Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Cơ hội cho Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy thế giới sẽ được định hình lại sau đại dịch Covid-19 với
nhiều thay đổi trên tất cả các lĩnh vực.Sự chuyển mình này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn đối
với các quốc gia có chiến lược và chính sách phù hợp với bối cảnh mới. Theo tác giả, Việt
Nam đang có rất nhiều lợi thế, và VN sẽ thực sự thay đổi nếu biết tận dụng những lợi thế
đang có này, đồng thời thực hiện các giải pháp phù hợp để giảm thiểu những hạn chế còn
tồn đọng.
Lợi thế đầu tiên là chính phủ và người dân Việt Nam đang thực hiện các giải pháp mạnh mẽ
cũng như kiểm soát rất tốt tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19, giành được sự tán dương từ
cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam luôn khiêm nhường và sẵn sàng hợp tác với các
nước khác. Cùng với kiểm soát dịch bệnh,Việt Nam cũng đã hỗ trợ kịp thời khẩu trang và
quần áo bảo hộ y tế cho một số quốc gia.Những đánh giá cao về chất lượng của các mặt hàng
này cho thấy Việt Nam có năng lực y tế, khả năng sản xuất và ứng phó với đại dịch tốt hơn
hẳn so với nhiều nước trên thế giới.
Một lợi thế khác đó là Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp do đó giúp đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, góp phần lớn vào nền an ninh lương thực thế giới. Với những sáng kiến
trong an ninh lương thực, Việt Nam có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ và giảm thiểu các
tác động lên các ngành kinh tế khác.
Việt Nam vẫn là quốc gia có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực chất lượng cao.Người
Việt Nam có tính tiết kiệm do hay phải đối mặt với khủng hoảng, vậy nên họ có năng lực ứng
phó với rủi ro rất tốt.
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, do đó VN có thể phải chịu tác động rất lớn của dịch
bệnh.Tuy nhiên, xuất-nhập khẩu chủ yếu là từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm
khỏng 70% tổng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu quốc gia.Ngành công nghiệp điện tử
chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng lại ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.Vì thế, tác động của đại dịch
Covid-10 và ảnh hưởng kinh tế của việc giảm xuất khẩu là không quá lớn.
Chính sách cách ly xã hội làm giảm bớt lượng cung cầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, giáo dục, hàng không, vận
tải hành khách và thương mại hàng hóa không thiết yếu.Tuy nhiên, ngành dịch vụ có thể phục
hồi nhanh chóng sau khi đại dịch kết thúc, đặc biệt với các doanh nghiệp và dịch vụ hộ gia
đình nhỏ.
Để biến những lợi thế ở trên thành những cơ hội giúp cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng
sau đại dịch Covid-19, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp trong cả ngắn hạn và
trung hạn.
Chính sách trong ngắn hạn
Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ với những tiêu chí rõ ràng, minh bạch để tiếp cận
đúng đối tượng. Các chính sách cần được tiến hành nhanh chóng với định hướng sau kiểm
tra, các mức phạt nặng cho những hành vi gian lận, tham nhũng.
Gói hỗ trợ cho người dân nên được thực hiện ngay trong tháng này (Tháng 4).Đối với các
doanh nghiệp, cần phải đưa ra những chính sách hỗ trợ thiết thực như giảm các khoản phí,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần (logistic).
Đối với nền kinh tế có thương mại nước ngoài lớn như Việt Nam, tất cả những lợi thế sẽ
không còn nếu hệ thống hậu cần bị gián đoạn sau đại dịch.Chính phủ cần bỏ tất cả các loại
thuế phí nhiên liệu, một trong những chi phí lớn đối với ngành vận tải cũng như các khoản
phí khác để giảm chi phí vận tải đường bộ và hỗ trợ trực tiếp cho ngành hàng không. Cẩn đẩy
nhanh thực hiện các thủ tục hải quan, nâng cao năng lực xử lí hàng hóa bằng cách cải thiện
quy mô các cảng biển, sân bay và các cửa khẩu chính.Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ các
doanh nghiệp hàng đầu và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành quan
trọng như hàng không, vận tải, xây dựng và phân phối.
Căn cứ vào các kịch bản khác nhau về tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế
toàn cầu, Tổ chức Lao động Thế giới dự tính rằng sẽ có khoảng 25 triệu người trên thế giới
thất nghiệp trong thời gian tới. Chính phủ VN cần tạo nhiều công ăn việc làm cho những
người thất nghiệp bằng cách nhanh chóng giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm.Giải pháp
này có thể tăng cơ hội việc làm và giảm bớt khó khăn trong lĩnh vực xây dựng, đồng thời
gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ có liên quan khác. Cụ thể, Chính phủ có thể
tăng cường đầu tư vào các dự án giao thông, phát triển các tuyến đường nối các thành phố
lớn, các khu vực đông dân; ưu tiên các dự án xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng SCL nhằm
đảm bảo an ninh lương thực.
Chính sách trong trung hạn
Đại dịch Covid-19 chỉ ra rằng nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi giá trị ở nhiều quốc
gia sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.Các quốc gia lớn và các tập đoàn
đa quốc gia đã nhận thức rõ sự phụ thuộc vào TQ là một rủi ro rất lớn, họ đang thực hiện từng
bước để di dời hầu hết hệ thống sản xuất về nước sở tại hoặc sang các quốc gia khác nhằm đa
dạng hóa nguồn cung và tránh rủi ro. Điều này sẽ là một cơ hội lớn đối với Việt Nam.
Chính phủ cần lập ra các ủy ban để thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cần áp
dụng kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trước đây đối với các dự án trong
nước như ưu đãi về thuế và tiền thuê đất, cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ, hỗ trợ đào tạo nhân
sự trong nước, hứa sẽ sử dụng sản phẩm của các nhà đàu tư, ví dụ như năng lượng tái tạo
(năng lượng mặt trời và năng lượng gió). Việt Nam có thể không kiếm được lợi nhuận thuế
lớn từ những tập đoàn này, nhưng có thể đạt được nhiều lợi ích kinh tế gián tiếp từ lao động,
nhà cung cấp trong chuỗi sản xuất, và các dịch vụ liên quan như hậu cần, ăn uống và nhà ở.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là Samsung. Các dự án đầu tư của Samsung đã có ảnh
hưởng to lớn đến nền kinh tế VN.
Các chính sách trong trung hạn sau khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc cũng nên bao gồm cả
lĩnh vực du lịch. Chính phủ cần hỗ trợ sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp hàng không
và các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng như các khu nghỉ dưỡng để cung cấp các
gói tour du lịch giá rẻ, giống như Thái Lan đã từng thực hiện năm 1997, nhằm chuẩn bị cho
việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế sau đại dịch.

You might also like