Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

THÔNG-THIÊN-HỌC

DẪN GIẢI
NGUYỄN-HƯŨ-KIỆT BIÊN SOẠN – NĂM 1974
Luân-Hồi
Nhân-quả
Tiến-hóa
LỜI NÓI ĐẦU
Luân - hồi, Nhân - quả, Tiến - hóa là những định luật lớn cai quản sự linh hoạt của muôn loài
vạn vật. có thể nói đó là ba cột trụ chính yếu nâng đỡ toàn thể vũ - trụ càn - khôn, và chỉ -
huy mọi sự vận hành, sinh - hóa trong trời - đất. Bởi vậy, người học đạo cần nắm vững ba
định luật này nếu muốn hiểu biết thiên - cơ.
Để giúp bạn đọc có sự hiểu biết ít nhất trên đại -cương, về những nguyên tắc căn bản trong
đời sống của con người và vạn vật, chúng tôi đã thâu thập tài liệu trong các tác -phẩm
huyền môn của những nhà huyền học và đạo gia ưu- tú đã có nhiều năm vấn thân trên
đường đạo, để soạn ra tập sách nhỏ này.
Đây không phải là một tác phẩm văn -chương đúng theo ý nghĩa của nó, mà chỉ là kết quả
của sự sưu tầm về đạo -lý do soạn giả đã trích dịch, và soạn thảo dưới hình thức những bài
giảng dùng để thuyết trình trong những buổi sinh hoạt nội bộ của hội Thông – thiên – Học
Việt – Nam
Bởi vậy, nên không khỏi có sự lập đi lập lại, và vài điểm giáo -lý đã được trình bày ở một bài
trước, đôi khi lại thấy xuất hiện ở đoạn sau. Cách trình bày dưới hình thức bài giảng theo
phương pháp giáo khoa, với những tiểu đề, tiểu mục có đánh số thứ tự, trên dưới phân minh,
có tác dụng giúp trí nhớ, để cho những giáo lý triết học khô khan, trừu - tượng, siêu hình có
thể được theo dõi một cách sáng sủa rỏ ràng dễ hiểu.
Phần II là những lời trích dịch soạn thảo từ các tác giả ngoài giới huyền môn gồm những
giáo lý cũng không kém sâu -sắc thâm -trầm, và tiêu biểu cho đạo -lý muôn đời, vì chân - lý
ở đâu cũng là một.
Chúng tôi ước mong quyển sách này sẽ có thể hữu ích cho các giới bạn đạo tìm hiểu và đem
đến nguồn an- ủi khích- lệ cho những ai không tìm thấy lối thoát và lẽ sống giữa cuộc đời
trần ai dẫy đầy bất trắc và đau khổ này.

PHẦN I
NHỮNG ĐỊNH LUẬT LỚN TRONG TRỜI ĐẤT
Chương I
Luân – Hồi
Luân - hồi quả báo là giáo – lý căn bản của Phật Giáo và Ấn -Giáo
I-Thuyết luân- hồi ngày nay được phổ biến rộng rãi và được một số đông người chấp nhận.
Tại sao? Bởi vì nó đưa đến một sự giải- đáp hợp lý cho nhiều vấn- đề khó- khăn của loài
người. Trước hết, ta hãy xét hai vấn đề chính yếu:
àVấn đề công bằng trên thế gian. Làm sao dung hòa được sự đau khổ của đời người với sự
công bằng thiêng-liêng, vì sự đau khổ của người đời, bề ngoài có vẻ bất công, dường như
phủ nhận sự công bằng của thượng- đế?
àVấn đề tương lai của con người. Đó tức là vấn đề ý nghĩa và mục đích của đời người.
1-Những bí hiểm của đời người
ấ ấ ẳ ế
Sự bất công, chênh lệch, bất bình đẳng giữa mọi người thế gian.
Quan sát cuộc đời hằng ngày, người ta nhận thấy dường như có sự bất công rất lớn, một sự
bất bình đẳng và chênh lệch về sức khỏe ,thân thế giữa người và người.
a/Có những đứa trẻ sinh ra với thể xác mạnh khỏe, trong những gia đình giaù -có, sang -
trọng, nơi đó chúng nó được thương -yêu săn - sóc, và được cung cấp mọi thứ nhu cầu để
bảo đảm hạnh -phúc và sự tiến -bộ của chung trong cuộc đời về sau.
b/Trái lại, hằng triệu đứa trẻ khác sinh ra dưới những điều kiện thật vô cùng khó- khăn, bạc
phước, với những thể xác tật- nguyền, đau ốm. có đứa sinh ra đã đui, mù, câm, điếc, và
dường như bị một định -mệnh phải chịu cuộc đời đau- khổ từ thuở lọt lòng mẹ.
c/Có những đứa trẻ sinh ra trong vòng bất hợp pháp, hoặc trong những gia đình tội lỗi, say
sưa, trộm- cắp, những gia đình nghèo khó, lầm -than, nheo -nhóc trong những căn nhà ổ
chuột, dưới gầm cầu, lỗ cống. chúng là những đứa trẻ bụi –đời, những đứa con bất đắc dĩ,
sinh ra thiếu tình thương, bị bỏ đói khát, không được sự chăm nom săn -sóc, và bị đánh đập
tàn -nhẫn, khi chúng lớn lên. Chúng nó bước vào đời với những chướng ngại rất lớn, có khi
trở thành những kẻ tội phạm sát nhân.
d/Nhìn thấy những cảnh bất bình đẳng và chênh lệch đó, người ta phải tự hỏi:
Nếu thật có một Đấng Thượng – Đế công bình, từ bi, bác ái, thì tại sao Ngài lại có thể dung
túng cho bao nhiêu sự bất công phũ phàng như thế, nó vẫn từng xảy ra trên thế gian kể từ
muôn đời về trước và những tiếp diễn luôn luôn không bao giờ thay đổi?
e/Ngoài ra còn có vấn đề bất công này, là người ta thấy ở đời có kẻ độc ác, bất nhân lại được
giàu- sang sung- sướng, còn người nhân -từ đức - hạnh lại bị lầm than đau khổ, tai họa liên
miên?
-Những điều kể trên làm cho người ta nghĩ rằng thượng -đế rất là bất công độc ác! !
2-Ý nghĩa và mục đích của đời người.
Vấn đề này được đưa ra bởi vì phần lớn - loại, đời người bị ám ảnh sợ sệt, bất an do nơi kinh
tế bấp -bênh, tai- họa, chiến -tranh, bệnh tật nghèo khó.
Phần đông nhân -loại sống trong sợ sệt lo âu, và không thấy đời người có một ý nghĩa hay
mục- đích gì cả. Thoreau nói rằng: Đa số người đời sống trong cơn tuyệt vọng âm thầm!
Đó là hai vấn đế khó khăn lớn nhất trong đời người.
Để đưa ra câu giải đáp cho vấn đề đó, chúng tôi xin rút trong kho tàng minh -triết thâm sâu
cổ truyền tự muôn đời, gọi là giáo lý huyền- môn. Bởi vì, đó không phải là vấn đề mới lạ.
Trí óc con người đã từng nhận xét, và tìm sự giải đáp cho những vấn đề đó kể từ khi họ bắt
đầu có khả năng nhận xét và lý luận.
Đây là sự giải đáp của khoa huyền – môn.
Trước hết, nền Minh - triết cổ truyền dạy rằng có một sự công- bằng thiêng – liêng cai quản
thế -gian, và đời người quả có một ý nghĩa và mục đích. Mặc dầu xét về bề ngoài dường như
thấy sự bất công, nhưng sự thật một sự công -bằng hoàn toàn được bảo đảm cho mọi người
do sự hành động của luật nhân - quả.
Mục đích của đời người là sự tiến- hóa của linh -hồn đến mức toàn thiện, đạt tới một trạng
thái phát triển tâm linh hoàn toàn để trở nên một bậc siêu – nhân, một Đấng cao cả như Đức
Phật.
Đó là cái lý do vì sao chúng ta sinh ra ở đây, đó là cái mục đích giải thoát mà tất cả mọi
người đều sẽ đi tới.
Chính vì bởi lẽ đó mà chúng ta chịu đựng mọi điều đắng cay, đau khổ và kinh nghiệm sự vui
sướng trong cuộc đời hằng ngày, và tất cả những thứ ấy đều là những bài học và phương tiện
làm phát triển, nẫy nở những quyền năng thiêng- liêng ẩn tàng trong linh hồn con người và
giúp cho con người tiến hóa. Đạo lý cổ truyền cho biết rằng cái mục đích toàn thiện và giải
thoát để được bảo đảm chắc chắn cho tất cả mọi người. Trong tương lai, tất cả mọi người
đều sẽ tiến hóa đến quả vị giải thoát, mau hay chậm là tùy nơi công phu cố gắng của mỗi
ằ ằ ể
người. Nhưng bằng cách nào? Bằng cách nào người ta có đủ khả năng, thời giờ và cơ hội để
tiến hóa từ trạng thái bất toàn và yếu kém hiện tại để đạt tới cái quả vị tối cao, vĩ đại như
thế?
Giáo lý Huyền -môn dạy rằng, sự phát triển hoàn toàn về mặt thể chất, trí tuệ và tâm linh đó
không thể nào đạt được trong một kiếp sống ngắn ngủi trong vòng 60, 70 năm ở cõi trần.
Nếu như người ta chỉ sống có một kiếp này mà thôi, thì cái quả vị tối cao đó không thể nào
thực hiện được và sẽ trở thành một điều tuyệt vọng. Con người sẽ chịu thất bại ngay từ lúc
đầu, vì không đủ thời giờ và và cơ hội để phát triển tất cả mọi khả năng, sửa chữa mọi
khuyết điểm và đạt tới mục đích toàn thiện.
Trái lại theo định luật luân hồi, nếu con người tái sinh lại cõi trần từ kiếp này sang kiếp khác,
mỗi kiếp lại tiến hóa thêm một ít thì rốt cuộc mục đích ấy có thể thực hiện được. Nếu sau
mỗi kiếp sống ở cõi trần, con người lại tiến thêm được vài bước, và trong những kiếp thật tốt
lành y tiến càng nhiều bước hơn nữa đến mục đích cao cả, thì sau nhiều kiếp như vậy y có
thể đạt tới mức toàn thiện một cách chắc chắn. Nếu đời người được sắp đặt như thế, ta thấy
rằng một diễn ảnh sáng lạng huy- hoàng mở rộng trước mắt ta, và tương lai con người thật
rực rỡ tốt đẹp vô cùng.

II-HAI QUAN NIỆM TƯƠNG PHẢN VỀ THUYẾT LUÂN


HỒI
1-Quan niệm Phản đối:
Từ nghìn xưa, các dân tộc đông phương đã nhìn nhận thuyết luân hồi và coi đó là một điều
tự nhiên, không ai còn nghi ngờ hay nghị luận gì nữa. Trái lại, ở các nước phương tây, người
ta rất hoài nghi và đưa ra những lý lẽ để chống lại thuyết luân hồi, điều quan trọng nhất là
SỰ KHÔNG NHỚ LẠI TIỀN KIẾP.
Nói về trí nhớ:
a/Trí nhớ LOẠI BỎ NHỮNG CHI TIẾT MÀ GIỮ LẠI PHẦN NGUYÊN TẮC ĐẠI
CƯƠNG. Thí dụ:
Ta biết đi, biết đứng, biết đọc, biết viết, biết tính toán v.v... Nhưng ta không nhớ rõ đã học
tập các sự việc đó một cách rõ ràng từng chi tiết từ thuở nhỏ.
b/Không nhớ sự việc quá khứ ngay trong kiếp này.
Thật vậy, ta không nhớ những chuyện đã xảy ra ngày giờ này 30 năm qua, hoặc của một năm
qua, và thậm chí của 1 hoặc 2 tháng về trước, thì làm sao ta có thể nhớ được những sự việc
của những tiền kiếp đã xảy ra từ mấy trăm năm hoặc cả ngàn năm trong quá khứ, trong khi
đó ta có một thể xác khác, với một bộ óc khác, một quốc tịch và chủng tộc khác, v.v... Vậy
thì sự không nhớ tiền kiếp là một việc tự nhiên, không có chi là lạ cả.
c/Sự lãng quên việc quá khứ. Tại sao ta không nhớ các kiếp trước?
àSự lãng quên các kiếp trước là điều kiện cần thiết cho mọi sự thử thách và mọi sự tiến bộ ở
cõi trần. Cái dĩ vãng của mỗi người đều có dấu vết những tội lỗi xấu xa và những điều hổ
thẹn. trong cái lịch trình tiến hóa dài đăng đẳng, trải qua hằng bao nhiêu kiếp luân hồi sanh
tử, chúng ta chắc chắn là phải có tích trữ bao nhiêu sự lỗi lầm, bất công và độc ác trong quá
khứ. Vả lại, cuộc đời hiện tại, đôi khi cũng đã quá nhọc nhằn đau khổ đối với chúng ta, nó sẽ
còn nhọc nhằn đau khổ hơn biết bao nhiêu, nếu, ngoài sự khó khăn nghịch cảnh trong kiếp
này, ta lại còn nhớ thêm cả những điều cay đắng, nhục nhã và khổ đau của kiếp trước.
àViệc nhớ lại dĩ vãng của mình ở các kiếp trước cũng có liên hệ đến cái dĩ vãng của người
khác nữa. Lẽ tất nhiên, những hành động bất công của họ đối với ta trong kiếp trước sẽ hiện
rõ, và sự hận thù sẽ tiếp tục diễn ra đời đời không bao giời dứt. Mặt khác, những kẻ thù hay
ổ ể
những nạn nhân của chúng ta trước kia sẽ nhìn ra chúng ta và sẽ theo đuổi chúng ta để rửa
hận.
*Nếu không có sự lãng quên, nó có tác dụng như liều thuốc an thần, hàn gắn mọi vết thương
đau khổ, thì những kẻ tội lỗi, sát nhân, sa đọa của quá khứ sẽ bị vạch mặt điểm trán đời đời,
không còn có cơ hội nào để sửa đởi, ăn năn hay cứu chuộc, họ sẻ bị xã hội trong kiếp này
ruồng bỏ, tẩy chay và hất hủi một cách thậm tệ để rốt cuộc xô đẩy họ vào con đường ác! Hầu
hết, chúng ta cần có sự tha thứ và lãng quên. Sự lãng quên nó che lấp những sai lầm và tội
lỗi của quá khứ, sẽ xoa dịu tâm hồn của chúng ta và giúp cho sự ăn năn hối cải được nhẹ
nhàng và ít đau khổ hơn. Bởi đó, sự quên lãng là cái ân huệ thiêng- liêng. Nó là một điều cần
thiết cho sự tiến hóa và cho hạnh phúc của con người.
2/Những sự việc chứng minh cho: thuyết luân hồi:
a/Những khả năng thiên phú, sự linh cảm, linh giác
*Đứa trẻ mơ mộng, nhạy cảm trước sự mỹ lệ, cái đẹp thiên nhiên có thể là thi
sĩ, nghệ sĩ ở kiếp trước.
*Đứa trẻ có tâm hồn hướng về những vấn đề đạo đức tâm linh, có thể là vị
giáo sĩ, mục sư kiếp trước,
*Bản năng đứa bé gái thích chơi búp bê và ký ức làm mẹ ở kiếp trước.
b/Trẻ thần đồng:
*Những thần đồng âm nhạc như SCHUBERT,MOZART,CHOPIN, v.v...là
những nhạc sĩ tài ba từ nhiều kiếp trước, cho nên trong kiếp này biết đàn giỏi từ năm lên bảy
tuổi ,thiên tài âm nhạc biểu lộ từ lúc còn nhỏ.
*Thiên tư về toán pháp, hoặc các nghành văn hóa, cũng có thể giải thích một
cách tương tự bằng định luật luân hồi chuyển kiếp.
c/Khuynh hướng thói xấu của những đứa trẻ sinh trong gia đình đạo đức, du đãng,
bụi đời, nghiện ma túy,
Khuynh hướng tốt lành, hướng thiện của những đứa trẻ sinh ra trong những
gia đình thấp kém, sa đọa, trụy lạc, đều là sự tiếp nối của những khuynh hướng thiện hay ác
từ những kiếp trước chuyển qua kiếp này
d/Đàn bà nhiều nam tính, đàn ông nữ tính: là vì có sự thay đổi về phái, trãi
qua nhiều kiếp, kiếp làm đàn ông, kiếp làm đàn bà, để phát triển đồng đều để phát triển mọi
khả năng về đức tính.
e/ Sợ sệt vô cớ:Ký ức mơ hồ về những biến cố rùng rợn đã qua. Có người sợ
nước vì đã chết đuối ở kiếp trước, sợ lửa vì đã chết cháy ở kiếp trước, Đó là vì những ấn
tượng kinh khiếp rùng rợn đã ăn sâu vào tiềm thức và biểu lộ ra trong kiếp này.
f/Thiện cảm hay ác cảm tự nhiên đối với một người lạ: Đó là bạn hay thù của
ta ở kiếp trước.
Theo nguyên tắc tâm linh sự thù hận phải được xóa bỏ thay thế bằng tình thương . Thí dụ:
hai anh em một nhà ghét bỏ nhau là những kẻ thù ở kiếp trước, nay gặp lại nhau để lấy tình
thương xóa bỏ hận thù.

