Kt1allc2 PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 113

TÀI LIỆU

TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

TỔNG HỢP
BÁO CÁO – SỐ LIỆU & NGHỊ QUYẾT
KT1 C2

Thành phố Thủ Dầu Một - 2020


Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
NGÀY THI THỨ NHẤT
(TRIẾT, KINH TẾ CHÍNH TRỊ. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH, KTCTXH TỈNH BÌNH DƯƠNG)

Câu 1: Đồng chí hãy vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong trong triết học Mác Xít Để phân
tích con đường phát triển của Cách mạng............................................................................................... 2
Câu 2: Đồng chí hãy phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung và cái riêng từ đó rút
ra ý nghĩa phương pháp luận vận dụng cặp phạm trù này vào Phân tích chủ trương phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta trong thời kỳ qua.............................................................. 3
Câu 3 Đảng ta khẳng định xây dựng giai cấp c ng nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng ................................... 11
Câu 4: Theo quan điểm của triết học mác-lênin từ đó li n hệ việc đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính
trị ở tỉnh Bình Dương ................................................................................................................................ 15
Câu 5: Đồng chí hãy phân tích những phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công các mục tiêu tổng
quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta ................................................................................................ 17
Câu 6: Đồng chí hãy vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong triết học Mác
nin để phân tích những mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ........ 21
Câu 7: Đồng chí hãy phân tích những bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về những đặc
trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới....................................................... 22
Câu 8:Đồng chí hãy phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan và nguyên tắc phát huy tính năng
động và sáng tạo của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít . Liên hệ sự vận dụng của
Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến nay ...................................................................................... 25
ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN I.1: KINH TẾ CHÍNH TRỊ .................................................................... 30
NỘI DUNG 1: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ .................................................... 30
QUY UẬT GIÁ TRỊ TRON NỀN SẢN XUẤT HÀN HÓA ................................................................... 36
NỘI DUNG 2+3: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THĂNG DƯ, TỶ SUẤT GTTD (T146-sgk) ... 41
NỘI DUNG 4: TÍCH LŨY TƯ BẢN ....................................................................................................... 49
Câu hỏi : Phân tích thực chất của TSX mở rộng (bc của tích lũy tư bản) . Vì sao các chủ thể kinh tế việt
nam phải quan tâm đến tái sản xuất mở rộng? .......................................................................................... 49
NỘI DUNG 5: XUẤT KHẨU TƯ BẢN (Tài liệu K72) .......................................................................... 52
TTĐHCM: ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN CNXH ............................................................................ 67
VẤN ĐỀ BA: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠ ĐOÀN KẾT .......................................................... 70
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ....................................................................................................................... 78
BÀI 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘN CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN .................. 88
NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRON ĐẢNG CỘNG SẢN ....................................... 91
NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT TRON ĐẢNG CỘNG SẢN ..................................................................... 95
BÀI 3: NỘ DUN VÀ PHƯƠN THỨC Lãnh ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRON Đ ỀU KIỆN ĐẢNG
CẦM QUYỀN ........................................................................................................................................... 97
Phần 2 bài 1 học thuyết mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Những nguyên lý Đảng
kiểu mới của Lênin ................................................................................................................................. 100
KHỐI KIẾN THỨC THỨ NHẤT PHẦN 1 CHẤM 2 ........................................................................... 101

1
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

Câu 1: Đồng chí hãy vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong trong triết học Mác Xít
Để phân tích con đường phát triển của Cách mạng
Trả lời:
Khái niệm phủ định biện chứng
Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tự phủ định sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của
sự vật sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời thay thế cái cũ. Lực lượng phủ định ở ngay trong bản
thân sự vật

Phủ định biện chứng có các đặc điểm:

Một là tính khách quan tức là sự vật tự phủ định sự phủ định này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người. Bản thân hình thức phủ định ảnh cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người bên trong sự vật quy định. Đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật quy định
Hai là tính phổ biến nghĩa là phủ định biện chứng tồn tại cả trong tự nhiên trong xã hội và trong tư duy
của con người
Ba là có tính kế thừa nghĩa là trong phủ định biện chứng có sự liên hệ giữa cái cũ và
cái mới không phủ định sạch trơn hoàn toàn cái cũ mà có lọc bỏ những cái cũ không còn phù hợp kế
thừa những yếu tố cần phù hợp và chuyển vào sự vật mới

Nội dung quy luật


Phủ định của phủ định nói lên rằng ít nhất qua hai lần phủ định biện chứng sự vật dường như quay trở
lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn phủ định của phủ định có đầy đủ các tính chất của
phủ định biện chứng và thêm tính chất chu kì nghĩa là ít nhất qua hai lần phủ định biện chứng sự vật
dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Phủ định lần thứ nhất làm cho
sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình sau những lần phủ định tiếp theo đến một lúc nào đó sẽ ra đời
sự vật mới mang nhiều đặc trưng Giống với tượng phật ban đầu ( xuất phát) Như vậy về hình thức là trở
lại cái ban đầu song không phải giữ nguyên như cũ dường như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn ví dụ, hạt
ngô( cái ban đầu khẳng định )- cấy ngô ( phủ định lần 1- đối lập với hạt ngô- cái xuất phát)-bắp ngô( phủ
định lần 2- phủ định của phủ định)
Trong thực tế có sự vật hiện tượng phải trải qua 3, 4 và hơn nữa số lần phủ định biện
chứng mới kết thúc một chu kì
Ví dụ muỗi- trứng muỗi - bọ gậy - cung quăng - muỗi.
Nhờ tính chu kỳ này mà sự vật có phương hướng phát triển theo đường xoáy ốc đi lên Nghĩa là quy luật
phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc đi lên của sự vật
-Ý nghĩa phương pháp luận:
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu ra sự ra đời của cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và
cái mới. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn phải biết ủng hộ cái mới phù hợp quy luật.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ “ hư vô” , phủ định sạch trơn. Đồng thời, phải
biết sàn lọc những gì tích cực của cái cũ. Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, nhưng đồng thời phảii chống
bảo thủ khư khư ôm lấy những gì đã lạc hậu lỗi thời, không chịu đổi mới cho phù hợp thực tiễn mới
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoáy ốc đi lên. Nghĩa là có nhiều khó khăn,
phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng trong những tình
huống đó phải biết lạc quan, tin tưởng vào xu thế phát triển của cái mới hợp quy luật.
Liên hệ thực ti n.
- Con đường phát triển của Việt Nam không phải là con đường thẳng, bằng phẳng mà theo đường
xoáy ốc quanh co, phức tạp.
+ Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều thử thách.
2
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta “là một quá trình cách mạng sâu sắc,
triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”.
+ Trong thời kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện
ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát
triển.
Đó là do, đất nước ta mới trải qua hai cuộc chiến tranh nên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị tàn
phá.
Chưa qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ bản cho
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã, phong trào xã hội chủ nghĩa và công nhân quốc tế đang ở
thời kỳ thoái trào.
Các thế lực thù địch luôn chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh, con đường phát triển của Việt Nam là một con đường dài,
với nhiều bước đi, nhiều giai đoạn, trong đó có cả những bước lùi tương đối.
- Con đường phát triển của Việt Nam hiện nay có thể còn bao gồm cả sự rút ngắn và bỏ qua.
+ Sự rút ngắn trong con đường phát triển hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có những điều kiện thích
hợp.
Ngày nay, khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế, các quốc gia tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển theo
hướng tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại, đầu
tư, nhân lực, khoa học – công nghệ
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu
rộng, nhất là hội nhập trong lĩnh vực kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện. Tham gia đóng
góp và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương.
Tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Đây cũng chính là
điều kiện và cơ hội để ta có thể có những bước nhảy vọt trong sự
phát triển về kinh tế – xã hội, từ đó rút ngắn con đường phát triển của mình.
Câu 2: Đồng chí hãy phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung và cái riêng
từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận vận dụng cặp phạm trù này vào Phân tích chủ trương phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta trong thời kỳ qua
Cơ sở lý luận:
Khái niệm: Bài 1
Khái niệm cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật một hiện tượng một quá trình hay
một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể tồn tại độc lập tương đối với những cái viên khác ví dụ
một con người cụ thể
Khái niệm cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt những thuộc tính giống nhau
được lặp lại trong nhiều cái riêng khác
Ví dụ thuộc tính là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của một quốc gia dân tộc của thủ đô
Cái chung có thể là một đặc điểm một thuộc tính hoặc một bộ phận của những cái riêng tùy thuộc vào
tính bao quát của nó mà người ta phân thành cái phổ biến và cái đặc thù
Khái niệm cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm những thuộc tính vốn có chỉ của
3
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
một sự vật hiện tượng quá trình và không được lặp lại ở cái riêng khác
Ví dụ vân tay của mỗi người
Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít cái riêng và cái chung không thể tách rời nhau không
có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng mà cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua
cái riêng
Ví dụ phụ thuộc tính chung là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả một quốc gia dân tộc của thủ
đô chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô của cụ thể như Hà Nội năm bên nóng ở Viêng Chăn
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung vì bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong mối
liên hệ với những cái riêng khác giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau
Ví dụ trong một lớp học mỗi học viên như một cái riêng nhưng giữa các học viên có thể lại có cái chung
về quốc tịch về quê hương
Cái chung là những mặt những thuộc tính giống nhau hoặc có thể là một đặc điểm một thuộc tính của
cái riêng cho nên cái chung luôn là một bộ phận của cái riêng cái riêng là một chỉnh thể cho nên nó
không gia nhập hết vào cái chung cũng vì vậy cái riêng phong phú hơn cái chung
Ví dụ cái chung của thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của một quốc gia dân tộc nhưng từng
thủ đô của cụ thể còn có nhiều nét riêng khác về diện tích dân số vị trí địa lý lịch sử văn hóa
Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung cái phổ biến và ngược
lại chẳng hạn hiện tượng xảy ra trong quá trình nảy sinh phát triển của những cái mới và sự mất dần của
những cái đã trở nên lỗi thời
Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái cái riêng cho nên muốn nắm được cái chung thì phải xem xét phân tích
các sự vật hiện tượng cụ thể với tư cách là những cái riêng
Muốn tìm cái chung thì không được xa rời những cái riêng và suy luận một cách chủ quan tùy tiện trong
hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn nắm được những cái chung là chìa khóa để giải quyết
cái riêng để tránh những vấp váp không cần thiết trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể
Tuy nhiên không được tuyệt đối hóa cái chung vì như vậy dễ rơi vào giáo điều đồng thời cũng không
được tuyệt đối hóa cái riêng vì như vậy dễ rơi vào cục bộ địa phương xét lại
iên hệ thực tiễn.
Cái chung và cái riêng nhìn dưới vấn đề kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
+ Nền kinh tế Việt Nam là một cái riêng.
+ Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận chung của nền kinh tế thế giới.
+ Trong quá trình tiếp thu phải giữ được những nét đặc trưng riêng, tức là phải bảo tồn cái đơn nhất của
nền kinh tế Việt Nam, để từ đó xây dựng một nền kinh tế thị trường mới về chất, thể hiện sự phát triển,
phủ định biện chứng đối với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trên cơ sở nguyên lý về cái chung và cái riêng.
+ Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
+ Về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền kinh tế nước ta mang bản chất
của nền kinh tế thị trường thế giới.
Nét đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nếu trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lý của nhà nước tư sản độc
quyền vì lợi ích của giai cấp tư sản, thì trong nền kinh tế thị trường nằm dưới sự quản lý của nhà nước
xã hội chủ nghĩa là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con
người và vì con người.
Dưới chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, bất bình
đẳng, bất công; nhưng nền kinh tế thị trường trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn mang tính cạnh tranh, sử
dụng cạnh tranh làm động lực phát triển nhưng không cạnh tranh dã man; tăng trưởng kinh tế đi đôi với
công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu gắn với xóa đói giảm nghèo và khắc phục sự phân cực giàu
4
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
nghèo, gia tăng về mức sống nhưng vẫn giữ gìn được đạo đức, bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Những thành tựu bước đầu mà kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang lại.
Xét về lĩnh vực con người, người Việt Nam hiện nay đã thể hiện sự năng động, tinh tế,
nhạy cảm (đặc biệt là với thị trường) hơn hẳn so với những năm 80 của thế k trước.
Xét về lĩnh vực kinh tế, nhờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo một đường lối đúng đắn, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng (con người, tự nhiên, xã hội, điều kiện lịch sử...) của Việt Nam mà nền
kinh tế cũng như đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những
năm tới từ góc độ những đặc điểm riêng của Việt Nam.
+ Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy vai trò của
kinh tế nhà nước.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên
môi trường
+ Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ ở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Cơ sở lý luận.
Các khái niệm.
+ Mâu thuẫn biện chứng: là sự liên hệ, thống nhất, tác động, ảnh hưởng , chiphối,.. lẫn nhau của các mặt
đối lập. Những mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng , thuộc tính biến đổi, phát triển trái ngược
nhau trong cùng sự vật, hiện tượng hay hệ thống sự vật, hiện tượng.
+ Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo 3 nghĩa:
-Một là, các mặt đối lập làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt đối lập này thì không có
mặt đối lập kia và ngược lại.
Ví dụ: chẳng hạn, một ai đó chỉ được gọi là ông chủ khi có người làm thuê cho ông ta . Người được gọi
là người làm thuê khi có một ông chủ nào đ làm thuê ông ta.
Hai là, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau.
Ví dụ: chẳng hạn, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội , thì chủ nghĩa xã hội
chưa thắng thế hoàn toàn, chủ nghĩa tư bản cũng chưa thất bại hoàn toàn.
Ba là, giữa 2 mặt đối lập có điểm chung nhau, tương đồng nhau.
Ví dụ: chẳng hạn, giữa người bán hàng và người mua hàng, mặt dù đối lập nhau nhưng đều có điểm chung
là thõa mãn nhu cầu của mình. Đối với người bán đó là bán được hàng, đối với người mua đó là mua
được hàng.
+ Đấu tranh của các mặt đối lập là sự phủ định nhau , bài trừ nhau hay sự triển khai của các mặt đối lập.
Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá trình vận
động, phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố
phá vỡ sự thống nhất đó. Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối.
Nội dung quy luật
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vai trò là nguồn gốc của quá trình vận động, phát triển
của sự vật.
Khi hai mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật vận động từ từ, chậm chạp, mâu thuẫn chưa gay gắt.
Nhưng xu hướng cùa 2 mặt đối lập là đấu tranh với nhau, đi ngược nhau. Do vậy, đến một thời điểm nhất
định thì cả 2 mặt đối lập đều biến đổi. Nếu mâu thuẫn được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi là sự vật
không còn là nó. Từ sự vật cũ ra đời sự vật mới, mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Mâu thuẫm mới này lại
được giải quyết. Cứ như vậy, sự vật vận động phát triển. Và, chính sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động , phát triển của sự vật. Nói khác đi, quy luật thống nhất và đấu
5
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật
Ý nghĩa phương pháp luận.
Mâu thuẫn là khách quan, do vậy không nên né tránh mâu thuẫn. Có nhiều loại mâu thuẫn:
+ Chẳng hạn như mâu thuẫn cơ bản ( là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, nó tồn tại từ khi sự vật
ra đời đến khi sự vật mất đi) và mâu thuẫn không cơ bản ( mâu thuẫn không quy định bản chất của sự
vật); mâu thuẫn chủ yếu ( mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vât) và
mâu thuẫn không chủ yếu ( mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không quyết định việc giải quyết các mâu
thuẫn khác ở giai đoạn đó của sự vật) ; mâu thuẫn đối kháng ( mâu thuẫn giữa những giai cấp, tập đoàn
người, những nhóm xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể đều hòa) và mâu thuẫn không đối
kháng ( mâu thuẫn giữa những lực lượng khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích nhưng đó không phải
là lợi ích cơ bản mà chỉ là lợi ích cục bộ, tạm thời). Do vậy, trong hoạt động thực tiễn cần xác định đúng
mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn không được chủ quan, thõa hiệp.
iên hệ thực tiễn.
Cần khẳng định sự tồn tại của các mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một tất yếu khách quan.
+ âu thuẫn có tính phổ biến. Chối bỏ mâu thuẫn hiện thực, nuôi ảo tưởng về một thế giới không có
mâu thuẫn là xa rời thực tiễn.
+ Những mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ nhân dân là những xung lực trực tiếp để xã hội luôn luôn vận
động và phát triển đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu đúng bản chất, phân tích cụ thể.
+ Thái độ đúng đắn đối với mâu thuẫn không phải là phủ nhận, tìm cách xóa bỏ nó một cách chủ quan
mà phải nghiên cứu, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, giải quyết kịp thời để thúc đẩy sự phát
triển.
+ Mâu thuẫn xã hội chỉ có thể được giải quyết khi đã đến độ chín muồi và những điều kiện tồn tại của
nó không còn trong xã hội. Đó là một quá trình khách quan không phụ thuộc ý muốn chủ quan của
con người.
+ Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực thực sự của sự phát triển khi con người nhận thức được nó và có
cách giải quyết đúng đắn.
Cần nhận thức rõ ràng mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay.
+ Đó là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tư bản chủ nghĩa với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Là mặt đối lập với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa vừa tồn tại trong
tàn dư của xã hội cũ, vừa tồn tại trong các yếu tố mới hình thành trong công cuộc đổi mới.
+ Mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay biểu hiện tập trung ở lĩnh vực chính trị là:
Mâu thuẫn giữa chủ thuyết độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và khuynh hướng tư bản chủ
nghĩa.
âu thuẫn giữa những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
với âm mưu và các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...
+ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Mâu thuẫn cơ bản được biểu hiện tập trung giữa quá trình hoàn thiện nền văn hóa tiên tiến, đàm đà bản
sắc dân tộc với tình trạng tha hóa, xuống cấp về văn hóa, đạo đức, lối sống trong xã hội.
Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng kinh tế và mục tiêu tiến bộ công bằng xã hội...
+ Trên lĩnh vực kinh tế.
Đó là mâu thuẫn giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự lỗi thời, thiếu hoàn thiện của hệ
thống tổ chức, quản lý tương ứng.
Giữa mục tiêu từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu với tình trạng phát triển còn thấp của lực lượng
sản xuất.
Giữa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái.
Cần phân biệt rõ giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội ta hiện nay để
xác định phương hướng giải quyết đúng đắn.
+ Trong xã hội nước ta hiện nay, các mâu thuẫn phổ biến thuộc về mâu thuẫn không đối kháng.
6
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Đó là mâu thuẫn giữa các giai tầng, các nhóm xã hội có lợi ích cục bộ, tạm thời khác biệt. Để giải quyết
các mâu thuẫn ấy chủ yếu phải thông qua các biện pháp giáo dục, thuyết phục, thỏa thuận, hợp tác... mà
không cần đến sự trấn áp bằng sức mạnh bạo lực.
+ Bên cạnh đó, những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội ta không phải đã mất đi.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hoàn toàn đối lập “một mất, một c n”
với khuynh hướng tư bản chủ nghĩa.
Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cũng hoàn toàn mâu thuẫn với sự nghiệp
cách mạng nước ta.
Do vậy, trong suốt thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng giữa các lực lượng đối
kháng này chính là quá trình giải quyết một cách triệt để các mâu thuẫn đối kháng.
Quy luật phủ định của phủ định.
Cơ sở lý luận :
Khái niệm phủ định biện chứng.( có ở trang 1 tài liệu )
Đặc điểm của phủ định biện chứng.
Nội dung quy luật.
Ý nghĩa phương pháp luận.
iên hệ thực tiễn.
Con đường phát triển của Việt Nam không phải là con đường thẳng, bằng phẳng mà theo đường xoáy
ốc quanh co, phức tạp.
+ Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó khăn, nhiều thử thách.
Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta “là một quá trình cách mạng sâu sắc,
triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”.
+ Trong thời kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện
ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát triển.
Đó là do, đất nước ta mới trải qua hai cuộc chiến tranh nên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị tàn
phá.
Chưa qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ bản cho sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội.
Hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã, phong trào xã hội chủ nghĩa và công nhân quốc tế đang ở thời
kỳ thoái trào.
Các thế lực thù địch luôn chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, thực tiễn lịch sử đã chứng minh, con đường phát triển của Việt Nam là một con đường dài, với
nhiều bước đi, nhiều giai đoạn, trong đó có cả những bước lùi tương đối
Con đường phát triển của Việt Nam hiện nay có thể còn bao gồm cả sự rút ngắn và bỏ qua.
+ Sự rút ngắn trong con đường phát triển hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có những điều kiện thích
hợp.
Ngày nay, khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế, các quốc gia tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển theo
hướng tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại, đầu
tư, nhân lực, khoa học – công nghệ
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng
sâu rộng, nhất là hội nhập trong lĩnh vực kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện.
Tham gia đóng góp và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
7
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Tham gia Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Đây cũng chính là điều kiện và cơ hội để ta có thể có những bước nhảy vọt trong sự phát triển về kinh
tế – xã hội, từ đó rút ngắn con đường phát triển của mình.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở lý luận.
Khái niệm cơ sở hạ tầng ( SGK trang 69)
Là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định cơ sở hạ tầng
hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội
Khái niệm kiến trúc thượng tầng. ( Trang 70 )
Khái niệm kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị triết học đạo đức Tôn giáo
nghệ thuật . cùng với những thiết chế tương ứng như Nhà nước Đảng phái giáo hội các đoàn thể
được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái kinh tế xã
hội
Trong sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng
Các nhà triết học xã hội học trước Mác cho rằng quan hệ nhà nước pháp quyền quyết định quan hệ kinh
tế tư tưởng quyết định tiến trình phát triển khách quan của xã hội vượt lên những quan điểm đó chủ
nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quan hệ kinh tế quan hệ sản xuất là những quan hệ vật chất quyết định
các quan hệ chính trị tinh thần và các quan hệ xã hội khác
Các Mác biết toàn bộ những quan hệ xã hội ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tức là các cơ sở hiện
thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội
nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó
Cơ sở hạ tầng quy định tính chất cơ sở của kiến trúc thượng tầng nói cách khác tính chất xã hội
Giai cấp của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính chất xã hội giai cấp của cơ sở hạ tầng bộ mặt kiến trúc
thượng tầng trong đời sống xã hội luôn được biểu hiện ra một cách phong phú phức tạp và đôi khi người
dường như không trực tiếp gắn với cơ sở hạ tầng
Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài còn thực chất ngay cả những hiện tượng lạ lùng nhất của kiến trúc thượng
tầng đều có nguyên nhân sâu xa từ cơ cấu kinh tế của xã hội
Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế quy định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng
Trong xã hội có giai cấp giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị
trong đời sống chính trị tinh thần
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng cần thể hiện ở chỗ sự biến đổi căn
bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng
Với cơ sở hạ tầng quá trình đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp có tính chất cách mạng
của các chế độ xã hội mà còn thực hiện ngay trong bản thân một hình thái kinh tế xã hội
Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng rất phức tạp có những
yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng sự thay đổi của cơ sở hạ tầng Như Quan
điểm chính trị pháp luật có những yếu tố thay đổi rất chậm như tôn giáo nghệ thuật
Đi đôi với đội ngũ kiến trúc thượng tầng của có tính độc lập tương đối có quy luật vận động riêng của
nó trong sự phát triển
Sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng không đơn giản và thụ động sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa các bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng có ảnh hưởng đến sự tồn tại vận động và
8
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
phát triển tổ kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng không chỉ tác động đến cơ sở hạ tầng mà chúng còn tác động lẫn nhau chẳng hạn
giữa triết học và chính trị giữa đạo đức và pháp luật có tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau tác
động đến cơ sở hạ tầng
ưu là sự tác động đó cũng phải thông qua nhà nước với những pháp luật tương ứng thì trên cơ sở đó
mới có được hiệu lực mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra kiến trúc thượng tầng còn có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng
Thượng tầng đều có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng những bộ phận đó tác động đến cơ sở hạ
tầng ở những mức độ khác nhau bằng nhiều hình thức khác nhau theo những
cơ chế khác nhau trong đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng như nhà nước là một lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế
Nói về điều đó đó anh ghen viết bạo lực tức là quyền lực nhà nước cũng là một sức mạnh kinh tế sự tác
động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thông qua chức năng xã hội của nó chức
năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ nghệ sĩ duy trì củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh
ra nó đấu tranh xóa bỏ cơ sở kiến trúc thượng tầng cũ
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng theo nhiều chiều đang xem nhưng thường
diễn ra theo hai chiều chiều kích cực và tiêu cực
Một là sự tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế cơ sở
hạ tầng phát triển
hai la ngược lại sự tác động không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển
kinh tế
Thậm chí nền kinh tế rơi vào tình trạng phá sản nếu kiến trúc thượng tầng truyền hình kinh tế phát triển
thì sớm hay muộn làm cách này hay cách khác
Kiến trúc thượng tầng cũ sẽ bị thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ hơn để thúc đẩy kinh tế
phát triển
Như vậy sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế rất to lớn nhưng nếu tuyệt đối
hóa vai trò của kiến trúc thượng tầng một cách chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến những sai lầm gây hậu
quả đối với sự phát triển kinh tế sự tiến bộ xã hội

iên hệ thực tiễn Bình Dương.


Tập trung phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên đã tạo đà cho kinh tế
tăng trưởng khá nhanh, là một trong những tỉnh đẫn đầu cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường, chính trị xã hội ổn định,
quốc phòng và an ninh được giữ vững, đồng thời từng bước đổi, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ tỉnh.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) được phát huy một cách rộng rãi; từng bước đẩy
mạnh việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các thành phần kinh tế được chú trọng đầu tư phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội được quan tâm, đời
sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được cải thiện và nâng cao một cách rõ
rệt
V iai cấp c ng nhân
Cơ sở lý luận. (Trùng câu 3)
Khái niệm giai cấp công nhân.
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
Đặc điểm của giai cấp công nhân.
9
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
iên hệ thực tiễn.
Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam.
Sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam.
Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Những giải pháp cơ bản để xây dựng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
VII. Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trình bày 6 đặc trưng trong Cương lĩnh năm 1991; 8 đặc trưng trong Văn kiện Đại hội X và 8 đặc trưng
trong Văn kiện Đại hội XI.
Phân tích những bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về những đặc trưng bản chất của xã
hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011.
So với Cương lĩnh năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã có những điểm mới về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng.
Một là, về số lượng thì thêm hai đặc trưng mới. Đặc trưng bao trùm tổng quát nhất được coi như mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và đặc trưng “có Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo”.
Về đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong Cương lĩnh năm 2011 có điểm
mới so với Văn kiện Đại hội X là đã chuyển cụm từ “dân chủ” lên trước cụm từ “công bằng” và bỏ cụm
từ “xã hội” trong đặc trưng tổng quát.
Điều này là phù hợp cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn. Bởi lẽ, dân chủ là điều kiện, tiền đề, cơ sở của
công bằng, văn minh; không có dân chủ thì không thể có công bằng, văn minh được.
Hơn nữa, “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển đất nước”.
Về đặc trưng “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Đặc trưng này thể hiện đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân của Đảng ta.
Quan điểm này là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong việc xây dựng Nhà nước.
Hai là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011) đã bổ sung, phát triển một số đặc trưng của Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với mục tiêu
khi nước ta đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
Chẳng hạn, cụm từ “do nhân dân làm chủ” được thay cho cụm từ “nhân dân lao động làm chủ” trong
Cương lĩnh năm 1991.
Khái niệm “nhân dân” rộng hơn khái niệm “nhân dân lao động”. Do vậy, sẽ tập hợp, đoàn
kết các lực lượng nhân dân rộng rãi hơn, cả nhân dân trong nước, và nhân dân ở ngoài nước vì mục tiêu
chủ nghĩa xã hội – dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về đặc trưng kinh tế, trong
Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Đến Đại hội X, đặc trưng này diễn đạt như sau: “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.
Kế thừa Đại hội X, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển năm 2011) nêu: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Đây là vấn đề còn nhiều tranh luận, tuy nhiên phải khẳng định rằng, trong chủ nghĩa xã hội thì quan hệ
sản xuất nhất thiết phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất
không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì chúng ta không thể xây dựng, phát triển
được nền kinh tế phát triển cao.
10
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Về văn hóa, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển năm 2011) không có sự thay đổi về câu chữ, vẫn ghi “có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”.
Tuy nhiên, việc hiểu nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta đã có những bước phát
triển mới.
Chẳng hạn, phải gắn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với phát triển văn hóa
với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội.
Về con người, trong Cương lĩnh năm 1991 ghi: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
viết: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Ghi như vậy vừa ngắn gọn, vừa thể hiện rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã xây dựng xong không thể
có áp bức, bóc lột, bất công.
Về đặc trưng dân tộc, Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp
đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
nêu: “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”.
R ràng cụm từ “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam” được thay cho cụm từ “các dân tộc trong nước”
là phù hợp với thực tế hơn, hay hơn.
Về hợp tác quốc tế, trong Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
có sự bổ sung, điều chỉnh: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

..
Câu 3 Đảng ta khẳng định xây dựng giai cấp c ng nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng
Nhà nước của cả hệ thống chính trị của mỗi người công nhân và của toàn xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam văn kiện Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành Trung Ương khóa 10 Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia 2008
Bằng lý luận và thực tiễn đồng chí hãy phân tích quan điểm trên và đề xuất giải pháp
nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC:
VẤN ĐỀ 1: SỨ MỆNH LỊCH SỬ TOÀN THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Định nghĩa giai cấp công nhân: GGCN là giai cấp lao động sản xuất vật chất trong nền công nghiệp hiện
đại ngày càng phát triển, là lực lượng sản xuất hàng đầu, đại diện PTSX mới trong thời đại ngày nay, giai
cấp bị áp bức, bóc lột trong CNTB, là người làm chủ, lãnh đạo xã hội mới XHCN.
Nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ
mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc
hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Sứ mệnh lịch sử này được thể hiện ở ba nội dung cơ bản:
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào, cũng là chủ thể của quá trình sản xuất
vật chất bằng phương thức sản xuất công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao, sản xuất ngày càng
11
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
nhiều của cải, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Qua đó, họ tạo ra tiền đề vật chất
– kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, từ vị thế của mình, giai cấp công nhân đang thực hiện nội dung
kinh tế này thông qua cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội hóa
mạnh mẽ. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công
nhân thực hiện “ ột kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động và thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội.
Nội dung kinh tế này là yếu tố sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết và quy mô phạm vi toàn thế giới về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với quá trình phát triển văn minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ
và thành công nội dung này cũng là điều kiện vật chất để chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản.
Nội dung chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa với tư cách là một chế độ chính
trị còn áp bức, bất công, để xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu
tối thượng là giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột và được tạo điều kiện để phát triển toàn
diện. Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập và trở thành công
cụ có hiệu lực lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và xã hội, đây là vấn đề cơ bản của tiến trình thực hiện
sứ mệnh lịch sử này.
Ngoài ra, nội dung này còn bao gồm việc giai cấp công nhân giải quyết đúng đắn các vấn đề chính trị -
xã hội đặt ra trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như liên minh với các giai cấp, tầng lớp, đoàn
kết các dân tộc, xây dựng xã hội mới, con người mới,
thông qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy tính chủ động,
tự giác của nhân dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, nếu
không giải quyết tốt những vấn đề này thì quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử có thể gặp khó khăn, thậm
chí đổ vỡ và phải làm lại từ đầu.
Nội dung to lớn, phong phú của cách mạng chính trị cho thấy đây là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ có thể ra đời thông qua thắng lợi của cuộc cách mạng chính trị của giai
cấp công nhân.
Nội dung văn hóa, tư tưởng: Nhiệm vụ lịch sử trao cho giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng
của mình là xác lập hệ giá trị, tư tưởng của giai cấp công nhân để thay thế cho hệ giá trị, tư tưởng tư
sản và “những hệ tư tưởng cổ truyền” lạc hậu khác. Thực chất đó là một cuộc cách mạng về văn hóa, tư
tưởng bao gồm cải tao cái cũ, xây dựng cái mới trong sự kế thừa những tinh hoa của thời đại và giá trị
truyền thống của văn hóa dân tộc.
Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người được phát triển tự do và toàn diện trong xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh là những mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng này.
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Theo ác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan của giai
cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện khách quan quy định.
Thứ nhất, do địa vị kinh tế - xã hội của GCCN
GCCN gắn liền với sự phát triển của sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại làm cho GCCN ngày càng
được rèn luyện về mọi mặt khách quan.
Khi LLSX TBCN phát triển với tính chất xã hội hóa, hiện đại nhưng QHSX TBCN vẫn là chế chiếm hữu
tư nhân. àm cho mâu thuẫn biểu hiện ra bên ngoài xã hội là mâu thuẫn giữa GGCN và GCTS. Và, với
tính cách như vậy, nó GCCN là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi
giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng
lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng
toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích
và được cả thế giới về mình.
12
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Thứ hai, do đặc điểm chính trị, xã hội của GCCN
Những đặc điểm của giai cấp công nhân cũng là yếu tố quy định nên sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân.
+ Từ địa vị kinh tế - xã hội đã khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để, lãnh
đạo toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Là giai cấp có ý thức k luật cao nhất, đoàn kết rộng rãi các giai tầng khác trong xã hội, luôn được tô
luyện trong lao động công nghiệp hiện đại.
+ Là giai cấp có khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc
tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.
+ Là khả năng đạt tới sự giác ngộ về tư tưởng, họ được vũ trang bởi hệ tư tưởng của CN Mác - Lênin về
địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng
đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản.
Thứ ba, do những mâu thuẫn khách quan sẵn có trong lòng CNTB
+ Mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN.
+ Mâu thuẫn đối kháng giữa GCCN với GCTS
Như vậy, cả hai mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ của chủ
nghĩa tư bản và tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân tiến hành dưới sự
lãnh đạo và tổ chức của chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là sự quy định khách quan cho sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.

Đặc điểm của giai cấp công nhân trên thé giới nói chung:
Là sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Có tinh thần triệt để cách mạng; có tinh thần quốc tế, đoàn kết giai cấp và có tính tổ chức k luật cao.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp – đó là chủ nghĩa ác-Lênin.

Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam:


Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao
động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam.
Giai cấp công nhân muốn thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình phải thông qua sự lãnh đạo
của đội tiền phong là tổ chức đảng cộng sản – hạt nhân chính trị của giai cấp công nhân.
Quy luật chung của sự hình thành Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa ác- Lênin với phong trào
công nhân – kết quả xã hội của quá trình công nghiệp hóa và đấu tranh giai cấp hiện đại. Ở Việt Nam,
quy luật này có biểu hiện đặc thù: “Chủ nghĩa ác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”.
Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản là bộ tham mưu của giai
cấp công nhân.
Đảng Cộng sản là đội tiên phong đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc..
Để làm tròn những vai trò trên, Đảng của giai cấp công nhân cần phải: nắm vững và trung thành với chủ
nghĩa ác-Lênin; giữ vững và không ngừng tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng; giữ vững
quyền lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:
Ưu điểm:
Tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông
13
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
đảo bộ phận công nhân trí thức.
Đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Giai cấp tiên phong trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.
Hạn chế:
Thực tiễn hiện nay cho thấy, trong quá trình phát triển, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều
mặt hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước và nhiệm vụ chính trị:
Nhận thức của công nhân về sứ mệnh lịch sử của mình còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ công nhân
lao động chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của giai cấp mình, không nhận mình là giai cấp lãnh đạo,
nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân một cách chung chung, rất ít hiểu biết về chủ nghĩa
ác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi còn thiếu, tác phong công nghiệp, k
luật lao động, sự hiểu biết về pháp luật... còn nhiều hạn chế.
Một số công nhân chưa tha thiết vào Đảng và tham gia các hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã
hội.
Công tác duy trì và phát triển Đảng trong các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận công nhân vẫn chưa có việc làm ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn còn xảy ra tình trạng
kéo dài thời gian lao động, điều kiện làm việc và điều kiện sống của người công nhân nhân chưa đảm
bảo, tiền lương chưa đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu
Các thế lực thù địch cùng với các phần tử cơ hội, xét lại đã và đang mưu toan xuyên tạc, phủ nhận nhiều
quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó có quan điểm về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Các điều kiện về nhà ở, đời sống sinh hoạt hàng ngày của công nhân được nâng cao hơn trước nhưng về
cơ bản vẫn chưa có chất lượng sống cao.
Đời sống tinh thần của công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ, nhiều vấn đề xã hội phát sinh từ cuộc
sống của công nhân (tình cảm, sống thử trước hôn nhân, sa vào tệ nạn xã hội )

Những giải pháp cơ bản để xây dựng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam:
Quan điểm chỉ đạo xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam:
Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lực
lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng
lãnh đạo. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và
sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng
góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có
vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.
14
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

6.2 Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam:
- Phương hướng:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” chỉ ra : “Xây dựng giai cấp
công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ
quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và
của toàn xã hội”.
+ Tăng t lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân. Tăng số lượng và chất lượng
cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp; sớm thành lập tổ chức cơ sở đảng ở những doanh nghiệp
có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức
đảng tại doanh nghiệp phù hợp với từng thành phần kinh tế.
+ Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp. Củng cố, đổi mới phương thức
hoạt động và nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đã có; sớm thành lập tổ chức cơ sở tại các doanh
nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của các tổ chức đó; tăng số lượng và chất
lượng của các tổ chức cơ sở này tại các loại hình doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp có đông
công nhân.
- Giải pháp cơ bản để xây dựng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân.
+ Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp
công nhân.
+ Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị -
xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân. Câu 4: Đồng chí hãy phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 4: Theo quan điểm của triết học mác-lênin từ đó li n hệ việc đổi mới kinh tế gắn với đổi
mới chính trị ở tỉnh Bình Dương
Trả lời:
Sách giáo khoa màu tím trang 69 viết từ 1.3 đến xã hội trang 73
1. Cơ sở lý luận. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định cơ sở hạ tầng
hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội
Khái niệm kiến trúc thượng tầng.
Khái niệm kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị triết học đạo đức Tôn giáo
nghệ thuật . cùng với những thiết chế tương ứng như Nhà nước Đảng phái giáo hội các đoàn thể
được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái kinh tế xã
hội
Trong sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng
15
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Các nhà triết học xã hội học trước Mác cho rằng quan hệ nhà nước pháp quyền quyết định quan hệ kinh
tế tư tưởng quyết định tiến trình phát triển khách quan của xã hội vượt lên những quan điểm đó chủ
nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quan hệ kinh tế quan hệ sản xuất là những quan hệ vật chất quyết định
các quan hệ chính trị tinh thần và các quan hệ xã hội khác
Các Mác biết toàn bộ những quan hệ xã hội ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội tức là các cơ sở hiện
thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội
nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó
Cơ sở hạ tầng quy định tính chất cơ sở của kiến trúc thượng tầng nói cách khác tính chất xã hội
Giai cấp của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính chất xã hội giai cấp của cơ sở hạ tầng bộ mặt kiến trúc
thượng tầng trong đời sống xã hội luôn được biểu hiện ra một cách phong phú phức tạp và đôi khi người
dường như không trực tiếp gắn với cơ sở hạ tầng
Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài còn thực chất ngay cả những hiện tượng lạ lùng nhất của kiến trúc thượng
tầng đều có nguyên nhân sâu xa từ cơ cấu kinh tế của xã hội
Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế quy định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng
Trong xã hội có giai cấp giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị
trong đời sống chính trị tinh thần
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng cần thể hiện ở chỗ sự biến đổi căn
bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng
Với cơ sở hạ tầng quá trình đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp có tính chất cách mạng
của các chế độ xã hội mà còn thực hiện ngay trong bản thân một hình thái kinh tế xã hội
Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng rất phức tạp có những
yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng sự thay đổi của cơ sở hạ tầng Như Quan
điểm chính trị pháp luật có những yếu tố thay đổi rất chậm như tôn giáo nghệ thuật
Đi đôi với đội ngũ kiến trúc thượng tầng của có tính độc lập tương đối có quy luật vận động riêng của
nó trong sự phát triển
Sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng không đơn giản và thụ động sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa các bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng có ảnh hưởng đến sự tồn tại vận động và
phát triển tổ kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng không chỉ tác động đến cơ sở hạ tầng mà chúng còn tác động lẫn nhau chẳng hạn
giữa triết học và chính trị giữa đạo đức và pháp luật có tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau tác
động đến cơ sở hạ tầng
ưu là sự tác động đó cũng phải thông qua nhà nước với những pháp luật tương ứng thì trên cơ sở đó
mới có được hiệu lực mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra kiến trúc thượng tầng còn có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng
Thượng tầng đều có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng những bộ phận đó tác động đến cơ sở hạ
tầng ở những mức độ khác nhau bằng nhiều hình thức khác nhau theo những cơ chế khác nhau trong
đó nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng như nhà nước là
một lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế
Nói về điều đó đó anh ghen viết bạo lực tức là quyền lực nhà nước cũng là một sức mạnh kinh tế sự tác
động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thông qua chức năng xã hội của nó chức
năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ nghệ sĩ duy trì củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh
ra nó đấu tranh xóa bỏ cơ sở kiến trúc thượng tầng cũ
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng theo nhiều chiều đang xem nhưng thường
diễn ra theo hai chiều chiều kích cực và tiêu cực
Một là sự tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế cơ sở
hạ tầng phát triển
16
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hai la ngược lại sự tác động không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển
kinh tế
Thậm chí nền kinh tế rơi vào tình trạng phá sản nếu kiến trúc thượng tầng truyền hình kinh tế phát triển
thì sớm hay muộn làm cách này hay cách khác
Kiến trúc thượng tầng cũ sẽ bị thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ hơn để thúc đẩy kinh tế
phát triển
Như vậy sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế rất to lớn nhưng nếu tuyệt đối
hóa vai trò của kiến trúc thượng tầng một cách chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến những sai lầm gây hậu
quả đối với sự phát triển kinh tế sự tiến bộ xã hội
Câu 5: Đồng chí hãy phân tích những phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công các mục
tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta
Bài 6 phần 2 sách màu tím viết từ 8 phương hướng và 9 quan hệ trang 298 Một là
trang 309.

phương hướng này tiếp tục được đại hội 12 của Đảng khẳng định bao gồm
Một là đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức bảo vệ tài
nguy n m i trường
Tư duy mới trong phương hướng này là coi trọng việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững
hai là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong cách thức diễn đạt phương hướng lần này đã tách việc phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa khỏi công nghiệp hóa hiện đại hóa để thấy được định hướng phát triển nền kinh
tế thị trường là định hướng quan trọng xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ba là xây dựng nền văn hóa ti n tiến đậm đà bản sắc dân tộc xây dựng con người nâng cao đời sống
nhân dân thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Đây là phương hướng Xác định cách thức xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam gắn với xây dựng con người
nâng cao đời sống nhân dân xây dựng văn hóa phải gắn liền với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở
Việt Nam để thấy được tính ưu việt của văn hóa xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Bốn là bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội
Phương hướng này cho thấy nhận thức mới của Đảng ta về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong quan hệ gắn bó với việc bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội tạo
điều kiện vật chất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Năm là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế
Nhận thức mới từ phương hướng này là đã tách riêng Đường lối đối ngoại thành một phương hướng độc
lập một mặt vẫn khẳng định Đường lối đối ngoại Độc Lập tự chủ hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển
đồng thời luôn chủ động và tích cực hội trong hội nhập quốc tế theo chiều rộng và chiều sâu Trước đây
chỉ nói đến hội nhập kinh tế quốc tế nay đã điều chỉnh theo hướng hội nhập cả chiều rộng lẫn chiều sâu
ở nhiều lĩnh vực bên cạnh lĩnh vực kinh tế
Sáu là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc tăng cường mở
rộng mặt trận dân tộc thống nhất
So với cách thức diễn đạt các phương hướng trong cương lĩnh năm 1991 vấn đề xây dựng nền dân
chủ được đặt ra như một phương hướng chính quan trọng định hướng cho sự phát triển thể chế chính
trị ở Việt Nam trong Cương lĩnh 1991 xây dựng xã hội dân chủ được đặc trưng với phương hướng
xây dựng văn hóa
Mặt khác cùng với xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là kiên trì thực hiện chính sách đại đoàn kết
toàn dân tộc nhằm gắn dân chủ với đồng Thuận xã hội phát huy vai trò của mặt trận dân tộc thống nhất
trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
17
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ càng được coi trọng
điều này thể hiện ở chỗ thành tố phát huy sức mạnh toàn dân tộc dân chủ xã hội chủ nghĩa được nêu
trong chủ đề của đại hội đồng thời trong báo cáo chính trị của đại hội 12 vấn đề dân chủ được trình
bày thành một mục riêng với tiêu đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân
Điểm mới này cho thấy xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang trở nên cấp thiết then
chốt cần được quan tâm trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trong năm tới đồng thời thể
hiện sự nhận thức sâu sắc đầy đủ của Đảng Không chỉ về bản chất của nền dân chủ chủ xã hội chủ
nghĩa mà còn về vai trò to lớn của nó vì không phát huy dân chủ không đảm bảo quyền làm chủ của nhân
dân sẽ không thể có chủ nghĩa xã hội
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa hiệu quả đại hội 12 chỉ rõ phát huy dân chủ trong Đảng là hạt
nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là điều kiện để cán
bộ Đảng viên vận dụng thực hành ở từng cơ quan đơn vị tổ chức là tấm gương cho việc thực hiện và phát
huy dân chủ trong xã hội Từ đó khắc phục bệnh độc đoán chuyên quyền tự do vô k luật đang làm suy
thoái một bộ phận cán bộ Đảng viên làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Đảng đây cũng là sự phát
triển nhận thức lý luận của Đảng về vấn đề dân chủ
Bảy là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân
Việc bổ sung đặc trưng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với phương hướng nhằm xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân là điểm mới trong
việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại về vấn đề nhà nước pháp quyền đồng thời vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước xã hội chủ nghĩa quan hệ giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa với quyền làm chủ
của nhân dân
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền thực sự của dân do dân vì dân
mọi quyền lực của nhà nước phải thể hiện ý chí quyền lực của toàn dân
Đại hội 12 của Đảng khẳng định tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị đây là sự Tiếp tục quan điểm
nhất quán của đảng tại các kỳ đại hội trước đồng thời việc nhấn mạnh trong văn kiện đại hội 12 cho
thấy rõ quyết tâm chính trị của Đảng trên vấn đề này
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013 với sự
Hiến định trong Hiến pháp cho thấy quan điểm về bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam vừa thể hiện được sự bổ sung phát triển mới vừa Nâng tầm cao về tính pháp lý của vấn đề
này
Tám là xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
Phương hướng này có kế thừa nội dung phương hướng đã xác định từ cương lĩnh năm 1991 Tuy nhiên
diễn đạt gọn rõ hơn Phương hướng xây dựng Đảng để đảng cộng sản Việt Nam Thực sự là tổ chức lãnh
đạo nhà nước và toàn xã hội của Việt Nam hiện nay
Tại đại hội 12 vấn đề xây dựng Đảng được đặc biệt coi trọng điểm mới của đại hội là chỉ đạo kiên quyết
kiên trì tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương khóa 11 xem đây là
nhiệm vụ trọng tâm đồng thời Yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong đó coi
trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị đổi mới công tác tư tưởng lý luận nhằm phục vụ hiệu quả
nhiệm vụ chính trị phù hợp với từng giai đoạn tạo sự thống nhất trong Đảng sự đồng thuận trong xã hội
tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân cơ hội thực dụng
Tiếp tục đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị kiện toàn tổ chức nâng cao
chất lượng hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng Đảng viên đổi mới
mạnh mẽ công tác cán bộ coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả
công tác kiểm tra giám sát k luật Đảng Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác dân vận tăng cường
quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng
18
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Đại hội lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp
chiến lược và trách nhiệm của người đứng đầu đó là đội ngũ có tâm và đủ tầm để lãnh đạo do và triển
khai thực hiện đường lối phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa nhanh và bền vững ở Việt Nam đại hội
12 khẳng định tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực
phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ đây là một trong những yêu cầu cấp bách đảm bảo cho thắng
lợi của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
VỀ CÁC MỐ QUAN HỆ ỚN CẦN Ả QUYẾT
Bên cạnh những đặc trưng và phương hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được xác định,
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ( Bổ sung, phát triển 2011)
cũng chỉ ra 8 mối quan hệ lớn “ cần nắm vững và giải quyết” trong quá trình thực hiện các phương hướng.
Đến đại hội XII, để bổ sung làm rõ hơn và chu n xác hơn các mối quan hệ này, Đảng đã chỉ ra 9 mối
quan hệ cần phải tiếp tục quán triệt và xử lý tốt. cụ thể là: “ quan hệ giữa đổi mới, ổn định, và phát triển;
giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
giữa nhà nước và thị trường; sữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; giữa xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý , nhân dân làm chủ ”
Một là, quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển.
Đây là vấn đề nổi lên đòi hỏi phải nhận thức, giải quyết đúng đắn: đổi mới phải vừa đảm bảo ổn định và
phát triển. quan hệ này là quan hệ biện chứng: ổn định và phát triển vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hai là, quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
ối quan hệ này đã và đang diễn ra với những đòi hỏi phải nắm bắt, giải quyết đúng đắn, kịp thời trong
toàn bộ hệ thống chính trị của các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở.
Đổi mới kinh tế là trọng tâm, là then chốt, song nếu chỉ đổi mới kinh tế thuần túy thì không đạt được
mục đích chung đã đề ra. cùng với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới chính trị ( chính trị theo
nghĩa rộng, bao gồm cả tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật,v.v... đến tổ
chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị để theo kịp yêu cầu của đổi mới kinh tế và tạo tiền đề
mới cho đổi mới kinh tế).
Ba là, quan hệ giữa tuân theo quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam thực hiện là “ nền kinh tế vận hành đầy
đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc
tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
nhằm mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh”. quan điểm này của Đảng thể hiện
nhất quán chủ trương: Việt Nam quyết tâm chuyển đổi sang cơ chế thị trường, song không chấp nhận
phát triển kinh tế thị trường bằng mọi giá, mà sự phát triển kinh tế đó phải hướng tới mục tiêu phục vụ
con người, nâng cao chất lượng sống của con người cả về vật chất và tinh thần- tức là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Bốn là, quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng
bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất là phương châm hoàn toàn đúng đắn ở Việt Nam
hiện nay. tuy nhiên, trong khi coi trọng việc phát triển lực lượng sản xuất lại phải tính đến việc từng bước
xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất ưu việt tiến bộ- quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu xã hội
từng bước được xác lập và hoàn thiện. phải khai thác, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển lực
lượng sản xuất tiến bộ, hiện đại song phải coi trọng xây dựng,hoàn thiện các yếu tố của quan hệ sản xuất
ưu việt- quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Năm là, quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định trong nền kinh tế thị trường, kinh tế
19
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế,v.v thị trường
đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ
yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách
và các nguồn lực của nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và
bảo vệ môi trường,v.v..
Sáu là, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội .
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng phải thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ trong quán triệt
và giải quyết quan hệ phù hợp giữa tăng trưởng kinh tế trong tương quan với phát triển văn hóa. tăng
trưởng kinh tế không phải bằng mọi giá mà phải coi trọng phát triển văn hóa, Đồng thời còn phải thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khi giải quyết các lợi ích phù hợp hài hòa giữa cá nhân- tập thể- toàn
xã hội.
mối quan hệ này phải được giải quyết thường xuyên ngay trong từng chính sách kinh tế, trong tất cả
các ngành, các lĩnh vực, trong từng bước phát triển để chứng tỏ bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Bảy là, quan hệ giữa xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến mau lẹ và phức tạp, nhiều tác động từ các xu hướng khác nhau
của thời đại, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa có những thời cơ, thuận lợi lớn,
đồng thời vừa gặp nhiều khó khăn, thách thức không
nhỏ, trong đó có cả việc chống phá của các thế lực thù địch và những âm mưu xâm phạm chủ quyền,
lãnh thổ, lợi ích của quốc gia dân tộc Việt Nam. Vì vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn
gắn với bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa mà cả dân tộc ta đã hy sinh biết
bao áu xương để có được hôm nay.
Đất nước thống nhất, độc lập tự do, luôn phải đặt trong quan hệ gắn bó với chủ nghĩa xã hội- xây dựng
và bảo vệ tổ quốc phải thật sự là hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong bối
cảnh quốc tế hiện nay.
Tám là, quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Công cuộc đổi mới đã từng bước cho Đảng, nhà nước và nhân dân ta nhận thức và giải quyết đúng mối
giữa độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc Và Hội nhập quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tuy nhiên, đây là mối quan hệ tác động thường xuyên ở mọi cấp độ, rất cần thiết phải quán triệt đầy đủ
và giải quyết đúng đắn trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.
hội nhập quốc tế là xu thế lớn đang lôi cuốn nhiều quốc gia dân tộc tham gia, song phải bằng thế tích
cực, chủ động để hội nhập mà vẫn giữ vững được độc lập, tự do, tự chủ, tự tôn dân tộc. Hội nhập là
để tăng cường tự chủ, tự tôn, tuyệt đối không để diễn ra hội nhập dẫn đến “ hòa tan”, chệch hướng.
Chín là, quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý , nhân dân làm chủ.
Đây là mối quan hệ thể hiện cơ chế vận hành thể chế dân chủ, đẩy mạnh dân chủ hóa ở Việt Nam
hiện nay.
Quá trình đổi mới đã giúp đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
có những bước tiến lớn trong nhận thức về dân chủ, chủ gắn dân chủ với quyền công dân, quyền con
người. dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển
đất nước. tuy nhiên, việc quán triệt đúng,đầy đủ , thể chế thành Pháp luật mối quan hệ giữa Đảng lãnh
đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ ngủ vẫn đang là vấn đề thời sự cần nhận thức và thực hiện
đúng trong toàn bộ hệ thống chính trị, phải biến thành nề nếp, thành quan hệ ứng xử giữa tổ chức Đảng,
chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội từ trung ương đến các địa phương, cơ sở. ở chỉ có giải quyết
đúng quan hệ này thì mới bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, loại bỏ tình trạng dân chủ hình
20
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
thức đang tồn tại hiện nay.
8 phương hướng quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là những định hướng lớn để xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. 9 mối quan hệ lớn cần quán triệt và xử lý tốt là phương thức, giải pháp cấp bách, cần
thực hiện để bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Câu 6: Đồng chí hãy vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong triết
học Mác nin để phân tích những mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay
Trả lời :

VẤN ĐỀ 3: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:

Cơ sở lý luận:
ác khái niệm:
Mặt đối lập: là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính của sự vật, hiện tượng có xu hướng
vận động và biến đổi trái ngược nhau.
Mâu thuẫn biện chứng: là một kết cấu bao gồm hai mặt đối lập tồn tại ở các sự vật, hiện tượng. Những
mặt đối lập đó liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập hiểu theo 3 nghĩa:
+ Là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập.
+ Các mặt đối lập tác động nhang nhau, cân bằng nhau.
+ Các mặt đối lập có điểm chung, điểm tương đồng nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nghĩa là hai mặt đối lập tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ
định lẫn nhau.
Nội dung của quy luật:
Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
Bất cứ một sự vật nào cũng có những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng vận động và biến đổi
trái ngược nhau, được gọi là mặt đối lập. Cứ hai mặt đối lập có mối liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Các mặt đối lập đó vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Đấu
tranh giữa các mặt đối lập đến một mức độ và điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, sự vật
cũ mất đi, sự vật mới ra đời và mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Mâu thuẫn mới này lại được giải quyết. Cứ
như vậy, sự vật vận động và phát triển.
Phân loại mâu thuẫn: có 03 loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Ý nghĩa:
Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, con người muốn phát triển thì phải tìm
ra được mâu thuẫn, đồng thời tiếp cận và giải quyết nó.
Phải biết phân loại các mâu thuẫn để có hướng giải quyết cho phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Mâu
thuẫn khác nhau phải có cách giải quyết khác nhau.
Như vậy, nguyên tắc tổng quát là phát hiện và giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc
đẩy sự vận động và phát triển.
iên hệ thực tiễn:
- Cần khẳng định sự tồn tại của các mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một tất yếu khách
quan.
+ âu thuẫn có tính phổ biến. Chối bỏ mâu thuẫn hiện thực, nuôi ảo tưởng về một thế giới không có mâu
thuẫn là xa rời thực tiễn.
+ Những mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ nhân dân là những xung lực trực tiếp để xã
21
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hội luôn luôn vận động và phát triển đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu đúng bản chất, phân tích cụ thể.
+ Thái độ đúng đắn đối với mâu thuẫn không phải là phủ nhận, tìm cách xóa bỏ nó một cách chủ quan
mà phải nghiên cứu, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, giải quyết kịp thời để thúc đẩy sự
phát triển.
+ Mâu thuẫn xã hội chỉ có thể được giải quyết khi đã đến độ chín muồi và những điều kiện tồn tại của
nó không còn trong xã hội. Đó là một quá trình khách quan không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con
người.
+ Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực thực sự của sự phát triển khi con người nhận thức được nó và có
cách giải quyết đúng đắn.
- Cần nhận thức rõ ràng mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay.
+ Đó là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tư bản chủ nghĩa với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Là mặt đối lập với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa vừa tồn tại trong
tàn dư của xã hội cũ, vừa tồn tại trong các yếu tố mới hình thành trong công cuộc đổi mới.
+ Mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay biểu hiện tập trung ở lĩnh vực chính trị là:
. Mâu thuẫn giữa chủ thuyết độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và khuynh hướng tư bản
chủ nghĩa
. âu thuẫn giữa những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
với âm mưu và các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...
+ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội
. Mâu thuẫn cơ bản được biểu hiện tập trung giữa quá trình hoàn thiện nền văn hóa tiên tiến, đàm đà bản
sắc dân tộc với tình trạng tha hóa, xuống cấp về văn hóa, đạo đức, lối sống trong xã hội.
. Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa tăng trưởng kinh tế và mục tiêu tiến bộ công bằng xã
hội...
+ Trên lĩnh vực kinh tế
. Đó là mâu thuẫn giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự lỗi thời, thiếu hoàn thiện của
hệ thống tổ chức, quản lý tương ứng.
. Giữa mục tiêu từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu với tình trạng phát triển còn thấp của lực lượng
sản xuất.
. Giữa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái.
- Cần phân biệt rõ giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội ta hiện nay để
xác định phương hướng giải quyết đúng đắn.
+ Trong xã hội nước ta hiện nay, các mâu thuẫn phổ biến thuộc về mâu thuẫn không đối kháng.
. Đó là mâu thuẫn giữa các giai tầng, các nhóm xã hội có lợi ích cục bộ, tạm thời khác biệt.
Để giải quyết các mâu thuẫn ấy chủ yếu phải thông qua các biện pháp giáo dục, thuyết phục, thỏa thuận,
hợp tác... mà không cần đến sự trấn áp bằng sức mạnh bạo lực.
+ Bên cạnh đó, những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội ta không phải đã mất đi.
. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hoàn toàn đối lập “một mất, một c
n” với khuynh hướng tư bản chủ nghĩa.
. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch cũng hoàn toàn mâu thuẫn với sự nghiệp cách mạng
nước ta.
Do vậy, trong suốt thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng giữa các lực lượng đối
kháng này chính là quá trình giải quyết một cách triệt để các mâu thuẫn đối kháng.
Câu 7: Đồng chí hãy phân tích những bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về những
đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Trả lời:

Trong ương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại
Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ
22
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
bản nhất:
1/ Do nhân dân lao động làm chủ;
2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu
sản xuất chủ yếu;
3/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc;
4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động,
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;
5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 6/ Có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới3.
Cương lĩnh 2011 về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội so với trong Cương lĩnh 1991 đó được nêu ra từ Đại
hội X của Đảng (2006). Nếu trong Cương lĩnh 1991 chỉ đưa ra 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thì trong
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định 8 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Đó là:
1/ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
2/ Do nhân dân làm chủ;
3/ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại về quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
4/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển
toàn diện;
6/ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ;
7/ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản;
8/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới4
Trong ương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) được thông qua tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
l/ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; 2/ Do nhân dân làm chủ;
3/ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
4/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
5/ Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; 6/ Các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng.
7/ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo;
8/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
So với Cương lĩnh năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã có những điểm mới về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng.
Một là, về số lượng thì thêm hai đặc trưng mới.
Đặc trưng bao trùm tổng quát nhất được coi như mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” và đặc trưng “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Về đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong Cương lĩnh năm 2011 có điểm
mới so với Văn kiện Đại hội X là đã chuyển cụm từ “dân chủ” lên trước cụm từ “công bằng” và bỏ cụm
từ “xã hội” trong đặc trưng tổng quát.
Điều này là phù hợp cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn. Bởi lẽ, dân chủ là điều kiện, tiền đề, cơ sở của
công bằng, văn minh; không có dân chủ thì không thể có công bằng, văn minh được.
23
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Hơn nữa, “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển đất nước”.
Về đặc trưng “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Đặc trưng này thể hiện đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân của Đảng ta.
Quan điểm này là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong việc xây dựng Nhà nước Hai là, Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển một số đặc trưng của Cương lĩnh năm 1991 cho phù
hợp với mục tiêu khi nước ta đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
Chẳng hạn, cụm từ “do nhân dân làm chủ” được thay cho cụm từ “nhân dân lao động làm chủ” trong
Cương lĩnh năm 1991.
Khái niệm “nhân dân” rộng hơn khái niệm “nhân dân lao động”. Do vậy, sẽ tập hợp, đoàn kết các lực
lượng nhân dân rộng rãi hơn, cả nhân dân trong nước, và nhân dân ở ngoài nước vì mục tiêu chủ nghĩa
xã hội – dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về đặc trưng kinh tế, trong Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Đến Đại hội X, đặc trưng này diễn đạt như sau: “có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.
Kế thừa Đại hội X, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển năm 2011) nêu: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Đây là vấn đề còn nhiều tranh luận, tuy nhiên phải khẳng định rằng, trong chủ nghĩa xã hội thì quan hệ
sản xuất nhất thiết phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì chúng ta không
thể xây dựng, phát triển được nền kinh tế phát triển cao.
Về văn hóa, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển năm 2011) không có sự thay đổi về câu chữ, vẫn ghi “có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”.
Tuy nhiên, việc hiểu nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta đã có những bước
phát triển mới.
Chẳng hạn, phải gắn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với phát triển văn hóa
với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội.
Về con người, trong Cương lĩnh năm 1991 ghi: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) viết: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Ghi như vậy vừa ngắn gọn, vừa thể hiện rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã xây dựng xong không
thể có áp bức, bóc lột, bất công.
Về đặc trưng dân tộc, Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
nêu: “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”.
R ràng cụm từ “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam” được thay cho cụm từ “các dân tộc trong
nước” là phù hợp với thực tế hơn, hay hơn.
Về hợp tác quốc tế, trong Cương lĩnh năm 1991 nêu: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất
24
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) có sự bổ sung, điều chỉnh: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Điều đó có nghĩa là đối tượng hợp tác hữu nghị chuyển từ “nhân dân” sang các chủ thể là “các nước”
– các nhà nước.
Câu 8:Đồng chí hãy phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan và nguyên tắc phát huy
tính năng động và sáng tạo của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít . Liên hệ sự
vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến nay
Trả lời :
TRIẾT HỌC: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
VẤN ĐỀ 1: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Cơ sở lý luận:
1/ Khái niệm vật chất và thức:
Vật chất:
Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc cảm giác.
Ý thức :
Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực
hiện ở trong bộ óc người. Nhưng đây là sự phản ánh năng động, sáng tạo.
2/ ối quan hệ giữa vật chất và thức:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật acxit: Vật chất có trước thức, quyết định thức, thức là cái phản
ánh nên là cái có sau, là cái bị quyết định. Đồng thời thức có sự tác động trở lại đối với vật chất.
Sự quyết định của vật chất đối với ý thức:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong mối quan hệ giữa vật chất và thức, suy đến
cùng thì vật chất quyết định thức.
Biểu hiện:
- Trong tự nhiên:
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức (nguồn gốc tự nhiên của thức). Ý thức là một thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao, tổ chức đặc biệt. Đó là bộ óc người. Do vậy, không có bộ óc
người thì không thể có thức. Hơn nữa, thức tồn tại phụ
thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Khi bộ não
người bị tổn thương thì hoạt động thần kinh của con người cũng bị rối loạn.
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức. Điều kiện vật chất như thế nào thì về cơ bản thức như thế
ấy.
+ Vật chất quyết định sự phát triển của ý thức vì vật chất phát triển đến đâu thì thức hình thành và phát
triển đến đó. Khi vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo.
- Trong lĩnh vực xã hội:
+ Thứ nhất, để đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình, con người bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở, phương tiện VC nhất định.
+ Thứ hai, trong hoạt động của con người, những nhu cầu VC xét đến cùng bao giờ
cũng giữ vai trò quyết định.
+ Thứ 3, vai trò quyết định của VC đối với YT còn được thể hiện ở chỗ nó là điều kiện để quy định khả
năng tham gia của các yếu tố tinh thần, biến các yếu tố tinh thần thành hiện thực
Tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Vì ý thức có tính phản ánh năng động, sáng tạo, có tính độc lập tương đối nên có khả năng tác động trở
lại đối với vật chất.
+ Tính độc lập tương đối của ý thức được thể hiện ở sự phản ánh sáng tạo, ở sự kế thừa và khái quát, ở
sự phản ánh vượt trước. Trong đó sự phản ánh vượt trước là điều kiện tiên quyết làm cho ý thức có khả
25
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
năng chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
+ Ý thức có thể tác động được trở lại đối với vật chất còn do vai trò chỉ đạo hoạt động của ý thức. Vai
trò chỉ đạo hoạt động của ý thức được thể hiện ở việc vạch ra chủ trương, biện pháp cho hoạt động thực
tiễn và thông qua vai trò chỉ đạo này nó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực tiễn.
- Cách ý thức tác động trở lại vật chất:
+ Thứ nhất, trong hoạt động thực tiễn, sự vật bộc lộ nhiều khả năng, nhờ có ý thức mà con người biết
lựa chọn khả năng đúng, phù hợp để qua đó thúc đẩy sự phát triển.
+ Thứ hai, nhờ hiểu được quy luật của thế giới khách quan mà con người biết đề ra
cho mình những chủ trương, đường lối và biện pháp để thực hiện những chủ trương đường lối đó.
+ Thứ ba, trong ý thức của con người còn có tri thức, trí tuệ, ý chí, tình cảm và niềm tin, đây cũng là
những yếu tố quan trọng giúp cho sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất đạt được hiệu quả
cao.
- Hướng tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
+ Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn
của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
+ Nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì nó sẽ kìm hãm hoạt động thực tiễn của con
người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.
Song, cũng cần thấy rõ rằng, xét đến cùng tác động trở lại của ý thức đối với vật chất chỉ được trong
một thời gian nhất định và điều kiện cụ thể.
Tóm lại:Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều, tác động biện chứng qua lại, trong đó
vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con
người.

Ý nghĩa phương pháp luận:


Quan điểm khách quan (Hay Nguyên tắc khách quan):
Từ việc giải quyết đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong nhận thức và cải tạo
hiện thực, chúng ta rút ra được nguyên tắc khách quan.
- Nguyên tắc khách quan
+ Cơ sở để rút ra nguyên tắc khách quan: Vì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Từ những điều kiện vật
chất hiện có và lấy đó làm căn cứ cho những chủ trương, đường lối và mọi hoạt động của mình.

+ Một số yêu cầu của nguyên tắc khách quan:


Thứ nhất, phải xem xét sự vật như chính nó đang tồn tại, phải xuất phát từ thực tế, từ điều kiện, hoàn
cảnh vật chất hiện có; chống thái độ xuyên tạc, bóp méo sự vật, chống tác phong qua loa, đại khái, xem
xét sự vật một cách chung chung, trừu tượng. Nếu không sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí hoặc mắc bệnh
thành tích, sai lầm trong bổ nhiệm cán bộ, không trung thực, đánh giá không đúng năng lực
Thứ hai, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, không thể tùy tiện, bất chấp quy luật,
chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, chủ quan nóng vội.
Thứ ba, khi đề ra chủ trương, đường lối, chính sách chúng ta không được xuất phát từ mong muốn chủ
quan mà phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Nghị quyết trung ương VI của Đảng đã chỉ ra bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách
quan.
Nguyên tắc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức
Cơ sở lý luận của quan điểm này:
Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính phản ánh sáng tạo và tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động của con người. Vì ý thức có tính kế thừa và khái quát những thành tựu tư tưởng. Vì ý thức, lý
luận là kim chỉ nam cho hành động của con người. Hơn nữa, ý thức, lý luận là kim chỉ nam cho hành động
26
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
của con người. Việc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức sẽ giúp con người khắc phục được thói
trông chờ, lại, đổ lỗi cho hoàn cảnh và chịu bó tay trước hoàn cảnh khách quan.
Thực chất của việc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức:
+ Nói tới vai trò của ý thức, về thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức là ý thức của con
người, bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Vì thế, muốn thực hiện
được tư tưởng, phải sử dụng lực lượng thực tiễn của con người.
Tuy nhiên, cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách
quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Nếu như thế giới vật chất - với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó- tồn tại khách quan, không
phụ thuộc vào ý muôn chủ quan của con người, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ
thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.
Nếu như lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý
muốn chủ quan, lấy chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc bệnh chủ quan
duy ý chí.
Liên hệ thực tế việc vận dụng các nguyên tắc trong vai trò lãnh đạo của Đảng ta: (phân tích theo sách
lịch sử đảng bài 7 trang 242 và bài 8 trang 284)
Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và thức của triết học ác- xit, trong nhận thức và thực
tiễn, chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động của mình. Đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của thức, phát huy vai trò nhân tố của con
người trong việc nhân thức, tác động và cải tạo thế giới.
Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và khắc phục bệnh chủ quan duy chí và bảo thủ trì trệ.
Bệnh chủ quan duy chí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của thức, tuyệt đối hoá vai trò nhân
tố chủ quan của chí, bất chấp qui luật khách quan, xa rời hiện thực, phủ nhận, xem nhẹ điều kiện vật
chất.
Bệnh bảo thủ trì trệ là tình trạng lại, dựa dẫm, chờ đợi, ngại đổi mới thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng
thỏa mãn với cái đã có do khuynh hướng cường điệu vai trò quyết định của vật chất, sùng bái sức mạnh
của quy luật, hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan.
Ở nước ta, trong thời kỳ trước đổi mới (trước ĐH VI), Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắc bệnh chủ
quan duy chí, vi phạm quy luật khách quan. 5 sai lầm đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thức VI chỉ
ra với tinh thần “Nhìn thẳng, nói thật”:
Sai lầm về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi: Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quả
độ lên CNXH là một quá trình lich sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường và do tư tưởng
chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước cần thiết.
Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế: Chỉ chú tập trung phát triển công nghiệp nặng mà không chú phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Sai lầm trong cải tạo XHCN, củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng các thành phần
kinh tế: Chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời
gian tương đối dài. uốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế, nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất. Đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ sản xuất trong khi lực lượng sản xuất lỗi thời, lạc
hậu. Chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Sai lầm trong cơ chế quản lý kinh tế: Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp đã làm cho các đơn vị kinh tế ở cơ sở, nhất là các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trở nên
lệ thuộc, trông chờ, lại, thiếu năng động, sáng tạo.
- Sai lầm trong phân phối lưu thông: Việc Nhà nước độc quyền về phân phối lưu thông, thực hiện theo
nguyên tắc “bình quân chủ nghĩa” đã làm giảm sút tính năng động, sáng tạo của người lao động, không
kích thích gia tăng năng suất lao động.
Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về lý luận, thiếu tổng kết về
27
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
lý luận, do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp.
Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, ĐH Đảng lần VI (1986) đã chỉ rõ bài học kinh nghiệm trong thực
tiễn CM ở nước ta là “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều
kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng”.
Bài học mà Đảng ta đã nêu ra, trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ
thống qui luật khách quan, không được xuất phát từ muốn chủ quan. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nhất
là tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đó là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN
cho nên phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài, nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã
hội có tính chất quá độ.
Từ đó, trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh lại theo hướng "không
bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế”.
Trong cải tạo XHCN, Đảng ta xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá
độ".
Về cơ chế quản lý kinh tế, lần đầu tiên khái niệm về hàng hóa, thị trường được đưa vào Nghị quyết rõ
ràng "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của NN" (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH).
Đồng thời với các đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, việc đổi mới bắt đầu từ việc Đảng phải đổi mới tư duy
lý luận, nâng cao năng lực, trình độ lý luận của Đảng để nhận thức đúng và hành động đúng phù hợp với
hệ thống các quy luật khách quan. Song song đó, việc tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng
cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, tổng kết cái
mới, không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh lý luận về mô hình, mục tiêu, bước đi, đổi mới và kiện
toàn tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là những biện pháp nhằm từng bước sửa
chữa sai lầm và khắc phục bệnh chủ quan duy chí.
Với những đường lối, chủ trương trên của Đảng, Đảng đã đề ra một số Nghị quyết đúng đắn và phù hợp
như: NQ 168 về chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đồng thời với thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở và việc tôn
vinh các cá nhân, tập thể có hiệu quả năng suất lao động cao, làm kinh tế giỏi ... đã thực sự khuyến khích,
tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, tập thể và nhân rộng những mô hình sản xuất kinh
tế tiên tiến.
Từ những phân tích trên cho thấy thắng lợi của công cuộc đổi mới có được là dựa trên 1 nền tảng tư
tưởng đúng, đó là CN Mác-Lê nin và tư tưởng HC , mà trong đó sự quán triệt và vận dụng đúng quy
luật, nguyên tắc khách quan là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng.

II. Bài học kinh nghiệm:


Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Vì thế, để
vạch ra chiến lược, sách lược đúng đắn, để lãnh đạo cách mạng thắng lợi, Đảng ta đã chủ trương:
Một là, phải nhận thực được những đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế của thế giới và khu
vực ở từng thời kì, từng giai đoạn.
Hai là, phải nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của đất nước ta, xác định rõ những thời cơ và
nguy cơ trong từng thời gian của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội để có thể tranh thủ được thời cơ,
khắc phục được nguy cơ.

Thuận lợi:
Chế độ chính trị ổn định Nguồn lực lao động trẻ dồi dào
Cả các lĩnh vực Sau hơn 30 năm đổi mới
Công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng đang tạo được niềm tin trong nhân dân
Khó khăn:
Nền kinh tế còn lạc hậu nhỏ bé Chất lượng nguồn nhân lực thấp
Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ hệ thống pháp luật còn chồng chéo Cải cách thủ tục hành
28
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
chính còn chậm
Thời cơ:
Hòa bình ổn định hợp tác phát triển
Toàn cầu hóa khu vực hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược Cách mạng khoa học công nghệ
có bước phát triển mới
Khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất
Nguy cơ
Tụt hậu về kinh tế Diễn biến hòa bình
Chắc hướng xã hội chủ nghĩa Quan liêu tham nhũng
Tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ

Ba là, phải nắm vững quy luật khách quan tuân theo quy luật phát triển, phải nắm vững đúng qui luật của
kinh tế thị trường, qui luật giá cả

Bốn là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính năng động chủ quan của các tổ
chức, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong thời kì đổi mới.
Năm là, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Liên hệ thực tiễn


- Đánh giá về những sai lầm trước thời kỳ đổi mới.
+ Sai lầm về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi.
+ Sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế.
+ Sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng các thành phần kinh tế.
+ Sai lầm trong cơ chế quản lý kinh tế.
+ Sai lầm trong phân phối lưu thông.
- Những chủ trương của Đảng từ năm 1986 đến nay.
Bài học kinh nghiệm: Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan.
Vì thế, để vạch ra chiến lược, sách lược đúng đắn, để lãnh đạo cách mạng thắng lợi, Đảng ta đã chủ
trương:
ột là, phải nhận thức được những đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế của thế giới và
khu vực ở từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Hai là, phải nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của đất nước ta, xác định rõ những thời cơ và
nguy cơ trong từng thời gian của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để có thể tranh thủ thời cơ và
khắc phục được nguy cơ.
Ba là, phải nắm vững quy luật khách quan và tuân theo quy luật phát triển.
Bốn là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính năng động chủ quan của các tổ
chức, đảng viên và của mọi tầng lớp nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
Năm là, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

29
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN I.1: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NỘI DUNG 1: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ
Sản xuất hàng hóa
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm:
Hàng hóa: là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được thông qua
trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người khác
thông qua việc trao đổi mua bán. Sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cung, tự
cấp.
1.2 Hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa
trên hai điều kiện.
- Có sự phân công lao động xã hội (đk cần) : tức là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động
xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. ỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc
một số sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi họ phải tiêu dùng nhiều loại sản phẩm
khác nhau, do đó hình thành nhu cầu trao đổi sản phẩm với nhau.
Nhờ sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất mà năng suất lao động tăng lên, làm ra
nhiều sản phẩm để trao đổi và tiêu dùng. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao
đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những chủ thể SX khác nhau (đk đủ) .

Sự tách biệt này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử trong quan hệ kinh tế giữa các bộ tộc, về sau biểu hiện
rõ nét thông qua quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Về sau, do sự đa dạng về quan hệ sở hữu
hoặc sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất quy định. Do đó, sản
phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của chủ thể nhất định,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa.
Qua đây,chúng ta hiểu rõ cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. uốn đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường ở một địa
bàn, ngành cũng cần thúc đẩy phân công lao động thông qua hướng nghiệp, đào tạo và tạo quyền tự chủ
về quyền sở hữu, sử dụng các yếu tố sản xuất.
1 3 Hai thuộc tính của hàng hóa: Gồm giá trị sử dụng và giá trị của HH.

a giá trị sử dụng của HH:

Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng
của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá
trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.
+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc
tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản
xuất, tiêu dùng cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải
đó như thế nào.
+ Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.
30
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

b giá trị của HH:

- Khái niệm T của HH:

Muốn hiểu được GT của HH phải đi từ giá trị trao đổi. GT trao đổi trước hết đó là một quan hệ về số
lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc

Để trao đổi với nhau, trước hết chúng phải có giá trị sử dụng khác nhau. Đồng thời chúng lại có thể trao
đổi được với nhau vì giữa chúng tồn tại điểm chung: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, đều
được kết tinh bởi lao động. Nhờ đó chúng có thể trao đổi cho nhau.
Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 5 kg thóc
cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 5 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải
với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.
Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người SXHH kết tinh trong HH.

Sở dĩ HH có hai thuộc tính là vì LĐ SXHH có tính hai mặt : LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng.

+ Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết
quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
+ Lao động trừu tượng là lao động của người SXHH khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó và
quy về một thể chung đồng nhấ,t đó chính là sự tiêu phí sức lao động nói chung kể (cả thể lực và trí
lực) của người SXHH. ao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị hàng hóa chính là lao
động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Nhờ lao động trừu tượng mà ta tìm thấy
sự đồng nhất giữa những người sản xuất, do đó thấy được cơ sở của quan hệ kinh tế giữa những người
sản xuất hàng hóa. ao động trừu tượng là cơ sở để người sản xuất hàng hóa trao đổi sản phẩm với nhau
c Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của HH:

+ Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính trên đều do
cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá
trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa
do mình làm ra, nếu họ có chú đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người
mua hàng hóa lại chỉ chú đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó
người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình
thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.
Hai thuộc tính này làm tiền đề và đk cho nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sp không thể trở
thành HH. Phân công lao động xã hội là người sản xuất phụ thuộc vào nhau còn chế độ tư hữu lại chia
rẽ họ làm họ độc lập với nhau đây là một mâu thuẫn màu thuận này chỉ được giải quyết thông qua trao
đổi mua bán sản phẩm của nhau sản xuất hàng hóa ra đời bắt nguồn từ
yêu cầu của cuộc sống
1 4 Những ưu thế của sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sx, mà trong đó sx làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của chính người trực tiếp sx ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dung cho người khác, thong qua việc
trao đổi, mua bán
31
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Sản xuất hang hóa có những ưu thế hơn hẳn so với sx tự cung, tự cấp, biểu hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất , sx hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao xa hội, chuyên môn hóa sx, do đó, nó khai
thác được những lợi thế về tư nhiên, XH, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như của từng vùng,
từng địa phương
Thứ hai, trong nền sx hang hóa, quy mô, tính chất tổ chức sx không bị giới hạn mà nó được mở rộng,
xã hội hóa ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càng tang nhu cầu và nguồn lực XH. Điều đó tạo điều
kiện ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy sx phát triển.
Thứ ba, Trong nền sx hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có của sx và trao đổi hàng hóa
như quy luật giá trị, cung-cầu, cạnh tranh, buộc người sx phải luôn năng động, nhạy bén, tính toán,
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sx, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
-Thứ tư, SX hàng hóa phát triển trở thành một trong những điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần cho môi người dân.

Sản xuất tự cung , tự cấp Sản xuất hàng hóa

-Không khai thác được lợi thế -Do dựa trên chuyên môn hóa nên khai thác
được lợi thế của từng ngành, vùng, địa phương
-Quy mô SX được mở rộng, dựa trên nhu cầu
-Quy mô SX nhỏ, không thúc đẩy SX và nguồn lực XH nên thúc đẩy SX phát triển
-Dưới sự tác động của các quy luật người sx
phải luôn năng động, nhạy bén, tính toán nhằm
- Người SX thiếu năng động và sự nhạy cải tiến kỹ thuật , hợp lý hóa sx, nâng cao nâng
bén suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

2 Liên hệ thực tiễnn phát triển kinh tế hàng hóa ở VN


Hai đk ra đời và tồn tại của SXHH vẫn đang tồn tại trong nền kinh tế

Trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta những điều kiện chung của SX hàng hóa vẫn
còn tồn tại, bởi vậy nên sản xuất hàng hóa tồn tại là một tất yếu khách quan
Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi, chẳng những không mất đi trái lại ngày
càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động đã vượt
khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính quốc tế.
Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự nhiên khép kín,
tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất. Sự phân công lao động của ta đã
ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành từng cơ sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay đã có hàng loạt các thị trường được hình thành từ sự phân công lao động đó là thị trường
công nghệ, thị trường các yếu tố sản xuất tạo đà cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển
rất nhanh chóng, hòa nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
Sản xuất hàng hóa là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người sản xuất có điều kiện để chuyên
môn hóa cao, trình độ tay nghề được nâng lên làm cho NSLĐ được nâng lên, sản phẩm đa dạng, phong
phú, chất lượng ngày càng được cải thiện và tốt hơn, hiệu quả kinh tế được chú trọng và là mục tiêu
32
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
đánh giá sự hoạt động của các thành phần kinh tế.
Trong nền kinh tế, đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm
lao động xã hội đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân tư của những người sản xuất hàng
hóa nhỏ Sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các chủ thể SX nhất định. ọi người muốn
tiêu dùng hàng hóa của nhau thì phải thông qua trao đổi, mua bán. Quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thị
trường ngày càng được mở rộng và phát triển.
Vd: Sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn xe, đèn, điện… mỗi chi tiết phải qua
từng công ty chuyên sx chi tiết đó cung cấp, sau đó mới ráp thành chiếc xe máy
SXHH cần thiết cho c ng cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã xây dựng thành công:
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có hai hình thức kinh tế rõ rệt, đó là kinh tế tự nhiên
và kinh tế hàng hóa. Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất mà sản phẩm lao động chỉ dùng để thỏa mãn
nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế, đó là kiểu sản xuất tự cấp, tự túc khép kín
trong từng đơn vị kinh tế nhỏ, không mở rộng các quan hệ với đơn vị kinh tế
khác trong xã hội. Nền sản xuất này thích đứng với lực lượng sản xuất chưa phát triển, lao động thủ
công chiếm địa vị thống trị, năng suất lao động còn rất thấp.
Đối lập với sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm để bán đó là hình thức tổ
chức nền sản xuất xã hội, trong đó mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị
trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau.
Đặc điểm của sản xuất hàng hóa XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh.
Như vậy sản xuất hàng hóa tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm của lịch sử phát triển sản
xuất của loài người, nó có nhiều ưu thế và là một phương thức SX tiến bộ hơn hẳn so với nền SX tự
cấp, tự túc.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường
lối để phát triển kinh tế quốc dân, trong đó để phát triển nền kinh tế hàng hóa là nhiệm vụ cơ bản nhất.
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất chưa phát triển lại bỏ qua giai đoạn tư bản
chủ nghĩa, kinh tế đi lên chủ yếu từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Ở một số vùng núi còn mang đậm dấu
ấn của kinh tế tự nhiên, lại phải trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy
nổi một cách vững chắc. Hàng hóa sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân,
hơn nữa kinh tế hàng hóa của ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung
chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển
nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển là một việc làm tối quan trọng của đảng và nhà nước ta
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã hội xét về mặt kinh tế cũng
phải xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, mà đã xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì
không thể không phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Với những đặc trưng tiêu biểu, nền kinh tế nước ta đã chuyển biến từ một nền kinh tế hàng hóa kém phát
triển, mang nặng tính tự cấp, tự túc sang một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế hàng hóa
theo cơ cấu kinh tế mở giữa nước ta với các nước trên thế giới, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết mối quan hệ giữa KTTT và định hướng XHCN là một đột phá trong tư duy và tổ chức thực
hiện xây dựng CNXH ở nước ta. Thực chất đó là quá trình đổi mới tư duy về CNXH và xây dựng thể chế
kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, nhưng mục tiêu của CNXH
cũng từng bước được hiện thực hóa. Tại Đại hội VI, Đảng ta dứt khoát từ bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, bao cấp để chuyển sang phát triển KTTT định hướng XHCN.
Vd:
Tình hình nền kinh tế nước ta trước và sau đổi mới:

33
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
+ Trước đổi mới:

Trước thời kỳ đổi mới, với quan niệm về CNXH theo mô hình “xô viết”, yếu tố thị trường không
được chấp nhận với tư duy sai lầm rằng: KTếTT đồng nhất với CNTB. Từ đó, thái độ kỳ thị với KTTT trở
nên phổ biến trong xã hội. Tư duy đó đã phải trả giá đắt khi kinh tế – xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, nhà nước Việt Nam xem kế hoạch hóa là
đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là
chủ yếu. Nhà nước xem thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản dẫn đến không thừa nhận trên thực
tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể
là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Nền kinh tế rơi vào tình
trạng trì trệ, khủng hoảng vì sao chép mô hình kinh tế kế hoạch của Liên Xô mà không thật sự hiểu rõ
ưu điểm và nhược điểm của mô hình này. Hơn nữa nội lực của Việt Nam quá yếu, nền kinh tế ở miền
bắc bị suy giảm nghiêm trọng, ở miền nam nền kinh tế bị đảo lộn do hậu quả của chiến tranh.
Nền KT kế hoạch trước thời kỳ đổi thể hiện ở một số mặt:

- Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa

Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với
chúng trên thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
Vd: Công nhân lao động nặng được cấp 20 kg gạo mỗi tháng, trong khi cán bộ công chức chỉ được có
13 kg. Do gạo ít nên thường ăn độn thêm ngô, khoai, sắn phần gạo do TW cấp còn phần độn do địa
phương phụ trách tăng gia thêm vào, như 13 kg gạo thì có 10 kg là độn khoai, sắn...Cho dù có tiền, hàng
hóa rất khan hiếm, mà dù có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì
không còn hàng, đành về tay không. Hàng hóa thì ngoài phẩm chất
kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải mua
ở chợ đen.
Ngoài hàng tiêu dùng, dưới thời bao cấp nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa. Tiêu chu n là
mỗi người được 4 m2. Những khu nhà tập thể giống như ở Liên Xô được xây lên trong thành phố và
cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến
khó nhận ra đâu là của chung, đâu là của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa. Đời sống
trong những khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ
sinh. Đây cũng là một khía cạnh của thời bao cấp trong thành phố. Giá nhà ở các thành phố tương đối
rẻ, nhưng công nhân viên chức vẫn không mua nổi vì thu nhập quá thấp.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu

Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua
hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền
lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối
theo lao động. Trọng tâm của thời bao cấp là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân được
phép mua, chiếu theo một số tiêu chu n như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu đãi, cho phép ưu
tiên mua dùng; diện khác thì không.
Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua
6 kg/tháng. Pin, Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả
đều có tem phiếu.
Tùy thuộc vào vị trí công việc, đặc thù nghề nghiệp mà cán bộ, công chức nhà nước cũng như người
dân lao động được phát tem phiếu mua lương thực, thực phẩm với chế độ riêng.
Dưới thời bao cấp, do thiếu hàng hóa nên việc phân phối hàng hóa chủ yếu dựa vào hệ thống tem phiếu.
34
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Thị trường chợ đen vẫn tồn tại nhưng không phải kênh phân phối hàng hóa chính.
Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. ột phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt
Nam bị mất giá. Thị trường tự do bị xem là bất hợp pháp và bị hạn chế nên hàng hóa lưu thông trên thị
trường chợ đen ít và giá rất cao. Người dân, cán bộ công nhân viên thường bán hàng tiêu dùng mà họ
không sử dụng ra thị trường chợ đen.
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng
gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế "xin - cho".
Tóm lại: Mười năm sau 1975, chỉ nói về mặt kinh tế, VN là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80%
dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng người dân lại thiếu ăn, nhiều người
phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến
1979. ông thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc
sống của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và
tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách,
chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ
nghĩa trong kinh tế ở miền Nam... Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm
phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả
lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương. Nhưng phải đợi đến đổi mới (tháng 12/1986)
mới có chuyển biến thực sự. Tư tưởng cốt lý i của Đại hội VI là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện
có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực
lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Sau đổi mới:

Nhìn lại thực tiễn đất nước sau đổi mới, có thể nhận rõ những bước tiến mang tính đột phá về lý luận
đổi mới kinh tế của đảng, mà điểm cốt yếu, quan trọng nhất là chủ trương phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, là sự vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo quy luật QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của SX, là xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chuyển sang kinh tế thị trường, từng bước thử nghiệm cơ chế thị trường thay cho cơ chế tập trung,
quan liêu, bao cấp, phát triển các loại hình thị trường và mở rộng thị trường trong nước, liên kết với thị
trường quốc tế, khu vực và thế giới để đầy mạnh hội nhập kinh tế, từ hội nhập kinh tế đến hội nhập
quốc tế, đó là những bước đi cần thiết.
Giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đã vượt qua nền kinh tế hiện vật,
kế hoạch hóa tập trung thời kỳ trước đổi mới, từ cơ chế thị trường tiến tới xây dựng phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ.
Nền kinh tế được xây dựng và phát triển tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, khu vực và thế giới trong quá trình mở cửa và hội nhập. ọi thành phần kinh tế nhà nước, tập
thể, tư nhân, kể cả tư bản tư nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều bình đẳng trong sản xuất kinh
doanh và trước pháp luật
Phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, đất đai, tài chính ngân hàng, thị trường lao
động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường thông tin, thị trường sản phẩm văn hóa đảm bảo cho
kinh tế thị trường phát triển.
Phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa, nên đồng thời phải phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đó là nền
kinh tế quốc gia dân tộc, đủ sức mạnh, tiềm thức để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Nền KTTT
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam luôn hướng vào lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của cộng
đồng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực
35
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trong hơn 10 năm gần đây, đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước
đang phát triển, có thu nhập trung bình đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị xã hội ổn định, bảo đảm
an ninh xã hội.
Qua hơn 32 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có nghĩa lịch sử trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn trên tạo
tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định con đường
đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử để
chúng ta vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.
QUY UẬT GIÁ TRỊ TRON NỀN SẢN XUẤT HÀN HÓA
1 Cơ sở lý luận
A. Nội dung của quy luật giá trị là:

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có trao đổi, SXHH thì
ở đó có sự hoạt động của QLGT. QLGT yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị
của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất HH: người sản xuất hàng hóa phải có mức hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc
bằng với mức hao phí lao động XH cần thiết thì mới đạt được lợi thế trong cạnh
tranh. nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống). ặc dù mỗi người sản xuất
tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị xã hội của hàng hóa không phải được
quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng chủ thể, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì
vậy muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho chi
phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.
+ Trong trao đổi hàng hóa: người sản xuất hàng hóa cũng phải thực hiện dựa trên cơ sở của hao phí
lao động xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp
được chi phí chí người sản xuất và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng. Trong trao đổi HH với nhau,
hai bên được lợi về GT sử dụng ,c n lượng GT thì bằng nhau. HH được trao đổi trực tiếp với nhau theo
một t lệ nào đó có nghĩa là chúng kết tinh một lượng lâo động bằng nhau. Khi có tiền xuất hiện để mua
bán, thì giá cả HH phải dựa trên cơ sở GT của nó.
Nhìn bề ngoài sản xuất và trao đổi hàng hóa đương nhiên là việc riêng của từng người họ độc lập và
không chịu sự ràng buộc nào nhưng thực tế mọi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đều chịu sự chi phối
bởi quy luật giá trị. Nếu ai có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hơn so với giá trị HH xã hội, thì người đó sẽ
tồn tại và phát triển, ngược lại họ sẽ thua lỗ và phá sản.
B. Cơ chế biểu hiện của QLGT: Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện thông qua sự vận động của
giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên giá
cả phụ thuộc vào giá trị. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc và chịu tác động của quan
hệ cung - cầu trên thị trường, cạnh tranh, tình trạng độc quyền, sức mua của đồng tiền .sự tác động
này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và biến đổi lên xuống xoay quanh trục
giá trị của nó. Hiện nay giá cả HH còn biến động bởi có sự can thiệp của NN vào nền Kinh tế.
Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời
này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.
Khi cung > cầu --> giá cả < giá trị
Khi cung < cầu --> giá cả > giá trị
Khi cung = cầu --> giá cả = giá trị
Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

* Chức năng, tác động của quy luật giá trị (T142-sgk)
36
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất và sản phẩm giữa
các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Quy luật giá trị tự động điều tiết sản xuất thể hiện ở chỗ thu hút vốn (tư liệu SX và sức lao động) vào
các ngành SX khác nhau (theo sự biến động cung, cầu, giá cả) tạo nên cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn và đất
ứng nhu cầu của xã hội
Người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, bằng công nghệ gì và sản xuất cho ai là do họ quyết định. Mục
đích của họ là thu được nhiều lãi. Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường, người ta biết được hàng
hóa nào đang thiếu, bán chạy, có giá cao và thu nhiều lãi (cung < cầu); loại hàng hóa nào đang ế, thừa, giá
thấp (cung > cầu)… từ đó, họ sẽ quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất những mặt hàng đang thiếu, bán chạy,
giá cao, nhiều lãi và ngược lại, họ sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa không sản xuất những mặt hàng
ế, thừa, không tiêu thụ được. Kết quả là các nguồn lực sản xuất được chuyển dịch từ ngành này sang
ngành khác làm cho quy mô ngành này mở rộng, ngành kia thu hẹp. Cơ cấu của cung tương đối thích ứng
với cơ cấu của cầu trong nền kinh tế.
Ví dụ :

HH A có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô
sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng
có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên,
quy mô sản xuất càng được mở rộng.
HH B có giá cả thấp hơn giá trị, HH dư thừa, ế ẩm, những người SX có nguy cơ sẽ bị lỗ vốn. Tình hình
đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng
khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các
ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Quy luật giá trị tác động điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện ở chỗ, nó thu hút hàng
hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn. Từ đó, phân phối các nguồn hàng hóa một cách
hợp lý , góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Nhờ đó phát hiện ra lợi thế,
làm hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất.
Ví dụ : Đưa các loại trái cây trồng được nhiều, phù hợp đất đai, khí hậu, có năng suất cao ở miền Nam ra
miền Bắc bán (trái chôm chôm…) và ngược lại đưa các loại trái cây trồng được nhiều, phù hợp đất đai,
khí hậu, có năng suất cao ở miền Bắc vào miền Bắc bán (trái vải, mận…) sẽ thu lãi cao hơn. Từ đó sẽ
hình thành các vùng chuyên canh trồng các loại cây ăn trái này (Chôm chôm ở Long Khánh; Vải thiều
ở Hưng Yên…)
- Kích thích tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát
triển.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt
khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã
hội cần thiết. Người sản xuất có lãi hay không là do giải được bài toán hao phí lao động của mình phải
thấp hơn hoặc bằng với hao phí lao động xã hội. Để có ưu thế và nhiều lãi người sản xuất phải tìm cách
làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Muốn vậy, những người SXHH phải tìm
mọi cách cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm,…nhằm tăng
năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào
cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên,
chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ làm cho lực lượng
sản xuất xã hội phát triển.
Ví dụ :
37
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

+ Cùng sản xuất một loại sản phẩm, công ty A có công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng nhiều công nhân
có tay nghề cao làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ thời gian lao động xã hội cần thiết, nên thu được
lợi nhuận cao. Công ty B sử dụng công nghệ SX lạc hậu, công nhân chủ yếu là thợ thủ công…làm cho
thời gian lao động cá biệt lớn hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, nên khả năng công ty B
sẽ bị thua lỗ hoặc hòa vốn hoặc có thể bị phá sản.
Vậy trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao
động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể
tồn tại được.
- Phân hóa những người SX thành giàu-nghèo.

Những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội
cần thiết, thì sẽ thắng trong cạnh tranh, sẽ thu được nhiều lãi, họ sẽ giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu
sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, trở thành chủ thể giàu có hơn và có thể sử dụng được nhiều hơn
lao động làm thuê.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể phá sản, họ trở thành người nghèo.
Như vậy, dưới tác động của quy luật giá trị, tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện sản
xuất thuận lợi, có trình độ kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt, NSLĐ cao, HH đạt chất lượng… thì hàng
hóa của họ sẽ bán chạy, thu lãi cao, họ sẽ trở thành giàu, ngược lại những người không có các điều kiện
trên hoặc gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh nên bị thua lỗ, thậm chí dẫn tới phá sản, họ trở thành
nghèo. Như vậy tác động của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích
cực phát triển, mặt khác phân hóa xã hội thành hai cực giàu ,nghèo tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Chính do tác động nhiều mặt của QLGT đã làm cho SXHH thực sự là khởi điểm ra đời của CNTB. QLGT
vừa ccó tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực một cách tự phát, khách quan. Đòi hỏi những người SX
phải nắm bắt và vận dụng tốt vào quá trình sản xuất hàng hoá của mình.
Liên hệ thực tiễn:
Mác khẳng định, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị. Hiện nay kinh tế nước ta đang
trong thời kỳ phát triển cơ chế thị trường cho nên việc vận dụng quy luật giá trị là một quan điểm tất
yếu.
+ Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai
thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển và khủng hoảng
Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo kiểu kế hoạch hóa tập trung và cùng với cơ chế quan
liêu bao cấp đã bắt đầu bộc lộ bất cập, tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống
xã hội. Tình hình KTXH ngày càng trở nên bức xúc, căng thẳng, lạm phát tăng nhanh, đồng tiền mất giá.
Thi trường nhà nước kiểm soát là thị trường mà các giá cả do nhà nước qui định. Nhà nước lại không
cung cấp đủ hàng cho người dân theo giá nhà nước, nên mọi người phải mua hàng ngoài thị trường tự
do với giá cao hơn. Đời sống người lao động ngày một khó khăn hơn. Do giá cả nhà nước qui định luôn
thấp hơn giá cả thị trường tự do, và lại tăng theo từng chu kỳ, nên đã khuyến khích xu hướng đầu cơ và
tích trữ hàng hoá kiếm lợi. Sản xuất công
–nông-thương nghiệp và dịch vụ đều đình trệ. Năng suất lao động vô cùng thấp, Mức sống nhân dân ngày
càng giảm, thiếu đói, thiếu lương thực, thiếu hàng tiêu dùng. Kinh tế nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn
nhất về tài sản cố định, lao động lành nghề và chất xám, nhưng lại làm ăn kém hiệu quả nhất, hàng năm
đòi hỏi ngân sách nhà nước bao cấp lớn nhất, khu vức kinh tế tập thể cũng vậy; chỉ có khu vực tư nhân
làm ăn có hiệu quả, nhưng lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.
Cơ chế mệnh lệnh quan liêu bao cấp đã ngự trị bền vững và bám rễ sâu chắc vào bộ máy kinh tế nhà
nước Việt Nam, các cơ sở kinh tế một thời làm gì cũng phải xin lệnh cấp trên. Sản suất cái gì, mẫu mã
gì, bán ở đâu, do ai cung cấp vật tư, thiết bị, được tuyển bao nhiêu công nhân viên, lương mỗi người
38
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
bao nhiêu v. v..đều do cấp trên qui định. Cơ chế quan liêu này đã xoá hết tính độc lập tự chủ của các
cơ sở. Chế độ độc quyền của nhà nước và cơ chế kinh tế kế hoạch, quan liêu, mệnh lệnh, bao cấp đã
triệt tiêu mất các quan hệ thị trường ở Việt nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam xa lạ với thị trường.
Tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường nhưng không được giải quyết bằng cách nhập khẩu hàng
hoá bổ sung. Đầu cơ phát triển, càng làm cho cung cầu không cân đối, đẩy giá cả lên cao hơn. Điều đó
đã không làm phát huy được sự năng động sáng tạo của mỗi DN cũng như mỗi cá nhân trong DN. Chính
vì vậy ta thấy giai đoạn này QLGT thực sự không được vận dụng và không phát huy được vai trò của nó
đối với nền kinh tế.
Trước những bất cập của nền kinh tế và khó khăn trong đời sống nhân dân, một số lãnh đạo cao cấp đã
“thai nghén” những tư duy cần phải thay đổi. Tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào tháng 7-1984, ông
Trường Chinh đã có bài phát biểu, trong đó đưa ra nhiều quan điểm mới về kinh tế: “Chế độ bao cấp
trong những năm qua làm cho bức tranh kinh tế của chúng ta trở thành giả tạo. Nay phải tiến hành hạch
toán kinh doanh thật sự, phản ánh đầy đủ và đúng các chi phí sản xuất, xóa bỏ cách làm hình thức và nửa
vời lâu nay, khôi phục tính chân thực của các hoạt động kinh tế. Phải để cho các đơn vị kinh tế, các cơ
sở chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và kinh doanh của mình, không trông chờ, lại vào cấp trên”.
KL: Nước ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt, nhất là trong phát triển kinh tế. Do đó
chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, kh n trương, làm sao để
có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế là rất quan trọng, cần
phải thật linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế, đồng thời phải vận dụng
những thành tựu của khoa học kĩ thuật và kinh tế để phát triển đất nước.
+ Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên cạnh
tranh, phát triển kinh tế…
Tại Hội nghị Trung ương 8 họp từ ngày 10 đến 17-6-1985, ông Trường Chinh lại đưa ra quan điểm:
“Chúng ta sẽ chấm dứt thời kỳ điều khiển nền kinh tế bằng những mệnh lệnh hành chính sang thời kỳ
điều khiển nền kinh tế trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan”.
Đại hội VI của Đảng ta năm 1986, Đại hội đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong
đó, đổi mới về kinh tế là:
+ Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
+ Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã
hội chủ nghĩa.
+ Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế: Sản xuất lương thực,
thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dung; Sản xuất hàng xuất khẩu.
Tại Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn: “ Cơ chế thị trường
vận động trong môi trường tự do sản xuất lưu thông hàng hóa theo luật pháp. Giá cả trong nước không
thể tách rời giá cả trên thị trường quốc tế. Nhà nước không dùng mệnh lệnh hành chính áp đặt giá mà sử
dụng các chính sách, biện pháp kinh tế và lực lượng dự trữ để tác động lên quan hệ cung - cầu. Chuyển
toàn bộ các đơn vị kinh tế sang cơ chế kinh doanh”.
Quả thật sau hơn 32 năm đổi mới, đất nước ta đã có rất nhiều thay đổi mà nhiều nước trên thế giới cũng
phải ngạc nhiên. Chúng ta đã làm được và đó chính là nhờ vào những chủ trương, đường lối đúng đắn
của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, vận dụng hợp lý, sáng tạo các quy luật kinh tế, những
bài học của các nước anh em trên thế giới và cùng với sự quyết tâm không mệt mỏi của mỗi người dân
Việt Nam. Mỗi DN là một chủ thể độc lập , họ phải tự tìm hướng đi cho mình. Đối với các DN nhà nước
thì nhà nước tách quyền sử dụng và quyền
sở hữu riêng, quyền sở hữu vẫn thuộc về nhà nước nhưng quyền sử dụng thì nhà nước giao cho DN. Doanh
nghiệp tự mình tổ chức hoạt động kinh doanh , tự nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng sản xuất,
lựa chọn công nghệ sản xuất cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ thể hiện quyền
sở hữu của mình thông qua thuế và DN nộp lợi nhuận. Nhà không còn can thiệp vào các hoạt động của
DN mà nhà nước chỉ can thiệp vào bằng các biện pháp vĩ mô để ổn định thị trường.
39
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Trong nền kinh tế thị trường mỗi DN là người sản xuất hàng hoá, để đứng vững được trên thị trường thì
họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi
phí…và phải thường xuyên đối chiếu đầu vào và đầu ra. Đối với các DN thì lợi nhuận luôn luôn là mục
tiêu để phấn đấu, để đạt được mục tiêu đó thì các DN phải tự tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách
hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động, … Để làm được điều đó thì DN
phải lắm vững và vận dụng tốt QLGT. Thời gian qua ta đã thấy được đã có rất nhiều DN làm ăn có hiệu
quả, điều đó cho thấy các DN đã vận dụng khá tốt QLGT vào trong QT SXKD và các chính sách của nhà
nước thực sự đã có tác động vào nền kinh tế. Nguyên tắc vận dụng QLGT vào QT SXKD ở các DN nhà
nước tuy đã có những tiến bộ trong nhiều DN, nhưng vẫn còn có nhiều DN thực hiện chưa được sát và
triệt để. Còn nhiều những DN làm ăn thua lỗ và cả tình trạng lãi giả lỗ thật vẫn còn khá phổ biến. Để tạo
đà phát triển mới cho nền kinh tế đất nước thì nhà nước ta đã quyết định cổ phần hoá phần lớn các DN
nhà nước, và nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Bởi vậy việc việc vận dụng
QLGT phải thực hiện tốt để biết được lợi thế và sửa chữa những khuyết điểm để cạnh tranh cùng với
các loại hàng hoá khác trên thị trường. Khẳng định vị thế của hàng hoá của Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
Bên cạnh đó, ta thấy theo sự tăng lên của giá cả thì nhà nước cũng tăng mức tiền lương tối thiểu đảm bảo
cuộc sống cho người lao động. Qua đó ta thấy nhà nước đã có sự vận dụng nhạy bén QLGT vào trong cơ
chế tiền lương. Tuy tiền lương ở nước ta đã được hoàn thiện nhiều lần nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều
bất cập. Mức lương vẫn còn thấp, không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, tiền lương thực tế bị
hạ thấp.Tiền lương tối thiểu tuy đã tăng nên rất nhiều nhưng thực sự vẫn chưa đảm bảo được ổn định
mức sống của người lao động. Chính điều đó cũng hạn chế đi sự tăng trưởng kinh tế. Bởi tiền lương và
quan hệ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng
và thu nhập
tăng kích thích người lao động làm việc và tăng mức tiêu dùng của người lao động là cơ sở để tiêu thụ sản
phẩm. Cơ chế tiền lương tiền lương vẫn còn có sự trênh lệch giữa các ngành nghề, các đơn vị khác nhau.
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh khác đã và đang thu hút rất nhiều lao
động có trình độ và chất lượng cao do có sự chênh lệch lớn giữa lương của người lao động ở các DN này
so với các DNNN, DNTN khác. Còn trong cơ quan nhà với tiền lương thấp không thoả mãn được nhu
cầu đầy đủ của người lao động, nên tình trạng chảy máu chất xám đang là một vấn nạn, vấn đề bức xúc
của chính phủ. Rất nhiều những nghiên cứu sinh được nhà nước cử đi học tập kinh nghiệm của nước bạn,
nhưng khi học xong lại trốn tránh trách nhiệm và ở lai luôn nước đó làm ăn.
Nhà nước cũng đã xác định từ thời kỳ này nước ta thực hiện cơ chế một giá đó là giá kinh doanh thương
nghiệp, chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trong đó QLGT có tác động trực tiếp. Giá
cả phải phù hợp với giá trị của đồng tiền và trong sự tác động với quy luật cung cầu, không thể giữ giá
theo { muốn chủ quan cứng nhắc bất chấp các quan hệ cung cầu, bất chấp sức mua của đồng tiền và các
yếu tố hình thành giá cả khác. Qua đay cho ta thấy ngay trong nhà nước cũng đã nhận ra được vai trò quan
trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường. Lúc này QLGT thực sự
đã phát huy tác dụng về mặt tác động vào giá cả cũng như cũng như hướng tác động vào QT SXKD và cơ chế
tiền lương của nước ta. Còn về phía nhà nước thực hiện việc xây dựng môi trường pháp lí, sử dụng các
chính sách biện pháp kinh tế vĩ mô để tác động đến sự hình thành và vận động cửa giá cả như: Chính sách
phát triển sản xuất ,điều hoà cung-cầu, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thương mại tổ chức kiểm
soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại dưới mọi hình thức.
Từ năm 1986 cho đến nay, đã có rất nhiều mặt hàng thông qua QLGT đã biểu hiện giá trị của mình bằng
giá cả. Các loại mặt hàng sinh hoạt như: gạo, thịt, cá, trứng, sữa, xăng, dầu,…các hàng hoá này đã được tự
do lưu thông hoá trên thị trường. Tuy vậy trên thực tế vẫn còn một số hàng hoá có tính chất độc quyền do
nhà nước quy định như: điện, nước,… Hay một số mặt hàng độc quyền do lợi thế của doanh nghiệp trên
thị trường. Ví dụ như việc giá thuốc tăng giá là do một số công được uỷ nhiệm phân phối thuốc độc
quyền và dựa vào thế độc quyền đó để thu những khoản siêu thăng dư và có thu nhập rất cao so với các
40
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
ngành khác. Điều đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng rất nhiều. Vì vậy nhà nước cần có những chính
sách nhằm phá vỡ thế độc quyền, tạo ra sự lành mạnh trong cạnh tranh về giá để cho QLGT phát huy hết
vai trò của nó đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta như hiện nay.

NỘI DUNG 2+3: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THĂNG DƯ, TỶ SUẤT GTTD (T146-
sgk)
I-Bản chất của sản xuất hàng hóa TBCN
1. Khái niệm GTTD:
Phân tích ví dụ về SX GTTD:
Nhà tư bản là chủ thể sản xuất mặt hàng sợi. Để có thể sản xuất sợi, nhà tư bản cần :
+ Ứng trước một lượng tư bản là 10 USD để mua 20kg bông.
+ Để chuyển hóa 20kg bông thành 20kg sợi, cần tiêu dùng một lượng khấu hao giá trị máy móc là 2USD.
+ Để tiến hành SX sợi nhà tư bản thuê công nhân trong 8 giờ với lượng giá trị tiền công ngang bằng sức lao
động là 3USD.
Giả sử trong 4 giờ lao động, người công nhân làm thuê đã chuyển hóa toàn bộ 20kg bông thành 20kg
sợi, lượng giá trị mới được công nhân làm thuê tạo ra ngang bằng giá trị sức lao động, thì 20kg sợi sẽ
có lượng giá trị là 15USD, bao gồm :
10USD dùng để mua bông; 2USD khấu hao máy móc;
3USD trả công cho công nhân (theo thỏa thuận, người lao động đồng { mức 3USD cho 8 giờ lao động).
Lúc này, tổng lượng giá trị là 10+2+3 = 15USD, ngang bằng với lượng giá trị hao phí đã ứng ra, do đó
chưa có giá trị thặng dư.
Giả sử, quá trình lao động tiếp tục được kéo dài thêm 4 giờ nữa với những điều kiện không đổi, nhà tư
bản chỉ cần ứng thêm lượng giá trị là 10USD để mua bông và 2USD để khấu hao máy móc thì sẽ tạo thêm
20kg sợi nữa với giá trị bằng 15USD.
Như vậy trong 8 giờ lao động, tổng giá trị mà người lao động đã tạo ra là: 15+15=30USD.

Tổng chi phí nhà tư bản bỏ ra trong 8 giờ là: 15+12= 27 (do 4 giờ lao động tiếp theo nhà tư bản không
phải trả 3USD cho người lao dộng, vì họ đã thỏa thuận đồng { mức tiền công 3USD cho 8 giờ lao động)
Kết quả là nhà tư bản thu về lượng giá trị bằng 30USD, lớn hơn lượng giá trị ứng ra là 3USD. Phần chênh
lệch 3USD này được gọi là giá trị thặng dư.
Khái niệm GTTD: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân
làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản. Giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân làm thuê,
thể hiện bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN.
Thực tế để có được giá trị thặng dư, tư bản vận động theo công thức sau:
T – H ( SLĐ và TLSX) …SX… H’- T’ ( T’ > T; T’ = T + ∆T
Số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra là ∆t (∆t được quan
niệm là GTTD), ký hiệu là “m”. Muốn thu được giá trị thặng dư, hàng hóa phải được bán đi.
Nguồn gốc giá trị thặng dư: Do sức lao động của người làm thuê tạo ra ( Nơi nào khai thác được sức lao
động nơi đó có giá trị thặng dư)
Bản chất giá trị thặng dư: Dựa trên quan hệ bóc lột ( nhà TB bóc lột người lao động)

2. Tư bản bất biến và Tư Bản khả biến

Xét theo phương diện vai trò đối với quá trình tạo ra GT và GTTD, tư bản chia thành 2 bộ phận : TB
bất biến và TB khả biến.
TB bất biến được ký hiệu là "c",là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái TLSX, GT của nó trong QTSX
được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào GTsản phẩm, được tái
hiện lại trong GTSP và không thay đổi về lượng.
41
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
TB khả biến, được ký hiệu là "v", là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái sức lao động, GT của nó được
chuyển cho công nhân làm thuê và mất đi trong tiêu dùng cá nhân của anh ta,nhưng thay vào đó trong
QTSX,người công nhân bằng lao động trừu tượng của mình tạo ra lượng GT mới lớn hơn GT Sức LĐ
của anh ta. Đối với nhà TB lượng GT thu về lớn hơn lượng lao động ứng ra.
Như vậy TB bất biến không tạo ra GTTD, nó là điều kiện cần thiết để cho QT SX GTTD được diễn ra.
Nguồn gốc tạo ra GTTD là sức lao động của công nhân làm thuê.
Phân tích GT sản phẩm được SX ra, ta thấy GTHH có 2 phần:

W=c+v+m

trong đó : W: Giá trị hàng hóa

c : Giá trị cũ
v+m : Giá trị mới

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng GTTD:

Khái niệm: Tỷ suất GTTD là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay giữa thời gian
lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu, ký hiệu “ m’ ”.
Mục đích của SX TBCN là thu được ngày càng nhiều GTTD. Để đo lường GTTD về lượng có thể sử dụng 2
tiêu chí cơ bản:
+ Tỷ suất GTTD ký hiệu là m', được tính theo công thức :

m'= m/v x 100% trong đó : m là GTTD; v là TB khả biến; m’ tỷ suất giá trị thặng dư hoặc m' = thời gian
lao động thặng dư/ thời gian lao động tất yếu x 100%
+ Khối lượng GTTD ký hiệu là M , được tính theo công thức : M = m' x V; trong đó V là tổng TB khả biến
Tỷ suất GTTD phản ánh trình độ bóc lột lao động làm thuê của TB. còn khối lượng GTTD phản ánh qui
mô bóc lột của TB.
SX GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của CNTB. Theo
đuổi GTTD tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà TB cũng như của toàn bộ
XHTB. Nhà TB cố gắng SX ra HH với chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều GTTD
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:

* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.


Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động
không đổi
Ví dụ: Giả sử ngày lao động 10 giờ. Trong đó, 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là thời gian lao động thặng
dư, khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là:

Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 3 giờ nữa, thời gian lao động tất yếu không thay đổi (5 giờ), thời
gian lao động thặng dư tăng lên 8 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư :

Như vậy, khi kéo dài ngày lao động trong đều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian
lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên, trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là
100% thì bây giờ là 160%
42
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
* Phương pháp sx giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động, tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lđ xã hội, nhờ đó tăng thời gian lđ thặng dư, trong điều kiện độ dài lđ ko thay
đổi
Vd: nếu thời gian lđ tất yếu rút ngắn từ 5h còn 3h, người công nhân vẩn hoàn thành công việt do nâng cao
năng suất lđ xã hội thời gian lđ thặng dư tăng lên 2h thành 7h thì tỷ suất giá tị thặng dư là

Muốn rút ngắn thời gian lđ tất yếu thì:hạ thấp giá trị sức lđ, bằng cách giảm giá tư liệu sinh hoạt cần
thiết để tái sx sức lao động. Do đó, phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sx để
sx tư liệu sinh hoạt và trong những ngành sx tư liệu sinh hoạt.
* Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch,
+ Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình của XH
+ Do nâng cao năng suất lao động cá biệt , hạ thấp chi phí
Đây là cái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do
áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng
trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó đã được
phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đây một hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi
giá trị thặng dư siêu ngạch là kì vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản
cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh
chóng. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì
giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
* Những điểm giống và khác nhau của PPSX GTTD tuyệt đối và PPSX GTTD tương đối:
Giống nhau
Các phạm trù thời gian lao động tất yếu, thời gian lđ thặng dư; giá trị và giá trị sử dụng của hang hóa
sức lao động; m và M , tư bản bất biến và TB khả biến… hoàn toàn phù hợp với cả hai phương pháp sx
giá trị thặng dư
Cả 2 phương pháp trên cùng đòi hỏi 1 trình độ nhất định về năng suất lđ, vế cường độ lđ và về độ dài ngày

Cả GTTD tuyệt đối và GTTD tương đối đều là 1 bộ phận giá trị mới do lđ của công nhân tạo ra, dư ra
ngoài giá trị sức lđ
Khác nhau

PPSX GTTD tuyệt đối PPSX GTTD tương đối

Được thực hiện bằng cách kéo dài ngày lđ -Được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian
trong khi năng suất lđ, giá trị sức lđ và thời lđ tất yếu do đó kéo dài thời gian lđ thặng dư
gian lđ tất yếu không thay đổi trong khi độ dài ngày lđ không thay đổi 9
Chiếm địa vị chủ yếu trong giai đoạn đầu thậm chí có thể rút ngắn)
của CNTB - Kỷ thuật đã phát triển, giá trị thặng dư
tương đối có tác dụng chủ yếu

Trên cơ sở nghiên cứu hai phương pháp sản xuất trong giá trị thặng dư ta thấy thực ra, hai phương
pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời nhau, mà chỉ trong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng hai
phương pháp là nhiều hay ít mà thôi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị
thặng dư tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dư tương đối, còn trong thời

43
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã
tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật
và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao
động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của người công
nhân, mà trái lại do việc áp dụng máy móc không đồng bộ nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thể
chạy với tốc độ liên tục buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ
lao động tăng lên, năng suất lao động tăng, ngoài ra nền sản xuất hiện đại áp dụng tự động hoá cao
cường độ lao động người công nhân tăng lên với hình thức mới đó là cường độ lao động thần kinh thay
thế cho cường độ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn.
Vì vậy, sản xuất tư bản chủ nghĩa trong diều kiện hiện đại là sự kết hợp tinh vi của phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
II-Quá trình sx giá trị thặng dư được thực hiện như thế nào? Sự vận dụng quy luật sx giá trị
thặng dư trong quá trình phát triển kinh tế nước ta
Cơ sở lý luận

KN quá trình SX GTTD : Là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư.
+ Sản xuất ra giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụng chỉ là phương tiện. Phương tiện để đạt được mục đích
là tăng cường bóc lột sức lđ của người công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lđ, kéo dài ngày
lđ, tăng năng suất lđ, mở rộng sx.
+ Mục đích là giá trị và giá trị thặng dư, nó pá quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê, đây là
quan hệ cơ bản của CNTB; Nó chi phối sự hđ của các quy luật kinh tế khác; Nó QĐ sự phát triển của
CNTB, quy luật này được xem là quy luật vận động của phương thức sx TBCN.
+ Trong giai đoạn hiện nay do sự phát triển của KH-CN nên sx GTTD có những đặc điểm mới: Máy
móc hiện đại, công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ
yếu là tăng năng xuất lđ. Cơ cấu lđ xã hội ở các nước tư bản công nghiệp phát triển có sự biến đổi lớn.
Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển ngày càng được mở rộng trên phạm vi quốc tế dưới hình thức
xuất khẩu tư bản.
* Quá trình tạo ra giá trị

VD: về quá trình sx trong ngành sợi

Giả sử để tiến hành sx TB phải ứng ra số tiền là:

+ 10 kg bông giá trị: 10.000 đồng

+ Hao mòn máy / 2.000 đồng

+ Tiền công/ 1 ngày : 3.000 đồng

Giả sử kéo 10 kg bông thành sợi mất 4 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra 1 giá trị 750 đồng 750 x 4= 3.000
đồng
Vậy giá trị của 10 kg sợi là giá trị của 10 kg bông chuyển vào : 10.000 đồng

Giá trị của máy móc TB chuyển vào: 2.000 đồng

Giá trị do công nhân tạo ra: 3.000 đồng Tổng cộng: 15.000 đồng
44
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
*Quá trình làm tăng giá trị

Chi phí SX Giá trị sản phẩm mới

+ Mua bông 20kg: 20.000 đồng + Giá trị của bông chuyển vào sợi: 20.000 đồng
+Giá trị máy móc được chuyển vào sợi: 4.000 đ
+ Hao mòn máy móc: 4.000 đồng +Giá trị do lđ của CN tạo ra trong 8h: 6.000 đ

+Tiền mua sức lđ/1ngày:3.000 đồng

Cộng: 27.000 đ Cộng: 30.000 đ

Giá trị thặng dư 30.000 – 27.000 = 3.000 đ

Chi phí SX
+ ua bông 20kg: 20.000 đồng
+ Hao m n máy móc: 4.000 đồng
+ Tiền mua sức lđ/ 1 ngày: 3.000 đồng

Liên hệ thực tiễn

Sự vận dụng quy luật sản xuất giá trị thăng dư trong quá trình phát triển kinh tế ở nước
ta.

