công được biết đến khắp Bắc Mỹ và Canada. Và
bây giờ, anh đã đến thị trấn của Aimee.
Khi Semple bước vào nơi truyền giảng bé nhỏ đó, dường như cả thế
giới của Aimee đứng yên. Mục sư Robert Semple sải bước đến bục
giảng và mở Kinh Thánh của mình ở Công vụ đoạn 2. Sau đó, anh lặp
lại một mạng lệnh đơn giản: “Ăn năn… hãy ăn năn.” Aimee bắt đầu
bứt rứt và lúng túng. Mỗi lần Semple giảng, lời của anh như mũi tên
xuyên thấu lòng cô. Về sau Aimee đã nói: “Tôi chưa từng nghe bài
giảng nào giống như thế. Dùng Kinh Thánh như một thanh gươm,
anh ấy đã chia cắt cả thế giới ra làm hai.”
Nhà truyền giáo trẻ tuổi không phân vân giữa hầu việc Chúa và hầu
việc thế gian. Nếu bạn yêu một bên, bạn sẽ không thể yêu được bên
kia. Hoặc là bạn theo Ngài, hoặc là chống lại Ngài. Điều đó chỉ đơn
giản như thế. Aimee chăm chú lắng nghe từng lời. Sau đó, nhà truyền
giáo trẻ tuổi nhìn lên trời và bắt đầu nói tiếng mới. Khi cô nhìn thấy,
mặt của anh  dường như bừng lên ánh sáng bên trong.
Khi Semple nói, Aimee có thể hoàn toàn hiểu được điều đang được
nói. Đó là tiếng phán của Chúa, bày tỏ Chính Ngài cho cô, đáp lời cầu
nguyện của cô:
“Từ khoảnh khắc tôi nghe người thanh niên đó nói tiếng mới, cho
đến ngày nay, tôi chưa bao giờ nghi ngờ một giây phút nào rằng có
một Đức Chúa Trời, và Ngài đã bày tỏ cho tôi thấy tình trạng thật
của mình là một tội nhân đáng thương, hư mất, khốn cùng, phục vụ
cho địa ngục.”10
Ba ngày sau, Aimee dừng xe ngựa ở giữa đường một mình, giơ tay lên
trời và kêu xin Chúa thương xót. Sau đó, đột nhiên, như cô đã viết về 
điều này:
“Bầu trời tràn ngập ánh sáng. Cây cối, cánh đồng và những chú chim
sẻ tuyết bay qua bay lại như đang ngợi khen Chúa và mỉm cười với
tôi. Tôi nhận thức quá rõ về dòng huyết cứu chuộc của Chúa Giê-xu
280
đến nỗi dường như tôi  cảm nhận điều đó đang tuôn chảy trên
mình.”
Cuối cùng, Aimee đã được tái sanh.
RÚNG ĐỘNG BỞI QUYỀN NĂNG
Tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình, Aimee đã cầu nguyện và nhận
được một khải tượng. Khi cô nhắm mắt lại, cô nhìn thấy một dòng
sông đen chảy ào ạt với hàng triệu người nam, người nữ và trẻ con bị
cuốn trong đó. Họ đang bị cuốn đi vô vọng bởi dòng nước đó và bị rơi
xuống một cái thác. Sau đó cô đã nghe – “Hãy trở thành người chinh
phục những linh hồn.”11
Bối rối vì làm thế nào để cô có thể hoàn thành được nhiệm vụ này,
Aimee bắt đầu tìm kiếm Chúa nhiều hơn. Nhiều phụ nữ không thể
giảng. Chỉ đơn giản vì họ không được phép. Nhưng Aimee tin rằng
nếu một ngư phủ Phi-e-rơ có thể giảng thì một cô gái nông trại
Canada cũng có thể giảng nữa. Vì thế cô tra cứu trong Tân Ước. Và khi
cô làm thế, cô đã đi đến kết luận rằng đòi hỏi duy nhất cần thiết cho
một người được kêu gọi  để giảng là báp tem trong Thánh Linh. Vì
thế, đi ngược với điều mẹ cô mong đợi, Aimee bắt đầu tham gia các
buổi nhóm “chờ đợi” đã xảy ra tại Ingersoll, Ontario, một thời gian.
Có rất nhiều biểu hiện trong các buổi nhóm chờ đợi ở Ingersoll. Buổi
nhóm được hình thành với mục đích để nhận lãnh báp-têm bằng  Đức
Thánh Linh, được hầu hết nhiều người xem là vô cùng cực đoan.
Ngay cả Cứu Thế Quân cũng đến Minnie để bàn luận cư xử theo kiểu
Ngũ Tuần một cách đột ngột của con gái bà.12
Nhưng Aimee không quan tâm suy nghĩ của một người là gì. Tất cả
những gì cô muốn làm là làm vui lòng Chúa … và Robert Semple.
Chính tình yêu của Robert dành cho Chúa đã khiến Aimee sốt sắng
theo đuổi Ngài. Cô sốt sắng muốn biết Chúa như Robert đã làm.
Thứ hạng ở lớp của Aimee bây giờ đang tụt dần vì cớ dành quá nhiều
thời gian ở các buổi nhóm chờ đợi. Một buổi sáng nọ, khi Aimee đi
ngang qua nhà của người phụ nữ tổ chức các buổi nhóm chờ đợi, cô
cảm thấy mình không thể tiếp tục đến trường – cô muốn nói tiếng
281
mới! Thực tế, cô đã chờ để được nói các thứ tiếng rất nhiều, đến nỗi cô
quay trở lại từ xe  lửa và bấm chuông cửa của người phụ nữ đó. Bây
giờ cô đang bỏ học để chờ đợi trong sự cầu nguyện.
Một lần nọ, Aimee đã được mời đến và giải thích tiếng khóc trong 
lòng của cô, cô cùng người lãnh đạo của nhóm chờ đợi đã tìm kiếm
Chúa và cầu nguyện. Thậm chí Aimee đã xin Chúa trì hoãn lớp học để
cô có thể tiếp tục chờ đợi và nhận lãnh ở đó. Và khi cô làm thế, một
trận bão tuyết đã tấn công Ingersoll. Luồng gió lạnh đó không những
ngăn cô không thể đến trường mà cũng ngăn không cho cô về nhà.
Aimee vô cùng xúc động! Cô đã ở lại đó vì tuyết trong ngày cuối tuần
để chờ đợi Thánh Linh.
Sáng sớm thứ Bảy kế tiếp, trong lúc mọi người đang ngủ ở nhà, Aimee
thức dậy sớm để tìm kiếm Chúa. Khi cô cất tiếng thờ phượng Chúa,
những lời ngợi khen sâu thẳm từ đáy lòng cô, cho đến cuối cùng, có
một tiếng sấm thoát ra khỏi cô và rung lên từ đầu cho đến chân.
Aimee trượt xuống sàn nhà, cảm thấy như thể cô đã bị cuốn vào
những đám mây vinh hiển. Thình lình, có lời bắt đầu tuôn ra khỏi
miệng cô trong một ngôn ngữ khác – đầu tiên trong từng cụm từ ngắn,
sau đó là cả câu. Đến lúc này, cả nhà đã tỉnh giấc vì tiếng của cô, và cả
nhóm đã la hét và vui mừng ở tầng dưới. Giữa vòng họ, là Robert
Semple. Không biết chính xác là Robert Semple đã ở thị trấn của
Aimee bao lâu. Nhưng anh phải đi tới đi lui vì việc anh ở đó khi
Aimee được báp tem trong Thánh Linh.
ĐIỆU NHẢY “CÓ ĐIỆN”
Robert đã đi nhiều nơi, nhưng thường ở cùng với Aimee suốt mùa
đông. Sau đó, vào đầu mùa xuân năm 1908, Robert trở lại Ingersoll và
cầu hôn cô. Thực ra, anh đã cầu hôn Aimee trong chính ngôi nhà mà
cô đã nhận được báp tem Thánh Linh trước đó vài tháng. Sáu tháng
sau, vào ngày 12 tháng Tám năm 1908, Aimee đã kết hôn với Robert
Semple trong căn nhà ở nông trại của cô gần Salford, Ontario.

282
Aimee đã không thể hoàn tất phổ thông vì cớ tình yêu cô dành cho
Semple. Thực ra, cô đã bỏ lại mọi thứ để yêu thương, tôn trọng và
vâng lời người chồng mới của mình. Robert là tất cả những gì cô cần
cho một cuộc sống đầy trọn và phong phú.
Về sau cô đã viết: “Anh ấy là trường thần học, người cố vấn thuộc
linh, và là người yêu dịu dàng, kiên nhẫn và đáng tin cậy của tôi.” 13
Trước khi kết hôn, Aimee và Robert đã thuyết phục cha mẹ của cô
rằng nói các thứ tiếng khác là điều đúng với Kinh Thánh. Nhưng cả
hai phải bỏ công sức nhiều hơn để thuyết phục Minnie về ý muốn của
Chúa liên quan đến sự kêu gọi đến Trung Quốc của vợ chồng họ.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, Robert đã làm việc trong một nhà máy vào
ban ngày và đi giảng vào buổi tối. Không lâu sau, chức  vụ của anh đã
đem họ đến London, Ontario là nơi họ đã phục vụ trong nhiều gia
đình. Robert sẽ giảng trong khi Aimee chơi đàn dương cầm, hát và cầu
nguyện với những người mới tin Chúa. Chỉ trong vài tháng, một trăm
người đã nhận báp tem trong Thánh Linh, với hơn nhiều người khác
được cứu. Họ cũng nhìn thấy nhiều sự chữa lành nổi bật.14
Vào tháng Giêng năm 1909, gia đình Semples đã đến Chicago, Illinois,
là nơi Robert được phong chức bởi Mục sư William Durham. Họ đã
hầu việc Chúa ở đó nhiều tháng trong gia đình lân cận người Ý, rất
thỏa lòng và vui vẻ.

283
Robert và Aimee Semple
Về sau cũng trong năm đó, gia đình Semples đã đi đến Findlay, Ohio,
cùng với Mục sư Durham để làm việc trong một tổ chức truyền giáo
khác. Chính ở nơi đó mà Aimee đã kinh nghiệm sự chữa lành thiên
thượng đầu tiên của cô. Nó xảy ra khi Aimee bị gãy mắt cá chân sau
khi ngã cầu  thang. Bác sĩ nhìn vào Aimee và bảo rằng cô sẽ không bao
giờ sử dụng được bốn sợi dây chằng này nữa. Và cô được dặn là
không được đứng ít nhất một tháng. Nhưng Aimee tiếp tục đi khập
khiễng đến các buổi nhóm cầu nguyện, mặc dù việc chuyển động nhẹ
nhất của sàn nhà cũng gây ra cơn đau dữ dội.
Cuối cùng, tại một buổi nhóm, cơn đau trở nên quá lớn đến nỗi cô
phải quay trở lại phòng của mình. Khi cô ngồi và nhìn vào những
ngón chân bị đen và sưng phồng của mình, cô nghe một tiếng nói:
“Nếu con đi đến đó (tổ chức truyền giáo) và nhờ anh Durham đặt tay
trên chân của con thì Ta sẽ chữa lành cho con.” Nhận biết đó là tiếng
phán của Chúa, Aimee đã làm theo những gì cô được bảo.
Tại tổ chức truyền giáo, Anh Durham đang đi lên đi xuống lối đi giữa
của các dãy ghế, nhưng dừng lại và đặt tay trên chân của Aimee. Một
284
cảm giác giống như cú điện giật nơi chân của cô, và ngay lập tức vết
bầm đen không còn trên chân cô nữa. Cô cảm thấy các dây chằng đã
trở lại đúng vị trí khi xương của cô đã được bình phục, bất thình lình
cô không cảm thấy đau nữa.
Aimee phấn khởi nhờ một người cắt dây băng bó. Sau một số tranh
cãi, cuối cùng họ đã đồng ý làm điều đó. Một khi dây băng bó đã được
tháo bỏ, họ rất kinh ngạc khi nhìn thấy một bàn chân được lành lặn
hoàn toàn. Sau đó, Aimee đứng trên chân mình và nhảy múa khắp
Hội Thánh!15
CÁC QUỶ, XIỀNG XÍCH & THIÊU ĐỐT ẤN ĐỘ GIÁO
Vào đầu năm 1910, gia đình Semples, bây giờ đang mong đợi một đứa
con, đã lên tàu đến Trung Quốc. Hai vợ chồng đã đến thăm cha mẹ
của Robert ở Ai Len, sau đó dừng chân ở London là nơi anh giảng
trong nhiều buổi nhóm. Trong lúc anh đang ở trong một buổi nhóm,
một triệu phú Cơ Đốc đã mời Aimee đến giảng ở Tòa nhà Victoria và
Albert. Aimee chỉ mới mười chín tuổi, trước đây chưa từng giảng
trước công chúng, nhưng cô không muốn mất cơ hội phục vụ Chúa.
Vì vậy cô bồn chồn nhận lời.
Khi Aimee đứng trước nhiều người trong tòa nhà, cô mở Kinh Thánh
trong Giô-ên 1:4. Khi cô bắt đầu dạy mang tính tiên tri về sự khôi
phục  của Hội Thánh qua các thời đại. Thực tế, cô đã rất chú tâm vào
thời điểm đó, đến nỗi sau buổi nhóm, cô chỉ nhớ được sự xức dầu lạ
thường đã cảm thúc cho sứ điệp đó. Cô không thể nhớ điều mình đã
nói, nhưng cô có thể nhớ những tiếng vỗ tay và nhiều người đã lau
nước mắt khi họ nghe cô giảng.
Vào tháng Sáu năm 1910, gia đình Semples đến Hong Kong. Nhưng
Aimee chưa sẵn sàng cho những gì cô nhìn thấy. Thức ăn của người
Trung Quốc gồm sâu, bọ và chuột khiến cô cảm thấy kinh tởm, và căn
nhà của họ rất ồn ào đến nỗi họ nghỉ ngơi được rất ít. Cuối cùng họ
nhận biết căn nhà nhỏ của mình đã bị “ám” bởi các tà linh khiến gây
ra những tiếng ồn cả ngày lẫn đêm.

285
Một ngày nọ, những người theo Ấn Độ giáo đã thiêu sống một người
đàn ông ở bên ngoài cửa sổ bếp của họ. Cùng với những thứ khác,
Điều này đã khiến Aimee có nguy cơ bị chứng ít-tê-ri (kích động quá
mức) hầu hết thời gian. Cô bắt đầu ghét việc truyền giáo. Và không
lâu sau, vì cớ điều kiện sống nghèo nàn của họ, cô và Robert đã bị
nhiễm sốt rét. Tình trạng của Robert nặng hơn cô và vào ngày 17
tháng Tám, chỉ sau hai tháng ở đó, Robert Semple đã qua đời.
Bây giờ Aimee chỉ còn lại một mình tự lo liệu trong một xứ sở xa lạ
này. Nỗi đau của cô quá sức chịu đựng khi cô mang thai đứa con với
Robert. Một tháng sau khi Robert qua đời, vào ngày 17 tháng Chín
năm 1910, cô đã sinh một đứa bé gái nhỏ xíu, nặng bốn pound
(khoảng 1,8kg), đặt tên là Roberta Star.
Nhưng cái chết của Robert đã khiến cuộc sống của Aimee đầy nỗi đau
buồn. Không điều gì có thể mô tả nỗi khốn khổ của cô khi cô nằm
trong bệnh viện để chiến đấu với sự kinh khiếp của thực tế rằng phải
tiếp tục sống một mình. Đôi khi cô muốn quay vào những bức tường
của bệnh viện và hét vào chúng.16
Minnie, mẹ của Aimee đã gửi tiền cho cô để cô về nhà. Là một giáo sĩ
góa chồng cô độc cố gắng vượt Thái Bình Dương, với đứa con nhỏ xíu
cô đang bế là điều duy nhất mang lại cho cô hy vọng.
NGÔI NHÀ THÂN YÊU
Khi về đến nhà, Aimee đã khóc về việc mất Robert hơn một năm,
nhưng cô vẫn tiếp tục tìm kiếm ý muốn Chúa cho đời sống mình. Cô
đi  đến New York và sau đó đến Chicago, hy vọng phục vụ trong các
Hội Thánh mà Robert từng rời đi. Và rồi sức khỏe của đứa bé trở nên
tệ hơn, nên cô đã về lại căn nhà thơ ấu của mình. Nhưng nỗi đau của
Aimee đã không để cô ngồi lại quá lâu, và cuối cùng cô quay trở lại
New York.
Trong lúc ở New York, Aimee đã gặp Harold McPherson, là người
không lâu sau trở thành người chồng thứ hai của cô. McPherson đến

286
từ Rhode Island, và được mô tả là một người đàn ông đáng tin cậy,
suy nghĩ thấu đáo, có sức mạnh và rất tử tế.
Vào ngày 28 tháng Hai năm 1912, Aimee và Harold đã kết hôn.  Aimee
gọi Harold là “Mack”. Roberta gọi anh là Bố Mack. Họ chuyển đến
Providence, Rhode Island, để sống trong một căn nhà nhỏ là nơi
Harold có việc làm trong một ngân hàng và Aimee ở nhà làm việc nội
trợ. Và vào tháng Bảy năm 1912, Aimee đang mong chờ đứa con thứ
hai của cô.
Theo Aimee, vấn đề thật sự mà cô và Harold đã tranh chiến trong mối
quan hệ hôn nhân của họ là ở lãnh vực các mục tiêu rất khác nhau của
họ. Cô mô tả ba năm sau đám cưới giống như câu chuyện Giô-na.
Aimee chạy trốn khỏi Chúa, và kết quả là cô phải trải qua sự ngã lòng.
Cô bị mắc bệnh truyền nhiễm, và cuối cùng bị suy sụp tinh thần.
“CON CÓ ĐI KHÔNG?”
Sau đó, Rolf, đứa con trai duy nhất của cô đã chào đời vào ngày 23
tháng Ba năm 1913, và là một người mẹ, cô bắt  đầu nhận ra bên trong
cô cần xây dựng một sự trưởng thành và ổn định về mặt cảm xúc để
có thể đem đến ích lợi cho tương lai của mình. Không lâu sau khi sinh
đứa con thứ hai, Aimee bắt đầu nghe tiếng Chúa phán với cô: “Hãy
giảng Lời Chúa! Con có đi không?” Cô nghe tiếng phán đó đặc biệt
khi cô đang dọn dẹp nhà.17
Sự nhạy bén với tiếng phán của Chúa Thánh Linh mà Aimee đã phát
triển trong những năm qua cuối cùng đã làm thức tỉnh một quốc gia
đang ngủ. Có người nói rằng cô đã dịu dàng nói với hàng ngàn người
trong chức vụ của mình như một người mẹ nói cùng những đứa con
của mình.
Năm 1914, Aimee làm việc khắp cộng đồng, giảng và dạy trong các
trường Chúa Nhật, nhưng điều này không làm thỏa mãn sự kêu gọi
mà bây giờ đã bắt đầu bùng nổ: “HÃY LÀM CÔNG TÁC CỦA MỘT
NHÀ TRUYỀN GIÁO! CON CÓ ĐI KHÔNG?”

287
Nhưng cũng trong năm 1914, Aimee trở bệnh nặng. Sau nhiều ca phẫu
thuật, cô đã không khỏe hơn và trở nên nản lòng đến mức xin Chúa
cho mình chết.
Các bác sĩ đã gọi mẹ của Harold và bà Minnie đến để thông báo với họ
về cái chết sắp xảy ra của Aimee. Nhưng khi Minnie nghe về thông
báo của họ, bà nhớ lại lúc đã cầu nguyện dâng cho Chúa đứa con gái
của mình. Và bà nhớ lại lời thề nguyện của mình – rằng Aimee sẽ hoàn
thành sự kêu gọi mà Minnie đã từ bỏ. Bà nắm lấy lời hứa của Chúa,
chối bỏ việc để Aimee chết. Các y tá đã khóc khi họ nhìn thấy Minnie
đứng bên cạnh thân thể của Aimee, khóc và nhắc lại lời hứa của bà với
Chúa.
Khi hy vọng dường như đã mất, các bác sĩ thực tập đã chuyển Aimee
từ căn phòng đó đến một nơi mà họ dành cho những người hấp hối. 
Chính tại đó mà Aimee bắt đầu nói sau tình trạng hôn mê. Cô kêu gọi
mọi người hãy ăn năn – và cô nghe tiếng phán đó một lần nữa: “Con
có đi không?” Cô dồn hết sức để thều thào rằng cô sẽ đi. Sau đó, cô
mở mắt ra và mọi  cơn đau đều tan biến. Và chỉ trong hai tuần, cô đã
tỉnh dậy và khỏe mạnh.
“TÔI NẰM TRÊN ĐỐNG RƠM”
Đến lúc này, Harold có một công việc tốt và muốn Aimee giống như
những người phụ nữ khác – dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn trong bếp.
Nhưng Aimee cảm thấy không thể cứ ở tình trạng vừa bị giới hạn và
có thể giữ sự kêu gọi để đi được. Vì thế vào mùa xuân năm 1915, sau
khi Harold đi làm, Aimee đã đem Roberta và Rolf, cùng với đồ đạc, và
rời đi đến Toronto.18
Cô đã đánh điện cho Harold trước khi rời đi để tham dự buổi nhóm
Ngũ Tuần ngoài trời: “Em đã cố gắng làm theo ý anh và đã thất bại.
Anh có muốn đến và đi cùng với em không? Em chắc rằng chúng ta
sẽ hạnh phúc.”19
Minnie đồng ý chăm sóc những đứa trẻ để Aimee có thể bắt đầu chức
vụ. Nhiều tháng sau, Harold đáp ứng với bức điện tín của Aimee. Vào
lúc này, họ đã quá cách xa nhau, Harold không thể bắt kịp cô. Sau
288
nhiều tháng cố gắng giải quyết những khác biệt của mình, họ đã đối
diện với điều không thể tránh được.
Bây giờ với sự cam kết tương lai của mình, Aimee lo ngại rằng cô sẽ
không bao giờ vận hành trong quyền năng mà cô từng có khi kết hôn
với Robert. Cô sợ sự xức dầu của Chúa đã lìa bỏ mình. Nhưng nỗi sợ
của cô chấm dứt khi cô được những người bạn của mình chào đón
nồng nhiệt tại buổi nhóm ngoài trời. Cô được truyền cảm hứng khi
nghe những lời ngợi khen từ tấm lòng của họ và cảm nhận được ngọn
lửa của Chúa đang đốt cháy trong cô.
Tuy nhiên, cô cảm thấy cần phải xưng nhận sự sao lãng của mình với
Chúa, và trong lần kêu gọi đầu tiên của buổi nhóm, cô là người đầu
tiên đã bước xuống. Khi cô quỳ gối tại chỗ cầu nguyện, cô cảm nhận
được ân điển và sự tiếp nhận của Chúa.
Cô kể lại: “Tình yêu thương đó lớn hơn điều mà tấm lòng tôi có  thể
chịu nổi. Trước khi tôi biết rằng tôi “nằm trên đống rơm, dưới
quyền năng.”
Aimee đã ở lại kỳ trại đó nhiều tuần. Cô rửa chén, phục vụ bàn, và cầu
nguyện cho nhiều người. Đã lâu lắm rồi cô mới cảm nhận niềm vui
như thế.20
MỘT CÁI LỀU RÁCH & NĂNG QUYỀN THUỘC LINH
Không lâu sau, Aimee bắt đầu giảng. Cô sử dụng một phương pháp 
thu hút đám đông, và nhiều người đi từ khắp miền quê đến để nghe
cô giảng. Vào năm 1915, một trong những buổi nhóm của cô đã thu
hút hơn năm trăm người. Cô đã trở nên một điều mới lạ. Bên cạnh
những điều gây ấn tượng của cô, cô còn là một người phụ nữ, và diễn
giả nữ rất khó tìm trong thời ấy. Vì thế mọi người tò mò đến gặp và
nghe cô giảng.
Những người dân thành phố đã quyên góp 65 đô-la cho cô trong một
trong những buổi nhóm. Với số tiền dâng đó, cô có thể mua được một
cái rạp lẽ ra bán với giá 500 đô-la. Phấn khởi khi có được giá thỏa
thuận đó, Aimee đã tháo vải bạt theo mùa để dựng rạp. Nhưng không
289
may thay, đó không phải là một thỏa thuận giá hời. Tấm bạt đã bị rách
toạc ra ở nhiều chỗ. Vì thế Aimee nhanh chóng tập hợp những người
tình nguyện lại và cùng vá những lỗ thủng đó cho đến khi các ngón
tay của họ bị chai và  sưng phồng. Đến lúc mặt trời lặn, việc may vá
lều đã xong.
Một lần nọ, khi nhìn vào đám đông, Aimee thấy Harold. Anh đã đi
đến một trong những buổi nhóm để xem cô giảng. Trước khi buổi tối
đó kết thúc, anh đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và tham gia với cô
trong các buổi nhóm một thời gian ngắn.
Có một sự đồng cảm tự nhiên trong Aimee đã làm nổi bật phong cách
chức vụ riêng của cô và thu hút rất nhiều người từ nhiều tầng lớp xã
hội. Nhiều người có thể liên hệ với cô, vì sau tất cả, ai cũng có mẹ. Và
những người đến đều kinh nghiệm quyền năng của Chúa qua nhiều
sự bày tỏ diệu kỳ. Nhiều người chỉ đến để cảm nhận sự hiện diện của
Chúa, và hàng ngàn người nhận được báp tem.
HỘI THÁNH LƯU ĐỘNG
Trong bảy năm kế tiếp, Aimee đã đi khắp nước Mỹ sáu lần. Giữa
những năm 1917 và 1923, cô đã giảng trong hơn một trăm thành phố
với nhiều buổi nhóm kéo dài từ 2 đêm đến một tháng.
Kinh nghiệm chức vụ đầu tiên của cô về sự chữa lành thiên thượng 
xảy ra với một người phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp. Cổ của cô ấy bị
vặn vẹo đến nỗi cô không thể nhìn vào nhà truyền giáo này. Nhưng
đột nhiên khi đi theo lời cầu nguyện của đức tin, cô đã xoay cổ của
mình và nhìn vào gương mặt của Aimee. Chúa đã chữa lành cho cô ấy
và Aimee biết được điều đó khi cô nhìn vào mắt người phụ nữ ấy.
Aimee nói dứt khoát rằng cô không bao giờ tìm kiếm một chức vụ
chữa lành, và không thích ý tưởng về việc này21. Nhưng sự chữa lành
đến với sự kêu gọi truyền giáo của cô, và sau khi nghe về những kết
quả thành công lạ thường trong việc đáp lời cầu nguyện của cô, nhiều
người đã đổ xô đến để được cầu nguyện.