ÁP DỤNG THỰC TẾ ĐỊNH - LUẬT LUÂN - HỒI


1/Không biết luật luân hồi, chỉ biết có một kiếp sống hiện tại, khiến cho người ta có khuynh
hướng duy vật, ham muốn một đời sống sung mãn, khoái lạc kẻo thời giờ qua mau không
còn trở lại. Đó là cái quan niệm thông thường của người tây phương, từ đó nảy sinh ra thái
độ ích kỷ, chỉ biết có mình, từ đó, khiến cho người ta có hành động bất chính, hay tàn nhẫn
độc ác mà không sợ hậu quả, những hành động giết người không gớm tay của bọn côn đồ,
đạo tặc, của những phần tử bất hảo trong nhân loại đều do đó mà ra.
2/Chấp Nhận Cuộc Đời.

ế ằ ề ề ế ề
a/Vui vẽ đón nhận nghịch cảnh, vì biết rằng mọi sự ở đời đều có tiền căn hậu kiếp, tiền nhân
hậu quả, không có gì là ngẫu nhiên tình cờ
Hiểu luật luân hồi giúp cho người ta có một thái độ bình tĩnh hồn nhiên đối với mọi nghịch
cảnh khi nó xảy đến: bịnh tật, nghèo khó, thất bại trong việc làm ăn, sinh ly tử biệt, tai
nạn.v.v...
b/Thận trọng trong mọi tư tưởng và hành động, vì biết rằng chúng sẽ mang lại hậu quả trong
một tương lai xa hay gần.
3/Người hiểu đạo không còn ganh tỵ đối với người khác khi họ có một địa vị cao sang, tốt
đẹp hơn mình, vì hiểu rằng họ có bài học tiến hóa phải học trong cái địa vị đó, dẫu rằng tài
năng họ còn thấp kém hơn mình.
4/Luân hồi nhằm mục đích tiến hóa.
Người hiểu biết sẽ lái cuộc đời mình theo chiều hướng tiến hóa thuận theo cơ trời. y sẽ
không vơ vét thâu thập tiền của phi nghĩa, không xu nịnh quyền thế để bám víu lợi lộc trần
gian. Tiền tài danh vọng đến với y, y không từ chối, nhưng y sẽ biết sử dụng tiền bạc, quyền
thế, địa vị vì mục đích phục vụ Thiên cơ, giúp đở nhân loại, chớ không vì mục đích ích kỷ,
thụ hưởng cá nhân.
Nhờ đó, y khỏi phí mất nhiều thì giờ chạy theo cuộc đời phù phiếm sa hoa, chạy theo bã lợi
danh, dùng thì giờ quí báu đó để tu thân, tích đức, học đạo Thánh tâm linh, phù hợp với luật
tiến hóa, để trong tương lai có thể trở thành một động lực vận chuyển bộ máy của Thiên -cơ,
một khí cụ của Thiên Đình để dìu dắt sự tiến hóa của nhân loại.
VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
Hiểu biết luật luân hồi giúp cho các giáo chức hành nghề một cách sáng suốt, bình tĩnh hơn
trong việc dạy dỗ học sinh. Có những đứa trẻ thông minh, đĩnh ngộ, là nhờ chúng đã học
giỏi từ nhiều kiếp trước. Nhà giáo có thể hướng dẫn chúng tùy theo khả năng, sở trường của
mỗi học sinh để giúp cho chúng phát triển, tiến bộ mau chóng, đỡ mất thời giờ và khỏ bị
những trở ngại vô ích.
Trái lại, những đứa học trò dốt nát, chậm hiểu, đó là vì kiếp trước chúng chưa học. Người
giáo viên hiểu đạo sẽ nhân từ khoan dung đối với chúng, và kiên nhẫn dìu dắt chúng đi từng
bước với tấm lòng vị tha, bác ái chớ không dùng hình phạt nghiêm khắc, đánh đập tàn nhẫn
như đánh đập kẻ thù, như ta thường thấy.
Trong lớp dạy nhạc, vị nhạc sư hiểu đạo sẽ không còn mắng mỏ những đứa học trò dốt là có
tai trâu, và không còn ý định biến đổi mỗi sinh viên học nhạc trở thành một nhạc sĩ tài ba
ngay trong kiếp này!
VẤN ĐỀ GIAO TẾ NHÂN SỰ
Sự hiểu biết luân hồi nhân quả giúp cho con người có một nhân sinh quan rộng rãi, quảng
đại và nhờ đó có một thái độ bình tĩnh, khoan dung đối với mọi người, mọi vật, Sự bình tĩnh,
ôn hòa, hồn nhiên thư thái, lúc nào cũng ung dung tự tại là dấu hiệu của người Minh- triết.
Thuyết luân hồi giải thích vài vấn đề khó khăn bí hiểm trong đời người.
Trường hợp đứa trẻ sơ sinh chết yểu.
1/Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự luân hồi là luật nhân quả, như đã nói ở trên.
Đứa trẻ chết yểu có thể do quả báo gây ra, vì trong kiếp trước nó có thể đã vô tình gây tai
nạn chết chóc cho người khác. Thí dụ như quăng cây diêm quẹt hay tàn thuốc trên đám cỏ
khô, làm cháy nhà và chết người trong nhà. Linh hồn đó phải trả quả báo do sự bất cẩn cẩu
thả của y(chớ không phải do tội cố sát) bằng cách đầu thai lấy một thể xác mới, rồi chết sớm.
Sự chết yểu làm chậm trể sự tiến hóa của y trong ít lâu, đó là một hình thức trả quả bất cẩn,
sơ xuất; nhưng sau khi chết yểu, y liền đầu thai trở lại ngay, thường là trong vòng vài tháng.
2/Nhưng trong trường hợp đó, những làm cha mẹ y mới đau khổ nhiều. Quả báo của cha mẹ
đứa nhỏ có thể là trong kiếp trước, họ là những người đỡ đầu cho một đứa trẻ mồ côi do bà
con gởi gấm nuôi dùm, và họ đã tỏ ra tàn nhẫn độc ác với đứa trẻ, đến nỗi làm cho nó chết

đi. Do luật nhân quả, họ phải trả quả báo độc ác tàn nhẫn đó bằng cách họ sanh ra một đứa
con chết yểu, đứa con mà họ rất yêu thương quí mến, làm cho họ đau khổ và do đó họ mới
học bài học phát triển tình thương, không những đối với con mình, mà còn đối với tất cả đứa
trẻ khác. Đứa trẻ chết yểu ngay sau khi sanh ra không bị mất gì, nó chỉ bị chậm trễ sự tiến
hóa của nó trong ít lâu thôi; nhưng cha mẹ của nó bị đau khổ để trả quả báo độc ác. Quả báo
này sẽ do các Đấng cầm cân nghiệp quả sắp đặt cho ăn khớp với quả báo của người vô tình
giết người vì sự bất cẩn sơ xuất kể trên, và như vậy, cả những người làm bậc cha mẹ và
người bất cẩn đều có cơ hội trả quả của mình bằng sự chết yểu của đứa trẻ.

HIỂU BIẾT LUÂN HỒI ĐỂ AN ỦI NHỮNG NGƯỜI ĐAU KHỔ


Một người tội phạm vừa được trả tự do sau một thời gian 20 năm bị tù oan ức. Y bị án giết
người do những bằng chứng ngụy tạo; và mặc dầu y kêu oan trước tòa, y vẫn bị tòa kêu án tù
chung thân. Hai mươi năm sau, người thủ phạm mới thú tội sát nhân trong cơn hấp hối trên
giường bệnh, và người bị tù oan được thả tự do. Khi y được thả tự do, y là một người hoàn
toàn phá sản về thể chất, trí não và tinh thần.
Một vị mục - sư của một tôn - giáo nọ, vốn là một người giàu lòng từ thiện, thường hoạt
động trong giới các tù phạm được phóng thích, đến gặp người này để tìm cách giúp đỡ, an
ũi, và để có dịp đem y trở về với tôn - giáo. Vị mục - sư cảm thấy sự bất lực của lời nói,
người bèn đặt một bàn tay ưu ái lên vai của người tù nhân, khuyên y hãy cố gắng kiên nhẫn,
hãy tin tưởng nơi Thiên -ý và lòng nhân từ của Chúa. Ảnh hưởng của lời khuyên này đối với
người tù nhân thật là đột ngột.
Y ngẩng mặt lên, Đôi mắt y phóng ra những tia lửa căm hờn, uất hận vì bị đau khổ suốt 20
năm trong ngục tù, và với một giọng cay đắng, y hỏi vị Mục - sư:
Có phải chăng ông muốn nói rằng do Thiên -ý mà tôi bị đưa vào chốn lao tù? Nếu Chúa -
Trời là Đấng công bằng, bác ái, tại sao Ngài không cứu tôi khỏi cái định mệnh bất công đó?
Tôi đã làm gì để phải chịu sự đau khổ đó? Tôi là một người lương thiện, lo làm việc để đùm
bọc gia đình, vợ con. Vậy mà họ đẩy tôi vào chốn ngục tù vì một tội ác mà tôi không có làm!
Phải chăng đó là do ý muốn của Chúa-Trời chăng? Nó làm cho vợ con tôi phải sống vất
vưởng, đói khát trong 20 năm tôi bị cầm tù? Vợ con tôi bây giờ ở đâu? Tôi không được tin
tức gì của họ đã bao nhiêu năm rồi. Có thể rằng họ đang đói khổ, hoặc là đã chết, hoặc là...
còn tệ hơn nữa. Còn tôi, ông thấy chưa, một kẻ sa đọa bị mọi người ghê tởm và sống ngoài
lề xã hội. và ông lại nói rằng đó là do ý muốn của Chúa-Trời! Ông hãy bước ra khỏi nơi đây!
Tôi không cần biết đến Chúa-Trời của ông.!
Đến đây, vị Mục -sư cuối đầu lũi thũi đi ra mà lòng buồn vô hạn. Mặc dầu ông ta có đầy
thiện chí, muốn an ủi và giúp đỡ ngươi kia tận tình nhưng không làm sao được và đành phải
thúc thủ vô sách, vì ông ta không tìm ra được lý lẽ gì để thuyết phục người tù vô phước kia
rằng có Chuá-Trời, Và Ngài vốn là từ bi, bác ái và rất mực công bằng.
Tiếc thay, ông ta đã bỏ lở mất một cơ hội hiếm có để giúp đở, phụng sự, để đem nguồn an ủi
và gieo sự bình an vào tâm hồn một người đau khổ, chỉ vì ông ta không biết định luật luân
hồi.
Như thế chúng ta thấy sự hiểu biết về luật luân hồi có một tầm mức quan trọng đến bực nào.
Trong trường hợp của người tù bị hàm oan, nếu chúng ta ở vào vai trò của vị Mục-sư nọ, ta
có thể nói với y như sau:
Hỡi người bạn đau khổ, anh đã chịu tù tội trong kiếp này, bởi vì một tội ác mà anh gây ra để
cho một người khác phải chịu tội thế cho anh ở một kiếp trước, Trong kiếp đó, anh đã cố ý
để cho người vô tội kia chịu cảnh ngục tù để cho anh chạy trốn thoát, và bây giờ anh đã học

ằ ề ấ ấ ấ ố
bài học rằng điều mà anh đã làm là quấy và rất là bất công, bởi đó chính anh phải chịu số
phận tương tự trong kiếp này.
Nếu không như vậy, làm sao anh có thể nhìn thấy điều lầm lạc của mình, vì trong kiếp đó
anh nghĩ rằng anh khôn ngoan, khéo léo và lấy làm khoái trá mà đánh lừa được luật pháp và
được thoát khỏi tội tù. Trong kiếp này, anh đã chịu nhiều đau khổ nhưng bây giờ thì anh biết
rằng trong vũ trụ của Đức Chúa Trời rất mực công bằng, không có một điều ác nào mà
không trả quả báo. Từ nay, anh sẻ không gây nghiệp ác đối với một người nào như anh đã
làm trong quá khứ, vì chính anh đã là nạn nhân của sự độc ác tương tự và anh hãy nhận thức
rằng đó là vì anh đã vi phạm luật bác ái của Chúa trời. Tôi biết bài học này là quá đau đớn
cho anh, và tôi biết anh đã chịu khổ là dường nào, nhưng thôi, anh hãy ngẩng mặt lên nhìn
cuộc đời với một cách can đảm, vì nay anh đã trả xong món nợ cũ của quá khứ, và bây giờ
anh được tự do để tiến bước và làm lại cuộc đời, Tôi sẽ giúp đỡ anh mọi mặt, và với tình
thương của Chúa, cuộc đời anh sẽ có hữu ích và anh sẽ tìm lại hạnh phúc. Tuy rằng kiếp hiện
tại của anh bị chướng ngại nặng nề do sự lỗi lầm trong quá khứ, nhưng từ nay, những năm
sắp đến và những kiếp tương lai sẽ nằm gọn trong bàn tay của anh để cho anh quyết định tùy
ý muốn. thôi, hãy để cho cái dĩ vãng trôi qua, anh hãy nhìn về tương lai, và anh sẽ thấy
chớm nở một ngày sáng sủa, tươi đẹp hơn.
 
