Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 153

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VILAYVONE PHOMMACHANH

TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ


TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển


Mã số : 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thế Giới


TS. Nguyễn Xuân Lãn

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Vilayvone PHOMMACHANH
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP................15
1.1. BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ...............15
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................15
1.1.2. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................18
1.1.3. Phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................19
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .........................24
1.2.1. Những tác động tích cực của FDI đối với nước nhận đầu tư ..........................24
1.2.2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư ..........................27
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI..........32
1.3.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô .............................................................................32
1.3.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô .............................................................................34
1.3.3. Nội dung thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ..........................................37
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT FDI ..........................................39
1.4.1. Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài ................39
1.4.2. Những nhân tố thuộc nước nhận FDI..............................................................44
1.4.3. Những nhân tố thuộc bên ngoài ......................................................................48
1.5. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TẠI CHDCND
LÀO ..........................................................................................................................51
1.5.1. Sự vận động của FDI trên thế giới ..................................................................51
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN ......................................54
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................66
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH NIỀN NAM
CỦA NƯỚC CHDCHD LÀO THỜI KỲ 1988-2015 ............................................67
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO CÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI ....................................................................................67
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................67
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................69
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................72
2.2. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI FDI VÀO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND
LÀO ..........................................................................................................................73
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động FDI của các tỉnh miền Nam Lào..............73
2.2.2. Chính sách thu hút FDI tại các tỉnh miền Nam Lào........................................75
2.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay của các tỉnh miền Nam Lào ...................83
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI
CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO THỜI KỲ 1988-2015 85
2.3.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền
Nam của nước CHDCND Lào ..................................................................................85
2.3.2. Các hình thức FDI thực hiện ở các tỉnh miền Nam CHDCND Lào ...............88
2.3.3. FDI theo ngành công nghiệp thực hiện ở các tỉnh miền Nam CHDCND Lào
...................................................................................................................................90
2.3.4. FDI thực hiện theo cơ cấu vùng của các tỉnh miền Nam CHDCND Lào .......92
2.3.5. FDI theo cơ cấu đối tác nước ngoài tại các tỉnh miền Nam CHDCND Lào .......
...................................................................................................................................94
2.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO .............................97
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................97
2.4.2. Nhược điểm của việc thu hút FDI .................................................................100
2.4.3. Một số hạn chế ..............................................................................................105
2.4.4. Nguyên nhân các yếu kém trong việc thu hút FDI của các tỉnh miền Nam Lào
.................................................................................................................................105
Kết luận Chương 2 ................................................................................................107
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO ...............................................................................108
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
TRONG BỐI CẢNH MỚI....................................................................................108
3.1.1. Các bối cảnh phát triển quốc tế và trong nước..............................................108
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2030
.................................................................................................................................111
3.1.3. Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào ................112
3.1.4. Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào
.................................................................................................................................113
3.1.5. Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam
Lào đến năm 2020 ...................................................................................................115
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
.................................................................................................................................116
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI ..................................................116
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI ..........................................................119
3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ...................................120
3.2.4. Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội ..............................................122
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ....................................................................................................122
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI ................................123
3.2.7. Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai ..............124
3.2.8. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư ..........................................................126
Kết luận Chương 3 ................................................................................................130
KẾT LUẬN............................................................................................................131
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………...133
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations


Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BOT Build - Operate - Tranfer
Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Build - Tranfer - Operate
Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT Build - Tranfer
Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
DNLD Doanh nghiệp liên doanh
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIMC Ban Quản lý đầu tư nước ngoài
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc gia
OECD Organization for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TNC Các công ty xuyên quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các số liệu về diện tích và dân số 4 tỉnh phía Nam Lào ................ 69
Bảng 2.2.Sự tăng trưởng GDP khu vực Nam Lào và dự tính đến năm 2020 . 70
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền Nam Lào và dự tính đến năm
2020 ................................................................................................................. 71
Bảng 2.4. Tình hình thu hút FDI của các tỉnh Nam Lào trong giai đoạn 1988-
2015 ................................................................................................................. 88
Bảng 2.5. Số vốn và dự án FDI theo ngành và lĩnh vực ở các tỉnh miền Nam
Lào giai đoạn 1988-2015 ................................................................................ 92
Bảng 2.6. FDI vào vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn 1988 - 2015 93
Bảng 2.7. FDI vào công nghiệp vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn
1988 - 2015...................................................................................................... 93
Bảng 2.8. FDI vào công nghiệp các tỉnh vùng Nam Lào giai đoạn 1988 - 2015
phân theo ngành .............................................................................................. 94
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ số lượng dự án đầu tư vào các tỉnh miền
Nam của Lào theo hình thức đầu tư ................................................................ 90
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm các dự án FDI đầu tư vào miềnNam Lào giai
đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư .......................................................... 96
Biểu đồ 2.3. Mức vốn đầu tư trung bình/dự án FDI đầu tư vào miềnNam Lào
giai đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư ................................................... 96
Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp các tỉnh Nam Lào ........ 98
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng đóng góp ngành công nghiệp trong GDP của nền kinh
tế các tỉnh Nam Lào ........................................................................................ 99
Biểu đồ 2.6. Tổng số lao động ...................................................................... 102
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Nằm trong khu vực các quốc gia kém phát triển, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của CHDCND Lào trong nhiều thập kỷ gần đây. Việc
chuyển từ nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, CHDCND Lào
thực sự đã tạo ra được sức hút mạnh mẽ từ nhiều nhà đầu tư quốc tế. Bên
cạnh đó, với vị trí tọa lạc ngay trong khu vực Đông Nam Á, giữa bán đảo
Đông Dương - vốn được xem là trung tâm của sự năng động và thịnh vượng
với những ưu đãi về cơ sở tài nguyên chiến lược; tiếp giáp chung với 5 quốc
gia láng giềng là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Myanma,
đã tạo ra cơ hội hợp tác phát triển giữa CHDCND Lào với các quốc gia láng
giềng tạo thuận lợi cho phát triển thương mại, đầu tư và cơ hội phát triển du
lịch xuyên quốc gia.
Sau khi trở thành quốc gia độc lập năm 1975, Lào đã thiết lập hệ thống
kiểm soát thông qua chủ nghĩa xã hội và chính phủ tài khóa tập trung đến năm
1985, tuy nhiên kết quả kinh tế đã không đạt được đúng mục tiêu đề ra. Năm
1986, cuộc cải cách kinh tế mới bước đầu được thiết lập nhằm mục đích
chuyển hướng từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế định
hướng thị trường dưới Cơ chế Kinh tế mới (New Economic Mechanisms-
NEWs), nền kinh tế Lào được chuyển từ một hệ thống quản lý kinh tế chủ
nghĩa xã hội sang hệ thống kinh tế định hướng thị trường với 2 mục tiêu chính
trị cơ bản đó là: (1) Chính sách thị trường mở và (2) Giới thiệu những nguyên
tắc kinh tế thị trường. Việc theo đuổi những cải cách về kinh tế và thể chế với
mục tiêu nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội cho toàn dân thông qua
việc xây dựng một nền kinh tế định hướng thị trường đã giúp Lào nhanh
chóng đạt được những thành tự kinh tế - xã hội đáng kể về tăng trưởng kinh
2

tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trước đây và ổn định
nền kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, quốc gia này sau đó cũng đã chứng kiến được sự
gia tăng nổi bật trong đầu tư công và đầu tư tư nhân; những cải thiện trong
các hoạt động kinh tế ở cả trong khu vực và trên toàn cầu. Tất cả những điều
này đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Lào trong giai
đoạn 1990-2010 ở mức 6%/năm và giai đoạn 2011-2015 đạt 8%/năm. Quan
trọng hơn, Lào đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và tiếp nhập được nhiều sự
hỗ trợ từ nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới; tất cả những yếu tố này đã
góp phần tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Lào.
Quốc gia Lào được phân chia thành 3 vùng chính gồm khu vực phía
Bắc, Trung và phía Nam. Trong đó, khu vực phía Nam bao gồm 04 tỉnh
Champasak, Salavan, Attapeu và Xekong - nằm trong khu vực địa hình miền
núi, tiếp giáp với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia có tốc độ tăng trưởng
GDP nhìn chung tăng nhưng vẫn còn thấp hơn đặc biệt so sánh với các tỉnh
phía Đông và trung bình chung của cả nước. Với xuất phát điểm là một nền
kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp với 80% dân số tham gia vào hoạt động
nông nghiệp, cải cách kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đã góp phần làm thay đổi đáng để cơ cấu kinh tế của khu vực này.
Cùng với quá trình thu hút FDI của cả nước, các tỉnh miền Nam Lào đã có
những đóng góp đáng kể trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy
nhiên, thu hút FDI vào Lào nói chung vào đối với lĩnh vực công nghiệp của
các tỉnh miền Nam Lào nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn và
thách thức. Bên cạnh những khó khăn trong thực tế, về mặt lý luận cũng chưa
có nghiên cứu cụ thể nào về thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp tại các
tỉnh miền Nam Lào. Vì vậy để có cái nhìn tổng quan và căn cứ đề xuất những
hướng giải pháp khả thi khắc phục, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các
3

tỉnh miền Nam của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Bố cục của
nghiên cứu gồm 3 phần chính, sau khi đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn khái
quát về FDI, phân tích vai trò đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế
của một quốc gia và địa phương; đồng thời lựa chọn các kinh nghiệm thu hút
FDI của một số quốc gia trong khu vực ASEAN và một số bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho các tỉnh Nam Lào được trình bày trong các nội
dung của Phần 1; nội dung Phần 2 sẽ tập trung đánh giá thực trạng hoạt động
thu hút FDI ở Lào và tại các tỉnh Nam Lào trong những năm qua; đây đồng
thời sẽ là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào
lĩnh vực công nghiệp miền Nam Lào nói riêng và của Lào nói chung trong
Phần 3.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong những thập kỷ qua, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
đã được thảo luận nhiều trong sách báo kinh tế. Trong đó, các quan điểm của
các nhà nghiên cứu kinh tế chia thành hai luồng ý kiến khác nhau liên quan
đến mối quan hệ hai chiều này.
- Tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách,
FDI được cho là có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đối với các nước tiếp nhận
qua các kênh khác nhau như làm tăng lượng vốn đầu tư vào quốc gia tiếp
nhận, tạo điều kiện cho các nước này cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, nâng
cao năng lực phát triển kinh tế, tạo ra khối lượng việc làm lớn cho lực lượng
lao động tại nước nhận đầu tư; kích thích thay đổi công nghệ qua việc sử dụng
công nghệ và bí quyết của nước ngoài và những tác động lan tỏa công nghệ có
thể xảy ra qua các thỏa thuận về bản quyền, bắt chước, đào tạo nhân viên và
các quy trình, sản phẩm mới từ các công ty nước ngoài; gia tăng và cải thiện
4

lượng kiến thức hiện có trong nền kinh tế tiếp nhận qua đào tạo lao động, thu
lượm và truyền bá kỹ năng.
Các tác động tích cực của FDI như làm tăng năng suất; chuyển giao
công nghệ; áp dụng các quy trình mới, các kỹ năng quản lý và các bí quyết
vào thị trường trong nước, đào tạo nhân viên, phát triển mạng lưới sản xuất
quốc tế và tiếp cận các thị trường đã được chứng minh trong các nghiên cứu
của Caves (1994 và 1996), Findlay (1978), De Mello (1999), Borensztein và
các cộng sự (1998), Rappaport (2000). Những tác động lan tỏa từ FDI sinh ra
từ cả những ngoại ứng nội bộ ngành (hoặc theo chiều ngang, nghĩa là trong
cùng một ngành) lẫn những ngoại ứng liên ngành (hay theo chiều dọc) qua
những mối liên kết xuôi hoặc/và liên kết ngược (Javorcik, 2004; Alfaro và
Rodinguez-Clare, 2004). Bên cạnh đó, FDI còn được chứng minh là có thể
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua sự truyền bá công nghệ và phát triển
vốn nhân lực (van Loo 1977; Borensztein, De Gregorio và Lee 1998; de
Mello 1999; Shan 2002a; Liu, Burridge và Sinclair 2002; và Kim và Seo
2003); đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu vốn và bổ sung vốn cho các nước
nhận đầu tư đối với các lĩnh vực rủi ro cao hoặc các ngành mới mà đầu tư
trong nước còn hạn chế (Noorzoy, 1979); và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của nước tiếp nhận đầu tư (Sun, 1998; Shan, 2002).
- Tác động tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, những tác động dương của FDI lên tăng trưởng kinh tế đã
không giành được sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứu kinh tế gần đây. Một
số nghiên cứu gần đây ở mức công ty hoặc ngành nhấn mạnh tác động tiêu
cực từ FDI như khả năng hấp thu yếu, tác động lấn át lên đầu tư trong nước,
sự không được bảo vệ và phụ thuộc bên ngoài, sự xấu đi của cán cân thanh
toán khi lợi nhuận được chuyển về nước, sự cạnh tranh tàn khốc của các chi
nhánh nước ngoài với các công ty trong nước. Đặc biệt là sự xuất hiện của
5

hiện tượng được gọi là “các hiệu ứng đánh cắp thị trường” của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài khi các doanh nghiệp này ngày càng chiếm thị phần
của các doanh nghiệp trong nước. Việc đánh mất thị trường của các doanh
nghiệp trong nước một phần cũng do không đạt được kích thước qui mô có
hiệu quả nhất dẫn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong nước bị
suy giảm. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đã làm giảm năng suất của
các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong ngắn hạn. Kết quả là các doanh
nghiệp trong nước bị tác động hoặc phải rời khỏi thị trường hoặc sống sót nếu
vượt qua được giai đoạn điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh
tranh mới.
Các tác giả De Mello (1999), Lipsey (2002) đã cho rằng không tồn tại
một quan hệ cùng chiều của các dòng FDI vào GDP và tăng trưởng của một
quốc gia và cần phải xem xét thêm những hoàn cảnh khác nhau để ngăn cản
hoặc thúc đẩy những lan tỏa từ FDI. Thêm vào đó, lý thuyết về tổ chức ngành
bởi Hymer (1960) và Caves (1971) đã phát biểu rằng FDI là một chiến lược
xâm lược toàn cầu của các công ty đa quốc gia (MNE) để nâng cao sức mạnh
độc quyền đối với các công ty bản xứ của nước tiếp nhận. Những ưu thế riêng
của các công ty đa quốc gia (như công nghệ tiên tiến, kỹ năng bí quyết quản
lý, chi phí giao dịch tối thiểu và những lợi thế vô hình khác) có thể trở thành
sức mạnh độc quyền, bên cạnh hai lợi thế lớn của MNE đó là lợi thế quốc tế
hóa thị trường và lợi thế riêng theo vị trí (Dunning, 1981).
Thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp là một trong những
ưu tiên lớn nhất của các nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động của FDI
đến sự phát triển của các ngành công nghiệp là tích cực hay tiêu cực vẫn còn
là một vấn đề khuấy động sự tranh cãi của các nhà nghiên cứu kinh tế.
- Tác động lan tỏa ngang và lan tỏa dọc của FDI đến một số ngành
công nghiệp
6

Damijan và các cộng sự (2003a) đã sử dụng một mẫu tám nước1


chuyển tiếp trong thời kỳ 1994-1998 và đi đến kết quả là hầu hết những cải
tiến công nghệ và kiến thức của các công ty trong nước thu được từ các đối
tác thương mại của họ ở nước ngoài. Damijan và các cộng sự (2003b) sử dụng
mẫu của Damijan và các cộng sự (2003a), thêm Lit-va và Lat-via, và nghiên
cứu thời kỳ 1995-1999 kết luận rằng những tác động lan tỏa dọc quan trọng
hơn những tác động ngang. Nói riêng, cả hai tác động này là dương ở Séc.
Haskel và các cộng sự (2002) quan tâm đến những tác động lan tỏa từ
FDI sang các công ty trong nước. Họ nghiên cứu vấn đề này sử dụng một mẫu
trên 90% của tất cả các công ty chế tác ở Vương quốc Anh trong thời kỳ
1973-1992. Theo các kết quả của họ, có một tác động lan tỏa ngang dương lên
năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trong nội bộ các ngành, nhưng họ không
tìm thấy tác động có ý nghĩa nào trong một vùng. Họ kết luận xa thêm rằng
phải tốn một thời gian nào đó để những lan tỏa tràn ra các công ty trong
nước. Thêm vào đó, họ ước lượng một giá trị trên một vị trí việc làm của
những lan tỏa này và so sánh nó với những trợ cấp của chính phủ đối với việc
làm mới cho các doanh nghiệp nước ngoài. Các kết quả của so sánh này gợi ý
rằng trong hầu hết các trường hợp những trợ cấp này lớn hơn giá trị trên một
vị trí việc làm, thậm chí vài lần. Tuy nhiên, như các tác giả nói thêm, cần ghi
nhớ rằng có nhiều tác động tích cực khác của những lan tỏa của FDI mà
không thể đưa vào bất kỳ ước lượng kinh tế nào, đặc biệt là phúc lợi xã hội.
Haddad và Harrison (1993) sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ doanh
nghiệp của ngành chế tác của Maroc, nhận thấy rằng ở những công ty có phần
chia vốn nước ngoài cao hơn, có năng suất thấp hơn.
Jarolím (2001) tập trung chủ yếu vào kết quả thực hiện của các công ty
sở hữu nước ngoài, nhưng ông cũng xem xét những tác động lan tỏa ngang

1
Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Slovenia.
7

của FDI lên các công ty trong nước trong cùng ngành. Với mục đích đó, ông
sử dụng một mẫu 3.152 doanh nghiệp từ ngành chế tác trên thời kỳ 1993-
1998 chỉ ra rằng các công ty sở hữu nước ngoài được đặc trưng bởi TFP cao
hơn. Tuy nhiên, ông không thấy tác động lan tỏa ngang có ý nghĩa nào. Thêm
nữa, ông so sánh kết quả thực hiện của các công ty đầu tư từ đầu với các
doanh nghiệp được nước ngoài mua và kết luận rằng các công ty đầu tư từ đầu
thực hiện tốt hơn. Tác giả giải thích sự khác nhau này bởi tính kém hiệu quả
của các công ty trước đây sở hữu nhà nước, mà các nhà đầu tư nước ngoài
phải tái cơ cấu sau khi mua, và điều này làm chậm quá trình chuyển giao công
nghệ.
Jonathan E. Haskel, Sonia C. Pereira, và Mathew J. Slaughter với số liệu
mức nhà máy trong lĩnh vực chế tác của Anh từ 1973 đến 1992 đã ước lượng
một tương quan mạnh và dương đáng kể giữa năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) của nhà máy trong nước và tỷ lệ hoạt động liên kết với nước ngoài
trong ngành của nhà máy đó.

