123doc Mobile TV Tren Nen Tang Mang 3g PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

MOBILE TV TRÊN NỀN TẢNG MẠNG 3G

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ......................................................................................................
Bản cam đoan .....................................................................................................
Mục lục................................................................................................................
Tóm tắt luận văn..................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, viết tắt, các bảng, các hình vẽ .......................................
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MOBILE TV ............................................ 3
1.1. Giới thiệu Mobile TV .............................................................................. 3
1.2. Sự khác nhau giữa Mobile TV với các hệ thống truyền hình mặt đất và
truyền hình vệ tinh ............................................................................................ 4
1.3. Các tiêu chuẩn cho Mobile TV................................................................ 6
1.4. Các tài nguyên cung cấp cho Mobile TV ................................................ 7
1.5. Mobile TV cộng đồng .............................................................................. 9
1.6. Các vấn đề kỹ thuật cơ bản của Mobile TV............................................. 9
1.6.1 Mã hóa nguồn trong truyền hình di động. ........................................... 9
1.6.2 Mã hóa các dòng video. ..................................................................... 11
1.6.3 Mã hóa các luồng âm thanh. .............................................................. 12
1.6.4 Mã hóa và ghép kênh trong truyền hình di động............................... 13
1.6.5 Điều chế và truyền dẫn ...................................................................... 14
1.7. Các hướng phát triển cho Mobile TV .................................................... 15
1.8. Kết luận chương ..................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG NGHỆ CHO MOBILE TV ............................ 19
2.1 Mobile TV quảng bá sử dụng công nghệ T-DMB ................................. 19
2.2. Các công nghệ Broadcast and Unicast cho Mobile TV ......................... 20
2.3. Mobile TV quảng bá và tương tác ......................................................... 22
2.4. Mobile TV trên nền tảng mạng 3G ........................................................ 24
2.4.1. MobiTV ............................................................................................ 24
2.4.2. Mạng 3+ cho truyền hình di động .................................................... 26
2.4.3. Truyền hình di động sử dụng 3G HSDPA ....................................... 27
2.4.4. Truyền hình di động sử dụng MBMS .............................................. 28
2.5. Các công nghệ quảng bá mặt đất cho Mobile TV ................................. 29
2.6. Mobile TV sử dụng công nghệ DVB ..................................................... 30
2.7. Dịch vụ Mobile TV MediaFLO ............................................................. 33
2.8. Mobile TV sử dụng các dịch vụ ISDB-T ............................................... 35
2.9. Kết luận chương ....................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: MOBILE TV TRÊN NỀN TẢNG MẠNG 3G .................... 37
3.1. Các dịch vụ mobile TV trên mạng tế bào ................................................ 37
3.2. Khả năng của mạng di động tế bào cho việc truyền tải Mobile TV ........ 38
3.2.1. Các dịch vụ dữ liệu trong mạng 2G và 2.5G .................................... 38
3.2.2. Dung lựng dữ liệu mạng 3G ............................................................. 40
3.2.3. Phân loại mạng 3G ........................................................................... 41
3.2.4. FOMA-Dịch vụ 3D đầu tiên từ Nhật Bản ........................................ 42
3.3. Chuẩn hóa cho truyền tải đa phương tiện qua mạng 3G.......................... 43
3.3.1. Các chuẩn 3GPP ............................................................................... 45
3.3.2. Hệ thống đa phương tiện IP (IMS) ................................................... 45
3.4. Kỹ thuật Streaming sử dụng tiêu chuẩn 3GPP......................................... 46
3.4.1. Thiết lập phiên unicast trong 3GPP sử dụng chuyển mạch gói trực
tuyến ........................................................................................................... 48
3.4.2. Tiến trình tải xuống .......................................................................... 50
3.5. Mạng HSDPA .......................................................................................... 50
3.5.1. Các kỹ thuật sử dụng trong HSDPA................................................. 52
3.5.2. Dung lượng dữ liệu mạng HSDPA cho chia sẻ luồng video............ 54
3.5.3. Dung lượng UE của HSDPA ............................................................ 55
3.6. Công nghệ MBMS ................................................................................... 56
3.6.1. Kiến trúc MBMS .............................................................................. 61
3.6.2. Các giao thức và mã ......................................................................... 63
3.6.3. Mạng truy cập vô tuyến .................................................................... 64
3.6.4. Các dịch vụ MBMS .......................................................................... 66
3.6.5. Hiệu quả của MBMS ........................................................................ 67
3.7. Kiến trúc hệ thống cung cấp mobile TV trên nền tảng 3G ...................... 68
3.8. Kết luận chương ....................................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
Tóm tắt

Tên đề tài:
Mobile TV trên nền tảng mạng 3G

Tóm tắt:
Trên cơ sở lý thuyết về truyền hình di động và sự phát triển của các
công nghệ trong mạng di động tế bào cũng như số lượng ngày càng tăng của
thiết bị đầu cuối (điện thoại di động). Luận văn sẽ thực hiện phân tích tổng
quan về các dịch vụ truyền hình di động, các công nghệ được sử dụng trong
truyền hình di động, qua đó liên hệ và đi sâu vào tìm hiểu truyền hình di động
trên mạng 3G.
DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1. 1: Mã hóa nguồn, đồng bộ và ghép kênh cho dịch vụ video DMB. .. 10
Hình 1. 2: Các kích thước block MPEG-4 AVC khác nhau. .......................... 11
Hình 1. 3. Chuỗi truyền dẫn DAB/DMB. ....................................................... 14
Hình 1. 4: Các công nghệ truyền hình di động. ............................................. 16
Hình 2. 1: Truyền hình di động dựa trên nền mạng 3G .................................. 24
Hình 2. 2: Hệ thống DVB-H. .......................................................................... 32
Hình 2. 3: Dịch vụ ISDB-T ở Nhật Bản.......................................................... 36
Hình 3. 1: Sự phát triển dữ liệu di động hướng đến tốc độ dữ liệu cao hơn... 40
Hình 3. 2: Sự phát triển công nghệ không dây và 3G ..................................... 41
Hình 3. 3: Chuẩn hóa của các dịch vụ 3G....................................................... 44
Hình 3. 4: Luồng cài đặt phiên trong 3GPP-PSS ............................................ 49
Hình 3. 5: Luồng giao thức dịch vụ gói 3GPP ................................................ 49
Hình 3. 6. Kiến trúc HSDPA ........................................................................... 51
Hình 3. 7: Dung lượng của mạng HSDPA cung cấp cho các người dùng đồng
thời [2]. ............................................................................................................ 54
Hình 3. 8. Quảng bá trên các kết nối Unicast ................................................. 57
Hình 3. 9. Quảng bá trên các kết nối Multicast .............................................. 57
Hình 3. 10. Quy trình MBMS cung cấp kết nối dịch vụ trong chế độ broadcast
và multicast ..................................................................................................... 60
Hình 3. 11. Kiến trúc MBMS .......................................................................... 62
Hình 3. 12. Giá giao thức MBMS ................................................................... 63
Hình 3. 13. So sánh MBMS với các hướng truyền đa phương tiện khác ....... 67
Hình 3. 14. Kiến trúc hệ thống cung cấp mobile TV trên nền tảng 3G .......... 69
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 3. 1: Tốc độ dữ liệu chuyển mạch trong mạng GSM ......................................39


Bảng 3. 2: Các định dạng mã hóa cho dịch vụ trực tuyến chuyển mạch gói phiên
bản 4 ..........................................................................................................................46
Bảng 3. 3. UE HSDPA phiên bản 5 và tốc độ dữ liệu 1/RLC cực đại. .....................55
Bảng 3. 4. Các kiểu dịch vụ MBMS .........................................................................67
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

3G Third Generation Thế hệ thứ 3

3GPP Third Generation Partnership Dự án hiệp hội thế hệ thứ 3


Project

3GPP-PSS 3GPP Packet-switched Dịch vụ luồng chuyển mạch


Streaming Service gói 3GPP

AAC Advanced Audio Coding Mã hóa âm thanh tiên tiến

ALC Asynchronous Layered Coding Mã phân lớp bất đồng bộ

BLER Block-Error Rate Tỷ lệ lỗi khối

BM-SC Broadcast-Multicast Service Trung tâm dịch vụ


Center broadcast-multicast

BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

DMB Digital Multimedia Broadcasting Quảng bá đa phương tiện số

DTM Dynamic synchronous Transfer Chế độ chuyển giao đồng bộ


Mode

DVB-H Digital Video Broadcasting for Quảng bá truyền hình số cho


Handheld thiết bị cầm tay

DVB-T DVB-Terrestrial Quảng bá truyền hình số mặt


đất
EDGE Enhanced Data rates for GSM Các tốc độ dữ liệu tiên tiến
Evolution cho sự phát triển GSM

FACH Forward Access Channel Kênh truy cập chuyển tiếp

FLUTE File Delivery over Unidirecional Phân phát file trên phương
Transport thức truyền vô hướng

GGSN GPRS Gateway Support Node Nút hỗ trợ cổng GPRS

GSM Global System for Mobile Hệ thống toàn cầu cho thông
Communication tin di động

GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung

HDTV High Definition Television Truyền hình phân giải cao

HS-DSCH High Speed Downlink Shared Kênh chia sẻ đường xuống


Channel tốc độ cao

HSDPA High Speed Downlink Packet Truy cập gói đường xuống
Access tốc độ cao

HSUPA High Speed Uplink Packet Truy cập gói đường lên tốc
Access độ cao

MBMS Multimedia Broadcast and Các dịch vụ quảng bá và


Multicast Services multicast đa phương tiện

MCCH MBMS point-to-multipoint Kênh điều khiển điểm – đa


Control Channel điểm MBMS

MICH MBMS notification Indicator Kênh chỉ thị thông báo


Channel MBMS

MPEG Moving Picture Experts Group Nhóm chuyên gia về ảnh


động

MSCH MBMS point-to-multipoint Kênh lập lịch điểm – đa


Scheduling Channel điểm MBMS

MTCH MBMS point-to-multipoint Kênh lưu lượng điểm – đa


Traffic Channel điểm MBMS

QPSK Quadrature Phase-Shift Keying Điều chế số dịch pha cầu


phương

SGSN Serving GPRS Support Node Nút hỗ trợ phục vụ GPRS

RF Radio Frequency Tần số cao tần

RLC Radio Link Protocol Giao thức kết nối vô tuyến

RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô


tuyến

TV Television Truyền hình

UE User Equipment Thiết bị người dùng

UMTS Universal Mobile Hệ thống viễn thông di động


Telecomminications System phổ thông

UTRAN UTMS Terrestrial Radio Access Mạng truy cập vô tuyến


Network UTMS mặt đất

WCDMA Wideband Code Division CDMA băng rộng


Multiple Access
1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống ngày nay, khoa học công nghệ đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như nhu cầu trao đổi thông tin
của con người. Cùng nhịp phát triển với khoa học công nghệ nói chung, thì
trong lĩnh vực viễn thông và đặc biệt là trong hệ thống mạng di động tế bào
cũng liên tục thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu của con người. Ngày nay,
mỗi người trong chúng ta ai cũng sở hữu cho riêng mình một thiết bị di động
có thể truy cập dữ liệu với tốc độ cao qua mạng dữ liệu tế bào nhất là mạng
3G ở mọi lúc mọi nơi. Tận dụng được lợi thế này, các nhà mạng đã đưa ra
dịch vụ truyền hình di động trên nền tảng mạng di động tế bào của họ.

Truyền hình di động ra đời do nhu cầu xem các chương trình truyền
hình mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động của người dùng. Nó được thiết kế
để có thể truyền tải được tín hiệu truyền hình trong môi trường di động có
băng thông hạn chế và thường xuyên phải di chuyển với tốc độ cao.

Hiện nay hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) là hệ thống đáp
ứng các dịch vụ số liệu tốc độ cao như: video streaming, nhắn tin đa phương
tiện, hội nghị truyền hình,… Do khả năng cung cấp tốc độ truyền dẫn cao nên
việc triển khai cung cấp tín hiệu truyền hình di động (Mobile TV) qua mạng
3G là hoàn toàn khả thi và ngày càng chiếm ưu thế so với các công nghệ
khác. Do vậy, việc nghiên cứu truyền hình di động trên nền tảng mạng 3G là
cần thiết. Luận văn với tên gọi “Mobile TV trên nền tảng 3G” với mục đích
tìm hiểu và nghiên cứu truyền hình di động trên nền tảng 3G với các nội dung
cụ thể như sau:

Chương 1 – “Tổng quan về Mobile TV”: Trong chương này, luận văn
sẽ mang đến cho người đọc có một cái nhìn tổng quan về Mobile TV.
2

Chương 2 – “Các công nghệ cho mobile TV”: với mục đích mang đến
cho người đọc về các công nghệ được dùng trong mobile TV.

Chương 3 – “Mobile TV trên nền tảng mạng 3G”: đi vào việc tìm hiểu
mobile TV trên nền tảng mạng 3G. Đây cũng là nội dung chính của luận văn.
3

Chương 1: Tổng quan về Mobile TV

Trong chương này, luận văn sẽ tập trung vào việc trình bày tổng quan
về Mobile TV hay còn gọi là truyền hình di động. Theo đó, chương này sẽ
bao gồm việc cung cấp các thông tin về mobile TV, các dịch vụ, các tiêu
chuẩn cho mobile TV, các hướng phát triển của mobile TV,…

1.1. Giới thiệu Mobile TV

Truyền hình di động (Mobile TV) là việc truyền các chương trình
truyền hình hoặc video cho một loạt thiết bị vô tuyến từ các điện thoại có
khả năng truyền hình di động tới các thiết bị đa phương tiện vô tuyến có
khả năng liên kết dữ liệu với các mạng di động hiện hành. Các chương trình
có thể được phát theo phương thức quảng bá đến mọi người xem trong
vùng phủ sóng hoặc là phát riêng (unicast) tới khách hàng có nhu cầu.
Chúng cũng có thể là truyền multicast đến một nhóm người dùng. Việc
phát quảng bá có thể là qua môi trường mặt đất như truyền hình số và
tương tự được phát đến các gia đình của chúng ta, hoặc chúng có thể được
phát trực tiếp qua các vệ tinh đến các máy di động. Việc phát đó cũng có
thể được phát qua Internet/Web.

Truyền hình di động dựa trên các luồng truyền dẫn âm thanh/video có
chất lượng cao cho các thiết bị di động nhưng nó không chỉ là một phiên bản
di động của dịch vụ truyền hình mặt đất. Sự khác nhau giữa chúng không
chỉ ở kích thước màn hình hay nội dung có sẵn. Ngữ cảnh sử dụng và thực tế
cho thấy rằng truyền hình di động được truy cập bằng một thiết bị mà nó
cung cấp khả năng kết nối peer-to-peer thay đổi nó một cách đáng kể. Hơn
nữa, truyền hình di động còn cho khả năng tương tác cao hơn các dịch vụ
truyền hình thông thường.
4

1.2. Sự khác nhau giữa Mobile TV với các hệ thống truyền hình mặt
đất và truyền hình vệ tinh

Các thiết bị di động thiết lập nên một thế giới khác nhau hoàn toàn.
Các thiết bị di động có các màn hình rất nhỏ so với truyền hình tiêu chuẩn
nhưng chúng có sự hạn chế về công suất tiêu thụ cũng là sự duy trì năng
lượng hoạt động (pin) và duy trì thời gian đàm thoại là hết sức quan trọng.
Mọi thiết bị trong một cell được thiết kế với các tính chất để có thể giữ gìn
năng lượng. Các bộ xử lý trong các cell, dù rất mạnh so với các máy tính
trong một vài năm trước, không thể đóng lại để chạy các nhiệm vụ mã hoá
và giải mã, hoặc trao đổi khuôn dạng và tốc độ khung. Các thiết bị di động
được nối qua mạng tế bào 3G có thể hỗ trợ tốc độ trao đổi dữ lệu cao hơn
cho cho các dịch vụ đa phương tiện nhưng không được thiết kế để xử lý 4-
5 Mbps cần thiết đối với truyền hình di động có độ nét chuẩn. Do đó, mặc
dù có các điện thoại tế bào có thể nhận được truyền hình thông thường
nhưng chúng thực sự không lý tưởng cho việc sử dụng như vậy.

Truyền hình di động là một công nghệ mà đã được thiết kế đặc biệt để
phù hợp với thế giới di động - thế giới với băng thông và nguồn cung cấp bị
giới hạn, các màn hình nhỏ, và ngoài ra còn thêm vào các tính chất mới như
tương tác qua mạng tế bào. Nhưng trong thế giới này thì các thiết bị di động
lại có ưu điểm đó là có kích thước màn hình nhỏ, số lượng điểm ảnh cần
thiết được giảm xuống bằng một phần tư của truyền hình có độ nét chuẩn.
Ngày nay, truyền hình số được dựa vào chủ yếu là nén MPEG-2 bởi vì đó là
công nghệ nén khả dụng nhất trong những năm 1990 khi truyền hình được
phát qua vệ tinh và cáp dùng chung. Truyền hình di động ngày nay sử dụng
các thuật toán nén hiệu quả hơn như là MPEG-4 hoặc Window-Media để
nén hình ảnh và audio. Nén audio hiệu quả đối với thoại đã được xác nhận
trong mạng di động và các công nghệ này được thực hiện cho thế giới truyền
5

hình di động cùng với sử dụng mã hóa audio ở đa tốc độ thích ứng, QCELP,
hoặc mã hóa audio tiên tiến dựa vào MPEG-2 hoặc MPEG-4.