BẮT ĐẦU SỐNG MỘT CÁCH Ý THỨC VÀ TRỌN VẸN
Hiểu rỏ định luật luân hồi, chúng ta sẽ có được đức tính kiên nhẫn và sự bền bỉ trong mọi
công trình hoạt động của chúng ta ở đời. chúng ta phải hiểu rằng mọi sự cố gắng để thu thập
một tài năng hay một đức tính mới, rốt cuộc sẽ đem lại kết quả trong một tương lai xa hay
gần. Sự chết chỉ là một biến cố thoáng qua, nó không thể làm gián đoạn những công trình
của ta đã thực hiện, mà sẽ được nối tiếp trong một kiếp sau, đúng theo đường mà chúng ta đã
vạch sẳn. Có người ôm ấp cái mộng theo đuổi một lý tưởng tốt đẹp, hoặc thực hiện một công
trình văn hóa, nghệ thuật, hay khoa học hữu ích, nhưng lại e ngại về việc làm quá sức của
mình. Họ nói: Thôi, có lẽ ta không nên bắt tay vào một công trình dài hạn như thế. Ta không
thể nào hoàn thành công việc ấy trong kiếp này!
Nhưng sự thật, thì con người chỉ có một kiếp sống thật sự, ấy là kiếp sống của linh hồn, nó
vốn trường niên bất tận, và không bị ảnh hưởng bởi biến cố nhất thời trong đời người, mà ta
gọi là sự chết. Chúng ta hãy bắt đầu mọi công việc mà ta cảm thấy ưa thích trong kiếp này
dẫu rằng vào lúc tuổi già, vì mọi kết quả tốt lành, dẫu rằng ít oi nhỏ bé đến đâu, cũng sẽ
được chuyển qua kiếp sau, khi khoác lấy một thể xác mới. Chừng đó, ta sẽ cảm thấy hứng
thú để tiếp tục công việc ấy trong khi thể xác ta hãy còn trẻ tuổi, và ta sẽ có nhiều thời giờ để
tiến xa trên con đường mà ta định theo đuổi từ kiếp trước.
Thí dụ: Bắt đầu tập vẽ, tập đờn, tập viết văn, hay tập diễn thuyết chẳng hạn khi tuổi đã về
chiều.
Nếu ta để trì hoãn công việc ấy trong kiếp này thì thời giờ thắm thoắt, tuổi già sẽ đến mau
trước khi chúng ta có thời giờ bắt tay vào việc để đặt cái nền tảng chắc chắn ,ngõ hầu có thể
tiếp tục công việc ấy trong tương lai. Một thí dụ: trong kiếp này đến 90 tuổi ta mới tiếp xúc
với đạo lý( hay giáo lý Huyền môn), và chúng ta ngậm ngùi luyến tiếc rằng chúng ta gặp
được đạo lý quá trễ, chớ nếu biết đạo sớm hơn, thì chúng ta đở khỏi mất nhiều thời giờ lăn
lóc trong cuộc đời vật chất thấp hèn, xa hoa phù phiếm. Nhưng chưa phải là quá trễ, và dầu
sao thì trễ còn hơn không, nhưng nếu chúng ta muốn gặp đạo sớm trong kiếp sau, trong khi
ta còn trẻ tuổi, thì mặc dầu cuộc đời ta sắp tàn, ta cũng cứ lao mình vào công việc phụng sự
đạo lý ngay từ bây giờ với tất cả nghị lực còn sót lại của mình. Ngoài ra, còn có sự ích lợi
lớn lao mà ta sẽ gặt hái được trên cõi Hạ Thiên sau khi ta chết, vì trong trạng thái sinh hoạt ở
cõi Hạ Thiên, linh hồn ta sẽ nghiền ngẫm lại mọi công trình hữu ích mà ta đã làm trong kiếp
ể ế ố ế ấ
này, để cho những kết quả tốt lành đó sẽ biến thành những khả năng rất thuận lợi cho ta
trong kiếp sau.
Như vậy, không có một cố gắng nào là vô ích, và không có gì mất đi đâu, vì tất cả mọi công
trình mà ta bắt đầu trong lúc hiện tại sẻ nối tiếp trong những kiếp sau để cứu cánh sẽ hoàn
thành một cách vẻ vang và đưa ta lên nấc thang danh vọng tột đỉnh hoặc quả vị tối cao.
Vấn đề phụng sự
Những cơ hội phụng sự nếu biết khai thác và tận dụng trong một kiếp, sẽ đem kết quả là trở
thành những cơ hội phụng sự lớn lao hơn trong một kiếp sau. Nếu ta làm tròn bổn phận,
Thiên trách của ta trong kiếp này, luật tiến hóa và luật nhân quả sẽ đưa đến cho ta những
hoàn cảnh tốt đẹp và những chức vụ cao cả hơn trong kiếp sau. Nếu ta không làm đúng
Thiên Trách, hoặc bỏ lỡ những cơ hội phụng sự, ta sẽ bỏ mất những cơ hội tốt mà ta có thể
không bao giờ gặp lại được. Vì đó, bước đường tiến hóa của ta sẽ bị ngăn trở rất nhiều. theo
quan niệm đạo lý, cái nghiệp tốt của một kiếp sống ở cõi trần không phải là thâu thập tiền tài
danh vọng, được giàu sang quyền quí, thậm chí không phải là có khả năng trí thức siêu việt,
thông minh tài trí hơn người, mà là có cơ hội phụng sự mỗi lúc càng dồi dào, rộng lớn hơn.
Nhờ đó con người trở thành một khí cụ hữu hiệu hơn của các Đấng Chơn Sư cao cả trong
công việc phụng sự nhân loại, cứu độ trần gian. Người nào biết tận dụng tất cả mọi khả năng
của mình để giúp đỡ kẽ khác với tấm lòng vị tha, vô kỷ, chắc chắn sẽ có nhiều khả năng
rộng lớn hơn, và sẽ được giao phó một công việc to tát hơn, một sứ mạng cao cả hơn trong
kiếp sau.
Trong kinh thánh, Đức Jesus có nói với một vài môn đồ: con đã trung -kiên phụng -sự trong
một vài việc nhỏ, ta sẽ đem đến cho con những trọng trách cao cả rộng lớn hơn, để con có
thể bước vào cõi phúc lạc của Chúa Trời.
Cõi phúc lạc của Chúa Trời, tức là niềm vui của Thượng Đế, vốn là ở nơi công việc sáng tạo
của Ngài. Đó là bởi vì Thượng Đế có một kế hoạch vĩ đại, gọi là cơ Trời, và cơ đó chính là
cơ Tiến hóa vậy.
Ngài đã lao mình tuyệt đối vào cái cơ Tiến hóa vĩ đại của muôn loài và đó là cái niềm vui bất
tận của Thượng Đế, cái niềm phúc lạc khi Ngài thực hiện cơ Tiến hóa và ban rãi tình bác ái
vô biên của Ngài trong vũ trụ càn khôn.
Vậy người nào có lòng mong ước muốn bước vào cõi phúc lạc vô biên của Thượng Đế,
nghĩa là muốn tham dự vào công việc xây dựng và bồi đắp cho cái cơ Tiến hóa và chia sẻ cái
niềm phúc lạc của công việc ấy, hãy nên tận dụng tất cả mọi khả năng của mình đang có để
góp phần xây dựng vào cái công việc phụng sự Thiên cơ.
Đó là bởi vì: Hiểu biết Thiên cơ và hợp tác với Thiên cơ, tức là bí quyết của Hạnh Phúc.

Chương hai
LUẬT NHÂN QUẢ
Quan sát về đời người ta thấy có:
-Sự chênh lệch, bất công, bất bình đẳng giữa loài người trên thế gian;
-Kẻ giàu, người nghèo, kẽ sang người hèn, kẻ thân hình khõe mạnh tốt đẹp, người tàn tật yếu
đuối.
-Kẻ giàu sang mà độc ác bất nhân, trái lại người hiền lương lại chịu bần cùng, khốn khó, tai
nạn, khổ đau.
-Có người sống cuộc đời thong thả sung sướng, mọi sự đều dễ dàng tốt đẹp, trái lại có kẻ lại
gian truân vất vả, chìm nổi ba đào.
-Người sống lâu trăm tuổi kẻ chết yểu chết non.
ề ể ế
Những sự chênh lệch trên đây là những điều bí hiểm của đời người, mà xưa nay các Triết
gia, Đạo gia đông tây vẫn từng cố gắng tìm cách giải đáp.
Có hai giả thuyết được đưa ra cho rằng sự chênh lệch ấy là do:
1-Ý muốn của Thượng Đế;
2-Sự ngẫu nhiên tình cờ.
Nhưng rốt cuộc vẫn không làm thõa mãn được lý trí, vì theo hai thuyết ấy thì đời người bị
chi phối bởi những sức mạnh bên ngoài mà con người không làm sao kiểm soát được.
Các Tôn – giáo có dạy về luật Nhân quả.
1/Cổ ngữ Trung hoa nói:
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Cao phi viễn tẩu dã nan toàn!.
2/Phật – giáo nói:
Nghiệp báo bám chặt lấy con người, như vết bánh xe bám sát chiếc xe bò trên đường lộ!.
3/Thánh kinh Gia – tô giáo nói:
Ngươi chớ lầm lạc: không ai có thể qua mặt được Chúa Trời, vì ai gieo giống nào sẽ gặt
giống nấy!.
4/Kinh sám hối Cao – Đài giáo dạy:
Người làm phước có khi mắc nạn,
Kẻ lăng loàn đặng mạng giàu sang,
Ấy là nợ trước còn mang
Duyên kia chưa dứt còn đang thưởng đền!.
Quan niệm khoa học:
1-Định lý của Newton:
Mỗi hành động đều gây nên một sức phản ứng với một sức mạnh tương đương và ngược
chiều.
Khoa học cho rằng toàn thể vũ trụ vật chất này là sự kết tinh của sức mạnh hay tinh lực, cái
tinh lực hay sức mạnh đó luôn luôn vận chuyển, biến hóa trong cõi Thiên nhiên, nhưng vẫn
luôn luôn tồn tại ở một dung lượng nhất định bất tăng bất giảm,(không suy giảm, không mất
mát đi đâu).
Luật Nhân quả(phạn ngữ: KARMA) có nghĩa là hành động.
Khi ta hành-động tức là ta làm vận chuyển cái sức mạnh thiên nhiên nó làm đảo lộn cái trật –
tự, thăng bằng của vũ- trụ. Vũ-trụ phải lập lại cái thăng bằng đó bằng cách phản ứng vào cái
nguyên nhân đã gây nên sự đảo lộn nói trên, tức là phản ứng vào con người của ta.
Tùy theo cái hành động của ta tốt hay xấu, mà luật Nhân Qủa báo ứng vào thân ta dưới hình
thức sướng hay khổ. Đó là nói về sự phản ứng của Luât Nhân Qủa trên địa hạt vật chất, hồng
trần, có thể cảm xúc được bằng giác quan của thể xác, chẳng hạn như để tay vào lửa thì
nóng, rờ cục nước đá thì lạnh. Điều này, khoa học đã thực nghiệm và biết rõ.
QUAN NIỆM CỦA HUYỀN – MÔN
Khoa Huyền- Môn còn nhận xét sự hành động và phản ứng của luật Nhân Qủa trên một
phạm vi rộng lớn bao la hơn. Cái trật tự, thăng- bằng của vũ- trụ luôn luôn bị đảo lộn do
nhiều động lực trong Ba cõi (Phật – Giáo gọi là Tam Giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới),
mà Khoa Huyền-Môn gọi là cõi Trần, cõi Trung giới và cõi Thượng giới.
Những động lực ấy là:
a/ Những hoạt - động thể chất thuộc về cõi Hạ- giới Hồng- trần;
b/ Những cảm - xúc, thuộc về cõi Trung-giới;
c/ Những tư - tưởng, thuộc về cõi Thượng-giới.
Đó là những sức mạnh tác động thường xuyên trong ba cõi, với một cường độ nặng nhẹ khác
nhau tùy nơi tính chất thanh trọc, cao thấp của mỗi cõi. Chúng có thể được thẩm định giá trị