Kinoshita (2000) sử dụng một bộ dữ liệu gồm 1.217 công ty chế tác
thời kỳ 1995-1998. Bà không tìm thấy tác động lan tỏa công nghệ có ý nghĩa
nào của các liên doanh hay FDI lên tăng trưởng năng suất cả trong công ty lẫn
trong ngành. Mặt khác, tác giả cho rằng tác động này khác nhau rất lớn giữa
các ngành và dương và có ý nghĩa đối với các ngành có tính độc quyền
(Monopoly), như ngành Radio và TV hoặc ngành máy điện. Kinosshita tiếp
tục xem xét hai vai trò của R&D của công ty - đổi mới và khả năng hấp thu.
Bà cho rằng khả năng hấp thu thì quan trọng hơn nhiều. Theo các kết quả của
bà, những tác động của FDI có ý nghĩa đối với các công ty thực hiện R&D
riêng của mình - lan tỏa ngang dương và tác động trực tiếp âm, còn tác động
của chính R&D vẫn không có ý nghĩa.
Kohpaiboon (2006) dựa trên phân tích liên ngành của ngành chế tác ở
8

Thái Lan đã cho thấy những bằng chứng về ảnh hưởng lan toả của FDI, đồng
thời đã thực hiện kiểm định giả thiết của Bhagwati về ảnh hưởng lan toả của
công nghệ.
Sử dụng số liệu ở cấp doanh nghiệp trong ngành chế tác của
Smarzynska, (2002) và đồng nghiệp của mình đã xem xét vấn đề là liệu năng
suất của các công ty nội địa có tương quan với các công ty đa quốc gia trong
trong ngành không. Các kết quả ước lượng dựa trên tập dữ liệu bảng ở cấp độ
doanh nghiệp cho thấy việc tăng thêm 10% sự tham gia của phía nước ngoài
trong những ngành ở giai đoạn sau của chuỗi sản xuất sẽ gắn liền với sự gia
tăng thêm 0,38% sản lượng của các doanh nghiệp nội địa ở các ngành giai
đoạn đầu của chuỗi sản xuất. Ngoài ra, dữ liệu cũng cho thấy những ảnh
hưởng lan tỏa này không bị bó hẹp về mặt địa lý, bởi vì các doanh nghiệp địa
phương dường như hưởng lợi từ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài
trong chính khu vực đó cũng như các khu vực khác của đất nước. Ngoài ra,
tác giả cũng chỉ ra rằng lợi ích năng suất lớn hơn gắn với các doanh nghiệp
nước ngoài theo định hướng thị trường nội địa nhiều hơn so với các doanh
nghiệp nước ngoài định hướng xuất khẩu. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có
sự khác biệt giữa tác động của các doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước
ngoài với các doanh nghiệp liên doanh hay có sở hữu nước ngoài. Như vậy,
mối tương quan dương giữa tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp nội
địa với mức độ tham gia nhiều hơn của phía nước ngoài trong các ngành ở
giai đoạn sau của chuỗi sản xuất không hàm ý kêu gọi việc trợ cấp cho FDI.
Những kết quả này phù hợp với việc tồn tại ảnh hưởng lan tỏa tri thức từ các
doanh nghiệp nước ngoài tới các nhà cung cấp bản địa, tuy nhiên nó cũng có
thể là do việc gia tăng sức cạnh tranh ở những ngành thuộc giai đoạn đầu của
chuỗi sản xuất.
Nguyễn Quang Ngọc và cộng sự (2008) sử dụng số liệu hỗn hợp ở cấp độ
9

doanh nghiệp từ 2000-2005 của Việt Nam đã tìm thấy ảnh hưởng lan toả ngược
dương đối với ngành chế tác, và ảnh hưởng lan toả theo chiều ngang dương đối
với khu vực dịch vụ.
Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thành Tâm và
Lê Thanh Bình (2009) sử dụng số liệu hỗn hợp của ngành chế tác Việt Nam
trong thời kỳ 2000-2005 với mẫu quan sát được 31.509 doanh nghiệp cho
thấy các yếu tố đầu vào cũng như phần chia vốn của các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần chia vốn của các doanh nghiệp này có
quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng sản lượng. Điều này cũng có nghĩa
là mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gia tăng nếu vốn đầu tư nước
ngoài ở các doanh nghiệp FDI tăng.
Các nghiên cứu khác là những nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu
ngành. Về các nghiên cứu trường hợp, chẳng hạn Moran (2001) tìm thấy
chứng cứ dương của những tác động tràn từ FDI sang nước tiếp nhận trong
các ngành điện tử, chế tạo máy và vận tải. Các nghiên cứu mức ngành (Caves,
1974; Blomstrom, 1986; và Driffield, 2000) đã chứng minh một tương quan
mức ngành dương giữa dòng FDI và năng suất. Đây có thể là do những tác
động tràn. Nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng trung bình nếu dòng FDI
vào buộc các nhà máy trong nước năng suất thấp phải đóng cửa hoặc làm tăng
thị phần của các công ty nước ngoài có năng suất cao hơn hoặc có thể là các
công ty đa quốc gia có khuynh hướng tập trung trong những ngành năng suất
cao.
- Tác động của hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng tạo cầu
Sự hiện diện của các nhà sản xuất nước ngoài trong một ngành có thể
ảnh hưởng tới các nhà cung cấp nội địa theo nhiều cách (Javorcik, 2004):
10

+ Trực tiếp thông qua chuyển giao công nghệ của nhà sản xuất nước
ngoài tới nhà cung cấp nội địa;
+ Gián tiếp thông qua sự chuyển dịch lao động của những nhà cung cấp
này tới các nhà cung cấp khác;
+ Thông qua những yêu cầu về chất lượng đầu vào tốt hơn do MNE đặt
ra;
+ Thông qua áp lực cạnh tranh trong việc sản xuất hàng hóa trung gian.
Đối với các nhân tố có ảnh hưởng tới mối liên kết ngược, dường như
các doanh nghiệp nước ngoài theo định hướng phục vụ thị trường nội địa có
xu hướng sử dụng các đầu vào nội địa nhiều hơn các doanh nghiệp theo định
hướng xuất khẩu. Ngoài ra, các chi nhánh nước ngoài được thành lập dưới
dạng “sáp nhập-thâu tóm” hoặc liên doanh có thể sử dụng đầu vào nội địa
nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mới.
Lin và Saggi (2005) có đề xuất một mô hình và phân tích các cách mà
doanh nghiệp đa quốc gia ảnh hưởng tới các mối liên kết ngược tại quốc gia
tiếp nhận. Nó chịu tác động của hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng cầu đầu vào
của các MNE này. Hiệu ứng ròng của FDI tùy thuộc vào những lợi thế về mặt
công nghệ giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa. MNE
làm tăng thêm các mối liên kết ngược khi lợi thế này đạt tới một ngưỡng nhất
định. Thực tế, nếu lợi thế này yếu thì việc gia nhập của MNE sẽ làm cho thị
trường nội địa trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài ra, hiệu ứng tạo cầu cũng không
đáng kể. Do vậy, các mối liên kết ngược giảm khi sự hiện diện của doanh
nghiệp nước ngoài tăng lên. Trong trường hợp ngược lại, khi lợi thế này
mạnh, các mối liên kết ngược tăng. Nó bắt nguồn từ việc hiệu ứng cạnh tranh
yếu trong khi hiệu ứng tạo cầu lại lớn.
Nghiên cứu của Nguyen và Kechidi (2009) lại cho kết quả ngược lại.
Họ cho rằng MNE làm gia tăng mối liên kết ngược khi các hiệu ứng tạo cầu
11

vượt trội hiệu ứng cạnh tranh và ngược lại. Sự khác biệt giữa mô hình của Lin
và Saggi với Nguyen và Kechidi là ở việc hai tác giả sau đã chỉ định cụ thể
hiệu ứng tạo cầu. Nó không chỉ có quan hệ với cầu MNE mà còn có quan hệ
mức gia tăng sản lượng của các nhà sản xuất nội địa. Ngoài ra, họ phân biệt
các điều kiện căn cứ theo từng trường hợp các liên kết ngược tăng hay giảm.
Javorcik (2004) thấy rằng các doanh nghiệp của Litva tận dụng lợi thế
có sự hiện diện của MNE trong các ngành ở giai đoạn sau trong chuỗi sản
xuất nhằm nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Cụ thể, khi mức độ hiện
diện của MNE tăng thêm 3% trong các ngành ở giai đoạn sau trong chuỗi sản
xuất thì sản lượng của các nhà cung cấp nội địa sẽ tăng thêm 10%. Ngoài ra,
những doanh nghiệp này còn hưởng lợi từ các doanh nghiệp nước ngoài theo
định hướng phục vụ thị trường nội địa nhiều hơn so với từ các doanh nghiệp
theo định hướng phục vụ thị trường xuất khẩu. Tương tự, Bitzera (2008) cũng
thấy được mối tương quan thuận chiều trong trường hợp các nước OECD.
Ngoài ra, độ lớn của hiệu ứng này tại các nước Trung và Đông Âu cao hơn so
với các nước OECD còn lại. Ngược lại, Jabbour và Mucchielli (2007) cho
rằng những ảnh hưởng ngoại ứng như vậy không lớn đối với các doanh
nghiệp Tây Ban Nha.
Nguyễn Hữu Thành Tâm và Nguyễn Khắc Minh (2009) đã xem xét tác
động của hình thức đầu tư FDI theo hướng xuất khẩu tới những mối liên kết
ngược. Các tác giả đã xây dựng mô hình giản đơn. Kết quả từ mô hình cho
thấy những tác động này bao gồm hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng tạo cầu.
Khi hiệu ứng đầu tiên trội hơn thì FDI theo hướng phục vụ xuất khẩu cho thị
trường thứ ba có ảnh hưởng trái chiều tới các mối liên kết ngược. Ngược lại,
khi hiệu ứng tạo cầu trội hơn hiệu ứng cạnh tranh thì hình thức đầu tư này ảnh
hưởng thuận chiều tới các mối liên kết ngược. Ngoài ra, trong trường hợp các
nhà sản xuất nước ngoài và trong nước không đồng cấp về mặt công nghệ thì
12

tác động của FDI theo hướng phục vụ xuất khẩu cho thị trường thứ ba tới các
mối liên kết ngược còn phụ thuộc vào mức độ thâm dụng đầu vào do nhà sản
xuất nước ngoài sản xuất. Và có một mức thâm dụng tối ưu, nếu thấp hơn
ngưỡng này thì MNE mà càng sử dụng đầu vào nhiều thì các mối liên kết
ngược càng lớn và ngược lại. Thứ đến, trong trường hợp các ngành cung cấp
đầu vào của Việt Nam, các kết quả kinh tế lượng cho thấy FDI theo hướng
phục vụ xuất khẩu cho thị trường thứ ba đối với các ngành ở chuỗi sản xuất
phía sau có ảnh hưởng thuận chiều tới các mối liên kết ngược và những ngành
này nếu phân bổ ở những nơi mà có nhiều nhà sản xuất thâm dụng đầu vào
hơn thì các mối liên kết ngược càng lớn. Do vậy, một số chính sách kinh tế
như giảm thuế đối với việc sử dụng đầu vào nội địa, trợ cấp của chính phủ khi
mua đầu vào nội địa, thuế đầu vào nhập khẩu cao hơn sẽ giúp tăng mức sản
lượng của các ngành cung ứng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút FDI, luận án sẽ phân
tích làm rõ bức tranh thực trạng thu hút FDI vào các ngành công nghiệp Nam
Lào. Bên cạnh đó, luận án sẽ rút ra những nhược điểm, hạn chế và nguyên
nhân để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục tăng cường thu
hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước
CHDCND Lào trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các
nghiệm vụ sau:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến sự tăng
cường thu hút FDI. Tổng kết tác động và kinh nghiệm tăng cường thu hút FDI
trong quá trinh phát triển công nghiệp của một số địa phương và nước
ASEAN.
- Giới thiệu, phân tích và đánh giá thưc trạng FDI, những thành công và
13

hạn chế trong công tác tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở
CHDCND Lào nói chung và một số tỉnh miềnNam nói riêng trong thời kỳ
năm 1988 đến nay, những nguyên nhân thành công và hạn chế đó. Từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm cho việc tăng cường thu hút FDI vào phát triển
công nghiệp trong giai đoạn mới.
- Đề xuất quan điểm và định hướng tăng cường thu hút FDI vào phát
triển công nghiệp trong giai đoạn 2015-2020.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng FDI vào phát triển công
nghiệp tại các tỉnh miềnNam của nước CHDCND Lào, trong đó chủ yếu tập
trung nghiên cứu cơ chế và chính sách thu hút FDI.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn chỉ nghiên cứu thu hút FDI vào
phát triển công nghiệp tại các tỉnh niềm Nam của nước CHDCND Lào, mà
không đi sâu nghiên cứu thu hút FDI trong những điều kiện khác. Luận án
cũng giới hạn nghiên cứu sự tăng cường thu hút FDI trong những đổi mới
(sau năm 1990), nhất là sau khi có Luật Xúc tiến đầu tư nước ngoài ra đời.
Lịch sử phát triển thu hút FDI của CHDCND Lào không thuộc phạm vi
nghiên cứu Luận án.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng: luôn đánh giá việc thu hút FDI
trong trạng thái phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và
hiện tượng khác.
- Hệ thống hoá, khảo cứu các tài liệu trong và ngoài nước hình thành cơ
sở lý luận chung liên quan đến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.
14

- Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê để đánh giá thực trạng
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh
miền Nam của nước CHDCND Lào thời kỳ 1988-2015.
- Phương pháp so sánh được áp dụng trong việc nghiên cứu, đánh giá
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các
tỉnh miền Nam so với các địa phương khác của nước CHDCND Lào.
7. Những đóng góp của luận án
- Đánh giá thưc trạng thu hút FDI và môi trường thể chế phát triển công
nghiệp trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà
nước thông qua các cuộc khảo sát ở các địa phương trên toàn quốc.
- Đề xuất quan điểm và định hướng mới về thu hút FDI xác định tăng
cường thu hút FDI thông qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát
triển công nghiệp. Rút ra bài học cho các một số địa phương và nước ASEAN
từ việc tổng kết kinh nghiệm tăng cường thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp trong qúa trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của một số
nước trên thế giới.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm tiếp tục khuyến khích phát
triển công nghiệp có hiệu quả hơn trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế từ
năm nay đến năm 2020.
8. Kết cấu của luận án
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào phát triển công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước CHDCND Lào thời kỳ
1988-2015.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước CHDCND
Lào.
15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1. BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm về FDI
Trên thế giới, có nhiều diễn giải khái niệm về FDI, tuỳ theo góc độ tiếp
cận của các nhà kinh tế.
- Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetany Fund - IMF) đưa ra
năm 1977: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện ở các
doanh nghiệp hoạt động ở đất nước khác nhằm thu về những lợi ích lâu dài
cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả
trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố
là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là giành quyền kiểm
soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp, điều hành sử dụng vốn đầu tư
mà họ bỏ ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước khác.
- Các nhà kinh tế Trung Quốc quan niệm, FDI là việc người sở hữu tư
bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó
là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài
16

để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm
soát trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là đầu tư trực tiếp.
Quyền kiểm soát mà các nhà lý luận Trung Quốc đề cập tới đó là tỷ lệ chiếm
hữu cổ phần, khi cổ phần đạt tới tỷ lệ nào đó thì có quyền kiểm soát doanh
nghiệp và quyền này là vấn đề cốt lõi của đầu tư trực tiếp. Như vậy, cách hiểu
về FDI của các nhà kinh tế Trung Quốc rất nhấn mạnh khía cạnh sở hữu hoặc
kiểm soát trực tiếp của chủ đầu tư đối với các hoạt động bằng vốn đầu tư của
mình.
- Theo ngân hàng Thế giới (WB): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc
công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và
quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác”.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và hoạt động
đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà
đầu tư nước ngoài và các đối tác đầu tư địa phương.
- Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014, đầu tư kinh doanh là việc nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành
lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu
tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư
trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức
thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà
đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
- Theo Luật đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
ban hành năm 1988 được bổ sung hoàn thiện sau 2 lần sửa đổi (1994 và
2004): "Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là sự đưa vào Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào vốn gồm có tài sản, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của
17

nước ngoài với mục đích để kinh doanh".


Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về FDI nhưng chúng đều thống
nhất ở các điểm như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư
tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức
góp vốn của nhà đầu tư. Nói tóm lại, từ những khái niệm trên, có thể hiểu vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài là biểu hiện bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản do tổ
chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào nước khác (nước tiếp nhận) để
thực hiện kinh doanh theo luật pháp của nước tiếp nhận nhằm thu được lợi
ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ góp vốn
của mình.
Từ những khái niệm trên, tác giả có thể hiểu và rút ra một cách khái
quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu
tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ những hoạt
động đầu tư đó.
1.1.1.2. Khái niệm về thu hút FDI
Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, những chính sách của chính
quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ,
khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển.
Thực chất thu hút vốn đầu tư là làm gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhà
đầu tưđể từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu tư vàođịa phương hoặc ngành. Đây
là một trong những hoạt động thu hút nguồn lực quan trọng mà bất cứ một địa
phương nào cũng thực hiện trong quá trình hội nhập sâu và rộng hiện nay.
Hoạt động này bao gồm rất nhiều nội dung từ việc xác định nhu cầu đến các
hoạt động thu hút và giữ chân các nhà đầu tư hay thúc đẩy các nhà đầu tư gia
tăng đầu tư vào địa phương mình.
18

1.1.1.3. Khái niệm về thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp là
những hoạt động khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư
nhằm phát triển nền kinh tế của địa phương, cụ thể là ngành công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể khái quát một số
đặc điểm cơ bản về FDI như sau:
Một là, đặc điểm về nguồn vốn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có đặc
điểm cơ bản khác với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) khác là việc tiếp
nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự
quyết định đầu tư, sản xuất, và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang
tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị,
không để lại gánh nặng nợ cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. FDI mang
theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận đầu tư nên nó có thể thúc đẩy
phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về vốn, về kỹ
thuật và công nghệ mới. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với
quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo tốc độ tăng trưởng
nhanh cho nước nhận đầu tư. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước nhận
đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm
quản lý, bí quyết sản xuất kinh doanh, năng lực thị trường...
Hai là, đặc điểm về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp
một số lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng nước nhận đầu tư để họ có
quyền được trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Các
nước phương Tây nói chung quy định lượng vốn đóng góp phải chiếm trên
10% cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài thì mới được xem là đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Một số nước khác quy định mức đóng góp tối thiểu là 20%
hoặc 25%. Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân
19

Lào, nếu doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp số
vốn tối thiểu 30% của tổng số vốn pháp định.
Ba là, đặc điểm về quyền quản lý: quyền quản lý kinh doanh doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Tỷ lệ góp
vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý ra quyết định càng lớn.
Nếu nhà đầu tư góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tư
nước ngoài điều hành và quản lý.
Bốn là, đặc điểm về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn: Nhà đầu tư vừa
là người chủ sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư. Trong thời gian đầu tư,
quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư. Chủ sở hữu vốn
trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân
chia thành viên Hội đồng quản trị, việc điều hành quá trình sử dụng vốn được
phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Chủ sở hữu được hưởng lợi ích do hoạt động đầu
tư mang lại. Mục đích quan trọng của các chủ sở hữu vốn là việc giành quyền
kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư mà họ bỏ ra, đặc biệt trong việc quyết
định một số vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm thứ năm, FDI là hình thức đầu tư dài hạn bởi hoạt động đầu
tư này gắn liền với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất kinh doanh tại
nước tiếp nhận đầu tư. Đây là đầu tư có tính vật chất ở nước nhận đầu tư nên
không dễ rút đi trong một thời gian ngắn. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu
tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các
dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán
chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu...).
1.1.3. Phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn FDI hiện nay, ngoài việc sử dụng
những công cụ quản lý vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, quy hoạch, bảo
hiểm sản xuất và nhiều chính sách ưu đãi khác, Chính phủ các nước tiếp nhận
đầu tư rất chú ý đến nguyện vọng của nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa
20

chọn hình thức đầu tư. Việc nghiên cứu các hình thức của FDI sẽ giải thích rõ
hơn khái niệm về FDI. Mặc dù mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư đều
nhằm thu lợi nhuận cao khi đầu tư ra nước ngoài, nhưng mỗi quốc gia và mỗi
nhà đầu tư thực hiện các hình thức đầu tư khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện cụ
thể của mình.
Hiện nay, FDI được thực hiện theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới
(Greenfield Investment - GI) và mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition
- M&A):
Đầu tư mới là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài
thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới. Ngoài ra, hình thức đầu tư chủ
yếu như doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh,
hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn có những hình thức khác như công ty cổ
phần, công ty mẹ - con, chi nhánh công ty nước ngoài... Đây hiện là các kênh
chủ yếu mà các nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển.
Các hình thức FDI của mỗi quốc gia do luật pháp từng nước quy định
và thường được áp dụng phổ biến là:
1.1.3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation by
Contract: BCC)
Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các
nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký, trong đó các bên vẫn giữ
nguyên tư cách pháp nhân riêng mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hợp
đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập pháp nhân mới.
Các bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký
kết, quy định rõ đối tượng và nội dung kinh doanh, phân định trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng do các
21

bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư phê
chuẩn. Hình thức này được thực hiện rất đa dạng và được áp dụng phổ biến
trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình
thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật
Đầu tư và pháp luật có liên quan.
1.1.3.2. Doanh nghiệp liên doanh (Joint Ventures Company: JVC)
Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia
có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý,
cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký
kết giữa các bên tham gia, phù hợp với quy định luật pháp của nước nhận đầu
tư. Hình thức này có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Cùng góp vốn: Các bên cùng góp vốn thành lập một doanh nghiệp mới
bằng tiền mặt, nhà xưởng, đất đai, uy tín công ty, nhãn hiệu hàng hoá hoặc các
tài sản khác. Tỷ lệ góp vốn của các bên nước ngoài do các bên tham gia thoả
thuận và theo quy định luật pháp của nước nhận đầu tư. Theo Luật Đầu tư của
nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào về vốn góp tối thiểu của nhà đầu tư
nước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định.
- Cùng quản lý: Các bên xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh
nghiệp, cùng tham gia hội đồng quản trị cũng như mức độ quyết định các vấn
đề của doanh nghiệp. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên cũng dựa theo tỷ
lệ góp vốn. Nếu doanh nghiệp gặp phải rủi ro, thiệt hại do những rủi ro đó gây
ra sẽ do các bên tham gia gánh chịu theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận.
1.1.3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign-Owned
Enterprises: FOE)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư thành lập với 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu
22

