Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


----------o0o----------
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Khoa: Kỹ thuật hóa học
Bộ môn: Quá trình và thiết bị
ĐỒ ÁN
Môn học: Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học – Mã số: CH4007
Họ và tên sinh viên: La Nam Phát
Lớp: HC15DK MSSV: 1512404
Ngành: Chế biến dầu khí
1. Đầu đề đồ án: Thiết kế hệ thống chưng cất phân tách hỗn hợp benzen – toluene
dùng tháp mâm xuyên lỗ
2. Nhiệm vụ (nội dung yêu cầu và số liệu ban đầu):
 Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong nguyên liệu đầu: 37%
 Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đỉnh: 99%
 Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy: 0,5%
 Tháp mâm xuyên lỗ không có ống chảy chuyền
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
 Tổng quan
 Chọn và thuyết minh quy trình công nghệ
 Tính toán cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng
 Tính công nghệ thiết bị chính
 Tính kết cấu thiết bị chính
 Tính và chọn các thiết bị phụ
 Kết luận
 Tài liệu tham khảo
4. Các bản vẽ và đồ thị (loại và kích thước bản vẽ):
 1 bản vẽ quy trình công nghệ (A1)
 1 bản vẽ lắp thiết bị chính (A1)
5. Ngày giao đồ án: 3/2020
6. Ngày hoàn thành đồ án: /7/2020
7. Ngày bảo vệ hay chấm: /7/2020
Chủ nhiệm bộ môn TP. Hồ Chí Minh , ngày tháng 7 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS. Trịnh Văn Dũng
PHIẾU THEO DÕI THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Họ tên sinh viên: La Nam Phát MSSV: 1512404 Lớp: HC15DK
Tên đề tài: Thiết kế hệ thống chưng cất hoạt động liên lục phân tách hỗn hợp benzen
– toluen (tháp mâm xuyên lỗ không có ống chảy chuyền).
Tuần Nội dung thực hiện Ký xác nhận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

GVHD:............................................................................................................................
Xác nhận sinh viên đã hoàn thành:..............................................................................
Kết quả đạt:....................................................................................................................
Ký ghi rõ họ tên:.............................................................................................................
NHẬN XÉT ĐỒ ÁN
Giảng viên hướng dẫn nhận xét:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Điểm.................................. Chữ ký........................

Hội đồng bảo vệ nhận xét:


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Điểm................................. Chữ ký......................


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................1

1.1 Nhiệm vụ............................................................................................................. 1


1.2 Nguyên liệu.........................................................................................................1
1.3 Chưng cất...........................................................................................................2
1.3 Cơ sở lựa chọn phương pháp và thiết bị chính................................................3

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ................................................................4

2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ.................................................................................4


2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ....................................................................5

CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG. 6

3.1 Tính cân bằng vật chất......................................................................................6

3.1.1 Suất lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy..................................................6


3.1.2 Chỉ số hồi lưu thích hợp................................................................................6
3.1.3 Phương trình các đường làm việc..................................................................9
3.1.4 Số mâm lý thuyết và số mâm thực tế............................................................9

3.2 Tính cân bằng năng lượng...............................................................................11

3.2.1 Cân bằng năng lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu...........................11
3.2.2 Cân bằng năng lượng của toàn tháp............................................................12
3.2.3 Cân bằng năng lượng của thiết bị ngưng tụ.................................................14
3.2.4 Cân bằng năng lượng của thiết bị làm nguội...............................................15

CHƯƠNG 4: TÍNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CHÍNH.........................................17

4.1 Tính đường kính tháp......................................................................................17

4.1.1 Đường kính đoạn cất...................................................................................17


4.1.2 Đường kính đoạn chưng..............................................................................20

4.2 Tính chiều cao tháp..........................................................................................22


4.3 Tính trở lực của tháp.......................................................................................23

i
4.3.1 Trở lực của đĩa ở phần cất...........................................................................24
4.3.2 Trở lực của đĩa ở phần chưng......................................................................25
4.3.3 Kiểm tra hoạt động của đĩa.........................................................................26
4.3.4 Trở lực của toàn tháp..................................................................................26

CHƯƠNG 5: TÍNH KẾT CẤU THIẾT BỊ CHÍNH................................................27

5.1 Tính kết cấu đĩa và các thông số tính toán ban đầu......................................27

5.1.1 Kết cấu đĩa..................................................................................................27


5.1.2 Các thông số tính toán ban đầu...................................................................28

5.2 Tính bền thân...................................................................................................29


5.3 Tính bền đáy và nắp........................................................................................29
5.4 Chọn mặt bích để nối thiết bị..........................................................................30
5.5 Tính các cửa nối ống dẫn với thiết bị..............................................................31

5.5.1 Cửa dẫn sản phẩm đáy................................................................................31


5.5.2 Cửa dẫn hơi vào ở đáy................................................................................31
5.5.3 Cửa dẫn dòng nhập liệu...............................................................................32
5.5.4 Cửa dẫn lỏng hồi lưu...................................................................................33
5.5.5 Cửa dẫn hơi ra ở đỉnh..................................................................................33

5.6 Tính chân dỡ....................................................................................................34

CHƯƠNG 6: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ PHỤ....................................................36

6.1 Tính và chọn các thiết bị trao đổi nhiệt..........................................................36

6.1.1 Thiết bị đun nóng dòng nhập liệu................................................................36


6.1.2 Thiết bị đun sôi đáy tháp.............................................................................40
6.1.3 Thiết bị ngưng tụ hồi lưu.............................................................................42
6.1.4 Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh...............................................................46
6.1.5 Thiết bị làm nguội sản phẩm đáy................................................................50

6.2 Tính và chọn thùng cao vị...............................................................................54

6.2.1 Tổn thất trên đường ống dẫn.......................................................................54


6.2.2 Tổn thất trong thiết bị đun nóng dòng nhập liệu.........................................55
6.2.3 Chiều cao thùng cao vị................................................................................56
ii
6.3 Tính và chọn bơm............................................................................................57

6.3.1 Năng suất của bơm......................................................................................57


6.3.2 Cột áp của bơm...........................................................................................57
6.3.3 Công suất của bơm......................................................................................59

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN.........................................................................................60


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61

iii
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Đình Thọ và Thầy
Trịnh Văn Dũng đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án thiết kế
trong học kỳ 192 này. Đây là một môn học mang tính toàn diện, tổng hợp tất cả các
kiến thức trong quá trình học tập của các kỹ sư hóa trong tương lai. Môn học giúp sinh
viên giải quyết nhiệm vụ tính toán, thiết kế cụ thể theo yêu cầu công nghệ, là bước đầu
để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật
trong thực tế một cách tổng quát. Một môn học có tầm quan trọng đối với chúng em
sau này, rèn luyện cho em khả năng tư duy, sáng tạo, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn
đề,….
Hiện nay, kỹ thuật hóa học là một trong những ngành nghề có sự đóng góp to lớn
đến nền công nghiệp của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung. Trong nhiều
nghành sản xuất hóa chất, nhu cầu sử dụng nguyên liệu hoặc sản phẩm có độ tinh khiết
cao ngày càng lớn. Các phương pháp thường được sử dụng để nâng cao độ tinh khiết
như trích ly, chưng cất, cô đặc, hấp thu… Tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi cấu tử
trong hỗn hợp cần phân riêng mà ta lựa chọn phương pháp thích hợp. Đối với benzen –
toluen là hệ hai cấu tử hòa tan vào nhau và có nhiệt độ sôi khác xa nhau, nên ta chọn
phương pháp chưng cất, tách các cấu tử trong hỗn hợp và nâng cao độ tinh khiết.

iv
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 Nhiệm vụ
Thiết kế hệ thống chưng cất hoạt động liên lục phân tách hỗn hợp benzen – toluen
với các điều kiện sau:
- Loại tháp: tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền
- Tháp hoạt động ở áp suất khí quyển
- Năng suất sản phẩm đáy: 2500 kg/h
- Nồng độ dòng nhập liệu: 37% phần khối lượng benzen
- Nồng độ dòng sản phẩm đỉnh: 99% phần khối lượng benzen
- Nồng độ dòng sản phẩm đáy: 0,5% phần khối lượng benzene
- Dùng nguồn nhiệt là hơi nước có áp suất bão hòa 4,5 atm
- Các thông số khác cần dùng cho tính toán: tự chọn.
1.2 Nguyên liệu
 Benzen:
- Là một hợp chất hữu cơ mạch vòng có công thức phân tử là C 6H6, cấu trúc như
ở hình 1. Benzen ở trạng thái lỏng, không màu và có mùi thơm nhẹ. Benzen không
phân cực, vì vậy tan tốt trong các dung môi hữu cơ không phân cực và tan rất ít
trong nước. Trước đây người ta thường sử dụng benzen làm dung môi. Tuy nhiên,
sau đó người ta phát hiện rằng nồng độ benzen trong không khí chỉ cần thấp
khoảng 1 ppm cũng có khả năng gây ra bệnh bạch cầu, nên ngày nay benzen được
sử dụng hạn chế hơn.

Hình 1: Cấu trúc của benzen


- Các thông số vật lý của benzen:
Khối lượng phân tử (MB) 78,11 g/mol
Tỉ trọng (20 oC) 0,879
Nhiệt độ sôi (760 mmHg) 80,2 oC
Nhiệt độ nóng chảy 5,5 oC

1
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 1

- Ứng dụng của benzen: nguyên liệu quan trọng trong sản xuất chất dẻo, phẩm
nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu; dung môi hòa tan nhiều chất hữu cơ trong công
nghiêp và trong phòng thí nghiệm;…
 Toluen:
- Có công thức phân tử là C7H8, là đồng đẳng kế tiếp của benzen nên có tính
chất tương đồng với benzen nhưng độc tính thấp hơn nhiều, nên ngày nay thường
được sử dụng thay thế benzen làm dung môi trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp.
- Các thông số vật lý của toluen:
Khối lượng phân tử (MT) 92,14 g/mol
o
Tỉ trọng (20 C) 0,866
Nhiệt độ sôi (760 mmHg) 110,6 oC
Nhiệt độ nóng chảy -95 oC
- Ứng dụng của toluen: sản xuất nhựa tổng hợp; làm chất tẩy rửa; sản xuất keo
dán, thuốc nhuộm; điều chế thuốc nổ TNT;…
 Hỗn hợp benzen – toluen: như trình bày ở mục 3.1.2.
1.3 Chưng cất
 Khái niêm:
Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như
hỗn hợp khí – lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của
các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà
của các cấu tử khác nhau) [3].
 Phương pháp chưng cất:
- Phân loại theo áp suất làm việc: chưng cất ở áp suất thường, ở áp suất thấp và
ở áp suất cao
- Phân loại theo nguyên lý làm việc: chưng cất đơn giản, chưng cất bằng hơi
nước trực tiếp, chưng cất đa cấu tử
- Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp: cấp nhiệt trực tiếp và cấp
nhiệt gián tiếp
 Thiết bị:

2
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 1

Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành chưng
cất như liệt kê ở bảng 1. Tuy nhiên yêu cầu chung của các thiết bị là diện tích bề mặt
tiếp xúc pha phải lớn.
Bảng 1: Các loại tháp dùng trong chưng cất

Tháp chêm (tháp đệm) Tháp mâm xuyên lỗ Tháp mâm chóp
- Thân tháp hình trụ, gồm
Tương tự như tháp
nhiều bậc nối tiếp nhau Thân tháp hình trụ
mâm xuyên lỗ
bằng mặt bích hay hàn thẳng đứng, phía trong
Đặc nhưng trên mâm
- Vật chêm được cho vào có gắn các mâm, trên
điểm bố trí các chóp
tháp theo một trong hai mâm có nhiều lỗ hay
dạng hình tròn,
phương pháp sau: xếp ngẫu rãnh
xupap, chữ s…
nhiên hay xếp thứ tự
- Cấu tạo khá đơn giản
- Cấu tạo khá đơn giản - Hoạt động khá
Ưu - Bề mặt tiếp xúc pha lớn
- Trở lực nhỏ ổn định
điểm - Trở lực nhỏ
- Hiệu suất khá cao - Hiệu suất cao
- Giới hạn làm việc rộng
- Khó làm ướt đều đệm,
- Không làm việc
hoạt động không ổn định →
Nhược được với chất lỏng bẩn - Trở lực lớn
năng suất nhỏ
điểm - Hoạt động kém ổn - Kết cấu phức tạp
- Hiệu ứng thành → hiệu
định
suất không cao
1.3 Cơ sở lựa chọn phương pháp và thiết bị chính
Benzen – toluen là hỗn hợp phổ biến trong công nghiệp sản xuất hóa chất. Hơn
nữa, benzen và toluen đều đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, do đó
yêu cầu phân tách riêng biệt từng cấu tử rất được quan tâm. Do có tính chất tương tự
nhau nên việc phân riêng hai cấu tử này gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên sử dụng
phương pháp chưng cất lại rất khả thi khi nhiệt độ sôi của benzen và toluen ở áp suất
thường khác xa nhau (chênh lệch nhiệt độ sôi hơn 30 oC).
Với yêu cầu năng suất không quá lớn, cùng với chất lượng sản phẩm khá cao nên
chọn tháp mâm xuyên lỗ có cấu tạo hơn giản, trở lực nhỏ để đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu về mặt kỹ thuật và lợi ích về kinh tế.

3
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 2

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ của hệ thống chưng cất hoạt động liên lục phân tách hỗn hợp
benzen – toluen được thể hiện ở bản vẽ đính kèm.

