Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT




ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


HỆ THỐNG SẤY NÔNG SẢN THÔNG MINH

GVHD: PGS.TS Bùi Văn Hồng


Thành viên
1 Tô Thị Tuyết Linh 16142354
2 Tạ Ngọc Hưng 16142332
3 Châu Trí Thức 16142459
4 Lý Văn Thành 16142433
5 Lê Minh Thái 16142438

Thành Phố Hồ Chí Minh-4/2020


MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Lượng nông sản được sản xuất ra ngày một lớn, có nhiều thời điểm lượng nông sản
không kịp tiêu thụ/xuất khẩu hoặc khả năng bảo quản không cho phép, cần xử lý kịp
thời đảm bảo người dân không thiệt hại kinh tế cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho
người dùng.
1.2 Mô tả hiện trạng

- Một trong những đất nước có nền nông nghiệp lâu đời và hiện có lượng nông sản
thuộc top cao nhất thế giới:

- Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.
- Năng suất cà phê Việt Nam rất cao, trung bình 2.6 tấn/ha nhân đối với Robusta
và 1.4 tấn/ha nhấn đối với Arabica.

- Là đất nước chỉ có hai mùa nhưng mùa mưa thường kéo dài hơn. Cường độ nắng
còn nhiều hạn chế, không đảm bảo việc làm khô nông sản.

- Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản và chất
lượng bảo quản.
1.3 Ưu điểm, tính khả thi

- Đảm bảo chất lượng: đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm, phù hợp
với xu hướng hội nhập thị trường quốc tế.

- Quy mô rộng lớn, kết hợp tự động hóa vào trong sản xuất, ứng dụng công nghệ vào
nền nông nghiệp nước nhà.

- Hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tạo sự bền vững cho kinh tế.
- Chi phí đầu tư, vận hàng và nhân công thấp hơn so với các công nghệ hiện nay.
Giảm thiểu chi phí bảo quản nông sản.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tạo ra nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, vitamin cao, màu sắc bắt mắt. Khả
năng bảo quản lâu dài nhưng vẫn giữ chất lượng cao nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Hệ thống sấy nông sản chân không theo độ ẩm và nhiệt độ, với hai chế độ Auto và
Manual dễ dàng sử dụng.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng

- Nhiệt độ, độ ẩm đạt tiêu chuẩn để bảo quản và xuất khẩu của nông sản.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả từ quá trình sấy và các giai đoạn sấy
3.2 Khách thể
Hoạt động thị trường của nông sản tươi, nông sản sau chế biến và hiệu quả kinh tế của
nông sản sau khi chế biến. Bên cạnh đấy, xem xét vị trí mới trên thị trường của lò sấy
nông sản thông minh.
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Hệ thống sau khi hoạt động rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ lượng nông
sản chế biến và xuất khẩu đạt tiêu chuẩn. Hệ thống còn tiết kiệm nhân công, dễ dàng sử
dụng, dễ nâng cấp và phù hợp với công nghệ ngày nay .Ứng dụng hệ thống PLC trong
hệ thống sấy là giải pháp hiệu quả.

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm giúp người nông dân chọn nhiệt độ sấy thích hợp đến
khi nông sản đạt độ ẩm bảo quản như quy định.

- Sấy chân không giúp màu sắc, dinh dưỡng, vitamin... có trong nông sản được giữ lại
gần như ở mức tối đa

- Năng suất từ 80-100 kg/mẻ, kịp thời bảo quản lượng lớn nông sản tươi bị ùn ứ,
không thể xuất khẩu.

- Hệ thống sấy hai chế độ Auto và Manual đảm bảo cho người nông dân có thể lựa
chọn nhiệt độ, thời gian và phương pháp sấy tốt nhất cho nông sản.

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Khảo sát 05 cơ sở sấy tư nhân và 03 cơ sở sấy tại Đồng bằng sông Cửu Long.

- Kiểm nghiệm giải pháp thông qua mô hình sấy nông sản do nhóm tự làm cho đồ án
môn học “Điều Khiển Lập Trình”.
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm

chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả

thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng

những

mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.

Nông sản sau khi thu hoạch ( nông sản tươi) có hàm lượng độ ẩm cao. Ngoại trừ một số
nông sản đặc thù có thể dùng ngay sau thu hoạch, tuy nhiên phần lượng lớn nông sản ở
Việt Nam cần được chế biến để lưu trữ và bảo quản. Độ dinh dưỡng sau khi chế biến
và màu sắc, hương vị nếu như chế biến theo phương thức phơi khô truyền thống thì sẽ
giữ lại trên nông sản một lượng rất ít còn lại đa số bị quá nhiệt độ hoặc gió môi trường
mà mất đi. Theo phương pháp sấy kín chân không nhiều giai đoạn sẽ bảo đảm giữ tốt
nhất màu sắc hương vị và dinh dưỡng cho nông sản.

