Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

-4-

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHUYỂN VỊ NGANG CỦA


TƯỜNG VÂY TRONG HỐ ĐÀO SÂU

1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào
sâu

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu
được chia ra làm ba nhóm chính (Kung 2009):

- Nhóm các nhân tố cố hữu:

 Nhân tố địa chất: tính chất cơ lý của đất nền quyết định khả năng chịu
lực và biến dạng của đất nền, lịch sử chịu lực của đất nền, mực nước
ngầm…
 Nhân tố các công trình xung quanh công trình hố đào sâu như các nhà
cao tầng xung quanh, các công trình giao thông và mật độ giao thông
xung quanh công trình …

- Nhóm các nhân tố liên quan đến vấn đề thiết kế:

 Độ cứng của hệ thống chống đỡ bao gồm độ cứng của tường vây, độ
cứng của hệ thống thanh chống, chiều dài của tường vây…
 Hình dạng của hố đào: chiều rộng, chiều sâu, dạng hình học của hố đào
 Sự tạo ứng suất trước trong hệ thống thanh chống
 Sự cải thiện đất nền công trình như các biện pháp phụt vữa, trộn vữa xi
măng … nhầm nâng cao khả năng chịu lực và giảm sự biến dạng của
đất nền.

- Nhóm các nhân tố liên quan đến vấn đề thi công:


-5-

 Các phương pháp thi công khác nhau như: Top down, Semi Topdown,
Bottom Up
 Việc đào quá sâu để thi công hệ thống thanh chóng cũng ảnh hưởng đến
chuyển vị ngang của tường vây
 Các giai đoạn thi công trước đó như ảnh hưởng của việc đào hố móng
thi công tường vây cũng ảnh hưởng đến chuyển vị tường
 Thời gian của các giai đoạn thi công: thời gian thi công ảnh hưởng khá
lớn đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu đặc biệt trong
nền đất sét vì liên quan đến vấn đề cố kết và từ biến
 Tay nghề của đội công nhân thi công công trình. Điều này cũng được
Peck (1969) bàn đến.

Chang-Yu Ou (2005, pp.182-183) cũng đã nêu lên những nhân tố ảnh hưởng
đến chuyển vị ngang của tương vây trong hố đào sâu bao gồm: sự mất cân bằng lực,
độ cứng của tường vây, hệ thống hỗ trợ và hệ số an toàn…. Trong đó sự mất cân
bằng lực bao gồm những nhân tố như: chiều sâu của hố đào, chiều rộng của hố đào
và lực nén trước trong các thanh chống…. Những nhân tố được Ou bàn đến ở đây là
những nhân tố liên quan đến vấn đề thiết kế theo như phân loại của Kung (2009).

Hệ số an toàn đã được Clough và O’Rourke (1990) bàn đến trong nghiên cứu
ảnh hưởng của nó đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu. Bằng cách
phân tích nhiều trường hợp trong quá khứ Clough và O’Rourke đã đưa ra mối tương
quan giữa hệ số an toàn chống trồi đáy, độ cứng của tường vây và hệ thống chống
đỡ với chuyển vị ngang lớn nhất của tường thông qua biểu đồ sau:
-6-

Hình 1.1 Mối tương quan giữa hệ số an toàn chống trồi đáy, độ cứng của tường
vây và hệ thống chống đỡ với chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây ( (𝑬𝑰)/
(𝜸𝒘 𝒉𝟒𝒂𝒗𝒈 ) đại diện là độ cứng của hệ thống tường chống đỡ, Fb hệ số an toàn
chống trồi đáy), Clough và O’Rourke (1990)

Clough và O’Rourke (1990) đưa ra kết luận rằng trong một hố đào sâu điển
hình thì chuyển vị ngang của tường tỷ lệ thuận với chiều rộng của hố đào sâu. Điều
này được giải thích là khi chiều rộng của hố đào càng lớn thì sự mất cân bằng lực
càng chênh lệch do đó chuyển vị ngang của tường càng lớn. Hơn nữa, trong đất sét
yếu thi chiều rộng của hố đào càng lớn thì hệ số an toàn chống trồi đáy càng giảm vì
vậy chuyển vị ngang càng lớn.

Trong mối liên hệ giữa chiều sâu hố đào với chuyển vị ngang của tường vây
trong hố đào sâu đã được Ou và các đồng sự (1993) nghiên cứu thông qua phân tích
các công trình hố đào sâu trong khu vực Đài Bắc. Theo kết quả của nghiên cứu này
-7-

thì chuyển vị ngang lớn nhất trong các tường vây hố đào sâu khoảng từ 0.2-0.5%
chiều sâu hố đào: 𝛿 = (0.2 − 0.5%)𝐻

Hình 1.2 Mối tương quan giữa chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây
với chiều sâu của hố đào (Ou và các đồng sự, 1993)