2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ


Hỗn hợp Benzene - Toluene có nổng độ nhập liệu benzene 37% (theo phần khối
lượng), nhiệt độ 30oC tại bồn chứa nguyên liệu (1) được bơm (2) bơm qua lưu lượng
kế (3). Sau đó hỗn hợp được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi trong thiết bị gia nhiệt (4), hỗn
hợp được đưa vào tháp chưng cất (5) ở đĩa nhập liệu.
Trong đĩa nhập liệu, chất lỏng được trộn với phần lỏng từ đoạn cất của tháp chảy
xuống. Trong tháp, hơi đi từ dưới lên gặp chất lỏng đi từ trên xuống. Ở trên mâm có sự
tiếp xúc và trao đổi giữa hai pha với nhau. Pha lỏng chuyển động trong phần chưng cất
càng xuống dưới càng giảm nồng độ cấu tử dễ bay hơi vì đã bị pha hơi tạo nên từ nồi
đun (9) lôi cuốn cấu tử dễ bay hơi. Nhiệt độ càng lên trên càng thấp nên khi hơi đi qua
các đĩa từ dưới lên thì cấu tử có nhiệt độ sôi cao hơn là Toluene sẽ ngưng tụ lại, cuối
cùng trên đỉnh tháp ta thu được hỗn hợp có cấu tử Benzene chiếm nhiều nhất (có nồng
độ 99% phần mol). Hơi này đi vào thiết bị ngưng tụ (6) và được ngưng tụ hoàn toàn.
Một phần chất lỏng ngưng tụ được hoàn lưu về tháp ở đĩa trên cùng. Phần còn lại được
làm nguội tại thiết bị làm nguội (7) đến 40oC, rồi đưa về bình chứa sản phẩm đỉnh (8).
Một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi, còn lại cấu tử có nhiệt độ sôi
cao trong chất lỏng ngày càng tăng. Cuối cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗn hợp lỏng
hầu hết là các cấu tử khó bay hơi (Toluene). Dung dịch ở đáy tháp ra khỏi thiết bị được
đưa vào nồi đun (9) để đun sôi bốc hơi hoàn lưu ở đáy tháp. Phần còn lại sôi nhưng
không kịp bốc hơi sẽ đưa ra ngoài, làm nguội xuống 40 oC thông qua thiết bị trao đổi
nhiệt (12) sau đó được đưa vào bồn chứa sản phẩm đáy (10).

4
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG


NĂNG LƯỢNG
3.1 Tính cân bằng vật chất
3.1.1 Suất lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy
Phương trình cân bằng vật liệu của toàn tháp:
G F=G D +G W (IX.16) [2]
Đối với cấu tử dễ bay hơi là benzen:
G F x´F =GD x´D + GW x´W (IX.17) [2]
với: GF, GD, GW – theo thứ tự là suất lượng khối lượng của nhập liệu, sản phẩm
đỉnh, sản phẩm đáy; x´F , x´D , x´W – lần lượt là phần khối lượng của benzen trong nhập
liệu, sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy.
Như vậy, GW = 2500 kg/h; x´F = 0,37; x´D = 0,99; x´W = 0,005
Suất lượng sản phẩm đỉnh:
x´W − x´F 0,005−0,37 (IX.18) [2]
G D=G W ( )
x´F − x´D
=2500 (
0,37−0,99 )
=1471,77 kg/h

Suất lượng nhập liệu:


G F=GW +G D =2500+1471,77=3971,77 kg/h (IX.19) [2]
Chuyển đổi từ phần khối lượng sang phần mol theo công thức
xi × M a
x́ i=
xi × M a +(1−x i) × M b
(IX.19) [2]
Với x́ i là phần khối lượng, xi là phần mol.
x F=0,41
Áp dụng công thức ta được
{ x D =0,991
xW =5,89 ×10−3 ≈ 0,006

3.1.2 Chỉ số hồi lưu thích hợp


 Cân bằng lỏng – hơi của hệ benzen – toluen thể hiện ở bảng 2 và hình 3:
Bảng 2: Thành phần cân bằng lỏng (x) – hơi (y) và nhiệt độ sôi của hỗn hợp hai
cấu tử benzen và toluen ở 760 mmHg (% mol) (Bảng IX.2a [2])
x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
y 0 11.8 21.4 38 51.1 61.9 71.2 79 85.4 91 95.9 100
t (oC) 110.6 108.3 106.1 102.2 98.6 95.2 92.1 89.4 86.8 84.4 82.3 80.2

5
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

a)
115

110

105

100

95
t
90

85

80

75
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
x, y

100 b)

90
80
70
60
50
y
40
30
20
10
0
0 10 20 30 40 x50 60 70 80 90 100

Hình 2: Đường cân bằng lỏng – hơi của hệ benzen – toluen


a) t – x, y; b) y – x
 Chỉ số hồi lưu tối thiểu Rmin:
Chỉ số hồi lưu tối thiểu ứng với số mâm dùng cho tháp là vô cực [3], khi đó chi phí
đầu tư là lớn nhất và chi phí vận hành là nhỏ nhất. Khi nhập liệu ở trạng thái lỏng sôi
(lỏng bão hòa), có thể xác định Rmin như sau:
x D − y ¿F 0,991−0,628 (IX.24) [2]
Rmin = = =1,665
y ¿F −x F 0,628−0,41

6
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

với: xD, xF là phần mol của benzen trong pha lỏng của sản phẩm đỉnh và nhập liệu
(chuyển đổi từ x´D và x´F ); yF* là phần mol của benzen trong pha hơi cân bằng với pha
lỏng của hỗn hợp đầu (nội suy từ bảng 2).
 Chỉ số hồi lưu thích hợp Rth:
Xác định chỉ số hồi lưu từ điều kiện thể tích tháp nhỏ nhất (không tính đến các chỉ
tiêu kinh tế vận hành). Trong trường hợp này ta cần thiết lập quan hệ giữa chỉ số hồi
lưu và thể tích của tháp R – V.
Thể tích làm việc của tháp tỉ lệ với tích số m x(R + 1) hay tích số m y(R + 1), trong
đó mx (hay my) là số đơn vị chuyển khối [2] – ở đây chính là số mâm lý thuyết Nlt.
Sử dụng phương pháp Mc Cabe – Thiele [3] để xác định số mâm lý thuyết và từ
đó thiết lập quan hệ phụ thuộc giữa R và N lt(R + 1) trên đồ thị. Điểm cực tiểu của
đường cong vẽ được sẽ cho ta giá trị thể tích thiết bị bé nhất và ứng với điểm đó sẽ có
chỉ số hồi lưu thích hợp Rth.
Kết quả tinh toán được thể hiện ở bảng 3 và hình 4.
Bảng 3: Giá trị của R và tích số Nlt(R + 1) ứng với R tương ứng
1,99 2,16 2,33 2,49 2,66 2,83 2,99 3,16 3,49 3,66 3,82
R 8 4 1 7 4 5 7 3 3,33 6 3 9
Nlt 26 23 21 20 19 18 17 17 16 16 15 15
77.9 72.7 69.9 69.9 69.6 68.9 67.9 70.7 69.2 71.9 69.9 72.4
Nlt(R + 5 8 5 5 2 5 5 8 8 4 4 4
1)

74
73
72
71
70
69
68
67
66
65
2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1 4.2

Hình 3: Đồ thị quan hệ giữa R và Nlt(R + 1)


Từ đồ thị, ta xác định được chỉ số hồi lưu thích hợp Rth = 2.997. Ta chọn Rth= 3

7
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

3.1.3 Phương trình các đường làm việc


Để đơn giản trong tính toán khi thiết lập các phương trình đường làm việc ta coi
lượng hơi và lỏng (tính bằng mol) không thay đổi theo chiều cao của tháp [2].
Phương trình đường làm việc của đoạn cất:
R th xD 3 99,15 (2.6) [4]
y= x+ = x+ =0,75 x +24,788
Rth +1 Rth +1 3+1 3+1
với: y – nồng độ phần mol của benzen trong pha hơi đi từ đĩa dưới lên đĩa trên; x –
nồng độ phần mol của benzen trong pha lỏng chảy từ đĩa đó xuống; R th = GR/GD, GR –
lượng lỏng hồi lưu về tháp.
Phương trình đường làm việc của đoạn chưng:
Rth +f f −1 3+ 2,43 2,43−1 (2.7) [4]
y= x− xW = x− 0,6=1,357 x−0,2145
Rth +1 Rth +1 3+1 3+1
với: xW là phần mol của benzen trong pha lỏng của sản phẩm đáy (chuyển đổi từ x´W

x D −xW 0,99−0,006
); : f = = =2.43
x F −x W 0,41−0,006
Phương trình đường nhập liệu: (nhập liệu ở trạng thái lỏng sôi)
x=x F =0,41 [3]

3.1.4 Số mâm lý thuyết và số mâm thực tế


 Số mâm lý thuyết Nlt:
Xác định số mâm lý thuyết bằng cách sử dụng phương pháp Mc Cabe – Thiele [3]
với phương trình các đường làm việc như trên.
Từ đồ thị hình 5, ta xác định được số mâm lý thuyết là 16; ứng với 7 mâm ở phần
cất, 9 mâm ở phần chưng và nhập liệu ở mâm số 9.

8
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

Hình 4: Đồ thị xác định số mâm lý thuyết


 Số mâm thực tế Ntt:
Xác định số mâm thực tế theo hiệu suất trung bình:
N¿ (IX.59) [2]
N tt =
❑tb
tb – hiệu suất trung bình của thiết bị:
❑1+❑2 +…+❑n (IX.60) [2]
❑tb =
n
với: 1, 2, …– hiệu suất của các bậc thay đổi nồng độ; n – số vị trí tính hiệu suất.
 là một hàm số của độ bay hơi tương đối  của hỗn hợp và độ nhớt  của hỗn
hợp lỏng: tb = f (, ) [2]:
y ¿ 1−x (7.2) [3]
¿
1− y ¿ x
trong đó: x, y* – nồng độ phần mol của benzene trong pha lỏng và pha hơi cân
bằng với nó.
Khi tính được tích số (), tra đồ thị hình IX.11 [2] để tìm hiệu suất .
Ở đây ta xác định hiệu suất tại vị trí mâm đỉnh, mâm nhập liệu và mâm đáy:
Vị trí mâm đỉnh:
xD yD*  tD B T hh hh D
o
( C) (cP) (cP) (cP)
0,991 0,9915 2,68 80,4 0,316 0,319 0,316 0,85 0,52
với: y*, t – nội suy từ bảng 2; B, T – tra ở bảng I.101 [1]; hh – tính theo:

9
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

lg ❑hh=x1 lg ❑1 + x 2 lg❑2 (I.12) [1]


Vị trí mâm nhập liệu:
xF yF*  tF B T hh hh F
o
( C) (cP) (cP) (cP)
0,41 0,55 1,75 94,5 0,263 0,2842 0,275 0,48 0,58

Vị trí mâm đáy:


xW yW*  tW B T hh hh W
o
( C) (cP) (cP) (cP)
0,006 0,015 2,52 110,3 0,240 0,251 0,251 0,63 0,57

Hiệu suất trung bình của thiết bị:


❑D +❑F +❑W 0,52+0,58+ 0,57
❑tb = = =0,56
3 3
Số mâm thực tế:
N¿ 16
N tt = = ≈ 29
❑tb 0,56
lấy
N tt =30 (dự trữ 1 mâm)
ứng với 13 mâm ở phần cất, 17 mâm ở phần chưng, nhập liệu ở mâm số 17.
3.2 Tính cân bằng năng lượng
Ta tính cân bằng năng lượng theo mô tả ở hình IX.28 [2]:
3.2.1 Cân bằng năng lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu
 Nhiệt lượng do hơi nước mang vào QD1:
Q D 1=D 1 ❑1=D 1 ( r 1+t 1 C 1 ), J/h (IX.150) [2]
trong đó: D1 – lượng hơi nước, kg/h; r1 - ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg; 1 – hàm nhiệt
(nhiệt lượng riêng) của hơi nước, J/kg; t1 – nhiệt độ nước ngưng, oC; C1 – nhiệt dung
riêng của nước ngưng, J/kg.độ.
Dùng hơi nước ở áp suất tuyệt đối 4,5 at có r 1 = 2125400 J/kg, t1 = 148,23oC (tra ở
bảng I.251 [1]).
 Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào Qf:
Qf =FC f t f =3971,77 ×1742 ×25=172,84 ×106 J/h (IX.151) [2]
trong đó: F = GF = 3971.77 kg/h – lượng hỗn hợp đầu; C f = 1742 J/kg.độ – nhiệt
dung riêng của hỗn hợp đầu ở 25 oC (với CB = 1754 J/kg.độ và CT = 1733 J/kg.độ tra ở
bảng I.153); tf = 25 oC – nhiệt độ đầu của hỗn hợp.

10
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

C f = x́ F C B + ( 1− x´F ) CT =0,45.1754 + ( 1−0,45 ) .1733=1740,77 J/kg.độ


 Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra QF:
Q F=FC F t F =3971,77.20663,87 .92,4=757,42.106 J/h (IX.152) [2]
trong đó: CF = 2065.91 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của hỗn hợp khi đi ra ở 92,4 oC
(với CB = 2096 J/kg.độ và C T = 2045 J/kg.độ tra ở bảng I.153); tF = 92,4 oC – nhiệt độ
của hỗn hợp khi ra khỏi thiết bị đun nóng.
C F = x´F C B + ( 1− x́ F ) C T =0,37.2096+ ( 1−0,37 ) .2045=2063,87 J/kg.độ
 Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra Qng1:
Qng 1=Gng 1 C 1 t 1=D1 C1 t 1 , J/h (IX.153) [2]
trong đó: Gng1 = D1 – lượng nước ngưng, bằng lượng hơi nước, kg/h.
 Nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh lấy bằng 5% nhiệt tiêu tốn:
Q xq1=0,05 D 1 r 1 , J/h (IX.154) [2]
 Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu:
Q D 1+ Qf =QF + Qng1 +Q xq1 , J/h (IX.149) [2]
 Lượng hơi nước cần thiết để đun nóng hỗn hợp đầu đến nhiệt độ sôi:
Q F −Q f 757,42. 106−172,84. 106 (IX.155) [2]
D 1= = =292,65 kg /h=0,081 kg /s
0,95r 1 0,95.2,1027 . 106
3.2.2 Cân bằng năng lượng của toàn tháp
 Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào tháp QF =757,42.106 J/h.
 Nhiệt lượng do hơi nước mang vào tháp QD2:
Q D 2=D2 ❑2=D2 ( r 2+ t 2 C2 ), J/h (IX.157) [2]
trong đó: D2 – lượng hơi nước cần thiết để đun sôi hỗn hợp ở đáy tháp, kg/h; r 2 -
ẩn nhiệt hóa hơi, J/kg; 2 – hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi nước, J/kg; t 2 – nhiệt
độ nước ngưng, oC; C2 – nhiệt dung riêng của nước ngưng, J/kg.độ.
Dùng hơi nước ở áp suất tuyệt đối 4.5 at có r 2 = r1 = 2125400 J/kg, t2 = t1 = 148,23
o
C (tra ở bảng I.251 [1]).
 Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào QR:
Q R=G R C R t R =4415,31.2036.80,4=722,76. 106 J/h (IX.153) [2]
trong đó: GR = GD.Rth = 1471,77.3 = 4415,31 kg/h – lượng lỏng hồi lưu; CR = 2036
J/kg.độ – nhiệt dung riêng của chất lỏng hồi lưu ở 80,4 oC (với CB = 2037 J/kg.độ và
CT = 1982 J/kg.độ tra ở bảng I.153); tR = tD = 80,4 oC – nhiệt độ của chất lỏng hổi lưu,
bằng nhiệt độ sản phẩm đỉnh sau ngưng tụ.
C R =C D= x´D C B + ( 1− x´D ) CT =0,99.2037+ ( 1−0,99 ) .1982=2036 J/kg.độ
 Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp Qy:
11
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

