Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP THI CUỐI KỲ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

1. Cho một Miliampemet từ điện, có thang chia độ 150 vạch. Giá trị độ chia

C1 = 0,2 mA/vạch. Điện trở của Miliampemet RmA = 2 . Dùng Miliampemet 
này và điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp tạo thành các điện trở Sun cho 3 giới 
hạn đo dòng điện 5A, 10A, 15A. Vẽ sơ đồ và tính giá trị R1, R2, R3.

2. Cho một Miliampemet đo được dòng cực đại là 600mA với thang chia độ 150 
vạch. Dùng dụng cụ này để đo dòng điện 30A thì cần điện trở Sun là bao 
nhiêu?

Nếu kim của dụng cụ đã mắc Sun chỉ 50 vạch thì dòng điện tương ứng là bao 
nhiêu? Biết điện trở trong của dụng cụ đã mắc Sun RA = 0,4 .

3. Cho một dụng cụ đo từ điện có 3 điện trở R1 = 0,05 , R2 = 0,45 ,

R3 = 4,5  mắc nối tiếp tạo thành điện trở Sun cho 3 giới hạn đo dòng điện. 
Vẽ sơ đồ dụng cụ và tính các giới hạn đo này. Biết Rcc = 1k , dòng điện toàn 
thang đo Iccmax = 50µA.

4. Một cơ cấu từ điện chịu được dòng điện 25mA. Người ta mắc vào cơ cấu này 
một điện trở Sun R5 = 0,02  sẽ đo được dòng điện cực đại là 250mA. Tính 
các điện trở phụ nối tiếp với cơ cấu đã mắc Sun để đo điện áp 100V, 250V và 
600V. Vẽ sơ đồ Volmet?

5. Vẽ sơ đồ và tính gái trị các điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp tạo thành các Sun 
của Miliampemet chỉnh lưu 3 giới hạn đo 1mA, 10mA và 100mA. Chỉ thị là cơ 
cấu từ điện có Iccmax = 0,3mA, Rcc = 350 , điện áp lệch toàn thang đo ứng với 
giới hạn đo nhỏ nhất Un = 0,27V.

6. Cần đo dòng điện của một nguồn 23V đi vào phụ tải khoảng 10 , người ta 
dùng Ampemet có thang đo 2,5A; cấp chính xác là 1,5.

a. Tính điện trở của Ampemet nếu sai số tương đối của phép đo dòng β1% ≤ 2,5%.
b. Biết chỉ thị của Ampemet là cơ cấu từ điện có Icc = 100µA. Tính điện trở Sun 
Rs và điện trở bù nhiệt độ RT bằng bán dẫn của ampemet này. Biết hệ số nhiệt 
độ của dòng là 0,4% và của chất bán dẫn là ­4%.

7. Vẽ sơ đồ mạch và tính các phần tử cần thiết cho Volmet điện tử 1 chiều có 
các giới hạn đo sau: 0,1V; 1V; 3V; 30V; 100V; 300V; 600V và 1kV.

Biết Ik đo = 5µA; Rk đo = 20k .

8. Dùng một Volmet và một Ampemet để đo công suất của một lò điện. Volmet 
có thang đo 300V cấp chính xác là 1,5. Khi đo Volmet chỉ 220V. Ampemet có 
thang đo 500A cấp chính xác 2,5. Khi đo Ampemet chỉ 350A. Tính công suất 
của lò và sai số tuyệt đôi, sai số tương đối lớn nhất của phép đo. Vẽ sơ đồ 
mạch đo?

9. Dùng Ampemet có thang đo 5A. Volmet có thang đo 120V và Wattmet có thang 
đo 5A và 120V. Thang chia độ của Wattmet có 120 vạch để đo công suất của 
tải trong mạch xoay chiều 1 pha. Các thiết bị này được mắc vào mạch đo qua 
các biến dòng (TI) 100/5 và biến áp (TU) 6000/100. Khi đó Ampemet chỉ 4A; 
Volmet chỉ 100V. Xác định công suất của tải và độ chỉ của Wattmet với các giá 
trị cos  = 1; 0,5 và 0,3. Vẽ sơ đồ mạch đo?