Trong mạng thế hệ thứ ba (3G), được đặc trưng bởi nhu cầu sử dụng
băng thông thiệu quả để cung cấp cho hàng ngàn khách hàng trong một vùng
tế bào, các khuôn dạng tệp tin dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp như
3GPP được dùng chung. Để giảm băng thông hơn nữa và dựa vào các điều
kiện truyền dẫn, các mạng tế bào cũng có thể giảm tốc độ khung hoặc làm
cho các khung có số lượng byte thấp hơn trên một khung.

Tuy nhiên, việc giảm tốc độ bit cần thiết để vận chuyển video không
chỉ là đặc trưng của các dịch vụ truyền hình di động. Công nghệ quảng bá đã
được thay đổi đặc biệt là cho phép bộ thu có thể tiết kiệm nguồn. Chẳng hạn
DVB-H sử dụng kỹ thuật gọi là cắt thời gian, kỹ thuật này cho phép bộ thu
cắt nguồn bộ điều hưởng (tuner) tới 80% thời gian mà không bị ngắt khi
trình chiếu video. Sự truyền cũng kết hợp các tính chất để khắc phục tốt việc
thu nhận tín hiệu không mong muốn trong các môi trường di động nhờ dùng
các cơ chế sửa lỗi FEC mạnh. Các môi trường di động có đặc trưng là khách
hàng (người sử dụng thiết bị đầu cuối – các thiết bị di động) di chuyển với
tốc độ cao, như là trên xe ô tô hoặc trên tàu. Truyền dẫn mặt đất tiêu chuẩn
dựa vào Ủy ban hệ thống truyền hình tiên tiến (ATSC) hoặc các tiêu chuẩn
DVB-T không thích hợp với môi trường do sự dịch chuyển tần số Doppler,
vì vậy mà 8000 sóng mang được sử dụng cho điều chế ghép kênh phân chia
theo tần số trực giao ở nhiều tần số khác với với dự định. Để thực hiện được,
nhiều các kỹ thuật điều chế đặc biệt như là COFDM với các sóng mang 4K
được sử dụng. Truyền hình di động đã sinh ra bộ các tiêu chuẩn của chính
nó cho các vận chuyển mặt đất, vệ tinh, và mạng tế bào 3G.

Truyền hình di động được thiết kế để thu bằng các thiết bị di động
6

trong mạng tế bào, nó cơ bản là các bộ xử lý với các hệ thống hoạt động bởi
chúng và các gói phần mềm ứng dụng. Các thiết bị cầm tay hỗ trợ linh hoạt
và các gói phần mềm đồ họa với độ tùy biến cao. Các nhà mạng đã nhận
thức được rằng những khả năng này và kể từ đây đã thiết kế nội dung mà tận
dụng những ưu điểm của các thiết bị mà nó sẽ hoạt động. Nội dung mới, đó
là chuẩn bị cho truyền hình di động đạt được ưu điểm của việc pha trộn các
hoạt cảnh, đồ họa và hình động nó chạy thông qua các phần mềm cài trên
thiết bị di động.

1.3. Các tiêu chuẩn cho Mobile TV

Việc xem truyền hình di động có vẻ như là đơn giản. Rốt cuộc nó phải
cung cấp các bức ảnh giống như đang được quảng bá bất kỳ cách nào.
Nhưng ẩn dưới sự đơn giản ấy là rất nhiều công nghệ và tiêu chuẩn đã được
phát triển trong một thời gian dài để hoàn thành truyền hình với màn hình
nhỏ khoảng từ 2”. Những người yêu thích audio được nghiên cứu xử lý với
30 loại khuôn dạng file âm thanh phạm vi từ các dạng .war đơn giản tới các
dạng .mpg, Real, QuickTime, Windows Media 9 và các khuôn dạng file
khác. Video cũng không ít hơn 25 khuôn dạng khác nhau, từ không nén tới
MPEG-4/ AVC. Hơn nữa, video có thể trình diễn với một dải rộng của các
độ phân giải, kích thước khung và các tốc độ [2].

Đây là một công việc to lớn cho ngành công nghiệp để gặp nhau và
thống nhất các tiêu chuẩn mà sẽ được sử dụng làm nền tảng chung để phân
phối các dịch vụ truyền hình di động. Các tiêu chuẩn có hơi khác nhau dựa
vào công nghệ nhưng sự mở rộng quy ước mà đạt được trong một khung
thời gian ngắn bằng một thập kỷ phản ánh chu trình công nghệ và sản phẩm
mới. Vô số các nhóm được yêu cầu làm việc cùng với nhau, từ các nhà thiết
kế và nhà sản xuất chip tới các nhà thiết kế hệ điều hành và phần mềm ứng
7

dụng, các nhà thiết kế và sản xuất thiết bị cầm tay, các nhà phát triển phần
mềm, cộng đồng truyền hình quảng bá, các nhà khai thác di động 3G, và nhà
khai thác quảng bá truyền hình vệ tinh, cùng hàng trăm cổ đông liên quan.
Nó cũng liên quan tới công nghiệp sản xuất nội dung để thiết kế nội dung
audio và video cho di động; các nhà công nghiệp quảng bá và di động chuẩn
bị các hệ thống truyền dẫn để xử lý truyền hình di động và nhiều cái khác.

Các yêu cầu với bất kỳ công nghệ nào có thể hỗ trợ cho việc truyền
dẫn truyền hình di động bao gồm:

 Việc truyền dẫn phải theo các ý tưởng định dạng phù hợp với các thiết
bị truyền hình di động.
 Công nghệ phải có mức tiêu thụ điện năng thấp.
 Chất lượng thu phải ổn định khi lưu động.
 Chất lượng hình ảnh phải rõ nét dù tín hiệu bị suy giảm do pha đinh
và các ảnh hưởng trên kênh truyền khác.
 Tốc độ chuyển động có thể lên tới 250 km/h.
 Có khả năng thu nhận tín hiệu trên một vùng rộng lớn trong khi di
chuyển.
1.4. Các tài nguyên cung cấp cho Mobile TV

Điện thoại di động là một thiết bị đa năng. Nó được kết nối tới các
mạng di động tế bào đồng thời nhận các chương trình FM quảng bá qua bộ
dò sóng FM hoặc kết nối đến mạng LAN vô tuyến qua Wi-Fi. Phát truyền
hình di động có thể tương tự với đa chế độ qua mạng 3G, các mở rộng
quảng bá của 3G như MBMS hoặc MCBS, hoặc các mạng quảng bá mặt đất
và vệ tinh. Trong tất cả thể loại này, một tài nguyên chung cần thiết là phổ
tần số. Sự phát triển nhanh chóng của truyền hình di động, động lực và quy
mô của nó đã không được các nhà công nghiệp lường trước được, mặc dù
8

không phải tất cả đều đồng ý với tuyên bố này. Vì vậy mà công nghệ truyền
hình di động đã loại bỏ được sự xáo trộn để tìm ra cách thấy được phổ tần
của nó và phát truyền hình di động. Ở Anh và Mỹ phổ tần quảng bá truyền
hình truyền thống UHF và VHF cũng được sử dụng cho cả truyền số, do đó
cần có nội dung đồng thời trong cả hai chế độ. Ở Anh, BT Movio phải dùng
đến phổ phát thanh quảng bá số để phát truyền hình di động sử dụng tiêu
chuẩn được gọi là DAB-IP. Ở Hàn Quốc phổ tần DAB cho các dịch vụ vệ
tinh được sử dụng để phát các dịch vụ dưới dạng vệ tinh quảng bá đa
phương tiện số- DMB-S. DVB-H là một tiêu chuẩn được thiết kế rộng rãi để
sử dụng cho các mạng DVB-T hiện tại cũng cung cấp các dịch vụ DVB-H
và sử dụng cùng phổ tần.

Tài nguyên về phổ tần thực sự cần thiết cho các quốc gia có phổ tần
UHF đang được đánh dấu (dự phòng) cho các dịch vụ như vậy. Ở Mỹ, nơi
các hệ thống ATSC không cho phép "ride on (cưỡi trên)" truyền dẫn di động,
phổ tần UHF còn lại dành cho truyền dẫn số và phổ tần được đấu giá.
Modeo, nhà khai thác DVB-H đã mạo hiểm lắp đặt mạng mới toàn bộ dựa
vào DVB-H sử dụng dải băng L tại 1670 Mhz. Nhà khai thác HiWire có phổ
trong dải tần 700MHz là bắt đầu khởi động các dịch vụ DVB-H sử dụng khe
phổ tần này. Mỹ (cùng với Hàn Quốc và Ấn Độ) cũng là người nắm giữ các
công nghệ CDMA mà Qualcomm phát minh ra. Qualcomm đã công bố một
công nghệ quảng bá cho truyền hình di động được gọi là Media FLO, công
nghệ này khả dụng cho tất cả các nhà khai thác để cung cấp truyền hình di
động theo hình thức quảng bá. Nhiều quốc gia khác đang thiết lập sử dụng
công nghệ tương tự. Ở Hàn Quốc, chính phủ cũng đã cho phép sử dụng phổ
VHF cho các dịch vụ truyền hình di động và T-DMB đã được khởi động cho
cung cấp các dịch vụ truyền hình di động. Ở Nhật, sử dụng quảng bá ISDB-T
                   
9

1.5. Mobile TV cộng đồng

Không chỉ với người sử dụng tham gia vào cộng đồng truyền hình di
động. Các điện thoại đa phương tiện mới-loại có thể hiển thị truyền hình di
động cũng có thể chơi nhạc và cũng có thể thu trực tiếp từ mạng hơn là tải
về từ máy tính. Công nghiệp nội dung âm nhạc để bán cho các thiết bị di
động đã được ra đời. Các cơ hội mới đã mở ra bởi phần mềm cho truyền
hình di động và phát triển nội dung bằng Java hoặc Flash tạo việc làm cho
hàng triệu các nhà phát triển phần mềm trong lĩnh vực công nghiệp này. Vì
thế với bộ vi mạch, nhà phát triển và nhà thiết kế phần mềm được kết hợp
với nhau hoạt động trong một ngành công nghiệp mà gần nửa tỷ máy di
động có thể được bán trong một năm. Họ này được mở rộng thêm những
người tạo nội dung mới, những nhà kết hợp nội dung, lưu trữ âm nhạc, và
nhà phát triển nền tảng cơ sở thương mại điện tử. Nhu cầu bảo vệ nội dung
sao cho người nắm bản quyền có thể nhận được quyền lợi của họ dẫn tới
cần phải có quản lý quyền số. Quả thực cộng đồng sản xuất nội dung
truyền thống ở Hollywood được mở rộng đa dạng, bao gồm tất cả các
ngành công nghiệp, nhà khai thác di động, nhà quảng bá, nhà sản xuất nội
dung, hoặc trong các ngành công nghiệp dịch vụ, phần cứng, phầm mềm
rộng lớn.

1.6. Các vấn đề kỹ thuật cơ bản của Mobile TV

1.6.1 Mã hóa nguồn trong truyền hình di động.

Mục đích của mã hóa nguồn là để giảm một lượng dữ liệu được truyền
bằng cách loại bỏ tất cả các phần dữ liệu dư thừa và không cần thiết. Vì một
kênh vô tuyến DMB có tốc độ thực bị giới hạn lớn nhất là 1.5 Mbps nên
phương pháp mã hóa nguồn phải rất hiệu quả. Mặt khác phương pháp mã hóa
lại không được quá phức tạp và sử dụng năng lực của CPU để còn thực hiện
10

giải mã với công suất thấp và chi phí thiết bị phần cứng của các thiết bị di
động không cao.

Hình 1. 1: Mã hóa nguồn, đồng bộ và ghép kênh cho dịch vụ video DMB.

Hình 1.1 là mô hình mã hóa nguồn, đồng bộ và ghép kênh cho dịch vụ
video DMB. Như ta đã biết, nếu như tín hiệu truyền hình trước khi truyền trên
truyền hình mà không thực hiện nén (mã hóa nguồn) thì lượng dữ liệu truyền
đi sẽ vô cùng lớn mà trong đó thông tin dư thừa là rất nhiều. Vì vậy, việc mã
hóa nguồn là cần thiết để giảm lượng tin dư thừa (ở đây là sử dụng chuẩn
MPEG-4).
11

1.6.2 Mã hóa các dòng video.

Để nén các dòng video, trong công nghệ DMB sử dụng MPEG-4 AVC
(Advance Video Coding - Mã hóa video tiên tiến). Tiêu chuẩn này cũng được
gọi là H.264.

Ở chế độ giữa khối, MPEG-2 chỉ hỗ trợ các macroblock 16x16 điểm
ảnh, không đủ độ phân giải để mã hoá chính xác các chuyển động phức tạp
hoặc phi tuyến tính, ví dụ như phóng to thu nhỏ. Ngược lại, MPEG-4 AVC lại
tăng cường hiệu chỉnh chuyển động bằng cách cho phép bộ lập mã biến đổi
kích cỡ thành phần chói của mỗi macroblock. (Bộ lập mã sử dụng thành phần
chói như vậy là do mắt người nhạy cảm với chuyển động chói hơn nhiều so
với chuyển động màu.) Như có thể thấy trong Hình 1.2, MPEG-4 AVC có thể
chia thành phần chói của từng macroblock thành 4 cỡ: 16x16, 16x8, 8x16
hoặc 8x8. Khi sử dụng khối 8x8, nó còn có thể chia tiếp 4 khối 8x8 này thành
4 cỡ nữa là 8x8, 8x4, 4x8 hoặc 4x4.

16x16 16x8 8x16 8x8


0 0 1
0 0 1
1 2 3

8x8 8x4 4x8 4x4


0 0 1
0 0 1
1 2 3

Hình 1. 2: Các kích thước block MPEG-4 AVC khác nhau.

Việc phân chia các macroblock cho phép bộ lập mã xử lý được một vài
loại chuyển động tuỳ theo độ phức tạp của chuyển động đó cũng như nguồn
12

lực về tốc độ bit. Nhìn chung, kích cỡ phân chia lớn phù hợp với việc xử lý
chuyển động tại các khu vực giống nhau trong ảnh, trong khi đó kích cỡ phân
chia nhỏ lại rất có ích khi xử lý chuyển động tại các chỗ có nhiều chi tiết hơn.
Kết quả là chất lượng hình ảnh cao hơn, ít bị vỡ khối hơn. Các cuộc thử
nghiệm đã chỉ ra rằng việc sắp xếp hợp lý các khung có thể tăng tỷ lệ nén
thêm 15%. MPEG-4 AVC lấy phần chói của ảnh gốc và sử dụng các
macroblock đã được chia nhỏ tại các khu vực có nhiều chi tiết nhằm tăng
cường khả năng hiệu chỉnh chuyển động.

1.6.3 Mã hóa các luồng âm thanh.

Để mã hóa các luồng âm thanh (audio) cho truyền hình di động,


DMB hỗ trợ MPEG-4 BSAC (bit sliced arithmetic coding - mã hóa số
học phân chia bit) và AAC (Advanced Audio Coding - mã hóa âm thanh
tiên tiến). AAC đảm bảo chất lượng âm thanh tuyệt vời ở tốc độ bit thấp khi
sử dụng trong biến thể AAC/HE (High Effciency).

a. Mã hóa âm thanh tiên tiến (AAC):

Advance Audio Coding (AAC) –(ISO 14496-3) là một định dạng


âm thanh nén kiểu lossy được định nghĩa theo tiêu chuẩn MPEG-2 và
được phát triển bởi liên minh Fraunhofer, Dolby, Sony và AT&T. AAC
được phát triển nhằm thay thế cho định dạng âm thanh đã quá nổi tiếng Mp3
để tích hợp trong container MP4 - một container của MPEG-4 tiêu chuẩn hỗ
trợ đầy đủ các tính năng phụ. Dạng định này được phát triển để xóa đi
những chỗ yếu của MP3 và nâng cao phương pháp mã hóa đã có. Do vậy
những tín hiệu thu của âm thanh hay tiếng động sẽ được nhận biết và mã hóa
1 cách hiệu quả hơn hoặc những vấn đề của Pre-Echo sẽ giảm thấp xuống
nhiều. AAC có thể tích hợp tới 48 kênh âm thanh (có sample rate tới 96 KHz)
13

cộng thêm 15 kênh âm thanh tần số thấp (Low Frequency Enhancement-LFE)


giới hạn tốc độ lấy mẫu ở 120 Hz.

b. Mã hóa số học phân chia bit (BSAC):

MPEG-4 BSAC (Bit Sliced Arithmetic Coding)-mã hóa số học phân


chia theo bit, là một công cụ mã hóa âm thanh đặc biệt trong tiêu chuẩn
MPEG ISO/IEC 14496-3, Part 3 Audio.Kỹ thuật BSAC được sử dụng thay
thế cho mã hóa Huffman trong mã hóa âm thanh AAC để cung cấp mã hóa tỉ
lệ bit bậc thang (scalable bitrate coding) trong suốt quá trình truyền tải.
Nguồn Audio có thể được mã hóa ở tỉ lệ bit cao nhất (full bitrate) và sau đó có
thể giảm dần theo chuỗi truyền dẫn theo mức độ khác nhau của dung lượng
kênh truyền.

