Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

LỜI CẢM ƠN

Hai tuần thực tập tuy ngắn ngủi nhưng là cơ hội cho em tổng hợp và hệ
thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng
cao kiến thức chuyên môn, qua quá trình thực tập, em đã được mở rộng tầm
nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ sát
thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết
được học ở trường vững chắc hơn.

Em xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp
Hóa chất đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập cuối khóa tại nhà máy.
Em cũng cảm ơn các anh, chị trong nhà máy, trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu thực tập tại nhà máy giấy An Hòa em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các anh, các chị trong phân xưởng Thu hồi kiềm nhờ có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của các anh, chị nên khóa thực tập tốt nghiệp của em mới
có thể hoàn thiện tốt đẹp.

Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần. Bước
đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh
khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình.

Em xin gửi lời chúc sức khỏe các thầy, cô trong bộ môn Máy và Thiết Bị
Công nghiệp Hóa chất và gia đình dồi dào sức khỏe, công tác tốt, chèo lái con
thuyền Máy Hóa đến những thành công tuyệt vời nhất, và cũng chúc cho công
ty giấy An Hòa ngày càng thành công, phát triển hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

Nguyễn Đức Lưu Quang

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

LỜI NÓI ĐẦU

Khác với nhận thức của nhiều người cho rằng ngành Giấy đang dần thu
hẹp, thực tế, Công nghiệp Giấy nói chung và tại Việt Nam hiện đang tăng
trưởng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời cộng
hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác (trồng, khai thác gỗ rừng trồng,
phủ xanh đất trống đồi trọc…đồng hành, phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất...

Mặc dù không phải là ngành Công nghiệp trọng yếu nắm giữ những lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế, nhưng thực tế ngoài những đại diện tiêu biểu
của Ngành như bột giấy, giấy in, viết, tissue… trong cuộc sống, giấy là sản
phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giấy giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể
cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều
ngành sản xuất (là bao bì, dùng trong bao gói sản phẩm).

Là một sinh viên chuyên ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất -
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được đào tạo những cơ sở, lý thuyết về
máy và thiết bị ngành hóa được cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến phức
tạp giúp em nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Tuy nhiên, việc vận dụng
những kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế.Vì vậy, thời gian thực tập tốt nghiệp
đã giúp sinh viên chúng em làm quen với thực tế, hòa nhập với môi trường
doanh nghiệp nhiều hơn, đặc biệt với đặc thù ngành giấy bao gồm rất nhiều
máy và thiết bị trong chuyên ngành. Từ đó chúng em có thể vận dụng những
kiến thức đã được học vào quá trình làm việc, nâng cao trình độ.

Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính:

Chương 1: Khái quát về nhà máy giấy An Hòa

Chương 2: Các phân xưởng và dây chuyền sản xuất của nhà máy giấy An Hòa

Chương 3: Phân xưởng Thu hồi kiềm

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY GIẤY AN HÒA

Nghành giấy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó quyết
định nền văn minh của đất nước nói riêng và của toàn nhân loại nói chung.
Giấy đóng vai trò rất quan trọng và góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác
phát triển. Nhân loại muốn phát triển thì các thành tựu khoa học, các thông tin
văn hoá phải được truyền đạt rộng rãi. Do vậy mà nhu cầu sử dụng giấy ngày
càng tăng. Ngày nay giấy được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực:

Công nghiệp, giáo dục, sách giáo khoa, vở viết cho học sinh, sách báo
tranh ảnh. Hàng năm giấy cũng đem lại nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế
quốc dân. ở nước ta sử dụng giấy còn thấp do nền kinh tế còn kém, ở các nước
phát triển ngoài sử dụng giấy cho nền văn hoá, giấy còn sử dụng cho nền quốc
phòng, trong y tế, trong nghành công nghiệp giấy chống ẩm, sử dụng giấy
trong xây dựng trong sinh hoạt hàng ngày. Nay đang được phát triển. Do vậy
mà nhu cầu sử dụng giâý trong các ngành cũng rất cần thiết, nó cần được quan
tâm phát triển.

Tóm lại nghành giấy giữ một vị trí quan trọng trong nền inh tế cũng như
nền văn minh của nhân loại.

1.1 Giới thiệu chung về nhà máy giấy An Hòa

1.1.1 Qui mô nhà máy

Công ty cổ phần Giấy An Hòa được thành lập năm 2002, là Chủ đầu tư
của nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa, bao gồm 2 dây chuyền: Sản xuất bột
giấy sợi ngắn tẩy trắng và giấy tráng phấn. Nhà máy được xây dựng trên diện
tích 223 ha tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Dây chuyền bột giấy có công suất 130.000 tấn/năm, với công nghệ nấu liên
tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại,
mới 100%, trong đó các thiết bị chính do hãng Metso sản xuất tại Thụy Điển

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

và Phần Lan. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử
dụng trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản
phẩm và giảm thiểu tối đa các chất thải ra môi trường. Đây là những ưu điểm
lớn nhất của dây chuyền sản xuất bột giấy An Hòa. Dây chuyền bột giấy bắt
đầu sản xuất thương mại từ tháng 2012 và đến nay, sản phẩm bột giấy An Hòa
đã được các đơn vị sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam sử dụng thường
xuyên và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung
Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.

Dây chuyền sản xuất giấy cao cấp An Hòa có công suất 140.000 tấn/năm.
Hệ thống thiết bị của dây chuyền được đầu tư đồng bộ và hiện đại vào bậc
nhất Việt Nam do các hãng lớn từ các nước G7 cung cấp như: Allimand của
Pháp, Andritz của Đức và Thụy Sỹ, ABB của Pháp, Bielomatik của Italia,
Metso của Thụy Điển. Sau khi dây chuyền đi vào sản xuất sẽ đáp ứng phần
lớn nhu cầu giấy tráng phấn trong nước và một phần xuất khẩu.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài cho sản xuất.
Công ty đã thành lập Công ty cổ phần nguyên liệu giấy An Hòa Tuyên Quang
với nhiệm vụ chính là: Ươm giống cây, trồng rừng nguyên liệu đủ cung cấp
các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu giấy trong và ngoài tỉnh
Tuyên Quang.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

1.1.2 Các sản phẩm của nhà máy giấy An Hòa

- Bột giấy sợi ngắn

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa cam kết sản xuất và cung ứng sản phẩm
bột giấy chất lượng cao, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đạt phẩm cấp
tương đương với sản phẩm cùng loại của các nhà cung cấp khác trên thế giới.

Bảng thông số của bột giấy thành phẩm

- Giấy viết

Kích thước cuộn: Chiều rô ̣ng 650mm; 700mm;1060mm; 1300mm

Độ trắng:85±2, 92±2, 95±2 (% ISO)

- Giấy in

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Kích thước cuộn: 650mm; 700mm; 790mm; 840mm; 1060mm; 1300mm.

Độ trắng: 76±2, 92±2,95±2 (% ISO)

- Giấy photocopy

Kích thước cuộn: 650mm; 700mm; 790mm; 840mm; 1060mm; 1300mm

Độ trắng: 95±2 (% ISO)

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

CHƯƠNG 2: CÁC PHÂN XƯỞNG VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA


NHÀ MÁY AN HÒA

2.1 Qui trình tổng thể của nhà máy giấy An Hòa

Nhà máy giấy An Hòa được chia thành 4 phân xưởng khác nhau bao gồm:

- Phân xưởng giấy


- Phân xưởng bột
- Phân xưởng thu hồi kiềm
- Phân xưởng xử lý nước

Các phân xưởng này nằm trong 2 dây chuyền sản xuất bao gồm:

- Dây chuyền sản xuất bột giấy


- Dây chuyền sản xuất giấy chất lượng cao

Toàn bộ nhà máy là một qui trình sản xuất khép kín hiện đại với công nghệ
hàng đầu thế giới. Chi tiết quá trình sản xuất của nhà máy được minh họa như
sau.

