Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

5/27/2020 Mặt (tô pô) – Wikipedia tiếng Việt

Mặt (tô pô)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem mặt.

Trong toán học, cụ thể là trong topo, một mặt là một đa tạp topo 2
chiều. Ví dụ quen thuộc nhất về mặt chính là phần biên của các khối
trong không gian Euclid 3 chiều thông thường, chẳng hạn như mặt
cầu. Ngoài ra, cũng có những mặt, chẳng hạn như chai Klein, không
thể được nhúng vào không gian Euclid 3 chiều mà không sử dụng kỳ
dị hoặc tự cắt.

Một mặt là "2 chiều" nghĩa là tại mỗi điểm, ta có thể xác định được
một hệ tọa độ 2 chiều trên mặt. Chẳng hạn, với bề mặt Trái Đất, mà
ta giả sử là một mặt cầu 2 chiều, thì các đường kinh tuyến và vĩ tuyến
tạo thành một hệ trục tọa độ trên mặt cầu, trừ hai cực và kinh tuyến
gốc.
Mặt yên ngựa (mặt hyperbolic
Khái niệm mặt cũng được sử dụng trong vật lý, kỹ thuật, xử lý hình
paraboloid).
ảnh và nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn, việc phân tích khí động học
của một máy bay tập trung vào dòng chảy của không khí qua các
mặt.

Mục lục
Định nghĩa và ví dụ
Định nghĩa ngoại hàm của mặt và phép nhúng
Xây dựng mặt từ đa giác
Tổng trực tiếp của hai mặt
Mặt đóng
Định lý phân loại mặt đóng
Tham khảo
Liên kết ngoài

Định nghĩa và ví dụ
Một mặt (topo) là một không gian topo Hausdorff khác rỗng và có
cơ sở đếm được, trong đó mọi điểm đều có một lân cận mở đồng
phôi với một tập mở của không gian Euclid 2 chiều. Các lân cận
này, cùng với các đồng phôi tương ứng, được gọi là một hệ tọa độ
(coordinate chart). Nhờ chúng mà các lân cận giữ được hệ trục tọa
độ chuẩn tắc trên mặt phẳng Euclid. Do đó, mặt được gọi là có tính Chai Klein trong không gian 3 chiều.
Euclid địa phương.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_(tô_pô) 1/5
5/27/2020 Mặt (tô pô) – Wikipedia tiếng Việt

Tổng quát hơn, một mặt (topo) có biên là một không gian topo Hausdorff mà trên đó mỗi điểm có một
lân cận mở đồng phôi với một tập mở nào đó trong nửa mặt phẳng trên đóng trong

Các đồng phôi này cũng được gọi là hệ tọa độ địa phương. Biên của nửa mặt phẳng trên chính là trục
hoành. Các điểm trên mặt tương ứng một điểm trên trục hoành qua một trong số các phép đồng phôi nói
trên thì được gọi là điểm biên của mặt. Các điểm biên này lập thành biên của mặt và là một đa tạp 1 chiều
không có biên, tức là hội của các đường cong đóng. Các điểm của mặt tương ứng với các điểm không nằm
trong trục hoành được gọi là điểm trong. Tập hợp các điểm trong được gọi là phần trong của mặt và luôn
khác rỗng. Ví dụ đơn giản nhất về một mặt có biên là các dĩa tròn đóng. Phần biên của chúng chính là các
đường tròn.

Nếu không nói gì thêm, một mặt thường được hiểu là một mặt không có biên. Cụ thể, một mặt có biên
bằng rỗng chính là mặt theo nghĩa thông thường. Một mặt compact, biên rỗng được gọi là một mặt 'đóng'.
Các mặt cầu, mặt xuyến 2 chiều và các mặt chiếu thực là những ví dụ về mặt đóng.

Dải Mobius là mặt chỉ có một phía. Một cách tổng quát, một mặt được gọi là định hướng được nếu nó
không chứa một đồng phôi của dải Mobius; một cách cảm tính, nó có hai phía phân biệt. Mặt cầu và mặt
xuyến là những mặt định hướng được, trong khi đó mặt chiếu thực thì không vì khi xóa đi một điểm hoặc
một dĩa tròn khỏi mặt chiếu thực, ta thu được dải Mobius

Trong hình học vi phân và hình học đại số, các cấu trúc khác được thêm vào topo của mặt, việc này giúp
nhận ra các kỳ dị, chẳng hạn như các điểm tự cắt, cusps, việc mà ta không thể làm được thuần túy dưới
ngôn ngữ topo.

Định nghĩa ngoại hàm của mặt và phép nhúng


Mặt ban đầu được định nghĩa là một không gian con của trong
không gian Euclide, mà thông thường, những mặt này là các
không điểm (tập nghiệm) của các hàm đa thức. Vì vậy, người ta
gọi cách định nghĩa mặt này có tính ngoại hàm.