Đặc điểm của BSAC:

 Hiệu quả mã hóa cao: sự chuyển mã của AAC.


 Bước nhảy bậc thang nhỏ (small step scalability) với 1kbps/1kênh
(phạm vi bậc thang-scalable range từ 16kbps/1kênh đến 64kbps/1kênh).
 Khả năng co giãn lỗi (SBA mode).

1.6.4 Mã hóa và ghép kênh trong truyền hình di động.

Những dòng dữ liệu của các dịch vụ của các dịch vụ khác nhau không
thích hợp cho truyền dẫn theo khuôn dạng hiện tại, mà trước hết phải biến đổi
thích ứng với những tính chất đặc biệt của kênh vô tuyến, quá trình đó được
gọi là mã hóa kênh. Tiếp theo các dòng dữ liệu đã mã hóa của các dịch vụ
khác nhau phải được ghép vào một dòng truyền tải chung trước khi truyền đi.
Hình sau đưa ra tổng quan về kết quả luồng truyền dẫn DAB/DMB.
14

Hình 1. 3. Chuỗi truyền dẫn DAB/DMB.

1.6.5 Điều chế và truyền dẫn

Luồng dữ liệu tạo ra từ quá trình ghép kênh và mã hóa được quảng bá
qua kênh vô tuyến tới các máy thu. Tham số của kênh vô tuyến được cố định
bởi song mang và tốc độ dữ liệu. Sóng mang là sóng điện từ hàm sin tuần
hoàn của một tần số nhất định. Tần số sóng mang phải phù hợp với dải tần số
trong phổ điện trường của anten, trong khi tốc độ dữ liệu xác định băng tần
cần thiết cho kênh vô tuyến. 1 kênh vô tuyến DAB/DMB có băng tần là 1,536
Mhz và tốc độ dữ liệu đạt được từ 1 đến 1,5Mb/s tùythuộc vào tỷ lệ mã hóa
dữ liệu dùng cho mã xoắn của các dòng dữ liệu khác nhau. Ở một phương
diện khác, mạng di động 3G như UMTS có thể có được tốc độ dữ liệu tương
tự, nhưng chỉ với vùng phủ của trạm gốc không vượt quá vài trăm mét hoặc ít
hơn, vùng phủ sóng này rất nhỏ khi sánh với vùng phủ sóng với đường
kính lên tới 100km của máy phát DAB/DMB duy nhất. Nói chung, một
vấn đề của việc truyền dữ liệu tốc độ cao với khoảng cách xa đó là tín hiệu dễ
bị can nhiễu. Một trường hợp cụ thể là hiện tượng truyền sóng vô tuyến đa
đường.
15

1.7. Các hướng phát triển cho Mobile TV

Đã có một số công nghệ được sử dụng để cung cấp các dịch vụ Mobile
TV hiện nay. Đây chỉ là một phần vì có rất nhiều các nhóm nhà khai thác khác
nhau như các nhà khai thác di động, các nhà khai thác phát thanh truyền hình
truyền thống, và các nhà khai thác không dây băng tần rộng dang tìm kiếm tác
dụng các mạng của họ để có thể phát Mobile TV được như các dịch vụ đa
phương tiện.Các nhà khai thác di động có các mạng bao phủ diện rộng ở hầu
hết các nơi có người trên thế giới. Đó là một thuận lợi để họ tiếp tục phát triển
các mạng đó để cung cấp các dịch vụ Mobile TV. Cũng ở thời điểm này, các
nhà khai thác phát thanh truyền hình, những người có truyền thống kinh doanh
về phát thanh truyền hình cũng đang mở rộng, phát triển các mạng phát thanh
vô tuyến quả đất của họ để có sự mở rộng tương đương. bởi vậy có thể suy ra,
Mobile TV được triển khai dựa trên phát thanh vô tuyến quả đất đang thúc đẩy
các mạng hiện tại phát triển, như DVB-H hay ISDB-T. Tất nhiên cũng có một
số nhà khai thác chọn mạng trên mặt đất với cách bố trí, cấu trúc hoàn toàn
mới hay các mạng vệ tinh cho dịch vụ Mobile TV. Các nhà khai thác băng
rộng cũng không ngừng gia tăng các đề xuất về các dịch vụ TV dựa trên nền
IP, họ có các mạng và các công nghệ để cung cấp internet băng rộng, cùng với
đó là Mobile TV. Bởi vậy ta có thể thấy Mobile TV đang được đề xuất sử
dụng một số công nghệ. Các công nghệ đa phương tiện này đựơc phân loại
theo hình 1.4.
16

Hình 1. 4: Các công nghệ truyền hình di động.

Chúng ta có thể phân chia các dịch vụ Mobile TV theo ba hướng


chính:

(i) Theo các mạng 3G


(ii) Theo các mạng phát thanh vô tuyến quả đất và vệ tinh.
(iii) Theo các mạng không dây băng tần rộng.

Ở cấu trúc 3G, các dịch vụ được phân thành hai lớp với kiểu dịch vụ
broadcast với multicast và kiểu dịch vụ unicast. Unicast thì hướng đến
việc cung cấp các dịch vụ truyền hình cho riêng từng người một, còn
broadcast và multicast thì hướng đến cung cấp dịch vụ cho một nhóm
người. Tất cả các công nghệ này vẫn tiếp tục không ngừng phát triển vì sự
phát triển của các dịch vụ Mobile TV, cái đang là khởi đầu của các dịch
17

vụ sống của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét một số công nghệ truyền hình
di động tiêu biểu, đã đạt được những kết quả nhất định khi đưa vào khai
thác.

1.8. Kết luận chương

Các khái niệm tổng về truyền hình di động cũng như những ưu điểm,
các tiêu chuẩn,… đã được trình bày trong chương một của luận văn. Cũng từ
đó em có những nhận xét rằng lĩnh vực truyền hình di động cùng với đa
phương tiện di động sẽ là một lĩnh vực tăng trưởng mạnh trong tương lai gần,
cũng như các mạng 3G tiếp tục tục phát triển và tăng trưởng hơn nữa và số
lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng đạt tới một lượng nhất định thì sẽ làm
giảm mạnh giá thành của máy cầm tay và dịch vụ.

Chúng ta cũng thấy được sự thay đổi liên tục của nhiều công nghệ đã
triển khai vì nhiều vấn đề khác nhau như phân bổ băng tần, cấp phép và phát
triển các tiêu chuẩn tiếp tục hướng tới các giải pháp chấp nhận được và hoà
hợp toàn cầu.

Các mạng đang khai thác có thể truyền tải không chỉ dịch vụ truyền
hình di động mà trong sự phát triển không ngừng có thể vận chuyển cả các
dịch vụ đa phương tiện với nội dung phong phú hơn và nhiều hoạt ảnh hơn.

Mỗi công nghệ truyền hình di động đều có những ưu điểm, những hạn
chế cùng với những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Mạng 3G nói chung và
mạng 3G WCDMA nói riêng có những ưu điểm và những thuận lợi lớn như
về cơ sở hạ tầng mạng, hỗ trợ truyền dẫn unicast cho dịch vụ tốt đối với các
dịch vụ theo yêu cầu, mức liên kết và phủ sóng rất cao trong mạng di động,
có thuận lợi về máy cầm tay của người sử dụng, công nghệ MBMS khắc
phục tốt các hạn chế của dịch vụ unicast. Các ưu điểm và thuận lợi trên của
mạng 3G WCDMA hứa hẹn cho việc triển khai dịch vụ truyền hình di động
18

và các dịch vụ đa phương tiện trên nền mạng này đạt được nhiều thành công.

Trong chương tiếp theo (chương 2) của luận văn sẽ cho người đọc có
một cái nhìn tổng quan về các công nghệ cho truyền hình di động.
19

Chương 2: Các công nghệ cho mobile TV

Trong chương này, luận văn sẽ đi sâu vào việc trình bày các công nghệ
được sử dụng cho dịch vụ truyền hình di động như công nghệ T-DMB, các
công nghệ broadcast và unicast hay một số ứng dụng đã được thực hiện trên
nền tảng di động. Cũng từ đó, luận văn sẽ có sự liên quan giữa dịch vụ truyền
hình di động và nền tảng 3G, đây cũng chính là hướng đi chính của luận văn
khi tìm hiểu về mobile TV trên nền tảng 3G.

2.1 Mobile TV quảng bá sử dụng công nghệ T-DMB

Tháng 12/2002, Hàn Quốc đã công bố tiêu chuẩn truyền hình


số đa phương tiện T-DMB. Công bố này đã được các nhà quảng bá và
các nhà sản xuất thiết bị tán thành mạnh mẽ. Tiêu chuẩn T-DMB đã được
hiệp hội công nghệ viễn thông TTA đồng ý thông qua. Mùa thu năm 2003,
Hàn Quốc đã cho phát thử nghiệm trên kênh 12 (204-210MHz) (kênh
này chia làm 3 khối) tại Seoul. Kết quả thử nghiệm cường độ trường cho
thấy rằng hệ thống T-DMB cung cấp thành công thu truyền hình di dộng
và có thể thu tốt tại tốc độ chuyển động 100km/h. Mức cường độ trường
tối thiểu để thu tín hiệu DMB là 48-54dBµV/m.

Sau khi luật về phát thanh truyền hình DMB được Chính phủ Hàn
Quốc thông qua vào tháng 8/2004, DMB bắt đầu phát triển mạnh. Dịch
vụ phát thanh truyền hình đa phương tiện có hai loại: S-DMB (DMB vệ
tinh) và T-DMB (DMB mặt đất).

T-DMB đã đáp ứng yêu cầu thu xem của người sử dụng trên các
phương tiện như máy cầm tay, máy tính xách tay và máy thu trên ô tô.

Theo kết quả điều tra của Hiệp hội báo chí và viễn thông KSJCS thì
tỷ lệ xem TV trong nhà là 86.2% và xem nơi công cộng, thiết bị thu di
20

động, cầm tay... khoảng 13.8%. Bên cạnh đó, tâm lý của người Hàn Quốc
thích dùng cộng nghệ cao và mới cũng sẽ giúp cho việc phát triển DMB.
Thêm vào đó, các dịch vụ DMB được đánh giá là thích hợp nhất để truyền
các thông báo khẩn vì người dùng có thể nhận tín hiệu từ bất cứ lúc nào và
bất cứ ở đâu qua máy thu cá nhân.

2.2. Các công nghệ Broadcast and Unicast cho Mobile TV

Có hai hướng tiếp cận để thu nội dung của mobile TV. Đó là chế độ
broadcast và chế độ unicast. Trong chế độ broadcast với nội dung như nhau
được phát đến với một số không giới hạn người dùng trong mạng. Chế độ
broadcast là lý tưởng đối với việc truyền các kênh truyền quảng bá với cùng
một nhu cầu như nhau.

Chế độ unicast trên các thiết bị cầm tay khác được thiết kế để có thể
truyền các chương trình truyền hình đến người dùng mà cho phép họ có thể
lựa chọn các dịch vụ video, audio khác nhau. Các kết nối là khác nhau đối với
mỗi người dùng, với việc lựa chọn nội dung của mỗi người dùng được thực
hiện như các dịch vụ tương tác khác nhau. Unicast cho thấy việc giới hạn số
lượng người dùng mà có thể được cung cấp cùng với nguồn tài nguyên đã
cho. Ví dụ như luồng video cho một chương trình thể thao có thể được chọn
bởi hàng trăm ngàn người dùng, dẫn đên tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên
cho việc phân phối của các dịch vụ khác. Khả năng mở rộng của mô hình
unicast bị giới hạn; tại cùng thời điểm mức độ người dùng các dịch vụ đặc
biệt có thể được cung cấp ở mức rất cao.

Các mạng di động cũ đã cung cấp các chế độ streaming và


downloading (chế độ luồng và chế độ tải) cho video, với khả năng bị giới hạn
của chính các mạng đó trong việc cung cấp băng thông giới hạn của các mạng
2G/2.5G. Như các mạng di động tế bào đã được cải tiến từ 2G lên 2.5G, và
21

ngày nay là 3G, chúng đã đi trước trong vấn đề khung thời gian, các mạng
truyền hình di động mà hiện nay đang được triển khai. Các công nghệ mới
ngày nay đang được nghiên cứu là đi sâu vào việc cần phải cung cáo các dịch
vụ truyền hình quảng bá tốt như các dịch vụ unicast đến một số lượng lớn
người dùng, không giới hạn khả năng. Mạng 3G (hay UMTS cũng như
CDMA) được thiết kế để có thể truyền tải với tốc độ dữ liệu cao hơn. Tuy
nhiên, mỗi công nghệ 3G có giới hạn trong thời hạn lưu lượng unicast trong
một vùng tế bào đã cho. Ngành công nghiệp đã liên tục nghiên cứu các công
nghệ và tài nguyên phổ tần để có thể cải thiện tăng tốc độ đường truyền, mật
độ người dùng và số lượng dịch vụ có thể được cung cấp trên các mạng 3G.
Các công nghệ mới như HSDPA và MBMS, EV-DO và MCBCS là kết quả
của việc phát triển đó. MBMS đã đưa ra như việc truyền tải các dịch vụ điểm
– đa điểm, với việc truyền các đặc trưng được cho bởi việc truyền các gói dữ
liệu mà đã nhận được bởi tất cả người nhận.

Giống như tên gọi, MBMS (Multimedia Broadcast and Multicast


Services – Các dịch vụ quảng bá và multicast đa phương tiện) có hai chế độ
trong việc cung cấp các dịch vụ đến một số lượng lớn người dùng:

1. Chế độ multicast bao gồm việc truyền từ nguồn đến tất cả các thiết
bị trong nhóm multicast. Những thiết bị này có thể thuộc các vùng
tế bào hay thiết bị di động khác nhau. Vậy việc truyền multicast
không được truyền đến tất cả người dùng trong vùng đã cho; hơn
nữa, việc giao nhận là có lựa chọn.
2. Chế độ quảng bá bao gồm việc truyền dữ liệu đa phương tiện như là
các gói qua các dịch vụ vận chuyển đến tất cả người nhận trong một
vùng đã cho.
22

2.3. Mobile TV quảng bá và tương tác

Các máy thu truyền hình di động là các máy cầm tay có thể kết nối đến
các mạng 2G và 3G. Bởi vậy các máy thu di động không những được sử dụng
cho thông tin thoại và dữ liệu, mà có thể làm máy thu truyền hình di động.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia và các nhà khai thác, các máy có thể sử dụng
dưới mạng di dộng 3G hay 2.5G, có thể là công nghệ CDMA hay GSM.

Các dịch vụ đa phương tiện dự kiến trên mạng 3G như gọi video, video
hội nghị, chia sẻ ảnh và file nhạc, videp theo yêu cầu, các ứng dụng giao dịch
thương mại di động…Khi các dịch vụ truyền hình di động được cung cấp
thông qua các mạng quảng bá, dịch vụ được tập trung nhiều hơn cho phát
triển truyền hình quảng bá. Tuy vậy, các nhà khai thác của các mạng quảng bá
cũng nhận ra có khả năng thực hiện truyền thông trong các máy thu di động,
khả năng này có thể cung cấp các dịch vụ tương tác. Ví dụ, các dịch vụ DMB-
S cung cấp qua vệ tinh của Hàn Quốc cũng có cung cấp một kênh hồi tiếp và
các nhà cung cấp nội dung trên T-DMB sử dụng mạng CDMA của hàn Quốc.
Truyền hình di động được cung cấp qua mạng 3G luôn tương tác với chính
mạng dữ liệu 3G ở khắp nơi.

Khi các dịch vụ truyền hình di động đã đạt được việc dùng các mạng
chế độ quảng bá, chúng đã đi sâu hoen nữa vào việc cung cấp chế độ truyền
hình quảng bá theo một hướng duy nhất đến một số lượng lớn khán thính giả.
Tuy nhiên, các nhà điều hành các mạng quảng bá (Các đài truyền hình truyền
thống) đã nhận ra rằng có một khả năng truyền thông trong máy thu di động,
nó có thể giúp cho việc cung cấp các ứng dụng tương tác.

Điều này đã đưa ra nhiều công nghệ đã được phát triển để có nhiều chế
độ thực hiện hơn bao gồm các kênh tươn tác. Ví dụ như dịch vụ DVB-H, nó
là dịch vụ quảng bá, có thể được thực hiện như dịch vụ một chiều (với giới
23

hạn sự tương tác dựa trên khái niệm dây chuyền dữ liệu) như DVB-H
(CBMS). Tuy nhiên, các ứng dụng cho DVB-H CBMS được thiết kế theo
cùng cách như sử dụng mạng di động cho việc tương tác. DVB-H có thể còn
được thiết kế như dịch vụ hai chiều với DVB-H OMA BCAST.

