Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai đoạn

1776-1918

Chủ nhật, 10/07/2011 08:23

Ngay từ buổi đầu lập quốc, nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và
phát huy ảnh hưởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ đã nhìn nhận khu vực Mỹ
Latinh là khu vực ưu tiên mật thiết về mặt lợi ích quốc gia. Mặt khác, đà phát
triễn sau khi giành được độc lập (4/7/1776) đã làm cho khát vọng vươn lên
thành "đế quốc độc quyền" Tây bán cầu của Hoa Kỳ ngày càng lớn dần. Hoa
Kỳ muốn biến châu Mỹ Latinh thành một "siêu - hàng không mẫu hạm" để từ
“sân sau” này, Hoa Kỳ tiến vững chắc trong kế hoạch bá quyền thế giới của
mình. Tuy nhiên, sự "sen đầm” của Hoa Kỳ cũng đã làm bùng phát những sự
phản kháng có tổ chức tại khu vực này. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của "đại lục núi
lửa” đã làm cho phong trào chống thực dân – đế quốc, vốn là dòng thác đổ
vào tư tưởng và đời sống nhân loại lúc đó, diễn ra ngày càng mạnh mẽ và
rộng lớn hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện đa
phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ nhằm đưa đất nước đi vào quỹ đạo
phát triễn. Song, khi quan hệ với các nước tư bản, nhất là với Hoa Kỳ thì
chúng ta nên nghiên cứu kỹ càng về mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực ngoại
giao của nó.Bởi vì Hoa Kỳ đã coi "sứ mạng duy nhất của họ là trở thành tấm
gương cho cả thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực
hiện chính sách đối ngoại không giống bất kỳ quốc gia nào". Không thấu hiểu
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thì chúng ta rất khó khăn trong việc hoạch
định chính sách đối ngoại, trong đó quan trọng nhất là đề ra những biện pháp
hữu hiệu để có thể vừa hợp tác vừa đối phó với Hoa Kỳ - “đối tác lẫn “đối
thủ” của chúng ta.
Từ những nhận thức như trên, đồng thời do giới hạn của một bài nghiên cứu
cho nên tác giả xin chọn vấn đề “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với
khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1776 - 1918" để làm đề tài cho bài nghiên cứu
của mình. Tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý từ những nhà nghiên
cứu về vấn đề này.

1. Cơ sở chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai
đoạn 1776 - 1918

1.1.Cơ sở về mặt tư tưởng

Thứ nhất là Thuyết "Bành trướng theo định mệnh” (Manifest Destiny) khẵng
định Hoa Kỳ có quyền và có bổn phận mở rộng ảnh hưởng và nền văn minh ở
bán cầu Tây và vùng biển Caribbean cũng như dọc Thái Bình Dương. Thuật
ngữ này kết hợp niềm tin của Chủ nghĩa bành trướng với những ý tưởng
thông thường khác của thời đại đó, bao gồm Chủ nghĩa cá biệt Mỹ, Chủ nghĩa
quốc gia hảo huyền…

Thứ hai là "Học thuyết Darwin xã hội" (Social-Darwinist Ideology). Có thể


nói những hoạt động của Mỹ ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ đều ảnh hưởng từ tư
duy của lý thuyết Darwin xã hội. Học thuyết Darwin xã hội là lý thuyết cho
rằng xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong
đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường
tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém
thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Những người theo Học thuyết
Darwin xã hội tại Mỹ lập luận rằng " trong thế giới bạo tàn của các qua hệ
quốc tế, chỉ có những quốc gia thích nghi được mình với những đều kiện mới
và chuẩn bị đấu tranh mới tồn tại được”.

Thứ ba là "Học thuyết Monroe" với nội dung cơ bản là "Châu Mỹ của người
châu Mỹ". Quan điểm của Hoa Kỳ trong vấn đề này là các nước Mỹ Latinh có
quyền tự quyết, họ đã độc lập và duy trì được nền độc lập thì không có một
nước nào có quyền can thiệp vào công việc của các nước đó. Đổi lại, Hoa Kỳ
sẽ không can thiệp vào công việc của các nước châu Âu, đặc biệt là Liên minh
Thần thánh, khi các hoạt động ấy không diễn ra trên đất châu Mỹ. Học thuyết
của James Monroe đã "đem không gian của chủ nghĩa cô lập kéo dài ra toàn
châu Mỹ, và từ lý luận trên đã phát tiễn thành sự lựa chọn ngoại giao của
nước Mỹ từ ngày lập quốc tới nay" [6, tr.48]. Một nhà sử học Hoa Kỳ đã viết :
" Tổng thống Monroe và Bộ trưởng Ngoại giao Adams đã xây dựng cho chính
sách ngoại giao của Hoa Kỳ một chuẩn tắc mà cả thế giới đều thấy và bám rễ
vững chắc vào ý thức dân tộc, làm cho các Tổng thống sau này không ai dám
lật đổ nó”.

Cuối cùng, lý thuyết "Cây gậy lớn" (Big Stick) và "Ngoại giao dollar"
(Dolarr Diplomacy) cũng là những cơ sở tư tưởng quan trọng của Hoa Kỳ. Lý
thuyết "Cây gậy lớn" và "Ngoại giao dollar" là những công cụ cụ thể hóa một
bước Học thuyết Monroe trong việc mở rộng và tăng cường ảnh hưởng chi
phối các nước Mỹ Latinh. Đó là việc thực thi chính sách can thiệp bằng quân
sự vào các nước ở khu vực Mỹ Latinh, cải biến nó theo những ý muốn của
Mỹ. Đồng thời nhằm lũng đoạn kinh tế các nước này, khai thác và đưa lại lợi
nhuận cao nhất về kinh tế, trói chặt các nước này vào Mỹ.