Trong mục trước, một mặt được định nghĩa bởi một không gian
topo có tính chất Hausdorff và Euclide địa phương. Không gian
topo này không cần xét là một không gian con của một không
gian khác. Cách định nghĩa này có tính nội tại, và hiện nay Toán
học dùng cách định nghĩa này để thấy rõ cấu trúc topo nội tại của
mặt.

Một mặt được định nghĩa nội tại thì không có thêm sự ràng buộc
với vai trò là không gian con của một không gian Euclide. Điều
Mặt cầu được định nghĩa bằng tham số này làm cho các mặt được định nghĩa nội tại có vẻ không phải là
hóa (x = r sin θ cos φ, y = r sin θ sin φ, z
một mặt với cấu trúc ngoại hàm (được định nghĩa trong không
= r cos θ) hoặc định nghĩa ẩn
gian Euclide). Tuy nhiên, định lý nhúng Whitney khẳng định
(x² + y² + z² − r² = 0.)
rằng mọi mặt đều có thể nhúng đồng phôi vào một không gian
Euclide, trong không gian E4: Cách định nghĩa ngoại hàm và nội
tại là tương đương với nhau.

Mọi mặt compact có định hướng được hoặc có biên đều có thể nhúng vô E3; mặt khác, một mặt phẳng
thực xạ ảnh, compact, không định hướng được và không có biên, thì không thể nhúng vô E3. Mặt Steiner,
bao gồm mặt Boy, mặt Roman và cross-cap, là ảnh nhúng chìm của không gian xạ ảnh thực trong E3.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_(tô_pô) 2/5
5/27/2020 Mặt (tô pô) – Wikipedia tiếng Việt

Mỗi cách nhúng mặt vô một không gian khác (nếu có nhiều cách) cho
ta một thông tin ngoại hàm khác nhau. Ví dụ, mặt xuyến có thể
nhúng vào E3 một cách thông thường (giống chiếc nhẫn) hoặc thắt
nút (xem hình). Hai cách nhúng là đồng phôi với nhau, nhưng không
tương đương đồng luân.

Ảnh của ánh xạ liên tục, đơn ánh từ R2 vào không gian nhiều chiều
Rn được gọi là một mặt tham số. Một mặt tham số không nhất thiết là
mặt topo.

Xây dựng mặt từ đa giác


Một dạng thắt nút của mặt xuyến.
Mọi mặt đóng đều có thể được xây dựng từ một hình đa giác có số
chẵn các cạnh và các cạnh này được định hướng. Đa giác như vậy, gọi
là đa giác cơ bản của mặt, tạo nên mặt bằng cách đồng nhất (dán) các cặp cạnh của nó lại. Trong các ví dụ
dưới đây, nếu dán các cạnh của đa giác lại với nhau sao cho chúng đúng tên (A với A, B với B) và đúng
hướng (được thể hiện bằng các mũi tên) sẽ tạo thành các mặt tương ứng.

Mặt cầu Mặt phẳng xạ ảnh Mặt xuyến (torus) Chai Klein
(real projective
plane

Mọi đa giác cơ bản đều có thể viết được dưới dạng ký hiệu như sau. Bắt đầu từ một đỉnh, tiến hành di
chuyển trên các cạnh của đa giác theo một chiều xác định (có thể là thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ)
đến khi trở lại điểm ban đầu. Trong lúc di chuyển, ghi lại tên các cạnh, trong đó thêm số mũ là -1 nếu đang
di chuyển ngược định hướng của cạnh đó. Bốn hình trên, khi cuất phát từ góc trái-trên và di chuyển ngược
chiều kim đồng hồ, ta thu được

Mặt cầu:
Mặt phẳng xạ ảnh:
Mặt xuyến:
Chai Klein: .

Việc dán các cạnh của đa giác là một trường hợp đặc biệt của việc xây dựng không gian thương. Một cách
tổng quát hơn, khái niệm không gian thương có thể được dùng để xây dựng các mặt. Chẳng hạn, khi xét
thương của mặt cầu khi được đồng nhất tất cả các điểm đối xứng với nhau qua tâm (antipodes), ta thu
được mặt phẳng xạ ảnh thực. Một ví dụ khác của phép lấy thương là tổng trực tiếp.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_(tô_pô) 3/5
5/27/2020 Mặt (tô pô) – Wikipedia tiếng Việt

Tổng trực tiếp của hai mặt


Tổng trực tiếp của hai mặt M và N, ký hiệu M # N, là mặt nhận được khi cắt đi từ mỗi mặt này một dĩa tròn
và dán phần biên (là những đường tròn) của chúng lại với nhau. Đặc trưng Euler của tổng trực tiếp bằng
tổng đặc trưng Euler của các số hạng trừ đi 2.

