Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LƯỢNG GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

* Lý thuyết:
1. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường.
2. Các nguyên lý thị trường: cung, cầu, cân bằng thị trường, thất bại thị trường, ngoại
ứng, hàng hóa công cộng, WTA/WTP,…WTA: mức sẵn lòng nhận bồi thường
3. Tổng giá trị kinh tế TEV: Khái niệm, các thành phần.
4. Các phương pháp lượng giá: mục đích phương pháp, các bước thực hiện, ưu nhược
điểm của các phương pháp. Có thể liên hệ vận dụng với một địa điểm nghiên cứu:
- Phương pháp giá thị trường
- Phương pháp chi phí thay thế, chi phí phòng ngừa
- Phương pháp chi phí du lịch
- Phương pháp giá trị hưởng thụ
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
5. Tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm, phân loại
- Mô hình và nguyên tắc khai thác bền vững của tài nguyên tái tạo
- Phân bố khai thác tài nguyên không tái tạo
- Ý nghĩa của công thức: Y = f(K, L, R, T)
6. Ứng dụng lượng giá:
- Phân tích chi phí lợi ích (CBA): Khái niệm CBA, các bước thực hiện CBA, các
phương pháp lượng giá ứng dụng trong bước nào của CBA
- Thiết kế công cụ kinh tế:
+ Công cụ kiểm soát sản lượng: Thuế ô nhiễm tối ưu (mô tả bằng đồ thị)
+ Công cụ kiểm soát lượng thải: Mức thải tối ưu (mô tả bằng đồ thị)
* Bài tập: Các dạng bài tập về
- Chi phí du lịch (TCM)
- NPV, BCR
- Kiểm soát mức phát thải theo phân bổ chi phí hiệu quả
- Thuế ô nhiễm
- Phân bố khai thác tài nguyên
* Lý thuyết :
1. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường
- Khái niệm môi trường
+ Theo UNEP : “ Môi trường là một tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh
tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một
cộng đồng người”
+ Theo luật BVMT Việt Nam năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người”
- Những chức năng cơ bản của môi trường:
+ Cung cấp tài nguyên cần thiết cho con người.
+ Chứa đựng và hấp thụ một phần các loại chất thải từ hoạt động sản xuất cũng như
tiêu dùng của con người.
+ Cung cấp không gian sống và các giá trị cảnh quan, giá trị sinh thái cho con người.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
+ Hoạt động của hệ thống kinh tế được thể hiện qua sơ đồ sau:
R P C

Trong đó , tài nguyên (R – Resource) được con người khai thác từ hệ thống môi
trường bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu như gỗ, than đá, dầu mỏ,…Tài nguyên
sau khi khai thác được đưa vào quá trình sàn xuất (P – Product) tạo ra sản phẩm phục
vụ con người. Sau đó, sản phẩm được phân phối đến tay người tiêu dùng và tiếp đó là
quá trình tiêu thụ (C – Consume) phục vụ con người.

Ở mỗi quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu thụ đều tạo ra chất thải. Như quá
trình khai thác gỗ, phế thải như lá cây, vỏ, cảnh nhỏ sẽ để lại trong rừng. Quá trình sản
xuất sẽ tạo ra khí thải, chất thải rắn, tồn dư của các loại hóa chất trong nước thải. Quá
trình tiêu thụ cũng thải ra nhiều loại tạp chất như bao bì, vỏ hộp, thức ăn thừa,…

Qua trình thải bỏ của hệ thống kinh tế được thể hiện rõ hơn qua sơ đồ sau:

R P C

WR WP WC W < A: Môi trường được


đảm bảo
W W > A: Môi trường không
r
được đảm bảo

A
Trong đó R: khai thác tài nguyên
P: Quá trình sản xuất
C: Tiêu thụ
WR: chất thải từ quá trình khai thác
WP: chất thải từ quá trình sản xuất
WC: chất thải từ quá trình tiêu thụ
r: quá trình tái chế
A: khả năng đồng hóa của môi trường
Tất cả chất thải từ ba hoạt động của hệ thống kinh tế, loại trừ đi phần được tái chế để
tiếp tục trở thành nguyên liệu cho quá trình sản xuất, phần còn lại đêu được thải ra môi
trường. Nếu tổng lượng chất thải W nhỏ hơn khả năng đồng hóa A của môi trường thì
chất lượng môi trường được đảm bảo và ngược lại nếu W > A thì chất lượng môi
trường không được đảm bảo.

2. Các nguyên lý thị trường: cung, cầu, cân bằng thị trường, thất bại thị trường,
ngoại ứng, hàng hóa công cộng, WTA/WTP,…
2.1. CUNG
Là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hoá / dịch vụ.
Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức
giá xác định trong một thời gian nhất định.
Luật cung: Trong những
điều kiện như nhau, giá càng cao thì
lượng cung càng lớn và ngược lại.
Chúng ta có thể biểu thị mối quan
hệ này dưới dạng đồ thị, đó là
đường cung.
Cung thị trường là tổng hợp
các mức cung của từng cá nhân lại
với nhau. Các yếu tố cơ bản xác
định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:
- Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ
- Công nghệ
- Giá của các yếu tố đầu vào (sản xuất)
- Chính sách thuế
- Các kỳ vọng về các yếu tố trên
2.2. CẦU
Là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch
vụ. Đó là lượng hàng hoá / dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua
tại mức giá đã cho trong một
thời gian nhất định.
Luật cầu:Trong
những điều kiện như nhau,
giá càng thấp thì lượng cầu
càng lớn và ngược lại. Nếu
biểu thị mối quan hệ này
bằng đồ thị ta sẽ có đường
cầu.
Các yếu tố cơ bản xác
định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:
- Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ ( KHÔNG LÀM DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG
CẦU)
- Thu nhập của người tiêu dùng
- Giá cả của các loại hàng hoá liên quan
- Số lượng người tiêu dùng
- Thị hiếu của người tiêu dùng
- Các kỳ vọng về các yếu tố trên

2.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG


Khi cầu đối với một hàng hoá / dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người
sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc
cung hàng hoá / dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hàng hoá / dịch vụ đó trong một thời
kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản
lượng cân bằng (Q*).
Trên đồ thị, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung
và cầu.
Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi
từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua
và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình" của cơ
chế thị trường∗
Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu
cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giácao
hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm
giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt
được trạng thái cân bằng.