1.2.Cơ sở về mặt kinh tế

Nước Mỹ sau chiến tranh giành Độc lập, đã bước vào "buổi bình minh" của
cuộc cách mạng công nghiệp. Bang Massachusetts và Rhode Island đang đặt
nền móng cho các ngành công nghiệp dệt quan trọng; bang Connecticut bắt
đầu sản xuất hàng thiếc và đồng hồ; các bang New York, New Jersey và
Pennsylvania chế tạo giấy, thủy tinh và sắt. Vận tải biển ở Mỹ đã phát triển
tới quy mô lớn mức chỉ đứng thứ hai sau nước Anh…

Đến năm 1800, nhân dân Mỹ đã sẵn sàng thay đổi. Trong bài diễn văn nhậm
chức - diễn văn nhậm chức đầu tiên tại thủ đô mới là Washington, D.C. –
Tổng thống Jefferson cam kết xây dựng một chính quyền khôn ngoan và tiết
kiệm, đảm bảo trật tự cho dân chúng nhưng sẽ cũng để cho công chúng tự do
theo đuổi nghề nghiệp và tiến bộ. Đến cuối nhiệm kỳ hai của ông đã giảm nợ
công xuống còn dưới 560 triệu USD.

Cho tới năm 1850, lãnh thổ Hoa Kỳ đã trải rộng trên các cánh rừng, đồng
bằng và núi non. Hai mươi ba triệu người trong một Liên minh gồm 31 bang
sống trên một lãnh thổ bao la. Ở miền Đông, công nghiệp bùng nổ và phát
triển. Ở miền Trung Tây và miền Nam, nông nghiệp hưng thịnh.( Cho tới năm
1850, miền Nam nước Mỹ đã trồng hơn 80% sản lượng bông toàn thế giới)[].
Sau năm 1848, các mỏ vàng ở California đã rót dòng suối vàng vào các kênh
thương mại.

Giữa hai cuộc chiến lớn - Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất - Hoa
Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa
Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công
nghiệp với các trust công nghiệp, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các
thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp rộng lớn khắp đất nước.

Công ty dầu khí Standard do John D. Rockeffeller góp vốn thành lập là một
trong những tập đoàn sớm nhất và hùng mạnh nhất, và sau đó thì hàng loạt
các tập đoàn khác được nhanh chóng thành lập trong các ngành dầu hạt bông,
chì, đường, thuốc lá sợi và cao su…Một cuộc điều tra năm 1904 đã cho thấy
hơn 5.000 công ty độc lập trước đó đã tập hợp thành khoảng 300 tờ-rớt công
nghiệp.

Từ năm 1850 đến năm 1857, dãy núi Applachian, vật chướng ngại cản trở
giao thông đã bị năm con đường sắt chính xuyên qua nối miền Trung Tây với
miền Đông Bắc. Những con đường nối kết đó đã thiết lập quyền lợi kinh tế,
củng cố liên minh chính trị của liên bang. Cuối thập niên 1850 đường xe lửa
đã chạy qua những ngọn núi nối liền hạ lưu sông Mississippi với miền Nam
vùng bờ biển Đại Tây Dương. Trong thập niên 1860, Cornelius Vanderbilt đã
hợp nhất 13 công ty đường sắt riêng rẽ thành một công ty có 800 km đường
sắt nối liền New York với Buffalo. Trong thập niên tiếp theo, công ty này đã
kiểm soát các tuyến đường sắt đi Chicago ở bang Illinois và Detroit ở bang
Michigan và thành lập công ty Đường sắt Trung tâm New York. Sau đó các
tuyến đường sắt chính của Mỹ được tổ chức thành các tuyến và hệ thống
chính do một số ít công ty quản lý.

Vào năm 1830, cứ 15 người Mỹ thì có một người sống tại các cộng đồng có
từ 8.000 cư dân trở lên; vào năm 1860 tỷ lệ này đã tăng lên một trên sáu
người và vào năm 1890 thì tỷ lệ này là ba trên mười. Vào năm 1860 chưa có
thành phố nào có số dân đạt một triệu người; nhưng 30 năm sau thì dân số
New York là 1,5 triệu; thành phố Chicago bang Illinois và thành phố
Philadelphia bang Pennsylvania có dân số hơn một triệu người. Trong ba thập
niên này thì dân số của Philadelphia và Baltimore bang Maryland tăng gấp
đôi; dân số thành phố Kansas bang Missouri và Detroit bang Michigan tăng
gấp bốn lần; Cleveland bang Ohio tăng sáu lần và Chicago tăng mười lần [].

Từ 1860 đến 1910, số lượng nông trang ở Mỹ tăng gấp ba lần, từ hai triệu lên
sáu triệu nông trang trong khi diện tích canh tác tăng lên hơn hai lần, từ 160
triệu hectares lên 352 triệu hectares.