ằ ố ể ế
bằng những con số, tiêu biểu cho cái mức độ mạnh yếu, nặng nhẹ của mỗi thứ quả báo tương
đương. Đó là những tỷ số 1, 5, 25, và 125 ghi trong bản sơ đồ dưới đây.
Trong đời sống hằng ngày, ta luôn luôn làm chuyển động cái sức mạnh của Trời-Đất trong
ba cõi trên:
Những hành động bằng xác thân của ta vận chuyển sức mạnh vật- chất ở cõi trần, với tỷ lệ 1
cho quả báo xác thân.;
Những cảm xúc, dục vọng bằng thể vía làm vận chuyển sức mạnh ở cõi Trung- giới, với tỷ lệ
5 cho quả báo trên địa hạt tình cảm.;
Những tư tưởng bằng thể trí làm vận chuyển sức mạnh ở cõi Thượng -giới với tỷ lệ 25 cho
quả báo trên địa hạt tư duy, và tỷ lệ 125 cho quả báo tốt lành trên điạ hạt tâm linh.
Nói chung, những hành động, cảm xúc, tư tưởng, hoài bảo, nguyện vọng của ta làm rung
chuyển những sức mạnh thiên nhiên trong Tam- giới, và tùy theo cách mà ta dùng những sức
mạnh đó để giúp đỡ hay làm ngăn trở sự tiến hóa của kẻ khác, mà chúng ta gây nên nghiệp
tốt hay nghiệp xấu. Và tạo hóa phải lập lại cái thế quân bình của Trời Đất tùy theo sự hành
động của ta trong ba cõi, bằng cách đem đến cho ta những báo ứng tương đương.
CÕI-GIỚI NHÂN QUẢ BIỂU TƯỢNG Tỷ SỐ
THƯỢNG-THIÊN Hoài bảo, Lý-tưởng Ngôi-sao 125
Nguyện-vọng
HẠ-THIÊN Tư-Tưởng Cảm-hứng Vòng tròn trắng 25
Vị-Tha : Thông
cảm hiểu biết
Tư-Tưởng Vòng tròn đen 25
Ích-kỷ : Chỉ-trích,
Chê-bai Ưu-phiền
TRUNG-GIỚI Thiện-cảm Vui-vẻ Tam-giác trắng 5
Ác-cảm Buồn-rầu Tam-giác đen 5
CÕI TRẦN Việc-lành Sung-sướng Hình chữ nhật 1
Việc-dữ Đau-khổ trắng 1
Hình chữ nhât đen

LUẬT NHÂN QUẢ TÁC ĐỘNG TRONG TAM GIỚI.


Mỗi sức mạnh vận chuyển đều mang lại kết quả tương đương ở mỗi cõi. Thí dụ:
1-Hai người cùng bố thí tiền gạo cho kẻ nghèo. Nhưng với những tâm trạng khác nhau:
-Một người cho với tấm lòng thương xót, người kia cho để đuổi ăn xin đi nơi khác đừng làm
bận rộn. Do tác động của luật nhân quả, cả hai người đều gặp được quả lành về vật chất(với
tỷ số 1), nhưng người thứ nhất sẽ được sự vui về tình cảm với cường độ gấp 5 lần nhiều hơn,
do tiêu biểu của tỷ số 5; còn người thứ hai không có gì.
2-Đứng trước một người đau khổ, ta có thể cho y một lời an ủi với tấm lòng thương, chớ
không có tiền bạc để cho y. Kết quả là ta sẽ có được một sự vui về tình cảm(tỷ số 5), nhưng
không có sự sung sướng vật chất.
3-Hành động tốt với những hậu ý phức tạp: tốt, xấu hay lẫn lộn có xấu có tốt. Thí dụ: Ba
người bỏ tiền ra làm việc từ thiện(cất trường học, nhà thương, hoặc công viên vì tiện ích
công cộng); với tâm trạng khác nhau:
a/ Thiện chí giúp đời;
b/ Ý định khoe khoang, để mong được ban thưởng tước vị, mề đai;
c/ Phức tạp cả tốt lẫn xấu, vừa giúp đời vừa ích kỷ, mong hưởng thụ kết quả, ham danh v.v...
Kết quả là ba người đều được hưởng một quả báo tốt lành về vật chất(với tỷ số 1), hoặc ở
kiếp này hoặc ở kiếp sau, vì cả ba người đều gieo cái nhân lành về vật chất như nhau là đem

ấ ố ấ
lại sự công ích cho công chúng, bất luận tâm trạng hay ý định của họ tốt hay xấu. Nhưng cái
động lực bên trong của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến tánh tình của họ một cách khác nhau, và
đem cho họ sự vui vẻ thoải mái hay sự lo âu, bất mãn về tinh thần.
Người A) –Được thêm một nguồn cảm hứng dồi dào, một sự vui về tinh thần, và hưởng
hạnh phúc do cái hoàn cảnh sung túc về vật chất của y đưa đến với cường độ 25 lân nhiều
hơn.
Người B) –Tự tạo cho y một tánh tình xấu xa, ích kỷ,hèn kém ở kiếp sau, và tuy được giàu
có sung mãn về vật chất, nhưng y vẫn bất mãn ưu phiền và thiếu hạnh phúc( cường độ bất
mãn mạnh gấp 25 lần, tuy lên xe xuống ngựa, nhưng trong lòng vẫn xốn xang phiền muộn).
Người C) –Gặt hái kết quả tương đương, lẫn lộn có tốt có xấu(quả báo với tỷ số 25 tùy mỗi
trường hợp).
4-Trường hợp người có hoài bảo tâm linh: người có nguyện vọng giúp đời, phụng sự nhân
loại, và thể hiện cái nguyện vọng của mình bằng những hành động vị tha, bác ái, làm những
công quả từ thiện để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân sinh, sẽ tạo nên một quả báo lý
tưởng trên địa hạt tâm linh, với một cường độ mạnh mẽ gấp 125 lần mỗi hành động trên địa
hạt vật chất hồng trần. đó là trường hợp của những bậc chân tu, thánh thiện, làm mọi việc
lành, dứt mọi việc ác, luôn luôn phóng tư tưởng lành, ban rãi khắp chúng sinh với một lời
đại nguyện cứu độ trần gian trong kiếp này và mọi kiếp lai sinh. Những vị ấy có thể là những
tu sĩ hành khất, không nhà cửa, gia đình, đi ta bà thế gian(như các tu sĩ bên Ấn- Độ) nhưng
gương mặt luôn luôn toát ra một niềm an lạc tuyệt vời khôn tả. Đó là vì họ gặt hái những quả
báo tâm linh rất tốt lành với tỷ số 125 nói trên.
Có ba loại nghiệp quả:
Nếu ta quan sát cuộc đời chung quanh ta, thì thấy đời người phần nhiều những quả xấu nhiều
hơn quả tốt, nghĩa là ta thấy sự cực- khổ vất vả, buồn rầu nhiều hơn là sự dễ chịu, thoải mái
và vui vẻ.
Trong giai đoạn tiến hóa của nhân loại hiện thời, mỗi người trong chúng ta tích lũy những
nghiệp xấu nhiều hơn nghiệp tốt, chúng ta tạo những nguyên nhân gây sự đau khổ nhiều hơn
những nguyên nhân gây sự sung sướng; bởi vì trong những kiếp trước chúng ta đã sống cuộc
đời ích kỷ hại nhân hơn là sống cuộc đời tốt lành, nhân đức.
Nếu trong kiếp này tất cả nghiệp xấu của quá khứ đều đổ dồn vào thân ta để cho ta phải trả
cho hết, thì cuộc đời hiện tại sẽ gồm bao nhiêu sự buồn thảm đau đớn mà ta sẽ không có đủ
sức để chịu đựng nổi, và sẽ bị đè bẹp bởi những quả báo quá nặng nề.
Để cho con người có thể tiếp tục tranh đấu trên trường đời và có triển vọng cải tiến cuộc đời
của họ, Tạo hóa có cách điều chỉnh Luật nhân quả cho mỗi linh hồn khi họ đầu thai xuống
cõi trần.
Nghiệp quả có ba thứ:
1 Cộng nghiệp(Phạn ngữ: Sanchita): gồm những nghiệp quá tích tụ từ nhiều kiếp. Trong
nhiều kiếp quá khứ kể từ khi mới chuyển từ kiếp thú sang làm người, con người hãy còn
nhiều thú tánh nên tự nhiên là tạo nghiệp xấu nhiều hơn tốt. Bởi đó, cái cộng nghiệp của mỗi
người đều rất nặng nề do những hậu quả xấu dồn dập từ nhiều kiếp kể từ khi vô thủy đến
nay. Để điều chỉnh cái khối cộng nghiệp này, Tạo Hóa định cho con người chỉ phải trả có
một phần nghiệp quả trong mỗi kiếp đầu thai, kỳ dư còn giữ lại trong khối cộng nghiệp của
họ để trả lần lần trong những kiếp sau. Vì nếu không như vậy, con người phải trả những
nghiệp quả nặng nề quá sức mình, ắt là không thể chịu nổi, có khi phải chết toi mạng.
2 Định nghiệp(Phạn ngữ: Prarabda) Tức là phần nghiệp quả mà Tạo Hóa đã định cho mỗi
người phải trả trong một kiếp. Đó tức là “quả mùi”, sẵn sàng báo ứng và không thể tránh
khỏi, mà ta phải trả cho hết trong kiếp này.
3 Tân nghiệp(Phạn ngữ: Agami) Tức là nghiệp quả mới mà ta đang tạo nên mỗi ngày trong
cuộc đời hiện tại. Trong khi ta đang lo trả định nghiệp chưa xong, thì hằng ngày ta lại gây
nhân tạo quả thêm nữa. Những nghiệp mới này (gọi là Tân nghiệp) sẽ cộng chung lại với
khối cộng nghiệp để cho ta phải trả trong những kiếp tương lai.
Vấn đề sửa đổi nghiệp qủa. Quyền Tự Do Hành Động. (Libre Arbitre)
Tạo hóa phú cho con người quyền Tự Do Hành Động để tự mình cải tiến, sửa đổi số mạng
tương lai của mình cho dở hóa ra hay, xấu trở nên được tốt. Chính sự tự do hành động sẽ
định đoạt cái Tân Nghiệp của ta về sau này.
Định nghiệp cũng có 3 thứ:
Nghiệp nặng: (bất đắc kì tử, tử vì đao kiếm...) Nhất định phải trả, không thể thay đổi hay
tránh được.
Nghiệp nhẹ: (thị phi khẩu thiệt, khắc khẩu, xung khắc trong gia đình, bị ngờ vực, vu khống,
dèn xiểm, vv...) Có thể tránh được bằng một sự nhường nhịn, nhẫn nhục với một tinh thần
thông cảm, và sự ban bố tình thương.
Nghiệp lưng chừng: (không nặng không nhẹ) Chẳng hạn như sinh ly tử biệt, gia đình ly tán,
tổn thất tiền tài, tán gia bại sản, sụp đổ cơ nghiệp, tai nạn thương tật, yếu vong...
Nếu biết tu thân tích đức, lấy ân báo oán, làm việc từ - thiện, hy sinh tiền tài công khó để cố
gắng giúp đời, có thể tránh được nếu như không hoàn toàn thì cũng một phần lớn, và làm
cho quả báo được nhẹ bớt đi.
Ba thứ quả báo này ví như sức mạnh của trái phá, hay trái túc cầu, hay của quả bong
bóng của con nít chơi.
Đạn trái phá (quả nặng) không thể đỡ được.
Qủa túc cầu (quả vừa hơi nặng) có thể dùng sức đỡ cho nó vẹt đi nơi khác.
Trái bong bóng (quả nhẹ) có thể đỡ được dễ dàng.
ĐIỀU CHỈNH NGHIỆP QUẢ
Cộng nghiệp
Định nghiệp
Tân nghiệp
Cộng nghiệp:
Nghiệp quả con người tạo ra từ nhiều kiếp không phải là một điều giản dị, mà là vô cùng
phức tạp.
Có những thứ nghiệp quả nặng nề và phức tạp đến nỗi ta không thể trả dứt trong một kiếp,
với một thân xác nhất định, mà cần phải trả trong nhiều kiếp mới dứt.
Ta có những duyên nghiệp nợ nần đối với những linh hồn khác nhau và tất cả những linh
hồn này sẽ không đầu thai cùng một lúc ở một địa phương hay một quốc gia. Có thứ nghiệp
quả phải trả trong một quốc gia nhất định, hay ở một vị trí xã hội đặc biệt, trong khi đó thì ta
lại còn có những nghiệp quả khác cần phải trả ở vào một quốc gia khác, hay ở vào một hoàn
cảnh khác.
Thí dụ:Có người đầu thai qua bên Tàu, bên Ấn Độ, hay bên Âu, còn mình đầu thai ở Việt
Nam.
II. ĐỊNH NGHIỆP:
Vì lẽ đó, chỉ có một phần của khối Cộng -Nghiệp được phân định cho ta phải trả
trong một kiếp. Mà vì lẽ nghiệp quả báo ứng thật vô cùng phức tạp, nên cần có sự giám sát,
điều khiển của những Đấng cao cả có một sự Minh triết vô biên, một khối ốc thông minh
sáng suốt tuyệt vời. Đó là những Đấng cầm cân nghiệp quả, hay cầm cân tội phước, sách
Tàu gọi là những Đấng Nam Tàu Bắc Đẩu, có quả vị rất cao đến bậc Bồ - Tát.
1.Dưới sự dìu dắt, điều khiển của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Qủa (Lipika), một linh
hồn được dẫn dắt cho đầu thai vào một chủng tộc hay giống dân nhất định, một quốc gia,
một gia đình nào đó, với một xác thân như thế nào để thuận tiện cho y trả dứt một số nghiệp
quả nhất định trong một kiếp lai sinh.