+ Học thuyết GTTD không lỗi thời bởi vì dù hiện nay khoa học phát triển, việc ứng dụng KHKT tiên
tiến, MMTB hiện đại thì không phải là nguồn gốc tạo ra GT và GTTD. Nó được xem như là những công
cụ lao động, là phương tiện giúp sức lao động tạ ra giá trị và GTTD, giúp nâng cao năng suất lao động, thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế.
+ Sự vận dụng học thuyết GTTD ở nước ta hiện nay

Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, tiềm lực kinh tế đất nước không ngừng
tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, đồng thuận xã hội tăng lên, an ninh chính trị ổn
định, uy tín của nước ta trên trường quốc tế tăng cao, nhân dân ta ngày càng phấn khởi, tin tưởng hơn
vào đường lối kinh tế của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và cơ hội thì những khó khăn,
những nguy cơ và thách thức vẫn còn nhiều. Điều đó cho thấy cần phải quán triệt tốt hơn nữa tư tưởng
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và như vậy việc tồn tại thị trường hàng
hóa sức lao động và vấn đề bóc lột trong hoàn cảnh nước ta hiện nay đã được pháp luật và xã hội thừa
nhận nó hiện diện như một sự thật khách quan hiển nhiên. Trên thực tế giá trị thặng dư cấu thành động
lực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền sản xuất xã hội. Vấn đề là giá trị thặng dư đó phục vụ ai,
xã hội, nhân dân hay một nhóm người Từ đó, khai thác và vận dụng đúng đắn sáng tạo học thuyết giá trị
thặng dư vào thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Trước đây, quan niệm giá trị thặng dư là riêng có đối với chủ nghĩa tư bản, đồng nhất sản xuất giá trị
thặng dư với bóc lột nên đã hình thành quan điểm cho rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
không tồn tại phạm trù giá trị thặng dư trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị thặng dư
luôn gắn liền với sản xuất hàng hóa, mục tiêu hoạt động của người sản xuất, của các doanh nghiệp trong
nền sản xuất hàng hóa, ngay cả trong nền kinh tế thị trường hiện đại phải là giá trị thặng dư.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) là: “
45
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế,
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Và tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (1996), khi thông qua đường lối đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta nhấn mạnh:
“Mục tiêu của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ
sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù riêng, song đã là sản xuất hàng
hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều
khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã
hội khác nhau.
Trong nền KTTT, dưới tác động của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư
bản-các doanh nghiệp đã không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý hoá quá trình sản xuất, tiết kiệm các yếu tố đầu và tìm hiểu
nhu cầu thị trường… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tiềm năng về vốn, KHCN, trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh… được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ đó làm cho nền kinh tế trở
nên năng động.
Vận dụng sáng tạo các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư có vai trò và { nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
+ Thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế gópphần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động.
+ Tich lũy vốn ở tất cả các thành phần kinh tế.
+ Khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào đầu
tư kinh doanh ở nước ta. Có đk giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội.
Học tập được những kinh nghiệm tiến bộ của các nước tiên tiến…
+ Kích thích sản xuất, tăng năng xuât lao động xã hội, sử dụng kĩ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý,
tiết kiệm chi phí sản xuất.
+ Đối với các nền kinh tế quốc doanh sẽ giúp ta hoạch định chính sách, phương thức làm tăng của cải, tận
dung triệt để các nguồn lực, sử dụng khoa học công nghệ hiện đại cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh
tế.
+ Tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường liên doanh liên kết hợp tác để tạo điều kiện
khuyến khích sản xuất trong nước phát triển bắt kịp vởi trình độ thế giới.
+ Giá trị thặng dư trong chế độ XHCN ở nước ta tạo được tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất. Từ đó, phát triển XH và con người Việt Nam, là nhân tố thúc đẩy CNH-
HĐH đất nước.
Trong hơn 30 năm đổi mới kinh tế đất nước, cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là cải cách doanh nghiệp
nhà nước cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường đã được xúc tiến mạnh mẽ. Từ chỗ doanh
nghiệp nhà nước chỉ hoạt động theo cơ chế bao cấp của nhà nước, nay đã hội nhập và hoạt động trong
môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng trong nền kinh tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiêu
quả kinh tế thấp, năng suất lao động thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp là những bất cập trong hoạt
động của doanh nghiệp Việt Nam. Các chỉ tiêu hiệu quả về t suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đều
ở mức thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Đi tìm những nguyên nhân của tình hình
cho thấy: Còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khiến cho quá
trình này diễn ra chậm chạp (mới chỉ tiến hành ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ); trình độ tổ chức, quản
46
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
lý, quản trị doanh nghiệp; vấn đề tiền công và thu nhập trong các doanh nghiệp đều ở mức thấp. Đặc
biệt, tình trạng lãng phí nguồn lực kinh tế cả về vật chất và yếu tố con người trong hầu hết các doanh
nghiệp là những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm. Xét về Năng suất lao động của Việt
Nam năm 2017 chỉ bằng 7,2% so với Singapore, 18,4% so với alaysia, 37,4% so với Thái an, 43,1% so
với Indonesia, 57,2% so với Philippines và thậm chí chỉ bằng 89,1% so với ào. Năng suất lao động thấp
do nhiều nguyên nhân: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam dù đã được cải thiện, nhưng còn ở mức
thấp, cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý, trình độ khoa học công nghệ và sự
kết hợp xã hội của sản xuất còn hạn chế.
Hiện nay, nguồn nhân lực trên thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá có chất lượng không
cao. Nhận thức được vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội XII đã ghi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “Phát
triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với
tiến bộ khoa học công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra chỉ ti u tốc độ tăng trưởng kinh tế
( GDP) bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 6,5-7%, DP bình quân đầu người đến năm 2020
đạt khoảng 3 200-3.500 USD. Việt Nam muốn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế, từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, theo đó, nền kinh
tế phải tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư cho xã hội.
Vì vậy việc khai thác và vận dụng qui luật giá trị thặng dư vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội trong thời kỳ đổi mới nhằm kích thích SX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tận dụng triệt để các
nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiên tích lũy vốn, ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ vào SX để nâng cao NS Đ, hợp lý hóa quá trình SX, tiết kiệm các
yếu tố đầu vào, có điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết tốt các vấn đề an sinh
xã hội, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển
* Hạn chế:

Bên cạnh những măt tích cực của QL GTTD tác động vào tình hình phát triển kinh tế nước ta thì cũng
có một số tác động tiêu cực như trong các xí nghiệp, nhà máy SX công nhân lao động vẫn phải tăng ca
thường xuyên, kéo dài cường độ lao động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người công
nhân; tình hình lạm phát tăng, gây ô nhiễm môi trường
Nhiều cuộc đình công, bãi công gần đây của công nhân nước ta ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt
là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chỉ rõ điều này. Nguyên nhân được xác định trước hết do
một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không
đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương...
Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân
số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng
để đất nước ta thực hiện thành công,tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp
và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt.
Việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân, cụ thể là bộ phận kinh tế tư bản tư nhân nhằm hạn chế việc bóc
lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian quy định của luật lao động
mà không có sự thống nhất của người lao động, việc cắt xén tiền công, cắt xén các chế độ của người lao
động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động.
Chúng ta thừa nhận có sự bóc lột trong khu vực kinh tế tư nhân, trên thực tế, chúng ta cần phát triển
kinh tế tư nhân để tạo nhiều việc làm, khai thác các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, nhân lực cho
phát triển sản xuất kinh doanh… nhưng người lao động vì thế cũng bị bóc lột. Nhà nước ta cũng đã có
hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động như: Luật lao động, Luật bảo hiểm, Quy định về tiền lương
tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp….nhưng vẫn chưa đầy đủ. Tuy nhiên, yếu kém nhất hiện nay trong
47
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
bảo vệ người lao động là thiếu sự kiểm tra chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm minh của các cơ quan chức
năng đối với kinh tế tư bản tư nhân.
Một số giải pháp
Thứ nhất, muốn tạo ra giá trị thặng dư, người lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định
với một cường độ lao động nhất định và độ dài ngày lao động nhất định. Như vậy, muốn tăng giá trị
thặng dư phải tăng năng suất lao động, làm việc với cường độ lao động phù hợp và phải làm đủ giờ lao
động trong ngày quy định.
Thứ hai, muốn rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết, dẫn đến kéo dài thời gian lao động thặng
dư để tăng giá trị thặng dư, thì phải hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt bằng cách tăng năng suất lao động,
trước hết ở những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, từ đó mới cải thiện đời sống người lao động, tăng
giá trị thặng dư tương đối để tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng và đầu tư vào các ngành công nghiệp
nặng.
Thứ ba, nhận thức đúng về vai trò của nhân tố con người và nhân tố vật chất trong quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá
trình lao động tạo ra giá trị sử dụng. Sức sản xuất của lao động càng cao thì càng tạo ra nhiều giá trị sử
dụng trong một đơn vị thời gian. Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó,
trình độ khéo léo trung bình của công nhân, mức độ áp dụng khoa học vào sản xuất Bởi vậy, muốn có
nhiều của cải, nhiều giá trị sử dụng cần phải coi
trọng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, coi trọng khoa học công nghệ, cải tiến tổ
chức và quản lý. đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào SXKD.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, đồng thời có các chính sách xã hội để giảm bớt bất công.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu GTTD: chính trị, kinh tế
GTTD là cơ sở tồn tại, phát triển của CNTB, không những phản ánh mục đích mà cả pp, thủ đoạn và
phương tiện để đạt mục đích của nền sx TBCN. Đối với các nhà TB, GTTD càng nhiều càng tốt.
Quy luật GTTD tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của XHTB. Nó QĐ toàn bộ quá trình phát sinh, phát
triển của CNTB và sự thay thế CNTB bằng 1 XH mới, cao hơn. Nó là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát
triển kỹ thuật, công nghệ, phân công lđ, xh hóa sx; nó lôi cuốn mọi hđ sx và thu hút toàn bộ lđ xh vào
phục vụ lợi ích của gc tư sản nhờ đó tạo nền tảng vật chất ngày càng lớn cho mở rộng sx trong công
nghiệp và phát triển thương mại.
Song, do tác động của quy luật GTTD nên sự phát triển của nền sx TBCN diễn ra dưới hình thức mâu thuấn
đối kháng. Sự tác động của quy luật này làm cho mâu thuẫn cơ bản – mâu thuần giữa tính chất xh hóa
của SX với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN – và nói chung toàn bộ mâu thuẫn của CNTB ngày càng
sâu sắc, tạo cơ sở kinh tế, xh QĐ địa vị lịch sử của CNTB.
Xét thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, công thức trên cho thấy bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có tiền
(vốn) được đưa vào trong quá trình sx và kd trực tiếp hay gián tiếp như thông qua đầu tư chứng khoán,
thậm chí gửi ngân hàng sẽ sinh lời. Đồng tiền chỉ trở thành công cụ sinh lời nếu đầu tư vào sx hay kd. Mỗi
cá nhân đều có thể trở thành nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư kd. Nếu chỉ
để tích lũy thuần túy thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không
có lợi cho những người khác cần vốn để sx.
Mục đích chính của việc nghiên cứu GTTD là bản chất chính trị của nó: bản chất bóc lột của CNTB, tìm ra
nguồn gốc và động lực cho gc vô sản đấu tranh chống lại gc tư sản. Về kinh tế: đó là cách thức tìm kiếm lợi
nhuận của nó để làm giàu, phát triển kinh tế, phát triển đất nước. Với bản chất bóc lột của CNTB và
với mục đích phát triển kinh tế, chúng ta phải làm gì? Từ việc
nghiên cứu Học thuyết GTTD của C.Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất 3 vấn đề lớn trong gđ phát triển
hiện nay của đất nước:
Một là, trong TKQĐ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa
bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành
48
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sx và thúc đẩy LLSX
phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng
rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách,
cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực
hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật.
Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và NN mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì
chẳng những góp phần xây dựng NN pháp quyền XHCN, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các
hành vi xh nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng PL thì được xh thừa nhận
và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xh dân chủ, công bằng, văn minh. Trong nhận
thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xh chấp nhận, tức là làm giàu hợp
pháp. Trong quản lý xh thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập DN để, một mặt, chống
thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua NN và bằng các "kênh"
phân phối lại và điều tiết thu nhập xh. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng
ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng
nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sx, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ
động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lđ lẫn giới chủ sử dụng lđ bằng
luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn
về lợi ích trong quá trình sử dụng lđ là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh
những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của
chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất
cả các bên trong quan hệ lđ là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong
điều kiện hiện nay, đồng thời
cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình KTTT định hướng
XHCN ở VN.
NỘI DUNG 4: TÍCH LŨY TƯ BẢN
Câu hỏi : Phân tích thực chất của TSX mở rộng (bc của tích lũy tư bản) . Vì sao các chủ thể
kinh tế việt nam phải quan tâm đến tái sản xuất mở rộng?
1.Cơ sở lý luận :
Khái niêm TLTB : Là TB hóa GTTD hay biến một phần GTTD thành TB phụ thêm. VD: k=1.000;
c/v=4/1, m’= 100%
(I) W=800c + 200 v+200m =1.200 ( m1=100; m2= 100) k= 1100 ; c/v=4/1, m’=100%
(II) W=880c + 220 v+220m =1.320
Phân tích bản chất của tích lũy tư bản, thực chất của TSX mở rộng.
Khái niệm : Tái SX nói chung được hiểu là quá trình SX được lặp đi và lặp lại và tiếp diễn một cách liên
tục không ngừng.
Khái niệm: Tái SXMR là quá trình SX được lặp đi và lặp lại với qui mô lớn hơn trước. Loại hình tái SX
này thường gắn với nền SX lớn và là đặc trưng của nền SX lớn. Để thực hiện tái SXMR phải biến một bộ
phận GTTD thành TB bất biến phụ thêm, do đó tích luỹ TB là TB hóa GTTD. Nguồn gốc duy nhất của
TB tích lũy là GTTD.
Bản chất tích lũy tư bản:
Ví dụ : Năm thứ nhất qui mô SX là : 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà TB tiêu dùng hết tất
cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dùng cho tiêu dùng cá nhân của nhà
TB. Phần 10m dùng để tích lũy được phân thành 8c + 2v, khi đó qui mô SX của năm sau sẽ là : 88c + 22v +
22m (nếu m' không thay đổi). Như vậy vào năm thứ 2, qui mô TB bất biến và TB khả biến đều tăng lên,
GTTD cũng tăng lên tương ứng.
Như vậy bản chất của TLTB là quá trình tái SX tư bản mở rộng không ngừng, thông qua không ngừng
49
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tư bản hóa GTTD. Nói một cách cụ thể,tích lũy TB là tái SX ra TB với qui mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ
GTTD có thể chuyển hóa thành TB được là vì GTTD đã mang sẵn những yếu tố vật chất của TB mới.
Nguồn gốc duy nhất của TB tích lũy là GTTD.
Trong nền SX TBCN,,TB không những được bảo tồn mà còn không ngừng lớn lên thể hiện thông qua tích
lũy TB trong quá trình tái SXMRộng.
Nhờ có TLTB , QHSX TBCN không những trở thành thống trị mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị
đó. C Mác nói rằng, TB ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy TB mà thôi. Trong
QT tái SX, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn,do đó lao động
của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.Trong quá trình
tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN. Nhà
TB chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân làm thuê mà còn là người sở hữu hợp pháp
lao động không công đó. Để thực hiện mục đích GTTD, nhà TB không ngừng tích lũy để mở rộng SX, xem
đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Mặt khác cạnh tranh buộc các nhà
TB phải không ngừng làm cho TB của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh TB tích lũy.
Cùng với quá trình tái SX TBCN, qui mô tích lũy TB cũng không ngừng tăng lên,nó phụ thuộc vào khối
lượng GTTD thu được, và tỷ lệ phân chia GTTD thành tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà TB. Từ đó, các
nhân tố quyết định qui mô tích lũy bao gồm: (SGK I,T 154-phân tích).
+ Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư
thành tích lũy và quỹ tiêu dùng Của nhà tư bản. từ đó, các nhân tố quyết định quy mô tích lũy bao
gồm:
Thứ nhất, nâng cao tỷ suấtgiá trị thặng dư bằng cách cắt xén tiền công, tăng thời gian sử dụng tư liệu lao động
trong ngày thông qua các biện pháp như kéo dài ngày lao động, tăng ca, tăng kíp. việc nâng cao tỷsuất giá trị
thặng dư sẽ làm tăng khối lượng giá trị thặng dư nói chung, từ đó làm tăng phần giá trị thặng dư dành cho
tích lũy
Thứ hai, nâng cao sức sảnxuất của lao động. Việc nâng cao sức sản xuất của lao động dẫn tới làm giảm giá trị
hàng hóa, một mặt giúp cho nhà tư bản có thể dành thêm giá trị thặng dư cho tích lũy, mặt khác cho nhà tư
bản có thể mở rộng quy mô sản xuất với lượng tư bảnđầu tư như trước.
Thứ 3, Chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. tư bản sử dụng là khối lượng giá trị
tư liệu lao mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản
tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao. trong quá
trình hoạt động của tư bản sử dụng, lượng giá trị khấu hao ngày càngtăng mạnh và cóthể sử dụng để tái đầu tư
mở rộng sản xuất khi chưa cần phải tái tạo lại toàn bộ tư bản sử dụng.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước. đại lượng tư bản ứng trước càng lớn giá trị thặng dư càng nhiều, khả năng
tích lũy để tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu càng lớn ( Châu mới thêm)
(- Nâng cao trình độ bóc lột sức lđ của công nhân làm thuê
- Nâng cao sức SX của lao động
+Giá trị tư liệu sinh hoạt giảm
+Giá trị sức lđ giảm
+ Khối lượng M tăng
Chênh lệch ngày càng lớn giữa TB sử dụng và TB tiêu dung
+ Sự phục vụ không công của máy móc thiết bị như lực lượng tự nhiên
+ Khôi lượng M tăng
Qui mô TB ứng trước.) Vắn tắt
2. Vì sao các chủ thể kinh tế việt nam phải quan tâm đến tái sản xuất mở rộng?
Như đã biết, sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, xã hội không thể ngừng tiêu dùng,
dân số thường xuyên tăng lên và nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người cũng thường xuyên tăng
lên. Do đó, xã hội phải không ngừng mở rộng sản xuất, làm cho số lượng và chất lượng của cải ngày
càng nhiều hơn, tốt hơn. Với Việt nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúng ta đã có
50
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và
liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. à một trong những khó khăn đó là thiếu vốn.
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát triển kinh tế, ngoài việc lựa
chọn đường lối phát triển còn phải có các yếu tố vật chất để thực hiện được đường lối đó. Đối với các
nước đã phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Pháp …chúng ta đều thấy rằng họ có một tiềm lực kinh tế
(đặc biệt là tiềm lực về vốn ) rất mạnh. Còn đối với những nước đang phát triển như nước ta với điểm
khởi đầu rất thấp, nguồn vốn tự có rất ít, tỷ lệ tích luỹ thấp, mà tích luỹ thấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ
thuật và năng suất lao động thấp. Do đó đòi hỏi phải tìm biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Muốn vậy, phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Song trong các mô hình tăng trưởng kinh
tế hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Do
đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công
nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát
triển sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy điều chúng
ta cần giải quyết là làm sao để tăng nguồn vốn của mình bằng cách tích luỹ, huy động vốn từ trong và
ngoài nước. Song trong những cách để có được nguồn vốn, thì tích luỹ và huy động vốn từ trong nước
là quan trọng nhất. Và có như thế chúng ta mới không bị phụ thuộc vào bên ngoài, vì sự phát triển từ nội
lực bao giờ cũng là sự phát triển bền vững nhất.
Tích tụ và tập trung vốn trong nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế . Đó là động lực, là cơ sở cho sù thăng tiến của cả nền kinh tế, từ đó mở ra những
hướng đi mới cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng
của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung trong tương lai tất nhiên chủ yếu vẫn phải
dựa vào lượng đầu tư lớn. Chỉ trên cơ sở có một lượng đầu tư mạnh từ việc tích luỹ nội bộ nền kinh
tế, thông qua quá trình tích tụ và tập trung vốn của các doanh nghiệp cũng như của cả cộng đồng dân
cư, từ đó mới có thể trang bị cho ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng nhiều nhân công và khai
thác một cách hữu hiệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Chính vì thế chúng ta phải đề cao tầm quan
trọng có tính chất quyết định của tích tụ và tập trung vốn trong nước. Phải nói rằng đi vay là phải trả cả
vốn lẫn lãi với rất nhiều điều kiện ràng buộc từ phía bên ngoài. Vì thế, bằng mọi biện pháp và hình thức
phù hợp, linh hoạt để ra sức đẩy nhanh

quá trình tích tụ và tập trung vốn cho CNH - HĐH trong đó “vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài
nước là quan trọng”.
Vốn cho sản xuất nói chung tích luỹ vốn cho công cuộc CNH - HĐH nói riêng, suy cho cùng là nguồn
giá trị thặng dư tích luỹ được từ lao động xã hội và của cải tài nguyên khai thác được. Đất nước ta có
nguồn tài nguyên rất phong phú, cần có kế hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả để có vốn cho phát
triển kinh tế. Song nguồn vốn quan trọng nhất là lao động thặng dư của toàn xã hội.
Biện pháp tích lũy vốn:
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường
xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ, tích
tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có nghĩa thực tiễn lớn lao.
Thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đối
cao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân. Để thực hiện được ngày càng tốt các nghiệp
vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình
thức tiết kiệm , cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật và ổn định cho tiền gửi của khách hàng,
đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suất nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn
dỗi trong dân. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để
51
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tích tụ và tập trung vốn được thuận tiện. chúng ta có thể huy động vốn cả qua các công ty bảo hiểm,
công ty sổ xố kiến thiết, qua sự tài trợ của các nhà doanh nghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ hỗ trợ,... ặt khác,
việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản
công còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm
nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cần nghiên cứu lại các quy định về đất và quyền sử dụng
Thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quả
đang được các nước phát triển áp dụng. Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường chứng khoán trước
hết chúng ta phải tiến hành cổ phần hoá doang nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và đồng
thời phải phát triển hệ thống ngân hàng thương mại. Chính thị trường chứng khoán là một hình thức của
thị trường vốn, và nếu thị trường chứng khoán hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế.
Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào
nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước
ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có nghĩa vụ
cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế mà chúng ta cần phải có chính sách
thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn của các nước phát triển. Để thực hiện được chiến lược này
cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ của chính phủ trong đó một biện pháp quan trọng là phải
cải thiện môi trường đầu tư thích ứng với điều kiện cạnh

tranh mới tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung bộ
luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới hiện nay đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư
cũng như của chính chúng ta.

NỘI DUNG 5: XUẤT KHẨU TƯ BẢN (Tài liệu K72)

Cơ sở lý luận
Khái niệm: xuất khẩu TB là mang TB đầu tư ở nước ngoài để SX GTTD nơi sở tại

Bản chất của XKTB: tính chất của XKTB, nó là cái gì, nó thể hiện ntn.

Khác với xuất khẩu hàng hóa là đặc trưng của CNTB thời kỳ cạnh tranh tự do, XKTB là XK gtri ra nước
ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) để tổ chức sx kd nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao, nhằm mục
đích bóc lột GTTD ở các nước nhập khẩu tư bản. XKTB là 1 trong 5 đặc điểm cơ bản của CNTB đế
quốc.
Theo Lênin thì XKTB là hình thức bóc lột nhiều tầng của CNTB, bởi lẽ các yếu tố đầu vào của sx mà các nhà
TBXK ra nước ngoài vốn là 1 bộ phận GTTD, lđ quá khứ của người công nhân chính quốc, bị nhà tư bản
tước đoạt, được biến thành phương tiện để tiếp tục bóc lột GCCN ở các nước nhập khẩu. Hơn nữa, khi
tiếp nhận dòng XKTB dưới hình thức đầu tư, các quốc gia nhập khẩu tư bản còn phải tạo ra mt đầu tư
thuận lợi với nhiều ưu đãi về thuế, sd đất, mua công nghệ, chuyển lợi nhuận và hồi hướng vốn... Tuy
vậy, trong dòng XKTB chứa đựng nhiều yếu tố tạo tiền đề cho cần thiết cho CNH, HĐH nền KT quốc gia
như vốn, công nghệ, kinh nghiệm QL sx
...nên hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển chấp nhận bóc lột, mở cửa nền KT, thu hút đầu tư
nước ngoài để thúc đẩy CNH.
“Việc XKTB ảnh hưởng đến sự phát triển của CNTB và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong
những nước đã được đầu tư... làm cho CNTB phát triển rộng và sâu thêm trên toàn TG mà thôi”. Việc
XKTB ra nước ngoài, ngoài mục tiêu săn đuổi lợi nhuận, còn vì mục tiêu sâu xa hơn về ctri. Sự thâu
tóm về KT đv các nước khác trên TG còn thống trị về ctri, đây là 1 tđ khách quan của qtr XKTB từ khi
52
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
ra đời cho đến nay.
Nguyên nhân của XKTB

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, XKTB trở thành tất yếu vì:
Nguyên nhân sâu xa là do: Sự tđ của các quy luật KT trong CNTB không những tạo đk hình thành mà còn
đẩy nhanh sự phát triển các DN quy mô lớn. Sự phát triển vượt bậc của KHCN sau CM công nghiệp đã tạo
cơ sở hình thành các ngành sx mới. Sự phát triển mạnh mẽ của qhe tín dụng, đặc biệt dưới hình thái tín
dụng ngân hàng.
Nguyên nhân trực tiếp:

Do sự thống trị độc quyền dưới hình thái tư bản tài chính

Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư
bản ngày càng tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi
đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.
Trong khi đó, nền KT TG lại chịu chi phối bởi quy luật phát triển ko đều, các nước tiên tiến thì thừa tư bản,
ngược lại các nước lạc hậu về KT bị lôi cuốn vào sự giao lưu KT TG nhưng lại rất thiếu tư bản, kỹ thuật,
thừa lđ, giá đất đai, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản. Do đó, theo quy
luật của nó, tư bản từ nơi thừa sẽ tìm đường chảy sang nơi thiếu thành dòng XKTB.
CNTB càng phát triển thì mâu thuẫn KT xh càng gay gắt. XKTB trở thành biện pháp làm giảm mức độ
gay gắt đó.
Các hình thức của XKTB: XKTB tồn tại dưới nhiều hình thức, theo các cách tiếp cận khác
nhau
Nếu xét cách thức đầu tư thì có: đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp FPI.
+ Đầu tư trực tiếp (XKTB sx) là hình thức XKTB để xd những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí
nghiệp đang hđ ở nước nhận đầu tư (biến nó thành một chi nhánh của cty mẹ ở chính quốc) hay thầu
khoán xd kênh đào, đường xá cho nước nhập tư bản.
+ Đầu tư gián tiếp (XKTB cho vay) là hình thức XKTB dưới dạng cho vay thu lãi, đưa tư bản ra nước ngoài
để cho vay nhằm thu lợi từ nước ngoài. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng
qte và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau
để đầu tư vào các đề án phát triển KT. Ngày nay hình thức này còn được thể hiện bằng việc mua trái khoán
hay cổ phiếu của các cty ở nước nhập khẩu tư bản.
Nếu xét theo chủ sở hữu, có XKTB NN và XKTB tư nhân.
+ XKTB NN: là hình thức XKTB mà NN tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào các nước
nhập khẩu tư bản hoặc viện trợ hoàn lại hay ko hoàn lại, nó có vai trò mở đường cho việc cho vay và đầu
tư, nhằm các mục tiêu về KT, ctri và quân sự.
+ XKTB tư nhân: là hình thức XKTB do các nhà tư bản tư nhân hoặc tổ chức độc quyền, các tập đoàn sx tư
nhân đứng ra xuất khẩu. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các cty xuyên quốc gia tiến hành thông qua
hđ đầu tư kd. XKTB tư nhân là hình thức chủ yếu của XKTB, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao
trong tổng TBXK.
Nếu xét về cách thức hđ, có các chi nhánh của cty xuyên quốc gia, hđ tài chính tín dụng của các ngân
hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó, hđ dưới hình thức chuyển giao công
nghệ là biện pháp chủ yếu mà các nước XKTB thường sd để khống chế nền KT của nước nhập khẩu tư
bản.
XKTB về thực chất là hình thức mở rộng qhe sx TBCN trên phạm vi qte, là công cụ chủ yếu để bành
trướng thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nd lđ TG, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột
GTTD, cơ cấu KT què quặt, lệ thuộc vào nền KT nước TBCN. Từ đó làm mâu thuẫn KT - xh gia tăng.
Biểu hiện mới của XKTB trong gđ hiện nay
53
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

+ Hướng xuất khẩu: của dòng tư bản xuất khẩu không chỉ theo 1 chiều, từ các nước phát triển sang các
nước đang phát triển mà đa chiều, đan xen vào nhau, định hướng và các khâu có giá trị cao trong chuỗi
gia tăng giá trị của các cty xuyên quốc gia để khai thác lợi thế so sánh ở các địa bàn khắp TG, nơi mà
chúng cắm nhanh.Trước đây chủ yếu đầu tư sang các nước đang phát triển thì nay là các nước phát triển
với nhau do qtr phân công lđ qte, mức độ an toàn đầu tư ở những nước kém phát triển ko cao, mặt khác
cũng là để khai thác những thành tựu KHKT của nhau và giành thị trường lợi nhuận. Viện trợ ko hoàn
lại cũng là hình thức XKTB nhưng có kèm theo các đk về KT ctri. Về lĩnh vực đầu tư: trước kia chủ yếu
đầu tư vào các ngành khai thác thì bây giờ là ngành chế biến.
+ Chủ thể XKTB có sự thay đổi lớn, trước đây là tư bản độc lập, cá biệt, nay là các cty xuyên quốc gia, vai
trò các cty xuyên quốc gia trong XKTB ngày càng lớn, đặc biệt là trong FDI, XKTB đã trở thành công cụ
chủ yếu để chiếm lĩnh và khai thác thị trường của các cty xuyên quốc gia. Mặt
khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể XKTB từ các nước phát triển mà nội bật là các nước Nics châu Á.
+ Sự đa dạng của các hình thức XKTB, sự đan quyện giữa XKTB và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Trong
dòng XKTB hiện nay tính chất “bóc lột nhiều tầng của CNTB” bị che lấp dưới hình thức các hiệp định hợp
tác song phương và đa phương do chính phủ của các nước ký kết làm cho vai trò thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hóa ở các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển của XKTB nổi bật.Chẳng hạn, trong đầu
tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT, BT... sự kết hợp giữa XKTB với các hợp đồng buôn
bán hàng hóa, dịch vụ, chất xám ko ngừng tăng lên.
+ Tính chất của XKTB thay đổi: trước đây là sự áp đặt mang tính thực dân nhằm chiếm đoạt lợi ích về
1 phía, hiện nay nguyên tắc 2 bên cùng có lợi được đề cao, dù nước đó nhỏ bé hay rộng lớn nếu nước đó
ko muốn nhận XKTB của nước kia thì nước kia ko có quyền áp đặt.
Kết quả 2 mặt của XKTB:

Tích cực: Làm cho QHSX TBCN phát triển và mở rộng ra trên địa bàn qte; Thúc đẩy nhanh qtr phân công
lđ và qte hóa đời sống KT của nhiều nước; Làm cho qtr CNH, HĐH ở các nước nhập khẩu phát triển
nhanh chóng; Giúp các nước kém phát triển giảm được áp lực những thành tựu trên TG để phát triển,
có thể thu hút vốn và học hỏi những kinh nghiệm QL từ đó rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các
nước; Để các nước hòa nhập vào nền KT TG và thực hiện cơ cấu KT mở.
Tiêu cực: Để lại trong các quốc gia nhập khẩu tư bản những hậu quả nặng nề như nền KT mất cân đối và
lệ thuộc, nợ nầng chồng chất do bị bóc lột nặng nề. Điều này tùy thuộc 1 phần rất lớn vào vai trò QL
của NN ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của XKTB, nhiều nước đã mở rộng việc
tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh qtr CNH, HĐH ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,
linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn lực qte có hiệu
quả.]
Liên hệ ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong vận dụng phát triển: CT, KT

Ý nghĩa ctri: ngày nay XKTB trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong khi trước kia xuất khẩu tư bản
mang tính chất áp đặt.
Ý nghĩa KT: XKTB là 1 trong những hình thức của qtr hội nhập qte, nên cần thúc đẩy DN tư nhân xuất
khẩu ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận. Theo Lênin tính chất ctri của XKTB là tính
chất ăn bám, là bóc lột nhiều tầng, bản chất này đến nay vẫn ko thay đổi. Nên trong thời buổi hội nhập
hiện nay để hạn chế sự ăn bám, sự bóc lột,...chúng ta phải thay đổi từ nhận thức đến hiện thực hóa thành
các chủ trương, đường lối, pháp luật....triệt để khai thác nguyên tắc 2 bên cùng có lợi, hạn chế việc họ
khai thác hết tài nguyên của ta, xuất siêu nhưng phải đảm bảo được vấn đề sx trong nước.
Cơ sở thực ti n

Liên hệ trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
54
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

+ Vai trò của ĐTNN đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam: Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh
tế có vai trò rất lớn với các nước trên thế giới
Thể hiện qua các chỉ số như tăng vốn đầu tư xã hội, gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp và kim ngạch
xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm và nguồn thu ngân sách quốc gia, và đặc biệt đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất là tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng: vốn cho đầu tư phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn
trong nước và vốn từ nước ngoài. Đối với các nước lạc hậu, sản xuất còn ở trình độ thấp, nguồn vốn tích
lũy trong nước còn hạn hẹp như ở VN thì vốn đầu tư nước ngoài có { nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế.
Ở nước ta có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp
kém, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy. Chúng ta có
thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quận của sự đói nghèo bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất,
tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện được việc này, chúng ta cần có nhiều vốn
đầu tư. Trong điều kiện hiện nay khi mà trên thế giới có nhiều nước nắm trong tay một khối lượng vốn
không lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, thì đó là cơ hội để VN có thể tranh thủ vốn đầu tư nước
ngoài vào việc phát triển kinh tế. Ở VN hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ đáng kể trong
tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, là chuyển giao công nghệ : Ở VN, trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu trong thời đại
khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến cho nền Kt là
hết sức cân thiết. Khi các DNNN đầu tư vào VN thì chủ đầu tư không chỉ chuyển vào đó vốn bằng tiền
mà còn chuyển cả vốn là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và
vốn vô hình như chuyên gia kĩ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị
trường… Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương
đối nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Từ thực tiễn phát triển đất nước gắn với xu thế thời đại, vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong những năm qua. Cùng với sự
phát triển đất nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò của mình trong
nền kinh tế Việt Nam, điều đó được thể hiện rõ bằng gia tăng nguồn vốn kĩ thuật công nghệ đóng góp
vào ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn được đảng,
nhà nước quan tâm, là một xu thế tất yếu phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu phát triển của nền
kinh tế Việt Nam.
+ Thuận lợi trong việc thu hút và sd vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm như:
tình hình an ninh, chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, thể chế, luật
pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội nhập, không những tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đại hội VI Đảng Cộng sản VN năm 1986, nhiều
chính sách kinh tế được thay đổi. Việc hình thành các văn bản pháp lý đã thể chế hoá đường lối đổi mới
của Đảng. Luật đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành vào năm 1987 là một trong những đạo luật
khởi đầu cho thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường pháp lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào VN. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, VN ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, để tạo ra một môi trường
kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, năm 2005 Luật đầu tư được ban hành (có hiệu lực từ ngày
01/7/2006) thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Từ Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến uật Đầu tư và uật Doanh nghiệp năm 2014 là
bước tiến lớn của hệ thống luật pháp Việt Nam, đã góp phần quan trong vào việc thu hút FDI của
55
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
các nhà đầu tư trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 165 t USD vốn thực hiện, đóng góp 19%
thu ngân sách nội địa, 19% GDP, trên 55% giá trị sán lượng công nghiệp và hơn 70% kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa năm 2017. Chính sách và luật pháp đầu tư nước ngoài (FDI) thay đổi liên tục
do sự chuyển dịch không ngừng của xu hướng từ phía cầu và nguồn cung FDI thế giới, năng lực
tiếp nhân nguồn vốn FDI của Việt Nam để bảo đảm nguồn cung thích ứng với nhu cầu vốn đầu tư trong
từng giai đoạn phát triển. Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với
hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các
doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.
Tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu
tư lâu dài tại Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi giao thương với thế giới vừa
là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ng để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán
đảo Đông Dương. Việt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng với chi phí lao động
rất cạnh tranh. Thêm vào đó, với 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, và việc Việt Nam gia nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là cơ hội tốt để kết nối Việt Nam với thị trường hơn 600 triệu dân
của khu vực và thị trường thế giới.
Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài xem là thế mạnh của Việt Nam là lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ
trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên
thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến hiện đại,
thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện
và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước
Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện theo
hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp với chu n mực quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, điều đó sẽ tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của Việt Nam trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gi a.
Chính phủ tập trung chỉ đạo cải cách mạnh mẽ môi trương đầu tư đã tác động rất tích cực đến khu vực
FDI và được cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khu vực doanh nghiệp FDI đã và
đang có những đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Kết quả đạt được:

Đầu tư nước ngoài đã đồng hành cùng tiến trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đưa Việt Nam từ một
nước kém phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường
quốc tế. Đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế. Lũy kế đến ngày 20/8/2018, cả nước có 26.500 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký
334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội đạt mức trung bình 18 - 25% trong giai đoạn 1991 - 2017.
Ngày 4/10/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức Hội nghị
tổng kết 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam với chủ đề "Tầm nhìn và cơ hội trong k nguyên mới". Tính
đến cuối năm 2016, sau gần 30 năm kể từ khi uật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua năm
1987, d ng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng đã đóng góp làm gia tăng FDI như: Làn sóng vốn FDI chảy dồn
về các thị trường mới nổi trong đầu những năm 90. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng vốn FDI
hàng năm khá cao, nhiều năm đạt trên 50%, đặc biệt là năm 1995 thu hút được 415 dự án, với tổng số vốn
đăng ký là 7.925,2 triệu USD, tăng trưởng 85,95% so với số vốn đăng ký.
Những đóng góp đó thể hiện qua nhưng con số rất cụ thể như: trong những năng gần đây, t trọng vốn
ĐTNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm khoảng 25%; đóng góp trên 20% vào GDP; nộp
ngân sách chiếm t trọng cao trong tổng thu ngân sách và chiếm t trọng lớn và ngày càng tăng trong
56
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tổng kim ngạch xuất của Việt Nam (năm 2016 xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 126,28 t USD, tăng
11% so với cùng kỳ năm; tạo hàng triệu việc làm cho người lao động.
Thu hút đầu tư nước ngoài vẫn tăng liên tục, từ năm 2013 đến nay vốn FDI đăng k hàng năm luôn đạt
trên 20 t USD, riêng năm 2016, vốn FDI đăng k đạt gần 27 t USD, tăng hơn 11% với năm 2015,vốn
đầu tư thực hiện đạt 15,8% t USD, tăng 10,9% so với năm 2015. Các kết quả về sản xuất kinh doanh,
xuất nhập khẩu và nộp ngân sách của khối doanh nghiệp FDI cũng đạt kết quả tốt.
Bên cạnh những đóng góp có thể lượng hóa được nêu trên thì khu vực ĐTNN còn có tác động lan tỏa
đến các khu vực khác của nền kinh tế; khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế .
Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn
đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ
sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so
với năm 2015. Điểm đáng lưu { là vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với
năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2017 đánh dấu một mốc rất { nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tính chung 11
tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn,
mua cổ phần đạt 33,09 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ 2016. Điểm nhấn là, vốn giải ngân đã đạt con
số khoảng 16 tỷ USD và dự kiến đạt khoảng 17,5 -18 tỷ USD trong cả năm, tăng 12-15% so với năm
ngoái.
Như vậy, từ năm 1988 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam có nhiều biến động nhưng tổng vốn FDI
có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, để cải thiện tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký, đòi hỏi
phải có chính sách thu hút vốn đầu tư ổn định, quản lý và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn 1988 – 2016, đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lượng vốn FDI đổ về
Việt Nam. Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc với 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký là
50.553,9 triệu USD. Đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam là Nhật Bản với 3.292 dự án và tổng số vốn
đăng ký là 42.433,9 triệu USD. Tiếp theo là Singap ore với số vốn FDI đầu tư vào nước ta có xu hướng
ngày càng tăng mạnh. Lượng vốn này tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến và kinh doanh
bất động sản. Đài Loan là đối tác đầu tư lớn thứ tư với 2.516 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng
ký là 31.885,5 triệu USD đầu tư vào 21 ngành kinh tế…
Có thể thấy, kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng lên. Dự báo, trong thời gian tới, với
việc các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương của Việt Nam được ký kết và
thực hiện, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của
Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rào cản với các nhà đầu tư nước ngoài. Những thách thức của môi trường kinh
doanh Việt Nam bao gồm vấn đề khung pháp lý và các điều kiện kinh doanh còn chưa nhất quán, thiếu
tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chi phí hoạt động kinh doanh cao và nhất là khâu thực thi kém.
Thời gian tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng và quyết liệt đối với Chính phủ Việt Nam trong việc
tiếp tục thực hiện cắt giảm chi
phí cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tạo lợi thế cạnh tranh thu hút dòng vốn
FDI.
Hiệu quả đầu tư nước ngoài mang lại:
Thứ nhất, ĐTNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu
tư trong nước : Bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp vào nguồn thu ngân sách. Góp phần quan
trọng vào xuất khẩu, qua đó giúp chúng ta từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn
cầu. Ngoài ra, ĐTNN còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc
cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất
thay vì phải nhập khẩu như trước đây.
57
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Thứ hai, ĐTNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - điện đại hóa
ĐTNN đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao
giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện tập quán
canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương. Khu vực ĐTNN đã tạo nên bộ mặt
mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê,ngân hàng, bảo hiểm,
kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, lô -gi- stíc, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức
mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Thứ ba, ĐTNN tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. DN ĐTNN được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo
bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có
năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, ĐTNN
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập
nhật kỹ năng cho bên cung ứng và bên mua hàng.
Thứ tư, ĐTNN là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền
kinh tế
Khu vực ĐTNN sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại
phổ cập trong khu vực. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc
đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa
học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông,
tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy và dệt may, giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đánh giá có
hiệu quả nhất.Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực ĐTNN được thực hiện thông qua mối liên kết
sản xuất giữa doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp
trong nước tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhìn chung, khu vực ĐTNN có tác động lan tỏa
gián tiếp tới khu vực DN sản xuất trong nước cùng ngành và DN dịch vụ trong nước khác ngành. Bên
cạnh đó, thông qua mối quan hệ với DN ĐTNN, DN trong nước ứng dụng công nghệ sản xuất tương tự
để sản xuất sản phẩm/dịch vụ thay thế và sản phẩm/dịch vụ khác để tránh cạnh tranh. Đồng thời có tác
động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong nước để hỗ trợ cho hoạt động của các DN ĐTNN.
Thứ năm, ĐTNN có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, DN và sản phẩm
Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp
cận thị trường (đầu vào và tiêu thụ sản phẩm) và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy năng
lực cạnh tranh của khu vực ĐTNN cao hơn so với khu vực trong nước. Đồng thời, khu vực ĐTNN đã và
đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung
thông qua thúc đẩy năng suất, tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao
trình độ công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thứ sáu, ĐTNN góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, tạo thêm áp lực đối với việc cải
thiện môi trường kinh doanh.
Thực tiễn ĐTNN đã cho nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý kinh tế và DN, góp phần
thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng
bình đẳng, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý
phù hợp với xu thế hội nhập.
Thứ bảy, ĐTNN đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Hoạt động thu hút ĐTNN đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại với Hoa
Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định đối tác kinh tế
58
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
(EPA) với Nhật Bản và nhiều nước.
Hạn chế:

Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao.
Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia
tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; t trọng dự án trong nông - lâm - ngư nghiệp rất thấp và có
xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh.
Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền
- Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn), chuyển giao công nghệ chưa đạt
được như kỳ vọng. Trên 80% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ trung bình của thế
giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ
lạc hậu.
Số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình công
có xu hướng gia tăng.
Hiệu ứng lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế, có dấu
hiệu chèn lấn.
Một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn
năng lượng, tài nguyên, chưa chú đầy đủ tới an ninh quốc phòng.
Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có biểu hiện áp
dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền
), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản
quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn tạo nên
tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh,
doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.
Liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước chưa chặt chẽ và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao
Các dự án FDI chủ yếu tập trung ở các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình

Phần lớn phụ tùng, nguyên vật liệu và dịch vụ đi kèm cho sản xuất được nhập khẩu, thay vì được cung
ứng bởi các doanh nghiệp (DN) trong nước
Việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ DN đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế, chủ
yếu là mua hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ
Thu hút FDI vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) còn hạn chế
Chủ trương thu hút FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) vào CNC, dịch vụ hiện đại, chưa đạt được
và chậm được cải thiện
Thể chế, chính sách và môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa thật sự hấp dẫn nhà
ĐTNN
Các giải pháp sẽ tập trung vào :

Đánh giá, nhìn lại 30 năm sự nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, những thành tựu đạt được,
những tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm, để từ đề ra định hướng mới nhằm thu hút và sự dụng có
hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian tới.
Cải thiện cơ sở hạ tầng, chu n bị nguồn nhân lực cũng như xây dựng hoàn thiện thể chế , khuôn khổ pháp
luật, chính sách liên quan đến đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài; tiếp tục cải cách thể chế, cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và thông thoáng hơn để đồng hành cùng với các nhà đầu
tư. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực DN trong nước để tạo điều kiện thúc đẩy
khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển, để doanh nghiệp trong nước có điều kiện vươn lên có cơ
59
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hội tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt là thúc đẩy phát triển các vùng miền
một cách cân đối, hài h a. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng cần phải gắn với bối cảnh
thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là những định hướng lớn cho việc thu hút đầu tư nước
ngoài
Đổi mới cơ chế và phương pháp xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cấp quốc gia nhằm quảng bá về vị trí, vai trò , tiềm năng, cơ
hội và môi trường đầu tư của Việt Nam với các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động công vụ

Xác định và khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác
chiến lược toàn diện); chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia
nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại.
Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì bình quân khoảng 20 đến 25%
Tăng cường thu hút FDI quy mô lớn từ TNCs vào các ngành sử dụng CNC, công nghệ mới, tiên tiến và dịch
vụ hiện đại
Lĩnh vực ưu tiên thu hút là CNC, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, công
nghệ thông tin và viễn thông, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, tự động
hóa, vật liệu mới...
Cải cách những quy định pháp luật còn phức tạp và khó khăn sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế
Đào tạo nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết trước mắt. Bởi việc chuyển giao, lĩnh hội những kinh
nghiệm về kỹ thuật không phải một sớm, một chiều, không phải là điều dễ dàng
Quá trình thu hút đầu nước ngoài phải gắn với cả với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với quá trình
đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế.
Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tếnước ta
Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong
nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư , có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu
tư nước ngoài .Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự
chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.
Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ
đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh
nghiệp trong nước.

Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng
các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to
lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài
gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự
phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng,giữa nông thôn
và thành thị
Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước
tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và sử lý hài hòa mối quan hệ của nhà
đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.
Giải pháp:

Khi chuyển giao công nghệ hay trang thiết bị máy móc các kiểm tra chặt chẽ về giá cả , ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái… có thể mời các chuyên gia tư vấn
Nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu
60
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước
Nâng cao trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn

Cần phải có những chính sách, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn
chế những mặt tiêu cực của FDI.
Có những biện pháp phù hợp khi tiếp nhận FDI

Thúc đẩy phát triển các vùng miền một cách cân đối, hài hòa

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động công vụ

* Liên hệ trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Bình Dương
tháng đầu năm 2018

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2018

Tính đến ngày 30/09/2018, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần trên toàn tỉnh đạt 1,4 tỷ USD, bằng 66% so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành chỉ tiêuthu hút nước
ngoài trong năm 2018. Trong đó bao gồm:
145 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 682 triệu đô la Mỹ, bằng
56% so với cùng kỳ năm 2017;
95 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 444,5 triệu đô la Mỹ, bằng55%
về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2017;
100 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần theo điều 46, nghị định 118/2015/NĐ-CP với tổng giá
trị góp vốn là 274,9 triệu đô la Mỹ.
Theo địa bàn đầu tư:

+ Trong các khu công nghiệp thu hút được 1,23 tỷ USD, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2017. Trong
đó cấp mới 118 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 640 triệu đô la Mỹ, 63 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu
tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 382 triệu đô la Mỹ và 51 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần
với tổng giá trị góp vốn là 209 triệu đô la Mỹ. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp chiếm 87,9%
tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
+ Bên ngoài các khu công nghiệp thu hút được 168,6 triệu đô la Mỹ, bằng 80% so với cùng kỳ năm
2017. Trong đó cấp mới 27 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 41,3 triệu đô la Mỹ, 32 lượt dự án điều chỉnh
vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 62,2 triệu đô la Mỹ và 49 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua
cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 65 triệu đô la Mỹ.
Theo lĩnh vực đầu tư:

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngoài với 123 dự án đầu tư đăng ký mới, 92 lượt dự án điều chỉnh vốn và 68 lượt dự án đăng
ký góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn đầu tư là 1,19 tỷ đô la Mỹ, chiếm 84,8% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Đứng thứ 2 là lĩnh vực thương mại dịch vụ với tổng vốn đăng ký đạt 211 triệu đô la Mỹ, chiếm
15,08% tổng vốn đăng ký.
Theo đối tác đầu tư: 9 tháng đầu năm 2018, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình
Dương. Đài Loandẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 229,65 triệu đô la Mỹ, chiếm 16,4% tổng vốn
đầu tư đăng ký,Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 với 225,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư, Hà
61
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Lan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 144,87 triệu đô la Mỹ, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư.
Một số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh có vốn đầu tư đăng ký lớn là:
2 dự án kinh doanh dịch vụ logistics, bất động sản công nghiệp do Tập đoàn Tài chính Warburg Pincus liên
doanh với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC Corp) đầu tư tại khu công
nghiệp Bàu Bàng và khu công nghiệp Mỹ Phước 3 có tổng vốn đăng ký của 2 dự án là 135,2 triệu đô la
Mỹ.
Dự án nhà máy sản xuất, gia công hàng may mặc của Công ty TNHH Apparel Far Eastern tại khu công
nghiệp VSIP II-A có vốn đăng ký 25 triệu đô la Mỹ.
Dự án nhà máy sản xuất giường, tủ, bàn, ghế của Công ty TNHH Quốc tế Waytex (Việt Nam) tại Khu công
nghiệp Bàu Bàng có vốn đăng ký 25 triệu đô la Mỹ.
Dự án nhà máy sản xuất giường, tủ, bàn, ghế của Công ty TNHH Fookyik (Việt Nam) tại Khu công nghiệp
Tân Bình có vốn đăng ký 24 triệu đô la Mỹ.
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài lũy kế đến nay.

Lũy kế đến nay, Bình Dương đã thu hút 3.444 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 31,5 tỷ đô la Mỹ.Quy
mô trung bình dự án khoảng 9,1 triệu đô la Mỹ. Trong đó đầu tư vào các khu công nghiệp là 2.107 dự
án với tổng vốn đầu tư là 21,1 tỷ đô la Mỹ, chiếm 67% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh.
Tính đến ngày 20/9/2018, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội)
về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đài Loan là quốc gia có vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất với 813 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 5,19 tỷ
đô la Mỹ, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với
290 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 4,95 tỷ đô la Mỹ, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng
thứ 3 với 229 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 4,11 tỷ đô la Mỹ, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư; Hàn
Quốc đứng thứ 4 với 712 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 2,95 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,4% tổng vốn
đầu tư. Samoa đứng thứ 5 với 101 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2,93 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,3% tổng
vốn đầu tư.
Quý I/2019
Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài Quý I năm 2019

Tính đến ngày 31/03/2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ
phần trên toàn tỉnh đạt 772,9 triệu đô la Mỹ, bằng 137% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 55,2%so với
chỉ tiêu năm 2019. Bao gồm:
62 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 363,9 triệu đô la Mỹ,
bằng 117% so với cùng kỳ năm 2018;
33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 268,7 triệu đô la Mỹ, bằng146%
về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018;
50 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 140 triệu đô la Mỹ, bằng199%
về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018.
Theo địa bàn đầu tư:

+ Trong các khu công nghiệp thu hút được 592 triệu đô la Mỹ, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó cấp mới 54 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 306,7 triệu đô la Mỹ, 24 lượt dự án điều chỉnh vốn
đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 168,8 triệu đô la Mỹ và 22 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua
cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 116,4 triệu đô la Mỹ. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp chiếm
76,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
+ Bên ngoài các khu công nghiệp thu hút được 180,8 triệu đô la Mỹ, bằng 214% so với cùng kỳ năm
2018. Trong đó cấp mới 8 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 57 triệu đô la Mỹ, 9 lượt dự án điều chỉnh
vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 99,9 triệu đô la Mỹ và 28 lượt dự án đăng ký góp vốn,
62
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 23,7 triệu đô la Mỹ.
Theo lĩnh vực đầu tư:

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngoài với 54 dự án đầu tư đăng ký mới, 32 lượt dự án điều chỉnh vốn và 42 lượt dự án đăng
ký góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn đầu tư là 605,3 triệu đô la Mỹ, chiếm 78,32% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Đứng thứ 2 là lĩnh vực thương mại dịch vụ với tổng vốn đăng ký đạt 167,6 triệu đô la Mỹ, chiếm
21,68% tổng vốn đăng ký.
Theo đối tác đầu tư:
3 tháng đầu năm 2019, có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương. Samoa dẫn
đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 154,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 20% tổng vốn đầu tư đăng ký, Hà Lanđứng
vị trí thứ 2 với 105,8 triệu đô la Mỹ, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo lần lượt là Singapore,
Hồng Kong,...
Một số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh có vốn đầu tư đăng ký lớn là:
Dự án mới:

Dự án 08 và Dự án 09 của Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp BW Thới Hòa tại KCN Thới Hòa, tổng
vốn đăng ký 2 dự án là 105,8 triệu đô la Mỹ.
Dự án Khu căn hộ Đạt Phước tại thị xã Thuận An, vốn đăng ký 43,1 triệu đô la Mỹ.

Dự án Nhà máy mở rộng của Công ty TNHH KyungBang Việt Nam tại KCN Bàu Bàng, vốn đăng ký 40
triệu đô la Mỹ.
Dự án điều chỉnh vốn:

Dự án Công ty TNHH KyungBang Việt Nam tại khu công nghiệp Bàu Bàng, vốn đăng ký tăng thêm 84
triệu đô la Mỹ, vốn đăng ký sau điều chỉnh là 179,2 triệu đô la Mỹ.
Dự án sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Timberland, vốn đăng ký tăng thêm 50 triệu USD, vốn đăng ký
sau điều chỉnh là 80 triệu đô la Mỹ.
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài lũy kế đến nay.

Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) về thu hút vốn
đầu tư nước ngoài với 3.585 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký là 33,08 tỷ đô la Mỹ (bao gồm cả vốn đầu tư theo hình thức góp vốn/mua cổ phần/mua
phần vốn góp trong tổ chức kinh tế). Quy mô trung bình dự án khoảng 9,1 triệu đô la Mỹ. Trong đó
đầu tư vào các khu công nghiệp là 2.223 dự án với tổng vốn đầu tư là 21,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm 65,7% số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh.
Đài Loan là quốc gia có vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất với 835 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 5,34 tỷ
đô la Mỹ, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với
296 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 5,1 tỷ đô la Mỹ, chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng
thứ 3 với 236 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 4,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm
13% tổng vốn đầu tư; Samoa đứng thứ 4 với 110 dự án có tổng số vốn đăng ký là 3,12 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ 5 với 726 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 3,08 tỷ
đô la Mỹ, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư.
[Duy] Trong 9 tháng đầu năm 2019, Bình Dương đã thu hút được 2 tỷ 424 triệu đô la Mỹ vốn
đầu tư nước ngoài từ các dự án đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn
tỉnh đạt, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 73% so với chỉ tiêu năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Bình Dương đã thu hút được 2 tỷ 424 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước
63
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
ngoài từ các dự án đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt, tăng 81%
so với cùng kỳ năm 2018, vượt 73% so với chỉ tiêu năm 2019. Bao gồm 164 dự án mới được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ 230 triệu đô la Mỹ, tăng 89% so với cùng
kỳ năm 2018; 110 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 693 triệu đô
la Mỹ, tăng 65% về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018; 353 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần
với tổng giá trị góp vốn là 499,9 triệu đô la Mỹ, tăng 86% về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018.
Các khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 1 tỷ 962 triệu đô la Mỹ, tăng 68% so với cùng kỳ năm
2018. Ngoài các khu công nghiệp thu hút được 462 triệu đô la Mỹ, tăng 165% so với cùng kỳ năm
2018.
Về lĩnh vực thu hút đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự
quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 145 dự án đầu tư đăng ký mới, 104 lượt dự án điều chỉnh
vốn và 292 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn đầu tư là 2 tỷ 274 triệu đô la
Mỹ, chiếm 93,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong 9 tháng đầu năm, có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương. Nhật Bản
là nhà đầu tư đứng đầu với 482 triệu đô la Mỹ, Hồng Kông đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký
413 triệu đô la Mỹ, Đài Loan đứng vị trí thứ 3 với 250 triệu đô la Mỹ, tiếp theo lần lượt là Samoa,
Trung Quốc.
Một số dự án đầu tư mới tại Bình Dương bao gồm Công ty TNHH Sharp Manufacturing tại khu công
nghiệp VSIP II-A (vốn đăng ký 135 triệu USD), dự án Công ty TNHH Nitto Denko tại khu công
nghiệp VSIP (vốn đăng ký 186,2 triệu USD), …Một số dự án tăng vốn như Công ty TNHH
KyungBang Việt Nam tại khu công nghiệp Bàu Bàng (vốn đăng ký tăng thêm 84 triệu USD, vốn đăng
ký sau điều chỉnh là 179,2 triệu USD), dự án sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Timberland (vốn
đăng ký tăng thêm 50 triệu USD, vốn đăng ký sau điều chỉnh là 80 triệu USD).
Lũy kế đến ngày 20/08/2019, Bình Dương là tỉnh đứng thứ 2 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh)
về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3.674 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 33,7 tỷ đô la Mỹ, tính cả vốn đầu tư theo hình thức góp vốn/mua
cổ phần/mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư thì tổng vốn đầu tư nước ngoài là 34,7 tỷ đô la Mỹ.
Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất tại tỉnh Bình Dương với 305 dự án có tổng số
vốn đăng ký hơn 5,65 tỷ đô la Mỹ, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh.
Nhà đầu tư lớn thứ 2 là Đài Loan với 847 dự án có tổng số vốn đăng ký hơn 5,55 tỷ đô la Mỹ.
Thuận lợi:

-Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng

+ Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng như
thu hút đầu tư FDI
+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh

+ Đã chủ động tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch, các công
trình, các trục đường giao thông đối ngoại của tỉnh
+ Kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
+ Đầu tư đồng bộ hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, viễn thông, bảo vệ môi trường
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
-Tạo niềm tin cho doanh nghiệp

+ Với phương châm "Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư", tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp,
64
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp FDI
+ Về thể chế, pháp luật và chính sách, Bình Dương cũng thực hiện như hầu hết tỉnh, thành khác nhưng
Bình Dương có cách làm sáng tạo nên luôn là "ngôi sao sáng" suốt 2 thập kỷ trong mắt giới đầu tư FDI
+ Chính quyền luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

+ Nỗ lực cải cách hành chính mạnh mẽ, theo hướng giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và
doanh nghiệp của Bình Dương
+ Trung tâm Hành chính công tập trung của tỉnh đã vận hành hiệu quả, cung cấp dịch vụ cho người dân
và doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhanh chóng và thân thiện
+ Tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai dịch vụ người dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ
thủ tục hành chính ngay tại nhà, triển khai hình thức doanh nghiệp có thể đăng ký lịch làm việc với cơ
quan Nhà nước qua Email, gửi thư xin lỗi trong trường hợp quá hạn quy định...
+ Chú trọng xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, công sở thân thiện, chủ động và bằng nhiều
hình thức tham vấn { kiến doanh nghiệp và người dân về sự hài lòng trong thực hiện thủ tục hành chính
+ Hàng năm, chính quyền tỉnh đều tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Qua các buổi gặp gỡ, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh ghi nhận và
giải đáp thỏa đáng
+ Quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư

+Bình Dương đã mạnh dạn đổi mới mô hình phát triển, tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, hình thành
động lực tăng trưởng mới cho sự phát triển bền vững qua Đề án “Thành phố Thông minh - Bình Dương”.
+ Bình Dương đã triển khai chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020, hướng đến mục
tiêu tập trung thu hút đầu tư vào các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn trên
thế giới
+ Tiếp tục củng cố phát triển các thị trường truyền thống, tăng cường kêu gọi, thu hút FDI vào các lĩnh
vực có giá trị gia tăng cao….
Hạn chế:
Liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất của khu vực ĐTNN đến khu vực trong nước còn thấp
Nhiều dự án ĐTNN tập trung vào công đoạn gia công, lắp ráp
Tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp ở mức dưới trung bình
Chuyển giao công nghệ thông qua ĐTNN chưa đạt kết quả như kỳ vọng
Một số dự án ĐTNN ở các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn chưa nhiều
Một số doanh nghiệp ĐTNN chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật bảo vệ môi trường;
Một số doanh nghiệp ĐTNN có hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính.
Giải pháp:
Thống nhất nhận thức và hành động để triển khai các chủ trương, chính sách về ĐTNN;
Hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả ĐTNN;
Vận hành có hiệu quả các loại thị trường và mở cửa thị trường để thu hút ĐTNN;
Khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ việc liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp ĐTNN;
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để định vị lại lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút
ĐTNN;
Thu hút và sử dụng ĐTNN gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường;
Điều chỉnh các chính sách thu hút và sử dụng ĐTNN liên quan đến các cam kết quốc tế;

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân trong việc thu
65
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hút và sử dụng ĐTNN
Trên cơ sở đó, cần hình thành định hướng và chính sách mới về FDI :

Trong khi vẫn coi trọng các ngành nghề thu hút nhiều lao động ở những địa phương còn kém phát triển
thì cần ưu tiên thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn như
công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực
tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (S A), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ
sinh học, vật liệu mới, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng...
Trong khi vẫn coi trọng thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì coi trọng hơn vốn đầu tư từ các
tập đoàn kinh tế (TNCs) (xuyên quốc gia Transational Corporations) hàng đầu thế giới trong ngành và
lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
Việc Tập đoàn công nghiệp điện tử hàng đầu thế giới- Samsung chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất
điện thoại di động, smarphone, máy tính bảng, năm 2017 dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt
50 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã minh chứng tính hấp dẫn
của nước ta đối với việc thu hút TNCs.
Điều chỉnh chính sách ưu đãi đối với dự án FDI theo hướng gắn với hiệu quả kinh tế- xã hội của quá
trình phát triển từng vùng kinh tế, từng địa phương. Đối với các thành phố đã phát triển như Hà Nội,
TP.HC , Đà Nẵng, Hải Phòng thì cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng
cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường
thế giới, thực sự là đầu tàu kinh tế của cả nước hoặc trong từng vùng lãnh thổ.
Kiên quyết không lựa chọn dự án FDI thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà
kính. Đối với các địa phương, vùng kinh tế còn kém phát triển thì có thể lựa chọn dự án thâm dụng lao
động như dệt nhuộm, may, da dày nhưng phải bảo đảm đầu tư bảo vệ môi trường.
Coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục nhược điểm
tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hổ trợ, tham gia chuỗi cung
ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước, hướng đến mục tiêu
1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lơn hơn nhiều
lần hiện tại; có hàng trăm tập đoàn kinh tế tư nhân hoặc hỗn hợp tầm cỡ khu vực và thế giới.
Để thực hiện định hướng và chính sách mới về FDI trên đây, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và chỉ
đạo ráo riết để tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng hơn; được nhà đầu tư, doanh
nghiệp, người dân, dư luân trong nước và quốc tế đánh giá cao; tuy vậy v n chưa đáp ứng được đòi hỏi
phải thay đổi nhanh hơn và có hiệu quả hơn trong điều kiện nước ta đang hướng tới mục tiêu cao hơn
về kinh tế- xã hội, đồng thời hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh đó cần lưu ba giải pháp chủ yếu:

1. Khi thay đổi chính sách, luật pháp cần bảo đảm tính hệ thống, công khai, minh bạch, ổn định, có độ
trễ nhất định về thời gian thi hành để nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI chủ động trong điều chỉnh chiến
lược kinh doanh. Hệ thống văn bản pháp quy từ luật, nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ phải
đồng bộ, nhất quán, được ban hành đồng thời một thời gian đủ dài thời gian đủ dài trước thời hạn có
hiệu lực thi hành để doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ thông tin, chu n bị điều kiện thi hành.
2. Thực hiện đồng bộ “ chính phủ điện tử” trong toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước để giảm thiểu thủ
tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trên cơ sở các mô hình
thí điểm đã tỏ ra có hiệu quả như Trung tâm hành chính công, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại,
du lịch...cần áp dụng ở tất cả tỉnh, thành phố để tạo ra bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính.
3. Hai nút thắt chính cần cởi bỏ là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức; bộ máy thì cồng
kềnh, kém hiệu năng, công chức thì thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp; cả hai đang
66
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
cản trở quá trình phát triển theo hướng cải cách và hội nhập.. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để
định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả.
TTĐHCM: ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN CNXH
1. Cơ sở lý luận Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam:
1 1 Cơ sở khách quan:
Đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một
đất nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn cơ bản thứ nhất đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Mâu thuẫn cơ bản thứ hai giữa nhân dân Việt
Nam, đa số là nông dân với địa chủ phong kiến.
Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX:
Các phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ (phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du của Phan
Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh...) đều bị thất bại
do chưa lựa chọn đuợc con đường đi đúng, chưa có một lực lượng tiên tiến soi đường, điều này chứng
tỏ cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối cứu nước. đòi hỏi phải có một con đường cứu
nước mới.
Đòi hỏi mới về con đường cứu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX: Nhiệm vụ lịch sử này đặt ra một đòi
hỏi khách quan phải có con đường cứu nước mới, tạo ra sức mạnh mới của dân tộc.
1 2 Cơ sở chủ quan:
Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tư sản: Chứng kiến cuộc khủng
hoảng về con đường cứu nước của dân tộc, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang các nước phương Tây
học hỏi kinh nghiệm. Người nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ, thực
chất các cuộc cách mạng này là cách mạng không đến nơi C VN không nên đi theo. Người lại nghiên
cứu CMVS Nga và người đã lựa chọn con đường CMVS cho Việt Nam vì người thấy rằng CMVS mang
lại cho người dân cơm no, áo ấm, ruộng đất.
Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu cách mạng vô sản: Nghiên cứu Công xã Pa-ri 1871 và cách mạng tháng
ười Nga 1917, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Việt Nam muốn có độc lập tự do phải đi theo con đường
cách mạng tháng ười Nga.
Chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường cho cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành người cộng sản. Người nghiên cứu chủ nghĩa ác ê Nin,
trực tiếp là luận cương của ê Nin để phát triển lý luận cách mạng không ngừng của Lê Nin. Lý luận này
khẵng định tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc xong thì phải tiến liên C XHCN để hướng tói
mục tiêu giải phóng con người triệt để và hoàn toàn. Người đã phát hiện vai trò lịch sử toàn thế giới của
giai cấp vô sản và cách mạng muốn thành công phải có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của XHVN những năm đầu thế kỷ 20, nghiên cứu
kinh nghiệm các cuộc CMTG, chủ nghĩa mac Lênin, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
còn con đường nào khác con dường MVS, đó là khẵng định của HCM

1.3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc: Trang 360 đến trang 361 giáo trình có phân
tích
ĐLDT phải là một nền độc lập thật sự
Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh cho độc lập- thống nhất- chủ quyền-
toàn vẹn lãnh thổ. theo người, một dân tộc độc lập thật sự, tức là các quyền dân tộc cơ bản phải được
đảm bảo; dân tộc đó phải có quyền tự quyết trên tất cả các lĩnh vực đối Nội và đối ngoại. Nói tóm lại,
việt Nam độc lập thật sự phải trên nguyên tắc nước Việt Nam của người Việt Nam.

ĐLDT phải là quyền thiêng liêng của dân tộc


67
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Hồ Chí Minh khẳng định, mỗi dân tộc trên trên thế giới đều có quyền được hưởng Độc ập, tự do. mỗi
công dân của 1 nước Độc ập trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc.
Bởi vậy, bất kể Thế ực nào vi phạm quyền Độc lập thiêng liêng của Việt Nam, đều bị đánh trả và bị “quét”
sạch ra khỏi bờ c i Việt Nam.
Bất kể người Việt Nam nào bán rẻ quyền Độc ập thiêng liêng của dân tộc sẽ đều bị trừng trị trước pháp
luật

ĐLDT phải gắn với vấn đề hòa bình


Theo Hồ Chí Minh, chỉ có độc lập dân tộc thật sự mới có một nền hòa bình chân chính; và chỉ có hòa
bình chân chính, mới có độc lập dân tộc hoàn toàn. không thể có độc lập dân tộc thực sự khi đất nước
còn có sự lệ thuộc, hoặc có sự hiện diện của quân đội nước ngoài.
Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh là Tiêu biểu cho chí Độc ập, Tự do, Khát Vọng hòa Bình của dân tộc.
người luôn tìm mọi cách để đẩy lùi chiến tranh, cứu vãn hòa Bình, giữ gìn Độc ập dân tộc

ĐLDT phải đi đôi với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Hồ Chí Minh đặt vấn đề, Nếu nước Độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do,Thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì. theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no,
mặc đủ. bởi vậy, khi nước Việt Nam giành được độc lập từ tay đế quốc, Hồ Chí Minh đòi hỏi chính phủ
cách mạng phải đi đến làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. người cho rằng, phải thực
hiện thành công 4 điều đó, để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự do, độc lập
1.4 Quan niệm của HCM về CNXH:
- Đặc trưng: 5 đặc trưng của CNXH
+ Xây dựng một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ về chính trị, kinh tế, bản thân.
+ Nền kinh tế phát triển cao gắn với khoa học tiên tiến.
+ Không còn chế độ người bóc lột người, mọi người bình đẳng.
+ Có nền văn hóa đạo đức cao.
+ Là công trình tập thể do nhân dân xây dựng, Đảng lãnh đạo.
- Mục tiêu và động lực của CNXH:
+ Mục tiêu tổng quát: độc lập tự do cho đất nước, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Mục tiêu cụ thể: tập ghi phần II – mục 3b của bài 9 hoặc trang 362 – 363 giáo trình.
. Về chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân là chủ và làm chủ. nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
. Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện
đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất. nhưng ở thời Kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều hình thức sở hữu. từ nông nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội
thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa.