Quy trình sản xuất nhà máy bột giấy

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Thuyết minh tổng quan về toàn bộ qui trình công nghệ trong nhà máy:

Nguyên liệu sản xuất là gỗ được tách vỏ, chặt mảnh thành dăm chính là
nguyên liệu của quá trình nấu bột giấy, dăm được đưa silo chứa sau đó vào
phân xưởng bột bắt đầu từ tháp thẩm thấu để thẩm thấu hóa chất vào nguyên
liệu trước khi chuyển sang quá trình nấu tại nồi nấu liên tục, tại đây dưới tác
động kết hợp của hóa chất và nhiệt độ, các liên kết hóa học trong cấu tạo mảnh
gỗ bị phá hủy và sợi xenlulose trong mảnh gỗ sẽ được tách rời và cho ta bột
giấy chưa tẩy trắng. Bột giấy chưa tẩy trắng đi qua bể phóng qua công đoạn
sàng làm sạch để loại bỏ mấu mắt, cát sạn trước khi qua công đoạn rửa để
chuẩn bị vào công đoạn tẩy trắng 4 lần bằng oxy và hóa chất ClO 2 và H2SO4
được tạo ra từ cụm sản xuất hóa chất và oxy, bột giấy mỗi khi được tẩy trắng 1
lần đều được qua công đoạn rửa rồi mới tiếp tục tẩy lần tiếp theo, sau khi qua
công đoạn tẩy trắng và rửa cuối cùng bột đạt tiêu chuẩn về độ trắng, bột giấy
được đưa về tháp chứa sau đó hoặc được chuyển về quá trình xeo bột thành
tấm thành phẩm hoặc là chuyển sang dây chuyền sản xuất giấy ở phân xưởng
giấy. Tại phân xưởng giấy, bột giấy được hệ thống tiếp cận được trang bị công
nghệ chuẩn mực đạt yêu cầu khắt khe nhất, nhằm sản xuất ra những sản phẩm
có chất lượng cao.

Quá trình nấu bột sinh ra dịch đen được chuyển tới bể chứa dịch đen rồi
tới phân xưởng thu hồi kiềm nhằm thu lại hóa chất bắt đầu từ hệ thống tháp
chưng bốc nhằm tăng nồng độ chất rắn trong dịch đen khi đạt tới nồng độ chất
rắn yêu cầu, dịch được chuyển sang bên lò thu hồi để thực hiện quá trình đốt
dịch nhằm tiếp tục tăng nồng độ chất rắn trong dịch lên cao hơn nữa. Dịch thu
được từ lò có tên là dịch đỏ được trộn với dịch trắng loãng trở thành dịch
xanh, qua bể ổn định dịch xanh, bể lắng dịch xanh, bể tôi vôi và 3 bể xút hóa
để trở thành dịch trắng, dịch trắng được lắng lọc để tách thành dịch trắng xạch
và đá vôi, dịch trắng sạch (NaOH, Na 2S) được quay về sử dụng nồi nấu bột,
còn đá vôi có thể được đem bỏ hoặc sử dụng lò nung để tái chế thành CaO
quay lại bể tôi vôi. Hơi từ lò thu hồi tạo ra được sử dụng cho tuabin phát điện,

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

vỏ gỗ keo được tách ra được sử dụng là nguyên liệu đốt cho lò hơi động lực
cũng để tạo hơi cho tuabin phát điện, khói từ lò thu hồi được lọc bụi thu hồi
muối quay lại trộn vào dịch đen trong quá trình chưng bốc nhằm đảm bảo
nồng độ, ngoài ra phân xưởng thu hồi kiềm còn có một quá trình phụ là khử
khoáng nhằm tạo ra nước sạch với độ dẫn điện nhỏ (gần như không còn ion)
nhằm bảo vệ thiết bị và các ống gia nhiệt khỏi cặn bẩn.

Nước thải từ 2 dây chuyền sản xuất được gom về phân xưởng xử lý nước thải,
tại đây sử dụng các bể lắng, lọc, bể xử lý sinh học để chất lượng nước đạt tiêu
chuẩn về an toàn môi trường để có thể xả thải.

Sau đây là phần trình bày chi tiết hơn về 2 dây chuyến sản xuất tại nhà máy

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

2.2 Dây chuyền sản xuất bột giấy

Dây chuyền sản xuất bột giấy tẩy trắng An Hòa có công suất 130.000
tấn /năm. Công nghệ sản xuất tiên tiến, các thiết bị chính được nhập khẩu từ
Thụy Điển và Phần Lan, sử dụng hệ thống nồi nấu liên tục, hệ thống tẩy trắng
không sử dụng Clo nguyên tố. Nhà máy đi vào vận hành sản xuất từ tháng
8/2011.

2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Có 2 hình thức cấp nguyên liệu cho nhà máy:

- Nguyên liệu gỗ keo: được cung cấp từ các vùng nguyên liệu như: Tuyên
Quang, Thái Nguyên…
- Nguyên liệu dăm gỗ được các xe tải chở đến chứa ở bãi dăm.

Với hình thức cấp nguyên liệu ở dạng gỗ keo cần trải qua công đoạn xử lý
gỗ trước khi sản xuất, chi tiết công đoạn xử lý như sau:

- Gỗ keo đạt tiêu chuẩn được tập hợp ở bãi chứa nguyên liệu.

Bãi chứa gỗ

- Gỗ được máy cẩu đưa vào máy tách vỏ và băm nhỏ thành dăm.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Dây chuyền xử lý gỗ tự động

- Dăm được chuyển về bãi chứa dăm.

Bãi chứa dăm

Nguyên liệu dăm theo cả 2 hình thức cấp trên được xúc vào băng tải lên
băng chuyền vào 2 silo chứa dăm. Sau đó dăm được chuyển tới các dây
chuyền sản xuất phía sau. Đó là toàn bộ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Máy xúc dăm lên băng chuyền

Dăm được băng chuyền chuyển tới chứa tại 2 silo

2.2.2 Công đoạn nấu và tẩy trắng bột giấy

Công đoạn này thuộc về phân xưởng bột bao gồm các quá trình:

+ Nấu và tẩy trắng:


- Nấu: Mảnh đạt tiêu chuẩn từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu được băng
tải đưa vào tháp thẩm thấu để thẩm thấu hóa chất nấu. Từ tháp thẩm thấu,
dăm đã hấp thụ hóa chất nấu sẽ được chuyển sang nồi nấu liên tục nấu, tại
đây dưới tác động kết hợp của hóa chất và nhiệt độ, các liên kết hóa học
trong cấu tạo mảnh gỗ bị phá hủy và sợi xenlulose trong mảnh gỗ sẽ được

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

tách rời và cho ta bột giấy chưa tẩy trắng. Bột giấy chưa tẩy trắng đi qua bể
phóng qua công đoạn sàng làm sạch để loại bỏ mấu mắt, cát sạn trước khi
qua công đoạn rửa để chuẩn bị vào công đoạn tẩy trắng.

Tháp nấu

- Tẩy trắng: Bột từ sau sàng được đưa vào máy rửa để làm sạch, sau đó trộn
hóa chất tẩy và được đưa vào 4 tháp tẩy theo thứ tự O2 – Dht – EOP – D1.
Sau mỗi tháp tẩy, bột được đưa qua máy rửa để làm sạch trước khi đưa vào
tháp tẩy tiếp theo. Sau tháp tẩy D1 bột sẽ có độ trắng đạt yêu cầu 89 ± 1 và
được đưa vào tháp chứa MC.

Hệ thống sàng – tẩy trắng – rửa

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

2.2.3 Xeo bột

- Bột từ tháp MC qua hệ thống làm sạch và đưa lên lưới xeo để hình thành
tấm bột, sau đó tấm bột được đi qua hệ thống ép và hút chân không để
nâng độ khô lên 50% trước khi đi vào hầm sấy. Bột ra khỏi hầm sấy đạt độ
khô 90% được đưa qua máy cắt tạo thành các tờ bột có kích thước:
640x800mm.
- Bột tấm được ép kiện và qua hệ thống máy bao gói và buộc dây. Sản phẩm
cuối là bột tấm dạng kiện lớn bao gồm 8 kiện nhỏ, trong đó mỗi kiện nhỏ
có kích thước:500x640x800mm.

Dây chuyền xeo bột thành tấm


- Hàng được kiểm tra kỹ bởi hệ thống kiểm tra tự động, sau đó được dán
nhãn và vận chuyển đến nhà kho.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Hệ thống kiểm tra tự động

- Bột đã được tẩy trắng cũng có thể được chuyển sang bên dây chuyền sản
xuất giấy chất lượng cao ở bên nhà máy giấy.

2.2.4 Chuyển bột giấy vào kho

Kho chứa hàng

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

2.3 Dây chuyền sản xuất giấy

Cùng với dây chuyền sản xuất bột giấy sợi ngắn tẩy trắng công suất
130,000 tấn/năm, dây chuyền sản xuất giấy cao cấp có công suất 140,000
tấn/năm sẽ đưa Công ty cổ phần Giấy An Hòa trở thành một trong những
trung tâm công nghiệp sản xuất, kinh doanh bột giấy và giấy có quy mô lớn
nhất cả nước trong nhiều năm tới.

Dự án Dây chuyền giấy cao cấp của An Hòa được tư vấn, thiết kế và lắp
đặt bởi Hansol EME, trực thuộc tập đoàn Hansol, một trong những nhà sản
xuất hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất giấy.