Theo [3], có nhiều hướng khác nhau trong những miền ứng dụng khác
nhau có thể được dùng để đặt các vấn đề xã hội lên truyền hình di động, bao
gồm:

 Một - Một: ngang hàng và truyền thông như nhau theo một các tương
quan một - một.
 Một - nhiều: Tấ cả ngang hàng và sử dụng dịch vụ theo một nhóm (như
các nhóm chat.).
 Đồng bộ/thời gian thực: các bản tin là được truyền đến ngay lập tức.
 Không đồng bộ: nội dung có thể không được đồng bộ.
 Push: nội dung được đẩy vào thiết bị.
 Pull: người dùng phải tự tải nội dung xuống.
 Băng thông thấp: các dịch vụ như bản tin text cơ bản.
 Băng thông cao: phức tạp, các dịch vụ chi phối tài nguyên.
 Verbal: ví dụ như các bản tin text.
 Nonverbal: dùng các ký tự hay các biểu tượng cảm xúc.
 Tích hợp với truyền hình: nội dung liên quan đến dịch vụ luồng
audio/video chính.
 Riêng rẽ với truyền hình: các dịch vụ không liên quan đến nội dung
truyền hình.
24

2.4. Mobile TV trên nền tảng mạng 3G [2]

2.4.1. MobiTV

Khối nội dung Dịch vụ Các mạng di người sử


cung cấp động khai thác dụng

Hình 2. 1: Truyền hình di động dựa trên nền mạng 3G [2].

MobiTV có lẽ một ví dụ tốt nhất về dịch vụ truyền hình di động dựa


trên mạng 3G (Hình 2.1).

MobiTV cung cấp hơn 50 kênh trực tiếp phổ thông từ các nhà cung cấp
dịch vụ quảng bá, bao gồm CNN, CNBC, ABC News, Fox News, ESPN,
Kênh thời tiết và Discovery và với hàng loạt kênh khác nữa đang tiếp tục
được bổ sung vào danh sách. MobiTV cung cấp dịch vụ này qua một số nhà
khai thác ở nhiều nước sử dụng mạng 3G. Chúng bao gồm:

 United States-Sprint, Cingular, Midwest Wireless, Alltel, Cellular,


South, Verizon;

 Mexico-Telcel;

 Peru-Moviestar;
25

 Canada-Bell, Rogers, TELUS;

 UK-Orange, Three

Dịch vụ đã có hơn một triệu người sử dụng trong năm đâu tiên được
triển khai.

Khái niệm về cung cấp các dịch vụ truyền hình di động với nội dung đa
đạng đã dần khẳng định là rất được ưa chuộng. Từ áp dụng thành công đầu
tiên với việc tạo luồng các Clip ngắn hoặc luồng các chương trình ghi lại đã
tiến tới một dịch vụ luồng video do các nhà khai thác viễn thông di động cung
cấp qua mạng mạng UMTS hoặc 3G của họ.

ITU đã chấp nhận các mạng 3G dựa trên cơ sở nền tảng IMT–2000
hoạt động xung quanh hai công nghệ lõi UMTS và CDMA2000. Con đường
phát triển công nghệ UMTS (WCDMA) dành riêng cho các quốc gia sử dụng
mạng GSM (trong đó có Việt Nam) và các tần số 3G trong UMTS đã được
phân bổ cho phổ tần UMTS. Còn cơ sở nền tảng CDMA2000 được thiết kế
phù hợp cho mạng cdmaOne. Các mạng 3G được đựa trên sử dụng băng
thông rộng (ví dụ: 5MHz trong WCDMA–3G) cho một sóng mang WCDMA.
Đa truy nhập phân chia theo mã sử dụng băng thông rộng cho phép vận
chuyển video, âm thanh và các dịch vụ dữ liệu qua mạng. Cơ sở nền tảng 3G
đang được sử dụng cho các ứng dụng truyền hình di động nhờ có được băng
thông rộng cho 3G hay các dịch vụ của UMTS. Cơ sở nền tảng 3G đang khai
thác ở Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật Bản và triển khai mạnh nhất cũng
như các thử nghiệm dịch vụ 3G nằm ở các khu vực trên. Tuy nhiên mạng 3G
hay UMTS không phải là tối ưu cho vận chuyển dữ liệu kiểu video cho một
số lượng lớn người dùng đồng thời. Sử dụng truyền tải “trong băng” một số
lượng phiên truyền unicast thường bị giới hạn ở 6 luồng 256K và cũng giới
hạn số lượng người sử dụng trong 1 tế bào cho video unicast.
26

Sử dụng cơ sở nền tảng 2,5G được đặc trưng bởi các clip ngắn, tin tức,
các đầu đề, hoặc nội dung nội bộ xem được trên các thiết bị 3G. Các dịch vụ
này khác biệt với các kênh truyền hình trực tiếp-kênh do các mạng quảng bá
mặt đất hoặc vệ tinh cung cấp. Đó là do các mạng 3G sử dụng cùng băng
thông thoại cho vận chuyển video tốt bằng các công nghệ vận chuyển 3G như
MBMS. MBMS là công nghệ quảng bá trong băng của di động.

Các công nghệ khác sử dụng phổ tần ngoài của băng tần UMTS. Vì sở
hữu phổ tần hữu hạn, băng thông 3G trở nên đắt đỏ. Dung lượng đang được
tăng lên nhờ đưa ra các kỹ thuật mới như HSDPA và các công nghệ 3G LTE
(Long-Term Evolution) mà 3GPP đang triển khai. Khi sử dụng các công nghệ
này và sử dụng mã hoá các tín hiệu video theo tiêu chuẩn 3GPP có thể sử
dụng tới 10-12 kênh multicast trong băng 5MHz.

2.4.2. Mạng 3+ cho truyền hình di động

Các mạng 3G cung cấp nội dung video và TV theo luồng. Tuy nhiên,
kiểu vận chuyển này tạo ra một lưu lượng đáng kể và có thể mạng nhanh
chóng bị quá tải. Nhận thấy rằng truyền hình di động sẽ được sử dụng nhiều
hơn rất nhiều so với thời điểm kết thúc các tiêu chuẩn 3G, các nhà khai thác
đang yêu cầu mở rộng tiêu chuẩn 3G bao gồm cả MBMS (phổ tần cho dữ liệu
trong băng) và HSDPA (phổ tần mở rộng cho dữ liệu).

MBMS dự tính sử dụng một kênh phát quảng bá trong mỗi ô hơn là sử
dụng kết nối điểm-điểm riêng biệt cho từng máy di động.

Công nghệ MBMS có nghĩa là xác định một số vấn đề nảy sinh đối với
các tần số và các tài nguyên phổ tần trái ngược lại với công nghệ HSDPA. Ví
dụ về các dịch vụ MBMS:

 O2 thử nghiệm trong băng UHF (độc lập với 3G)


27

 Dịch vụ TDtv của IPWireless dùng một phần phổ tần của 3G
(WCDMA) cho truyền tải dữ liệu.

2.4.3. Truyền hình di động sử dụng 3G HSDPA

HSDPA là sự phát triển của công nghệ 3G cho truyền tải dữ liệu tốc độ
cao hỗ trợ tốt cho dịch vụ video. HSDPA có thể mở rộng tốc độ bít lên đến
10Mb/s hoặc thậm chí cao hơn (đường xuống) trong các mạng 3G với độ rộng
băng là 5MHz. Sở dĩ đạt được như vậy là do sử dụng các kỹ thuật lớp vật lý
mới như điều chế thích ứng và mã hóa, lập lịch đóng gói nhanh và chọn ô
nhanh. Trung bình một người dùng có thể kỳ vọng tốc độ tải xuống 550-1000
kb/s. Các tốc độ này có thể vận chuyển được video chất lượng DVD cho các
màn hình nhỏ của truyền hình di động.

Vào giữa năm 2006, 52 mạng HSDPA đã đi vào hoạt động tại 35 quốc
gia và 120 mạng đã có những bước tiến dài trong kế hoạch. Cingular Wireless
ở Mỹ đã có kế hoạch triển khai HSDPA ở hầu hết các thành phố của Mỹ vào
cuối năm 2006.

Các công nghệ như HSDPA không cố định mà luôn được cải tiến. Các
nhà khai thác có mạng HSDPA hay có kế hoạch triển khai bao gồm:

1. Châu Âu

o Orange (France, UK)

o T-Mobile

o Mobilkom Austria

o Hutchison 3G

o O2

o Vodafone
28

o SFR

o Bouygues

o Telenor

o Telfort

o TEM

o TIM

2. Châu Á Thái Bình Dương

o NTT DoCoMo

o Vodafone KK

o KTF

o SKT

o Telstra

3. Mỹ

o Cingular Wireless

2.4.4. Truyền hình di động sử dụng MBMS

Phát quảng bá đa phương tiện và dịch vụ multicast là một công nghệ


mới, công nghệ này được thiết kế để khắc phục giới hạn của mạng 3G, cụ thể
là để vận chuyển các kênh trực tiếp cho người xem. Mạng MBMS dùng hình
thức multicast để quảng bá nội dung tốt hơn là sử dụng chỉ một phiên unicast
cho từng cặp. Hình thức unicast vốn đã bị hạn chế bởi dung lượng của các tài
nguyên tần số mạng di động. Multicast như vậy đặc biệt có tác dụng cho các
sự kiện đặc biệt như thể thao hoặc hoà nhạc, trong khi hàng triệu khách hàng
29

có thể muốn truy nhập sự kiện đồng thời. MBMS đã được Erisson trình diễn
thành công ở Stockholm.

2.5. Các công nghệ quảng bá mặt đất cho Mobile TV

Tiêu chuẩn ATSC sử dụng lược đồ điều chế khác gọi là 8 mức dải biên
sót lại(8VSB). Tốc độ dữ liệu 19,29Mb/s có thể thích ứng với băng thông
5,38MHz bao gồm mã hóa RS 187/207. ATSC là “tiêu chuẩn ô”, nó định rõ
các thành phần hợp thành của phát quảng bá luồng.

 Mã hóa âm thanh - nén âm thanh Dolby AC-3 (tiêu chuẩn độc quyền
được dùng dưới bản quyền ATSC A/53).
 Video - nén video MPEG-2 (ITU H222).
 Luồng truyền tải MPEG (ETSI TR 101 890).
 Dịch vụ chương trình và giao thức thông tin PSIP (ATSC A/65).
 Môi trường phần mền ứng dụng dữ liệu cơ sở (ATSC A/100), Java
(JVM) và chuẩn HTML.
 Chuẩn phát quảng bá dữ liệu - TCP (ATSC A/90) và chuẩn MPEG
(ETSI TR101 890).

Các mạng 8VSB không phù hợp với mạng với các mạng đơn tần số
không bằng tốc độ thu. Thực tế hạn chế về sự thu trên các phương tiện giao
thông đang di chuyển chỉ nhỏ hơn 50km/h.

Do sự thiểu tương thích của tiêu chuẩn ATSC cho sự cải tiến truyền tải
TV di động, nhiều nước sử dụng công nghệ này có khuynh hướng tiến tới
dùng các công nghệ thay thế khác. Một ví dụ là công nghệ MediaFLO (được
nâng cấp bởi Qualcomm), đó có nền tảng quản lý giao diện không gian
CDMA trong khe băng thông 6MHz. Hệ thống sử dụng tần số 700MHz ở
Mỹ với tháp vô tuyến được cung cấp tín hiệu nguồn qua vệ tinh. Hàn Quốc,
30

nước này cũng sử dụng ATSC đã di chuyển tới công nghệ DMB và Nhật Bản
tiến tới DMB - S, ISDB - T. Một trong những ưu điểm của DVB - T đó là có
thể chia sẻ chung cơ sở hạ tầng với DVB - H. Tuy nhiên, mặc dù thực tế thấy
rằng ưu điểm ghép thêm phát quáng bá đa phương tiện di động vào mạng
truyển tải mặt đất sắn có là không thể đối với ATSC nhưng các công ty vẫn
thực hiện việc cài đặt thêm DVB-H, ví dụ Crown Castle ở Mỹ. Mạng mới có
cơ sở sử dụng trên băng L và độc lập với mạng truyền dẫn ATSC trong nước
Mỹ.

2.6. Mobile TV sử dụng công nghệ DVB

Tháng 11/2004, Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu âu (ETSI) đã công bố
tiêu chuẩn để chuyển tải nội dung đa phương tiện đến các thiết bị cầm tay,
tiêu chuẩn DVB-H.

Tiêu chuẩn DVB-H có thể chia sẻ các bộ hợp kênh quảng bá với tiêu
chuẩn DVB-T; DVB-H có tần số vô tuyến RF tương thích với DVB-T và có
thể chia sẻ cùng môi trường vô tuyến.

DVB-H sử dụng kỹ thuật lát cắt thời gian (Time Slice) để tiết kiệm
công suất trung bình của thiết bị đầu cuối và có thể chuyển giao tần số (kỹ
thuật này là bắt buộc cho truyền hình di động DVB-H). DVB-H sử dụng kỹ
thuật sửa lỗi trước cho dữ liệu đa giao thức MPE-FEC để cải thiện tỷ số
C/N và Doppler trong các kênh di động cũng như cải thiện được dung sai
nhiễu xung, cho phép máy thu đương đầu với những tình huống thu khó.

Các kỹ thuật Time slice và MPE-FEC được thực hiện ở lớp liên kết nên
không ảnh hưởng đến lớp vật lý của DVB-T, nó tương thích hoàn toàn với lớp
vật lý của DVB-T đang tồn tại (DVB-T, DVB-S & DVB-C).
31

Time Slice và MPE-FEC có thể sử dụng cùng một bộ hợp kênh với các
dịch vụ không có Time Slice và MPE-FEC. DVB truyền thống có thể tiếp tục
thu nhận các dịch vụ không có Time Slice và MPE-FEC .

DVB-H sử dụng thêm chế độ 4k (DVB-T chỉ có chế độ 2K, 8K) để cân
bằng khả năng di động và kích cỡ tế bào mạng SFN. Chế độ 4k là chế độ
trung gian giữa chế độ 2k và 8k. Việc thêm chế độ 4k có ảnh hưởng đến lớp
vật lý, tuy nhiên không làm tăng độ cồng kềnh của thiết bị (chỉ cần thêm cổng
lôgic và bộ nhớ). Phổ của chế độ 4k tương tự 2k và 8k nên không cần thay đổi
bộ lọc phát.

Máy phát DVB-H sẽ bao gồm các tham số hệ thống DVB-T và 1 ít


mạch lôgic điều khiển trang thiết bị và nó hoàn toàn tương thích với các khối
khác của hệ thống.

Tuy nhiên đối với máy thu chế độ 2k, 8k không thể thu được tín hiệu
chế độ 4k, điều này không hạn chế khắt khe đối với bất kỳ mạng DVB-H mới
sử dụng chế độ 4k vì mục đích chính là cho dịch vụ mới và loại mới của thiết
bị xách tay, cầm tay. Chỉ có hạn chế trong trường hợp nhu cầu dung lượng
tăng phải chia sẻ bộ hợp kênh giữa dịch vụ DVB-T và dịch vụ DVB-H.

Khi DVB-H đưa vào trong mạng DVB-T đang tồn tại, tốc độ bít cho
các dịch vụ IP có thể được giành riêng nhờ bộ hợp kênh hoặc sử dụng điều
chế phân cấp. Nếu không có đủ băng thông cho DVB-H, yêu cầu phải thiết
lập mạng DVB-H riêng.

Trong trường hợp chia sẻ băng thông giữa dòng truyền tải MPEC-2 với
dịch vụ DVB-H, thì bộ điều chế DVB-T phải điều chỉnh sao cho có thể nhận
tín hiệu DVB-H (ít nhất có một dòng truyền tải sử dụng Time Slice).

DVB-H phù hợp cho các kênh có độ rộng băng thông là 5, 6, 7 và 8


MHz, hoạt động trên các băng tần III, IV, V và băng L.
32

Hình 2. 2: Hệ thống DVB-H.

Băng UHF là phù hợp với mô hình phủ sóng tế bào, băng UHF nằm
ngay dưới băng tần dành cho GSM. Tuy nhiên, phải xem xét đến khả năng
can nhiễu của truyền hình di động khi sử dụng kênh tần số gần với băng tần
thu của GSM 900MHz và CDMA 800MHz. Hơn nữa, với công suất tín hiệu
truyền hình quá lớn có thể gây ra cản trở cho các máy thu GSM, CDMA, trừ
khi bộ lọc RF được sử dụng.

Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu do mật độ sử dụng
băng UHF quá cao, nên một vài nước đã xem xét ấn định 2 hoặc 3 kênh UHF
cho dịch vụ truyền hình di động. Hai kênh này họ sử dụng mạng đơn tần để
phủ sóng. Mặc dù mạng đơn tần có cấu hình mạng khá phức tạp, nhưng bù lại
hiệu quả sử dụng phổ tần số rất cao và họ đã sử dụng với hai hoặc 3 mạng đơn
tần để phủ gối lên nhau.
33

Băng VHF có ưu điểm về đặc điểm truyền sóng hơn băng UHF. Nhưng
nó lại không phù hợp với mô hình phủ sóng tế bào bởi vì anten của nó khá lớn
khi đặt tại các trạm Gốc (Base stations) tồn tại.

