Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

 

ÂN-SỦNG
 
Trong đời sống Tâm-linh của mỗi người, có một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là ÂN-
SỦNG hay ƠN-PHƯỚC, tức ÂN-HUỆ Thiêng-liêng.
Người hành giả công phu tu luyện, dũng mãnh tu tấn, ví như chiếc thuyền do sức người
chèo chống, dùng nhân-lực, sức bắp thịt mà đẩy cho thuyền tiến tới. Bởi gặp cơn gió
ngược, dù có ra sức chống trả, thuyền cũng không tiến tới được bao nhiêu. Nhưng nếu
gặp ngọn gió thuận chiều, đẩy con thuyền nhẹ nhàng lướt tới, khỏi phải vất vả khó nhọc
mà thuyền đi rất xa. ÂN-SỦNG ví như ngọn gió thuận chiều ấy : đó tức là thiên-lực, có
tác dụng hỗ trợ vô cùng quí báu.
Ân-sủng hay ân-huệ Thiêng-liêng đến với người hành giả, thường là dưới hình thức một
sự trợ giúp bất ngờ. Mầu nhiệm như một phép lạ, để cứu gỡ y một tình thế cấp-bách, khó
khăn. Ân-sủng cũng đem lại cho y những phương tiện cần thiết trong việc thi hành sử
dụng độ đời, cứu khổ phò nguy cho thiên hạ, hoặc trong việc tu tiến bản thân.
Mục sư Stanley Jones, một nhà truyền giáo Tin-Lành nổi danh, thuật lại câu chuyện ông
được ân-sủng Thiêng-liêng như sau :
Tôi đã dành 40 mươi năm của cuộc đời tôi cho sứ mạng truyền giáo ở ẤN-ĐỘ. Trước
hết, tôi khó mà chịu đựng được khí hậu nồng nực của xứ này và sự căng thẳng thần kinh
tột độ do công việc bề bộn mà tôi phải đảm đương. Sau 8 năm làm việc không ngừng, tôi
bị chứng suy-liệt của bộ óc và khủng hoảng thần-kinh đến nỗi tôi ngất xỉu trên diễn đàn,
không phải một lần. Tôi được trở về xứ nghỉ phép một năm để tịnh dưỡng. Trên đường
về xứ, tôi bị ngất xỉu một lần nữa khi tôi giảng vào một buổi lễ sáng chủ nhật cho hành
khách trên tàu, và vị bác-sĩ của tàu bắt buộc tôi phải nằm yên trên giường trong suốt
chuyến đi trở về.
Sau một năm tịnh dưỡng ở xứ nhà, tôi lại trở sang Ấn-Độ. Dọc đường, tôi dừng chân tại
Phi-Luật-Tân để chủ tọa các cuộc họp hội tôn-giáo của giới sinh viên tại đại học Manila.
Giữa những buổi hội thảo, tôi lại ngất xỉu nhiều lần. Các Bác-sĩ cho biết rằng nếu tôi đi
qua Ấn-Độ, tôi sẽ bỏ mạng tại đó. Mặc dầu những lời cảnh báo của các lương-y, tôi vẫn
tiếp tục lộ trình sang Ấn-Độ, nhưng lòng không phấn khởi và lại còn bị một cơn ám ảnh
nặng nề.
Đến Bombay, sức khỏe tôi giảm sút đến nỗi tôi phải đi thẳng lên miền núi để tịnh dưỡng
thêm vài tháng. Kế đó tôi trở xuống vùng đồng bằng để tiếp tục công việc truyền giáo.
Nhưng chuyến đi này đã trở nên vô ích. Tôi lại ngất xỉu lần nữa và bắt buộc tôi phải trở
lên miền núi để nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Khi tôi trở xuống đồng bằng lần nữa, Tôi mới biết
rằng tôi không thể chịu nổi sự vất vả khó nhọc của công việc truyền giáo dưới một khí
hậu nóng như thiêu của vùng nhiệt đới. Tôi đã bị chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi cả
thể xác lẫn tinh thần. Sinh lực của tôi đã hoàn toàn khô cạn. Tôi nghĩ rằng đời tôi đã tàn,
và tôi sẽ trở thành một phế nhân cho đến mãn đời.
Nếu tôi không được một sự trợ giúp nào, bất luận từ đâu đến, chắc tôi sẽ phải từ bỏ công
việc truyền giáo, trở về xứ nhà sống với nghề nông trại để mong được phục hồi sức khỏe.
Đó là những giờ phút đen tối nhất của đời tôi.
Một đêm nọ tôi đang cầu nguyện, thì một việc xảy đến đã làm cho tôi hoàn toàn thay đổi
cuộc đời. Trong giờ phút tịnh tâm đó, khi tôi không còn nghĩ gì đến tôi nữa, thì thình lình
một giọng nói vô thinh dường như nói với tôi rằng : “Con có sẵn sàng tiếp tục công việc
mà ta giao phó cho con chăng? Tôi đáp : “Không ! laỵ Chúa, con chịu hết nổi rồi! Con đã
hoàn toàn kiệt quệ cả thể chất lẫn tinh thần. Chắc là con phải bỏ cuộc!”
Giọng nói kia lại tiếp tục :”Nếu con để cho ta lo liệu và đừng lo nghĩ gì nữa, ta sẽ giải
quyết cho con việc ấy”.
Tôi đáp không do dự : “Lạy Chúa, được như vậy con không còn thắc mắc gì nữa. Con
xin giao vận mạng của con cho Ngài”.
Ngay khi đó, một niềm an-tịnh vô biên tràn ngập cõi lòng tôi và thấm nhuần khắp trong
cơ thể của tôi. Tôi biết rằng Ân-Sủng Thiêng-liêng đã đến với tôi. Một nguồn sinh-lực
dồi dào đã xâm chiếm lòng tôi. Tinh thần của tôi vọt lên cao, sức khỏe của tôi tràn đầy
nhựa sống.
Tôi bước chân về nhà trong đêm ấy với những bước đi nhẹ nhàng, dường như chân
không chấm đất! Những ngày sau đó, tôi không còn nhớ rằng tôi có một cái thể xác nữa.
Tôi làm việc suốt ngày, thức đến khuya, và khi lên giường nằm, tôi càng thấy rằng đi ngủ
cũng là thừa vì tôi không hề mệt mỏi.
Kể từ đó trở đi, tôi vẫn làm việc ráo riết không ngừng suốt trên 20 năm nữa, chứng suy
nhược thần kinh của tôi đã không còn trở lại. Sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm-linh của
tôi dường như được gội nhuần bởi một luồng sinh khí mới. Nay tuy đã 63 tuổi, tôi vẫn
tràn đầy nhựa sống, vẫn không hề giảm sút lòng hăng hái, nhiệt thành phụng sự nhân loại
và niềm sống cho kẻ khác.