7.2 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng,

trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể

đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương thức

cơ bản để nhận thức sự vật.

Trong các mùa vụ, ta thường thấy cảnh người nông dân “Đứng ngồi không yên” vì
được mùa mà mất giá. Bên cạnh đấy việc chế biến nông sản sau thu hoạch theo phương
thức truyền thống (phơi khô) không đảm bảo yêu cầu cho lưu trữ hoặc xuất khẩu, cũng
có thể xuất hiện một số nơi có lò sấy công nghiệp, tuy nhiên lò sấy công nghệ thô sơ,
khó sử dụng hoặc chi phí đầu tư, sử dụng còn quá cao, không phù hợp với nhà nông.

7.3 Phương Pháp khảo sát

Là phương pháp điều tra , khảo sát đối tượng liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp để biết
được đặc điểm, nhu cầu, tính chất của đối tượng trên cơ sở đó rút ra vấn đề nghiên cứu.
Khảo sát diễn biến thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu.
Khảo sát nhu cầu chế biến và xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong nước.

Khảo sát tính chất, đặc điểm của từng loại nông sản ở Việt Nam.

7.4 Phương pháp thực nghiệm

Là phương pháp đặc thù áp dụng đối với một số vấn đề nghiên cứu cần tác động vào
đối tượng để điều hướng chúng phát triển hay hoạt động theo mục tiêu dự kiến đã đặt
ra.

Tiến hành tham quan, ghi nhận kết quả tại một số doanh nghiệp chế biến nông sản, từ
đó tiến hành rút ra phương án phát triển lò sấy thông minh và tiến hành xây dựng mô
hình hệ thống theo định hướng ban đầu.

8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên Nội dung Thời gian Đánh giá

Tạ Ngọc Phương pháp nghiên


1 16/04/2020 Tốt
Hưng cứu

Tô Thị Tuyết Đối tượng và khách


2 16/04/2020 Tốt
Linh thể nghiên cứu

Nhiệm vụ - phạm vi
3 Lý Văn Thành 16/04/2020 Tốt
nghiên cứu

Châu Trí
4 Giả thuyết nghiên cứu 16/04/2020 Tốt
Thức

Đặt vấn đề
5 Lê Minh Thái 16/04/2020 Tốt
Mục tiêu nghiên cứu

9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI


Mở đầu
Chương 1 Tổng quan về hệ thống sấy nông sản thông minh
1.1 Khái niệm hệ thống sấy tự động
1.2 Vai trò của hệ thống sấy nông sản thông minh
1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng của nông sản
1.3.1 Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ ẩm của nông sản
1.3.2 Ảnh hưởng nhiệt độ đến hàm lượng chất dinh dưỡng của nông
sản
1.3.3 Ảnh hưởng nhiệt độ đến chất lượng cảm quan của nông sản
1.4 Ảnh hưởng của độ ẩm sấy đến chất lượng của nông sản
1.4.1 Ảnh hưởng độ ẩm đến hàm lượng chất dinh dưỡng của nông sản
1.4.2 Ảnh hưởng độ ẩm đến chất lượng cảm quan của nông sản
1.5 Phương pháp sấy chân không
1.5.1 Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống sấy chân không
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy chân không
1.5.3 Ưu nhược điểm của hệ thống sấy chân không
1.6 Một số hệ thống bảo quản nông sản hiện nay
Chương 2 Nguyên lý cấu tạo hệ thống sấy nông sản thông minh
2.1 Các loại linh kiện
2.1.1 Cảm biến nhiệt độ
2.1.2 Module hiển thị
2.1.3 Bộ gia nhiệt
2.1.4 Khối làm mát
2.2 Thiết kế hệ thống
2.2.1 Sơ đồ khối
2.2.2 Phần mền PLC-S7 300
Chương 3 Chế độ hoạt động của lò sấy
3.1 Chế độ sấy Manual
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Phương thức vận hành
3.2 Chế độ sấy tự động
3.2.1 Khái niệm
3.2.2 Phương thức vận hành
Chương 4 Từng giai đoạn sấy thông minh
Chương 5 Thực trạng và giải pháp cao hiệu quả chế biến và xuất khẩu
nông sản.
5.1 Thực trạng chế biến và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam
5.1.1 Thị trường nông sản của nước ta
5.1.1.1 Khái niệm thị trường
5.1.1.2 Sản lượng xuất nhập khẩu nông sản ở nước ta
5.1.2 Những thuận lợi trong chế biến và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam
5.1.3 Những khó khăn trong chế biến và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam
5.2 Giải pháp cao hiệu quả chế biến và xuất khẩu nông sản
Chương 6 Vận dụng và kiểm nghiệm mô hình
Kết luận - Kiến nghị
Phụ lục
Chương 1
Tổng quan về hệ thống sấy nông sản thông minh
1.1. Vai trò của hệ thống sấy nông sản thông minh