290
Trong một buổi nhóm nọ, tiền dâng hiến đủ để mua một chiếc xe du
lịch Packard. Không lâu sau nó đã trở thành Hội Thánh lưu động của
cô. Aimee sẽ đứng ở băng ghế sau và giảng tám đến mười buổi nhóm
trong một ngày. Sau đó, giữa các buổi nhóm, cô sẽ phát chứng đạo
đơn và tờ rơi để mời mọi người đến.
Dù Aimee tổ chức các buổi nhóm của mình bằng ân điển thì cô cũng
rất mạnh mẽ. Cô phát triển một sức mạnh từ việc lôi, kéo rạp của
mình, từ việc đóng cọc xuống đất trong những lần sắp xếp. Thực tế, cô
nói lớn tiếng và khỏe mạnh hơn hầu hết những người nam.
BỊ PHỎNG, PHỒNG GIỘP, & MÙA MARDI GRAS
Như đã nói đến từ trước, Aimee được mọi người chú ý vì cách giảng
đầy trìu mến của cô. Cô thường đối xử với khán giả của mình như
người mẹ đối xử với con cái. Cô không bao giờ lên án hay đe dọa, luôn
khích lệ những người nghe mình hãy yêu mến ân điển và lòng thương
xót của Chúa.
Nhưng, giống như người mẹ mạnh mẽ, Aimee không hề yếu đuối.
Một lần nọ, một cây đèn nổ tung ngay mặt của cô, khiến cô bị cháy. Cô
nhanh chóng đâm đầu vào cái xô nước, nhưng không phải trước khi
các vết bỏng giộp đã lan đến cổ và mặt của cô. Tệ hơn thế, tất cả
những điều này xảy ra khi những người chất vấn đang nhìn và chế
nhạo. Rạp của cô đầy người trong lúc xảy ra chuyện đó, vì thế cô rút
lui từ phía sau trong sự đau đớn  rất nhiều. Một trong những người
chất vấn nhảy lên bục giảng và nói:
“Người phụ nữ giảng về sự chữa lành thiên thượng đang bị đau. Cô
ấy đã bị bỏng ở mặt vì vậy tối nay không có nhóm.”
Nhưng ngay sau khi người đó nói xong, Aimee giận dữ chạy nhanh
qua tấm bạt của rạp và nhảy lên bục giảng. Cô đang đau đớn, nhưng
vẫn có thể có đủ sức để ngồi bên cây đàn piano và kêu lên: “Con ngợi
khen Chúa là Đấng chữa lành con và cất mọi sự đau đớn này!” Sau
đó, trong khoảng hai đến ba bài hát, đám đông chứng kiến một phép

291
lạ: Gương mặt của Aimee đã chuyển từ đỏ như tôm luộc trở thành
màu của da thịt bình thường!22
Aimee thường sử dụng mọi cơ hội để thu hút đám đông, vì thế trong
một lần ở thị trấn trong suốt một cuộc diễu hành Mardi Gras, cô cảm
thấy những nỗ lực của mình sẽ vô ích nếu cô không có kế hoạch. Cô
để ý thấy nhiều xe diễu hành đi vào với nhiều chủ đề của các doanh
nghiệp khác nhau trong địa phương và nhiều bang. Vì vậy, cô nhanh
chóng biến chiếc xe Packard đời 1912 trở thành Hội Thánh lưu động!
Nhân sự của cô đã giúp cô che phủ phần trên, khiến nó trông như một
ngọn đồi với một cái lều trên đỉnh đồi, sau đó trang trí bằng cây cọ và
rêu Tây Ban Nha. Ở phía hai bên, cô vẽ chữ “Chúa Giê-xu sắp quay
trở lại” và “Tôi đang đến dự buổi nhóm ngoài trời của Ngũ Tuần. Còn
bạn thì sao?” Và ở bên trong, Aimee chơi đàn organ nhỏ xíu của mình
trong lúc Harold lái xe xuống dòng xe diễu hành mà không bị cảnh sát
để ý.
Đám đông thích điều này và hô vang sự ủng hộ của họ với những
tiếng cười và tiếng cổ vũ khàn khàn của mình! Và đêm đó họ đã kéo
đến chật ních rạp! Aimee kể lại: “Chính sự táo bạo của điều chúng tôi
làm  dường như đã thu hút họ.”23
TỪ HAROLD ĐẾN MINNIE
Cũng trong khoảng thời gian này mà Aimee bắt đầu xuất bản tạp
chí The Bridal Call  (Sự kêu gọi của Nàng dâu). Sự xuất bản này bắt đầu
với tờ báo bốn trang, nhưng trong ba tháng đã phát triển thành một
tạp chí hoàn chỉnh gồm mười sáu trang có những hình ảnh, bài giảng,
thơ, và số tiền quyên góp. Ý định của Aimee cho việc xuất bản này là
để khôi phục lại Hội Thánh, bằng việc “lấy đi những sự chỉ trích và tội
lỗi và mặc lấy một tinh thần của một sự ăn mừng, một lễ cưới hạnh
phúc.”24
Danh tiếng của Aimee về sự tự do  trong Thánh Linh đã thu hút nhiều
người từ nhiều bối cảnh khác nhau. Không lâu sau mọi dạng người
tìm kiếm chuyện ly kỳ, người lang thang, côn đồ trong khu vực cũng
xuất hiện trong rạp của cô. Khi các buổi nhóm ít người thì cô có thể

292
kiểm soát họ. Nhưng khi buổi nhóm tăng lên đến  một ngàn người,
cách duy nhất cô có thể làm dịu những sự bùng nổ cảm xúc của họ là
phương cách âm nhạc và hát, và cô đã làm điều này một cách rất điêu
luyện. Không lâu sau, cô đã kết hợp với việc kể chuyện và đóng kịch
vào trong việc giảng của mình, Aimee thấy dễ chịu giữa vòng văn hóa
của người da đen. Cô thích viếng thăm nhà của họ, thường nhận thấy
mình nghèo hơn những người đó. Họ cũng biết cô yêu mến họ. Họ tụ
tập thật đông với cô ở phía Nam khi cô đến thăm và làm việc với họ
trong những cánh đồng thuốc lá và cây bông.
Bây giờ, đám đông đã nhiều vô số. Nhưng đời sống cá nhân của 
Aimee bắt đầu chịu khổ nhiều, khi cô và Harold bất đồng về chức vụ.
Anh không thích cuộc sống rày đây mai đó mà họ đang có, anh cũng
không  hiểu khải tượng của cô về tương lai. Vì thế, cuối cùng, sau cả
một đêm đối chất, Harold đã thu dọn hành lý và bỏ đi.
Nhiều năm sau, Harold đệ đơn xin ly hôn, tuyên bố rằng Aimee đã rời
bỏ anh. Nhưng cô đã phản đối vụ kiện đó, nói điều ngược lại. Harold
tiếp tục tái hôn và sống một cuộc sống gia đình bình thường.
Lúc này, Minnie đã tham gia vào chức vụ của Aimee và mang theo
đứa con gái của Aimee, tên là Roberta. Lúc này Roberta đã bảy tuổi và
đã không gặp được mẹ trong hai năm. Nhưng giờ cô bé được ở với
mẹ, cô bé nhanh chóng thích thú với chức vụ của mẹ và thích xem mẹ
giảng.
Ngay lập tức Minnie nhận trách nhiệm về hiện tượng đám đông.
Aimee đã thu hút vô số người. Khi hàng ngàn người kéo đến các buổi
nhóm của cô, Aimee rất mong có ai đó giúp cô quản lý họ. Và Mẹ
Kennedy là một người vốn có khả năng làm điều này. Bà tin rằng
truyền giảng không chỉ bao gồm đức tin – nó đòi hỏi sự tổ chức! Việc
dự tính chi tiết quá tỉ mỉ của Minnie tùy thuộc vào công tác trong sự
xức dầu của Aimee, và cuối cùng nó khiến con gái của cô từ các rạp
đến các đại hý trường La Mã.
ĐÔI GIÀY GIÃN VÀ MỘT CÁI CHAI CÓ MÂY
293
Giữa tất cả những điên cuồng và ám ảnh của chức vụ, con cái của
Aimee luôn nói rằng chúng cảm thấy an ninh với mẹ mình khi ở trên
đường. Chúng thích đi cùng với cô. Một số người cáo buộc Aimee
rằng cô khiến cho cuộc sống của chúng trở nên khó khăn. Nhưng sự
thật của vấn đề là cả hai phía đều rất thất vọng khi chúng không thể đi
cùng với cô!
Rolf và Roberta có nhiều kỷ niệm tuyệt vời về mẹ của mình. Roberta
nhớ nhiều câu chuyện mà mẹ cô đã kể khi họ đang lái xe trên đường.
Một lần nọ, Roberta muốn bắt lấy một đám mây sau khi mẹ cô mô tả
một đám mây rất đẹp. Vì thế Aimee nhanh chóng tấp xe vào bên
đường, lấy một cái chai rỗng và ra khỏi xe. Sau đó, cô giơ cái chai rỗng
đó lên không trung cho đến khi sương mù xung quanh cô tạo thành
những giọt nước nhỏ bên trong cái chai đó. Khi cô quay trở lại xe, cô
đưa nó cho Roberta với một đám mây thật.
Rolf còn nhớ một lần nọ anh cảm thấy rất cần đôi giày, và anh đã nhận
được một đôi giày như là món quà. Khi hộp quà được gửi đến, cả gia
đình rất phấn khởi. Nhưng khi Rolf thử mang giày thì chúng không
vừa. Sự thất vọng len vào cho đến khi Roberta hỏi: “Mẹ ơi, những đứa
trẻ Y-sơ-ra-ên đã làm gì với giày đi trong sa mạc ạ? …chân của chúng
chắc chắn phải to ra.” Sau đó, không suy nghĩ, Aimee nhanh chóng
đáp: “Chúa hẳn phải làm cho giày của chúng giãn ra.” Sau đó,
Roberta xin Chúa hãy làm điều tương tự cho giày của Rolf, vì thế Mẹ
Aimee đã nói: “Mẹ không biết, nhưng chúng ta hãy quỳ gối và cầu
xin Ngài.” Sau đó, Rolf mang thử đôi giầy lần nữa, và lần này – chúng
hoàn toàn vừa vặn!
Một lần khác, khi Rolf đang chơi chân trần trên đám cỏ cao của chỗ
cắm trại thì bị thương ở chân vì đã giẫm lên một cái cào bị che khuất.
Chân của cậu bé đã bị đâm thủng rất sâu và chảy máu đen.
Khi Aimee nghe tin về tai nạn của Rolf, cô chạy vội vàng đến bên cạnh
cậu bé và ẵm cậu bé lên chiếc giường của cậu trong căn lều nhỏ của
họ. Rolf vẫn còn nhớ cách mẹ giữ chân cậu trong lúc cầu nguyện xin

294
Chúa chữa lành. Sau khi cô cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho con
của mình, thì gần như ngay tức thì, Rolf đã thiếp vào giấc ngủ.
Nhiều giờ sau, Rolf thức dậy bởi tiếng kêu lớn từ xa của đám đông
người trong buổi nhóm. Khi cậu thức dậy, cậu thấy máu vấy bẩn trên
giường mình và cậu sờ vào chân. Khi cậu làm thế, cậu nhìn vào phía
dưới chỗ cái cào đã đâm vào chân cậu, nhưng không còn dấu vết của
vết thương. Nghĩ là mình đang nhìn nhầm chân, cậu nắm chân kia lên
nhưng nó cũng trơn nhẵn. Phấn khởi vì những gì nhìn thấy, cậu nhận
ra rằng chân mình đã được lành hoàn toàn!
KHOÁC LẤY CÔNG VIỆC
Niềm tin duy nhất về Ngũ Tuần thời ban đầu mà Aimee biết là việc
đứng lên chống lại tín lý nên thánh như một công tác thứ hai của ân
điển. Cô cảm nhận mạnh mẽ rằng những người tuyên bố hay theo
đuổi “sự hoàn hảo  Cơ  Đốc”  thường  quay  lưng  lại với những người
ở thế gian, tạo ra một chủ nghĩa tôn giáo biệt lập. Aimee muốn Phúc
Âm phù hợp với tất cả mọi người. Và cô không muốn bất kỳ ai cảm
thấy sợ hãi về việc nghe Lời Chúa. Cô cảm thấy có gánh nặng bởi
những người ưu tú mà cô nhìn thấy trong Hội Thánh cứ giữ những
người tội nhân khốn cùng ở cách xa. Cô gọi tội là tội, mời gọi mọi
người ăn năn: “Bất kể tên yêu thích mà bạn gọi nói là gì, tội vẫn là
tội… Chúa nhìn vào tấm lòng và tìm kiếm sự thánh khiết, vì sao, vì
không có sự thánh khiết thì không ai có thể  thấy  được  Chúa. 
Chúng  ta   phải được cứu, chúng ta phải được nên thánh, nhưng tất
cả những điều này đều là bởi dòng huyết cứu chuộc quý báu của
Chúa Giê-xu Christ.”25
Vào năm1918, khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổi lên dữ dội ở Châu
Âu, và Hoa Kỳ bị bệnh cúm chết người bùng phát, Aimee được xem là
tia hy vọng vì cớ tín lý của cô. Một trong những sự đột phá chính
trong chức vụ của cô được nhiều người trân trọng là tinh thần tôi tớ.
Để minh họa điều này, một ngày nọ Chúa đã chỉ dẫn Aimee trong lúc
cô đang tìm mua một bộ áo đầm mới:

295
Chúa phán: “Con là đầy tớ của mọi người, không phải sao? Hãy lên 
lầu và hỏi xem áo dành cho người đầy tớ.”
Vì thế Aimee vâng lời và mua hai bộ áo đầy tớ với giá 5 đô-la. Và từ
lúc đó trở đi, mọi người luôn nhìn thấy cô mặc bộ áo đầm màu trắng
và chiếc áo choàng không tay đặc trưng của người đầy tớ.26
TA HỨA CHO CON MỘT VƯỜN HỒNG
Một buổi chiều nọ, khi Roberta đang bị bệnh cúm, cô đã hỏi mẹ mình
vì sao họ không có một gia đình như những người khác. Khi Aimee
cầu nguyện cho sự chữa lành của Roberta, Chúa phán với cô và tuyên
bố rằng Ngài không chỉ khiến con gái cô trổi dậy mà cũng sẽ ban cho
họ một căn nhà ở miền Nam California đầy nắng. Thậm chí cô nhận
được khải tượng về căn nhà mới của họ, nhìn thấy một căn nhà gỗ một
tầng với khu vườn hoa hồng.
Khi Roberta khỏe lại, cả nhóm lên đường đi California. Về sau,
Roberta nói rằng chúng không biết rằng phép lạ về một căn nhà thật
sự tốn bao nhiêu tiền vì “Khi mẹ bảo chúng con một điều gì đó xảy ra
thì nó  giống như là tiền đã ở trong ngân hàng.”27
Chuyến đi đó không phải là thành tích nhỏ. Bản đồ đường đi rất ít, các
thị trấn thì cách xa nhau, và tình trạng con đường cũng không chắc
chắn. Nhưng không có điều gì cản trở Aimee cả.
Trên đường đến West Coast, Aimee đã lái vào Indianapolis khi họ vừa
mới bãi bỏ lệnh cấm bệnh cúm. Chính tại đó mà cô đã gặp Maria
Woodworth-Etter. Cuối cùng thì đây thật sự là điều phấn khởi cho
cuộc  đời cô khi được gặp người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho cô
rất nhiều – và được nghe bà giảng!
Cuối cùng, khi cô đến Los Angeles vào cuối năm 1918, danh tiếng của
Aimee đã đi trước cô. Đến lúc này, tổ chức Truyền giáo Đường Asuza
chỉ còn là một kỷ niệm. Nhiều thành viên đã tản lạc khắp thành phố,
nhưng họ đang chờ đợi một ai đó mà Chúa sẽ sử dụng để đem họ lại
với nhau. Và  khi Aimee đến, họ tin cô chính là người đó.

296
Hai ngày sau khi cô đến nơi, Aimee đã giảng một sứ điệp cho bảy 
trăm người với tựa đề: “Hãy hô vang! Vì Chúa đã ban cho bạn thành
phố này.” Đến đầu năm 1919, các lối đi, các sàn nhà và ngưỡng cửa sổ
của khán phòng nhạc giao hưởng đều đầy ắp những người đến nghe
cô giảng.
Những người Los Angeles không thể làm điều gì đủ cho Aimee và gia
đình của cô. Chưa đến hai tuần từ khi cô đến nơi, một người phụ nữ
đã đứng lên trong một buổi nhóm của cô, nói rằng Chúa đã bày tỏ với
bà ấy rằng sẽ cho nhà truyền giáo này một mảnh đất nào đó mà cô có
thể xây nhà. Những người khác đứng lên và đưa ra lời hứa về công
sức và nguyên vật liệu. Thậm chí những bụi hoa hồng trong khải
tượng của cô cũng được hiến tặng, và đến tháng Tư, căn nhà với cổng
vòm và một cái lò sưởi đã trở thành hiện thực.
MỘT CÁI ÁO KHOÁC NHIỀU MÀU
Đến lúc này, Aimee có thể nhìn thấy một nơi ở lâu dài để giảng là một
nhu cầu lớn. Vì thế giữa những năm 1919-1923, cô đã đi khắp nước
Mỹ. Chín lần giảng và gây quỹ cho tòa nhà ở Angelus Temple. Và bất
cứ nơi nào cô đi đến thì mọi người đều quý mến cô.
Như cô vẫn thường làm để làm vui lòng những thính giả lớn tuổi hơn,
giọng giảng của Aimee có thể thay đổi từ “ngôn ngữ của con trẻ” cho
đến những câu chuyện của phụ nữ, rồi với thái độ nghiêm trang,
giọng nói   trầm hơn của một nữ tiên tri sôi nổi và chinh phục linh
hồn. Chúa đã ban ơn cho cô trong cách nói để phù hợp với nhiều tình
huống khác nhau.
Báo chí phát hiện Aimee năm 1919. Và khi họ phát hiện ra cô, họ  được
mời vào để tham gia vào cái mà nhiều năm sau trở thành một trong
những mối quan hệ truyền thông yêu/ghét nổi tiếng nhất từng được
ghi nhận. Aimee yêu quý họ, nhưng họ chưa bao giờ chắc chắn về
điều cô sẽ làm với họ là gì! Họ không quen với bất kỳ ai lợi dụng
những phương  pháp của họ, và sẽ cố gắng để giăng bẫy cô với những
câu hỏi mánh khóe như: “Aimee, vớ da có xấu không?” Đáp lại, cô sẽ
297
duyên dáng bắt chéo chân và nói: “Nó hoàn toàn tùy thuộc việc
chúng bị phơi ra bao nhiêu.”28Những dạng tin tức này tự khiến
Aimee trở thành một hiện  tượng của quốc gia.

Trên đường
Ở Baltimore, Maryland, thính phòng đầu tiên mà Aimee giảng gồm ba
ngàn chỗ ngồi. Nhưng nhiều người đã ra về vì thiếu chỗ ngồi. Vì thế
cô phải thuê một thính phòng khác có sức chứa sáu ngàn người. Chính
tại nơi này mà Aimee gây cho vô số người dân Baltimore qua việc cô
chỉ ra một hành động của ma quỷ trong một người thờ phượng có
những biểu hiện quá mức. Cho đến thời điểm này, việc đương đầu với
một người “đang ngây ngất” cho Chúa bị xem là hành xử không
đúng. Nhưng Aimee đã quở trách người phụ nữ đó và gọi một thành
viên trong ban hát giữ cô ấy ở trong một căn phòng nhỏ.