. Về văn hóa: Phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội, thậm chí cần đi trước
để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. bởi vậy, cán bộ phải có văn hóa làm gốc, công nhân và nông
dân phải biết văn hóa

. Về xã hội: Xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Hồ Chí Minh căn dặn: “
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện công
bằng xã hội. và, và để tạo là động lực của chủ nghĩa xã hội,còn cần phải sử dụng Vai trò điều chỉnh của
các nhân tố về chính trị, văn hóa, đạo đức,pháp luật

Từ phần 1 5 đến hết phần liên hệ thực tế làm theo tập ghi và giáo trình

68
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
1.5 Mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH: sgk màu tím trang 366
ĐLDT là mục tiêu trực tiếp, trước hết:
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân
chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ tất yếu, phải được thực hiện
trước hết. cách mạng dân tộc dân chủ ở 1 nước thuộc địa giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản, nhầm đi tới hai
mục tiêu chiến lược. ở giai đoạn cách mạng này, theo Hồ Chí Minh , biểu hiện hai mâu thuẫn cơ bản nổi
lên là mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể quốc dân Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai. để giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu trên, Hồ Chí Minhchủ trương đoàn kết toàn dân tộc nhằm: “ nhằm đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “ làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập”. như vậy, ngay trong cương
lĩnh đầu tiên của Đảng ( 1930), Hồ Chí Minh đã chỉ ra độc lập dân tộc mục tiêu trực tiếp,
Là tiền đề đi lên CNXH:
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết trong cách mạng dân tộc dân chủ, Nó cũng là khởi
điểm của con đường cách mạng Việt Nam. bởi vậy, Độc ập dân tộc không phải là mục tiêu cuối cùng
của cách mạng Việt Nam,mà thực hiện độc lập dân tộc là quá trình tạo tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội,
cụ thể là:
Trước hết, về chính trị: xác lập các thành tố của hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
thành lập mặt trận dân tộc thống nhất cho ví dụ và thực hiện đoàn kết toàn dân trong mặt trận; giành chính
quyền và xây dựng một nhà nước cách mạng thật sự của dân, do dân và vì dân. có tiền đề chính trị này,
khi cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ như là sự phát triển tự
nhiên, tất yếu của giai đoạn trước,không bắt đầu bằng 1 cuộc cách mạng xã hội
hai là, về kinh tế: Bước đầu hình thành đường lối kinh tế, từng bước xây dựng các cơ sở kinh tế có tính
chất Xã hội Chủ nghĩa. ục đích xây dựng phát triển kinh tế là Từng bước cải thiện đời sống nhân dân,
bồi bổ các lực lượng Cách mạng cách mạng.Những yếu tố kinh tế này khi đi vào cách mạng xã hội chủ
nghĩa được tiếp nối và phát triển toàn diện trong điều kiện mới (4 thành phần kinh tế)
Ba là, về văn hóa xã hội: ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản do
người sáng lập đã đưa ra đường lối xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa
cách mạng, Và giải quyết những vấn đề xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa mác-lênin. đường lối xây
dựng và phát triển văn hóa- xã hội này được tiếp nối và phát triển trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

CNXH là bước phát triển tất yếu của Đ DT


Chủ nghĩa Xã hội phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, giải phóng triệt để chuyện để dân tộc Việt
Nam-> tiến lên chủ nghĩa xã hội
tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam đã giành được độc lập theo con đường
cách mạng vô sản.
người chỉ ra : cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn
Hồ Chí Minh khẳng định: “ chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ

CNXH tạo cơ sở củng cố vững chắc Đ DT


Cơ sở chủ nghĩa xã hội: áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thành công dân tộc chủ nghĩa xã hội
xây dựng tốt chủ nghĩa xã hội để bảo vệ nền độc lập dân tộc

2 Cơ sở thực tiễn:
Đảng ta đã vận dụng TTHCM về ĐLDT gắn liền với CNXH
Điều kiện mới của
+ Bối cảnh toàn cầu hóa
+ Cách mạng KHKT phát triển
69
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Kiên định mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH
+ Đổi mới nhưng không đổi hướng
+ Kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH

VẤN ĐỀ BA: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠ ĐOÀN KẾT


Khái niệm:
TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác- lenin vào điều kiện cụ thể nước ta
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là
tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng nhân dân ta giành thắng lợi.
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết .
Các anh chị xem sách giáo khoa từ 374 đến 376.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân, là
một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại hội XII của Đảng khẳng
định, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to
lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những cơ sở quan trọng để Đảng ta khẳng định chiến
lược đó là việc kế thừa, bổ sung và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng có 3 nội dung chủ yếu, gồm:
vị trí, vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng; nội dung đại đoàn kết dân tộc; hình thức tổ
chức khối đại đoàn kết dân tộc.
Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là
một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống c n, quyết định thành công của cách mạng. Đó
là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là
cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn,
giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”
. Để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách mạng muốn thành công và “thành công đến
nơi”, phải tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Người nhận
định, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế k XIX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là
cả nước không đoàn kết được thành một khối thống nhất. uốn cách mạng thành công phải có lực lượng
cách mạng, muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh
của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi
thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt
động thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Đây là luận điểm sáng tạo, đặc sắc.
Vì theo quan điểm của chủ nghĩa ác - Lê-nin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không phải là việc
một hai người có thể làm được. Đại đoàn kết toàn dân có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người
dân vào một khối trong cuộc đấu tranh
chung. Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp
công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ
sót một lực lượng nào. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa,
70
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam; phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào
con người; đồng thời luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện đại đoàn kết với
phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu
vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó
chính là cội nguồn, sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm
cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Người cũng nhấn mạnh, trong mỗi cá nhân,
mỗi cộng đồng đều có những ưu, nhược điểm. Cho nên, vì lợi ích của cách mạng phải có lòng khoan
dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng
rãi mọi lực lượng. Theo Người: trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay
thế khác đều là d ng d i của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con ạc
cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải
dùng tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc
chắn vẻ vang(4).
Về hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc, Người chỉ ra , đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách
mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không
chỉ dừng lại ở quan niệm, tư tưởng mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành sức mạnh vật
chất, lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, đoàn kết, tập hợp
đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và
ngoài nước cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì
tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc
thống nhất, đó là: phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, dưới sự lãnh
đạo của Đảng; phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của
các tầng lớp nhân dân; phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng
rộng rãi, bền vững và đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thấm nhuần, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộctại Đại hội X của Đảng(
ví dụ tham khảo thêm)
Đại hội XII của Đảng khẳng định: đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam,
là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc, Đại hội XII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát
huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy
mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái
với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc,
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và
ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối
đại đoàn kết dân tộc.
Với sự khẳng định này, Đảng Cộng sản Việt Nam càng làm sáng rõ hơn quan điểm “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ phong trào
đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và
hợp tác. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, lãnh đạo quần chúng,
chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành
hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết dân tộc; tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh
vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
Đại đoàn kết dân tộc chỉ có thể thực hiện được khi giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích
71
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, bảo đảm
mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới.
ọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đại hội XII đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng,
phát triển các giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức cũng như đổi mới nội dung, phương thức
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật
chất, tinh thần của phụ nữ; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, đồng thời động viên cựu chiến binh tích
cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; quan tâm chăm sóc sức khỏe,
tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh
phúc.
Đoàn kết dân tộc không chỉ có chính sách phù hợp đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã
hội mà cần có những chính sách để phát huy sự bình đẳng giữa các dân tộc, dân cư ở các vùng, miền
trên cả nước. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể nước ta, Đại hội XII chỉ ra
: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải
quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ, tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân
lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng
đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”
Việt Nam hiện có 14 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp phép hoạt động
với khoảng 25 triệu tín đồ. Các tôn giáo chung sống đan xen, nhưng tồn tại độc lập và hòa bình với nhau,
không phụ thuộc vào nhau. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách tác động vào tình hình tôn
giáo để gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nhằm chống lại âm mưu trên, đồng thời để các
tôn giáo đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XII chủ trương: Tiếp
tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương,
điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy
định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín
ngưỡng để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái
pháp luật.
Đối với kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, Đảng chỉ ra : Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính
sách để hỗ trợ giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phần
tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mạng, tài sản
và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Có thể nói, với những quan điểm trên, Đại hội XII của Đảng thể hiện sự thấm
nhuần, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc có tính đến tất cả các lực lượng, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Đó là chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu được triển khai thực hiện có hiệu quả, sẽ là
động lực, là nguồn lực và là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của dân tộc ta trong thời gian tới. Điều
này càng chứng tỏ hơn nữa sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc nói riêng của Người đối với sự nghiệp cách mạng nước ta./.
Nội dung về đại đoàn kết theo tư tưởng HCM các anh chị xem sách giáo khoa từ trang 376 đến 385.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: vai trò quyết định sự nghiệp cách mạng ở
nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là ở sức mạnh đoàn kết toàn dân: “Không
72
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
có sức mạnh nào bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân. Toàn dân đoàn kết, cả miền xuôi, miền núi đoàn kết,
thì ta nhất định thắng lợi”1. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người, tư tưởng đại đoàn kết
toàn dân đã được thấm nhuần, nhất quán trong lời nói và hành động, thể hiện sâu sắc quan điểm “Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Đảng.
Nguyên tắc và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân
Di sản về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, qua các bài viết,
bài nói chuyện của Người, chúng ta được thấy những chỉ bảo sâu sắc về nguyên tắc và nội dung cụ thể
của đại đoàn kết toàn dân.
Về nguyên tắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra , phải lấy lợi ích tối cao của giai cấp, dân tộc, đất nước, lý
tưởng xã hội chủ nghĩa làm mẫu số chung cho đại đoàn kết toàn dân: “Đoàn kết là một chính sách dân
tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ
quốc; ta cần phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc
và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Trong di sản tư tưởng của Người xuất hiện nhiều cụm từ
như “đoàn kết rộng rãi”, “đoàn kết chặt chẽ”, “đoàn kết thật thà”, “đoàn kết lâu dài”.
Đối tượng đại đoàn kết toàn dân rất rộng rãi, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, dân tộc, tôn
giáo, nhưng theo Người, phải lấy những người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã
hội làm n ng cốt: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân
ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Đoàn
kết phải trên tinh thần thấu hiểu, chia sẻ, khoan dung, lượng thứ. trong “Thư gửi đồng bào Nam Bộ” đăng
trên báo Cứu Quốc, ngày 1-6-1946, trước khi đi Pháp đàm phán hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay.
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều d ng d i của tổ
tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là “con Lạc cháu Hồng” thì ai cũng có
ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm
hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.
Sau năm 1954, miền Bắc hòa bình, miền Nam còn tiếp tục đấu tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược, thực hiện thống nhất nước nhà, dù bộn bề công việc, trong đó có việc xử lý những người
trước đây tham gia chính quyền chống phá cách mạng, nhưng Người vẫn kịp thời có chỉ đạo trên tinh
thần đại đoàn kết toàn dân: “Bất kỳ ai, dù quá khứ của họ thế nào, miễn là ngày nay họ thật lòng ủng hộ
công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, thì chúng ta đoàn kết với họ”
Theo Hồ Chí Minh, mục đích của đại đoàn kết toàn dân thực chất là để giúp nhau tiến bộ với thái độ
chân tình, thẳng thắn, bao dung, cùng nhau xây dựng: “Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu
tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái,
vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực
sự và cùng nhau tiến bộ”. Đoàn kết toàn dân không chỉ dừng ở khẩu hiệu, những lời hiệu triệu, càng
không phải là kiểu đoàn kết xuôi chiều, mị dân, dĩ hòa vi quý , né tránh đấu tranh, cơ hội chính trị. Trong
buổi nói chuyện với anh chị em công chức ở Thủ đô Hà Nội ngày 30-11-1954, Người chấn chỉnh cách
nhìn thành kiến, thiếu tin tưởng vào con người, nhất là đối với những người mắc sai lầm, khuyết điểm của
một số cán bộ trong hệ thống chính trị: “Chúng ta cần phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn
kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân”.
Nội dung của tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc. Cả cuộc
đời Người dành cho dân, cho nước, thấu hiểu nỗi thống khổ, khát vọng chính đáng của Nhân dân nên
Người tin vào dân, đánh giá cao vai trò của người dân, thấy được sức mạnh vô địch của đoàn kết toàn
dân. Với cách diễn đạt dễ hiểu, Người chỉ ra : “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu
cũng xong”. Người tổng kết, khẳng định chân lý: “Trong bầu trời không gì qu bằng nhân dân. Trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Tư tưởng này chứng tỏ tầm nhìn vượt trội
của Chủ tịch Hồ Chí Minh so với nhiều nhà yêu nước trước đó khi họ chưa thấy được sức mạnh của
quần chúng, chưa biết cách tổ chức quần chúng thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu đặt ra.
73
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Nội dung của tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Người xuất phát từ sâu thẳm tình yêu thương con người
bao la, thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn cách mạng sâu sắc; nó tỏa sáng văn hóa Hồ Chí Minh: “ ỗi con
người đều có thiện và ác ở trong lý ng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như
hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có
thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm
cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tư tưởng đại đoàn kết toàn dân trong mối quan hệ với đoàn kết toàn Đảng,
coi đoàn kết trong Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sứ mệnh lãnh đạo của Đảng đối với đại
đoàn kết toàn dân. Trước lúc đi xa, Người đã viết bản Di chúc, dặn d những lời tâm huyết, căn cốt nhất
của vị Cha già dân tộc với toàn Đảng, toàn
dân, trong đó ở phần mở đầu và cuối của bản Di chúc đều nói về đoàn kết. Phần đầu, Người viết: “Trước
hết nói về Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Người nhấn mạnh: “Các đồng chí từ Trung ương cho
đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Người căn dặn cán bộ, đảng viên phải hết sức coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình, tự phê
bình làm cơ sở cho đoàn kết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Cuối Di chúc, Người khẳng định lại: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta
đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Như vậy, thông điệp xuyên suốt trong bản Di
chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng mà Người gửi lại là giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đoàn kết trong Đảng phải gắn bó mật thiết với đoàn kết toàn dân. Khi
nói về bệnh hẹp h i trong Đảng, Người phê bình một số cán bộ, đảng viên quan liêu, hách dịch, coi
thường, xa rời người dân, thiếu chân tình đoàn kết với dân: “Chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng
không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Họ quên rằng: so với số nhân dân thì số
đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp
sức, thì Đảng không làm được việc gì hết”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra cách thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân vào một khối thống nhất là
thông qua tổ chức ặt trận. Quần chúng và các tổ chức trong xã hội phải liên minh thành một mặt trận
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thì công tác đoàn kết mới vững chắc, phát huy được sức mạnh
của mỗi hội viên, thành viên nhằm thực hiện mục tiêu mặt trận đề ra. Năm 1962, Người đã đánh giá vai trò
quan trọng của mặt trận đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta như sau:
“Đoàn kết trong mặt trận Việt inh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng h a.
Đoàn kết trong mặt trận iên - Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương,
hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
Đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi
phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”.
Đây là một đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã tìm ra hình thức tổ chức hiệu quả nhất để
đại đoàn kết toàn dân.
Theo Người, đoàn kết toàn dân phải dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là công việc
cốt yếu của Đảng. Năm 1951, trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng ao động Việt Nam, Người thay mặt
Đảng tuyên bố: “ ục đích của Đảng ao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: “ĐOÀN KẾT
NHÂN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh năng lực tổ chức, lãnh đạo, đoàn kết toàn dân của Đảng
thông qua các chính sách cụ thể được triển khai ở mỗi thời kỳ lịch sử phù hợp với bối cảnh, tình hình
đất nước lúc đó. Chính vì vậy, Người đã tổng kết rút ra bài học: “Đảng ta có chính sách mặt trận dân
74
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta”

Nói về mối quan hệ của Đảng với ặt trận, Điều lệ của Đảng đã chỉ ra Đảng lãnh đạo mặt trận đồng thời
Đảng là một thành viên của ặt trận. Đề cập mối quan hệ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi, vai trò tiên
phong, trí tuệ, đạo đức, văn minh nhất của tổ chức Đảng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, thực
sự đặt lợi ích của giai cấp, dân tộc, nhân dân lao động lên trên hết. Đó là nhân tố quyết định địa vị lãnh
đạo của Đảng đối với ặt trận. Người viết: “Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo
của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong
đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực
lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”
Cả cuộc đời lo cho dân, mong muốn mỗi người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành,
nên khi nói tới mối quan hệ giữa Đảng với dân, Chủ tịch Hồ Chí
inh yêu cầu Đảng và Chính phủ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến
đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét
là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính
phủ có lỗi”.
Vị trí vai trò của đại đoàn kết với cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết được xuất phát từ thực tiễn khách quan của sự nghiệp cách mạng
do quần nhân dân tiến hành và vì lợi ích chính đáng của nhân dân - Nó là một hệ thống các luận điểm về
vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy
đỉnh cao sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đại đoàn kết là vấn đề có nghĩa sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn
bộ đường lối chiến lược, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi có sự dẫn dắt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn thực hiện đường lối đại
đoàn kết nhất quán, đúng đắn với hình thức tổ chức phù hợp, do đó đã phát huy cao độ được truyền
thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, tạo nên “sức mạnh vô địch” cho cách mạng. Người khẳng định:
“Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, “Đoàn kết là then chốt của thành
công” “Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm cách mạng
Tháng Tám thành công và đã kháng chiến đến thắng lợi. Nhờ có đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt
Nam chúng tôi nhất định sẽ thống nhất”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại
thành công
Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đại đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng. Do đó, nội
dung đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: Thứ
nhất là, Đại đoàn kết dân tộc - đây là sự phát huy cao độ nhất yếu tố nội lực, lực lượng đại đoàn kết dân
tộc bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống
trên lãnh thổ Việt Nam.., với hình thức tổ chức là đoàn kết trong mặt trận thống nhất, lấy liên minh công -
nông - trí thức làm nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; trên nguyên tắc thống nhất giữa lợi ích của
quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, tin vào dân, dựa vào dân,
phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân.., và bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết
phục, tổ chức khoa học, giải quyết tốt các mối quan hệ
Thứ hai là, Đại đoàn kết quốc tế - đây là sự khai thác và phát huy tối đa yếu tố ngoại lực, vì theo Bác,
cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới. Người khẳng định: “cách
mạng Việt Nam chỉ có thể thắng lợi khi có sự ủng hộ, đoàn kết chặt chẽ giữa lực lượng ở trong nước với
lực lượng hòa bình độc lập dân chủ trên thế giới”. Đồng thời, Người cũng xác định rõ ràng lực lượng và
hình thức đoàn kết quốc tế là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ thế giới với hình thức “Bốn phương vô sản đều là anh em”; trên
75
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, với phương pháp là xây dựng tình hữu nghị hợp tác, cùng phát triển
với các dân tộc trên tinh thần “giúp bạn tức là giúp mình”, “vừa là đồng chí vừa là anh em
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong suốt sự nghiệp cách mạng của nước ta,
đặc biệt là thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người về đại đoàn kết trong
các văn kiện của Đảng, như: Nghị quyết số 07/NQ-TW, ngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị
(Khóa VII) về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận thống nhất”; Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX), tháng 01/2004 về “Phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nhờ có đường
lối đại đoàn kết đúng đắn, sau 30 năm đổi mới đất nước toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, vị thế của đất nước trên quốc tế
ngày càng tăng, kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
rõ rệt, chính trị ổn định Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn cầu hóa, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế với sự biến động hết sức phức tạp, khó lường của tình hình quốc tế và
trong nước, đó là: sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa
bình” vẫn còn hiện hữu, khủng bố, đảo chính và xung đột vũ trang ngày càng gia tăng ở khắp
các khu vực trên thế giới, tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông còn trong nước nạn tham nhũng
vẫn diễn biến phức tạp, chưa thực sự được đầy lùi. Đứng trước những nguy cơ này thì tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết lại càng thể hiện rõ giá trị lý luận và thực tiễn sinh động của nó. Về lý
luận thì đây là một chân lý khoa học vĩ đại, là chìa khóa hữu hiệu nhất để giải quyết mọi khó khăn,
thách thức hiện nay của đất nước, chân lý này đã được Người căn dặn Đảng ta rất kỹ trong di
chúc rằng: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên
và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”; về thực tiễn phát huy được khối
đại đoàn kết toàn dân tộc là tạo được “sức mạnh vô địch” mà không có kẻ thù nào có thể chiến
thắng được. Vì vây, chỉ có dân chủ rộng rãi và đại đoàn kết thực sự thì chúng ta mới bảo vệ vững
chắc được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội như
điều mong muốn của HCM
Liên hệ: Xây dựng nông thôn mới cũng cần đòi hỏi sự đoàn kết
Kế thừa, tích hợp những kết quả quan trọng của hai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày Vì người nghèo”, công tác mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng
nông thôn mới trong thời gian qua; đồng thời đảm bảo thống nhất trong công tác vận động nhân dân
tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng khu dân cư phát triển, Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” hướng đến việc không ngừng củng cố và phát huy khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Nội dung của cuộc vận động thiết thực, toàn diện,
phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và điều kiện thực tiễn của địa
phương với 05 nội dung trọng tâm là: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo
bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng; Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,
chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình
văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái; Đoàn kết tham gia bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; Đoàn kết
chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám
sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Theo đó,
đối với khu vực nông thôn, trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ủy ban MTTQ
Việt Nam xã căn cứ tình hình thực tế của địa phương, lựa chọn các tiêu chí phù hợp, cụ thể hóa thành
76
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
các nội dung để vận động nhân dân tham gia thực hiện. Đối với các xã đã đạt chu n nông thôn mới, vận
động nhân dân tiếp tục phát huy kết quả, tích cực tham gia các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng
xã đạt chu n nông thôn mới. Đối với các xã chưa đạt chu n, Mặt trận Tổ quốc hiệp thương với các tổ
chức thành viên để phân công vận động nhân dân phát huy tính sáng tạo, tích cực đóng góp sức người,
sức của góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chu n nông thôn mới.
Đối với khu vực thành thị, căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban MTTQ tỉnh hướng
dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh lựa chọn các tiêu chí phù hợp vận động nhân dân tham gia xây
dựng khu dân cư (khu phố, tổ dân phố) và phường, thị trấn theo yêu cầu đô thị văn minh. Ủy ban MTTQ
ViệtNamhiệp thương với các tổ chức thành viên để phân công vận động nhân dân phát triển kinh tế, tích
cực góp công, góp sức thực hiện các tiêu chí đô thị văn minh. Các tổ chức thành viên xây dựng các mô
hình tự quản, đảm nhận các phần việc cụ thể, hỗ trợ các gia đình để phát huy sức mạnh đoàn kết của
nhân dân chung sức xây dựng đô thị văn minh. Hằng năm, vận động các hộ gia đình đăng k và xây dựng
gia đình văn hóa phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đô thị văn minh.
Quảng Bình:Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" ( tham khảo)
Kế thừa và phát huy những kết quả quan trọng của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư”, để phù hợp hơn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, Ủy
ban Trung ương m ặ t t r ậ n Tổ quốc Việt Nam đã phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Để Cuộc vận động đem lại hiệu quả cao, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần
hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng đối với từng địa phương,
đơn vị trong tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh u vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU yêu cầu các cấp uỷ đảng,
chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về nghĩa, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
về vai trò, tác dụng và cách thức tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
bằng nhiều hình thức nhằm khơi dậy
tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao, phát huy vai trò tự quản của nhân dân, tạo phong trào thi đua sôi
nổi trong các tầng lớp nhân dân để thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với Ban cán sự Đảng Ủy ban
nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương, đồng thời tổ chức ký kết kế hoạch liên tịch và chỉ đạo Mặt trận,
chính quyền các cấp trong tỉnh cùng phối hợp thực hiện. Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm Trưởng Ban; thành viên Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo
các sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện Cuộc vận
động.
Các sở, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các huyện, thị,
thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị xây dựng
văn bản cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị này; đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc
thực hiện Cuộc vận động.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện tốt vai trò chủ trì phối hợp, thống nhất phân công
trách nhiệm giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; phát huy
tính sáng tạo, đa dạng các phong trào thi đua của các tổ chức thành viên; xây dựng chương trình, kế
hoạch phối hợp triển khai; theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động; tập hợp ý kiến
đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, cơ chế, chính sách để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai có hiệu quả Cuộc vận động.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh để tăng cường
77
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
công tác tuyên truyền; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về nội dung, nghĩa của Cuộc vận động
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm cho Cuộc vận động có sức lan tỏa sâu rộng đến tất
cả các địa phương, đơn vị, nhân dân...
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1. Một số quan niệm cơ bản:
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
ác – ênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân
tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cánh mạng là: Đạo đức cách mạng là trung với nước,
hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; luôn yêu thương, qu trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng
Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng.
Phong cách Hồ Chí Minh: là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ
Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc,
đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà
văn hóa lớn. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người,
tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và th m mỹ.
2 Những nội dung cơ bản và giá trị nổi bật tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM cần nghi n cứu
học tập và làm theo
a Tư tưởng HCM
Nội dung cơ bản: đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách
mạng, đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà nước), cac quan điểm về kinh
tế, văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, v.v.. và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Giá trị nổi bật: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường
lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
trong toàn bộ tiến trình của cách mạng nước ta: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên
nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng nửa
nước và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ỹ, cứu nước đã thống nhất đất nước, đưa cả đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta chì rõ : cùng với chủ nghĩa ác – ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tang tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đã đem lại thắng lợi cho công cuộc đổi mới ở nước ta,
sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc”.
b Đạo đức HCM
Nội dung cơ bản:
Trung với nước, hiếu với dân: Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương
Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung
thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với
cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủ đất nước, trung với nước là trung với dân, vì lợi ích
của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Hiếu với dân nghĩa
là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của dân”. Trung với
nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng
viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa, phải “tận trung với nước, tận hiếu
với dân”. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu
78
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu
với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất
nước.
Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình: Yêu thương con người trong tưtưởng đạo đức Hồ Chí
Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại,
chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp
nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội. Tình
yêu thương con người thể hiện trước hết là tình thương yêu với đại đa số nhân dân, những người lao động
bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Yêu thương con người phải làm
mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì
chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan
dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm,
khuyết điểm. Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải
thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không
ngừng tiến bộ. Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người. Đối
với những người cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: học tập chủ nghĩa ác - ênin để thương yêu nhau
hơn. Người viết: "Hiểu chủ nghĩa ác - ênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu
sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được".
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là nền tảng của đời
sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là
mối quan hệ “với tự mình”. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con
người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái
niệm.
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với
tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa
vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình,
tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình
thức...”.
Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.
+ iêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu,
hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài..., không tham tâng bốc
mình...”.
+ Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với
người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn
kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm
cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
iêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ.
Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị "tư ân, tư
huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. uốn
"chí công, vô tư" phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Đây là chu n mực của người lãnh đạo, người
"giữ cán cân công lý ", không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật. Cần, kiệm, liêm, chính có
quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư.
Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần,
kiệm, liêm, chính.
- Tinh thần quốc tế trong sáng: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những
79
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là “người Việt
Nam nhất” đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc
của phong trào cộng sản quốc tế. Quan
niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể hiện trong các điểm sau:
+ Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách
áp bức, bóc lột.
+ Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản
đều là anh em”.
+ Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
+ Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ
nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị k , hẹp h i, kỳ thị dân tộc...
Giá trị nổi bật: Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Trong
tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó
chủ yếu là các tiêu chu n về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với
việc. Người viết: “ àm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,
nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới
có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết
: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi,
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan
liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.
Đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung hiện nay. Nó là phương hướng đúng đắn và là yếu
tố trọng yếu đảm bảo cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong mọi thời kỳ
và hiện nay vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và
dân tộc ta.
c. Phong cách HCM
Nội dung cơ bản: Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của
Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và th m mỹ, bao gồm một số nội
dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt,
phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt.
- Về phong cách tư duy
Một là, phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Xuất phát từ lòng yêu nước và mục đích
tìm đường cứu nước, trong quá trình hoạt động của mình Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình một
phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại
ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, Nguyễn Ái Quốc có thói quen đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa
chọn, tổng hợp, rút ra những
phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận điểm mới, kế thừa, vừa phát triển sáng tạo để tiếp
tục vượt lên phía trước. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt kịp nhịp sống và sự phát triển của thời đại, đã
hình thành được một tư duy đúng đắn, khoa học và cách mạng, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho
dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử.
Hai là, phong các tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đó là phong cách tư duy không
80
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
giáo điều, rập khuôn, không vay mượn nguyên xi của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự
mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý , phù hợp với
nhu cầu và điều kiện thực tiễn.
Ba là, phong cách tư duy hài h a, uyển chuyển, có lý có tình. Thể hiện rõ nhất của
phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân
lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn.
Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc
về tính đồng nhất của nguyên lý . Người viết: Quyền độc lập, tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương
máu của những nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng nên.
- Về phong cách làm việc: Trong tác phẩm lối “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh phê phán nặng lề
lối làm việc đủng đỉnh, chậm chạp, tự do, tùy tiện, đại khái, sự vụ, theo đường m n, điệu sáo, lười suy
nghĩ, ngại đổi mới, thích phô trương, hoành tráng về hình thức, nhưng nghèo nàn, sơ sài về nội dung
của nền sản xuất nhỏ Người nêu gương cho chúng ta về phong cách công tác mới: lấy lợi ích và hiệu
quả thiết thực làm chu n mực cao nhất để đánh giá tác phong cán bộ và chất lượng công việc. Phong
cách làm việc Hồ Chí Minh thể hiện trong những điểm chính sau:
Một là, phong cách làm việc khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu,
thu thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt chính
sách mới đúng”.
Hai là, phong cách làm việc có kế hoạch. Hồ Chí Minh đòi hỏi làm việc gì cũng phải có chương trình,
kế hoạch, từ lớn đến nhỏ, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn, từ tháng, tuần đến ngày, giờ nào việc nấy.
Vì làm việc có kế hoạch, dù bận trăm công, nghìn việc của Đảng và Nhà nước, Người lúc nào cũng ung
dung, tự tại, vẫn có thời giờ học tập, đọc sách, xem văn nghệ, đi xuống địa phương, đi thăm danh lam,
thắng cảnh, Người dạy, trong việc đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp
đến cao”, “chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”.
Ba là, phong cách làm việc đúng giờ. Hồ Chí Minh qu thời gian của mình bao
nhiêu thì cũng qu thời gian của người khác bấy nhiêu. Người thường không để ai phải đợi mình, chủ động
đến trước nếu có thể. Năm 1953, tại Việt Bắc, Người vượt qua mưa gió để đến thăm lớp chỉnh huấn của
anh chị em trí thức theo lịch hẹn. Người chủ động đến thăm đoàn cán bộ Hà Nội dịp tết năm 1956, khi
đoàn đang chu n bị lên Phủ Chủ tịch chúc tết Bác thì gặp mưa, lúng túng chưa xử l ý được...
Bốn là, phong cách đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường m n. Đó là
một phong cách không cố chấp, bảo thủ, luôn đổi mới. Người nói: “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột
chân, cột tay người ta uốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm”. Cuộc đời Người
là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức động viên, khích lệ, gởi mở sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi
chúng ta.
- Về phong cách lãnh đạo
Một là, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phong
cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Từ soạn thảo “Tuyên ngôn độc
lập” đến viết một bài báo, Người đều tham khảo kiến của Bộ Chính trị, hay những người xung quanh.
Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định. ọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa
học-kỹ thuật, Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu
cầu chu n bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung.
Hai là, đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe kiến của đảng viên, của nhân
dân, của những người “không quan trọng”. Người yêu cầu và luôn thực hiện người lãnh đạo phải tôn
trọng nguyên tắc dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân, thực
hiện đường lối quần chúng. Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe kiến của cấp dưới và của quần
chúng, chứ không phải để huấn thị cấp dưới. Theo Người, phải biết động viên, khuyến khích “khiến cho
cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm chocấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên
81
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
không sợ nghe sự thật.
Ba là, phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt. Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban
hành, phải tổ chức tốt để nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát.
uốn tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các
ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.
Trong thực tiễn, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tác phong kiểm tra sâu sát. Theo tài liệu thống kê
của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tính trong v ng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở iền Bắc (1955-1965),
không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công
trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội, từ miền núi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sĩ và đồng
bào, để xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm, có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở,
mỗi tháng có khoảng 6 lần lãnh tụ gặp gỡ quần chúng.
Ngoài ra, hàng ngày Người đều đọc báo, đọc thư của nhân dân gửi lên, thấy có những kiến hay, cần tiếp
thu, những việc gấp cần giải quyết, Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyển tới các cơ quan có
trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải quyết.
Bốn là, về phong cách nêu gương, Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông
giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi
nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm là một nội dung đạo đức truyền
thống của dân tộc. Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung
của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập với nói mà không làm của những người hứa
suông, hoặc “nói một đàng làm một nẻo” của những kẻ cơ hội.
- Về phong cách diễn đạt
Một là, cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực. mục đích của nói và viết Hồ Chí Minh cốt làm
cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Với quan điểm cách mạng là sự nghiệp của
hàng chục triệu người lao động, làm sao để họ hiểu được, dám vùng lên đấu tranh giải phóng... Hồ Chí
Minh hay dùng cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực.
Hai là, diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao. Bác Hồ
thường viết ngắn, có khi rất ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ mà khái quát
được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Nhiều câu đúc kết lại như châm ngôn: “Nước lấy dân
làm gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”,... Chính vì vậy, những tư tưởng lớn của Người trở nên dễ thuộc, dễ nhớ,
nhanh chóng đi vào quần chúng, hướng dẫn họ hành động. Đó là điều ước muốn của mọi nhà tư tưởng,
nhà lý luận chân chính mà không phải ai cũng đạt tới được.
Ba là, sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, ví von, so sánh cụ
thể. Khi nói, khi viết Bác Hồ thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần
điệu, làm cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng. Người
dùng hình ảnh “con đỉa hai v i” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; ví “l luận như cái tên, thực
hành như cái đích” để bắn; “có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”;
người đọc nhiều lý luận mà không biết đem thực hành, vận dụng chỉ là “cái h m đựng sách”, v.v..
Bốn là, phong cách diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Trên cơ sở thống nhất về mục
đích nói và viết, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rất phong phú, phù hợp với nội dung được
trình bày. Đó là sự đanh thép với những số liệu rõ ràng khi tố cáo; sự sôi nổi trong tranh luận; thiết tha
trong kêu gọi; ân cần trong giảng giải; sáng sủa trong thuyết phục, Phong cách diễn đạt như trên của Hồ
Chí Minh vẫn giữ nguyên tính khoa học và hiện đại và đặc biệt có hiệu quả rất cao. Đó là bài học qu giá
đối với tất cả mọi người, nhất là những người trực tiếp làm công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục lý
luận cho đại chúng, để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “ m ỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải
tỏ rõ cái tư tuởng và lòng ước ao của quần chúng”.
- Về phong cách ứng xử
82
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Một là, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao
giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung
quanh.
Hai là, chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân
mật, lời hỏi thăm chân tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái,
thân thiết như trong một gia đình. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con
người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên, đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn
hóa lớn của mọi thời đại.
Ba là, linh hoạt, chủ động, biến hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết
hợp hài hòa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà
châm chước cái nhỏ.
Bốn là, vui vẻ, hòa nhã, xóa nh a mọi khoảng cách. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ
Chí Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ cùng với sự hóm hỉnh, năng khiếu hài hước, đã xóa đi mọi
khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo không khí chan h a, gần gũi giữa lãnh tụ với
quần chúng, giữa những người bạn... Điều đó lý giải vì sao, mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn
lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.
- Về phong cách sinh hoạt
Một là, phong cách sống cần kiệm, liêm chính. Cả trong lời nói và việc làm Hồ Chí Minh luôn luôn tự
mình thực hiện cần kiệm, liêm chính. Sinh ra tại một vùng quê nghèo, một đất nước nghèo, ra đi làm cách
mạng trong tư cách một người lao động, phải tự thân vận động để sống và hoạt động, Hồ Chí Minh đã
sớm hình thành cho mình một lối sống, một cách sống không thể khác, đó là rất mực cần cù, giản dị, tiết
kiệm.
Hai là, phong cách sống hài h a, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông – Tây. Đó là
phong cách sống vừa thấm nhuần văn hóa Nho-Phật- ão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa
Âu- Mỹ nhưng luôn giữ vững, yêu qu và tự hào về văn hóa Việt Nam.
Ba là, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh theo
triết lý “tôn tự nhiên” của lão tử. Những người được sống bên Bác đều cho biết: chưa bao giờ thấy Bác
phàn nàn về thời tiết, mưa không bực, nắng không than, dung mạo lúc nào cũng vui vẻ, trán không nhăn,
mày không nhíu, mát mẻ như mùa thu, ấm áp như mùa xuân, cứ thuận theo tự nhiên mà sống.
Giá trị nổi bật: Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ
Chí Minh, gắn liền với nhân cách trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh, với tư cách là một
vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa
cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn
bộ di sản mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Phong cách Hồ Chí Minh được xuất phát từ cuộc
đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú của Người, là sự kết hợp của tinh hoa văn hóa dân tộc
với tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa dân tộc vừa quốc tế, vừa rất mực nhân từ vừa triệt để cách mạng, rất
uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn, rất nguyên tắc về chiến lược nhưng lại rất linh hoạt trong sách lược, vừa
nhìn xa trong rộng vừa thiết thực cụ thể, vừa vĩ đại vừa khiêm nhường giản dị.
3. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách HCM
a. Sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách HCM:
Xuất phát từ vai trò to lớn của đạo đức. Đạo đức là một dạng thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc,
chu n mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con
người trong quan hệ xã hội. Ý thức đạo đức xây dựng cho mỗi con người những quan niệm đúng về cái
thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, lương tâm và trách nhiệm. Hành vi đạo đức làm cho con người có ứng xử
đúng với chính mình, trong quan hệ đạo đức giữa các cá nhân với nhau và cá nhân với tập thể Đạo đức
là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội; góp phần quan trọng ổn định xã hội.
Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểu nhất cho truyền thống đạo đức của
dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới.
83
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; là Chủ tịch nước đầu tiên; Người sáng lập m ặ t t r ậ n Tổ quốc
Việt Nam và nhiều đoàn thể chính trị xã hội lớn ở nước ta. Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tấm gương
đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng thương yêu con người; mẫu mực của tinh thần cần
kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng Người là tấm gương mẫu mực cho sự tự
rèn luyện, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn.
Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại. Người nói báo chí có trách nhiệm là người tuyên truyền, người cổ động,
người tổ chức và lãnh đạo chung. Người nói nhà báo viết phải rõ
mục đích là viết cho ai? Viết để làm gì và viết như thế nào?. Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, “ ỗi vần thơ
Bác, vần thơ thép, à vẫn mênh mông, bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông). Hồ Chí Minh là nhà giáo, là
người mở đầu nền sử học mácxit ở Việt Nam.
Người là điển hình cho phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, nêu gương, phong cách làm việc khoa
học, phong cách ứng xử chân tình, dễ gần, dễ mến; phong cách diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, giản dị;
phong cách sống đời riêng trong sáng.
Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức Hồ Chí Minh. Trong Điếu văn vĩnh biệt Chủ tịch Hồ
Chí Minh (9/1969), chúng ta đã thề: “Suốt đời học tập đạo đức tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm
chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành
với Đảng, với dân xứng đáng là đồng chí, là học tr của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể nhân
dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ
xã hội mới, mang lá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung, sửa đổi năm 2011) khẳng
định: “Cùng với chủ nghĩa ác- ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng ta”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là vinh dự, vừa là trách
nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, quyết tâm phấn đấu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiện nay. Đảng ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tường, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,
thanh niên, học sinh.
b Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh:
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công
tác trong thời đại ngày nay. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao nhưng lại có
tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận dụng hiệu quả trong từng công việc của mỗi người
dân. Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích, mục tiêu đúng
đắn để phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm ra đường hướng
cụ thể để phát triển năng lực của bản thân, xây dựng đất nước. Trên nền tảng kiên định lập trường, vững
vàng quan điểm ấy, việc nắm rõ được bản chất của các tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi người nâng
cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến phương pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức
cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong
toàn xã hội, đặc biệt trong đoàn viên, thanh niên. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tư
hào dân tộc, sống hợp đạo lý, yêu cái tốt cái thiện, ghét cái ác cái xấu.
4. Liên hệ thực tế.
4.1 Liên hệ tại cơ quan đơn vị
Khái quát những thuận lợi khó khăn trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM ở
cơ quan đơn vị
Cấp uỷ Đảng các cấp đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch, phân công báo cáo viên và
tổ chức triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận
84
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
lợi trong việc đưa theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ quan đơn vị có trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và trình độ
chuyên môn cao; có nhiều đảng viên là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các ngành, địa phương, cơ
quan, đơn vị. Chính vì vậy, đội ngũ này đã chủ động nắm bắt, tiếp nhận thông tin và nghiêm túc học tập
và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
b Khó khăn:
Do công tác chuyên môn, thực hiện nhiều nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian, phần nào làm ảnh hưởng đến
công tác học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đảng viên chi bộ.
4 2 Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM
ở cơ quan đơn vị
a Ưu điểm:
Tại cơ quan đơn vị hiện đang công tác, lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động học tập và làm theo tư tường, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thường xuyên tổ chức các lợp tập huần, nghiên cứu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.