2.4. THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG


Thất bại của thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân
bằng của các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ nguồn lực có hiệu
quả.
Thất bại của thị trường phát sinh do một số vấn đề như:
- Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo: Mức giá của thị trường độc quyền cao hơn
mức giá của thị trường
Giá và lượng của thị trường độc quyền khác với mức giá và lượng ở điểm
MSC = MSB THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG

- Tác động của các ngoại ứng:


Ngoại ứng là hiện tượng xẩy ra khi một chủ thể kinh tế này tác động làm phát
sinh chi phí hoặc lợi ích cho chủ thể kinh tế khác, nhưng chủ thể tác động không phải
bồi thường chi phí đó hoặc không được thanh toán lợi ích đó.
=> Ngoại ứng là hiện tượng tồn tại những chi phí hoặc lợi ích ở bên ngoài thị trường
 Ngoại ứng tiêu cực MSC = MC + MEC (chi phí MT cận biên)
 Ngoại ứng tích cực MSB = MB + MEB (lợi ích MT cận biên)

- Vấn đề cung cấp các hàng hóa công cộng:


Hàng hoá công cộng là hàng hoá mà viê ̣c tiêu dùng của người này không làm ảnh
hưởng hay cản trở khả năng tiêu dùng hàng hoá đó của những người khác.
2 đặc tính cơ bản: Không loại trừ và Không cạnh tranh
 Xu hướng bị khai thác sử dụng quá mức
 Xu hướng cung cấp không đủ

- Sự thiếu vắng của một số thị trường


 Thiếu các hàng hoá tương lai
 Rủi ro, thiếu thông tin

3. Tổng giá trị kinh tế TEV: Khái niệm, các thành phần.
- Tổng giá trị kinh tế TEV (Total Economic Value): là tổng hợp các dạng giá trị có liên
quan tới một hàng hóa, dịch vụ môi trường. Tổng giá trị kinh tế không chỉ đơn giản là
giá cả của một tài nguyên hoặc hàng hóa dịch vụ môi trường đó trên thị trường.

- Các thành phần của TEV:


Tổng giá trị kinh tế TEV

Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
sử dụng sử dụng tùy bán tùy lưu tồn tại
trực tiếp gián tiếp chọn chọn truyền

MT sống ĐDSH, đa dạng gen


các di sản độc nhất

Gia tăng mức độ khó của lượng giá

+ Giá trị sử dụng trực tiếp: giá trị từ những sản phẩm hàng hóa mà từ đó ta có thể khai
thác được, tính được về lượng, có giá trị trên thị trường (gỗ, tôm, du lịch, giải trí,…).
+ Giá trị sử dụng gián tiếp: giá trị từ những chức năng và nhiệm vụ của môi trường
hoặc hệ sinh thái. VD: hạn chế sóng, hạn chế cát bay, hạn chế bão từ biển đưa vào,
điều hòa khí hậu, bảo vệ đất,…
+ Giá trị tùy chọn: giá trị từ việc duy trì khả năng sử dụng của tương lai (liên quan tới
môi trường sống). VD: giá trị từ việc duy trì môi trường nước trong lành, duy trì môi
trường sống,…
+ Giá trị bán tùy chọn: giá trị từ việc có thêm các thông tin cần thiết cho việc đưa ra
những quyết định và tránh được các hoạt động khai thác / đầu tư gây tổn thất khó đảo
ngược cho môi trường.
+ Giá trị lưu truyền: Giá trị từ việv để lại các tài sản cho tương lai. VD: giá trị nguồn
gen. ĐDSH, các di sản độc nhất,…
+ Giá trị tồn tại: Giá trị từ việc biết được các hàng hóa môi trường vẫn còn tồn tại.

4. Các phương pháp lượng giá: mục đích phương pháp, các bước thực hiện, ưu
nhược điểm của các phương pháp. Có thể liên hệ vận dụng với một địa điểm
nghiên cứu:
- Phương pháp giá thị trường
- Phương pháp chi phí thay thế, chi phí phòng ngừa
- Phương pháp chi phí du lịch
- Phương pháp giá trị hưởng thụ
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

a) Phương pháp giá thị trường:


-Phương pháp giá thị trường cho phép định giá giá trị kinh tế của các sản phẩm hoặc
các dịch vụ của môi trường mà chúng được mua và được bán trên thị trường. Phương
pháp giá thị trường có thể được sử dụng để định giá những sự thay đổi về số lượng
hoặc chất lượng của một hàng hóa hay dịch vụ.
- Căn cứ của phương pháp: Lý thuyết liên quan tới giá trị thặng dư sản xuất và giá trị
thặng dư tiêu dùng.
D
P
S
1 : Thặng dư tiêu dùng
1
P*
2 2 : Thặng dư sản xuất

Q* Q
- Các bước thực hiện:
+ B1: Tìm thông tin trên thị trường về những tài sản tương tự được bán gần nhất có thể
so sánh với tài sản định giá.
+ B2: Kiểm tra lại các thông tin thu thập được để đảm bảo là có thể sử dụng được;
thông thường nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất, từ 3- 6 cái
+ B3: Phân tích các giá bán và những khác nhau giữa tài sản được bán với tài sản thẩm
dịnh giá để có những điều chỉnh cần thiết, một sự điều chỉnh phải kiểm chứng lại từ thị
trường
+ B4: Ước tính giá trị tài sản thẩm định giá
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Việc thu thập dữ liệu về thị trường, sản lượng, giá,…thuận lợi.
+ Việc vận dụng phương pháp đơn giản, dễ hiểu.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Giá thị trường nhiều khi bị bóp méo ở những thất bại của thị trường (ngoại ứng, độc
quyền,…).
+ Không thể đem ra đo lường nhiều giá trị khác của hàng hóa dịch vụ môi trường.