Bà Marcelle Auclair, tác giả quyển Le Livre Du Bonheur (Bí quyết của hạnh phúc), có
viết như sau : Có những định luật huyền bí cai quản sự sống trên thế gian mà chúng ta
không biết gì cả.
Khi tôi có ý định viết quyển sách “Đời sống của Thánh-Nữ Therese d’Avila, vì cảm thấy
rằng đó là một việc cần thiết và khẩn cấp, Tôi liền quỵết định ngay không hề do dự. Xét
trên khía cạnh thực tế, đó là một việc điên rồ vì tôi sẽ phải để mất ba năm công phu cố
gắng vào công việc đó, và không thể làm công việc gì khác để mưu sinh.
Tôi bèn rút lui về quê để giảm thiểu tất cả mọi việc phí tổn đến mức tối đa và bắt tay vào
việc. Nhưng thình lình tôi nhận được giấy báo của sở thuế vụ đòi tôi 99.000 quan tiền
thuế xuất bản sách, và đòi phải trả gấp, nếu không trả đúng kỳ hạn, nhà tôi sẽ bị phát mãi.
Tôi không rối loạn, tôi bèn làm như thường lệ, mỗi khi có một biến cố gì quan trọng xảy
đến trong đời, là tôi bỏ hết mọi việc nhà và…đi dạo chơi! Tôi vừa đến Paris thì tôi được
bức thư của nhà xuất bản gửi từ Luân-Đôn, trong đó có kèm theo một chi phiếu 99.000
quan, không hơn không kém một đồng. Tôi nhầm nghĩ đây là một sự tính lầm, vì mọi sự
thiếu đủ giữa tôi và nhà xuất bản kia đã được thanh toán từ lâu. Tôi bèn viết thư cho ông
Giám Đốc nhà xuất bản ấy và nói cho ông biết sự thật như thế.
Ông ta trả lời : “Chúng tôi tính sổ lại thì quả đúng là chúng tôi còn thiếu bà 99.000 quan.
Vậy bà hãy cứ nhận số tiền đó!
Tôi còn đang do dự không biết tính sao, thì một bà bạn tôi nói : “Sao chị chậm hiểu vậy?
Như thế chẳng phải là bà Thánh Theresa trả thuế giùm cho chị đó sao?”
Tôi bèn nghĩ ra, và coi số tiền đó như một số tiền mượn tạm . Khi có phương tiện, tôi sẽ
riêng ra một số tương đương để trả lại khi nào họ đòi.
Với số tiền đó, tôi trả thuế sòng phẳng. Ba năm sau, quyển sách của tôi đem xuất bản và
bán chạy. Tôi bèn để riêng ra 99.000 quan một cách trịnh trọng để chờ trả lại cho nhà
xuất bản.
Sáu năm sau đó, tôi mới nhận được thư mời đòi lại số tiền ấy của nhà xuất bản ở Luân-
Đôn, với sự gải thích rằng sự tính lầm đó là do bởi người kế toán trưởng mắc đi nghỉ
phép, người khác lên thay, vì chưa quen việc nên tính lộn đầu lộn đuôi, xem gà hóa
cuốc!...
Đó là nói về trường hợp ÂN-SỦNG của những người có sứ mạng lớn, còn những người
thường như chúng ta thì sao? Chúng ta có ÂN-SỦNG chăng và làm thế nào để có được
ÂN-SỦNG?
Trước khi áp dụng những nguyên tắc và định luật tâm linh để kêu gôi ÂN-SỦNG thiêng-
liêng đến với ta, ta hãy biết loại trừ những chướng ngại làm cho ta không tiếp nhận được
ÂN-SỦNG, và giao cảm với Thiêng-liêng.
 
NHỮNG CHƯỚNG NGẠI CỦA ÂN-SỦNG

Muốn vun trồng cây ÂN-SỦNG cho nó được tốt tươi, đơm bông trổ trái, chúng ta phải
diệt trừ những con sâu phá hoại. Đó là những con sâu sợ sệt, nghi ngờ, ích kỷ, chỉ trích,
gièm pha, thù ghét, căm hờn…
1/- Sự sợ sệt : Người sợ sệt không bao giờ làm được việc gì có tánh cách xây dựng qui
mô và bền bỉ. Sự sợ sệt là đầu mối của mọi tai họa, buồn thảm, thất bại và bịnh tật.
Chúng ta sợ đủ thứ : Sợ nghèo, sợ đau ốm, sợ thất nghiệp, sợ tai họa bất ngờ, sợ mất
người mình thương yêu v.v…Vì sợ mất người yêu, nên mới sinh ra ghen tương, vì sợ bị
tấn công nên đâm ra hiếu chiến. ÂN-SỦNG không thể đến được với những người lúc nào
cũng sợ sệt, lòng không an ổn.
2/- Sự nghi ngờ : Sự sợ sệt gây nên sự nghi ngờ, là điều trái ngược với đức-tin. Nghi ngờ
là một thái độ tiêu cực, chủ bại, nó phá hoại niềm tin nơi Thiêng-liêng và bởi đó ÂN-
SỦNG không thể đến với những người ấy.
3/- LÒNG ÍCH KỶ : Người ích kỷ không thể có ÂN-SỦNG vì y hành động trái ngược
với Thiên-Cơ.
4/- SỰ CHỈ TRÍCH : Đầu độc bầu không khí tâm linh và ngăn cản tác động ban Ân-Huệ
của Thiêng-liêng.
5/- SỰ THÙ GHÉT, CĂM HỜN : Ngăn trở tác động của Ơn Trên, vì ÂN-SỦNG không
thể xuất hiện ở nơi nào không có TÌNH THƯƠNG. Hãy có một tinh thần lạc quan, nhìn
thấy mọi khía cạnh tốt của mọi người để tập thương yêu tất cả, không chừa một ai, không
gạt bỏ ai ra ngoài tình thương của mình.
Hãy quả quyết rằng mọi người đều tốt, những kẻ ruột thịt, những người chung quanh,
bạn bè thân thuộc, những vị chủ nhân, công nhân nơi sở làm, dù ở cấp trên hay thuộc hạ
của mình, tất cả đều tốt. Kẻ thù, đối nghịch với ta cũng tốt, chí đến người la mặt đi ngoài
đường.
Đó là bởi vì tất cả những người ấy chẳng qua chỉ là cái phản ảnh của chính mình, như cái
bóng soi trong gương, Nếu ta thấy rằng họ tốt thì chính là ta đã tốt rồi. Còn nếu ta nhìn
đời với cặp mắt bi quan, chỉ thấy chung quanh toàn là những người xấu xa bỉ ổi, lưu
manh, côn đồ, thì coi chừng… đó là cái phản ảnh của chính tâm-hồn ta đó!
