CHƯƠNG 2- THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA THỊT (lms) PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

CHƯƠNG 2:

THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ DINH


DƯỠNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA THỊT
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ
DINH DƯỠNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA
THỊT

MỤC TIÊU BÀI HỌC:


Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên nhận biết, trình bày và hiểu
về thành phần cấu tạo, giá trị dinh dưỡng và các tính chất đặc trưng
của thịt tươi
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA THỊT

....................
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Để hoàn thành tốt bài học này sinh viên cần thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Bài số + Nghiên cứu nội dung bài học dưới đây
+ Đọc thêm về cấu tạo, thành phần dinh dưỡng và
2 tính chất của thịt tươi trong các tài liệu số 1,2,3,4,5
+ Hoàn thành các câu hỏi ôn tập
+ Trao đổi, thảo luận với giảng viên: qua email, hoặc
thảo luận trên diễn đàn
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA THỊT

....................

NỘI DUNG BÀI HỌC:


2.1. Cấu trúc của thịt
Bài số
2.2. Thành phần hóa học của thịt
2 2.3. Giá trị dinh dưỡng của thịt
2.4. Một số đặc tính của thịt tươi
2.1. Cấu trúc của thịt
❖ Khái niệm về thịt tươi: Thịt tươi là thịt của gia súc, gia cầm sau khi
giết mổ ở dạng nguyên con, được cắt miếng hoặc xay nhỏ và được bảo
quản ở nhiệt độ 0-4oC
Theo TCVN 6162-1996:
- Thịt là tất cả các phần ăn được của động vật được giết mổ tại lò mổ
bao gồm cả các phụ phẩm ăn được.
- Thịt tươi là thịt chưa hề qua bất lỳ hình thức xử lý nào ngoài việc đóng
gòi bình thường hoặc đóng gói chân không để bảo quản, kể cả thịt ướp
lạnh vẫn được coi là thịt tươi.
❖ Cấu trúc của thịt: Thịt gia súc, gia cầm là tổ hợp các loại mô khác
nhau như mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô sụn và mô xương, mô máu.
Bảng 1. Tỷ lệ giữa các mô trong một số loại thịt
(% theo khối lượng)

Tên các
mô Mô xương
Mô cơ Mô mỡ Mô liên kết Mô máu
và sụn
Loại thịt
0,8 – 1,0
Thịt bò 57 – 62 03 – 16 09 – 12 17 – 29