b) Phương pháp chi phí thay thế, chi phí phòng ngừa:
- SCM: xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị
thiệt hại và giá trị các chi phí naỳ đo lương tác hại của moi trường bị phá hủy
- PCM: khoản tiền được sử dung để tránh những hậu quả của thiệt hại môi trường
phản ánh giá trị của việc nâng cao chất lượng môi trường
- Các bước lượng giá:
PP CP thay thế SCM:
 B1: Đánh giá (các) dịch vụ môi trường được cung cấp. Điều này đòi hỏi sự định
rõ (các) dịch vụ có liên quan, chúng được cung cấp như thế nào, chúng được
cung cấp cho ai, và (các) mức độ được cung cấp. Ví dụ, trong trường hợp bảo
vệ lũ lụt, điều này sẽ bao gồm những sự dự báo về những trận lụt và các mức độ
của chúng, cũng như các tác động tiềm ẩn đối với tài sản.
 B2: Xác định các giải pháp cung cấp (các) dịch vụ ít tốn kém nhất.
 B3: Tính toán chi phí của vật thay thế hoặc (các) dịch vụ thay thế.
 B4: Thiết lập nhu cầu của cộng đồng đối với phương án. Điều này đòi hỏi bằng
chứng thu thập được mà cộng đồng sẽ sẵn lòng chấp nhận vật thay thế hoặc
(các) dịch vụ thay thế thay cho (các) dịch vụ môi trường.

+ Ưu điểm:Dễ thực hiện


+ Nhược điểm:
 Đôi khi khó tìm ra HH nhân tạo tương đương để thay thế các dịch vụ sinh thái,
MT.
 Giá trị ước lượng đôi khi quá caoo hoặc quá thấp so với giá trị thực của các dịch
vụ MT.
PP CP phòng ngừa PCM
 B1: công việc đầu tiên là đánh giá các dịch vụ môi trường, bao gồm tất cả các dịch
vụ liên quan, trên các mặt như: chúng được cung cấp như thế nào, cung cấp cho ai
và mức độ cung cấp
 B2: Tiếp theo là ước lượng những thiệt hại tiềm năng. Các thiệt hại này có thể
được thống kê theo hàng năm hoặc là trong một giai đoạn thời gian nhất định nào
đó
 B3: tính toán các thiệt hại niềm năng ra đơn vị giá trị tiền tệ hoặc những chi trả mà
người dân thực hiện để tránh và ngăn ngừa những thiệt hại ấy.

+ Ưu điểm:
 PP chi phí phòng ngừa đòi hỏi ít dữ liệu phân tích hơn, đặc biệt là với các thông tin
chuyên sâu
 Hữu dụng trong trường hợp thời gian và nguồn tài chính của cuộc nguyên cứu bị
hạn chế hoặc ở những nơi không có khả năng tiến hành các điều tra chi tiết
 PP tương đối đễ hiểu, khả năng chấp nhận của người ra quyết định là khá cao, vì nó
liên quan trực tiếp với những chi phí lương hóa được, nhìn thấy được
 Phù hợp ước lượng các gái trị sử dụng gián tiếp.
+ Nhược điểm
 Không lượng giá được toàn bộ thiệt hại
 Thu thập thông tin mất thời gian, tốn kém chi phí.
 Khó tìm kiếm địa điểm hay các điều kiện tương đồng để so sánh.
c) Phương pháp chi phí du lịch:
- Mục đích: Phương pháp chi phí du hành được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng
về mặt kinh tế liên quan đến các môi trường hoặc các khu vực được sử dụng để giải trí.
- Phương pháp chi phí du lịch có hai cách tiếp cận chính:
+ Phương pháp chi phí du lịch cá nhân
+ Phương pháp chi phí du lịch theo vùng
- Các bước tiến hành:
 B1: phân vùng dựa trên khoảng cách từ khu vực đó tới địa điểm đang xét (có thể là
một vườn quốc gia, khu bảo tồn,…)
 B2: Xác định từng vùng có bao nhiêu tỉnh, số dân từng vùng, thu thập thông tin về
số lượng du khách tham quan từ mỗi vùng, và số chuyến tham quan được thực hiện
trong năm sau cùng.
 B3: Tính toán các tỷ lệ tham quan (VR) trên 1000 dân trong mỗi vùng bằng cách
lấy tổng số lượt tham quan một năm từ một vùng chia cho 1000 dân của vùng đó.
 B4: Tính toán khoảng cách trung bình đi và về và thời gian đi lại trung bình đối
mỗi vùng.
 B5: đánh giá, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, xác định được
phương trình mà nó thể hiện mối quan hệ giữa số lượt tham quan trên đầu người
với các chi phí du hành và các biến số quan trọng khác.
 B6: xây dựng hàm cầu đối với những sự tham quan chỗ, bằng cách sử dụng các kết
quả của sự phân thích hồi quy.
 B7: Đánh giá tổng lợi ích kinh tế của chỗ tham quan đối với các du khách bằng
cách tính toán thặng dư của người tiêu dùng, hoặc diện tích bên dưới đường cầu.
- Ưu điểm của phương pháp:
 Tương đối dễ áp dụng và chi phí thực hiện không quá lớn
 KQ nghiên cứu có thểkhái quát trên diện rộng hơn mà k làm giảm ý nghĩa phân
tích
 KQ nghiên cứu tương đối dễ phân tích và giải trình, đồng thời có tính thuyết phục
cao.

- Nhược điểm của phương pháp:


 Chỉ ước lượng được giá trị sử dụng mà không ước lượng được gía trị tồn tại, điều
này có thể tạo ra những sai lệch
 Chỉ tập trung giá trị giải trí và tỏ ra không hiệu quả đối với việc ước lượng giá trị
khác

d) Phương pháp giá trị hưởng thụ (HPM):