10.  Để kiểm tra công tơ 1 pha có cấp chính xác 2,5; Idm = 5A; Udm = 127V, trên 
mặt công tơ ghi “1kWh/2500 vòng”, người ta dùng Wattmet điện động có các 
thông số định mức sau: Udm = 150V; Idm = 5A; thang chia độ 150 vạch. Kim 
Wattmet lệch 92 vạch, trong 3 phút đĩa công tơ quay dduwowjc57 vòng. Tìm 
cấp chính xác của Wattmet và xác định sai số của công tơ. Vẽ sơ đồ mạch 
kiểm tra công tơ.

11.  Xác định khoảng đo điện trở của Ommet nối tiếp, các chỉ tiêu kĩ thuật sau: Áp 
cung cấp 3V; điện trở phụ nối tiếp Rp = 30k ; điện trở điều chỉnh “0” RM = 
50  nối song song với cơ cấu chỉ thị. Điện trở cơ cấu chỉ thị Rct = 50 . Dòng 
lệch toàn thang đo của chỉ thị Ictmax = 50µA. Vẽ sơ đồ Ommet và tính các điện 
trở Rx ứng với các dòng điện sau: Ict = 1/4Ictmax; Ict = 1/2Ictmax; Ict = 3/4Ictmax.
12.  Vẽ Ommet nối tiếp với các thông số sau: Rp = 15k ; RM nối song song với cơ 
cấu chỉ thị. Dòng lệch toàn thang đo chỉ thị Ictmax = 50µA; Rct = 50 . Xác định 
điệntrở chỉnh “O” của Ommet, khi áp nguồn cung cấp Uo = 1,3V, từ đó xác 
định các giá trị Rx tương ứng với các dòng điện của chỉ thị: Ict = 1/2Ictmax; Ict = 
3/4Ictmax.

13.  Cho một Volmet điện động có 4 thang đo: 75V; 150V; 300V; 600V; cấp chính 
xác 1% và thang chia độ αdm = 150 vạch.

a. Người ta dùng thang đo 300V để đo điện áp và được chỉ số trên thang chia độ 
là 55 vạch. Tính điện áp Ux và sai số của phép đo.

b. Tính sai số nhỏ nhất của phép đo điện áp nói trên bằng Volmet đã cho và số 
chỉ tương ứng của điện áp trên thang chia độ.

14.  Để đo công suất của một phụ tải trong mạch xoay chiều 1 pha cao áp và cao 
dòng, người ta dùng 2 cách:

a. Đo bằng Volmet điện từ, Ampemet điện từ và cos met, mắc qua biến 
dòn (TI) và biến áp (TU) có các hệ số: KU = 6000/100; KI = 150/5. Khi đó 
Volmet chỉ 90V, Ampemet chỉ 4,5A; cos met chỉ 0,8. Vẽ sơ đồ mạch đo 
và tính công suất của mạch tải.

b. Đo bằng Uwattmet điện động kết hợp với biến dòng đo lường (TI) và 
biến áp (TU). Wattmet có các thông sô sau: Udm = 300V; Idm = 5A; αdm = 
150 vạch. Khi đó, Wattmet chỉ α = 32,5 vạch. Vẽ sơ đồ mạch đo và tính 
công suất của tải.

15.  Dùng Volmet và Ampemet để đo điện trở trong mạch 1 chiều có 2 cách mắc 
sơ đồ mạch đo. Hãy chọn sơ đồ nào tốt hơn khi Volmet chỉ 300V, Ampemet 
chỉ 2,5A. Biết điện trở của Volmet RV = 15k ; điện trở của Ampemet RA = 
0,2 .

You might also like