Nói tóm lại, hãy có một thái độ cởi mở, hồn nhiên, lạc quan đối với mọi người, mọi vật,
ban rải tình thương và cố gắng làm việc giúp đời. Đó là cái thái độ tinh thần cần thiết để
có thể tiếp nhận ÂN-SỦNG Thiêng-liêng.

NGUYÊN TẮC
“ỐNG DẪN NƯỚC”(LOI DU CANAL)
ÂN-SỦNG Thiêng-liêng gồm cả khía cạnh tinh thần và vật chất, chỉ được lâu bền dưới
một điều kiện căn bản, là người thụ hưởng phải hoàn toàn vô kỷ, vị tha.
Điều đó không có nghĩa là cấm ngăn ta không được tưởng nghĩ đến mình và những người
thân yêu của mình, mà chỉ có nghĩa là ta chỉ nên coi mọi sự thỏa thích cá nhân như điều
phụ thuộc chứ không phải là điều chính yếu. Nói cách khác, Ta đừng cầu xin ân-huệ
Thiêng-liêng cho riêng mình, mà trước hết phải vì lợi ích chung cho thiên hạ. Những gì
còn lại cũng sẽ quá đủ và thừa thãi cho ta sử dụng không bao giờ hết.
Ân-sủng chỉ đến với ta khi ta tác động thường xuyên như một ống dẫn nước, mở cả hai
đầu. Chúng ta hãy lấy thí dụ một ống dẫn nước. Ong dẫn nước từ hồ chứa lớn dẫn vào
nhà. Nếu ta khóa lại, nước sẽ bị rỉ sét, ứ động. Nếu ta chỉ mở có một nữa vòi, chất dơ,
chất đục được tống khứ ra ngoài, nhưng ta chỉ dùng được một số nước giới hạn. Nếu ta
mở lớn vòi nước, thì trong toàn thể ống dẫn nước được lưu thông tự do, không chướng
ngại, và đổi mới luôn luôn. Càng dử dụng hết bao nhiêu, nước mới càng tuôn ra thêm bấy
nhiêu.
Bởi vậy, nếu muốn được Ân-sủng Thiêng-liêng, chúng ta hãy hành động giống như ống
dẫn nước, nghĩa là như những người trung gian, chỉ có bổn phận duy nhất là tiếp nhận và
chuyển đi nguồn sống Thiêng-liêng của Thượng-Đế cho muôn loài vạn vật, không cầu
mong thụ hưởng điều gì khác hơn là được diễm phúc làm giai trò trung gian, hay Kinh
Vận Hà chuyển đi thần lực của Thượng Đé để ban rải cho toàn thể nhân loại.
Nguồn sống Thiêng-liêng vẫn lưu thông vận chuyển không ngừng, và Ân-sủng Thiêng-
liêng luôn luôn tuôn tràn xuống thế gian như những giòng suối không bao giờ cạn. Nếu
chúng ta không biết sử dụng nguồn Ân-sủng đó, nó sẽ mất đi đối với chúng ta, nhưng vẫn
không mất đối với nhân loại. Nếu chúng ta biết sử dụng nguồn Ân-sủng đó, ta sẽ được lợi
lộc rất nhiều, mà nhân loại vẫn không vì đó mà bị thiệt thòi chút nào, vì chúng ta chỉ là
những đường vận hà, hay những ngươì trung gian.
Trong tinh thần phụng sự, hiến dâng, nguyện vọng của chúng ta càng thiết tha, chí hướng
của chúng ta càng mãnh liệt, thì Ân-sủng đến với chúng ta càng dồi dào. Tự nhiên là với
điều kiện rằng sau khi đã tiếp nhận được Ân-sủng, chúng ta sẽ ban phát cho hết để hoàn
trả lại cho thế gian chứ không giữ lại một phần nào để dành riêng cho mình.
ÂN-SỦNG KHÔNG THỂ ĐỂ DÀNH.
Trên địa hạt tâm-linh, Ân-sủng là một cái gì rất huyền diệu. Nó không thể tiết kiệm, để
dành, mà đem ban phát rộng rãi, phung phí đến mức tối đa. Ta càng cho ra, nó đến với
chúng ta càng nhiều.
Dành dụm, tích trữ Ân-sủng để thụ hưởng lấy một mình là trò chơi bịp bợm, rốt cuộc chỉ
còn tay không.
Tất cả mọi sinh hoạt trong Trời Đất đều theo định luật tuần hoàn, và nguyên tắc đường
vận hà, hay ống dẫn nước.
Sự hô hấp là sự trao dồi trường kỳ. Hãy thử tiết kiệm một ít không khí hít vào, buồng
phổi không bài tiết đúng mức chất thán khí ra ngoài, sẽ mắc bệnh. Hãy thử giữ lại hết
không khí trong buồng phổi, ta sẽ bị chết ngạt.
Cái cây tiếp nhận nguồn sống ở một đầu và ban phát ra sự sống ở một đầu. Mưa đem
nước cho các nguồn suối và sông rạch, nước sông chảy ra biển, nước biển lại bốc lên
thành mây và rơi xuống thành mưa.
Tất cả đều sinh hoạt theo định luật Tuần-hoàn. Những gì làm ngăn trở định luật ấy là một
chướng ngại, rốt cuộc sẽ bị đào thải bởi cơ tiến hóa.
Vì con người có thói quen dành dụm, tích trữ, tiết kiệm, đầu cơ, nên họ mới bị thiếu thốn,
khan hiếm và nạn đói kém, mất mùa. Trên địa hạt Tâm-linh, vốn không có sự để dành
hay tích trữ để thụ hưởng riêng một mình : dành dụm, tích trữ là một hành động thiếu
đức-tin nơi Thiêng-liêng. Ta phải làm trái ngược lại : Hãy ban rải, bố thí, ban phát, cho ra
đến mức tối đa, vì cho…..tức là được cho ra, tức là để dành vốn liếng vào trong “Ngân
hàng của Thượng-Đế”.
Trong những thử thách đến với người hành Đạo, không có gì tế nhị và rối rắm cho bằng
vấn đề sinh kế để tự túc nuôi thân và đồng thời vẫn đeo đuổi cái lý tưởng vì đó mà họ đã
hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình. Họ mong muốn có thể dành tất cả thời giờ vào công
việc phụng sự, nhưng lại tự thấy mình bận rộn về đủ mọi bổn phận đối với gia đình và
đối với người khác, và họ cảm thấy rằng họ không có quyền xao lãng và bỏ rơi những
người ấy.
Về điểm này họ có lý, nhưng sở dĩ họ phải thắc mắc và không an tâm bởi vì đức-tin của
họ nơi Thiêng-liêng chưa được trọn vẹn, và chưa đạt cái mức độ mà nó phải đạt tới.
