Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

MỤC LỤC
Mục lục
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM , CHỌN PHÔI
1.Phân tích kết cấu và các yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở chức năng làm việc của
chi tiết
2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu chi tiết.
3. Xác định dạng sản xuất.
4. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
5. Vẽ bản vẽ phác phôi.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
1. Thiết kế tiến trình công nghệ gia công.
- Phân tích chiến lược gia công
- Thiết kế tiến trình công nghệ.
2. Thiết kế nguyên công ( Chọn : Máy; Sơ đồ gá đặt; Đồ gá; Dụng cụ cắt; Các
bước công nghệ. Xác định lượng dư, chế độ cắt, lực cắt và công suất cắt; Tính
thời gian cơ bản ).
Với lượng dư và chế độ công nghệ: dùng phương pháp tính toán cho 1 bề mặt
gia công (bề mặt do gv chỉ định); các bề mặt còn lại dùng phương pháp tra bảng.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TRANG BỊ CÔNG NGHỆ
Tính toán thiết kế đồ gá cho 1 nguyên công (nguyên công cụ thể do GV chỉ
định)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

LỜI NÓI ĐẦU

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, xu thế phát triển của
khoa học và kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, cũng như yêu cầu về hiện đại hóa các loại máy móc, trang thiết bị ngày
càng cao thì một trong những ngành cần quan tâm phát triển mạnh đó là cơ khí
chế tạo máy, vì vậy ngành cơ khí chế tạo máy đòi hỏi các kỹ sư cơ khí phải có
kiến thức chuyên sâu, thường xuyên trau dồi học hỏi các công nghệ hiện đại.
Môn học Công nghệ Chế tạo máy là môn học có vị trí quan trọng trong
chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế chế tạo các loại máy,
môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết để thiết kế chế tạo sản
phẩm cơ khí bằng việc vận dụng và tổng hợp các kiến thức của nhiều môn học
cơ sở : Công nghệ kim loại, Cơ sở công nghệ chế tạo máy, Dung sai, Đồ gá, Vẽ
kỹ thuật ... Học đi đôi với thực hành là cách học luôn luôn mang lại hiệu quả
cao nhất. Đồ án công nghệ chế tạo máy là môn học thực hành mà sinh viên năm
4 bắt đầu thực hiện.
Đồ án công nghệ chế tạo máy là một nội dung bắt buộc trong chương trình
đào tạo kỹ sư cơ khí. Nhằm giúp cho sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã
học, vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào quá trình thiết kế, chế tạo chi
tiết. Việc thực hành đồ án môn học công nghệ chế tạo máy giúp cho sinh viên
nắm vững những kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho sinh viên làm quen
với các công việc thiết kế.
Gia công chi tiết dạng càng nói chung và chi tiết “ Tay đòn kẹp cong “ nói
riêng là một công việc hết sức phức tạp yêu cầu sinh viên phải có những nắm
bắt rõ về công nghệ là có sự tập trung rất cao trong quá trình làm đồ án. Quá
trình thiết kế quy trình công nghệ cho chi tiết đã giúp cho em hệ thống được
những kiến thức đã học, nắm vững hơn các vấn đề công nghệ, tiếp cận dần với
thực tế sản xuất.
Đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hoài Thanh đã giúp em
hoàn thành tốt đồ án môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên
Nguyễn Duy Nhật
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH CHI TIẾT VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHỌN PHÔI
Trong nội dung chương này chúng ta sẽ xem xét điều kiện làm việc của tay
đòn kẹp cong từ đó đưa ra được những kết luận về tính công nghệ của kết cấu.
1.1 Phân tích kết cấu và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
Chi tiết gia công là tay đòn kẹp cong, chi tiết dạng thanh dẹt cơ bản được tạo
thành từ các khối lập phương. Ta kết luận đây là chi tiết dạng càng vì nó có đầy
đủ đặc điểm yêu cầu kỹ thuật cũng như tính công nghệ về kết cấu của chi tiết
dạng càng.
Chi tiết có kích thước khuôn khổ:
+ chiều dài : 135mm.
+ chiều rộng : 45mm.
+ chiều cao : 45mm.
+ bề mặt B được vát đi 1 góc 15 độ so với phương nằm ngang, yêu cầu về
cấp chính xác IT14 và độ nhám cấp 5 (Rz20).
+ bề mặt H được vát đi 1 góc 30 độ so với phương nằm ngang, yêu cầu về
cấp chính xác IT14 và độ nhám cấp 5 (Rz20).
+ Vật liệu chế tạo chi tiết : Thép C45
Điều kiện làm việc của chi tiết: chi tiết chịu tải trọng động, dùng để kẹp chặt
chi tiết gia công như một đồ gá chuyên dùng, các bề mặt lắp ghép làm việc
chính chịu mài mòn trong quá trình làm việc.
+ Yêu cầu nhiệt luyện chi tiết 48…52 HRC
1.2 Phân tích tính công nghệ trong kết cấu chi tiết.
Chi tiết tay đòn kẹp cong là chi tiết thuộc dạng càng. Nguyên công phay là chủ
yếu trong quá trình sản xuất chi tiết.
Chi tiết được chế tạo từ thép C45. Thép C45 được dùng làm chuẩn để so sánh
tính công nghệ của các loại thép khác do đó chi tiết tay đòn kẹp cong có cơ tính,
tính nhiệt luyện tương đối tốt.
Do chi tiết có các mặt đối xứng nên thuận tiện trong quá trình gia công và gá
đặt. Hình dáng của chi tiết tương đối thuận lợi cho quá trình chọn chuẩn thô và
chuẩn tinh thống nhất.
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