298
Sau khi cầu nguyện và quan sát người phụ nữ này, Aimee thách thức
đạo lý lãnh đạo trong thời của cô và kêu gọi Hội Thánh đạt đến sự
trưởng thành thuộc linh:
“Người phụ nữ này chứng tỏ là một người điên từng ở trong bệnh
viện tâm thần… Nhưng đây là người nữ mà nhiều thánh đồ đã cho
phép đi dạo quanh bục giảng – vì sợ rằng họ sẽ dập tắt Thánh
Linh.”29
Trong khi Aimee đang ở Baltimore thì có một chiến dịch chữa lành
quốc gia đã bắt đầu. Nhiều phép lạ kỳ diệu và vô cùng phi thường đã
xảy ra. Các tiêu đề đều vang lên những kết quả của mỗi buổi nhóm.
Có người nói rằng khi Aimee bước vào tiền sảnh trước một buổi 
nhóm, ở đó thường có nhiều người bệnh tật xúm lại với hy vọng 
đụng được cô. Và khi cô thấy họ, cô cảm thấy quá sức và sẽ chạy vào
trong phòng thay đồ để xin Chúa giúp đỡ.
Mỗi khi Aimee đi, nhiều đám đông cứ chen lấn để đụng đến cô. Cô rất
thường khi nhìn thấy cảnh sát bị buộc phải chốt cửa nhằm để bảo vệ
cô.
Sau một khoảng thời gian, khi cô nhắm mắt vào buổi tối, những gì cô
nhìn thấy là một ngàn bảy trăm người đang đứng chen chúc trong một
nơi được xây để chứa khoảng một ngàn người. Cô nhìn thấy những
chỗ cầu nguyện và tầng hầm đầy ắp người bệnh và cô tỉnh giấc với
suy nghĩ Chúa Giê-xu sẽ giải quyết những điều này như thế nào:
“Bạn có nhận ra cách Chúa đã leo lên thuyền và chèo ra xa khỏi đất
liền, chỉ để giảng cho mọi người hay không?”30
Vào năm 1921, Aimee tổ chức buổi nhóm kéo dài ba tuần ở Denver,
Colorado, với khoảng mười sáu ngàn người lấp đầy Thính phòng
Municipal hai đến ba lần mỗi ngày. Một đêm nọ, tám ngàn người phải
bỏ về.
“MINNIE”—KHÔNG PHẢI CHUỘT MINNIE

299
Trong suốt những ngày tuyệt vời của chức vụ, Minnie xông xáo bảo 
vệ sức khỏe của con gái bà. Bà xem đó là thứ tự ưu tiên hàng đầu, vì
nếu sức khỏe của Aimee mà sa sút thì chức vụ của cô cũng sẽ bị như
thế. Họ trông giống như chị em với nhau hơn là mẹ và con gái, nhưng
chưa bao giờ thật sự gắn kết về mặt thuộc linh.
Minnie là một người tổ chức tuyệt vời. Bà lo cho chức vụ của Aimee từ
đầu đến  cuối, giữ cho tài chánh có dư. Bà là người bền bỉ, đôi khi chỉ
ngủ hai tiếng một đêm. Che chắn tất cả những người bệnh nào trước
giờ nhóm để loại bỏ những người gây   phiền toái ra bên ngoài. Và bà
dành nhiều giờ với những người tàn tật trước khi buổi nhóm bắt đầu.
Minnie chưa bao giờ ngồi xuống để dùng bữa. Bà thường lấy thức ăn
vào những giờ phút kỳ lạ nhất giữa những lúc ghi danh những người
tàn tật, đón chào những ứng viên, và tổ chức các chức vụ giúp đỡ. Bà
siêng năng làm việc để thiết lập một nền tảng công việc cho chức vụ.
Nhưng bà chưa bao giờ hiểu được sự đầy trọn trong sự kêu gọi của
Aimee. Và bà chưa bao giờ thật sự hiểu được vì sao Aimee làm những
điều này.
Nếu có một ai đó quá thân với Aimee thì Minnie sẽ làm phiền con gái
của mình cho đến khi mối quan hệ đó bị đổ vỡ. Nhiều người nhân sự
đã nghỉ việc hay bị đuổi việc vì cớ Minnie. Có lẽ đây là một trong
những lý do mà Aimee chưa bao giờ có một người bạn thân trong một
thời gian dài. Mối quan hệ mẹ-con của họ luôn đi kèm với nhiều sự
căng thẳng. Và trong những năm kế tiếp, cảm nhận của Aimee về việc
“bị sở hữu” và “bị kiểm soát” cuối cùng đã khiến họ phải chia ly.
Vào năm 1921, Aimee rất yếu từ lúc cô đang đi trên đường để bắt đầu
tìm kiếm một nơi họ có thể xây Angelus Temple. Cô tìm được nó kế
bên khu vực Công viên Echo uy tín của Los Angeles là nơi được bao
quanh  bởi cỏ xanh mướt, những khu vực cắm trại và một hồ nước
xinh đẹp.
“ĐI ĐẦU”—TỪ ĐẢNG 3K ĐẾN HOLLYWOOD

300
Aimee luôn là “đầu tiên” trong nhiều lĩnh vực. Trong lúc xây dựng
Temple, đài phát thanh Oakland Rockridge đã mời cô trở thành người
nữ đầu tiên từng giảng trên đài. Điều này đã làm khơi dậy một ngọn
lửa khác trong cô, và đến thời điểm cô sẽ lập cho mình một đài phát
thanh. Nhưng trước tiên, cô sẽ xây Temple trước.
Mọi người đều đóng góp vào dự án xây dựng này. Nhiều thị trưởng,
thống đốc, người Di-gan – thậm chí Đảng 3K (đảng cực đoan phân
biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ) cũng nhanh chóng quyên góp. Dù Aimee
không đồng thuận với Đảng 3K thì họ vẫn yêu quý cô. Nhưng chính
“lòng yêu quý” này mà đã khiến họ gây nên một tội ác.
Một buổi nhóm khác ở Denver vào tháng Sáu năm 1922, Aimee đang 
ở sảnh bên với một người nữ phóng viên khi một người nhờ cô cầu
nguyện cho một người tàn tật bên ngoài. Cô đã dẫn người phóng viên
đó đi ra ngoài cùng với mình vì cô muốn người đó chứng kiến sự cầu
nguyện. Nhưng khi họ bước ra cửa, cả hai đã bị bắt cóc, bịt mắt và chở
đến một buổi họp của Đảng 3K.
Hóa ra, tất cả những gì mà Đảng 3K muốn là một sứ điệp riêng từ nhà
truyền giáo này. Vì thế cô đã giảng cho họ một sứ điệp từ Ma-thi-ơ 27
về “Ba-ra-ba, người đã nghĩ rằng mình không bao giờ được tìm thấy”.
Sau  khi cô giảng xong, Aimee lịch sự lắng nghe khi Đảng 3K hứa rằng
họ sẽ  hỗ trợ thầm lặng cho cô. Đối với họ, điều này chỉ đơn giản là bất
cứ nơi nào trong nước Mỹ mà Aimee đi đến thì cô có thể nhờ họ quan
sát và bảo vệ cô. Sau đó họ bịt mắt cả hai người lần nữa và đem họ trở
về sảnh ở Denver.31
Người phóng viên đó đã đăng lên một câu chuyện to tát về vụ bắt cóc
Aimee thậm chí cao hơn nhiều và khiến tiền đổ vào Temple càng
nhiều hơn nữa.
Vào cuối năm 1922, đền thờ năm ngàn chỗ ngồi của Aimee cuối cùng
đã hoàn tất. Việc cung hiến đền thờ đã diễn ra trong một buổi nhóm
xa hoa vào Ngày đầu năm của năm 1923. Những người không thể
tham dự đã  nhìn thấy nó giống như một xe diễu hành được phủ đầy
301
hoa và chở các thành viên trong ban hát trong cuộc diễu hành
Tournament of Roses của Pasadena. Điều này đã mang lại cái giá đầu
tiên của sự chia rẽ.32
Tờ báo New York Times đã đưa ra toàn bộ tin tức, và từ đó trở đi, Đền
thờ Angelus đã có một âm vang hoàn hảo. Có người nói rằng nhiều
nhà  sản xuất Hollywood đã hy vọng rằng Aimee sẽ thất bại chỉ để họ
có thể có được tòa nhà và biến nó thành một nhà hát.

Angelus Temple, Los Angeles, California – Đền thờ năm ngàn chỗ ngồi luôn
đầy ắp người bốn lần mỗi Chúa Nhật. 
Nhưng Aimee không thất bại, và cuối cùng cô đã tự biến nó trở thành
một nhà hát. Đó là một nhà hát cho Chúa.
Theo Aimee, cả quyển Kinh Thánh là một vở kịch thánh được dùng để
giảng và minh họa một cách đầy kịch tính. Và chính nơi này là nơi cô
tin rằng nhiều Hội Thánh thuộc các hệ phái đã đánh mất vị trí hàng
đầu của mình.  Aimee  thật  sự tin rằng  Hội  Thánh đã  trở nên quá
lạnh lẽo và nghi thức, trong khi lòng yêu thích giải trí của thế gian lại
302
mang đến cho họ sự khích lệ, niềm vui và tiếng cười. Cô cũng cảm
nhận đây là lý do mà rất nhiều Cơ Đốc Nhân đang đói khát sự giải trí.
Tháng Bảy năm 1922, Aimee đặt tên Đền thờ Angelus là “HỘI
THÁNH PHÚC ÂM FOURSQUARE” vì cớ khải tượng cô nhận được
trong lúc giảng chương đầu của sách    Ê-xê-chi-ên. Ngày ký tên đầu
tiên trong hội của cô đã sản sinh ra một ngàn mục sư. Mỗi tuần có hai
buổi nhóm được biệt riêng ra ở Đền thờ để cầu nguyện cho người
bệnh. Dù cô đã có hai mươi bốn trưởng lão phụ giúp, Aimee  vẫn tự tổ
chức hầu hết các buổi nhóm này cho đến khi cô qua đời năm 1944.
Các kết quả chữa lành ở Los Angeles gây sửng sốt, nhưng chúng lại ít
được quần chúng quan tâm hơn là các chiến dịch quốc gia của Aimee.
Trong các buổi nhóm lớn hơn ở Đền thờ, sự tập chú là chinh phục linh
hồn và đào tạo người chinh phục linh hồn.
MỘT VÀI CÂU CHUYỆN VỀ ĐỀN THỜ
Không nghi ngờ gì, Đền thờ Angelus là một nơi rất bận rộn. Aimee có
một tháp canh cầu nguyện được vận hành trong hai mươi bốn giờ một
ngày. Cô cũng thành lập một ban hát một trăm người và một ban kèn
đồng gồm ba mươi sáu người. Nơi thánh đó đầy ắp tiếng nhạc trong
mỗi buổi nhóm. Và cô mua các trang phục, đồ dùng sân khấu, và
phong cảnh để nêu bật các bài giảng của cô ở Hollywood. Hầu hết
những người Los Angeles biết rằng việc tham dự một buổi nhóm ở
Đền thờ Angelus là một sự kiện khá quan trọng.
Aimee có một khiếu khôi hài nổi bật, và dù có nhiều sai sót trong
những bài giảng minh họa đầu tiên của cô thì cô luôn làm tốt nhất có
thể. Một lần kia, để cho có một cảnh Vườn Ê-đen thêm sống động, cô
đã đặt một con vẹt đuôi dài từ lần đến thăm rạp xiếc. Nhưng cô không
biết ngôn ngữ lỗ mãng và thô tục của nó trong lúc đang chuẩn bị cho
phần trình diễn. Và ở giữa nhà thờ của mình, con vẹt đuôi dài đó đã
quay sang phía cô và nói: “Ôi, cút xuống địa ngục đi.”
Năm ngàn người tham dự đứng yên trong sự không tin. Sau đó, như
thể con chim đó muốn bảo đảm là mọi người  đều nghe được tiếng của
303
nó, nó nói thêm lần nữa! Nhưng Aimee không chịu thua đâu! Cô đã
lợi dụng sai lầm này – như điều cô vẫn làm trong những tình huống
khó xử – bằng cách tiếp tục “làm chứng cho con chim”, khích lệ nó
hãy đáp ứng. Sau đó khi nó đáp lại những lời nói cũ đó, khán giả trở
nên kích động! Cuối cùng, cô đã “thuyết phục” con chim thuê đó về
đường lối Cơ Đốc thật bằng việc hứa cho nó một chỗ đậu trên thiên
đàng vì đã dự phần trong buổi biểu diễn của cô.33
Dĩ nhiên, một số mục sư đã bắt bớ Aimee vì phương cách của cô.
Nhưng cô sẽ đáp trả họ công khai bằng cách nói:
“Hãy chỉ cho tôi một cách tốt hơn để thuyết phục những người sẵn
lòng đến Hội Thánh và tội sẽ thử phương pháp  của quý vị. Những
xin vui lòng… đừng bảo tôi phải giảng cho những chiếc ghế trống.
Chúng ta đừng phí thời gian để tranh cãi về phương pháp. Chúa sử
dụng tất cả chúng ta. Có còn nhớ câu châm ngôn cho công thức của
món thỏ hầm không? Nó bắt đầu bằng việc “trước tiên hãy bắt con
thỏ của bạn.”34
SAO NHẤP NHÁY, TRƯỜNG KINH THÁNH & RADIO
Nhiều ngôi sao Hollywood quan tâm đến những gì Aimee nói. Những
người tham dự thường xuyên ở Đền Thờ là Mary Pickford, Jean
Harlow, and Clara Bow. Charlie Chaplin cũng có thể đến dự vài buổi
nhóm của cô, và về sau trở thành bạn thân với nhà truyền giáo này.
Thực tế, về sau Chaplin giúp Aimee lên trình diễn trong các bài giảng
có minh họa của  cô – và Aimee sẽ chỉ cho anh lẽ thật của cuộc sống.
Anthony Quinn cũng chơi trong ban nhạc của Aimee. Quinn ở cùng
với Aimee trước lần trình diễn tuyệt vời đầu tiên của anh như một
diễn viên. Khi Quinn còn là một thiếu niên, Aimee đã dẫn anh đi như
người phiên dịch cho cô ở buổi truyền giảng tiếng Tây Ban Nha. Diễn
viên nổi tiếng thế giới này về sau đã kể lại một trong những giây phút
tuyệt vời  nhất của cuộc đời anh là khi Aimee để ý đến anh. Và anh đã
viết:

304
“Nhiều năm sau, khi tôi nhìn thấy nhiều nữ diễn viên tuyệt vời
đang làm việc, tôi sẽ so sánh họ với bà ấy… Ingrid Bergman…
Katharine Hepburn… Greta Garbo… tất cả đều thiếu cú điện giật
đầu tiên mà Aimee Semple McPherson đã gây ra trong tôi.”35
Vào tháng Hai năm 1923, Aimee mở trường chức vụ của cô mà cuối
cùng được biết đến như là Trường Kinh Thánh L.I.F.E. (Lighthouse of
International Foursquare Evangelism; tạm dịch là: Ngọn hải đăng của
chức vụ truyền giáo quốc tế Foursquare) Aimee là một giáo viên nhiều
người mong ước.
Ở trường, “chị”, khi phong trào này gọi cô như thế, được dùng như
một giáo viên và để cởi mở bày tỏ những điểm yếu lẫn điểm mạnh của
cô với các học viên. Các tác giả Cơ Đốc yêu thích của cô là Wesley,
Booth và một nhà truyền giáo người Canada tên là Albert Benjamin
Simpson.  Aimee thường trích dẫn những người này và dạy từ những
tác phẩm của họ.
Thỉnh thoảng cô sẽ kiểm tra học viên bằng cách rời lớp sớm và bảo họ
hãy ở lại và cầu nguyện. Sau đó cô sẽ trốn ở phòng trước. Khi các sinh
viên rời đi, cô sẽ xem ai rời đi với vẻ ngớ ngẩn, và những người lưu
tâm  đủ để nhặt một mảnh giấy hoặc rác nào đó. Những người chú ý
sẽ nhận được sự khen ngợi của cô vì cô tin rằng sự chú ý đến chi tiết
sẽ sản sinh ra một người hầu việc Chúa có giá trị và nhạy bén.
Vào tháng Hai năm 1924, Aimee mở Đài phát thanh KFSG (Kall Four
Square Gospel), với giấy phép của Ủy ban truyền thông liên bang từng
cấp cho một người phụ nữ. Đó cũng là đài phát thanh Cơ Đốc đầu tiên
từng được vận hành.
CÓ PHẢI AIMEE CHẾT KHÔNG?
Vào năm 1926, Aimee đang cần một kỳ nghỉ tốt, vì thế bà đến Châu
Âu và Đất thánh. Hầu như suốt thời gian đó, cuối cùng cô cũng trở lại
với việc giảng. Sau đó, vào thời điểm trở về năm 1926, vụ tai tiếng và
cuộc tranh cãi lớn nhất của cô đã xảy ra. Vào ngày 18 tháng Năm,
trong lúc tận hưởng buổi chiều ở bãi biển với thư ký của  mình, Aimee
305
đã soạn phần ghi chú cuối cùng cho bài giảng tối hôm đó. Cô đã nhờ
thư ký gọi điện thoại cho Đền thờ, nhưng khi người thư ký quay trở
lại thì Aimee đã biến mất. Nghĩ rằng Aimee đã đi   bơi, nên người thư
ký xem ngoài biển, sau đó thông báo cho các nhà chức trách.
Hơn ba mươi hai ngày sau, sự mất tích của Aimee đã trở thành tin tức
nóng nhất trên thế giới. Các bãi biển của Los Angeles đều bị lục soát
và thậm chí tìm kiếm dấu vết của cô ở tận ngoài khơi. Nhưng họ
không tìm được gì cả.
Trong lúc chờ đợi, một lá thư tiền chuộc được gửi đến cho Đền Thờ
Angelus với giá 25 ngàn đô. Minnie vứt nó đi cùng với những thư rác
bây giờ đang đổ vào. Và một lá thư khác đến từ một nguồn khác đòi
500 ngàn đô và đám đông trở nên rối tung. “Việc trông thấy Aimee” là
mệnh lệnh của thời đó. Một lần nọ, người ta đã báo cáo là trông thấy
cô mười sáu  lần trong cùng một ngày, từ bờ biển này sang bờ biển
khác.
BỊ BẮT CÓC!
Cuối cùng, buổi nhóm tưởng niệm được sắp xếp cho Aimee ở Đền thờ
Angelus vào ngày 20 tháng Sáu. Ba ngày sau buổi nhóm đó, Aimee
bước đến Douglas, Arizona từ sa mạc ở Agua Prita, Mexico.
Khi được hỏi về việc cô đã ở đâu, Aimee bảo với mọi người rằng một
người nam và một người nữ đã đến với cô để nhờ cầu nguyện cho đứa
con đang hấp hối của họ vào ngày ở bãi biển sau khi thư ký của cô rời
đi. Cô nói người phụ nữ đó khóc và rồi người nam đó choàng áo
khoác để che áo tắm của cô với hy vọng cô sẽ đồng ý. Sau đó, cô đồng
ý giúp cặp vợ chồng này và theo họ lên xe. Aimee giải thích cô đã làm
điều này nhiều lần trong chức vụ của mình như thế nào, và nghĩ chắc
không sao.
Nhưng khi ba người họ ra xe, Aimee để ý thấy là chiếc xe đang nổ
máy. Cô kể có một người ngồi cầm lái và người phụ nữ làm điệu bộ
như người mẹ bước vào xe trước cô. Sau đó cô được người giả làm cha
bảo hãy vào trong xe khi ông ta thô lỗ đẩy cô vào. Điều kế tiếp cô biết
306
là một ai đó đã nắm phía sau đầu của cô và người phụ nữ đó một
miếng giấy thấm thuốc mê đặt lên mặt của cô.
Khi Aimee tỉnh dậy, cô thấy mình đang bị giam trong một cái lều bởi
một người phụ nữ và hai người đàn ông. Cô kể rằng họ đã đe dọa cô,
cắt một ít tóc của cô và đốt các ngón tay cô bằng điếu xì-gà. Cô cũng
kể rằng khi họ đem cô đến một nơi khác, hai người đàn ông đó rời đi,
và cô có thể trốn thoát khi người phụ nữ đó đi mua sắm. Người phụ
nữ đó đã trói Aimee bằng ga giường trước khi cô ta đi, nhưng Aimee
đã có thể cắt đứt tấm ga đó bằng mép sắc bén của một cái hộp thức ăn.
Khi được tự do, Aimee đã ra bằng đường cửa sổ, sau đó băng qua sa
mạc trong nhiều giờ cho đến khi cô đến một túp lều nhỏ ở Douglas,
Arizona.
Cuối cùng, khi cô nhận được sự hợp tác từ cảnh sát khi họ tin vào ‘lời
tuyên bố’ về nhân thân của cô, Aimee đã gọi điện thoại cho Minnie ở
Los Angeles. Nhung thậm chí Minnie đã không tin cô cho đến khi cô
bày tỏ một bí mật mà chỉ Aimee có thể biết về đời sống riêng tư của
họ.
BẠN NGHĨ GÌ?
Đêm hôm sau ở trong bệnh viện, khoảng năm mươi ngàn người chào
đón Aimee quay trở lại Đền thờ Angelus. Nhưng sự thử thách của cô
chỉ vừa bắt đầu.
Aimee đã cáo buộc và miêu tả những người bắt cóc cô, nhưng họ
không bị bắt. Và khi cảnh sát hợp tác với cô trong nỗ lực vạch lại
những bước chân trên sa mạc của cô, thì họ không tìm thấy căn lều
nào trùng khớp với sự mô tả của cô.
Thế là Asa Keyes, công tố viên của tòa án khu vực Los Angeles, đã cáo
buộc Aimee nói dối và nói nhiều điều làm mất uy tín của cô. Có người
từng báo đã nhìn tháy cô trong một căn nhà gỗ ở Carmel cùng với chủ
nhiệm chương trình phát thanh của cô, Kenneth Ormiston, và Keyes
đã  đưa ra những người làm chứng nhằm xác nhận sự thật này.

307
ờ màu của Foursquare

Đền Thờ Angelus

308
Tờ báo Los Angeles Times chụp hình lúc mọi người nói  – “Ngợi khen
Chúa!”

Năm ngàn chỗ ngồi*

Aimee và ban hát trình diễn một trong nhiều vở opera ở Đền thờ Angelus

309
Ngày đầy băng ca vào một buổi phấn hưng

310
Hàng ngàn người xếp hàng trong tang lễ của Aimee
Cho đến nay, những kẻ bắt cóc có thể đã được lưu tâm thì sự thật là
Aimee có nhiều kẻ thù trong thế giới ngầm. Những tay anh chị có cả
một mạng lưới khổng lồ trong việc mại dâm, mua bán ma túy, cho vay
nặng lãi, và bán rượu lậu ở khu vực Los Angeles. Và Aimee đã chinh
phục nhiều người quan trọng của họ về với Chúa.
Cũng đúng là Aimee thường mở các kênh trong đài phát thanh của cô
cho phép những người mới tin Chúa kể lại kinh nghiệm cứu rỗi của
họ. Nhưng khi những người trước đây từng làm việc trong thế giới
ngầm tin Chúa lên đài phát thanh chia sẻ bài làm chứng của mình, thì
thường họ không chỉ kể về việc họ tin Chúa – họ sẽ phơi bày những
tội ác của những tổ chức trước đây của họ – nhiều lần gọi đích danh
các tổ chức đó.