Như vậy, nền kinh tế của nước Mỹ sau khi giành được độc lập (4/7/1776) cho
đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (11/11/1918) đã đạt được
những thành quả hết sức có ý nghĩa trong việc quyết định sức mạnh của đất
nước, cơ sở vững chắc trong việc thực thi chính sách ngoại giao với khu vực
Mỹ Latinh đầy tiềm năng và sự cạnh tranh. Chính vì thế, sau hơn 100 năm tìm
cách mở rộng biên giới đất đai, giờ đây Hoa Kỳ “đang tìm kiếm khác hàng
cho các sản phẩm hàng công nghiệp và ngành tài chính ngân hàng. Nếu chiếm
được đất đai, nó cũng không sử dụng cho các mục đích nông nghiệp mà cho
các căn cứ hải quân ở Hawaii, biển Caribbean và Philippines – những căn cứ
có thể bảo vệ cho nền ngoại thương đang được mở rộng này".

2.Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai đoạn
1776 – 1918

2.1.Sự "dính líu" với các vấn đề liên quan đến khu vực Mỹ Latinh

-Trong cuộc chiến giành độc lập (1776-1783)

Để nêu cao ngọn cờ cách mạng Mỹ, Benjamin Franklin đã được chính phủ
Mỹ cử sang Paris tháng 11/1776 để cùng Pháp lập nên một liên minh chống
lại Anh. Tuy nhiên, phải sau thất bại của quân Anh ở Saratoga (10-1777), khi
thời cơ đã chín muồi thì B.Franklin mới nêu lên vấn đề liên minh Pháp - Mỹ.
Kết quả là vào ngày 6/2/1778, Mỹ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và
Thương mại và Hiệp ước Liên minh.

J.G.Comb, nhà sử học Mỹ, viết : "Nếu cuộc chiến tranh của nhân dân Bắc
Mỹ thắng lợi thì góp phần phá sản chính sách thương mại, tài chính và suy
giảm sức mạnh của hải quân Anh. Sự suy giảm của người Anh là cơ hội đề
người Pháp tái khôi phục chủ quyền các đảo Tây Ấn, Newfoundland, chiếm
lại Canada". Người Mỹ cũng đã nhận ra được ý đồ trên của người Pháp và do
đó, hiển nhiên người Mỹ đã "dính líu" vào châu Mỹ Latinh thuộc phạm vi còn
tranh chấp giữu Anh và Pháp với tư cách là đồng minh của một bên tranh
chấp. Bởi lẽ Hiệp ước Liên minh mà Pháp và Mỹ đã ký quy định rằng “Nếu
Pháp tham chiến thì không nước nào được hạ vũ khí cho đến khi nước Mỹ
giành được độc lập, rằng không nước nào được ký kết hòa bình với Anh mà
không có sự chấp thuận của nước kia, và mỗi nước phải bảo đảm các thuộc
địa của nước kia ở Bắc Mỹ".

Năm 1779, do hy vọng giành lại được những phần lãnh thổ bị nước Anh
chiếm trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), Tây Ban Nha đã bắt đầu
tham gia và đứng về phía Pháp trong cuộc xung đột nhưng Tây Ban Nha lại
không là đồng minh của Mỹ. Năm 1780, Anh tuyên chiến với Hà Lan vì Hà
Lan đã tiếp tục buôn bán với Mỹ. Có thể nói cuộc chiến của nhân dân các
thuộc địa Bắc Mỹ chống lại thực dân Anh đã lôi cuốn vào nó những chủ thể
lớn mà nếu nhìn rộng và xa hơn là "những ông chủ" của khu vực Mỹ Latinh :
Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan. Không chỉ về mặt hình thức như vậy, cuộc
chiến giữa một bên là Mỹ - Pháp - Tây Ban Nha – Hà Lan và một bên là Anh
về nội dung cũng là một cuộc chiến tranh nhằm giải quyết những tranh chấp
về lãnh thổ giữa các nước Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan với Anh mà khu vực
châu Mỹ Latinh là một trong những khu vực tranh chấp quan trọng. Rõ ràng,
khi tham gia vào một bên tham chiến, người Mỹ dù muốn hay không muốn
cũng đã trở thành một bên tham gia vào việc giải quyết việc sở hữu vùng đất
châu Mỹ Latinh.

-Sự kiện "công dân Genet" (1793) :

Sau khi vua Pháp Louis XVI bị xử tử tháng 1/1793, Anh, Tây Ban Nha và Hà
Lan đã gây chiến với nước Pháp (4/1793). Do đó, nước Pháp đã cử đặc phái
viên mới, Edmond Charles Genet sang Mỹ. Theo Hiệp định Liên minh Pháp -
Mỹ năm 1778, Hoa Kỳ và Pháp là những đồng minh vĩnh viễn và nước Mỹ
"có nghĩa vụ giúp nước Pháp bảo vệ khu vực Tây Ấn". Tuy nhiên, Hoa Kỳ
vẫn còn là một nước rất yếu về quân sự và kinh tế, và do vậy không có khả
năng can dự vào một cuộc chiến tranh mới với các cường quốc châu Âu.