Nếu như trước đây khi chưa có các thiết bị như máy sấy hoa quả, máy sấy
nông sản hay lò sấy thì đa phần để làm thực phẩm khô người dùng đều thực hiện
qua phương pháp thủ công là phơi sây nắng. Đây là phương pháp đã được thực
hiện từ hàng trăm năm này của người dân. Tuy nhiên, cách làm này phải phụ
thuộc quá nhiều vào thời tiết, mất thời gian, công sức và chất lượng không được
đồng đều.
Ngày nay, hệ thống sấy nông sản thông minh được rất nhiều nông dân,
khách hàng ưa chuộng. Hệ thống sấy nông sản có những đóng góp vô cùng quan
trọng trong ngành chế biến thực phẩm và sản xuất hàng hóa nông sản. Hệ thống
sấy nông sản thông minh bao gồm rất nhiều loại thiết bị khác nhau kết hợp thành
một dây chuyền hệ thống sấy cao cấp. Những hệ thống sấy nông sản ngày nay
đều được bố trí nhiều bộ phận, thiết bị hiện đại với những tính năng ưu việt hơn.
Không chỉ đơn giản gồm công việc sấy mà còn có những bộ phận khác như sàng
lộc, đóng gói,.. Giúp sản phẩm sau khi sấy có thể bán hoặc kinh doanh ngay.
Đó là lý do vì sao nên sử dụng hệ thống sấy nông sản thông minh để bảo
quản nông sản được tốt hơn. Sử dụng hệ thống sấy nông sản thông minh có thể
sấy khô được trong thời gian ngắn, giúp tiết kiệm cả chi phí điện năng và không
mất quá nhiều công sức để thực hiện công đoạn sấy. Hơn thế nữa dùng hệ thống
sấy nông sản thông minh có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm, hàm lượng
dinh dưỡng vẫn giữ được giá trị, nếu kinh doanh có thể giữ được giá trị cao.
Hình 1.1 Sản phẩm sau khi sấy
1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng của nông sản

Nhiệt độ sấy là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sấy các loại nông
sản khác nhau. Ảnh hưởng nhiệt độ đến vấn đề “tổn thất” hoạt chất sinh học, ảnh
hưởng đến mùi vị của sản phẩm cũng như hiệu suất sản xuất.
1.2.1. Ảnh hưởng nhiệt độ đến độ ẩm
Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng
thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không
khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ
ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh Nhiệt độ sấy ảnh hưởng
đến độ ẩm trong việc sấy lúa: Lúa ướt từ 33% độ ẩm giảm xuống 20-22% ẩm độ
có thể giảm nhanh trong vòng 3 đến 5 phút nên có thể dùng nhiệt độ đến 100oC
để sấy. Lúa ướt từ 20-22% ẩm độ giảm xuống 14-16% ẩm độ phải có thời gian
nhất định, thường giảm không quá 1.5% ẩm độ/1 giờ, nếu giảm nhanh hơn hạt
gạo bên trong bị nứt. Nên trong thời gian này nhiệt độ sấy không quá 45oC, vận
tốc gió xuyên qua lớp lúa sấy trung bình 10m/1 phút.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ
 Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo khoảng cách xa gần so với biển.
 Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
 Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
1.2.2 Ảnh hưởng nhiệt độ đến hàm lượng chất dinh dưỡng của nông sản