311
Câu chuyện bắt cóc của Aimee không bao giờ thay đổi. Thực ra, câu
chuyện của cô là câu chuyện duy nhất không hề bị thay đổi. Nhiều
phóng viên, thám tử và ủy viên công tố đã thay đổi sự tường thuật của
họ hết lần này đến lần khác. Ngay cả những nhân chứng làm chứng
chống lại Aimee cũng thay đổi lời khai của họ. Và khi họ làm thế,
những lời buộc tội cô về sự suy đồi đạo đức, cản trở công lý và âm
mưu tạo ra bằng chứng giả của cô cuối cùng cũng đã suy yếu.
Một số chú giải thú vị bên lề liên quan đến xì-căng-đan của Aimee bao
gồm những thực tế về công tố viên Keyes là cuối cùng đã bị buộc phải
đến San Quentin. Và công tố viên của Aimee về sau được phát hiện là
đã chết. Phạm vi ảnh hưởng đã khiến nhiều người biết rằng thật sự đã
có một đám đông có liên quan.36
CÓ PHẢI CÔ ĐÃ LÀM GÃY MŨI CỦA MINNIE?
Sau sự trở lại chức vụ của cô, Aimee đã mặc bộ áo choàng của một nhà
truyền giảng sứ đồ thật sự. Cô thường xuất hiện ở những hộp đêm, vũ
trường, quán bi-da, và các trận đấu quyền anh để thông báo về buổi
nhóm của cô trong những thời gian tạm nghỉ của mình. Nhiều nhà
quản lý như nhà quảng cáo, và các khách quen của họ quý mến cô.
Aimee không sợ những tội nhân trong thế gian, và bây giờ cô tìm
kiếm thậm chí với sự nhiệt tình lớn hơn để đem Chúa Giê-xu đến nơi
họ đang ở. Cô nghĩ rằng thật buồn cười khi quá nhiều Cơ Đốc Nhân
dựng hàng rào cho việc đâu là những nơi Phúc âm cần được rao giảng
và những nơi không được.
Nhưng khoảng cuối năm 1926, hết vụ kiện này đến vụ kiện khác tấn
công cô, và những người tài trợ cho cô đã bao gồm cô trong đủ loại dự
án kinh doanh. Khi các kế hoạch của họ thất bại, sự đổ lỗi và các hóa
đơn chưa được thanh toán đều đổ dồn trên Aimee. Nhiều công tố viên
dường như chỉ khiến mọi thứ tệ hơn. Và hơn thế nữa, Aimee thật sự
cần một người bạn. Cô cần một ai đó mà cô tin tưởng. Dường như mọi
người mà cô từng thân thiết đều phản bội hoặc bị tiều tụy dưới sự chỉ
trích.

312
Ngay cả bà Minnie, mẹ của Aimee, bây giờ cũng dao động trong việc
hỗ trợ con gái mình. Minnie cứ đi tới đi lui giữa vai trò của bà như
một người mẹ tận tâm và giúp đỡ, và một người giám sát ác ý về một
chức vụ mà bà không hiểu được. Bà luôn nhanh chóng chỉ trích con
gái mình khi bà nhìn thấy mọi thứ cách khác biệt. Và không lâu sau bà
cũng làm điều này một cách công khai.
Aimee luôn tôn kính mẹ mình nơi công cộng, nhưng khi Minnie xuất
hiện trước mọi người với những cú đấm mạnh của bà, thì mọi chuyện
đi đến mức không chịu nổi. Bây giờ chính mẹ của Aimee đang tranh
đấu với cô nơi công cộng, cô cảm thấy hoàn toàn bị phản bội. Và Hội
Thánh bắt đầu chia rẽ. Những người phục vụ dưới Minnie bị giằng xé
trong sự trung thành của họ, trong khi Ban Trưởng lão của Đền thờ
đứng về phía của Aimee. Thực tế, khi đến hồi kết thúc, các trưởng lão
đã giúp đỡ để soạn ra “kế hoạch nghỉ hưu lâu dài” cho Minnie.
Kỳ diệu là, giữa tất cả những điều này, Aimee đã sáng tác vở opera
đầu tiên của cô vào năm 1931 và đặt tên nó là Regem Adoratge,
hoặc, Thờ phượng Vua.  Vở opera này xảy ra sau một chuyến viếng
thăm khác đến Xứ Thánh. Nhưng cô lưỡng lự về nhà vào thời điểm
này vì cớ sự khó khăn gia tăng với mẹ mình. Sự lo sợ của cô đã được
chứng minh cách rõ ràng, vì khi cô về nhà, cô và Minnie phải giải
quyết lần cuối cùng.
Một thực tế nổi tiếng khi Minnie tức giận với Aimee, những lời nói
của bà rất tàn nhẫn và đầy ác ý. Nhưng đến lần cuối cùng trong
những bất đồng nổi tiếng của họ, báo chí đã đưa tin rằng cuối cùng
Minnie đã có một cái mũi bị bầm tím và phải băng lại. Tiêu đề đi kèm
với hình ảnh trang bìa của bà đã dối trá ghi rằng: “MẸ AIMEE NÓI
CÔ ĐÃ LÀM GÃY MŨI CỦA BÀ!”
Nhưng nhiều việc không giống như những gì được nhìn thấy. Thực
ra, Minnie vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật tạo hình vào buổi tối họ
tranh cãi với nhau, và về sau lại chối bỏ mọi chuyện. 37Tất cả đều như
nhau, chỉ vậy thôi. Minnie đã xong việc. Và bây giờ bà đã đi khỏi.

313
Tiếp theo việc bị ép “nghỉ hưu” của Minnie, hàng loạt nhà quản lý nộp
hồ sơ để chiếm vị trí của cô. Cùng với các chi phí trong việc giải quyết
với mẹ mình, sự chán nản, các vụ kiện, số nợ của Aimee nhanh chóng
gia tăng. Thực ra, cô phải mất đến mười năm sau mới có thể giải quyết
mọi vụ kiện và trả hết nợ. Và khi cuối cùng điều đó xảy ra, có một
thông báo chúc mừng được đặt trên nóc Đền thờ.
CÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT RÔ-BỐT SINH HỌC
Nhưng sự căng thẳng này đã trở nên quá sức chịu đựng của Aimee.
Và năm 1930, cô chịu sự suy sụp về mặt cảm xúc/thể lý hoàn toàn, và
bị giam hãm trong một ngôi nhà tranh ở bãi biển Malibu dưới sự chăm
sóc liên tục của một bác sĩ.
Tiếp theo sự thử thách mười tháng này, Aimee đã trở lại Đền thờ
Angelus, và đã khôi phục đến một mức độ nào đó. Nhưng cô không
bao giờ lấy lại được sức lực và sự mạnh mẽ mà trước đây cô từng có.
Bác4sĩ3của Aimee giải thích vấn đề của cô bằng việc chỉ nói rằng cô
“đã không thể có đủ sự nghỉ ngơi cần thiết.”38
Đến đầu năm 1931, Aimee rất cô đơn. Cái giá cho sự nổi tiếng quá cao,
cô chẳng có người bạn thân nào và cô rất cần tình bạn.
Rolf kết hôn với một sinh viên trường Kinh Thánh giữa năm đó, và
Aimee đã phấn khởi. Sau đó vào ngày 13 tháng Chín năm 1931, cô tái
hôn. Lúc này, người chồng thứ ba của cô là ông David Hutton. Có
người nói rằng vì cớ sự cô đơn của Aimee và nhu cầu về tình yêu
thương và sự bảo vệ rất lớn đến nỗi cô tưởng tượng mọi ưu điểm đều
ở trong người đàn ông này. Nhưng thực tế thì lại không phải thế.
Không lâu sau khi họ kết hôn, Hutton đã bị một người phụ nữ khác
mà ông từng hứa sẽ kết hôn kiện ra tòa. Vụ kiện này kéo dài một năm,
và quyết định của tòa đã chống lại ông.
Nhưng Aimee tiếp tục trong sự kêu gọi của mình khắp quốc gia. Cô
trải nghiệm thành công lớn ở New England, khi có hàng ngàn người
đến nghe cô giảng. Vì vấn đề sức khỏe, nên ngày 22 tháng Tư năm
1927, cô đã nộp đơn từ chức khỏi tư cách là mục sư của Đền thờ
314
Angelus. Lời đề nghị này bị từ chối. Sau đó, vào tháng Giêng cô lên
tàu đến Châu Âu, theo như lời khuyên của bác sĩ. Và một lần nữa,
hàng ngàn người đã kéo đến các buổi nhóm của cô. Trong lúc cô vắng
nhà, Hutton đã nộp đơn ly dị ở giữa xì-căng-đan.
NỮ HOÀNG CHIẾN TRANH THẦM LẶNG
Giữa những năm 1938 đến 1944 là những năm yên lặng cho Aimee.
Báo chí rất ít nói về Aimee.
Aimee bị kiện bởi những nhân viên bất mãn phụ tá cho các mục sư, và
bất kỳ ai khác nghĩ rằng họ có thể kiếm một đồng đô-la nhờ cô. Vì thế,
cô thuê Giles Knight, một quản trị kinh doanh mới, để giữ cô khỏi
được mọi người chú ý. Tất cả các phóng viên đều phải thông qua
người đó để gặp cô, và mọi người đều bị từ chối. Aimee chỉ thông báo
cho Knight biết cô ở nơi nào, sau đó ở ẩn để sống một cuộc sống ẩn
dật nửa chừng.
Rolf McPherson vẫn nói lời tốt đẹp về Knight vì sự phục vụ cho mẹ
anh đã mang lại nhiều bình an cho gia đình.
Nhiều nỗ lực của Aimee trong những năm này được dành cho việc
chăn bầy, huấn luyện những người hầu việc Chúa tương lai, thiết lập
hàng trăm Hội Thánh và sai phái nhiều giáo sĩ đi khắp thế giới.
Nhưng đến năm 1942, cô cũng dẫn một ban nhạc chuyên dùng nhạc
khí bằng đồng và bộ gõ cùng với màu cờ xuống Los Angeles để bán
trái phiếu chiến tranh. Cô đã bán trái phiếu được 150 ngàn đô-la trong
vòng một giờ, vì thế Bộ tài chính Hoa Kỳ đã tặng cho cô một tấm bằng
biểu dương vì nỗ lực yêu nước của cô. Cô cũng thường xuyên tổ chức
các buổi nhóm cầu nguyện tối thứ Sáu ở Đền thờ Angelus trong suốt
Chiến tranh Thế giới II, nhận được lời cảm kích từ Tổng thống
Roosevelt và thống đốc bang California vì đã làm điều đó.
NGƯỜI VĨ ĐẠI YÊN NGHỈ
Đến năm 1944, sức khỏe của Aimee rất yếu. Bà đã bị nhiễm vi khuẩn
vùng nhiệt đới trong những chuyến đi truyền giáo của mình. Vì thế
vào tháng Hai năm đó, bà đã bổ nhiệm Rolf như là vị phó chủ tịch mới
315
cho chức vụ. Rolf đã bày tỏ sự trung tín của mình và đã phục vụ mẹ
anh rất tốt trong nhiều năm qua. Thực tế, anh là người duy nhất  ở lại
với bà trong suốt thuận và nghịch cảnh.
Đến tháng Chín năm 1944, Rolf bay đến Oakland cùng mẹ của mình
để cung hiến một Hội Thánh mới. Có một sự tắt đèn tạm thời trong
thành phố vì cớ chiến tranh, vì thế Aimee và Rolf dành buổi tối đó với
nhau trong căn phòng của bà để trò chuyện về chức vụ và gia đình.
Nhiều đám đông lớn và công tác chức vụ này luôn làm Aimee phấn
khởi, vì thế bà ở trong tinh thần rất phấn chấn. Khi buổi tối đó đến lúc
kết thúc, Rolf hôn mẹ mình và chúc ngủ ngon, sau đó rời khỏi phòng.
Aimee đã bị chứng mất ngủ khá lâu. Bà vẫn luôn uống thuốc an thần
từ bác sĩ của mình, và hiển nhiên bà đã uống vài viên để đi ngủ vào tối
hôm đó. Có lẽ bà không biết mình nên uống bao nhiêu, và bà đã sắp
lịch giảng vào ngày hôm sau. Vì vậy bà quyết định là mình cần phải
ngủ nhiều hơn.
Theo như các bác sĩ, khoảng bình minh là lúc Aimee cảm biết có gì đó
không ổn. Nhưng thay vì gọi cho Rolf, bà đã gọi cho bác sĩ của mình ở
Los Angeles. Ông ấy đang có một ca phẫu thuật nên không nghe máy.
Vì thế, bà gọi cho một bác sĩ khác, là người đã giới thiệu cho bà bác sĩ
Palmer ở Oakland, California. Nhưng trước khi bà có thể gọi cuộc điện
thoại thứ ba, Aimee đã hôn mê.
Lúc 10 giờ sáng, Rolf cố gắng đánh thức mẹ mình và phát hiện ra bà
đang nằm trên giường thở cách khó nhọc. Không thể gọi bà dậy, anh
đã gọi cho bên y tế. Nhưng đã quá trễ, nên vào ngày 27 tháng Chín
năm 1944, Aimee Semple McPherson đã về với Chúa. Bà qua đời ở
tuổi năm mươi ba.
Thi thể của Aimee được đặt trong Đền thờ Angelus trong ba ngày và
ba đêm khi sáu ngàn người nối đuôi nhau đến viếng để bày tỏ lòng
kính trọng cuối cùng. Sâu khấu là nơi đặt quan tài mở của bà, chỗ ban
nhạc, và hầu hết các lối đi giữa các dãy ghế của Đền thờ Angelus đều
phủ đầy hoa. Năm chiếc xe chở đầy hoa đã phải rời đi.
316
Sau đó, vào ngày sinh nhật của Aimee, ngày 9 tháng Mười năm 1944,
một đoàn xe hộ tống gồm sáu trăm xe ô tô lái đến Công viên Tưởng
niệm Forest Lawn là nơi Tướng Lãnh mặt trận của đạo quân của Đức
Chúa Trời đã được yên nghỉ. Nghĩa trang đó đã chứa hai ngàn người,
cùng với một ngàn bảy trăm mục sư Foursquare là những người
Aimee từng  phong chức.
Toàn bộ câu chuyện về Aimee Semple McPherson không thể kể hết chỉ
trong một chương sách. Như những tướng lãnh vĩ đại khác của Đức
Chúa Trời, chỉ có thiên đàng mới có thể bày tỏ hết mọi điều bà đã làm
được. Nhưng vì mục đích của chúng ta ở đây, hãy để tôi nói rằng
trong cuộc đời của bà, Aimee đã sáng tác 175 bài hát và thánh ca,
nhiều bài opera, và mười ba vở kịch Kinh Thánh bùng nổ và giảm
mạnh. Bà cũng đã giảng sáu ngàn bài giảng và giúp cho hơn 8000 mục
sư tốt nghiệp từ trường Kinh Thánh L.I.F.E. Cũng theo thống kê trong
suốt thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, một ai đó và khoảng nửa triệu
người đã nhận được sự giúp đỡ từ chức vụ của bà. Và ngày nay, hệ
phái Foursquare vẫn đang tiếp tục trình bày lẽ thật trong Lời Đức
Chúa Trời như họ từng nhận được từ Chị McPherson, trong lời Tuyên
xứng Đức tin ban đầu của Foursquare Gospel. Bốn cạnh đó là: “Chúa
Giê-xu là Cứu Chúa, Chúa Giê-xu là Đấng chữa lành, Chúa Giê-xu là
Đấng làm báp tem trong Đức Thánh Linh và Chúa Giê-xu là Vị Vua sẽ
đến.”
HƯỚNG ĐẾN VẬN MỆNH CỦA BẠN
Để kết luận, tôi muốn tập chú vào một điểm quan trọng mà Aimee
luôn nhấn mạnh với các sinh viên trường Kinh Thánh của bà:
“Hãy ở chính giữa con đường.”
Từ tất cả những gì bạn đã đọc về bà, câu nói này rõ ràng không phải
đang nói đến việc thỏa hiệp. Chị Aimee đang nói về sức mạnh cần có
để đứng vững vàng trong một chỗ. Và đối với bà, câu nói này mang ý
nghĩa hai mặt.

317
Trước hết, bà nói rằng: hãy dạn dĩ trong xu thế chủ đạo của cuộc sống,
nhưng đừng để thế gian rập khuôn trong khuôn mẫu của họ. Hãy tự
do bày tỏ tình yêu và sự tự do mà Chúa Giê-xu đã mang đến trái đất
này. Và hãy đứng vững vàng khi đối diện với áp lực, đừng bao giờ
chùn bước khi đối diện với sự sợ hãi. Cũng hãy dạn dĩ thể hiện kế
hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống mình trong năng lực của điều
mà thiên đàng đã kêu gọi bạn  làm.
Thứ hai, hãy đam mê trong các ân tứ của Thánh Linh, nhưng đừng bao
giờ quá mức. Đừng đe dọa đám đông chỉ vì bạn có quyền năng. Aimee
thường dùng ví dụ về một chiếc xe và năng lượng của nó để nêu ra ý
này. Dù nó có thể dễ dàng đi được tám dặm trong một giờ thì cũng sẽ
rất ngốc nghếch khi một người rồ máy với tốc độ đó ở giữa một đám
đông. Bà muốn nêu ra rằng quyền năng đến từ Đức Thánh Linh luôn
ở đó, nhưng điều đó không có nghĩa là được sử dụng trong trong thời
gian quá dài để thi hành chức vụ trong buổi nhóm của Chúa cho
những người khác.
Điều Aimee đang muốn nói với chúng ta khi bà nói “hãy ở chính giữa
con đường” là thế này: Việc quá mức có thể khiến bay phóng lên
nhanh, nhưng cuối cùng sẽ nổ và rơi thẳng xuống đất. Đức tin của Cơ
Đốc Nhân luôn là một nếp sống, vì vậy hãy chạy như chạy việt dã –
không phải như chạy nước rút.
Bây giờ, hãy nhận lấy ngọn đuốc mà Aimee đã chuyển cho chúng ta,
đừng chấp nhận làm người tầm thường của cuộc đời “tôn giáo”. Hãy
làm rúng động thế giới của chúng ta cho Chúa bằng sự tự do, sự dạn
dĩ và sự khôn ngoan mà Chúa đã ban cho bạn. Hãy đứng vững vàng ở
“chính giữa con đường”, khi bạn hoàn thành định mệnh của mình
trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
CHƯƠNG TÁM, AIMEE SEMPLE MCPHERSON
Tham khảo
1   Daniel Mark Epstein, Chị Aimee: Cuộc đời của Aimee Semple   
McPherson  (Orlando, FL: Daniel Mark Epstein, tái in ấn bởi sự cho
phép của Harcourt Brace and Company, 1993], 3, 80-81.

318
2   Như trên, 10.
3   Như trên, 11.
4   Như trên, 21.
5   Như trên, 22-23.
6 Như trên, 28.
7 Như trên, 30-31.
8 Như trên, 36.
9  Như trên, 39.
10 Như trên, 41-47.
11 Như trên, 48-49.
12 Như trên, 50.
13 Như trên, 55.
14   Như trên, 57.
15   Như trên, 57-59.
16   Như trên, 67.
17   Như trên, 73.
18   Như trên, 75.
19   Như trên, 76.
20   Như trên, 77-78.
21   Như trên, 111.
22   Như trên, 119.
23   Như trên, 120.
24   Như trên, 122.
25   Như trên, 134.
319
26   Như trên, 144.
27   Như trên, 145.
28   Như trên, 159.
29   Như trên, 172.
30   Như trên, 201.
31   Như trên, 241-243.
32   Như trên, 248.
33  Như trên, 256-257.
34  Như trên, 259.
35  Như trên, 378.
36 Như trên, 312.
37 Như trên, 340.
38 Như trên, 343.
39 Như trên, 417.

320
NHỮNG TƯỚNG LÃNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Chương Mười: William Branham

“Ông la lên: Anh là ma quỷ và anh đang lừa gạt mọi người, một kẻ
mạo danh, một con rắn trong cỏ, đồ giả mạo, và tôi sẽ cho những
người này thấy con người thật của anh!’ Đó là một lời thách thức táo
bạo và mọi người trong khán giả có thể nhìn thấy đây không phải là
lời đe dọa vẩn vơ… Nó thể hiện là một giây phút gian ác cho một
nhân vật nhỏ xíu trên sân khấu, và hầu hết mọi người hẳn phải cảm
thấy rất tiếc cho anh ấy. Chắc chắn họ có thể thấy không có chỗ nào
cho thủ đoạn gian trá. Người đàn ông trên sân khấu hoặc phải có tài
sản này hoặc sẽ nhận hậu quả.
“Nhiều giây trôi qua… Hiện tại nó thể hiện rằng một điều gì đó
đang ngăn chặn kẻ thách thức khỏi việc thực hiện mưu đồ gian ác
của mình. Giọng nói của nhà truyền giảng nhẹ nhàng nhưng dứt
khoát… chỉ có thể nghe được ở khoảng cách gần… ‘Sa-tan, vì mày đã