Đối với băng L có đặc điểm truyền sóng suy giảm hơn so với băng tần
UHF, VHF. Tuy nhiên, do băng tần UHF, VHF đã sử dụng với mật độ cao
nên ở một số nước đã sử dụng băng L cho dịch vụ truyền hình di động thương
mại tiêu chuẩn DVB-H. Với băng tần này có thể ảnh hưởng đến vùng lân cận
băng tần cao của GSM, CDMA và UMTS

2.7. Dịch vụ Mobile TV MediaFLO [2]

Kỹ thuật FLO do Qualcomm phát triển sử dụng kỹ thuật gói dữ liệu,


được thiết kế đặc biệt cho việc phân phối hiệu quả và kinh tế chương trình đa
phương tiện tới hàng triệu thuê bao không dây, đồng thời kỹ thuật này thực sự
làm giảm giá phân phối nội dung, cho phép người dùng nhận các kênh trên
cùng các thiết bị cầm tay di động mà họ sử dụng các dịch vụ thoại và dữ liệu
tế bào truyền thống. FLO thực hiện tốt cho di động và hiệu quả phổ tần với
công suất tiêu thụ nhỏ nhất. FLO dựa trên dòng chương trình sử dụng
30khung/1s cung cấp chương trình 14 kênh phát thanh quốc gia thời gian thực
và 5 kênh chương trình truyền hình địa phương với thời gian thực (chương
trình thời gian thực hỗ trợ các sự kiện nóng hổi như thể thao) trên một kênh
tần số 6MHz và có thể cung cấp 50 kênh chương trình quốc gia và 15 chương
trình địa phương thời gian không thực (nội dung đã được ghi lại), mỗi kênh
cung cấp 20 phút nội dung trong một ngày, người dùng có thể truy cập vào
các chương trình thời gian không thực theo một bản hướng dẫn (bao gồm ca
nhạc, thời tiết, tin tức tổng hợp...). Ngoài các kênh chương trình truyền hình
còn có thêm một số lượng lớn các kênh dữ liệu thông qua giao thức mạng,
bao gồm thông tin cập nhật về giao thông, tài chính, thời tiết...
34

 Kiến trúc hệ thống FLO bao gồm 4 hệ thống nhỏ : Trung tâm điều hành
mạng (NOC) (gồm trung tâm điều hành mạng quốc gia và 1 hoặc nhiều
trung tâm điều hành mạng địa phương); các máy phát FLO; mạng 3G
và các thiết bị đầu cuối máy cầm tay FLO. NOC có chức năng tính
cước, cơ sở hạ tầng quản lý nội dung cho mạng.
 FLO sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM, số sóng mang con 4K, thông
tin được điều chế trên mỗi sóng mang con là QPSK, 16QAM. Các tín
hiệu được tổ chức thành các siêu khung, mỗi siêu khung gồm 4 khung,
mỗi siêu khung gồm 200 symbols/1MHz.
 Về kênh tần số, FLO sử dụng các kênh tần số có độ rộng kênh 5, 6, 7,
8MHz. Với kênh 6MHz, FLO có thể cung cấp tốc độ lên đến 11,2Mb/s
tương ứng với vài chục kênh chương trình phát sóng đồng thời.
 Về băng tần số FLO có thể sử dụng đoạn băng tần từ 450MHz-2GHz.
Tuy nhiên đoạn băng tần trên suy hao rất lớn nên thông thường sử dụng
băng IV, V.

Ở Mỹ, FCC đã cấp phép đoạn tần số 698-746MHz, với khối 6MHz cho
nghiệp vụ quảng bá, di động, cố định, với công suất phát tối đa 50Kw, độ cao
anten phát 300m. Với các thông số độ cao anten thu khoảng 1m, hệ số nhiễu
8dB, tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR :16dB; gain anten thu bao gồm cả suy hao
cầm tay khoảng : -5,4dBi ; với tần số trung tâm 716MHz, tính theo mô hình
truyền sóng Okamura Hata khu vực ngoại ô thì vùng phủ sóng khoảng
1937km2.

Ở Mỹ đang phát triển FLO với kênh tần 6MHz, với tần số thấp hơn 700MHz ;
các vị trí có độ cao anten phát trung bình khoảng 100m.
35

2.8. Mobile TV sử dụng các dịch vụ ISDB-T

Truyền hình di động sử dụng ISDB-T phát quảng bá mặt đất đang được
cung cấp ở Nhật Bản. ISDB-T có nghĩa là phát quảng bá số dịch tích hợp và
là một tiêu chuẩn riêng.

Mạng ISDB-T sử dụng một phần của băng thông mặt đất số (1/13), nó
được gọi là một đoạn. Hiện tại các dịch vụ này đang được cung cấp dưới cái
tến OneSeg, phản ánh kết quả việc sử dụng một đoạn băng thông mặt đất.

Phát quảng bá số mặt đất (DTTB) bắt đầu ở Nhật vào tháng 12 năm
2003 và bắt đầu quá trình thay thế dần truyền tải tương tự theo khuôn dạng
NTSC. Phổ tần quảng bá bao gồm các kênh 6MHz và vì thế bỏ trống truyền
tải tương tự, chúng được sử dụng cho các dịch vụ DTTB. Đa số của phát
quảng bá trên DTTB bây giờ là HDTV.

Dịch vụ truyền hình di động sử dụng ISDB-T ở Nhật bắt đầu vào năm
2006 sử dụng 1/13 trong một kênh 5,6MHz. Tham số mã hoá âm thanh và
video cho ISDB-T là:

 Video-mã hoá sử dụng H.264 MPEG–4/AVC L1.2 tại độ phân giải


QVGA (320 x 240) 15fps;
 Âm thanh-MPEG-2 AAC với tốc độ lấy mẫu 24.48 kHz.

Một phân đoạn có băng thông 5,6/13 = 0,43MHz, hay 430kHz, có thể
hỗ trợ mang 312kb/s với điều chế QPSK và tỉ lệ mã ½ (đưa ra khoảng bảo vệ
1/8). 312kb/s dữ liệu có thể truyền video chuẩn được mã hoá ở tốc độ 180kb/s
và âm thanh ở 48kb/s, dữ liệu Internet và thông tin luồng chương trình ở
80kb/s. Một đoạn riêng lẻ có thể mang một kênh video và dữ liệu đi cùng với
thông tin chương trình (Hình 2.3).
36

Hình 2. 3: Dịch vụ ISDB-T ở Nhật Bản.

2.9. Kết luận chương

Trong chương này, các công nghệ có thể được áp dụng cho truyền hình
di động có thể có là T-DMB, các công nghệ broadcast và unicast, công nghệ
trên nền tảng 3G, các dịch vụ truyền hình tương tác,… đã được nêu ra. Qua
đó ta thấy hiện tại có rất nhiều các công nghệ có thể áp dụng cho truyền hình
di động. Trong đó, trên nền tảng mạng di động tế bào có sẵn với số lượng
thiết bị đầu cuối (điện thoại di động) lớn và đang ngày một phát triển về cả
phần cứng lần thuê bao sử dụng, ta có thể hoàn toàn phát triển được dịch vụ
truyền hình di động trên mạng tế bào. Trong chương 3 luận văn sẽ tập trung
vào trình bày về truyền hình di động trên nền tảng 3G.
37

Chương 3: Mobile TV trên nền tảng mạng 3G

Các mạng di động tế bào 3G với những ưu điểm của nó, nhất là tốc độ
truyền dữ liệu cao và độ linh hoạt trong việc truyền dữ liệu dưới dạng gói.
Việc áp dụng công nghệ truyền hình di động trên nền tảng mạng 3G mang lại
những hiệu quả cao trong công nghệ truyền hình, với khả năng mềm dẻo, linh
hoạt trong việc cung cấp dịch vụ của nó. Trong chương này, luận văn sẽ tập
trung vào việc trình bày về các dịch vụ, khả năng, các kỹ thuật truyền hình di
động trên nền tảng 3G và nhất là kỹ thuật MBMS.

3.1. Các dịch vụ mobile TV trên mạng tế bào [2]

Các nhà điều hành di động đã cố gắng cung cấp video truyền hình trực
tuyến và việc tải về tốt như việc tải âm thanh từ khi các công nghệ 2.5G ra
đời, nó cho phép việc truyền tải dữ liệu. Mục đích là để cung cấp các dịch vụ
tải video và âm thanh tương tự như những gì có thể được sử dụng trên mạng
IP streaming và việc tải tệp dữ liệu. Các đoạn video có thể được truyền đi
thường là ngắn (khoảng 1 giây). Noi mà các dịch vụ trực tuyến đã có sẵn,
những dịch vụ này thường chỉ đạt được việc truyền tải video bị giật (do giá
thành thấp) và thường xuyên bị treo do điều kiện mạng và truyền dẫn.

Khi các mạng di chuyển sang 3G thì tốc độ dữ liệu tăng và các giao
thức đã được định nghĩa cho việc truyền tải video và âm thanh. Điều này dẫn
đến việc cung cấp các kênh video trực tiếp trên đường truyền 3G với tốc độ
128kbps trở lên, trong đó khi kết hợp với việc nén các đoạn video dưới dạng
MPEG-4, có thể cung cấp một dịch vụ video hoàn toàn khả thi. Sự cần thiết
để cung cấp dịch vụ video qua một mạng thống nhất và việc thu nhận trên một
loạt các thiết bị cầm tay dẫn đến việc cố gắng thống nhất trong các diễn đàn
hợp tác 3G để chuẩn hóa các định dạng tập tin có thể được truyền (tức là âm
38

thanh và video sẽ được mã hóa) và các thuật toán nén có thể được sử dụng
(MPEG-2, MPEG-4, hay MPEG-4-AVC/H.264).

Sự thành công của truyền hình di động và video/âm thanh trực tuyến và
truyền tải các nhà điều hành để lựa chọn mô hình mới của việc truyền nhận đa
phương tiện, dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ truyền nhận đa phương
tiện dựa trên multicast, tức là quảng bá đa phương tiện và dịch vụ multicast
(MBMS) hoặc các kênh băng thông cao hơn như HSUPA. Mức độ bao phủ
địa lý rộng lớn của mạng 3G đặc biệt như tại Hoa Kỳ và châu Âu, đã ủy
quyền cho các nhà điều hành tung ra các dịch vụ trên toàn vùng phủ sóng và
đặc biệt nơi mà các nút 3G và dung lượng đã có sẵn.

3.2. Khả năng của mạng di động tế bào cho việc truyền tải Mobile TV [2]

Chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn vào khả năng dung lượng dữ liệu của
các mạng 2G, 2.5G và 3G và dõi theo điều này bằng cách xử lý của truyền
hình di động và các ứng dụng đa phương tiện (như video call) sử dụng mạng
di động.

3.2.1. Các dịch vụ dữ liệu trong mạng 2G và 2.5G

Các dịch vụ dữ liệu trong mạng GSM được cung cấp bằng chuyển
mạch dịch vụ dữ liệu. Điều này đòi hỏi mạng di động thiết lập kết nối dữ liệu
và sau khi cuộc gọi dữ liệu đã được thiết lập, người dùng có thể sử dụng độc
quyền khe dữ liệu ở mức 9.6kbps. Tốc độ dữ liệu cao hơn có thể đạt được
bằng cách sử dụng các kĩ thuật mã hóa, bằng cách đó có thể nâng cao tốc độ
dữ liệu đến 14.4 kbps trên một slot. Việc sử dụng nhiều slot là có thể, nó có
thể cho phép tăng tốc độ lên đến 38.4 kbps với việc sử dụng bốn khe cắm
(hoặc 57.6 kbps sử dụng mã hóa tăng cường). Việc sử dụng chuyển mạch dữ
liệu cho các dịch vụ kiểu Internet như duyệt Web không phải là một chế độ lý
39

tưởng của việc sử dụng như băng thông của kết nối đồng bộ được dành riêng
cho người dùng có thiết lập cuộc gọi dữ liệu và không có cơ chế chia sẻ nó
với những người dùng khác.

Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (GPRS) là một tính năng bổ sung cho
mạng GSM đã tồn tại, nó cung cấp cở sở để thiết lập và việc truyền tải dữ liệu
bằng chuyển mạch gói trong một chế độ đã được chia sẻ giữa tất cả người
dùng thông qua mạng IP chuyển mạch gói tốc độ cao. Các chức năng bổ sung
của GPRS đạt được bằng cách sử dụng nút hỗ trợ nút cổng GPRS (GGSN) và
các nút hỗ trợ dịch vụ GPRS (SGSN).

Trong GPRS có bốn mô hình mã hóa khác nhau, gọi là CS-1 đến CS-4,
chúng được sử dụng tùy thuộc vào các điều kiện vô tuyến. Mô hình mã hóa
CS-1 cung cấp tốc độ bit 9.05kbps và được sử dụng dưới các điều kiện vô
tuyến xấu nhất. Mô hình mã hóa cao nhất CS-4 có thể cung cấp tốc độ dữ liệu
21..4kbps trên một slot, nhưng dưới điều kiện vô tuyến tốt nhất, như mô hình
là bỏ qua bất kỳ cơ sở sửa lỗi nào.

Bảng 3. 1: Tốc độ dữ liệu chuyển mạch trong mạng GSM [2].


Khe thời gian 1TS 2TS 3TS 4TS 5TS 6TS 7TS 8TS

CS-1 9.05 18.1 27.14 36.2 45.25 54.3 63.35 72.4

CS-2 13.4 26.8 40.2 53.6 67 80.4 93.8 107.2

CS-3 15.6 31.2 46.8 62.4 78 93.6 109.2 124.8

CS-4 21.4 42.8 64.2 85.6 107 128.4 149.8 171.2

Mô hình thường được sử dụng nhất là CS-2, với tốc độ dữ liệu 53.6
kbps có thể đạt được khi sử dụng 4 khe thời gian. Tốc độ dữ liệu nâng cao cho
sự phát triển toàn cầu (EDGE) là một cải tiến hơn các mạng GPRS, nó đã
giảm các giao diện không gian giữa trạm di động và trạm gốc. EDGE sử dụng
40

điều chế GMSK hoặc 8PSK tùy thuộc vào điều kiện vô tuyến. Thông qua
EDGE tốc độ lý thuyết cực đại là 473 kbps có thể đạt được bằng cách sử dụng
tất cả 8 khe thời gian.

3.2.2. Dung lựng dữ liệu mạng 3G

Các mạng 2.5G và 2.75G như GPRS, CDMA 1x and EDGE đã được
đưa ra bởi các nhà điều hành 2G để làm cho các ứng dụng chẳng hạn như dữ
liệu di động và video/âm thanh trực tuyến có tính khả thi hơn trên mạng của
họ. Tuy nhiên, do việc sử dụng rộng rãi dữ liệu và các dịch vụ khác mà tốc độ
cao nhất về mặt lý thuyết hiếm khi có thể đạt được. Thay vào đó, người dùng
đã trải nghiệm thông lượng dữ liệu trung bình 20 kbps trên mạng GPRS và
40-50 kbps trên mạng EDGE. Hiệu suất này có thể tiếp tục suy giảm trong
những giờ cao điểm. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ video nào dài hơn 30-60
giây là lựa chọn hợp lý để tải về dưới điều kiện bình thường.

Việc truyền tải video trực tiếp đòi hỏi ít nhất 100-128kbps với 15 fps và
độ phân giải QCIF với mã hóa MPEG4. Điều này rõ ràng là không thể trên
mạng 2.5G, và mạng 3G đã trở thành phương tiện để cung cấp các dịch vụ đó.

Hình 3. 1: Sự phát triển dữ liệu di động hướng đến tốc độ dữ liệu cao hơn [2].
41

3.2.3. Phân loại mạng 3G

Sự phát triển mạng từ mạng chỉ thoại như 2G (GSM hoặc CDMA 1x)
đến 3G đã diễn ra theo hai hướng, tức là sự cải tiến của mạng CMA và sự cải
tiến của mạng GSM. Các mạng GSM phát triển đến GPRS/EDGE, đó là các
công nghệ 2G (một số loại được gọi là 2.5G) và cuối cùng đã được phát triển
thành 3G như trên khung UTMS. Khung UMTS quy định về tiêu chuẩn giao
diện không gian của WCDMA cho các dịch vụ 3G. Các mạng CDMA trên
các nhánh phát triển từ IS95A (có dung lượng dữ liệu là 14.4 kbps) đến IS-
95B (64kbps) và sau đó đến CDMA2000, đó là một tiêu chuẩn 3G. Các sự
phát triển cao hơn đã đi theo hướng đa sóng mang 1.25MHz, tức là
CDMA2000 1x, CDMA2000 3x và CDMA2000 6x, để đáp ứng nhu cầu
truyền hình di động thừi gian thực cũng như các ứng dụng khác. Cả 2 dây
chuyền công nghệ là trong khuôn khổ IMT2000. Tuy nhiên, trong khi chuẩn
WCDMA (UMTS) là 1 công nghệ trải phổ trực tiếp, tiêu chuẩn CDMA2000
đã phát triển bằng cách sử dụng công nghệ đa sóng mang (CDMA2000) hoặc
song công phân chia theo thời gian (TDD) ( UTRA TDD và TD-SCDMA) .