Dây chuyền giấy cao cấp của An Hòa, do Hansol thiết kế tổng thể, là tổ
hợp của những công nghệ tiên tiến đến từ những nhà cung cấp hàng đầu thế
giới. Công nghệ chuẩn bị bột đến từ hãng Andritz; máy nghiền đĩa đôi TF 34 –
42 hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống tiếp cận được trang bị công nghệ chuẩn
mực đạt yêu cầu khắt khe nhất của máy Xeo giấy. Hệ thống lọc cát được trang
bị thiết bị lọc cát TC133 giúp lọc cát triệt để nhất. Hệ thống tách khí ra khỏi
dòng bột (deculator) giúp tờ giấy không còn lỗi do khí gây ra. Thiết bị bơm
quạt với công nghệ ổn định dòng đến từ nhà cung cấp Suzer.

Đặc biệt, công nghệ hòm phun thủy lực thế hệ S tới từ nhà chế tạo
Allimand là loại hòm phun thế hệ mới giúp tạo ra định lượng và độ ẩm đồng
đều trên toàn bộ chiều ngang của băng giấy. Với công nghệ này, sản phẩm
giấy của An Hòa hoàn toàn đạt được những tiêu chuẩn chất lượng như sản
phẩm giấy nhập khẩu. Allimand đã cung cấp cho An Hòa phần hình thành
giấy sử dụng công nghệ loại E Former Elements giúp tăng khả năng thoát
nước, độ đồng đều và giảm sự chênh lệch về tính chất của hai mặt tờ giấy.
Phần ép với kỹ thuật ba khe ép và hai lô ép tự điều chỉnh độ trung cao bằng
dầu thủy lực, công nghệ chỉnh độ ẩm đồng đều theo chiều ngang (steam box).
Phần ép keo sử dụng thế hệ máy Prime Coat Film của Andritz. Phần tráng sử
dụng thế hệ máy loại Prime CoatJet (Andritz – Đức), kết hợp với sấy IR sau
tráng giúp tạo ra giấy tráng phấn chất lượng tuyệt hảo. Dây chuyền quản lý tự
động hóa cung cấp bởi công ty ABB với phương pháp xác định nồng độ bột

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

bằng phương pháp siêu âm và quá trình chạy máy tự động hoàn toàn, có độ ổn
định cao. Đây là những công nghệ hiện đại nhất, lần đầu tiên được áp dụng
vào một nhà máy giấy ở Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

CHƯƠNG 3: PHÂN XƯỞNG THU HỒI KIỀM

Trong 2 tuần thực tập tại nhà máy giấy An Hòa, em được phân vào phân
xưởng thu hồi kiềm nên sau đây em xin được trình bày chi tiết hơn về phân
xưởng này.

Phân xưởng thu hồi kiềm được chia ra thành 3 quá trình chính:

- Chưng bốc
- Lò thu hồi
- Xút hóa

Ngoài ra còn có 2 quá trình phụ thuộc quản lý của phân xưởng đó là:

- Khử khoáng
- Trạm điện 110kV

3.1 Quá trình chưng bốc

3.1.1 Mục đích quá trình

- Nhằm nâng nồng độ dịch từ 16% lên tới 65-72% và gia nhiệt cho dịch đạt tới
nhiệt độ khoảng 120-125°C dùng làm nhiên liệu đốt chính trong lò thu hồi.

3.1.2 Thiết bị chưng bốc

Hệ thống chưng bốc hiện tại của an hòa sử dụng thiết bị chưng bốc kiểu tấm
màng.

- Cấu tạo:

Thiết bị chưng bốc kiểu tấm màng được tạo thành từ vỏ, hộp gia nhiệt,
hộp phân phối và bộ khử mù. Vỏ thiết bị được làm từ thép không gỉ. Bộ gia
nhiệt được cấu tạo từ hai tấm mỏng thép không gỉ bằng cách hàn xung quanh
cứ thế hàn liên tiếp các tấm hình thành nên bộ gia nhiệt. Hơi nóng sẽ đi vào
trong bộ gia nhiệt từ hộp, dịch đen sẽ phân phối đều thông qua hộp phân phối
tới phía trên mỗi bộ gia nhiệt bởi bơm dịch đen tuần hoàn. Tiếp tục đi xuống

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

vào trong màng dọc theo bề mặt của bộ gia nhiệt khi đó diễn ra hiện tượng
trao đổi nhiệt và chưng bốc.

Hơi đi vào trong lỗ của các tấm màng, dịch đi qua khe giữa các tấm màng
xếp liên tiếp. màng được tạo thành trên các tấm gia nhiệt, luồng hơi chạy
hướng lên rồi quay xuống thông qua bộ phận khử mù, do đó không có sự giao
thoa giữa luồng hơi và màng dịch.

Dịch đi xuống có thể bị xáo trộn bởi hình dạng đặc biệt của bề mặt bộ gia
nhiệt thành phần, nên bề dày lớp dịch đọng lại có thể giảm xuống và trở lực
nhiệt có thể giảm xuống.

Bộ khử mù được đặt tại điểm trên cùng phía trong thân trụ thiết bị chưng
bốc để loại bỏ bọt trong luồng hơi tạo thành khi chưng bốc dịch đen, đồng thời
tách những giọt nhỏ và cặn bẩn lẫn trong luồng hơi nhằm giảm mất mát kiềm
trong chưng bốc, ngừng việc ngưng tụ chất bẩn được tạo thành do hòa trộn
dịch đen trong nước ngưng. Tấm chắn của bộ khử mùi được làm bằng thép
không gỉ dạng lá dày 0,4-0,6mm với gân chống uốn và có vài khe hở. Các giọt
nhỏ sẽ bị ngừng lại bởi tấm chắn khi luồng hơi chui qua khe hở của bộ khử
mù.

3.1.3 Quy trình công nghệ

3.1.3.1 Đường đi của dịch qua các hiệu

Dịch đen loãng (khoảng 13÷14%) từ bên nấu bột được bơm về chảy vào
bể T0210-021A,B sau đó qua các van 0210V-1010.4 và 0120V-1010.3 chảy
tới đầu hút bơm P0210-013A,B và được bơm lên hiệu IV ( bình E0210-004 ).
Trong hiệu 4 có ngăn nhỏ để dịch đen loãng được cấp vào tự chảy tới hiệu V
chảy qua van 0210V-1043.2 và qua bích nối 0210V-1043.1 (bích nối để ổn
định lưu lượng) bởi sự chênh lệch áp lực và tuần hòan nhiệt. Trong hiệu V
cũng có ngăn nhỏ để dịch cấp vào từ hiệu IV chảy vào, rồi dịch đen qua van
0210V-1053.2 và bích nối 0210V-1053.1 để dịch đen loãng chảy vào hiệu VI.
Sau đó dịch đen từ hiệu VI được bơm P0210-007 hút dịch và tuần hoàn trong
hiệu VI sau đó đẩy dịch sang hiệu V qua van điều khiển mức dịch LC0210-
1403 sang vòng tuần hoàn hiệu V, qua bơm P0210-006 chạy vòng tuần hoàn

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

hiệu V và dịch tiếp tục đi qua van điều khiển mức dịch LC0210-1303 sang
vòng tuần hoàn hiệu IV, qua bơm P0210-005 chạy vòng tuần hoàn hiệu IV và
dịch tiếp tục đi qua van điều khiển mức dịch LC 1203 sang vòng tuần hoàn
hiệu III, qua bơm P0210-004 chạy vòng tuần hoàn hiệu III và dịch tiếp tục đi
qua van điều khiển mức dịch LC 1503 sang vòng tuần hoàn hiệu II qua bơm
P0210-003 chạy vòng tuần hoàn hiệu II. Dịch từ hiệu II được bơm sang hiệu I
qua bơm P0210-10 qua van điều khiển mức dịch LC 1603. Trong hiệu II có bộ
gia nhiệt hơi thứ vào và phần nhỏ bộ gia nhiệt hơi lên từ tháp khử mùi E0210-
008 bốc lên. Hiệu I có 3 bình IA, IB, IC và có 3 chế độ chạy nhằm mục đích
nâng nồng độ dịch sau khi ra khỏi hiệu I đạt khoảng 56÷58%.

- Chế độ chạy A-B-C:

Dịch đen từ bơm P0210-010 (các van HS0210-1812 và HS0210-1912


đóng) qua van HS0210-1712 qua tách rắn lỏng E0210-011A tới đầu hút của
bơm P0210-002A bơm lên hiệu IA dịch tiếp tục qua van HS0210-1700 đi vào
vòng tuần hoàn của hiệu IB (dịch đi qua bình tách rắn lỏng E0210-011B rồi đi
tới đầu hút của bơm P0210-002B chạy vòng tuần hoàn hiệu IB) sau đó dịch
đen đi qua van HS0210-1800 tới vòng tuần hoàn hiệu IC (dịch đi qua bình
tách rắn lỏng E0210-011C rồi đi tới đầu hút của bơm P0210-002C chạy vòng
tuần hoàn hiệu IC ,van HS0210-1900 đóng) sau đó dịch đen đi qua van điều
khiển mức dịch LCS0210-1903 và tới bình T0210-010.