Quá trình sấy nông sản nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hơn, celloloza không
bị phân hủy nhưng nứt ra và trở nên mềm hơn, cho phép các dịch tiêu hóa tiếp
xúc với các thành phần dinh dưỡng trong tế bào thực vật (thường celluloza tạo
một lớp màmg bao bọc bên ngoài tế bào của các loại hạt, củ, rau….). Nhưng khi
chế biến ở nhiệt độ cao, đặc biệt là trong môi trường không có nước, các thành
phần của tinh bột cũng bị biến đổi thành khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể.
Khi người ta sấy hạt lúa mà đảm bảo cho hạt không bị hư hỏng về tính
chất công nghệ thì gây rất ít biến đổi về dinh dưỡng. Nhưng khi sấy với nhiệt độ
cao để làm thức ăn gia súc thì có các biến đổi về dinh dưỡng, nhất là vitamin
nhạy với nhiệt có thể sẽ mất hoạt tính vitamin. Các loại chất khoáng (canxi,
phốtpho, kali, magie…) Vitamin: các vitamin chịu nhiều thay đổi nhất vì đó là
những thành phần tương đối ít bền vững. Các vitamin tan trong chất béo như A,
D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ, trong quá trình nấu nướng bình thường
vitamin nhóm này bị hao hụt từ 15 – 20%. Các vitamin tan trong nước bị mất
nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm. 
1.2.3. Ảnh hưởng nhiệt độ đến chất lượng cảm quan của nông sản
 Đối với lúa
Sau thời gian sấy hạt lúa, dù chế độ sấy rất nhẹ, độ trắng của hạt
cũng bị thay đổi theo khuynh hướng giảm độ trắng, tăng độ vàng của hạt.
Độ dẻo của gạo có thể tăng cũng có thể không thay đổi quá trình sấy hạt
lúa. Nhưng thông thường khi nhiệt độ cao, tốc độ bốc hơi ẩm quá nhanh sẽ
có khả năng làm đứt các mạch tinh bột và làm giảm độ nhớt, deo có trong
hạt lúa
 Đối với cà phê
Nhiệt độ sấy 45 - 55oC, do cấu trúc của lớp vỏ ngoài cùng có chứa
nhiều cenlulose nếu phơi sấy ở nhiệt độ cao bề mặt sẽ cứng lại, ẩm trong
nhân không thoát ra được gây ẩm nhân. Nếu trong quá trình sấy nhiệt độ
cao không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến màu vỏ cà phê, làm hạt cà phê bị
nứt đồng thời sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cà phê.
1.3. Ảnh hưởng của độ ẩm sấy đến chất lượng của nông sản

1.3.1. Ảnh hưởng độ ẩm đến hàm lượng chất dinh dưỡng của nông sản
Nông sản phẩm nói chung có khả năng hút ẩm từ môi trường không khí
xung quanh làm tang hàm ẩm của bản thân nông sản phẩm và ngược lại cũng có
thể bốc hơi ẩm của nông sản phẩm vào môi trường xung quanh, làm cho hàm ẩm
của bản thân nông sản phẩm giảm đi. Tính chất này có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình bảo quản và chế biến. Tính chất hút và nhả ẩm của nông sản phẩm phụ
thuộc vào cấu tạo mao quản và thành phần hóa học của nông sản phẩm trong đó
đặc biệt quan trọng là hàm lượng protein.
Độ ẩm không khí càng lớn thì hàm ẩm cân bằng của nông sản phẩm càng lớn.
Nhiệt độ không khí càng cao thì hàm ẩm cân bằng của nông sản càng thấp và
ngược lại.
1.3.2. Ảnh hưởng độ ẩm đến chất lượng cảm quan của nông sản
Độ ẩm thay đổi làm thay đổi cấu trúc, mùi vị, màu sắc và ảnh hưởng đến tính hồi
nguyên của sản phẩm sau khi sấy.
1.4. Một số hệ thống bảo quản nông sản hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hệ thống sấy nông sản khác nhau
phổ biến nhất là các loại hệ thống sấy khô nông sản bằng khí đối lưu tuần hoàn,
các hệ thống ứng dụng công nghệ sấy vi sóng, công nghệ hơi nước bão hòa, ứng
dụng hồng ngoại,...

- Công nghệ sấy vi sóng:

Không giống các hệ thống sấy truyền khác- tách ẩm khỏi bề mặt, hệ thống lò sấy
nông sản công nghiệp sấy bằng vi sóng có thể đồng thời thâm nhập và làm khô
tất cả thành phần của vật liệu-sấy từ trong ra. Năng lượng vi sóng làm cho các
phần tử dao đọng nhanh tạo ra ma sát và sinh nhiệt. Phương pháp này không chỉ
hiệu quả về mặt năng lượng so với phương pháp sấy ngày xưa mà còn không gây
hại cho các chất dinh dưỡng bề mặt và đặt tính bên trong nông sản.

Hình 1.4 Hệ thống sấy công nghệ vi sóng


 Hệ thống sấy nông sản theo nguyên lý sấy khô bằng khí nóng
đối lưu tuần hoàn
Gồm có một số bộ phận như: bộ trao đổi nhiệt, quạt đối lưu gió, van cấp phổi,
đồng hồ nhiệt.
Nguyên lý hoạt động của các máy sấy nông sản không có nhiều khác biệt so với
các loại hệ thống sấy nông sản khác. Gồm 2 giai đoạn sấy
 Sấy giai đoạn 1: Tác nhân sấy từ dưới lên.
 Sấy giai đoạn 2: Tác nhân sấy từ trên xuống
Ưu điểm của các máy sấy nông sản vĩ ngang đảo chiều gió chính là chi phí lắp
đặt cho kiểu lò sấy các loại nông sản này thấp, thích hợp cho các hộ kinh doanh
có quy mô nhỏ, kinh doanh cá thể.
Ứng dụng của lò sấy vĩ ngang đảo chiều gió thường dùng trong sấy khô các thực
phẩm có dạng hạt như lúa, ngô, hạt dưa, hạt bí…, thực phẩm dạng lát như hoa
quả sấy, khổ qua, cà rốt, củ cải sấy…, và các dạng thực phẩm có dạng khe hở khi
chứa trong buồng sấy.