Bề mặt H được vát 1 góc 30 độ so với phương nằm ngang. Không có yêu cầu
đặc biệt gì về độ chính xác và cấp độ nhám. Sử dụng máy phay đứng, dao phay
mặt đầu để gia công mặt H. Sau nhiệt luyện không cần gia công gì thêm cho bề
mặt này.
Phương pháp gia công các bề mặt được đề xuất như sau :
+ Gia công các bề mặt A và B có yêu cầu độ chính xác IT8 và cấp độ nhám 8
(độ nhám cao) trải qua các bước gia công : phay thô => phay tinh => nhiệt luyện
=> mài thô => mài tinh.
+ Lỗ ren M16x2 yêu cầu gia công đạt cấp chính xác IT14 và độ nhám cấp 5
( độ nhám không cao ) nên trải qua các bước gia công : khoan, khoét, doa =>
taro ren => nhiệt luyện.
Sau khi gia công mặt A thì chọn chuẩn tinh thống nhất là mặt A để gia công
các bề mặt còn lại.
1.3 Dạng sản xuất
- Sản lượng : 5000 chiếc/năm.
- Sản lượng thực tế của chi tiết :
N = N1.m.(1 + (α+β)/100)
Trong đó : N – số chi tiết được sản xuất trong 1 năm
N1 – số lượng thực tế chi tiết được sản xuất trong 1 năm.
m – số chi tiết trong 1 sản phẩm (m=1)
α – % chi tiết phế phẩm. ( α=3% )
β - % số chi tiết được chế tạo dự phòng. ( β=5% )
 N = 5000*1*(1+(3%+5%)/100) = 5400 chi tiết.
- Khối lượng Q của chi tiết :
Q = V*γ
Trong đó : V : thể tích của chi tiết .
γ : khối lượng riêng của vật liệu ( của thép là 7.852 kg/dm3 )
Dựa vào phần mềm Inventor 2018 ta tính được khối lượng của chi tiết là
0.882 kg.
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

Theo bảng 1.1 ( Công nghệ chế tạo máy – Trần Văn Địch ) :
+ Số lượng chi tiết trong 1 năm N = 5400 chi tiết.
+ Khối lượng chi tiết Q = 0.882 kg < 4kg
 Dạng sản xuất là loạt lớn.

1.4 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi


1.4.1 Chọn vật liệu chế tạo phôi
Vật liệu chế tạo theo yêu cầu bản vẽ là thép C45 .
Đặc điểm của thép C45: Thép C45 là loại thép hợp kim có hàm lượng cacbon
cao, có độ cứng, độ kéo phù hợp cho việc thiết kế khuôn mẫu. Nồng độ cacbon
trong thép vào khoảng 0,45%.
Thành phần hóa học của thép C45:
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