Chang Yu Ou (2006,pp184-185) đã đề cập đến mối liên hệ giữa chiều sâu cấm
tường vây (Hp) đến chuyển ngang của tường vây. Tác giả đã tiến hành phân tích
chuyển vị ngang của tường vây trong 1 hố đào sâu 20m bằng phương pháp phần tử
hữu hạn. Khi sức kháng thông thường của đất nền là 𝑠 /𝜎 , = 0.36 , chiều sâu ngàm
chân tường Hp=20m và 15m thì chuyển vị ngang của tường tương tự nhau. Khi
giảm chiều sâu Hp=10m thì chuyển vị ngang của tường có thay đổi một ít nhưng
tường vẫn đảm bảo ổn định. Khi Hp= 4m thì tường bị hiện tượng đá chân (phá hoại)
lúc đó chuyển vị ngang của tường tăng lên nhanh chóng.Trong trường hợp 𝑠 /𝜎 , =
0.28 với trường hợp chiều sâu ngàm tường Hp= 15m thì chuyển vị ngang của tường
có lớn hơn không đáng kể so với trường hợp H p=20m và tường bị phá hoại khi
-8-

Hp=10m lúc đó chuyển vị ngang của tường tăng lên nhanh chóng. Do đó khi tường
đã ở trạng thái ổn định thì chiều sâu ngàm của chân tường ảnh hưởng không đáng
kể đến chuyển vị ngang của tường.

Hình 1.3 Tương quan giữa chiều sâu ngàm tường và chuyển vị ngang của
tường (Chang Yu Ou 2006)

Về cơ bản thì khi tăng độ cứng của tường thì sẽ giảm chuyển vị ngang của
tường, tuy nhiên mối liên hệ không phải là tuyến tính và chỉ gia tăng trong một
khoảng nhất định do đó việc gia tăng độ cứng cho tường để giảm chuyển vị ngang
của tường là không thật khả quan (Hsieh, 1999). Khi chưa lấp các thanh chống thì
tường sẽ chuyển vị như một dầm hẫng (cantilever type), khi đã lấp thanh chống, độ
cứng của thanh chóng đủ lớn thì tường sẽ chuyển vị dạng xoay quanh điểm tiếp
giáp giữa tường và thanh chống và chuyển vị ngang lớn nhất của tường sẽ gần đáy
hố đào. Nếu lớp đất tại vị trí đáy hố đào là đất yếu thì chuyển vị ngang lớn nhất của
-9-

tường sẽ nằm dưới đáy hố đào ngược lại khi lớp đất ngay tại đáy hố đào là lớp đất
tốt thì thì chuyển vị ngang lớn nhất của tường sẽ nằm trên đáy hố đào. Khi độ cứng
của hệ thống thanh chống không đủ lớn thì chuyển vị ngang của tường có dạng dầm
hẫng (cantilever type) và trong trường hợp này thì chuyển vị lớn nhất của tường là
ngay tại vị trí đỉnh tường (Chang Yu Ou, 2006, pp 185-186)

Hình 1.4 Dạng chuyển vị của tường trong trường hợp độ cứng thanh
chống đủ lớn. (a) giai đoạn đào chưa có thanh chống, (b) giai đoạn có thanh
chống, (c) giai đoạn lấp nhiều tầng thanh chống ,Chang Yu Ou (2006)

Hình 1.5 Dạng chuyển vị của tường trong trường hợp độ cứng thanh
chống không đủ lớn. (a) giai đoạn đào chưa có thanh chống, (b) giai đoạn có
thanh chống, (c) giai đoạn lấp nhiều tầng thanh chống, Chang Yu Ou (2006)
-10-

1.2 Các phương pháp phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào
sâu

Theo Chang Yu Ou (2006) thì có 3 phương pháp phân tích chuyển vị ngang
của tường vây trong hố đào sâu: phương pháp giản đơn (Simplified Method),
phương pháp dầm trên nền đàn hồi (Beam on Elastic Foundation Method) và
phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method)

Phương pháp giản đơn dựa trên những trường hợp trong qua khứ để xây dựng
nên những biểu đồ về mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau với chuyển vị ngang
của tường vây. Ou và các đồng sự (1993) đạn xây dựng mối liên hệ giữa chuyển vị
ngang lớn nhất và chiều sâu của hố đào trong đó đưa ra những trường hợp cho đất
sét và đất cát. Clough và O’Rourke (1990) cũng đã dựa trên những công trình hố
đào sâu trong khu vực Đài Bắc để xây dựng nên biểu đồ tương quan giữa chuyển vị
ngang lớn nhất của tường vây với hệ số an toàn chống trồi đáy độ cứng của tường
vây và hệ thống chống đỡ. Những biểu đồ trên có thể sử dụng để dự đoán được sơ
bộ chuyển vị của tường vây trong trường hợp tương tự. Do đó ta cũng nhận thấy
được những hạn chế to lớn của phương pháp giản đơn vì chuyển vị ngang của tường
vây là tổng hợp tác động của nhiều nhân tố nhưng những biểu đồ trên chỉ xây dựng
trên những nhân tố hạn chế dẫn đến sự thiếu chính xác. Mặt khác chuyển vị ngang
của tường bị ảnh hưởng to lớn bởi điều kiện địa chất nhưng những biểu đồ trên
được các tác giả xây dựng trên những nghiên cứu các công trình trong một khu vực
nhất định do đó khi đem những biểu đồ này áp dụng cho những công trình ở những
khu vực khác thì kết quả có độ tin cậy thấp.

