Bài giảng Kế toán HCSN - Chương 5-new

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

CHƯƠNG 5

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ


ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1
NỘI DUNG CHƯƠNG 5

1 Kế toán tài sản cố định

2 Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

2
1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đặc điểm của tài sản cố định
 Tham gia vào nhiều năm hoạt động của đơn vị cũng như
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng hình thái vật chất
ban đầu không thay đổi
 Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần trong quá trình
tham gia vào hoạt động hành chính sự nghiệp cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định


 Có thời gian sử dụng ước tính từ 01 năm trở lên;
 Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên (trừ TSCĐ đặc thù
và TSCĐ đặc biệt)
3
1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Phân loại tài sản cố định
Theo tính chất, đặc điểm tài sản
 Tài sản cố định hữu hình

 Tài sản cố định vô hình

Theo mục đích và tình hình sử dụng tài sản


 Tài sản cố định dùng cho hoạt động HCSN
 Tài sản cố định dùng cho chương trình, dự án, đề tài
 Tài sản cố định dùng cho hoạt đông SXKD,DV
 Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi
 Tài sản cố định chờ xử lý .

4
1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nguyên tắc kế toán
 Kế toán TSCĐ phải thực hiện phân loại TSCĐ theo đúng quy định của Nhà
nước

 Phải lập hồ sơ theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ

 Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc ghi nhận
theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.

 Kế toán TSCĐ theo phản ánh đầy đủ 3 chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn
lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ

 Những TSCĐ mua về cần phải qua lắp đặt, chạy thử thì chi phí lắp đặt, chạy
thử phải được tập hợp theo dõi ở TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411-
Mua sắm TSCĐ) để tính đầy đủ nguyên giá TSCĐ mua sắm. 5
1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Xác định nguyên giá TSCĐ
 TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và cũ)

 Dùng cho hoạt động HCSN

 Dùng cho hoạt động SXKD,DV

 TSCĐ xây dựng mới hoàn thành bàn giao

Nguyên giá = giá trị thực tế được duyệt y quyết toán theo qui định

 TSCĐ được cấp hoặc chuyển đến

Nguyên giá = giá trị trong Biên bản bàn giao TSCĐ + CP lắp đặt, chạy thử (nếu có)

 TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng, nguyên góp

Nguyên giá = giá để ghi thu-ghi chi Ngân sách

Hoặc = giá trị theo đánh giá thực tế khi giao nhận + CP khác do bên nhận phải chi trả
(vd: CP sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ; CP lắp đặt, chạy thử)
6
 TSCĐ đặc biệt (TSCĐ vô giá) – Giá quy ước
TSCĐ hình thành do mua sắm
(dùng cho hoạt động HCSN)

Các khoản
Nguyên giá Giá mua Chi phí khác
= + liên quan - giảm trừ
TSCĐ thực tế
(nếu có)

Chiết khấu
Thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt
thương mại
CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản
Giảm giá
CP chuẩn bị mặt bằng
hàng mua
CP sửa chữa, cải tạo, nâng cấp
 Phế phẩm
CP lắp đặt chạy thử
có giá trị thu
Thuế và lệ phí trước bạ
hồi (nếu có)
1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tài khoản sử dụng
TK 211
Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Nguyên giá TSCĐ hữu
tăng do mua sắm, do XDCB hình giảm do điều chuyển
hoàn thành bàn giao dưa cho đơn vị khác, do nhượng
vào sử dụng, do được cấp, bán, thanh lý hoặc do các lý
do được tài trợ, biếu, tặng, do khác (mất mát...)
viện trợ
- Các trường hợp khác làm
- Các trường hợp khác làm
giảm nguyên giá TSCĐ
tăng nguyên giá TSCĐ (đánh
(đánh giá lại,...)
giá lại, nâng cấp...)

