Khái niệm vhdt và qna

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1. Khái niệm về văn hóa dân tộc.

Văn hóa là câu trả lời của con người trước các thách đố của tự nhiên, của xã hội.
Văn hóa cũng là thế ứng xử, là kinh nghiệm sống của một cộng đồng được tích lũy
và trao truyền qua các thế hệ. Nói tới văn hóa cũng là nói tới một dân tộc, một
quốc gia. Văn hóa dân tộc cũng in đậm dấu ấn của nó trong cách thức cai trị, quản
lý đất nước, quản lý doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi vùng, miền.
Cho tới nay thì có rất nhiều định nghĩa về văn hóa dân tộc được đưa ra. Maria
Manuela Santos Natário định nghĩa văn hóa dân tộc như là “Tập hợp các chuẩn
mực, hành vi, tín ngưỡng, phong tục và các giá trị được chia sẻ bởi dân tộc của một
quốc gia có chủ quyền. Văn hóa dân tộc đề cập đến các đặc điểm cụ thể như ngôn
ngữ, tôn giáo, bản sắc dân tộc và chủng tộc, và lịch sử và truyền thống văn
hóa”. Với David Starr-Glass thì lại xem văn hóa dân tộc như “một tập hợp đặc biệt
về niềm tin, giá trị và giả định thường được tạo nên bởi các thành viên của một
quốc gia. Sự khác biệt văn hóa dân tộc có thể được thể hiện dưới dạng các
Dimention: power distance, masculinity-femininity, individualism-collectivism, và
uncertainty avoidance. Các Dimention này có thể được định lượng và cung cấp
theo từng quốc gia.”
Theo Hofstede , “văn hóa dân tộc là những giá trị và giả định chung được chia sẻ
bởi các cá nhân trong quốc gia”, “… mô hình của các giá trị, niềm tin và thực tiễn
được chia sẻ giữa các thành viên của một tổ chức có ảnh hưởng đến suy nghĩ và
hành vi. Văn hóa có thể được xét theo cả những gì mà con người làm và nghĩ dựa
trên niềm tin, truyền thống, phong tục, chuẩn mực và thậm chí tôn giáo của họ.”
Từ những quan điểm trên ta có thể thấy rằng văn hóa dân tộc là một tập hợp các
niềm tin, quan điểm, giá trị được chia sẻ của các thành viên trong một quốc gia có
thể được thể hiện qua ngôn ngữ, tôn giáo, bản sắc dân tộc và chủng tộc, và lịch sử
và truyền thống văn hóa và Hofstede đã phân tích văn hóa các quốc gia dựa trên 4
Dimention chính bao gồm: power distance, masculinity-femininity, individualism-
collectivism, và uncertainty avoidance.
2. Khái niệm về quan niệm ẩn.
Các quan niệm ẩn, các giả định ngầm (basic underlying assumptions) là những gì
đã được cài đặt vào tâm thức nhưng đã chìm vào vô thức mà vẫn mặc định, điều
chỉnh hành vi của con người nhưng họ không nhận ra. Là cỗi rễ của các hành vi
ứng xử và của con người bao gồm: nhận thức, tư duy và tình cảm của cá nhân về
thế giới, về môi trường bên ngoài và mối quan hệ giữa người với người trong xã
hội. Đã hình thành trong thời gian dài, đã in sâu vào tâm trí của hầu hết các thành
viên trong doanh nghiệp và rất khó nhận ra, khó thay đổi.
Trong doanh nghiệp, các quan niệm ẩn này có thể là các quan niệm giá trị (values),
niềm tin (beliefs) và các quan niệm ẩn (assumptions) của người sáng lập công ty và
của những vị lãnh đạo nối tiếp đã ấn vào công ty. Quan niệm ẩn cũng có thể là
những cái nào qua quá trình hoạt động thực tiễn tỏ ra là thành công thì sẽ được chia
sẻ cho toàn bộ nhân viên và mặc nhiên trở thành quan niệm ẩn của công ty. Các
quan niệm ẩn xuất phát từ văn hóa dân tộc và những giá trị được đúc kết, khái quát
từ kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh của nhà lãnh đạo cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các quan niệm ẩn của doanh nghiệp

 A Tale of Different Realities: Innovation Capacity in the European Union Regions

The Misappropriation of Organizational Power and Control: Managerial Bullying in the Workplace

Ethical Decision Making: A Critical Assessment and an Integrated Model

Hofstede's Dimensions of National Culture in IS Research

You might also like