của các nhà đầu tư nước ngoài, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh, nhưng vẫn là pháp nhân của nước nhận đầu tư.
Mặc dù sở hữu, điều hành và quản lý doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài hoàn toàn nằm trong tay chủ đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp đó
vẫn chịu sự kiểm soát của luật pháp của nước nhận đầu tư và phải thực hiện
đúng mọi cam kết trong điều lệ doanh nghiệp cũng như pháp luật liên quan
khác. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do bên nước ngoài thành
lập tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Sự thành lập doanh nghiệp có thể
thành lập pháp nhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước
ngoài.Vốn pháp định của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tối thiểu phải chiếm
ít nhất 30% tổng số vốn.Trong toàn bộ thời gian hoạt động kinh doanh, giá trị
tài sản của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn pháp định.
1.1.3.4. Các hình thức BOT, BTO, BT
- Hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao: Build Operate
Transfer - BOT) là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp
liên doanh. Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư với cơ quan
có thẩm quyền của nước nhận đầu tư. Trước khi ký kết hợp đồng BOT, các
nhà đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư, để thực
hiện nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định pháp luật liên quan của nước nhận
đầu tư. Hợp đồng BOT chủ yếu áp dụng xây dựng, kinh doanh công trình kết
cấu hạ tầng được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn so với các hình thức khác
trong một thời gian nhất định.Hết thời hạn đó, nhà đầu tư chuyển giao không
bồi hoàn công trình cho Nhà nước nhận đầu tư.
- Hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh: Build Transfer
Operate - BTO). Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là văn bản ký
23

kết giữa Chính phủ nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng.Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao công trình cho Chính phủ nước nhận đầu tư.Sau đó, Chính phủ cho nhà đầu
tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian xác định.
- Hình thức BT (xây dựng - chuyển giao: Build Transfer - BT). Hình
thức BT khác hình thức BOT ở chỗ, sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở
hạ tầng được chuyển giao cho Nhà nước nhận đầu tư do Chính phủ nước nhận
đầu tư phải thanh toán các hạng mục công trình như trong hợp đồng đã ký kết
còn hình thức BOT thì sau khi hết hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao
không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Hợp đồng BT được ký như hợp
đồng BOT, nhưng sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước nhận đầu tư, Chính phủ nước nhận đầu tư tạo điều kiện cho
nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc
thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT [23, tr.5].
Hình thức BOT, BTO, BT được ký hợp đồng khi nước nhận đầu tư có
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở mức căng thẳng nhất mà Nhà nước nhận đầu tư
không có đủ khả năng cung cấp.Với nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém thì
những hình thức này rất được nước nhận đầu tư chọn lọc vì họ không thể có
đủ vốn để xây dựng các hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế.
1.1.3.5. Mua lại và sáp nhập (M&A)
Mua lại và sáp nhập là hình thức đầu tư thông qua việc mua lại hoặc
sáp nhập các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước ngoài hoặc mua cổ phần ở
nước ngoài. Ở nhiều nước, M&A là một hình thức đầu tư rất quan trọng của
FDI. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa được phép đầu tư tại Lào. Nếu chỉ
thu hút FDI theo kênh đầu tư mới thì không đón bắt được xu hướng đầu tư
quốc tế, như vậy, sẽ làm hạn chế sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Với
chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, trong tương lai M&A chắc chắn sẽ là
một hình thức quan trọng của FDI tại Lào.
24

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


1.2.1. Những tác động tích cực của FDI đối với nước nhận đầu tư
Các nước đang phát triển xem vốn đầu tư FDI là một nguồn vốn đầu tư
quan trọng bù đắp cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. Vốn FDI mang
theo phương pháp quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại và mở rộng thị trường
cho nước nhận đầu tư. Nhìn chung, khi thu hút vốn FDI vào một quốc gia nào
đó nó đã đem lại cho nước nhận đầu tư những tác động tích cực như sau:
Thứ nhất, FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế. Trong thời gian đầu phát
triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội
bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung
cho vốn đầu tư phát triển. Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã
cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài nhằm phá vỡ cái
"vòng luẩn quẩn của sự phát triển", phải có đầu tư của nước ngoài vào các
nước đang phát triển. Theo Ông, nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm
nguồn tiết kiệm trong nước để tạo vốn thì tại sao không dựa vào các nguồn
vốn từ bên ngoài.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về
vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư. Đặc biệt là đối với các nước đang và
chậm phát triển, FDI còn là một luồng vốn ổn định hơn so với các luồng vốn
đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về
triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu
tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi. Nguồn vốn
FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã
hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư tự làm, tự chịu trách nhiệm
nên góp phần để tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa, dòng ngoại tệ và các
nguồn lực từ bên ngoài đưa vào, cũng như sự gia tăng sản xuất hàng hoá - dịch
vụ trong nước khi các dự án FDI được triển khai... đã tạo ra cơ sở kinh tế để
củng cố sức mạnh đồng bản tệ.
25

Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn từ bên ngoài, vốn FDI còn có
tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính ở nước nhận đầu
tư. Sự hoạt động của vốn FDI là một trong những động lực gia tăng huy động
vốn và thúc đẩy đầu tư từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp
sự hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng
khoán... Ngoài ra, FDI cũng góp phần làm gia tăng tiết kiệm cho nước nhận
đầu tư thông qua thu nhập cao cho người lao động làm việc trong các dự án
có vốn FDI. Vốn FDI cũng giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của
nước nhận đầu tư.
Thứ hai, FDI kích thích chuyển giao công nghệ của các nước đang phát
triển. FDI là hình thức chuyển giao công nghệ chuyên sâu nhất, bởi vì khi
triển khai các dự án FDI, chủ đầu tư không chỉ di chuyển vào đó với vốn bằng
tiền, máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà còn cả vốn vô hình như công nghệ, tri
thức khoa học, bí quyết kỹ thuật và quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường...
cũng như đưa vào chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực đó hoặc đào tạo các
chuyên gia bản xứ để phục vụ hoạt động dự án. Điều này cho phép các nước
nhận FDI không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần, mà còn nắm vững cả về
kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh
chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc
gia chưa được tạo lập đầy đủ.
Thứ ba, FDI giúp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.
Thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đội ngũ cán bộ được đào
tạo, bao gồm việc đào tạo qua công việc và đào tạo qua các khoá huấn luyện
hoặc các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Các kỹ năng nghề nghiệp,
kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp trên quy mô lớn và trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt của đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý được cải
thiện từng bước.
FDI không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà
26

còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là yếu tố có ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn ở một số nước cho
thấy, vốn FDI đã góp phần tích cực tạo ra công ăn việc làm trong các ngành
sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến.
Thứ tư, FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn đầu tư di
chuyển vào các ngành sẽ góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các
ngành có lợi nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Đây là cơ sở
để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển trong nước như nguồn
tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường và tạo khả năng khai thác và sử dụng
các nguồn lực ngoài nước.
FDI chính góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở nước nhận đầu tư, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế
mới và góp phần nâng cao nhanh chóng kinh tế kỹ thuật và công nghệ ở nhiều
ngành kinh tế, tăng năng suất lao động của các ngành làm một số ngành nghề
được kích thích phát triển.
Thứ năm, FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Vốn đầu
tư trực tiếp được đưa vào các dự án cùng với công nghệ cao, phương thức
quản lý hiện đại, thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới phân phối rộng góp phần
tăng năng lực sản xuất, mở rộng xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu,
khai thác thị trường nước ngoài và tạo lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động
FDI giúp những nước nhận đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ có đẩy mạnh
xuất khẩu, những lợi thế so sánh về yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu tư được
khai thác có hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế. Đối với những
nước đang phát triển, yêu cầu thâm nhập và mở rộng thị trường ở nước ngoài
là rất lớn nhưng do sự hạn chế về năng lực tiếp thị, hạn chế về trình độ công
nghệ và quản lý nên rất khó khăn trong việc giải quyết yêu cầu này. Thông
qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới, vì
hoạt động đầu tư FDI giúp nước nhận đầu tư mở rộng thị trường ở nước ngoài
27

những hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI.
Thứ sáu, mở rộng quan hệ quốc tế. Việc thu hút đầu tư nước ngoài góp
phần mở rộng và phát triển quan hệ giữa các quốc gia về quan hệ thương mại,
đầu tư và các quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Các công ty xuyên quốc
gia là những chủ thể chính trong hoạt động đầu tư toàn cầu, cho nên với hệ
thống mạng lưới hoạt động rộng lớn trên toàn cầu, nước tiếp nhận có thể tiếp
cận với thị trường thế giới thông qua hệ thống mạng lưới này.
1.2.2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư
Cùng với vai trò tích cực trên, FDI cũng mang lại mặt trái đối với nước
nhận đầu tư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những mặt tiêu cực của FDI như tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm... Một số mặt
trái chủ yếu là:
Thứ nhất, FDI gây ra thua thiệt cho nước nhận đầu tư: Hoạt động đầu tư
đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Các nhà đầu tư nước ngoài
đã có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện kinh doanh còn bên tiếp nhận đầu tư
thường thiếu kinh nghiệm, vừa làm vừa học, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm
trong đàm phán ký kết hợp đồng các công trình lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài
yêu cầu nhiều ưu đãi và các điều kiện tốt để làm thế nào họ có thể sinh lợi được
nhiều. Ngoài ra, nước tiếp nhận đầu tư còn có thể bị "chảy máu chất xám".
Việc đào tạo người lao động trong doanh nghiệp nước ngoài không đáp ứng
yêu cầu của nước nhận đầu tư, do nhà đầu tư chuyển giao công nghệ muốn giữ
độc quyền công nghệ mới, hoặc chỉ đào tạo công nhân làm các công việc bộ
phận để giảm chi phí đào tạo. Ngoài ra, trong khoảng thời gian ngắn hạn, khi
Chính phủ các nước nhận đầu tư chưa kịp thay đổi chính sách về mức thu nhập
cho lao động của khu vực Chính phủ (thông thường thấp hơn so với các khu
vực có vốn FDI), thì người lao động trong khu vực nhà nước sẽ rời doanh
nghiệp nhà nước, gia nhập khu vực vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ: Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài
28

chuyển giao những công nghệ không tiên tiến, vì họ sợ lộ bí mật, mất bản
quyền công nghệ... Một số nhà đầu tư thường chuyển giao từng phần và thông
thường là công nghệ không phù hợp với điều kiện của các nước đang phát
triển, kém sức cạnh tranh, năng suất thấp làm cho chi phí cao và gây ô nhiễm
môi trường. Nếu không thận trọng, các nước nhận đầu tư có thể trở thành bãi
thải công nghiệp của các nước phát triển.
Thứ ba, FDI phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các
vùng giữa thành thị và nông thôn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc di
chuyển vốn quốc tế vào một hoạt động nào đó ở đất nước khác nhằm mục
đích thu lại một khoản tiền lớn hơn và lâu dài cho nhà đầu tư. Trong đó, nhà
đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, xác định mục tiêu đầu tư và quản lý trực
tiếp. Do đó, lĩnh vực đầu tiên được lựa chọn thường là những ngành có khả
năng mang lại lợi nhuận nhanh hơn, nhờ đó nhanh thu hồi được vốn đầu tư,
hạn chế rủi ro. Bởi vậy, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đầu tư vào vùng có chi
phí đầu tư thấp, sử dụng lao động có tay nghề giá rẻ, hoặc điều kiện sản xuất
kinh doanh thuận lợi; điều đó đồng nghĩa với việc không chịu bỏ vốn vào
những nơi khó khăn hơn, mặc dù nước tiếp nhận đầu tư rất cần, kể cả đã có
những chính sách khuyến khích và được hưởng ưu đãi thêm, nếu đầu tư vào
vùng sâu, vùng xa hoặc vào vùng có điều kiện chưa thuận lợi.
Do các dự án đầu tư tập trung vào các khu đô thị, khu dân cư một cách
nhanh chóng, gây nên tình trạng quá tải, do tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng
đô thị không theo kịp. Nạn ách tắc giao thông trở nên thường xuyên hơn, gây
nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và tác hại đến sức khoẻ của con
người do ô nhiễm môi trường nói riêng. Quá trình tập trung đầu tư vào các
khu đô thị, xây những toà nhà chọc trời, xây dựng các nhà máy công nghiệp
lớn tràn lan không có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn. Nếu
không có những quy hoạch và cơ chế quản lý vốn FDI hữu hiệu, có thể dẫn
đến tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, ô nhiễm môi trường nghiêm
29

trọng, cơ cấu kinh tế không cân đối hoặc chậm được phát triển. Những vấn đề
nêu trên nếu không thận trọng sẽ là hiện tượng mất cân đối trong việc phát
triển kinh tế xã hội đất nước.
Thứ tư, FDI gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường: Trong việc chuyển giao
công nghệ từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển cũng đồng
thời là quá trình chuyển dịch những ngành nghề và thiết bị lỗi thời, ô nhiễm
môi trường. Trong khi luật bảo vệ môi trường ở các nước phát triển công
nghiệp ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi về tiêu chuẩn an toàn và chi phí dành cho
bảo vệ môi trường cao, thì khi đưa sang các nước đang phát triển, thiết bị lạc
hậu lại không được xử lý để bảo vệ môi trường tương ứng và chặt chẽ, gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, làm phát sinh các khoản chi phí lớn
để xử lý và điều chỉnh trong tương lai.
Tác hại đến môi trường sinh thái càng tăng lên nếu chủ đầu tư không áp
dụng các biện pháp xử lý chất thải và các biện pháp quản lý, kiểm soát không
nghiêm ngặt. Tài nguyên cạn kiệt, tác hại môi trường sinh thái cũng ngày
càng tăng, các nhà quản lý các nước đang phát triển càng trở nên nhức nhối
khi quá trình đô thị hoá nhanh chóng với một lượng lớn rác thải sinh hoạt, rác
thải công nghiệp, khói bụi, tiếng ồn do phương tiện giao thông đông đúc thải
vào không khí những chất độc hại nếu không có biện pháp ngăn chặn từ đầu.
Trên đây là những tác động mặt trái có thể có của FDI. Nêu lên những
hạn chế của vốn FDI không có nghĩa là phủ nhận tác dụng của nó, mà chỉ cần
lưu ý rằng làm thế nào để giảm thiểu những tác hại gián tiếp tiềm tàng mà quá
trình thu hút và sử dụng vốn FDI mang lại. Những bất lợi của vốn FDI gây
ảnh hưởng như thế nào là còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nước nhận
đầu tư (quan điểm, nhận thức, chiến lược, thể chế, pháp luật, chính sách, công
tác quản lý Nhà nước đối với việc chuyển giao công nghệ). Nếu có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có biện pháp đáp ứng phù hợp, các nước nhận FDI có
thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực, bất lợi, áp dụng mặt tích cực
30

của nó tạo ra lợi ích tổng thể cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước đúng theo mục tiêu và định hướng của mình.
Đối với nước đầu tư, đầu tư ra nước ngoài mang lại cho họ nhiều lợi
ích và ảnh hưởng tiêu cực sau:
Thứ nhất, đầu tư ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế
giới. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI ở các nước là chi nhánh của công
ty mẹ ở chính quốc. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp
ở nước nhận đầu tư sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của
công ty mẹ ở nước ngoài. Đồng thời, còn là biện pháp thâm nhập thị trường.
Đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nước lớn vì phần lớn nước nhận
đầu tư được ưu đãi về xuất khẩu hàng hoá với mức thuế thấp hoặc miễn thuế.
Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn ở trong nước,
là yếu tố quan trọng nhất đối với việc đầu tư ra nước ngoài. Dù đầu tư ra nước
ngoài làm ảnh hưởng tương đối đến nhu cầu lao động ở trong nước, hay năng
suất giảm nhưng việc đầu tư ra nước ngoài kích thích xuất khẩu trực tiếp máy
móc thiết bị, đặc biệt là khi đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn,
công ty mẹ cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài máy móc thiết bị, linh
kiện và nguyên liệu. Nếu công ty mẹ của nước chủ đầu tư muốn chiếm lĩnh
thị trường, thì đầu tư ra nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu linh kiện
tương quan, các sản phẩm tương quan để tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong
trường hợp, điều kiện nhập khẩu ngang nhau, họ có thể giảm được giá so với
nhập từ nước khác. Nếu sử dụng nguồn lao động rẻ từ nước ngoài sản xuất
các linh kiện, phụ tùng... rồi mang về nước mình để tiến hành sản xuất sản
phẩm, họ giảm được giá thành sản phẩm. Đầu tư ra nước ngoài giúp công ty
giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận
cao hơn đầu tư trong nước. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát
triển sản xuất và mức sống, thu nhập... giữa các nước đầu tư và các nước nhận
31

đầu tư đã tạo ra sự chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của
sản xuất. Từ đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép sử dụng các chênh lệch để
giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận... Trước hết, đó là chi phí về lao động,
tiền lương của người lao động (Nhật Bản cao gấp 10 lần lương bình quân của
người lao động ở một số nước của các nước đang phát triển). Những nước
công nghệ mới phát triển đã chuyển kinh doanh sử dụng nhiều lao động sang
các nước đang phát triển để giảm chi phí sản xuất. Việc vận chuyển hàng hoá,
tiếp thị, quảng cáo sản phẩm tại chỗ cũng giúp chủ đầu tư giảm được chi phí
đầu tư. Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ mặc
nạn thất nghiệp ở nước mình để đầu tư ở những nước có chi phí lao động rẻ,
tạo lợi nhuận cao hơn.
Thứ ba, đầu tư ra nước ngoài tạo cơ hội cho các chủ đầu tư tìm kiếm
được các nguồn cung cấp nguyên liệu. Mục tiêu của nhiều dự án đầu tư ra
nước ngoài là tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản
xuất và kinh doanh khác, như việc thăm dò khai thác khoáng sản, tài nguyên
thiên nhiên, sản phẩm nông - công nghiệp... Nguồn tài nguyên của các nước
đang phát triển vẫn còn nhiều nhưng không có điều kiện khai thác do thiếu
vốn và công nghệ. Do đó, đầu tư vào những nước này sẽ có được thêm
nguyên liệu với giá tương đối rẻ mà sẽ thu được lợi nhuận cao sau khi khai
thác hoặc chế biến thành sản phẩm.
Thứ tư,nếu việc đầu tư ra nước ngoài (Outward FDI) quá nhiều có thể
làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với tất cả
những hậu quả dễ thấy của nó. Outward FDI ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán quốctế và lao động của nước đầu tư. Dù trong dài hạn các nhà đầu tư ra
nước ngoài chuyển một phần lợi nhuận về nước có thể mang lại ảnh hưởng
tích cực, nhưng trong ngắn hạn đầu tư ra nước ngoài làm cho nguồn vốn đầu
tư trong nước giảm xuống khá đáng kể. Từ kinh nghiệm ta thấy, không chỉ
các nước đang phát triển cần vốn FDI, thậm chí Mỹ, Anh và các nước Châu
32

Âu cũng còn cạnh tranh thu hut FDI. Trong những năm trước năm 2002 trở
lại, Mỹ và Anh thay nhau đứng đầu về thu hút FDI, nhưng bây giờ Trung
Quốc là đối tác cạnh tranh thế giới. Mặc dù, việc xuất khẩu tư bản có thể dẫn
đến tình hình có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước chủ đầu tư nhưng các nhà
đầu tư ra nước ngoài đầu tư vẫn nhằm mục đích sử dụng lao động giá nhân
công rẻ của nước nhận đầu tư, cho nên nó làm tăng thất nghiệp trong cơ cấu
lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Chính vì vậy, đầu tư ra nước ngoài
đã làm thay đổi không ít đối với cơ cấu việc làm của nước đầu tư.
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.3.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô
Các lý thuyết này giải thích và dự đoán hiện tượng đầu tư nước ngoài
dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư: vốn, lao động, công
nghệ giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển.
Lý thuyết HO - Heckscher và Ohlin (1933), Richard S. Eckaus (1987):
- Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có
hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài.
- Nước đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn), trong
khi đó nước nhận đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (thiếu vốn).
- Chênh lệch hiệu quả đã dẫn đến dòng đầu tư giữa các nước (thừa vốn
và thiếu vốn).
m
II
M I
U
P W e
E
V
n
N
O1 S Q O2
Mô hình MacDougall - Kemp (1964)
33