Số dư cuối kỳ:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
hiện có tại đơn vị

TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm
TK 2112 – Phương tiện vận tải TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc,cho SP
TK 2113 – Máy móc, thiết bị TK 2118 – Tài sản cố định hữu hình khác
TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn
1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài khoản sử dụng


TK 213
Tài sản cố định vô hình

Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ


vô hình tăng vô hình giảm

Số dư cuối kỳ:
Nguyên giá TSCĐ
vô hình hiện có tại
đơn vị

TK 2131 – Quyền sử dụng đất TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng
TK 2132 – Quyền tác quyền TK 2115 – Phần mềm ứng dụng
TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp TK 2118 – Tài sản cố định vô hình khác
1. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tài khoản sử dụng
TK 241
Xây dựng cơ bản dở dang

- Chi phí thực tế về đầu tư - Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản
XDCB, mua sắm phát sinh duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được
(TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô duyệt;
hình); - Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư XDCB;
- Chi phí nâng cấp TSCĐ theo - Giá trị TSCĐ và các tài sản khác hình thành
dự án; qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành
đưa vào sử dụng;
- Giá trị công trình nâng cấp TSCĐ hoàn thành
kết chuyển khi quyết toán được duyệt.

Số dư cuối kỳ:
- Chi phí XDCB và chi phí nâng
cấp TSCĐ dở dang;
- Giá trị công trình XDCB và
nâng cấp TSCĐ đã hoàn thành
nhưng chưa bàn giao đưa vào
sử dụng hoặc quyết toán chưa TK 2411 – Mua sắm TSCĐ
được duyệt.
TK 2412 – Xây dựng cơ bản
TK 2413 – Nâng cấp TSCĐ
1.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a/ Trường hợp mua TSCĐ bằng nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ,
vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí, lệ phí được khấu trừ, để lại
1.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
b/ Trường hợp mua TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoặc quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp
1.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
c/ Trường hợp TSCĐ tiếp nhận do được cấp trên cấp kinh phí hoạt
động bằng TSCĐ hoặc tiếp nhận TSCĐ từ đơn vị khác
1.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
d/ Trường hợp TSCĐ được viên trợ ( không theo chương trình, dự án),
được tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ

TK 36621 TK 211, 213

(1a) Khi tiếp nhận


TSCĐ

TK 004

(1b1) (1b2)
Căn cứ Căn cứ
lệnh ghi lệnh ghi
thu-ghi thu-ghi
chi chi
1.1. KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

e/ Trường hợp TSCĐ mua bằng nguồn vốn kinh doanh của đơn vị (không thuộc
nguồn NSNN hoặc các Quỹ) về để dùng cho hoạt động SXKD

111, 112, 331,.. 211, 213

(1) Mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay

Thuế GTGT 133


được khấu trừ

(2a) Nhập khẩu TSCĐ


333

33312 133

(2b) Thuế GTGT


được khấu trừ
1.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

a/ Trường hợp giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, điều


chuyển cho đơn vị khác
1.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
b1/ Trường hợp giảm TSCĐ do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành CCDC

TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN cấp, nguồn vay nợ, viện


trợ, nguồn phí được khấu trừ, để lại hoặc từ các quỹ
1.2. KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
b2/Trường hợp giảm TSCĐ do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành CCDC

TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn vay


Ví dụ 1: Định khoản các NVKT phát sinh tại đơn vị hành chính sự nghiệp A trong
năm N như sau:
1. Nhận dự toán chi hoạt động từ NSNN: 10.000.000
2. Rút tạm ứng dự toán NSNN về nhập quỹ tiền mặt: 6.000.000
3. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ cho phòng tài chính, giá mua đã có thuế 100.000, chi phí
vận chuyển 10.000 đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. Rút dự toán NSNN mua TSCĐ phục vụ cho phòng tổ chức, giá mua đã có thuế: 200.000
5. Nhận TSCĐ do biếu tặng theo dự án. Trị giá TSCĐ được thẩm định: 100.000
6. Xuất quỹ tiền mặt từ quỹ phúc lợi mua TSCĐ trị giá 300.000
7. Tiếp nhận điều chuyển TSCĐ từ cơ quan cấp trên có nguyên giá 300.000, số đã hao
mòn 130.000 trước đây mua từ quỹ phát triển sự nghiệp.
8. Thanh lí TSCĐ phòng kế toán hình thành từ nguồn NSNN có nguyên giá 200.000, số đã
hao mòn 80.000, chi phí thanh lí là 10.000 bằng tiêng mặt, bên bán đã chuyển khoản
thanh toán số tiền 150.000. TH1: biết số chênh lệch thu lớn chi thanh lý được phép để lại
đơn vị theo qui định ; TH2: biết số chênh lệch thu lớn chi thanh lý phải nộp lại NSNN.
9. TSCĐ tại phòng hành chính không đủ tiêu chuẩn chuyển thành CCDC có nguyên giá là
70.000, số đã hao mòn là 50.000, giá trị còn lại được phân bổ vào chi phí trong kì, biết
TSCĐ trước đây mua từ nguồn vốn kinh doanh (TH2: TSCĐ được mua từ nguồn phí khấu
trừ để lại)
10. Điều chuyển TSCĐ cho đơn vị cấp dưới có nguyên giá 150.000 hình thành từ nguồn 19
khấu trừ để lại, số đã hao mòn 20.000.
Ví dụ 2:
1. Ngày 1/12, rút dự toán chi hoạt động mua 1 TSCĐ hữu hình dùng cho HĐTX. Nguyên giá
chưa có thuế 150.000, thuế GTGT 10%. Các chi phí liên quan trong quá trình lắp đặt, chạy thử
trước khi đưa tài sản vào sử dụng đã trả bằng tiền gửi 1.200.
2. Ngày 5/12, tiến hành nhượng bán 1 thiết bi dùng cho HĐTX cho công ty M với giá 15.000 đã
thu bằng tiền gửi, nguyên giá TSCĐ 75.000, giá trị hao mòn lũy kế 65.000. Chi nhượng bán bằng
tiền mặt 4.000. Thiết bị được đầu tư từ quỹ PTHĐSN. Phần chênh lệch thu lớn hơn chi được
phép bổ sung quỹ PTHĐSN. (TH2: chênh lệch thu lớn hơn chi thanh lý đơn vị phải nộp lại cho
NSNN)
3. Ngày 7/12, rút TGNH mua TSCĐ hữu hình trị giá 27.500 (đã có thuế GTGT 10%), chi phí vận
chuyển 3.000 đã trả bằng tiền mặt. Biết TSCĐ được đầu tư từ nguồn phí được khấu trừ, để lại.
4. Ngày 23/12, điều chuyển một TSCĐ thuộc nguồn NSNN cấp cho cấp dưới, nguyên giá
20.000, giá trị hao mòn luỹ kế 12.000.
5. Ngày 27/12, thanh lý 1 thiết bị dùng cho HĐTX được mua sắm bằng nguồn NSNN cấp cho
ông A thu bằng tiền gửi với giá 7.000, nguyên giá 90.000 giá trị hao mòn luỹ kế 87.000. Chi
thanh lý bằng tiền mặt 2.500, giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 500. Biết rằng chênh lệch thu lớn
hơn chi thanh lý đơn vị được để lại đơn vị theo qui định.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2. Nghiệp vụ 3,5: Nếu TSCĐ được đầu tư từ nguồn vốn kinh doanh thì hạch toán như thế
nào? 20
1.3. KẾ TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ

Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ


 Hao mòn TSCĐ là sự giảm giá trị và giá trị sử dụng của
TSCĐ theo thời gian, có thể là do sử dụng hoặc không do
sử dụng của tài sản.

 Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị
TSCĐ đã hao mòn, được tính vào giá trị chi phí sản xuất
kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ
khi TSCĐ bị hư hỏng, không sử dụng được nữa.
1.3. KẾ TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ
Nguyên tắc tính hao mòn và khấu hao TSCĐ
 Việc phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ được thực hiện đối với tất cả
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị. Số hao mòn được xác
định căn cứ vào chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng
ngân sách nhà nước..
 Việc phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vào sổ kế toán được thực hiện
mỗi năm một lần vào tháng 12.
 Đối với những TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ thì định kỳ phải thực hiện trích khấu hao tính vào chi
phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phải mở sổ chi tiết theo dõi
việc trích khấu hao TSCĐ theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ của Bộ Tài chính như đối với doanh nghiệp
1.3. KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÒN TSCĐ

Tài khoản sử dụng


TK 214
Hao mòn tài sản cố định

- Ghi giảm giá trị hao mòn - Ghi tăng giá trị hao mòn
TSCĐ trong các trường hợp của TSCĐ trong quá trình
giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng sử dụng
bán, chuyển đi nơi khác,…) - Ghi tăng giá trị hao mòn
- Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ khi đánh giá lại
TSCĐ khi đánh giá lại TSCĐ TSCĐ theo quyết định của
theo quyết định của Nhà nước Nhà nước

Giá trị hao mòn của TSCĐ


hiện có
1.3. KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÒN TSCĐ
1.4. KẾ TOÁN KẾT QUẢ KIỂM KÊ TSCĐ
Trường hợp phát hiện thừa (do chưa ghi sổ) khi kiểm kê

TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN cấp, nguồn vay nợ, viện


trợ, nguồn phí được khấu trừ, để lại hoặc từ các quỹ
1.4. KẾ TOÁN KẾT QUẢ KIỂM KÊ TSCĐ
Trường hợp phát hiện thừa (do chưa ghi sổ) khi kiểm kê

TK 214 TK 211

Giá trị hao mòn


lũy kế Nguyên giá
theo kiểm kê
411

Giá trị còn lại


(theo kiểm kê)

TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh


1.4. KẾ TOÁN KẾT QUẢ KIỂM KÊ TSCĐ
Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê

TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN cấp, nguồn vay nợ, viện


trợ, nguồn phí được khấu trừ, để lại hoặc từ các quỹ
2. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Quy trình đầu tư XDCB

Chuẩn Thực Nghiệm


thu, đưa
bị đầu hiện
vào sử
tư đầu tư dụng

28
2. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm:

 Chi phí cho công tác xây lắp

 Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị

 Chi phí kiến thiết cơ bản khác


2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Nguyên tắc kế toán đầu tư XDCB

 Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng công trình, từng
hạng mục công trình. Ở mỗi công trình, hạng mục công
trình phải hạch toán chi tiết theo từng loại chi phí đầu tư.
 Khi công trình XDCB hoàn thành, đơn vị chủ đầu tư phải
tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi
phí khác theo nguyên tắc:
• Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan đến
đối tượng tài sản nào thì tính trực tiếp cho đối tượng tài
sản đó.
• Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác có liên quan
đến nhiều đối tượng tài sản thì phải phân bổ theo những
tiêu thức thích hợp
2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Tài khoản sử dụng
TK 009
Dự toán đầu tư XDCB
- Dự toán chi đầu tư XDCB - Rút dự toán chi
được giao; đầu tư XDCB để sử
- Số dự toán bị hủy (ghi dụng;
âm); - Nộp giảm số đã rút
- Số dự toán điều chỉnh (bao gồm nộp khôi
trong năm (tăng ghi dương phục dự toán và
(+), giảm ghi âm (-)) giảm khác) (ghi âm).

Số dư cuối kỳ:
Dự toán chi đầu tư
XDCB còn lại chưa rút.
2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
a/ Đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài hoặc nguồn phí, lệ phí được khấu trừ, để lại
2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
b/ Trường hợp đầu tư XDCB bằng quỹ phúc lợi hoặc quỹ PTHĐSN
Ví dụ: Đơn vị hành chính sự nghiệp trong năm có tình hình tiếp nhận, sử dụng
và quyết toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB như sau (Đvt: 1.000đ)
1. Nhận được quyết định giao dự toán chi đầu tư XDCB 13.000.000 .
2. Chi hoạt động XDCB nhà văn phòng từ kinh phí đầu tư XDCB do NSNN cấp
a/ Nhận khối lượng XDCB do nhà thầu bàn giao 5.400.000, đơn vị đã rút dự
toán chi đầu tư XDCB để thanh toán khối lượng xây lắp cho nhà thầu.
b/ Mua thiết bị cần lắp chuyển đưa thẳng cho thầu lắp máy, giá mua 500.000,
thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.
c/ Rút dự toán đầu tư XDCB chuyển trả cho người bán thiết bị
d/ Công tác lắp đặt hoàn thành, chi phí lắp đặt 5.000 đơn vị đã rút dự toán đầu
tư XDCB chuyển cho nhà thầu.
e/ Các khoản chi khác liên quan đến quản lý dự án đơn vị đã rút dự toán
chuyển trả 20.000.
4. Công trình nhà văn phòng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, giá trị
quyết toán 5.970.000, các khoản chi còn lại không được duyệt phải thu hồi.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
ĐỌC TÀI LIỆU VÀ TÌM HIỂU

 Kế toán TSCĐ hữu hình theo phương thức


mua sắm tập trung

 Kế toán nâng cấp TSCĐ


VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thông tư Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố
định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước
162/2014/TT-BTC
 Luật đầu tư công 49/2014/QH13

 Luật đấu thầu 43/2013/QH13

 Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu 63/2014/NĐ-CP

36
KẾT THÚC CHƯƠNG 5

37

You might also like