ế ố
Những nghiệp quả đó sẽ quy định thời gian của kiếp sống mới là bao nhiêu năm, đem
đến cho y một cái thể xác mới với những đặc tính, những quyền năng và khuyết điểm như
thế nào. (Thể xác là một khí cụ trả quả trực tiếp và hiệu quả nhất).
Thí dụ: Thể xác mạnh khỏe, tốt lành, hay bệnh tật yếu đuối, hoặc mang phế tật như
đui què, câm điếc, liệt bại, hoặc mắc bệnh nan y vv... với những đặc tính như thông minh
hay ngu đần vv...
2.Các ĐẤNG CẦM CÂN NGHIỆP QUẢ cũng xếp đặt cho ta gặp gỡ những linh hồn mà ta
đã có kết nạp nhân duyên cùng nợ nần ở kiếp trước như thân bằng, quyến thuộc, vợ chồng,
bè bạn và kẻ thù, đặt để ta vào những hoàn cảnh xã hội tương xứng, với những ưu điểm và
khuyết điểm của nó, và đem đến cho ta những điều vui sướng hay đau khổ, thành công hay
thất bại, may mắn hay rủi ro trong đời sống hằng ngày.
Tất cả những thứ đó gồm lại thành cái định nghiệp, tức cái phần nghiệp quả mà ta phải trả
dứt trong kiếp hiện tại. mặc dầu ta bị định nghiệp chi phối, nhưng tạo hóa cũng phú cho ta
cái ý chí tự do, hay cái quyền tự do hành động để tự mình cải tiến lấy bản thân mình và thay
đổi được phần nào cái số phận an bài, cho dở hóa ra hay xấu trở nên tốt được.
 
III- CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG ĐẤNG CẦM CÂN NGHIỆP QUẢ
Đó là những Đấng Cao Cả giữ gìn những ký ức về nghiệp quả của nhân loại, có nhiệm vụ
dìu dắt, và điều chỉnh sự hành động phức tạp của Luật Nhân Quả.
Những Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả biết rõ nghiệp quả của mỗi người, và với sự sáng suốt vô
biên, các Ngài chọn lựa và phối hợp những nghiệp quả cần thiết để gồm thành cái định
nghiệp của mỗi kiếp sống của linh hồn ở cõi trần.
Ý Niệm :
Các Ngài đã quan niệm sẵn trong trí rằng linh hồn sắp đầu thai phải có một thể xác như thế
nào để có thể biểu lộ những khã năng cùng những sở trường, sở đoản của nó.
Sự hợp tác của các Thiên Thần(Chư Thiên)
Ý niệm đó mới được đưa ra cho các Đấng Đại Thiên Thần, những vị này mới phát họa ra
một cái kiểu mẫu của cái xác thân đó với đầy đủ mọi chi tiết, như khỏe mạnh hay ốm yếu,
đẹp đẽ, khôi ngô hay thô kệch xấu xí, thanh sắc mỹ lệ, hình thù cân đối hoặc mang lấy
những thương tàn phế tật...
3- Kế đó mới giao cho một vị tiểu Thiên Thần dưới hệ thống chỉ huy của các Ngài, để làm
một cái khuôn giống y như cái kiểu mẫu nói trên. Cái khuôn ấy tức là cái phách, dùng làm
khuôn mẫu cho sự tượng hình của bào thai. Xác thân của đứa hài nhi sẽ do khí huyết của
người mẹ nung -đúc nên và chịu ảnh hưởng của sự di truyền về phần thể xác.
Cái phách làm bằng chất dĩ thái hồng trần( do 4 lớp dĩ thái của cõi trần hạ giới) mà vị tiểu
Thiên Thần chọn lọc để làm cái khuôn rồi mới đem gắn vào bụng người mẹ, trước khi bào
thai tượng hình. Lần lần bào thai mới lớn lên theo cái khuôn đã đúc sẵn để tạo nên xác thân
của đứa trẻ( điều này là phần huyền bí vô hình của sự sinh sản, mà khoa học không hề biết
chi cả. Nó cũng cho ta thấy có sự hợp tác của các vị Thiên Thần trong vấn đề sinh sản).
4- Đồng thời các vị Thiên Thần cũng chọn lựa một giống dân, một quốc gia và một gia đình
nào với những điều kiện thích nghi để tạo nên một hoàn cảnh tương xứng cho linh hồn sắp
đầu thai trong giai đoạn đầu của kiếp sống ở dưới trần.
 
ĐỊNH HƯỚNG của sự DI -TRUYỀN
Huyết thống di truyền của cha mẹ sẽ tạo nên những yếu – tố đặc biệt cho xác thân, như một
khối óc thông minh hay ngu đần, cơ cấu tổ- chức thần kinh lành mạnh hay suy yếu, những
bệnh tật hay những khả năng bẩm chất di truyền. Một linh hồn đã phát triển được ở những
tiền kiếp những đặc tính về trí huệ hay tâm linh cần được biểu lộ qua một thể xác đặc biệt, sẽ
ắ ầ ế ố ề
được dẫn dắt cho đầu thai vào một gia đình với một giòng huyết thống di truyền, thích nghi
với những đức tính đó.
1-Thiên Tài về Âm nhạc
Một linh hồn với những khả năng đặc biệt về âm nhạc sẽ đầu thai vào một gia đình có
truyền thống về âm nhạc. Giòng máu di truyền của gia đình này sẽ tạo cho y một cái thể
phách và một thể xác đặc biệt thích nghi cho sự nhu cầu về âm nhạc.
Một nhạc sĩ sẽ cần dùng một thần kinh hệ rất tinh vi, một sự nãy nở đặc biệt của những tế
bào trong lỗ tai để có một thính giác vô cùng bén nhạy,với những đầu ngón tay đặc biệt vô
cùng nhạy cảm để tác động lên các phím đàn v.v...
2-Thiên Tài về Toán Học.
Nếu linh hồn sắp đầu thai trước kia đã từng là nhà toán học lỗi lạc, và sẽ trở nên một kỳ tài
về môn toán pháp trong kiếp này, thì những yếu tố tạo nên bộ óc thông minh về toán học sẽ
xuất hiện trong khi cái bào thai tượng hình trong bụng mẹ.
3-Linh Hồn Sa Đọa.
Những người có tâm hồn sa đọa, với nhiều dục vọng thấp hèn trong dĩ vãng chẳng hạn như
say sưa rượu chè, sẽ được dắt dẫn cho đầu thai vào một gia đình trụy lạc, bê tha, với những
cha mẹ say sưa, có cái xác thân nặng nề ô trọc. Sự di truyền huyết thống của gia đình này sẽ
tạo cho linh hồn mới đầu thai một thể xác bệnh tật, với bộ thần kinh hệ suy yếu, do sự say
sưa chè chén của cha mẹ truyền lại cho y.
4-Thương Tàn Phế Tật.
Nếu một linh hồn sắp đầu thai cần phải trải qua cái kinh nghiệm về sự tật nguyền khốn khó,
để làm thức động cái sức mạnh tinh thần bên trong, hoặc chịu đau khổ để tinh luyện cái bản
chất của mình, thì những yếu tố thích nghi sẽ xuất hiện, để đem đến cho y một thể xác yếu
đuối, bệnh hoạn, hoặc đui què, câm điếc, hay mang những phế tật nọ kia (do các vị Thiên
Thần tạo nên cái phách xiêu vẹo, méo mó, lệch lạc, làm cái khuôn đúc sẳn).
Thí dụ: trường hợp bà Henlen Keller, một phụ nữ Mỹ, vừa mù, vừa câm lại vừa điếc, nhưng
đã đậu bằng Tiến Sĩ và làm chủ tịch hội người mù trên thế giới.
5-Kết luận.
Tùy theo công việc mà linh hồn phải làm trên thế gian, mà các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả
chọn lựa những yếu tố thích nghi để tạo nên cái thể xác:
a/Sự can đảm, dũng cảm, mạo hiểm cho những nhà thám hiểm khai phá những vùng đất
mới;
b/Năng khiếu linh cảm, trực giác thông linh cho những nhà bói toán, đồng cốt, tiên tri, hoặc
những người có thể giúp đỡ nhân loại bằng sự cảm thông với cõi giới siêu hình;
c/Một yếu tố chướng ngại cho những người sẽ tiến hóa bằng sự đau khổ, bệnh tật.
Với một sự Minh triết và lòng Bác Ái vô biên, nhưng không hề suy chuyển một đường tơ kẽ
tóc đối với luật công bằng, Các Ngài tạo cho một linh hồn một cái xác thân tốt đẹp mạnh
khỏe, và cho một linh hồn khác một cái thể xác yếu đuối kém hèn, tùy theo nghiệp duyên
của họ.
Các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả không thưởng cũng không phạt, các Ngài chỉ điều chỉnh
những nghiệp quả quá khứ của mỗi người, và sắp đặt phân phối lại khối định mệnh cho mỗi
kiếp để giúp cho mỗi người tiến thêm một bước trên con đường tiến hóa.
Những gì các Ngài ban cho mỗi người, vui buồn, may rủi, sướng khổ, lành dữ, Các Ngài
không có dụng ý thưởng phạt ai cả, mà chỉ dìu dắt chúng ta tiến gần thêm một bước đến cái
mục đích Toàn -Thiện.
IV-Vấn đề Định mệnh và tự do hành động.
Sự hiểu biết sai lầm và nông cạn về luật nhân quả có ảnh hưởng tai hại, làm cho người ta
chịu bó tay trước số mạng và nói: ‘đó là nghiệp quả của tôi, tôi phải chịu chớ không làm sao
hơn!.
ế ẳ ế ề ấ
Như thế chẳng khác nào như một người kia, vừa mới biết qua về luật hấp dẫn
(GRAVITATION), muốn đi lên lầu nhưng lại ngồi bệt xuống đất và nói :’vì cái sức nặng của
thân mình tôi rút tôi vào trung tâm địa cầu, nên tôi không thể vượt cầu thang này để lên tầng
lầu trên !’
Y quên rằng thân mình y có trọng lực kéo y xuống thấp, nhưng y lại cũng có cái ý chí Tự Do
và sức bắp thịt của hai chân để cho y sử dụng nếu y muốn lên tầng lầu trên.
Luật nhân quả cũng hành động y như vậy ; Một đàng thì có luật nhân quả, nhưng ngược lại,
Tạo Hóa còn phú cho con người cái ý chí Tự Do để cho y sử dụng mà sửa đổi hoàn cảnh, tức
là sửa đổi nghiệp quả.
Số tử vi là số mạng con người.
Sự đoán số tử vi không hẳn là đúng luôn luôn hết 100%, vì người ta không biết được hết tất
cả những yếu tố có ảnh hưởng đến vận mạng con người.
Một lá số tử vi chỉ những hậu quả của quá khứ hiện ra nơi tánh tình, khuynh hướng hoàn
cảnh v.v... của một người. Nhà chiêm – tinh có thể đoán khá đúng một vài trường hợp hay
hoàn cảnh xảy ra trong đời người, nhưng y không thể biết đương số sẽ có phản ứng như thế
nào đối với hoàn cảnh đó.
Nếu đương số là người có ý chí kém cỏi, yếu ớt, thì sự phản ứng rất ít, và hoàn cảnh của y sẽ
không thay đổi nhiều. Trái lại, nếu y là người có ý chí mạnh mẽ, đem hết sức mạnh tinh thần
để chống lại nghịch cảnh, thì sự phản ứng đó rất lớn và có thể làm đảo lộn tất cả mọi sự tiên
đoán về số mạng. Vậy mới có câu :”Nhân định thắng Thiên” “Đức năng thắng số”, “Có trời
mà cũng có ta”, “Tận Nhân Lực Tri Thiên mạng”.
Khoa Chiêm – Tinh cũng có câu ngạn ngữ :
“Người khôn làm chủ tinh tú của mình, kẻ dại chịu lệ thuộc ngôi sao của họ”, vì “Tinh Tú
chỉ cho thấy cái khuynh hướng của cuộc đời chớ không buộc ta chấp nhận!.(Astra
inclinatum non necessitatum).
V-NGHIỆP QUẢ CÔNG CỘNG.(Karma collectif)
Những tai nạn lớn như bão lụt, động đất, hỏa tai, lật xe, chìm tàu, chiến tranh loạn lạc v.v...
có thể là một cơ hội cho ta trả trước một phần nghiệp quả xấu trong khối cộng nghiệp, không
có định trong kiếp này.
Trong một cơn thiên tai biến động có nhiều người chết, thì có ba trường hợp xảy ra :
1/-Trong định nghiệp của nạn nhân, có cái quả báo “Bất đắc kỳ tử”. Người ấy đến kỳ phải
trả, nên chết trong tai nạn.
2/-Số Bất Đắc Kỳ Tử không có trong định nghiệp, tức là không có trong kiếp này, nhưng lại
có trong khối cộng nghiệp, tức là phải trả trong một kiếp tương lai. Trong trường hợp này,
đương sự thường là một linh hồn tiến hóa, có nhiều triển vọng giúp đời trong tương lai, nên
Các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả giải tỏa cái quả này cho y chết trong tai nạn để cho y trả
dứt một nghiệp cũ, nó có thể làm ngăn trở sự tiến hóa của y trong tương lai. Như vậy là có
sự điều chỉnh cấp thời và ngay tại chỗ.
3/-Trong cộng nghiệp và Định nghiệp đều không có cái số Bất Đắc Kỳ Tử. Đương sự đi trễ
tàu, trễ xe, hoặc hủy bỏ chuyến đi vào giờ phút chót, và thoát nạn một cách mầu nhiệm.
 
