Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

TRẦN PHÚ VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC – KHỐI 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút
(Đề thi gồm có 05 trang, gồm 10 câu)

Câu 1. (2,0 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, định luật tuần hoàn
1. Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử sau: ClO 2,
BCl3, NF3, S2O 32 , SiF62-, NO 2 , I 3 , IF5.
2. Trong bảng dưới đây có ghi các năng lượng ion hóa liên tiếp I n (n = 1, 2, …, 6) theo
kJ.mol-1 của hai nguyên tố X và Y.
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 590 1146 4941 6485 8142 10519
Y 1086 2352 4619 6221 37820 47260
A và B là những oxit tương ứng của X và Y khi X, Y ở vào trạng thái oxi hóa cao nhất
Viết (có giải thích) công thức của hợp chất tạo thành khi cho A tác dụng với B.
3. Giải thích:
a) Nhiệt độ sôi của NH3 (-33oC) cao hơn nhiệt độ sôi của NF3 (-129oC) nhưng thấp hơn
của NCl3 (71oC).
b) Sự biến đổi góc liên kết: NH3 107o → PH3 93,6o
PH3 93,6o → PF3 96,3o
Câu 2. (2,0 điểm) Tinh thể
1. Pirit (FeS2) tạo mạng tinh thể kiểu NaCl với các ion Fe2+ chiếm các vị trí của Na+ còn

S2-2 chiếm các vị trí của Cl- . Các liên kết S-S định hướng luân phiên theo đường chéo
chính.
a) Fe được phối trí bởi 8 nguyên tử S. Hãy cho biết số phối trí của S?
b) Khối lượng riêng của một tinh thể pirit lí tưởng là 5,011 g/cm 3. Tính hằng số mạng
của ô mạng cơ sở.
2. Trong tinh thể ReO3, mỗi nguyên tử Re được bao quanh bởi 6 nguyên tử oxi tạo nên
những bát diện đều giống nhau. Biết rằng tinh thể ReO 3 thuộc hệ lập phương (chiều dài
mỗi cạnh là 0,374 nm) trong đó nguyên tử Re chiếm các vị trí đỉnh của hình lập
phương.
a) Vẽ một ô mạng cơ sở của tinh thể ReO3.
b) Giả sử tinh thể ReO3 có bản chất ion. Cho biết bán kính của ion O2- là 0,126 nm.
- Tính bán kính của ion Re6+.
- Tính bán kính lớn nhất của cation lạ để khi xâm nhập vào mạng lưới tinh thể ReO3 mà
không làm thay đổi kích thước của ô mạng tinh thể ? (bỏ qua mọi tương tác giữa ion này
và tinh thể ReO3).
Câu 3. (2,0 điểm) Phản ứng hạt nhân
1. Cacbon tự nhiên chứa 2 đồng vị bền là 12C (98,9% khối lượng) và 13C (1,1% khối
lượng) cùng lượng vết đồng vị phóng xạ 14C (phân rã β–, t1/2 = 5730 năm). Hoạt độ
phóng xạ riêng của cacbon trong cơ thể sống là 230Bq.kg –1. Năm 1983, người ta tìm
thấy một con thuyền cổ chìm ngoài khơi Đại Tây Dương. Cacbon trong gỗ của con
thuyền này có hoạt độ phóng xạ riêng là 180Bq.kg–1.
a) Tỉ lệ số nguyên tử giữa các đồng vị 13C/12C và 14C/12C trong cơ thể sống là bao nhiêu?
b) Cây để dùng làm gỗ đóng thuyền trên được đốn hạ vào năm nào?
2. Trong y học hạt nhân, các đồng vị phóng xạ được bắn phá vào nơi có sự phân chia tế
bào để tiêu diệt chúng. Một trong các kĩ thuật đó là xác định độ phóng xạ khi pha loãng
trong máu của bệnh nhân. Ba hợp chất dược phẩm phóng xạ lần lượt có chứa các đồng
vị phóng xạ 71Zn (t1/2 = 2,4 phút), 67Ga (t1/2 = 78,25 giờ) và 68Ge (t1/2 = 287 ngày).
a) Kiểu phóng xạ của ba đồng vị này là bức xạ β (71Zn) và bắt electron (67Ga và 68Ge).
Sản phẩm của quá trình phóng xạ này là gì?
b) Không kể đến hiệu ứng hóa học, 67Ga có thuận lợi gì hơn hai đồng vị kia trong việc
điều trị?
Câu 4. (2,0 điểm) Nhiệt hóa học
1. Trộn 400 ml dung dịch một đơn axit yếu 0,200 M với 100 ml dung dịch NaOH 0,800
M trong một bình cách nhiệt. Nhiệt độ dung dịch hỗn hợp tăng lên từ 25,08 oC đến
26,25oC khi kết thúc phản ứng. Tính hiêụ ứng nhiêṭ của phản ứng trung hòa trên. Giả thiết
khối lượng riêng của tất cả các dung dịch là 1,00 g/cm3 và nhiệt dung của chúng đều là
4,2 J/g∙K.
2. Xét quá trình hóa hơi 1 mol nước lỏng ở 50oC và 1 atm.
Cho: Cp,H O(l) = 75,31 J/mol.K;
2
C p,H2O(k) = 33,47 J/mol.K;

Hhh (100oC, 1 atm) = 40,668 kJ/mol.


