Huong Dan Nghiep Vu KDCLTG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH

TỶ GIÁ

Arbitrage 2 điểm : (Slide 42)

Ví dụ :

Vào lúc 9:00 ngày 25/07/20XX

Ngân hàng C : S(USD/EUR) = 1.3349/58

Ngân hàng D : S(USD/EUR) = 1.3313/21

* Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá không ?

* Thực hiện kinh doanh như thế nào nếu :

- Vốn ban đầu là 2,000,000 EUR ?

- Vốn ban đầu là 2,000,000 USD ?

BÀI LÀM:

Ngân hàng C : 1.3349 – 1.3358 USD/EUR

Ngân hàng D : 1.3313 – 1.3321 USD/EUR

** Kinh doanh chênh lệch tỷ giá là nhằm mua thấp, bán cao tại cùng thời điểm để kiếm
lợi nhuận. Tuy nhiên, khi kinh doanh, chúng ta là khách hàng trên thị trường nên sẽ mua
theo giá bán và bán theo giá mua của thị trường yết. Vậy muốn mua (theo giá bán) thấp,
bán (theo giá mua) cao để có lợi nhuận thì buộc ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ CƠ HỘI KINH
DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ TẠI HAI THỊ TRƯỜNG: GIÁ MUA CỦA THỊ
TRƯỜNG NÀY PHẢI LỚN HƠN GIÁ BÁN CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁC.

Theo ví dụ, so giá mua của NH này với giá bán NH kia, ta nhận thấy cặp tỷ giá 1.3349
USD/EUR và 1.3321 USD/EUR tạo nên cơ hội.

1. Có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá vì Sb của NH C = 1.3349 USD/EUR > Sa của
NH D = 1.3321 USD/EUR.

* Như vậy, nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được thực hiện như sau :
- Mua EUR, bán USD tại NH D theo tỷ giá Sa = 1.3321 USD/EUR

- Bán EUR, mua USD tại NH C theo tỷ giá Sb = 1.3349 USD/EUR

2. a. Nếu vốn ban đầu là 2,000,000 EUR, theo nghiệp vụ kinh doanh ở trên, ta sẽ bán
EUR trước tại NHC và mua lại EUR tại NHD. Cụ thể kinh doanh như sau :

* Bán EUR để mua USD tại NH C theo tỷ giá 1.3349 USD/EUR. Số USD thu được:

2,000,000 EUR x1.3349 = 2,669,800 USD

* Bán USD, mua lại EUR tại NH D theo tỷ giá 1.3321 USD/EUR. Số EUR thu được:

2,669,800 USD / 1.3321 = 2,004,204 EUR

* Lợi nhuận thu được : 2,004,204 EUR – 2,000,000 EUR = 4,204 EUR

* Tỷ suất lợi nhuận : 4,204 EUR / 2,000,000 EUR x 100% = 0.21%

2. b. Nếu vốn ban đầu là 2,000,000 USD, theo nghiệp vụ kinh doanh ở trên, ta sẽ bán
USD trước tại NHD và mua lại USD tại NHC. Cụ thể kinh doanh như sau :

* Bán USD để mua EUR tại NH D theo tỷ giá 1.3321 USD/EUR. Số EUR thu được:

2,000,000 USD / 1.3321 = 1,501,389 EUR

* Bán EUR, mua lại USD tại NH C theo tỷ giá 1.3349 USD/EUR. Số USD thu được:

1,501,389 EUR x 1.3349 = 2,004,204 USD

* Lợi nhuận thu được : 2,004,204 USD – 2,000,000 USD = 4,204 USD

* Tỷ suất lợi nhuận : 4,204 USD / 2,000,000 USD x 100% = 0.21%

3. Nhận xét rút ra:

+ Dù vốn ban đầu có là đồng tiền nào trong hai đồng tiền của tỷ giá thì giá trị lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận thu được là giống nhau, chỉ khác vốn là đồng tiền nào thì lợi nhuận
thu về cũng là đồng tiền đó.