Hình 3. 2: Sự phát triển công nghệ không dây và 3G [2].


42

Các công nghệ CDMA (CDMA2000):

 2G: CDMA (IS -95A, IS -95B)


 2.5G:1xRTT
 3G :3xRTT
 3G:EV-DO
 3G tăng cường: EV-DO và EV-DO phiên bản A và B

Các công nghệ dựa trên GSM:

 2G: GSM
 2.5G / "2.5G?": GSM / GPRS / EDGE
 3G: WCDMA (UMTS)
 MBMS 3G
 3G tăng cường (3.5G): HSDPA.

3.2.4. FOMA-Dịch vụ 3D đầu tiên từ Nhật Bản

Nhật Bản là nước đầu tiên giới thiệu về các dịch vụ 3G, với sự ra mắt
của FOMA vào năm 2002. Các dịch vụ trong đó có ứng dụng phong phú điều
khiển dưới nền công nghệ 3G, đã có hơn 30 triệu thuê bao vào năm 2006.
Nhật Bản đã có một lịch sử phát hành thành công của dịch vụ di động tương
tác từ NTT DOCOMO ra mắt dịch vụ i-mode trong năm 1999, nó chủ yếu
mang internet tới điện thoại tại Nhật Bản. Các dịch vụ chứng minh rất phổ
biến với nút vàng “I”. Các dịch vụ chứng minh sự phổ biến với bằng chứng là
năm 2004 đã có tới 1/3 dân số Nhật Bản , hơn 44 triệu người đã được sử dụng
dịch vụ i-mode. Các dịch vụ sau đó đã dựa theo FOMA (cải thiện), một dịch
vụ 3G mới của NTT Docomo.
43

Lý do cho sự thành công của dịch vụ i-mode được tin tưởng rằng các
ứng dụng sẵn sàng từ các công ty tham gia như đặt vé tàu và vé máy bay,
email, tải nhạc, mua sắm.

3.3. Chuẩn hóa cho truyền tải đa phương tiện qua mạng 3G

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào sự chuẩn hóa cho việc thiết lập cuộc gọi,
chuyển dữ liệu đa phương tiện, và video streaming hoặc video multicast, điều
đó làm cho truyền hình di động và các dịch vụ đa phương tiện là có thể.
Những tiêu chuẩn này đã được chính thức hóa trong các diễn đàn hợp tác 3G.

Với 2 kiểu nền tảng và con đường phát triền cho 3G, các cố gắng tiêu
chuẩn hóa cũng đã tiến triển theo 2 dòng trong dự án hợp tác của 3G. 3GPP
có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các mạng GSM đến UMTS. Nền
tảng của các mạng dựa trên CDMA đến 3G đang được điều chỉnh bởi 3GPP2.

Có sự khác biệt đáng kể giữa 2 mạng trên, tức là 3GPP và 3GPP2 mặc
dù các tiêu chuẩn thống nhất đang được ủng hộ mạnh mẽ cho khả năng tương
tác và ảnh hưởng lẫn nhau của các ứng dụng. Quá trình đã tham gia sự
chuyển hóa của các mạng từ 2G mà chủ yếu dựa trên chuyển mạch kênh thoại
với tín hiệu SS7, hướng tới mạng 3G với lõi IP nhằm nâng cấp lớn đến mạng.
Mục tiêu đạt được trong giai đoạn. Các mạng 2.5G (GPRS và EDGE) trong
họ GSM và CDMA2000 x1 và x3 đã bổ sung thêm khả năng chuyển mạch gói
như một lớp phủ mà không cần thay đổi cấu trúc khác như tiêu chuẩn mã hóa
âm thanh. Thật không may là các mạng lai để tạo ra vẫn rời mạng muốn để xử
lý các dữ liệu dung lượng cao hơn. Nền tảng các nhà phát triển 3G đã sửa
chữa những tính không có hiệu quả này bằng cách di chuyển đến 1 lõi IP cho
cả thoại và dữ liệu, sử dụng một thuật toán mã hóa hiệu quả hơn cho thoại và
chuyển tất cả các giao thức truyền tín hiệu với các công nghệ trên nền IP.
44

Các cố gắng đã thu được kết quả theo các kiến trúc nền tảng đa phương
tiện trên nền IP cho các mạng:

 Hệ thống đa phương tiện IP (IMS) 3GPP.


 Miền đa phương tiện 3GPP2.

Cả 2 cấu trúc cung cấp cho việc truyền tải thoại và video trên nền IP
với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS). (Hình 3.3).

Hình 3. 3: Chuẩn hóa của các dịch vụ 3G [2].

Hiện đã có một sự cố gắng tích cực đối với sự hội tụ của hai tiêu chuẩn
của 3GPP và 3GPP2, đặc biệt là với một sự quan sát về phía liên kết mạng và
chuyển vùng, một số thuộc tính mà vẫn còn thiếu trong các công nghệ khác
nhau của hệ thống 2G liên quan đến GSM, TDMA, CDMA và iDEN. Các
máy thu di động được thiết kế cho khả năng tương tác sẽ cần đến nhiều chế độ
cũng như nhiều băng để có thể phục vụ cho hai giao diện (WCDMA và
CDMA2000). Tuy nhiên sự hội tụ là xa hoàn toàn với sự cần thiết để hỗ trợ
45

các công nghệ của WCDMA song công phân chia tần số (FDD) và TDD,
trong đó có những đặc điểm giống nhau và bởi các thiết kế mạng.

3.3.1. Các chuẩn 3GPP

Các thông số kỹ thuật 3GPP cho UMTS ban đầu được hoàn thành vào
năm 1999 và chủ yếu giải quyết các giao diện vô tuyến WCDMA và kiến trúc
mạng truy nhập mới. Nó đặt ra các chi tiết kỹ thuật của âm thanh và mã hóa
ảnh động, định dạng tập tin đa phương tiện .3gpp và phương pháp thiết lập
phiên. Việc chính thức hóa của 3GPP đưa ra vào năm 1999 đặt nền móng cho
các mạng có thể thiết lập gọi video hay buổi trực tuyến video sử dụng tiêu
chuẩn video và hóa thoại và các tệp phương tiện chung định dạng .3gpp.
Video streaming có thể thiết lập bằng việc sử dụng một đặc điểm chung được
gọi là 3GPP-PSS. Phiên bản 4 vào năm 2001 có những cải tiến hơn nữa trong
giao diện vô tuyến, UMTS truyền tải và kiến trúc. Tuy nhiên, sự phát triển lớn
đến từ phiên bản 5, trong đó bao gồm sự hỗ trợ cho HSDPA và giới thiệu các
hệ thống đa phương tiện IP. Nó còn giới thiệu khái niệm các hệ thống đa
phương tiện IP (IMS) và IP UMTS mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
(UTRAN). IP UTRAN sử dụng IP như một giao thức truyền tải cho lưu lượng
dữ liệu không dây và đạt được hiệu quả mạng lưới tốt hơn cũng như định
tuyến linh hoạt. Phiên bản 6 đã cải tiến đáng kể một lần nữa, với sự hỗ trợ cho
H.264 và MBMS.

3.3.2. Hệ thống đa phương tiện IP (IMS)

IMS cung cấp cho mạng lõi IP và các giao thức chuyển mạch gói cho
hệ thống tín hiệu (giao thức khởi tạo phiên hoặc SIP). Do chính những thay
đổi trong cấu trúc chi phí của việc dịch chuyển của 3G vẫn còn cao.
46

Các hệ thống đa phương tiện IP được thiết kế như một mạng lưới dịch
vụ để xử lý tín hiệu. Lưu lượng thực tế chiếm một định tuyến riêng. IMS còn
ủy quyền sử dụng IPv6, điều đó làm cho mạng có thêm khả năng đáng kể cho
việc xử lý lưu lượng đa phương tiện.

Việc xử lý thông tin tín hiệu được dựa trên việc sử dụng SIP và một
máy chủ proxy. Các phiên thiết lập không phụ thuộc vào loại nội dung sẽ
được sử dụng. IMS cung cấp hỗ trợ cho thoại trên nền IP (VoIP), nó đã được
cung cấp thương mại ở một ý nghĩa lợi thế.

3.4. Kỹ thuật Streaming sử dụng tiêu chuẩn 3GPP

Việc cung cấp truyền hình di động (mobile TV) hoặc video qua trực
tuyến là một trong những phương pháp phổ biến nhất của việc phát hành
video. Trực tuyến sử dụng tính năng chuyển mạch gói trên nền tảng các mạng
dữ liệu.

Bảng 3. 2: Các định dạng mã hóa cho dịch vụ trực tuyến chuyển mạch gói
phiên bản 4 [2].
Nội dung Mã hóa Hỗ trợ Tốc độ tối Chú ý
đa

Video H.263 bản 0 Đã yêu cầu 64 kbps Kích thước khung


mức 10 cực đại 176x144

Video H.263 bản 3 Đã tiến cử 64 kbps Ảnh hưởng và bản


mức 10 trực tuyến không
dây

Video MPEG-4 bản Đã tiến cử 64 kbps Kích thước khung


đơn giản cực đại 176x144
47

Thoại AMR-NB Đã yêu cầu 12.2 kbps

Thoại AMR-NB Đã yêu cầu 23.8 kbps

Âm thanh MPEG4- Đã tiến cử


AAC-LC

Âm thanh MPEG4- Lựa chọn


AAC-LTP
Truyền hình di động trực tuyến thông qua mạng 3G được điều chỉnh
bởi tiêu chuẩn 3GPP gọi là 3GPP-PSS. Mục đích cơ bản của các thông số kỹ
thuật cho các dịch vụ trực tuyến là cần có sự thống nhất trong:

 Định nghĩa các định dạng video và âm thanh được xử lý.


 Định nghĩa các tiêu chuẩn mã hóa.
 Định nghĩa các phương pháp thiết lập cuộc gọi cho dịch vụ trực tuyến.
 Định nghĩa các giao thức cho dịch vụ trực tuyến
 Vấn đề QoS.
 Quản lý quyền ký thuật số cho các dịch vụ trực tiếp.

Các dịch vụ 3GPP-PSS đã phát triển từ dịch vụ trực tuyến gói đơn giản
như trong phiên bản 4 của các thông số kỹ thuật 3GPP-PSS (2001) để các
dịch vụ tiên tiến hơn trong khi duy trì tính tương thích ngược.

Bảng 3.2 mô tả các thông số kỹ thuật của các định dạng âm thanh và
video và mã hóa cho các dịch vụ trực tuyến PSS phiên bản 4. Như có thể thấy
đươc, video quy định phải có một kích thước khung hình tối đa 176x144 pixel
và tốc độ bit mã hóa là 64kbps (tối đa).
48

3.4.1. Thiết lập phiên unicast trong 3GPP sử dụng chuyển mạch gói
trực tuyến

Quy trình cho giao thức thiết lập unicast thời gian thực trực tuyến
(RTSP) giữa một thiết bị di động và một máy chủ trực tuyến là hiển thị dưới
đây. Khách hàng di động (ví dụ: khách HTTP) chọn vị trí của một tập tin
phương tiện với một URL RTSP. Sau đây là trình tự của các giai đoạn diễn
ra:

Các phương tiện người dùng kết nối đến máy chủ trực tuyến và cung
cấp cho một lệnh mô tả RTSP.

Máy chủ đáp ứng với một bản tin giao thức mô tả phiên (SDP) đưa ra
các mô tả của các kiểu phương tiện truyền thông, số các luồng và băng thông
cần thiết.

Người dùng hoặc máy thuê bao truyền thông phân tích mô tả và thiết
lập một lệnh RTSP SETUP. Lệnh này được phát hành cho mỗi luồng để kết
nối.

Sau khi các luồng thiết lập các thuê bao vào một lệnh PLAY. Trong
việc nhận lệnh PLAY, máy chủ trực tuyến bất đầu gửi các gói RTP đến thuê
bao sử dụng UDP.

Kết nối được xóa bởi thuê bao khi mong muốn bằng việc phát ra một
lệnh TEARDOWN.

Các lệnh RTP, RTCP, RTSP và SDP là liên quan đến các tiêu chuẩn
RFC (Hình 3.4, 3.5) .
49

Hình 3. 4: Luồng cài đặt phiên trong 3GPP-PSS [2].

Hình 3. 5: Luồng giao thức dịch vụ gói 3GPP [2].

Đã có nhiều cải tiến hơn nữa để giao thức PSS và các tính năng trong
phiên bản mới. Phiên bản 5 của PSS đã giới thiệu khái niệm về hồ sơ cá nhân
người dùng. Sử dụng tính năng thuê bao trên thiết bị di động này có thể báo
50

hiệu đến máy chủ về số lượng kênh âm thanh của nó, các loại phương tiện
truyền thông được hỗ trợ, bit trên mỗi điểm ảnh, và kích thước màn hình. Sử
dụng thông tin này các máy chủ trực tuyến có thể kết nối các luồng phù hợp
cho thuê bao. Thông tin trên được trang bị trong suốt qua trình kích hoạt.
Phiên bản 5 cũng đã bổ sung thêm các loại phương tiện truyền thông mới, bao
gồm tổng hợp âm thanh (MIDI), phụ đề (văn bản thời gian đóng dấu), và đồ
họa vector.

3.4.2. Tiến trình tải xuống

PSS phiên bản 6 (2004) đã bổ sung thêm một số tính năng mới cho các
kênh trực tuyến đáng tin cậy và quan trọng nhất, quản lý quyền kỹ thuật số.
Các giao thức mới đã được đề xuất cho các kênh trực tuyến đáng tin cậy,
trong đó bao gồm các tính năng cho việc truyền lại các thông tin bao hồm tiến
trình tải xuống sử dụng HTTP và RTP/RTSP trên nền TCP. Những điều này
đảm bảo rằng không có thông tin bị mất trong quá trình truyền dữ liệu. Loại
trực tuyến này phù hợp cho tải và ít hơn cho truyền hình trực tiếp. Các giao
thức PSS cũng được nâng cao để cung cấp thông tin phản hồi QoS đến máy
chủ. Điều này truyền tải các thông tin về mất gói tin, tỉ lệ lỗi, kiểu mã động
mới, đó là MPEG-4/AVC hay H246 và Windows Media 9, cũng đã được đề
nghị.

PSS phiên bản 6 còn yêu cầu hỗ trợ quản lý quyền kỹ thuật số như mỗi
3GPP TS 22.242.

3.5. Mạng HSDPA

HSDPA là một tính năng được thêm vào phiên bản thứ 5 của 3GPP
nhằm nâng cao các khả năng truyền dữ liệu theo dạng gói ngay sau khi chuẩn
3G được đưa vào sử dụng. Trong khi phiên bản 99 cho phép truyền tốc độ lên
51

đến 2Mbps về mặt lý thuyết, nhưng thực tế thì chỉ đạt được tốc độ 384 kbps.
Với HSDPA phiên bản 5 là phiên bản khắc phục đáng kể tốc độ đường truyền
của phiên bản trước với tốc độ đường truyền cao nhất trong thực nghiệm đạt
tới 14 Mbps. Tất nhiên tốc độ dữ liệu tối đa trên thiết bị người dùng ở trạng
thái chuyển động trong tế bào là 1 đến 1.5Mbps tại biên của tế bào. HSDPA
cũng sử dụng IPv6 trong mạng lõi, cùng với việc cải thiện giao thức nhằm hỗ
trợ cho lưu lượng dữ liệu.

HSDPA phiên bản 5 có những cải tiến đáng kể so với phiên bản tiêu
chuẩn WCDMA với những đặc điểm như sau:

- Lập lịch trạm BTS.


- Truyền lại qua lớp vật lý.
- Điều chế bậc cao hơn.
- Liên kết thích nghi.
- Sử dụng các tài nguyên mã động.

Hình 3. 6. Kiến trúc HSDPA [6].


52

Lập lịch trạm BTS nghĩa là di chuyển việc lập lịch của các kênh chung
từ RNC sang trạm BTS, gần với đường truyền vô tuyến hơn với nhận thức
thực tế về kênh, các điều kiện gây nhiễu và các tài nguyên có sẵn. Mặc dù
việc lập lịch vho HSDPA đã được chuyển sang BTS nhưng nhiều thông tin
khác vẫn còn được lưu lại RNC. Phần lớn các chức năng khác của HSDPA
chính là các tính năng bổ sung, không thay thế hoạt đọng của RNC.

HSDPA mở rộng DSCH, cho phép các gói tin được chia sẻ cho nhiều
người sử dụng, băng thông kênh truyền cao hơn được gọi là DSCH tốc độ
cao. Để đạt tốc độ dữ liệu cao hơn cho người sử dụng HSDPA thì tại lớp vật
lý mô hình điều chế bậc cao hơn như 16 QAM, cùng với một mô hình mã hóa
thích nghi. HSDPA cũng thay đổi chức năng điều khiển đa truy nhập (MAC)
từ thiết bị sử dụng mạng vô tuyến đến trạm gốc. Điều này cho phép sử dụng
giải thuật thích nghi tốc độ cao để cải thiện chất lượng kênh và thông qua các
điều kiện tiếp nhận khắt khe.