321
thách thức đầy tớ Đức Chúa Trời trước hội chúng lớn này, bây giờ
mày phải quỳ xuống trước ta. Trong danh Chúa Giê-xu Christ, mày
phải ngã xuống dưới chân ta.’
“Bất thình lình, người mà trước đó vài phút còn rất trâng tráo coi
thường người của Đức Chúa Trời với những lời lẽ hăm dọa và buộc
tội đáng sợ, đã rên rỉ khủng khiếp và ngã xuống sàn khóc một cách
điên dại. Nhà truyền giảng bình tĩnh tiếp tục buổi nhóm như thể
chẳng có điều gì xảy ra khi người đàn ông đó đang lăn lộn dưới
đất.”1
William Branham là một người khiêm nhường, nói năng nhẹ nhàng,
đã quen với những bi kịch, nỗi đau và nghèo đói. Hiểu biết nông cạn
theo tiêu chuẩn của thế gian, Branham được dạy dỗ qua những sự
kiện siêu nhiên. Gordon Linsay, nhà sáng lập Christ For the Nations
(Đấng Christ cho mọi dân tộc), là một người bạn của Branham, và là
người viết tiểu sử chính thức về ông. Ông nói rằng cuộc đời của
Branham “quá xa với thế giới này và vượt hơn điều bình thường” mà
nếu đây không phải là những sự thật có tài liệu chứng minh, thì dưới
những hoàn cảnh bình thường, một người có thể xem những câu
chuyện của cuộc đời và chức vụ của ông là điều “khó   tin và lạ
thường”.1
Đơn giản trong luận điểm và kém thành thạo trong tiếng Anh,
Branham đã trở thành người lãnh đạo trong cơn phấn hưng Tiếng nói
của sự chữa lành đã được bắt đầu vào cuối những năm bốn mươi. Có
nhiều nhà phấn hưng chữa lành đi đầu trong thời kỳ này và mỗi
người đều có sự độc đáo riêng của họ. Nhưng không ai có thể kết hợp
chức vụ tiên tri, những biểu hiện siêu nhiên, và sự chữa lành thiên
thượng như William Branham đã làm.
Đáng buồn là, giai đoạn cuối cùng của chức vụ ông dẫn đến sự tối
tăm. Khi chương này của Branham tiếp diễn, điều được viết sẽ gây sốc
đối với một số người, và buồn với một số người khác.
Cần hiểu rằng những chi tiết này dành để dạy dỗ. Cuộc đời của
Branham là một minh họa đầy bi kịch về điều xảy ra khi một người
322
không đi theo thời điểm và mùa của thiên đàng. Tuy nhiên, sự khởi
đầu của cuộc đời và chức vụ của Branham là một bằng chứng về tầm
ảnh hưởng siêu nhiên của Chúa trên đất này. Nếu có bất kỳ truyền
thống “tôn giáo” nào trong bạn, không nghi ngờ gì, cuộc đời và thời
gian đầu của William sẽ gửi một làn sóng xung kích vào hệ thống của
bạn.
MỘT LUỒNG ÁNH SÁNG
Khi bình minh hé rạng vào ngày 6 tháng Tư năm 1909, một cậu bé
năm pound nhỏ nhắn đã chào đời trên những ngọn đồi ở Kentucky.
Bước trên sàn nhà bằng đất của ngôi nhà gỗ cũ kỹ, người cha mười
tám tuổi đã diện bộ đồ mới cho dịp này. Người mẹ của đứa bé, vừa
mới tròn mười lăm tuổi, đã bồng đứa con trai mới khi họ quyết định
tên của cậu bé: William Marrion Branham.
Với ánh sáng bắt đầu xuyên qua bầu trời buổi sáng sớm, bà nội quyết
định mở cửa sổ ra để gia đình Branham có thể nhìn thấy đứa con mới
sinh của mình rõ hơn. Đây là sự kiện siêu nhiên đầu tiên đã xảy ra với
bé sơ sinh Branham. Nói theo cách của ông, ông kể câu chuyện này
như thể nó đã được mô tả với mình: “Bất thình lình, một ánh sáng
xoáy qua cửa sổ, khoảng cỡ một cái gối, và xoáy vòng quanh nơi tôi
đang nằm, và chiếu xuống chiếc giường.”3
Những người xung quanh chứng kiến cảnh tượng đó đều kinh ngạc,
tự hỏi đứa bé được sinh ra trong nhà Branham là đứa trẻ như thế nào.
Khi cọ vào bàn tay bé xíu của cậu bé, bà Branham không biết rằng
cũng đôi bàn tay ấy sẽ được Chúa sử dụng để chữa lành nhiều người,
và dẫn đầu một trong những cuộc phấn hưng chữa lành lớn nhất đến
bây giờ.
Hai tuần sau, đứa bé William Branham đã có chuyến viếng thăm đầu
tiên đến Hội Thánh Báp-tít Missionary.
SÀN ĐẤT VÀ NHỮNG CHIẾC GHẾ BẰNG VÁN
Gia đình của William Branham nghèo nhất trong những người nghèo.
Họ sống ở những ngọn đồi phía sau Kentucky, với sàn nhà bằng đất
323
và những tấm ván làm ghế ngồi. Những người này hoàn toàn không
có học thức, theo như tiêu chuẩn của thế giới bấy giờ. Vì vậy, việc đọc
Kinh Thánh, hay sách vở nào đó, là điều gần như không thể.
Sống trong thân phận nghèo và rất ít chú trọng đến việc hầu việc
Chúa. Gia đình Branham có sự nhận biết chung về Chúa, nhưng đó là
tất cả những gì họ biết. Hoàn cảnh của họ vất vả, và họ nỗ lực hết
mình để sống sót. Gia đình Branham đi nhóm chủ yếu như một bổn
phận theo lương tâm, hay đôi khi như một sự kiện xã hội.
Khi bạn hiểu được hoàn cảnh của Branham, bạn sẽ dễ hiểu hơn về lý
do Chúa đã dùng nhiều dấu hiệu siêu nhiên để phán với William
Branham. Cậu không biết tự mình đọc hay học Kinh Thánh. Branham
không biết cầu nguyện thế nào, và trong những năm thiếu thời, cậu
chưa từng nghe ai cầu nguyện.
Nếu bạn không biết đọc, thì bạn không thể nghe tiếng Chúa từ Lời của
Ngài.
Nếu bạn không cầu nguyện, thì bạn không thể nghe được từ tiếng nói
bên trong, hay tâm linh của bạn.
Nếu không có ai xung quanh bạn biết Chúa, thì chẳng có ai dạy dỗ
bạn. Trong những tình cảnh này, Chúa chỉ còn cách truyền đạt
thông  điệp của Ngài cho một người qua dấu kỳ và phép lạ. Điều này
hiếm, nhưng Chúa không bị giới hạn vì cớ sự ngu dốt hay nghèo đói.
Điều đó đã từng xảy ra thì nó cũng có thể xảy ra thời nay. Chúa sẽ gửi
thông điệp của Ngài đến một người nào đó, bằng cách này hay cách
khác.

324
Căn nhà gỗ/ nơi sinh của Branham gần Berksville, Kentucky
Trong Cựu Ước, một con lừa đã nói với Ba-la-am. Đó là cách duy nhất
mà Ba-la-am sẽ nghe Lời của Chúa.
Chúa đã phán với Môi-se qua một bụi gai cháy. Trong sách Công vụ,
những dấu kỳ phép lạ ban quyền năng cho các tín hữu để làm đảo lộn
thế giới “tôn giáo” tối tăm.
Chúa không bị giới hạn bởi những sự ngu dốt về thần học. Ngài là
Đức Chúa Trời – và đôi khi, Chúa sẽ gọi một ai đó giống như William
Branham đến và phá vỡ những đặc trưng tôn giáo của chúng ta.
Tôn giáo muốn chúng ta quên chữ “siêu nhiên” mô tả sự hiện diện của
Chúa. Nó khiến một số người cảm thấy e ngại khi Chúa bứt phá xuyên
qua những giới hạn của “lòng mộ đạo” của họ.

325
Chính Chúa là Đấng hành động qua các dấu kỳ và phép lạ để khiến
Branham biết Chúa, biết sự kêu gọi của Chúa trên đời sống mình, và
cuối cùng để bước đi trong sự kêu gọi đó.
ĐƯỢC CỨU KHỎI CHẾT CÓNG
Sự phù hộ của Chúa đã ở với Branham từ lúc ông mới ra đời. Cha của
ông, là tiều phu, phải xa nhà trong thời gian dài. Khi Branham chỉ mới
sáu tháng tuổi, một trận bão tuyết dữ dội đã bao trùm các ngọn núi,
khiến cho đứa trẻ nhỏ và người mẹ mắc kẹt trong căn nhà gỗ của họ.
Khi củi và thức ăn hết, cái chết dường như là điều chắc chắn.
Vì thế mẹ của Branham đã quấn những cái chăn tả tơi lên người mình
và đứa bé, sau đó họ nằm đói và run trên giường để phó mình cho số
phận.
Nhưng “số phận” không thể thay đổi kế hoạch của Chúa. Ngài đang
quan phòng họ qua đôi mắt của một người hàng xóm.
Người hàng xóm này, để ý thấy khói không còn bốc ra từ ống khói của
họ, đã chậm chạp bước qua lớp tuyết dày đến căn nhà gỗ của họ và
phá cửa vào.
Ông nhanh chóng gom củi lại để đốt lửa sưởi ấm và vất vả đi qua lớp
tuyết dày trở về nhà mình để lấy thức ăn cho gia đình Branham. Sự tử
tế và sự chú ý của người đàn ông này đã cứu mạng sống của họ.
Không lâu sau sự thử thách đó, cha của Branham dời gia đình ông từ
khu rừng xa xôi hẻo lánh ở Kentucky để đến Utica, Indiana, là nơi ông
làm việc như một nông dân. Sau này, gia đình ông chuyến đến
Jeffersonville, Indiana, là nơi được biết đến như là quê nhà của
William Branham.
Dù gia đình ông đã chuyển đến Jeffersonville, một thành phố trung
bình, thì họ vẫn rất khó khăn. Năm bảy tuổi, cậu bé Branham thậm chí
không có một cái áo để đến trường ngoài một chiếc áo khoác. Nhiều
lần cậu ngồi mồ hôi nhễ nhại trong cái nóng của ngôi trường nhỏ,
ngượng ngùng không dám cởi áo khoác ra vì cậu không có cái áo nào
326
bên trong cả. Chúa không bao giờ chọn lựa giữa người nghèo và
người giàu. Ngài nhìn vào tấm lòng.
CƠN GIÓ TỪ THIÊN ĐÀNG
Trường học chỉ vừa mới kết thúc ngày hôm đó, bạn bè của Branham
chuẩn bị đi ra hồ câu cá. Branham muốn cùng đi với chúng, nhưng
cha của cậu bảo cậu phải đi lấy nước cho buổi tối hôm đó.
Branham khóc trong lúc cậu lấy nước, bực tức vì mình phải làm việc
thay vì đi câu cá. Khi cậu xách xô nước nặng nề từ nhà kho đến nhà
mình, cậu ngồi xuống một cái cây dương già để nghỉ mệt.
Thình lình, cậu nghe âm thanh của cơn gió đang thổi trên ngọn cây.
Cậu nhảy lên để xem, và cậu để ý thấy cơn gió đó chẳng đang thổi đến
một nơi nào khác. Lùi lại, cậu nhìn lên cây, và một tiếng nói vang lên
rằng: “Đừng bao giờ say rượu, hút thuốc, hay làm ô uế thân thể con
bằng bất kỳ cách nào, vì ta có một công việc dành cho con làm khi con
lớn lên.”
Giật mình bởi tiếng nói và việc rung lên, cậu bé chạy về nhà khóc
trong vòng tay của mẹ. Tưởng rằng con mình bị rắn cắn, bà cố gắng vỗ
về cậu. Không thể dỗ dành cậu, bà đặt cậu lên giường và gọi điện
thoại cho bác sĩ, sợ rằng cậu đang bị một dạng rối loạn thần kinh kỳ lạ
nào đó.
Với phần còn lại của thời thơ ấu, Branham đã làm mọi thứ cậu có thể
để tránh việc đi ngang qua cái cây đó.
Kỳ lạ như kinh nghiệm đã từng xảy ra cho Branham, cậu nhận thấy
mình không bao giờ có thể uống rượu, hút thuốc hay làm ô uế thân
thể mình. Nhiều lần, do áp lực của bạn bè, cậu đã thử. Nhưng khi cậu
vừa cầm điếu thuốc lên hoặc một đưa rượu lên môi, một lần nữa cậu
lại nghe âm thanh của cơn gió đó đang thổi trên ngọn cây. Ngay lập
tức, cậu nhìn xung quanh để xem, nhưng mọi thứ vẫn tĩnh lặng và yên
bình như trước đó. Nỗi sợ kỳ lạ đó cuốn lấy cậu và cậu đánh rơi điếu
thuốc hay chai rượu đó rồi bỏ chạy.

327
Kết quả của cách cư xử kỳ lạ của mình, Branham có rất ít bạn bè trong
những năm tháng cậu lớn lên. Branham tự nhủ: “Dường như cả cuộc
đời mình, mình giống như một con cừu đen không ai hiểu mình,
ngay   cả mình cũng không hiểu bản thân nữa.” Cậu thường nói rằng
cậu có một cảm giác kỳ lạ, “giống như một ai đó đứng gần tôi, cố
gắng nói điều gì đó, đặc biệt khi tôi ở một mình.”5 Vì thế, Branham
dành những năm tháng trẻ tuổi tìm kiếm và nản lòng, không thể trả
lời hay hiểu được sự kêu gọi của Chúa cho cuộc đời mình.
KHÔNG NƠI TRỐN CHẠY
Dù Branham đã nhận nhiều sự bày tỏ siêu nhiên trong đời sống mình
thì cậu vẫn chưa được tái sanh. Khi cậu lên mười bốn tuổi, cậu đã bị
chấn thương trong một tai nạn đi săn khiến cậu phải nằm viện bảy
tháng. Tuy nhiên, cậu vẫn chưa nhận được sự cấp bách của sự kêu gọi
Chúa đang thúc bách trên mình. Cậu không hề biết gì về điều đang
xảy ra với mình. Cha mẹ của cậu không biết nhiều về Chúa, vì thế cậu
không nhận được sự khích lệ nào từ họ. Tất cả những gì cậu có chỉ là
kiến thức hạn hẹp của mình, vì thế cậu chống lại sự kêu gọi của Chúa.
Năm mười chín tuổi, Branhma đã quyết định dời đi, với hi vọng rằng
nơi ở mới sẽ làm cậu giảm bớt áp lực này. Biết rằng mình sẽ không
được mẹ đồng ý, cậu bảo bà rằng cậu sẽ đi đến một nơi cắm trại chỉ
cách nhà mười bốn dặm, trong khi thật ra cậu đi đến Phoenix,
Arizona.
Với môi trường mới và một lối sống khác, Branham có một công việc
làm ban ngày ở một nông trại địa phương. Ban đêm, cậu theo đuổi
nghề quyền anh chuyên nghiệp, và thậm chí đã thắng vài huân
chương. Nhưng dù cố gắng hết sức có thể, Branham vẫn không thể
nào chạy trốn khỏi Chúa, ngay cả trong sa mạc. Khi cậu nhìn lên các vì
sao ban đêm, cậu lại cảm nhận về sự kêu gọi của Chúa trên cuộc đời
mình lần nữa.
Một này nọ, cậu nhận được tin tức từ người em của mình là Edward,
người gần bằng tuổi của cậu, đang bệnh rất nặng. Buồn bã, Branham
cảm nhận rằng mọi thứ sẽ ổn, vì thế cậu tiếp tục làm việc ở nông trại.
328
Chỉ vài ngày sau đó, Branham nhận được tin đau lòng là em trai cậu
đã qua đời.
Nỗi buồn đó gần như quá sức chịu đựng đối với Branham. Branham
thuật lại, “Điều đầu tiên tôi nghĩ là em tôi có được sửa soạn để chết
không… Một lần nữa, Chúa gọi tôi, nhưng như bình thường, tôi đã
cố gắng né tránh.”6
Khi Branham về nhà, những giọt nước mắt lăn dài trên má khi cậu
nghĩ về thời thơ ấu của họ với nhau. Nhớ về mọi thứ đã khó khăn như
thế  nào, cậu tự hỏi liệu Chúa có đem Edward đi đến một nơi tốt hơn
không.
Cái chết của em cậu là điều rất khó khăn với cả gia đình, vì không ai
biết Chúa, nên họ không thể tìm được sự bình an. Như một vấn đề
thực tế, chính tại tang lễ của em mình là nơi Branham đã cầu nguyện
lần đầu tiên.7 Chính tại nơi này mà cậu quyết định học cách cầu
nguyện. Sau khi chôn cất, Branham định trở về Arizona, nhưng mẹ
cậu nài xin cậu hãy ở lại gia đình. Branham đồng ý và tìm một công
việc ở một nhà máy sản xuất khí đốt tại New Albany.
ĐỐI MẶT VỚI SỰ CHẾT
Khoảng hai năm sau, trong lúc đang kiểm tra độ khí gas, Branham đã
bị ngộ độc khí gas. Toàn bộ niêm mạc dạ dày của cậu bị phủ bởi a-xít
hóa học, và cậu phải đau đớn nhiều tuần trước khi tìm sự giúp đỡ y tế
từ các chuyên gia.
Bác sĩ chẩn đoán Branham bị viêm ruột thừa và bảo cậu nhập viện để
phẫu thuật. Vì cậu không cảm thấy đau, Branham yêu cầu một liều
thuốc gây tê một phần mà thôi. Sau đó, cậu có thể tiếp tục tỉnh táo và
quan sát ca phẫu thuật. Dù cậu chưa được tái sanh, Branham đã nhờ
một mục sư Báp- tít vào phòng phẫu thuật cùng với mình.
Sau ca phẫu thuật, Branham được chuyển đến phòng của mình, là nơi
cậu cảm thấy mình càng ngày càng yếu. Khi nhịp đập của tim trở nên
yếu hơn, cậu cảm nhận cái chết gần kề.

329
Dần dần, căn phòng bệnh viện trở nên tối với Branham, và từ xa cậu
lại nghe âm thanh của gió. Như thể nó đang thổi qua khu rừng, xào
xạc những chiếc lá trên cây. Branham nhớ rằng mình đã nghĩ: “Ồ, đây
chắc là sự chết đang đến với mình.”
Cơn gió đến gần hơn – và âm thanh lớn hơn.
Branham nói: “Thình lình, tôi biến mất. Tôi quay trở lại như một cậu
bé nhỏ với đôi chân trần trên còn đường mòn đó, dưới cái cây đó. Và
tôi cũng nghe thấy tiếng nói đó ‘Đừng uống rượu hay hút thuốc.’
Nhưng lần này, tiếng nói đó vang lên ‘Ta đã gọi con mà con không
chịu đi.’ Lời nói lặp lại ba lần.
“Sau đó tôi nói: ‘Chúa ơi, nếu đó là Ngài, xin cho con quay trở lại thế
gian, và con sẽ giảng Tin Lành của Ngài từ mái nhà cho đến mọi góc
phố. Con sẽ nói cho mọi người biết.’”
Thình lình, Branham tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trong phòng
bệnh viện. Cậu cảm thấy tốt hơn, nhưng bác sĩ nghĩ rằng cậu đã chết.
Khi ông bước vào và thấy Branham, ông nói: “Tôi không phải là người
đi đến nhà thờ… nhưng tôi biết Chúa đã viếng thăm cậu bé này.”8
Vài ngày sau, Branham được xuất viện, và đúng như lời hứa nguyện,
ngay lập tức cậu bắt đầu tìm kiếm Chúa.
HÃY LÀNH! VÀ TỰ HÀO VỀ NÓ!
Branham tìm từ Hội Thánh này sang Hội Thánh khác, cố gắng vô ích
để tìm một ai đó giảng về sự ăn năn. Cuối cùng, trong lúc tuyệt vọng,
cậu đi ra nhà kho cũ ở phía sau nhà và cố gắng cầu nguyện. Cậu
không biết phải nói gì, vì thế cậu chỉ bắt đầu thưa chuyện với Chúa
như cách cậu nói chuyện với bất kỳ ai.
Thình lình, một ánh sáng chiếu lên tường của nhà kho, tạo thành một
thập tự giá. Branham tin rằng đó là Chúa, như thể “một ngàn pound
đã được nhấc khỏi mình.” Chính tại nơi nhà kho cũ kỹ đó, Branham
đã được tái sanh.
Tai nạn mà cậu trải qua với a-xít hóa học đã để lại những tác dụng
phụ kỳ lạ trên Branham, và khi cậu nhìn vào một thứ gì đó quá lâu,
330
đầu của cậu sẽ rung lên. Branhma nói với Chúa rằng nếu cậu cần phải
giảng, cậu phải được chữa lành hoàn toàn. Vì thế, cậu tìm đến một
Hội Thánh Báp-tít độc lập nhỏ tin vào sự chữa lành, đi đến đó để cầu
nguyện và được chữa lành ngay tức thì. Nhìn thấy năng quyền mà
Hội Thánh này thể hiện, Branham bắt đầu cầu nguyện và tìm kiếm
Chúa về năng quyền đó cho cuộc đời mình. Sáu tháng sau, cậu nhận
được sự đáp lời.

Branham trong những năm đầu của ông


Sau khi chấp nhận lời kêu gọi để rao giảng, Branham được phong
chức như một mục sư Báp-tít độc lập. Ổn định trong một túp lều nhỏ,
cậu bắt đầu hầu việc Chúa với nhiều kết quả lớn lao.
ÁNH SÁNG TRƯỚC ĐÂY!

331
Vào tháng Sáu năm 1933, ở tuổi hai mươi bốn, Branham đã tổ chức
trại phấn hưng lớn đầu tiên của mình ở Jeffersonville. Có khoảng 3
ngàn người đến tham dự vào một buổi tối.
Anh tổ chức lễ báp tem bằng nước vào ngày 11 tháng Sáu, làm báp
tem cho một trăm ba mươi người ở dòng sông Ohio. Khi anh làm báp
tem cho người thứ mười bảy, một sự việc siêu nhiên khác
đã xảy ra. Chính Branham đã mô tả điều này:
“Một cơn gió cuốn từ thiên đàng giáng xuống, cùng với ánh sáng
chiếu xuống… nó ở ngay tại nơi tôi đang đứng… và tôi sợ phát
khiếp…”
Nhiều người trong số bốn ngàn người tại   bờ sông nhìn thấy ánh
sáng, đã chạy trong sự sợ hãi, một số người ở lại và bắt đầu thờ
phượng Chúa. Một số người nói rằng họ nghe được một tiếng phán
thật, một số khác thì không.9
Mùa thu năm đó, những người đến dự các buổi nhóm của anh đã xây
một cái rạp, gọi là “Lều Tạm Branham”. Từ năm 1933 đến 1946,
Branham vừa là mục sư của Lều Tạm đó trong lúc anh vẫn có một
công việc bình thường.
CÔ “HOPE” TUYỆT VỜI CỦA ANH
Chính trong thời gian hạnh phúc này của những năm 30 mà Branham
đã gặp được một người nữ Cơ Đốc tuyệt vời. Tên của cô là Hope
Brumback. Cô hợp với những yêu cầu của Branham; cô chưa bao giờ
hút thuốc hay uống rượu, và anh yêu cô rất nhiều.
Sau nhiều tháng, Branham quyết định cầu hôn Hope. Nhưng vì quá
mắc cỡ để cầu hôn, anh làm điều tốt nhất có thể là viết cho cô một lá
thư. Vì sợ mẹ của cô sẽ nhận lá thư trước, anh lưỡng lự bỏ lá thư vào
thùng thư. Nhưng Hope đã nhận lá thư trước tiên và nhanh chóng trả
lời: “Vâng!”
Hai người kết hôn với nhau một thời gian ngắn sau, và Branham nhớ
lại: “Tôi không tin rằng có nơi nào khác trên đất này hạnh phúc hơn

332
gia đình nhỏ của chúng tôi.” Hai năm sau, Billy Paul, một đứa con
trai đã chào đời trong gia đình Branham. Khi mô tả khoảnh khắc đó,
Branham nói: “Khi lần đầu tiên tôi nghe tiếng khóc của bé trong
bệnh viện, tôi có thể đoán đó là con trai, và tôi đã dâng bé cho Chúa
thậm chí trước khi tôi nhìn thấy bé.” 10
MỘT LƯỢNG QUYỀN NĂNG MỚI
Thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm 1930 đã tấn công
Lều Tạm Branham, và đôi khi khó khăn hơn. Không lâu sau, Branham
bắt đầu giảng mà không tiền bồi dưỡng. Anh tiếp tục làm việc bình
thường để chu cấp cho gia đình mình. Sau khi để dành một số tiền,
anh quyết định đi đến Michigan đánh bắt cá. Không lâu sau, anh hết
tiền và bắt đầu trở về nhà.
Trên chuyến trở về, anh thấy một đám đông tụ họp vì một buổi  nhóm
và anh thắc mắc họ là những người nào, vì thế anh dừng lại và có kinh
nghiệm đầu tiên của mình với “Ngũ Tuần”.
Buổi nhóm đó là một buổi nhóm của “Duy Giê-xu” (Những người
theo Duy Giê-xu là một hệ phái mà theo như họ giải thích là họ “chỉ
tin nơi Chúa Giê-xu mà thôi”). Branham rất ấn tượng bởi cách họ hát
và vỗ tay. Anh cần ở lâu bao nhiêu, anh càng nhận ra có một điều gì
đó về quyền năng mà họ đang nói đến.
Tối hôm đó, Branham lái chiếc Model T vào cánh đồng ngô và ngủ
trong xe. Anh háo hức trở lại vào ngày hôm sau. Anh tự giới thiệu
mình là một mục sư, và ngày hôm đó người lãnh đạo đã thông báo
rằng hội chúng đó sẽ được nghe giảng từ một mục sư trẻ kế tiếp đang
ở đó, William Branham.
Branham rất sốc, điều đó khiến anh cúi mặt xấu hổ. Anh không muốn
ai biết rằng mình ở đó. Anh đã sử dụng cái quần tốt của mình để làm
gối ngủ đêm hôm trước và anh đang mặc một cái quần cũ vải sọc
nhăn.