- Mục đích: Phương pháp định giá hưởng thụ được sử dụng để đánh giá các giá trị
kinh tế đối với các môi trường hoặc các dịch vụ môi trường mà chúng ảnh hưởng trực
tiếp đến giá cả thị trường. Nó thường được áp dụng nhất đối với những sự thay đổi về
giá nhà cửa mà nó phản ánh giá trị của các thuộc tính môi trường địa phương.
- Phương pháp này có thể được sử dụng để đánh giá các lợi ích hoặc các chi phí kinh
tế liên quan đến:
+ Chất lượng môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hoặc tiếng ồn;
+ Các tiện ích môi trường, chẳng hạn như các cảnh quan đẹp hoặc sự gần gũi với các
nơi giải trí.
- Các bước tiến hành:
+ B1: Thu thập dữ liệu (Từ thị trường, báo cáo thống kê, qua quá trình phỏng vấn,..)
+ B2: Xây dựng hàm giá (hàm hưởng thụ hedonic) với các biến đặc tính liên quan
 Giá = f( đặc tính 1, đặc tính 2,…, đặc tính chất lượng môi trường)
 Thường là dạng double-log hoặc smi-log:
LnP = a1lnx1 + a2lnx2 +….+anlnxn
+ B3 : Ước lượng giá tiềm ẩn của chất lượng môi trường, thường xác định bằng hàm
bậc nhất của hàm giá với biến chất lượng môi trường.
+ B4 : Xác dịnh đường cầu về chất lượng môi trường.
+ B5 : Tính tổng giá trị của chất lượng môi trường dựa trên thặng dư tiêu dùng.
- Ưu điểm của phương pháp :
 Có độ tin cậy tương đối cao, vì các số liệu cơ sở lấy từsổ sách kê khai tài sản nên
chính xác hơn so với số liệu tổng hợp từ bảng phỏng vấn
 Các thông tin và giá trị tài sản, có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau và ngoài
ra cũng có thể kiểm chứng từ nhiều nguồn thông tin thứ cấp
 Tương đối linh hoạt và có thể được áp dụng cho nghiên cứu cùng lúc nhiều mối
quan hệ giữa hàng hóa trên thị trường và chất lượng môi trường

- Nhược điểm của phương pháp:


+ Bỏ sót các giá trị: khi những yếu tố ảnh hưởng quan trọng bị bỏ sót, các hệ số sẽ bị
sai lệnh, hàm xây dựng vì thế cũng giảm đi ý nghĩa phân tích
+ Lựa chọn hàm số: lựa chọn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người phân tích
+ Thị trường phân chia: thị trường có thể bị phân đoạn theo nhiều cách khác nhau
e) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM):
-Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM) được sử
dụng để đánh giá các giá trị kinh tế của tất cả các loại dịch vụ môi trường và dịch vụ
môi trường. Nó có thể được sử dụng để đánh giá cả hai loại giá trị sử dụng và phi sử
dụng, và nó là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá các giá trị phi sử
dụng.
- Định giá ngẫu nhiên là cách duy nhất để quy các giá trị tiền tệ cho các giá trị phi sử
dụng của môi trường.
- Các bước thực hiện phương pháp định giá ngẫu nhiên:
+ B1:Xác định vấn đề, mục tiêu
 Xác định vấn đề cần lượng giá
 Những đối tượng tham gia phỏng vấn
 Thời gian điều tra
+ B2: Thiết kế mẫu phiếu
 Giới thiệu mục đích của cuộc điều tra
 Đặt ra các kịch bản
 Thu thập thông tin về WTP – mức sẵn lòng chi trả
 Cơ chế chi trả
+ B3: Tiến hành khảo sát
N
 Xác định cỡ mẫu: n = với e : 0.05 →0.1
1+ N e2
 Điều tra thử
 Thực hiện điều tra
+ B4: Phân tích và xử lý số liệu - WTPTB
+ B5: Ước lượng tổng giá trị
TWTP = WTPTB x ∑ Số hộ x % sẵn lòng chi trả
- Ưu điểm của phương pháp:
 Đánh giá nhiều giá trị khác nhau đối với nhiều loại hàng hóa
 Không yêu cầu số lượng thông tin thu thập được phải lớn
 Kết quả được xử lý dễ dàng bằng phần mềm có sẵn
- Nhược điểm của phương pháp:
 Kết quả phụ thuộc nhiều vào cách thức và thời điểm phỏng vấn đặc biệt là độ chính
xác của câu hỏi đặt ra  Kết quả ước lượng chênh lệch nhiều được xem là 1
khuyết điểm của CVM.
 Tốn thời gian
 Khó khăn trong việc đưa ra mức WTP phù hợp.

5. Tài nguyên thiên nhiên


- Khái niệm, phân loại
- Mô hình và nguyên tắc khai thác bền vững của tài nguyên tái tạo
- Phân bố khai thác tài nguyên không tái tạo
- Ý nghĩa của công thức: Y = f(K, L, R, T)

a. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên:


- Khái niệm:Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà
con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng
cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ
với môi trường.
- Phân loại: Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo.
+ Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử
dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ:
tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn
v.v...

+ Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi
sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau
khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài
sinh vật quý hiếm
b) Mô hình và nguyên tắc khai thác bền vững tài nguyên tái tạo:

 SE (Natural Equilibrium) là trữ lượng tối đa đạt sự cân bằng tự nhiên với môi
trường sống. SE được duy trì ổn định nếu các yếu tố bên ngoài không đổi
 SMVP(Minimum Viable Population) là trữ lượng loài tối thiểu đảm bảo sự sống. Trữ
lượng SMVP không được duy trì ổn định (có thể tăng lên SE và cũng có thể về 0)
 S* là trữ lượng mà tại đó lượng đánh bắt bền vững và lớn nhất.
- Nguyên tắc khai thác bền vững: lượng đánh bắt = lượng tăng trưởng. Tức là vẫn giữ
nguyên phần nguồn dữ trữ và chỉ khai thác phần trữ lượng tăng lên. Hoạt đô ̣ng đánh
bắt chỉ nên diễn ra trữ lượng nằm trong khoảng từ SMVP đến SE.
- Với mức khai thác C và mức khai thác tối đa được phép khai thác:
 Mức khai thác C > Cmax là không bền vững, nên diễn ra trong thời gian dài
sẽ dẫn đén tuyệt chủng
 Mức khai thác C < Cmaxthì mức khai thác không hiệu quả trong sử dụng
nguồn lực

c) Phân bổ khai thác tài nguyên không tái tạo:


* Tỉ lệ khai thác tối ưu (Alan Randall 1944)
Vo = + + … +
Trong dó: Pi là giá của tài nguyên; Ci là chi phí khai thác tài nguyên trong giai đoạn t.
* Điều kiện của sự tái sinh
- Không thể tái sinh các nguyên liệu đã được sử dụng một cách vô hạn.
- Chi phí để tái tạo sản phẩm phải nhỏ hơn so với chi phí khai thác.

d) Ý nghĩa của công thức Y = f(K, L, R, T)


Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Cobb-Douglass thì hàm sản xuất có dạng:
Y = f (K, L, R, T)

Trong đó K: tư bản R: Tài nguyên

L: Lao động T: Công nghệ

(1)Lao động (Labour)

Tất các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới lực lượng lao động thì đều
làm dịch chuyển tổng cung dài hạn. Ví dụ như sự nhập cư ồ ạt từ các nước khác làm
tổng cung dịch sang phải hay lao động trong nước bỏ ra ngoài làm tổng cung dịch sang
trái. Chính phủ tăng lương tối thiểu làm số người thất nghiệp tăng lên khiến cho tổng
cung dịch sang trái.