Thịt heo 40 – 58 15 – 46 06 – 08 08 – 18 0,6 – 0,8


Thịt cừu 49 – 58 04 – 18 07 – 11 18 – 38 0,8 – 1,0
2.1.1. Mô cơ
- Mô cơ chiếm 35% trọng lượng của con vật.
- Mô cơ được chia ra làm ba loại:
+ Mô cơ vân ngang: đảm bảo mọi cử động theo ý muốn của con
vật, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể, là mô có giá trị thực phẩm cao.
+ Mô cơ trơn và mô cơ tim: co giãn không tùy ý con vật, chiếm
tỷ lệ nhỏ.
2.1.1. Mô cơ
- Chức năng: Khi động vật còn sống, mô cơ thực hiện chức năng:
+ Cử động,
+ Tuần hoàn máu,
+ Chuyển thức ăn vào cơ quan tiêu hóa
+ Thực hiện những chức năng sinh lý khác.
2.1.1. Mô cơ
- Đặc điểm:
+ Thường màu đỏ thẫm và đỏ nhạt.
+ Mô cơ của động vật già hoặc lao động nhiều thì thô và rắn, có
màu thẫm hơn so với mô cơ động vật non hoặc động vật nuôi lấy thịt.
Sự phát triển bắp cơ ở gia súc vỗ béo trội hơn ở gia súc không vỗ béo,
ở gia súc non trội hơn ở gia súc già, ở con đực trội hơn ở con cái, …
2.1.1. Mô cơ
- Cấu trúc: Mô cơ bao gồm sợi cơ và các chất gian bào
+ Sợi cơ : có đường kính từ 10÷100µm, chiều dài khoảng 12cm;
được chia làm ba phần: màng cơ, chất cơ và nhân
Có nhiều loại sợi cơ: sợi myosin (tơ cơ dầy – chiếm 32%) và sợi
actin (tơ cơ mỏng – chiếm 17%), ngoài ra còn có tropomyosin,
troponin, actinin, v.v…
Nhóm sợi cơ tạo thành bó cơ, các bó cơ liên kết với nhau tạo
thành bắp cơ
+ Các chất gian bào
Hình 2.1. Cấu trúc của mô cơ
2.1.1. Mô cơ
- Thành phần hóa học: Mô cơ là nơi tập trung của các protein hoàn
thiện, các vitamin và chất trích ly phi nitơ.
• Nước 72 – 75 %
• Protein 18 – 22 %
• Lipid 2 – 7 %
• Glycogen 0,3 – 0,8 %
• Khoáng 1 – 1,4 %
• Đạm phi protein 2 – 2,8 %
Protein sợi cơ
- là thành phần quan trọng nhất trong mô cơ, bao gồm các protein
hoàn thiện
- Phân loại:
+ myosin chiếm khoảng 40%; → tham gia vào cấu tạo tế bào và
enzym adenozintriphophataza xúc tác quá trình phân hủy ATP giải
phóng ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ
+ actin chiếm 15%
chú ý: actin + myosin →actomyosin (chất này làm giảm khả năng hòa
tan của cơ)
+ Ngoài ra còn có: Myoglobin tan trong nước có vai trò vận
chuyển oxy đến các tế bào mô, Collagen và Elastin tạo thành màng cơ,
Nucleoprotein là thành phần tạo nên nhân tế bào
2.1.2. Mô liên kết
- Vị trí:
+ Màng sợi cơ và cơ,
+ Gân, dây chằng,
+ Màng tế bào mỡ,
+ Động và tĩnh mạch
- Chức năng:
+ Liên kết các mô lại với nhau
+ Chứa mạch máu để nuôi các mô khác, ...
2.1.2. Mô liên kết
- Cấu trúc: Mô liên kết được cấu tạo bởi 3 phần: chất nền, cấu trúc
hình sợi và dịch mô
- Thành phần hóa học:
• Nước: 57,6 – 62%
• Protein: 21 – 40%
• Lipit: 1 – 3,3%
• Khoáng: 0,4 – 0,7%
Trong đó: protein mô liên kết là loại không hoàn thiện, khó tiêu hóa,
Tiêu biểu như: collagen, elastin, reticulin, mucin, …
2.1.2. Mô liên kết
- Tính trương nở của mô liên kết:
+ Dưới tác dụng của nhiệt độ, axit và muối sẽ làm cho mô liên
kết bị trương nở.
+ Tính chất này có ý nghĩa quan trọng trong chế biến thực phẩm
Ví dụ: trong chế biến xúc xích, đồ hộp thịt có nhiều collagen → tạo
liên kết, làm mềm thịt
2.1.3. Mô mỡ
- Chiếm 1-40% trọng lượng sống của con vật, thay đổi tùy thuộc vào
giống, tuổi, mức độ béo và vị trí tích lũy mỡ.
- Phân loại:
+ Mỡ cứng (mỡ lưng, mỡ gáy)
+ Mỡ mềm (mỡ sa, mỡ chày)
- Cấu trúc tế bào: Tế bào mỡ có kích thước đường kính khoảng
130μm và có các nguyên tố cấu trúc thông thường của tế bào, nhưng
phần trung tâm hầu như chứa đầy các giọt mỡ, nên chất nguyên sinh
và nhân bị gạt ra ngoài biên.
2.1.3. Mô mỡ
-Thành phần hóa học:
• Lipit: 70 – 97%
• Protein: 0,5 – 7,2%
• Nước: 2 – 21%
• Một lượng nhỏ khoáng, vitamin.
2.1.3. Mô mỡ
- Giá trị thực phẩm và giá trị sinh học của mô mỡ:
+ Là chất mang năng lượng dự trữ lớn;
+ Cần thiết cho sự hấp thu những vitamin hòa tan trong chất béo
vào ruột non
+ Là chất mang một số vitamin hòa tan trong chất béo
+ Chứa các axit béo không no như axit linoleic, linolenic và
arachidonic
2.1.4. Mô xương và mô sụn

