Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

8 LỖI VỀ COMPRESSOR NEWBIE PRODUCER THƯỜNG GẶP PHẢI

Hello ae, hôm nay rãnh lại tiếp tục tranh thủ chia sẽ 1 bài tutorial tới ae. Các bài tutorial khác trong
group (22 bài) ae search hashtag tutorial + Tín Trần sẽ ra nhé.

1. COMPRESS MỌI THỨ:


Khi chúng ta hỉu rõ bản chất, mục đích và tác dụng của compressor chúng ta sẽ biết nó ko phải là
để chỉnh loudness cho track, mà là để ổn định dynamic cho 1 track có dynamic range lớn dựa vào
threshold và ratio để balance với các track còn lại, và sau đó nhờ vào attack và release để định hình âm
thanh cho track đó (shaping the sound). Thì như thế tùy vào mỗi tình huống bài cụ thể mà chúng ta sẽ
phải đưa ra quyết định thành phần/nhạc cụ nào trong project sẽ cần phải compress. Ko phải là có khả
năng dùng là phải cứ dùng. Vì compressor là con dao 2 lưỡi nếu ko hỉu bít cặn kẽ và dùng đúng mục đích
nó sẽ giết chết dynamic của bài, khiến cho bài hát mất tính chất nhạc (unmusical) và ko còn sức sống.
Chúng ta cần phải dựa vào thực tế dynamic range của track đó và ý tưởng định hướng của bài nhạc. VD 1
track nhạc strings đánh theo kỹ thuật legato với ý tưởng chỉ giữ nền và biên độ âm lượng ko quá lớn
trong bài nhạc thì mình sẽ ít khi nào compress để giữ sự tự nhiên dynamic cho strings đó. Mixing nó là
hỉu biết nền tảng khoa học kỹ thuật về âm thanh, nhưng vận dụng nó thì là nghệ thuật và tùy cơ ứng biến.
Đừng compress chỉ vì bạn có công cụ và có quyền!

2) KO HỈU VÀ NGHE DC SỰ KHÁC BIẾT CỦA ATTACK RELEASE, RATIO, THRESHOLD


Đôi khi sau khi chúng ta compress và mix gần xong bài thì tự nhiên càng ngày càng cảm thấy tiếng kick
nó lọt thỏm đi, hoặc tiếng bass nổi trội hơn mức cần thiết v.v. Rất nhìu bạn newbie chưa hỉu rõ hoặc chưa
nghe ra được những cái này làm j tác động j, và hầu như chỉnh lụi đại theo tai nghe nghe dc dc hoặc chỉnh
1 cách máy móc như 1 số ng hướng dẫn là phải để thông số vầy vầy...
Ko có 1 thông số settings nào cho mọi trường hợp. Chẳng khác nào mixing vẹt. Với những ng có học hỉu
về nền tảng âm thanh & mixing thì khi nghe sẽ biết thấy kick bạn compress ổn chứ, vocal compress có
hơi nặng tay quá ko v.v. Như vậy chúng tác cần học hỉu rõ bản chất của những thằng này ntn.
Một gợi ý là nếu bắt đầu, bạn nên dành thời gian sau khi phối multitrack, bạn để 1 compressor trên từng
thành phần và chỉnh từng cặp đôi thông số ratio & threshold, attack & release để lắng nghe kỹ càng sự
tác động của nó. VD mình sẽ để comp trên kick, và mình sẽ để release 1 mức cố định, sau đó chỉnh attack
fast, medium, slow để nghe nó ảnh hưởng ntn (dĩ nhiên là có với gain reduction), sau đó mình sẽ chuyển
qua release làm tương tự. Hai cặp thông số này rất quan trọng, nên tránh mơ hồ trong việc mixing. Đặc
biệt thời gian đầu khi tai nghe chưa phát triển ae sẽ khó khăn trong việc nghe dc sự khác biệt.

3) COMPRESS 1 TÍN HIỆU ĐÃ DC COMP TRƯỚC ĐÓ


Điều này thường do vô ý hoặc thói quen comp vô tội vạ mà ko thực sự lắng nghe dynamic range. Một số
tín hiệu nếu đã được comp 1 cách đàng hoàng từ đầu thu vô (với các ae xài channel strip phần cứng)
hoặc các ae làm loop, sample của ng khác mà đã được comp (thấy sóng khá đều) thì ae comp lần nữa sẽ
chẳng khác nào giết chết dynamic thêm, hoặc nếu nó đã lớn ngang đều nhau thì nó chả có tác dụng j mà
đôi khi attack release của mình lại có định hình âm thanh nó khác đi so với ban đầu. Vd 1 guitar điện khi
thu bằng phơ thật hoặc qua amp thì rất thường khi là họ đã compress signal ngay tại phơ hoặc amp đó
nếu có. Trong trường hợp đó thì comp thêm sẽ là 1 động thái sai lầm. Chúng ta đừng làm máy móc, phải
thực sự nghe và quan tâm thẩm thấu thẩm mỹ tính chất nhạc của project, xem coi lớn nhỏ và diễn tiến
sắc thái thực sự của bài và các track ntn.