(2)Tư bản K

Tư bản bao gồm tư bản hiện vật (số lượng máy móc) và tư bản nguồn nhân lực (trình
độ người lao động). Thay đổi tăng tư bản làm tăng năng suất lao động vì vậy làm tăng
lượng cung hàng hóa và dịch vụ; làm tổng cung dài hạn dịch sang phải và ngược lại

(3)Tài nguyên thiên nhiên R

Tài nguyên bao gồm tài nguyên tái tạo được (rừng, đất, nước,…) và tài nguyên không
thể tái tạo (than đá, dầu mỏ,..). Đột nhiên phát hiện là mỏ than đã hếthoặc phát hiện ra
mỏ than mới đều làm giảm hoặc tăng cung đường tổng cung.

Giá dầu tăng giảm trên thị trường dầu cũng là nguyên nhân của tăng giảm của tổng
cung

(4)Công nghệ T

Cải tiến công nghệ làm gia tăng năng suất khiến cho tổng cung dịch phải. Đây là yếu tố
càng ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học,…

=> Sự tăng giảm của GDP phụ thuộc vào sự tăng giảm của các yếu tố đầu vào.

6. Ứng dụng lượng giá:


- Phân tích chi phí lợi ích (CBA): Khái niệm CBA, các bước thực hiện CBA, các
phương pháp lượng giá ứng dụng trong bước nào của CBA
- Thiết kế công cụ kinh tế:
+ Công cụ kiểm soát sản lượng: Thuế ô nhiễm tối ưu (mô tả bằng đồ thị)
+ Công cụ kiểm soát lượng thải: Mức thải tối ưu (mô tả bằng đồ thị)

a) Phân tích chi phí lợi ích (CBA):


- Khái niệm: CBA là quá trình xác định và so sánh tất cả các lợi ích với các chi phí của
việc thực hiện một dự án, một hoạt động phát triển để cung cấp thông tin cho quá trình
ra quyết định thực hiện dự án hoạt động phát triển đó.
- Các bước thực hiện CBA:
+ B1: Xác định các giải pháp thay thế
+ B2: Phân tích chi phí và lợi ích
+ B3: Lượng hóa tiền tệ các chi phí và lợi ích
+ B4: Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
+ B5: Sắp xếp trình tự các giải pháp thay thế
- Các phương pháp lượng giá được sử dụng trong bước nào của CBA?

b) Thiết kế công cụ kinh tế:


Nguyên lý áp dụng: Chi phí hoặc lợi ích phát sinh phải được thanh toán  “Người
gây ô nhiễm phải trả tiền” hoặc “Trợ cấp cho người làm lợi cho môi trường”
Mục tiêu của các công cụ kinh tế là mức ô nhiễm tối ưu – Mức ô nhiễm tối ưu là mức
ô nhiễm mà tại đó lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hoặc chi phí xã hội là nhỏ nhất – Có
2 cách tiếp câ ̣n để đạt mức ô nhiễm tối ưu:
 Kiểm soát sản lượng (giả thiết với trình độ, quy trình kỹ thuâ ̣t nhất định thì sản
lượng sẽ có quan hê ̣ thuâ ̣n với lượng thải)
 Kiểm soát lượng thải
+ Công cụ kiểm soát sản lượng: Thuế ô nhiễm tối ưu (mô tả bằng đồ thị)
Nguyên tắc: điều chỉnh sao cho sản lượng thực tế ở mức hiê ̣u quả xã hội (Q*). Vì tại
Q*,lợi ích ròng của xã hội là lớn nhất (NSB max khi MSB=MSC)

Xác định mức thuế tối ưu (t*)


Với ngoại ứng tiêu cực, xu hướng sản xuất là sản xuất thừa
Thuế ô nhiễm tối ưu là khoản thuế mà người gây ô nhiễm phải trả căn cứ vào thiê ̣t hại
do viê ̣c xả thải gây ô nhiễm của họ gây ra.
Nguyên tắc xác định mức thuế: t* = MEC (Q*)
 Hiê ̣u quả cá nhân: MB = MC  Q1
 Hiệu quả xã hội: MSB = MSC  Q*
 Đánh thuế để dịch chuyển đường cung
Ưu điểm: Tâ ̣n dụng được bộ máy của
ngành Thuế
Nhược điểm:
– Không phân biê ̣t giữa doanh nghiê ̣p có
công nghê ̣ sạch và không sạch Không
khuyến khích được viê ̣c áp dụng công nghê ̣ mới
và công nghê ̣ giảm thải
– Chỉ áp dụng khi kiểm soát sự ô nhiễm do
loại chất thải có liên quan đến 1 hay 1 số ít sản
phẩm (VD: ô nhiễm phóng xạ, chì trong không
khí); không thể áp dụng để kiểm soát ô nhiễm
bụi, ô nhiễm hữu cơ nguồn nước…

+ Công cụ kiểm soát lượng thải: Mức thải tối ưu (mô tả bằng đồ thị)
 Mức thải tối ưu là mức thải mà tại đó chi phí xã hội do viêc̣ xả thải gây ô nhiễm
môi trường của hoạt động sản xuất là nhỏ nhất.
 Chi phí xã hội bao gồm chi phí giảm thải của
người sản xuất và chi phí thiê ̣t hại của những
người bị tác động do sự ô nhiễm môi trường.
Chi phí xã hội = AC + DC
- AC (Abatement Cost): Tổng chi phí giảm
thải
- DC (Damage Cost): Tổng chi phí thiê ̣t hại
 Chi phí giảm thải là những khoản chi phí
của người sản xuất để giảm lượng thải từ
hoạt động sản xuất đưa vào môi trường. Chi
phí giảm thải có thể là chi phí liên quan đến
hoạt động xử lý chất thải, cải tiến công
nghê ̣ sản xuất, tái chế - tái sử dụng, dừng sản xuất…
– Hàm chi phí giảm thải câ ̣n biên (MAC) phản ánh mối quan hê ̣ giữa chi phí giảm
thải tăng thêm khi giảm thêm 1 đơn vị chất thải đưa vào môi trường
 Chi phí thiê ̣t hại bao gồm những chi phí, thiê ̣t hại của chủ thể bị tác động và của
xã hội phát sinh do hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
– Hàm chi phí thiê ̣t hại câ ̣n biên (MDC) thể hiê ̣n chi phí, thiê ̣t hại tăng thêm khi
xả thải thêm mỗi đơn vị chất thải vào môi trường
Dạng đường đồ thị của MDC