Hình 1.4.2 Cấu tạo Hệ thống sấy nông sản theo nguyên lý sấy khô bằng khí nóng
đối lưu tuần hoàn
Chương 2:
Nguyên lý cấu tạo hệ thống sấy nông sản.
1. Các linh kiện chính:

2.1.1. Cảm biến nhiệt độ:


Theo dõi và quản lý nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn sấy và cung cấp nhiệt
độ thích hợp cho toàn bộ lò sấy.
Ở mô hình này, chúng tôi sử dụng cảm biến nhiệt độ LM35 cho kết quả
tương đối chính xác, giá thành rẻ và dễ sử dụng, thay thế.

2.1.2. Cảm biến độ ẩm:


Tiến hành lấy số liệu trong đầu giai đoạn sấy, gửi về PLC sử lý, tính toán,
đưa ra mức cấp nhiệt độ phù hợp và tính toán được thời gian sấy.
Sử dụng cảm biến độ ẩm 4W49 có đầu dò chống ăn mòn và bền, giá thành
rẻ, số liệu gửi về với độ chính xác cao.

2.1.3. Module hiển thị:


Thiết kế bộ hiển thị nhằm giúp người dùng dễ theo dõi, quan sát và sử
dụng.
Bộ hiển thị được đặt trên bảng điều khiển cùng các phím nhấn, hiển thị các
thông số:
- Nhiệt độ trong lò sấy.
- Tốc độ quạt.
- Độ ẩm của sản phẩm.
- Các chế độ hoạt động.
- Các thiết bị đang hoạt động.

2.1.4. Bộ gia nhiệt:


Cung cấp nhiệt cho toàn bộ quá trình sấy, sử dụng nhiệt điện trở giúp giảm
sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến mùi vị và màu sắc sản phẩm sau sơ chế.

2.1.5. Bộ khuếch tán khí đối lưu trong lò.


Sử dụng những loại quạt đặc biệt hút và thổi không khí, giúp cho nhiệt độ
trong lò được đồng đều tại mọi nơi, giúp nông sản sau khi sấy xong có một tiêu
chuẩn đồng đều nhất định.
2.1.6. Bộ băng chuyền:
Giúp nông sản có thể trải đều trong lò và đưa nông sản ra ngoài khi quá
trình sấy xong.

2.2. Thiết kế hệ thống.

2.2.1. Sơ đồ khối:

Hệ thống hoạt động với nguyên lý sau:


 Sau khi nông sản được đưa vào lò, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm đo và gửi
số liệu về PLC xử lý để tính toán ra nhiệt độ và cac giai đoạn sấy khác
nhau, mặc nhiên trước đó chúng ta đã cài đặt loại nông sản cần sấy.
 Kế tiếp gửi tín hiệu điều khiển cho bộ gia nhiệt giúp cung cấp đủ lượng
nhiệt thích hợp trong suốt quá trình sấy.
 Ở những nơi khác nhau sẽ có những cảm biến nhiệt độ được liên tục gửi số
liệu về, nếu nhiệt độ tại các nơi có sự chênh lệch, bộ cấp không khí khuếch
tán sẽ hoạt động.
 Sau khi quá trình sấy hoàn tất, nông sản sẽ được đưa ra ngoài nhờ băng
chuyền xả sản phẩm.
2.2.2. Mô phỏng hệ thống sấy bằng phần mềm SCADA
Để đảm bảo quá trình lên ý tưởng cho đến khi thực hiện hóa mô hình giảm
thiểu sai xót và sự cố, nhóm tiến hành mô phỏng trên phần mềm SCADA để theo
dõi và quan sát, điều chỉnh phù hợp.
Chương 3
Chế độ hoạt động của lò sấy
3.1. Chế độ sấy thủ công (Manual)