333
Vị diễn giả một lần nữa mời William Branham tiến lên bục giảng,
nhưng Branham cứ ngồi yên, quá mắc cỡ để đáp ứng. Sau cùng,
không ai biết anh là ai cả, vì thế anh nghĩ mình an toàn.
Cuối cùng, một người đàn ông nghiêng qua phía anh và hỏi: “Anh có
biết William Branham là ai không?” Branham nói: “Là tôi,” nhưng anh
giải thích rằng anh không thể giảng trước mọi người với diện mạo
này. Người đó nói: “Chúng tôi quan tâm nhiều đến tấm lòng của anh
hơn vẻ bề ngoài của anh.” Người đàn ông đó đứng dậy và chỉ vào
Branham, hét to: “Anh ấy đây nè!”
Branham lưỡng lự đi lên trên sân khấu, và khi anh bắt đầu giảng,
quyền năng của Chúa bao phủ anh và buổi nhóm kéo dài hai giờ đồng
hồ. Sau đó, các mục sư từ khắp đất nước đến gặp Branham, mời anh
đến Hội Thánh của họ để tổ chức buổi nhóm phấn hưng. Khi Branham
rời khỏi, lịch của anh đã đầy ắp cho năm đó. Những người theo giáo
phái Duy Giê-xu không hề biết rằng họ vừa mới mời một người Báp-
tít đến tổ chức những tuần lễ nhóm trong Hội Thánh của họ!
“RÁC” VÀ BI KỊCH
Branham đua về nhà. Khi anh lái xe vào nhà, Hope chạy ra gặp anh.
Phấn khởi từ kinh nghiệm của mình, Branham kể với Hope về buổi
nhóm đó và các buổi nhóm anh được mời. Dường như cô cũng phấn
khởi như anh, nhưng gia đình và bạn bè thì không vui mừng như thế.
Sự chống đối chủ yếu đến từ mẹ vợ của branham là người luôn sắt đá
trong sự chống đối của bà. Bà la lên: “Con không biết rằng đó là
những bọn cuồng tín sao?… Con có nghĩ là mình đang kéo con gái ta
ra giữa những thứ như thế không?… Thật nực cười! Điều đó chỉ là rác
rưởi mà những Hội Thánh khác đã vứt   ra ngoài.”11
Bị ảnh hưởng bởi mẹ vợ mình, Branham hủy hết các buổi nhóm của
những người Ngũ Tuần Duy Giê-xu. Về sau, anh hối hận xem đó là sai
lầm lớn nhất đời mình. Nếu anh tổ chức những buổi nhóm đó, gia
đình anh đã không phải ở trong trận lụt lớn ở Ohio năm 1937.

334
Mùa đông năm 1937 rất khốc liệt. Khi những lớp tuyết dày bắt đầu
tan, nó khiến sông Ohio tràn hơn giới hạn bình thường của nó. Thậm
chí các mương rạch và đê cũng không ngăn được cơn nước tràn đó.
Cơn lũ không thể đến trong một lần tồi tệ hơn cho nhà Branham.
Hope chỉ vừa mới sinh một đứa con khác, và lần này họ được Chúa
ban cho một bé gái, đặt tên là Sharon Rose. Vì sinh con, hệ thống miễn
dịch của cô không được khôi phục hoàn toàn, hậu quả là cô đã bị mắc
bệnh phổi trầm trọng.
Chính trong lúc Hope đang dưỡng bệnh thì con đê trên dòng sông
Ohio đã mở đường cho cơn lũ nhanh chóng tràn khắp khu vực. Còi
báo động kêu lên lời cảnh báo rằng mọi người phải di tản để được an
toàn. Hope đang ở trong tình trạng không thể đi lại, nhưng không còn
sự lựa chọn nào. Bất kể trời mưa và lạnh, cô đã được chuyển đến một
bệnh viện tạm thời ở nơi cao hơn. Cũng trong cơn lũ lớn của năm
1937, cả hai đứa con của nhà Branham đều bị ốm nặng bởi bệnh viêm
phổi.
“GIA ĐÌNH TÔI Ở ĐÂU?”
Dù anh muốn ở lại với người thân yêu của mình, Branham biết anh
phải giúp thị trấn này chống lại cơn lũ đang dâng cao. Vì thế, anh gia
nhập đội cứu hộ, chỉ quay trở lại bệnh việc bốn tiếng sau và phát hiện
ra nước lũ đã phá vỡ nhiều bức tường, và gia đình anh đã đi khỏi.
Branham điên cuồng tìm kiếm gia đình mình cả đêm. Cuối cùng, anh
được bảo rằng họ đã được đem lên một chiếc xe lửa và chuyển đến
một thị trấn khác. Anh luống cuống tìm cách đến với họ, nhưng nước
lũ ngăn anh lại. Trong hai tuần anh bị bỏ lại và không thể đi hay nghe
được tin tức gì về gia đình mình.
Khi nước vừa rút xuống, anh lên xe đi tìm gia đình. Anh không biết là
họ còn sống hay đã chết. Khi anh lái xe đến thị trấn kế đó là nơi anh
đoán họ được chuyển đến, chẳng ai biết tin về bệnh viện nào cả, tin về
gia đình anh thì càng không.

335
Nản lòng hoàn toàn, Branham đi trên đường, tay cầm nón, vừa đi vừa
cầu nguyện, vừa khóc vì gia đình mình. Một ai đó nhận ra anh và nói
với anh nơi mà gia đình anh được chuyển đến, nhưng nước lũ đã
ngăn đường đến thành phố đó. Branham cảm ơn người đó và tiếp tục
việc tìm kiếm của mình.
Thình lình, như thể đó là hành động của Chúa, anh chạy đến một
người bạn đã nói là biết gia đình anh đang ở đâu, và vợ của Branham
đang hấp hối. Hai người đó đã tìm cách cho đến khi họ tìm được một
lối đi đường vòng qua nước lũ, và đến buổi tối thì Branham và người
bạn của anh đã đi đến thị trấn đó và gặp được gia đình anh.
“EM SẮP VỀ NHÀ RỒI…”
Hội Thánh Báp-tít trong thị trấn này đã trở thành một bệnh viện tạm
thời. Khi Branham tìm được Hope, anh quỳ bên giường cô, chỉ nghe
nói tia x-quang cho thấy bệnh lao phổi đang ăn sâu hơn vào phổi của
cô. Branham nói nhỏ với Hope, và cô ấy nói rằng các con của họ đang
ở với mẹ của cô. Khi anh tìm ra chúng, sức khỏe của chúng cũng đang
xấu đi.
Branham quyết định anh sẽ làm việc và kiếm được số tiền cần thiết để
nhìn thấy Hope và các con mình được bình phục. Một ngày nọ trong
lúc làm việc, anh nhận được cú điện thoại từ bệnh viện. Bác sĩ bảo
Branham rằng nếu anh muốn nhìn thấy vợ mình sống, anh cần phải
đến ngay.
Chạy đến bệnh viện, Branham chạy qua cánh cửa, là nơi bác sĩ gặp
anh và dẫn anh đi thẳng vào phòng vợ của anh. Tấm khăn đã phủ mặt
của cô ấy. Tuy nhiên, Branham ôm lấy cô và lắc, kêu khóc: “Em ơi, hãy
trả lời anh!… Chúa ơi, xin hãy để nàng nói với con lần nữa.” Bất
thình lình, Hope mở mắt ra. Cô cố gắng đưa tay về phía Branham
nhưng cô quá yếu.
Cô nhìn vào chồng mình và thì thầm: “Em sắp về nhà rồi. Vì sao anh
lại gọi em?” Sau đó, trong giọng nói ấp úng, yếu ớt của mình, cô bắt
đầu kể cho Branham về thiên đàng. Cô nói: “Anh yêu, anh từng giảng
336
về nó, anh từng nói về nó, nhưng anh chưa biết nó vinh hiển như thế
nào đâu.”
Mắt ngấn lệ, cô cảm ơn Branham vì đã là một người chồng tốt, rồi cô
bắt đầu yên lặng… Branham kết thúc câu chuyện theo cách này: “Cô
ấy kéo tôi cúi xuống và hôn tạm biệt tôi… Rồi cô ấy về với Chúa.”
Khi Branham lái xe về nhà, một mình trong bóng tối, mọi thứ anh thấy
đều nhắc anh nhớ về Hope. Nỗi đau dường như không thể chịu nổi. Ở
nhà, nghĩ về những đứa con không còn mẹ, anh thiếp đi, và chỉ bị
đánh thức bởi một tiếng gõ cửa.
ĐÊM BUỒN NHẤT TRÊN ĐẤT
Một người đứng ngoài cửa nói: “Billy, con của anh đang hấp hối.”
Cảm thấy như cuộc sống của mình đã đến chỗ tận cùng, Branham leo
lên chiếc xe tải nhỏ của người đó và họ chuyển bé Sharon đến bệnh
viện, nhưng chẳng ích lợi gì. X-quang cho thấy đứa bé đã bị viêm
nhũng màng bao quanh tủy sống.
Bệnh viện chuyển Sharon xuống tầng hầm là nơi họ đặt những trường
hợp phải tách riêng. Căn bệnh chí tử này đã khiến đôi chân nhỏ bé của
Sharon cong quẹo và cơn đau khiến mắt bé bị lé. Không thể nhìn thấy
con mình ở trong sự đau đớn như thế, Branham đặt tay trên Sharon và
cầu nguyện, xin Chúa cứu lấy mạng sống cô bé. Buồn thay, Branham
nghĩ rằng Chúa đang trừng phạt mình vì đã không đi đến các buổi
nhóm của giáo phái Duy Giê-xu. Không lâu sau khi cầu nguyện, bé
Sharon đã về cùng với mẹ trên thiên đàng.12
Chỉ trong một đêm, Branham đã mất hai trong số ba người quý báu
nhất của anh trên đất này. Chỉ còn lại Billy Paul.
Hai ngày sau, một người đàn ông đầy tan vỡ chôn cất đứa con gái
mình trong vòng tay của người mẹ. Dường như nỗi đau buồn của anh
quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, trong những năm sắp đến, việc tưởng
nhớ những cảm xúc đó sẽ khiến cho những giọt nước mắt của lòng
thương xót lăn dài trên má anh khi William Branham cầu nguyện cho
người bệnh.
337
CƠN GIÓ QUAY TRỞ LẠI
Giai đoạn 5 năm kế tiếp là “kinh nghiệm đồng vắng” đối với
Branham. Dường như không ai hiểu. Hội Thánh Báp- tít của anh
dường như không còn kiên nhẫn với anh, họ gọi khải tượng của anh là
của ma quỷ. Thậm chí họ cho rằng ánh sáng xuất hiện lúc anh chào
đời có lẽ là dấu hiệu về sự hiện hữu của một con quỷ trong đời sống
anh. Họ tiếp tục cảnh báo Branham hãy dừng lại những kinh nghiệm
hão huyền, hoặc là chức vụ của anh “sẽ mang tai tiếng.”13
Trong những năm này, Branham tái hôn. Anh nhiều lần nói rằng mình
sẽ không tái hôn, nhưng Hope đã yêu cầu anh phải kết hôn vì cớ con
cái.
Anh tiếp tục giảng ở Lều Tạm Branham, bên cạnh đó làm việc như
người quản lý khu vực cấm săn bắn. Vào ngày 7 tháng Năm năm 1946,
một ngày xuân rất đẹp, Branhma về nhà dùng trưa, và một người bạn
đã ghé thăm. Hai người ngồi bên ngoài dưới một cây lớn, theo lời
Branham, “Dường như trên đầu ngọn cây mở ra… dường như có cái
gì đó rơi từ trên cây đó xuống giống như một ngọn gió thổi rất
mạnh.”
Vợ anh chạy ra khỏi nhà để xem là anh có ổn không. Cố gắng để làm
chủ cảm xúc mình, Branham ngồi xuống và kể với cô câu chuyện của
hai mươi năm trước. Vào lúc đó, anh đã quyết định sẽ tìm kiếm, một
lần đủ cả, điều gì đằng sau “ngọn gió” này. Anh nói: “Tôi nói lời tạm
biệt cô ấy (vợ của anh) và con của tôi và bảo rằng nếu tôi không quay
trở lại trong vài ngày tới, có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở lại nữa.”
THIÊN SỨ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA ĐẾN
Branham đi đến một nơi hẻo lánh để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh.
Sự khó nhọc của anh nhiều đến nỗi dường như linh hồn anh có thể ra
khỏi thân xác. Anh kêu lên: “Chúa ơi, Ngài sẽ phán với con bằng cách
nào đó chứ? Nếu Chúa không giúp con, con không thể tiếp tục nữa.”
Khoảng 11 giờ đêm hôm đó, anh để ý một ánh sáng lập lòe trong
phòng. Nghĩ rằng ai đó cầm đèn pin đến, anh nhìn ra cửa, nhưng
không thấy ai. Thình lình, ánh sáng đó bắt đầu lan ra trên sàn nhà.

338
Giật mình, Branham nhảy lên khỏi ghế mình khi anh thấy một quả cầu
lửa chiếu sáng trên sàn nhà. Sau đó anh nghe tiếng một người bước
vào. Khi anh nhìn, anh thấy bàn chân của một người đang tiến đến
anh. Khi anh ngước lên, anh thấy một người hiện ra nặng khoảng 200
pounds, mặc một áo choàng trắng
Khi Branham run lên trong sự sợ hãi, người đó nói: “Đừng sợ. Ta được
sai đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng để nói với
ngươi rằng cuộc đời kỳ lạ và những cách hiểu nhầm của ngươi cho
thấy rằng Chúa đã sai ngươi đem món quà về sự chữa lành thiên
thượng đến cho nhiều người trên khắp thế giới.”
VỊ THIÊN SỨ TIẾP TỤC…
“Nếu ngươi chân thành, và có thể khiến mọi người tin ngươi, không gì
có thể đứng nổi trước sự cầu nguyện của ngươi, thậm chí là ung thư.”
Phản ứng đầu tiên của Branham giống như Ghi-đê-ôn thời xưa. Anh
nói với thiên sứ rằng mình nghèo và không có tri thức, và anh cảm
thấy không ai đón nhận chức vụ của anh hay lắng nghe cả.
Nhưng thiên sứ tiếp tục nói với Branham rằng anh sẽ nhận hai ân tứ
như dấu hiệu xác chứng chức vụ của anh. Đầu tiên, Branham sẽ có thể
phát hiện ra những căn bệnh bằng một sự rung động vật lý trong tay
trái của anh.
Một số người chế nhạo sự bày tỏ vật lý này, hoặc gọi nó là điều thuộc
về ma quỷ. Để hiểu được Lời Chúa, chúng ta phải nắm bắt luật của sự
công bình và luật của Thánh Linh rồi mới trình bày nguyên tắc này.
“Sự rung động” này có thể được giải thích chính xác theo cách này:
Khi bệnh ô uế trong thân thể người bị bệnh tiếp xúc với quyền năng
siêu nhiên của Chúa qua Branham, nó sẽ xuất hiện một sự phản ứng
vật lý, hoặc một sự rung động. Khi điều ô uế chạm trán điều tinh
sạch, thì sẽ có phản ứng xảy ra!
Trong nhiều năm sau đó, Gordon Lindsay đã chứng kiến hiện tượng
siêu nhiên này. Ông nói rằng sự rung động “giống như dòng điện”
đôi khi rất mạnh, nó có thể ngay lập tức dừng đồng hồ đeo tay của
339
Branham. Tay “đỏ và sưng” của Branham sẽ trở về tình trạng bình
thường.
Thiên sứ tiếp tục hướng dẫn Branham, rằng khi ông cảm nhận sự rung
động thì ông phải cầu nguyện cho người đó. Nếu sự rung động đó rời
khỏi, người đó được lành. Nếu không, ông chỉ cần “cầu nguyện chúc
phước và bước đi.”
SẼ CÓ DẤU HIỆU THỨ 2
Branham đáp lời thiên sứ: “Thưa ngài, tôi sợ rằng họ sẽ không tiếp
nhận tôi.” Thiên sứ đáp: “Sẽ đến lúc ngươi biết được điều bí mật của
lòng họ. Và vì điều này họ sẽ nghe.”14
Kết nối với dấu hiệu thứ hai, thiên sứ đã nói lời này: “Trên thiên đàng,
suy nghĩ của con người có tiếng nói lớn hơn lời nói của họ trên đất
này.” Bất kỳ tội nào trong đời sống một người mà ở dưới dòng huyết
sẽ không bao giờ bị phơi bày. Nhưng nếu tội nào không được xưng ra
hay được bao phủ, nó sẽ bị mang ra ánh sáng qua ân tứ thuộc linh
này, lời nói tri thức. Khi điều này xảy ra trong lời cầu nguyện,
Branham cần phải tránh khỏi mi- rô và nói riêng với người đó, dẫn
người đó đến chỗ ăn năn ngay tức thì.
Đây có thật sự là sự viếng thăm đến từ Chúa? Đúng thế. Làm sao
chúng ta biết được? Vì các thiên sứ được sai đi để phục vụ những
người thừa hưởng sự cứu rỗi (xem Hê-bơ-rơ 1:14). Các thiên sứ báo tin
về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu và phục vụ Ngài trong suốt cuộc
đời trên đất của Ngài. Xuyên suốt Kinh Thánh, các thiên sứ phục vụ,
công bố Lời Chúa cho con người.
Thiên sứ của Chúa sẽ không bao giờ bày tỏ điều gì ngược với Kinh
Thánh. Thiên sứ sẽ không thêm vào hoặc bớt đi điều gì từ Lời Chúa.
Nói cách khác, thiên sứ của Chúa sẽ không bịa thêm hay xuyên tạc
Kinh Thánh. Lời Chúa luôn là tiêu chuẩn.
Trong suốt sự viếng thăm, thiên sứ của Chúa tiếp tục nói với Branham
về nhiều điều liên quan đến chức vụ của của anh. Trước tiên, thiên sứ
nói rằng Branham, một diễn giả không ai biết, sẽ sớm đứng trước
340
hàng ngàn người trong những khán đài đông nghẹt. Thứ hai, thiên sứ
bảo rằng nếu anh trung tín với sự kêu gọi của mình, kết quả sẽ lan ra
khắp thế giới và làm rúng động nhiều quốc gia. Sự viếng thăm đó kéo
dài khoảng nửa giờ đồng hồ.15
KHÔNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN
Sau chuyến viếng thăm từ thiên sứ, Branham trở về nhà mình. Buổi tối
Chúa nhật kế đó, anh đã kể với mọi người trong lều tạm về chuyến
viếng thăm của mình. Trớ trêu thay, họ hoàn toàn tin vào sự bày tỏ
của anh.
Lời Chúa đã trở thành hiện thực một cách nhanh chóng. Trong lúc
Branham đang giảng, một ai đó bước vào và đưa cho anh bức điện. Đó
là bức điện từ Mục sư Robert Daughtery, mời Branham đến St. Louis
để cầu nguyện cho con gái ông được lành. Ông đã mệt mỏi với sự
giúp đỡ của các bác sĩ và cảm thấy sự cầu nguyện là câu trả lời duy
nhất.
Branham không có tiền để đi. Vì thế hội chúng nhanh chóng dâng
hiến, thu đủ số tiền cho chi phí hai chiều bằng xe lửa. Anh mượn một
bộ đồ từ một trong những người anh em của mình, và một cái áo
khoác từ người khác. Vào giữa đêm, nhiều người trong hội chúng hộ
tống anh đến xe lửa để đi St. Louis.
PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN
Bé gái ở St. Louis đang hấp hối bởi một chứng bệnh không biết. Hội
Thánh đã kiêng ăn cầu nguyện cho cô bé nhưng không có kết quả. Các
bác sĩ giỏi nhất của thành phố cũng đã được mời đến nhưng họ không
thể khám ra bệnh tình của cô bé.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má của Branham khi anh bước đến
gần bé gái ấy. Cô bé chỉ còn da bọc xương và đang nằm trên giường,
đang cào mặt như một con thú. Cô bé bị khàn giọng vì la hét trong
đau đớn. Cô bé đã bị đau đớn như thế trong ba tháng.
Branham cùng cầu nguyện với mọi người, nhưng không có gì xảy ra.
Cuối cùng anh xin một nơi yên tĩnh để ở riêng và tìm kiếm Chúa. Điều
341
này đã trở thành cách của anh trong những thời gian đầu phục vụ
Chúa. Trong lúc tìm kiếm Chúa, anh thường thấy câu trả lời qua một
khải tượng. Anh sẽ chờ cho đến khi hoàn cảnh xảy ra chính xác như
điều anh nhìn thấy trong khải tượng rồi anh mới hành động theo điều
mình đã thấy. Kết quả luôn là tức thì khi anh làm theo cách này.
Sau một lúc, Branham tự tin vào trong nhà. Anh hỏi người cha và
những người khác: “Mọi người có tin rằng tôi là tôi tớ của Chúa
không?” Họ la lên: Có! “Vậy hãy làm như điều tôi bảo quý vị, đừng
nghi ngờ gì cả.” Branham bắt đầu yêu cầu một số điều, rồi cầu
nguyện cho đứa bé, theo như khải tượng Chúa ban cho anh. Ngay lập
tức, ác linh ra khỏi đứa bé và nó được lành. Cô bé sống khỏe mạnh và
bình thường.
Khi tin tức về sự chữa lành này lan ra, mọi người kéo đến để gặp
Branham, nhưng anh tránh khỏi họ, hứa rằng sẽ quay trở lại sau. Anh
đã trở lại trong vài tuần sau đó.
NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC SỐNG LẠI
Vào tháng Sáu năm 1946, Branham trở lại St. Louis và tổ chức một
buổi nhóm mười hai ngày để giảng và cầu nguyện cho người bệnh. Cả
rạp đều đầy những người đứng bên ngoài, ngay cả dưới cơn mưa xối
xả. Nhiều sự bày tỏ kỳ diệu xảy ra khi người què bước đi, người mù
nhìn thấy và
người điếc nghe được. Một mục sư   từng bị mù hai mươi năm đã
được sáng mắt, một người phụ nữ từ chối Thánh Linh Chúa đã ngã
chết bên ngoài rạp từ một cơn đau tim. Branham đi ra cầu nguyện cho
cô. Cô sống lại và tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Nhiều sự chữa lành
cứ gia tăng   đến   nỗi   không   thể   đếm  được.
Branham thường ở lại cầu nguyện cho người bệnh đến 2 giờ sáng.
Từ St. Louis, anh được mời đến tổ chức buổi nhóm phấn hưng ở
Jonesboro, Arkansas, là nơi có khoảng hai mươi lăm ngàn người tham
dự trong nhiều buổi nhóm.16 Trong suốt buổi nhóm này, Branham đã
rời khỏi buổi nhóm để vào trong một chiếc xe cứu thương nơi có một
342
người phụ nữ lớn tuổi đã qua đời. Sau khi cầu nguyện đơn giản, bà cụ
đã ngồi dậy và ôm chồng mình. Có quá nhiều người đứng bên ngoài
cửa xe cứu thương đến nỗi không thể mở cho Branham ra ngoài. Vì
vậy, người lái xe cứu thương cầm áo khoác của mình che trên cửa sổ
trước để Branham có thể ra  ngoài bằng cửa trước.17 Một người phụ
nữ, đã lái xe hàng trăm dặm, nỗ lực sắp khóc để mô tả với người khác
sự khiêm nhường, lòng thương xót và sự nhu mì của Branham. Khi cô
nhìn Branham, cô nói “tất cả những gì mình thấy là Chúa Giê-xu”, và
nói thêm rằng “bạn sẽ không bao giờ như trước nữa sau khi gặp ông
ấy.”18
HÃY LAN RỘNG
Ở Arkansas, Branham kiếm được người quản lý chiến dịch đầu tiên
của anh, W. E. Kidson, một biên tập viên cho The Apostolic Herald.  Đây
là bản tin mà họ đăng các kết quả trong chức vụ của Branham. Kidson,
là một người tiên phong bảo thủ về tín lý Duy Giê-xu, đã giới thiệu
Branham đến hệ phái đó, và đã dẫn ông đi đến nhiều Hội Thánh nhỏ.
Năm 1947 được nhớ đến như thời gian nổi tiếng cho chức vụ của
Branham. Tạp chí Time  xuất bản tin tức về các chiến dịch của anh và
đội chức vụ của ông đã đi chuyến đầu tiên đến các tiểu bang phía Tây.
T. L. và Daisy Osborn được ảnh hưởng rất nhiều bởi các buổi nhóm
của ông ở Portland, Oregon. Họ chỉ vừa trở về từ Ấn Độ, là nơi họ hầu
việc Chúa như những giáo sĩ. Họ đã đánh mất khải tượng và mục
đích, và gần như sẵn sàng rời bỏ chức vụ đó.
Câu chuyện được kể rằng T. L. đã có mặt khi Branham quay mặt đứa
bé gái mắt lé về phía khán giả. Khi Branham đặt tay trên đứa bé, T. L,
nhìn thấy mắt của đứa bé dần dần thẳng lại. Chính T. L. đã nghe
những lời này: “Quý vị có thể làm được! Quý vị có thể làm được!” Sau
buổi nhóm của Branham, gia đình được tươi mới, được nhen lại, và
tập chú lại. Cuối cùng họ tìm được câu trả lời cho điều họ đang tìm
kiếm. Kết quả là một vị giáo sĩ thế giới kỳ diệu và chức vụ chữa lành
qua gia đình Osborn đến với nhiều quốc gia trên thế giới.