• Xác định mức thải tối ưu


Mức thải tối ưu tương đương với mức ô nhiễm tối ưu. Các công cụ nhằm đạt mức thải
tối ưu là chuẩn mức thải, phí thải, giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng,…

BÀI TẬP
Bài tập 1
Hai công ty có thể kiểm soát mức phát thải của mình theo chi phí biên sau: MC1 =
200q1; MC2 = 100q2, trong đó q1 và q2 là lượng phát thải được cắt giảm bởi công ty
1 và công ty 2. Giả sử khi không có kiểm soát, mỗi nhà máy phát thải 20 đơn vị chất
gây ô nhiễm.

1. Tính phân bổ chi phí hiệu quả nếu mức giảm phát thải bắt buộc (cho cả 2 công ty)
là 21 đơn vị ô nhiễm.

2. Tính giá giấy phép được thải (mỗi giấy phép được phát thải 1 đơn vị ô nhiễm)

3. Tính kinh phí chính quyền có thể thu được qua phát hành giấy phép phát thải
Trả lời
1. Tính phân bổ chi phí hiệu quả nếu mức giảm phát thải bắt buộc (cho cả 2
công ty) là 21 đơn vị ô nhiễm

Phân bổ chi phí hiệu quả đối với mức giảm phát thải đạt được khi chi phí kiểm soát
ô nhiễm biên của hai công ty là như nhau, hay: $200q1=$100q2 (1)

Tổng mức ô nhiễm phải giảm là: q1 + q2 = 21 (2)

Giải hai phương trình (1), (2) thu được q1 = 7; q2 = 14


2. Tính giá giấy phép được thải
Giá giấy phép được thải cần chọn bằng chi phí biên của cả hai công ty hay:

T = MC1 = MC2 = 7*200 = 14* 100 = $ 1400.


3. Tính kinh phí chính quyền có thể thu được
Kinh phí chính quyển thu được :

T(20 – q1) + T (20-q2) = $1400. (20 - 7) + $1400. (20 - 14) = $ 26.600

Bài tập 2
Một thống kê chi phí du hành tới vườn quốc gia A (VQG A) trong năm 2015 cho kết
quả như sau:
Vùng xuất Chi phí du hành Số lượt tham quan Dân số của vùng
phát (USD/người)
(1000 người)

1 2 5000 500

2 3 3200 400

3 4 1800 300

4 5 1600 400

5 6 1000 500

6 10 0 300

a. Biết vé vào cửa hiện nay là 0 (USD), tính giá trị cảnh quan của VQG A trên 1
lượt viếng thăm? Từ đó tính tổng giá trị cảnh quan của VQG A trong năm
2015?
b. Năm tới, nếu vé vào cửa là 2 (USD), hãy dự đoán số lượt khách tham quan tới
VQG A?

Trả lời
Ý a.
Với vé vào cửa =0, TC=chi phí du hành
Chi phí du hành
Vùng xuất phát VR
($/người)
1 2 10
2 3 8
3 4 6
4 5 4
5 6 2
6 10 0

- Phương trình cầu: Gọi VR= aTC +b


VR 2−VR 1 8−10
Khi đó: a= = =−2; b=14.
TC 2−TC 1 3−2

Vậy Phương trình đường cầu (D): VR= -2TC+14 (với TC ≤ 7)

TC

14 VR
- Giá trị cảnh quan VQG A trên một lượt viếng thăm:
Giá trị cảnh quan VQG A trên một lượt thăm là diện tích phần giới hạn bởi đường cầu
(D) và trục hoành VR và trục tung TC: 1/2* 7*14= 49 (USD/lượt)
Với 12600 lượt thăm quan, tổng giá trị cảnh quan của VQG A: 49*12600=
617400(USD/năm)

Ýb
Nếu phí vào cửa là 2 (USD) thì TC= chi phí du hành + 2 (USD)
TC1 = 2+2 = 4 (USD) => VR1 = -2*4+14 = 6 (lượt/1000 dân vùng 1)
TC2 = 3+2 = 5 (USD) => VR2 = -2*5+14 = 4 (lượt/1000 dân vùng 2)
TC3 = 4+2 = 6 (USD) => VR3 = -2*6+14 = 2 (lượt/1000 dân vùng 3)
TC4 = 5+2 = 7 (USD) => VR4 = -2*7+14 = 0 (lượt/1000 dân vùng 4)
TC5 = 6+2 = 8 (USD) => VR5 = 0 (lượt/1000 dân vùng 5)
TC6 = 10+2 = 12 (USD) => VR6 = 0 (lượt/1000 dân vùng 6)

Vậy tổng số lượt khách đến VQG A là: 6*500+4*400+2*300 = 5200 (lượt)

Bài tập 3
Tại một khu rừng nguyên sinh Z, người ta xem xét thực hiện một trong hai dự án sau
đây cho kế hoạch 10 năm tới:
- Dự án thứ nhất là dự án du lịch sinh thái (DLST): với chi phí đầu tư ban đầu là 5
triệu USD, chi phí hoạt động hàng năm là 2 triệu USD/năm và sẽ tạo ra lợi ích
hàng năm là 10 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các nhà lượng giá môi trường cho rằng
nếu thực hiện dự án này, môi trường nguyên sinh của khu rừng sẽ bị ảnh hưởng,
với mức độ suy giảm đa dạng sinh học ước tính là 3 triệu USD/năm.
- Dự án thứ hai là dự án du lịch đại trà (DLĐT): với chi phí đầu tư ban đầu là 11
triệu USD, chi phí hoạt động hàng năm là 1 triệu USD/năm và sẽ tạo ra lợi ích
hàng năm là 12 triệu USD/năm. Dự án DLĐT còn gây ảnh hưởng lớn hơn tới đa
đạng sinh học của rừng, với mức độ suy giảm đa dạng sinh học ước tính là 5.5
triệu USD/năm.
Với tỉ lệ chiết khấu là 10%/năm, bằng cách tính toán các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng
(NPV) tương ứng, hãy đưa ra phương án lựa chọn dự án theo các quan điểm phân tích
sau:
a. Quan điểm phân tích tài chính?
b. Quan điểm phân tích kinh tế?