Giả sử trên thế giới có hai nước I và II, giả sử nước I là dư thừa vốn và
nước II là thiếu vốn.Tổng vốn đầu tư của hai nước là O1O2, trong đó nước I là
O1Q và nước II là QO2.
Trục tung xác định năng suất cận biên của vốn, trong đó năng suất cận
biên của nước I là O1M và của nước II là O2m. Các đường MN và mn là
đường xác định giới hạn năng suất cận biên vốn của hai nước trong đó nước I
thấp hơn nước II và đều có xu hướng giảm dần.
Trước khi có sự di chuyển vốn, tổng sản lượng của nước I là O1MVQ
và của nước II là O2muQ.
Trong khoảng SQ chúng ta thấy có sự chênh lệch về năng suất sử dụng
vốn, nước I thấy rằng mỗi đồng vốn tăng thêm của mình nếu đầu tư trong nước
sẽ không đem lại hiệu quả bằng việc đầu tư sang nước II và vì vậy đã có sự
chuyển dịch một lượng vốn là SQ từ nước I sang nước II. Sự dịch chuyển này sẽ
dừng lại ở điểm P tại đó năng suất cận biên của vốn của hai nước là như nhau.
Kết quả của sự dịch chuyển này là làm tăng sản lượng của cả hai nước
lên một lượng là PuV, trong đó nước I sẽ được mức sản lượng tăng lên là
PWV và nước II sẽ là PuW. Cả hai nước I và II đều có lợi nhờ vốn được sử
dụng một cách hiệu quả hơn.
Cùng với lý thuyết trên, mô hình lý thuyết Macdougall - Kemp cũng đã
khẳng định nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài là do có sự chênh lệch
về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Thông thường, năng suất cận
biên của vốn ở những nước phát triển (nơi dư thừa vốn đầu tư) có năng suất
cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang
phát triển (nơi thiếu vốn đầu tư). Do đó, xuất hiện của dòng vốn di chuyển từ
nơi có năng suất cận biên thấp đến nơi có năng suất cận biên cao.
Theo mô hình này những nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận
biên của vốn thấp hơn ở những nước thiếu vốn đầu tư, vì vậy sẽ xuất hiện
dòng lưu chuyển vốn ở những nước này.
34

Như vậy, dựa trên các lý thuyết vĩ mô này, có thể thấy các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thu hút FDI vào một quốc gia ở tầm vĩ mô là:
- Sự chênh lệch về nguồn vốn: dòng vốn FDI sẽ chảy từ nơi dư thừa
vốn đầu tư (các nước phát triển) đến nơi thiếu vốn đầu tư (các nước đang và
kém phát triển)
- Sự chênh lệch về năng suất sử dụng vốn: dòng vốn di chuyển từ nơi
có năng suất vốn cận biên thấp đến nơi có năng suất vốn cận biên cao.
- Lao động: dòng vốn sẽ di chuyển từ nơi có chi phí nhân công cao đến
nơi có chi phí nhân công thấp để tạo được nguồn lợi nhuận tăng cao.
1.3.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô
Nhóm lý thuyết này hầu hết đều tìm cách giải thích câu hỏi: Tại sao các
công ty lại đầu tư ra nước ngoài? Nguyên nhân hình thành các công ty xuyên
quốc gia và tác động của chúng đối với những nước nhận đầu tư, đặc biệt là
các nước đang phát triển.
Thứ nhất: Lý thuyết chiết trung của Dunning
Lý thuyết này phát biểu rằng, các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước
ngoài khi hội tụ đủ ba lợi thế. Đó là lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và
lợi thế về nội hoá. Lợi thế về địa điểm là lợi thế có được do việc hoạt động
kinh doanh tại một địa điểm nhất định với những đặc thù riêng, nó có thể gắn
liền với sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự sẵn có của nguồn lao
động với giá rẻ và lành nghề... Lợi thế về sở hữu là lợi thế có được khi có cơ
hội tham gia sở hữu một số tài sản đặc biệt nhất định như nhãn hiệu sản phẩm,
bản quyền công nghệ hoặc cơ hội quản lý. Lợi thế nội hoá là lợi thế đạt được
do việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến thị trường kém hiệu
quả hơn [75], [76], [77].
Thứ hai: Lý thuyết về quy mô thị trường
Theo lý thuyết này, một nước có thể tiếp nhận lượng vốn FDI nhiều hay
ít tuỳ thuộc vào quy mô thị trường trong nước. Quy mô này được đo lường
35

bằng lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài và chủ yếu là từ các TNCs.
Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng nhập
khẩu, vì mối tương quan giữa sản lượng gia tăng trong một nước với FDI
được rút ra từ thuyết tân cổ điển về đầu tư trong nước. Balas cho rằng, quy
mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm, từ
đó có thể giảm chi phí và vốn đầu tư để bảo đảm lợi nhuận cận biên. Do vậy,
khi một nước đã phát triển đến trình độ cho phép khai thác lợi thế về quy mô
thị trường để chuyên môn hoá sản xuất và tối thiểu hoá chi phí thì sẽ trở thành
nước có tiềm năng trong thu hút FDI.
Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích được trường hợp FDI hướng
vào xuất khẩu mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, hay đặc khu Hồng Kông
đã thu hút được, vì quy mô thị trường ở những nơi này chưa đủ lớn. Các TNCs
thực hiện các dự án FDI ở những nước khác, xuất phát từ nhiều nhân tố khác
nhau. Một số nghiên cứu đã lập luận rằng, lượng vốn FDI chảy vào một nước
không chỉ là do quy mô thị trường hay độ lớn của GDP mà còn phụ thuộc vào
tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đây
mới chính là yếu tố quyết định dòng chảy của FDI vào một nước.
Thứ ba: Lý thuyết về sự chênh lệch giá trị cận biên của vốn
Lý thuyết này do MacDougall - Kempt đưa ra dựa trên cơ sở lập luận
giá trị cận biên của vốn (lãi suất hoặc cổ tức) giảm dần khi lượng vốn tăng
lên. Dựa vào các giả định về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, MacDougall cho
rằng, các TNCs sẽ thực hiện FDI khi tỷ lệ giữa lợi nhuận biên và chi phí biên
ở nước ngoài lớn hơn trong nước. FDI không những đem lại lợi ích cho các
TNCs (thu được nhiều lợi nhuận hơn) và nước nhận đầu tư cũng có lợi. Một
quốc gia tương đối dồi dào về vốn thường có mức giá trị cận biên của vốn
thấp hơn so với quốc gia khan hiếm về vốn. Khi xuất hiện sự chênh lệch như
vậy, dòng vốn sẽ dịch chuyển từ quốc gia có giá trị sản phẩm cận biên thấp
của vốn sang quốc gia có giá trị sản phẩm cận biên của vốn cao. Đó là quá
36

trình di chuyển vốn quốc tế, làm cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả
hơn. Lý thuyết này dựa trên tiền đề của thị trường hoàn hảo, không có rủi ro,
nên tỷ lệ lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, lý thuyết về sự chênh lệch giá trị cận biên của vốn không giải
thích được việc nhiều nước vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vừa thu hút một
lượng FDI của thế giới. Hơn nữa, các TNCs thực hiện FDI theo chiến lược toàn
cầu của từng tập đoàn, vì thế lợi nhuận được tính toán dài hạn, chứ không phải là
ngắn hạn. Một số TNCs thực hiện FDI do muốn tránh các rào cản thương mại,
mặc dù đôi khi tỷ lệ lợi nhuận thu được có thể không cao hơn ở trong nước.
Thứ tư: Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772 -
1823) nêu ra. Lý thuyết này cho rằng, mỗi nền kinh tế địa phương sẽ có lợi
trong việc chuyên môn hoá một hay một số khu vực có lợi thế so sánh. Lợi
thế so sánh có thể đạt được khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá và trao
đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi nhuận
lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Dù cho mỗi nước có thể có hiệu
suất tuyệt đối cao hơn hoặc thấp hơn nước kia nhưng mỗi nước đều có lợi thế
so sánh nhất định về những điều kiện sản xuất khác.
Lý luận này được Trung Quốc đặc biệt coi trọng. Trong đầu tư quốc tế,
Trung Quốc cũng có những lợi thế so sánh nhất định như sự phong phú về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ hơn so với các nước phát
triển, có thị trường tiêu thụ tiềm năng và khổng lồ, lao động dồi dào, quy mô
thị trường lớn...
Bên cạnh những lợi thế so sánh, Trung Quốc còn có những mặt yếu
kém như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ thương phẩm
hoá, xã hội hoá sản xuất còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới, kinh tế
hàng hoá phát triển chưa được như mong muốn, tình trạng thất nghiệp gia
tăng cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh. Những so sánh trên có thể giúp cho
37

các nhà kinh tế Trung Quốc có những quan điểm đúng đắn hơn, cụ thể hơn
trong việc xây dựng chiến lược thu hút FDI ở Trung Quốc.
Tóm lại, một số lý thuyết được trình bày trên đây đều lý giải tính tất yếu
xuất hiện của dòng vốn FDI cũng như những tác động tích cực của nó đối với
việc nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hoá tỷ suất lợi nhuận, giảm thiểu rủi
ro... Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về mặt vi mô là:
- Lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu và lợi thế về nội hoá của nước
nhận đầu tư
- Quy mô thị trường trong nước của nước nhận đầu tư
- Sự chênh lệch giá trị cận biên của vốn giữa nước đầu tư và nước nhận
đầu tư
- Lợi thế so sánh nhất định của nước nhận đầu tư như sự phong phú về
nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ…
1.3.3. Nội dung thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
Các yếu tố của môi trường đầu tư như cơ sở hạ tầng, giá nhân công, giá
thuê đất là các yếu tố rất quan trọng trong xem xét, quyết định đầu tư của nhà
đầu tư. Bên cạnh đó, các yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư có ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư, tái đầu tư hay mở rộng đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài có thể kể đến đó là:
- Sự thuận tiện trong khâu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường
biển và đường hàng không.
- Sự ổn định và hoàn thiện của thị trường tài chính - tín dụng thể hiện ở
sự phát triển hoàn chỉnh của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng; khả năng
thanh khoản tiền tệ; sự dễ dàng thuận tiện trong việc tiếp cận các nguồn vốn
vay với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
- Thủ tục hành chính trong đầu tư đơn giản, nhanh chóng, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Chính sách hỗ trợ sau đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước tại địa
38

phương hỗ trợ dự án sau khi đi vào hoạt động, giải quyết những khó khăn
vướng mắc trong quá trình triển khai dự án...
Môi trường đầu tư cần được cải thiện để trở thành môi trường thu hút
đầu tư, với các yếu tố gồm:
- Môi trường vĩ mô trong thu hút: gồm các yếu tố đánh giá về sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế, sự bình ổn tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu
dùng, mức độ tham nhũng, công tác thủ tục hành chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở, tỷ lệ bội chi ngân sách...
- Môi trường cạnh tranh trong thu hút: gồm sự cạnh tranh giữa các nhà
đầu tư tiềm năng và các nhà đầu tư hiện có, sự cạnh tranh trong thu hút của
các khu vực lãnh thổ/địa phương với nhau, sự cạnh tranh trong việc cung ứng
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư, bên cạnh đó cần phân tích,
đánh giá đầy đủ các yếu tố bằng mô hình SWOT để định vị năng lực cạnh
tranh của địa phương trong thu hút FDI.
- Năng lực tổ chức thu hút FDI của địa phương: là khả năng tổ chức các
hoạt động cụ thể nhằm thu hút FDI của chính quyền địa phương, bao gồm yếu
tố nhận thức và yếu tố con người để thực thi các hoạt động đó.
Đối với việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp, bên cạnh việc ổn
định và cải thiện chất lượng môi trường đầu tư tại địa phương, chính quyền
địa phương cần định hướng rõ ràng về việc thu hút FDI, cụ thể:
- Định hướng về lĩnh vực thu hút ưu tiên: Cần căn cứ vào ngành, lĩnh
vực mà địa phương có nhu cầu và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã
được xây dựng để định hướng về lĩnh vực cần thu hút, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế chung của địa phương, đồng thời tạo sức
lan tỏa sang những ngành, lĩnh vực khác để hỗ trợ cùng nhau phát triển.
- Định hướng về các dự án thuộc diện ưu tiên thu hút: Trên cơ sở định
hướng về lĩnh vực ưu tiên phát triển, xây dựng danh mục các dự án thuộc diện
kêu gọi đầu tư để mới gọi, xúc tiến đầu tư, thu hút FDI vào phát triển ngành
39

công nghiệp của địa phương.


Ngoài ra phải thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đầu tư như Chính sách
ưu đãi về thuế, Chính sách ưu đãi về sử dụng đất; Ưu đãi về tiền thuê đất; Ưu đãi
về đền bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; Ưu
đãi về giá tiền thuê đất; Miễn giảm tiền thuê đất; Đền bù giải phóng mặt bằng;
Hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các chính sách ưu đãi khác.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT FDI
1.4.1. Mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài
Kết quả từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân tích thực nghiệm từ
nghiên cứu của Singh và Jun (1995) cho thấy nhiều nhân tố khác nhau như rủi
ro chính trị, các điều kiện kinh doanh và các biến vĩ mô có ảnh hưởng đến sự
chảy vào của các dòng vốn FDI đối với các quốc gia đang phát triển. Trong đó,
nhân tố rủi ro chính trị và các điều kiện vận hành hoạt động kinh doanh là hai
nhân tố quan trọng quyết định đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
các quốc gia có lịch sử thu hút FDI đáng kể. Đối với những quốc gia có lượng
vốn FDI thu hút tương đối thấp, nhân tố có tính chất quyết định đó chính là sự
bất ổn về chính trị xã hội được đo lường bằng số giờ bị mất việc làm từ những
tranh chấp trong ngành. Ngoài ra, đối với những quốc gia có định hướng phát
triển theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu có khả năng thu hút FDI rất cao.
Một nghiên cứu khác của Miyamoto (2003) về vai trò của hình thành
vốn con người và sự phát triển các kỹ năng đối với thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài và ảnh hưởng đến các tác động của FDI. Tác giả đã kết luận rằng
vốn con người không chỉ là yếu tố có tính tiên quyết trong việc thu lợi từ FDI
mà còn có vai trò rất quan trọng trong thu hút nguồn vốn này. Ngoài ra, các
nhân tố như các chính sách FDI cũng được đưa vào khi xem xét các nhân tố
quyết định đến xu hướng di chuyển của các dòng vốn FDI vào trong khu vực
Châu Á trong nghiên cứu của Banga (2003).
40

Nghiên cứu của Chan và Gemayel (2004) kiểm định về rủi ro của sự bất
ổn định và mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực Trung Đông và
Bắc Phi cho thấy sự bất ổn định và rủi ro đầu tư là những nhân tố quan trọng
để giải thích cho mức độ thu hút FDI ở những khu vực này. Trong khi đó
nghiên cứu thực nghiệm của Nonnenberg và Mendonca (2004) kết luận các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển gồm mức
độ đến trường độ mở của nền kinh tế, rủi ro và các biến liên quan đến kết quả
vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân.
Trên thực tế quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài thay đổi tùy theo ngành nghề và chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp nước ngoài, cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các doanh
nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm đầu tư của
các doanh nghiệp nước ngoài có thể nhóm thành bốn nhóm nhân tố cơ bản
gồm nhóm động cơ về kinh tế, nhóm động cơ về tài nguyên, nhóm động cơ về
cơ sở hạ tầng và nhóm động cơ về cơ chế chính sách.
Thị trường tiềm năng
Kinh tế
Lợi thế về chi phí

Nguồn nhân lực

Tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên


Các nhân tố
ảnh hưởng đến Vị trí địa lý

việc lựa chọn


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng xã hội

Chính sách Những ưu đãi và hỗ trợ

Hình 1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các
nhà đầu tư
Nguồn: Nguyễn Mạnh Toàn (2010)[15]
41

1.4.1.1. Nhóm động cơ về kinh tế


a. Nhân tố thị trường
Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu
hút đầu tư tại tất cả quốc gia và các nền kinh tế. Qui mô thị trường được xác
định là mức độ phát triển của nền kinh tế và thường được đo lường bằng chỉ
tiêu GDP bình quân đầu người. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan
hệ giữa thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã cho thấy khi thu nhập của một nền
kinh tế càng cao có thể thu hút càng nhiều dòng chảy FDI bằng cách tăng qui
mô thị trường và sức mua ở những quốc gia này. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu
thực nghiệm (Root and Ahmed, 1979; Kravis and Lipsey, 1982; Chakrakarti,
2001) cũng đã cho thấy GDP bình quân đầu người hay qui mô thị trường là
nhân tố ảnh hưởng quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của
các nhà đầu tư.
b. Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận luôn được xem là động cơ và là mục tiêu cuối cùng của nhà
đầu tư khi quyết định bất cứ hoạt động đầu tư nào. Một trong những động cơ
chính của những dòng chảy vốn FDI vào các nước đang phát triển được cho là
có liên quan đến sự khác biệt về lợi suất sinh lời từ vốn giữa các quốc gia. Sự
dư thừa vốn ở các quốc gia giàu cùng với những cơ hội đầu tư tốt nhất đã
được khai thác là nguyên nhân làm cho khả năng sinh lợi biên của vốn thấp.
Trong khi đó, những quốc gia nghèo hơn lại chưa được khai thác hết cơ hội
đầu tư và thu được lợi cao hơn khi đầu tư. Bằng việc di chuyển đầu tư từ các
quốc gia giàu sang các quốc gia nghèo hơn, những người sở hữu vốn đầu tư
có nhiều cơ hội khai thác sự khác biệt về lợi nhuận giữa các quốc gia khác
nhau. Tuy nhiên, trong ngắn hạn yếu tố lợi nhuận không phải lúc nào cũng
được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
c. Nhân tố về chi phí
Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư quyết định lựa
42

chọn địa điểm đầu tư là có thể tận dụng được những lợi thế (chi phí nguyên
vật liệu, nhân công, thuế…) tại nước tiếp nhận đầu tư, mà những quốc gia này
không có hoặc sử dụng với chi phí cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy,
một trong những lợi thế phổ biến đối với các quốc gia đang phát triển để thu
hút đầu tư nước ngoài đó chính là nguồn lao động rẻ; và ngược lại, khi chi phí
lao động tăng lên thì đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng giảm rõ rệt. Hơn
nữa, những yếu tố như giảm được chi phí vận chuyển đồng thời có khả năng
kiểm soát được chất lượng của những nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ, cùng với
sự ưu đãi về thuế và chi phí sử dụng đất cũng đóng vai trò không kém phần
quan trọng trong quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
1.4.1.2. Nhóm động cơ về tài nguyên
a. Nguồn nhân lực
Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, nguồn vốn con người được nhận
biết là nhân tố quyết định quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Mankiw
và các đồng sự (1992), Barro và Sala-i-Martin (2004), và Benhabib và Spiegel
(1994) đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố con người trong tăng
trưởng của các các nước phát triển và đang phát triển. Các nghiên cứu của
Easterlin (1981) và Benhabib và Spiegel (1994) đã chỉ ra rằng vốn con người
là nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất theo mô hình tăng trưởng nội
sinh. Và yếu tố vốn con người thường được lượng hóa bằng chỉ tiêu số lượng
học sinh đến trường.
b. Tài nguyên thiên nhiên
Những lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có cũng như chi phí
nguyên vật liệu đầu vào thấp được xem là yếu tố có tính quyết định trong việc
thu hút FDI. Có thể xem trường hợp của Malaysia là một minh chứng điển
hình cho nhận định này. Sự dồi dào về nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu
mỏ, khí đốt, cao su, gỗ… là điểm nhắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi
đầu tư vào các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Hơn nữa,
43