Phương pháp dầm trên nền đàn hồi và phương pháp phần tử hữu hạn là hai
phương pháp thông dụng trong phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố
đào sâu. Ưu điểm của hai phương pháp này chính mô phỏng gần trọn vẹn những
nhân tố ảnh hưởng đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu. Mặt khác
hai phương pháp này có thể ứng trong các phần mềm máy tính để giảm khối lượng
và thời gian tính toán nhưng kết quả thu được chính xác hơn. Tuy nhiên lý thuyết cơ
-11-

bản của hai phương pháp này thì không thật sự đơn giản đặc biệt là phương pháp
phần tử hữu hạn do đó người phân tích không những phải có kiến thức cơ bản vững
vàng mà còn phải có kinh nghiệm thực tế.

Việc so sánh hai phương pháp dầm trên nền đàn hồi và phương pháp phần tử
hữu hạn trong việc phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu đã
được một số tác giả nghiên cứu. M.Mitew (2005) đã sử dụng phương pháp ứng suất
phụ thuộc (Depending pressure method) và phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để
tiến hành phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong một hố đào sâu. Phương
pháp ứng suất phụ thuộc là một dạng của phương pháp dầm trên nền đàn hồi dựa
trên ý tưởng là mô phỏng mối liên hệ giữa đất nền và tường bằng hệ thống những lò
xo có độ cứng là Kh, tường được xem là một dầm đàn hồi. Chuyển vị ngang của
tường được xác định thông qua việc giải bài toán dầm trên những gối tựa lò xo có
độ cứng là Kh với tải trọng là áp lực đất nền. Vấn đề cần giải quyết trong phương
pháp này là xác định hệ số Kh. Trong nghiên cứu này M.Mitew đã tính toán K h theo
3 phương pháp của Terzaghi (1955), Menard and Bourdon (1964) và Monnet
(1994) sử dụng phần mềm Geo-FEM trong phân tích. Trong phương pháp phần tử
hữu hạn M.Mitew đã sử dụng mô hình Mohr-Coulomb trong phần mềm Plaxis 2D
để phân tích. Độ cứng của đất nền được M.Mitew chia ra làm bốn trường hợp; FEM
1: độ cứng đất nền dựa theo tiêu chuẩn Ba Lan, FEM 2: độ cứng đất nền dựa theo
những nghiên cứu trước đó, FEM 3: độ cứng đất nền dựa vào kết quả khảo sát địa
chất, FEM 4: độ cứng đất nền dựa vào kết quả đo đạc ứng suất tại hiện trường. Tất
cả những kết quả phân tích được so sánh với kết quả quan trắc tại hiện trường.
M.Mitew đã nhận xét việc tính toán bằng phương pháp ứng suất phụ thuộc cho kết
quả rất biến động vì phụ thuộc nhiều vào cách xác định hệ số K h. Trong khi đó việc
tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho kết quả tính ít biến động và gần
sát với kết quả quan trắc. Tuy nhiên M.Mitew cũng lưu ý khâu quan trọng khi tính
toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn là lựa chọn mô hình nền và thông số của
mô hình.
-12-

Bảng 1.1 Chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây khi phân tích bằng những
phương pháp khác nhau so sánh với kết quả quan trắc, M.Mitew (2005)

Phương pháp ứng suất phụ Phương Pháp phần tử hữu hạn
thuộc

Kết quả quan trắc


Terzaghi (1955)

Bourdon (1964)

Monnet (1994)
Chuyển vị ngang lớn nhất

Menard and
FEM 1 FEM 2 FEM 3 FEM 4
(mm)

9.2 9.7 18.9 12.1 12.8 11.7 11.1 12.3

A. Krasinski và M. Urban (2011) đã tiến hành phân tích một hố đào sâu bằng
hai phương pháp : phương pháp mô phỏng tương tác giữa nền và tường là hệ thống
các lò xo đàn hồi (cải tiến mô hình nền của Winkle) với sự hỗ trợ của phần mềm
OGW (Obudowy Głebokich Wykopów – Deep Excavation Walls) và phương pháp
phần tử hữu hạn sử dụng Plaxis 2D với mô hình nền là Hardening Soil Model..
Công trình trong nghiên cứu là một hố đào sâu 10m tường dài 12m, đất nền là đất
cát tốt cố kết thường không bão hoà. Giải pháp chống đỡ thành vách được giả thiết
là hai trường hợp: tường bê tông chống đỡ bằng neo, tường cừ larsen chống đỡ bằng
thanh chống

Kết quả phân tích chuyển vị bằng 2 phương pháp như sau:
-13-

(a)

(b)

Hình1.6. Chuyển vị ngang của tường vây khi phân tích bằng hai phương
pháp (a) trong trường hợp là Diapharm wall (b) là trường hợp Sheet Pile,
Krasinski và M. Urban (2011)
-14-