Ngày 22/4/1793, Tổng thống Washington đã bãi bỏ thành công các điều


khoản của Hiệp ước 1778 bằng việc thông qua việc tuyên bố "Hợp chúng
quốc mong muốn hữu nghị và vô tư, không thiên vị với tất các cường quốc
đang tham chiến". Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không "có nghĩa vụ giúp nước
Pháp bảo vệ khu vực Tây Ấn". Khi tới nước Mỹ, Genet được nhiều công dân
hoan hô, nhưng được tiếp đón bằng nghi thức quốc gia lạnh nhạt và Chính
phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Chính phủ Pháp triệu hồi ông về nước. Đây
là lần đầu tiên chính phủ Hoa Kỳ có thái độ dứt khoát với những vấn đề liên
quan đến khu vực châu Mỹ Latinh, một trong những địa điểm có thể xảy ra
cuộc chiến giữa Pháp và các nước Anh – Tây Ban Nha - Hà Lan khi đó.

2.2."Khát vọng" thâm nhập vào Cuba

Tổng thống T.Jefferson đã cho người liên hệ với các nhà cách mạng Cuba,
khuyến khích họ có những hoạt động chống lại chính quyền thực dân Tây Ban
Nha để giành độc lập cho mình. Ý đồ sâu xa của Mỹ là muốn Cuba thoát khỏi
quỹ đạo kinh tế - chính trị của các nước thực dân phương Tây để phụ thuộc
vào Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù gương cao ngọn cờ độc lập đầu tiên tại châu Mỹ
nhưng Hoa Kỳ, vì tính chất "giả tạo", "đầy âm mưu", cho nên đã không có
tinh thần "Liên Mỹ" theo đúng nghĩa của nó và giúp đở hiệu quả cho sự
nghiệp giải phóng Cuba.

Tiếp theo Tổng thống Jefferson, Tổng thống Madison lại càng đẩy mạnh hơn
nữa sự thâm nhập vào Cuba bằng cách khống chế kinh tế đối với Cuba. Chỉ
trong năm 1821, hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang Cuba đạt trên 4,5 triệu
USD, chiếm trên 2/3 hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang toàn bộ vùng thuộc địa
Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Bên cạnh sự xâm nhập về kinh tế, các nhà chính trị
của Mỹ bắt đầu gây dư luận về “lợi ích đặc biệt" và "tính chất quan trọng"
của Cuba đối với Mỹ.

Ngày 28/4/1823, trong một bức thư gửi cho Nan – xơn, công sứ Mỹ tại Tây
Ban Nha, Ngoại trưởng Mỹ John Quincy Adams đã đáng giá rằng “tính chất
quan trọng của đối với lợi ích quốc gia của Mỹ không một lãnh thổ nước
ngoài nào có thể sánh kịp". Hoa Kỳ đã lập luận rằng : Cuba là "vật phụ thuộc
thiên nhiên" vào lục địa Bắc Mỹ. Đây có thể nói là "khát vọng" đầu tiên của
Hoa Kỳ tại châu Mỹ Latinh.

2.3. Những thực tiễn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực
châu Mỹ Latinh
2.3.1.Vấn đề Mexico:

Trong suốt thập niên 1820 người Mỹ đã định cư ở vùng lãnh thổ bao la của
bang Texas. Năm 1834, Tướng Antonio Lopez de Santa Anna đã thiết lập chế
độ độc tài ở Mexico, và vào năm sau đó người Texas đã khởi nghĩa. Trong
suốt gần mười năm, Texas là một nước cộng hòa độc lập, chủ yếu là do sự sáp
nhập của bang nô lệ lớn này có thể sẽ làm phá vỡ thế  cân bằng chính
trị mong manh của Mỹ. Vào năm 1845, Tổng thống James K. Polk, người
thắng cử với cương lĩnh mở rộng về phía tây, đã đưa Cộng hòa Texas gia
nhập Liên minh.

Trong khi đó những người Mỹ định cư đã tràn ngập lãnh thổ vùng New
Mexico và California của Mexico. Mỹ muốn mua New Mexico và California
nhưng đã bị thất bại. Và sau cuộc đụng độ giữa quân đội Mexico và Mỹ dọc
sông Rio Grande, nước Mỹ đã tuyên chiến với Mexico vào năm 1846. Sau khi
áp đảo được Mexico, Hoa Kỳ đã ép Mexico ký Hiệp ước Guadalupe Hidalgo
vào tháng 2-1848. Theo Hiệp định này : (1) Biên giới Mỹ - Mexico được ấn
định ở Rio Granda; Mexico phải từ bỏ những vùng mà ngày nay là các bang
New Mexico, Nevada, California, Utah, phần lớn bang Arizona và những khu
vực của bang Colorado và Wyoming. (2) Người Mexico sống trên những
vùng đất bị chiếm được tự do lưu lại hay trở về Mexico bất cứ lúc nào họ
muốn và không bị mất mát gì về nhân thân và tài sản. (3) Mỹ phải trả cho
Mexico 15 triệu USD để đổi lấy vùng đất chiếm được. (4) Phía Mỹ đồng ý
giải quyết mọi khiếu nại đòi bồi thường của người Mỹ đối với chính phủ
Mexico, khoản tiền này lên đến 3 triệu USD

Với kết quả thu được trong cuộc chiến tranh với Mexico, nước Mỹ đã đoạt 
được một vùng lãnh thổ mới bao la gồm 1,36 triệu km2. Đây là vùng đất được
mở rộng lớn nhất kể từ khi Mỹ mua Louisiana của Pháp năm 1803. Mexico
thì mất đi một nửa diện tích đất đai sau cuộc chiến này.
Tiếp theo đó, vào năm 1867, Hoa Kỳ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi
Mexico và Pháp buộc phải nhượng bộ.