Mác Hàm lượng của các nguyên tố, %


thép
Cacbon Silic Manga Photph Lưu Crom Niken
n o huỳnh
Không lớn hơn

C45 0,42 - 0,17 – 0,50 – 0,040 0,040 0,25 0,25


0,50 0,37 0,80

1.4.2 Chọn phôi


Tay đòn kẹp cong là chi tiết thuộc dạng càng. Các dạng phôi của càng thường
là phôi rèn, phôi dập, phôi đúc và đôi khi có thể dùng phôi hàn.
Sau đây ta tìm hiểu cụ thể từng dạng phương pháp chế tạo phôi để đưa ra
phương pháp chọn phôi cho chi tiết được hợp lí nhất.
a. Phôi đúc ( Đúc trong khuôn cát và đúc trong khuôn kim loại ):
- Phôi đúc trong khuôn cát :
+ Ưu điểm : Trang thiết bị phức tạp , vốn đầu tư ít.
Công nghệ sản xuất phôi đúc đơn giản.
+ Nhược điểm : Không đúc được những vật liệu có độ nóng chảy cao.
Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót, đậu hơi.
b. Phôi rèn ( Rèn tự do và rèn khuôn )
- Phôi rèn tự do :
+ Ưu điểm : Có thể chế tạo ra các vật rèn có kích thước và trọng lượng
lớn.
Thiết bị và dụng cụ rèn tự do đơn giản.
+ Nhược điểm : Độ chính xác, độ bóng bề mặt chi tiết không cao.
Năng suất thấp.
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

c. Phôi dập
- Ưu điểm : Hình dáng phôi sát với chi tiết cần gia công.
Năng suất lao động rất cao.
Tiết kiệm nguyên vật liệu.
Giá thành sản phẩm thấp.
- Nhược điểm : Chi phí đầu tư khuôn và máy lớn.
Lực dập lớn, máy cần có độ cứng vững và độ chính xác
cao.
Khối lượng, kích thước vật dập lớn. (<1000kg)

d. Nhận xét
- Căn cứ vào điều kiện làm việc, cơ tính, vật liệu và dạng sản xuất của chi
tiết ta chọn phôi dập. Phương pháp chế tạo phôi là rèn khuôn.
e. Chế tạo phôi
- Quy trình công nghệ rèn khuôn gồm các bước sau đây :
+ Tính toán kích thước, trọng lượng phôi, chuẩn bị phôi.
+ Nung phôi
+ Rèn khuôn
+ Cắt bavia và lớp màng ngăn
+ Nắn vật rèn
- Phôi được gia công theo sơ đồ sau : Phôi => Rèn sơ bộ => Rèn thô =>
Rèn tinh => Nhiệt luyện => Kết thúc.
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

CHƯƠNG II
THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1 Thiết kế tiến trình công nghệ gia công
2.1.1 Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ
a, Tình hình thiết bị của cơ sở sản xuất
Do trang thiết bị theo đề là tự chọn. Đối với chi tiết yêu cầu ta sẽ chọn cơ sở sản
xuất một nhà máy sơ bộ có các thiết bị sau :
+ Máy phay đứng 6H12PB
+ Máy khoan đứng 2H53
+ Máy khoan cần 2B56
+Máy mài EД740B
- Ngoài ra cơ sở phải có công nghệ nhiệt luyện, công nghệ làm khuôn kim
loại, và các trang thiết bị đo lường cơ bản như panme, thước kẹp …
b. Phân tích phương án công nghệ và tổ chức công nghệ
- Ta biết rằng số lượng các nguyên công phụ thuộc vào phương pháp thiết kế các
nguyên công .
- Trong thực tế có 2 phương pháp thiết kế các nguyên công phụ thuộc vào trình
độ phát triển sản xuất của ngành chế tạo máy đó là phương pháp tập trung
nguyên công và phân tán nguyên công .
+ Tập trung nguyên công là một biện pháp công nghệ nhằm nghiên cứu thiết lập
một nguyên công (hoặc bước) mà nguyên công (hoặc bước) đó được tập trung
lại từ hai hay nhiều nguyên công (hoặc bước) khác.
+ Phân tán nguyên công là một biện pháp công nghệ nhằm nghiên cứu, thiết lập
một nguyên công ( hoặc bước ) mà nguyên công ( hoặc bước ) đó được tách ra
từ một hay nhiều nguyên công hoặc bước khác . Nguyên công phân tán triệt để
nhất là nguyên công chỉ có một bước, bước phân tán triệt để nhất là bước chỉ có
1 đường chạy dao.
- Trong đồ án ta sử dụng phương án tập trung nguyên công kết hợp phân
tán nguyên công. Bởi khi ta kết hợp 2 phương pháp này sẽ tạo điều kiện
tăng năng suất lao động, rút ngăn chu kì sản xuất, giảm chi phí điều hành
và lập kế hoạch sản xuất cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của nước
ta.
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

c. Thiết kế tiến trình công nghệ :