A. Krasinski và M. Urban nhận xét có sự khác biệt đáng kể khi tiến hành phân
tích bằng hai phương pháp trên. Việc mô phỏng ứng xử của nền với tường như một
dầm trên nền những lò xo đàn hồi đã bộc lộ những thiếu sót vì những lò xo đàn hồi
này không mô tả được hết những hiện tượng vật lý phức tạp trong mối liên hệ giữa
tường và đất. Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét rằng cả hai phương pháp này cho ra
kết quả phân tích có khác nhau nhưng để xác định phương pháp nào cho kết quả
đáng tin cậy hơn cần kiểm chứng với số liệu quan trắc thực tế.

1.3 Phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu bằng phương
pháp phần tử hữu hạn

Phương pháp phần tử hữu hạn ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc
giải quyết những bài toán của kỹ thuật nói chung và địa kỹ thuật nói riêng. Như
trình bày ở 1.2 thì ưu điểm của phương pháp phần tử hữu hạn là khả năng ứng dụng
vào các phần mềm máy tính giúp giải phóng người kỹ sư khỏi những tính toán toán
học phức tạp cũng như khả năng mô phỏng gần như mọi yếu tố tác động đến kết
quả bài toán. Tuy nhiên việc hiểu biết và sử dụng đúng đắn phương pháp phần tử
hữu hạn để phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu là một điều
không phải đơn giản. Trong phần này, một số nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về vấn đề phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu
bằng phương pháp phần tử hữu hạn

1.3.1 Mô hình nền

Vấn đề lựa chọn mô hình nền khi phân tích chuyển vị ngang của tường vây
trong hố đào sâu là một vấn đề cần bàn luận. Các mô hình nền khác nhau thì dựa
trên những lý thuyết và những giả thiết khác nhau do đó kết quả thu được sẽ ít nhiều
khác biệt. Helmut F. Schweiger (2002) đã phân tích ảnh hưởng của việc lựa chọn
mô hình nền đến kết quả phân tích bài toán hố đào sâu bằng sự hỗ trợ của phần
mềm Plaxis 2D. Nghiên cứu được thực hiện trên 1 hố đào sâu 16.8m được giữ ổn
định bằng tường vây sâu 32m kết hợp với neo trong đất trên nền cát. Helmut F.
Schweiger sử dụng mô hình Hardening Soil Model làm mô hình chuẩn (reference
-15-

solution) để so sánh với kết quả khi phân tích bằng mô hình Morh-Coulomb với hai
trường hợp MC 3: E=𝐸 , MC 4: E=𝐸 . Helmut F. Schweiger nhận xét tuy dạng
của các đường cong chuyển vị ngang là tương tự nhau nhưng giá trị chuyển vị
ngang rất khác biệt. Đồng thời khi so sánh với kết quả quan trắc, mô hình
Hardening Soil cho chuyển vị ngang hợp lý hơn. Điều này chứng tỏ mô hình Morh-
Coulomb quá đơn giản để có đủ khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của hố đào
sâu.

Bảng 1.2 Thông số đầu vào mô hình Hardening Soil, Helmut F. Schweiger
(2002)

Chiều sâu phân bố các lớp đất Lớp 1: 0-20m Lớp 2: 20-40m Lớp 3: >40m

𝐸 (KPa) 45000 75000 105000


𝐸 (KPa) 180000 300000 315000
𝐸 (KPa) 45000 75000 105000
𝜑 35 38 38
𝜓 5 6 6
C (KPa) 1 1 1
𝜈 0.2 0.2 0.2
pref 100 100 100
m 0.55 0.55 0.55
Rf 0.9 0.9 0.9
Rinter 0.8 0.8 0.8

Bảng 1.3 Thông số đầu vào mô hình Morh-Coulomb, Helmut F. Schweiger


(2002)

Chiều sâu phân bố các lớp đất Lớp 1: 0-20m Lớp 2: 20-40m Lớp 3: >40m

𝐸 (KPa) 45000 75000 105000


𝐸 (KPa) 180000 300000 315000
𝜑 35 38 38
𝜓 5 6 6
C (KPa) 1 1 1
𝜈 0.3 0.3 0.3
Rf 0.9 0.9 0.9
Rinter 0.8 0.8 0.8
-16-

Hình 1.7. Chuyển vị ngang của tường khi phân tích với mô hình chuẩn
Hardening Soil Model và mô hình Morh-Coulomb MC3, MC4 so sánh với kết
quả quan trắc, Helmut F. Schweiger (2002)
-17-

