Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ TÀI GỐM ĐƠN OXIT – Al2O3

I. Nguyên liệu
 Nguyên liệu nhôm oxit :
Chất này có thể nằm trong các nguồn như: caolanh, đất sét, fenspat, alumina vôi hóa,
alumina ngậm nước.
 Trong tự nhiên:
Ở dạng khoáng corund (α- Al 2 O3). Trong công nghệ thường sử dụng nguyên liệu dạng
oxit hoặc hydroxit, sản xuất bằng phương pháp hóa học. Nguyên liệu tự nhiên để sản xuất
oxit nhôm và hydroxit nhôm hoặc quặng boxit.
Boxit là hỗn hợp hydroxit và các tạp chất như: SiO2, TiO 2 và Fe 2 O3. Boxit cũng luôn là
thành phần lẫn trong đất sét. Từ boxit sản xuất hydroxit nhôm theo phương pháp Bayer.
Nung cho hydroxit nhom phân hủy để thu oxit nhôm. Oxit nhôm điều chế theo phương
pháp này còn lẫn tạp chất như Na 2 O (0,3 ÷ 0,5%), SiO2 (≈ 0,1%) và các hydroxit chưa
phản ứng hết.
Khi cần điều chỉnh thành phần Al2 O3 trong phối liệu, cố thể dùng nguyên liệu dạng
hydroxit. Hydroxit nhôm Al(OH)3 , ngoài dạng gel, còn ở các dạng tinh thể sau:
Hydragillit (gibbsit); γ- Al(OH)3; dạng tinh thể một phương
Bayerit; α- Al(OH)3; lục giác
Boehmit; γ - AlO(OH); thoi
Diaspor; α - AlO(OH) ; thoi
Ngoài dạng bayerit, tất cả những dạng còn lại là các nguyên liệu có trong tự nhiên. Các
hydroxit nhôm phân hủy vì nhiệt tạo oxit nhôm theo sơ đồ
 Nguyên liệu kỹ thuật
Al2 O3 : Sản phẩm thường công nghiệp thường là dạng γ- Al 2 O3. Ở nhiệt độ cao 1000 ÷
1200℃: γ- Al 2 O3 chuyển thành dạng α- Al 2 O3. α- Al 2 O3 hình thành ở 1200℃ dạng bột
xốp. Ở nhiệt độ cao hơn (>1450℃) sẽ xảy ra quá trình kết khối. Các sản phẩm kết khối từ
corund, vì vậy phải nung ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tạo thành α- Al 2 O3 rất nhiều
(thường 1450 ÷ 1600℃).
Quan điểm về sự tồn tại của các dạng hình thù còn chưa rõ ràng. Đóng vai trò quan trọng
nhất là α- , β- và γ- Al 2 O3. Trong tự nhiên α- Al 2 O3tồn tại không nhiều ở dạng corund. Ở
dạng đơn tinh thể trong tự nhiên, corund là các dạng đá quý với tên thương mại là đá rubi
(hồng ngọc) và safir (lam ngọc), với màu sắc rất đẹp do tạp chất sắt, crom và titan tạo
nên.
Corund rất ổn định, cho tới nhiệt độ nóng chảy (2054 ± 6℃), không biến đổi thù hình,
những biến đổi thể tích không xảy ra và nhờ đó, quá trình nung luyện thuận lợi hơn
nhiều. Đặc tính của các dạng biến đổi thù hình của oxit nhôm như sau:
Gốm nhôm oxit là loại gốm đơn oxit thành phần chủ yếu là α- Al 2 O3, có nhiều tính chất
kỹ thuật ưu việt, được dùng trong hầu hết trong các ngành kỹ thuật công nghiệp, VD như
lót buông máy động cơ phản lực, mũi khoan thép, mạ trên vật liệu kim loại.
Tinh bột:
Nguyên liệu được đưa vào để tạo cấy trúc mộc, có đặc tính kỹ thuật: làm đặc, tạo gel, có
khả năng dính và tạo màng tốt. Trong công nghiệp gốm sứ tinh bột làm chất tạo hình cho
các loại gốm không có tính kết dính như gốm đi từ nhôm oxit.
Chất phân tán:
Trong ngành công nghiệp gốm sứ việc sự dụng chất phân tán đối với các chất huyền phù
là cần thiết để cải thiện một số tình công nghệ như:
Giảm lượng nước cần thiết cho hồ đổ rót, tăng khả năng phân tán của các hạt rắn trong
dung dịch
Tăng tính chảy, tính đồng nhất cho các loại huyền phù

II. Quy trình sản xuất


 Gia công tuyển chọn nguyên liệu:
Quặng thô được ghiền mịn để được độ hạt yêu cầu. do nguyên liệu thường
chứa FeO, Fe2O3 nên khi cần thiết (khi cần màu trắng) phải tuyển khử oxit
triệt để (<1%)
 Cân, trộn phối nguyên liệu:
Nhào luyện phối liệu (đưa nước tạo độ dẻo thích hợp)
 Tạo hình gốm:
Tạo hình:
Tạo cho phối liệu ở dạng đa phân tán có hình dạng và kích thước hình học
nhất định
 Tạo hình đổ rót
 Tạo hình dẻo
 Tạo hình màng gốm
 Tạo hình ép khô, bán khô hay ép ẩm