3.5.1. Các kỹ thuật sử dụng trong HSDPA

a. Điều chế và mã hóa thích nghi

Trong thông tin di động, tỷ lệ tín trên tạp (SNR) của tín hiệu thu được
tại một thiết bị người dùng luôn biến đổi do fading nhanh và các đặc điểm về
địa hình trong một tế bào. Nhằm cải thiện dung lượng của hệ thống, tốc độ dữ
liệu đỉnh, vùng phủ sóng,… tín hiệu truyền tới người dùng được xác định
nhằm tính toán quá trình làm tăng chất lượng tính hiệu đường truyền thông
qua quá trình thích nghi.

Bên cạnh điều chế QPSK, HSDPA còn kết hợp với phương thức điều
chế 16QAM để tăng tốc độ dữ liệu đỉnh của các người dùng được phục vụ với
điều kiện vô tuyến thích hợp. Việc hỗ trợ cho QPSK các tính chất bắt buộc
53

đối với mạng thông tin di động, còn đối với 16QAM là một tùy chọn cho
mạng và thiết bị người dùng UE.

Việc sử dụng đồng thời cả hai phương thức điều chế trên, đặc biệt là
phương thức điều chế bậc cao 16QAM, đưa ra một số thách thức nhất định
đói với độ phức tạp của thiết bị thu đầu cuối, nó cần phải xác định được biên
độ tương ứng của các ký tự nhận được, trong khi đối với phương pháp điều
chế QPSK truyền thống thì chỉ cần xác định pha của tín hiệu. Một bộ mã hóa
Turbo dựa trên bộ mã hóa Turbo R99 với tỷ lệ mã hóa 1/3, mặc dù các tỷ lệ
mã hóa hiệu dụng khác trong phạm vi (xấp xỉ 1/6 đến 1/1) cũng có thể có
được bằng các ký thuật ghép, trích, lặp mã. Kết quả là tạo ra một dải tỷ lệ mã
có tới 64 giá trị khác nhau. Sự kết hợp một kiểu điều chế và một tỷ lệ mã
đươc gọi là “Lược đồ mã hóa và điều chế”.

b. Kỹ thuật H-ARQ

Khi vận hành HSDPA ở lân cận hiệu suất phổ cao nhất, tỷ lệ lỗi khối
(BLER) sau lần truyền dẫn đầu tiên được khuyến nghị trong khoảng từ 10 –
20%. Vì vậy, H-ARQ được ứng dụng trong HSDPA nhằm giảm trễ và tăng
hiệu suất cho quá trình truyền dẫn dữ liệu. Thực tế, H-ARQ là một giao thức
dạng dừng lại và chờ (SAW - Stop and Wait).

Trong cơ chế SAW, phía truyền dẫn luôn luôn ở trng quá trình truyền
dẫn, các block đang hiện hành cho tới khi thiết bị người dùng hoàn toàn nhận
được dữ liệu. Để tận dụng thời gian khi Node-B chờ các báo nhận, có thể thiế
lập N tiến trình SAW-ARQ song song cho thiết bị người dùng. Do đó, các
tiến trình truyền dẫn khác nhau trong các TTI riêng biệt. Số tiến trình SAW-
ARQ song song được thiết lập tối đa là 8 (N=8). Tuy nhiên, thông thường
chọn giá trị từ 4-6. THời gian trễ nhỏ nhất cho phép giữa quá trình truyền dữ
liệu gốc so với quá trình truyền tải dữ liệu lần đầu tiên trong HSDPA là 12ms.
54

3.5.2. Dung lượng dữ liệu mạng HSDPA cho chia sẻ luồng video

Trong điều kiện bình thường mạng HSDPA có thể cung cấp 384kbps
trở lên cho 50 người sử dụng trong một khu vực tế bào, đó là sự cải thiện 10
lần so với phiên bản năm 1999 WCDMA, với cái mà chỉ có thể cung cấp cho
5 người sử dụng (xem hình 3.6).

Hình 3. 7: Dung lượng của mạng HSDPA cung cấp cho các người dùng đồng
thời [2].

Theo một phân tích (Ericsson) của mạng HSDPA với 95% số người
dùng hài lòng, dịch vụ streaming 128kbps có thể được cung cấp ở lưu lượng
là 12 (erlangs). Dưới điều kiện sử dụng thấp (như 2x5 phút mỗi ngày) tất cả
người dùng trong một khu vực tế bào (mật độ người sử dụng giả định mỗi tế
bào là 600) có thể được đáp ứng tốt dịch vụ. Cho điều kiện sử dụng trung bình
(giả sử 5x10 phút mỗi ngày), để người sử dụng hài lòng dịch vụ thì sẽ rơi
khoảng 171 cho một tế bào hay 28%. Với điều kiện sử dụng cao (4x20 phút)
việc sử dụng rớt sẽ là 108 người sử dụng cho mỗi tế bào hay 18%. Các dịch
vụ unicast có một ưu điểm là số lượng nội dung các kênh có thể không giới
55

hạn (bao gồm cả kênh video theo yêu cầu) là không có nguồn lực được sử
dụng trong điều kiện nhàn rỗi. Khi một người sử dụng thiết lập một kết nối
với nội dung dịch vụ là được giao và các nguồn lực được sử dụng. Tuy nhiên,
theo như hình bên trên chỉ ra dịch vụ unicast không tỉ lệ tốt với số lượng
người sử dụng, hoặc mức sử dụng cao. Bất lợi khác (lợi thế cho các nhà khai
thác mạng) là người dùng phải chịu những chi phí truyền dữ liệu.

3.5.3. Dung lượng UE của HSDPA

Bảng 3. 3. UE HSDPA phiên bản 5 và tốc độ dữ liệu 1/RLC cực đại.

Loại UE Mã Điều chế bậc cao Tốc độ dữ liệu Tốc độ dữ liệu RLC
L1 cực đại cực đại
(Mbps) (Mbps)
12 5 QPSK 1.8 1.6
5/6 5 16QAM 3.6 3.36
7/8 10 16QAM 7.2 6.72
9 15 16QAM 10.7 9.6
10 15 16QAM 14.0 13.3

Trong phiên bản 5, có tổng cộng 12 loại UE được thiết lập hỗ trợ tốc độ
tối đa lên tới 14 Mbps cho đường xuống. Một số loại UE dựa trên khả năng
UE tiếp nhận dữ liệu ngoài các TTI liên tục, nhưng trên thực tế thì khả năng
này vẫn chưa được sử dụng. Trong giai đoạn đầu, các sản phẩm trên thị
trường chỉ hỗ trợ điều chế QPSK, chỉ cho phép tốc độ dữ liệu tối đa qua lớp
vật lý là 1.8 Mbps và sau đó tăng lên 7.2 Mbps hay thậm chí là 10 và 14
Mbps. Các loại UE khác nhau được đưa ra thị trường trên quy mô rộng lớn
hơn được đưa ra trong bảng 3.3. Tốc độ dữ liệu RLC được tính toán có kích
thước gói RLC là 40 bit. Trong phiên bản 7, 3GPP đưa ra một kích thước gói
dữ liệu RLC linh hoạt cho phép giảm thiểu phần mào đầu cho RLC.
56

3.6. Công nghệ MBMS

Khi sử dụng công nghệ unicast thì nội dung được truyền đi theo
phương thức kết nối điểm - điểm, do vậy việc truyền theo phương thức này
yêu cầu mạng phải xử lý nhiều yêu cầu đối với cùng một nội dung dẫn đến
việc lãng phí các nguồn tài nguyên về kênh truyền trong mạng lõi. Với mục
đích hướng đến các ứng dụng với một số lượng lớn các thiết bị người dùng
muốn thu cùng một nội dung dịch vụ (như truyền hình) thì dịch vụ broadcast
và multicast đa phương tiện (MBMS) là một phương thức hiệu quả giúp cho
việc phát cùng nội dung tới nhiều người dùng hiệu quả hơn. Phương pháp này
làm giảm lưu lượng dữ liệu được phát tán trong mạng nên việc tiết kiệm tài
nguyên về băng thông là đáng kể.

Hình 3.8 và 3.9 mô tả ưu điểm của MBMS. Hình 3.8 mô tả trường hợp
mà số người dùng dịch vụ mobile TV trên 3 kênh khác nhau được truyền theo
unicast. Trong trường hợp này, mỗi người dùng yêu cầu một kết nổi
streaming riêng rẽ với máy chủ. Do đó, số lượng kết nối là rất lớn vì mỗi
người dùng phải có một kết nối riêng đến máy chủ. Vì vậy, khi mà số lượng
người dùng tăng lên hì số lượng kết nối này sẽ tạo ra một lưu lượng trong
mạng là vô cùng lớn.

Hình 3.9 mô tả trường hợp như hình 3.8, nhưng dịch vụ mobile TV
được cung cấp vởi công nghệ MBMS. Máy chủ chỉ cần truyền đi một luồng
trên mỗi kênh tới trung tâm dịch vụ BM-SC. Luồng dữ liệu đối với mỗi kênh
trong mạng lõi và mạng vô tuyến được phát lặp lại khi cần thiết. Trong trường
hợp này, máy chủ chỉ cần cung cấp ba kết nối cho ba vùng dịch vụ. Hơn nữa,
các nguồn tài nguyên vô tuyến trong mạng tế bào chỉ cần được phân bố các
kênh truyền quảng bá song song thay vì số lượng kênh cho unicast lớn hơn.
Vì thế mà lưu lượng trong mạng được giảm thiểu một cách đáng kể.
57

Hình 3. 8. Quảng bá trên các kết nối Unicast [7].

Hình 3. 9. Quảng bá trên các kết nối Multicast [7].


58

MBMS cung cấp một đường nối kết hợp công nghệ truyền multicast và
quảng ba (broadcast) lên mạng 3G đang tồn tại và các kiến trúc dịch vụ. Do
đó, nó có thể truyền cùng nội dung với một kết nối điểm – đa điểm (cả ở
mạng vô tuyến và mạng lõi) đến nhiều người dùng trong cùng một mạng.
MBMS đi sâu chính vào việc quản lý hiệu quả mạng lõi và tài nguyên vô
tuyến, sử dụng lại nhiều nhất có thể các chức năng đã tồn tại trong mạng. Với
các kiến trúc mạng hiện hành thì khi sử dụng công nghệ này, ta chỉ cần bổ
sung thêm thành phần BM-SC (trung tâm dịch vụ broadcast/multicast).

MBMS có hai chế độ hoạt động [3]:

 Broadcast: cung cấp việc truyền tải vô hướng các dữ liệu đa phương
tiện từ một nguồn để tất cả người dùng trong mạng. Tất cả những người
dùng này sẽ nhận được cùng một nội dung. Trong chế độ này, dữ liệu
thu được sẽ không được tạo ở lớp dịch vụ truyền tải MBMS. Các nguồn
tài nguyên được sử dụng hiệu quả từ khi dữ liệu được truyền trên một
kênh vô tuyến chung. Việc truyền tải của dữ liệu MBMS thích nghi với
dung lượng mạng truy cập vô tuyến (RAN) và tài nguyên vô tuyến sẵn
có.
 Multicast: các người dùng trong chế độ này phải đăng ký để tham gia
vào nhóm multicast để có thẻ thu được dịch vụ cung cấp. Chế độ
multicast còn được định nghĩa như việc truyền vô hướng dữ liệu đa
phương tiện từ một nguồn đơn đến tất cả người dùng được tìm thấy
trong vùng dịch vụ multicast đã được định nghĩa. Chế độ này sử dụng
tài nguyên vô tuyến theo các hiệu quả bằng việc truyền dữ liệu trên một
kênh chung, nó còn truyền MBMS thích nghi theo dung lượng RAN và
tài nguyên vô tuyến hiện có. Điều khác trọng chế độ multicast là có khả
59

năng cho mạng để lựa chọn các cell để truyền trong vùng dịch vụ
multicast, nó bao gồm các thành viên trong nhóm multicast.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ stream media, các nhà cung cấp nội
dung dịch vụ còn có thể sử dụng MBMS đẻ cung cấp các dịch vụ download,
và truyền phân phối các file tới các nhóm có nhiều người dùng.

Hình 3.10 mô tả quy trình cung cấp dịch vụ MBMS trong các cế độ multicast
và broadcast. Trong đó, có các quy trình giống nhau như [3]:

 Thông báo dịch vụ: trong suốt quá trình này, các người dùng được
thông báo về các dịch vụ kích hoạt hiện tại hoặc sẽ kích hoạt tại thời
điểm nào đó, các thông số yêu cầu cho việc kích hoạt dịch vụ và các
thông số dịch vụ được yêu cầu khác.
 Bắt đầu phiên làm việc: kích hoạt để thiết lập MBMS cho truyền dữ
liệu.
 Thông báo MBMS: thông báo cho người dùng về dữ liệu MBMS sắp
đến hay đang thực thi.
 Truyền dữ liệu: dữ liệu MBMS được truyền đến thiết bị người dùng.
 Dừng phiên làm việc: tại thời điểm này, BM-SC xác định rằng sẽ có
hay không có thêm dữ liệu để gửi trong một khoảng thời gian nào đó và
hủy bỏ tài nguyên đã dùng cho phiên làm việc trước đó.
60

Hình 3. 10. Quy trình MBMS cung cấp kết nối dịch vụ trong chế độ broadcast
và multicast [3].

Nếu như dữ liệu được truyền trong chế độ multicast thì sẽ có thêm ba
quy trình sau là được yêu cầu [3]:

 Đăng ký dịch vụ: đây là việc thỏa thuận giữa người dùng với nhà cung
cấp dịch vụ để thu được các dịch vụ nào đó; thông tin đăng ký được ghi
lại trong một cơ sở dữ liệu ở trong mạng của nhà điều hành.
 Tham gia: khi mà dịch vụ đã được thông báo, người đăng ký có thể
tham gia một nhóm multicast; người dùng phải chỉ ra được dịch vụ
(chương trình) mà người đó muốn nhận được.
 Rời khỏi nhóm: người dùng thực hiện việc ngắt việc nhận dữ liệu dịch
vụ; MBMS thực hiện vô hiệu hóa dịch vụ.
61

3.6.1. Kiến trúc MBMS

MBMS được thực hiện bằng việc bổ sug thêm một vài thành phần mở
rộng đển mạng 3G truyền thống và mở rộng thêm một số chức năng của các
thành phần đang tồn tại. Kiến trúc MBMS được đưa ra bởi 3GPP được biểu
diễn trong hình 3.11.

MBMS có thể chạy trên UTRAN tốt như trên GERAN. Điều này nghĩa
là MBMS có thể được dùng trong các mạng 2G, 2.5G, 3G hay 3.5G.
UTRAN/GERAN chịu trách nhiệm chuyển phát dữ liệu hiệu quả trong vùng
dịch vụ MBMS. Hơn nữa, nó phải hỗ trợ việc di chuyển của trên các máy thu
MBMS, nó có thể dẫn đến việc mất dữ liệu. Đó là tại sao các dịch vụ MBMS
nên đương đầu với việc mất dữ liệu do di chuyển của người dùng. Thêm nữa,
UTRAN/GERAN có thể truyền các thong báo dịch vụ và các dịch vụ khác
song song đến MBMS.

SGSN (nút hỗ trợ phục vụ GPRS) chịu trách nhiện cho việc chuyển dữ
liệu giữa nút của nhà điề hành cho các phiên điều khiển và người quản lý. Nó
còn quan tâmđến chuyển động của người dùng và chịu trách nhiệm chuyển
mạch lưu lượng dữ liệu giữa mạng GSM và UTMS. SGSN thực hiệu điều
khiển dịch vụ MBMS người dùng cá nhan và hỗ trợ quy trình chuyển động.
Nó tập hợp tất cả người dùng với cùng dịch vụ MBMS vào trong một vùng
dịch vụ MBMS. Hơn nữa, nó duy trì một kết nối đơn với nhà cung cấp dịch
vụ MBMS và cung cấp việc truyền tải đến UTRAN/GERAN. Nó tạ việc nhận
dữ liệu trên thiết bị MBMS.
62

Hình 3. 11. Kiến trúc MBMS [7].

GGSN (nút hộ trợ cổng GPRS) cung cấp kết nối giữa mạng di động và
các mạng khác (như mạng internet).

Trung tâm dịch vụ broadcast/multicast (BM-SC) thực hiện việc cung


cấp và phân phát các dịch vụ quảng bá di động. BM-SC đóng vai trò là điểm
vào đối với các dịch vụ phát tán nội dung muốn sử dụng BM-SC. BM-SC
thiết lập và điều khiển các phần mạng truyền tải tới mạng lõi và có thể được
dùng để định trình và phân phát các kênh truyền dẫn MBMS. BM-SC cũng
cung cấp các thông báo dịch vụ tới các thiết bị đầu cuối. Các thông báo máy
bao gồm tất cả các thong tin cần thiết (như mô tả dịch vụ multicast, các địa
chỉ multicast IP, thời gian truyền dẫn, các mô tả đa phương tiện,…) mà các
thiết bị đầu cuối cần để có thể tham gia vào một dịch vụ MBMS. BM-SC có
thể được dùng để tạo ra các bản tin tính cước đối với dữ liệu đã được đưa ra
từ nhà cung cấp nội dung và các chức năng quản lý bảo mật được đặc tả bởi
3GPP cho chế độ multicast.