Lumir Mica và các đồng sự (2010) cũng đã thực hiện nghiên cứu về ảnh
hưởng của các mô hình nền đến kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây
trong hố đào sâu bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Lumir Mica và các đồng sự
đã tiến hành phân tích một hố đào sâu 30m chống đỡ bằng tường vây bê tông dày
0.8m kết hợp với 7 tầng thanh chống, đất nền chủ yếu là đất sét (Brno, Czech
Republic). Năm mô hình nền đã được sử dụng: Standard Moh-Coulomb model
(MC), Hardening soil model (HS), Hardening soil small strain model (HSS),
Hypoplastic basic model (HC) và Hypoplastics model for clays with intergranular
strain (HCis) để mô phỏng ứng xử của lớp đất sét (ảnh hưởng lớn đến kết quả phân
tích), các lớp đất còn lại được mô phỏng bằng mô hình Morh-Coulomb (ít ảnh
hưởng đến kết quả phân tích). Với sự hỗ trợ của phần mềm Plaxis 2D V9, kết quả
phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong các giai đoạn thi công với các mô
hình nền khác nhau được so sánh với nhau và so sánh với kết quả quan trắc bằng
thiết bị đo nghiêng của tường Inclinometer INK 20. Kết quả phân tích chuyển vị
ngang của tường ở những giai đoạn đầu khi tiến hành đào chưa sâu luôn lớn hơn
nhiều kết quả quan trắc. Điều này là do kết quả phân tích bị ảnh hưởng bởi những
lớp đất bên trên được mô phỏng bằng mô hình MC, các thông số của mô hình này
được lấy từ kết quả khảo sát địa chất và chưa qua hiệu chỉnh nên giá trị rất nhỏ làm
kết quả phân tích chuyển vị lớn. Nhưng khi tiến hành đào sâu xuống dưới thì ảnh
hưởng của những lớp đất này ít đi và kết quả phân tích và quan trắc tương đối khớp
với nhau. Kết quả phân tích từ hai mô hình HSS và HCis là tốt nhất gần sát với kết
quả quan trắc trong khi kết quả phân tích từ hai mô hình HS và HC (không thể hiện
được ứng xử biến dạng nhỏ) cho kết quả lớn hơn. Điều này chứng tỏ việc bỏ qua
ứng xử biến dạng nhỏ của đất nền làm sai lệch kết quả phân tích. Tuy nhiên sự sai
lệch từ việc phân tích bằng hai mô hình HS và HC là có thể chấp nhận được do đó
việc ứng dụng hai mô hình này trong việc phân tích chuyển vị ngang của tường vây
trong hố đào sâu là có thể chấp nhận. Mô hình cho kết quả phân tích kém nhất là mô
hình MC, muốn nâng cao khả năng phân tích của mô hình này thì Lumir Mica và
các đồng sự đề nghị nên hiệu chỉnh thông số đầu vào của mô hình từ các kết quả
khảo sát địa chất
-18-

(a) (b)

Hình 1.8 Chuyển vị ngang của tường vây khi phân tích bằng các mô hình
khác nhau và kết quả quan trắc. (a) đào đến độ sâu 0.8m đặt tầng thanh chóng
đầu tiên tại độ sâu 0.3m, (b) đào đến độ sâu 29,5m, lấp 7 tầng thanh chóng và
thi công đáy hầm, Lumir Mica và các đồng sự (2010)

Aswin Lim và các đồng sự (2010) tiến hành phân tích ứng xử của một hố đào
sâu 19.8m tường vây dài 35m thi công bằng phương pháp TopDown kết hợp với hệ
thanh chống. Sử dụng phần mềm Plaxis với năm mô hình nền khác nhau: Modified
Cam Clay Model, Hardening Soil Model, Hardening Soil with Small Train Model,
Morh-Coulomb với φ=0 và mô hình sét yếu không thoát nước (the undrained soft
clay model) (Hsieh et al. 2010). So sánh Kết quả phân tích trên các mô hình nền
-19-

khác nhau với kết quả quan trắc, Aswin Lim và các đồng sự đã đi đến những kết
luận sau:

 Khi sử dụng mô hình Modified Cam Clay để phân tích chuyển vị ngang của
tường vây trong hố đào sâu với các thông số có được từ kết quả thí nghiệm,
chuyển vị ngang phân tích được luôn nhỏ hơn kết quả quan trắc. Nếu hiệu
chỉnh tỷ số 𝜅 ⁄𝜆 để cho trong giai đoạn cuối cùng kết quả phân tích khớp với
kết quả quan trắc thì những giai đoạn trước đó kết quả phân tích lại lớn hơn
kết quả quan trắc
 Khi sử dụng mô hình Hardening Soil, Hardening Soil with Small Train thì
trong giai đoạn cuối cùng chuyển vị ngang của tường phân tích khá khớp với
kết quả quan trắc, tuy nhiên trong các giai đoạn trước đó thì kết quả phân tích
lại lớn hơn kết quả quan trắc.
 Với mô hình Morh-Coulomb φ=0, tỷ số Eu/Su được điều chỉnh sao cho trong
giai đoạn cuối kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường và kết quả quan
trắc khớp nhau thì những giai đoạn đầu dạng đường chuyển vị phân tích được
rất khác với kết quả quan trắc. Điều này chứng tỏ mô hình này không có khả
năng phân tích chính xác chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu.
 Với mô hình sét yếu không thoát nước kết quả phân tích chuyển vị ngang của
tường khá tốt so với kết quả quan trắc.