ÁP DỤNG LUẬT NHÂN QUẢ
Con người có thể làm chủ lấy vận mạng của mình.
Luật nhân quả nói chung có 3 nguyên tắc :
1/- Tư tưởng tạo nên Tánh Tình.
2/- Lòng Ham muốn tạo nên Cơ Hội,
3/- Hành Động tạo nên Hoàn Cảnh.
I-Tư tưởng tạo nên Tánh Tình :
a/Ảnh hưởng đối với cá nhân : Trong con người, tánh tình gồm cả những đức tánh và khả
năng về trí tuệ. Thánh kinh Ấn Độ và Kinh Phật đều có dạy : “tư tưởng tạo nên con người”,
và “tư tưởng con người thế nào thì con người thế ấy”, Thánh Kinh Gia Tô Giáo cũng dạy
rằng : “kẻ nào thù ghét người đồng loại tức là một kẻ sát nhân”.
Khi tư tưởng của ta trụ vào vấn đề gì, tức là ta phát ra một sự rung động với một tốc độ đặc
biệt, và nếu tư tưởng ấy càng tiếp diễn thì cái trí của ta càng rung động theo một nhịp đó,
cho đến khi thành thói quen. Các Tôn Giáo đều dạy ta cần phải tập lấy một đức hạnh tốt
bằng cách bắt tư tưởng ta hằng ngày phải trụ vào đó, cho đến khi trở nên thói quen, và đức
tính kia trở thành sự thật. (Phật Giáo gọi là quán tính, hay trì quán.)
Muốn được như thế, ta cần phải chăm chú tư tưởng đến đức tánh ấy trong vài phút mỗi buổi
sớm mai, và tập như thế cho đều đặn, cho đến khi thành thói quen và ta nhiễm được đức tính
ấy.
Dần dần ta sẽ tập đến những đức tính khác. Như thế, ta có thể dùng tư tưởng tạo nên tánh
tình, với một kết quả chắc chắn, cũng như người thợ hồ dùng từng viên gạch xây nên bức
tường vậy. Tánh tình của ta kiếp này như thế nào là do nơi tư tưởng của ta đã tạo nên từ kiếp
trước, và với những tư tưởng của ta hiện nay, ta đang chuẫn bị một đời sống trên cõi thượng
giới sau khi ta chết. Ở cõi thượng giới, những tư tưởng, hoài bão của ta sẽ được chuyển biến
thành những khả năng và đức tính cho kiếp sau.
Những nguyện vọng, hoài bão trong kiếp này sẽ trở nên những khả năng trong kiếp sau, còn
ý chí phụng sự, giúp đời sẽ trở nên căn bản đạo đức tâm linh.
b/Ảnh hưởng đối với người khác :Những tư tưởng của ta phát ra sự rung động và có hình thể
gọi là “hình tư tưởng” (forme-pensee). Những hình tư tưởng đó, thường có lẫn lộn với dục
tính, nên nó có pha trộn với một ít chất khí của cõi trung giới, thành những hình tư tưởng
hỗn hợp cả hai tính chất hạ-trí và dục vọng (Kama-Manas).
Những hình tư tưởng này nếu được tăng cường sinh khí bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần và
cứ tiếp diễn hằng ngày, sẽ trở nên những thực thể tâm linh có một đời sống riêng biệt, nhưng
vẫn còn dính liền với ta bằng một sợi dây từ khí. Những tư tưởng thương yêu hay thù
nghịch, nếu được phóng ra thường xuyên liên tục với một cường độ mãnh liệt, sẽ ảnh hưởng
đến người khác, như thế, chúng tạo nên những dây nghiệp duyên giữa ta với những người
kia, và ảnh hưởng không ít đến tương lai của ta.
Do đó, mà nhiều người bị kết hợp lại với nhau bởi những sợi dây duyên nghiệp nó ràng buộc
họ trong những kiếp sau, nó làm cho ta có những sợi dây thân quyến, bạn bè hay kẻ thù, nó
đến cho ta những người phụ trợ giúp đỡ, hay những người phá hoại, ngăn trở cuộc đời của
ta, những người thương mến ta hay ghét bỏ ta trong kiếp này một cách vô duyên cớ, mặc dầu
ta không có làm gì để xứng đáng với tình thương hay sự thù nghịch đó.
Như thế, ta thấy có một nguyên tắc chung : trong khi những tư tưởng tạo nên tánh tình của
ta, chúng cũng có ảnh hưởng đến người khác và tạo nên những người thân hay người thù của
ta trong tương lai.
Bởi vậy, trong tất cả mọi pháp môn tu luyện, sự kiểm soát tư tưởng là một điều rất quan
trọng, cần được thực hành trước khi bắt đầu công phu tọa thiền.
II- Lòng ham muốn tạo nên cơ hội:
Lòng ham muốn là một động lực rất mạnh đưa đến kết quả là sự hành động. Lòng dục vọng
biểu lộ dưới hai hình thức : Yêu hay ghét . Lòng ham muốn tạo nên giữa ta và cái vật mà ta
ưa thích một sợi dây liên lạc bằng từ khí, và hấp dẫn ta đến gần vật ưa thích cũng như đá
nam châm hút sắt vậy. Mặc dầu ta có thể gặp trở ngại, khó khăn, nhưng sự ham muốn đó rốt
cuộc sẽ được thỏa mãn có khi ngay tại kiếp này, có khi trong những kiếp sau.
1/- Ảnh hưởng đến kiếp sau :

ố ế ố
Lòng ham muốn và dục vọng quyết định đời sống của ta ở cõi trung giới và tạo cái vía tương
lai của ta trong kiếp sau. Những dục vọng thấp hèn xấu xa sẽ ghi dấu vết lại xác thân của ta
trong kiếp sau và là nguyên nhân của những chứng bệnh đau óc, bệnh thần kinh, hay tật
nguyền hoặc quái thai.
2/- Ảnh hưởng đến kẻ khác :
Những dục vọng như yêu hay ghét, là những sợi dây duyên nghiệp ràng buộc ta với kẻ khác
một cách chặt chẽ. Những hình tư tưởng đầy dục vọng của ta ảnh hưởng đến kẻ khác và
quyết định những người thân và thù chung quanh ta ở kiếp sau.
Tạo hóa không thiên vị hay ruồng bỏ một ai. Ai gieo giống nào sẽ gặt giống nấy. Hiểu luật
nhân quả, ta sẽ không còn ganh tị, oán hờn hoặc nguyền rủa số mạng, hay than trách tạo hóa
bất công.

Luật Nhân Quả


Nhân Quả
(Kiếp-trước) (kiếp-hiện-tại)
Việc lành tạo nên hoàn cảnh tốt
Việc dữ tạo nên hoàn cảnh xấu
Hoài bão, mong muốn tạo nên khả năng
Tư tưởng tốt lành tạo nên Đức tánh
Thành công đem lại Hứng khởi
Kinh nghiệm đem lại Minh triết
Đau khổ đem lại Lương tri
Chí nguyện giúp đời vun bồi ý chí tâm linh
Nghiệp quả gia đình
Những dây duyên nghiệp đó, nếu kết chặt bằng tình thương, thì không bao giờ đứt mà sẽ tồn
tại mãi mãi. Còn trái ngược lại, nếu có sự đố kỵ ganh ghét giữa hai linh hồn, thì qua kiếp
sau, dây duyên nghiệp đó sẽ đứt chớ không nối lại được nữa.
Sự thay vị đổi ngôi trong liên hệ gia đình trãi qua nhiều kiếp có mục đích chuyển biến, thanh
lọc tình thương từ vị kỷ đến vị tha. Thí dụ : Tình vợ chồng khắn khít dù sau vẩn còn có khía
cạnh tình dục, chiếm hữu, vị kỷ. Khi nó chuyển qua tình cha con hay anh em trong kiếp sau,
tình thương ấy đã loại bỏ tình dục, chiếm hữu mà trở thành vô kỷ, vị tha hơn, để lần lần sẽ
tinh luyện đến mức thanh cao như tình quốc gia dân tộc, của những nhà ái quốc, lãnh đạo
quần chúng. Sau cùng, nó sẽ được thăng hoa thành mối tình bác ái, bao la, đại đồng của một
vị cứu thế đối với nhân loại.
Bà Annie Besant nói rằng mỗi người mà ta gặp gỡ, tiếp xúc và liên lạc trong kiếp này đều là
những người quen cũ trong những kiếp trước. Ít có khi ta gặp một người mà ta không hề có
gặp gỡ từ kiếp trước bao giờ. Những dây nhân duyên chắc chắn và bền bỉ nhất thường được
tạo nên bởi tình thương, vong kỷ vị tha, và không thể nào bị cắt đứt.
Nghiệp của quốc gia
Nghiệp quốc gia áp dụng cho mỗi quốc gia nói chung, và cho những dân tộc gồm thành phần
của quốc gia đó.
a/- Quốc Gia :
Mỗi quốc gia có vai trò đặc biệt phải đóng góp cho sự tiến hóa và hạnh phúc chung của nhân
loại. Tùy theo hành động ích kỷ hay vị tha của chính phủ liên hệ mà mỗi quốc gia tự tạo cho
mình cái vận mạng suy vong hay thái bình thạnh trị. Không một quốc gia nào có thể tồn tại
nếu họ xâm phạm tình huynh đệ đại đồng của nhân loại.
b/- Các Dân Tộc :
Nghiệp quả của các quốc gia được liên hệ qua sự trung gian của những người công dân của
mỗi nước. Họ là những khí cụ cho sự tiến bộ hay suy vong của quốc gia họ.
ầ ể
Theo lệ thường, một người đầu thai vào một chủng tộc nào đó để khai mở những đức tính
đặc biệt của chủng tộc ấy, Đồng thời, mỗi người tùy nghiệp quả của mình, mà chuyển kiếp
vào những quốc gia với những hiện tình tốt hay xấu để trả quả cho họ. Vì lẽ đó, một quốc
gia đang hồi suy sụp sẽ hấp dẫn những linh hồn chưa tiến hóa và những người lãnh đạo bất
tài, làm cho quốc gia ấy càng sụp đổ mau chóng. Trái lại, một quốc gia đang hồi hưng thịnh
sẽ hấp dẫn cho những linh hồn tiến hóa để có những nhà lãnh đạo tài ba siêu việt và nhờ đó
sẽ được thái bình thạnh trị.
Trong trường hợp các quốc gia, người ta có thể tìm thấy sự hành động của luật nhân quả
trong lịch sử của những quốc gia đó.
Vấn đề này rất quan trọng, vì nếu ta khám phá được những nguyên nhân của mọi sự đau
khổ, thất bại, hoặc sự thắng trận thành công của một vài quốc gia trong thời chiến tranh, và
sự an toàn bất khả xâm phạmcủa một vài nước khác cũng trong cuộc chiến tranh đó, thì ta sẽ
biết được cái chìa khóa, cái bí quyết của sự an toàn và con đường hòa bình thế giới.
Theo luật nhân quả, các quốc gia và những nhà lãnh đạo những quốc gia đó tạo nên vận
mạng của họ và chính những hành động của họ trong quá khứ đã quyết định sự thắng bại,
tồn vong của họ trong thời buổi hiện nay.
Nói tóm lại, một quốc gia, cũng như một cá nhân, đã gieo giống nào thì phải gặt quả nấy,
Không một quốc gia nào có thể sống còn nếu họ có những hành động tàn bạo xâm lăng đối
với những quốc gia khác, vì như thế tức là họ vi phạm luật công bằng và bác ái của Đấng
Hóa Công. Thuận với Thiên Cơ thì sống còn, mà nghịch với Thiên Cơ ắt là bại vong vậy.
...oOo...
Những khía cạnh Đặc biệt của luật nhân quả
Vụ bom nguyên tử ở Nhật Bản.
Có người tự hỏi rằng trong những tai nạn lớn, như trong vụ nổ bom nguyên tử ở hai
thành phố Hiroshima, và Nagasaki bên Nhật Bản năm 1945, có đến hàng trăm ngàn người
chết, vậy trong số đó có những kẻ chết oan hay không?
Thật ra trong vụ thả bom nguyên tử đó không phải tất cả đều chết hết, Có một số người chết
liền tại chổ, một số người bị thương nặng, ít lâu sau mới chết, Cũng có một số bị thương
nặng mà không chết nhưng trở nên những người tàn phế, hoặc chỉ bị thương nhẹ, cấp cứu
kịp thời nên được sống sót. Ngoài ra, có những người ở cách xa nơi thả bom, không bị thiệt
hại gì, và cũng có nhiều người lại được hưởng lợi nhờ sự thả bom đó nữa vì về sau người ta
kiến thiết lại những đô thị bị tàn phá, họ được ở nhà tốt, và có công ăn việc làm, v.v...
Vậy thì trong những kẻ nạn nhân của vụ thả bom nguyên tử ở Nhật không phải đều bị thiệt
hại như nhau. Những sự thiệt hại đó nặng hay nhẹ, hoặc lưng chừng, và trái lại cũng có kẻ
hưởng lợi. Đương nhiên cũng có những người bị chết oan, nhưng trong những trường hợp
đó, thì nghiệp quả của họ sẽ được điều chỉnh ngay tức khắc cho họ đi đầu thai ngay cấp thời,
để cho họ khỏi bị thiệt thòi và khỏi mất thời giờ. Như thế, luật nhân quả báo ứng tùy nghiệp
duyên của mỗi người mà thưởng phạt một cách rất công bằng, không có một mảy may sơ
sót.
Yếu tố cấu tạo nghiệp quả
Như trên đã nói, cái nghiệp quả gây ra nặng hay nhẹ là tùy nơi cái động lực bên trong nó
thúc đẩy mỗi hành động của ta. Chính cái động lực đó mới là phần chủ động vì nó thuộc về
phần tình cảm và lý trí (với tỷ số 5 và 25) còn quan trọng hơn sự hành động, thuộc về phần
thể xác (tỷ số 1).
Cũng một việc giết người, nhưng nếu kẻ sát nhân có mưu toan, có tính trước (Premeditation)
cố ý phạm đến tánh mạng của kẻ khác, thì y gây ra một cái nghiệp rất nặng nề, Còn nếu y
giết người trong cơn giận dữ, lỡ tay đánh quá trớn, đến lúc hối hận thì việc đã rồi, thì y gây
nên một cái nghiệp nhẹ hơn cái nghiệp nói trên. (Nguyên tắc này cũng được luật pháp thế
gian công nhận).
ầ ầ ổ
Một người cầm dao phân thây kẻ địch làm trăm mãnh, với một vị lương y cầm dao mổ xẻ
bệnh nhân, cả hai đều làm một việc giống nhau. Nhưng người trên gây một cái nghiệp rất
xấu vì hành động của y do sự thúc đẩy của lòng thù oán, uất hận, cố làm sát hại để thõa lòng
thù ghét, còn vị lương y thì gây nên nghiệp tốt do nơi sự tận tụy vì chức nghiệp hoặc lòng
thương ra công cứu chữa cho người bệnh. Đó là do cái động lực bên trong làm chủ động, nó
gây ra cái nghiệp tốt hay xấu khác nhau, mặc dầu cái hành động của hai người không khác
nhau mấy.
Việc cứu người cũng thế. Cứu mạng người vì lòng hy sinh trắc ẩn, hoặc vì lòng bác ái thì sẽ
gây nên cái nghiệp quả rất tốt, nhưng nếu cứu người để mong được thưởng, hoặc để càu
danh thì cái nghiệp gây nên sẽ không được tốt lắm. Chính cái tâm tư bên trong làm chủ động
cho việc cứu người mới là phần quan trọng, và là yếu tố cấu tạo nghiệp quả.