Hạn chế:
Việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn của các cấp ủy trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh tuy kịp thời, đầy đủ, nhưng còn chung chung, nặng về hình thức. Tính chủ
động, sáng tạo của đơn vị còn ít, dẫn đến việc triển khai chưa thực sự phù hợp với điều kiện, đặc thù của
địa phương, đơn vị. ột số ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương chưa thật sự quan tâm
chỉ đạo học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình và chưa hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp thực hiện
theo ngành dọc; có nơi còn khoán trắng cho văn phòng cấp ủy, cho cán bộ chuyên trách nên kết quả rất
hạn chế. Việc lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa
phương, đơn vị ở một số nơi chưa tốt.
Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở một số địa phương,
đơn vị kết quả chưa đủ rõ .
Việc xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của
các cấp ủy, tổ chức đảng, của bí thư cấp ủy, người đứng đầu một số địa phương, đơn vị còn lúng túng,
chậm so với yêu cầu; tính tiền phong gương mẫu, tinh thần tự giác của nhiều cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức còn hạn chế. Trong khi đó, vẫn còn những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa
dân, dân chủ hình thức, đoàn kết xuôi chiều, còn nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, đầu tư, tài chính,
trong công tác cán bộ, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Chưa xây dựng được cơ chế để mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
chủ chốt, người đứng đầu.
Phương thức thực hiện, việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh ở đơn vị còn hình thức, nội dung chưa cụ thể, phương pháp chưa phù hợp. Việc đưa
nội dung chuyên đề vào sinh hoạt chi bộ còn lúng túng, vì có nhiều vấn đề lý luận, khó có thể triển khai
trong khoảng thời gian ngắn. Công tác tuyên truyền, giáo dục, mặc dù được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo
hơn, nhưng nội dung, hình thức tuyên truyền vẫn chưa thật phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Các báo, đài
chủ lực tuyên truyền điển hình tiên tiến còn ít, thiếu thuyết phục.
Nguyên nhân:
Năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 chúng ta cùng lúc phải tập trung triển khai nhiều chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
Thời gian thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW chưa nhiều, do đó việc đánh giá kết quả thực hiện chưa thật
đầy đủ, khách quan.
85
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Sự vào cuộc thiếu đồng bộ, chưa tích cực của nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị, nhất là một số cơ
quan ở Trung ương, khu vực quản lý nhà nước, những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý trong thực hiện
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong công tác cán bộ, ph ng, chống tham nhũng
chưa đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế.
ột số cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa thực sự coi đây
là công việc thường xuyên, lâu dài, cần kiên quyết, kiên trì, sát sao lãnh đạo, chỉ đạo. ột bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa thấy hết nghĩa thiết thực và trách nhiệm của bản thân trong việc học và làm theo Bác. Đây
là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm trong thực hiện Chỉ thị.
d Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách lãnh
đạo HCM ở cơ quan đơn vị
Để phát huy những kết quả bước đầu đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW, trong thời gian tới, cần tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và xã hội.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, chú trọng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về ph ng,
chống tham nhũng, lãng phí, gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai
trò của nhân dân, của báo chí, dư luận xã hội trong việc phát hiện, biểu dương nhân rộng các điển hình
tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác; trong phát hiện, đấu tranh với những hành vi tiêu cực, tham nhũng,
lợi ích nhóm, tha hóa quyền lực, lợi dụng uy tín cấp ủy, tổ chức Đảng để thực hiện
đồ cá nhân...
Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Tổ chức học tập chuyên đề năm 2017 và chuyên
đề của các năm tiếp theo bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu nội dung và
phương pháp, kiên trì đưa các chuyên đề vào sinh hoạt định kỳ ở các tổ chức đảng, chi bộ, đoàn thể, cơ
quan, đơn vị, đưa vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Tiếp tục hoàn thiện chu n
mực đạo
đức, xây dựng đạo đức công vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng việc học tập tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Bác trong sinh hoạt chi bộ.
Hằng năm, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên phải
xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo hướng sát thực, đồng thời phải tự giác thực hiện, cuối năm
báo cáo kết quả với chi bộ, cơ quan, đơn vị, coi đây là một trong những tiêu chu n để đánh giá, nhận xét
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm. Khi xây dựng kế hoạch hành động, cần tích hợp kế
hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XII và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW thành một kế hoạch chung
nhưng nội dung phải rõ ràng, đầy đủ, giải pháp cụ thể. Trong tổ chức thực hiện, đề cao tinh thần trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt, trước hết là người đứng đầu. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền,
mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội nên công khai kế hoạch của mình trước tổ
chức, cơ quan, đơn vị. Bí thư các cấp ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp cần công
khai những nội dung trong kế hoạch trên báo, đài địa phương, để cán bộ, nhân dân biết, theo d i, giám
sát và noi theo. Thúc đẩy hình thành thức tự giác, trách nhiệm cá nhân và tình cảm yêu kính Bác ở mỗi
cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cấp ủy tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành đều phải thấm
nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi suy nghĩ và hành động,
đổi mới tác phong làm việc, thật sự dân chủ, khoa học, gần dân, sát dân, “nói đi đôi với làm”.
Ban cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương xác định rõ khâu đột phá, xây
dựng các giải pháp khả thi, các điều kiện bảo đảm, phân công tổ chức, cá nhân thực hiện; đồng thời, phải
có quyết tâm chính trị cao, sáng tạo trong tư duy, quyết liệt trong hành động, tập trung đổi mới phong
86
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
cách, tác phong công tác, gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp với nhân dân; chống bệnh thành
tích, hình thức, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc,
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Phấn đấu tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện
trong tất cả các cấp, các ngành, trọng tâm là các cơ quan Trung ương và khu vực hành chính nhà nước.
Tập trung các lực lượng, phương tiện, phối hợp, kết hợp chặt chẽ các hình thức tuyên truyền phong phú,
đa dạng, thuyết phục, nhân rộng các điển hình tiêu biểu, cách làm hay, hiệu quả; phê phán những cấp ủy,
tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện chưa tốt. Các báo, đài chủ lực của Trung ương và
các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
một cách thường xuyên, liên tục với nội dung, thời lượng, thời gian phát sóng, kênh phát sóng, sao cho
đến với cán bộ, đảng viên, nhân dân được nhanh nhất, nhiều nhất. Nội dung tuyên truyền cần tập trung
vào những điểm mới, các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả, phê phán những cấp ủy, tổ chức
đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện chưa tốt.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm
văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; các hoạt động thông tin đối ngoại liên quan đến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách của Người.
Với những kết quả bước đầu và kinh nghiệm quan trọng đạt được trong việc triển khai học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một năm qua, gắn
với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thời gian tới, các cấp, các ngành cần phấn đấu và nỗ
lực hơn nữa để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; để việc học và làm theo
Bác thấm sâu vào đời sống tinh thần của xã hội, tác động vào tình cảm của mỗi người, khơi gợi được
những yếu tố tích cực, những phẩm chất tốt đẹp, tạo sự lan tỏa trong xã hội, góp phần xây dựng văn hóa
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Liên hệ bản thân
Vài nét về vị trí chức trách công tác của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ quan,
đơn vị:
(tự liện hệ bản thân)
Liên hệ bản thân trong học tập làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức,phong cách HCM
Ưu điểm:
Là một Đảng viên, cán bộ công nhân viên tôi ý thức và quan tâm đến việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích cực tuyên truyền trong gia đình, cơ quan đơn vị việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa ác- ênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người
thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung
thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị;
Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực
hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng quán triệt thực
hiện nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị;
Thường xuyên nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp tại cơ quan
góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Hạn chế:
Do đòi hỏi của công việc cần sự tập cao độ và thời gian nhiều nên vẫn còn ít thời gian để nghiên cứu,
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Việc quán triệt nghĩa và tầm quan trọng
của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp, các ngành chưa thật sự sâu sắc, việc tổ chức thực
hiện chưa đạt yêu cầu. Hình thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm được đổi mới, thời gian
87
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
học tập còn dài, nặng về trang bị những bài học lý luận, thiếu thực tiễn, chưa chú trọng bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức mới, khả năng thực hành, xử lý tình huống và yếu về đào tạo, bồi dưỡng chức danh.
BÀI 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘN CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

I. NGUYÊN TẮC TẬP TRUN DÂN CHỦ


Hiện nay Đảng ta đang hoạt động trong hoàn cảnh môi trường mới rất phức tạp, nó mở ra thời cơ và cả
những thách thức mới hết sức gay gắt, đòi hỏi Đảng ta hơn bao giờ hết phải được củng cố vững mạnh
không những về chính trị, tư tưởng mà cả về tổ chức. Muốn vậy, Đảng phải thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc tập trung dân chủ và cụ thể hóa những nội dung của nguyên tắc này trong sinh hoạt và hoạt động của
Đảng, xem đó là nguyên tắc sống còn của Đảng. Và để hiểu thế nào là nguyên tắc TTDC, trước hết ta
cần hiểu rõ dân chủ là gì và tập trung là như thế nào?
Tập trung: à được tham gia đóng góp kiến nhưng quyết không được trái với quyết của tập thể, không
được phát ngôn lung tung mà không xem xét k yếu tố khách quan, không thể tự do hành động; chống
chủ nghĩa quá trớn ; Đảng viên phải chấp hành nguyên tắc, quyết định của Đảng
Tập trung là th m quyền quyết định của cá nhân người chỉ huy và của cơ quan lãnh đạo dựa trên dân
chủ với sự thống nhất chí hành động chung của tất cả
Quyền gắn liền với cá nhân từng người một và của tập thể của cơ quan lãnh đạo ( ban thường vụ nằm
trong ban chấp hành chi ủy: làm nhiệm vụ giải quyết công việc)
Dân chủ: là sự thống nhất quyền với nghĩa vụ là tự do tranh luận, thảo luận, bàn bạc để tìm ra chân lý,
ra quyết định hợp lý , đúng đắn nhất trong khuôn khổ điều lệ của pháp luật
Để hiện thực hóa 1 quyết định trong hành động phải có chỉ huy, lãnh đạo tập trung Tập trung dân chủ là
một nguyên tắc thống nhất, chứ không phải là sự kết hợp giữa
hai mặt tập trung và dân chủ.Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo lập sự thống nhất về mục tiêu, lý
tưởng, về đường lối, quan điểm, về tổ chức và hành động.
Vậy nguyên tắc TTDC, đây là nguyên tắc cơ bản của ĐCS là nguyên tác quy định mọi công việc của
đảng đều phải đưa cho toàn thể đảng viên bàn bạc, thảo luận 1 cách hoàn toàn dân chủ rồi tập trung
mọi chí và hành động của từng đảng bộ cho đến từng đảng viên trong toàn đảng và các trung tâm lãnh
đạo của từng cấp. Những trung tâm đó không bao giờ là 1 cá nhân mà là 1 tập thể đã được toàn thể đảng
viên trong đảng bộ lựa chọn và bầu cử bằng phiếu kín, không chịu áp lực bất cứ thế lực nào.
Tính tất yếu khách quan của nguyên tắc TTDC
Do sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân của tổ chức ĐCS, do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đòi
hỏi đảng phải hết sức, phải có tổ chức, là tổ chức chặt chẽ, phải là khối đại đoàn kết thống nhất về
chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Kẻ thù luôn tìm tòi tấn công Đảng thực chất là nhằm cho nguyên tắc TTDC không thực hiện được hoặc
thực hiện không đúng.
Vì nguyên tắc TTDC đảm bảo sự thống nhất ý chí của hành động; Nó phát huy sáng kiến và tích cực
sáng tạo của mọi tổ chức đảng và đảng viên
Kinh nghiệm của Cách mạng XHCN trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh và khẳng định luận điểm
này là đúng đắn và là chân lý. Nếu kiên trì nguyên tác thì Đảng mạnh, Cách mạng thành công và ngược
lại
Vai trò của nguyên tắc TTDC
Bảo đảm cho sự thống nhất về tư tưởng và chính trị. Đảng cộng sản xây dựng thành 1 đội ngũ có kỹ luật
chặt ché, có sức chiến đấu cao, phát huy được cao độ tính chủ động, năng động và sáng tạo của đông
đảo cán bộ đảng viên
Nguyên tắc TTDC chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của ĐCS
TTDC là nguyên tắc phân biệt chính đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân với đảng phái
khác.
Nội dung nguyên tắc TTDC Điều 9: Điều lệ Đảng
88
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
đó là:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại
hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai nhiệm kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp
hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp
ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực
thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới
phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu
toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên
trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng
viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại
biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị
quyết của Đảng. Cấp ủy có th m quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng
viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với
nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc TTDC
Để thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra phải theo nguyên tắc TTDC
Tập trung: ý kiến tập thể được tập trung lại về trình độ và trí tuệ từ đó sức mạnh của đảng sẽ tăng lên (
vd: Từng người trong một cuộc họp cá nhân cần đưa ra đóng góp kiến
, mọi người suy xét, trí tuệ được nhân lên trở thành ý kiến đa Trở nên sức mạnh quyền lực tạo ra sự
thống nhất Kết luận thành Nghị quyết ( Dân giác Thống nhất nghị quyết)
Mở rộng dân chủ trên cơ sở tăng cường tập trung dân chủ sẽ trở thành hình thức cô chính phủ nếu
không có tập trung chặt chẽ, kỹ luật nghiêm minh.
Tăng cường tập trung trong đảng trên cơ sở mở rộng dân chủ, quyền tập trung sẽ chỉ là danh nghĩa nếu
không được mở rộng và phát huy dân chủ trong đảng

Bản chất của nguyên tắc TTDC thể hiện ở mối quan hệ tác động qua lại 1 cách biện chứng giữa 2 mặt
tập trung và dân chủ
Hai mặt này không thể tách rời trong 1 tổ chức của Đảng. Nếu lợi dụng tập trung sẽ rơi vào quan liêu,
mệnh lệnh, chuyên quyền độc đoán. Ngược lại, nếu lợi dụng dân chủ sẽ rơi vào tùy tiện vô k luật, vô
chính phủ
Thực trạng thực hiện nguyên tắc TTDC trong đảng
+ Ưu điểm: trang 49-50
Thời gian qua, Đảng ta có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng ở các cấp đã có không khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn .
Các cấp ủy Đảng thực hiện đúng chế độ hàng năm kiểm điểm công tác tự phê bình và phê bình. Đã
kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm k luật Đảng và pháp luật của Nhà nước và bảo đảm sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng .
K luật, k cương trong đảng được giữ vững
Những quyết định lớn được thảo luận rộng rãi
Sinh hoạt đảng nhất là sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được dân chủ cởi mở hơn ( các đảng viên mạnh dạn trình
bày ý kiến)
Công tác cán bộ được thực hiện dân chủ, minh bạch công khai hơn( Công tác
89
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
tổ chức cán bộ, nhất là đánh giá tuyển chọn, bổ nhiệm)
Dân chủ trong đảng có tác động tích cực đến sự đoàn kết thống nhất trong
đảng
+ Khuyết điểm: trang 50-51
Vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất cao trong thực hiện đường lối, chính sách
chủ trưởng của đảng ( Bằng mặt không bằng lòng)
Tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức k luật trong chấp hành và báo cáo không trung thực Một số cấp
ủy tổ chức Đảng thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên
Tình trạng vừa mất dân chủ, dân chủ hình thức, vừa dân chủ cực đoan, vô k luật, tuyệt đối hóa tập thể,
coi nhẹ ý kiến cá nhân hoặc đề cao thiểu số, không chấp hành nghị quyết, truyền bá ý kiến cá nhân trái
nghị quyết.
Nguyên tắc TTDC “ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở nhiều nơi còn hình thức, do không xác định
rõ được cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót không ai chịu nhận trách
nhiệm
Còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nặng nề về tập trung quan liêu, độc đoán thiếu dân chủ hoặc
dân chủ hình thức. Không ít nơi, tập thể chỉ là “bình phong” hợp thức hóa kiến người đứng đầu. Hoặc
có hiện tượng tuyệt đối hoá tập thể coi nhẹ kiến cá nhân, kiến thiểu số, vừa có hiện tượng đề cao thiểu
số, đ cho đảng viên không phải chấp hành nghị quyết, được tự do tuyên truyền kiến cá nhân trái với
nghị quyết của đảng
Trong sinh hoạt của nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng chu n bị không chu đáo, thảo luận qua loa, Nghị quyết
không cụ thể, không tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Dân chủ không đi đôi với k
luật dẫn đến tình trạng k cương lỏng lẻo, nói và làm tùy tiện, chấp hành k luật của Đảng, Nhà nước không
nghiêm. Có nơi lãnh đạo cấp trên có thiếu sót, sai lầm, cấp dưới thường ngại đấu tranh hoặc có đấu tranh
cũng khó được cấp trên tiếp thu sửa chữa nhưng cũng có nơi còn lợi dụng dân chủ để nói xấu, đả kích,
làm mất uy tín, gây nghi ngờ, chia rẽ nôi bộ
+ Nguyên nhân:
Nhiều cán bộ đảng viên chưa nhận thức đúng nguyên tắc TTDC,thậm chí sai lệch về nguyên tắc tập trung
dân chủ, thiếu ý thức tổ chức k luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
TTDC Ở nhiều tổ chức cơ sở đảng nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hoá một cách đầy
đủ, chính xác thành những tiêu chu n, qui định như một cơ chế buộc mọi tổ chức, mọi cán bộ, đảng
viên phải chấp hành.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt tuy có nhận thức đúng về
nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng không gương mẫu hoặc cố tình thực hiện sai lệch nguyên tắc này
Nguyên tắc TTDC “ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở nhiều nơi còn hình thức, do không xác định
rõ được cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót không ai chịu nhận trách
nhiệm
Công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều tổ chức cơ sở đảng bị buông lỏng, việc thi hành k luật đối với những
sai phạm chưa nghiêm túc dẫn đến tình trạng coi thường k cương, k luật, cố tình vi phạm các nguyên
tắc.
+ Các giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong các tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam
hiện nay: Trang 51-52
Bảo đảm cho đường lối chính sách, các nghị quyết cảu đảng, các quy tắc sinh hoạt
của đảng, kế hoạch pháp chế nhà nước được xây dựng xác đán và tiến hành
Trên cơ sở xác định rõ chịu trách nhiệm của tổ chức và của mọi người phân rõ trách nhiệm quản lý của
trung ương và địa phương, cấp trên và cấp dưới giữa tập trung và mở rộng dân chủ
+ Giải pháp cụ thể:
Một là, phát huy dân chủ rộng rãi, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời coi trọng việc giáo
90
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
dục nhiệm vụ, quyền hạn của từng đảng viên và quần chúng. Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê
bình, chế độ thông tin
Hai là, Tăng cường k luật chặt chẽ, nghiêm minh trong đảng. Từng tổ chức đảng và đảng viên chấp hình
nghiêm chỉnh điều lệ, nghị quyết của đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Tăng cường chế độ
kiểm tra giám sát, kiên quyết và kịp thời xử lý các hiện tượng vi phạm
Ba là, Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, không ngừng nâng cao năng
lực và sức chiến đấu của cấp ủy đảng. Đổi mới và xây dựng qui định trình ra nghị quyết
Bốn là, Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị
Tham khảo (Đối với Trung ương:
Phải bảo đảm cho đường lối, chính sách, các nghị quyết, các quy tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kế
hoạch, pháp chế nhà nước được xây dựng sát đúng và được triệt để chấp hành.
Phải trên cơ sở định rõ chế độ, trách nhiệm của tổ chức và của cá nhân, phân rõ trách nhiệm quản lý
giữa Trung ương và địa phương, cơ sở; giữa cấp trên và cấp dưới mà giữ vững tập trung, mở rộng dân
chủ.
Đối với địa phương, cơ sở:
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức nguyên tắc TTDC cho cán bộ, đảng viên, đi đôi phát huy dân
chủ trong Đảng và trong nhân dân. Đồng thời, giáo dục nhiệm vụ, quyền của đảng viên và trách nhiệm
của công dân cho nhân dân.
Tăng cường k luật trong Đảng, làm cơ sở thiết lập k cương trong xã hội. Xử lý kiên quyết, kịp thời cán
bộ, đảng viên vi phạm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành, kịp thời phát hiện, uốn nắn những
sai phạm, lệch lạc.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, không ngừng năng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy.
Đổi mới quy trình ra nghị quyết, thực hiện tốt những nội dung quy định trước và
trong mỗi kỳ họp, để phát huy trí tuệ tập thể.
Xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, trong đó phải giải quyết mối quan hệ của cấp ủy với các tổ chức
trong hệ thống chính trị ở cơ sở (theo Nghị quyết TW4, khóa XI)
Lãnh đạo thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong cả hệ thống chính trị ở cơ sở)
Tóm lại: Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của ĐCS nói chung và ĐCS V Nnói riêng. Sức
mạnh của nó được biểu hiện trực tiếp ở hoạt động của các tổ chức Đảng nhất là tổ chức cộng sản Đảng
và mỗi đảng viên. Bởi vậy, việc thực hiện nguyên tắc này là trách nhiệm của toàn đảng nhưng phải biết
quán triệt và vận dụng 1 cách sáng tạo những nội dung cơ bản của nguyên tắc TTDC trong tổ chức
và hoạt động của mình, tránh rập khuôn máy móc, cứng nhắc trong hoạt động, phải tùy điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể mà vận dụng cho phù hợp
* Từ những khuyết điểm và phân tích được nguyên nhân gây ra những khuyết tr n Đảng ta đã
rút ra được một số kinh nghiệm:
Kiên trì đường lối đổi mới, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; kiên định chủ nghĩa - N, tư
tưởng HCM; kiên định độc lập dân tộc gắn với CNXH
Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức nguyên tắc TTDC,nguyên tắc là thuộc tính bản chất của
Đảng
Dân chủ trong Đảng phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc nguyên tắc TTDC, giữ
vững k luật, k cương; phát huy vai trò TPB và PB.
Chăm lo rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất trí tuệ, năng lực công tác thực tiễn; đồng thời phát huy
dân chủ, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, Mặt
trận và các đoàn thể
NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRON ĐẢNG CỘNG SẢN
91
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Khái niệm: Tự phê bình và phê bình trong ĐCS là hoạt động tự phê bình và phê bình của đảng viên
và tổ chức đảng, diễn ra trong sinh hoạt nội bộ đảng nhằm giáo dục, rèn luyện đảng viên của đảng và
củng cố khối đoàn kết thống nhất trong đảng
Cơ sở lý luận, thực ti n của nguyên tắc tự ph bình và ph bình trong ĐCS : trang 53-56
Xuất phát từ quy luật phát triển của ĐCS
Xuất phát từ vai trò , tác động của tự phê bình và phê bình đối với giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng
viên; củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong đảng
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hoạt động thực tiễn
của ĐCS VN
* Tính chất của tự ph bình và ph bình trong ĐCS : Trang 56
Tính đảng:
. Phải dựa trên cơ sở CN Mác- ênin, cương lĩnh, đường lối chủ trương, chính sách của đảng
. Các biểu hiện lệch lạc, tư cách, tiêu chu n đảng viên
Tính giáo dục: Củng cố đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, tăng cường đoàn
kết thống nhất trong đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng
cao năng lực của cán bộ, đảng viên,..
Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai
. Phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng quy kết cho đồng chí mình
. Phê bình như chữa bệnh cứu người, cho nên phải chân thành, phải thân ái, trên tình đồng chí, không
dùng từ mỉa mai, cải vã vi phạm nhân phẩm cảu cán bộ, đảng viên.
. Công khai nói rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình và của đồng chí mình, phân tích, xem xét, đánh giá
mọi công việc ủa tổ chức đảng trước mặt cán bộ đảng viên và tiến hành trong tổ chức đảng. Không nói
xấu sau lưng đó là việc làm không sáng.
Nội dung tự phê bình và phê bình: Trang 58-59
+ Đối với tổ chức đảng cần tập trung:
Nhận thức và chấp hành về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
Chấp hành nguyên tác TTDC
Quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu
cực
+ Đối với đảng viên cần tập trung
Tư tưởng, chính trị và việc chấp hành chủ trươngm đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước
Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao
Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực
Giữ gìn đoàn kết trong đảng, giữa đảng với quần chúng nhân dân và thái độ phục vụ nhân dân
Vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường lối chủ trương của đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước, qui định của chính quyền địa phương và đơn vị
Hình thức tự phê bình và phê bình: Trang 59
Tự phê bình và phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới phê bình cấp trên
Cán bộ đảng viên phê bình cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức cơ quan, đơn vị và phê bình cùng
cấp,...
Được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản trong các hội nghị chi bộ, đảng bộ, đại hội đảng các cấp, các
đợt sinh hoạt chính trị tập trung, các báo cáo; Qua các phương tiện thông tin đại chúng,..
Phương pháp Tự phê bình và phê bình
Phương pháp tự phê bình và phê bình phải cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức
tiến hành.
Trong phương pháp Tự phê bình và phê bình hiện nay cần chú ý:
. Quán triệt rõ mục đích, nghĩa của tự phê bình và phê bình trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội
92
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
bộ đảng cho tất cả cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng
. Cá nhân, tổ chức tự giác, nghiêm túc tự phê bình trước tập thể đảng viên
. Tập thể tổ chức đảng tham gia đóng góp kiến cho cá nhân và tổ chức, kết luận những ưu điểm và
khuyết điểm của đối tượng tự phê bình
. Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên gợi ý bằng văn bản ( hoặc cán bộ xuống dự trực tiếp) cho cấp dưới những
vấn đề cần làm rõ trong Tự phê bình và phê bình
. Tự phê bình và phê bình từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên
. Kế hợp chặt chẽ phê bình với tự phê bình; Tự phê bình và phê bình với sửa chữa khuyết điểm
. Phê bình phải đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để người được phê bình dễ tiếp thu, sửa chữa
Thực trạng thực hiện nguyên tắc Tự ph bình và ph bình trong đảng hiện
nay:
+ Ưu điểm: Trang 61 – 62
Mỗi khi phát hiện có sai lầm Đảng đều công khai thừa nhận sai lầm và đề ra biện
pháp sửa chữa.
Từ sau Đại hội VI, việc tự phê bình và phê bình đã được nhiều cấp ủy, tổ chức đảng coi trọng, duy trì
đều đặn, thực hiện nghiêm túc và thu được kết quả.
Hàng năm, các cấp ủy đều tiến hành các đợt tự phê bình và phê bình kết hợp với việc phân loại tổ chức
cơ sở đảng và đảng viên, tổng kết cuối năm và xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt động
Nhiều cấp ủy đảng thực hiện tốt hơn chế độ kiểm điểm công tác tự phê bình và phê
bình.

93
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

+ Khuyết điểm: Trang62


Việc tự phê bình và phê bình trong Đảng vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế, chất
lượng thấp. Tình trạng phổ biến thường diễn ra trong khi phê bình là nể nang, né tránh. Nhiều trường hợp,
phê bình không chỉ rõ những sai lầm khuyết điểm, không tập trung vào những vấn đề chủ yếu thuộc chức
trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc mà thường tập trung vào những điểm
thứ yếu về cá tính, thói quen.
- Tình hạng lợi dụng phê bình, biến phê bính thanh những cuộc tranh cãi, nặng lời với nhau, vi phạm
nhân phẩm và biên thành cuộc trả thù cá nhân, V.V..còn xảy ra ở nhiều nơi.
- Các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng gần đây đều
chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chưa góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy
lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
* Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay
Nhận thức sâu sắc về vại trò và tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng; xác định đúng nội
dung, lựa chọn đúng hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình.
Tăng cường mở rộng dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh việc học tập nâng cao trình độ
lý luận chính trị, trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện tốt dân chủ trong nội bộ Đảng để nang cao chất lượng tự phê bình và phê bình phải đi liền
với việc tăng cường sự lãnh đạo tập trung, giữ nghiêm k luật.
Thực hiện nghiêm chế độ, quy định về tự phê bình và phê bình, coi trọng việc gương mẫu tự phê bình
của cán bộ chủ chốt và ván bộ cấp trên, đưa tự phê bình và phê
bình thành nền nếp thường xuyên.
Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu tự phê bình và thiếp thu phê bình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt
nếu có khuyết điểm, sau khi tự phê bình và được cấp dưới phê bình cần định rõ thời gian khắc phục.
Đối với từng đảng viên cần thực hiện nghiêm túc các quy định về tự phê bình và phê bình, chủ động
thực hiện quyền được phê bình và chất vấn trong phạm vi tổ chức về hoạt động của tổ chức đảng và
đảng viên ở mọi cấp, khắc phục tâm lý ngại tự phê bình và phê bình, né tránh, lựa chiều khi phê bình
người khác, nhất là khi phê bình cán bộ chủ chốt và cán bộ cấp trên.
- Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cho nhân dân phê bình cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng; kết hợp
chặt chẽ tự phê bình và phê bình trong Đảng với phê bình của nhân dân.
Kết hợp tự phê bình và phê bình với công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh
những cán bộ, đảng viên vi phạm sau khi tự phê bình và phê bình.
Đấu tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có thái độ và hành động không đúng
đối với người phê bình thẳng thắn; xử lý kiên quyết, thích đáng những người lợi dụng phê bình để vu
khống, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ và trả thùcá nhân
- Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên để tự phê bình và phê bình đạt chất lượng, nhất là với
những tổ chức đảng yếu kém, nội bộ có nhiều vấn đề phức tạp là việc lớn và khó
* Giải pháp nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong chị bộ hiện nay.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cần tăng cường tuyên truyền, giảo dục cho cán bộ,
đảng viên nâng cao nhận thức về tự phê bình và phê bình bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực.
Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh các quy chế, quy định, chế độ công tác lề lối làm việc của chi
bộ, của đơn vị làm cơ sở cho tự phê bình và phê bình.
Đưa chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ thành nề nếp thường
xuyên, theo định kỳ, không làm qua loa, chiêu lệ, hình thức.
Việc chấp hành chế độ tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt đảng nhằm giúp cho cấp
ủy và chi bộ sớm phát hiện những ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ, đảng viên để kịp thời phát huy
ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; rèn luyện tinh thần dân chủ, tính tự giác, ý thức trách nhiệm trước lời
nói và việc làm của đảng viên.
94
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt trong tự phê bình và phê bình.
Cán bộ, đảng viên giữ cương vị càng cao càng phải nghiêm khắc tự phê bình; cấp trên phải gương mẫu
tự phê bình trước cấp dưới, cấp dưới phải mạnh dạn phê bình cấp trên, tồ chức đảng và đảng viên phải
lắng nghe ý kiến phê bình của quần chúng. Định kỳ chi bộ cần tổ chức cho đảng viên góp ý kiên phê
bình các cán bộ chủ chốt, những ý kiến đúng phái tiếp thu và kiên quyết sữa chữa khuyết điểm, những ý
kiến không đúng phải giải thích cho các đảng viên trong chi bộ hiểu.
Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ.
Bí thư hoặc cấp ủy chủ trì hội nghị cần điêu hành sinh hoạt đúng trọng tâm, không chỉ biết lắng nghe mà
còn biết khơi gợi vấn đề, phát hiện và kết luận vấn đề một cách chính xác, khắc phục tình trạng kết
luận chung chung, chỉ nhằm dung hòa các ý kiến.
Có thái độ tiếp thu phê bình đủng đắn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, do những tác động chủ quan hoặc khách quan có thể làm
mỗi người chưa hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, thậm chí mắc sai lầm, khuyết điểm, nhưng khi phê
bình, góp cần phải xem xét sự việc còn trọng, bình tĩnh. Có nhừng người rât sợ bị phê bình, họ “tự cho
mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. ười biếng học hỏi, lười biếng suy nghĩ’. Nếu có nghe cũng chỉ
qua loa, để
ngoài tai hoặc tiêu cực hơn là có thái độ hẹp hòi, thù hằn đối với người phê bình mình. Đây là khó khăn
đối với người muôn tích cực góp phê bình cho đồng nghiệp, đồng chí.Điêu này nói thì dễ nhưng làm
rất khó. Khó vì mỗi con người đều có cái tôi, lòng tự ái, không dễ thừa nhận cái sai, cái dốt, cáikém của
mình, chỉ sợ mất thể diện, mất uy tín... Ở dây cần phái khắc phục cái tôi để tự chiến thắng bản thân, cần
nhận thức phê bình là một cử chỉ văn hóa, vì lợi ích chung, sự nghiệp chung. Thành thật với mình, thành
thật với người, đó chính là ,nhân cách, là trách nhiệm của con người nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên
nói riêng
NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT TRON ĐẢNG CỘNG SẢN
* Khái niệm đoàn kết trong đảng
Theo quan điểm của V.I. ênin, đoàn kết trong đảng là: Có sự cùng nhau thảo luận dân chủ về công việc
của đảng và được phản ánh trong các nghị quyết được đa số thông qua và trung thực chấp hành nghị
quyết đó. Trong đảng không có tình trạng phân chia thành những bộ phận không tín nhiệm nhau không
muốn công tác cùng nhau.Trong đảng không có những mầm mống nảy sinh một tổ chức mới làm phân
liệt đảng không có những tập đoàn có cương lĩnh, kế hoạch hành động riêng.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần bàn về đoàn kết trong Đảng và thường nhấn mạnh, đoàn kết trong Đảng có
nghĩa là trong Đảng không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; Đảng tuy nhiều người nhưng
khi tiến đánh chỉ như một người; trong Đảng không có tình hạng kèn cựa địa vị, nói xấu lẫn nhau
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra đoàn kết trong Đảng “Đó là sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thống nhất chí và hành động dựa trên đường lối cách mạng đúng đắn và những nguyên tắc tổ chức
của đảng vô sản.
* Cơ sở của đoàn kết thống nhất trong đảng cộng sản
Đường lối chính sách đúng đắn của đảng là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng đoàn kết thống nhất
trong đảng. Đảng ta khẳng định: “Cơ sở của truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng là đường lối,
chính sách đúng đắn”. Điều lệ Đảng hiện nay ghi rõ : “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất chí và
hành động... đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng”1
Đoàn kết trong đảng cộng sản còn được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của
Đảng và tình cảm cách mạng, tình đồng chí của người cộng sản.
* Cơsở lý luận, thực ti n của nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong đảng cộng sản
+Xuất phát từ bản chất và yêu cầu nhiệm vụ của đảng cộng sản
. Đảng là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân..
. Đoàn kết thống nhất còn xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ rất nặng nề của đảng cộng sản, đòi hỏi phải
có sức mạnh thống nhất của toàn đảng mới có thể thực hiện.
95
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
+ Xuất phát từ vai trò của đoàn kết thống nhất
. V.I. ênin đã chỉ ra : “Vũ khí mạnh nhất của giai cấp vô sản để đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa là sự thống nhất của mìn”. Khi sự đoàn kết thống nhất bị phá vỡ sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho
Đảng.
. Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất là nguồn gốc của sức mạnh, là then chốt của thành công.
Người chỉ ra : “Đoàn kết là một lực lượng vô địch” và khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.

* Thực trạng đoàn kết thống nhất trong Đảng


+ Ưu điểm: Trang 67
Tại Đại hội III, Đảng khẳng định: “Đảng ta có truyền thống đoàn kết thống nhất tốt đẹp”3. Nhờ giữ vững
và phát huy tốt truyền thống đoàn kết, thống nhất nên Đảng đã có được sức mạnh to lớn, đồng thời đã
xây dựng, phát huy được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc, huy động được sức mạnh đoàn kết
quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành những thắng lợi to lớn, có nghĩa lịch sử, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ừong cả nước, đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ Đảng đứng trước thách thức quyết liệt chưa từng có, song nhìn chung
Đảng vẫn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường đoàn kết toàn dân,
phát huy tốt bài học kinh nghiệm về xây dựngvà phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất của Đảng
trong điều kiện lịch sử mới.
+ Khuyết điểm: trang 68-69
Tình trạng mất đoàn kết trong các tổ chức đảng chưa được ngăn chặn một cách căn bản. Đại hội vn của
Đảng đánh giá: “Tình trạng mất đoàn kết nội bộ xảy ra trong nhiều tổ chức đảng”Tình trạng đó “ở một
số tổ chức đảng còn nặng nề” “không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng”. Đại hội IX chỉ ra: “ ột
số nơi vẫn còn tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thiếu tình đồng chí chân thành, sự thông cảm, giúp đỡ
nhau”
Hội nghị Trung ương 9 khóa IX còn chỉ rõ một biểu hiện rất nguy hiểm của đoàn kết thống nhất trong
Đảng là tình trạng đoàn kết xuôi chiều, tác hại của nó không kém tình trạng mất đoàn kết: “ ột số nơi còn
tiềm n nguy cơ mất đoàn kết, không thể xem thường; bên cạnh đó không ít tổ chức đảng có biểu hiện
đoàn kết xuôi chiều”
* Những giải pháp chủ yếu tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay:
trang 69 -70
Xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, bởi đây
là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng đoàn két thống nhất trong Đảng.
-Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ,
tự phê bình và phê bình.
Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, chăm lo củng cố tình đồng chí trong Đảng, chống chủ nghĩa
cá nhân.
Bố trí đứng người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể. Mất đoàn kết thường xảy ra giữa
các cán bộ chủ chốt hoặc xảy ra do người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền không đủ khả năng
xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất
Xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc. Quy chế làm việc là công cụ lãnh đạo quản lý , là cơ sở
bảo đảm sự thống nhất hoạt động của các thành viên trong tổ chức; là văn bản pháp lý để giải quyết mối
quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Phát hiện sớm và tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết cần tăng cường công tác kiểm tra
giám sát phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết xác định đúng nguyên nhân và tập trung chỉ đạo giải
quyết dứt điểm.Xử lý nghiêm những người gây ra mất đoàn kết
* Liên hệ thực tế đơn vị (Chi bộ) về thực hiện nguyên tắc đoàn kết,thống nhất trong Đảng
Để giữ gìn củng cố đoàn kết thống nhất trong chi bộ nơi tôi công tác đã thực hiện tốt các biện
96
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
pháp sau:
1. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng,coi trọng rèn luyện đạo đức cách mạng, bồi
dưỡng tinh yêu thương đồng chí, tôn trọng lẫn nhau cho cán bộ, đảng viên trong chi bộ được đặt lên
nhiệm vụ hàng đầu trong Nghị quyết hàng năm của Chi bộ và có sơ kết, đánh giá hàng tháng, hàng năm.
Ví dụ: Trong năm 2018, Chi bộ tổ chức chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức , trong đó có nội dung về xây dựng tinh đoàn kết, thống nhất trong
chi bộ
2 Đảng viên trong chi bộ có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, thăm hỏi nhau ân cần, chu đáo khi
có hữu sự.
Chi bộ đã chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chẳng hạn. Trong phần tự phê bình và phê
bình: việc góp ý kiến về những hạn chế, khuyết điểm của đồng chí trong chi bộ được thực hiện nghiêm
túc. Để giữ gìn sự đoàn kết trong chi bộ, nguyên tắc được thực hiện khi phê bình là “phê bình việc chứ
không phê bình người”.Phê bình qua công việc để đồng chí mình nhận ra được hạn chế mà sửa chữa
không tái phạm. Kịp thời biểu dương những đảng viên gương mẫuvà giúp giáo dục, xử lý những đảng viên
còn thiếu sót khuyết điểm, vi phạm để chi bộ thực sự là nơi quản lý, giáo dục, đào tạo, rèn luyện và sàng
lọc đội ngũ đảng viên.
Chi bộ, chi ủy và đảng viên hàng tháng đều có hoạt động tự phê bình và phê bình. Đồng chí bíthư
gương mẫu tự phê bình và tiếp thu phê bình, xây dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ, đoàn kết trong
chi bộ và đơn vị.
Chi bộ tôn trọng quyền của đảng viên như được thảo luận thẳng thắn các vấn đề về đường lối, chính
sách của Đảng; quyền được phê bình, chất vấn trong phạm vi tổ chức của đảng viên ở mọi cấp; quyền
được thông tin, được bảo lưu ý kiến của mình như Điều lệ Đảng đã quy định.
Chăm lo xây dựng chi ủy trong sạch, vững mạnh, đảm bảo hạt nhân trung tâm đoàn kết chi bộ.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này có những lúc chưa hiệu quả.
Một số đồng chí trong Chi bộ chưa thật sự đi đầu trong các hoạt động, có biểu hiện tị nạnh, kèn cựa
trong công việc.
Trong nhận xét, góp cho đồng chí đôi khi phát biểu không khéo léo tạo nên
mối quan hệ căng thẳng, để cấp ủy phải mời giải quyết.
3. ..................
* Giải pháp của chi bộ trong thời gian tới:
Một là, Chi bộ thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, nêu cao tính
đảng cho cán bộ, đảng viên, luôn tạo sự đồng thuận, góp phần củng cố, xây dựng khối đoàn kết.
Hai là, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình gắn với phát huy dân chủ trong Đảng là một giải
pháp căn bản để tăng cường khối đoàn kêt thống nhất trong Đảng.
Ba là, chi bộ tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định, xác định quyền hạn, trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân liên quan.Đây là một trong những giải pháp để khắc phục thái độ bàng quan,
vô trách nhiệm, thành tích là của cá nhân, khuyêt điểm đều là của tập thể.
Bốn là, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội.Chống chủ nghĩa cá nhân không chỉ
góp phần củng cố khối đại đoàn kết mà còn làm tốt công tác bảo vệ Đảng trong điều kiện hiện nay.
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của tổ chức Đảng cấp trên, nhất là chủ động phát hiện
sớm những biểu hiện mất đoàn kết để giáo dục, ngăn chặn kịp thời; không để vụ việc còn manh nha trở
thành mât đoàn kết nghiêm trọng. Đặc biệt, phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm những mâu thuẫn
trong chi bộ và có biện pháp giải quyết thỏa đáng.
BÀI 3: NỘ DUN VÀ PHƯƠN THỨC Lãnh ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRON Đ ỀU KIỆN
ĐẢNG CẦM QUYỀN

1. Khái niệm Đảng Cộng sản cầm quyền:


Là thuật ngữ phản ảnh thời kỳ đảng lãnh đạo cách mạng thắng lợi, chính quyền thuộc về giai cấp công
97
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
nhân và nhân dân lao động, đảng trở thành đảng cầm quyền, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước, bảo
vệ và sử dụng hiệu quả bộ máy nhà nước cho mục tiêu xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội.
2. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền:
Trong hệ thống chính trị, đảng đóng vai trò là hạt nhân lãnh đạo. Do đó, đảng phải xác định rõ nội dung
và phương thức hoạt động.
2.1Nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền:
Xây dựng chủ trương đường lối
Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực như kinh tế,
văn hóa, xã hội, khoa học, an ninh, quốc phòng Đây được coi là những quan điểm, nguyên tắc, tư
tưởng chỉ đạo của đảng để nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị vận dụng, thể chế hóa
thành hiến pháp, pháp luật, chính sách sách, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác và
tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức.
Đảng tôn trọng tính độc lập, sáng tạo và quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Lãnh đạo xây dựng nhà nước
Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu quả, thực
sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chăm lo xây dựng và củng cố các đoàn thể nhân dân, đủ sức
tập hợp được rộng rãi quần chúng nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội
Sự lãnh đạo của đảng thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, nguyên tắc , tư tưởng chỉ đạo xây dựng tở
chức và hoạt động của các tổ chức, giúp đỡ các tổ chức này xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ
trong từng thời kỳ
Đảng không can thiệp vào công việc cụ thể, quy tắc, quy chế hoạt động của các thành viên khác trong
hệ thống chính trị
Lãnh đạo công tác cán bộ
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị
Nội dung lãnh đạo của đảng thể hiện ở việc đảng đề ra các quan điểm, chủ trương về công tác cán bộ từ
khâuđào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá, sử dụng, luân chuyển cán bộ,
Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ và trức tiếp bố trí, quản lý cán bộ của các tổ chức đảng
trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân
Kiểm tra giám sát đối với nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị
Nội dung kiểm tra, giám sát của Đảng chủ yếu tập trung vào việc quán triệt và tổ chức thực hiện các quan
điểm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, việc chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm trước
nhân dân.
Đảng vừa trực tiếp kiểm tra giám sát, vừa tổ chức phối kết hợp hoạt động kiểm tra giám sát của cả hệ
thống kiểm tra giám sát của Đảng, thanh tra nhà nước, kiểm tra giám sát của các đoàn thể nhân dân.
3 Phương thức lãnh đạo:
3.1 Lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, chủ trương đường lối
Đảng xây dựng các cương lĩnh chính trị, đường lối, quan điểm, chủ trương, các nghị quyết có tính nguyên
tắc nhằm giải quyết các vấn đề lớn có nghĩa chính trị quan trọng.
Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua phương thức này, làm cho hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương, nghị
quyết của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật và chính sách.Mọi hoạt động của nhà nước phải thể
hiện được đường lối, chính trị của Đảng.
Bằng các chủ trương, nghị quyết, quan điểm được Đảng xây dựng, nhà nước sẽ thể chế hóa thành các kế
hoạch chương trình hành động. Ví dụ: Chương trình phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm; Kế hoạch
kinh tế xã hội hằng năm; Kế hoạch phát triển từng ngành, từng vùng,
Đảng lãnh đạo mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội bằng chính việc hoạch định được đường lối,
chủ trương, quyết định, định hướng cho phong trào hoạt động của mặt trận và các tổ chức chính trị - xã
98
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
hội.
Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt, không bao biện làm thay, nhất là không can thiệp tùy tiện vào các
hoạt động của chính quyền, đoàn thể, không trái với pháp luật.
3 2 Lãnh đạo bằng tuyên truyền, vận động, thuyết phục
Đảng lãnh đạo nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị bằng công tác tư tưởng, bằng các phương
thức giáo dục, thuyết phục đối với mọi Đảng viên và nhân dân trong thực hiện đúng theo cương lĩnh,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; làm cho chủ trương, chính sách, chương
trình, kế hoạch, mục tiêu hoạt động của nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị được phổ biến
rộng rãi trong nhân dân làm cho mọi người hiểu đúng, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành một cách có hiểu
quả.
Thông qua việc sinh hoạt và hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên trong
hệ thống chính trị, Đảng luôn giáo dục, thuyết phục từng cán bộ, Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ chính
trị, đồng thời nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng tình cảm, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống
lành mạnh, Đảm bảo sự đồng thuận trong xã hội, sự tin tưởng của nhân dân, sự tiền phong gương mẫu
của Đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
3 3 Lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bô và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của
Đảng viên
Đảng đề ra đường lối về công tác cán bộ và thống nhất quản lý cán bộ, đồng thời tôn trọng quyền hạn,
trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức. Đảng giới thiệu và tạo mọi điều kiện cần thiết để những cán
bộ, Đảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị vững vàng được giữ những vị trí quan trọng,
chủ chốt trong cơ quan nhà nước và các tổ
chức của hệ thống chính trị. Các tổ chức và đội ngũ cán bộ chủ chốt này chịu trách nhiệm trước Đảng
về việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các nghị quyết cụ thể, thành các văn bản pháp
quy, thành kế hoạch, chỉ tiêu, chính sách cụ thể.
Đảng lãnh đạo nhà nước và các tổ chức của hệ thống chính trị bằng việc nắm chắt và thường xuyên rà
soát, kiện toàn bộ máy tổ chức của Đảng và của cả hệ thống chính trị; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu bộ máy, từ đó bố trí tổ chức Đảng, cán bộ Đảng viên phù hợp với mô hình, tổ chức,
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, hầu hết Đảng viên của Đang được phân công lãnh đạo, quản lý trong
các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, bởi vậy, phát huy tính tiền phong gương mẫu của
Đảng viên hoạt động trong hệ thống chính trị, tự nó đã tạo nên sức mạnh không lời to lớn để lãnh đạo
nhà nước và xã hội tuân theo sự lãnh đạo của Đảng.
3 4 Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát
Đảng lãnh đạo nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực của xã hội bằng việc thường
xuyên kiểm tra, giám sát, các tổ chức Đảng và Đảng viên như:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, chức năng của các tổ chức này tiến hành thanh tra, kiểm soát, kiểm tra
các hoạt động của cả tổ chức và cán bộ, Đảng viên, công chức đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc
của Đảng.
+ Xây dựng chương trình và triển khai thực hiện công tác giám sát thường xuyên và đột xuất đối với các
tổ chức Đảng và Đảng viên.
3 5 Lãnh đạo bằng phát huy vai trò của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng đất
nước
Ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong hệ thống chính trị của mình, đều xây dựng thiết chế
tổ chức nhằm tập hợp các lực lượng xã hội đoàn kết xung quanh hạt nhân lãnh đạo chính trị để xây dựng
đất nước, thiết chế ấy là Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam, Chính hiệp ở Trung Quốc,
Để lãnh đạo nhà nước và xã hội có hiệu lực, hiệu quả Đảng cộng sản cần phải lãnh đạo các tổ chức chính
trị - xã hội phát huy vai trò làm chủ của nhân dân: đó là việc tôn trọng và phát huy vai trò của các tổ chức
quần chúng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; là việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức quần chúng hoạt động, khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo của quần chúng.
99
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải trở thành lực lượng tham mưu, nồng cốt trong
việc nắm bắt dư luận xã hội, phát huy dân chủ. Đảng tạo điều kiện cho mặt trận và các tổ chức đoàn thể
tăng thêm tính tự chủ, năng động, sáng tạo hơn trong hoạt động để gần dân, sát dân hơn; phát huy vai
trò của người có uy tín trong cộng đồng.
- Động viên, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể nhân dân và nhân dân tham gia thực hiện việc giám
sát, phản biện xã hội đối với mọi hoạt động của tổ chức Đảng, cán bộ, công chức một cách có chất
lượng, hiệu quả.