4) ĐẶT COMP Ở THỨ TỰ KO PHÙ HỢP TRONG SIGNAL CHAIN


Khi chúng ta xài comp, những j chúng ta đưa vào trước hay sau comp để sẽ ảnh hưởng tín hiệu khác
nhau. Nếu EQ trước comp thì sẽ ảnh hưởng khác comp trước EQ. Các bạn cần phải nghiên cứu và thử
nghiệm điều này. Ko có cách thức nào là sai mà quan trọng là hỉu để làm cho đúng ra ý tưởng. Có người
sẽ EQ trc comp vì 1 mục đích nào đó, có ng sẽ comp trc EQ vì 1 mục đích khác hoặc kết hợp cả 2. Quan
trọng là idea và việc làm theo trình tự đó nó có đem ra được ý tưởng phù hợp cho bài hay ko

5) COMP NHƯNG TRƯỚC ĐÓ BÀI HÁT CHƯA TƯƠNG ĐỐI ỔN ĐỊNH HÀI HÒA VỀ DYNAMIC
Một số bạn thần thánh hóa và lạm dụng compressor khi bài hát phối xong multitracks ngay từ bản phối
chưa có sự hài hòa về sắc thái và tương đối balance về mặt âm lượng giữa các track. Những project mà
các track quá khác biệt hoặc có diễn tiến dynamic chênh lệch lớn giữa các track thì việc cần làm trc tiên
là balance từ ngay bản phối trc bằng volume của vsti, automation, event clip/gain vv.v Nếu ko làm điều
này, thì việc comp nó sẽ là vô định hướng và dần dần mỗi track sẽ càng lớn hơn hay nhỏ hơn, và ko có 1
chuẩn mực để canh chỉnh. Khi chỉnh 1 track xong cảm thấy nó lại lớn hơn các track còn lại, rồi sau đó lại
chỉnh các track khác cũng lớn lên them v.v. thì nó sẽ chạy đua vũ trang với nhau và càng ngày sẽ càng tệ
hơn, và có thể dẫn đến clipping master channel. Đây là 1 bước quan trọng bên nước ngoài gọi là prep
mix.

6) DÙNG COMP NHƯ CÔNG CỤ BOOST VOLUME


Đây là 1 sai lầm cơ bản của những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về mixing. Nhiệm vụ, mục đích của comp ko
phải là để boost tín hiệu nhỏ. Đây là hiểu sai về makeup gain. Vì bản chất trước khi mixing, khi phối xong
multitrack thì chúng ta nên balance mọi thứ tương đối hài hào hết rồi, và comp chỉ dùng để tăng cường
enhance thêm sự đồng đều hài hào dynamic đó tránh 1 track nào đó quá nổi bật gây sự phân tâm nhưng
lại vẫn phải giữ được sắc thái tự nhiên tương đối ở 1 mức nào đó của âm nhạc bài hát đó.
Cho nên makeup gain là để bù tín hiệu lại của 1 track sau khi đã biết nén, mục đích là để hướng trở lại về
việc cân bằng balance trước đó với các track khác.

7) COMP BẰNG MẮT KO BẰNG TAI:


Thời nay các công cụ thật sự giúp chúng ta dễ dàng hơn, trực quan hơn khi mix khi nhìn dc tín hiệu phản
ứng ntn trực tiếp (realtime visual feedback). Tuy nhiên chính vì thế mà chúng ta sẽ có thói quen nhìn
bằng mắt để mix nhìu hơn mà thực sự lắng nghe và để ý đến sự thay đổi 1 cách sâu sắc của tín hiệu.
Không phủ nhận dc việc nhìn bằng mắt sẽ giúp ích, nhưng cẩn thận kẻo đang đi theo 1 thái cực dung mắt
nhìu hơn tai. Nói cho cùng thì việc mixing chủ yếu là sẽ bằng tai, lý do mà các mixing engineer nổi tiếng
như Andrew Scheps, CLA, Fab Dupont… họ mix cực kì nhanh và chuẩn trên các dàn console mà ko cần
nhìn nhìu lên màn hình vi tính vì do thế hệ trước họ thực sự mix bằng tai.

8) CHƯA NGHIÊN CỨU HỌC BIẾT VỀ VẤN ĐỀ ANALOG EMULATION CỦA COMP
Hiện nay comp plugin dc thiết kế mô phỏng phần cứng vintage rất nhìu, vd như Waves CLA2A, CLA3A,
API2500 hay các plugin của UAD… Vấn đề ở chỗ, chúng ta có công cụ nhưng chúng ta ít khi nào thực sự
tìm hiểu là nó mô phỏng phần cứng j, và phần cứng đó điểm hay độc đáo mang lại là gì. Chúng ta cứ thế
nghe ng này ng kia nói, mà ko thực sự đọc tìm hiểu những điều đặc biệt ngta mô phỏng sau đó, để rồi cứ
quăng plugin vào 1 cách máy móc. Mỗi màu của comp như vậy sẽ rất khác nhau và mục đích khác nhau,
thằng thì sẽ chuyên dành cho nhạc cụ, thằng thì sẽ chỉ phù hợp hơn dành cho vocal v.v Vì vintage gears
có những thông số nó cố định và phải hiểu đằng sau nó là j. VD CLA2A attack & release k có vì bản chất
nó đã được set trong phần cứng là fast attack (1ms) và slow release (multi stage release up to 10~20s).
Hãy hiểu rõ plugin bạn dùng chứ đừng chỉ bắt chước!
Kết luận: Comp là 1 công cụ quan trọng của mixing, nước ngoài thường nói Break or Make it! Hy vọng qua
bài viết này sẽ ít nhiều giúp ae tránh những lỗi này nhé.

Tín Trần 7/2019

You might also like