Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thể quản

lý tác động lên đối tượng


quản lý bằng những công cụ và phương pháp khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức một
cách hiệu quả nhất, trong điều kiện biến động của môi trường.

Nguyên tắc quản lý là các quy định có tính chuẩn mực, phản ánh quy luật khách quan trong thực tiễn quản
lý, chỉ đạo hành vi của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trong quá trình thực hiện chức trách quản lý,
đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu lực và hiệu quả.

• Phương pháp quản lý là tổng thể cách thức chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý để thực hiện các
mục tiêu hiệu quả nhất.

• Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và xây dựng phương án hành động tương lai của tổ chức để
thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

• Quyết định quản lý là tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án để thực hiện
những công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức

Chức năng tổ chức là những hoạt động của nhà quản lý gắn với việc thiết kế cơ cấu tổ chức, phân công
công việc và giao quyền cho các cá nhân và bộ phận trong tổ chức để hoàn thành các mục tiêu đã xác định.

Chức năng lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để họ cố gắng và nhiệt tình trong việc thực hiện
các mục tiêu chung của tổ chức

Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã
được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát
triển theo đúng mục tiêu.
Định nghĩa Quản lý • Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thể quản lý tác động
lên đối tượng quản lý bằng những công cụ và phương pháp khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức
một cách hiệu quả nhất, trong điều kiện biến động của môi trường
Vai trò của quản lý
Quyết định sự phát triển và thành công của tổ chức Phối hợp các nguồn lực, giảm thiểu các xung đột để thực hiện
mục tiêu một cách hiệu quả nhất Nâng cao năng suất lao động của tổ chức Động viên, thúc đẩy, khai thác tốt nhất
mọi tiềm năng của con người trong tổ chức và cộng đồng Giúp tổ chức thích nghi hiệu quả với các biến động của
môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức Xuất hiện như là một chức năng xã hội, để phục vụ con người tốt hơn
Phân loại quản lý
• Theo lĩnh vực • Theo loại hình tổ chức • Theo cấp quản lý • Theo đối tượng • Theo quy mô
Định nghĩa Khoa học quản lý
• Khoa học quản lý là khoa học về các quy luật của hoạt động quản lý, của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối
tượng và khách thể quản lý, và của các mối quan hệ quản lý khác nhau. • Nó nghiên cứu các quá trình quản lý, các
nguyên tắc và phương pháp quản lý và những kỹ thuật cơ sở của hoạt động quản lý trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả
các tổ chức.
Chủ thể quản lý
• Chủ thể quản lý/người quản lý/nhà quản lý – là một người, nhóm người, tổ chức, hệ thống các tổ chức, tạo ra
những tác động quản lý lên các đối tượng bị quản lý, nhằm tổ chức mọi nguồn lực, thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
– hoạt động theo những qui trình cụ thể, với những công cụ, phương pháp thích hợp, để đạt được mục tiêu một cách
hiệu quả nhất. – có thể chia thành quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, quản lý cấp thấp. • Kỹ năng cần có: – Kỹ năng
chuyên môn; – Kỹ năng làm việc với con người;
Đối tượng quản lý và Khách thể quản lý
• Đối tượng quản lý là bên tiếp nhận tác động quản lý của chủ thể quản lý, chịu sự quản lý trực tiếp của chủ thể quản
lý, thực hiện những nhiệm vụ mà người quản lý giao cho, chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao trong bộ
phận và tổ chức nói chung. • Khách thể quản lý là bên đối diện với chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý, vừa là
các bên liên quan (như khách hàng, đối tác, các yếu tố tác động đến quá trình quản lý và các nhiệm vụ cụ thể) trong
hoạt động quản lý, hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ


Nguyên tắc quản lý là các quy định có tính chuẩn mực, phản ánh quy luật khách quan trong thực tiễn quản lý, chỉ
đạo hành vi của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trong quá trình thực hiện chức trách quản lý, đảm bảo đạt được
các mục tiêu một cách hiệu lực và hiệu quả.
Đặc điểm của nguyên tắc quản lý
• Phản ánh đòi hỏi khách quan của thực tiễn quản lý • Khác nhau ở các tổ chức và cấp quản lý khác nhau • Thường
“lạc hậu” hơn so với sự biến đổi của thực tiễn • Gắn với việc sử dụng quyền lực
Vai trò của nguyên tắc quản lý
• Định hướng cho các hoạt động quản lý • Điều chỉnh hành vi của nguyên tắc quản lý • Duy trì sự ổn định của tổ
chức • Góp phần định hình văn hoá quản lý
Phân loại nguyên tắc quản lý
7 • Căn cứ vào phạm vi áp dụng của nguyên tắc quản lý – Chung – Riêng • Căn cứ vào các lĩnh vực khác nhau của
quản lý – Kinh tế – Xã hội • Căn cứ vào các khía cạnh cấu thành tổ chức – Trong thực hiện chức năng quản lý –
Quản lý sự thay đổi của tổ chức • Căn cứ vào chủ thể quản lý – Nhà nước – Phi nhà nước • Cụ thế…
Phương pháp quản lý là tổng thể cách thức chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý để thực hiện các mục tiêu
hiệu quả nhất.
Đặc trưng của phương pháp quản lý
• Công cụ quản lý là thành tố quan trọng nhất trong phương pháp quản lý • Mỗi công cụ quản lý được sử dụng theo
nhiều cách khác nhau • Tùy theo đặc điểm của đối tượng và hoàn cảnh, chủ thể quản lý có thể sử dụng phương pháp
quản lý khác nhau • Sử dụng phương pháp quản lý thể hiện năng lực của chủ thể quản lý • Phương pháp quản lý tác
động trực tiếp lên con người
Phân loại phương pháp quản lý
• Dựa vào vai trò chủ thể quản lý: cấp cao, cấp trung, cấp thấp • Dựa vào đặc trưng của chủ thể quản lý: nhà nước,
xã hội, tư nhân… • Dựa vào công cụ quản lý: quyền lực, kinh tế, hành chính, tâm lý – xã hội • Dựa vào tính chất của
các công cụ quản lý: cưỡng chế, thuyết phục, hỗn hợp • Dựa vào đối tượng/lĩnh vực quản lý • Dựa vào hoàn cảnh sử
dụng các phương pháp quản lý • Dựa vào quy trình quản lý/thực hiện các chức năng quản lý
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
• Phương pháp quản lý bằng quyền lực – Phương pháp Chuyên quyền – Phương pháp Dân chủ – Phương pháp Tự
do • Phương pháp kinh tế • Phương pháp hành chính • Phương pháp tâm lý • Phương pháp giáo dục

CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH


Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và xây dựng phương án hành động tương lai của tổ chức để thực hiện
mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Đặc điểm của kế hoạch
• Tính khách quan • Tính bắt buộc • Tính ổn định • Tính linh hoạt • Tính khả thi • Tính rõ ràng
Vai trò của kế hoạch
• Chỉ ra con đường đi tới mục tiêu tương đối chính xác • Làm tăng hiệu quả công việc • Giúp tổ chức tiết kiệm chi
phí, thời gian, nguồn lực • Hạn chế rủi ro khi ra quyết định • Là cơ sở cho chức năng kiểm tra
Phân loại kế hoạch
• Căn cứ vào thời gian thực hiện kế hoạch Dài hạn; Trung hạn; Ngắn hạn • Căn cứ vào hình thức thể hiện của kế
hoạch Chiến lược, Quy hoạch, Chính sách, Thủ tục, Quy tắc, Chương trình, Dự án, Ngân sách • Căn cứ vào các chức
năng quản lý • Căn cứ vào cấp kế hoạch – Chiến lược – Tác nghiệp
Nội dung các bước lập kế hoạch
1) Phân tích bối cảnh môi trường 2) Xác định mục tiêu 3) Thiết lập các phương án 4) Đánh giá và lựa chọn phương
án 5) Xây dựng lịch trình tổ chức thực hiện 6) Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra – đánh giá 7) Lập dự toán ngân sách

RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ


Quyết định quản lý là tuyên bố lựa chọn của chủ thể quản lý về một hoặc một số phương án để thực hiện những công
việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
– Chủ thể ra quyết định là các cá nhân, tập thể được trao thẩm quyền hoặc ủy quyền ra quyết định – Đối tượng nhận
quyết định là đối tượng mà quyết định hướng tới, có nhiệm vụ điều chỉnh hành vi ngay sau quyết định – Môi trường
quyết định là phạm vi mà quyết định được thực hiện – Công cụ thực hiện quyết định là những biện pháp được dùng
để thực hiện quyết định
Đặc điểm của quyết định quản lý
• Được đưa ra dựa trên quá trình: 1. Xây dựng mục tiêu và phát hiện vấn đề 2. Xác định các phương án 3. Lựa chọn
các phương án 4. Ra quyết định (thường bằng văn bản) 5. Tổ chức thực hiện • Gắn liền với hoạt động quản lý và nhà
quản lý • Gắn với những vấn đề của tổ chức • Liên quan chặt chẽ tới hoạt động thu thập và xử lý thông tin • Mang
tính hạn định
Vai trò của quyết định quản lý
• Là hoạt động đặc trưng của quản lý • Vai trò định hướng • Quyết định sự thành công của quản lý • Vai trò phối hợp
Phân loại quyết định quản lý
• Theo nội dung quyết định: Quyết định về một tư tưởng; Quyết định về một giải pháp; Quyết định một hoạt động…
• Theo tính thành văn của quyết định: Quyết định thành văn; Quyết định bất thành văn • Theo tính công bố của quyết
định: Quyết định công bố; Quyết định ngầm • Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện quyết định: Quyết
định cưỡng chế; Quyết định hướng dẫn; Quyết định tùy nghi • Theo tầm hạn quản lý: Quyết định vĩ mô; Quyết định
vi mô; Quyết định trung mô • Theo chủ thể ra quyết định • Theo khách thể hay đối tượng bị quản lý • Theo thời gian
Căn cứ để ra quyết định
• Căn cứ vào mục tiêu • Căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định • Căn cứ thực trạng nguồn lực của tổ chức • Căn cứ
vào điều kiện của môi trường • Căn cứ vào thời gian
Căn cứ đánh giá phương án • Phương án nào thực hiện được mục tiêu và có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu. •
Phương án nào sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. • Phương án nào có chi phí thấp. • Phương án nào tạo
được sự ủng hộ của các cấp quản lý và người thực hiện. • Phương án nào phàn ánh tốt nhất hệ thống tiêu chuẩn đã
chọn.
Quy trình ra quyết định
; 1Nhận diện vấn đề 2Xây dựng các phương án quyết định 3: Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu 4: Thực hiện
quyết định
Những yêu cầu để ra quyết định quản lý hiệu quả • Khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xây dựng quyết định •
Thống nhất giữa các chủ thể (quan điểm, lợi ích.v.v.) • Chấp nhận tính tương đối của quyết định quản lý • Tính kịp
thời • Dám chịu trách nhiệm