Trong quyển Le Serviteur (Người phụng sự), ông Lazenby viết :
Có một định luật tuyệt đối và bất di bất dịch trên địa hạt tâm-linh, theo đó mọi nhu cầu
vật chất, tinh thần của bạn và người mà bạn phải bảo dưỡng, sẽ được thỏa mãn mà bạn
không cần phải quan tâm đến. Bạn cũng không cần lo nghĩ đến vấn đề ấy, nếu đời sống
của bạn đã thật sự hiến dâng cho công việc phụng sự nhân loại.
Bạn đừng nghi ngờ chút nào về điều này, vì tất cả những gì mà bạn cần dùng sẽ được Ơn
Trên ban phát đầy đủ cho sự nhu cầu của bạn. Bạn sẽ được hưởng thụ sự phát triển đầy
đủ, sung mãn về thể chất, xúc cảm, trí thức và tinh thần, là những điều cần thiết cho hiệu
năng phụng sự đắc lực của bạn sau này. Nếu sự hiến dâng của bạn thành thật và tiếp tục,
thì mấy việc đó sẽ được ban phát thêm cho bạn nữa. Đây không phải là vấn đề đổi chác,
mua bán. Bạn không thể cho ra để nhận một vật gì như sự đền bù, mà bạn phải hiến dâng
trọn vẹn, không nghĩ đến lợi lộc về sau, mặc dầu những Ân-huệ Thiêng-liêng chắc chắn
sẽ đến với bạn.
 
TRƯỜNG HỢP CỦA ÔNG GEORGES BARBARIN :
Đây là trường hợp của ông Georges Barbarin, một văn-sĩ kiêm ký giả Pháp của thời kỳ
cận đại. Ong chuyên viết phóng sự, kịch ngắn và truyện phim cho đài truyền thanh Pháp,
về sau, do một mối duyên lành ông được tiếp xúc với những vấn đề đạo lý thâm sâu, ông
bèn chuyển ngòi bút sang việc viết sách Đạo.
Từ khi ông chuyển nghề, ông được Ân-sủng Thiêng-liêng tuôn tràn xuống cho ông.
Trước kia, ông tìm đề tài rất khó khăn và viết sách một cách rất vất vả, tốn rất nhiều công
phu và kết quả không có bao nhiêu, may lắm cũng chỉ vừa đủ ăn và đủ nuôi sống gia
đình. Nhưng khi ông bắt đầu viết sách đạo, thì những đề tài tự nhiên xuất hiện dễ dàng,
bao nhiêu ý tứ sâu xa thâm trầm từ đâu vọt tới cho ông chọn lựa, gạt bỏ đi không hết,
thậm chí cả cách bố cục, kết cấu các đề mục đều xuất hiện sẵn sàng trong trí ông, ông chỉ
cầm bút viết ra một cách dễ dàng, không cần phải nhọc công suy nghĩ.
Vấn đề sinh kế và bảo bọc gia đình của ông dường như được đảm bảo an toàn, ông
không cần phải lo nghĩ đến. Ong nói trước kia ông thường phải lo lắng và thiếu thốn về
vật chất, vì ông làm việc riêng cho ông, với mục đích cầu danh và mưu lấy lợi lộc ích
kỷ. Vì thế, ông không hề được ân-sủng Thiêng-liêng. Nay ông được Ơn Trên chiếu cố và
biệt đãi, đời sống vật chất được thoải mái, dễ chịu và đời sống tinh thần vô cùng dồi dào,
phong phú, bởi vì ông không làm việc riêng cho mình, mà làm việc để phổ biến ánh sáng
đạo lý cho thiên hạ.
Hồi đệ nhị thế chiến, đường giao thông bị bế tắc, các thứ nguyên liệu vật chất, giấy mực
đều khan hiếm, các nhà văn ưu tú lỗi lạc gặp bao nhiêu nỗi chướng ngại, khó khăn, đều
phải gác bút chuyển ngành. Riêng phần ông, sách viết ra đem xuất bản dễ dàng, không
gặp chướng ngại gì cả, Cần bao nhiêu giấy, mực, nguyên liệu, nhân công ấn loát, đều có
sẵn sàng, không hề thiếu thốn. Công việc trôi chảy đều đặn, dường như được che chở,
giúp đỡ bởi một bàn tay vô hình, như một phép mầu mở toang các cửa bí mật diệu huyền
để cho ông thành công được như ý muốn.
Ong đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, trước sự biệt đãi, trợ giúp vô cùng mầu
nhiệm của Thiêng-liêng. Ong nói ông với Thiêng-liêng chẳng khác nào như hai người
chuyền banh cho nhau, rồi giao qua chuyền lại không ngừng, từng ngày, từng giờ, từng
phút, từng giây ! Ong cầu xin điều gì được ngay điều đó, muốn cái gì có cái đó, sự đáp
ứng của Thiêng-liêng vô cùng bén nhạy và mau mắn. Có khi Ơn Trên đáp ứng những
như cầu của ông trước khi ông cần dùng có khi cả hằng bao nhiêu tháng, có khi hằng
năm !
Ong nói sở dĩ ông được ưu đãi như vậy bởi vì Thiêng-liêng muốn dùng ông làm cái khí
cụ trung gian, làm cái ngòi bút để phổ biến đạo lý cho đời, vì ông có cái khả năng viết
một cách giản dị, bình dân, rõ ràng dễ hiểu.
Trong quyển Thiêng-liêng và Tôi (L’Invisible Et moi), ông Barbarin viết :
Sau khi nhận thức được đường lối hoạt động để hợp tác với Thiên-Cơ, tôi bèn từ bỏ trong
vài tháng những công việc làm từ trước đến nay vẫn bảo đảm vấn đe sinh kế của tôi, và
tôi phó thác cho Thiêng-liêng vấn đề bảo dưỡng sự sống của tôi và gia đình tôi. Ban đầu,
việc ấy không phải là không gây ít nhiều hoang mang, lo ngại, vì bản tính con người là
không sẵn sàng từ bỏ những thói quen và nếp sống cũ để tập tự mình điều khiển lấy cuộc
đời như ý mình muốn.
Quyết định đó là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, nó làm cho tôi sợ hãi một ngày mai bấp
bênh, vô định. Bạn bè tôi và mọi người chung quanh đều khuyên tôi nên dè dặt. Nhưng
tôi nghĩ rằng Đức-Tin chỉ thật sự hữu hiệu nếu tôi dựa vào nó một cách hoàn toàn và
tuyệt đối không một chút do dự. Chúng ta cảm thấy sợ hãi đối với cuộc đời, cũng như
người mới tập lội đứng trước dòng nước. Sự nghi ngờ đối với khả năng của chính mình
làm cho người ấy không thể sử dụng trọn vẹn những tài nguyên và sức lực của y.