MBMS không yêu cầu bắt buộc các chức năng BM-SC được thực hiện
như thế nào. Một số nhà cung cấp có thể cung cấp các chức năng này ở một
63

nút riêng rẽ. Các nà cung cấp khác có thể tích hợp các chức năng này trong
các nút mạng dịch vụ và mạng lõi hiện tại. Trong mạng lõi, MBMS bổ sung
các chức năng và các bản giao thức cần thiết để tạo và quản lý các cây phân
bố dữ liệu broadcast và multicast.

Một tính năng đặc biệt của MBMS là cho phép các nhà khai thác định
nghĩa các dịch vụ broadcast và multicast tùy theo các vùng địa lý cụ thể. Các
cùng này được cấu hình qua vùng dịch vụ MBMS. Mỗi nút trong mạng lõi sử
dụng danh sách các nút luồng đường xuống để xác định nút nào nên được sử
dụng để chuyển tiếp dữ liệu dịch vụ MBMS. Ở mức GGSN, danh sách bao
gồm mọi SGSN mà dữ liệu sẽ được chuyển tiếp.

3.6.2. Các giao thức và mã

Các dịch vụ người dùng sử dụng giao thức được mô tả như trong hình
3.12. Có hai phương thức phân phát dữ liệu là: phương pháp phân phát
download và phương pháp phân phát treaming.

Hình 3. 12. Giá giao thức MBMS [7].


64

Phương pháp phân phát streaming được dùng để thu và play-out liên
tục các ứng dụng như ứng dụng Mobile TV. Streaming sử dụng giao thức
truyền tải thời gian thực (RTP) để truyền dữ liệu đa phương tiện và RTP sử
dụng giao thức UDP ở lớp dưới. Mã sửa lỗi hướng đi (FEC) Raptor được
dùng để tăng độ tin cậy cho truyền dẫn MBMS.

Phương pháp phân phát download được sử dụng cho các dịch vụ phân
phối file, cho phép lưu trữ dữ liệu thu được trên thiết bị đầu cuối. Phương
pháp này được dùng để phân phát các fiel từ một nguồn tói nhiều máy thu một
cách hiệu quả.

Phương pháp phân phát download có ba sơ đồ khắc phục lỗi gói, trong
đó sơ đồ quan trọng nhất là sơ đồ sử dụng mã sửa lỗi FEC, cho phép khắc
phục lỗi troneg các gói mã không yêu cầu phải truyền lại. MBMS cũng cung
cấp hai thủ tục sửa file: một thủ tục sử dụng các phần mạng tương tác điểm -
điểm (PTP), thủ tục còn lại thì sử dụng phần mạng tương tác điểm – đa điểm
(PTM).

3.6.3. Mạng truy cập vô tuyến

a. Cấu trúc kênh truyền

Một kênh truyền vật lý và ba kênh logic mới được đưa ra trong UTMS
cho MBMS:

 Kênh chỉ thị thông báo MBMS (MICH): Kênh vật lý được dùng để
thông báo đến các thiết bị về thông tin mới trên MCCH.
 Kênh điều khiển điểm – đa điêm MBMS (MCCH): kênh logic mang
thông tin về các phiên MBMS mới và đang tồn tại.
 Kênh lưu lượng điểm – đa điểm MBMS (MTCH): kênh logic được dùng
cho ứng dụng dữ liệu MBMS chính.
65

 Kênh lập lịch điểm – đa điểm MBMS (MSCH): kênh logic cung cấp
thông tin về dữ liệu trên MTCH.

Tất cả ba kênh logic được ánh xạ vào kênh truyền tải FACH (Kênh truy
cập chuyển tiếp – Forward Access Channel), nó ánh xạ lên kênh SCCPCH
(kênh vật lý điều khiển chung thứ cấp – Secondary Common Control Physical
Channel).

Dung lượng cao của UMTS dựa vào công suất thích nghi trên khoảng
cách giữa người dùng và trạm gốc, do đó làm giảm nhiễu. Nó trái ngược với
công suất đã được điều khiển trên các đã được dành riêng, một kênh chung
như FACH không được điều khiển công suất. Vậy, các dịch vụ MBMS sẽ tốn
nhiều tài nguyên, nếu như FACH được dùng cho các người dùng mới mà
không nằm trong ngoại vi các cell gần đó. Điều đó giải thích tại sao việc
quyết định là cần thiết dù các dịch vụ MBMS nên được truyền dùng FACH
hay các kênh dành riêng cho mỗi người dùng.

b. Dung lượng kênh vô tuyến

Tốc độ dữ liệu MBMS có thể lên tới 128 kbps đối với mỗi phần mang
GPRS và 256 kbps với UMTS. MBMS trong mạng truy nhập GERAN có thể
sử dụng tới 5 khe thời gian cho đường xuống chomotj kênh đơn. Phụ thuộc
vào sơ đồ điều chế và việc định cỡ mạng, tốc độ kênh truyền có thể đạt được
từ 32kbps tới 128 kbps. Dung lượng tế bào tổng cộng phụ thuộc vào số lượng
tần số được hỗ trợ bởi tế bào đó. MBMS phiên bản 6 (3GPP) đã giới thiệu
một số phương pháp để tăng dung lượng kênh MTCH, trong đó phương pháp
kết hợp mềm được đặc biệt chú ý. Phương pháp kết hợp mềm được định
nghĩa là phương pháp kết hợp ở thiết bị đầu cuối, các tín hiệu vô tuyến thu
đươc từ một số máy phát trong các té bào lân cận phát cùng loại dịch vụ.
Phương pháp kết hợp mềm yêu cầu truyền dẫn tín hiệu vô tuyến cần được
66

đồng bộ giữa các tế bào. Hai khoảng thời gian ghép xen (TTI) được sử dụng
trong MBMS cho kênh MTCH là: 40 ms và 80 ms. Việc chọn TTI cung cấp
dải tăng ích phân tập lớn trong miền thời gian, do đó cải thiện chất lượng tín
hiệu thu và tăng tốc độ truyền dẫn. Sự lựa chọn và kết hợp mềm được đưa ra
để tăng tế bào MBMS và giảm năng lượng Node B. Với công nghệ này, 16
kênh MBMS điểm – đa điểm tại tốc độ người dùng 64 kbps là linh hoạt.

3.6.4. Các dịch vụ MBMS [3]

MBMS không cung cấp bất kỳ nội dung dịch vụ nào, nhưng một số
lượng lớn các ứng dụng có thể sử dụng dung lượng mang của nó để tạo các
dịch vụ mới. Thật vậy, MBMS có thể được quan tâm như giải pháp cho các
dịch vụ khác. Bất kỳ dịch vụ đặc biệt nào áp dụng, không quan tâm đến nội
dung, miễn là các giới hạn về tốc độ dữ liệu không là vấn đề lớn đến chất
lượng dịch vụ. Mặc dù MBMS cung cấp tương ứng với tốc độ dữ liệu cao,
làm cho nó có thể chuyển tiếp nhiều dữ liệu hơn nữa, các dịch vụ yêu cầu
băng thông, nó không thể là giải pháp tối ưu cho việc cung cấp các luồng
quảng bá trong một thời gian dài như các chương trình truyền hình.

Có ba kiểu chính của các dịch vụ người dùng MBMS:

 Dịch vụ trực tuyến: cung cấp việc truyền dữ liệu đa phương tiện liên
tục trên một luồng, như audio và video, là một dịch vụ người dùng
MBMS cơ bản.
 Dịch vụ tải file: dịch vụ này truyền nhận các dữ liệu nhị phân cơ bản
trên một kênh chuyển MBMS.
 Dịch vụ Carousel: đây là dịch vụ mà kết hợp cả các dịch vụ trực tuyến
và tải file ở trên.
67

Bảng 3. 4. Các kiểu dịch vụ MBMS [3]

Sự kiện trực tiếp Các chương trình thể thao, các clip mới, các sự kiện ca
(video/audio) nhạc, các cập nhật tài chính, thông tin giao thông, thông
tin thời tiết, E-learning,…

Khu vực được Thông tin thời tiết, quảng cáo địa phương, báo động/cấp
ngắm đến cứu, kênh mua sắm, tin tức địa phương, kênh sân
bay/nhà ga, các sự kiện địa phương,…

Hồ sơ/ưu tiên Tin tức đăng ký, báo giá cổ phiếu, webcasting,…

e-Commerce Các kênh mua sắm, các dịch vụ đánh máy, thúc đẩy
thông tin tiếp thị,…

3.6.5. Hiệu quả của MBMS

Hình 3. 13. So sánh MBMS với các hướng truyền đa phương tiện khác [3].
68

Trong các mục trước, ta đã có một cái nhìn tổng quan về MBMS.
MBMS là một công nghệ multicast nâng cao năng lực của các mạng 3G đang
tồn tại. Nó mang nguồn tài nguyên về các nội dung dịch vụ với cùng một nội
dung để truyền tải đến một nhóm các thiết bị. Tuy nhiên, nó có thể được thực
hiên như việc cập nhật phần mềm và có thể được thực hiện trong chỉ một tế
bào mạng di động đã chọn. Về phía các thiết bị, chỉ một bản cập nhật phần
mềm nhỏ là cần phải làm để phù hợp với công nghệ multicast. MBMS có giá
thành rẻ và thực hiện nhanh chóng.

MBMS khi thực hiện trên mạng WCDMA dùng băng thông 5MHz cho
phép tốc độ dữ liệu xấp xỉ 2,5Mbps. Với mạng DVB-H, tốc độ dữ liệu phụ
thuộc vào một vài thông số. Giả thiết băng thông 8 MHz, tốc độ truyền có thể
đạt mức 5 Mbps. Bằng việc chọn các tham số truyền thích hợp, tốc độ truyền
có thể tăng lên đến 31 Mbps. Đương nhiên, việc thay đổi một vài thông số để
tăng tốc độ dữ liệu có thể làm giảm sút hiệu quả của các kênh truyền khác như
chất lượng thu hay vùng phủ. Tuy nhiên, ưu điểm cho công nghệ multicast là
quan trọng.

3.7. Kiến trúc hệ thống cung cấp mobile TV trên nền tảng 3G [5]

Hình 3.9 mô tả một kiến trúc điển hình của hệ thống truyền truyền hình
di động trên nền tảng mạng 3G.

Trung tâm dịch vụ broadcast/multicast (BM-SC) là một phần tử logic


được định nghĩa bởi 3GPP. Trong thực tế, chức năng của BM-SC được phân
chia bởi một số thành phần vật lý.

TV server là điểm liên kết đầu tiên giữa thiết bị đầu cuối và đơn vị điều
khiển trung tâm của dịch vụ truyền hình di động. Khối ESG phiên dịch và kết
hợp thông tin chương trình từ các nhà cung cấp nội dung và chèn vào ESG.
69

Hình 3. 14. Kiến trúc hệ thống cung cấp mobile TV trên nền tảng 3G [5].

Bộ điều khiển đa phương tiện phân phối các dòng nội dung tới các thiết
bị người dùng UE theo chế độ unicast và broadcast. Bộ mật mã hóa thực hiện
mật mã hóa các dòng broadcast dưới sự giám sát của chức năng bảo vệ truy
nhập dịch vụ SAP. Các dòng unicast không yêu cầu chức năng bảo vệ truy
nhập này, vì các cơ chế bảo mật unicast theo chuẩn 3G đã được áp dụng.

Bộ điều khiển broadcast thiết lập và giải phóng các phần mang MBMS
qua mạng lõi và mạng vô tuyến.

Bộ mã hóa tín hiệu trực tiếp, podcast TV và các máy chủ phát tín hiệu
TV theo yêu cầu sẽ thực hiện mã hóa nội dung TV theo khuôn dạng phù hợp
với các thiết bị di động và đóng gói khuôn dạng này theo các giao thức có thể
ứng dụng để thực hiện phân phối.

Máy chủ tương tác tạo các tài liệu tương tác. Bộ thu thập phản hồi xử
lý phản hồi từ những người dùng đầu cuối.
70

3.8. Kết luận chương

Truyền hình di động mang đến những trải nghiệm về dịch vụ truyền
hình theo mô hình mới cho người dùng. Nhất là với sự phát triển của công
nghệ 3G với tốc độ đường truyền cao hơn và độ linh hoạt trong việc truyền dữ
liệu thì đây là một môi trường lý tưởng để phát triển các dịch vụ của truyền
hình di động. Nhưng việc tăng số lượng người sử dụng dịch vụ truyền hình di
động tăng thì vấn đề thách thức đối với các nhà mạng lúc này là chất lượng
đường truyền cung cấp cho các dịch vụ khác sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể là khi
mà số lượng người dùng dịch vụ tại một thời điểm tăng cao thì các dịch vụ
khác sẽ bị ảnh hưởng vì kênh truyền lúc này sẽ bị chia sẻ và làm giảm chất
lượng của các dịch vụ khác.

MBMS là công nghệ được mở rộng phát triển trên nền tảng mạng di
động 3G, nó sử dụng lại cơ sở hạ tầng đã được triển khai và vùng phủ sóng
rộng. Với các ưu điểm của nó, MBMS được sử dụng để tăng dung lượng
truyền các kênh truyền hình di động phổ biến đến một số lượng lớn người
dùng.
71

KẾT LUẬN

Luận văn đã thực hiện nghiên cứu về truyền hình di động trên nền tảng
3G bao gồm tổng quan về truyền hình di động trong chương 1, các công nghệ
được sử dụng trong truyền hình di động trong chương 2 và tập trung chủ yếu
vào nghiên cứu truyền hình di động trên nền tảng 3G trong chương 3 nhất là
công nghệ MBMS.

Công nghệ 3G có thể truyền tải tín hiệu truyền hình di động ở hai chế
độ là chế độ unicast và chế độ broadcast với multicast. Sự ra đời của kỹ thuật
MBMS đã mở ra một hướng đi mới cho việc truyền phát tín hiệu quảng bá
hay multicast trong mạng dữ liệu tế bào 3G. Khi sử dụng công nghệ MBMS
thì khả năng truyền multicast và broadcast tới nhiều người dùng trở nên dễ
dàng hơn khi mà tài nguyên cần sử dụng cho nó là thấp. Công nghệ 3G (sau
này với cải tiến của nó là HSDPA) có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn các công
nghệ trước đó (2G và 2.5G) nhưng vì băng thông là hạn chế, nên số lượng
người sử dụng dịch vụ đồng thời là không nhiều và tốc độ truyền tải dữ liệu
tại cùng thời điểm là không cao khi mà kênh truyền bị chia sẻ. Khi số lượng
người sử dụng dịch vụ đồng thời tăng lên thì chất lượng của các dịch vụ
truyền thống khác như thoại sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, công nghệ 3G lại có ưu điểm nổi trội là phổ tần số không
cần phải phân bổ lại cho các dịch vụ truyền hình di động và cơ sở hạ tầng có
sẵn và vùng phủ sóng của mạng 3G rộng, thiết bị đầu cuối phong phú về
chủng loại và số lượng. Vì vậy, khả năng triển khai dịch vụ truyền hình di
động trên nền tảng 3G là rất khả thi. Một trong những tiêu chí để thu hút
người dùng dịch vụ truyền hình di động trên nền tảng 3G là chất lượng dịc vụ
phải đảm bảo, do đó cơ sở hạ tầng cần phải được tối ưu thường xuyên. Nội
dung các chương trình trên truyền hình di động trên nền tảng 3G cũng cần
72

phải phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu người dùng. Một trong những tiêu
chí quan trọng khác đó là giá cước các dịch vụ cần phải hợp lý để có thể thu
hút được người dùng.
73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Kim Sách, “Truyền hình số có nén và multimedia”, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật.

Tiểng Anh

[2] Amitabh Kumar, “Mobile TV: DVB-H, DMB, 3G Systems and Rich
Media Applications”, Focal Press, 2007.
[3] Grzegorz Iwacz, Andrzej Jaijszczyk, Michal Zajaczkowski,
“Multimedia Broadcasting and Multicasting in Mobile Netwworks”,
Wiley, 2008.
[4] H. Benoit, “Digital television: Satellite, Cable, Terrestrial, IPTV,
Mobile TV in the DVB Framework”, Forcal Press, 2008.
[5] Juan-Antonio, Thorsten Lohmar, Dalibor Turina and Aurelie Zanin,
“Mobile TV over 3G networks – Service and enablers evolution”,
Ericsson Review No. 1, 2008.
[6] Harri Holma, Antti Toskala, “HSDPA/HSUPA for UTMS”, John Wiley
and Sons, ltd, 2006.
[7] Rainer Hoeckmann, Ralf Toenjes and Michael Knappmeyer,
“Multimedia Broadcast Multicast Services in Mobile Networks”,
Research Gate.

You might also like