VẤN ĐỀ CỠI MỞ NHỮNG NGHIỆP QUẢ XẤU


Nghiệp quả của ai gây ra người ấy phải trả. Nhưng ta có thể làm giảm bớt nghiệp quả của ta
cho nó được nhẹ đi, bằng cách gây những nghiệp tốt, tương phản lại với nghiệp xấu đã gây
ra trước khi những nghiệp xấu này đem đến những kết quả báo ứng. chẳng khác nào như cái
cân, một bên nặng trĩu những nghiệp xấu làm thiên lệch đòn cân. Ta phải làm thế nào để cho
nghiệp tốt được đặt lên đĩa cân bên kia, để kéo đòn cân lại cho được thăng bằng.
Luật nhân quả chẳng qua là một bài toán thuộc về số học mà ta có thể thay đổi bằng sự cân
lường, thêm bớt tùy theo ý muốn của mình. Nghĩa là những nghiệp quả do người ta tạo ra
không phải là vật chết cứng ở một chỗ do một định luật khắc khe bắt buộc ta phải chịu, mà
nó là một cái gì có thể sửa đổi, thêm bớt, do nơi ý chí của ta. Cái thân thế, cái số mạng của ta
trong lúc bấy giờ như thế nào là do nơi căn quả từ kiếp trước, còn cái vận mạng của ta trong
kiếp tương lai hoàn toàn là do bàn tay của ta tự tạo ra trong kiếp này.
Trừ khi ta mở được thần nhãn để nhìn về những kiếp quá khứ, thì ta mới thấy rõ ràng sự tác
động của luật nhân quả và những dây liên lạc từ nhân tới quả ra sao, còn bây giờ ta chỉ hiểu
được luật nhân quả về mặt lý thuyết mà thôi. Sở dĩ ta nhìn nhận luật nhân quả là vì nó hợp lý
và làm thõa mãn được những đầu óc khoa học, nhưng đến khi những giác quan siêu năng
của ta thức tỉnh để cho ta nhìn thấy sự tác động của luật ấy thì ta mới thật là biết rõ một cách
chắc chắn.
Nhà Huyền Học Geoffrey Hodson, một vị có tên tuổi trong giới Thông Thiên Học quốc tế và
là người đã mở được Thần Nhãn, có thuật chuyện một người đàn bà đã cỡi mở được nghiệp
quả như sau :
“Vào khoảng năm 1.925, khi tôi(ông G.Hodson) bắt đầu công việc chữa bệnh bằng tinh thần
và khám bệnh bằng cách dùng thần nhãn, có một người đàn bà độ 50 tuổi đến yết kiến tôi.
Bà ấy bề ngoài trông có vẻ khỏe mạnh nhưng tâm thần bối rối và đau khổ. Bà cho biết rằng
cuộc đời bà toàn những điều tai ương và thất bại. Bất cứ chỗ nào có bàn tay bà nhúng vào
đều hư hỏng thất bại hết cả. Hình như có một cái định mệnh xui xẻo nó chực sẳn trên đầu bà
và chỉ chờ dịp là rơi xuống.
Lúc thiếu thời học ở trường, mặc dầu bà rất siêng năng chăm chỉ nhưng hễ đến mỗi kỳ thi bà
đều thi rớt. Lúc trưởng thành, bà yêu một người và cũng được người đó yêu lại. Chẳng bao
lâu thì người yêu ấy chết. Như thế tất cả là ba lần. Sau cùng bà lập gia thất với một người kia
và trong vài năm bà sinh được mấy đứa con. Bà hưởng được hạnh phúc gia đình có vài năm,
bỗng nhiên chồng bà thọ bệnh mà chết. Rồi mấy đứa con cũng thay phiên lần lượt mà chết
theo nhau. Những tai họa tang tóc dồn dập xảy đến đem cho bà sự đau khổ thật vô bờ bến.
Bà còn có một mình. Vì sinh kế, bà phải mở tiệm buôn bán làm ăn. Được ít lâu, việc làm ăn
của bà bị thất bại, bà phải đóng cửa tiệm, mặc dầu không phải do nơi lỗi của bà. Bà hỏi tôi
ồ ấ ổ ế
tại sao đời bà lại gồm toàn những sự thất bại đau khổ như thế ? Hay có một cái định mệnh
khắt khe nó chực sẵn một bên để chờ dịp mà rơi xuống đầu bà ? Tôi mới nhắm mắt định thần
và thử nhìn xem cái nguyên nhân vì đâu. Thì một cơn Linh Ảnh diễn ra trong tâm giới của
tôi cho thấy hiển hiện rõ ràng một kiếp quá khứ của bà.
Hiện tượng đó xảy ra trong một kiếp của bà cách đây vài ngàn năm. Khi đó bà có mặt ở
trong một nhóm người theo phụ tá một Đấng Giáo Chủ. Vì một sự bất bình riêng tư, bà rời
bỏ nhóm đó và sau cùng bà trở nên thù nghịch với Đấng ấy. Về sau Đấng Giáo Chủ ấy bị
một bọn cuồng tính khủng bố và sát hại trong một cuộc ném đá, thì bà cũng có tham dự cuộc
tàn sát đó.
Tôi đã thấy rõ sự liên lạc từ nhân tới quả trong đời bà. Vì kiếp trước bà đã tham dự cuộc tàn
sát hung tợn ấy, nên kiếp này nhân quả báo ứng, bà phải chịu bao nhiêu điều đắng cay đau
khổ.
Tôi không muốn nói sự thật cho bà nghe về kiếp trước của bà, vì nếu bà biết được những
điều đó, thì nó chỉ làm tăng thêm sự đau khổ cho bà mà thôi. Tôi chỉ khuyên bà từ nay nên
hết lòng thờ kính Phật. Ngoài ra tôi cũng khuyên bà đừng bỏ một dịp nào để thi ơn bố đức
cho những người chung quanh, và giúp đỡ mọi người trong cơn đau khổ của họ.
Bà nghe theo và làm đúng theo lời dặn. Chẳng bao lâu, những nghiệp quả xấu của bà cũng
lần lần giảm bớt và những tai nạn, đau thương không còn xảy đến cho bà nữa”.

Nên giúp đỡ người hay không


Theo luật nhân quả, mỗi người phải chịu khổ do những điều ác mà mình đã làm. Vậy ta có
nên giúp đỡ những kẻ khốn cùng, tàn tật hay đói rét không ?
Làm như thế có ngăn trở luật nhân quả hay không ?
Đã đành rằng những sự thống khổ ở đời là do nghiệp ác gây nên, nhưng đó không phải là
một lý do để cho ta ngồi khoanh tay nhìn mà không cố gắng làm cho đời bớt khổ. Ta không
thể biết được một người kia sẽ dứt được nghiệp quả của y vào lúc nào, và bao giờ thì y được
giải thoát khỏi cảnh khổ hiện tại, do sự giúp đỡ của người khác. Vậy tại sao ta không thể làm
cái người cứu tinh cho họ ?
Vả lại, nếu ta thấy cảnh khổ trước mắt mà không ra tay cứu giúp, thì đó cũng là cái nghiệp
xấu khiến cho ta sẽ bị ruồng bỏ khi ta lâm tai nạn cần có sự cứu giúp của kẻ khác. Về
phương diện luân lý đạo đức, ta nên thông cảm và cứu giúp người đau khổ để tập mở lòng
nhân, vì nếu ta dững dưng trước sự đau khổ của kẻ khác, thì chẳng qua ta như kẻ chai lòng,
ích kỷ, không có lòng nhân đạo, chẳng khác nào như kẻ dã man mọi rợ, chưa tiến hóa cao.
Lại nữa, thật vô lý mà tưởng rằng những Đấng Cầm Cân nghiệp quả có thể bị ngăn trở trong
công việc của các Ngài bởi những kẻ yếu hèn như chúng ta !
Nếu một người kia chưa xứng đáng được giúp đỡ, hoặc thời giờ giải khổ của y chưa tới, thì
dẫu ta có cứu giúp y, y cũng không thụ hưởng được. thí dụ như ta giúp đỡ y về tiền bạc, y có
thể làm rơi rớt mất hay bị người khác lấy trộm mất đi, nhưng dầu sao ta cũng đã gây được
nghiệp tốt do sự hành động vô tư, không vị kỷ của ta.
Biết đâu, sự gặp gỡ của ta với người ấy chẳng do nơi nghiệp tốt của y, hoặc thời giờ hết khổ
của y đã đến. Vậy ta phải hết sức giúp đỡ những kẻ đau khổ quanh mình và đừng tưởng rằng
ta có thể can thiệp đến quả báo của người khác bằng cách cứu giúp họ.
Khí cụ thi hành luật nhân quả
Các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả có khi dùng những người chung quanh ta làm cái khí cụ
nghiệp quả, để cho ta trả quả xấu hoặc hưởng quả tốt tùy theo trường hợp.
Vậy khi ta bị một người nào phỉ báng, ta không biết rằng người ấy chỉ vô tình là cái khí cụ,
cái phương tiện để cho ta trả quả, (cũng như người đi đòi nợ) mà lại nổi giận với y và toan
trả đũa lại, làm như thế, trong khi cái nghiệp cũ kia vẫn chưa trả xong, thì ta lại tạo thêm
nghiệp mới.
ể ề ấ ổ
Người học đạo hiểu rõ điều này, nên vui lòng chịu đựng mọi nỗi bất công và đau khổ mà
không than thở buồn phiền, nhờ đó họ trả dứt quả nghiệp cũ. Như thế, do sự vô minh mà con
người cứ tạo nên nghiệp mới thêm hoài trước khi trả xong nghiệp cũ, và không biết bao giờ
mới được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Hoặc có người hỏi : Nếu tôi biết chắc chắn
rằng người phỉ báng tôi là cái khí cụ của nghiệp quả để cho tôi trả món nợ cũ, thì tôi cũng
vui lòng trả, không giận. Nhưng làm sao biết được y có phải là cái khí cụ của luật nhân quả
thật không, và tôi có bị món nợ kia không ? Nếu là không phải mà y vô cớ đến phỉ báng tôi
thì sao ?
Để giải đáp vấn đề này, chúng ta nên biết rằng trong một vũ trụ được cai quản bằng một định
luật công bằng hoàn toàn, thì không có điều gì xảy đến cho ta do sự ngẫu nhiên tình cờ, để
cho ta chịu thiệt thòi, hoặc đau khổ một cách vô cớ mà không có nguyên nhân. Một người tự
nhiên đến phỉ báng ta, nếu ta cảm thấy bị thương tổn ,thì điều ấy chỉ rằng ta xứng đáng thọ
lãnh điều phiền não đó do nghiệp quả của ta đưa đến, mặc dầu người kia không hay biết gì
cả về cái giai trò trung gian của y, mà vẩn tưởng là y tự ý hành động như vậy. Nếu đó không
phải là cái nghiệp của ta phải trả, thì dầu cho người kia có nói gì, ta cũng thản nhiên không
giận và cũng không động lòng.
Ta có thể nói rằng một phần lớn sự đau khổ của con người là do tự họ gây ra trong kiếp này,
chớ không phải là kết quả những hành động từ kiếp trước. Có đến 9/10 sự đau khổ của ta là
do những hành động sai lầm vì vô minh trong kiếp hiện tại. Người hiểu đạo luôn luôn bình
tĩnh và an vui giữa những điều mà người khác cho là nghịch cảnh éo le, khó khăn, trắc trở.
Người không hiểu biết thường bị những cảnh ngộ khó khăn đè bẹp vì cái thái độ của họ đối
với nghịch cảnh. Những sự đau khổ của con người hiện nay phần lớn là do sự tưởng tượng
gây nên.
Sự đau khổ thật sự do nghiệp quả đưa đến thường là nhỏ, những gì người ta không chịu trả
quả một cách vui vẻ, mà lại phản ứng một cách khó chịu, nên họ làm tăng sự đau khổ lên
gấp đôi hoặc gấp mười lần nhiều hơn. Bởi thế, ta không thể cho rằng sự đau khổ đó là do
nghiệp quả cũ từ kiếp trước, mà nó chính là do hành động sai lầm của ta trong lúc hiện tại.
Nói về vấn đề khí cụ của nghiệp quả, ông Leadbeater có nói rằng người học đạo chỉ nên làm
cái khí cụ cho những nghiệp quả tốt (Agent du bon karma), đem đến những quả tốt lành cho
người thụ hưởng, chớ không nên làm cái khí cụ cho nghiệp quả xấu, vì đó là một vai trò
không được tốt đẹp lắm, vai trò này chẳng khác gì vai trò của một hung thần, gieo sự tang
tóc đau khổ cho kẻ khác. Người học đạo hãy thận trọng từ cái cử chỉ hành vi của mình, để
tránh khỏi đóng cái vai trò không được tốt đẹp đó.
Thế nào gọi là “nghiệp tốt” ?
Đời sốngcủa một người phải như thế nào mới gọi là y có một vận mạng tốt, hay nghiệp quả
tốt ?
Giáo lý huyền môn dạy rằng : Nghiệp quả của một đời sống tốt lành không phải là giàu sang,
có nhiều của cải, hay có nhiều thiên tư về trí tuệ, mà là có nhiều cơ hội tiến hóa về tinh thần
và có nhiều cơ hội để phụng sự giúp đời. Những cơ hội phụng sự đó có thể thuộc về một
ngành hoạt động đã từng theo đuổi trong kiếp trước, hoặc là những ngành hoạt động mới
trong kiếp này, để làm cho linh hồn trở nên một khí cụ đắc lực hơn trong việc phụng sự thế
gian, dưới sự dìu dắt của những Đấng Cao Cả thiêng liêng.
Những cơ hội phụng sự trong một kiếp, nếu được thi hành một cách mỹ mãn, sẽ đem lại
nhiều cơ hội phụng sự rộng rãi hơn trong một kiếp sau, người nào biết dùng những khả năng
của mình để phụng sự kẻ khác mà không nghĩ đến quyền lợi ích kỷ riêng, chắc sẽ được ban
thêm nhiều khả năng mới, và sẽ được giao phó những công việc phụng sự lớn lao hơn.
Sự giàu sang tuy là nghiệp tốt về vật chất, nhưng đồng thời cũng có thể là cái mầm của sự bê
bối trụy lạc về tinh thần. Nếu người được giàu sang không có những đức tính cao thượng
như vị tha, bác ái, không biết đem tiền của vật chất cùa mình để phụng sự và giúp đở thế
ế ố
gian, mà chí biết sống một cuộc đời xa hoa ích kỷ, không ngoài mục đích tìm sự khoái lạc
cho bản thân, thì rốt cuộc y chỉ sống một cuộc đời bình thường, trống rỗng và vô ích. Ngoài
ra, sự giàu sang sung sướng còn là cái nguyên nhân tạo nên sự lười biếng, bê tha cùng những
dục vọng xấu xa, thấp hèn. Do đó, con người sẳn sàng gây những nghiệp xấu, sẽ ảnh hưởng
đến kiếp sau. Nó còn là cái nguồn gốc của bao nhiêu sự cám dỗ vật chất và sẳn sàng xô đẩy
con người xuống hố sâu vực thẩm.
Thế nên, muốn biết thế nào là nghiệp tốt hay xấu, ta không nên nhìn vào cái khía cạnh bề
ngoài, cái hình thức nhất thời trong hiện tại, mà phải nhìn xem cái mầm móng sâu xa có thể
phát sinh trong tương lai.
Điều này cũng áp dụng cho những thiên tư và trí não, như sự thông minh tài trí, học rộng
biết nhiều. Nếu nhà học giả, nhà thông thái hay nhà huyền học mà không có tâm hồn đạo
đức, và tư tưởng bác ái, vị tha, không biết đem tài năng của mình để phụng sự giúp đời mà
chỉ sống cuộc đời ích kỷ, thì họ rất dễ sa vào con đường tà đạo bàn môn, làm hại cho đời
không ít và tự tạo cho mình sự diệt vong, sa đọa đời đời kiếp kiếp. bởi thế cho nên, thông
minh tài trí tuyệt vời, tài năng quán chúng cũng chưa chắc là một nghiệp tốt. Hiểu biết đạo
lý, dốc lòng phụng sự và có nhiều cơ hội để phụng sự, đó mới thật là nghiệp tốt vậy.
Chấm dứt nghiệp quả
Mỗi linh hồn phải trở lại cõi trần nhiều kiếp cho đến khi trả xong hết tất cả những nghiệp
duyên, nợ nần, và thanh toán xong khối cộng nghiệp tích lũy từ nhiều đời. Trong khi đó,
những tư tưởng, dục vọng và hành động của y ở mỗi kiếp lại tạo thêm nghiệp mới, và như
thế, người ta mới đặt ra câu hỏi : “làm sao chấm dứt được nghiệp quả ? làm sao một linh hồn
có thể thanh toán hết nợ nần, duyên nghiệp để được giải thoát khỏi vòng luân hồi, sinh tử ?”.
Trước hết ta cần phải hiểu rõ cái yếu tố trói buộc của nghiệp quả. Lòng ham muốn là một sợi
dây trói buộc con người với chốn nào mà y có thể thực hiện được điều mong ước.
Bà Annie Besant viết trong quyển ‘Sagesse Antique’ : Nghiệp quả tốt trói buộc con người
cũng như nghiệp quả xấu, vì bất cứ một sự ham muốn nào, dầu là sự vật ở cõi trần hay trên
cõi thượng giới, cũng hấp dẫn con người đến tận nơi mà y có thể hưởng thụ vật ấy.
Trong giai đoạn tiến hóa hiện thời của nhân loại, con người luôn luôn nhờ dục vọng làm cái
động cơ thúc đẩy họ làm việc. lòng ham muốn giúp họ chiến thắng sự lười biếng, giãi đãi, và
thúc giục họ hoạt động để thu thập kinh nghiệm. Ta hãy xem người dã man, lúc thường thì y
nằm chơi trên bãi cỏ không làm gì hết. Sự đói khát mới thúc đẩy y hành động, đi tìm vật
thực, y biết vót cây làm cung ná để đi săn thú vật mà ăn, và y có dịp sử dụng sự khéo léo,
kiên nhẫn, và bền chí để thõa mãn điều ham muốn của mình. Nhờ đó, y phát triển những đức
tánh và tập mở trí khôn, nhưng khi y đã ăn no rồi, thì y lại nằm ì một chổ như một con vật
lười biếng. Chúng ta thấy rằng bao nhiêu những đức tánh về trí khôn của con người được
phát triển nhờ sự thúc đẩy của lòng ham muốn và sự nhu cầu vật chất, lòng ham mê danh
vọng cũng rất hữu ích để thúc đẩy con người cố gắng làm việc, và nhờ đó y mới khai mở
được những đức tánh của mình.
Lòng ham muốn là cái động cơ thúc đẩy mọi hành động. Người ta làm một việc gì, không
phải vì công việc, mà vì sự thụ hưởng kết quả của việc làm đó. Người ta làm việc, không
phải vì họ muốn đào đất, xây tường, hay dệt cửi, mà vì họ muốn hưởng cái kết quả của sự
đào đất, xây tường và dệt cửi, dưới hình thức một số tiền thù lao hay đồ vật dụng. Một luật
gia biện hộ trong một vụ kiện, không phải vì ông ta say mê, thích thú gì với những chi tiết
khô khan của vụ tranh chấp đó, mà vì ông ta muốn hưởng sự giàu sang, danh vọng, và chức
tước. Lòng ham muốn hưởng kết quả của việc làm thúc đẩy họ hăng hái hoạt động.
Vì lẽ đó, lòng ham muốn là cái yếu tố trói buộc của nghiệp quả, và khi linh hồn không còn
ham muốn bất cứ một vật gì dầu là ở thế gian hay trên cõi thiên đường, thì sợi dây trói buộc
y với vòng luân hồi trong ba cõi sẽ dứt hẳn.