343
Cũng trong năm 1947, Branham đã gặp và tham gia cùng Gordon
Lindsay. Jack Moore là một mục sư thuộc Duy Giê-xu cũng từng đi
cùng Branham khi họ cùng đồng hành với Lindsay. Dù Lindsay là
người tin vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi, nhưng hai người này đã tạo ra
một sự liên kết minh chứng cho sự thành công của Branham.
Khi Lindsay nhận ra rằng có một sự vận hành thiêng liêng chưa từng
có của Chúa đã bắt đầu, ông khuyên Branham hãy đem chức vụ mình
vượt xa giới hạn của những người trong vòng giáo phái Duy Giê-xu
và bước vào thế giới của những người thuộc Phúc Âm Toàn Vẹn (Full
Gospel). Nhận thấy Lindsay được dùng để làm ứng nghiệm lời ông
từng nhận được trong chuyến viếng thăm của thiên sứ, Branham đồng
ý. Lindsay là một bậc thầy trong việc tổ chức, một điều mà Branham
thiếu. Vì thế Branham đưa cho Lindsay quyền tự do tổ chức và quảng
bá một trong những buổi nhóm phấn hưng chữa lành lớn nhất của
thời này.
Moore và Lindsay tạo ra Chiến dịch Liên Hiệp đầu tiên vào mùa thu
năm 1947. Những buổi nhóm này nhằm mang các tín hữu thuộc giáo
phái Duy Giê-xu và các tín hữu tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi đến cùng
với nhau trong một buổi nhóm lớn. Được tổ chức trong các tiểu bang
tây bắc và nhiều nơi ở Canada, Chiến dịch Liên Hiệp đã được đón
nhận nồng nhiệt vì sứ điệp của Branham luôn tránh nói về sự khác
biệt trong tín lý. Những người tham dự kinh nghiệm “những kinh
nghiệm tôn giáo tuyệt vời nhất từ trước đến nay của họ”. Thông
thường, theo như tường thuật, có khoảng một ngàn năm trăm người
được tái sanh trong một buổi nhóm. W. J. Ern Baxter tham gia vào đội
chữa lành ở Canada, và ghi lại rằng có khoảng ba mươi lăm ngàn sự
chữa lành được bày tỏ trong năm đó.19
“TIẾNG NÓI CHỮA LÀNH” ĐƯỢC RA ĐỜI
Trong nỗ lực truyền bá sứ điệp chữa lành trong cả xứ, đội ngũ của
Branham nghĩ ra một phương cách quảng cáo mới. Họ quyết định
rằng một tờ báo mới sẽ được xuất bản, sẽ truyền bá bên ngoài những
hội chúng Duy Giê-xu bị cô lập và vào mọi lãnh vực của Cơ Đốc giáo.
344
Nhận biết được lần nữa rằng điều này ứng nghiệm lời Chúa phán về
mình, Branham đồng ý. Tuy nhiên, Kidson, biên tập viên của ông, đã
không đồng ý, vì thế Branham giảm bớt trách nhiệm cho Kidson và
chỉ định Lindsay với Moore làm biên tập viên và ông là nhà xuất bản.
Cả đội cùng với nhau hình thành tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành.
Ban đầu, chỉ có một tạp chí sẽ  được xuất bản, giới thiệu Branham.
Nhưng vì nhu cầu quá lớn, người chủ nhiệm tạp chí phải in lại nhiều
lần. Cuối cùng, cả đội quyết định xuất bản Tiếng nói của sự chữa
lành  vào mỗi tháng.
Từ thời điểm đó trở đi, Branham quyết định vấn đề quan trọng là
không bao giờ bàn đến những điều thuộc tín lý. Ông nói:
“Chúa không đặt sự tán thành của Ngài trên một Hội Thánh cụ
thể nào, nhưng Ngài phán rằng người có lòng trong sạch sẽ thấy
Đức Chúa Trời,” Branham thường nói thêm; “Hãy để người anh em
tin vào bất kỳ điều gì về điều này. Dù sao thì những điều này cũng
không quan trọng lắm. Hãy là anh em với nhau, hãy có mối thông
công với nhau.”
Branham thường nói rằng những người tín hữu có thể “bất đồng một
triệu dặm về thần học”, nhưng nếu họ đến mức độ không thể trân
trọng nhau như anh em, thì họ nên cảm thấy “sa ngã.”20
NAN ĐỀ CỦA NHỮNG NGÀY ĐẦU
Vào năm 1948, chức vụ của Branham bất ngờ ngừng lại khi ông bị suy
nhược thần kinh. Ông mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần vì làm việc quá
sức. Trước khi thuê Lindsay làm người chỉ đạo chiến dịch, ông đã cầu
nguyện đến sáng cho những người trong đội ngũ chữa lành, ông hoàn
toàn kiệt sức. Ông không biết khi nào mình dừng lại. Cân nặng của
ông sút giảm rất nhiều, và có nhiều lời đồn rằng Branham sắp chết bắt
đầu lan ra.
Hậu quả là người quản lý các chiến dịch của ông, Lindsay, đã giảm
thời gian chức vụ của Branham chỉ còn lại 1 giờ đồng hồ mỗi tối hoặc
ít hơn, và những vị khách không còn được phép vào phòng khách sạn

345
của Branham nữa. Lindsay mở rộng các buổi họp của Branham, nhưng
khôn khéo giảm bớt sự gián đoạn và những gì vượt quá giới hạn.
Khi Branham trải qua sự suy nhược, ông bắt đầu đổ lỗi cho những
người khác về bệnh của mình. Ông lên án Lindsay vì đã bắt ông phải 
làm quá sức. Sau đó, ông thông báo với Lindsay và Moore rằng trong
tương lai tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành  sẽ chỉ do họ chịu trách
nhiệm.
Lindsay rất sốc vì những lời kết án của Branham. Ông chỉ vừa mới lên
kế hoạch cho một chiến dịch chữa lành lớn cho Branham, và cảm thấy
bị bỏ rơi khi tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành  bị đổ trách nhiệm cho
mình. Nhưng ông vẫn tiếp tục xuất bản tạp chí này, mở rộng các bài
báo để nói về những chức vụ chữa lành khác. Dù họ vẫn tiếp tục làm
việc với nhau thì từ thời điểm đó trở đi mối quan hệ thân thiết giữa
Lindsay và Branham đã không thể khôi phục lại.
Trong suốt thời gian này, nhiều nhà truyền giáo chữa lành khác bắt
đầu xuất hiện. Oral Roberts, người đã bước vào chức vụ một năm sau
Branham, đã nhờ mọi người cầu nguyện cho sự bình phục của
Branham. Sáu tháng sau, Branham đột nhiên quay trở lại, tuyên bố
rằng ông đã được chữa lành một cách lạ kỳ. Sự trở lại của ông đã được
đón nhận với sự phấn khởi lớn bởi những người đi theo ông.
Branham đã tổ chức chiến dịch lớn đầu tiên của ông sau khi bị bệnh
vào năm 1950. Chính tại thời điểm đó mà F. F. Bosworth, nhà truyền
giáo chữa lành vĩ đại từ những năm 1920 đã gia nhập vào đội của
Branham. Những đám đông hơn 8 ngàn người đã đến trong mỗi buổi
nhóm.
Chính thời điểm này là lúc hầu hết những bức ảnh nổi tiếng trong
chức vụ của Branham được chụp lại. Nó được biết đến như là bức ảnh
“vầng hào quang”. Một mục sư Báp-tít đã thách thức Branham tranh
luận về sự chữa lành. Branham chấp nhận. Mục sư Báp-tít đó đã thuê
một nhiếp ảnh gia để chụp lại sự kiện đó. Một trong những bức ảnh
được chụp ở đó có một quầng sáng trên đầu của Branham. Ngay lập
tức, Lindsay chứng minh rằng bức hình đó như là bản gốc, xác nhận
346
rằng không hề có sự chỉnh sửa hay thay đổi nào trên tấm hình hay âm
bản cả.
CÁC QUỐC GIA RÚNG ĐỘNG
Tháng Tư năm 1950, Branham đi đến Scandinavia, trở thành nhà
truyền giáo đầu tiên của Tiếng nói của sự chữa lành  đi đến Châu Âu.
Trước khi đến Châu Âu, Branham có một khải tượng về một đứa bé
trai bị xe đụng và được sống lại. Ông đã kể khải tượng này khắp nước
Mỹ.
Trong lúc ở Phần Lan, xe của Branham đang ở phía sau một chiếc xe
đã tông vào hai cậu bé. Người trong đội của Branham đã bồng một
đứa bé và đi vào bệnh viện. Nhận ra nhịp đập và sự tuần hoàn máu đã
ngừng, Branham quỳ trên sàn của chiếc xe và cầu nguyện  xin Chúa
thương xót. Cậu bé sống lại và bắt đầu khóc. Ba ngày sau, cậu bé đã
rời khỏi bệnh viện. Ngày hôm sau, Branham nhận được một khải
tượng cho ông biết rằng cả hai đứa bé đó đều sống.
Người đi cùng ông đã viết khải tượng thứ nhất về cậu bé đó trên một
tờ giấy vào thời điểm khải tượng đó xảy ra, sau đó bỏ tờ giấy đó vào
ví của mình. Sau khi sự việc này xảy ra, người bạn đó đã lấy tờ giấy ra
khỏi ví mình và đọc cho Branham nghe. Đó chính xác là khải tượng
Branham đã nói khắp nước Mỹ.
Ông cũng nhận nhiều lời thỉnh cầu cầu nguyện từ Châu Phi, một số
được gửi kèm với vé máy bay. Vào mùa thu năm 1951, Branham cùng
đội ngũ chức vụ của mình đi đến Nam Phi. Họ tổ chức nhiều chiến
dịch suốt tháng Mười Hai. Người ta tường thuật rằng nhiều buổi
nhóm tuyệt vời nhất từ trước đến nay ở Nam Phi, với nhiều đám đông
ước tính khoảng 50 ngàn người, với hàng ngàn người trở lại với Chúa.
Thành phố Durban có dân số hơn hai trăm ngàn người. Tất cả các xe
buýt đều phải lưu thông nhưng mọi người vẫn không thể đi đến các
buổi nhóm của Branham. Những kết quả kỳ diệu đến mức một quyển
sách có tựa đề Một nhà tiên tri viếng thăm Nam Phi  đã được viết để mô
tả về điều đó.
347
ÔNG ĐÃ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Tính tình của Branham rất thu hút. Ông không có tính khí lôi cuốn, hồ
hởi, nhưng được mọi người nhớ đến nhiều nhất vì sự sự khiêm
nhường và lai lịch khiêm tốn của ông. Ông thường xin lỗi vì học vấn
thiếu kém và khả năng về văn hóa của mình. Branham không thể nói
lưu loát trước đám đông.
Nhưng khi ông nói, thường đó là một giọng nói rất nhỏ nhẹ và hơi
lắp. Branham thường để phần giảng cho Bosworth và những người
khác, rồi sau đó ông thi hành chức vụ chữa lành thiên thượng cho vô
số người.
Mọi thứ về chức vụ của ông đều hướng đến sự siêu nhiên. Ông bắt bẻ
một người theo thuyết duy lý, và không để họ đứng trên sân khấu với
mình. Cả đội ngũ chức vụ của ông đều tập chú vào việc tạo ra một bầu
không khí mà sự chữa lành thiên thượng có thể xảy ra. Baxter và
Bosworth giảng vào các buổi nhóm sáng và chiều. Baxter giảng trong
vai trò truyền giáo của mình, trong khi Bosworth đưa ra những sự
hướng dẫn đặc biệt cho việc nhận lãnh và duy trì sự chữa lành.
Lindsay, người điều phối các chiến dịch, sẽ chịu trách nhiệm phần kêu
gọi. Dù Branham khăng khăng cho rằng vai trò chính của mình là cầu
nguyện cho người bệnh thì ông luôn giảng vào các buổi nhóm tối.
Vì nhu cầu cho chiến dịch của Branham quá lớn, các buổi nhóm của
ông trở nên bị giới hạn chỉ vài đêm trong mỗi thành phố. Để giải quyết
với lượng người đến, Lindsay đã nghĩ và viết một quyển sách nhỏ, Sự
chữa lành thiên thượng trong các buổi nhóm của Branham, mà nó sẽ được
phân phát rộng rãi trong thành phố trước khi đội ngũ của ông đến.
Không giống như các nhà truyền giáo chữa lành trước đó, Branham
không thể dành nhiều tuần hướng dẫn họ về sự chữa lành trước khi
ông cầu nguyện cho họ. Quyển sách nhỏ này phục vụ như một công
cụ dạy dỗ cho những ai tìm kiếm sự chữa lành. Kết quả là, họ đã sẵn
sàng để nhận lãnh và Branham có thể cầu nguyện cho họ trong suốt
đêm đầu tiên trong chiến dịch của mình.

348
Branham tránh né mọi sự phỏng vấn cá nhân trước các buổi nhóm tối.
Hầu hết thời gian, ông dành ba ngày cầu nguyện và kiêng ăn trước
mỗi chiến dịch.
Branham sẽ không cầu nguyện cho người khác cho đến khi ông cảm
nhận thiên sứ của mình đứng ngay bên phải ông.
Bosworth nói: “Không nhận ra điều này, ông ấy dường như bất lực
hoàn toàn. Khi ông ấy nhận ra sự hiện diện của thiên sứ, ông dường
như đột phá ra khỏi bức màn của xác thịt để vào trong thế giới của
Thánh Linh, để được xuyên qua và xuyên qua với một cảm nhận về
điều không thấy được.”
Một vài nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy thiên sứ đứng bên cạnh
Branham. Tuy nhiên, phần đông người cảm nhận sự hiện diện đó, 
thường mô tả nó như “ánh sáng thiên đàng”. Bosworth đã viết vào
năm 1951, trong chiến dịch ở Nam Phi, một ánh sáng được nhìn thấy
trên đầu của những người có đức tin đạt đến một mức độ thiết yếu
nào đó. Trong lúc dưới sự xức dầu, Branham sẽ nhận ra ánh sáng đó. 21
Khi Branham cầu nguyện cho mọi người đang đứng xếp hàng, ông
hướng dẫn họ đứng ở phía bên phải mình. Bằng cách này, ông cảm
nhận họ nhận được một lượng năng quyền gấp đôi vì họ được thiên
sứ và Branham đi ngang qua. Đội ngũ của Branham thường sử dụng
“thẻ cầu nguyện” nổi tiếng, là khi mỗi người được phát một tấm thẻ
có ghi một con số trên đó, và các con số sẽ được gọi một cách ngẫu
nhiên trong buổi nhóm. Branham thường cầu nguyện trên các khăn
tay để được mang đến cho những người bệnh (xem Công vụ 19:12).
TÍN LÝ CỦA ÔNG TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU
Branham tin rằng sự chữa lành là công việc đã được hoàn tất của đồi
Gô-gô-tha. Ông cũng tin rằng mọi bệnh tật và tội lỗi đều do Sa-tan gây
ra. Branham đã giảng “Những gì bác sĩ gọi là ‘ung thư’, Chúa gọi đó
là một con quỷ.” 22
Branham cũng có một chức vụ giải cứu mạnh mẽ. Bên cạnh tội lỗi và
bệnh tật, ông cũng cho rằng tình trạng mất trí, tính trẻ con, sự hoài
349
nghi, và các thói quen tham dục như là công việc của ma quỷ.
Branham không tin rằng sự giải cứu chữa lành một người, nhưng ông
tin rằng nó dọn đường cho sự chữa lành có thể bước vào.
Trước khi Branham đuổi quỷ trong những buổi nhóm của ông, ông sẽ
dừng lại để nói với những người hoài nghi lúc đó rằng ông sẽ không
chịu trách nhiệm cho “những hậu quả xấu xảy ra trên họ.”23
Nếu một người mong ước sự chữa lành trong buổi nhóm của ông,
người đó phải làm hai điều: (1) tin và xứng nhận rằng Chúa Giê-xu đã
chết cho sự chữa lành của mình và (2) tin rằng Branham là tiên tri của
Chúa sai đến để thi hành sự chữa lành.
Branham tin rằng đức tin là giác quan thứ sáu. Với ông, đức tin là tin
vào điều Chúa đã bày tỏ. Nhiều người đánh mất sự chữa lành của họ
vì họ không còn tin vào điều đã được bày tỏ cho mình. Branham lập
luận: “Như đức tin đã giết bệnh tật, sự vô tín sẽ làm nó sống
lại.”24 Theo Branham, một người không cần phải trở thành Cơ Đốc
Nhân để được lành, nhưng họ phải trở thành Cơ Đốc Nhân để duy trì
sự chữa lành.
Trong khi Branham ủng hộ công việc của các bác sĩ, ông cũng tin rằng
công việc của họ bị giới hạn. Ông cảm thấy thuốc men đơn thuần “giữ
cho thân thể sạch sẽ trong lúc Chúa thi hành sự chữa lành.” Branham
khẳng định: “Không có một chút nào trong y khoa có thể chữa lành
bệnh cả.” Branham cho rằng ông sẽ “nổi giận” khi ai đó mô tả sự chữa
lành như sự cuồng tín. Ông sẽ đáp trả bằng cách nói rằng “y học
không bao giờ được xem như là sự cuồng tín khi một người chết từ
việc uống sai thuốc.”25
Branham cũng chống lại sự thịnh vượng của các Cơ Đốc Nhân, đặc
biệt các mục sư. Ông thường tuyên bố rằng ông có thể trở thành triệu
phú từ thu nhập trong chức vụ của mình, nhưng ông chọn không làm
thế, ông từ chối những món quà tài sản lớn bằng cách nói: “Tôi muốn
giống như những người đến để được cầu nguyện”. Cuối cùng, khi ông
nhận một chiếc xe Cadillac như món quà, ông đã để nó trong ga-ra 2
năm vì xấu hổ.26
350
ÔNG BẮT ĐẦU TRƯỢT NGÃ…
Branham vẫn rất ảnh hưởng trong chức vụ chữa lành thiên thượng
của mình trong 9 năm. Trong thời gian này, nhiều nhà truyền giáo
chữa lành bắt đầu xuất hiện khắp cả nước, vận hành qua nhiều dấu kỳ
phép lạ. Năm 1952, một trong những đỉnh cao nhất của cuộc phấn
hưng Tiếng nói của sự chữa lành, bốn mươi chín nhà truyền giáo chữa
lành nổi bật được mô tả trong tạp chí Tiếng nói của sự chữa lành. Sự bày
tỏ về sự chữa lành thiên thượng đã đạt đến đỉnh cao của mọi thời đại
khắp thế giới. Nhưng từ năm đó trở đi, những ngọn lửa chữa lành
phấn hưng bắt đầu giảm dần. Đến năm 1955, Branham bắt đầu trải
qua nhiều khó khăn, và chức vụ của ông đã thay đổi hoàn toàn.
ĐÁNH MẤT LINDSAY
Gordon Lindsay là một trong những điều tuyệt vời đã từng xảy ra
trong chức vụ của William Branham. Lindsay có Lời Chúa và
Branham có ân tứ. Lindsay cũng có những kỹ năng tổ chức để hỗ trợ
cho ân tứ và chức vụ của Branham. Hiển nhiên, họ là một đội ngũ
chức vụ do thiên đàng thiết lập.
Nhưng Branham không chịu thừa nhận giá trị của Lindsay. Thay vào
đó, Branham chỉ ngón tay về phía Lindsay, tố cáo ông và từ bỏ ông 
trong một mức độ nào đó. Tôi tin chắc rằng Chúa đã bổ nhiệm
Lindsay để giúp Branham, vì Branham không thể tự mình làm được.
Do đó, tôi cũng tin rằng việc Branham tách ra với Lindsay là một sai
lầm lớn, và khiến Branham lao vào sự sai lầm về mặt tín lý vì cớ điều
này.
NHỮNG NGƯỜI “VÂNG” Ở XUNG QUANH
Vì sự lãnh đạm của Branham đối với mình, cộng thêm thực tế rằng
chức vụ của ông đang phát triển, Lindsay đã rời khỏi đội của Branham
sau bốn năm. Những người thế chỗ Lindsay có phẩm chất và sự ngay
thẳng thua xa Lindsay.
Branham không thể hợp với trí thông minh và tinh vi của những
người để khéo léo lợi dụng ông. Một thực tế được công bố rộng rãi là
Branham không có ý thức công việc và thật sự ít quan tâm về điều
351
này. Hàng rào bảo vệ cùng với sự trông nom của Lindsay không còn,
nhiều người cảm thấy những người quản lý của Branham đã lợi dụng
ông và các ngân quỹ chức vụ của ông để sử dụng cho bản thân và việc
làm giàu riêng. Trong lúc Lindsay còn làm quản lý, chức vụ của
Branham đã luôn xuất sắc về mặt tài chánh, nhưng dưới sự quản lý
mới, chức vụ đang bị thiệt hại vì tiền bạc. Nó trở nên xấu đến nỗi
Branham nghĩ rằng ông phải rời bỏ chức vụ và đi làm công việc thế
tục bình thường.
Nhiều đám đông của Branham đã giảm sút về số lượng, và không lâu
sau, chức vụ đã bị thiếu hụt 15 ngàn đô-la. Số lượng thư của Branham
đã giảm sút từ một ngàn lá thư mỗi ngày chỉ còn khoảng bảy mươi
lăm lá thư.
Trong đỉnh cao của sự phấn hưng, sự bất cẩn trong những vấn đề tài
chánh của Branham dường như không lộ ra. Nhưng bây giờ khi mọi
thứ đều khó khăn, sự bất cẩn của ông đã khiến Sở thuế vụ chú ý. Năm
1956, một vụ tố tụng về việc trốn thuế đã chống lại nhà truyền giáo
này. Bất kể những sự phản đối của ông, Branham đã phải thanh toán
40 ngàn đô ngoại tụng, một món nợ mà ông phải gánh chịu cả đời
mình.27
Cuối cùng, Branham thấy một sự sùng bái hình thành xung quanh
tính cách ông. Khi những nhà truyền giáo khác bắt đầu tiến lên hàng
đầu, những người này xoa dịu cái tôi củ

352
a Branham. Họ
khuyến khích Branham trong những khải tượng kỳ lạ của mình, hãy
tuyên bố ông là Ê-li mới, một người dọn đường cho sự trở lại của
Đấng Christ, và là người đứng đầu trong thời đại thứ bảy của Hội
Thánh. Họ nói rằng chỉ có Branham mới có thể thực hiện sự kêu gọi
của sứ giả Lao-đi-xê, không ai khác có thể thực hiện vai trò này.
Đến năm 1958, chỉ còn khoảng mười hai nhà truyền giáo chữa lành nổi
bật. Mọi người có thể thấy những ngày vinh quang của cuộc phấn
hưng Tiếng nói của sự chữa lành  đã đến hồi kết thúc. Bây giờ là lúc tìm
kiếm Chúa và nhận ra những vai trò sẽ ở trong sự vận hành kế tiếp
của Chúa.
ÔNG KHÔNG Ở TRONG SỰ KÊU GỌI CỦA MÌNH
Branham đã không tiếp nhận sự thay đổi này tốt lắm, thật ra ông đã
không thực hiện sự thay đổi nào. Thay vì tìm kiếm Chúa cho vị trí
chức vụ của mình trong sự vận hành kế tiếp của Chúa, ông đã quay
sang tín lý cực đoan và thuyết duy cảm. Branham đã đảm nhận văn
phòng của giáo viên theo ý riêng, không phải bởi sự truyền lệnh của
Chúa.