Các dữ kiện trên được chấp nhận coi như không đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát.
a) Tính H, S, G của hệ trong quá trình hóa hơi nói trên.
b) Dựa vào kết quả thu được, hãy rút ra kết luận quá trình hóa hơi của nước trong điều
kiện trên là thuận nghịch hay không thuận nghịch, có thể tự diễn ra hay không? Giải
thích?
Câu 5. (2,0 điểm) Cân bằng hoá học trong pha khí
Ở 1020K, hai cân bằng sau cùng tồn tại trong một bình kín:
C(graphit) + CO2 (k)  2CO (k) KP (1) = 4,00
Fe (tt) + CO2 (k)  FeO (tt) + CO (k) KP (2)= 1,25
a) Tính áp suất riêng phần các khí lúc cân bằng.
b) Cho 1,00 mol Fe; 1,00 mol C(graphit); 1,20 mol CO 2 vào bình chân không dung tích
20,0 lít ở 1020K. Tính số mol các chất lúc cân bằng.
Câu 6. (2,0 điểm) Động hóa học hình thức ( Không có phần câu hỏi cơ chế động học )
Nghiên cứu phản ứng aX + bY + cZ  dP + eQ bằng phương pháp tốc độ đầu thu được
các kết quả như ở bảng dưới:
Tốc độ phản ứng
Thí nghiệm C0M (X) (mol/l) C0M (Y) (mol/l) C0M (Z) (mol/l)
(mol.l-1.h-1)
1 0,01 0,01 0,01 0,002
2 0,02 0,02 0,01 0,008
3 0,02 0,02 0,04 0,016
4 0,02 0,01 0,04 0,016
a) Xác định bậc riêng phần của X, Y, Z và phương trình động học của phản ứng.
b) Xác định hằng số tốc độ và thời điểm một nửa lượng chất X đã phản ứng hết nếu biết
nồng độ đầu của các chất như sau: [X] = 0,01 M, [Y] = 1,00 M, [Z] = 2,00 M.
Câu 7. (2,0 điểm) Dung dịch và phản ứng trong dung dịch ( Không xét cân bằng tạo
phức)
Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03.
a) Tính nồng độ H3PO4 trong dung dịch A.
b) Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H 3PO4 giảm
25%.
c) Thêm dần ZnCl2 vào dung dịch A đến nồng độ 0,010 M. Có Zn3(PO4)2 tách ra không?
Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho pKa (HSO 4 ) = 2 pKa (H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
pKa (HCOOH) = 3,75 pKS (Zn3(PO4)2) = 35,42
lgβ (Zn(OH)+) = -8,96
Câu 8. (2,0 điểm) Phản ứng oxi hoá khử. Pin điện và điện phân
Một pin được cấu tạo bởi 2 điện cực: điện cực thứ nhất gồm một thanh đồng nhúng
trong dung dịch Cu2+ có nồng độ 10-2 M; điện cực thứ 2 gồm một thanh đồng nhúng
trong dung dịch phức chất [Cu(NH3)4]2+ có nồng độ 10-2 M. Sức điện động của pin ở
250C là 38 mV. Viết sơ đồ pin, tính nồng độ (mol.l -1) của ion Cu2+ trong dung dịch ở
0
điện cực âm và hằng số bền của phức chất. Biết: ECu 2
/ Cu = 0,34 V.
Câu 9. (2,0 điểm) Halogen
1. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào trong số các chất: HF; HCl; HBr;
HI? Nếu có chất nào không điều chế được hãy giải thích. Viết phản ứng minh họa.
2. Axit hipocloro có các tính chất:
a) Tính axit yếu hơn axit cacbonic.
b) Tính oxi hóa mạnh.
c) Dễ bị phân tích khi có ánh sáng hoă ̣c nhiê ̣t.
Hãy viết phản ứng minh họa.
3. Tại sao HF là mô ̣t đơn axit nhưng lại có thể tạo muối axit, ví dụ: KHF2 ?
Câu 10. (2,0 điểm) Oxi – lưu huỳnh
Bỏ 0,500 gam chất rắn màu trắng vào 15,0 ml nước, phản ứng xảy ra mãnh liệt tạo nên
dung dịch A. Khi A tác dụng với một lượng dư dung dịch Ba(NO3)2 thu được 1,24 gam
kết tủa trắng. Trung hòa A cần 12,3 ml dung dịch KOH 0,867M.
a) Hỏi chất rắn màu trắng ban đầu là chất gì?
b) Xác định phần trăm về khối lượng của chất rắn màu trắng ban đầu.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
========== Hết ==========
Người ra đề : Phạm Thị Kim Oanh
Đt : 0917.850.339

You might also like