- Chế độ chạy C-A-B

Dịch đen từ bơm P0210-010 qua van HS0210-1912 (các van HS0210-
1812 và HS0210-1712 đóng lại) qua tách rắn lỏng E0210-011C tới đầu hút của
bơm P0210-002C bơm lên hiệu IC dịch tiếp tục qua van HS0210-1900 vào
vòng tuần hoàn hiệu IA ( dịch đi qua bình tách rắn lỏng E0210-011A rồi đi tới
đầu hút của bơm P0210-002A chạy vòng tuần hoàn hiệu IA) sau đó dịch đen
đi qua van HS0210-1700 tới vòng tuần hoàn hiệu IB , van HS0210-1800 đóng
lại (dịch đi qua bình tách rắn lỏng E0210-011B rồi đi tới đầu hút của bơm
P0210-002B chạy vòng tuần hoàn hiệu IB) sau đó dịch đen đi qua van điều
khiển mức dịch LCS0210-1803 và tới bình T0210-010.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

- Chế độ chạy B-C-A

Dịch đen từ bơm P0210-010 qua van HS0210-1812 (các van HS0210-
1912 và HS0210-1712 đóng lại) qua tách rắn lỏng E0210-011B tới đầu hút của
bơm P0210-002B bơm lên hiệu IB dịch tiếp tục qua van HS0210-1800 vào
vòng tuần hoàn hiệu IC ( dịch đi qua bình tách rắn lỏng E0210-011C rồi đi tới
đầu hút của bơm P0210-002C chạy vòng tuần hoàn hiệu IC) sau đó dịch đen
qua van HS0210-1900 tới vòng tuần hoàn hiệu IA , van HS0210-1700 đóng lại
( dịch đi qua bình tách rắn lỏng E0210-011A rồi đi tới đầu hút của bơm
P0210-002A chạy vòng tuần hoàn hiệu IA) sau đó dịch đen đi qua van điều
khiển mức dịch LCS0210-1703 và tới bình T0210-010.

Dịch đen sau khi qua các hiệu I chảy về bể T0210-010 được bơm P0210-
009A, B bơm qua van điều khiển mức LC0210-2101 về 2 bể T0210-024 và
T0210-025, qua các van điều khiển HS0210-2303 và HS0210-2202. (Trong
trường hợp khi nồng độ dịch bơm về chưa đạt thì ta bơm về bể T0210-025 để
bơm P0210-026 bơm về bể T0210-021A để phối trộn lại với dịch đen loãng
đưa về và chạy tiếp vòng tuần hoàn, nâng nồng độ dịch lên cao hơn, dịch đặc
hơn. Còn lượng dịch đen đa số là cho chảy về bể T0210-024). Sau đó dịch đen
từ bể T0210-024 được bơm P0210-011A, B bơm về bể trộn T0220-007(bên lò
thu hồi). Dịch đen sau khi được trộn với muối bổ sung sẽ được bơm P0220-
005A, B bơm về lại bể T0210-024. Sau đó dịch đen lại tiếp tục được chuyển
lên hiệu HD qua bơm P0210-012 tới bình tách rắn lỏng E0210-010 rồi tới đầu
hút bơm P0210-001 chạy vòng tuần hoàn hiệu HD. Dịch đen sau khi ra khỏi
hiệu HD đã phải đạt nồng độ dịch từ 65÷66,5% và nhiệt độ đạt khoảng
120÷1240C thì được đưa tới bình T0210-009 qua bơm P0210-008A,B và qua
van điều khiển mức LC0210-2481 về bể T0210-022 và qua bơm P0210-
016A,B được cấp sang các vòi đốt bên lò thu hồi.
3.1.3.2 Đường đi của hơi qua các hiệu

Hơi dùng cho hệ thống chưng bốc là hơi lấy từ đường hơi hạ áp của bên lò
sang để chạy các hiệu chưng bốc. Hơi có áp suất 4÷4,5 bar.

Đường hơi mới (hạ áp) có 6 đường trích hơi:

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

- 1 đường trích hơi (S4-5002) để gia nhiệt dịch đen cho 2 bể T0210-022 và
T0210-024.
- 1 đường trích hơi (S4-5014) hơi đi qua van điều khiển áp suất PC0210-
5202 tới bộ giảm ôn giảm áp E0210-014 vào hiệu HD.
- 3 đường trích hơi được trích trên đường hơi mới S3-5001 sau khi hơi được
giảm ôn giảm áp bởi E0210-013. 3 đường hơi trên được đi vào các hiệu IA,
IB, IC.
- 1 đường hơi mới góp với đường hơi thứ của các hiệu I và HD để đưa về
tháp khử mùi E0210-008.

Đường hơi thứ:

- Hơi thoát lên qua các sàng tách ẩm của các hiệu HD và IA, IB, IC được
chuyển tới hiệu II và 1 phần được trích đưa xuống tháp khử mùi E0210-
008. Ngoài ra hơi vào hiệu II còn là đường hơi thoát lên của 2 bình T0210-
010 và T0210-009.
- Hơi vào hiệu III gồm hơi thứ cửa hiệu II + hơi thoát từ bình T0210-003 và
T0210-004.
- Hơi vào hiệu IV gồm hơi thứ của hiệu III + hơi thoát từ bình T0210-005.
- Hơi vào hiệu V gồm hơi thứ của hiệu IV + hơi thoát từ bình T0210-006.
- Hơi vào hiệu VI gồm hơi thứ của hiệu V + hơi thoát từ bình T0210-007 và
T0210-008.
- Hơi thứ của hiệu VI sang tháp ngưng bề mặt SCI nhờ chân không bơm
P0210-023A, B.
3.1.3.3 Hệ thống nước ngưng

Hệ thống nước ngưng sạch:

- Nước ngưng từ hiệu HD được thu về qua bình T0210-001


- Nước ngưng từ hiệu IA được thu về bình T0210-002A
- Nước ngưng từ hiệu IB được thu về bình T0210-002B
- Nước ngưng từ hiệu IC được thu về bình T0210-002C
- Nước ngưng về các bình của các hiệu trên được thu về bình T0210-003,
nước ngưng qua bơm P0210-014A,B bơm đi tới bể T0210-023, tới hệ

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

thống nước ngưng hơi mới ở bên lò thu hồi ( về bể T0220-015), tới bơm
P0210-015 bơm lên 2 bộ giảm ôn giảm áp E0210-013 và E0210-014 cho 2
đường hơi vào hiệu HD và I.
- Nước ngưng sạch từ hiệu II được thu về bể T0210-004
- Nước ngưng từ hiệu III được thu về bể T0210-005
- Nước ngưng từ hiệu IV được thu về bể T0210-006
- Nước ngưng từ bể T0210-004 chảy tới bể T0210-005 góp nhau chảy tới bể
T0210-006. Bơm P0210-020A, B hút nước ngưng bơm về bể T0210-023.
Nước ngưng tiếp tục được bơm P0210-028 bơm cho bên nấu bột.

Hệ thống nước ngưng hơi thứ:

- Nước ngưng từ hiệu V được thu về bình T0210-007. Bơm P0210-021A, B


hút nước ngưng hơi thứ từ bình T0210-007 và nước ngưng hơi thứ từ hiệu
VI và nước ngưng từ SCI, được bơm về bể T0210-027. Tiếp tục nước
ngưng được bơm P0210-029 bơm nước ngưng cho xút hóa.

Hệ thống nước ngưng bẩn:

- Nước ngưng bẩn từ hiệu V được thu về qua bể T0210-008. Bơm P0210-
019A, B hút nước ngưng bẩn từ bình T0210-008, nước ngưng bẩn từ hiệu
VI và nước ngưng bẩn từ SCI về bể T0210-026. Nước ngưng bẩn tiếp tục
được bơm P0210-018 bơm tới bộ trao đổi nhiệt E0210-016. Sau đó nước
ngưng bẩn được tới bình E0210-008.
3.1.3.4 Hệ thống phụ trợ

Hệ thống hút chân không:

- Nhằm duy trì áp suất âm ở các hiệu III, IV, V, VI, SCI, gần bằng 0 bar ở
hiệu II để hiệu nồng độ dịch đen sau chưng bốc có nồng độ đạt.
- Bơm P0210-023A,B hút liên tục từ các hiệu II, III, IV, V, VI về SCI, các
khí không ngưng được bơm sang bình T0210-012, khí thoát lên từ bình
T0210-012 là khí LVHC được chuyển tới hệ thống khí LVHC bên lò.
Nước ngưng của bình T0210-012 trích 1 đường về bình trao đổi nhiệt
E0210-017 trao đổi nhiệt với nước công nghệ, nước ngưng từ E0210-017

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

dùng làm nước chèn cho bơm P0210-023. (thực tế thì đang sử dụng nước
khử khoáng chèn cho P0210-023). Có 1 đường không đi qua E0210-017
thì dùng bơm P0210-024A, B bơm về bể T0210-026. Nước ra khỏi E0210-
017 tới bể T0210-028. Nước ngưng từ SCI cũng về bể T0210-028.
- Nước ra khỏi bộ trao đổi nhiệt E0220-044 sau khi trao đổi nhiệt cũng về bể
T0210-028.
- Nước sau khi trao đổi nhiệt trong bình trao đổi nhiệt E0210-015 được
chuyển về bể T0210-028.
- Nước từ bể T0210-028 được bơm P0210-022 bơm tới hệ thống làm mát
nước E0210-009 và bơm nước ấm tới hệ thống xút hóa và bột. Khi rửa
hiệu IV dùng nước ấm này và 1 đường từ P0210-029 vào rửa hiệu IV.
- 2 bơm P0210-025A,B bơm nước đã được làm mát vào tháp ngưng bề mặt
SCI, bơm nước đã được làm mát tới hệ thống làm mát máng bên lò, và
bơm nước đã được làm mát lên bình trao đổi nhiệt E0210-015 và cấp nước
lạnh cho hệ thống ClO2.