Ngô Đức Trung, Võ Phán (2011) phân tích ảnh hưởng của các mô hình nền
đến kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây công trình Trạm bơm lưu vực
Nhiêu Lộc Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích được thực hiện với sự hỗ
trợ của phần mềm Plaxis 2D trên hai mô hình nền là Morh-Coulomb và Hardening
Soil. So sánh với kết quả quan trắc, tác giả nhận xét mô hình Morh-Coulomb cho
kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường lớn hơn so với mô hình Hardening
Soil. Việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với mô hình Hardening Soil cho
kết quả phù hợp với thực tế hơn khi sử dụng mô hình Morh-Coulomb
-20-

1.3.2 Giới hạn vùng mô hình

Để mô hình có khả năng đưa ra biến dạng và sự phân bố ứng suất đáng tin cậy,
giới hạn vùng mô hình cũng cần phải hợp lý. Sự hợp lý ở đây được hiểu là vùng mô
hình phải đủ lớn để có thể bao trùm hết được những tác động tương hỗ giữa hố đào
sâu với đất nền xung quanh. K.J. Bakker (2005) đã đưa ra đề nghị giới hạn vùng mô
hình khi phân tích hố đào sâu bằng phần mềm Plaxis. Theo K.J. Bakker giới hạn
vùng mô hình phụ thuộc vào chiều rộng hố đào, chiều sâu hố đào và chiều dài của
tường vây. Helmut F. Schweiger (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của giới hạn vùng
mô hình đến kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây. Helmut F.
Schweiger đã phân tích một hố đào sâu với giới hạn vùng mô hình khác nhau. Từ
kết quả, Helmut F. Schweiger nhận xét giới hạn vùng mô hình một khi đã đạt đến
kích thước hợp lý thì việc mở rộng giới hạn vùng mô hình ảnh hưởng không đáng
kể đến kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào.

(3÷5)d (2÷3)h

h≤

Hình 1.9 Giới hạn vùng mô hình khi phân tích hố đào sâu bằng Plaxis, K.J.
Bakker (2005)
-21-

Hình 1.10 Chuyển vị ngang của tường vây trong các trường hợp phạm vi mô
hình nền khác nhau, W,D chiều rộng và chiều sâu vùng hình, Helmut F.
Schweiger (2002)

1.3.3 Thông số của mô hình nền

Mỗi mô hình nền đi kèm theo nó là một bộ thông số mà người sử dụng phải
xác định để làm dữ liệu phân tích các bài toán. Mô hình càng phức tạp thì thì mức
độ chính xác càng cao nhưng kèm theo đó là càng nhiều thông số cần phải được xác
định cho mô hình. Việc xác định chính xác toàn bộ các thông số cho mô hình nền là
một điều khó khăn. Do đó tuỳ theo mục đích phân tích mà cần phải xác định chính
-22-

xác thông số nào sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả phân tích. Đối với việc phân
tích chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu, một vài tác giả đã tiến hành
phân tích độ nhạy của các thông số của mô hình đến kết quả phân tích.

B. Gebreselassie, H.G. Kempfert (2005) tiến hành phân tích độ nhạy của các
thông số của mô hình Hardening Soil đến kết quả phân tích ứng xử của một hố đào
sâu trong nền sét cố kết thường. Các thông số mà B. Gebreselassie, H.G. Kempfert
tiến hành phân tích độ nhạy là 𝜈 , 𝐾 , 𝐸 ,𝐸 ,𝐸 , 𝑅 . Quá trình phân tích độ
nhạy của các thông số được thực hiện bằng cách thay đổi một thông số trong khi
vẫn cố định các thông số còn lại, kết quả phân tích trong từng trường hợp được so
sánh với nhau để rút ra kết luận. Theo như nghiên cứu của B. Gebreselassie, H.G.
Kempfert thông số nhạy nhất với kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây
tầng hầm là thông số 𝐸 . Chuyển vị ngang lớn nhất của tường vây thay đổi 45 đến

-24% khi khoảng biến động của 𝐸 dao động ±50%. Nhân tố 𝐾 cũng có ảnh
hưởng đáng kể đến chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu.

Ngô Đức Trung , Võ Phán (2011) phân tích độ nhạy của thông số mô-đun dỡ
tải và nén lại 𝐸 trong mô hình Hardening Soil đến chuyển vị ngang của tường vây
. Giá trị 𝐸 thay đổi bằng 3𝐸 , 4𝐸 và 5𝐸 để phân tích chuyển vị ngang của
tường vây trong các giai đoạn đào đất. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hưởng của sự
biến động giá trị 𝐸 đến chuyển vị ngang của tường vây là không đáng kể.