Trả lời
Ý a.
Theo quan điểm phân tích tài chính, chi phí do suy giảm đa dạng sinh học của các dự
án (chi phí ngoại ứng tiêu cực) sẽ không được tính đến. Do đó, kết quả tính toán giá trị
10
Bt −C t
hiện tại ròng của các dự án (áp dụng công thức NPV ❑=∑ ) như sau:
t =0 (1+r )t
10−2 10−2 10−2
NPV DLST =−5+ 1
+ 2
+ …+ =44,16(tr USD)
1,1 1,1 1,110
12−1 12−1 12−1
NPV DLĐT =−11+ 1
+ 2
+…+ =56,59 (tr USD)
1,1 1,1 1,110

Như vậy, xét theo quan điểm phân tích tài chính, dự án du lịch đại trà sẽ được chọn.

Ý b.
Theo quan điểm phân tích kinh tế, các thiệt hại do suy giảm đa dạng sinh học sẽ được
tính đến. Do đó, kết quả tính toán giá trị hiện tại ròng của các dự án như sau:
10−2−3 10−2−3 10−2−3
NPV DLST =−5+ 1
+ 2
+…+ =25.8 ( tr USD )
1.1 1.1 1.110

12−1−5.5 12−1−5.5 12−1−5.5


NPV DLĐT =−11+ 1
+ 2
+…+ =22.8 ( tr USD )
1.1 1.1 1.110

Như vậy, xét theo quan điểm phân tích kinh tế, dự án du lịch sinh thái nên được chọn.

Bài tập 4
Giả sử hoạt động thu gom rác thải rắn đô thị (do các doanh nghiêp thu gom tư nhân
thực hiện) có hàm chi phí cận biên MC = 72 + 0,05Q, hàm lợi ích cận biên MB = 180
– 0,07Q. Hoạt động này gây ngoại ứng với hàm ngoại ứng cận biên MEC/MEB = 40 -
0,04Q(Trong đó Q là lượng rác thu gom tính bằng tấn, P là giá thu gom tính bằng triệu
VNĐ/tấn).Với các thông tin như trên, hãy cho biết:
a. Hoạt động thu gom rác thải này đang gây ra ngoại ứng tiêu cực hay tích cực?
Tại sao? Xác định mức thu gom hiệu quả cá nhân và mức thu gom hiệu quả xã
hội?
b. Để điều chỉnh hoạt động thu gom rác này về mức tối ưu xã hội, nhà nước cần áp
dụng thuế hay trợ cấp? Tính mức thuế/trợ cấp đó?
c. Giả sử các nhà lượng giá không có đầy đủ thông tin và tính toán sai đường
MECES/MEBES = 36 - 0.04Q. Hãy xác định thiệt hại xã hội do việc lượng giá sai
này?
d. Giả sử sau một thời gian áp dụng mức thuế/trợ cấp, các nhà lượng giá cập nhật
và tính toán lại MECmới/MEBmới = 46 - 0.04Q. Hãy xác định mức thuế/trợ
cấp mới nên áp dụng?

Trả lời
Ýa
Hoạt động thu gom rác thải đang gây ra ngoại ứng tich cực. Vì, phương trình hàm
ngoại ứng có hệ số góc âm (-0,04) nên đây là đường dốc xuống từ trái sang phải trong
góc 1/4 thứ nhất của hệ toạ độ, giống với đường lợi ích cận biên.

Mức thu gom hiệu quả cá nhân đạt được khi MB=MC
 180 – 0.07Q = 72+0.05Q
 Q = 900 (tấn)
Mức thu gom hiệu quả xã hội đạt được khi MSB=MSC
 MB+MEB=MC
 180 - 0,07Q + 40 – 0.04Q = 72+ 0,05Q
 Q* = 925 (tấn)
Như vậy, mức thu gom hiệu quả xã hội lớn hơn mức thu gom hiệu quả cá nhân.

Ýb
Với trường hợp ngoại ứng tích cực, công cụ lựa chọn là trợ cấp.
Để điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu xã hội, thì mức trợ cấp áp dụng là
s*=MEB(Q*)
=40-0,04*925= 3 (triệu VNĐ/tấn)

Ýc
Do lượng giá sai, mức thu gom hiệu quả xã hội xác định được tại: MSB
=MB+MEBES=MC
 180 - 0,07Q + 36 – 0.04Q = 72+ 0,05Q
 Q* = 900 (tấn)
Tổn thất xã hội khi sử dụng kết quả lượng giá sai:
925
∆ PLXH = ∫ (MSB¿−MC)dQ ¿ = 50 (triệu VNĐ)
900

Ýc
Với MEB mới, mức thu gom hiệu quả xã hội xác định được tại: MSB =MB+MEBmới=MC
 180 - 0,07Q + 46 – 0.04Q = 72+ 0,05Q
 Q* = 962.5 (tấn)
Mức trợ cấp nên áp dụng là s*=MEB(Q*)
=46-0,04*962.5= 7,5 (triệu VNĐ/tấn)

Bài tập 5
Tính khả năng tối thiểu hóa tổng chi phí cho xả thải chất ô nhiễm qua ví dụ phát hành
và sử dụng cota ô nhiễm với các điều kiện sau:

1. Nhà nước bán 14 cota ô nhiễm cho phát thải chất A, mỗi cota phát thải
10 tấn. Giá mỗi cota là 14 triệu đồng. Các nhà máy chỉ được thải khi có
cota.
2. Chỉ có hai nhà máy B và C thải chất A với thông số cho trong bảng sau:
Thông số Đơn vị Nhà máy B Nhà máy C
Lượng chất thải A Tấn 90 90
Chi phí xử lý 10 tấn A Triệu 16,0 13,5
đồng
Phân phối cota ban đầu Cota 7 7