Tháp khử mùi:

- Hơi cấp vào tháp là hơi trích ra của đường hơi thứ (của hiệu HD, IA, IB,
IC) vào hiệu II. Kết hợp với hơi mới trích trên đường hơi hạ áp để vào bể
làm bay hơi dòng nước chảy từ trên tháp xuống. Hơi thoát ở trên tháp được
cho vào bộ gia nhiệt nhỏ trong hiệu II. Khí không ngưng được thoát từ
bình T0210-011 dồn với khí thối thoát ra ở dưới bộ gia nhiệt nhỏ được
chuyển tới bình trao đổi nhiệt E0210-015. Khí thoát ra khỏi bộ trao đổi
nhiệt E0210-015 được đưa tới hệ thống khí LVHC bên lò để đốt. nước
ngưng của bình trao đổi nhiệt E0210-015 dồn với nước ngưng về đầu hút
bơm P0210-027 bơm về tháp khử mùi E0210-008. Nước ngưng bẩn từ
bình trao đỏi nhiệt E0210-016 bơm về tháp khử mùi E0210-008. Nước
ngưng của tháp E0210-008 được bơm P0210-017 bơm về bình trao đổi
nhiệt E0210-016 sau đó trở về bể T0210-027. Nước trong bể T0210-027
được bơm P0210-029 bơm tới hệ thống xút hóa và rửa toàn hệ thống.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

- Khí thoát ra trên các bể T0210-022, T0210-024, T0210-025, T0210-021A,


T0210-021B, T0210-023, T0210-027, tới hệ thống khí HVLC của bên lò
thu hồi.

3.2 Quá trình lò thu hồi

3.2.1 Mục đích quá trình

Bao gồm 2 mục đích là sinh hơi và thu hồi hóa chất (khử Na2SO4 có
trong dịch đen bằng phản ứng khử trong buồng đốt điều kiện nhiệt độ cao,
thành Na2S và hoàn nguyên nó trong dịch nấu).

3.2.2 Thông số chính của lò

Cấu tạo lò thu hồi có sự khác biệt hơn so với các loại khác do sử dụng
nhiên liệu có thời gian bắt cháy lâu hơn và cách đặt vòi phun cũng khác hơn
nhiều. Giống với lò hơi truyền thống ở phần thu hồi nhiệt như khí cháy, bộ
quá nhiệt, ống lò, bộ hâm nước, ống đối lưu, bao hơi, bộ lọc bụi tĩnh điện…

Các thông số chính:

- Sản lượng hơi thiết kế: 90t/h


- Áp suất hơi mới: 6,3Mpa
- Nhiệt độ hơi mới: 460±10°C
- Nhiệt độ nước cấp: 120°C
- Nhiệt độ khói thải: 170÷ 180°C
- Lượng dịch đen tiêu thụ: 29,5 t/h
- Nồng độ dịch đen: 65 ÷ 72%
- Nhiệt trị dịch đen: 13,5 MJ/kg
- Nhiệt độ dịch đen: 125°C
- Hiệu suất thu gom bụi: 99,8%

Các phản ứng xảy ra trong lò:

Khi dịch đen được phun vào buồng đốt sảy ra quá trình sấy dịch (dịch vào
buồng đốt có nhiệt độ 123÷1250C) nâng nhiệt độ hạt dịch tới điểm bắt cháy
các phản ứng sấy sảy ra như sau:

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 25


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Na2S + CO2 + H2O = Na2CO3 + H2S (1)

Na2O + H2O = 2NaOH (2)

CH4 + H2O = CO + 3H2 (3)

Các phản ứng oxi hóa:

Na2CO3 + SO3 = Na2SO4 + CO2 (4)

2Na2S + 3O2 + 2CO2 = 2 Na2CO3 + 2SO2 (5)

2SO2 + O2 = 2SO3 (6)

2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O (7)

2H2 + O2 = 2H2O (8)

Các phản ứng khử:

Na2SO4 + 2C = Na2S + 2CO2 (9)

Na2SO4 + C = Na2O + SO2 + CO (10)

Na2S + H2O = Na2O + H2S (11)

2C + O2 = 2CO (12)

C + O2 = CO2 (13)

C + H2O = CO + H2 (14)

C + 2H2 = CH4 (15)

H2 + O2 = 2H2O (16)

3.2.3 Các hệ thống trong lò thu hồi

3.2.3.1 Hệ thống máng và làm mát máng nóng chảy

Lò có 3 máng chứa dịch nóng chảy E0220-001A, B, C, chảy xuống bể hòa


tan. Do nhiệt độ của dịch nóng chảy, chảy trên máng có nhiệt độ cao khoảng
800 ÷ 900°C nên hệ thống máng được trang bị thêm hệ thống nước làm mát
máng. Nước chảy trong lòng máng có chiều ngược với dịch nóng chảy để tăng

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 26


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

cường trao đổi nhiệt, dịch nóng chảy cũng được làm giảm nhiệt độ phần nào,
đồng thời cũng đảm bảo cho máng không bị hỏng do quá nhiệt ở nhiệt độ quá
cao dẫn tới hư hỏng. Máng nóng chảy có hệ thống nước làm mát chạy tuần
hoàn.

Mô tả hệ thống làm mát máng:

- Nước khử khoáng được bơm về bể T0220-014 qua van điều khiển mức
LICA0220-1111.
- Bể T0220-014 có thể tích 1,2 m3. Có 3 đường nước làm mát máng hồi về
bể, đường nước khử khoáng vào, đường nước xả tràn và đường nước hút
cuả bơm P0220-014A,B. Nhiệt độ của đường nước hồi về bể này được
kiểm soát bởi 3 thiết bị đo nhiệt độ nước làm mát máng ra khỏi máng hóa
chất là TI 1532A, TI 1532B, TI 1532C. Lưu lượng nước hồi về bể (thường
dao động trong khoảng 16÷17t/h) được giám sát bởi các điểm đo lưu lượng
FIA 1421A, FIA 1421B, FIA 1421C.
- Nhiệt độ trong bình T0220-014 được duy trì trong khoảng 40÷600C. Tại
bình chứa nước qua hệ thống van đi qua 2 bơm P0220-014A,B tới bình hạ
nhiệt E0220-044, tại bình này nước làm mát được bơm về từ hệ thống
chưng bốc (bơm P0210-025A,B bơm từ hệ thống làm mát nước E0210-009
về trao đổi nhiệt gián tiếp với nước khử khoáng) để hạ nhiệt nước khử
khoáng sau khi đã làm mát máng, sau đó nước khử khoáng đi từ bình
E0220-044 qua van 1 chiều và hệ thống van trên đường vào đầu dưới của
máng nóng chảy và đi ra ở đầu trên của máng. Duy trì nhiệt độ nước làm
mát đầu vào máng trong khoảng 40÷600C và nhiệt độ nước đầu ra máng
kiểm soát ở khoảng 80÷900C (thực tế theo dõi trên DCS nhiệt độ trong
khoảng 50÷550C trong điều kiện vận hành bình thường). Sau đó nước qua
hệ thống van quay về bể T0220-014. Vòng tuần hoàn lại được lặp lại.
- Bình trao đổi nhiệt E0220-044: Nước khử khoáng sau làm mát được bơm
về từ 2 bơm P0220-014A, B vào bình, nhiệt độ và áp suất của đường nước
này được kiểm soát bởi 2 điểm đo TI 1540 và PI 1442. Nhiệt độ nước làm
mát máng ra khỏi bộ trao đổi nhiệt làm tín hiệu điều khiển van TIC 1541
để cấp nước làm mát từ hệ thống làm mát nước E0210-009 bên chưng bốc