Vấn đề “Mexico” sau đó lại được nổi lên mạnh mẽ trong những năm trước và
trong chiến tranh Thế giới Thứ nhất.

Victoriano Hureta đã lên nắm quyền năm 1913 và thiết lập chế độ độc tài.
Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã không công nhận Chính phủ này và áp dụng
một chính sách "dè chừng chờ đợi”. Để đáp lại những lời chỉ trích mang tính
hiếu chiến kêu gọi Mỹ xâm lược Mexico, Wilson đưa ra Học thuyết linh động
(Mobile Doctrine) vào tháng 10/1913 trong một bài phát biểu trước Quốc hội
thương mại miền Nam ở Alabama, trong đó Wilson tuyên bố rằng, Mỹ sẽ
không bao giờ mở rộng lãnh thổ bằng con đường xâm lược nửa. Tuy nhiên
quan hệ Mỹ - Mexico tiếp tục xấu đi khi sự kiện Tampico nổ ra vào tháng
4/1914. Đây là sự kiện chính quyền Mexico bắt giữ các thủy thủ Mỹ tại
Tampico. Dù Mexico nhanh chóng thả các thủy thủ, Mỹ vẫn yêu cầu Mexico
bắn 21 phát đại bác chào quốc kỳ Mỹ như một lời xin lỗi. Khi Huerta từ chối,
Wilson đã cử thủy quân Mỹ ra đánh chiếm Vera Cruz. Nhờ sự can thiệp của
Argentina, Brazin và Chile nên xung đột đã bớt gay gắt. Tuy nhiên, ở thành
phố Mexico, học sinh Mexico đã xuống đường và hô to khẩu hiệu, "Death to
the Gringos."  Các cơ sở thương mại của Mĩ ở Mexico phải đóng cửa. Tờ báo
El Imparcial của Mexicotuyên bố, "Đất tổ đang bị hãm hiếp vì ngoại xâm!
Chúng ta sẽ chết, nhưng chúng ta hãy giết!". Wilson học một bài học cay
đắng về thiết lập dân chủ trong một nước không cùng văn hóa với Hoa Kỳ.

Tổng thống Mexico Huerta từ chức vào tháng 6/1914. Venustiano Carranza
lên thay và chính phủ này được Mỹ công nhận. Một phần rộng lớn miền bắc
Mexico thời điểm này đang nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng cách
mạng Francisco Pacho Willa. Tháng 3/1914, lực lượng của Pacho Willa đã
vượt qua biên giới đánh xuống thành phố Columbus, bang New Mexico, giết
hại 17 người Mỹ. Wilson phản ứng bằng việc điều 6000 quân (sau đó tăng lên
11.000 quân) bao vây lực lượng của Pacho Willa, nhưng rốt cuộc Wilson đã
làm cho Tổng thống Mexico Carranza phải đem quân đánh lại quân đội Mỹ vì
lý do Mỹ xâm lược Mexico. Tháng 3/1917, Wilson phải cho rút quân về.
Cùng trong thời gian đó, Wilson nhận được tinh tình báo từ Anh cho hay Đức
đề nghị Mexico liên minh với Đức trong trường hợp Mỹ tham gia chiến tranh
thế giới Thứ nhất trong hàng ngũ phe Hiệp Uớc (Anh, Pháp, Nga…). Nguồn
tin tình báo này dựa trên bức Thông điệp của Bộ trưởng Ngoại giao Đức
Arthur Zimmerman gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico. Bức thông điệp này viết
"Chúng ta sẽ ủng hộ về tài chính chung cho Mexico, và chúng ta cũng hiểu
rằng, Mexico chiến đấu để giành lại các vùng lãnh thổ New Mexico, Texas và
Arizona bị Mỹ chiếm". Việc tiết lộ bức Thông điệp này khiến cho dư luận Mỹ
căm phẩn và đòi chính phủ Mỹ phải có một biện pháp thích ứng.

2.3.2.Vùng biển Caribean - "ao nhà" của Hoa Kỳ:

Sau khi đưa ra “Học thuyết Monroe”, năm 1825, Hoa Kỳ cho quân chiếm
đóng đảo Puerto Rico.

73 năm sau đó, trận chiến Tây Ban Nha – Hoa Kỳ đã đánh dấu bước ngoặt
trong lịch sử can thiệp vào khu vực Mỹ Latinh của Hoa Kỳ. Sau trận chiến
này, Hoa Kỳ đã làm chủ được vùng biển Caribean thuộc khu vực Mỹ Latinh.

Cho đến trước những năm 1890, Cuba và Puerto Rico là hai thuộc địa duy
nhất còn sót lại tại Tân Thế giới của đế quốc Tây Ban Nha. Đến năm 1895, sự
phản kháng ngày một mạnh mẽ của những người Cuba đã biến thành một
cuộc chiến tranh du kích giành độc lập. Hầu hết người Mỹ lúc bấy giờ đồng
cảm với người dân Cuba nhưng tổng thống Cleveland vẫn “cương quyết giữ
thái độ trung lập". Tuy nhiên, ba năm sau, vào thời Tổng thống William
McKinley, chiến hạm Maine của Mỹ được phái tới Havana đã nổ tung trong
bến cảng. Sự phẫn nộ đã lan khắp nước Mỹ. Lúc đầu Tổng thống McKinley
cố duy trì hòa bình nhưng sau đã phải tuyên bố can thiệp vũ trang vào Cuba
và đã ép Tây Ban Nha ký kết Hiệp định hòa bình vào ngày 10/12/1898, theo
đó Cuba thuộc quyền kiểm soát tạm thời của Mỹ trước khi quốc đảo này
giành độc lập. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng nhượng lại Puerto Rico và Guam
thay cho các đền bù thiệt hại do chiến tranh và nhượng lại cho Mỹ quần đảo
Phillipines để đổi lấy 20 triệu USD.