CHỨC NĂNG TỔ CHỨC


Chức năng tổ chức là những hoạt động của nhà quản lý gắn với việc thiết kế cơ cấu tổ chức, phân công công việc và
giao quyền cho các cá nhân và bộ phận trong tổ chức để hoàn thành các mục tiêu đã xác định
Đặc điểm của Chức năng Tổ chức
• Gắn với việc đảm bảo các nguồn lực để chuyển hóa các mục tiêu kế hoạch thành kết quả thực tế • Phân chia các bộ
phận và thiết kế sơ đồ cơ cấu tổ chức • Thiết lập các mối quan hệ và cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức nhằm đạt
được các mục tiêu • Phân tích công việc và phân công công việc • Ủy quyền và tổ chức phân cấp quản lý
Vai trò của Chức năng Tổ chức
• Thiết lập cơ chế hoạt động của tổ chức phù hợp • Đảm bảo cung cấp đủ các nguồn lực để thực thi các mục tiêu
quản lý • Phối hợp sức mạnh thành hợp lực chung • Xác định rõ ràng các chức vị và quyền hạn trong tổ chứ
03 nội dung cơ bản của Chức năng Tổ chức
• Thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu và chức năng nhiệm đã định trước; • Xác định các nhiệm vụ và phân
công công việc cho các bộ phận cấp dưới để thực hiện mục tiêu chung; • Giao quyền cho những người thực hiện
nhiệm vụ để họ có đủ nguồn lực trong việc thực thi các mục tiêu đã được phân cấp
• Thiết kế tổ chức là quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức,
nhằm thực hiện các sứ mệnh, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. • Cơ cấu tổ chức là tổng hợp
các bộ phận được chuyên môn hoá, có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức nhất định và
có mối liên hệ qua lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ đã định trước
Đặc trưng của Thiết kế tổ chức
• Là quá trình dự kiến phân công lao động trong tổ chức • Là việc xác lập mối quan hệ giữa quyền hạn và trách
nhiệm trong tổ chức • Cho biết mức độ phân quyền trong tổ chức •
➔ Các cơ sở thiết kế tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Đặc điểm cơ cấu trực tuyến
• Đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số cấp dưới • NQL thực hiện tất cả các chức năng quản lý • Mối
liên hệ trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng • Người thừa hành làm theo mệnh lệnh của một cấp trên trực
tiếp • QĐQL được ban hành và thực hiện nhanh chóng, thống nhất • NQL chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả
công việc cấp dưới • ➔ Thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng
Nhược điểm cơ cấu trực tuyến
• Đòi hỏi NQL phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp • Khó sử dụng chuyên gia trình độ cao về từng lĩnh vực quản lý
• Thông tin phải đi theo đường vòng khi cần phối hợp, hợp tác công việc giữa hai đơn vị, hoặc cá nhân ngang quyền
thuộc các tuyến khác nhau • Khi nhiệm vụ của tổ chức tăng lên, cơ cấu này tạo ra bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng cấp
gây tốn kém chi phí hoạt động • ➔ Sử dụng trong những tổ chức có quy mô nhỏ, tính chất công việc không phức tạp,
v.v.
Đặc điểm cơ cấu chức năng
• Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những
người quản lý được chuyên môn hoá • Mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp: Cấp dưới nhận
mệnh lệnh từ người quản lý chung và những người quản lý các chức năng • Ưu điểm: thu hút được các chuyên gia và
giảm bớt gánh nặng về quản lý cho người đứng đầu • Nhược điểm: tình trạng người thừa hành trong một lúc có thể
phải nhận nhiều mệnh lệnh, thậm chí các mệnh lệnh lại trái ngược nhau
Ưu điểm của cơ cấu trực tuyến – chức năng
• NQL cấp cao nhất được sự giúp sức của bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện quyết định • NQL cấp cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong
phạm vi tổ chức • Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định • Bộ phận chức năng = tham mưu cho cấp trên
+ chi phối cấp dưới • Cấp dưới dễ dàng ra quyết định hơn
Hạn chế của cơ cấu trực tuyến – chức năng
• NQL cấp cao phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng • Tình
trạng chồng chéo, lấn sân nếu phân công, phối hợp và chỉ đạo, điều hành thiếu khoa học và hiệu quả • Khắc phục:
thiết kế thêm bộ phận tham mưu tồn tại dưới các hình thức trợ lý, cố vấn, tư vấn.v.v. để tạo thành cơ cấu tổ chức hỗn
hợp (trực tuyến - chức năng - tham mưu).
ƯU ĐIỂM
• Làm tăng tính chất mềm dẻo của cơ cấu quản lý • Áp dụng tại các doanh nghiệp lớn, khi cần phối hợp hoạt động
của rất nhiều cơ quan
NHƯỢC ĐIỂM • Làm phức tạp các mối quan hệ trong nội bộ tổ chức • Dễ bị lẫn lộn về vị trí vai trò của người phụ
trách chương trình với các vị trí quản lý trong tổ chức chính thức • Khó xác định trách nhiệm ➔ Áp dụng tại các tập
đoàn lớn dưới dạng công ty mẹ - con
Đặc điểm cơ cấu ma trận • Ngoài NQL theo tuyến và các bộ phận chức năng, còn có những NQL đề án hay sản
phẩm, phối hợp hoạt động của các bộ phận thực hiện một dự thảo nào đó • Mỗi nhân viên (hoặc bộ phận của bộ phận
trực tuyến) gắn với việc thực hiện một đề án/ sản phẩm nhất định • Nhân viên trở về đơn vị cũ sau đề án/sản phẩm

2. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


Định nghĩa Phân công công việc
• Phân công công việc là giao cho cấp dưới trách nhiệm, quyền hạn và các nguồn lực cần thiết để họ có thể hoàn
thành các mục tiêu đã được xác định. – Nhà quản lý trao trách nhiệm cho người khác để họ thực hiện công việc của
tổ chức. – Nhà quản lý trao quyền hạn tương xứng với trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ để họ có thể hoàn
thành công việc một cách hiệu quả nhất. – Cung cấp những nguồn lực cần thiết để có thể hoàn thành công việc.
Vai trò của Phân công công việc
• Phân công công việc là một đặc trưng của lao động quản lý • Góp phần thúc đẩy người lao động luôn học hỏi, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ • Góp phần giảm tải công việc cho nhà quản lý • Thúc đẩy sự chia sẻ trách
nhiệm, khuyến khích người lao động tập trung, chuyên môn hóa lao động • Giúp nhân viên phát triển các kỹ năng
mới cũng như văn hoá học tập suốt đời
Quy trình Phân công công việc
• Bước 1: Phân tích công việc, mô tả công việc • Bước 2: Xác định công việc và mục tiêu cần phân công thực hiện •
Bước 3: Xác định người thực hiện công việc • Bước 4: Hướng dẫn thực hiện công việc • Bước 5: Kiểm tra, giám sát
việc thực hiện công việc • Bước 6: Đo lường, đánh giá kết quả thực hiện công việc • Bước 7: Điều chỉnh
Nguyên tắc Phân công công việc
• Chuyên môn hoá lao động • Trao quyền hạn và và trách nhiệm tương xứng • Khuyến khích sự sáng tạo của người
lao động trong thực hiện nhiệm vụ • Hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời • Đảm bảo cung cấp đủ các điều kiện để thực hiện
công việc
Định nghĩa Giao quyền
• Giao quyền là việc nhà quản lý trao việc sử dụng quyền lực cho cấp dưới để họ có thể hoàn thành công việc được
phân công một cách tốt nhất. • Giao quyền là quá trình nhà quản lý trao quyền ra quyết định và điều hành công việc
cho cấp dưới trong một phạm vi nhất định. Người được giao quyền sẽ thay mặt nhà quản lý/người giao quyền chịu
trách nhiệm thi hành các nhiệm vụ đã được phân công
Vai trò của Giao quyền
• Khuyến khích phát triển những nhà quản lý chuyên nghiệp, biết chịu trách nhiệm và ra quyết định • Khuyến khích
sự cạnh tranh trong tổ chức • Góp phần làm cho mỗi chức vị tăng cường tính tự quản, tự chịu trách nhiệm trong
phạm vi quyền hạn của mình. • Thực tế: một số nhà quản lý rất hạn chế trong việc giao quyền.
Nguyên tắc của Giao quyền
• Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm; • Thiết lập hệ thống kiểm soát quyền lực hợp lý; • Chỉ giao quyền cho cấp
dưới trực tiếp; • Đề cao sự tự nguyện của cấp dưới; • Sẵn sàng giúp đỡ, động viên, khích lệ cấp dưới hoàn thành công
việc được giao; • Giao quyền theo chức năng, nhiệm vụ và trong phạm vi nhất định; • Giao quyền theo cấp bậc;

CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO


Chức năng lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để họ cố gắng và nhiệt tình trong việc thực hiện các mục
tiêu chung của tổ chức
Đặc điểm của Chức năng Lãnh đạo
• Trọng tâm của chức năng lãnh đạo là gây ảnh hưởng • Chức năng lãnh đạo có tác động trực tiếp đến con người •
Chức năng lãnh đạo là biểu hiện của nghệ thuật quản lý • Mục đích của chức năng lãnh đạo là tạo động lực làm việ
Vai trò của Chức năng Lãnh đạo
• Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực trong tổ chức • Hỗ trợ thực hiện các chức năng khác của nhà quản lý
• Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của văn hóa quản lý
NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO
Tạo động lực làm việc
• Động lực làm việc là các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc có ý thức hay vô thức khơi
dậy và hướng hành động vào việc đạt được một mục tiêu mong đợi • Tạo động lực làm việc là các biện pháp nhằm
khích lệ nhân viên nỗ lực, tự giác thực hiện các nhiệm vụ • Động cơ thúc đẩy là “tất cả những điều kiện phấn đấu nội
tâm được mô tả như những ước muốn, những mong muốn
Vai trò của Tạo động lực làm việc
• Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức • Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả công việc ➔ tạo cơ hội phát triển bản thân • Tạo sự gắn bó, thúc đẩy lòng trung thành của nhân
viên đối với tổ chức • Có hành vi tự định hướng vào các mục tiêu quan trọng
Nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực
• Nhu cầu của nhân viên • Bầu không khí tổ chức / môi trường làm việc • Sự hấp dẫn, phong phú của công việc •
Phong cách lãnh đạo
Sự hấp dẫn, phong phú của công việc
1) Tạo cho người lao động quyền tự do hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan 2) khuyến khích sự tham
gia của cấp dưới và sự phối hợp hành động giữa các bộ phận 3) làm cho người lao động cảm thấy trách nhiệm cá
nhân đối với nhiệm vụ của họ 4) cho người lao động biết về những đóng góp của họ đối với thành tích chung 5) ưu
tiên cung cấp cho mọi người thông tin phản hồi về mức độ hoàn thành công việc 6) thu hút sự tham gia của người lao
động vào việc phân tích, thay đổi môi trường làm việc, v.v.