Trả lời:
- Có sự thỏa thuận phân phối lại số Cota cho hai nhà máy để tổng chi phí xả thải đạt
tối thiểu.
- Do chi phí xử lý 10 tấn chất A của nhà máy B (16,0) lớn hơn giá 1 Cota ô nhiễm
(14) và lớn hơn chi phí xử lý 10 tấn chất A của nhà máy C (13,5), -> để tối thiểu hóa
tổng chi phí cho xả thải sẽ có sự chuyển nhượng số Cota ô nhiễm từ nhà máy C cho
nhà máy B. Tổng số Cota phân phối cho hai nhà máy là 14 Cota ô nhiễm.
Tính toán 3 trường hợp:
Thông số Đơn vị Nhà máy Nhà máy Tổng chi phí
B C (triệu đồng)
Phân phối 7 7 (70+2x16)+(70+2x13,5)=199
cota Cota 8 6 (80+1x16)+(60+3x13,5)=194
9 5 90 + (50+4x13,5) = 196,5

Kết luận: Tổng chi phí xả thải tối thiểu khi có sự phân phối số Cota cho hai nhà
máy là: nhà máy B mua 8 Cota ô nhiễm, nhà máy C mua 6 Cota ô nhiễm.

Bài tập 6
Một mỏ khoáng sản có trữ lượng 200.000 tấn. Một công ty muốn khai thác mỏ này
trong vòng 3 năm. Người ta đã xác định được 3 hàm cầu của từng năm đối với khoáng
sản này như sau:

- Năm thứ nhất: Qd = 161.000 – 100P

- Năm thứ hai: Qd = 180.000 – 100P

- Năm thứ ba: Qd = 190.000 – 100P

Cho biết chi phí khai thác biên là 200 USD/tấn, lãi suất vay vốn là 10%/ năm, chi phí
ban đầu là 40 triệu USD.

1. Tính lượng khoáng sản khai thác mỗi năm


2. Liệu dự án khai thác khoáng sản có đem lại lợi nhuận không ? Vì sao?

Trả lời
1. * Giả thiết MEC = 200 => MC =P – 200
Và MC tăng theo tỉ lệ lãi suất, nghĩa là:

P2- 200 = (P1 – 200) (1 +0,1) và P3 - 200 = (P1- 200) (1 + 0,1) (1 + 0,1)
Theo giả thiết suy ra: Q1 +Q2 + Q3 = 20.000

Q1 = 161.000 – 100P1

Q2 = 180.000 – 100P2

Q3 = 190.000 – 100P3.
=> P1 = 1018,73; P2 = 1100,6; P3 = 1190,66

=> Q1 = 59126; Q2 = 69940; Q3 = 70934


2. Tính lợi nhuận các năm với công thức

Lợi nhuận (triệu USD) = PxQ - Đầu tư ban đầu – chi phí khai thác
Năm 1: Lợi nhuận = 1018 x 59126 – 40 – 200 x 59126 = 8,4 (triệu USD)

Năm 2: Lợi nhuận = 1100 x 69940 – 0 – 200 x 69940 = 62,99 (triệu USD)

Năm 3: Lợi nhuận = 1190,66 x 70934 – 0 – 200 x 70934 = 70,27 (triệu USD)
Kết luận: Dự án có lãi ngay từ năm đầu khai thác

Bài tập 7

Trả lời:
1. Tính phân bổ chi phí hiệu quả nếu mức giảm phát thải bắt buộc (cho cả 2 công
ty) là 21 đơn vị ô nhiễm
Phân bổ chi phí hiệu quả đối với mức giảm phát thải đạt được khi chi phí kiểm soát ô
nhiễm biên của hai công ty là như nhau, hay: $200q1=$100q2 (1)
Tổng mức ô nhiễm phải giảm là: q1 + q2 = 21 (2)
Giải hai phương trình (1), (2) thu được q1 = 7; q2 = 14
2. Tính phân bổ chi phí hiệu quả
Theo công thức khi có phân phối chi phí hiệu quả:

MC1/a1 = MC2/a2
=> $200q1/2 = $100q2/1 (3)
Mức phát thải của mỗi công ty là: 20 – q1 và 20 – q2
Để đảm bảo tiêu chuẩn là 27 ppm thì: a1(20 – q1) + a2(20 – q2) = 27

=> 2(20 – q1) + 1 (20 – q2) = 27 (4)


Giải phương trình (3), (4) thu được q1 = q2 = 11

Bài tập 8
Nhà nước đang xem xét ban hành chính sách quản lý cho một khu công nghiệp A
trong năm 2016. Giả sử họ có đầy đủ thông tin để xây dựng hàm chi phí giảm thải của
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp A là: MAC = 60 – 0,085W, nhưng không đủ
thông tin lượng giá để xây dựng chính xác hàm chi phí thiệt hại MDC T = 0,065W, hàm
ước đoán của họ đưa ra là: MDC ES = 0,075W – 7,5 (W là lượng thải tính bằng tấn và
chi phí tính bằng triệu VNĐ)
a. So sánh mức thải tối ưu với mức chuẩn thải mà nhà nước sẽ áp dụng?
b. So sánh mức phí thải tối ưu với mức phí thải mà nhà nước sẽ áp dụng?
c. So sánh tổn thất xã hội do việc thiếu thông tin lượng giá gây ra khi áp dụng
công cụ chuẩn thải?

Trả lời
Ýa
Mức thải tối ưu được xác định bởi MAC = MDCT
60 – 0,085W = 0,065W
W* = 400 (tấn)
Mức chuẩn thải nhà nước sẽ áp dụng được xác định bởi MAC = MDC ES
60 – 0,085W = 0,075W – 7,5
WES = 421,875 (tấn)
Vậy do lượng giá sai, nhà nước sẽ cho phép khu cn A thải ra nhiều hơn mức tối ưu.

Ýb
Mức phí thải tối ưu được xác định bởi: f*=MAC(W*) = 26 (triệu VNĐ/tấn)
Mức phí thải mà nhà nước sẽ áp dụng: f = MAC(WES) = 24,14 (triệu VNĐ/tấn)
Ýc
Tổn thất xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải sai:
∆ PLXH = [AC(W*)+DCT(W*] - [AC(WES)+DCT(WES]
421,875
¿ ∫ (DC¿ ¿ T−AC) dW =21,7 ¿(triệu VNĐ)
400

You might also like