thực tiễn phát triển đã cho thấy dòng vốn FDI tập trung đổ vào những những
quốc gia có thị trường rộng lớn và giàu tài nguyên thiên nhiên như Brazil,
Indonesia, Malaysia, Mexico và Singapore, với tổng đầu tư thu hút FDI trong
giai đoạn 1973-1984 chiếm hơn 50% FDI của toàn thế giới.
c. Vị trí địa lý
Sự ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý trong quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có thể được giải thích đó là; lợi
thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, mở rộng thị
trường sang các vùng lân cận và hơn nữa có thể khai thác có hiệu quả nguồn
nhân lực; và từ đó thúc đẩy quá trình tập trung hóa của các doanh nghiệp.
1.4.1.3. Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Một hệ thống cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ có chất lượng có ảnh
hưởng tích cực đến dòng chảy của FDI vào trong nước. Hầu hết các nghiên
cứu liên quan đến tăng trưởng kinh tế đều xác định cơ sở hạ tầng kỹ thuật là
yếu tố quan trọng đằng sau của sự tăng trưởng. Các nghiên cứu của Barro và
Salai-Martin (1995), Sanchez-Robles (1998), Munnell (1992), và Esfahani
and Ramirez (2003) đều cho thấy đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở
giao thông vận tải, mạng lưới cung cấp điện và hệ thống bưu chính viễn
thông, thông tin liên lạc sẽ có tác động tích cực đến năng suất và sản lượng
đầu ra. Munnell (1992) còn kết luận rằng chi tiêu của chính phủ càng nhiều
cho các lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh. Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những quốc gia
có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế để đầu tư bởi vì cơ sở hạ tầng hiệu quả
sẽ giúp các nhà đầu tư giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra cơ sở hạ tầng kỹ
thuật còn bao gồm các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công
ty kiểm toán, tư vấn...
44

b. Cơ sở hạ tầng xã hội
Môi trường thu hút FDI còn chịu ảnh hưởng của yếu tố cơ sở hạ tầng xã
hội như hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục
và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, các yếu tố như
giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng có vai trò
không kém phần quan trọng trong quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI.
1.4.1.4. Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Ngoài các yếu tố về kinh tế, sự phân bổ của nguồn vốn FDI từ các công
ty đa quốc gia còn phụ thuộc vào các yếu tố chính trị. Vai trò của chính phủ
được xem là quan trọng trong việc duy trì sự ổn định kinh tế - chính trị,
khuyến khích đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn vốn con người, đồng
thời tạo ra môi trường tự do và cạnh trạnh thông qua các công cụ vĩ mô của
nó như các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trên thực tế, các chính
sách của chính phủ như ưu đãi về thuế và các chính sách thương mại đóng
một vai trò quan trọng trong việc thu hút nhiều hơn FDI vào nước sở tại.
1.4.2. Những nhân tố thuộc nước nhận FDI
1.4.2.1. Mối quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận
Trong xu thế quốc tế hoá ngày càng phát triển, tính tuỳ thuộc lẫn nhau
ngày càng lớn, không một quốc gia dân tộc nào tự khép kín, cô lập với thế
giới mà có thể phát triển được. Do đó, sự hợp tác, cùng tồn tại và phát triển
giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau ngày càng tăng.
Tham gia quan hệ kinh tế quốc tế, các nước có cơ hội trao đổi thương mại
quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học - công nghệ, hợp tác đầu tư
quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ...
Nhiều quốc gia khi thực hiện mở cửa, tham gia các tổ chức kinh tế khu
vực hoặc quốc tế, hoạt động ngoại thương phát triển nhanh chóng, thu hút
FDI đã gia tăng, chất lượng FDI được cải thiện đáng kể, do đó mở thêm
nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Để phù hợp với đường lối đổi mới,
45

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn mạnh rằng: muốn phát triển kinh tế
đất nước ra khỏi tình hình khó khăn và lạc hậu chúng ta phải mở rộng mối
quan hệ với quốc tế, đưa nền kinh tế của mình gắn liền với nền kinh tế quốc
tế, tăng cường sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.
1.4.2.2. Sự ổn định về chính trị, kinh tế - xã hội
Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong chủ
trương, đường lối chính sách cơ bản của nhà nước luôn là yếu tố tạo môi
trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị sẽ
tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, một nhà nước mạnh, thực thi hữu hiệu
các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đáp ứng được yêu cầu chính đáng của
nhân dân sẽ đem lại lòng tin và tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Nếu nước tiếp nhận đầu tư có bất kỳ sự xung đột nào ở trong nước hay
ở trong khu vực, nội chiến hay sự hoài nghi... đều thiếu thiện cảm đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì đây là những nhân tố tác động tiêu cực đến tâm
lý và hành động thực tế của chủ đầu tư cũng như làm chậm lại các cải cách
chính sách cần thiết đối với việc thu hút FDI của nước nhận đầu tư.
1.4.2.3. Hệ thống luật pháp và chính sách
Hệ thống luật pháp là sự cụ thể hoá các chiến lược, quy hoạch, chính
sách thu hút và sử dụng vốn FDI là công cụ để thực hiện chiến lược và quy
hoạch. Các phân tích đã chỉ ra rằng, bản thân các tác động tiêu cực của vốn
FDI không phải do đó là nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà là do chính sách
thu hút vốn FDI của nước tiếp nhận. Đây là một nhân tố quan trọng tạo nên
hiệu quả vốn FDI ở tầm vi mô cũng như vĩ mô.
Hệ thống văn bản pháp luật tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho hoạt
động FDI, một môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Tính ổn định, rõ ràng có thể dự báo trước được của hệ thống luật pháp là một
trong những nhân tố quyết định cho việc đầu tư và đầu tư có hiệu quả.
46

Chính sách đầu tư nước ngoài bao gồm một hệ thống các chính sách,
mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư nước ngoài của một
quốc gia. Các chính sách hấp dẫn FDI của nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu
gồm: Chính sách thương mại; Chính sách tiền tệ; Chính sách ưu đãi về thuế.
1.4.2.4. Sự phát triển cơ sở hạ tầng
Để tăng cường hoạt động đầu tư, ngoài môi trường pháp lý thông
thoáng, minh bạch đòi hỏi các nước phải có kết cấu hạ tầng, tương xứng với
sự chuyển đổi nền kinh tế. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của một quốc gia
luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng
thông qua các quyết định và triển khai các dự án đầu tư đã cam kết. Hệ thống
hạ tầng phát triển bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin
liên lạc, điện, nước... Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình đầu tư.
Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện để tăng
sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho những nước
tiếp nhận đầu tư có thể khai thác lợi ích nhiều hơn, đầy đủ hơn từ các dịch vụ
vận tải, thông tin, điện, nước từ các dự án đầu tư đã được triển khai. Thêm
vào đó, việc phát triển hệ thống cơ sơ hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để
tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, mà đó còn là cơ hội cho nước nhận
đầu tư thu hút được thêm vốn để phát triển hạ tầng với vốn bản thân FDI.
Đối với các nước không tiếp giáp với biển (LLDC) trong đó có Lào,
việc thu hút FDI vào phát triển hệ thống giao thông vận tải để tạo điều kiện
cho việc mở cửa với thị trường thế giới là rất quan trọng. Thêm vào đó, phải
áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao sản xuất hàng hoá có hiệu
quả để giảm được chi phí vận tải. Mặc dù việc phải trả một khoản chi phí thủ
tục hành chính liên quan cũng là một trở ngại, nhưng nếu xây dựng tốt hạ tầng
giao thông vận tải các nước này cũng có thể giảm bớt được một phần khó
khăn trong vấn đề mở cửa và hội nhập thị trường thế giới [103, tr.5].
47

1.4.2.5. Sự phát triển đội ngũ lao động


Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng tạo
nên sự thành công của doanh nghiệp. Thực tế chứng minh rằng, chất lượng
nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng thu hút FDI của các nước,
kể cả những nước nghèo. Việc thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, các nhà
quản lý cao cấp và sự lạc hậu về trình độ khoa học - công nghệ trong nước sẽ
khó đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ,
làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn FDI chảy vào trong nước. Thông thường,
một quốc gia có năng lực hấp thu vốn FDI cao và nguồn nhân lực có chất
lượng tốt thì dòng FDI đổ vào quốc gia đó càng nhiều và khai thác có hiệu
quả.
Trong bối cảnh kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển mạnh mẽ
hiện nay, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa quan
trọng cho sự phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong việc thu hút
FDI. Một số công trình nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các nhân tố quyết
định đến xu hướng phát triển của các dòng đầu tư đã có những thay đổi quan
trọng. Nếu như trước đây lao động rẻ là một trong những yếu tố quyết định
đối với FDI thì ngày nay tuy lao động vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với
đầu tư nước ngoài nhưng là lao động lành nghề giá rẻ chứ không đơn giản là
lao động giá rẻ như trước.
1.4.2.6. Sự hoàn thiện các thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính rất được nhà đầu tư nước ngoài chú ý khi lựa chọn
quốc gia để đầu tư bởi thủ tục nhanh gọn sẽ làm nhà đầu tư hài lòng và nhanh
chóng tiến hành dự án đầu tư. Trong khi đó, thủ tục phức tạp, rườm rà, chậm
chạp sẽ gây khó khăn, tốn kém, đôi khi làm mất cơ hội đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công của việc
thu hút và sử dụng vốn FDI. Bên cạnh đó, vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi
nhuận cao, do vậy, nếu các dự án FDI đã được triển khai đạt tỷ suất lợi nhuận
48

cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp
tục đầu tư. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu
quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng có
thể môi trường đầu tư không tốt.
1.4.2.7. Công tác xúc tiến đầu tư
Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến
đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển
mà đối với cả các nước đang phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng
trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các
nhà đầu tư nước ngoài mà còn đòi hỏi xúc tiến cải cách, nâng cao chất lượng
môi trường đầu tư tại địa phương. Hoạt động xúc tiến đầu tư giúp các chủ đầu
tư rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết
định đầu tư. Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu tư giúp các chủ đầu tư có được
thông tin về thị trường nội địa, được tư vấn về lực lượng nhân công cũng như
về thủ tục đăng ký, cấp phép, được giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình
thực hiện dự án để chủ đầu tư có thể nhanh chóng đi vào hoạt động một cách
thuận lợi và hiệu quả.
1.4.3. Những nhân tố thuộc bên ngoài
1.4.3.1. Môi trường kinh tế thế giới
Môi trường kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thu hút
FDI của một quốc gia. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính -
tiền tệ, khủng hoảng chính trị, xã hội; dịch bệnh... đều như một tác động đa
phương diện và theo nhiều cơ chế khác nhau tới thu hút FDI của một quốc
gia. Sự tác động đó có mặt khuyến khích, có mặt lại hạn chế luồng vốn FDI
vào quốc gia tiếp nhận. Sự tác động có thể gián tiếp thông qua sự tác động tới
FDI khu vực hoặc thông qua sự tác động tới các lĩnh vực có liên quan khác
của nền kinh tế như lĩnh vực thương mại, lĩnh vực tài chính - ngân hàng...
49

1.4.3.2. Xu hướng cạnh tranh và hợp tác quốc tế


Trong những năm vừa qua, môi trường kinh tế đã có những biến đổi
quan trọng, hầu hết nền kinh tế của các quốc gia có xu hướng ngày càng mở
rộng ra thế giới bên ngoài. Quá trình toàn cầu hoá ngày nay đang tạo ra sự lưu
chuyển theo xu hướng tự do đối với luồng vốn và hàng hoá, dịch vụ trên phạm
vi toàn cầu. Tuy nhiên, đối với từng quốc gia thì sự lưu chuyển trên phạm vi
toàn cầu còn nhiều hạn chế, nhất là sự lưu chuyển vốn quốc tế. Vì vậy, mức độ
cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia cũng ngày càng
trở nên gay gắt hơn.
Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia, xu hướng liên kết kinh tế khu
vực cũng ngày càng tăng lên. Để tăng cường mối quan hệ kinh tế quốc tế của
một quốc gia, Chính phủ phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ đối ngoại
chính thức hoà bình, hợp tác thân thiện và rộng rãi với các nước, đàm phán và ký
kết các loại hiệp định và cam kết đầu tư, thương mại, bảo hiểm và tư pháp song
phương và đa phương ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế khác nhau cần thiết,
tạo ra khung pháp lý chính thức và đầy đủ để mở đường cho sự lưu chuyển vốn
đầu tư giữa các thị trường vốn bên ngoài với thị trường trong nước.
1.4.3.3. Xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư đã và đang diễn ra nhanh
chóng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, đây là yếu tố mang tính khách
quan tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu theo hướng phục vụ
cho lợi ích các quốc gia. Hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang
thực hiện chính sách tự do hoá, mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế
điều hành cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nước trên thế giới
hiện nay hầu như không còn tồn tại tình trạng thị trường đơn nhất ngay cả ở
cường quốc kinh tế phát triển. Hiện nay, hầu như thị trường nội địa của các
nước đều gắn với thị trường thế giới, là bộ phận của thị trường thế giới.
Những chính sách này đã tạo ra môi trường thông thoáng cho sự phát triển
50

của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho toàn cầu
hoá tiến triển nhanh hơn. Nhiều nước đã mạnh dạn dựa nhiều hơn vào các
thị trường quốc tế nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng
và phát triển kinh tế của mình.
1.4.3.4. Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy đẩu tư quốc tế
Sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ đã gây nên sự đột
biến trong tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm cho cơ cấu kinh tế của mỗi quốc
gia có sự biến đổi sâu sắc. Khác với các cuộc cách mạng kỹ thuật trước đây,
cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay được đặc trưng bởi những phát
minh sáng chế, trực tiếp hình thành các nguyên lý công nghệ mới, làm thay
đổi về chất cách thức sản xuất chứ không phải chỉ đơn thuần về mặt công cụ
sản xuất. Điều đó đặt ra đường lối phát triển kinh tế mới cho mỗi quốc gia,
đưa đến quan niệm mới về yếu tố và nguồn lực của sự phát triển, trong đó vai
trò của con người và trình độ khoa học và công nghệ ngày càng có tính chất
quốc tế.
Sự chuyển dịch này đã làm bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài và
nhiều nước đang phát triển đã lợi dụng sự bùng nổ này để thực hiện chiến
lược mở cửa nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn, tham gia vào cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
1.4.3.5. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
Theo UNCTAD, các TNCs bao gồm công ty mẹ và các công ty con ở
nước ngoài, trong đó công ty mẹ của quốc gia đầu tư kiểm soát tài sản thông
thường bằng sở hữu (từ 10% cổ phần trở lên) của một hoặc nhiều thực thể
khác ở một hoặc nhiều quốc gia bên ngoài quốc gia đầu tư. Các công ty xuyên
quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thúc đẩy tăng trưởng
đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản
xuất, mở rộng thị trường và tăng đầu tư chiều sâu bằng công nghệ cao.
51

1.4.3.6. Những nhân tố phụ thuộc nhà đầu tư


Tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư: là yếu tố quyết định đối với
nhà đầu tư. Nếu môi trường đầu tư có hấp dẫn, điều kiện kinh doanh có nhiều
thuận lợi nhưng nhà đầu tư không có vốn thì ý tưởng đầu tư cũng không thể
thực hiện được. Mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn, bao
gồm vốn tự có và nguồn vốn huy động. Như vậy, việc đánh giá tiềm lực tài
chính của các nhà đầu tư là một yếu tố mà các nước tiếp nhận đầu tư phải xem
xét khi cấp giấy phép đầu tư, nhằm tránh tình trạng đăng ký rồi không có khả
năng thực hiện, sẽ làm lỡ cơ hội đầu tư của nhà đầu tư khác, hoặc kéo dài quá
trình xây dựng - liên quan tới cơ hội kinh doanh.
Năng lực kinh doanh của nhà đầu tư: được thể hiện qua chính kết
quả thực tế kinh doanh của nhà đầu tư, kết quả này tùy thuộc vào năng lực
kinh doanh của nhà đầu tư, tức phụ thuộc vào khả năng nhận thức, khả năng
quản lý, nắm bắt đầy đủ thông tin, xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin và
các yếu tố đầu vào, đầu ra khác, khả năng tổ chức điều hành công việc, cũng
như phụ thuộc vào bản lĩnh thương trường trong dự báo và chịu đựng các biến
động rủi ro có thể trong kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường của nhà đầu
tư.
1.5. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
TẠI CHDCND LÀO
1.5.1. Sự vận động của FDI trên thế giới
Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến
nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung
là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu
tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
FDI chứng tỏ rằng các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộclẫn nhau và
tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác quốc tế.
52

Những năm 70, vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới tăng trung bình
hàng năm đạt khoảng 25 tỷ USD, đến thời kỳ 1980-1985 đã tăng lên gấp hai
lần, đạt khoảng 50 tỷ USD. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế
giới năm 1986 là 78 tỷ USD, năm 1987 là 133 tỷ, 1989 là 195 tỷ. Từ năm
1990-1993 số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới hầu
như không tăng, chỉ dừng ở mức trên dưới 200 tỷ. Tăng mạnh nhất là năm
1997 đạt 252 tỷ, từ đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
Châu á nên dòng vốn này giảm dần đến tận năm 2000 mới có dấu hiệu hồi
phục. Cho đến năm 2002 đã tăng lên nhưng với tốc độ không bằng trước đó.
Xu hướng vận động của FDI vào những năm 1980s
Khu vực FDI/năm (tỷ USD) Tốc độ tăng bình quân
Mỹ La Tinh 26 22
Tây Á 0,4 17
Đông Nam Á 14 37
Châu Phi 3 6
Nguồn: World Investment Report,UN, New York
Trong đó, FDI vào Đông Nam Á chủ yếu từ các nước Mỹ, Nhật Bản,
và một số nước công nghiệp phát triển khác. Trong khu vực Đông Nam Á,
các nước thu hút được nhiều FDI nhất trong giai đoạn trên là Thailand,
Singapore và Malaysia. Những lợi thế để thu hút FDI của các quốc gia thuộc
Đông Nam Á nói trên, chủ yếu là:
- Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn địng;
- Chính phủ có những cải cách về về tài chính nhằm mục tiêu thu hút
FDI
- Đồng Yên Nhật tăng giá khiến Nhật đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn
vào Đông Nam Á là thị trường quen thuộc của Nhật.
- Do các nước Đông Nam Á đa dạng hoá các hình thức đầu tư và xây
dựng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất đồng thời có nhiều ưu đãi cho
53

nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu đó


Xu hướng FDI giai đoạn cuối những năm 1990s đầu những năm 2000s
- Giai đoạn những năm 1995 - 1999, FDI đã tăng mạnh hơn trong khu
vực Mỹ la Tinh và khu vực Châu phi. Trong năm 1999, FDI vào Châu Mỹ La
Tinh và vùng biển Caribe đạt 90 tỷ USD, đây là mức cao nhất từ trước đến
nay của khu vực này, tăng hơn 23% so với năm 1998.
- Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã làm suy giảm nghiêm
trọng dòng FDI vào các nước công nghiệp phát triển Đông Á cũng như các
nước đang phát triển Đông Nam Á.
Trái ngược với các dự báo, năm 1999 FDI vào các nước Đông Á đã
tăng trở lại, đạt 93 tỷ USD tương đương 11%, và tập trung chủ yếu vào các
nước công nghiệp hóa (các nước này tăng gần 70%).
Ở Đông Nam Á, 3 trong số 5 nước chịu khủng hoảng nặng nề nhất là
Indonexia, Philippin và Thái Lan lại giảm xuống. Còn những nước khác vốn
có thu nhập thấp và lâu nay vẫn phụ thuộc vào nguồn FDI tiếp tục lâm vào
tình trạng khó khăn, và hoạt động đầu tư bị chững lại do cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ. Tuy vậy, từ năm 2003 trở đi, FDI vào Đông Nam Á có xu
hướng phục hồi và gia tăng trở lại.
Có thể thấy, khối lượng FDI vào các khu vực các nước đang phát triển
là không đồng đều, cũng như mức tăng trưởng mỗi năm cũng không giống
nhau. Và những quốc gia thu hút FDI chủ yếu là các nước Trung quốc, Brazil,
Nga và một số nước công nghiệp mới (NEC) thuộc Đông Nam Á.
Vào những năm 2000, các hoạt động sáp nhập và thôn tính (Mergers
and Acquisitions) diễn ra sôi nổi - tạo nên các công ty lớn hơn với sức cạnh
tranh rất cao. Điều đó cho thấy, mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI với chiến lược
toàn cầu hóa của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị các vụ Sáp nhập và Mua
lại xuyên quốc gia chiếm hơn 80% tổng giá trị FDI trên thế giới trong năm
2002. Đây là nguồn FDI chủ yếu của các nước phát triển.
54

Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI mới vẫn chiếm tỷ lệ
lớn hơn.
Xu hướng FDI ở các nước đang phát triển những năm gần đây
- Châu Á vẫn là khu vực quan trọng và năng động nhất trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài, nhưng cơ cấu trong nội bộ FDI có thể thay đổi.
- Một số nước đang phát triển quay trở lại đầu tư sang các nước đã và
đang là nhà đầu lớn nhất của các nước này
- Sự thu hút đầu tư mạnh mẽ của công nghiệp chế biến và dịch vụ
- Dòng FDI trên thế giới bị tác động tương đối bởi chiến lược đầu tư và
phát triển của các tập đoàn đa quốc gia
- Đa cực và đa biên trong đầu tư trực tiếp
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các quốc gia rất lớn và
ngày một gia tăng, nhưng khả năng cung cấp vốn đầu tư rất hạn chế , do đó
quan hệ cung cầu về vốn trên thế giới rất căng thẳng . Khả năng mở rộng quy
mô thu hút vốn đầu tư của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Để thu hút được lượng lớn FDI, kinh nghiệp các quốc gia cho thấy đã
tập trung các hoạt động sau:
- Ổn định chính trị và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
- Cải tổ cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệ kinh
tế đối ngoại
- Đổi mới và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
- Phát triển nền kinh tế mở, khuyến khích phát triển mạnh các thành
phần kinh tế và Đổi mới cơ chế quan lý kinh tế vĩ mô.
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN
1.5.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Về luật pháp và chính sách thu hút FDI
Thái Lan có nhiều chính sách và luật pháp để khuyến khích thu hút vốn
FDI. Đối với đầu tư nước ngoài ở Thái Lan, có 3 luật thực hiện trực tiếp và
55

quan trọng như:


1. Luật kinh doanh nước ngoài (Alien Business Act) được ban hành
năm 1972. Luật này đã xác định về quyền của nhà đầu tư nước ngoài và công
ty nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài phải nhiều hơn 50%. Theo luật
này, danh mục ngành đã chia thành 3 nhóm A, B và C. Nhà đầu tư nước ngoài
không được phép đầu tư vào các ngành thuộc nhóm A và B. Tuy nhiên, nhà
đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào nhóm B nếu được phép do Uỷ ban đầu tư
Thái Lan (Boad of Investment - BOI). Nhà đầu tư nước ngoài thường được
phép đầu tư vào ngành thuộc nhóm C.
Sau khi luật kinh doanh nước ngoài được sửa đổi và bổ sung năm
1999, (Foreign Business Act- 1999) nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư
thêm vào một số ngành như ngành phục vụ tư vấn về pháp lý, kế toán, quảng
cáo và xây dựng mà trước đó cấm không cho nhà dầu tư nước ngoài. Tỷ lệ
góp vốn cùng giảm xuống [78].
Trong thời kỳ đầu, ở Thái Lan, thái độ đối với FDI có khác nhau trong
các ngành khác nhau. Lĩnh vực nào mà doanh nghiệp trong nước có thế mạnh
thì Chính phủ không có chính sách ưu đãi đối với FDI.Sau đó, Chính phủ
Thái Lan bắt đầu quan tâm hơn tới FDI. Việc hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần
của người nước ngoài đã thay đổi, cho phép các doanh nghiệp của nước ngoài
sở hữu 100% vốn cổ phần nếu xuất khẩu 100% sản lượng. Các doanh nghiệp
xuất khẩu ít nhất 20% sản lượng được nhận các ưu đãi như miễn thuế doanh
thu xuất khẩu [9, tr.57].
2. Luật khuyến khích đầu tư (Investment Promotion Act - 1977) được
ban hành năm 1977. Sau đó, luật này được sửa đổi và bổ sung vào năm 1991
và năm 2001. Luật này cho ưu đãi để phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan.
Luật này được Uỷ ban đầu tư (BOI) quản lý. Đối tượng của BOI là mong
muốn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư ở tỉnh khác. Uỷ ban đầu
tư đã chia thành 3 vùng ưu đãi: vùng 1 là bao gồm Băngkok và 5 tỉnh phát
56

triển xung quanh Băngkok, vùng 2 là 12 tỉnh sung quanh Băngkok và vùng 3
là các tỉnh còn lại.
Về thuế ưu đãi: Vùng 1: Doanh nghiệp được miễn thuế 3 năm và 50%
giảm thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc. Vùng 2: Doanh nghiệp được miễn
thuế cũng 3 năm nhưng nếu dự án nằm trong khu công nghệ thì được miễn
thuế 7 năm. Vùng 3: Doanh nghiệp được miễn thuế 8 năm và miễn thuế nhập
khẩu thiết bị máy móc và miễn thuế của nhập khẩu vật liệu để chế xuất với
mục đích cho xuất khẩu 5 năm.
3. Luật về khu công nghiệp (industrial Estate Authority of Thai Land
Act) được ban hành năm 1979. Luật này với mục đích giúp đỡ và ưu đãi cho
các nhà đầu tư mà thực hiện dự án trong khu công nghiệp. Luật này đã chia
thành 2 khu như: (1). Khu công nghiệp phổ biến (General Industrial Zone -
GIZ) là một khu được xác định phục vụ dự án công nghiệp phổ biến. (2). Khu
chế xuất để xuất khẩu (Export Procesing Zone - EPZ) là một khu được xác
định phục vụ cho ngành công nghiệp trực tiếp và ngành công nghiệp khác với
mục đích kinh doanh để xuất khẩu.
Để nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái
Lan đã miễn thuế nhập khẩu thiết bị đối với 61 hoạt động (trước kia không
miễn), miễn thuế lợi tức 8 năm đối với 19 ngành công nghiệp phụ trợ, miễn
thuế nhập khẩu nguyên liệu hoặc thuế lợi tức đối với một số dự án tại vùng 1
và 2 mà trước kia không được hưởng. Cũng với mục đích tăng cường hơn nữa
hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, Thái Lan đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư
với 21 nước, ký hiệp định tránh đánh thuế trùng với hơn 40 nước [28].
1.5.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam
Về luật pháp và chính sách thu hút FDI
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật đầu tư nước ngoài đã qua 5
lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và 2005.
- Lần thứ nhất vào tháng 6/1990, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam
57

có sửa đổi cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân trong nước có đủ tư cách
pháp nhân được trực tiếp hợp tác điều kiện với bên nước ngoài, mở rộng hình
thức liên doanh: có nhiều bên tham gia, cho phép các DNLD sản xuất những
mặt hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu cũng được hưởng những ưu đãi tài
chính như các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Lần thứ hai vào ngày 23/12/1992, Luật đầu tư nước ngoài có bổ sung
một số vấn đề như cho phép các doanh nghiệp tư nhân được quyền hợp tác
kinh doanh với nước ngoài, các quy định về đầu tư vào khu chế xuất tại Việt
Nam, bổ sung thêm một hình thức mới là xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao - BOT với quy chế riêng về quản lý và tài chính riêng biệt.
- Lần thứ ba vào tháng 12/1996, Luật đầu tư nước ngoài có bổ sung và
sửa đổi như điều chỉnh các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên khuyến khích, đề cập
tới vai trò của tổ chức giám định công nghệ, các quy định mới về chuyển
nhượng vốn trong các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp FDI được quyền
chọn lựa áp dụng chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc
theo tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Tài chính chấp thuận và phải thông qua kiểm
toán, doanh nghiệp liên doanh được chuyển lỗ sang năm sau và được bù bằng
lợi nhuận những năm tiếp theo nhưng không qua 5 năm.
- Lần thứ tư vào ngày 9/6/2000 có nội dung là: các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài được ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cho phép, cho phép các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN được
hưởng quy chế chuyển lỗ (trước đây chỉ DNLD), một số sửa đổi trong vấn đề
phân cấp quản lý (có một loạt dự án chỉ cần đăng ký bao gồm các dự án quy
hoạch địa phương hoặc ngành, đặc biệt là những dự án dưới 1 triệu USD),...
Các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, như:
Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc loại thấp ở khu vực
(mức phổ thông là 25% và ưu đãi từ 10%, 15%, 20%; thời hạn miễn, giảm
thuế được áp dụng trong một số năm; trường hợp đặc biệt khuyến khích đầu
58

tư, có thể miễn thuế tới 8 năm).


- Năm 2005, Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư trong nước được hợp
nhất thành Luật đầu tư chung. Luật này có điểm mới nổi bật là tư nhân được
phép đầu tư vào cơ sở hạ tầng.Thủ tục đầu tư ngắn gọn và dễ dàng hơn.Đầu tư
có nhiều hình thức.Xác định nhiều khu đầu tư như khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế và chính sách ưu đãi đầu tư. Ngoài ra,
theo luật này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và
bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ở nước ngoài.
► Bài học thành công của Việt Nam
+ Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực bên trong và
bên ngoài: Việt Nam đã kiên trì theo đuổi cải cách và mở cửa, giữ vững
nguyên tắc sử dụng vốn ĐTNN một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Ở
Việt Nam chính trị - xã hội ổn định, trật tự là những nhân tố đóng vai trò
quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực FDI nói
riêng. Thống nhất nhận thức rằng khu vực có vốn ĐTNN là một nguồn lực
kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và là tài nguyên về kỹ thuật, công
nghệ, kỹ năng quản lý.
+ Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và sử dụng
ĐTNN: Việc xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp ĐTNN là phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về
ĐTNN, Việt Nam đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các
quy định của pháp luật về ĐTNN và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo
lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.
+ Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút ĐTNN:
Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút ĐTNN.
Thực hiện các chính sách ưu đãi ĐTNN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo
59

một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc
tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng.
► Bài học không thành công của Việt Nam trong thu hút FDI
+ FDI vào Việt Nam làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhưng mục đích
của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, do đó, đối với những lĩnh vực,
những ngành, những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao thì được các nhà đầu tư
đặc biệt quan tâm; ngược lại những ngành, những sản phẩm mặc dù rất cần thiết
cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận cao thì khó thu hút được FDI. Vì
vậy, những ngành nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội lại không
được quan tâm đầu tư dẫn đến sự mất cân đối về ngành và sản phẩm.
+ FDI làm mất cân đối vùng lãnh thổ: Các nhà đầu tư nước ngoài
thường tập trung nhiều vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
thuận lợi, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng
không và các tỉnh đồng bằng. Những địa phương nào có trình độ phát triển
cao thì thu hút FDI được nhiều, do đó tốc độ tăng trường kinh tế khá cao.
Trong khi đó, những vùng nào có trình độ kém phát triển thì thu hút được ít
dự án FDI, tốc độ tăng trưởng vấn thấp. Như vậy, nếu không có sự điều chỉnh
đầu tư của Nhà nước, thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng
kinh tế ngày càng tăng thêm.
+ Sự du nhập công nghệ lạc hậu gây ra ô nghiễm môi trường: Phần lớn
các nhà đầu tư nước ngoài rất hạn chế chuyển giao những công nghệ tiên tiến,
có tính cạnh tranh. Nhiều nhà đầu tư thường chuyển giao công nghệ lạc hậu,
những công nghệ cũ, công nghệ không phù hợp với điều kiện thực tế, bởi vậy,
hàng hoá sản xuất Việt Nam kém cạnh tranh so với nước khác, năng suất thấp
làm cho chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường.
+ Vấn đề về lao động và văn hoá - xã hội: FDI làm tăng khoảng cách
giàu nghèo giữa những người lao động nói chung và những người lao dộng
làm việc trong các dự án có vốn FDI với người lao động làm việc trong cơ
60

quan Nhà nước, nảy sinh tệ nạn xã hội, lối sống văn hoá không lành mạnh.
Những vấn đề tranh chấp trong lao động là khó tránh khỏi do sự khác biệt về
văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng nhiều công ty vi
phạm quyền và lợi ích của người lao động.
+ Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI: Hiện tượng chuyển giá
hầu như đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tượng
chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng nhiều tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Các hoạt động mua bán nội bộ của các công ty xuyên quốc gia, thường
thông qua các giao dịch như: Giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định
hữu hình hay tài sản cố định vô hình; mua bán nguyên vật liệu, thành phẩm,
thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua sự
cung cấp các dịch vụ tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng
cáo và chi phí nghiên cứu phát triển.
Một số các doanh nghiệp FDI thuộc các chi nhánh các công ty xuyên
quốc gia đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của nhà nước để thực hiện
chuyển giá bằng cách “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”. Những thủ thuật lách
thuế hay dấu hiệu chuyển giá phổ biến trong các giao dịch có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam được thực hiện qua các hình thức sau:
- Nâng giá trị tài sản vốn góp:
Do Việt Nam chưa đủ năng lực và trình độ (đôi lúc không đủ điều kiện)
để thẩm định giá các loại thiết bị, công nghệ chuyển vào khi thực hiện dự án
đầu tư, nên thường bị bên đối tác nước ngoài định giá các máy móc, thiết bị
cao hơn nhiều so với giá trị thực tế nhằm nâng giá trị vốn góp trong liên
doanh của bên đối tác và nắm lấyquyền quản lý công ty hoặc tăng giá trị tài
sản của doanh nghiệp (đối với danh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Tình trạng nâng giá trị vốn góp theo thủ thuật này của các công ty
xuyên quốc gia có thể làm thiệt hại đến ba đối tượng đó là bên liên doanh góp
61

vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam. Bên liên
doanh bị thiệt trong phần vốn góp và dễ bị các công ty xuyên quốc gia thôn
tính để biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% khi không
còn đủ tiềm lực tài chính, chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế còn người tiêu
dùng Việt Nam phải dùng những sản phẩm đắt hơn giá trị thực.
- Mua nguyên, vật liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất của công ty mẹ
với giá cao và bán sản phẩm với giá thấp:
Nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu các yếu tố
đầu vào cho sản xuất của các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong hệ
thống các công ty xuyên quốc gia. Giá mua nguyên liệu của các hàng hóa,
dịch vụ này thường cao hơn giá thực tế rất nhiều và bán sản phẩm cho công ty
mẹ với giá thấp dẫn đến “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”
- Chuyển giá thông qua việc chiếm lĩnh thị trường:
Để có thể thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần, các DN FDI
tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho các DN giai
đoạn này bị lỗ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên doanh, các công ty
xuyên quốc gia dựa vào tiềm lực tài chính để thực hiện các hành vi chuyển
giá bất hợp pháp gây ra thua lỗ kéo dài và chiếm lấy phần quản lý và kiểm
soát công ty. Nhiều DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Việt Nam cho giảm
trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê
khai cả phần chi phí làm thương hiệu của công ty mẹ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà
nước, sử dụng các thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận trong hạch toán để
doanh nghiệp lỗ trên sổ sách kế toán và lãi trên thực tế để trốn thuế.
1.5.2.3. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố tại CHDCND Lào
Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố phía Bắc CHDCND Lào
Về xây dựng kết cấu hạ tầng cho thu hút FDI ở các tỉnh miền núi phía
Bắc Lào:
62

- Xây dựng hệ thống vận tải: Các tỉnh miền núi Bắc Lào đã đầu tư xây
dựng hệ thống đường giao thông đường bộ, sân bay hàng không, các tuyến
đường bộ nối liền các tỉnh miền trung, thủ đô VienChan và phía Nam Lào.
Bên cạnh đó còn xây dựng tuyến đường bộ, đường thủy sang Trung Quốc,
Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống cung cấp điện ổn định: Cung cấp điện là một vấn
đề hết sức khó khăn đối với các tỉnh miền núi phía Bắc Lào, bởi vì đây là lĩnh
vực đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Do đó,
để khắc phục vấn đề điện, các tỉnh phía Bắc Lào đã tiến hành kêu gọi các nhà
đầu tư đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan để thực hiện các nhà máy
thủy điện đủ tầm cỡ nhỏ, vừa và lớn. Những dự án đó vừa khai thác lợi thế về
thủy điện của Lào, đồng thời qua đó xây dựng được hạ tầng kỹ thuật phục vụ
cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xã hội của các tỉnh Bắc Lào nói chung.
- Xây dựng hệ thống kho bãi ở các tỉnh Bắc Lào: Dịch vụ hậu cần
logistics có ý nghĩa quan trọng đối với sự thu hút các dự án đầu tư trong nước
và nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh Bắc Lào. Do đó, hệ thống kho
bãi đã được xây dựng để tăng cường phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Xây dựng hệ thống viễn thông ở miền Bắc Lào: Hệ thống mạng lưới
điện thoại cố định đã về đến huyện và các cụm bản dân cư (trừ một số tỉnh
vùng biên giới còn gặp khó khăn), mạng lưới điện thoại di động được phủ
sóng toàn quốc; hệ thống internet tốc độ cao đã được đầu tư xây dựng và đi
vào khai thác sử dụng.
Về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Nâng cao trình độ học vấn của lực lượng lao động, giảm tỷ lệ người
mù chữ, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch trình độ giữa khu vực
nông thôn và thành thị.
- Tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề và giáo dục thái độ làm
63

việc, kỷ luật lao động cho đội ngũ lao động.


- Xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực theo nhu cầu
của thị trường, giảm bớt sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động trên thị
trường.
Về tạo môi trường kinh doanh, nâng cao trình độ của nền kinh tế:
- Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài, đảm bảo phân công, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và
thẩm quyền đối với các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương có liên
quan trong quản lý và thẩm duyệt cam kết và cấp giấy phép đầu tư nước
ngoài.
- Hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự
án sau khi được cam kết và cấp giấy phép đầu tư cũng như tập trung tháo gỡ
những khó khăn và vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ
các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả cao. Kiên quyết
giải thể các dự án không có khả năng triển khai, nhằm thu hồi đất cho dự án
mới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án chuyển giao công
nghệ.
- Xúc tiến đầu tư trên cơ sở mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
cần đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và coi đó là
một bộ phận trong tổng thể phát triển của nền kinh tế.
- Tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tăng cường khai thác lợi thế về vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, trình
độ phát triển kinh tế [30].
1.5.2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI của các tỉnh miền
Nam Lào
Những nước đi sau sẽ có ít kinh nghiệm, tất nhiên gặp nhiều khó khăn
như có nhiều thị trường cạnh tranh thu hút FDI. Tuy nhiên, kinh nghiệm của
các nước đi trước bao gồm cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm thất
64

bại sẽ là bài học cho các nước đi sau. Đó là một trong những nhân tố thuận
lợi giúp các nước đi sau có những bước tiến nhanh hơn. Lào là một trong
những nước đi sau cũng sẽ gặp cả thuận lợi và khó khăn tương tự. So với các
nước trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Lào còn là một lĩnh vực mới
mẻ. Vì vậy, với điều kiện hoàn cảnh của Lào, những kinh nghiệm trên có thể
vận dụng vào công cuộc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu
quả.
Những nước nêu trên có nhiều điểm tương đồng với Lào về hệ thống
chính trị, văn hoá nên nghiên cứu những kinh nghiệm và rút ra những bài học
trong việc thu hút FDI để vận dụng ở Lào là rất có ý nghĩa. Những kinh
nghiệm cốt lõi rút ra được như sau:
Thứ nhất, ổn định kinh tế chính trị là cơ sở để tăng cường FDI. Khi nhà
đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn, ổn định chính trị và kinh tế là vấn đề
quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với các nước mới chuyển đổi cơ chế nền kinh
tế như Lào... Ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng bền vững với tốc độ cao
khiến cho nước nhận đầu tư có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài hơn.
Thứ hai: Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài là chủ trương để xây dựng mặt bằng pháp lý cho doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI cũng như để phù hợp với thông lệ
quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư nước ngoài, các
nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ
không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về FDI và đầu tư trong nước
để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong
nước và nhà ĐTNN.
Thứ ba, chú trọng cải tạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng vững chắc. Đây là điều hết sức quan trọng để các nhà đầu tư quyết định
đầu tư vốn của mình vào một quốc gia khác. Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm
65

giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt
Nam, Thái Lan, Malaysia đã được cải thiện đáng kể, từng bước tạo điều kiện
thuận lợi có thể đáp ứng yêu cầu đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ tư, nâng cao trình độ chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một
bài học kinh nghiệm của Việt Nam và Malaysia. Những nước này là nước có
lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và lao động lành nghề với giá rẻ.
Thứ năm, tăng cường vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước đối với
việc thu hút FDI. Kinh nghiệm của Việt Nam, Thái Lan và Malaysia cho thấy,
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch chiến lược tổng thể
phát triển đất nước, xác định mục tiêu cho từng thời kỳ, trên cơ sở đó bố trí cơ
cấu vốn đầu tư một cách hợp lý, thu hút FDI vào những ngành, những vùng
theo mục đích định hướng. Cùng với đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính
quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước theo quy định
của pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI gay gắt hiện nay, Việt
Nam, Thái Lan và Malaysia đã có những thay đổi quan trọng trong việc tiếp
tục hoàn thiện môi trường trong việc thu hút như mở rộng hơn nữa phạm vi
đầu tư. Những nước này đã lập danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Hơn nữa, sự cải thiện này đã hạn chế được quan liêu, tham nhũng trong việc
duyệt cấp giấy phép đầu tư. Chú trọng đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép
đầu tư.
Tóm lại, thành công của các nước nói trên về thu hút FDI là việc tạo
dựng và giữ gìn một môi trường đầu tư ổn định về kinh tế, chính trị, cơ sở
hạ tầng vững chắc thuận lợi với một lực lượng lao động có kỹ năng. Chính
vì vậy, dòng FDI từ các nước phát triển ngay càng ổn định vào các nước
này.
66