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO


Phương thức thực hiện chức năng lãnh đạo
1. Thông qua chính sách nhân lực 2. Thông qua các biện pháp kích thích phi vật chất 3. Thông qua làm phong phú
công việc 4. Thông qua việc sử dụng phong cách lãnh đạo
1. Chính sách nhân lực
• Chính sách tiền lương – Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân – Trả lương theo sản phẩm của nhóm – Trả
lương theo sản phẩm gián tiếp • Chính sách thưởng vật chất – Các hình thức thưởng theo năng suất và chất lượng –
Mô hình thưởng do tiết kiệm thời gian • Chính sách phúc lợi vật chất – Chia lợi nhuận (bằng tiền/cổ phiếu) – Bán cổ
phần cho nhân viên – Trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác
2. Các biện pháp kích thích phi vật chất
2.1. Nâng cao chất lượng công việc
• Được quan tâm, đối xử bình đẳng • Có cơ hội như nhau trong phát triển nghề nghiệp • Được tham gia tích cực vào
các quyết định có liên quan đến cá nhân • Được ghi nhận và thưởng khi có thành tích. • Môi trường làm việc lành
mạnh, an toàn • Lương được trả tương xứng, công bằng
2.2. Tổ chức các hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh thần
• Tổ chức các hội thi, liên hoan, lễ kỷ niệm, các hoạt động giao lưu, dã ngoại. • Hình thành các câu lạc bộ • Thưởng
không tăng lương
Thưởng không tăng lương
1. Tăng thời gian nghỉ phép có lương, dù chỉ là một hay 2 ngày mỗi năm, thì nhân viên cũng rất coi trọng nó. 2. Cho
họ thời gian biểu linh hoạt hơn. Rất nhiều người sẽ thích làm việc 4 ngày một tuần và mỗi ngày 10 giờ, hay được làm
việc một ngày trong tuần tại nhà. 3. Cho phép họ mặc quần áo bình thường thay vì trang phục công sở đến công ty,
dù chỉ là một ngày trong tuần. 4. Cung cấp bữa trưa và tiệc pizza một lần mỗi tháng. 5. Tổ chức sinh nhật cho nhân
viên với bánh và thẻ đổi quà. 6. Tổ chức rửa xe cho nhân viên ngay tại công ty một lần mỗi tháng. 7. Tổ chức cho
nhân viên được mát xa định kỳ tại công ty. 8. Thưởng cho những nhân viên xuất sắc thẻ đổi quà, vé xem hòa nhạc
hay thẻ thành viên của một câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe. 9. Xây phòng nghỉ ngơi hoặc giải trí để nhân viên có thể
thư giãn và chơi đùa, cũng có thể đưa thêm vào một chiếc TV, bàn bi-a hay game mô phỏng Air Hockey. 10. Thay
đổi chức vụ cho họ, dù bạn chưa thể trả cho họ một mức lương cao hơn, nhưng họ cũng đánh giá cao chức vụ mới
của mình vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích về sau.
2.3. Áp dụng mô hình quản lý theo mục tiêu
• Đặt mục tiêu cụ thể cho tổ chức theo từng giai đoạn • Đặt mục tiêu cho các bộ phận • Toàn bộ nhân viên các bộ
phận tham gia thảo luận về mục tiêu của bộ phận và thông qua. • Từng cá nhân đề ra chương trình hành động • Xem
xét lại việc thực hiện: lãnh đạo các bộ phận xem xét lại việc thực hiện của các nhân viên so sánh với mục tiêu đề ra •
Cung cấp thông tin phản hồi của việc đánh giá cho nhân viên
3. Làm phong phú công việc
- Tạo cho nhân viên quyền tự do hơn trong việc giải quyết vấn đề (trao quyền và phân cấp mạnh hơn); - Khuyến
khích sự tham gia của cấp dưới và sự phối hợp hành động giữa các nhân viên; - Làm cho nhân viên cảm thấy trách
nhiệm cá nhân hơn đối với nhiệm vụ của họ; - Từng bước đảm bảo rằng nhân viên có thể thấy được nhiệm vụ của họ
có đóng góp như thế nào đối với việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu; - Ưu tiên cung cấp cho nhân viên thông tin
phản hồi về sự hoàn thành công việc trước khi cấp trên của họ thấy được; - Thu hút nhân viên vào việc phân tích và
thay đổi môi trường và quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.
4. Sử dụng phong cách lãnh đạo • Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của người lãnh đạo, là dạng hành vi của
người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. • Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: Cá tính và hoàn cảnh môi trường (tình huống) • Mỗi phong cách có điểm
mạnh, điểm yếu riêng
CHỨC NĂNG KIỂM TRA
Định nghĩa “Chức năng kiểm tra” Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ
sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ
chức phát triển theo đúng mục tiêu.
Vai trò của kiểm tra trong quản lý
• Thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của NQL • Giúp NQL nắm được tiến độ thực hiện công việc • Cung cấp cơ sở
đánh giá quyết định quản lý • Giúp thúc đẩy sự kết nối trong tổ chức • Giúp tổ chức ứng phó với sự thay đổi môi
trường
Phân loại kiểm tra
• Căn cứ vào phạm vi của hoạt động kiểm tra – Kiểm tra toàn bộ – Kiểm tra bộ phận – Kiểm tra trọng điểm • Căn cứ
vào tần suất của hoạt động kiểm tra – Kiểm tra đột xuất – Kiểm tra định kỳ • Căn cứ vào quá trình thực hiện nhiệm
vụ – Kiểm tra trước – Kiểm tra trong – Kiểm tra sau
Quy trình kiểm tra
Thiết lập các tiêu chuẩn> Đo lường việc thực hiện .>Xây dựng và thực thi giải pháp điều chỉnh
Phương pháp kiểm tra •
Là cách thức sử dụng các công cụ kiểm tra nhằm thực hiện quy trình kiểm tra. • Bao gồm các yếu tố cơ bản: – Công
cụ kiểm tra – Cách thức kiểm tra – Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra
Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra

• NQL hoặc các cá nhân/tổ chức được NQL phân công • NQL có thể phân chia hoạt động kiểm tra thành các nhiệm
vụ/công đoạn nhỏ và giao cho nhiều chủ thể khác nhau • Căn cứ lựa chọn chủ thể – Nội dung, công đoạn kiểm tra –
Chức vị, chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của chủ thể

THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ


Khái niệm liên quan
• Dữ liệu (data) là những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày (chính là hiện thực khách quan chưa
được tinh gọt hay sắp xếp lại, vẫn còn nguyên thô)
•thông tin là nội dung hiện thực khách quan được ghi lại/tổ chức lại theo cách xác định bởi một chủ thể sau quá trình
tương tác với hiện thực đó nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng của chủ thể
• Truyền thông là một quá trình trong đó con người trao đổi thông tin thông qua việc truyền các thông điệp (thông
tin đã được mã hóa)
Khái niệm Thông tin quản lý
là kết quả của quá trình phản ánh các quan hệ quản lý được sử dụng trong quá trình xây dựng, thực thi và đánh giá
việc thực hiện các quyết định quản lý.
Vai trò của thông tin trong quản lý
• Là phương thức kết nối các chức năng, các bước của quá trình quản lý; kết nối các thành tố của một quan hệ quản
lý (chủ thể quản lý - khách thể quản lý - môi trường quản lý) – Phương thức liên kết và phối hợp các hoạt động có tổ
chức giữa cá nhân và bộ phận, giữa các bộ phận với nhau trong hệ thống nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả,
hiệu lực của hệ thống trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của hệ thống đó. – Cơ sở và phương tiện để thực hiện
các chức năng quản lý; kết nối, phối hợp các chức năng quản lý với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ
chức. – Phương thức liên kết giữa hệ thống với môi trường bên ngoài nó mà nhờ đó, hệ thống trở thành “hệ thống
mở”, có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài
Phân loại thông tin quản lý
• Căn cứ vào mức độ xử lý thông tin – Dữ liệu thô – Thông tin đã được xử lý sơ cấp – Thông tin cuối cùng • Căn cứ
vào mức độ phản ánh về đối tượng của thông tin – Thông tin tổng thể – Thông tin bộ phận • Căn cứ vào tính pháp lý
của thông tin trong một phạm vi xác định – Thông tin chính thức – Thông tin phi chính thức • Căn cứ vào chức năng
của quy trình quản lý – Thông tin phục vụ lập kế hoạch/tổ chức/lãnh đạo.kiểm tra • Căn cứ hướng chuyển động của
thông tin – Thông tin theo chiều dọc – Thông tin theo chiều ngang • Căn cứ vào nội dung của các lĩnh vực mà thông
tin phản ánh • Theo hình thức truyền đạt thông tin
Phân loại theo quan niệm của quản lý • Thông tin về chủ thể quản lý • Thông tin về khách thể quản lý • Thông tin
về môi trường quản lý • Thông tin về quá trình thông tin trong tổ chứ
Các thành tố
• Mã hóa: Quá trình chuyển những ý tưởng của người gửi (đã qua nhận thức và giải thích) thành những ký hiệu có hệ
thống và có thể hiểu được, thể hiện mục đích truyền đạt của mình (hình thức chủ yếu của mã hóa là ngôn ngữ) •
Kênh truyền thông tin là sự kết hợp giữa cách thức và phương tiện mang thông điệp từ người gửi đến người nhận •
Giải mã: Là giai đoạn mà người nhận giải thích thông điệp của người gửi theo những kinh nghiệm của bản thân và
các khung tham chiếu khác • Phản hồi: Là việc tiến hành mối liên hệ ngược trong quá trình thông tin từ người nhận
đến người gửi để kiểm tra tính hiệu quả của việc chuyển thông điệp của người gửi • Nhiễu: Là những yếu tố có thể
có ở tất cả các khâu của quá trình thông tin mà nó cản trở sự vận hành của quá trình thông tin
Những trở ngại đối với quá trình thông tin
• Trở ngại từ người gửi • Trở ngại từ môi trường tổ chức và bên ngoài • Trở ngại từ người nhận ➔Yêu cầu đối với
thông tin: chính xác, đầy đủ, kịp thời
Yêu cầu vận hành quá trình thông tin trong quản lý
• Hệ thống thông tin quản lý có thể được định nghĩa là tập hợp các phương pháp, công cụ, tổ chức và con người có
liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo việc thu thập, lưu trữ, xử lý và khai thác thông tin cần thiết giúp người
quản lý ra các quyết định và tổ chức quá trình quản lý • Hệ thống thông tin quản lý có ba chức năng/hoạt động chính
là thu thập (input), xử lý dữ liệu (processing), và tạo ra những thông tin đáp ứng nhu cầu của tổ chức (output) • Tiếp
cận giải quyết vấn đề với chức năng hoạt động của hệ thống thông tin quản lý
Nâng cao năng lực thông tin và kỹ năng truyền thông cho các thành viên trong tổ chức • Năng lực thông tin là
khả năng thu thập, xử lý, sử dụng và sáng tạo thông tin nhằm mục tiêu xác định của một chủ thể – a. Xác định rõ
được nhu cầu thông tin của mình – b. Định vị và đánh giá được chất lượng của thông tin – c. Lưu giữ và khai thác
thông tin – d. Sử dụng thông tin hiệu quả và có đạo đức – e. Ứng dụng thông tin để sáng tạo và nắm bắt tri thức mới •
Kỹ năng truyền thông – Kỹ năng lắng nghe – Kỹ năng viết – Kỹ năng hiểu ngôn ngữ cơ thể/ngôn ngữ phi lời nói
(body language)
Phát triển các kênh phản hồi để tăng hiệu quả của quá trình thông tin
• Kênh phản hồi/hình thức phản hồi giúp người gửi biết người nhận đã giải mã đúng thông điệp của mình hay chưa •
Kênh phản hồi phong phú đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn hóa dân chủ trong tổ chức • NQL cần có
tiếp cận mở cửa đối với dòng thông tin từ dưới lên trong tổ chức • NQL cần thiết lập bộ quy tắc ứng xử và giải quyết
vấn đề phát sinh phù hợp