Hoa Kỳ tuyên bố rằng "các chính sách của mình khuyến khích các lãnh thổ
mới theo hướng tự trị dân chủ, một hệ thống chính trị mà chưa một quốc gia
nào trong số các lãnh thổ này từng trải qua". Trên thực tế, nước Mỹ đã đóng
vai trò của một nước thực dân. Nó vẫn duy trì quyền kiểm soát về mặt hành
chính đối với Puerto Rico, chỉ trao cho Cuba nền độc lập trên danh nghĩa.

2.3.1.Con kênh đào Panama :

Năm 1825, Hoa Kỳ yêu cầu Colombia cho phép Hoa Kỳ được thông thương
qua eo đất Panama. Đến năm 1846, Hoa Kỳ buộc Colombia ký hiệp ước cho
phép Hoa Kỳ được hưởng nhiều quyền lợi thương mại, quyền tự do vận
chuyển qua eo đất Panama và quyền được đặt đường sắt xe lửa qua Panama.
Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ đảm bảo chủ quyền của Colombia và tính trung lập của eo
đất Panama.

Sau cuộc chiến với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ lại bắt đầu quan tâm đến việc xây
dựng một kênh đào bắc ngang eo biển Panama, nối liền hai đại dương. Con
kênh đào đối với Hoa Kỳ không chỉ lợi ích về kinh tế mà nó còn là phương
tiện giúp chuyên chở tàu chiến từ đại dương này sang đại dương khác nhanh
hơn.

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ đó, nước Panama ngày nay chỉ là  một tỉnh
ở phía bắc của Colombia. Khi chính quyền Colombia năm 1903 từ chối phê
chuẩn hiệp định cho Mỹ quyền xây và quản lý con kênh, một nhóm người
Panama với sự giúp đỡ của Lính thủy đánh bộ Mỹ đã nổi dậy và tuyên bố độc
lập cho Panama. Ngay lập tức quốc gia mới ly khai này được Tổng thống
Theodore Roosevelt công nhận. Theo điều khoản của hiệp định được ký vào
tháng 11 năm đó, Panama trao cho Mỹ quyền thuê vĩnh viễn dải đất rộng 16
km (Khu vực kênh đào Panama) nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương để được nhận 10 triệu đô-la và khoản lệ phí 250.000 USD mỗi năm.
Colombia cũng nhận được 25 triệu USD như một phần tiền đền bù.

2.3.4.Thành lập Liên minh Pan - Mỹ

Ý niệm một tổ chức hợp tác ở Tây Bán cầu được đề ra trước tiên bởi Simón
Bolívar vào năm 1826 ở Hội nghị Panama hầu tạo một liên minh các nền
cộng hòa ở Châu Mỹ cùng chung nhau một minh ước tương trợ quân sự và
một nghị viện quốc tế để bảo vệ các nước thuộc Châu Mỹ Latinh khỏi bị
ngoại lực khống chế. Tại buổi họp đó có đại diện của Gran Colombia (nay là
các nước Colombia, Ecuador, Panama, và Venezuela), Peru, Mexico và Liên
hiệp các Tỉnh Trung Mỹ nhưng chỉ riêng Gran Colombia xúc tiến phê chuẩn.
Giấc mộng này nhanh chóng tan biến vì sau đó là nội chiến ở Gran Colombia.
Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ do đó cũng giải tán.

Với vai trò là nước mạnh nhất và tự do nhất Tây Bán cầu, nước Mỹ cũng
đóng vai trò thiết lập cơ sở  thể chế cho sự hợp tác giữa các quốc gia
Mỹ Latinh. Năm 1889, Ngoại trưởng Mỹ James G. Blaine đưa ra sáng kiến
rằng 21 quốc gia độc lập ở Tây Bán cầu sẽ tham gia vào một tổ chức có
nhiệm vụ giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và thúc đẩy
hơn nữa hợp tác kinh tế. Kết quả là Liên minh Pan-Mỹ (còn gọi là Liên hiệp
Quốc tế các Cộng hòa Châu Mỹ) đã ra đời năm 1890 tại Hội nghị Quốc tế các
Quốc gia Châu Mỹ kỳ I ở Washington, DC, Hoa Kỳ. 18 nước hiện diện quyết
định thành lập và đặt Nha sở điều hành thuộc Thương nha các Cộng hòa Châu
Mỹ.

Tại Hội nghị kỳ 4 ở Buenos Aires năm 1910 danh hiệu của hội đổi thành Liên
hiệp Cộng hòa Châu Mỹ và Nha sở lấy tên là Liên hiệp Liên Mỹ.
Các tổ chức này chính là tiền thân của tổ chức "Tổ chức các quốc gia châu
Mỹ" (Organization of American States – OAS) ngày nay. Hoa Kỳ, trong thời
điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do sức mạnh về tổng thể đã đủ sức chi
phối Mỹ Latinh cho nên đã đẩy mạnh âm mưu biến khu vực Mỹ Latinh thành
"sân sau" của mình.