Hãy Phó-Thác Vận Mạng cho Thiêng-liêng giống như khi ta nằm trên mặt nước :
Khi tôi mới tập lội, tôi biết trên lý thuyết tất cả những động tác bơi lội phải làm như thế
nào. Tôi chỉ còn thiếu sự thực tập dưới nước mà thôi. Tôi không dám nằm ngửa trên mặt
nước, theo động tác ‘thả tàu’, vì tôi sợ chìm. Bởi đó, tôi không tiến bộ được bao nhiêu,
cho đến một ngày nọ tôi quyết định biểu lộ một niềm tin tưởng trọn vẹn đối với nước.
Tôi tự nhủ rằng nếu quả thật trọng lượng của thân thể con người cũng xấp xỉ tương
đương với trọng lượng của nước biển (densite), thì đương nhiên tôi phải nổi trên mặt
nước, miễn là tôi hợp tác với sức ép của nước, và nhất là đừng làm động tác gì ngăn trở
nó.
Kết quả của quyết định ấy là tôi nằm ngữa trên mặt nước với một niềm tin vững chắc, và
mặt nước chở tôi cũng như một tấm nệm rất êm ái.
Sự phó thác vận mạng của mình cho Thiêng-liêng cũng y như vậy, không có cách nào
khác hơn là sử dụng Đức-tin tuyệt đối.
Trong đoạn khác, tác giả viết :
Sự trợ giúp của Thiêng-liêng đến một cách đương nhiên và tự động, khi ta vừa bắt tay
vào việc và làm một động tác đầu tiên, nhưng không nhất thiết đúng như ta tiên liệu hay
mong ước. Và chúng ta không thể làm gì được bằng sự cầu nguyện hay van vái Ơn Trên.
Thật vậy, sự trợ giúp đó chúng ta không thể cầu xin, hay nài ép, mà ta phải quan sát, và
hiểu biết…Và khi ta hiến dâng đời mình để phụng sự Thiên-Cơ, thì Thiên-Cơ sẽ làm
công việc của chúng ta, mà thậm chí sẽ giải quyết những sự khó khăn về vật chất của
chúng ta, mà ta không cần phải tự mình lo lắng hay quan tâm đến.
Anh hãy làm công việc của Thiêng-liêng, Rồi Thiêng-liêng sẽ giải quyết những công
việc của anh.
Lẽ tự nhiên, môi trường tác động của Thiêng-liêng phần chính yếu là thuộc về địa hạt
tâm-linh. Nhưng ta đừng lầm tưởng rằng Thiêng-liêng không chú ý đến khía cạnh vật
chất, và cho rằng đời sống vật chất không đóng một vai trò quan trọng.
Chính thái độ của chúng ta trong đời sống phàm trần quyết định đời sống của chúng ta ở
các cõi khác.
Mối tương quan, liên hệ của chúng ta với Thiêng-liêng vốn căn cứ trên những cách xử-
kỷ, tiếp vật của ta trong đời sống hằng ngày, trên những phản ứng của ta đối với ngoại
vật và đối với những biến cố thăng trầm của thế sự, thậm chí nó cũng căn cứ trên cả
những tư tưởng, cảm nghĩ của ta hằng giây, hằng phút.
Bởi vậy, chính trong cai quản, sắp đặt hằng ngày của mình mà chúng ta tạo sự giao cảm
tâm linh với Thiêng-liêng, và chúng ta có sự thông công với Thượng-Đế.
Trước đây tôi có nói rằng khi tôi có được sự giác ngộ tâm linh và xoay chuyển ngòi bút
để phụng sự đạo lý, tôi gác bỏ mọi sự suy tính, lo âu về những cầu vật chất của tôi.
Về vấn đề này, tôi cũng thực hành cái bí quyết của người mới tập bơi lội, và tôi nằm
ngữa trên mặt biển Tâm-linh vô hình vô ảnh, với Đức-tin trọn vẹn chắc chắn rằng
Thiêng-liêng sẽ cung ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất của tôi.
Coi chừng đừng ai hiểu lầm lời nói của tôi : Phương pháp này không thể đem áp dụng
cho những kẻ lười biếng, hay những người nhát gan, sợ hãi đối với những sáng kiến mới
lạ. Tôi đã làm việc không ngừng, theo những đường lối mà tôi thấy là tốt đẹp, và tôi phó
mặc cho Thiêng-liêng sắp xếp hậu quả của những gì mà tôi đã gieo.
Thỉnh thoảng, tôi thường lâm vào những tình trạng thiếu hụt tài chính bi đát đến nổi, nếu
tôi nhìn bằng cái nhãn quan và tâm trạng cũ của tôi khi xưa, thì cái viễn ảnh đen tối của
tương lai có lẽ đã làm tôi phát sợ.
Nhưng bây giờ, tôi không còn biết sợ sệt, lo âu gì nữa khi mà tôi sống trong sự hợp tác
với thiêng-liêng. Tôi biết rằng Thiêng-liêng sẽ giải quyết những sự khó khăn, thiếu thốn
của tôi khi tôi làm công việc của Ngài, Tôi xin viện dẫn một bằng chứng cụ thể :
Ngày 18/6/1937, chúng tôi còn thiếu thợ hồ 3.700 quan, thợ mộc 4.000 quan, và thợ sửa
xe 500 quan, (Tổng cộng trên 8.000 quan). Ngoài ra, còn phải trả lương cho người làm
khoán công nhật và trắc-địa-viên, trong khi đó chúng tôi chỉ còn có 370 quan trong ngân
quỹ, mà còn phải trả tiền đổ xăng để về Paris.
Ngày 12, tôi đã giao phó việc đó cho Thiêng-liêng định đoạt. Tôi khẳng định trong nội
tâm sự bình an, sức khỏe, sự phong phú, sung mãn, và tôi ngũ yên với trọn niềm tin trong
lòng.
Ngày 17, tôi chỉ nhận được một bức thư không quan trọng.
Ngày 18, không có gì (Đó là một việc bất thường).
Ngày 19, người đem thư đem đến cho tôi :
Một ngân phiếu của nhà xuất bản, mà đúng lẽ ra đến tháng 12 mới tới kỳ thanh toán tiền
bạc sổ sách (tức là trả tiền sáu tháng trước kỳ hạn).
Một bức thư của nhà xuất bản khác, cho biết y thỏa thuận ký kết một hợp đồng về việc in
sách của tôi và bằng lòng đưa trước một số tiền khá lớn khi hợp đồng đã ký xong.
Một bưu phiếu.