Phần 2 bài 1 học thuyết mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Những nguyên
lý Đảng kiểu mới của Lênin
Gồm có 8 nguyên lý
Một chủ nghĩa ác là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng cộng sản
2 Đảng Cộng Sản là đội Tiên Phong Chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất cách
mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng
Bốn đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch của Đảng tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển
của Đảng
Năm gắn bó mật thiết với nhân dân đấu tranh kiên quyết ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu
bảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân nhân dân lao động vào Đảng kịp thời đưa những
người không đủ tiêu chu n Đảng viên ra khỏi Đảng
khi có chính quyền Đảng là hạt nhân lãnh đạo chuyên chính vô sản và là một bộ phận của hệ thống đó
tính quốc tế của Đảng cộng sản
Nguyên lý thứ 6 Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân nhân dân lao động vào Đảng
kịp thời đưa những người không đủ tiêu chu n đảng viên ra khỏi Đảng
Một khái niệm đảng viên
Copy tài liệu ôn lớp 6 8 trang 73 74
Liên hệ cơ quan đơn vị công tác
Trong thời gian qua hầu hết các tổ chức cơ sở Đảng nghiêm túc chọn những người ưu tú lựa chọn Những
người đứng vào Đảng
Số lượng Đảng viên ngày càng lớn mạnh chất lượng ngày càng phát triển tiêm phòng trong tất cả các
lĩnh vực chính trị chuyên môn
Tuy nhiên trong công tác phát triển Đảng vẫn còn một vài hạn chế do cơ chế thị trường chính sách cán
bộ có rất nhiều người tìm mọi cách để được đứng vào hàng ngũ của Đảng để mưu cầu lợi ích cá nhân
Chính sách cán bộ để được quy hoạch bổ nhiệm vào các chức vụ trong các cơ quan phải là Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam
Một số người khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng buông xuôi chuyên môn không làm việc khi là quần
chúng rất cố gắng năng nổ để được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng
Phần 2 bài 1 câu 2 tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Tài liệu ôn thi tốt nghiệp k68 trang 76
77 78
Bổ sung câu 1 phần 2 bài 1
Lãnh đạo một số vụ án lớn Đinh a Thăng và Trịnh Xuân Khanh vụ án cố ý làm trái quy định của nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản nhà nước
Ông Phan Văn Anh Vũ tức Vũng ôm về tội cố ý làm lộ tài liệu bí mật của nhà nước trong việc mua bán
các nhà đất công tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác
Cựu thượng tá quân đội ông Đinh Ngọc Thủy Lợi dụng chức quyền hạn trong thi hành công vụ và sử
dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức
Ông Phan Văn Vĩnh trong vụ án đánh bạc nghìn t quy mô đánh bạc xảy ra trên không gian mạng không
chỉ có trên phạm vi cả nước mà còn có cả quốc tế
100
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
KHỐI KIẾN THỨC THỨ NHẤT PHẦN 1 CHẤM 2
Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Về độc lập dân tộc tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định
Độc lập dân tộc là một nền độc lập thực sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh một dân tộc được gọi là độc
lập thực sự thì các quyền dân tộc cơ bản phải được đảm bảo dân tộc đó phải có quyền tự quyết trên
tất cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại
Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc
Độc lập dân tộc phải gắn liền với hòa Bình đó là sự thống nhất độc lập dân tộc là sự toàn việc lãnh
thổ lãnh hải
Độc lập dân tộc phải đi tới tự do hạnh phúc của nhân dân
Sự trao đổi hợp tác kinh tế văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau
bình đẳng và cùng có lợi vì một thế giới không có chiến tranh không có sự hoàn thành cái ác của những
sự tàn bạo và bất công bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc
Như vậy Theo Hồ Chí Minh để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ nghĩa xã hội Đó là
quy luật của thời đại đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc lập tự do ấm no hạnh phúc
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất quan điểm chung của chủ nghĩa mác-lênin về cái đặc trưng nhất cái bản chất của chủ nghĩa
xã hội là phải xác lập được chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
Thứ hai về quan điểm chung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Xét về mặt tổng quát Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa xã hội là một xã hội hoàn chỉnh tiến tới giải
phóng con người một cách triệt để không có áp bức bóc lột bất công
Người đưa ra trên từng mặt của đời sống xã hội
Về kinh tế người quan niệm chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nền kinh
tế đó phải tuân thủ quan hệ phân phối theo nguyên tắc bình đẳng
Về kinh tế xây dựng một chế độ do nhân dân lao động làm chủ
Đề văn hóa phải nâng cao dân trí hướng tới xây dựng một xã hội bình đẳng tiến bộ Công Bằng
Người đưa quan niệm bằng cách xác định mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho nhân dân
Người người xác định động lực xây dựng Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của toàn dân do Đảng Cộng
Sản lãnh đạo
Phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc
trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu động lực của chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
Cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa ác ênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại tư tưởng hồ chí minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi là
sản phẩm tinh thần to lớn của dân tộc ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ nghĩa xã hội kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải nắm vững
mối cảnh mới của thế giới có nhiều yếu tố tác động tới quá trình thực hiện mục tiêu
Vậy mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội như thế nào của Hồ Chí Minh về bản chất
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mục tiêu động lực của chủ nghĩa xã hội là gì chúng ta hãy cùng nhau làm
rõ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Một là độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp trước hết của cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa hai giai đoạn ấy gắn bó chặt chẽ với nhau
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến lược chống Thực dân xâm lược và chống
địa chủ phong kiến nhiệm vụ dân tộc và dân chủ quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó nhiệm vụ giải phóng
101
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
dân tộc đặt lên trên hết trước hết nhiệm vụ dân chủ cần thực hiện từng bước và phải phục tùng sự nghiệp
giải phóng dân tộc tư tưởng trên đây được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét trong cương lĩnh đầu tiên của
Đảng năm 1930 và người nhấn mạnh tại hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 8 khóa 11 tháng 5
năm 1941
Hay là độc lập dân tộc là tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung độc lập dân chủ không phải bất kỳ
độc lập dân tộc nào cũng tạo cơ hội tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội I Theo Hồ Chí Minh để tạo
cơ sở tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân phải được thực hiện một cách triệt để đến nơi đó là một nền độc lập thực sự độc
lập hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ Lực lượng nào cả về đối nội lẫn đối ngoại
tiền đề về chính trị xây dựng được nhà nước dân chủ của nhân dân thành lập được mặt trận Mặt trận
Dân tộc rộng rãi
Tiền đề về kinh tế bước đầu hình thành đường lối kinh tế từng bước xây dựng đường lối kinh tế tổ
chức xã hội chủ nghĩa
Tiền đề về văn hóa xã hội hướng tới mục tiêu giải phóng con người xây dựng một xã hội bình đẳng
tiến bộ
Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán sự lệ thuộc về mọi mặt của những chính quyền do thực dân cũ và mới
lập nên ở Việt Nam người gọi đó là độc lập Giả hiệu độc lập kiểu Mỹ để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi
độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do hạnh phúc của nhân dân theo Hồ Chí Minh nếu Nước được độc
lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập chẳng có nghĩa gì
Ba là chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc
Chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất có thể giải phóng triệt để con người khỏi thân phận nô lệ bất
công xã hội bất bình đẳng giai cấp đói nghèo và ngu dốt
Giải phóng triệt để con người đem lại hạnh phúc cho toàn dân Liên hệ giai đoạn hiện nay
Thực tế cho thấy độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội
là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc không giành được độc lập dân tộc thì không có điều
kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác gắn liền độc
lập dân tộc với tự do bình đẳng hạnh phúc của nhân dân do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã
hội chủ nghĩa chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ Thắng
Lợi này đến thắng lợi khác viết nên lịch sử Việt Nam anh hùng với những mốc son chói loại cách mạng
tháng Tám năm 1945 chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và
đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội tư tưởng đúng đắn ăn hợp quy luật hợp lòng dân đó đã được Đảng
quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng đặc biệt là trong quá trình đổi mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 tháng 4 năm 2001 đại hội đầu tiên của thế k thứ 21 Đại hội của dân
chủ trí tuệ đoàn kết và đổi mới đã tiếp tục khẳng định trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa
ác ênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như vậy mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội trên thực tế đã trở thành dòng chủ lưu là tư tưởng xuyên suốt được quán triệt và đề cao trong
sự nghiệp đổi mới mà toàn dân ta đang tiến hành
Chính nhờ sự kiên định đầy quyết tâm đó cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng mà nhân dân ta đã
đứng vững và tiếp tục kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong khi Liên Xô và các nước Chủ nghĩa Xã
hội ở Đông Âu đã lâm vào thoái trào tan rã tạo cơ sở khẳng định vị thế và sức mạnh của cách mạng Việt
Nam trên trường quốc tế niềm tin đối với Đảng trong lòng nhân dân ngày càng được củng cố tăng cường
tạo đà cho sự phát triển mạnh cao hơn triệt để hơn của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là tư tưởng xuyên suốt được quán triệt và đề cao
trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đang tiến hành tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay trước tình hình
nhiều vấn đề xã hội bức xúc nhưng chưa được giải quyết tốt nhưng tình trạng thiếu việc làm tệ nạn xã hội
102
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
ngày càng gia tăng sự khó khăn về đời sống của một bộ phận phân Nhân dân 4 nguy cơ mà Đảng ta
cảnh báo là lệch hướng xã hội chủ nghĩa tụt hậu xa hơn về kinh tế diễn biến hòa bình và tình trạng tham
nhũng quan liêu của bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên vẫn còn tồn tại và phức tạp thì mục tiêu định
hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết
Hơn 70 năm chiến đấu và trưởng thành Đảng ta đã hoàn thành một phần sứ mệnh lịch sử đất nước độc
lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội tuy nhiên con đường đó không hoàn toàn trên chu bằng phẳng sự
đan xen giữa thời cơ và thách thức đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải ngày càng giữ vững lập trường
Chính trị vì vậy với vai trò là thanh niên thế hệ trẻ nước nhà phải luôn là người kế nghiệp xứng đáng muốn
vậy trước hết phải trung thành với tổ quốc với lý tưởng của Đảng và nhân dân kiên định lập trường Cách
mạng thấm nhuần chủ nghĩa ác ênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới đặc biệt là nhất quyết bảo
vệ vững chắc chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Giải pháp
Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong lãnh đạo và quản lý đảng nhà nước cần có những chủ
trương chính sách và giải pháp hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường đặc biệt coi trọng việc ngăn ngừa
những phần tử thoái hóa biến chất cơ hội và các lực lượng thù địch lợi dụng kinh tế nhiều thành phần cơ
chế thị trường để làm lệch hướng xã hội chủ nghĩa
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn
phức tạp diễn ra thường xuyên
Tăng cường tổ chức và cơ chế tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh trong bộ máy nhà nước và toàn bộ
hệ thống chính trị chị từ trung ương đến cơ sở cần chống tham nhũng với chống
lãng phí quan liêu buôn lậu đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính đại
hội chứng của Đảng
Đại hội 9 của Đảng nha anh Đạt
Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Cách mạng Việt Nam vẫn đang đi theo con đường Hồ Chí
Minh đã lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội vì vậy Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là
cơ sở tư tưởng lý luận trong giai đoạn hiện nay

TỈNH BÌNH DƯƠNG


CDD1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÌNH DƯƠNG
I.Những vấn đề chung về hệ thống chính trị :
1. Khái niệm : Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (cơ quan nhà
nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, tổ chức chính trị - xã hội,…) được xây dựng theo 1 kết cấu
chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền
lực chính trị.
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam :
Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và vận hành trong điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và môi
trường văn hóa chính trị đặc thù. Do đó, hệ thống chính trị Việt Nam vừa mang tính phổ biến vừa
mang tính đặc thù :
+Thứ nhất, Hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam
lãnh đạo
+Thứ hai, HTCT Việt Nam được xây dựng theo mô hình hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
+Thứ ba, Ở Việt Nam, các tổ chức chính trị -xã hội đều được Đảng Cộng sản tổ chức rèn luyện, ra
đời ngay sau khi ĐCS VN thành lập, trở thành các tổ chức quần chúng, cơ sở chính trị - xã hội của
Đảng.

* HTCT ở cơ sở còn có các đặc điểm riêng sau:


1- Là cấp gắn với cộng đồng dân cư nên tổ chức và hđ mang tính tự quản cao.
2- Là nơi triển khai thực hiện đường lối, chính sách, PL của Đảng và NN đến với dân, là nơi đánh giá
103
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
để điều chỉnh chủ trương, chính sách. Là cấp gần nhất với thực tiễn và trực tiếp nhất với cuộc sống
của dân, nơi hiểu biết rõ nhất những bức xúc mà cuộc sống của dân đang đặt ra.
3- Là cấp có bộ máy đơn giản nhất, có đội ngũ cán bộ biến động nhất, ít chuyên nghiệp nhất. Đặc
điểm này bị chi phối là do cơ chế một thời gian dài cán bộ HTCT ở cơ sở không được xem là là công
chức nhà nuớc và cũng như hiện nay mới công chức hóa được một phần, chế độ, chính sách còn bất
cập nên họ không yên tâm công tác, không thu hút được người có trình độ chuyên môn cao.
4- Là cấp đầu tiên đối mặt với những yêu cầu bức xúc của dân chúng, những mâu thuẫn nảy sinh
trong đời sống.
5- Là cấp mà quan hệ dòng họ, văn hóa làng, xã có thể tác động mạnh nhất. Do đó cần phải hết sức
chú ý khắc phục tư tưởng dòng tộc, cục bộ địa phương lợi dụng chức quyền theo kiểu “một nguời làm
quan, cả họ được nhờ”.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn Đề án 711

Thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XII) “Một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả” gắn với thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên
chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC”, đầu tháng 2-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch
số 43-KH/TU để triển khai thực hiện. Tiếp đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng và ban
hành Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Đề
án 711).

Quá trình triển khai các nghị quyết của Trung ương và Quyết định 711 của Tỉnh ủy, các đồng chí Ủy
viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tích cực, chủ động, bám sát địa bàn
phụ trách, thường xuyên theo dõi, kịp thời chỉ đạo, đề xuất tháo gỡ những khó khăn để đề án đi vào
thực tế phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, địa phương. Đầu tháng 7-2019, Tỉnh ủy đã thành lập
đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Quyết định 711 của Tỉnh ủy. Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành
kiểm tra tại một số sở, ngành, huyện, thị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Quyết định 711 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số
39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.

Việc kiểm tra nhằm nắm bắt tình hình, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; kịp thời chấn
chỉnh, xử lý những trường hợp tổ chức, cá nhân có liên quan chưa chấp hành nghiêm hoặc lợi dụng
chủ trương sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế có những hành vi, việc làm không đúng quan
điểm, chủ trương, quy định và khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, yếu kém; kiến nghị
cấp có thẩm quyền xem xét những bất cập, ban hành những cơ chế, chính sách để thực hiện việc sắp
xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế đạt kết quả theo yêu
cầu đề ra.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị (khóa XI), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống
nhất chủ trương và giao Thị ủy Thuận An xây dựng Đề án thí điểm sắp xếp, tinh gọn đội ngũ cán bộ,
công chức và người hoạt động không chuyên trách của phường Lái Thiêu từ năm 2016 và được Ban
Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt vào tháng 9-2017. Sau sắp xếp bộ máy theo Đề án, Đảng ủy, UBND
phường Lái Thiêu đã đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, nhằm
104
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
phục vụ nhân dân tốt hơn, bảo đảm cho hoạt động bộ máy không bị xáo trộn, chậm trễ do thiếu nhân
lực; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của đảng viên, CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy, trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức quán
triệt nghiêm túc quan điểm, yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị,
Nghị quyết Trung ương 6; chủ động xây dựng đề án ở từng ngành, từng cấp cơ bản đạt yêu cầu đề ra;
tư tưởng, nhận thức của đảng viên, CBCCVC, người lao động đối với chủ trương tinh giản biên chế,
sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã chuyển biến tích cực, nhân dân đồng
thuận cao. Qua bước đầu thực hiện đã mang lại kết quả tích cực, tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan đơn
vị được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn hơn. Việc bố trí, sắp xếp CBCCVC của các cơ quan,
đơn vị cơ bản phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, tạo điều kiện phát huy năng lực, sở
trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
trên địa bàn.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và là quyết tâm rất
lớn của cả hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay. Mặc dù đây cũng là vấn đề khó khăn, phức tạp,
nhạy cảm song với tinh thần “khẩn trương, chặt chẽ, ổn định và hiệu quả” cùng sự vào cuộc đầy quyết
tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, việc sắp xếp tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Kết quả đó cùng với kinh
nghiệm rút ra từ việc thực hiện thí điểm sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở phường Lái Thiêu,
TX.Thuận An là cơ sở để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc việc sắp xếp, tinh gọn tổ
chức bộ máy, tinh giản biên chế đến năm 2021 đạt yêu cầu các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đề án 711 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra.

Kết quả sau khi thực hiện Đề án 711 của Tỉnh ủy, toàn tỉnh sắp xếp giảm được 3 đầu mối cấp tỉnh và
tương đương, giảm 40/218 đầu mối cấp phòng và tương đương (đạt tỷ lệ 18,3%); giảm 4/117 lãnh
đạo cấp tỉnh, giảm 52/504 lãnh đạo cấp phòng thuộc cấp tỉnh (53 cấp trưởng, 17 cấp phó) và 52/577
lãnh đạo cấp phòng thuộc cấp huyện (12 cấp trưởng phòng, 40 cấp phó); giảm 1.102 biên chế.

CDD2: AN SINH XÃ HỘI


KN: Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): An sinh xã hội (ASXH) là sự bảo vệ
của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống
lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, đảm bảo các chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
An sinh xã hội được quan tâm chăm lo
Các chính sách, chế độ cho các đối tượng người có công, đối tượng xã hội, người nghèo, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt và công nhân lao động, nhất là các dịp lễ, kỷ niệm được thực hiện kịp thời, đầy
đủ. Toàn tỉnh đã huy động 986 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để chăm lo cho các đối tượng; xây dựng,
sửa chữa 30 căn nhà tình nghĩa và 120 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng. Hiện
tỉnh có 3.808 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,31%) và 2.790 hộ cận nghèo (chiếm 0,96%) theo tiêu chí đa
chiều của tỉnh.
Song song đó, tỉnh đã quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã
hội; rà soát, sắp xếp phù hợp hệ thống đào tạo nghề; tạo việc làm tăng thêm cho 45.400 người (đạt
100,8% kế hoạch). Hoàn thành tổng điều tra nhà ở và dân số năm 2019, tại thời điểm 01/04/2019, dân
số của tỉnh là 2.411.796 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 5%/năm.
Năm học 2018-2019, giáo dục đào tạo có nhiều đổi mới, chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp
học được nâng lên; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn,
105
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết
quả, 99,99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 95,95% học sinh tốt nghiệp THCS ; kỳ thi
học sinh giỏi quốc gia có 29 thí sinh đạt giải; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đảm bảo an toàn,
nghiêm túc và đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95,17%. Công tác xã hội hóa, nhất là xã hội hóa giáo
dục mầm non (chiếm 67,8% số trường ngoài công lập) được triển khai tích cực, đồng bộ, thu hút các
nguồn lực tham gia. Ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến phục vụ khám và điều trị bệnh các tuyến; đổi
mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. Đến nay, có 89% dân số tham gia Bảo hiểm y tế.
Hoạt động tuyên truyền, cổ vũ và tổ chức các hoạt động chào năm mới, các ngày lễ, kỷ niệm lớn của
đất nước và sự kiện chính trị của địa phương diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Hoạt động thông tin truyền
thông, khoa học công nghệ tiếp tục được đảm bảo thông suốt, hiệu quả.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi
thu hút đầu tư, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và giao lưu văn hóa. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh
được đảm bảo. Tỉnh đã chủ động theo dõi, nắm tình hình, triển khai phương án xử lý hiệu quả, dứt
điểm các hành vi vi phạm pháp luật.
Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020
Bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2019 vẫn còn một số tồn tại, hạn
chế. Đó là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch điều chỉnh năm 2019, đến ngày
15/11/2019, giá trị giải ngân đạt 5.033 tỷ đồng, đạt 40,3% kế hoạch điều chỉnh năm 2019; một số
công trình, dự án trọng điểm tuy có tập trung chỉ đạo song vẫn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc ở
khâu giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, nhất là các công trình giao thông trọng điểm; triển khai
thực hiện một số dự án khu công nghiệp mới và mở rộng còn kéo dài. Giá mủ cao su vẫn ở mức thấp,
Dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở nhiều hộ chăn nuôi, thời tiết diễn biến bất thường. Một số dự án khu
nhà ở còn chậm triển khai. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao, thiếu vật tư y tế và thuốc điều
tại một số cơ sở y tế; chưa quản lý, sử dụng có hiệu quả một số cơ sở y tế đã được đầu tư; tỷ lệ tham
gia Bảo hiểm xã hội đạt thấp so với lực lượng lao động; khai thác, sử dụng các công trình văn hóa,
thể thao, chức năng học tập cộng đồng cơ sở chưa phát huy đồng bộ, hiệu quả; chưa tổ chức các hoạt
động vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm
2020, toàn tỉnh phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,55% so với năm 2019; phát triển công
nghiệp gắn với phát triển đô thị, ổn định tốc độ tăng trưởng và giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát
triển các ngành, lĩnh vực khác; giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 10,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tăng 19,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với năm 2019; giá trị sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4%; khuyến khích nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp hữu cơ; nhân rộng phát huy hiệu quả các mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả;
rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý đất đai, nhất là liên quan đến
đất công, không để xảy ra tình trạng phân lô bán nền trái quy định; rà soát, thống kê, quản lý và lập
kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường ra khỏi
khu đô thị, khu dân cư tập trung.
Các ngành, các cấp tập trung triển khai kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2020-2022. Phấn đấu tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 62.200 tỷ đồng (tăng 9% so với ước thực hiện năm 2019),
tổng chi ngân sách cân đối địa phương 22.400 tỷ đồng (tăng 9% so với dự toán năm 2019). Dự kiến
tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 132.416 tỷ đồng, chiếm 34,5% tổng sản phẩm
của tỉnh và tăng 15,5% so với năm 2019; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,4 tỷ đô la
Mỹ. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh; tạo việc
làm cho 45.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân; cung ứng đầy đủ, kịp thời trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc trong khám và điều trị bệnh
các tuyến; đẩy nhanh tiến độ đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh 1.500 giường. Rà soát kế hoạch đầu tư
106
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
mạng lưới các trường công lập đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; hướng nghiệp và
định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; phấn đấu tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn
quốc gia đạt 74,4%. Trong năm 2020, tiếp tục sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế
theo Quyết định số 711-QĐ/TU ngày 11/5/2019 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 4651/KH-UBND ngày
02/10/2018 của UBND tỉnh, trọng tâm là chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính và thực hiện cổ
phần hóa đơn vị sự nghiệp.
CD3 QP VÀ AN NINH

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019)
thì khái niệm quốc phòng được quy định cụ thể như sau:

Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh
quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

Hoạt động quốc phòng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất
của Nhà nước.

- Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân,
thế trận an ninh nhân dân.

- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.


CĐ 4: NN ỨNG DỤNG CN CAO
“Là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa
nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh
tác hữu cơ”
Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính
năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình
thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Hiện nay, Nhà
nước đang tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1) Công nghệ thông tin; 2)
Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4) Công nghệ tự động hóa.

Hoạt động công nghệ cao: là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công
nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Sản phẩm công nghệ cao: là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá
trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
107
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

Trình độ CNC: Có thể phân thành 4 mức độ: Công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ
trung bình tiên tiến, công nghệ trung bình. Trong đó, công nghệ hiện đại là công nghệ đã phối hợp,
sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

Về nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp CNC: Theo Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng Nông nghiệp
công nghệ cao:

“Là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa
nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh
tác hữu cơ”.

Trong nông nghiệp, khái niệm “công nghệ cao” hình thành, sử dụng rộng rãi là sự kết hợp và ứng
dụng các công nghệ trên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra bước đột phá
về năng suất, chất lượng hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm
bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;

– Phòng, trừ dịch bệnh;

– Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

– Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

– Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

– Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC;

– Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Như vậy, công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là:

áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất (TBKT mới) trong việc chọn, lai tạo ra giống cây
trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến
phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và
xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.

Nội dung phát triển NNCNC: Để xúc tiến phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện
đại hoá, phát triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

108
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
(i) Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá những công nghệ tiến bộ
nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch –
bảo quản – chế biến. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và
xúc tiến thị trường.

(ii) Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng
suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và
sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường.

(iii) Sản xuất NNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản xuất khắc phục
được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.

(iv) Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ tình hình cụ thể của
từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so
với sản xuất bình thường.
Bình Dương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xuất khẩu
Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt báo cáo đề án phát triển nông nghiệp
đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo đề án, từ nay đến năm
2020, nông nghiệp trên địa bàn phía Nam của tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp
đô thị, ứng dụng công nghệ cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và khai thác tốt các
nguồn lực sẵn có ở đô thị.

Thực tế cho thấy, thời gian qua ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa quả đã được các doanh
nghiệp, cá nhân của Bình Dương áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP… trên các loại
cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối… nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng
sản phẩm.

Ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương - cho biết,
hiện tỉnh Bình Dương có hơn 2.754 ha diện tích đất ứng dụng công nghệ cao vào vào trồng trọt, chăn
nuôi. Trong đó đã hình thành 4 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích gần 1.000 ha; 95 trang
trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp chứng nhận VietGAP (trong đó lĩnh vực trồng trọt là 62 cơ sở; lĩnh
vực chăn nuôi 33 cơ sở); Đối với sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được chứng
nhận trên quy mô 60 ha diện tích trồng chuối.

“Các mô hình nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế và tạo nguồn
thu nhập cao cho nông dân” - ông Hồ Trúc Thanh khẳng định.

Tuy quy mô phát triển và sản lượng của vườn cây ăn quả và nông sản theo quy trình công nghệ cao
của tỉnh Bình Dương đã có những bước phát triển nhanh, nhưng thực tế vẫn còn gặp phải những vấn
đề chung của cả nước, đó là: thị trường tiêu thụ chưa ổn định, các sản phảm có thương hiệu chưa
nhiều, chưa có công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh còn hạn chế...

Trong thời gian tới, Bình Dương cần tập trung thiết lập, củng cố phát triển mối liên kết giữa các nhà
sản xuất và cung ứng nông sản, trái cây với các kênh phân phối… Qua đó tìm được thị trường tiêu
thụ ổn định làm cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững.

109
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73
Hướng đến một nền nông nghiệp sạch gắn với xuất khẩu

Với mục tiêu phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, từ năm 2008 UBND Bình Dương đã kêu gọi doanh nghiệp thành lập các
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm hạt nhân để phát triển ra các vùng lân cận.
UBND tỉnh Bình Dương đã chọn Công ty U&I làm chủ đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao An Thái đầu tiên ở Bình Dương, với quy mô trên 400 ha, tại xã An Thái, huyện Phú Giáo. Hiện
khu nông nghiệp này đã lấp đầy được 36% diện tích, trong đó diện tích trồng chuối với khoảng 100ha
ngoài ra còn có dưa lưới, cam, bưởi, quýt, chanh và các loại rau củ quả...

Theo ông Phạm Quốc Liêm, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp U&I, mỗi năm Khu nông
nghiệp công nghệ cao An Thái đưa ra thị trường trên 200 tấn dưa lưới mỗi năm, phục vụ thị trường
trong nước và xuất khẩu. Hiện công ty đang chuẩn bị đầu tư nhà máy chế biến tại khu vực này để tăng
giá trị cho nông sản..

Các sản phẩm của khu nông nghiệp này đã xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia
UAE… Ngoài ra, công ty còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị lớn như Saigon Co.op,
Aeon, Lotte, Big C...

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Bình Dương - cho biết,
việc tìm đầu ra cho nông sản, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây đặc sản,
hướng đến xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng của tỉnh để thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát
triển.

“Hiện Bình Dương đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất có chứng nhận VietGAP,
GlobalGAP, hữu cơ… hướng đến một nền nông nghiệp sạch, cung cấp nông sản an toàn cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu” - ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, tạo bước đi bền vững cho ngành nông nghiệp
Bình Dương.

ĐOÀN KẾT CHIẾN THẮNG BƯỚC ĐẦU CỦA MỘT QUỐC GIA ĐOÀN KẾT

Sau 3 tháng rung lắc, sang chấn, các quốc gia dù phản ứng nhanh hay chậm cũng đã vào cuộc để bảo
vệ công dân của mình, giảm tốc độ lây nhiễm, chữa trị các ca bệnh Nhiều nước đóng cửa biên giới.
Những cái bắt tay, ôm hôn đang phải ghìm giữ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, chúng ta được thấy
một Việt Nam tuyệt vời, quả cảm, phát huy sức mạnh tổng hợp với những phẩm chất, căn tính tốt đẹp
ngàn đời là tinh thần đoàn kết, bao dung, sự chia sẻ và sống có nghĩa có tình.

Dalia Research là một công ty truyền thông có trụ sở tại Berlin (Đức) có khả năng xỷ lý 1 tỷ câu trả
lời trên hơn 150 nước trong 1 tháng. Cuối tháng 3, công ty này đã đưa ra kết quả khảo sát quy mô từ
khi COVID-19 bùng phát. Câu hỏi đặt ra là: “Người dân đánh giá phản ứng của Chính phủ nước mình
với COVID-19 ra sao”? 32.631 người tại 45 quốc gia đã đưa ra ý kiến. 62% người Việt được Daila
hỏi đã cho rằng Chính phủ Việt Nam đã hành động “đúng mức” (right amount). Việt Nam được đứng
ở cuối bảng, nghĩa là chỉ số niềm tin này cao nhất thế giới trong bảng nghiên cứu. (Thái Lan đứng
đầu bảng với 79% người Thái nghĩ rằng chính phủ Thái đã làm quá ít).
110
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

Theo điều tra của Viện Dư luận và Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương với 21.277 lượt người tham
gia trả lời, có 85% người dân hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ khống chế, dập tắt dịch COVID-19.

Niềm tin lúc này là một thứ tài sản vô cùng quý báu, bởi nó là nguồn lực và sức mạnh. Niềm tin cũng
là minh chứng cho kết quả của sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc, đồng lòng, chung sức trong
cuộc chiến chống đại dịch.

Việt Nam không phải là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt
Nam có được niềm tin cao nhất của nhân dân. Bởi vì, Việt Nam luôn đặt sức khỏe của người dân lên
trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Việt
Nam biết mình, biết ta, biết sự phức tạp và nghiêm trọng của dịch bệnh nên không chủ quan. Mỗi
bước đi đều căng mình trong thận trọng nhưng vô cùng quyết liệt. Khi thế giới ở nơi này, nơi khác
còn chưa có sự chuẩn bị, còn chần chừ chọn lựa giữa bảo vệ sức khỏe và bài toán kinh tế, Việt Nam
đã sẵn sàng hành động.

Điểm lại tình hình, ngày 29-1, khi bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra
mới chỉ lây lan ở 18 quốc gia trên thế giới, Trung ương Đảng đã nhận định đây là dịch bệnh mới,
nguy hiểm, lây lan nhanh và chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên diễn biến phức tạp, có khả
năng lan rộng và bùng phát rất cao. Ban Bí thư đã ban hành công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh ủy,
thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy
đơn vị sự nghiệp Trung ương về công tác phòng, chống dịch bệnh, yêu cầu phải coi đây là nhiệm vụ
“trọng tâm, cấp bách” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và bộ, ngành đề ra.
Bộ Chính trị kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước hãy đoàn kết một lòng, thống
nhất ý chí và hành động, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa.

Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, không một phút chần chừ của cả hệ thống chính trị,
sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của nhân dân, việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh
đã diễn ra ở quy mô chưa có tiền lệ và đạt được những kết quả thắng lợi bước đầu. Chúng ta đã kiểm
soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch,
ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả, nâng cao
tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Thế giới bày tỏ ấn tượng trước những kết
quả Việt Nam đã làm được. Người dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, chung sức với Đảng, Nhà nước
trong việc xử lý cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

Chiến thắng bước đầu này là chiến thắng của cả một quốc gia đoàn kết. Là chiến thắng từ các quyết
sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước và từ sự đồng lòng hưởng ứng, nỗ lực hợp tác của người
dân.
CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG: “CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC”

Ngay từ đầu, Việt Nam đã chọn thái độ ứng xử đúng với dịch bệnh là “chống dịch như chống giặc”.
Nhờ đó, ta có được tâm thế chủ động, đánh giá đúng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà
không chủ quan, lơ là, cả ở hai phía: chính quyền và người dân.

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu,
nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu
gọi chính là những thời điểm cần huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
111
Đề cương ôn thi tốt nghiệp: Nguyễn Khánh Duy – TCCT – K73

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết thư “Kính cáo đồng bào” ngày 6-6-1941, kêu gọi toàn thể nhân
dân đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại...” Việc cứu nước là việc chung
của mọi người Việt Nam, ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm: “Người có tiền, góp tiền, người
có của, góp của, người có sức, góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Dân tộc Việt Nam giành
được thắng lợi, phần nhiều dựa vào tinh thần đoàn kết một lòng ấy của nhân dân cả nước.

Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính
phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng
nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân,
mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng
của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý
tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều
tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường
hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước,
đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ
phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng
thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử
thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.
Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp toàn cầu. Đến cuối tháng 3, thế giới đã có 72 vạn
người nhiễm bệnh, 3,5 vạn người tử vong ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này vẫn tiếp
tục tăng lên nhanh chóng. Nhận định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể
còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng ra Lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua
mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến
sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện
quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.
Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải đi cùng một nhịp. Trong Lời kêu gọi, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn
cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này. Trong điều
kiện nguồn lực đất nước còn khiêm tốn, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế, Việt Nam cũng đã bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức nỗ lực, cố gắng, nỗ
lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch COVID-19.

Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta
có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên
quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể
biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết
mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”

112

You might also like