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 27


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

về bình. Nước nóng ra khỏi bình qua van chia làm 2 đường, 1 đường đi tới
bể T0220-005, đường còn lại đi tới bể T0210-028 bên chưng bốc.
- Trong trường hợp vòng tuần hoàn dừng lại do sự cố ở 2 bơm T0220-
014A,B hoặc do mất điện thì khi đó dùng khí nén mở van HS 1602 điều
khiển nước làm mát máng khẩn cấp, hệ thống làm mát máng nóng chảy
khẩn cấp lấy nước cứng từ bể T0220-013, qua hệ thống van chảy vào đầu
dưới máng nóng chảy lên đầu trên máng nóng chảy để làm mát máng tạm
thời và quay về bể T0220-014 tiếp tục tuần hoàn. Khi mức nước trong bể
T0220-014 cao sẽ được xả tràn xuống hệ thống mương thoát.
3.2.3.2 Hệ thống dịch đen

Dịch đen đặc từ bể T0210-022 qua bơm P0210-016A, B bơm dịch đen đặc
tới đầu các vòi phun. Trên đường dịch 0220-40111-SBL có điểm đo nhiệt độ
dịch đen cấp sang lò TI 0220-1515B và được gia nhiệt bởi bộ gia nhiệt E0220-
003 hơi gia nhiệt là hơi 1,3Mpa( lượng hơi gia nhiệt được điều chỉnh bởi van
điều khiển khí nén TICA0220-1513, điều khiển nhiệt độ dịch đen đốt sau khi
gia nhiệt đạt khoảng 124÷1250C ). Trên đường dịch đen tới vòi 0220-40118-
SBL được kiểm soát bởi điểm đo áp suất dịch đen đốt PIA 1331 (~ 0,6MPa),
lưu lượng dịch đen đốt FIQ 1407A ( khoảng từ 29÷34m3/h tùy theo tải lò), áp
suất hơi vào ống phun dịch được đo bởi PI 1330. Nhiệt độ dịch đen vào đốt có
2 điểm đo TI 1515A và TI 1515B. Hiện tại hơi dùng để xé dịch và hơi làm mát
đầu vòi dịch và hơi chèn lỗ đưa vòi dịch vào và hơi làm mát các cửa thăm đều
dùng hơi 1,3MPa. Dịch đen sau khi qua các vòi phun được hồi về bể trộn
T0220-007 với lưu lượng khoảng 1,5÷1,6m3/h (trong điều kiện tải lò 88t/h và
lượng dịch đen đốt 34m3/h). Lưu lượng dịch đen hồi được báo về qua FIQ
1407B. Hiện tại chủ yếu đưa dịch đen hồi về bể trộn vì trên đường 0220-
40119-SBL có chia làm 2 nhánh, 1 nhánh về bể trộn qua van điều khiển liên
động PICA 1331 và 1 nhánh về bể tràn qua 1 van tay. Ngoài ra trên đường
0220-40119-SBL còn có đường hơi 0,45Mpa trính vào để rửa đoạn ống khi
cần thiết.

Bể trộn T0220-007 (bể pha trộn cấp 1): Dịch đen bán đậm được đưa về từ
bể T0210-024 bởi bơm P0210-011A,B qua van điều khiển liên động mức

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 28


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

LICA0220-1107, lưu lượng cấp về bể trộn được báo ở FIQ0220-1402. Trong


bể trộn có 1 màng ngăn cách để dịch đen bán đậm sau khi được trộn với muối
Na2SO4 (từ hệ thống thu tro muội và si lô cấp về bể trộn) nhờ cánh khuấy
A0220-006 sẽ chuyển sang ngăn kế bên được bơm P0220-005A,B hút về bể
T0210-024 để tiếp tục quá trình chưng bốc. Hơi 0,45Mpa vào ngăn bên (ngăn
dịch sau khi đã được trộn) được điều khiển bởi van TICA0220-1512 nhiệt độ
trong bể khoảng (~99,50C). Có đường ống dẫn xuống bể tràn và ống xả đáy bể
cùng đi về bể tràn T0220-004. Trên đỉnh bể tràn có quạt hút khí E0220-016.

Trước đầu đẩy bơm P0220-005A, B có bố trí đường hơi 0,45Mpa để rửa
bơm khi ngừng bơm và có 2 điểm đo áp suất PI 0220-1332A, B để đo áp suất
dòng dịch.

Bể tràn T0220-004 (bể pha trộn cấp 2): 1 nhánh của đường dịch đen hồi qua
van tay về bể tràn và đường ống 0220-40117-WBL từ bể trộn cũng về bể tràn.
Trong bể tràn cũng có màng ngăn giống như bể trộn, dịch đen trong bể này
chủ yếu là dịch đen nồng độ thấp hơn so với dịch đen ở bể trộn nên được bơm
P0220-006 bơm đi tới bể T0210-021B để tiếp tục vào hệ thống chưng bốc để
chưng bốc lại. trước đầu đẩy của bơm P0220-006 cũng có đường hơi 0,45Mpa
sử dụng khi bơm ngừng và để rửa bơm. Điều khiển liên động mức LICA0220-
1108 sử dụng tín hiệu mức bể để điều khiển bơm. Đường hơi 0,45Mpa vào bể
được điều khiển bởi van TICA0220-1514 sử dụng tín hiệu nhiệt độ của bể để
cấp hơi vào. Trên đỉnh bể có van thoát khí. Trên bể có lắp motor chạy cánh
khuấy A0220-004. Trên đỉnh bể có van thoát khí về hệ thống khí HVLC.
3.2.3.3 Hệ thống dịch xanh

Dịch trắng từ hệ thống xút hóa về bể hoàn tan kết hợp với dịch đỏ nóng
chảy từ máng xuống tạo thành dịch xanh. Dịch xanh trong bể hòa tan lại được
bơm sang hệ thống xút hóa nhờ bơm P0220-007A,B. do dịch xanh có chứa
nhiều muối và tạp chất, tổng kiềm dịch xanh vượt quá 160g/l có thể gây hiện
tượng kết tinh trên đường ống, gây tắc ống nên thực tế vận hành sử dụng chế
độ đảo tuyến giữa dịch xanh với dịch trắng nhằm thông rửa tuyến dịch.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 29


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

- Chế độ 1 (line 1): Dịch trắng từ đầu đẩy của bơm dịch trắng bên xút hóa
qua van điều khiển HS0230-1007 và qua tiếp van điều khiển HS0220-
1610, qua van điều khiển DIC0220-1202 vào bể hòa tan. Dịch xanh từ bể
hòa tan được bơm P0220-007A, B qua van điều khiển mức LICA0220-
1106 qua van điều khiển HS0220-1612 và qua van điều khiển HS0230-
1005 về bể dịch xanh bên xút hóa.
- Chế độ 2 (line 2): Khi chạy chế độ 2 thì các van của chế độ 1 đóng lại.
Dịch trắng từ đầu đẩy của bơm dịch trắng bên xút hóa qua van điều khiển
HS0230-1003 và qua tiếp van điều khiển HS0220-1611, qua van điều
khiển DIC0220-1202 vào bể hòa tan. Dịch xanh từ bể hòa tan được bơm
P0220-007A,B qua van điều khiển mức LICA0220-1106 qua van điều
khiển HS0220-1609 và qua van điều khiển HS0230-1004 về bể dịch xanh
bên xút hóa.

Khi bên xút hóa dịch trắng cấp về không có để duy trì hoạt động của bể
hòa tan thì có đường cấp nước công nghệ vào trước van DIC0220-1202 (tính
theo đường dịch trắng vào bể) để vào bể, cũng có thể mở đường nước rửa của
hệ thống khí HVLC thoát lên từ bể hòa tan xuống bể để giữ nhiệt độ trong bể
hòa tan ổn định.

Bể hòa tan T0220-006: Dịch nóng chảy trong lò được thu hồi qua 3 máng
sau đó chảy xuống bể hòa tan (dissolving tank), hòa với dịch trắng để chuyển
thành dịch xanh. Trong bể hòa tan có trang bị 2 motor cánh khuấy A0220-
005A, B được lắp đặt tiếp tuyến so với bể. Hợp chất Natri chảy ra ở máng
mang nhiều năng lượng do đó cần phân tán kịp thời năng lượng này nếu không
thì các hợp chất natri vào nước sẽ giải phóng năng lượng ngay lập tức và nổ
gây ra tai nạn. 3 đường máng vào bể hòa tan được trang bị các ống phun giảm
âm dùng hơi 0,45 Mpa để tăng khả năng chia nhỏ dòng dịch nóng chảy. Bên
cạnh đó bể còn được trang bị thêm 1 bơm P0220-007(3), (tuần hoàn dịch
xanh) bơm dịch xanh dưới bể lên phun vào dịch nóng chảy. thực tế có nối 1
đường từ đầu đẩy bơm P0220-007B tới điểm qua van (trước đầu đẩy bơm
P0220-007(3)) để phòng khi bơm P0220-007(3) không tuần hoàn dịch xanh

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 30


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

lên để giảm âm cho máng. Dịch đỏ chảy xuống bể được giảm âm bởi 3 đường
như sau:

- 1 đường hơi 0,45 MPa thứ 1 phun vào dòng dịch theo hướng thẳng xuống
bể.
- 1 đường hơi 0,45 MPa thứ 2 phun vào dòng dịch nóng chảy theo hướng
vuông góc với đường hơi trên.
- 1 đường dịch xanh tuần hoàn được bơm P0220-007(3) bơm lên cũng phun
vào dòng dịch nóng chảy theo hướng cùng với đường hơi 0,45 MPa thứ 2.