Một bức thư hành chánh, hoàn toàn bất ngờ và không thể tiên liệu trước, nó đem cho tôi
một sự bảo đảm vật chất trong cả hiện tại và tương lai.
Sự trùng hợp của bốn việc trên đây xảy tới cho tôi cùng một lượt, thật là vượt quá mức
độ Đức-Tin của tôi. Tôi không hề dám tiên liệu trước, và thậm chí cũng không nghĩ rằng
những việc đó có thể xảy ra.
Tôi đã đặt trọn niềm tin nơi Thiêng-liêng, và thay vì giảm bớt những nhu cầu vật chất,
chúng tôi vẫn ăn tiêu rộng rãi thoải mái, bởi vì nếu muốn cho Ân-sủng tuôn tràn xuống
như nước, thì chúng ta cũng không nên khóa vòi nước, mà phải mở lớn cho nước chảy
xòa ra không bị chướng ngại.
Những diễn biến xảy ra cho tôi đã xác nhận điều đó, và chúng tôi hề bị thiếu thốn vật gì,
mặc dầu cuộc sống có vẻ bấp bênh, bởi vì những tác động của Thiêng-liêng không phải
diễn ra đúng y như chúng ta suy tính.

NGUỒN SỐNG DUY NHẤT


I/- VẠN VẬT ĐỒNG THỂ.
Quan niệm về nguồn sống duy nhất là chánh yếu căn bản của Tôn-Giáo và là nền
tảng Vững-Chắc của Đạo-lý. Từ ngữ triết học gọi là “VẠN VẬT ĐỒNG THỂ” tức là
Vũ-Trụ duy nhất về Bản Thể.
Theo quan niệm này, thì trong Trời-Đất có một sức mạnh, một sự sống Thiêng-liêng,
Duy-Nhất và Đại-Đồng, tiềm tàng khắp mọi nơi, thấm nhuần tất cả vạn vật.
Sự sống Duy-nhất đó cũng là sức sáng-tạo nhiệm-mầu, nó dựng nên Trời-Đất và bảo tồn
cả vũ-trụ càn-khôn. Ay là cái động lực điều khiển sự sinh hoạt của muôn loài, Nó ẩn-tàng
trong mọi vật tư hột nguyên tử nhỏ bé cho đến quả tinh cầu trong không gian, Tất cả các
loài, các giống từ kim thạch, thảo mộc, thú cầm cho đến loài người, tất cả đều đang
chung sống với cái sức sống Thiêng-liêng ấy.
Sự sống duy nhất vĩ đại, mãnh lực phi thường, quyền năng vô song ấy, vốn là một
nguyên lý trừu tượng, siêu hình, được quan niệm dưới hình thức một Đấng Tối-cao, làm
Chúa-Tể cả muôn loài vạn vật, người ẤN-ĐỘ gọi là Phạm-Thiên (Brahma), người
phương Tây gọi là Chúa Trời, Lão-Giáo gọi là Đạo, Phật-Giáo gọi là Chân-Như Phật-
Tánh hay Chân-Như Đại-Thể, .v.v… Tuy có nhiều danh từ khác nhau, nhưng tập trung
điều có nghĩa là cái Bản Thể Duy Nhất của Vũ-Trụ, triết học ẤN-ĐỘ gọi là Paramatma,
Parabrahma, tức Đại-Thể, Đại-Hồn của Vũ-Trụ, và Tôn-Giáo công truyền gọi là Thượng-
Đế.
Đức Thượng-Đế từ trạng thái vô cực tịch-tĩnh hư vô, hư không vắng lặng, tự biểu lộ ra
thế gian. Ngài vốn bất sinh bất diệt, vô biên và trường cửu. Ngài là nguồn sống duy nhất,
nguồn gốc của mọi sự sống và của mọi sinh vật trong Trời-Đất.
Nói về sự lớn lao vĩ đại, thì không gì lớn bằng Ngài. Ngài lớn hơn cả không gian và bao
gồm tất cả muôn vàn tinh tú, mỗi tinh tú là một trung tâm của một Thái-Dương-Hệ. Nói
về sự nhỏ bé không vì tế vi bằng Ngài, vì Ngài cũng là sự sống trong nguyên tử, và
không vật gì là quá nhỏ bé đến mức không chứa đựng một phần của sự sống Duy-Nhất
Thiêng-liêng.

ố ể ắ ắ
Ngài vốn không có hình thể sắc tướng, nhưng nhờ Ngài mà các sắc tướng mới đẹp đẽ,
nhờ ánh sáng của Ngài mà các màu sắc mới rực rỡ, và nhờ tư tưởng của Ngài mà các
đường nét, mọi hình thể mới được cân đối tinh vi.
Sự sống Duy nhất của Thượng-Đế luôn luôn biểu lộ trong khắp thế gian. Những dãy núi
non trùng điệp nói lên cái sức mạnh hùng vĩ của Ngài. Biển cả muôn trùng với những
lượn sóng ba đào gầm thét diễn tả sự hoạt động của Ngài. Cụm rừng già thâu âm vắng vẻ
giữa một buổi trưa mùa hạ phản chiếu sự trầm lặng của Ngài. Tiếng thông reo trên đỉnh
đồi, giòng suối chảy róc rách trong khe núi, tiếng chim hót líu lo trên cành, đó là giọng
nói của Ngài. Đồng cỏ thơm bát ngát điểm các đóa hoa rừng màu sắc xinh tươi, ánh nắng
vàng trên bãi cát, ánh trăng non mới mọc trên truông núi, đó là những trạng thái biểu lộ
sự mỹ lệ của Ngài. Âm thanh của Ngài cũng biểu lộ trong những bài thơ tuyệt tác, những
câu văn hào hùng, cũng như trong những khúc nhạc du dương, những âm điệu êm ái.
Ngài cũng là nguồn cảm hứng và lý tưởng của người sùng đạo chân-thành, của người
tuẩn-giáo oanh liệt. Ngài biểu lộ sự dịu dàng xuyên qua tình người mẹ ru con, sự nồng
nhiệt hứng khởi xuyên qua dòng máu hăng say của tuổi trẻ, sự khiết bạch trong đôi mắt
cô thiếu nữ thẹn thùa, và lòng từ ái trong mọi nghĩa cử của những người giàu lòng từ
thiện, ra tay xoa dịu các vết thương đau khổ của người thế gian.
Ngài biểu lộ nơi Đấng Tiên-Tri, bậc Thánh-nhân, cũng như nơi nhà bác-học. Ngài cũng
là sức mạnh, uy quyền của những Đấng Minh-quân, những nhà lãnh đạo, sự hối hận của
những nhà lầm lỗi, và lòng xót thương của những bậc công-minh, Ngài hiện diện với các
cõi, nhưng Ngài cũng ngự nơi lòng người. Các cõi Trời phản chiếu sự vinh-quang của
Ngài, nhưng cũng như người mẹ hiền, Ngài luôn luôn an ủi những ai đang đau khổ. Ngài
là Đấng vinh-quang nhất, minh-triết nhất, vẹn toàn và thánh-thiện nhất. Ngài ban cho
không ngừng, chính Ngài sáng tạo ra chúng ta, chuẩn bị chúng ta, nâng đỡ chúng ta tiến
đến sự an-lạc.