3.1.1. Khái niệm


Chế độ sấy thủ công là chế độ sấy mà hệ thống sau khi đo nhiệt độ và độ
ẩm hiện có của nông sản, báo cho người dùng biết các giá trị đó và để người
dùng chọn thời gian, nhiệt độ, độ ẩm lò sấy trong suốt quá trình sấy thông qua
các nút nhấn.
3.1.2. Phương thức vận hành
Dùng để điều khiển các thiết bị bằng cách thủ công, thông qua các nút
nhấn trên bảng điều khiển.
a. Điều khiển Gia nhiệt: Chức năng phát nhiệt. Để tăng nhiệt độ sấy, tùy
vào từng loại nông sản với nhiệt độ và độ ẩm mà người điều khiển sẽ tự
điều chỉnh nhiệt độ phù hợp thông qua nhiệt độ hiển thị trên bảng điều
khiển.
b. Điều khiển Quạt: Chức năng phân tán nhiệt. Giúp đưa luồng không khí
nóng tạo ra qua bộ gia nhiệt, chuyển động tuần hoàn trong buồng sấy,
tiếp xúc với bề mặt cần sẩy làm cho hơi ẩm trong vật bốc lên sau đó
chuyển động ra ngoài theo luồng khí đó thông qua ống thông gió.
c. Điều khiển Băng tải: giúp đưa thành phẩm đã sấy ra ngoài để chuyển
sang các khâu tiếp theo, ví dụ: như đóng gói,...

3.2. Chế độ sấy tự động (Auto)

3.2.1. Khái niệm


Chế độ sấy tự động là chế độ sấy tự động là chế độ sấy mà hệ thống sau
khi đo nhiệt độ và độ ẩm của nông sản, báo cho người dùng biết các giá trị đó và
tự chọn thời gian, nhiệt độ, độ ẩm sấy đến khi nông sản đạt nhiệt độ và độ ẩm đạt
tiêu chuẩn bảo quản dưới sự điều khiển của PLC Siemens S7-1200 với code đã
được nạp trước đó.
3.2.2. Phương thức vận hành
Dùng điều khiển lò sấy theo một chu trình tự động, với nhiều chức năng
sấy, nhiều chế độ sấy chỉ thông qua 1 nút nhấn. Có thể linh hoạt chuyển chế
độ sấy cho các loại nông sản thích hợp.
 MODE 1: Sấy Lúa
 Đặc tính sinh lý của hạt lúa:
 Lúa ướt từ 33% độ ẩm giảm xuống 20-22% ẩm độ có thể
giảm nhanh trong vòng 3 đến 5 phút nên có thể dùng nhiệt độ
đến 100oC để sấy.
 Lúa ướt từ 20-22% ẩm độ giảm xuống 14-16% ẩm độ phải có
thời gian nhất định, thường giảm không quá 1.5% ẩm độ/1
giờ, nếu giảm nhanh hơn hạt gạo bên trong bị nứt. Nên trong
thời gian này nhiệt độ sấy không quá 45 oC, vận tốc gió xuyên
qua lớp lúa sấy trung bình 10m/1 phút.
 Quy trình sấy lúa: tăng nhiệt độ sấy lên 90 oC và sấy trong 4-5
phút, sao đó hạ nhiệt độ xuống 45oC và duy trì sấy đến khi cảm
biến độ ẩm thông báo độ ẩm đạt 14% (độ ẩm để bảo quản và xay
xát), sau đó băng tải sẽ đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu
trình sấy mới cho đến khi nhấn Stop hoặc Emergency.
 MODE 2: Sấy Cà phê
 Đặc tính sinh lý của hạt cà phê:
 Cà phê sau khi thu hoạch sẽ có độ ẩm khoảng 71% ẩm độ và
độ ẩm tiêu chuẩn sau khi sấy khoảng 10-13% để cà phê có
hương vị thơm ngon nhất.
 Nhiệt độ không khí: 45 - 55oC, do cấu trúc của lớp vỏ ngoài
cùng có chứa nhiều cenlulose nếu phơi sấy ở nhiệt độ cao bề
mặt sẽ cứng lại, ẩm trong nhân không thoát ra được gây ẩm
nhân.
 Quy trình sấy Cà phê: Tăng nhiệt độ sấy lên 70 oC và sấy trong 1
giờ, sau đó hạ nhiệt độ xuống 50oC và duy trì sấy trong đến khi
độ ẩm đạt độ ẩm tiêu chuẩn cho việc bảo quản và sử dụng là
12.5oC, sau đó băng tải sẽ đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu
trình sấy mới cho đến khi nhấn Stop hoặc Emergency.
 MODE 3: Sấy Nấm
 Quy trình sấy Nấm:
 Sau khi nấm linh chi đã đưa vào lò sấy, tiến hành sấy với nhiệt
độ từ 35 đến 40oC trong 4h để tránh tạo thành lớp vỏ cứng ở
nấm cục như nấm mỡ.
 Tiếp theo sẽ là bước vào giai đoạn làm khô nấm linh chi bằng
cách mỗi 2 giờ sẽ tăng lên 4oC cho tới khi đạt đến ngưỡng 55 oC.
Theo đà giảm của lượng nước bốc hơi.
 Đến giai đoạn sấy khô thì có thể duy trì nhiệt độ trong khoảng
60oC-65oC cho đến khi độ ẩm đạt 12-14%, sau đó băng tải sẽ
đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu trình sấy mới cho đến khi
nhấn Stop hoặc Emergency.
 Nguyên tắc chung khi phơi, sấy nấm phải khô dứt điểm trong
khoảng thời gian dưới 24h kể từ lúc hái nấm tươi
 Bảo quản nấm đã sấy trong kho thoáng, khô không xếp chồng
quá cao làm nát vụn nấm. Phải xếp bao nấm trên kệ không xếp
trực tiếp xuống nền. thường xuyên kiểm tra mốc, hút ẩm. Định
kỳ tiến hành xông diêm sinh để chống mốc, thời gian bảo quản
được hàng năm.
Chương 4
Từng giai đoạn sấy thông minh
4.1. Sấy lúa