Cần theo dõi chặt chẽ dịch nóng chảy trong máng xuống bể để tránh
trường hợp tắc máng và trường hợp dịch nóng chảy sau khi được xé nhỏ sẽ
bắn lên thành bể kết lại với nhau thành tảng lớn rơi xuống gây nổ do nhiệt
lượng của tảng dịch tương đối lớn (gần xấp xỉ nhiệt độ dịch nóng chảy, chảy
từ đáy buồng đốt ra máng) chênh lệch với nhiệt độ trong bể hòa tan. Theo thực
tế vân hành thì cần dung vòi nước phun vào vị trí tảng dịch đóng trên thành bể
để giảm nhiệt độ của nó và tự rơi xuống.

Cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ dịch xanh trong bể hòa tan để tránh hiện
tượng kết tinh trong bể hòa tan và hiện tượng bám dịch trên đường ống. Theo
lý thuyết thì nồng độ dịch xanh nên được kiểm soát ở mức dưới 140 g/l. Thực
tế vận hành thì nồng độ dịch xanh được kiểm soát trong khoảng 150÷160 g/l.
Để điều chỉnh nồng độ dịch xanh thì cần căn cứ điều chỉnh lượng dịch trắng
cấp vào bể hòa tan để kiểm soát tốt. Người ta dùng nước làm mát để trèn kín
các gối đỡ trục của cánh khuấy. Khí bốc lên trong bể hòa tan được thu hồi về
hệ thống khí HVLC để đốt kèm với hệ thống gió cấp 3 hoặc xả bỏ.

Trên nắp bể hòa tan có bố trí 1 bình phòng nổ dự phòng khi khí trong bể
không thoát kịp lên hệ thống khí HVLC.
3.2.3.4 Hệ thống vòi phun dịch

Lò được trang bị 8 vòi phun dịch bố trí ở giữa khoảng gió cấp 2(theo chiều
dọc), xung quanh lò ở cùng 1 độ cao (theo chiều ngang). Kích cỡ đầu vòi phun
Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, áp suất phun dịch và góc đặt vòi phun có ảnh hưởng tới
chế độ cháy của lò rất lớn. Bởi vì nếu áp suất phun dịch nhỏ, kích cỡ đầu vòi

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 31


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

phun có các lỗ chia dịch lớn thì hạt dịch phun vào trong buồng lửa sẽ lớn, sấy
khô hạt dịch mất thời gian lâu hơn, hạt dịch chưa kịp bị cháy đã rơi xuống
vùng khử làm nhiệt độ của gường hóa chất dần dần hạ xuống, cháy kém hơn
và có nguy cơ gây tắt buồng lửa. Nếu vòi phun có các lỗ chia dịch quá nhỏ và
áp suất phun dịch quá cao sẽ tạo nên các hạt dịch có kích thước quá nhỏ dẫn
tới khô quá nhanh và do nhỏ như vậy có thể bị cuốn theo đường khói do áp lực
hút trong lò, gây ra tổn thất về hóa chất và sẽ gây bám trên hệ thống đường
khói. Trên thành lò ở các lỗ đặt vòi phun có trang bị các ống phun hơi chèn
làm mát vòi dịch và nhằm chống hiện tượng lọt khí vào trong buồng đốt và
làm mát vòi dịch. Hơi chèn làm mát vòi dịch sử dụng dòng hơi MP (1,3Mpa).
Dùng hơi 0,45MPa để rửa vòi dịch. Trước khi dịch đen tới vòi đốt người ta
cần gia nhiệt dịch đen đạt tới 1250C để dịch khi vào buồng lửa bắt cháy tốt
hơn, tránh gây thất thoát nhiệt do hạt dịch phải sấy lâu gây ảnh hưởng tới chế
độ cháy trong buồng đốt.
3.2.3.5 Hệ thống cấp gió vào lò

Gió cấp vào lò chia làm 3 cấp gió, mục đích để tạo điều kiện cháy tối ưu
trong buồng lửa.

Gió cấp 1 có 56 cửa gió phân phối đều xung quanh buồng lửa nhằm phân
phối đều lưu lượng gió tạo giường hóa chất ổn định. Hiệu suất thu hồi hóa chất
phụ thuộc vào lưu lượng gió cấp 1 và nhiệt độ của vùng giường hóa chất này
rất nhiều. Quạt gió cho hệ thống gió cấp I là E0220-006 lưu lượng gió cấp I
được báo về bởi FIC0220-1413. Áp suất gió vào bộ gia nhiệt được PI0220-
1301 báo về DCS, áp suất trong khoảng (~1Kpa). Gió tiếp tục đi vào bộ gia
nhiệt gió cấp I (trao đổi nhiệt gián tiếp). Trong bộ gia nhiệt gió cấp 1 E0220-
009 bao gồm 2 ngăn, tính theo đường gió đi vào bộ gia nhiệt thì gió đi vào bộ
gia nhiệt hạ áp sau đó sang bộ gia nhiệt gió trung áp, hai bộ này đều nằm trong
hộp sấy gió. Van điều khiển nhiệt độ gió cấp I là Gió cấp 1 trước khi được
cấp vào lò phải được gia nhiệt trước, (do đặc trưng của lò là trong đường khói
ra, bụi bay có chứa nhiều muối gây ăn mòn và nhiệt độ khói thoát cao nên
không đặt bộ sấy gió trong phần đuôi lò vì vậy phải sấy gió bằng hơi hạ áp và
hơi trung áp để nâng nhiệt độ của gió lên đạt nhiệt độ quy định) nhiệt độ gió

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 32


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

cấp 1 không thấp hơn 1400C, áp suất gió cấp 1 tương đối thấp khoảng 1,5KPa.
Dầu nhẹ DO được đốt kèm trong hộc gió cấp 1 nhằm duy trì nhiệt độ đáy
buồng lửa và xây giường hóa chất trong giai đoạn khởi động lò. Gió cấp 1
được gia nhiệt trước khi cho vào buồng đốt. Gió cấp 1 chiếm 35÷40% tổng
lượng gió cấp vào buồng đốt.

Gió cấp 2 có 20 cửa gió nhằm mục đích tăng khả năng cháy của các chất
thoát ra từ các hạt dịch và điều chỉnh giường hóa chất và tâm buồng lửa, đồng
thời cải thiện tốc độ khử của dịch nóng chảy. Gió cấp 2 cũng được gia nhiệt
như gió cấp 1 bằng 2 dòng hơi hạ áp và trung áp, nhiệt độ cần đạt của gió cấp
2 trước khi tới các cửa gió là 140÷1500C. Áp suất gió cấp 2 khoảng 3Kpa. Gió
cấp 2 chiếm 45÷50% tổng lượng gió đưa vào buồng đốt.

Gió cấp 3 có 10 cửa gió để đốt cháy hoàn toàn khí khó cháy và khí có mùi
đồng thời kiểm soát bụi mang ra từ buồng lửa. gió cấp 3 được gia nhiệt bằng
hơi hạ áp, nhiệt độ cần đạt được là 800C. Áp suất gió cấp 3 khoảng 3Kpa. Gió
cấp 3 chiếm 10÷15% tổng lượng gió đưa vào buồng đốt.
3.2.3.6 Các hệ thống phụ trợ khác

Hệ thống nước cấp: Nước cấp cho lò thu hồi phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Độ kiềm: 0,3÷0,4 (mmol/l)
- SiO2: ≤ 500
- PO43-: ≤ 15 (mg/l)
- Độ dẫn: < 50 (µS/cm)

Hệ thống khói thải: Khói thải đi lên từ buồng lửa qua dàn ống lò, bộ quá
nhiệt, dàn ống đối lưu, bộ hâm nước, lọc bụi tĩnh điện sau cùng sẽ tới ống khói
thông qua quạt khói. Lò được trang bị 2 quạt khói có lưu lượng…

Hệ thống thổi muội: Có 32 bộ thổi muội bố trí ở khu vực buồng lửa, ống
đối lưu, bộ hâm nước nhằm mục đích thổi muội bám trên dàn ống sinh hơi,
dàn ống lò, dàn ống quá nhiệt, dàn ống đối lưu, bộ hâm nước để đảm bảo cho
lò hoạt động liên tục. Vì nếu không thổi muội thì muội bám quá nhiều trên bề
mặt các dàn ống gây cản trở sự trao đổi nhiệt

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 33


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Hệ thống thu hồi tro bụi: Tro bụi được thu hồi từ phễu tro của dàn ống đối
lưu, bộ hâm nước và bộ lọc bụi tĩnh điện. Băng tải cào được đặt ở đáy của mỗi
phễu tro, và có chiều nghiêng về phía động cơ. Tất cả tro bụi được băng tải
gom về bể hòa tan để trộn với dịch đen để tiếp tục vòng tuần hoàn hóa chất.
Hệ thống định lượng hóa chất: Trong quá trình sinh hơi một số chất hòa
tan trong nước nó sẽ trở thành cáu cặn silicat và các oxit sắt tất cả được góp
vào bao hơi, nếu không xử lý tốt chất lượng nước cáu cặn sẽ bám trên thành
ống quá nhiệt, gây hư hỏng ống…do đó sử dụng hóa chất để xử lý các chất
hòa tan đó.