a. Mô xương
- Mô xương là một trong các loại
mô liên kết. Bộ xương động vật
được cấu tạo từ mô xương
- Cấu trúc: Xương gồm có chất
nền đặc tạo ra lớp bề mặt, chất
xốp bên trong và ở giữa ống
xương có tủy
2.1.4. Mô xương và mô sụn
a. Mô xương
- Thành phần cấu tạo:
+ Chất nền đặc: Bao gồm:
✓Phần hữu cơ: chủ yếu là osein (tương tự như collagen) và chất béo (3,8 –
27%), collagen (chiếm 93% protit của xương).
✓Phần vô cơ: Các muối Ca2+ (84 – 85% Ca3(PO4)2; 9,5 – 10,2% CaCO3; 2,8 –
3% CaF2 ), muối Mg2+ (2,2 – 3% Mg3(PO4)2); và các muối Na+, K+, Fe2+, …
+ Tủy xương do tế bào mỡ tạo thành và chứa hầu hết các thành phần
hữu hình của máu như globulin, albumin, glycogen, acid lactic, các
men và chất béo → quyết định giá trị thực phẩm của xương, là nguồn
cung cấp chất béo và sản xuất gelatin
b. Mô sụn
- Phân loại sụn:
+ Sụn trong: sụn bao phủ bề mặt các khớp xương
+ Sụn có màu sữa (Sụn xơ): gồm các bó giữa những thân đốt
sống và các bó gắn dây gân với xương.
- Thành phần cấu tạo:
✓40 – 70% nước,
✓17 – 20% protein,
✓2 – 10% chất khoáng,
✓3 – 5% chất béo và khoảng 1% glycogen
2.1.5. Mô máu
- Hàm lượng máu trung bình ở gia súc lớn có sừng và cừu là 7,6 –
8,3%, ở lợn 4,5 – 5% theo khối lượng sống. Khi cắt tiết động vật,
máu chảy ra khoảng 40 – 60%, máu còn lại tồn tại trong các mao
mạch của mô, ở các cơ quan và da
- Thành phần hóa học:
79 – 82% nước 16,4 – 18,5% protein;
0,6 – 0,7% chất hữu cơ phi protein 0,8 – 1% chất khoáng
Chia thành 2 phần:
+ Phần hữu tính: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
+ Huyết tương lỏng
2.2. Thành phần hóa học của thịt
• Thịt gồm có: nước, protein, lipit, gluxit, chất trích ly chứa nitơ và
phi nitơ, chất khoáng, vitamin và enzyme
• Các yếu tố ảnh hưởng:
+ giống loài,
+ lứa tuổi,
+ giới tính,
+ chế độ chăn nuôi,
+ loại thịt (thịt đùi, vai, mông, thắt lưng, ….),
+ điều kiện giết mổ, bảo quản,….
2.2.1. Protein
- Lượng protein chiếm từ 15 đến hơn 20%
- Phân loại:

+ Protein hoàn thiện: + Protein không hoàn thiện:


✓chiếm 80%, tập trung ở mô cơ ✓ chiếm 16 – 20% ,
✓chứa tất cả các axit amin cần ✓ chứa các axit amin tự do tan
thiết cho cơ thể; trong nước;
✓quyết định giá trị dinh dưỡng ✓ tạo nên mùi vị của thịt
của thực phẩm
✓Tiêu biểu: myosin (40%), ✓ Tiêu biểu: collagen, elastin,
actin (15%). reticutin...
2.2.1. Protein
- Dễ tiêu hóa bởi các men tiêu hóa như: pepsin, trypsin, chymotrypsin;
Dễ bị thủy phân bởi các proteaza thực vật như papain đu đủ, bromelin
của dứa.
Bảng 2: Thành phần axit amin không thay thế
Hàm lượng % trong protein
Acid amin
Thịt bò Thịt heo Trứng Sữa
Lysin 8,1 7,8 7,2 8,1
Methionine 2,3 2,5 4,1 2,2
Tryptoplan 1,1 1,4 1,5 1,4
Phenylalani 4,0 4,1 6,3 4,6
ne
Valin 5,7 5,0 7,3 6,2
Leucine 8,4 7,5 9,2 1,8
Isoleucine 5,1 4,9 8,0 6,5
Arginine 6,6 6,4 6,4 4,3
Histidine 2,9 3,2 2,1 2,6
2.2.1. Protein
- Đặc tính chức năng của protein:
+ Khả năng giữ nước
+ Khả năng tạo gel
+ Khả năng tạo nhũ
+ Khả năng tạo bọt
2.2.2. Lipit