Kết luận Chương 1


Trong chương này, tôi đã nghiên cứu một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, Trong xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu đang diễn ra một
cách mạnh mẽ, đòi hỏi các quốc gia mở cửa nền kinh tế vào thị trường thế giới,
sự chuyển dịch vốn giữa các quốc gia là một tất yếu của việc giao dịch kinh tế.
Thứ hai, Nghiên cứu lý luận đến thực tiễn về hoạt động FDI, đặc điểm
của vốn FDI, phân tích những tác động tíc cực và tiêu cực của vốn FDI đối
với phát triển kinh tế của một quốc gia trên các góc độ từ quốc gia tiếp nhận
FDI, những ảnh hưởng của đầu tư ra nước ngoài và những lợi ích thu được từ
đầu tư ra nước ngoài trên các góc độ từ nước đầu tư.
Thứ ba, Sự lựa chọn hình thức thu hút FDI nào là tuỳ vào kinh nghiệm,
khả năng, yêu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi bên, nhất là của bên chủ đầu tư.
Thứ tư, Phân tích các nhân tố trong nước và nhân tố quốc tế tác động
tới dòng chuyển dịch vốn FDI.
Thứ năm, Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI ở một số quốc gia
trong khu vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thành công trong việc thu hút
FDI để Lào.
67

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH
NIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCHD LÀO THỜI KỲ 1988-2015

2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ


HỘI Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT FDI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) được thành
lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa bán
đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước
láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với Campuchia,
phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây Nam giáp với Thái Lan và phía Tây
Bắc giáp với Myanma.
Các tỉnh miền Nam Lào gồm có 4 tỉnh: Champasak, Salavan, Attapeu và
Xekong tạo thành một vùng có tổng diện tích 44.091 km2 với tổng dân số là
1.267.872 người (số liệu thống kê năm 2011). Đây là khu vực cách xa thủ đô
Viêng Chăn khoảng 600 km thuộc khu vực vĩ tuyến 13°55” và 15°19”N, kim
tuyến 100°13” và 107°30”E, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Nam, Thừa
Thiên Huế và tỉnh Kon Tum (Việt Nam); phía Bắc giáp với tỉnh
Savannakheth của Lào; phía Tây giáp với tỉnh U Bôn (Thái Lan) và phía Nam
giáp với tỉnh Rát Ta Na Khi Ri và tỉnh Xiêng Teng (Cam pu chia). Địa hình
41% là đồng bằng, cao nguyên chiếm 23% và miền núi 36%, độ cao so với
mặt nước biển là 78-1.500 m.
Về khí hậu: khí hậu các tỉnh miền Nam Lào có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa nắng, mùa nắng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch và mùa
68

mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, nhiệt độ thấp nhất là 16°c và
cao nhất là 38°c, độ ẩm trung bình khoảng 52-80%, lượng nước mưa trung
bình toàn vùng là 2.500 mm/năm, lượng ánh sáng 2.300 giờ/năm, sức gió
trung bình 25 km/giờ, sức gió mạnh nhất là 65 km/giờ và suốt năm có gió từ
hướng Đông - Tây.
Về tài nguyên thiên nhiên thì các tỉnh miền Nam Lào còn giữ được sự
phong phú của thiên nhiên tương đối tốt:
- Tài nguyên nước: đây là khu vực đầu nguồn của các con sông, suối
quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhất là ngành công
nghiệp điện.
- Tài nguyên đất: tổng diện tích của toàn vùng là 44.091 km2 nhưng
hiện tại diện tích đất đai được đưa vào khai thác sử dụng chỉ chiếm khoảng
30% của tổng diện tích, điều đó chứng tỏ toàn khu vực có nhiều tiềm năng
phát triển cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp.
- Tài nguyên rừng: miền Nam Lào là khu vực còn giữ được độ phong
phú của rừng, hiện tại diện tích rừng toàn vùng chiếm 62% của tổng diện tích.
- Tài nguyên khoáng sản: miền Nam Lào là khu vực phong phú về
khoáng sản mà phần lớn chưa được khảo sát và khai thác, đây cũng là tiềm
năng phát triển công nghiệp trong tương lai, khoáng sản tại khu vực này rất đa
dạng: sắt, đồng, vàng, bốc xít, A mê tíc muối Ba lít…
Về cơ cấu hành chính các tỉnh phía Nam Lào gồm có 4 thị xã: thị xã
Pakse (tỉnh Champasak), thị xã Salavan (tỉnh Salavan), thị xã Lamam (tỉnh
Xekong) và thị xã Saysettha (tỉnh Attapeu) bao gồm 27 huyện, trong đó tỉnh
Champasak 10 huyện, tỉnh Salavan 8 huyện, tỉnh Attapeu 5 huyện và tỉnh
Xekong 4 huyện.
69

Bảng 2.1. Các số liệu về diện tích và dân số 4 tỉnh phía Nam Lào

Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (người)

Salavan 10.691 375.517

Xekong 7.665 100.595

Champasak 15.415 661.358

Attapeu 10.320 130.402

Tổng 44.091 1.267.872

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào

Do đặc điểm vị trí địa lý nên các tỉnh phía Nam Lào hình thành 3 vùng
sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát
triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh miền
Nam Lào có xu hướng tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp (đặc biệt là 3 tỉnh
phía Đông) so với các tỉnh khác trong khu vực miền trung và cả nước. Tổng
sản phẩm trong khu vực có mức tăng trưởng và từng bước phát triển, cụ thể
cho ta thấy trong bảng dưới đây (Bảng 2.2).
Hiện tại công việc sản xuất của dân chủ yếu là làm nông nghiệp,
khoảng 80% của tổng dân số ở độ tuổi lao động đảm nhiệm công việc sản
xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua tuy cơ cấu kinh tế có sự thay đổi
không đáng kể nhưng có xu hướng tốt và dần tiến tới công nghiệp hóa -
hiện đại hóa bằng việc từng bước cung cấp dịch vụ, bảng 2.3 sẽ cho thấy
điều đó.
70

Bảng 2.2.Sự tăng trưởng GDP khu vực Nam Lào và dự tính đến năm 2020

Dự tính
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015
2020

Nội dung
GDP (tỷ kíp) 4.056,00 4.768,00 5.520,00 6.268,00 7.271,00 8.539,00 9.350,00 14.586,00 21.733,00
GDP (triệu USD) 471,00 554,00 642,00 729,00 846,00 993,00 1.087,00 1.696,00 2.527,00
Dân số 1.082.449 1.114.922 1.139.450 1.164.518 1.190.137 1.216.320 1.248.713 1.398.559 1.538.414
GDP/-đầu người
435,00 497,00 563,00 626,00 711,00 816,00 870,00 1.213,00 1.642,00
(USD)*
Mức độ tăng
7,0% 7,5% 11,0% 9,0% 7,2% 10,5% 9,5% 12,0% 9,5%
trưởng GDP

Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào (ghi chú: tỷ giá 8.600 kíp/USD)
71

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh miền Nam Lào và dự tính đến năm 2020

Dự tính
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015
2020
Nội dung
Tổng GDP (triệu USD) 471,00 554,00 642,00 729,00 846,00 934,83 1.023,00 1.802,00 2.837,00
Giá trị (Triệu USD) 299,00 343,00 372,00 414,00 469,00 501,25 553,44 884,78 1.262,46
% của GDP 63,50 62,00 58,00 56,77 55,38 53,62 54,10 49,10 44,50
Nông -Lâm
Mức độ tăng trưởng
5,50 5,00 4,15 5,74 4,56 4,50 5,00 5,50 6,00
(%)
Giá trị (Triệu USD) 70,65 85,87 115,56 137,50 161,76 196,31 197,64 369,41 638,32
Công % của GDP 15,00 15,50 18,00 18,86 19,12 21,0 19,32 20,50 22,50
nghiệp Mức độ tăng trưởng
11,00 11,13 29,30 14,26 8,66 12,96 11,50 13,00 18.00
(%)
Giá trị (Triệu USD) 101,35 125,13 154,44 177,5 215,24 237,25 271,91 547,80 936,21
% của GDP 21,50 22,50 24,00 24,37 25,50 25,38 26,58 30,40 33,00
Dịch vụ
Mức độ tăng trưởng
12,00 12,55 18,75 10,73 12,16 10,61 11,06 16,50 16,50
(%)
Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào (ghi chú: tỷ giá 8.600 kíp/USD)
72

Tính đến nay, toàn khu vực Nam Lào còn khoảng 30.997 hộ gia đình
thuộc 280 ngôi làng và 7 huyện thuộc diện nghèo (chiếm khoảng 13,3% tổng
hộ gia đình, 15,4% tổng ngôi làng và chiếm 26% tổng số huyện), đa số hộ dân
nghèo phân bổ tại các vùng nông thôn hẻo lánh còn thiếu thốn về mặt cơ sở
hạ tầng.
Nhằm xóa đói giảm nghèo và phấn đấu đưa khu vực Nam Lào thoát
khỏi hoàn cảnh chậm phát triển trong năm 2020 theo chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực Nam Lào cần phải phấn đấu nhằm phát
triển về mặt kinh tế vĩ mô đạt ít nhất từ 10-10,5% mỗi năm, làm giảm tỷ lệ
nghèo xuống tối thiểu 2% mỗi năm. Đây là nhiệm vụ nặng nề và là sự thách
thức lớn lao của chính quyền và nhân dân trong vùng Nam Lào.
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn
2.1.3.1. Những thuận lợi và khả năng tiềm tàng
- Về mặt địa vị: với địa vị hiện tại, khu vực miền Nam Lào có các
thuận lợi về mặt giao tiếp với bên ngoài nhất là các nước láng giềng như Viêt
Nam, Thái Lan và Cam Pu Chia, Với địa vị mang tính chiến lược và có
đường xá thông suốt từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây có đến 10 con đường
lớn nhỏ đi qua khu vực.
- Khu vực miền Nam là khu vực có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ,
khí hậu ấm áp, thiên nhiên phong phú, đa dạng về nền văn hóa dân tộc, nhân
dân có truyền thống dũng cảm và cần cù siêng năng.
- Ổn định về mặt chính trị, đảm bảo trật tự an toàn, dân chúng đoàn
kết. dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân cách mạng Lào nhân dân một lòng
chung xây đất nước, phát triển kinh tế-xã hội ngày càng bền vững.
2.1.3.2. Những khó khăn
- Về địa lí: 36% địa hình khu vực thuộc miền núi đặc biệt là khu vực
phía đông, với địa hình như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cơ
sở hạ tầng nhất là ngành giao thông vận tải, hiện tại tuy có cơ sở hạ tầng đáp
73

ứng nhu cầu dân sinh nhưng đa số vẫn chưa thuận lợi và chưa đạt tiêu chuẩn
hiện đại và chưa đáp ứng đầy đủ với nhu cầu.
- Dân số phân bổ thưa thớt, rải rác, điều này cũng ảnh hưởng không ít
đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá, trường trạm, điện
nước… nhìn chung đây là nguyên do của việc chậm phát triển của khu vực
miền Nam hiện nay. Việc phát triển thành thị và quy hoạch khu dân cư là
việc làm cấp bách và là điều kiện cần thiết cho việc phát triển các tỉnh miền
Nam Lào.
- Cơ sở kinh tế chưa vững mạnh, việc phát triển khoa học công nghệ và
giáo dục còn chậm, mạng lưới y tế chưa đáp ứng đầy đủ, thiếu nguồn vốn đầu
tư.
2.2. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI FDI VÀO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA
NƯỚC CHDCND LÀO
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động FDI của các tỉnh miền
Nam Lào
Hệ thống luật pháp về FDI là sự cụ thể hoá chính sách của Nhà nước về
hoạt động FDI. Nó tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý các hoạt động
này. Chủ trương của Nhà nước khuyến khích mở rộng hoạt động FDI nhằm
góp phần phát huy mọi tiềm năng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, cụ thể là ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
Để thể chế hoá các chủ trương đó và xuất phát từ chính sách đổi mới
nền kinh tế, mở cửa và hội nhập với nước ngoài, ngày 19/04/1988 Quốc hội
quốc gia ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, cho phép các tổ chức, công ty và
các cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Lào. Đây là cơ sở pháp lý, là đạo luật
đầu tiên có hiệu lực quy định một cách có hệ thống, toàn diện, nhất quán các
chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào. Nội dung chính của Luật
74

Đầu tư nước ngoài là về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
trong các lĩnh vực được đầu tư. Kể từ khi được ban hành, Luật Đầu tư nước
ngoài được coi là đạo luật hấp dẫn, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở
pháp lý thuận lợi cho FDI ở Lào, bởi vì Luật cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (trừ một số lĩnh
vực không được phép như an ninh quốc phòng hoặc gây tổn hại đến môi
trường). Luật bao gồm các biện pháp bảo hộ đầu tư và các chính sách khuyến
khích đầu tư như các ưu đãi về thuế lợi nhuận, thuế xuất nhập khẩu, sự góp
vốn của các bên tham gia liên doanh không bị giới hạn... Luật đầu tư nước
ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trên cơ sở đảm bảo
nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Ngoài Luật Đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật về đầu tư nước
ngoài của Lào còn có các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá thi hành Luật Đầu tư
nước ngoài và các văn bản có liên quan khác như các quy định về thuế, chế độ
tuyển dụng lao động, quản lý ngoại hối...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật đã bộc
lộ những yếu kém không phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, để cụ thể hoá
những chủ trương chính sách mới, Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đầu tư nước ngoài nhằm làm cho môi trường đầu tư ở Lào
ngày càng trở nên hấp dẫn, thông thoáng, tạo điều kiện cho hoạt động FDI ở
Lào đạt hiệu quả hơn.
Để tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn, có sức cạnh
tranh cao hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội và bối cảnh kinh tế
thế giới, phù hợp điều kiện trong nước theo từng thời kỳ, kể từ khi ra đời năm
1988 đến nay Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào các
năm 1994 và 2004. Sau mỗi lần sửa đổi, luật đầu tư nước ngoài có những tiến
bộ nhất định. Chẳng hạn, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung năm 2004 đã
quy định rõ hơn khi phân cấp chức năng và thẩm quyền của Chính phủ, các
75

Bộ và Uỷ ban đầu tư tỉnh về lượng vốn khi cấp giấy phép. Mỗi lần sửa đổi và
bổ sung, có văn bản hướng dẫn luật đầu tư mới như văn bản số 64/PM của
luật đầu tư nước ngoài năm 1994; văn bản hướng dẫn số 301/PM của luật đầu
tư nước ngoài năm 2004 và văn bản hướng dẫn đầu tư vào Lào bằng tiếng
Anh năm 2007.
Nhìn nhận một cách tổng quát, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài
của Lào tuy còn nhiều thiếu sót và nhược điểm, nhưng vẫn được coi là tương
đối thông thoáng và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tư tưởng chủ đạo
của Luật Đầu tư nước ngoài luôn nhất quán: tạo nên khuôn khổ pháp lý thuận
lợi và hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi ích của đất nước và phù
hợp với thông lệ quốc tế. Bởi vậy, vấn đề cốt lõi của Luật Đầu tư nước ngoài
luôn là xử lý thoả đáng mối quan hệ lợi ích hai bên: bên nước ngoài và bên
Lào. Lợi ích chính đáng của bên nước ngoài là bảo vệ sự an toàn của vốn, là
lợi nhuận tương đối cao và được quyền xét xử công khai khi có tranh chấp
giữa các bên tham gia hợp tác đầu tư. Lợi ích của Lào bao gồm cả lợi ích kinh
tế và lợi ích chính trị, lợi ích xã hội cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường sinh
thái. Những lợi ích này phải được nhìn nhận một cách toàn diện và lâu dài.
Bên cạnh đó, Nhà nước còn không ngừng cải tiến hệ thống pháp luật về đầu
tư nước ngoài cho hoàn thiện, phù hợp và hấp dẫn hơn.
2.2.2. Chính sách thu hút FDI tại các tỉnh miền Nam Lào
Công nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI. Mặc
dù hiện nay có những thay đổi trong xu thế đầu tư FDI, đó là đầu tư vào lĩnh
vực dịch vụ đang tăng lên, nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp
trong tổng FDI của toàn thế giới vẫn rất lớn do đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp mang tính bền vững cao. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển mà đa
số đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì lĩnh vực công
nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời luôn cần một lượng vốn
đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ
76

cao hiện nay cho thấy nếu không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó
có thể thu hút FDI trong dài hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công
nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thu hút FDI của các nền kinh tế, đặc
biệt là các nền kinh tế đang phát triển.
Hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung (khu công nghiệp,
khu chế xuất, đặc khu kinh tế) có sức hấp dẫn rất lớn đối với FDI. Thứ nhất,
các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập và quản lý theo một hệ
thống quản lý linh hoạt và thông suốt, chính vì vậy các thủ tục đầu tư, các vấn
đề liên quan đến quản trị đều được triển khai thống nhất, giải quyết nhanh gọn
và dứt điểm qua một cửa duy nhất. Điều này làm tăng tính minh bạch, giảm
thiểu những thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém, tạo lòng tin cho các nhà
đầu tư. Đồng thời, các thông tin cần thiết đều được kịp thời đưa tới cho các
nhà đầu tư một cách chính xác nhất. Thứ hai, đất trong khu công nghiệp, khu
chế xuất và đặc khu kinh tế chỉ dùng để cho thuê, tiền thuê đất chỉ chiếm 2-
5% giá đất. Giá thuê đất thấp đã giúp các công ty giảm chi phí hoạt động và
giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh. Thay vì dùng vốn đầu tư để thuê
hoặc mua bán đất, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội đầu tư vào các thiết bị sản xuất,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì đất trong các khu công nghiệp
chỉ dùng để cho thuê nên Chính phủ sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư mới và
các ngành công nghiệp mới, với giá trị sử dụng tăng cao. Thứ ba, điều kiện cơ
sở vật chất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đều được xây dựng theo
tiêu chuẩn quốc tế, các nhà đầu tư có thể tiến hành sản xuất ngay khi họ đến
và giảm gánh nặng tài chính. Thứ tư, dịch vụ hậu cần tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất hết sức đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư khi
kinh doanh tại đây. Các khu công nghiệp đều rất thuận tiện trong các thủ tục
hải quan, hành chính, kho bãi, vận chuyển và các dịch vụ thông quan. Bên
cạnh đó, hệ thống các ngân hàng, cơ quan giải quyết các vấn đề thuế, bưu
chính… đều được xây dựng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc
77

khu kinh tế.