Q y =Q nt + Q R +Q D (7.27) [3]
¿ 2327,34.10 6+ 722,76.106 +240,92. 106
¿ 3291,02.10 6 J/h
trong đó: Qnt – nhiệt lượng trao đổi khi ngưng tụ hơi ở đỉnh tháp, J/h; Q D – nhiệt
lượng do sản phẩm đỉnh mang ra khỏi thiết bị ngưng tụ, J/h.
Qnt =GD ( Rth +1 ) r D=1471,77. ( 3+1 ) .395330 (2.15) [4]
6
¿ 2327,34.10 J/h
trong đó: rD = 395330 J/kg – ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi ở đỉnh tháp ở 760 mmHg
(với rB = 395653 J/kg và rT = 363414 J/kg tra ở bảng I.211).
r D= x´D r B + ( 1− x´D ) r T =0,99. 395653+ ( 1−0,99 ) . 363414=395330 J/kg.độ
Q D=G D C D t D =1471,77.2036 .80,4=240,92. 106 J/h
 Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra Qw:
QW =GW C W t w =2500.2101.110,3=579,35 106 J/h (IX.160) [2]
trong đó: GW = 2500 kg/h – lượng sản phẩm đáy tháp; Cw = 2101 J/kg.độ – nhiệt
dung riêng của sản phẩm đáy ở 110,3 oC (với CB = 2151 J/kg.độ và CT = 2101 J/kg.độ
tra ở bảng I.153); tW = 110,3 oC – nhiệt độ của sản phẩm đáy.
C W = x´W C B + ( 1− x´W ) C T =0,005.2151+ ( 1−0,005 ) .2101=2101 J/kg.độ
 Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra Qng2:
Qng 2=Gng 2 C 2 t 2=D2 C2 t 2 , J/h (IX.161) [2]
trong đó: Gng2 = D2 – lượng nước ngưng, bằng lượng hơi nước, kg/h.
 Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh Q xq2 lấy bằng 5% nhiệt tiêu tốn
ở đáy tháp:
Q xq2=0,05 D 2 r 2 , J/h (IX.162) [2]
 Tổng lượng nhiệt mang vào tháp bằng tổng lượng nhiệt mang ra:
Q F +Q D 2+ QR =Q y +QW +Qxq 2+ Qng2 , J/h (IX.149) [2]
 Lượng hơi nước cần thiết để đun sôi hỗn hợp ở đáy tháp:
Q y +Q W −Q F −Q R (IX.163) [2]
D 2=
0,95 r 2
3291,02.106 +579,35. 106−757,42. 106−722,76. 106
¿ =1183,76 kg /h=0,328 kg/ s
0,95. 2125400
Vậy, tổng lượng hơi cần dùng là:
D=D 1+ D2 =0,081+ 0,328=0,409 kg/s=0,11 tấn /h
3.2.3 Cân bằng năng lượng của thiết bị ngưng tụ
Chọn nhiệt độ đầu vào và đầu ra của nước ngưng tụ và nước làm lạnh lần lượt là:
t1 = 25 oC
t2 = 45 oC

12
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

Ứng với nhiệt dung riêng và khối lượng riêng trung bình của nước trong khoảng
nhiệt độ này là:
Cn = 4186,8 J/kg.độ (tra bảng I.147 [1])
d = 1000 kg/m3
Lượng nước lạnh cần tiêu tốn để ngưng tụ hoàn toàn hơi ở đỉnh tháp Gn:
G D ( R th +1 ) r D Qnt 2327,34. 106 (IX.165) [2]
G n= = = =27793,78 kg /h
C n (t 2−t 1 ) Cn (t 2−t 1) 4186,8.(45−25)
hay
27793,78
G n= =27,79 m 3 /h
1000
3.2.4 Cân bằng năng lượng của thiết bị làm nguội
 Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh:
Nhiệt độ của sản phẩm đỉnh sau ngưng tụ là:
tD = 80,4 oC
Chọn nhiệt độ sau khi làm nguội là:
tD’ = 35 oC
Ứng với nhiệt dung riêng trung bình của sản phẩm đỉnh (xem như là benzen tinh
khiết) trong khoảng nhiệt độ này là:
CD’ = 1919 J/kg.độ (tra bảng I.153 [1])
Nhiệt lượng trao đổi khi làm nguội sản phẩm đỉnh:
Q D ' =GD C D ' ( t ¿ ¿ D−t D )=1471,77.1919 .(80,4−35)=128,22. 106 ¿ J/h
'

Lượng nước lạnh cần tiêu tốn để làm nguội sản phẩm đỉnh GnD:
QD' 128,22.106
G nD = = =1531,24 kg /h
C n (t 2−t 1 ) 4186,8.(45−25)
hay
1531,24
G nD = =1,53 m3 /h
1000
 Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm nguội sản phẩm đáy:
Nhiệt độ của sản phẩm đáy ra khỏi tháp là:
tW = 110,3 oC
Chọn nhiệt độ sau khi làm nguội là:
tW’ = 35 oC
Ứng với nhiệt dung riêng trung bình của sản phẩm đáy (xem như là toluen tinh
khiết) trong khoảng nhiệt độ này là:
13
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 3

CW’ = 1940 J/kg.độ (tra bảng I.153 [1])


Nhiệt lượng trao đổi khi làm nguội sản phẩm đáy:
Q W ' =G W C W ' ( t ¿ ¿ W −t W )=2500.1940 .(110,3−35)=365,205. 106 ¿ J/h
'

Lượng nước lạnh cần tiêu tốn để làm nguội sản phẩm đáy GnW:
QW ' 365,205.106
GnW = = =4361,28 kg /h
C n (t 2 −t 1 ) 4186,8.(45−25)
hay
4361,28
G nW = =4,36 m 3 /h
1000
Vậy, tổng lượng nước lạnh cần dùng là:
G=G n+G nD + G nW =27,79+1,53+ 4,36=33,68 m 3 /h

14
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

CHƯƠNG 4: TÍNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CHÍNH


4.1 Tính đường kính tháp
Đường kính tháp được xác định theo công thức sau:
4 V tb g tb (IX.89, 90) [2]
D=
√ π .3600 . ωtb
=0,0188

( ρ y ω y )tb
,m

trong đó: Vtb – lượng hơi (khí) trung bình đi trong tháp, m3/h; ωtb – tốc độ hơi (khí)
trung bình đi trong tháp, m/s; gtb – lượng hơi (khí) trung bình đi trong tháp, kg/h;
(ρyωy)tb – tốc độ hơi (khí) trung bình đi trong tháp, kg/m2s.
Lượng hơi trung bình đi trong tháp thay đổi theo chiều cao và khác nhau trong mỗi
đoạn nên ta phải tính lượng hơi trung bình riêng cho từng đoạn [2].
Ta tính đường kính tháp theo mô tả ở hình IX.19 [2]:
4.1.1 Đường kính đoạn cất
 Lượng hơi trung bình trong đoạn cất:
gđ + g1 (IX.91) [2]
gtb =
2
trong đó: gtb – lượng hơi trung bình đi trong đoạn cất, kg/h; g đ – lượng hơi đi ra
khỏi đĩa trên cùng của tháp, kg/h; g1 – lượng hơi đi vào đĩa dưới cùng của đoạn cất,
kg/h.
gđ =( GD +G R ) =GD ( Rth +1 )=1471,77. ( 3+1 )=5887,08 kg /h(IX.92) [2]
Lượng hơi g1, hàm lượng hơi y1 và lượng lỏng G1 đối với đĩa thứ nhất của đoạn cất
được xác định theo hệ phương trình cân bằng vật liệu và cân bằng nhiệt lượng sau:
g1=G 1 +G D (IX.93) [2]
g1 y 1=G1 x 1 +GD x D (IX.94) [2]
g1 r 1=gđ r đ (IX.95) [2]
trong đó: coi x1 = x´F = 0,37; r1 – ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ
nhất, J/kg; rđ – ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi ra khỏi đỉnh tháp, J/kg.
r 1= y1 r B + ( 1− y 1 ) r T = y 1 .382935,2+ ( 1− y1 ) .371201,7 (J/kg)
trong đó: rB = 382935,2 J/kg, rT = 371201,7 J/kg – ẩn nhiệt hóa hơi của benzen và
toluen ở t1 = tF = 94,5 oC (tra ở bảng I.212 [1]).
r đ = y đ r B + ( 1− y đ ) r T =0,99.393281+ ( 1−0,99 ) .378296=393131 J/kg
trong đó: rB = 393281 J/kg, rT = 378296 J/kg – ẩn nhiệt hóa hơi của benzen và
toluen ở tđ = tD = 80,4 oC (tra ở bảng I.212 [1]); yđ = yD = x´D = 0,99.
Giải hệ phương trình trên ta được:
g1 = 13863 kg/h
15
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

G1 = 12391,23 kg/h
y1 = 0,436
nên
5887,08+13863
gtb = =9875,04 kg/h
2
 Khối lượng riêng trung bình của pha hơi trong đoạn cất:
[ y tb M B +( 1− y tb) M T ] .273 (IX.102) [2]
ρ ytb =
22,4. T
[ 0,745.78+ ( 1−0,745 ) .92 ] .273
¿
22,4. ( 360,45 )
¿ 2,758 kg /m3
trong đó: ytb – nồng độ phần mol pha hơi của benzen ở đoạn cất lấy theo giá trị
trung bình; T – nhiệt độ làm việc trung bình của đoạn cất, K.
y 1+ y đ 0,436+ 0,99
y tb = = =0,713 phần khối lượng=0,745 phần mol
2 2
t 1 +t đ 94,5+ 80,4
T= +273= +273=87,9+ 273=360,45 K
2 2
 Tốc độ hơi trung bình đi trong đoạn cất:
ω ytb=(0,8 ÷ 0,9)ω yt
ở đây: ωyt – tốc độ giới hạn trên được tính theo công thức:
Y =10 e−4 X (IX.112) [2]
trong đó:
ω2yt ρ y μ x 0,16
Y= 2
. .( )
g d tđ F td ρ x μ n
G x 1 /4 ρ y 1 /8
X =( ) .( )
Gy ρx
g = 9,8 m/s2 – gia tốc trọng trường; dtđ – đường kính tương đương của lỗ hay rãnh,
lấy bằng 6 mm; Ftd – mặt cắt tự do của đĩa, lấy bằng 20% mặt cắt tháp; ρx, ρy – khối
lượng riêng trung bình của pha lỏng và pha hơi trong đoạn cất, kg/m 3; μx, μn – độ nhớt
của pha lỏng ở nhiệt độ trung bình và của nước ở 20 oC, N.s/m2; Gx, Gy – lưu lượng
trung bình của lỏng và hơi đi trong đoạn cất, kg/h.
1 xtb 1−xtb 0,68 1−0,68 (IX.104a) [2]
= + = + =1,24.10−3
ρx ρ B ρT 808 802
¿> ρx =806,07 kg/m 3
trong đó: xtb = (x1 + x´D )/2 = ( x´F + x´D )/2 = (0,37 + 0,99)/2 = 0,68 – nồng độ phần
khối lượng của benzen ở đoạn cất lấy theo giá trị trung bình; ρB = 808 kg/m3, ρT = 802

16
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

kg/m3 – lần lượt là khối lượng riêng của benzen và toluen lấy ở nhiệt độ trung bình của
đoạn cất 87,45 oC (tra ở bảng I.2 [1]).
ρ y =ρ ytb =2,758 kg /m 3
lg μ x =x tb lgμ B + ( 1−x tb ) lgμ T (I.12) [1]
¿ 0,745 lg 0,000298+ ( 1−0,745 ) lg 0,000304
μ x =0,0003 N . s/m2
trong đó: xtb = 0,745 – nồng độ phần mol của benzen ở đoạn cất lấy theo giá trị
trung bình; μB = 0,000298 N.s/m2, μT = 0,000304 N.s/m2 – lần lượt là độ nhớt của
benzen và toluen lấy ở nhiệt độ trung bình của đoạn cất 87,45 oC (tra ở bảng I.101 [1]).
μn=0,001 N . s /m 2, ở 20 oC (tra ở bảng I.102 [1])
G 1 +G R 12391,23+ 4415,31
G x= = =8403,215 kg/h
2 2
G y =g ytb=9875,04 kg/h
Khi đó:
ω yt =0.66 m/s

ω ytb=0,9 ω yt =0,9.0,66=0,6 m/s
Vậy đường kính đoạn cất của tháp:
5887.08

qui chuẩn (theo bảng IX.5 [2]):