• Chất béo có ở tổ chức dưới da, bụng, quanh phủ tạng. Lượng lipit
dao động nhiều (1-30%) tùy thuộc vào loại súc vật và độ béo của

• Thành phần chính là triglyxerit
• Các axit béo no chủ yếu là Palmitic (25-30%) và Stearic (16-28%).
• Các axit béo chưa no chủ yếu là Oleic (35-43%), axit béo chưa no
có nhiều mạch kép khoảng 2-7%.
• Chú ý: Mỡ gia súc thường có nhiều axit béo no
Bảng 3. Thành phần axit béo trong một số loại thịt
Thành phần acid béo(g)
Loại thịt
Palmitic Stearic Linoleic Linolenic
Thịt heo nạc 4,52 2,32 1,22 0,14
Thịt bò loại 1 0,9 0,63 0,09 0,03
Thịt bê nạc 0,52 09,28 0,13 0,01
Thịt cừu loại 1 4,05 3,5 0,42 0,42
Thịt hươu 1,7 0,67 0,19 0,04
Thịt ngựa 2,58 0,62 1,12 0,99
Thỏ nhà 2,27 0,7 1,58 0,75
Gà loại 1 3,7 1,4 1,8 -
Ngỗng loại 1 5,39 1,72 5,42 1,12
Vịt loại 1 5,54 1,42 3,87 0,22
2.2.3. Gluxit (Chất trích ly không chứa nito)

• Gluxit trong thịt chỉ có rất ít, khoảng 1,5-2 % dưới dạng
glucoza và glycogen dự trữ ở gan và cơ.
2.2.4. Vitamin và khoáng chất

• Vitamin: • Khoáng:
+ Thịt là nguồn vitamin +Gồm khoáng đa lượng
nhóm B trong đó chu yếu là B1 và vi lượng. Tập trung chủ
tập trung ở phần thịt nạc. yếu ở mô xương
+ Các vitamin tan trong + Các yếu tố đa lượng là
chất béo chỉ có ở gan, thận . Ca, P, Mg, K, Na.
+ Ngoài ra ở gan, thận, + Các yếu tố vi lượng là
tim, não có nhiều colesteron và I, F, Cu, Co, Mn, Zn...
photphatit
Bảng 4. Hàm lượng chất khoáng và vitamin trong
thịt gia cầm

Loài gia Vitamin


Ca P Fe
cầm A B1 B2 PP
Gà 12 200 1,5 1,02 0,15 0,16 8,1
Gà tây 24 320 3,2 0,18 0,06 0,08 7,0
Vịt 13 280 1,8 0,27 0,32 0,69 5,7
Ngỗng 13 210 1,8 0,27 0,20 0,19 5,7
2.2.5. Thành phần khác
• Các chất hòa tan chứa nito (các chất trích ly chứa nito): Chiếm 0,9
đến 2,5%
VD: coreatin, creatin photphat, carnosin, adenosin photsphat,... )

Ý nghĩa công nghệ:


+ Tạo hương vị thơm ngon cho các loại thịt
+ Ảnh hưởng đến mọi tính chất của thực phẩm như
màu sắc, mùi vị, trạng thái cấu trúc, dinh dưỡng.
+ Góp phần tạo sự hư hỏng của sản phẩm thịt
2.3. Giá trị dinh dưỡng của thịt
- Cung cấp protein có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều axit amin cần
thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm, …
Trong đó:
+ 74% protein thịt có giá trị sinh học, độ đồng hóa protein thịt 96-
97%
+ 1,5-2% chất chiết xuất tan trong nước, dễ bay hơi, có mùi vị
thơm đặc biệt , có tác dụng kích thích tiết dịch vị rất mạnh
+ Lượng nhỏ các protein khó hấp thu (VD: colagen và elastin)
+ Chất béo bao gồm cả axit béo no và không no đặc biệt các axit
béo chưa no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được (VD axit
linoleic, linolenic)
Bảng 2.1- Thành phần dinh dưỡng của một số loại thịt
Bảng 2.2– Thành phần acid amin không thay thế
Bảng 2.3– Hàm lượng khoáng trong thịt
2.4. Một số đặc tính của thịt tươi