Nếu ta nhận thức được sự duy nhất Thiêng-liêng là căn bản của Đạo lý và Tôn-Giáo, đời
sống con người sẽ trở nên sáng sủa, tốt đẹp và an toàn. Là vì con người vốn đồng một
bản thể, trường cửu như Thượng-Đế, nên y không thể ngưng tồn tại mà vẫn có mãi đời
đời. Sự sống Duy nhất xuyên qua thiên hình vạn trạng trên thế gian, và mọi sự sinh hoạt
riêng rẽ trong các hình thể sắc tướng này đều hòa hợp với sự sống ấy. Chúng ta là những
đứa con quây quần trong đại gia đình của đức đại Từ-Phụ, và tất cả đều có liên hệ mật
thiết với nhau. Đó tức là cái lý VẠN VẬT TƯƠNG QUAN vậy.
Khi chúng ta thấy được Đấng Thiêng-liêng trong muôn loài vạn vật, chúng ta sẽ ý thức
được rằng ở cõi trần-gian chúng ta đang tiến đến một mục đích tràn đầy hạnh-phúc. Vì
chúng ta chỉ là những phần tử bé nhỏ của một toàn-thể Thiêng-liêng, nên đương nhiên là
chúng ta bất toàn, thiếu sót, và chính những sự bất-toàn thiếu-sót này tạo ra mọi sự mâu
thuẫn, bất hòa giữa con người. Nhưng các phần tử nhỏ bé này đang tiến đến sự toàn-
thiện, toàn hảo, như lời khuyên của các Đấng Thiêng-liêng : “Các ngươi hãy trở nên toàn
hảo, như các Đấng Ơn Trên đã được toàn hảo vậy”.
Tất cả các tiểu-ngã (Atma), tức linh hồn con người, dù siêu nhân hay phàm phu, hoặc
thấp kém hơn nữa, đều là phần tử của cái Đại-Ngã Duy Nhất, nên tất cả đều tiến đến sự
toàn hảo. Sự toàn thiện là sứ mạng của chúng ta, là mục đích Thiêng-liêng, duy nhất và
xa xôi của mọi sinh vật.
Dầu ta ở bầu thế giới này hay ở bầu thế giới khác, trong sự phúc-lạc của cõi Thiên-Đàng
hay là sự đau khổ của cõi địa-ngục, chúng ta cũng không thể thoát ra ngoài sự sống Duy
nhất Thiêng-liêng vì cái phạm vi của sự duy nhất ấy bao trùm tất cả vạn vật, tất cả càn-
khôn thế giới. Một thi-nhân người Do-Thái đã nói : “Làm sao tôi có thể đi đâu mà cách
xa với Ngài được ? Nếu tôi lên trời, thì Ngài cũng Ngự sẵn nơi đây. Nếu tôi xuống địa-
ngục, Ngài cũng ở đó. Nếu tôi lướt theo cảnh bình minh để đến tận nơi góc biển chân
trời, thì có bàn tay dìu dắt của Ngài”. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ được Ngài che chở
và ban ân-huệ, và cứu cánh sẽ được Ngài cứu rỗi suốt đời.
Vì con người là những phần tử của sự sống Duy Nhất Thiêng-liêng, nên có thể tìm thấy
Thượng-Đế nếu y chịu khó đi sâu vào nội tâm của mình bằng phương pháp thiền-định.
Pháp môn này đưa ta xuyên qua các bức màn cảm xúc, tư tưởng và dục vọng vô thường,
nó che lấp điểm linh quang phát sinh từ nơi Ngài và tồn tại mãi nơi Ngài. Ở trong nội
tâm ta, chỉ có Chân-Ngã trường tồn mới là thiêng-liêng, bất-diệt. Bởi đó, thánh kinh ẤN-
ĐỘ có dạy : “Khi ta biết một cục đất sét, ta sẽ biết được tất cả chất đất trong Trời-Đất;
Khi ta biết một thoi vàng, ta sẽ biết tất cả chất vàng trong thiên-nhiên; Khi ta biết một
thanh sắt, ta sẽ biết được tất cả chất sắt, mặc dầu các vật bằng đất sét, bằng vàng, bằng
sắt ấy mang tên khác nhau. Đối với bản-ngã con người cũng thế, nếu ta biết một Tiểu-
Ngã, ta sẽ biết được Đại-Ngã, tức là Thượng-Đế”.
II/- VẠN VẬT TƯƠNG QUAN.
Nguyên lý này cũng có liên hệ đến nguyên lý thứ nhất, tức là vạn vật đồng thể. Xét vì
vạn vật đều cùng một căn nguyên, cùng một thể chất, cùng một sự sống chung, một tâm
thức chung cho toàn thể, nên trong vạn vật, từ giống rất nhỏ cho đến giống rất lớn, hết
thảy đều có quan hệ với nhau rất mật thiết.
Xét riêng về loài người thì nhân loại là một cái thể lớn mà mỗi cá nhân là một phần tử.
Mỗi phần tử tiến hóa thế nào thì có liên hệ đến các phần tử khác, vì sự tiến hóa của mỗi
cá nhân không phải là riêng rẽ biệt lập, mà là có liên hệ mật thiết với cuộc tiến hóa chung
của toàn thể nhân-loại.
Vì thế, mỗi phần tử làm việc cho toàn thể, và bất cứ một việc Thiện hay Ac do một người
làm tất có ảnh hưởng chung cho toàn thể nhân-loại. Trong vũ-Trụ, Mỗi tinh cầu có biến
động gì thời có ảnh hưởng đến tinh cầu khác. Trên thế-gian, không có người nào là
không cần đến người khác và không có nước nào sống biệt lập mà không cần đến các
nước khác.
Một người làm nên công ơn gì thì ích-lợi cho cả toàn thể. Một người làm nên tội lỗi gì
thời di-hại cho cả toàn thể. Cũng ví như trong thân thể con người một phủ tạng nào đó
làm việc không đều tất có ảnh hưởng đến cơ thể, vì sự rối rắm trong một bộ phận làm
mất sự thăng-bằng và làm giảm mất sự điều hòa của toàn thể châu thân. Vì thế trong vũ-
trụ có cái định luật này là : “Hại người tức là hại mình, giúp người tức là giúp mình vậy”.