Bài 2. Đọc tình huống dưới đây và trả lời các câu hỏi (4 điểm)
Vì bận tập trung cho kế hoạch tăng tốc sản xuất để đảm bảo thời hạn giao hàng, Ban giám đốc Nhà
máy máy A đã quyết định huỷ cuộc họp Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của toàn nhà máy. Giấy khen
dành cho các cá nhân có thành tích tốt được chuyển thẳng tới tủ đồ và tiền thưởng được sắp xếp trả cùng
với kỳ trả lương kế tiếp. Do đó, chỉ công nhân được khen biết việc khen thưởng cho cá nhâ ựng đồ cá nhân
của những công nhân được khen n mình mà thôi.
1. Tình huống trên đề cập đến việc thực hiện chức năng quản lý nào? Giải thích? (1 điểm)
2. Có ý kiến cho rằng: “Cách xử lý tình huống của Ban giám đốc nhà máy A có thể tác động không tốt
tới động cơ làm việc của nhân viên nhà máy.” Anh/chị có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? (1.5 điểm)
3. Nếu là Giám đốc Nhà máy A, anh/chị sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao? (1.5 điểm

Bài 3: Vì sao có sự đa dạng trong cách hiểu về cùng một thông điệp? (3 điểm).
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

c b a d b b b c b d
Bài 2. Đọc tình huống dưới đây và trả lời các câu hỏi (4 điểm)
Đồng ý vì cách xử lí của nhà quản lí đã vi phạm
1. Chức năng Lãnh đạo, vì:
- chức năng lãnh đạo liên quan đến việc hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên hoạt động, động viên, khích lệ nhân
viên và khen thương, kỷ luật nhân viên.
- Tình huống trên đề cập đến việc thực hiện công tác khen thưởng của nhà máy.
2. Đồng ý, vì:
- những nguyên tắc cơ bản của khen thưởng trong quản lý là: Cụ thể, công khai, kết hợp khuyến khích vật chất
và tinh thần.
- nhưng trong tình huống trên, Ban giám đốc nhà máy A đã không công khai việc khen thưởng cá nhân nào
và mức khen thưởng cụ thể -> công nhân được khen có thể thấy Ban giám đốc không thực sự coi trọng việc
khen thưởng nhân viên; những người không được khen không biết đầy đủ thông tin về việc khen thưởng ->
có thể ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của toàn bộ công nhân.
3. Không bỏ buổi sơ kết 6 tháng của toàn nhà máy. Trong buổi này, phần khen thưởng được tổ chức trang
trọng:
- Công bố công khai các cá nhân, tổ chức và nguyên nhân các cá nhân, tổ chức được khen
- Trực tiếp trao giấy khen và tiền thưởng trước tập thể
-> như thế người được khen sẽ thấy sự tôn trọng và ghi nhận của Ban giám đốc và cả tổ chức -> có thể nỗ
lực làm việc hơn; những người chưa được khen biết rõ thông tin về người được khen, mức khen thưởng->
có thể nỗ lực làm việc để được khen thưởng.
Bài 3: Vì sao có sự đa dạng trong cách hiểu về cùng một thông điệp? (3 điểm).
Có sự đa dạng trong cách hiểu về cùng một thông điệp vì có nhiễu thường xảy ra trong quá trình thông tin:
- Bộ giải mã của người nhận có thể khác bộ mã hóa của người gửi;
- Người nhận lồng ghép mục đích, các yếu tố cá nhân (như thái độ, hiểu biết) vào quá trình xử lý thông tin;
- Chủ thể truyền tin lựa chọn cách truyền không phù hợp với loại thông tin hoặc đối tượng tiếp nhận thông tin.
Ví dụ thực tế.
Bài 3: Tại sao nhà quản lý nên giao quyền cho cấp dưới? (3 điểm).
- Khái niệm Giao quyền: là giao phó quyền hạn cho các cấp quản lý theo từng chức vị trong cơ cấu quyền
lực của tổ chức để họ thực hiện thẩm quyền của mình nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 5 - Lý
do Nhà quản lý nên giao quyền cho cấp dưới, vì giao quyền: + Cho phép cấp dưới có một sự chủ động và
độc lập cần thiết để thực hiện công việc chung của tổ chức, từ đó tạo ra động lực và khuyến khích nhân
viên duy trì trách nhiệm và có sự sáng tạo trong công việc. + Giảm tải công việc cho nhà quản lý -> nhà
quản lý có thể tập trung vào những công việc quan trọng của tổ chức + Nâng cao tính cạnh tranh trong nội
bộ tổ chức. + Tạo sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn. Ví dụ thực tế.

Green- lãnh đạo/ kế toán- tổ chức/ giày- lập kế hoạch


Từ "tổ chức" trong định nghĩa chức năng tổ chức mang ý nghĩa:

Câu trả lời đúng là: Quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung

Nội dung cơ bản của chức năng tổ chức không bao gồm:

Câu trả lời đúng là: Đánh giá và lựa chọn các phương án thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung

Vai trò của chức năng tổ chức không bao gồm:

Câu trả lời đúng là: Phối hợp thực hiện mục tiêu và phương án

Đặc điểm của chức năng tổ chức không bao gồm

phản hồi trả lời đúng là: Thiết lập các mối quan hệ và đánh giá hiệu quả thực hiện công việc

You might also like