 Đặc tính sinh lý của hạt lúa:

 Lúa ướt từ 33% độ ẩm giảm xuống 20-22% ẩm độ có thể giảm nhanh


trong vòng 3 đến 5 phút nên có thể dùng nhiệt độ đến 100oC để sấy.

 Lúa ướt từ 20-22% ẩm độ giảm xuống 14-16% ẩm độ phải có thời gian


nhất định, thường giảm không quá 1.5% ẩm độ/1 giờ, nếu giảm nhanh hơn
hạt gạo bên trong bị nứt. Nên trong thời gian này nhiệt độ sấy không quá
45oC, vận tốc gió xuyên qua lớp lúa sấy trung bình 10m/1 phút.

 Quy trình sấy lúa: tăng nhiệt độ sấy lên 90oC và sấy trong 4-5
phút, sao đó hạ nhiệt độ xuống 45oC và duy trì sấy trong 8 giờ,
sau đó băng tải sẽ đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu trình
sấy mới cho đến khi nhấn Stop hoặc Emergency.

4.2. Sấy cà phê

 Đặc tính sinh lý của hạt cà phê:

 Cà phê sau khi thu hoạch sẽ có độ ẩm khoảng 71% ẩm độ và độ ẩm tiêu


chuẩn sau khi sấy khoảng 14-17% để cà phê có hương vị thơm ngon nhất.

 Nhiệt độ không khí: 45 - 55oC, do cấu trúc của lớp vỏ ngoài cùng có chứa
nhiều cenlulose nếu phơi sấy ở nhiệt độ cao bề mặt sẽ cứng lại, ẩm trong
nhân không thoát ra được gây ẩm nhân.

 Quy trình sấy Cà phê: Tăng nhiệt độ sấy lên 70oC và sấy trong 1
giờ, sau đó hạ nhiệt độ xuống 50oC và duy trì sấy trong 10 giờ,
sau đó băng tải sẽ đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu trình
sấy mới cho đến khi nhấn Stop hoặc Emergency.

4.3. Sấy các loại nông sản khác:


Quy trình sấy:

- Sau khi nông sản đã được đưa vào lò sấy, tiến hành sấy với nhiệt độ từ 35
đến 40oC trong 4h để tránh tạo thành lớp vỏ cứng trên nông sản.

- Tiếp theo sẽ là bước vào giai đoạn làm khô nông sản bằng cách mỗi 2 giờ
sẽ tăng lên 4oC cho tới khi đạt đến ngưỡng 56oC. Theo đà giảm của lượng nước
bốc hơi.

- Đến giai đoạn sấy khô thì có thể duy trì nhiệt độ trong khoảng 60oC trong
thời gian 1giờ, sau đó băng tải sẽ đưa sản phẩm ra ngoài, và tiếp tục chu trình sấy
mới cho đến khi nhấn Stop hoặc Emergency.

- Nguyên tắc chung khi phơi, sấy nông sản phải khô dứt điểm trong khoảng
thời gian dưới 24h kể từ lúc nông sản tươi.
Chương 5
Thực trạng và giải pháp cao hiệu quả chế biến và xuất khẩu nông
sản.
5.1. Thực trạng chế biến và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam

5.1.1 Thị trường nông sản của nước ta


a. Khái niệm thị trường

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định
theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của
sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng
cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia
trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

b. Sản lượng xuất khẩu nông sản ở nước ta

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 9/2019, nông sản Việt Nam
đã có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các sản
phẩm xuất khẩu trên 1 tỉ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, với tổng giá trị là đạt
12,54 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 1,07 tỷ
USD. Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, nên xuất khẩu nông sản đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống
cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Với những sản phẩm
NS hiện có, cùng tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội, Việt Nam đang
hướng tới top 15 những nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới.

