BTL Duongloi 2-4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trong bối cảnh phức tạp, diễn biến nhanh của vấn đề về biển Đông, chúng ta cần

phải có những bước đi chính xác, thận trọng nhưng cũng không kém phần quyết
liệt để giải quyết các vấn đề ấy.Vì vậy cần có những yêu cầu chung để có thể thống
nhất đường lối, tư tưởng. Yêu cầu của đất nước đặt ra hiện tại cụ thể là đảm bảo
chủ quyền lãnh thổ, kiên quyết không nhân nhượng; giữ vững hòa bình ổn định
khu vực; đảm bảo trật tự an ninh ở đất liền và đặc biệt là nâng cao nhận thức của
người dân nhất là tầng lớp trí thức, đặc biệt là giới sinh viên.

Về vấn đề lãnh thổ, gần đây vào kì họp quốc hội ngày 21/10/2019, thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu về tình hình biển Đông đã nhấn mạnh: "Đảng và
Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước". Điều đó càng nhấn mạnh thêm về tinh
thần và quyết tâm của toàn dân trong việc bảo về chủ quyền lãnh thổ. Chúng ta cần
thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên
tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ
quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để
bị xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Luôn nêu cao ý chí
quyết tâm “một tấc không đi, một li không rời”,”Còn người, còn biển, đảo”. Để
giải quyết yêu cầu trên chúng ta cần phải tăng cường an ninh, quốc phòng biển.
Phát triển lực lượng cảnh sát biển, hải quân, tiếp tục bồi đảo, xây dựng đưa dân ra
sống ở các đảo còn kiểm soát được để người dân có thể yên tâm khai thác các
nguồn lợi từ hải đảo. Nguồn lợi từ kinh tế biển đảo đóng góp 1 phần không nhỏ
trong GPD cả nước qua các ngành nuôi trồng đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí,
du lịch biển đảo. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng
lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang
thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục
trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Nhưng từng bước chúng ta có thể thục hiện được
bằng những bước đi thông minh, bền vững. Như thay vì chúng ta mua tàu chiến từ
Nga thì bây giờ chúng ta có thể mua công nghệ đóng tàu của Nga và tự sản xuất.
Các chiến hạm đầu tiên đã được hạ thủy từ xưởng sản xuất tàu Ba Son không thua
kém gì các tàu của Nga. Về ngoại giao ta kịch liệt phản đối các hành động vi phạm
chủ quyền biển đảo của các thế lực thù địch nước ngoài. Phát ngôn viên Bộ Ngoại
Giao luôn luôn lên tiếng phản đối ngay khi có tin tức về các hành động phi pháp ở
biển Đông, không bao giờ im lặng trước những hành động đó. Nhưng chúng ta
cũng cần phải khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích
quốc gia, an ninh, trật tự trên biển, khổng để xảy ra xung đột, giữ vững môi trường
hòa bình ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
Vì khu vực biển đông là tranh chấp của nhiều nước trong khu vực, không riêng gì
Việt Nam và Trung Quốc nên chúng ta càng phải khôn khéo mềm dẻo để có thể
duy trì mối quan hệ hòa bình hợp tác kinh tế với các nước. Ta nên tranh thủ mọi cơ
hội khi được phát ngôn ở các hội nghị của khu vực như các hội nghị của ASEAN,
đối thoại Sharing-la, hội nghị APEC để đưa ra các vấn đề và khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên biển Đông, chỉ có thế ta mới có thể đảm bảo chủ quyền biển đảo
về mặt ngoại giao.