- Khi thiết kế tiến trình công nghệ ta phải lập thứ tự các nguyên công sao
cho chu kì gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, góp phần hạn
chế chi phí gia công , đảm bảo điều kiện sản xuất . Trong đó mỗi nguyên
công được thực hiện theo một nguyên lí ứng với một phương pháo gia
công thích hợp và kết cấu của chi tiết . Khi xác định các phương pháp gia
công cho các bề mặt cần chú ý những điểm sau:
+ Khả năng tạo hình của phương pháp gia công.
+ Vị trí các bề mặt trên chi tiết gia công , tránh va đập khi cắt.
+ Kích thước bề mặt gia công, kích thước tổng thể của chi tiết gia công và
phạm vi gá đặt phôi trên máy thực hiện gia công.
+ Độ chính xác có thể đạt được của phương pháp gia công.
+ Điều kiện sản xuất thực tế của cơ sở.
Sau khi nghiên cứu chi tiết ta chọn các phương án gia công cho các bề mặt
như sau :
+ Gia công mặt phẳng A. Bề mặt này yêu cầu độ nhám cấp 8 ( Ra = 0,63 ) do
đó bề mặt này cần phải trải qua nguyên công phay thô, phay tinh, mài.
+ Gia công mặt phẳng B. Bề mặt này yêu cầu độ nhám cấp 8 ( Ra = 0,63 ) do
đó bề mặt này cần phải trải qua nguyên công phay thô, phay tinh, mài.
+ Gia công rãnh then bxtxL = 17x20x30 . Rãnh then không yêu cầu về độ
nhám nên các bước gia công khoan, khoét, phay.
+ Gia công lỗ ren M16x2 . Lỗ ren này yêu cầu độ nhám cấp 5 ( Rz20) nên
trải qua các bước gia công khoan , khoét , doa , taro ren , nhiệt luyện.
d. Phân tích chọn chuẩn
- Chọn chuẩn thô, mục đích của chuẩn thô là dùng để gia công chuẩn tinh.
Chuẩn thô phải xuất phát từ chuẩn tinh trong quá trình ta gia công chi tiết.
- Chuẩn thô có các yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với
các bề mặt không gia công .
+ Phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt gia công.
- Các nguyên tắc chọn chuẩn thô :
+ Nếu chi tiết có một bề mặt không gia công thì ta chọn bề mặt đó làm chuẩn
thô .
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

+ Nếu có một số bề mặt không gia công thì chọn bề mặt không gia công nào
có độ chính xác về vị trí tương quan cao nhất làm chuẩn thô.
+ Trong các bề mặt phải gia công nên chọn bề mặt nào có lượng dư nhỏ nhất
và đều làm chuẩn thô.
+ Khi chọn chuẩn thô cố gắng chọn bề mặt tương đối bằng phẳng , không có
mép rèn dập , bavia, đậu hơi đậu ngót hoặc quá gồ ghề.
+ Chuẩn thô chỉ nên dụng trong một lần gia công.
- Bề mặt chọn làm chuẩn thô phải đảm bảo được vị trí tương quan giữa các
bề mặt và phân phối lượng dư đều cho các mặt . Nhìn bản vẽ ta chọn mặt
B làm chuẩn thô là hợp lí .
- Theo bản vẽ ta thấy mặt A có diện tích bề mặt lớn nhất và cũng là bề mặt
làm việc có yêu cầu kỹ thuật cao . Để đảm bảo các sai lệch hình dáng và
vị trí tương quan , ta lấy mặt A làm chuẩn tinh là hợp lí .

e. Tiến trình công nghệ


- Ta căn cứ vào phân tích kết cấu chi tiết, điều kiện sản xuất tại nhà máy
làm việc . Thực hiện các trình tự gia công chi tiết Tay đòn kẹp cong như
sau :
 Nguyên công 1: Phay thô mặt B.
 Nguyên công 2: Phay thô và phay tinh mặt A.
 Nguyên công 3: Phay tinh bề mặt B và mặt C.
 Nguyên công 4: Phay tinh 2 mặt bên .
 Nguyên công 5: Khoan 2 lỗ Φ17.
 Nguyên công 6: Phay rãnh then bxtxL = 17x20x30
 Nguyên công 7: Khoan , khoét , doa , vát mép lỗ Φ14. Taro ren M16.
 Nguyên công 8: Phay thô 2 cung .
 Nguyên công 9: Phay tinh mặt D và mặt E.
 Nguyên công 10: Phay mặt vát 15̊
 Nguyên công 11: Phay 2 mặt bên vát 30̊
 Nguyên công 12: Phay mặt đầu vát 30̊
 Nguyên công 13: Nhiệt luyện
 Nguyên công 14: Mài mặt A vs B
Đồ án công nghệ chế tạo máy Nguyễn Duy Nhật

You might also like