Mặt cầu S là phần tử đơn vị của phép lấy tổng trực tiếp, nghĩa là S # M = M. Điều này là vì mặt cầu khi xóa
đi một dĩa tròn thì cũng là một dĩa tròn nên khi thực hiện phép dán, nó thay thế cho dĩa tròn đã bị cắt từ
M

Việc lấy tổng trực tiếp của một mặt M với mặt xuyến T có thể được xem như để lại trên M một lỗ tròn. Nếu
M là một mặt định hướng được thì T # M cũng định hướng được. Vì tổng trực tiếp là phép toán giao hoán
nên tổng trực tiếp của hữu hạn các mặt cũng được xác định tốt.

Tổng trực tiếp của hai mặt phẳng xạ ảnh, P # P, là chai Klein K. Tổng trực tiếp của mặt phẳng xạ ảnh và
chai Klein thì đồng phôi với tổng trực tiếp của mặt phẳng xạ ảnh và mặt xuyến; nói cách khác, ta có công
thức P # K = P # T. Do đó, tổng trực tiếp của 3 mặt phẳng xạ ảnh thì đồng phôi với tổng trực tiếp của mặt
phẳng xạ ảnh và mặt xuyến. Khi có một số hạng là mặt phẳng xạ ảnh thì tổng trực tiếp là một mặt không
định hướng được.

Mặt đóng
Một mặt đóng là một mặt compact không có biên. Ví dụ về những mặt đóng là mặt cầu, mặt xuyến và
chai Klein. Ví dụ về những mặt không đóng là dĩa tròn (là mặt cầu bỏ đi một điểm), mặt trụ (là mặt cầu bỏ
đi hai điểm) và dải Mobius

Định lý phân loại mặt đóng

Định lý phân loại mặt đóng phát biểu rằng: Mọi mặt đóng và liên thông thì đồng phôi với một phần tử
trong các họ sau:

1. Mặt cầu;
2. Tổng trực tiếp của g mặt xuyến, với ;
3. Tổng trực tiếp của k mặt phẳng xạ ảnh, for .

Các mặt thuộc hai họ đầu tiên thì định hướng được. Ta cũng có thể gộp hai họ này là một bằng cách xem
mặt cầu là tổng trực tiếp của 0 mặt xuyến. Số mặt xuyến g được gọi là giống (genus) của mặt. Đặc trưng
Euler của mặt cầu và mặt xuyến lần lượt là 2 và 0 và một cách tổng quát, đặc trưng Euler của tổng trực tiếp
g mặt xuyến là 2 − 2g.

Các mặt thuộc họ thứ ba thì không định hướng được. Đặc trưng Euler của mặt phẳng xạ ảnh là 1, do đó,
đặc trưng Euler của tổng trực tiếp k mặt phẳng xạ ảnh là 2 − k.

Từ hai điều trên, có thể thấy một mặt đóng sẽ xác định duy nhất, sai khác một đồng phôi, với 2 thông tin
sau: đặc trưng Euler và việc nó có định hướng được hay không. Nói cách khác, đặc trưng Euler và tính
định hướng được hoàn toàn phân loại, sai khác một đồng phôi, được các mặt đóng.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_(tô_pô) 4/5
5/27/2020 Mặt (tô pô) – Wikipedia tiếng Việt

Mặt đóng gồm nhiều thành phần liên thông cũng có thể được phân loại
bằng việc phân loại từng thành phần liên thông của nó. Do đó sẽ không
mất tính tổng quát nếu ta giả sử mặt là liên thông.

Tham khảo

Liên kết ngoài


Mặt (tô pô) (http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/List
s/GiaiNghia/View_Detail.aspx?ItemID=18479) tại Từ điển bách
khoa Việt Nam
Point (https://planetmath.org/?op=getobj&from=objects&id=8173) Ví dụ về các mặt đóng định
trên PlanetMath. (tiếng Mỹ) hướng được (bên trái) và các
Weisstein, Eric W., "Surface (http://mathworld.wolfram.com/Surfac mặt có biên (bên phải). Bên trái:
e.html)" từ MathWorld. (tiếng Mỹ) mặt cầu, mặt xuyến, mặt của
khối lập phương (đồng phôi với
mặt cầu). Bên phải: dĩa tròn,
hình vuông, mặt bán cầu
(hemisphere). Biên của các mặt
được vẽ màu đó. Các mặt này
đều đồng phôi với nhau.

Wikimedia Commons có
thêm hình ảnh và
phương tiện truyền tải về
Mặt (tô pô) (https://com
mons.wikimedia.org/wi
ki/Category:Surfaces?u
selang=vi).

Các chủ đề chính trong toán học


Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc |
Toán học ứng dụng |
Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mặt_(tô_pô)&oldid=50241008”

Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 7 tháng 3 năm 2019 lúc 09:23.

Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ
sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền riêng tư.
Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_(tô_pô) 5/5

You might also like