Phương pháp SCC: sữ dụng tinh bột làm nhân đóng rắn sau quá trình đổ rót với thành
phần hóa học ( C,H,O) dễ cháy trong quá trình nung nên không còn sót lại trong xương
xứ.
Khi thêm phối liệu tinh bột bị hồ hóa trong nước nóng bị trương lên, gel hóa và làm
huyền phù đóng rắn thành mộc (có nghĩa không cần hút nước nhờ khuôn)
Nhược điểm: có thể gây rổ bề mặt
Theo phương pháp này ta có thể sản xuất được hình dạng phức tạp mật độ xương đồng
điều, do không phải hút nước qua bề mặt khuôn.
 Nung gốm:
Nung: là một quá trình quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm vì vậy cần tiến
hành theo quy trình nghiêm ngặt
Nung gồm hai giai đoạn:
- GĐ 1: tách vật liệu liên kết hữu cơ, bắt đầu ở nhiệt độ cháy hoặc bốc hơi của chất
liên kết và chấm dứt ở nhiệt độ hạ Al2O3 bắt đầu kết khối
- GĐ 2: kết khối xương bắt đầu ở nhiệt độ kết khối đến khi kết khối hoàn toàn các
hạt Al2O3
Nếu không dùng phương pháp SCC ta cần phải sấy trước khi nung (làm hơi nước
bay đi làm khoản trống giữa các hạt giảm đi gây ra co và rỗng)
III. ứng dụng:
Do alumina có nhiệt độ nóng chảy cao, vật liệu gốm sứ alumina vẫn giữ được 90%
độ bền ở 1100 °C và được dùng để chế tạo các chi tiết cần có tính chịu nhiệt. Vật
liệu gốm sứ alumina nung có thể cứng hơn cacbua vonfram hay ziricon và có tính
chống mài mòn cực tốt do đó được dùng để chế tạo các chi tiết nghiền, dụng cụ &
dao cắt, ổ bạc làm việc ở nhiệt độ cao và rất nhiều chi tiết cơ khí khác. Alumina là
yếu tố quan trọng thứ hai sau silica (điôxít silíc). Cùng với silica và các ôxít trợ
chảy, alumina ngăn chặn sự kết tinh (nhờ đó tạo thành thủy tinh – men ổn định).
Alumina là yếu tố chính làm tăng độ bền cho men: tăng độ bền kéo, giảm độ giãn
nở nhiệt, tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn hóa học. Thêm alumina nói
chung làm tăng nhiệt độ nóng chảy của men; tuy nhiên, trong một số công thức có
chứa xôđa-vôi (hiđrôxít natri- hiđrôxít canxi, thêm một lượng nhỏ alumina lại làm
giảm nhiệt độ nóng chảy. Tăng hàm lượng Al(OH)3 làm men "cứng" hơn, bền & ổn
định hơn trên khoảng nhiệt độ rộng hơn (tuy nhiên hàm lượng cao quá có thể dẫn
đến "crawling", lỗ kim và bề mặt thô ráp). Thêm alumina vào ngăn chặn sự kết
tinh và hóa mờ của men trong quá trình làm nguội. Ngược lại, thêm một lượng nhỏ
CaO giúp giảm độ nhớt của men nóng chảy (nghĩa là men chảy lỏng hơn).
Alumina vôi hóa không sử dụng làm nguồn cung cấp Al(OH)3 cho men nhưng
alumina ngậm nước nghiền thật mịn có thể cung cấp Al(OH)3 và cho mặt men mờ
xỉn. Cao lanh, fenspat, nephelin syenit là những nguồn cung cấp tốt nhất, trong đó
lý tưởng nhất là cao lanh do nó còn ảnh hưởng quan trọng đến sự tạo thành huyền
phù, độ keo... Trong công thức men, nên sử dụng tối đa fenspat và cao lanh làm
nguồn cung cấp Al(OH)3 cho đến khi hàm lượng chất kiềm đạt tới mức giới hạn,
sau đó bổ sung lượng alumina nếu cần bằng alumina ngậm nước.
Alumina là yếu tố khống chế độ chảy loãng của men nung (vì alumina giúp hình
thành những mối liên kết chặt giữa ôxít trợ chảy và silica), giữ không cho men
chảy loãng và chảy khỏi bề mặt phủ men. Đây là lý do nó được gọi là "ôxít trung
gian".
Tỉ số silica trên alumina là chỉ số chính cho biết độ bóng mặt men. Khi không có
bo, tỉ số silica trên alumina nhỏ hơn 5:1 thường cho mặt men khá mờ xỉn. Tỉ số
lớn hơn 8:1 thường cho mặt men bóng nếu không có sự hiện diện của titan, kẽm,
magiê hay canxi. Alumina ngậm nước có thể tạo bọt và làm đục men.
Alumina vôi hóa có thể được sử dụng trong thành phần thân đất sét thay cho đá
lửa khi cần (làm thân nung cứng và trắng hơn) nhưng nó đắt hơn nhiều so với đá
lửa.

You might also like