D=0,0188
√ 2,758.0,6
=1,12 m

D = 1000 mm
ωytb = 0,754 m/s tính theo D sau khi qui chuẩn.
4.1.2 Đường kính đoạn chưng
 Lượng hơi trung bình trong đoạn chưng:
g 'n + g '1 (IX.96) [2]
g ' tb =
2
trong đó: g’tb – lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng, kg/h; g’ n – lượng hơi đi
ra khỏi đoạn chưng, kg/h; g’1 – lượng hơi đi vào đoạn chưng, kg/h.
Vì lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng g’n bằng lượng hơi đi vào đoạn cất g1 nên:
g1 + g' 1 (IX.97) [2]
g ' tb =
2
Lượng hơi g’1, hàm lượng lỏng x’1 và lượng lỏng G’1 được xác định theo hệ
phương trình cân bằng vật liệu và cân bằng nhiệt lượng sau:
G ' 1=g ' 1 +GW (IX.98) [2]
G ' 1 x ' 1=g ' 1 y ' 1 +GW xW (IX.99) [2]
g ' 1 r ' 1=g ' n r 'n=g 1 r 1 (IX.100) [2]
17
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

trong đó: coi y’1 = yW = 0,01 – tìm theo đường cân bằng ứng với x W = 0,006; r’1 –
ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào trong đĩa thứ nhất của đoạn chưng, J/kg; r’ n –
ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa trên cùng của đoạn chưng, J/kg.
r ' 1= y ' 1 r B+ ( 1− y ' 1 ) r T =0,01.370366+ ( 1−0,01 ) .362061=362163 J/kg
trong đó: rB = 370366 J/kg, rT = 362061 J/kg – ẩn nhiệt hóa hơi của benzen và
toluen ở t’1 = tW = 110,3 oC (tra ở bảng I.212 [1]).
r ' n =r 1= y 1 r B + ( 1− y 1 ) r T =0,436 .382935+ ( 1−0,436 ) .371201=376317 J/kg
trong đó: rB = 382935 J/kg, rT = 371201 J/kg – ẩn nhiệt hóa hơi của benzen và
toluen ở t1 = tF = 94,5 oC (tra ở bảng I.212 [1]).
Giải hệ phương trình trên ta được:
g’1 = 14404,8 kg/h
G’1 = 16904,8 kg/h
x’1 = 0,0127
nên
13863+14404,8
g ' tb = =14133,9 kg /h
2
 Khối lượng riêng trung bình của pha hơi trong đoạn chưng:
[ y ' tb M B + ( 1− y ' tb ) M T ] .273 (IX.102) [2]
ρ ' ytb=
22,4. T '
¿
[ 0,45.78+ ( 1−0,35 ) .92 ] .273
22,4. ( 101,3+273 )
¿ 2,78 kg /m3
trong đó: y’tb – nồng độ phần mol pha hơi của benzen ở đoạn chưng lấy theo giá trị
trung bình; T’ – nhiệt độ làm việc trung bình của đoạn chưng, K.
y 1+ y ' 1 0,436+ 0,0127
y ' tb = = =0,45 phần khối lượng=0,49 phần mol
2 2
t 1 +t '1 94,5+110,3
T '= +273= +273=102,4+273 K
2 2
 Tốc độ hơi trung bình đi trong đoạn chưng:
ω ' ytb=(0,8 ÷ 0,9)ω ' yt
ở đây: ω’yt – tốc độ giới hạn trên được tính theo công thức:
Y =10 e−4 X (IX.112) [2]
trong đó:
ω ' 2yt ρ ' y μ ' x 0,16
Y= 2
. .( )
g d tđ F td ρ ' x μ n

18
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

G ' x 1 /4 ρ ' y 1 /8
X =( ) .( )
G 'y ρ 'x
g = 9,8 m/s2 – gia tốc trọng trường; dtđ – đường kính tương đương của lỗ hay rãnh,
lấy bằng 6 mm; Ftd – mặt cắt tự do của đĩa, lấy bằng 20% mặt cắt tháp; ρ’x, ρ’y – khối
lượng riêng trung bình của pha lỏng và pha hơi trong đoạn chưng, kg/m 3; μ’x, μn – độ
nhớt của pha lỏng ở nhiệt độ trung bình và của nước ở 20 oC, N.s/m2; G’x, G’y – lưu
lượng trung bình của lỏng và hơi đi trong đoạn chưng, kg/h.
x ' tb 1−x ' tb 0,1875 1−0,1875 (IX.104a) [2]
ρ ' x= + = + =787,75 kg /m3
ρB ρT 791 787
x x x
trong đó: x’tb = (x1 + W )/2 = ( F + W )/2 = (0,37 + 0,005)/2 = 0,1875 – nồng độ
´ ´ ´

phần khối lượng của benzen ở đoạn chưng lấy theo giá trị trung bình; ρB = 791 kg/m3,
ρT = 787 kg/m3 – lần lượt là khối lượng riêng của benzen và toluen lấy ở nhiệt độ trung
bình của đoạn chưng 101,3 oC (tra ở bảng I.2 [1]).
ρ ' y =ρ' ytb=2,78 kg/m 3
lg μ ' x =x ' tb lgμ B + ( 1−x ' tb ) lgμ T (I.12) [1]
¿ 0,1875 lg 0,00026+ (1−0,1875 ) lg 0,00027
μ ' x =0,00027 N . s /m2
trong đó: x’tb = 0,26 – nồng độ phần mol của benzen ở đoạn chưng lấy theo giá trị
trung bình; μB = 0,00026 N.s/m2, μT = 0,00027 N.s/m2 – lần lượt là độ nhớt của benzen
và toluen lấy ở nhiệt độ trung bình của đoạn chưng 102,4 oC (tra ở bảng I.101 [1]).
μn=0,001 N . s /m 2, ở 20 oC (tra ở bảng I.102 [1])
G 1 +G ' 1 12391,23+ 16904,8
G ' x= = =14648 kg/h
2 2
G ' y =g ' ytb=14133,9 kg /h
Khi đó:
ω ' yt =1,058 m/s

ω ' ytb=0,9 ω ' yt =0,9.1,05=0,95 m/s
Vậy đường kính đoạn chưng của tháp:
14404.8

qui chuẩn (theo bảng IX.5 [2]):


D '=0,0188
√ 2,78.0,95
=1,388 m

D’ = 1400 mm
ω’ytb = 0,93 m/s tính theo D’ sau khi qui chuẩn.
Như vậy, chọn đường kính (trong) của toàn tháp là 1400 mm.

19
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

4.2 Tính chiều cao tháp


 Số đĩa thực tế của tháp:
Ntt = 30
 Khoảng cách giữa các đĩa khi đường kính trong của tháp D t = 1400 mm (chọn
theo bảng IX.5 [2]):
Hđ = 400 mm
 Chiều dày của đĩa khi đường kính tương đương của lỗ hay rãnh dtđ = 6 mm:
2 2 [3]
δ = d tđ = .6=4 mm
3 3
 Chiều cao đáy và nắp:
Chọn đáy và nắp elip tiêu chuẩn có gờ (bảng XIII.10):
ht
=0,25
Dt
ht =0,25 Dt =0,25.1400=350 mm
h g=25 mm
Khi đó, chiều cao của đáy và nắp là:
2 ( ht + hg ) =2 ( 350+25 )=750 mm
Vậy chiều cao của tháp tính theo số bậc thay đổi nồng độ (số đĩa lý thuyết) là:
H=N tt ( H đ +δ ) +0,55=30. ( 0,4 +0,004 )+ 0,55 (IX.54) [2]
¿ 12,67 m
4.3 Tính trở lực của tháp
Trở lực của tháp đĩa lỗ không có ống chảy chuyền được xác định theo công thức:
ΔP=N tt Δ P đ , N /m 2 (IX.135) [2]
trong đó: Ntt – số đĩa thực tế của tháp; ΔPđ – tổng trở lực của một đĩa, N/m2.
Δ P đ =Δ Pk + Δ P s+ Δ Pt , N /m2 (IX.136) [2]
 Trở lực đĩa khô:
ω 2o ρ y 2 (IX.144) [2]
Δ P k =ξ , N /m
2
trong đó: ωo – tốc độ khí (hơi) qua lỗ của đĩa, m/s; ρy – khối lượng riêng của khí
(hơi), kg/m3; ξ – hệ số trở lực.
f td 2 4000 f td d lỗ δ (IX.145) [2]
ξ=(1− ) + ξp+
fđ f đ ℜ0,2 d tđ
trong đó: ftd – diện tích mặt cắt tự do của đĩa, m 2; fđ – diện tích chung của đĩa, m 2;
ξp – hệ số trở lực phụ thuộc vào tỉ số ftd/fđ (bảng IX.9 [2]); dlỗ - đường kính lỗ hay chiều

20
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

rộng của khe, m; dtđ - đường kính tương đương của lỗ (sử dụng đĩa lỗ nên d tđ = dlỗ); δ –
chiều dày của đĩa, m;
ωo d tđ ρ y [2]
ℜ=
μy
ở đây: μy – độ nhớt của khí (hơi):
273+C T 3 /2 2 (I.20) [1]
μ y =μ o ( ) , N . s/m
T +C 273
trong đó: μo = 70.10-7 N.s/m2 – độ nhớt động lực của hơi ở 0 oC; T – nhiệt độ của
hơi, K; C = 380 – hằng số (tra ở bảng I.113 [1]).
f td
F td = =0,2

nên
ξ=0,45 (tra bảng IX.9 [2])
 Trở lực do sức căng bề mặt:
4σ 2 (IX.138) [2]
Δ P s= , N /m
d tđ
trong đó: σ – sức căng bề mặt của lớp chất lỏng trên đĩa (tra ở bảng I.242 [1]),
N/m2.
 Trở lực thủy tĩnh của lớp chất lỏng trên đĩa:
Δ Pt =ρb g hb , N /m 2 (IX.146) [2]
trong đó: hb – chiều cao lớp bọt trên đĩa:
ω2o 0,2 (IX.147) [2]
h b=4 d tđ ( ) , m;
g d tđ
ρb – khối lượng riêng của bọt trên đĩa:
G x 0,325 ρ y 0,18 μ x 0,036 3 (IX.148) [2]
ρb =0,43( ) ( ) ( ) ρ x , kg /m ;
Gy ρx μy
ở đây: Gx, Gy – lưu lượng lỏng và khí (hơi), kg/h; ρx, ρy – khối lượng riêng của
lỏng và khí (hơi), kg/m3; μx, μy – độ nhớt của lỏng và khí (hơi), N.s/m2.
4.3.1 Trở lực của đĩa ở phần cất
ω ytb 0 , 754
ω o= = =3,77 m/ s
F td 0,2
Thay các giá trị của các thông số (tính theo giá trị trung bính) vào các công thức
trên ta được:
 Trở lực đĩa khô:
273+ 380 87,9+273 32
μ y =70. 10−7
86,4+273+ 380 273 ( )
=94. 10−7 N . s/m 2

21
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

3,77.0,006 .2,758
ℜ= =6636,8
94.10−7
4000.0,2.0,004
ξ=(1−0,2)2 +0,45+ =1,64
6636,80,2
3,772 .2,758 2
Δ P k =1,64 =34,1 N /m
2
 Trở lực do sức căng bề mặt:
4.0,0102
Δ P s= =6,8 N /m 2
0,006
 Trở lực thủy tĩnh của lớp chất lỏng trên đĩa:
8403,125 0,325 2,758 0,18 0,0003 0,036 3
ρb =0,43( ) ( ) ( ) .806,07=134,08 kg /m
9875,04 806,07 94. 10−7

3,772 0,2
h b=4.0,006 ( ) =0,072 m
9,81.0,006
Δ Pt =134,08.9,81 .0,072=94,7 N /m 2
Vậy tổng trở lực của một đĩa ở phần cất là:
Δ P đ =34,1+ 6,8+94,7=135,6 N /m2
4.3.2 Trở lực của đĩa ở phần chưng
ω ' ytb 0,95
ω ' o= = =4,75 m/s
F td 0,2
Thay các giá trị của các thông số (tính theo giá trị trung bính) vào các công thức
trên ta được:
 Trở lực đĩa khô:
273+ 380 102,4+273 32
μ ' y =70.10−7
102,4+273+380 (
273 )
=97,6. 10−7 N . s/m2
4,75.0,006 .2,78
ℜ'= =8117,82
97,6.10−7
4000.0,2 .0,004
ξ '=(1−0,2)2 +0,45+ =1,6
8117,82 0,2
4,752 .2,78 2
Δ P ' k =1,6 =50,18 N /m
2
 Trở lực do sức căng bề mặt:
4.0,0094
Δ P ' s= =6,27 N /m 2
0,006
 Trở lực thủy tĩnh của lớp chất lỏng trên đĩa:
14648 0,325 2,78 0,18 0,00027 0,036 3
ρ ' b =0,43( ) ( ) ( ) .787,75=139,76 kg/ m
14133,9 787,75 97,6.10 −7

4,752 0,2
h ' b=4.0,006 ( ) =0,08 m
9,81.0,006
Δ P ' t =139,76.9,81 .0,08=109,68 N /m 2
Vậy tổng trở lực của một đĩa ở phần chưng là:
22
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 4

Δ P ' đ =50,18+6,27+109,68=166,13 N /m 2
4.3.3 Kiểm tra hoạt động của đĩa
Kiểm tra khoảng cách đĩa (H đ = 400 mm) để bảo đảm điều kiện hoạt động bình
thường của tháp:
ΔP đ [4]
H đ >1,8
ρx g
với các mâm trong phần chưng trở lực qua một mâm lớn hơn trở lực của mâm
trong phần cất, ta có:
Δ P' đ 166,13
1,8 =1,8 =0,04 m
ρ' x g 787,75.9,81
Điều kiện trên được thỏa mãn.
4.3.4 Trở lực của toàn tháp
ΔP=13 Δ P đ +17 Δ P ' đ =13.135,6+17.166,13=4587 N /m 2=0,045 at

23
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

CHƯƠNG 5: TÍNH KẾT CẤU THIẾT BỊ CHÍNH


5.1 Tính kết cấu đĩa và các thông số tính toán ban đầu
5.1.1 Kết cấu đĩa
 Đường kính lỗ: dtd = 6 mm
 Bố trí lỗ: các lỗ được bố trí trên đỉnh các tam giác đều (hay lục giác đều)
 Mặt cắt tự do của đĩa: Ftd = 20%
 Số lỗ trên đĩa:
π D2t
. Ftd
4 14002 .0,2
m= = =10889 lỗ
π d 2tđ 62
4
 Khoảng cách giữa hai tâm (bước) lỗ (tính tương tự như bước ống trong thiết bị
truyền nhiệt dạng ống chùm):
Số lỗ trên đường chéo của lục giác lớn nhất (theo hình I-25a [6]):
4(m+1) 4 (10889+1) ( I-35) [6]
n=
√ 3
+1=
√ 3
+1=121lỗ
Số lỗ trên cạnh của lục giác lớn nhất: S = (n + 1)/2 = (121 + 1)/2 = 61 lỗ
Bước lỗ:
D t−4 d tđ 1400−4.6 ( I-36) [6]
t= = =11,63 mm
n−1 121−1
Chọn: t = 12 mm (vì làm thêm lỗ ở các hình viên phân)
Khi đó:
D t −4 d tđ 1400−4.6 ( I-36) [6]
n= +1= + 1=117 lỗ
t 12
S = (n + 1)/2 = (117 + 1)/2 = 59 lỗ
3 3 ( I-35) [6]
m=3 S ( S−1 ) +1= ( n2−1 ) +1= ( 1172 −1 )+ 1
4 4
¿ 10267 lỗ
Số lỗ cần thêm ở các hình viên phân là:
m’ = 10889 – 10267 = 622 lỗ.
 Chiều dày đĩa: δ = 4 mm
 Số đĩa: Ntt = 30
 Khoảng cách giữa các đĩa: Hđ = 400 mm
 Số đĩa giữa hai mặt bích là 5 và khoảng cách giữa hai mặt nối bích là 2000 mm
(được chọn từ bảng IX.5 [2] với đường kính trong của tháp Dt = 1400 mm)
24
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