+ Vì cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá chỉ tồn tại trong thời gian ngắn mà nếu thực
hiện từng bước như trên để tìm ra lợi nhuận và xem tỷ suất lợi nhuận có đủ bù đắp chi phí
giao dịch không thì cơ hội đã trôi qua rồi. Vì vậy, khi phát hiện có cơ hội (giá mua thị
trường này lớn hơn giá bán thị trường khác), cần thực hiện tính nhanh lợi nhuận.

Công thức tình nhanh lợi nhuận:

Lợi nhuận = ((Tỷ giá cao/ tỷ giá thấp) -1) x vốn đầu tư

** Lưu ý:

+ Tỷ giá cao và tỷ giá thấp là hai tỷ giá của cặp tỷ giá tạo nên cơ hội kinh doanh
chênh lệch tỷ giá (trong ví dụ trên là 1.3349 và 1.3321).

+ (Tỷ giá cao/ Tỷ giá thấp) – 1 chính là tỷ suất lợi nhuận cần tìm.

+ Công thức tính nhanh lợi nhuận được sử dụng khi các em cần tính lợi nhuận hay
tỷ suất lợi nhuận trong câu trắc nghiệm về kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Còn nếu là bài
tập tình huống thì các em phải làm đầy đủ các bước như trên và công thức tính nhanh lợi
nhuận chỉ là để so kết quả với các bước thực hiện đầy đủ xem có khớp nhau không.

Arbitrage 3 điểm : (slide 44)

Ví dụ :

Vào một thời điểm, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền ở 3 trung tâm ngoại hối
khác nhau như sau:

A : 1.5478 – 1.5483USD/EUR

B : 1.9243 - 1.9247USD/GBP

C : 1.2464 - 1.2469EUR/GBP

Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không?

Nếu có, bạn sẽ kinh doanh như thế nào nếu bạn có 1.000.000 USD. Lợi nhuận là bao
nhiêu (bỏ qua chi phí cho hoạt động kinh doanh này) ?

BÀI LÀM:
Bước 1. Tính tỷ giá chéo giữa hai thị trường và so sánh với thị trường thứ ba còn lại
nhằm phát hiện cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Lưu ý: Có thể tính theo 3 cách: tính tỷ giá chéo giữa thị trường A và B và so với C; hoặc
giữ A và C và so với B; hoặc giữa B và C và so với A. Trong slide gởi cho các em, thầy
đã tính tỷ giá chéo giữa B và C và so với A. Vậy trong cách làm dưới đây, thầy sẽ tính tỷ
giá chéo giữa hai thị trường A và B và so với C để nhằm so sánh kết quả trong slide và
kết quả được làm bên dưới.

Khi tính tỷ giá chéo, cần tính cặp tỷ giá giống như đang được yết tại thị trường thứ ba để
so sánh được với nhau. Chẳng hạn, trong ví dụ trên, khi tính tỷ giá chéo giữa A và B và
so với C là TT thứ ba. VÌ tỷ giá yết tại C là EUR/GBP thì tỷ giá chéo cần tính giữa A và
B cũng phải là tỷ giá EUR/GBP để so sánh được với C; không tính ngược lại GBP/EUR
sẽ không so sánh được với C.

Tính tỷ giá chéo (EUR/GBP) giữa hai thị trường A và B như sau :

Bid(EUR/GBP) = Bid(EUR/USD) x Bid(USD/GBP) = Bid(USD/GBP) /Ask(USD/EUR)


= 1.9243/ 1.5483 = 1.2428

Ask(EUR/GBP) =Ask(EUR/USD) x Ask(USD/GBP) = Ask(USD/GBP) /Bid(USD/EUR)


= 1.9247/ 1.5478 = 1.2435

Như vậy : SA&B (EUR/GBP) = 1.2428 – 1.2435

Tại TT C : SC (EUR/GBP) = 1.2464 – 1.2469

So sánh hai cặp tỷ giá này, ta thấy rõ ràng là có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá bởi
vì Sa A&B (EUR/GBP) = 1.2435 < Sb C (EUR/GBP) = 1.2464
(Đó là do khi gộp hai tỷ giá thị trường A và B thành 1 tỷ gái chéo và so sánh với C thì
giống như đưa về trường hợp kinh doanh chênh lệch tỷ giá tại 2 thị trường mà chúng ta
đã làm ở trên. Điều kiện có cơ hội kinh doanh: giá mua của thị trường này lớn hơn giá
bán của thị trường khác).