• Màu và mùi của thịt tươi


• Độ axit
• Tính mềm
2.4.1. Màu và mùi của thịt tươi
2.4.1.1. Màu của thịt tươi
- Màu của thịt tạo bởi: - Các yếu tố ảnh hưởng tới màu
+ Myoglobin sắc của thịt:
+ Hemoglobin, + Di truyền (giống, loài)
+ Mỡ + Điều kiện giết mổ
+ Nước. + Điều kiện bảo quản (Lạnh,
bao gói)
2.4.1. Màu và mùi của thịt tươi
2.4.1.1. Màu của thịt tươi
- Cơ chế của sự biến màu:
+ Thiếu oxy (Myoglobin →Deoxymyoglobin) có màu đỏ tía (thịt đóng
gói chân không)
+ Đủ oxy: Deoxymyoglobin → Oxymyoglobin: màu của thịt sáng đỏ
hơn (thịt tươi)
+ Oxymyoglobin bị oxy hóa → Metmyoglobin: thịt chuyển sang màu
nâu (thịt bảo quản lâu ở điều kiện thường)
2.4.1. Màu và mùi của thịt tươi
2.4.1.2. Mùi của thịt tươi
- Mùi vị của thịt tươi được tạo nên bởi các chất tiền vị (Sau khi chế biến
nó sẽ được tạo bởi các chất mang mùi, vị)
2.4.1. Màu và mùi của thịt tươi
2.4.1.2. Mùi của thịt tươi
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Các yếu tố nội tại:
Giống, loài, giới tính
Tuổi của con vật
Thức ăn con vật ăn
+ Một số yếu tố ngoại lai như:
Sự chín tới
Kiểu bảo quản
Kiểu nấu
2.4.2. Độ axit
- Độ axit của thịt tươi phản ánh thông qua trị số pH
- pH cao (độ axit thấp): làm tăng khả năng liên kết với nước của
thịt nhưng hàm lượng nước cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi
khuẩn.
- pH thấp (độ axit cao): làm cho thịt giảm khả năng liên kết nước,
giảm hàm lượng nước và có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát
triển.
- Dựa vào trị số pH của thịt để đánh giá khả năng sử dụng, khả
năng liên kết với nước của thịt và giúp ta suy đoán sự phát triển
của vi khuẩn và vi sinh vật trên thịt
2.4.2. Độ axit

- Phân loại thịt dựa vào pH (độ - Các yếu tố ảnh hưởng tới pH
axit): + Con vật (loài, giống, ….)
+ Thịt PSE + Điều kiện vận chuyển thú
+ Thịt axit + Điều kiện giết mổ
+ Thịt bình thường + Điều kiện bảo quản lạnh
+ Thịt DFD
Sự thay đổi pH của thịt
Thịt PSE (Pale, Soft, Exsudative):
• Khái niệm: Là thịt có pH sụt giảm nhanh bất thường trong khi nhiệt
độ của thịt còn cao. (pH≤ 5,6)
• Đặc tính thịt:
+ Thịt có màu tái (Pale), mềm (Soft) và rỉ dịch (Exsudative).
+ Khả năng liên kết với nước giảm và vi khuẩn phát triển thấp
+ Khi chế biến dễ mất nước → thịt bị dai
• Nguyên nhân: thú bị stress trước khi hạ thịt
• Phạm vi sử dụng:
+Thích hợp để sản xuất các sản phẩm tách nước, SP lên men
+ Không thích hợp cho thị trường thịt tươi hoặc các sản phẩm
dạng nhũ tương (xay nhuyễn)
Thịt axit

• Là thịt có pH sụt giảm tương đối chậm nhưng nhiều


hơn so với thịt PSE (pH<5,6)
• Thịt có màu xám, xốp và giảm trọng lượng nhiều khi
chế biến
Thịt bình thường