2.3.5.Sự kiện "mua bán" quần đảo Tây Ấn giữa Mỹ và Đan Mạch

Quần đảo Virgin nằm ở vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương, khoảng 50
đặm phía đông Puerto Rico. Quần đảo trở thành thuộc địa Đan Mạch năm
1754. Có lần quần đảo được đem ra thương lượng mua bán với Hoa Kỳ vào
đầu thế kỷ 20 nhưng thương lượng không thành. Trong giai đoạn chiến tranh
có tàu ngầm thời Đệ nhất thế chiến, Hoa Kỳ sợ rằng quần đảo có thể bị Đức
chiếm đóng để làm căn cứ tàu ngầm nên đã mua với giá 25 triệu USD vào
ngày 17/1/1917.

2.3.6. Mỹ lôi kéo nhiều quốc gia châu Mỹ Latinh vào cuộc chiến tranh thế
giới Thứ nhất và sự ra đời của chủ thuyết Wilson (Wilsonianism)

Sau khi tuyên bố chiến tranh với Đức, Hoa Kỳ đã lôi kéo hàng loạt nước Mỹ
Latinh tuyên chiến với Đức và khối Liên minh (Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ…)
như Puerto Rico, Cuba, Argentina, Colombia…

Sau Thế chiến thứ nhất, Wilson đã nhận định rằng : muốn loại trừ chiến tranh,
chỉ có cách là giải tán thể chế thực dân, cho người dân địa phương có quyền
tự trị, cái đó gọi là chủ thuyết Wilson (Wilsonianism). Wilson đã cố thuyết
phục các nước đồng minh của mình từ bỏ chế độ thực dân và từ bỏ giấc mộng
đế quốc, nhưng Wilson thất bại nặng nề. Tại châu Mỹ Latinh, các thuộc địa
của Anh, Pháp, Hà Lan tại châu Mỹ Latinh vẫn tồn tại ( như Guyane thuộc
Pháp, Anh, Hà Lan chẵng hạn) cũng như Cuba, Puerto Rico thuộc Hoa Kỳ đã
chứng minh tư tưởng của chủ nghĩa thực dân - đế quốc là không bao giờ từ bỏ
dễ dàng các thuộc địa khi mà không bùng lên một sự phản kháng có hiệu quả
mà chỉ là một sự kêu gọi mang tính cá nhân.

Kết luận : Qua việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu
vực Mỹ Latinh giai đoạn 1776- 1918, tác giả xin rút ra một số kết luận sau :

1. Đầu tiên, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai
đoạn 1776 – 1918 là một sự "thực dụng, linh hoạt và tài tình" của nền ngoại
giao Hoa Kỳ trong việc đánh giá tình hình và khả năng đối ngoại của quốc gia
dân tộc mình. Đầu tiên là việc thực hiện "chính sách biệt lập" trong "ngôi nhà
riêng Hoa Kỳ". Thời lập quốc, Tổng thống Washington, do yêu cầu giải
phóng là trên hết và cũng do chưa đủ sức tham gia một bên giành giật Mỹ
Latinh nên Mỹ đã không tham chiến bên nước Pháp - "đồng minh vĩnh viễn”
trong việc giúp Pháp phòng thủ vùng "Tây Ấn thuộc Pháp" trước Anh, Tây
Ban Nha, Hà Lan…Tuy nhiên, "chính sách biệt lập", khi Hoa Kỳ đã lớn
mạnh, đã được mở rộng ra “ngôi nhà chung châu Mỹ" và có thể gọi nó như
cách gọi của người Mỹ là sự "bành truớng theo định mệnh”. Bằng chứng là
Hoa Kỳ đã dùng sức mạnh ngoại giao để tuyên bố "Châu Mỹ của người châu
Mỹ". Từ đó “Giấc mơ Mỹ” (The American Draem) về “châu Mỹ của người
Mỹ” lớn dần. Từ sau Học thuyết Monroe trở đi, Mỹ đã can thiệp thô bạo đến
các nước châu Mỹ Latinh như là một "sứ mệnh hiển nhiên" của mình. Bằng
các thủ đoạn tinh vi sau này như chính sách "Cây gậy lớn" (Big Stick) và
"Ngoại giao dollar" (Dolarr Diplomacy), Hoa Kỳ đã đạt đến cái gọi là "Châu
Mỹ của người Mỹ" như mong muốn. Các nước châu Mỹ Latinh đã bị dẫn dắt
như một "hàng không mẫu hạm khổng lồ" của Hoa Kỳ.