Bước 2. Sau khi phát hiện có cơ hội, cần xác định quy trình kinh doanh bằng cách vẽ mô
hình tam giác (vì vậy mà KDCLTG tại 3 thị trường cón được gọi là KDCLTG theo mô
hình tam giác – triangular arbitrage). Để xác định quy trình kinh doanh, đầu tiên cần
đứng tại thị trường thứ ba là thị trường có trong thực tế (không đứng ở góc độ tỷ giá
chéo) nhằm xác định xem đồng yết giá tại thị trường thứ ba được định giá cao hay thấp
và theo nguyên tắc có lợi là giá cao thì bán và giá thấp thì mua. (Ví dụ: Thị trường X yết
giá 1.3207 CAD/USD và thị trường Y yết giá 1.3225 CAD/USD. Nhận thấy đồng USD tại
thị trường Y được định giá cao vì đổi được nhiều CAD hơn; đồng USD tại thị trường X
bị định giá thấp do đôi được ít CAD hơn. Vậy nếu đi kinh doanh chênh lệch giá, có USD
thì chúng ta sẽ bán tại thị trường Y được định giá cao để thu được nhiều CAD hơn và
nếu muốn đi mua USD thì sẽ mua tại thị trường X bị định giá thấp để chi ra ít CAD hơn).

Quay lại bài tập ở trên:

So sánh tỷ giá chéo và tỷ giá tại thị trường C, trong trường hợp này, ta nhận thấy đồng
tiền yết giá GBP được định giá cao tại thị trường C nên cần bán GBP, mua EUR tại thị
trường C. Từ đây, chúng ta sẽ xác định được quy trình kinh doanh chênh lệch tỷ giá bằng
mô hình tam giác như sau :

USD

Thị trường A Thị trường B

EUR GBP

Thị trường C

(Để các em quen, thầy ví dụ thêm, giả sử tỷ giá chéo giữa A và B vẫn vậy nhưng có 1 TT
D khác yết tỷ giá như sau

TG chéo : SA&B (EUR/GBP) = 1.2428 – 1.2435

Tại TT D : SD (EUR/GBP) = 1.2404 – 1.2412

Có cơ hội KD ko ? Có vì Sb A&B (EUR/GBP) = 1.2428 > Sa D (EUR/GBP)


= 1.2412. Tại TT D là TT thứ ba, đồng yết GBP được định giá thấp nên tại TT D, cần
mua GBP và bán EUR. Vậy khi vẽ mô hình tam giác, dấu mũi tên sẽ đi ngược với hình ở
trên. Cách làm sẽ là như vậy).
Bước 3. Sau khi xác định quy trình kinh doanh, tiến hành thực hiện kinh doanh chênh
lệch tỷ giá tại 3 thị trường dự theo quy trình kinh doanh đã xác định.

Trong mô hình tam giác ở trên, nếu vốn ban đầu là GBP thì sẽ xuất phát bán GBP, mua
EUR tại TT C đầu tiên rồi sau đó tiếp tục theo mô hình, bán EUR, mua USD tại A và
cuối cùng bán USD, mua GBP tại B. Nếu vốn ban đầu là EUR thì xuất phát đi từ thị
trường A đầu tiên đển bán EUR, mua USD. Nếu vốn ban đầu là USD thì sẽ xuất phát bán
USD, mua GBP tại thị trường B đầu tiên.

Quay trở lại bài tập ở trên:

Tính lợi nhuận thu được từ quy trình kinh doanh chênh lệch tỷ giá theo mô hinh tam giác
ở trên với số vốn ban đầu là 1,000,000 USD:

* Bán 1,000,000 USD, mua GBP tại thị trường B với mức tỷ giá bán ra
1.9247USD/GBP. Số tiền GBP thu đuợc :

1,000,000 USD / 1.9247 = 519,561 GBP

(Lưu ý nguyên tắc xác định tỷ giá dựa vào vị thế đồng yết và nhà tạo thị trường, quy tắc
tính đồng yết thì chia tỷ giá và tính đồng định thì nhân tỷ giá. Trong phép tính trên, tại TT
B thì GBP là đồng yết mà đang đi mua GBP phài theo giá bán của TT yết là 1.9247
USD/GBP. Đồng tiền cần tính ra là GBP là đồng yết nên chia tỷ giá).