353
Có thể qua ân tứ tiên tri của mình, Branham nhìn thấy sự đánh thức
về ân tứ dạy dỗ sẽ vận hành trên đất này qua phong trào Lời của Đức
tin, sẽ bắt đầu vào cuối những năm 70. Ông đã đi trước thời điểm của
nó, có lẽ với hy vọng lấy lại địa vị của mình như là người lãnh đạo về
điều này. Branham đã thất bại trong việc nhận ra ông đã là một nhà
lãnh đạo không thể phủ nhận trong giới Hội Thánh, ông chỉ cần quay
trở lại với sự kêu gọi của mình.
Chúa không kêu gọi Branham làm thầy, vì ông không biết Lời Chúa.
Hậu quả là, những tín lý quấy rầy đã được dạy dỗ và được nhấn
mạnh trong chức vụ của ông. Mọi điều ông đã từng bênh vực trong
những thời gian chức vụ trước đây dường như đã ra khỏi ông.
Không nghi ngờ gì, một sai lầm lớn đã khiến cuộc đời ông kết thúc
sớm và tiếp tục làm lu mờ chức vụ của ông trong hiện tại.

Oral Roberts tham gia chiến dịch của Branham campaign tại thành phố
Kansas năm 1948. Bức hình trên khá hiếm, từ trái qua phải: Young Brown,
Jack Moore, William Branham, Oral Roberts, và Gordon Lindsay

354
Các nhà truyền giáo lãnh đạo hội nghị Tiếng nói của sự chữa lành tháng
Mười Hai năm 1949, có Anh Branham tham dự. Hàng phía sau, từ trái qua
phải: Orrin Kingsriter, Clifton Erickson, Robert Bosworth, H. C. Noah, V. J.
Gardner, H. T. Langley, Abraham Tannenbaum….Hàng giữa: Raymond T.
Richey, William Branham, Jack Moore, Dale Hanson, 0. L. Jagger, Gayle
Jackson, F. F. Bosworth, Gordon Lindsay….Hàng phía trước: Bà Erickson,
Mrs. Kingsriter, Bà Lindsay, Cô Anna Jeanne Moore, Bà Bosworth, Bà
Jackson, và Bà Langley

355
Giảng Lời Chúa!

Branham ở Nam Phi

356
Branham và F. F. Bosworth

Thi hành chức vụ trong một Hội Thánh nói tiếng Tây Ban Nha, Phoenix,
Arizona, 1947

357
Gordon Lindsay, William Branham, và W. V Grant in Dallas, Texas, 1964

Bức hình hào quang nổi tiếng

ÔNG ĐÃ LÀM THEO ĐƯỜNG LỐI RIÊNG


Branham tuyên bố rằng mình có những khải tượng thuộc linh kỳ lạ
khiến ông luôn tìm kiếm và được thúc đẩy để nhìn thấy nó được hoàn
thành. Trong những năm 60, ông đã than vãn về sự nổi tiếng đã giảm
sút, để ý thấy những nhà truyền giáo khác đã vượt xa ông.28 Điều đó
trở thành một cuộc chạy đua cạnh tranh với ông.
Branham cố gắng đẩy mạnh sự nổi tiếng của mình qua sự dạy dỗ các
tín lý, mà theo ông, là những điều được ban cho từ sự mặc khải mang
tính tiên tri. Bằng việc lạm dụng ân tứ của mình, các lời tiên tri trở nên
sai lệch. Thay vì sử dụng ân tứ tiên tri của mình để kêu gọi tấm lòng
của nhiều người trở lại với Chúa, ông cố gắng tiên đoán những sự việc
mang tính quốc tế.
GẮNG HẾT SỨC MÌNH

358
Khi bạn đọc ví dụ về những tín lý này, bạn sẽ hiểu vì sao việc
Branham để Lindsay rời đi là một sai lầm lớn. Nếu Lindsay còn ở lại,
tất cả những sai lầm khác có thể được tách ra khỏi cuộc đời của
Branham. Đây là một ví dụ về những tín lý “tiên tri” gây sốc mà
Branham đã dạy dỗ đến cuối đời mình.
KHÔNG CÓ ĐỊA NGỤC ĐỜI ĐỜI
Được giới thiệu như một sự mặc khải mới, Branham dạy rằng không
có địa ngục đời đời. Ông nói rằng địa ngục là mãi mãi, như không
phải là đời đời. Với ông, mãi mãi có nghĩa là một giai đoạn thời gian
nào đó. Sau giai đoạn đó, những người ở trong địa ngục sẽ bị hủy
diệt.29
DÒNG DÕI CỦA CON RẮN
Ông cũng dạy rằng những người phụ nữ không phải là tạo vật của
Chúa, nhưng là một sản phẩm phụ của người nam. Thậm chí ông còn
nói rằng các con thú là loài cấp cao hơn phụ nữ vì chúng được tạo
dựng từ cái không có. Theo như Branham, thân phận thứ yếu khiến
người nữ là “loài dối trá và dễ bị lừa dối nhất trên đất.”
Branham cũng dạy rằng những người nữ mang dòng dõi của con rắn.
Tín lý này dạy rằng Ê-va và con rắn đã có sự liên hệ về mặt tình dục
trong vườn Ê-đen và tạo ra Ca-in. Branham nói rằng Chúa có ý định
cho sự nhân rộng ra từ bụi đất, như điều xảy ra với A-đam, nhưng
hành động của Ê-va với Sa-tan đã thay đổi kế hoạch này. Vì Ê-va và
mối quan hệ tình dục của bà với Sa-tan, phương cách thấp kém về sự
sinh sản đã xuất hiện. Theo Branham, mọi người nữ đều mang dòng
dõi của ma quỷ theo nghĩa đen.
Branham từng nói:
“Mỗi khi có một đám tang đi trên đường, một người nữ nào đó đã
gây ra điều này… Mọi điều sai xảy ra là do người nữ làm. Và rồi lại
cho họ làm lãnh đạo Hội Thánh… thật nhục nhã.”30
Vì cớ tính di truyền và hành động nhục nhã với Sa-tan, Branham tranh
luận rằng những người nữ không xứng đáng rao giảng lời Chúa. Ông
cũng dạy rằng dòng dõi siêu nhiên của Ê- va, Ca-in, đã xây dựng
359
những thành phố lớn mà các nhà khoa học và những người theo
thuyết duy lý được sinh ra. Do đó, với Branham, tất cả những nhà
khoa học và những người theo thuyết duy lý khước từ bản chất siêu
nhiên của Phúc âm, đều ra từ dòng dõi của con rắn.31
LY DỊ
Theo Branham, vì những người nữ giới thiệu tình dục cho người nam
nên chế độ đa thê mới nảy sinh. Những người nữ phải bị trừng phạt.
Vì thế, người nam có thể có nhiều vợ, nhưng phụ nữ chỉ có một chồng.
Branham dạy rằng khi Chúa Giê-xu dạy về sự ly dị, Ngài đang nói với
những người nữ, không phải với người nam. Một người phụ nữ
không thể tái hôn trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng một người nam
có thể ly dị bất cứ khi nào mình muốn và tái hôn với một người nữ
đồng trinh.31
DẤU CỦA CON THÚ
Branham dạy rằng chủ nghĩa hệ phái là dấu của con thú, rằng những
người theo đạo Tin Lành là điếm đĩ, và những người Công giáo là Con
thú. Từ một khải tượng, (dù chưa bao giờ chính thức thừa nhận) ông
ám chỉ rằng ông là sứ giả thời kỳ cuối cùng, là nhà tiên tri của Lao- đi-
xê, người có thể mở ấn thứ bảy của sách Khải huyền. Ông tiên đoán
rằng sự hủy diệt của nước Mỹ sẽ bắt đầu vào năm 1977.33
MIỆNG CỦA ÔNG CÓ NĂNG QUYỀN
Branham cảm nhận rằng sẽ có một ngày trong chức vụ của ông khi mà
“Lời phán ra” từ miệng ông sẽ thay đổi các thân thể vật lý thành
những thân thể vinh hiển cho sự cất lên. Quyền năng lớn lao này sẽ
được khai phóng vì những lời của Branham sẽ khôi phục danh ban
đầu của Chúa là JHVH. Trước đây, danh ấy chưa từng được đọc một
cách chính xác, tuy nhiên, “miệng của Branham đã được tạo ra đặc
biệt để đọc danh ấy.”34
DUY GIÊ-XU?
Dù ông phủ nhận nó lúc ban đầu trong chức vụ, bây giờ Branham
công khai tuyên bố tín lý của Duy Giê-xu. Tuy nhiên, Branham chỉ
trích các Hội Thánh “Duy Giê-xu”, nói rằng “có nhiều người đặt tên là

360
‘Giê-xu’ nhưng chỉ có một Đức Chúa Giê-xu Christ. Ông dạy rằng một
ngày nào đó những người tin giáo lý Ba Ngôi sẽ không được tái sanh,
và vào những thời điểm khác, ông sẽ công bố rằng chỉ có một số người
được tái sanh. Thậm chí ông tiên tri rằng “những người tin giáo lý Ba
Ngôi là thuộc về ma quỷ”, rồi ông truyền lệnh mọi người phải nghe
băng về sứ điệp được báp tem trong danh của Chúa Giê-xu Christ.35
Ông cũng thường thay đổi trong tín lý về sự cứu rỗi của mình. Đôi
khi, ông sẽ nói rằng “bất kỳ ai cũng được cứu”. Sau đó, người ta nghe
ông giảng giống với tín lý của Calvin. Ông sẽ nói: “Có hàng triệu
người sẽ làm điều này nếu họ có thể, nhưng họ không thể. Nó không
phải là điều dành cho họ.”36
Một nhóm người được sản sinh từ nhóm môn đồ này. Họ tự xưng
mình là “Các sứ giả”. Ngày nay, họ cũng được biết đến như là
“Những người theo Branham”. Những Hội Thánh này không gia
nhập vào bất kỳ hệ phái nào, vì Branham căm ghét hình thức tổ chức.
Họ là những người đi theo Branham, rin rằng ông là sứ giả Lao-đi-xê
cho thời đại Hội Thánh ngày nay. Ngày nay, một tấm hình chân dung
lớn của Branham vẫn được treo trong Hội Thánh, giới thiệu Các sứ
giả, hay những người theo Branham, là một phong trào rộng khắp thế
giới. Thực tế, Hội Thánh lớn thứ tư trong quốc gia Zaire là của nhóm
này.37
CÂU CHUYỆN VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG
Branham giảng sứ điệp cuối cùng của mình trong tuần lễ Tạ Ơn vào
năm 1965 tại Hội Thánh của Jack Moore. Dù Moore không đồng ý với
tín lý của Branham, ông vẫn là bạn của Branham trong suốt thời gian
chức vụ.
Vào ngày 18 tháng Mười Hai năm 1965, trong lúc trở về Indian theo
đường Texas, Billy Paul Branham đang ngồi lái xe ở phía trước
Branham và vợ ông. Một tài xế say rượu thình lình đổi hướng và trượt
khỏi Billy Paul, nhưng vượt qua tuyến giữa và đâm vào đầu xe của
Branham.

361
Quay đầu xe lại, người đó tiến đến hiện trường tai nạn. Nhảy ra khỏi
xe, ông nhận ra Branham đã văng ra khỏi kính chắn gió và văng trở
lại.
Kiểm tra cha của mình, Billy Paul nhận ra rằng các xương của ông đã
bị gãy, nhưng còn nhịp đập. Khi kiểm tra bà Branham, không còn nhịp
đập. Bà đã qua đời.
Thình lình, Branham cử động. Khi nhìn thấy con của mình, ông đã
hỏi: “Mẹ có sao không?”
Billy Paul trả lời: “Ba ơi, mẹ mất rồi.” Sau đó Branham nói: “Hãy đặt
tay của ba trên mẹ”.
Billy Paul cầm lấy bàn tay đầy máu của Branham và đặt trên bà
Branham. Thình lình, nhịp tim của bà trở lại và bà đã sống lại. 38
Williamm Branham ở trong tình trạng hôn mê trong 6 ngày trước khi
qua đời ngày 24 tháng Mười Hai năm 1965. Bà Branham đã sống.
Dù đau buồn về cái chết của ông, giới Ngũ Tuần vẫn không ngạc
nhiên. Gordon Lindsay đã viết lời khen ngợi rằng cái chết của
Branham là ý muốn của Chúa. Ông nói: “Chúa có thể nhìn thấy chức
*vụ đặc biệt của một người nào đó đã đạt đến kết quả của nó và đã
đến thời điểm mang người đó về nhà.39
Tôi nghĩ điều thú vị khi lưu ý rằng Lindsay đã chấp nhận sự giải thích
của nhà truyền giáo trẻ tuổi Kenneth E. Hagin từ Tulsa, Oklahoma.
Chúa đã nói với Hagin về cái chết của Branham hai năm trước khi nó
xảy ra. Trong một lời nói mang tính tiên tri do Hagin nói, Chúa đã
phán rằng Ngài đang “cất nhà tiên tri” ra khỏi sân khấu. Branham đã
qua đời đúng theo điều Chúa phán với Hagin.
Hagin đang tổ chức một buổi nhóm khi tin tức về vụ tai nạn của
Branham được truyền đến. Hagin đã gọi các thánh đồ đến trước bục
giảng để cầu nguyện. Khi Hagin quỳ gối cầu nguyện, Thánh Linh
Chúa đã phán với anh: “Con cầu nguyện cho điều gì? Ta đã phán với
con rằng Ta sẽ mang ông ấy về.” Hagin đứng dậy, không thể cầu
nguyện được nữa.
362
Vì sự không vâng lời trong sự kêu gọi của Branham và việc tạo ra sự
hoang mang trong tín lý, Hagin tin rằng Chúa đã đem “người cha”
của cuộc phấn hưng chữa lành này rời khỏi đất.
Bốn lần Đức Thánh Linh đã phán với Lindsay rằng Branham sẽ chết,
và ông phải nói với Branham
Cuối cùng, ông đã vượt qua rào cản đó, lẻn vào gặp Branham mà
không báo trước. Ông cố gắng lý luận với Branham. Ông đã hỏi
Branham: “Vì sao anh không vận hành trong chỗ Chúa muốn và thi
hành ân tứ mà Chúa đã ban cho anh? Đừng cố gắng nhảy qua chức vụ
khác.”
Branham chỉ đáp: “Ờ, nhưng tôi muốn dạy.”40
Branham có một ân tứ chữa lành kỳ diệu. Nhưng việc không có kiến
thức Kinh Thánh kèm theo, ông đã trở thành thảm họa về tín lý. Sự
ngu dốt không phải là điều vui vẻ, đặc biệt khi bạn ảnh hưởng vô số
người với lời nói của mình. Chúa đã ban cho Branham ân tứ tuyệt vời,
Ngài không thể lấy
lại. Ân tứ đó đã làm mê muội nhiều người, khiến họ đi theo tín lý của
branham, vì thế Chúa đã thực hiện quyền tể trị của Ngài trong I Cô-
rinh-tô 5:5: “chúng ta phó kẻ như thế cho Sa-tan hủy hoại phần thân
xác để phần tâm linh được cứu trong ngày của Chúa”. Thực ra, đây là
một hành động thương xót của Chúa. Có người tin rằng Chúa đã cứu
Branham khỏi địa ngục.
KHÔNG THỂ SỐNG LẠI
Dù tang lễ được tổ chức vào ngày 29 tháng Mười Hai năm 1965, thi thể
của Branham đã không được chôn đến tận Phục sinh năm 1966. Mọi
lời đồn đại dấy lên. Một trong những lời đồn đó là thi thể của ông
được ướp và giữ đông lạnh. Nhiều người đi theo ông tin rằng
Branham sẽ sống lại từ cõi chết. Cho dù lý do là gì, lời tuyên bố chính
thức ra từ con trai của ông vào ngày 26 tháng Giêng năm 1966, tại buổi
lễ tưởng nhớ.

363
Người ta thuật rằng bà Branham đã yêu cầu trì hoãn việc chôn cất vì
bà đang cố gắng đưa ra quyết định là có dời đến Arizona hay ở lại
Indiana. Bà muốn thi thể ông được chôn nơi bà chọn sinh sống. Cho
đến khi bà quyết định, thi thể của Branham vẫn ở trong tầng gác mái
của nhà tang lễ.
Tuy nhiên, vẫn có hy vọng lớn giữa vòng Các sứ giả là Branham sẽ
sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục sinh. Con trai của Branham xác
nhận rằng cha mình đã tuyên bố Phục sinh là thời điểm mà sự cất lên
sẽ xảy ra.
Miễn cưỡng và với sự thất vọng lớn, William Branham đã được chôn
cất vào ngày 11 tháng Tư năm 1966. Ngôi mộ tưởng niệm của ông là
một hình chóp lớn với con đại bàng trên đỉnh. (Không may thay, con
đại bàng đó cứ bị đánh cắp). Branham được tưởng nhớ như là người
duy nhất mở ấn thứ bảy, như là đầu của thời đại thứ bảy của Hội
Thánh.
Những người đi theo Branham không chịu xem ông là con người bình
thường, và nhiều lời đồn về sự trở lại của ông tiếp tục được lan truyền
thậm chí trong những năm 80. Mỗi năm, Lều tạm Branham tiếp tục có
một buổi nhóm Phục sinh đặc biệt, và những người đi theo sẽ nghe
các bài giảng được ghi lại của Branham. Một số người vẫn bí mật hi
vọng ông sẽ quay trở lại vào thời điểm đó. Theo như được biết, mục
sư hiện tại không khuyến khích việc suy đoán về sự sống lại của
Branham, tuy nhiên, những người theo Branham không bao giờ chấp
nhận cái chết của ông.
HỌC ĐƯỢC MỘT BÀI HỌC
Câu chuyện về William Marrion Branham không phải được viết ra để
phê bình. Tôi tin rằng nó chứa đựng một bài học quyền năng hơn điều
mà một chương sách có thể chứa đựng.
Bài học ở đây là: Hãy làm điều Chúa bảo mình làm, đừng làm nhiều
hơn hay ít hơn. Không có trò chơi ở đây. Chỉ có một lượt thôi, và nó
thuộc về Chúa. Công việc của bạn là đi theo lượt đó.
364
Trong thế hệ này, thiên đàng phải quyết định thời điểm của cuộc đời
bạn và Hội Thánh của bạn nói chung. Hoặc là bạn ở trong ý muốn
Chúa, hoặc là ở ngoài ý muốn Ngài. Bạn được kêu gọi đứng với thời
điểm của thiên đàng.
Tất cả mọi điều Branham muốn là một tiếng nói. Nếu ông cứ ở trong
chương trình của Chúa, Branham có thể là một trong những tiếng nói
vĩ đại nhất từng có trên đất này. Sự vĩ đại trong chức vụ của ông chưa
bao giờ bị lãng quên hay xem thường, ân tứ của ông là có thật. Nhưng
chúng ta phải hiểu rằng sai lầm lớn đến từ việc không có Lời Chúa và
Thánh Linh vận hành cùng với nhau trong đời sống chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta chưa chào đời khi những người nam
người nữ này của Chúa có các chức vụ vĩ đại của họ. Kết quả là, chúng
ta không có cơ hội để nhìn xem và học từ cuộc đời họ. Và đây là lý do
tôi viết quyển sách này. Để học từ điều bạn đã đọc và rút kinh nghiệm
từ điều đó. Hãy kêu cầu Chúa giúp đỡ bạn trong những thứ bạn
không biết chắc. Hãy xin Ngài huấn luyện và dạy dỗ bạn cách vận
hành qua Thánh Linh và ở trong thời điểm của Ngài. Hãy đi theo kế
hoạch chính xác của Chúa trọn cả đời mình, và đừng bao giờ xa rời
khỏi nó vì cớ những ý tưởng của riêng bạn hay áp lực từ người khác.
Sự xức dầu của bạn sẽ chỉ đến khi bạn đi theo chương trình mà Chúa
đã vạch ra cho bạn. Vì vậy, hãy đón nhận chương trình đó, và hãy
nắm giữ nó thật chặt. Sau đó, hãy chạy bền với nó và làm nên những
thành tích vĩ đại, trong Danh Chúa Giê-xu.
CHƯƠNG MƯỜI, WILLIAM BRANHAM
Tham khảo
1 Gordon Lindsay, Một người được Chúa sai  (Jefferson, IN: William
Branham, 1950J,    23-25.
2   Như trên, 11.
3. Douglas Weaver,  The Healer-Prophet, William Marrion Branham: A
Study of the Prophetic in American Pentecostaiism  (Macon, GA:
Mercer University Press, 1987J, 22.
4    Lindsay, William Branham,  30-31.
365
5   Như trên, 31.
6  Như trên, 38-39.
7   Weaver,  The Healer-Prophet,    25.
8   Lindsay, William Branham,    39-41.
9   Weaver,  The Healer-Prophet,  27.
10  Lindsay,  William Branham,    46.
11  Weaver,  The Healer-Prophet,    33.
12   Lindsay, William Branham,  52-63.
13  Weaver,  The Healer-Prophet,    34.
14  Lindsay,  William Branham,  76-80 và Weaver,  The Healer-
Prophet,      75.
15 Lindsay, William Branham,  75-79. “Như trên, 93.
17  Như trên, 94.
18  Như trên, 102.
19 Weaver,  The Healer-Prophet,  46-47.
20  Như trên, 54.
21  Như trên, 72, 74.
22  Như trên, 62.
23  Như trên, 63.
24  Như trên, 65.
25  Như trên, 66-67.
26  Như trên, 109.
27  Như trên, 94.
28  Như trên, 96.
29  Như trên, 118-119.
30  Như trên, 110-113.
31 Như trên, 113. 32 Như trên, 112. 33 Như trên, 116.
366
34 Như trên, 138-139.
35  Như trên, 120.
36  Như trên, 121-122.
37  Như trên, 152-153.
38 Personal interview with Billy Paul Branham.
39 Weaver, The Healer-Prophet, 105.
40 Kenneth E. Hagin, Hiểu được sự xức dầu (Tulsa, OK: Faith Library
Publications, 1983], 60-61.
41 Weaver, The Healer-Prophet, 153-155.

367

You might also like