3.3 Quá trình xút hóa

3.3.1 Mục đích quá trình

Dịch xanh từ lò hơi thu hồi sẽ được lọc, và sau đó được tôi vôi và tiến hành
xút hóa. Sau khi bổ sung nguồn kiềm bên ngoài, hỗn hợp kiềm sẽ được sử
dụng làm dịch nấu.

3.3.2 Thông số công nghệ

Dịch trắng:

- Công suất: 1540m3/d


- Độ sút hóa: ≥80%
- Sulphidity: 25%~30%
- Nồng độ: 116.1~129g/l (tính theo NaOH)
- Nhiệt độ: 85℃
- Công suất sản xuất kiềm hoạt tính: 206t/d (tính theo NaOH)
- Độ tinh khiết của dịch trắng: <100ppm

Bùn vôi:

- Công suất sản phẩm: ~170 t/d


- Độ khô: >60%
- Lượng kiềm dư: <0.3%(tính theo NaOH)
- Lượng CaO tồn tại: <1%

Green mud

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 34


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

- Công suất sản phẩm: 4.3 t/d


- Độ khô: >40%
- Lượng kiềm dư: <1%(tính theo NaOH

3.3.3 Qui trình công nghệ

Mô tả quy trình công nghệ chính


3.3.3.1 Hệ thống lọc bùn xanh

Dịch xanh từ bể hòa tan được đưa vào bể lọc, và bổ sung các tác nhân kết
bông để hỗ trợ quá trình lắng lọc. Thiết bị lọc dịch xanh là một thiết bị lắng
trọng lực đơn lớp. Sau khi bùn xanh rơi vào phần trung tâm phía trên của thiết
bị lọc, chảy tới biên của thiết bị và chảy tràn lên phía trên, sau đó, bùn vôi bị
đóng tảng tại đáy hình nón của thiết bị, đẩy cặn vào trung tâm với cánh khuấy
hình răng lược quay với tốc độ chậm, lọt qua ống nằm dưới đáy, sau đó, phần
cặn được bơm ra khỏi miệng chứa cặn.
3.3.3.2 Rửa bùn xanh

Đầu tiên bùn xanh từ thiết bị lọc được đưa vào bể khuấy chứa bùn xanh, và
sau đó được bơm tới thiết bị lọc bùn xanh để rửa và cô đặc
3.3.3.3 Tôi vôi

Dịch xanh sau khi lọc được bơm tới thiết bị tôi vôi, trước khi được bơm vào
thiết bị tôi vôi, dịch xanh chảy qua thiết bị gia nhiệt bằng hơi tới nhiệt độ thích
hợp (80 – 900C). Bổ sung vôi có kích thước 10 – 30 mm vào trong thiết bị tôi
vôi, phản ứng với dịch xanh dưới tác động hỗ trợ của thiết bị khuấy, bơm dịch
đã tôi tới thiết bị xút hóa, bùn vôi được tách ra nhờ vít tải trong máy tôi vôi.
3.3.3.4 Xút hóa

Dịch nhũ tương đã tôi chảy vào trong bộ 3 thiết bị xút hóa, và đảm bảo rằng
dịch tồn tại trong hệ xút hóa khoảng từ 90 – 120 phút. Dịch nhũ tương đã xút
hóa chảy tràn sang bể lọc dịch trắng để lọc sạch cặn bã.

- Lắng và lọc dịch trắng:

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 35


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

Dịch nhũ tương đã xút hóa chảy tràn tới bể chứa dịch xút hóa, sau đó dịch
được bơm tới bể lọc dịch trắng, thiết bị lọc dịch trắng tương tự như với dịch
xanh, cũng là một thiết bị lắng trọng lực một lớp. Sau khi dịch trắng vào phần
trung tâm phía trên của thiết bị lọc, dịch chảy tới biên của thiết bị và chảy tràn
tới bể chứa dịch trắng trung gian, sua đó được bơm tới thiết bị lọc áp suất để
lọc ở cấp độ cao hơn. Bùn vôi hình thành dưới đáy hình nón, đẩy cặn vào phần
trung tâm nhờ cánh khuấy có răng cưa tốc độ thấp, rơi vào ống bên trong đáy,
sau đó được bơm ra ngoài nhờ bơm bùn vôi từ miệng chứa cặn. Độ của dịch
trắng sau khi lắng và lọc không lớn hơn 20ppm. Dịch trắng từ các bể chứa
dịch trắng đặc được phối trộn với nguồn kiềm bên ngoài và được bơm tới hệ
thống sản xuất bột.
3.3.3.5 Rửa và cô đặc bùn vôi

Bùn vôi từ thiết bị lọc bùn chảy vào bể chứa cặn có khuấy số 1, sau đó được
bơm tới máy rửa bùn vôi, sử dụng lượng vôi còn tồn dư trong bùn vôi và một
ít Na2CO3 dư trong dịch lọc xút hóa, phần phía trên của dịch trắng loãng chảy
tràn tới bể chứa dịch trắng loãng, từ bể này dịch trắng loãng được bơm tới lò
hơi thu hồi để hòa tan dịch đỏ (các hợp chất vô cơ còn lại sau khi đốt cháy tại
lò hơi thu hồi), phần dịch dưới đáy bể sử dụng bơm số 2 để bơm tới bể chứa
cặn có khuấy số 2. Bơm bùn vôi từ bể chứa cặn có khuấy số 2 tới 2 thiết bị lọc
bùn vôi để lọc và ngưng, phun nước nóng để rửa, sử dụng lại dịch lọc vào hệ
thống, và đạt độ khô khoảng 60% ở giai đoạn cuối, vận chuyển bột sau lọc tới
hệ thống đốt vôi.
3.3.3.6 Hệ thống phối trộn kiềm

Bởi vì không yêu cầu lượng dịch trắng trộn với kiềm ở giai đoạn đầu của quá
trình nấu, vì thế sẽ có một lượng kiềm mất mát đi sau khi hệ thống hoạt động
được một vài chu kỳ, việc bổ sung kiềm bên ngoài vào hệ thống là cần thiết,
mà sẽ là bắt buộc trong hệ thống trộn kiềm. Nguồn Na 2S bên ngoài là ở thể
rắn, Na2S được đưa vào bể hòa tan, và được hòa tan bằng nước nóng, sau đó
được bơm qua sang để bảo quản Na 2S, dung dịch Na2S từ bể tiếp nhận Na2S
đưa vào bể phối trộn phù hợp với tỷ lệ đã được xác định rõ. Nguồn NaOH phụ
trợ đầu tiên được bơm tới bể chứa, sau đó được bơm tới bể phối trộn theo một

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

tỷ lệ xác định. Theo cách này, bổ sung dịch trắng từ quá trình xút hóa, dung
dịch NaOH, Na2S với một tỷ lệ xác định trong bể phối trộn. Sau khi trộn 3 loại
hóa chất trong bể phối trộn, hỗn hợp được đưa vào bể chứa kiềm, dung dịch
kiềm tốt nhất được sử dụng trong quá trình nấu bột.

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 37


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đặng Bình Thành

KẾT LUẬN

Xã hội ngày càng phát triển, đi kèm là sự ra tăng dân số. Sự tăng trưởng
về kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày càng tăng cao.
Giấy được sử dụng một cách phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhất
là trong giáo dục.

Qua chuyến đi thực tế ở nhà máy giấy An Hòa, chúng em đã được biết
thêm nhiều kiến thức bổ ích về nhiều khía cạnh khác nhau của nhà máy từ
cách thức tổ chức, vận hành nhà máy, công tác sản xuất... cho đến những công
việc của cán bộ công nhân viên, kỹ sư trong nhà máy mà nhất là vai trò quan
trọng người kỹ sư tự động hóa nói riêng. Trong chuyến đi, em cũng đã được
tìm hiểu về các trang thiết bị trong nhà máy cũng như nguyên lí hoạt động của
chúng. Chuyến đi thực tế cũng giúp chúng em thấy được cấu tạo phức tạp của
nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, quy trình làm việc...

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ
trong nhà máy, các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo điều kiện cho chúng em
có được chuyến đi thực tế đầy bổ ích.

Do thời gian gấp rút nên bản báo cáo không tránh khỏi những sai sót,
chúng em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Đức Lưu Quang – MSSV: 20152961 38

You might also like