Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Năm 2003, Kinh Đô (hiện nay là Ki Do) mua lại hãng kem Wall’s của

Unilever Việt Nam, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị
kiêm Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô khi đó, cho biết theo hợp đồng,
Kinh Đô được quyền sử dụng thương hiệu kem Wall’s đến hết năm 2004
và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng này, nếu Kinh Đô
không sản xuất kem thì cũng không được bán thiết bị, công nghệ cho đối
thủ cạnh tranh của Wall’s. Sau 5 năm, nếu Wall’s trở lại Việt Nam thì
Kinh Đô sẽ là đối tác ưu tiên số một trong vấn đề hợp tác sản xuất kinh
doanh.

Trước đây, Kinh Đô từng hy vọng với gần 115 nhà phân phối và gần
4.000 điểm bán lẻ trên cả nước sẵn có của kem Wall’s (chiếm khoảng
50% thị phần kem tại Việt Nam) mà Unilever đã mất sáu năm xây dựng,
họ sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường kem.

Nếu tính luôn cả vốn đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Tây
Bắc Củ Chi và quảng bá thương hiệu thì tổng chi phí Unilever đã bỏ ra
lên đến khoảng 20 triệu đô la Mỹ, chưa kể Kinh Đô được “thừa hưởng”
gần 130 công nhân thạo nghề và được đào tạo bài bản của Unilever. Bên
cạnh gần 20.000 điểm kinh doanh sản phẩm của Kinh Đô (siêu thị,
bakery, cửa hàng nhỏ) mà Kinh Đô đang có, lợi thế quả là không nhỏ
cho Kinh Đô trong việc đem thương hiệu kem mới ra đời Kido’s đến với
người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ.

Sau khi mua lại kem Walls, Kinh Đô có nhiều lợi thế nên chỉ sau vài
năm, Kido đã có thị phần lớn và một công ty Hàn Quốc đã đề nghị mua
Kido với giá 10 triệu USD. 

Hiện nay tốc độ tăng trưởng doanh thu của Kido tăng đều 30% qua từng
năm, có tổng cộng 30.000 điểm bán hàng và liên tục dẫn đầu ngành kem
trong nước.

You might also like