2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai đoạn
1776 – 1918 mang tính chất "thực dân – đế quốc" rất tinh vi nhưng đầy hiệu
quả. Bằng cách gương cao lá cờ "độc lập dân tộc" đầu tiên của Tân thế giới và
"con bài" chính trị dân chủ cấp tiến của mình, Hoa Kỳ đã làm cho nhiều quốc
gia khu vực Mỹ Latinh lầm tưởng về những hành động “bảo vệ” Mỹ Latinh
của mình trước các thế lực Âu châu. Tuy nhiên, nhân dân Mỹ Latinh đã nhận
ra được bản chất của Hoa Kỳ bằng chính mồ hôi, xương máu đã đổ của họ
trong việc bóc lột và can thiệp hết sức tàn bạo của Hoa Kỳ tại đây. Do đó,
những cuộc đấu tranh của nhân dân châu Mỹ Latinh cũng đã bùng nổ, khiến
cho châu Mỹ Latinh "bùng cháy dữ dội như núi lửa" trong giai đoạn sau này.
Tuy nhiên, một số mặt tích cực cũng thể hiện trong chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ giai đoạn này, như "Học thuyết Monroe" trên một hiệu quả nhất định
hay tinh thần “liên Mỹ" trong Liên minh Pan – Mỹ vào năm 1889 do Hoa Kỳ
đề xướng. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh giai
đoạn 1776 – 1918 do đó cần phải được đánh giá một cách đúng đắn và khách
quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (1969), Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến chiến tranh Nam
Bắc, Nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn.

2. Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia (1997), Mỹ Latinh: Một vùng năng động, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

3. Howard Cincotta (2002) , Khái quát về Lịch sử nýớc Mỹ, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

4. Hồ Châu, "Vấn đề nợ nýớc ngoài của các nýớc Mỹ Latinh", T/c Châu Mỹ
Ngày nay, số 1/1996.

5. William A. Degreorio (2001), 42 đời Tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
6. Výõng Hiểu Đức, "Một số suy nghĩ về "Chủ nghĩa cô lập" trong lịch sử
Mỹ"của, T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 4/2001.

7. Nguyễn Thị Hạnh, "Một vài khía cạnh về cõ chế hoạch định chính sách của
Hoa Kỳ" của, T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 10/2002.

8. Lê Thu Hằng, "Xu hýớng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong lịch sử",
T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 5/1999.

9. Vũ Dýõng Huân (2002), Hệ thống chính trị Mỹ: Cõ cấu và tác động đối
với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

10. Nguyễn Thái Yên Hýõng, "Văn hóa Mỹ và việc hình thành chính sách đối
ngoại của Mỹ"của, T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 11-12/2001.

11. Nguyễn Lan Hýõng, "Nguồn gốc lịch sử của sứ mệnh bành trýớng trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ" của, T/c Châu Mỹ ngày nay, số 10/2006

12. Dýõng Quang Hiệp (2004), Chính sách đối ngoại cuả Hoa Kỳ từ khi lập
quốc sau cuộc Nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới Thứ nhất, Luận văn
Thạc sĩ sử học, Đại học Sý phạm Huế.

13. Lê Kim (1964), Châu Mỹ Latinh đấu tranh bất khuất, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.

14. Văn Lạc ,"Quá trình xâm lýợc của Mỹ vào Cuba từ hõn một thế kỷ nay",
T/c Nghiên cứu Lịch sử, (47)/ 1963.

15. Nguyễn Đình Luân, "Tìm hiểu logic kinh tế trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ" của, T/c Nghiên cứu Quốc tế, số 3/2004.

16. Lê Linh Lan, "Vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại của Mỹ" của, T/c Nghiên cứu Quốc tế, số 6/2000.
17. Ricchard B. Morris (1969), Những tài liệu căn bản về lịch sử Hoa Kỳ,
Việt Nam khảo xã dịch, Sài Gòn.

18. Phạm Xuân Nam, " Một trăm năm đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân
Cuba anh hùng" của, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (115)/1968.

19. Phạm Xuân Nam (1968), Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở châu
Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh Thế giới II, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1968.

20. Lê Thành Nam (2007), Chính sách đối ngoại cuả Hoa Kỳ từ khi lập quốc
(1776) đến trýớc cuộc Nội chiến (1961 – 1965), Luận văn Thạc sĩ sử học, Đại
học Sý phạm Huế,.

21. Nguyễn Thị Nga, "Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại của
Mỹ"của, T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 3/2004.

22. Vũ Dýõng Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1997), Đại cýõng Lịch sử thế giới
cận đại, ,Tập I & II, , Nxb Giáo dục Hà Nội.

23. Vũ Dýõng Ninh (2002), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2002.

24. Vũ Dýõng Ninh (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.

25. Võ Văn Nhung, "Chính sách nô dịch của đế quốc Mỹ và sự phá sản của
nó ở châu Mỹ Latinh" của tác giả, T/c Nghiên cứu Lịch sử, (34)/1962.

26. Arthur M.Schlesinger (2005), Niên giám lịch sử Hoa Kỳ, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.

27. Franck L. Schoell (1972), Lịch sử Hoa Kỳ, Việt Nam khảo xã dịch, Sài
Gòn.
28. Viện sử học (2003), Thế giới những sự kiện thế kỷ XX(1901 – 1945), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Viết Thảo, "Liên kết Mỹ Latinh: Những khía cạnh chính trị, lịch
sử và một số vấn đề hiện nay", T/c Châu Mỹ Ngày nay, số 5/1996.

30. Đỗ Minh Tuấn, "Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh" của, T/c Châu Mỹ
ngày nay, số 11/2005

31. Nguyễn Khánh Vân, "Chính sách của Mỹ với khu vực Mỹ Latinh giai
đoạn trýớc khí kết thúc Chiến tranh lạnh" của, T/c Châu Mỹ ngày nay, số
3/2009.

32. Trần Đình Výợng , "Chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh", T/c
Châu Mỹ Ngày nay, số 3/2002.

33. Eric Forner (2003), Lịch sử mới của nýớ c Mỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

You might also like