Tình huynh-đệ đại đồng vốn căn cứ trên hai nguyên lý căn bản nói trên, Là vạn vật đồng
thể và vạn vật tương quan.
Mỗi người tuy khác nhau về phương diện quốc-gia, chủng tộc, hoặc tâm tình tính chất,
nhưng thật ra đều cùng một bản thể, và có liên lạc với nhau như anh em một nhà. Sở dĩ
có sự chênh lệch, dị đồng về mọi phương diện tinh thần, vật chất, là do nơi trình độ tiến
hóa có kẻ mau người chậm, kẻ trước người sau, và cũng do nơi duyên nghiệp của mỗi
người không ai giống ai.
Bởi đó, người học đạo tôn-trọng những sự dị đồng về tư tưởng và bao giờ cũng có thái độ
khoan dung đối với mọi người. Sự khoan dung là đức tính căn bản đưa chúng ta đến sự
thực hiện tình huynh-đệ đại-đồng trong tương lai, và mở lòng bác-ái đối với muôn loài
vạn vật.
Tất cả nhân loại đều bao gồm hỗn hợp trong một sự sống duy nhất, một tình bác ái
thiêng-liêng. Nhưng nếu chúng ta luôn luôn nghĩ rằng ta là một phần tử riêng biệt ,và nổ
lực chống lại mọi phần tử khác : Đó là một quan niệm sai lầm, đem lại khổ đau bất tận.
Bao giờ ta còn nhìn đời theo quan niệm này, thì sự an-tĩnh hãy còn xa. Trái lại, nó sẽ đến
với ta một cách chắc chắn và vĩnh cửu khi chúng ta ý thức được TẤT CẢ LÀ MỘT.
Vì quan niệm ta là một phần tử riêng rẽ, chúng ta chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, mục
đích cá nhân, vui buồn cá nhân : Đó là nguồn phiền não. Do quan niệm đó, biết bao nhiêu
người vơ vét không ngừng trong kho tài sản chung của nhân loại, và nếu ta lưu ý quan sát
họ, ta sẽ thấy chính họ là những người bất mãn nhất.
Một số khác không màng của cải vật chất, nhưng ham thu thập tài sản tinh thần để tiến
hóa cho riêng mình. Tuy đời sống của họ có phần thanh cao hơn, nhưng họ cũng chưa đạt
tới hạnh-phúc.
Khi một người còn đang bị lôi cuốn bởi những dục vọng thấp hèn, thì những ham muốn
tinh thần nói trên tất nhiên là rất hữu ích vì chúng sẽ giúp y giải thoát khỏi các dục vọng
vật chất. Tuy nhiên, chúng không thể mang lại cho y sự yên-tĩnh, trừ khi nào bản ngã y
được loại trừ để nhường chổ cho đại-ngã, để cho y sống với đại-ngã. Ngay trong đời sống
hằng ngày, người quên mình để mưu cầu hạnh phúc cho kẻ khác là những người sung
sướng nhất, còn kẻ chạy theo hạnh-phúc cá nhân thường là những người bất mãn nhất.
Như vậy, sự yên-tĩnh không bao giờ đến với chúng ta khăng khăng đi tìm lợi lộc cá nhân,
dù là những lợi lộc thanh cao. Nó chỉ đến với ta khi nào ta vứt bỏ cái cá nhân riêng rẽ, để
hòa mình trong Đại-Ngã Duy Nhất tiềm tàng trong mọi người, ở mọi trình độ tiến hóa.
Chúng ta đều là một phần tử của một khối nhân loại : Cái nghiệp quả của mỗi người đều
có liên đới chằng chịt với nghiệp quả của Trần-Gian. Cho nên tất cả những đau khổ của
thế-gian cũng là sự đau khổ của ta, Sự đọa lạc tủi nhục của thế-gian cũng là sự đọa lạc tủi
nhục của ta. Ta đừng tưởng rằng ta có thể sống riêng biệt trong một tháp ngà không cần
biết đến sự tối tăm đau khổ bên ngoài, mà ta có thẻ sống một cuộc đời êm đềm hạnh-
phúc.
Ta không thể tìm thấy sự yên-tĩnh trong lòng, ngày nào mà trên thế-gian còn có sự nheo
nhóc lầm than, bần cùng khốn khổ. Chỉ có sự cố gắng hoạt động giúp đời bớt khổ; nâng
đỡ che chở những kẻ yếu đuối khốn cùng; kề vai gánh bớt nghiệp quả của trần-gian là
mới có thể đưa ta đến chỗ hạnh phúc trường cửu.
Hiểu biết Cơ-Trời mầu nhiệm, quyết giúp một tay thúc đẩy bánh xe tiến hóa để hợp tác
với thiên-Cơ, đó là bí quyết của hạnh phúc đối với những người nào hiểu biết và cố gắng
thực hiện Sự-Sống Duy Nhất trong cuộc đời hằng ngày của mình.
HIỆN THỜI CHÚNG TA ĐÃ BƯỚC VÀO MỘT THỜI KỲ CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ở TẤT CẢ MỌI TRÌNH ĐỘ TIẾN HÓA ĐỀU CÓ THỂ RẤT
MAU CHÓNG, BỞI VÌ ĐỨC CHƯỞNG-GIÁO SẮP LÂM PHÀM TẠO NÊN MỘT
TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG MẠNH MẼ VÔ CÙNG, VỀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM-LINH.
“Đức Di-Lạc Bồ Tát (Maitreya), vị Chưởng-giáo của thế-gian, hiện mang xác phàm
thuộc chủng tộc Thanh-Te (Celta) Những khi Ngài lâm phàm để dạy dỗ nhân-loại trong
tương lai gần đây như Ngài đã định, thì Ngài sẽ dùng xác thân đã chuẩn bị sẵn của một vị
đệ-tư.
Ngài có cái cốt cách phi phàm, toàn thân Ngài toát ra một lòng bác-ái bao la đem nguồn
an ủi cho hàng triệu chúng sinh. Giọng nói của Ngài thốt ra đem lại sự bình an cho cả
thiên-thần và nhân-loại. Trong tương lai gần đây, tiếng nói của Ngài sẽ xuất hiện trên thế-
gian, và tình thương của Ngài sẽ được ban rãi cùng khắp tất cả những nơi tối tăm đau
khổ…
Mong rằng chúng ta hãy chuẩn bị để đón rước Ngài khi Ngài lâm phàm và để phụng sự
Ngài với tấm lòng trung-kiên và thành kính.

(TRÍCH CHÂN SƯ VÀ THÁNH-ĐẠO của Charles V. Leadbeater)


DO PHẬT TỬ : LÊ NGỌC NAM (PHÁP DANH HOẰNG-LƯỢC) Sao chép lại tháng
7 năm (Canh Dần) 2010

You might also like