Theo các nghiên cứu trên thì các thông số độ cứng ảnh hưởng nhiều nhất đến
kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây tầng hầm. Tuy nhiên việc xác định
các thông số cho các mô hình nền đúng theo lý thuyết của mô hình là một vấn đề
bất khả thi vì trong thực tế các số liệu địa chất cũng như các kết quả thí nghiệm
trong phòng và ngoài hiện trường không lúc nào cũng đầy đủ và chính xác. Vì vậy
việc xác định khoảng biến động cho những thông số này ứng với mỗi loại đất hoặc
những tương quan giữa chúng với các chỉ tiêu cơ lý khác là một điều cần thiết.
Khoảng biến động và các mối tương quan này được nghiên cứu thông qua việc phân
-23-

tích ngược những công trình hố đào sâu kết hợp với việc so sánh kết quả quan trắc
của một số tác giả trong và ngoài nước

Tan cùng các đồng sự (2001), Liew S.S. & Gan S.J. (2007), S.T.Kok và các
đồng sự (2009) nghiên cứu mối tương quan giữa thông số mô-đun E trong mô hình
Hardening Soil của Plaxis với chỉ số SPT-N bằng việc phân tích ngược một số công
trình hố đào sâu trên nền trầm tích Kenny Hill Kuala Lumpur, Malaysia và bùn sét
biển khu vực phía Tây Malaysia. Tại Việt Nam, Châu Ngọc Ẩn và Lê Văn Pha
(2007) đã sử dụng tương quan giữa chỉ số SPT-N với thông số E trong mô hình
Morh-Coulomb để phân tích sự làm việc đồng thời giữa đất nền và kết cấu tường
vây của công trình trạm bơm nước thuộc hệ thống xử lý nước thải Nhiêu Lộc-Thị
Nghè Tp.HCM. Nguyễn Văn Hải và Lê Trọng Nghĩa(2007) phân tích một hố đào
sâu tường chắn bằng cọc xi măng đất và đưa ra khoảng biến động mô-đun E trong
mô hình Morh-Coulomb cho lớp đất yếu khu vực Q.7 Tp.HCM.

Ngoài tương quan với chỉ số SPT-N, thông số mô-đun E còn có tương quan
với thông số sức chống cắt Su. Teparaksa W và các đồng sự (1999) thông qua việc
phân tích ngược một số công trình hố đào sâu trên nền sét tại thủ đô Băng Cốc, Thái
Lan đã đưa ra mối tương quan giữa mô-đun đàn hồi E với thông số sức chống cắt
không thoát nước Su. Stroud và các đồng sự (1975) cũng đưa ra tương quan giữa
mô-đun hữu hiệu với thông số sức chống cắt không thoát nước phụ thuộc vào chỉ số
dẻo PI của đất sét yếu.

Bowles.J.E (1998) cũng giới thiệu mối tương quan của mô-đun đất nền Es (the
stress-strain modulus Es) với sức chống cắt không thoát nước.

 Đất sét nhạy cố kết thường (normally consolidated sensitive clay):Es=


(200-500) Su
 Đất sét nhạy hơi quá cố kết (normally consolidated sensitive and lightly
overconsolidated clay): Es= (750-1200) Su

Sét cố kết nặng (Heavily overconsolidated clay): Es= (1500-2000) Su


-24-

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp tương quan giữa mô-đun E với chỉ tiêu cơ lý

Mô hình
Tác giả Loại đất-Vị trí Mô-đun E
nền

𝐸 = 2000𝑁(𝐾𝑁⁄𝑚 ),
Trầm tích Kenny Hill thủ
Tan cùng các đồng Hardening
đô Kuala Lumpur, 𝐸′ = 6000𝑁 (𝐾𝑁 ⁄𝑚 )
sự (2001) Soil
Malaysia
N: số SPT

𝐸 = 2000𝑁 (𝐾𝑁⁄𝑚 ),
Trầm tích Kenny Hill thủ
Liew S.S. & Gan Hardening
đô Kuala Lumpur, 𝐸′ = 6000𝑁 (𝐾𝑁 ⁄𝑚 )
S.J. (2007) Soil
Malaysia
N: số SPT

Es=1500N, Eur=3Es

.T.Kok và các Hardening Bùn sét biển khu vực phía Es=800 KPa (cho trường
đồng sự (2009) Soil Tây Malaysia hợp N=0).

N: số SPT

E=776 N. N: số SPT
Đất nền khu vực Nhiêu
Châu Ngọc Ẩn và Morh-
Lộc-Thì Nghè Tp.HCM
Lê Văn Pha (2007) Coulomb Michel và Gardner (1975)
Việt Nam
và Schurtmann (1970)

Nguyễn Văn Hải


Morh- Đất yếu khu vực quận 7
và Lê Trọng Nghĩa E=1000-5000 KPa
Coulomb Tp.HCM Việt Nam
(2009)

Eu=500Su: Đất sét mềm


Teparaksa W và Morh- Đất sét tại thủ đô Băng
Eu=2000Su: Đất sét cứng
các đồng sự (1999) Coulomb Cốc, Thái Lan
Su Sức chống cắt không
thoát nước
-25-

Bảng 1.5 Tương quan giữa mô-đun hữu hiệu và thông số sức chống cắt không
thoát nước phụ thuộc vào chỉ số dẻo PI của đất sét yếu, Stroud và các đồng sự
(1975)