ế ầ ầ ẩ
Trước khi con người đến gần cửa đạo, thì y vẫn còn cần dùng sự thúc đẩy của lòng ham
muốn, và những dục vọng của y sẽ trở nên thanh bai hơn và bớt ích kỷ hơn khi y càng tiến
hóa thêm.
Thế nhân ham mê về vật chất không biết rằng một định mệnh tốt chính là một sự trói buộc
với thế gian, còn người thức giả biết rõ như thế nên không màng sự sung sướng đầy đủ ở đời
này mà lo tìm phương giải thoát khỏi sự trói buộc của định mệnh, tốt cũng như xấu.
Ta làm một việc gì mà mong hưởng kết quả, thì sự tha thiết, sự mong muốn đó sẽ trói buộc
ta với cõi trần. Nhân với quả dính liền với nhau do sợi dây dục vọng kết chặt, nếu dục vọng
tiêu tan thì quả kia cũng dứt. Như thế nếu con người muốn được giải thoát thì phải dứt bỏ sự
ham muốn hưởng kết quả của việc làm, và lần lần sự thiết tha mong muốn chiếm đoạt những
vật sở hữu cũng dứt tuyệt, con người sẽ không gieo để trông đến mùa gặt hái nữa, mà là gieo
những giống tốt cho cả nhân loại được nhờ. Con người sẽ không ruồng bỏ bổn phận của
mình, nhưng ráng làm bổn phận đến nơi đến chốn mà vẫn giữ thái độ hồn nhiên, không
mong hưởng kết quả của việc làm. Tất cả những hành động của ta lúc bấy giờ đều là những
sự hy sinh, gieo giống cho nhân loại cùng hưởng. Như thế, khi ta thản nhiên trước kết quả
của việc làm, không mong muốn cũng không ruồng bỏ một vật gì, thì ta sẽ không gây thêm
nghiệp mới. Nói như thế không phải là ta giữ một thái độ vô vi bất động, chán nản hết cả
mọi sự, vì không phải do sự tránh mọi hành động mà ta khỏi gây nghiệp quả.
Sốt sắng làm việc bổn phận, hăng hái hoạt động như người ham việc thế sự, mà trong lòng
thản nhiên trước kết quả, không tha thiết, không bám díu lợi lộc của trần gian, tuy hữu vi mà
vô vi, đó mới là tư cách của người cao sĩ đã nếm mùi giải thoát vậy.
Bà A.Besant viết tiếp : Nhưng muốn chấm dứt nghiệp quả, không tạo thêm nghiệp mới cũng
chưa đủ, mà còn phải diệt trừ những sợi dây oan nghiệt cũ, hoặc bằng cách để cho nó tự tiêu
hao lần lần, hoặc cắt đứt càng sớm càng hay. Muốn cắt đứt những sợi dây oan nghiệt đó, cần
phải có sự hiểu biết về kiếp trước, để tìm xem những nguyên nhân nào ở kiếp trước đang
đem lại kết quả trong kiếp hiện tại. Thí dụ như một bậc chân tu đã phát huệ có thể nhìn thấy
những kiếp trước của y và nhận thấy trong quá khứ, y có những tư tưởng thù ghét oán hận,
nó sẽ mang lại hậu quả đau khổ cho y trong vòng một năm sắp tới ở kiếp này. Người ấy có
thể tạo ra một cái nhân mới, tốt lành, ngay bây giờ để hóa giải những cái nhân cũ, trước khi
nó đem lại kết quả, Y có thể phá những cái tư tưởng thù hận đã qua bằng những tư tưởng bác
ái và thiện chí để ngăn ngừa những quả xấu xảy ra về sau. Bằng cách đó y cũng có thể phá
tan các nghiệp quả trong những kiếp tương lai.
Ngoài ra, y có thể đã tạo ra oan nghiệt nợ nần với những linh hồn khác trong quá khứ, hoặc
đã gây sự đau khổ cho họ, hay đã thiếu sót một bổn phận gì đó. Nay y có thể dùng sự hiểu
biết của mình mà tìm thấy những linh hồn đó và tìm cơ hội phụng sự giúp đỡ họ, để trả
những món nợ cũ, nó có thể là những chướng ngại làm ngăn trở sự tiến hóa của y về sau.
Những người không nhìn thấy được kiếp trước cũng có thể phá tan những nguyên nhân xấu
mà họ đã gây ra trong kiếp này. Họ có thể hồi tưởng lại những điều dữ mà họ đã làm cho
người khác và phóng tư tưởng bác ái tốt lành cho những người này để trừ những quả dữ xảy
đến về sau.
Những người áp dụng lời dạy “Dĩ Đức báo oán” của các bậc Giáo Chủ cũng chấm dứt được
nghiệp quả gây ra trong kiếp này mà đáng lẽ sẽ có báo ứng trong những kiếp về sau.
Không ai có thể tạo nên một sợi dây oan nghiệt đối với họ nếu họ từ chối không đóng góp
một khoen nào vô sợi dây đó, và luôn luôn phá tan mọi sức mạnh oán thù bằng sức mạnh
của tình thương. Vì thế, Đức Phật có nói : “Oan nghiệt chỉ có thể chấm dứt bằng tình thương
mà thôi”.

KẾT LUẬN
ấ ố
Luật nhân quả hành động một cách rất vô tư, không thiên vị một ai. Ai gieo giống
nào thì gặt giống nấy. Tuy nhiên, ta có thể dùng ý chí mà cải tạo được số mệnh. Nhờ sự hiểu
biết, ta có thể áp dụng luật nhân quả mà sửa đổi cho vận mạng xấu trở nên tốt, dở hóa ra hay.
Ta có thể gây những nghiệp tốt ngay từ bây giờ để sửa đổi những quả xấu trước khi nó xảy
đến. Tạo hóa đã phú cho ta cái quyền tự do ý chí, là để cho ta có thể tự lực điều khiển lấy
vận mạng của mình.
Về vấn đề làm thế nào để sửa đổi nghiệp quả của mình một cách trực tiếp và mau chóng,
giáo lý huyền môn dạy rằng : Trước hết hãy sửa cái tâm của ta cho được bác ái, tràn ngập
tình thương đối với kẻ đồng loại và đối với vạn vật, không để cho một mảy may tư thù, oán
ghét nào xen vào lòng ta. Mỗi một cử chỉ, hành động của ta trong đời sống hằng ngày đều
phải do cái động lực bác ái, do tình yêu thương dìu dắt thúc đẩy, để đem đến sự điều hòa cho
những người xung quanh. Làm sao cho những kẻ nào đến với ta đều được vui vẻ, điều hòa,
và chịu ảnh hưởng cái tình bác ái, hòa nhã của ta ban rãi ra.
Hãy quên mình để làm những việc có ích lợi cho nhân loại. Hãy hoàn toàn hiến dâng thân
mình để phụng sự, chìm đắm mình vào một cái lý tưởng cao cả. Cái lý tưởng cao cả nhất là
truyền bá đạo lý cho người đời. Những nghiệp xấu của ta, dầu là nặng nề đến đâu cũng sẽ
nhờ đó mà tiêu tan.
Nói một cách khác, khi ta đã diệt được cái bản ngã của ta, hoàn- toàn hiến dâng cho một lý
tưởng cao đẹp, không nghĩ đến việc lợi ích cho bản thân mình, làm cho thân ta hoàn toàn
trống không, không có chỗ nào vướng vít với danh lợi trần gian nữa, thì đâu còn cái gì để
cho nghiệp quả nó bám vào mình nữa ?.
Các Đấng Chơn Sư là những người đã thoát khỏi sự trói buộc của luật nhân quả, vì các ngài
đã hoàn toàn diệt ngã, không còn vướng vít một việc gì ở cõi trần. Các Ngài làm việc để
giúp đỡ nhân loại, mỗi hành vi của các Ngài đều là xả kỷ vị tha, nên không còn chỗ nào để
cho nhân quả báo ứng nữa, cả nghiệp xấu cũng không mà nghiệp tốt nữa cũng không, vì cái
tâm của các Ngài đã đạt đến cõi hư không vậy.
.......oOo.......

You might also like