 Số mặt bích là 8 (thân tháp gồm 6 đoạn nối với nhau bằng mặt bích)
5.1.2 Các thông số tính toán ban đầu
 Tháp làm việc ở áp suất thường và ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường nên
tháp được bọc lớp cách nhiệt bên ngoài
 Nhiệt độ tính toán: tháp có bọc lớp cách nhiệt nên nhiệt độ tính toán lấy bằng
nhiệt độ lớn nhất khi làm việc cộng thêm 20 oC
t=t W +20=110,3 +20=130,3 oC [5]
 Áp suất tính toán: được tính toán theo công thức sau
p= p m+ gρ H l=105912+9,81.797 . 12,67 (1-1) [5]
¿ 2 04973 N /m2 =0,205 N /mm 2=2,023 at
trong đó: pm – áp suất làm việc của môi trường, N/m2:
pm =p o + ΔP=101325+4587=10 5912 N /m2 ;
ρ – khối lượng riêng trung bình của hỗn hợp lỏng trong tháp, kg/m3:
ρ x + ρ' x 806 , 07+78 7,75 3
ρ= = =797 kg /m ;
2 2
Hl – chiều cao của cột chất lỏng trong tháp, m:
H l=H =12,67 m.
 Dựa vào tính chất của hỗn hợp benzen – toluen và điều kiện hoạt động của tháp
đã xác định ở trên, chọn vật liệu chế tạo tháp là thép không gỉ X18H10T
 Các thông số của thép không gỉ X18H10T:
Ứng suất cho phép tiêu chuẩn: (tra ở hình 1.2 [5])
[σ ]¿ =140 N /mm2
Ứng suất cho phép:
¿
[ σ ]=η. [ σ ] =0,95.140=133 N /mm 2 (1-9) [5]
trong đó: η = 0,95 – hệ số hiệu chỉnh khi tháp có bọc lớp cách nhiệt.
 Chọn mối hàn là kiểu giáp mối hàn hai phía, khi đó hệ số bền mối hàn φh = 0,95
(tra ở bảng 1-8 [5]).
 Hệ số bổ sung bề dày tính toán:
C=C a+ Cb +C c +Co , mm (1-10) [5]
trong đó: Ca = 1 mm – hệ số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường; Cb = 0 –
hệ số bổ sung do bào mòn cơ học của môi trường; Cc = 0 – hệ số bổ sung do sai lệch
khi chế tạo, lắp ráp; Co – hệ số bổ sung để quy tròn kích thước, mm.

25
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

5.2 Tính bền thân


(thân hình trụ hàn chịu áp suất trong)
Xét tỉ số:
[σ ] 133 [5]
φh = 0,95=5 05,4 >25
p 0,205
Khi đó bề dày tối thiểu của thân:
p Dt 0 , 205.14 00 (5-3) [5]
S' = = =1,136 mm
2 [ σ ] φ h 2.133 .0,95
Bề dày thực của thân:
S=S ' +C=1,136+ 1+ 0,12=2 , 256 mm (5-9) [5]
Chọn bề dày của thân là: (chọn theo bảng 5-1 [5])
S = 4 mm
Kiểm tra công thức tính toán:
S−C a 4−1 (5-10) [5]
= =0,002<0,1(thỏa )
Dt 14 00
Kiểm tra áp suất tính toán cho phép ở bên trong tháp:
2 [ σ ] φh ( S−Ca )
2.133 .0,95 . ( 4−1 ) (5-11) [5]
[ p ]= =
Dt + ( S−C a ) 14 00+ ( 4−1 )
¿ 0 , 54 N /mm > p=0,205 N /mm2 (thỏa )
2

Vậy bề dày thân là: S = 4 mm.


5.3 Tính bền đáy và nắp
(đáy và nắp elip chịu áp suất trong)
Chọn đáy và nắp elip tiêu chuẩn có gờ (bảng XIII.10):
ht
=0,25
Dt
ht =0,25 Dt =0,25.1400=3 50 mm
h g=2 5 mm
Xét tỉ số:
[σ ]
φ=
133
0,95=616,34 >25 ; [5]
p h 0,205
và:
ht 3 50 [5]
= =0,25> 0,2
D t 14 00
Khi đó bề dày tối thiểu của thành đáy và nắp:
p Rt p Dt 0,205.14 00 (6-9) [5]
S' = = = =1,13 mm
2 [ σ ] φ h 2 [ σ ] φh 2.133 .0,95

26
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

trong đó: Rt = Dt (đối với đáy và nắp elip tiêu chuẩn) – bán kính cong bên trong ở
đỉnh đáy (nắp), mm; ht – chiều sâu bên trong của phần elip, mm.
Bề dày thực của thành đáy và nắp:
S=S ' +C=1,13+1+ 0,12=2 mm (5-9) [5]
Chọn bề dày của thành đáy và nắp bằng bề dày thân:
S = 4 mm
Kiểm tra công thức tính toán:
S−C a 4−1 (5-10) [5]
= =0,002<0,125(thỏa )
Dt 14 00
Kiểm tra áp suất tính toán cho phép:
2 [ σ ] φh ( S−Ca ) 2 [ σ ] φh ( S−C a )
2.133.0,95 . ( 4−1 ) (5-11) [5]
[ p ]= = =
Rt + ( S−C a ) Dt + ( S−Ca ) 14 00+ ( 4−1 )
¿ 0,54 N /mm 2> p=0,205 N /mm2 (thỏa )
Vậy bề dày thành đáy và nắp là: S = 4 mm.
5.4 Chọn mặt bích để nối thiết bị
Chọn bích liền bằng thép (thép cacbon CT3) không cổ để nối các đoạn thân và nối
thân với đáy (nắp), chọn kiểu bích I (theo bảng XIII.27 [2]):
Dt D Db Dl Do db Z h
1400 1540 1490 1460 1413 M20 32 25
trong đó: D – đường kính ngoài mặt bích, mm; Db – đường kính đến tâm bulong,
mm; Dl – đường kính gờ bích, mm; d b – đường kính bulong, mm; Z – số bulong trên
một mặt bích; h – chiều cao mặt bích, mm.
Để đảm bảo độ kín của các mối ghép bích, ta chọn đệm là dây amiăng dày 3 mm
(chọn theo bảng 7-2 [5]).

5.5 Tính các cửa nối ống dẫn với thiết bị


Ống dẫn thường được nối với thiết bị bằng mối ghép tháo được hoặc không tháo
được. Đối với mối ghép tháo được người ta làm đoạn ống nối, đó là đoạn ống ngắn có
mặt bích hay ren để nối với ống dẫn. Loại có mặt bích thường dùng với ống có D y > 10
mm; loại ren chủ yếu dùng với ống có Dy < 10 mm [2].
Ở đây, ta chọn loại có mặt bích bằng thép (thép cacbon CT3) không cổ để nối các
bộ phận của thiết bị và ống dẫn.
Các cửa nối làm bằng thép không gỉ X18H10T.

27
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

5.5.1 Cửa dẫn sản phẩm đáy


Lưu lượng dòng sản phẩm đáy ra khỏi đáy tháp:
G’1 = 16904,8 kg/h
Khối lượng riêng trung bình của dòng sản phẩm đáy:
ρW = 787,75 kg/m3
Vận tốc dòng sản phẩm đáy trong cửa nối (chọn theo bảng II.2 [1]):
ω = 1,5 m/s
Đường kính (trong) cửa dẫn sản phẩm đáy:
G '1 (II.36) [1]
D y=
√V
0,785 ω
=

16904,8

0,785.3600 ρW ω

¿
√ 0,785.3600 .787,75 .1,5
=0,071 m
Chọn theo bảng XIII.32 và XIII.26 [2]: các thông số của bích ghép (chọn kiểu bích
1) và chiều dài đoạn ống nối l:
Dy Dn D Db Dl db z h l
70 76 160 130 110 M12 4 14 110

5.5.2 Cửa dẫn hơi vào ở đáy


Lưu lượng dòng hơi vào ở đáy tháp:
g’1 = 14404,8 kg/h
Khối lượng riêng trung bình của dòng hơi vào ở đáy:
ρ = 2,78kg/m3
Vận tốc dòng hơi trong cửa nối (chọn theo bảng II.2 [1]):
ω = 20 m/s
Đường kính (trong) cửa dẫn hơi vào ở đáy:
g' 1 (II.36) [1]
D y=
√V
0,785 ω
=
14404,8

0,785.3600 ρω
¿

0,785.3600 .2,76 .20
=0 , 3 m
Chọn theo bảng XIII.32 và XIII.26 [2]: các thông số của bích ghép (chọn kiểu bích
1) và chiều dài đoạn ống nối l:
Dy Dn D Db Dl db z h l
300 325 435 395 365 M16 12 22 140

28
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

5.5.3 Cửa dẫn dòng nhập liệu


Lưu lượng dòng nhập liệu vào tháp:
GF = 3971.77 kg/h
Khối lượng riêng trung bình của dòng nhập liệu:
ρF = 796 kg/m3
Vận tốc dòng nhập liệu trong cửa nối (chọn theo bảng II.2 [1]):
ω = 1,5 m/s
Đường kính (trong) cửa dẫn dòng nhập liệu:
V GF (II.36) [1]
D y=

0,785 ω
=

3971.77

0,785.3600 ρ F ω

¿
√0,785.3600 .796 .1,5
=0,034 m
Chọn theo bảng XIII.32 và XIII.26 [2]: các thông số của bích ghép (chọn kiểu bích
1) và chiều dài đoạn ống nối l:
Dy Dn D Db Dl db z h l
40 45 130 100 80 M12 4 12 100
5.5.4 Cửa dẫn lỏng hồi lưu
Lưu lượng dòng lỏng hồi lưu vào tháp:
GR = 4415,31 kg/h
Khối lượng riêng trung bình của dòng lỏng hồi lưu:
ρD = 81 4,5kg/m3
Vận tốc dòng lỏng hồi lưu trong cửa nối (chọn theo bảng II.2 [1]):
ω = 1,5 m/s
Đường kính (trong) cửa dẫn dòng lỏng hồi lưu:
V GR (II.36) [1]
D y=

0,785 ω
=

4415,31

0,785.3600 ρD ω

¿
√0,785.3600 .814,5 .1,5
=0,036 m
Chọn theo bảng XIII.32 và XIII.26 [2]: các thông số của bích ghép (chọn kiểu bích
1) và chiều dài đoạn ống nối l:
Dy Dn D Db Dl db z h l
40 45 130 100 80 M12 4 12 100

29
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

5.5.5 Cửa dẫn hơi ra ở đỉnh


Lưu lượng dòng hơi ra ở đỉnh tháp:
gđ = 5887,08 kg/h
Khối lượng riêng trung bình của dòng hơi ra ở đỉnh:
ρ = 2,758 kg/m3
Vận tốc dòng hơi trong cửa nối (chọn theo bảng II.2 [1]):
ω = 20 m/s
Đường kính (trong) cửa dẫn hơi vào ở đáy:
V gđ (II.36) [1]
D y=

0,785 ω
=
5887,08

0,785.3600 ρω
¿
√0,785.3600 .2,758 .20
=0,19 m
Chọn theo bảng XIII.32 và XIII.26 [2]: các thông số của bích ghép (chọn kiểu bích
1) và chiều dài đoạn ống nối l:
Dy Dn D Db Dl db z h l
200 219 290 255 121 M16 8 16 130

5.6 Tính chân dỡ


 Chọn thép cacbon CT3 để làm chân đỡ cho tháp.
 Khối lượng riêng của thép X18H10T và của thép CT3: (tra ở bảng XII.7 [2])
ρX18H10T = 7900 kg/m3;
ρCT3 = 7850 kg/m3.
 Khối lượng thân:
π 2 π
( D n−D 2t ) . H . ρX 18 H 10 T = ( ( D t +2 S)2−D 2t ) . H . ρ X 18 H 10 T
4 4
π
¿ ( ( 1 , 4+2.0,004 )2−1 , 4 2) . 12,67 .7900=1765,96 kg
4
 Khối lượng đáy và nắp: (tra ở bảng XIII.11 [2])
2.36=72 kg

 Khối lượng các đĩa:


π 2 π
D t ( 1−Ftd ) δ ρX 18 H 10 T N tt = . 1, 4 2 . ( 1−0,2 ) .0,004 .7900 .30=1167,5 kg
4 4
 Khối lượng bích nối:

30
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 5

π 2 π
2.8 . ( D −D 2n ) . h . ρ CT 3=2.8. ( 1,5 4 2−1,0082 ) .0,02.7850=468 kg
4 4
 Khối lượng nước khi chứa đầy trong tháp:
π 2 π
D t H ρn= . 1 , 42 .12,67.1000=1 9503 kg
4 4
 Tổng khối lượng sơ bộ của tháp:
1765,96+72+1167,5+ 468+19503=22976,46 kg

 Tải trọng cho phép trên một chân đỡ:


22976,46 .9,81
G= =56349,76 N
4
 Để đảm bảo an toàn, chọn G = 60000 N (theo bảng XIII.35 [2]), các thông số
kích thước của chân đỡ (chọn chân II theo hình XIII.21 [2]):
L B B1 B2 H h s l d
300 240 260 370 450 226 18 110 34