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chế biến và xuất khẩu nông sản

• Về phía Nhà nước:

- Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường
nông sản trên thế giới để phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất
nhập khẩu hàng nông sản phù hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không
đáng có cho doanh nghiệp và người nông dân.

- Bổ sung và điều chỉnh các chính sách theo hướng thu hút đầu tư cho ngành
Nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vừa
xây dựng hình ảnh, nâng cao thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường
quốc tế.

- Tiếp tục đổi mới các hình thức xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông
sản, đặc biệt là nông sản chủ lực. Đối với các thị trường nhập khẩu lớn như
Trung Quốc, Nhật, Mỹ thì cần có sự trao đổi giữa các nhà đầu tư với nhau, tìm
kiếm cơ hội hợp tác để hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nhà nước cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng thích hợp, cần có
sự điều phối theo nhu cầu xuất khẩu của thị trường. Đối với những mặt hàng ở
thị trường có chính sách bảo hộ hay rào cản kỹ thuật cao thì cần hỗ trợ đầu tư
phát triển ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến
chế biến, bảo quản chất lượng nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù
hợp với yêu cầu thị trường.

• Về phía doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

- Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, đảm bảo đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn quốc tế. Những yêu cầu của VietGap, Gloabal Gap cần triển khai cho
hầu hết các sản phẩm, bởi đây sẽ là yêu cầu của các thị trường nhập khẩu trong
tương lai.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn: Doanh nghiệp cần lựa chọn
chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với yêu cầu,
tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời,
cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ triển khai hiệu quả định hướng chiến lược
xuất khẩu nông sản, tối đa hóa giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu bằng
công nghệ sơ chế, chế biến tiên tiến và hiện đại.

- Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản: Đây là công việc hết sức cần
thiết đối với hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Giải pháp tối ưu là doanh nghiệp
cần cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt để nâng tầm
thương hiệu, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng.
Chương 6
Vận dụng và kiểm nghiệm mô hình
Hiện nay, hầu như tất cả các loại nông sản đều có thể áp dụng quy trình sấy
công nghiệp để cho ra sản phẩm sấy khô đạt tiêu chuẩn cho ra thị trường. Không
dừng lại ở nông sản, các sản phẩm thủy hải sản cũng có thể được sấy bằng hệ
thống các máy sấy nông sản kể trên. Ngoài ra, phạm vi ứng dụng của chúng cũng
vô cùng đa dạng, ví như:

 Các sản phẩm nông sản sấy khô có thể kể đến như: cà phê sấy, cà rốt sấy,
táo tàu sấy, ớt sấy, nấm sấy, thịt gấc sấy…
 Các loại ngũ cốc dạng hạt: thóc lúa, gạo, ngô và các loại đậu như đậu đen,
đậu xanh, đậu nành…
 Các nông sản dạng lát mỏng: như khoai mỳ, sắn, khoai lang, khoai tây…
 Thủy hải sản như: tôm khô, cá khô, mực khô…
 Thức ăn cho gia súc: cám, bột các loại.
 Sản phẩm dược liệu, làm thuốc: hoa hồng, hoa nhài, và các vị thuốc khác.
 Các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp chế biến sản xuất: như bột mỳ,
bột sữa, bột ngũ cốc…
 Ngoài ra còn rất nhiều loại sản phẩm đặc thù khác cũng được sấy
khô: nhằm giúp bảo quản chúng được lâu hơn.

Sấy nông sản theo những cấp nhiệt độ phù hợp với tùy loại nông sản. Tự
động di chuyển nông sản ra khỏi lò sấy bằng băng tải. Máy sấy khô thực phẩm
cho thành phẩm khô ưng ý, đặc biệt lên màu đẹp và đúng vị. 
Sản phẩm sau khi có thể chạy với hai chế độ tự động và bằng tay, tùy chỉnh
nhiệt độ hoặc sấy theo nhiệt độ cố định, theo ý người dùng. Ngoài ra hệ thống
còn có các đèn báo đảm bảo người dùng có thể kiểm tra dễ dàng.
Thông qua đề tài nghiên cứu, nhóm đề ra một số hướng phát triển về sau
như: sử dụng cửa tự động cho hệ thống để đưa sản phẩm vào lò sấy; sử dụng
điều khiển qua điện thoại bằng Wifi hoặc Bluetooth đảm bảo lò sấy luôn được
kiểm soát kể cả khi người nông dân có việc không thể điều khiển trực tiếp, đảm
bảo tiết kiệm thời gian.

You might also like