Chỉ số dẻo PI (%) E’/Cu

10–30 270

20–30 200

30–40 150

40–50 130

50–60 110

1.3.4 Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được bàn luận đến trong phần này chính là việc xem
xét ứng xử của đất nền thoát nước, không thoát nước hay không thoát nước một
phần tương ứng với các phương pháp phân tích thoát nước, không thoát nước và
phân tích kép (phân tích không thoát nước kết hợp với phân tích cố kết). Như đã
biết, khi phân tích công trình tức thời trong những lớp đất nền có hệ số thấm nhỏ thì
phương pháp phân tích không thoát nước là hợp lý, trái lại khi phân tích công trình
lâu dài trong nền đất có hệ số thấm cao thì phân tích thoát nước được chọn. Nhưng
trong thực tế thi công các công trình nói chung và thi công các tầng hầm nói riêng,
thời gian thi công không đủ dài để có thể phân tích công trình lâu dài và cũng không
quá ngắn để phân tích tức thời. Mặt khác đất nền cũng không có hệ số thấm quá cao
hay quá thấp. Do đó việc lựa chọn phương pháp phân tích trở nên khó khăn.

Vermeer & Meier (1998) đã đưa ra hệ một hệ số T được tính từ hệ số thấm của
đất nền, thời gian thi công công trình… để xem ứng xử của đất nền là thoát nước
-26-

hay không thoát nước trong hố đào sâu. Theo đó, T<0.1 xem la ứng xử không thoát
nước, T>0.4 xem là ứng xử thoát nước. Hạn chế của hệ số mà Vermeer & Meier
đưa ra là khi 0.1 ≤ 𝑇 ≤ 0.4 ta xem ứng xử của đất nền là gì?

K.J. Bakker (2005) đề nghị khi phân tích hố đào sâu để cho an toàn nên áp
dụng phương pháp phân tích thoát nước. Một điều cũng để nhận thấy khi thi công
những hố đào nhỏ thời gian nhanh thì tường có đủ khả năng chịu lực mà không cần
thanh chống ngay cả trong trường hợp đất cát. Nhưng nếu để một thời gian dù chỉ
một tuần thì tường di chuyển vào trong do hiện tượng cố kết và sự bốc hơi nước
trong đất. Theo như K.J. Bakker, các công trình hố đào sâu tại Hà Lan các lớp đất
đều giả thiết là thoát nước. Tuy nhiên đối với những nước mà đất nền là loại sét tốt
thì hiện tượng cố kết xảy ra đến hàng tháng hàng năm sau vì vậy phân tích cố kết có
vẻ quá cầu toàn.

D.E.L. Ong và các đồng sự (2006) tiến hành phân tích một hố đào sâu với các
phương pháp phân tích khác nhau trên hai phần mềm SAGE-CRISP và PLAXIS.
Các tác giả kết luận phương pháp phân tích kép mô phỏng gần đúng với ứng xử của
tường vây nên sẽ cho ra những thiết kế cạnh tranh hơn. Liew S.S. & Gan S.J. (2007)
tiến hành phân tích ngược một công trình hố đào sâu thi công bằng biện pháp Semi
TopDown trong khu vực thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia , kết quả phân tích được
so sánh với kết quả quan trắc cho thấy phương pháp phân tích không thoát nước kết
hợp với phương pháp phân tích cố kết cho kết quả chính xác hơn

1.4 Tổng kết.

Vấn đề phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong các hố đào sâu đã được
nhiều tác giả nghiên cứu. Có ba phương pháp chính áp dụng trong việc phân tích
chuyển vị ngang của tường vây trong hố đào sâu: Phương pháp giản đơn, phương
pháp dầm trên nền đàn hồi và phương pháp phần tử hữu hạn. So với hai phương
pháp còn lại thì phương pháp phần tử hữu hạn đã để thể hiện những đặc điểm nổi
trội như phân tích chính xác hơn, khả năng áp dụng vào các phần mềm máy tính và
khả năng mô phỏng các yếu tố tác động đến kết quả phân tích mạnh mẽ hơn.
-27-

Dựa vào các nghiên cứu trên, Plaxis là một phần mềm thương mại áp dụng
phương pháp phần tử hữu hạn cho kết quả phân tích chuyển vị ngang của tường vây
trong các hố đào sâu là đáng tin cậy.Tuy nhiên kết quả phân tích có chính xác hay
không phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của người sử dụng trong
việc ứng dụng các mô hình nền, xác lập các thông số đầu vào cho mô hình đến việc
lựa chọn các phương pháp phân tích hợp lý. Đối với các dạng công trình khác nhau,
các điều kiện địa chất tự nhiên khác nhau và các biện pháp thi công khác nhau thì
việc xem xét đánh giá các mô hình nền nào, các thông số đầu vào nào và phương
pháp phân tích nào hợp lý cho kết quả chính xác nhất là một vấn đề cần nghiên cứu

Helmut F. Schweiger đã nghiên cứu ảnh hưởng ma sát giữa tường với đất đối

You might also like