31
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

CHƯƠNG 6: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ PHỤ


6.1 Tính và chọn các thiết bị trao đổi nhiệt
 Chọn các thiết bị truyền nhiệt dạng ống trùm nằm ngang có các thông số sau:
- Vật liệu chế tạo ống truyền nhiệt: thép không gỉ X18H10T
- Hệ số dẫn nhiệt của thép không gỉ X18H10T (tra ở bảng XII.7 [2]): λ = 16,3
W/m.độ
- Đường kính trong của ống: dt = 25 mm
- Bề dày thành ống: δ = 2mm
- Đường kính ngoài của ống: dn = 29 mm
 Sử dụng hơi nước truyền nhiệt ở 4,5 at tuyệt đối: (tra ở bảng I.251 [1])
- Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi: rn = 2129000 J/kg
- Nhiệt độ ngưng tụ của hơi: tn = 147 oC
 Sử dụng nước lạnh với:
- Nhiệt độ đầu vào: tđ = 25 oC
- Nhiệt độ đầu ra: tc = 45 oC (tránh đóng cặn trên bề mặt truyền nhiệt [2])
6.1.1 Thiết bị đun nóng dòng nhập liệu
Dòng nhập liệu (dòng lạnh) đi trong ống, được gia nhiệt từ 25 oC đến 94,5 oC
(nhiệt độ trung bình của dòng là 59,8 oC).
Dòng hơi (dòng nóng) đi ngoài ống, ngưng tụ ở 147 oC.
 Lượng nhiệt trao đổi:
Q=D 1 r n=0,081.21 29000=172449 J /s

 Lượng chất tải nhiệt:


Lượng hơi nước: D1 = 0,081 kg/s
Lượng nhập liệu: GF = 3971,77 kg/h
 Hiệu số nhiệt độ trung bình khi hai dòng chuyển động ngược chiều:
Δt1 −Δt 2 (147−25)−(147−94,5) (V.8) [2]
Δ́t = = =82,4 độ
Δt 1 147−25
ln ln
Δt 2 147−94,5
trong đó: Δt1 và Δt2 – hiệu số nhiệt độ lớn và nhỏ giữa hai dòng, độ.
 Hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ:

32
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

r ρ2 λ 3 r 0,25 (V.111) [2]


α 1=1,28

4

μ . Δt . d
=1,28 A(
Δt . d
) , W /m2 . độ
ρ2 λ3 0,25
A=( )
μ
trong đó: r = rn – ẩn nhiệt ngưng tụ của nước ngưng, J/kg; ρ – khối lượng riêng của
nước ngưng, kg/m3; λ – hệ số dẫn nhiệt của nước ngưng, W/m.độ; μ – độ nhớt của
nước ngưng, N.s/m2; d = dn – đường kính ngoài của ống truyền nhiệt, m; Δt = Δt1 = tn –
tv1: hiệu số giữa nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước và nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với
hơi ngưng, độ.
Giá trị của A phụ thuộc vào nhiệt độ màng tm (oC) như sau [2]:
tm 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
A 104 120 139 155 169 179 188 194 197 199 199
trong đó: tm – nhiệt độ trung bình của tn và tv1, oC.
Nhiệt tải riêng của dòng nóng:
q 1=α 1 Δt 1 , W /m 2
- Nhiệt trở của thành ống và lớp cặn:
Nhiệt trở của lớp cặn ngoài ống và trong ống (tra ở bảng V.1 [2]):
r1 = 0,0006 m2.độ/W
r2 = 0,0004 m2.độ/W
Nhiệt tải riêng qua thành ống và lớp cặn:
Δt v t −t
q v= = v 1 v 2 ,W /m2
δ δ
r 1 + + r 2 r 1 + +r 2
λ λ
trong đó: Δtv – hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng nóng t v1 và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng lạnh tv2, độ.
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng nhập liệu: (khi dòng chảy rối Re > 10000)
0,8 0,43 Pr 0,25 (V.40) [2]
Nu=0,021 ε 1 ℜ Pr ( )
Pr t
trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng nhập liệu tính theo nhiệt độ trung bình của
vách ống; các thông số khác tính theo nhiệt độ trung bình của dòng nhập liệu 59,8 oC;
ε1 = 1 (chọn theo bảng V.2 [2] khi l/d >50).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α2 – hệ số cấp nhiệt phía dòng nhập liệu, W/m 2.độ; l = dt – kích
thước hình học đặc trưng, m; λ = 0,133 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng nhập liệu.

33
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

ω .l . ρ 0,2.0,025. 796 (V.36) [2]


ℜ= = =10205>10000
μ 0,00039
trong đó: ω = 0,2 m/s – vận tốc của lưu chất chảy trong ống (khi chọn số ống là n
= 19 và các ống xếp trên các đỉnh của các lục giác đều) (chọn theo bảng V.11 [2]) ; ρ =
796 kg/m3 – khối lượng riêng của dòng nhập liệu; μ = 0,00039 N.s/m2 – độ nhớt của
dòng nhập liệu.
C p . μ 1742 .0,00039 (V.35) [2]
Pr= = =5,1
λ 0,133
trong đó: Cp = 1742 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu.
Nhiệt tải riêng của dòng lạnh:
q 2=α 2 Δt 2 , W /m 2
trong đó: Δt2 = tv2 – 59,8: hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng
nhập liệu và nhiệt độ trung bình của dòng nhập liệu, độ.
Qui trình tính tv1 và tv2:
Chọn tv1 → tính α1 → tính q1 → tính tv2 (xem như q1 = qv) → tính α2 → tính q2.
Lặp lại qui trình tính trên đến khi thỏa điều kiện:
|q 1−q 2|
.100 %< 5 %
q1
Kết quả:
tv1 = 132,1 oC
t n+t v 1 132,9+132,1
t m= = =132,5 oC
2 2
A = 192
0,25
2171000
α 1=1,28.192. ( ) =24140,06 W /m2 . độ
(132,9−132,1).0,029
q 1=α 1 Δt 1=24140,06. ( 132,9−132,1 ) =19312,05W /m2
δ δ
( )
λ ( )
t v 2=t v 1−q v r 1 + + r 2 =t v1−q1 r 1 + +r 2
λ
0,002
¿ 132,1−19312,05 ( 0,0006+ +0,0004 ) =110,4 C o
16,3
2156,3.0,00022
Pr t= =3,9
0,123
(với các thông số của dòng lạnh lấy ở 121,3 oC – nhiệt độ trung bình của vách ống)
0,8 0,43 5,1 0,25
Nu=0,021.1 .10679 5,1 ( ) =71,56
3,9

34
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

Nu . λ 71,56.0,133
= α 2= =380,95W /m 2 . độ
l 0,025
2
q 2=α 2 Δt 2 =380,95. 110,4−58,7 =19710,27 W /m
( )

|q 1−q 2| |19312,05−19710,27|
.100 %= .100 %=2 %<5 % (thỏa )
q1 19312,05

 Hệ số truyền nhiệt:
1 (V.5) [2]
K=
1 δ 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λ α2
1
¿ =264 W / m2 . độ
1 0,002 1
+0,0006+ + 0,0004+
24140,06 16,3 380,95
 Bề mặt truyền nhiệt:
Q 214340 (V.1) [2]
F= = =11,8 m2
K . Δ́t 264.68,8
 Chọn thiết bị:
Chiều dài ống truyền nhiệt:
F 11,8
L= = =7,3 m
dt + dn 0,025+ 0,029
n . π .(
2 (
) 19. π .
2 )
Chọn thiết bị truyền nhiệt dạng ống chùm chia 4 ngăn phía ống, các ống xếp trên
các đỉnh của các lục giác đều, khi đó chọn chiều dài ống L = 1,9 m và số ống n = 91
(tra ở bảng V.11 [2]) (F = 12,3 m2 > 11,8 m2).
Đường kính trong của thiết bị truyền nhiệt:
D=t ( b−1 )+ 4 d n =0,04. ( 11−1 ) +4.0,029=0,516 m (V.140) [2]
trong đó: t = 1,3dn = 0,04 m – bước ống; b – số ống trên đường chéo của lục giác
đều lớn nhất (tra ở bảng V.11 [2]).
qui chuẩn, chọn D = 600 mm.
6.1.2 Thiết bị đun sôi đáy tháp
Chọn thiết bị đun sôi đáy tháp là nồi đun kettle.
Dòng lỏng đáy tháp (dòng lạnh) đi ngoài ống, bay hơi ở 110,3 oC.
Dòng hơi (dòng nóng) đi trong ống, ngưng tụ ở 132,9 oC.
 Lượng nhiệt trao đổi:
Q=D 2 r n=0,387.217100=839691 J /s

 Lượng chất tải nhiệt:

35
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

Lượng hơi nước: D2 = 0,387 kg/s


Lượng lỏng đáy tháp: g’1 = 7736 kg/h
 Hiệu số nhiệt độ trung bình khi hai dòng chuyển động ngược chiều:
Δ́t =132,9−110,3=22,6 độ
 Hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ α1:
g ρ2 d 2 0,3 l 0,35
0,5 (V.110) [2]
Nu=C . ℜ (k ) ( )
σρ' d
α.d q.d [2]
Nu= ; ℜk =
λ r.μ
trong đó: α = α1 – hệ số cấp nhiệt phía hơi nước ngưng tụ, W/m2.độ; d = dt – đường
kính trong của ống truyền nhiệt, m; λ =0,685 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của nước
ngưng; q = q1 – nhiệt tải riêng của hơi nước ngưng tụ, W/m 2; r = rn – ẩn nhiệt ngưng tụ
của hơi nước, J/kg; μ = 0,00021 N.s/m2 – độ nhớt của nước ngưng; ρ = 933 kg/m3 và
ρ’ = 1,62 kg/m3 – khối lượng riêng của nước ngưng và của hơi; σ = 0,52 N/m – sức
căng bề mặt; l/d = 200 và C = 1,26 [2].
Nhiệt tải riêng của dòng nóng:
q 1=α 1 Δt 1 , W /m2
trong đó: Δt1 = tn – tv1: hiệu số giữa nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước và nhiệt độ
phía vách ống tiếp xúc với hơi ngưng, độ.
- Nhiệt trở của thành ống và lớp cặn:
Nhiệt trở của lớp cặn ngoài ống và trong ống (tra ở bảng V.1 [2]):
r1 = 0,0006 m2.độ/W
r2 = 0,0004 m2.độ/W
Nhiệt tải riêng qua thành ống và lớp cặn:
Δt v t −t
q v= = v 1 v 2 ,W /m2
δ δ
r 1 + + r 2 r 1 + +r 2
λ λ
trong đó: Δtv – hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng nóng t v1 và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng lạnh tv2, độ.
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng lỏng đáy tháp:

36
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

Khi sôi sủi bọt trong thể tích lớn (ở điều kiện đối lưu tự nhiên) đối với chất lỏng
thấm ướt bề mặt đun nóng và áp suất nhỏ hơn áp suất tới hạn, thì hệ số cấp nhiệt phía
dòng lỏng đáy tháp:
−2 ρ' r 0,033 ρ 0,333 λ 0,75 q 0,70 2 (V.89) [2]
α 2=7,77.10 ( ) ( ) 0,45 0,117 0,37
,W /m . độ
ρ−ρ ' σ μ C T
trong đó: ρ = 777 kg/m3 và ρ’ = 2,9 kg/m3 – khối lượng riêng của lỏng và của hơi;
r = 363414 J/kg – ẩn nhiệt hóa hơi của lỏng; σ = 0,018 N/m – sức căng bề mặt (lỏng –
hơi); λ =0,116 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của chất lỏng; q = q2 – nhiệt tải riêng của chất
lỏng bay hơi, W/m2; μ = 0,00025 N.s/m2 – độ nhớt của chất lỏng; C = 2101 J/kg.độ –
nhiệt dung riêng của chất lỏng; T = 110,3 + 273 = 383,3 K – nhiệt độ hóa hơi của lỏng.
Nhiệt tải riêng của dòng lạnh:
q 2=α 2 Δt 2 , W /m 2
trong đó: Δt2 = tv2 – 110,3: hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng
lỏng đáy tháp và nhiệt độ của dòng lỏng, độ.
Qui trình tính tv1 và tv2:
Chọn tv1 → tính α1 → tính q1 → tính tv2 (xem như q1 = qv) → tính α2 → tính q2.
Lặp lại qui trình tính trên đến khi thỏa điều kiện:
|q 1−q 2|
.100 %< 5 %
q1
Kết quả:
tv1 = 129,5 oC
α 1=2130,86 W / m2 . độ

q 1=α 1 Δt 1=2130,86. ( 132,9−129,5 )=7244,94 W /m2


δ δ
( )λ ( )
t v 2=t v 1−q v r 1 + + r 2 =t v1−q1 r 1 + +r 2
λ
0,002
¿ 129,5−7244,94 ( 0,0006+ +0,0004 )=121,4 C o
16,3

α 2=632,43 W /m2 . độ
q 2=α 2 Δt 2 =632,43. ( 121,4−110,3 ) =6981,37 W /m 2

|q 1−q 2| |7244,94−6981,37|
.100 %= .100 %=4 % <5 %(thỏa )
q1 7244,94

 Hệ số truyền nhiệt:

37
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

1 (V.5) [2]
K=
1 δ 1
+r + +r +
α1 1 λ 2 α2
1
¿ =315 W /m2 . độ
1 0,002 1
+0,0006+ + 0,0004+
2130,86 16,3 632,43
 Bề mặt truyền nhiệt:
Q 839691 (V.1) [2]
F= = =118 m 2
K . Δ́t 315.22,6
 Chọn thiết bị:
Chiều dài ống truyền nhiệt:
Nồi đun kettle chia 2 ngăn phía ống, các ống xếp trên các đỉnh của các lục giác
đều, khi đó chọn số ống n = 517 (tra ở bảng V.11 [2]), chiều dài ống:
F 118
L= = =2,7 m
dt + dn 0,025+ 0,029
n . π .(
2 (
) 517. π .
2 )
Đường kính trong của nồi đun kettle:
D=t ( b−1 )+ 4 d n =0,04. ( 25−1 ) +4.0,029=1,076 m (V.140) [2]
trong đó: t = 1,3dn = 0,04 m – bước ống; b – số ống trên đường chéo của lục giác
đều lớn nhất (tra ở bảng V.11 [2]).
qui chuẩn, chọn D = 1200 mm.
6.1.3 Thiết bị ngưng tụ hồi lưu
Dòng nước (dòng lạnh) đi trong ống, nhiệt độ tăng từ 25 oC đến 45 oC (nhiệt độ
trung bình của dòng là 35 oC).
Dòng hơi ở đỉnh (dòng nóng) đi ngoài ống, ngưng tụ ở 80,4 oC.
 Lượng nhiệt trao đổi:
Q=Q nt =2857,76. 106 J /h=782613 J /s

 Lượng chất tải nhiệt:


Lượng nước: Gn = 33,6 m3/h
Lượng hơi ở đỉnh: gđ = 7127 kg/h
 Hiệu số nhiệt độ trung bình khi hai dòng chuyển động ngược chiều:
Δt1 −Δt 2 (80,4−25)−(80,4−45) (V.8) [2]
Δ́t = = =44,6 độ
Δt 1 80,4−25
ln ln
Δt 2 80,4−45
trong đó: Δt1 và Δt2 – hiệu số nhiệt độ lớn và nhỏ giữa hai dòng, độ.