* Bán 519,561 GBP, mua EUR tại thị trường C với mức tỷ giá mua vào
1.2464EUR/GBP. Số tiền EUR thu đuợc :

519,561 GBP x 12464 = 647,581 EUR

* Bán 647,581 EUR, mua USD tại thị trường A với mức tỷ giá mua vào
1.5478USD/EUR. Số tiền USD thu đuợc :

647,581 EUR x 1.5478 = 1,002,326 USD

* Trải qua các bước giao dịch, từ số vốn 1,000,000 USD ban đầu, ta thu được lợi
nhuận như sau :

1,002,326 USD - 1,000,000 USD = 2,326 USD

* Tỷ suất sinh lời / vốn kinh doanh (Tỷ suất lợi nhuận)

2,326 USD / 1,000,000 USD x 100% = 0.23%


**. Nhận xét rút ra:

+ ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ CƠ HỘI KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ TẠI BA THỊ
TRƯỜNG: 2 trường hợp:

- Tỷ giá mua vào (Sb) của thị trường thứ ba > tỷ giá bán ra (Sa) của tỷ giá chéo.

- Tỷ giá mua vào (Sb) của tỷ giá chéo > tỷ giá bán ra (Sa) của thị trường thứ ba.

+ Giống như kinh doanh chênh lệch tỷ giá tại 2 TT, dù vốn ban đầu có là đồng tiền nào
trong ba đồng tiền kinh doanh thì giá trị lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thu được là giống
nhau, chỉ khác vốn là đồng tiền nào thì lợi nhuận thu về cũng là đồng tiền đó.

+ Dù có tính tỷ giá chéo giữa hai thị trường nào và so sánh với thị trường còn lại theo 3
cách như đã nói ban đầu thì luôn chỉ thu được một mô hình tam giác giống nhau hay nói
cách khác là chỉ có một quy trình kinh doanh duy nhất dù có so sánh hai thị trường bất kỳ
với thị trường thứ ba còn lại. (Các em có thể so sánh mô hình tam giác đã vẽ trong ví dụ
trên khi tính tỷ giá chéo giữa A và B rồi so sánh với C với mô hình tam giác trong slide
khi tính tỷ giá chéo giữa B và C rồi so sánh với A).

+ Trong trường hợp này, muốn tính nhanh lợi nhuận/ tỷ suất lợi nhuận để xác định có nên
kinh doanh hay không thì cần tính nhanh như thế nào ?

Vẫn sử dụng công thức tính nhanh lợi nhuận ở kinh doanh tại 2 TT đã nói đến ở trên.

Trong trường hợp này, cặp tỷ giá tạo nên cơ hội là 1.2835 và 1.2464. Vậy :

Tỷ suất lợi nhuận: (1.2464/ 1.2435) – 1 = 0.0023 = 0.23%

Lợi nhuận = ((1.2464 /1.2435) – 1) x 1,000,000 USD = 2,332 USD.

Vì tỷ giá chéo 1.2335 được tính ra là có sai số nên kết quả lợi nhuận tính ra có bị lệch
một ít. Để chính xác hơn, các em có thể không lấy tỷ giá chéo 1.2335 khi tính mà lấy cặp
tỷ giá tính ra tỷ giá chéo 1.2335 để thế vào. Ví dụ tỷ giá chéo 1.2335 được tính ra là do
lấy 1.9247/ 1.5478. (xem lại tính tỷ giá chéo ở phần trên) thì sẽ thế 1.9247/.15478 vào.
Như vậy:
Lợi nhuận = ((1.2464 x 1.5478/1.9247) – 1) x 1,000,000 USD = 2,326 USD (giống với
kết quả đã tính ở trên.

* Nhắc lại với các em là tính nhanh lợi nhuận chỉ sử dụng khi làm trắc nghiệm, còn
khi làm bài tập tình huống phải trình bày đầy đủ các bước như ở trên.

You might also like