Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 6.

 Những biến đổi của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh về hình thức là những quốc gia độc lập.
Có chính phủ riêng nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

- Sau Chiến tranh thể giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ. Nhân dân Mĩ La-
tinh, dưới nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, đã từng bước lật đổ các chính phủ phản động tay
sai của Mĩ và thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ.

- Các nước Mĩ La-tinh dần dần thoát khỏi sự khống chế về kinh tế, chính trị của Mĩ và cũng cố được
nền độc lập ở những mức độ khác nhau. Hiện nay, các nước Mĩ La-tinh đã trở thành những quốc
gia độc lập, không còn là thuộc địa kiểu mới của Mĩ mặc dù vẫn có những lệ thuộc nhất định vào Mĩ.

Câu 2. Em hiểu  thế nào là cái “sân sau"?


Với chiêu bài “Cây gậy lớn và củ cà rốt" hay cái gọi là “châu Mĩ của người Mĩ”. Mĩ độc chiếm biến Mĩ
La-tinh trở thành bàn đạp, chỗ dựa vững chắc của Mĩ trong chính sách bành trướng xâm lược ra thế
giới 

⟹ Mĩ La-tinh trở thành “sân sau”, hậu phương an toàn và là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 6. Những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân từ sau năm 1945 (Quy mô phong trào,
thành phần tham gia lãnhđạo, hình thức và khí thế đấu tranh) là:
- Quy mô phong trào: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở hầu hết thuộc địa của chù nghĩa đế
quốc, từ châu Á, châu Phi, đến khu vực Mĩ La-tinh.

- Thành phần tham gia và lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông
dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (ở Việt Nam là giai cấp vô sản).

- Hình thức và khí thế đấu tranh: Đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính. Trong đó đấu tranh vũ trang là
hình thức chủ yếu, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến
sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

You might also like