38
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

 Hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía hơi ở đỉnh ngưng tụ:
r ρ2 λ 3 r 0,25 (V.111) [2]
α 1=1,28

4

μ . Δt . d
=1,28 A(
Δt . d
) , W /m2 . độ
ρ2 λ3 0,25
A=( )
μ
trong đó: r = 395330 J/kg – ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi (lấy theo nhiệt độ hơi bão
hòa); ρ – khối lượng riêng của nước ngưng, kg/m 3; λ – hệ số dẫn nhiệt của nước
ngưng, W/m.độ; μ – độ nhớt của nước ngưng, N.s/m2; d = dn – đường kính ngoài của
ống truyền nhiệt, m; Δt = Δt1 = 80,4 – tv1: hiệu số giữa nhiệt độ ngưng tụ của hơi và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với hơi ngưng, độ. Các thông số trên của nước ngưng
lấy theo nhiệt độ màng tm – nhiệt độ trung bình của 80,4 và tv1, oC.
Nhiệt tải riêng của dòng nóng:
q 1=α 1 Δt 1 , W /m 2
- Nhiệt trở của thành ống và lớp cặn:
Nhiệt trở của lớp cặn ngoài ống và trong ống (tra ở bảng V.1 [2]):
r1 = 0,0004 m2.độ/W
r2 = 0,0006 m2.độ/W
Nhiệt tải riêng qua thành ống và lớp cặn:
Δt v t −t
q v= = v 1 v 2 ,W /m2
δ δ
r 1 + + r 2 r 1 + +r 2
λ λ
trong đó: Δtv – hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng nóng t v1 và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng lạnh tv2, độ.
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng nước: (khi dòng chảy rối Re > 10000)
0,8 0,43 Pr 0,25 (V.40) [2]
Nu=0,021 ε 1 ℜ Pr ( )
Pr t
trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng nước tính theo nhiệt độ trung bình của vách
ống; các thông số khác tính theo nhiệt độ trung bình của dòng nước 35 oC; ε1 = 1 (chọn
theo bảng V.2 [2] khi l/d >50).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α2 – hệ số cấp nhiệt phía dòng nước, W/m 2.độ; l = dt – kích thước
hình học đặc trưng, m; λ = 0,626 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng nước.

39
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

ω .l . ρ 0,3.0,025.994 (V.36) [2]


ℜ= = =10730>10000
μ 0,00072
trong đó: ω = 0,3 m/s – vận tốc của lưu chất chảy trong ống (khi chọn số ống là n
= 61 và các ống xếp trên các đỉnh của các lục giác đều) (chọn theo bảng V.11 [2]) ; ρ =
994 kg/m3 – khối lượng riêng của dòng nước; μ = 0,00072 N.s/m2 – độ nhớt của dòng
nước.
C p . μ 4180,9.0,00072 (V.35) [2]
Pr= = =4,8
λ 0,626
trong đó: Cp = 4180,9 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng nước.
Nhiệt tải riêng của dòng lạnh:
q 2=α 2 Δt 2 , W /m 2
trong đó: Δt2 = tv2 – 35: hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng
nước và nhiệt độ trung bình của dòng nước, độ.
Qui trình tính tv1 và tv2:
Chọn tv1 → tính α1 → tính q1 → tính tv2 (xem như q1 = qv) → tính α2 → tính q2.
Lặp lại qui trình tính trên đến khi thỏa điều kiện:
|q 1−q 2|
.100 %< 5 %
q1
Kết quả:
tv1 = 69,7 oC
80,4+ t v 1 80,4+69,7
t m= = =75,0 oC
2 2
8202 .0,1313 0,25
A=( ) =46,2
0,00033
(với các thông số của nước ngưng lấy theo tm)
0,25
395330
α 1=1,28.46,2.( ) =1989,36 W /m2 . độ
(80,4−69,7).0,029
q 1=α 1 Δt 1=1989,36. ( 80,4−69,7 ) =21245,96 W /m 2
δ δ
( )λ ( )
t v 2=t v 1−q v r 1 + + r 2 =t v1−q1 r 1 + +r 2
λ
0,002
¿ 69,7−21245,96 ( 0,0004 + +0,0006 )=45,8 C o
16,3
4186,2.0,00049
Pr t= =3,1
0,657
(với các thông số của dòng lạnh lấy ở 57,8 oC – nhiệt độ trung bình của vách ống)
40
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

0,8 0,43 4,8 0,25


Nu=0,021.1 .10730 4,8 ( ) =77,47
3,1
Nu . λ 77,47.0,657
α 2== =2035,45 W /m 2 . độ
l 0,025
q 2=α 2 Δt 2 =2035,45. ( 45,8−35 ) =22078,87W / m2

|q 1−q 2| |21245,96−22078,87|
.100 %= .100 %=4 %<5 %(thỏa )
q1 21245,96

 Hệ số truyền nhiệt:
1 (V.5) [2]
K=
1 δ 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λ α2
1
¿ =472W /m2 . độ
1 0,002 1
+0,0004+ + 0,0006+
1989,36 16,3 2035,45
 Bề mặt truyền nhiệt:
Q 782613 (V.1) [2]
F= = =37,1 m2
K . Δ́t 472.44,6
 Chọn thiết bị:
Chiều dài ống truyền nhiệt:
F 37,1
L= = =7,2 m
dt + dn 0,025+ 0,029
n . π .(
2 (
) 61. π .
2 )
Chọn thiết bị truyền nhiệt dạng ống chùm chia 4 ngăn phía ống, các ống xếp trên
các đỉnh của các lục giác đều, khi đó chọn chiều dài ống L = 1,9 m và số ống n = 241
(tra ở bảng V.11 [2]) (F = 38,8 m2 > 37,1 m2).
Đường kính trong của thiết bị truyền nhiệt:
D=t ( b−1 )+ 4 d n =0,04. ( 17−1 ) +4.0,029=0,756 m (V.140) [2]
trong đó: t = 1,3dn = 0,04 m – bước ống; b – số ống trên đường chéo của lục giác
đều lớn nhất (tra ở bảng V.11 [2]).
qui chuẩn, chọn D = 800 mm.
6.1.4 Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh
Dòng nước (dòng lạnh) đi trong ống, nhiệt độ tăng từ 25 oC đến 45 oC (nhiệt độ
trung bình của dòng là 35 oC).
Dòng sản phẩm đỉnh (dòng nóng) đi ngoài ống, nhiệt độ giảm từ 80,4 oC đến 35 oC
(nhiệt độ trung bình của dòng là 57,7 oC).
 Lượng nhiệt trao đổi:

41
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

Q=Q D ' =227,30. 106 J /h=63138 J /s

 Lượng chất tải nhiệt:


Lượng nước: GnD = 2,7 m3/h
Lượng sản phẩm đỉnh: GD = 2259 kg/h
 Hiệu số nhiệt độ trung bình khi hai dòng chuyển động ngược chiều:
Δt1 −Δt 2 (80,4−45)−(35−25) (V.8) [2]
Δ́t = = =20,1 độ
Δt 1 80,4−45
ln ln
Δt 2 35−25
trong đó: Δt1 và Δt2 – hiệu số nhiệt độ lớn và nhỏ giữa hai dòng, độ.
 Hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng sản phẩm đỉnh:
0,6 0,33 Pr 0,25 (V.48) [2]
Nu=0,41 ε φ ℜ Pr ( )
Pr t
trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng sản phẩm đỉnh tính theo nhiệt độ của vách
ống phía tiếp xúc với dòng sản phẩm đỉnh tv1; các thông số khác tính theo nhiệt độ
trung bình của dòng sản phẩm đỉnh 57,7 oC; εφ = 1 (chọn theo [2] khi dỏng sản phẩm
đỉnh chuyển động vuông góc với đường trục của ống truyền nhiệt).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α1 – hệ số cấp nhiệt phía dòng sản phẩm đỉnh, W/m 2.độ; l = dn – kích
thước hình học đặc trưng, m; λ = 0,136 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng sản phẩm
đỉnh.
ω .l . ρ 0,1.0,029.839 (V.36) [2]
ℜ= = =6070
μ 0,00040
trong đó: chọn ω = 0,1 m/s – vận tốc của lưu chất chảy ngoài ống; ρ = 839 kg/m3 –
khối lượng riêng của dòng sản phẩm đỉnh; μ = 0,00040 N.s/m2 – độ nhớt của dòng sản
phẩm đỉnh.
C p . μ 1917,9.0,00040 (V.35) [2]
Pr= = =5,6
λ 0,136
trong đó: Cp = 1917,9 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng sản phẩm đỉnh.
Nhiệt tải riêng của dòng nóng:
q 1=α 1 Δt 1 , W /m2
trong đó: Δt1 = 57,7 – tv1: hiệu số giữa nhiệt độ trung bình của dòng sản phẩm đỉnh
và nhiệt độ của vách ống phía tiếp xúc với dòng sản phẩm đỉnh, độ.

42
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

- Nhiệt trở của thành ống và lớp cặn:


Nhiệt trở của lớp cặn ngoài ống và trong ống (tra ở bảng V.1 [2]):
r1 = 0,0004 m2.độ/W
r2 = 0,0006 m2.độ/W
Nhiệt tải riêng qua thành ống và lớp cặn:
Δt v t −t
q v= = v 1 v 2 ,W /m2
δ δ
r 1 + + r 2 r 1 + +r 2
λ λ
trong đó: Δtv – hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng nóng t v1 và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng lạnh tv2, độ.
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng nước: (khi dòng chảy rối Re > 10000)
0,8 0,43 Pr 0,25 (V.40) [2]
Nu=0,021 ε 1 ℜ Pr ( )
Pr t
trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng nước tính theo nhiệt độ trung bình của vách
ống; các thông số khác tính theo nhiệt độ trung bình của dòng nước 35 oC; ε1 = 1 (chọn
theo bảng V.2 [2] khi l/d >50).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α2 – hệ số cấp nhiệt phía dòng nước, W/m 2.độ; l = dt – kích thước
hình học đặc trưng, m; λ = 0,626 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng nước.
ω .l . ρ 0,3.0,025.994 (V.36) [2]
ℜ= = =10228>10000
μ 0,00072
trong đó: chọn ω = 0,3 m/s – vận tốc của lưu chất chảy trong ống; ρ = 994 kg/m3 –
khối lượng riêng của dòng nước; μ = 0,00072 N.s/m2 – độ nhớt của dòng nước.
C p . μ 4180,9.0,00072 (V.35) [2]
Pr= = =4,8
λ 0,626
trong đó: Cp = 4180,9 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng nước.
Nhiệt tải riêng của dòng lạnh:
q 2=α 2 Δt 2 , W /m2
trong đó: Δt2 = tv2 – 35: hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng
nước và nhiệt độ trung bình của dòng nước, độ.
Qui trình tính tv1 và tv2:
Chọn tv1 → tính α1 → tính q1 → tính tv2 (xem như q1 = qv) → tính α2 → tính q2.
Lặp lại qui trình tính trên đến khi thỏa điều kiện:

43
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

|q 1−q 2|
.100 %< 5 %
q1
Kết quả:
tv1 = 46,6 oC
1859,7.0,00046
Pr t= =6,1
0,139
(với các thông số của dòng nóng lấy ở 46,6 oC)
0,6 0,33 5,6 0,25
Nu=0,41.1 . 6070 5,6 ( ) =132
6,1
Nu . λ 132.0,136
α 1= = =622,67 W /m 2 . độ
l 0,029
q 1=α 1 Δt 1=622,67 . ( 57,7−46,6 )=6905,35 W /m2
δ δ
( ) λ ( )
t v 2=t v 1−q v r 1 + + r 2 =t v1−q1 r 1 + +r 2
λ
0,002
¿ 46,6−6905,35 ( 0,0004+ +0,0006 ) =38,8 C o
16,3
4177,0.0,00063
Pr t= =4,1
0,644
(với các thông số của dòng lạnh lấy ở 42,7 oC – nhiệt độ trung bình của vách ống)
0,8 0,43 4,8 0,25
Nu=0,021.1 .10228 4,8 ( ) =69,2
4,1
Nu . λ 69,2.0,644
α 2= = =1755,41 W /m 2 . độ
l 0,025
q 2=α 2 Δt 2 =1755,41. ( 38,8−35 )=6753,73 W /m2

|q 1−q 2| |6905,35−6753,73|
.100 %= .100 %=2 %<5 % (thỏa )
q1 6905,35

 Hệ số truyền nhiệt:
1 (V.5) [2]
K=
1 δ 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λ α2
1
¿ =303 W /m2 . độ
1 0,002 1
+0,0004+ +0,0006+
622,67 16,3 1755,41
 Bề mặt truyền nhiệt:
Q 63138 (V.1) [2]
F= = =10,4 m 2
K . Δ́t 303.20,1
 Chọn thiết bị:
Chiều dài ống truyền nhiệt:

44
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

F 10,4
L= = =6,4 m
dt + dn 0,025+ 0,029
n . π .(
2 (
) 19. π .
2 )
Chọn thiết bị truyền nhiệt dạng ống chùm chia 4 ngăn phía ống, các ống xếp trên
các đỉnh của các lục giác đều, khi đó chọn chiều dài ống L = 1,5 m và số ống n = 91
(tra ở bảng V.11 [2]) (F = 11,6 m2 > 10,4 m2).
Đường kính trong của thiết bị truyền nhiệt:
D=t ( b−1 )+ 4 d n =0,04. ( 11−1 ) +4.0,029=0,516 m (V.140) [2]
trong đó: t = 1,3dn = 0,04 m – bước ống; b – số ống trên đường chéo của lục giác
đều lớn nhất (tra ở bảng V.11 [2]).
qui chuẩn, chọn D = 600 mm.
6.1.5 Thiết bị làm nguội sản phẩm đáy
Dòng nước (dòng lạnh) đi trong ống, nhiệt độ tăng từ 25 oC đến 45 oC (nhiệt độ
trung bình của dòng là 35 oC).
Dòng sản phẩm đáy (dòng nóng) đi ngoài ống, nhiệt độ giảm từ 110,3 oC đến 35
o
C (nhiệt độ trung bình của dòng là 72,7 oC).
 Lượng nhiệt trao đổi:
Q=Q ' W =464,91.106 J / h=129141 J / s

 Lượng chất tải nhiệt:


Lượng nước: GnW = 5,6 m3/h
Lượng sản phẩm đáy: GW = 2741 kg/h
 Hiệu số nhiệt độ trung bình khi hai dòng chuyển động ngược chiều:
Δt1 −Δt 2 (110,3−45)−(35−25) (V.8) [2]
Δ́t = = =29,5 độ
Δt 1 110,3−45
ln ln
Δt 2 35−25
trong đó: Δt1 và Δt2 – hiệu số nhiệt độ lớn và nhỏ giữa hai dòng, độ.
 Hệ số cấp nhiệt:
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng sản phẩm đáy:
0,6 0,33 Pr 0,25 (V.48) [2]
Nu=0,41 ε φ ℜ Pr ( )
Pr t
trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng sản phẩm đáy tính theo nhiệt độ của vách
ống phía tiếp xúc với dòng sản phẩm đáy tv1; các thông số khác tính theo nhiệt độ trung

45
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

bình của dòng sản phẩm đáy 72,7 oC; εφ = 1 (chọn theo [2] khi dỏng sản phẩm đáy
chuyển động vuông góc với đường trục của ống truyền nhiệt).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α1 – hệ số cấp nhiệt phía dòng sản phẩm đáy, W/m 2.độ; l = dn – kích
thước hình học đặc trưng, m; λ = 0,125 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng sản phẩm
đáy.
ω .l . ρ 0,1.0,029.815 (V.36) [2]
ℜ= = =6919
μ 0,00034
trong đó: chọn ω = 0,1 m/s – vận tốc của lưu chất chảy ngoài ống; ρ = 815 kg/m3 –
khối lượng riêng của dòng sản phẩm đáy; μ = 0,00034 N.s/m2 – độ nhớt của dòng sản
phẩm đáy.
C p . μ 1950,7.0,00034 (V.35) [2]
Pr= = =5,3
λ 0,125
trong đó: Cp = 1950,7 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng sản phẩm đáy.
Nhiệt tải riêng của dòng nóng:
q 1=α 1 Δt 1 , W /m 2
trong đó: Δt1 = 72,7 – tv1: hiệu số giữa nhiệt độ trung bình của dòng sản phẩm đáy
và nhiệt độ của vách ống phía tiếp xúc với dòng sản phẩm đáy, độ.
- Nhiệt trở của thành ống và lớp cặn:
Nhiệt trở của lớp cặn ngoài ống và trong ống (tra ở bảng V.1 [2]):
r1 = 0,0004 m2.độ/W
r2 = 0,0006 m2.độ/W
Nhiệt tải riêng qua thành ống và lớp cặn:
Δt v t −t
q v= = v 1 v 2 ,W /m2
δ δ
r 1 + + r 2 r 1 + +r 2
λ λ
trong đó: Δtv – hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng nóng t v1 và
nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng lạnh tv2, độ.
- Hệ số cấp nhiệt phía dòng nước: (khi dòng chảy rối Re > 10000)
0,8 0,43 Pr 0,25 (V.40) [2]
Nu=0,021 ε 1 ℜ Pr ( )
Pr t

46
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

trong đó: Prt – chuẩn số Pran của dòng nước tính theo nhiệt độ trung bình của vách
ống; các thông số khác tính theo nhiệt độ trung bình của dòng nước 35 oC; ε1 = 1 (chọn
theo bảng V.2 [2] khi l/d >50).
α.l (V.33) [2]
Nu=
λ
trong đó: α = α2 – hệ số cấp nhiệt phía dòng nước, W/m 2.độ; l = dt – kích thước
hình học đặc trưng, m; λ = 0,626 W/m.độ – hệ số dẫn nhiệt của dòng nước.
ω .l . ρ 0,3.0,025.994 (V.36) [2]
ℜ= = =10228>10000
μ 0,00072
trong đó: chọn ω = 0,3 m/s – vận tốc của lưu chất chảy trong ống; ρ = 994 kg/m3 –
khối lượng riêng của dòng nước; μ = 0,00072 N.s/m2 – độ nhớt của dòng nước.
C p . μ 4180,9.0,00072 (V.35) [2]
Pr= = =4,8
λ 0,626
trong đó: Cp = 4180,9 J/kg.độ – nhiệt dung riêng của dòng nước.
Nhiệt tải riêng của dòng lạnh:
q 2=α 2 Δt 2 , W /m 2
trong đó: Δt2 = tv2 – 35: hiệu số giữa nhiệt độ phía vách ống tiếp xúc với dòng
nước và nhiệt độ trung bình của dòng nước, độ.
Qui trình tính tv1 và tv2:
Chọn tv1 → tính α1 → tính q1 → tính tv2 (xem như q1 = qv) → tính α2 → tính q2.
Lặp lại qui trình tính trên đến khi thỏa điều kiện:
|q 1−q 2|
.100 %< 5 %
q1
Kết quả:
tv1 = 54 oC
1870.0,0004
Pr t= =5,9
0,129
(với các thông số của dòng nóng lấy ở 54 oC)
0,6 0,33 5,3 0,25
Nu=0,41.1 . 6919 5,3 ( ) =139
5,9
Nu . λ 139.0,125
α 1=
= =602,63W /m 2 . độ
l 0,029
q 1=α 1 Δt 1=602,63. ( 72,7−54 )=11247,29 W /m2
δ δ
( ) (
t v 2=t v 1−q v r 1 + + r 2 =t v1−q1 r 1 + +r 2
λ λ )
47
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

0,002
(
¿ 54−11247,29 0,0004+
16,3 )
+ 0,0006 =41,4 oC

4180,8.0,00057
Pr t= =3,7
0,648
(với các thông số của dòng lạnh lấy ở 47,7 oC – nhiệt độ trung bình của vách ống)
0,8 0,43 4,8 0,25
Nu=0,021.1 .10228 4,8 ( ) =71
3,7
Nu . λ 71.0,626
α 2= = =1796,88 W / m2 . độ
l 0,025
q 2=α 2 Δt 2 =1796,88. ( 41,4−35 )=11450,91 W /m2

|q 1−q 2| |11247,29−11450,91|
.100 %= .100 %=2 %< 5 %(thỏa )
q1 11247,29

 Hệ số truyền nhiệt:
1 (V.5) [2]
K=
1 δ 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λ α2
1
¿ =300 W /m2 . độ
1 0,002 1
+0,0004+ + 0,0006+
602,63 16,3 1796,88
 Bề mặt truyền nhiệt:
Q 129141 (V.1) [2]
F= = =14,6 m 2
K . Δ́t 300.29,5
 Chọn thiết bị:
Chiều dài ống truyền nhiệt:
F 14,6
L= = =9,1 m
dt + dn 0,025+ 0,029
n . π .(
2 (
) 19. π .
2 )
Chọn thiết bị truyền nhiệt dạng ống chùm chia 6 ngăn phía ống, các ống xếp trên
các đỉnh của các lục giác đều, khi đó chọn chiều dài ống L = 1,6 m và số ống n = 127
(tra ở bảng V.11 [2]) (F = 15,5 m2 > 14,6 m2).
Đường kính trong của thiết bị truyền nhiệt:
D=t ( b−1 )+ 4 d n =0,04. ( 13−1 ) +4.0,029=0,596 m (V.140) [2]
trong đó: t = 1,3dn = 0,04 m – bước ống; b – số ống trên đường chéo của lục giác
đều lớn nhất (tra ở bảng V.11 [2]).
qui chuẩn, chọn D = 600 mm.

48
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

6.3 Tính và chọn bơm


6.3.1 Năng suất của bơm
Chọn bơm được dùng phổ biến hiện nay và phù hợp với yêu cầu công nghệ là bơm
ly tâm một cấp nằm ngang.
Nhiệt độ ban đầu của dòng nhập liệu: t f = 25 oC, khi đó khối lượng riêng và độ
nhớt của dòng lần lượt là: ρf = 867 kg/m3 và μf = 0,0006 N.s/m2.
Suất lượng thể tích của dòng nhập liệu đi trong ống:
G F 5000 3
Qf = = =5,77 m /h
ρf 867
Chọn bơm có năng suất Qb = 6 m3/h.
6.3.2 Cột áp của bơm
Chọn:
- Mặt cắt (1 – 1): tại mặt thoáng chất lỏng trong thùng chứa nguyên liệu đầu vào
- Mặt cắt (2 – 2): tại mặt thoáng chất lỏng trong thùng cao vị
Áp dụng phương trình Bernoulli cho (1 – 1) và (2 – 2):
P 1 v 21 P2 v 22
z 1+ + + H b =z2 + + +∑ h
ρf g 2 g ρf g 2 g

P2−P1 v 22 −v 21
H b=z 2−z 1 + + +∑ h
ρf g 2g
trong đó:
z1 – độ cao của mặt thoáng (1 – 1) so với mặt đất, chọn z1 = 1 m;
z2 – độ cao của mặt thoáng (2 – 2) so với mặt đất, z2 = Hcv = 9 m;
P1 = 1 atm – áp suất tại mặt thoáng (1 – 1);
P2 = 1 atm – áp suất tại mặt thoáng (2 – 2);
v1 và v2 – vận tốc dòng lỏng tại mặt cắt (1 – 1) và (2 – 2), xem như v 1 = v2 = 0
m/s;
∑ h = h1 + h2 – tổng tổn thất trong ống hút và ống đẩy của bơm, m.
Hb – cột áp của bơm, m.
 Tổng trở lực trong ống hút và ống đẩy:
- Vận tốc dòng nhập liệu đi trong ống dẫn:

49
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

GF 5000
3600 ρf 3600.867
vf = = =0,2 m/s
π 2 π 2
d . 0,1
4 tr 4
- Hệ số ma sát của ống dẫn:
Chuẩn số Reynolds:
v f d tr ρf 0,2.0,1 .867
ℜ= = =28900> 4000
μf 0,0006
Chuẩn số Reynolds giới hạn trên của khu vực nhẵn thủy học:
d tr 87 100 87 (II.60) [1]
ℜgh=6( ) =6( ) =7289< ℜ
ε 0,2
Chuẩn số Reynolds khi bắt đầu xuất hiện vùng nhám:
d tr 98 100 98 (II.62) [1]
ℜn=220( ) =220 ( ) =239202> ℜ
ε 0,2
khi đó: dòng trong ống ở chế độ chảy rối khu vực quá độ – nằm giữa khu vực nhẵn
thủy lực và khu vực nhám Regh < Re < Ren.
Hệ số ma sát của ống hút và ống đẩy: (ε/dtr = 0,002)
ε 100 0,25 0,2 100 0,25 (II.64) [1]
λ=0,1(1,46 + ℜ ) =0,1(1,46. + ) =0,03
d tr 100 28900
- Tổng hệ số trở lực cục bộ trên đường ống hút và ống đẩy:
Trên đường ống hút có: 1 van tiêu chuẩn: ξ = 4,1
Trên đường ống đẩy có: 2 co 90o (hay đoạn ống cong có A = 90o, R/dtr = 2 và a/b
=1): ξ = 1.2 = 2
(tra ở bảng II.16 [1])
Tổng hệ số trở lực cục bộ trên đường ống: ∑ ξh + ∑ ξđ = 6,1
Tổng trở lực trong ống hút và ống đẩy:
l h +l đ v2 5+10 0,22
∑ h= λ( dtr ) (
+ ∑ ξ h+ ∑ ξ đ f = 0,03.
2g 0,1 )
+6,1
2.9,81
=0,03 m

trong đó: λ – hệ số ma sát của ống dẫn; l h – chiều dài đường ống hút, chọn lh = 5 m
(chọn theo chiều cao hút của bơm ở bảng II.34 [1]); l đ – chiều dài đường ống đẩy, chọn
lh = 10 m; dtr = 0,1 m – đường kính trong của ống dẫn (để đơn giản chọn đường kính
trong của ống hút và ống đẩy của bơm bằng nhau); ∑ ξh và ∑ ξđ – tổng hệ số trở lực
cục bộ trên đường ống hút và ống đẩy; vf – vận tốc lưu chất trong ống dẫn, m/s.
 Cột áp của bơm:

50
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 6

P2−P1 v 22 −v 21
H b=z 2−z 1 + + + ∑ h=9−1+0+ 0+0,03=8,03 m
ρf g 2g
Chọn cột áp của bơm: Hb = 9m.
6.3.3 Công suất của bơm
Cho hiệu suất của bơm là η = 0,8
Công suất thực tế của bơm:
6 (II.189) [1]
.867 .9,81.9
Qb ρf g H b 3600
Nb= = =0,16 kW =0,2 Hp
1000 η 1000.0,8
Ta chọn bơm ly tâm một cấp nằm ngang có:
Năng suất: Qb = 6 m3/h
Cột áp: Hb = 9 m
Công suất: Nb = 0,2 Hp.

51
Đồ án thiết kế kỹ thuật hóa học Chương 7

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN


Những phương pháp cũng như công thức tính toán trong báo cáo tham khảo từ các tài
liệu được soạn thảo bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành và được giảng dạy tại
các trường kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Kết quả tính toán có nhiều sai số nhưng độ
tin cậy khá cao. Cần có những nghiên cứu kỹ hơn và sâu hơn khi áp dụng những kết
quả này vào thực tế.

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các tác giả, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 1”, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2006.
[2] Các tác giả, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 2”, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2006.
[3] Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh, “Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm
– Tập 3: Truyền khối”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
[4] Trịnh Văn Dũng, “Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm – Bài tập
truyền khối”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
[5] Hồ Lê Viên, “Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí”, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2006.
[6] Nguyễn Văn May, “Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối”, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội, 2006.

53

You might also like