• Thịt có trị số pH = 5,6 – 6,2 thu được trên thú nghỉ ngơi trước
khi giết mổ và không bị stress trong suốt quá trình hạ thịt
• Đặc tính:
+ Có khả năng giữ nước tốt,
+ Có đặc tính chức năng tốt,
+ Màu sắc đồng nhất,
+ Chất lượng vi sinh ổn định
thịt thích hợp cho chế biến, được sử dụng để chế biến các loại
sản phẩm tồn trữ bền vững ở nhiệt độ phòng
Thịt DFD (dark, firm, dry)
- Đặc tính:
+ Thịt có pH cao bất thường (pH ≥ 6.2)
+ Thịt có màu sẫm (Dark), cứng (Firm) và khô (Dry)
+ Có khả năng liên kết tốt với nước → Chứa nhiều nước
tự do nên giúp vi khuẩn phát triển nhanh
- Nguyên nhân: thú bị stress trước khi hạ thịt
- Phạm vi sử dụng:
+ Thích hợp cho việc sản xuất thịt đùi chế biến và các sản
phẩm dạng nhũ tương do khả năng liên kết nước tôt
+ Không thích hợp cho những sản phẩm tồn trữ bền vững
ở nhiệt độ phòng
Chất lượng của thịt heo tươi sau khi giết mổ
2.4.3. Tính mềm
• Tính mềm của thịt tạo bởi: • Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Colagen của mô liên kết, + Các yếu tố nội tại:
+ Protein cơ, ✓Di truyền (giống, loài),
+ Mỡ ✓Tuổi (hàm lượng colagen
thay đổi theo độ tuổi),
+ Nước
✓kiểu dinh dưỡng của con vật;
+ Các yếu tố ngoại lai:
✓Chế độ bảo quản lạnh,
✓Kiểu nấu
✓Xay- cắt
Câu hỏi củng cố bài
Câu 1: Thịt được cấu thành
từ những loại mô nào? Chỉ ra
các thành phần cấu tạo của
các loại mô đó?

Câu 2: Thịt PSE là gì?


Nêu các đặc tính của loại
thịt này và phạm vi ứng
dụng của thịt này trong
công nghệ chế biến thịt?
Câu hỏi củng cố bài
Câu 3: Hãy cho biết nguyên
nhân dẫn tới sự sụt giảm pH
của thịt sau giết mổ và đưa ra
biện pháp để khắc phục?

Câu 4: Hãy giới thiệu


về protein thịt (sự phân
bố, thành phần, giá trị
dinh dưỡng và các tính
chất đặc trưng?
Câu hỏi củng cố bài
Câu 5: Trong mô cơ, nhóm
protein nào chiếm ưu thế?
Cho biết vai trò của protein
đó trong sản xuất, chế biến
thịt?

Câu 6: Thịt tươi có mùi đặc


trưng là do đâu? Hãy phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới
mùi của thịt tươi?
Câu hỏi củng cố bài
Câu 7: Màu sắc của thịt tươi
được quyết định bởi các
thành phần nào? Trình bày cơ
chế biến màu của thịt tươi?

Câu 8: Phân tích các yếu tố


ảnh hưởng tới thành phần
hóa học của thịt?
TỔNG KẾT NỘI DUNG ĐÃ HỌC

Giới thiệu về:


✓Cấu trúc của thịt,
✓Thành phần hóa học của thịt,
✓Giá trị dinh dưỡng của thịt,
✓Một số tính chất đặc trưng của thịt tươi
NHIỆM VỤ BÀI SỐ 2 VÀ CHUẨN BỊ BÀI SỐ 3

❖Hoàn thành các câu hỏi củng cố bài


❖Tìm hiểu về thực trạng giết mổ gia súc, gia
cầm tại địa phương
❖Tìm hiểu về công nghệ giết mổ gia súc, gia
cầm trong các tài liệu 1,2 và qua phương tiện
internet

Sinh viên cần giải đáp câu hỏi gì vui lòng gửi tin nhắn
qua diễn đàn trên hệ thống LMS

Ghi chú: "Bài giảng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển"

You might also like