Giữ gìn trật tự an ninh ở đất liền góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ
quyền biển đảo. Từ lâu nhân dân ta đã đúc kết được “ trong ấm, ngoài êm”. Từ cổ
chí kim, lịch sử dân tộc đã chứng minh, khi dân tộc ta đoàn kết, toàn dân một lòng
thì không có một đội quân nào, thế lực nào có thể khuất phục được chúng ta.
Nhưng khi trên dưới bất hòa, lòng dân không thuận thì chắc chắn sẽ có ngoại bang
dòm ngó xâm lăng. Chính vì vậy, trong công cuộc bảo về biển đảo, chúng ta cần
phải bảo đảm bảo “bờ ấm” thì mới “biển yên” được. Đất nước có ổn định, phát
triển mới tạo ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo. Vậy nên chúng ta cần phải tiếp tục
làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của
người dân đối với chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn lại sự kiện dàn khoan Hải
Dương 981vào năm 2014, Trung Quốc đã có hành động vi phạm nghiệm trọng luật
pháp quốc tể khi ngang nhiên kéo dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
của Việt Nam. Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu
thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu
tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh.
Đảng và Nhà nước đã có những hành động kiên quyết, quyết liệt để lên án, tố cáo
hành động trên lên Liên Hợp Quốc, diễn đàn hội nghị quốc tế và được các nươc
trên thế giới hưởng ứng kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Ấn Độ,… Nhưng tình hình trong nước lại không
khả quan như vậy. Lợi dùng tinh thần yêu nước của dân ta, các thành phần phản
động, cực đoan đã kích động biểu tình, bạo lực ở một số tỉnh thành. Chúng tổ chức
các cuộc biểu tình ở trung tâm để phản đối Trung Quốc nhưng lại kích động bạo
lực, gây xung đột giữa dân và lực lượng công an giữ gìn trật tự. Chúng tổ chức
những cuộc đập phá, phá hoại các xí nghiệp nhà máy của các công ty có chủ là
người Hoa hoặc nói tiếng Hoa, thậm chí là những nhà máy xí nghiệp của những
nước không liên quan như Nhật, Hàn, Đài Loan,… dẫn đến thiệt hại từ tình hình
trong nước còn lớn hơn cả thiệt hại từ tình hình ở biển. Chúng liên tục truyên
truyền trên các phương tiện mạng xã hội bằng các tin giá, những khẩu hiệu xuyên
tạc chính quyền như “hèn với giặc, ác với dân”, kích động chiến tranh. Rõ ràng là
người dân đã bị chúng dụ dỗ, tuyên truyền những tin tức, hình ảnh giả. Những tin
tức chính thống, những cố gắng của Đảng và Nhà nước thì không thấy đâu còn
những tin tức phản động thì được chia sẻ nhan nhản trên các trang mạng xã hội..
Do đó, chúng ta cần phải nâng cao tuyên truyền nhận thức người dân nhiều hơn,
sâu hơn bằng cách thành lập những kênh tuyên truyền chính thống trên những
phương tiên người dân tiếp xúc nhiều như báo mạng, truyền hình và đặc biệt là các
trang mạng xã hội – nơi mà các thế lực thù địch đang tích cực quấy phá. Chỉ khi
người dân tiếp cận được với những nguồn tin tức chính thức, đúng đắn thì mới
không bị lừa, kích động. Song song với việc đó, chúng ta cần trệt tiêu tin giả, sai sự
thật, xuyên tạc của các lực lượng thù địch bằng các đưa ra các luật ràng buộc các
trang mạng xã hội phải sàng lọc thông tin kỹ càng, xóa các bài đăng, tin tức sai sự
thật. Nhân dân luôn có niềm tin ở Đảng và Nhà nước, chỉ cẩn người dân tiếp cận
được các thông tin chính thống thì “ý Đảng” và “lòng dân” sẽ hợp nhất. Cuối cùng,
ta cần phải nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, nhất là các thành phần tri
thức, đặc biệt là sinh viên – những người dân dắt nền kinh tế, xã hội của đất nước
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần nhiều hơn nữa
những thước phim tài liệu về tình hình biển đảo hiện tại, những bước tiến tích cực
ở biển đảo. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh Viên tăng cường tổ chức các hoạt động liên
quan đến chủ quyền biển đảo như chương trình “sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”.
Các hoạt động ý nghĩa như Tặng công trình sân chơi, tổ chức hoạt động vui chơi
cho thiếu nhi. Thăm, tặng quà, tặng cờ Tổ quốc cho các gia đình chính sách, đồn
biên phòng; Tặng học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi, học sinh khuyết tật;
Triển lãm ảnh, mô hình giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, phát triển
kinh tế biển; Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang. Đặc biệt,
hoạt động xem phim tư liệu về Côn Đảo; giao lưu với nhân chứng lịch sử; nghe
chuyên gia thông tin về tình hình biển, đảo Tổ quốc. Tham gia hoạt động trò chơi
lớn nhằm tìm hiểu lịch sử Côn Đảo, lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc; tiềm
năng phát triển của biển đảo Việt Nam… Những hoạt động tích cực đó sẽ giúp
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên Việt Nam rất nhiều, góp phần rất
quan trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

You might also like