Do những thuận lợi nêu trên, các nền kinh tế trong khu vực coi phát
triển khu công nghiệp, chế xuất, đặc khu kinh tế là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong chính sách thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế. Các công ty
xuyên quốc gia (TNC) ngày càng trở thành những chủ thế đầu tư FDI chính
trên thế giới nhờ những lợi thế về phạm vi hoạt động, quy mô vốn. Hiện nay
các TNC chiếm 40% sản xuất của thế giới, 60-70% mậu dịch kỹ thuật quốc tế,
90% đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Đối với các nước tiếp nhận
đầu tư, thu hút đầu tư của TNC mở ra những cơ hội lớn để mở rộng sản xuất,
tiếp nhận công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì vậy, từ cuối
những năm 1980, các nền kinh tế châu á như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia
đã tiến hành các biện pháp tiếp xúc, xúc tiến đầu tư từ các TNC. Những nền
kinh tế này đã biết quảng bá điểm khác biệt trong các khu công nghiệp của
đất nước mình, phát huy “giá trị gia tăng” của mình để thu hút đầu tư. Hiện
nay, ngoại ô Băng Cốc có một quần thể sản xuất xe hơi và linh kiện xe hơi
lớn thứ 3 ở châu Á. Còn Malaixia trở thành một trong những trung tâm sản
xuất đồ điện gia dụng nhiều nhất thế giới. Trong thập niên 1990, có hiện
tượng xí nghiệp Nhật Bản chuyển các cơ sở sản xuất từ Hàn Quốc, Đài Loan,
Xingapo sang Inđônêxia, Philippin và nhất là Trung Quốc.
Cũng như nhiều quốc gia khác, là một trong ba vùng của CHDCND
Lào, các tỉnh miền Nam áp dụng chính sách thu hút đầu từ FDI theo qui định
và luật đầu tư chung của cả nước. Trong đó, quản lý đầu tư được phân cấp
trách nhiệm cho địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cấp phép và
quản lý nhà đầu tư; Trung ương chỉ cấp phép và quản lý các dự án có tính
chất quan trọng, nhất là các dự án có liên quan đến nhiều ban, ngành hoặc
nhiều địa phương khác. Đồng thời, chính quyền địa phương có nhiệm vụ tham
gia theo chức năng, vai trò của mình trong việc quản lý dự án đầu tư đặt tại
địa phương mình do Trung ương cấp phép.
78

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường tại
CHDCND Lào bắt đầu từ năm 1986 với việc thực hiện Cơ chế Kinh tế mới
(NEWs) được xem là một trong những chương trình cải cách lớn nhất từ trước
tới nay. Là một phần trong chương trình cải cách này, Luật đầu tư nước ngoài
được chính thức thông qua vào tháng 7/1988 và Ban Quản lý đầu tư nước
ngoài (Foreign Investment Management Committee-FIMC) được thành lập
dưới sự giám sát trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ với vai trò là cơ quan
giám sát và xúc tiến đầu tư FDI. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu đầu tiên của
chính sách thu hút FDI tại Lào là khuyến khích, thu hút sự tham gia của các
nhà đầu tư nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Luật
đầu tư này sau đó được thay thế bởi Luật Xúc tiến và Quản lý đầu tư nước
ngoài vào tháng 7/1994. Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ Lào đã ban
hành Nghị định về việc quản lý đầu tư của Nhà nước (2002), Quyết định về tổ
chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào (2001) và một
số văn bản pháp luật liên quan. Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư trong
nước (1994) cũng được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong
nước (2004), trong đó quy định đối tượng áp dụng gồm cả người nước ngoài
đã sinh sống lâu dài tại Lào và người Lào đang sinh sống tại nước ngoài. Theo
Luật đầu tư của Lào, có 03 hình thức đầu tư chính tại Lào:
- Liên doanh giữa nhà đầu từ trong và ngoài nước: Một liên doanh
giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là một liên doanh đầu tư giữa nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài để tiến hành hoạt động kinh doanh, chia sẻ
tài sản thuộc sở hữu và thành lập một pháp nhân mới theo luật của CHDCND
Lào
- Đầu tư kinh doanh theo hợp đồng: Loại hình đầu tư kinh doanh theo
hợp đồng là một thỏa thuận kinh doanh giữa các pháp nhân trong nước và
nước ngoài theo quy định trong hợp đồng không thành lập một pháp nhân mới
hoặc văn phòng chi nhánh tại Lào.
79

- Đầu tư thuộc sở hữu hoàn toàn trong nước và nước ngoài: Đầu tư
thuộc sở hữu hoàn toàn trong nước và nước ngoài là thỏa thuận đầu tư hoàn
toàn của một nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài chỉ có thể có một hoặc
nhiều hơn trong các doanh nghiệp, dự án tại Lào.
Luật đầu tư nước ngoài tại Lào cho phép thu hút đầu tư vào tất cả các
lĩnh vực với hình thức sở hữu 100% vốn đầu tư; tuy nhiên loại trừ các dự án
liên quan đến khai thác khoáng sản và năng lượng. Đối với những lĩnh vực
hạn chế đầu tư này, đòi hỏi phải có sự tham gia của chính phủ trong việc góp
vốn hoặc giữ quyền mua cổ phiếu đã được thỏa thuận trước. Đối với khu vực
liên doanh, việc tham gia cổ phần nước ngoài đòi hỏi phải có ít nhất 30%
vốn đầu tư. Cơ chế ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư cũng đã được xây dựng và
đưa vào áp dụng theo từng khu vực địa lý (trong đó đặc biệt ưu đãi đối với
khu vực miền núi) và ưu đãi cho những vùng có chất lượng cơ sở hạ tầng
kém phát triển tại các vùng khác nhau của đất nước. Những dự án đầu tư vào
các địa bàn không có cơ sở hạ tầng kinh tế thu hút đầu tư (gọi là Khu 1) nếu
đáp ứng đủ điều kiện sẽ được miễn thuế trong 7 năm liên tiếp và sau đó sẽ
chịu mức thuế suất 7% (so với mức thuế doanh nghiệp chuẩn là 35%). Đối
với những dự án đầu tư vào địa bàn có mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế nhất định (gọi là Khu 2) đáp ứng đủ điều kiện sẽ được miễn thuế suất liên
tiếp trong 5 năm; sau đó sẽ áp dụng mức thuế 5,5% trong 3 năm tiếp theo và
mức thuế 15% cho những năm theo sau đó. Đối với những dự án được đầu
tư vào các vùng có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế tốt sẽ được
miễn thuế doanh nghiệp trong 2 năm, sau đó áp dụng thuế suất ở mức 1/2
thuế suất tiêu chuẩn trong 2 năm liên tiếp và áp dụng mức thuế tiêu chuẩn
cho những năm tiếp theo sau đó. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, chính phủ Lào
dự định thành lập thẩm quyền rừng trồng trong đó hướng đến phát triển hiệu
quả và bền vững khu vực rừng quốc gia. Một số nhà đầu tư nước ngoài hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp giấy và bột giấy đã đầu tư hoặc trong quá
80

trình đầu tư vào lĩnh vực này của Lào. Đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản
và năng lượng, mức thuế suất sẽ được đàm phán tuỳ theo từng trường hợp cụ
thể.
Ban Quản lý đầu tư nước ngoài-FIMC mong muốn trở thành “tổ một
cửa” đối với các nhà đầu tư nước ngoài với mục đích có thể phê duyệt các hồ
sơ đầu tư trong vòng 60 ngày làm việc. Tuy nhiên, Luật đầu tư của Lào vẫn
còn thiếu các hỗ trợ thực hiện các quy định và một số yếu tố khác còn chồng
chéo với một số luật khác như luật đầu tư trong nước và các điều luật dành
cho từng khu vực cụ thể. Vì vậy FIMC cần phải tham khảo ý kiến của các cơ
quan khác trong bộ máy chính phủ và các cơ quan có hồ sơ dự án đầu tư lớn.
Ngoài ra, đối với những đề xuất đầu tư liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm
và chiến lược đều cần có sự can thiệp của chính phủ Lào. Kết quả là, thời hạn
xử lý hồ sơ đầu tư trong vòng 60 ngày luôn phải được theo dõi. Sau khi được
cấp phép đầu tư, nhà đầu tư còn buộc phải được cấp phép một số giấy phép
khác và giấy phép hoạt động; trong khi những hoạt động này FIMC có thể hỗ
trợ được.
Như vậy, CHDCND Lào đã ban hành các văn bản pháp luật về hoạt
động đầu tư và chính sách khuyến khích trong nước và nước ngoài, trong đó
khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển
kinh tế, khuyến khích sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc
gia, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật đầu tư
của Lào bảo đảm tính liên thông giữa các văn bản pháp luật liên quan như
Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản... Trong đó, Luật Doanh nghiệp quy định
việc thành lập công ty, hình thức, loại hình và kể cả việc góp vốn của các nhà
đầu tư. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài chỉ
quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, quy định về việc xem xét đơn
xin phép đầu tư của các nhà đầu tư. Trong từng thời điểm cụ thể, CHDCND
Lào đã ban hành một số văn bản pháp luật về công nhận đầu tư đối với hoạt
81

động đầu tư trong nước và nước ngoài.


Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tế, pháp luật về đầu tư của Lào còn thiếu
đồng bộ, các quy định nằm rải rác và liên quan nhiều văn bản pháp luật khác
nhau, năm 2009, Quốc hội Lào thông qua Luật khuyến khích đầu tư mới, quy
định nguyên tắc thủ tục và biện pháp về khuyến khích, quản lý đầu tư trong
và ngoài nước để hoạt động đầu tư đượcthuận lợi, nhanh chóng, chính xác,
nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, bảo đảmquyền và lợi ích của nhà đầu tư,
Nhà nước và nhân dân nhằm tăng cường chất lượng và vai trò đầu tư, góp
phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển vững chắc đất nước.
Luật thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư cả trong nước và nước ngoài
theo định hướng của Chính phủ vào các khu vực, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có
việc miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phụ thuộc vào loại hình đầu tư và khu vực
đầu tư. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư phục vụ dân sinh như xây dựng và
vận hành bệnh viện, trường học, trường dạy nghề, tại những vùng không có
hạ tầng, các nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất 15 năm.
Mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại
Lào nhằm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vào lưu
thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nước ngoài
để từ đó tiếp thu và học hỏi trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới,
phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng
cao đời sống xã hội.
Khuyến khích tất cả các cá nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư vào
Lào trên cơ sở nguyên tắc mỗi bên cùng có lợi và hoạt động theo pháp luật
của Lào. Các nhà đầu tư được đầu tư và tiến hành sản xuất kinh doanh trên tất
cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến,
năng lượng, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch,
thương mại... Trừ các lĩnh vực ảnh hưởng tới quốc quốc phòng, an ninh quốc
82

gia hoặc gây nguy hại đến môi trường thiên nhiên, sức khỏe và văn hóa dân
tộc hoặc trái với pháp luật của CHDCND Lào.
Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, một số chế định cụ thể
thể hiện sự khuyến khích và bảo hộ của Nhà nước Lào:
- Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền kinh doanh trong thời
hạn từ 10 đến 15 năm, trường hợp đặc biệt thời hạn có thể kéo dài hơn.
- Được Nhà nước Lào bảo hộ vốn, nếu do yêu cầu của nền kinh tế quốc
dân phải quốc hữu hóa xí nghiệp thì được Nhà nước Lào mua lại theo giá cả
hợp lý, do hai bên thỏa thuận.
- Nhà đầu tư được chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, khuyến
khích đầu tư trở lại (tái đầu tư).
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng các ưu đãi về thuế (miễn
hoặc giảm thuế một hay nhiều lần, thời gian dài hay ngắn, các loại thuế phải
nộp) tùy theo lĩnh vực đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng công nhân lao động của Lào.
Về tổ chức quản lý đầu tư nước ngoài, Chính phủ nước CHDCND Lào
đã thành lập Ủy ban kế hoạchvà quản lý đầu tư (cơ quan nhà nước về khuyến
khích và quản lý đầu tư nước ngoài) trực thuộc Ủy ban kế hoạchvà hợp tác.
Đây là cơ quan chịu trách nhiệm việc thực hiện khuyến khích và quản lý đầu
tư nước ngoài tại Lào.
Hệ thống luật đầu tư của Lào thể hiện rõ mục tiêu quan trọng của Chính
phủ Lào trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài là
hướng tới việc thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, trong đó đặc biệt quan
trọng là lĩnh vực kinh tế, thực hiện mục tiêu chuyển đổi việc quản lý kinh tế,
phát huy sức mạnh làm chủ của người dân, thống nhất chính sách tiền tệ, đẩy
mạnh các ngành công nghiệp năng lượng...
Thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, trong đó ưu
83

tiên hàng đầu các dự án đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết về vốn, máy móc,
trang thiết bị công nghệ hiện đại, trình độ lao động và trình độ quản lý của
người lao động cũng là nhu cầu.
Pháp luật đầu tư thể hiện chính sách phát triển bền vững, không chỉ
đem lại lợi ích cho nền kinh tế mà góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tạo
việc làm cho người lao động, chính sách quan tâm dành cho người nghèo, vấn
đề trật tự an toàn xã hội.
2.2.3. Hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay của các tỉnh miền Nam
Lào
+ Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư
Công tác xúc tiến đầu tư ở Lào được phân chia giữa 2 đơn vị khác nhau:
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm xây dựng chính sách
đầu tư và hoạch định các kế hoạch cũng như chiến lược xúc tiến đầu tư
chung.
Hiện tại chưa có phòng ban nào của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận
hoàn toàn công tác xúc tiến đầu tư. Chỉ ở Cục khuyến khích đầu tư thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Lào có một số phòng ban liên quan với chức năng như
sau:
- Phòng khuyến khích đầu tư: Chịu trách nhiệm lập dự thảo các quy
định pháp lý và chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phòng giám sát đầu tư: Chịu trách nhiệm công tác quản lý, theo dõi
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giúp đỡ các doanh nghiệp này
giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Mặc dù mỗi phòng có một chức năng chuyên trách riêng biệt nhưng
không có một ranh giới rõ ràng về vai trò cũng như nhiệm vụ của các phòng.
(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh và thủ đô: Chịu trách nhiệm thực
84

thi những chính sách đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoạch định và
quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thủ đô chịu trách nhiệm một số
nghĩa vụ chung chưa phân công rõ ràng như sau:
+ Hỗ trợ việc thực thi các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh.
+ Thực hiện chức năng nhận các văn bản xin đăng ký đầu tư của các
nhà đầu tư nội địa và nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh.
+ Cấp giấy phép theo sự uỷ thác của Uỷ Ban đầu tư tỉnh, thủ đô.
Vai trò xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thủ đô
không được đề cập một cách rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp lý nào.
Vai trò chính của cả 2 đơn vị trên đều là quản lý nhà nước. Tuy công
tác xúc tiến đầu tư không được quy định rõ ràng nhưng ở một chừng mực nào
đó cũng có thể coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như cơ quan xúc tiến đầu tư quốc
gia và coi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thủ đô như cơ quan xúc tiến đầu tư địa
phương.
Ở thời điểm hiện tại, Lào chưa có được một chiến lược xúc tiến đầu tư
đồng bộ ở tầm quốc gia. Sự thiếu hụt này đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động xúc tiến đầu tư ở các vùng và các địa phương. Không có cơ quan
xúc tiến đầu tư nào được thành lập riêng từ tầm trung ương đến địa phương.
Hàng năm, các thông tin được cung cấp thông qua các cơ quan này chỉ
là thông tin liên quan đến luật đầu tư và danh sách các dự án ưu tiên, còn danh
sách dự án kêu gọi đầu tư vẫn còn chưa thành lập được. Công tác vận động
xúc tiến đầu tư còn nặng về việc tuyên truyền luật pháp, chính sách và các
quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chưa tập trung sâu vào việc xúc
tiến cụ thể theo chương trình dự án trọng điểm của cả nước nói chung và của
các vùng thành phố nói riêng.
85

2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
THỜI KỲ 1988-2015
2.3.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
tại các tỉnh miền Nam của nước CHDCND Lào
2.3.1.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
nước CHDCND Lào
Ngành công nghiệp của nước CHDCND Lào được hình thành tập trung ở
thủ đô Viêng Chăn vào những năm 1970. Năm 1975, việc quốc hữu hóa các nhà
máy cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị bị phá hủy khiến cho quá
trình khôi phục lại ngành công nghiệp của Lào gặp nhiều khó khăn. Năm 1986,
CHDCND Lào chủ trương đổi mới kinh tế những trong bối cảnh nền kinh tế
trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn vì vậy để tồn tại và phát triển, Lào cần
phải nỗ lực phát huy các yếu tố nội tại cũng như thu hút FDI để tạo động lực
nhanh chóng phát triển đất nước. Năm 1988, sau khi Luật đầu tư nước ngoài
được ban hành, nền kinh tế Lào đã có những sự chuyển biến rõ nét, đặc biệt
trong nội bộ ngành công nghiệp cơ cấu kinh tế đã thay đổi theo hướng tiến bộ,
trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao.
Bên cạnh các ngành may mặc, dệt, da và xây dựng cũng có khuynh hướng tăng
mạnh. Ngành chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, thuốc lá, giày dép cũng có
những bước phát triển vượt trội.
Đạt được kết quả trên một phần là nhờ vào việc thu hút FDI trong thời
gian qua. Kết quả thu hút FDI vào ngành công nghiệp CHDCND Lào trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt việc thu hút FDI phù hợp
với chính sách của Lào đó là ưu tiên phát triển, thu hút những ngành cần nhiều
lao động như các ngành may mặc, dệt, da, giày, lắp ráp điện tử, ngành chế biến
nông lâm thủy sản, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập
khẩu, công nghiệp cơ khí, công nghiệp nhỏ- thủ công…
86

Công nghiệp là lĩnh vực thu hút đầu tư cao nhất tại Lào, FDI vào các
ngành công nghiệp Lào tăng dần qua các năm. Trong 10 năm từ 2004-2013, tổng
số dự án FDI được cấp giấy phép vào công nghiệp Lào đạt 720 dự án với tổng số
vốn đầu tư là 2.403 triệu USD, chiếm 68,7% tổng số dự án và chiếm 36,4% tổng
số vốn đầu tư của cả nước. Trong đó, số dự án đã đi vào hoạt động chiếm 51,5%.
2.3.1.2. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại
các tỉnh miền Nam của nước CHDCND Lào
Cùng với các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn
quốc, các tỉnh miền Nam Lào cũng đã tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi
để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực. Vì vậy kết quả thu hút đầu tư
vào các ngành kinh tế nói chung cũng như vào phát triển công nghiệp nói riêng
trong thời gian qua tại khu vực này cũng đã đạt được những kết quả tích cực.
Miền Nam là vùng thu hút FDI nhiều thứ hai về số vốn cả nước. Đến
nay, toàn vùng thu hút được 109 dự án (chiếm 7% về tổng số dự án cả nước)
và tổng vốn đầu tư đạt 3,906 triệu USD (chiếm 32% của tổng vốn cả nước).
Nhiều vốn FDI đã sử dụng để phát triển kinh tế vùng miền Nam trong đó
phần lớn là đầu tư phát triển ngành công nghiệp.
Trong 28 năm qua (1988-2015), công tác thu hút đầu tư của Lào cũng
như các tỉnh Nam Lào đã đạt được những kết quả đáng kể.
Trong 3 vùng kinh tế của Lào thì miền Trung của Lào bao gồm thủ đô
Viêng Chăn và các tỉnh miền Trung Lào chiếm đến 39% tổng vốn đầu tư vào
Lào. Vốn FDI tập trung nhiều vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về
kết cấu hạ tầng và thị trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất tuy niên,
hiện nay việc thu hút vốn FDI trong các vùng kinh tế có khả năng tăng lên từ
khi Chính phủ Lào áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư như đẩy
mạnh phân cấp giao quyền cho các địa phương. Từ năm 2005, các địa phương
được phép cấp giấy phép đầu tư cho các dự án không có điều kiện nhiều hơn
với tổng số vốn đầu tư đến 3 và 5 triệu USD, tuỳ theo tỉnh/thành phố lớn hay
87

nhỏ. Bốn tỉnh thành phố lớn (gồm có thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savannakhêt,
tỉnh Chămpasắc, và tỉnh Luôngphabang) được quyền cấp giấy phép từ 5 triệu
USD trở xuống còn các tỉnh khác được quyền cấp giấy phép từ 3 triệu trở
xuống. Theo đó tình hình thu hút FDI ở khu vực kinh tế trọng điểm miền
Trung gồm thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh Trung Lào đứng thứ nhất. Vùng
kinh tế phía Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong thu hút FDI, đứng thứ nhì
chiếm 32% với kết quả thu hút được 651 dự án FDI với giá trị khoảng 6,69 tỉ
USD. FDI vào khu vực phía Bắc còn rất hạn chế đứng thứ ba, chiếm 29%
tổng vốn đầu tư cả nước.
Cụ thể trong những năm đầu của giai đoạn cải cách kinh tế, dòng vốn
FDI chảy vào các tỉnh Nam Lào khá ít. Số liệu thống kê từ Cục Khuyến khích
Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho thấy tổng số vốn FDI vào các tỉnh
Nam Lào giai đoạn 1988-1990 là 1,6 triệu USD với 2 dự án. Dòng vốn FDI
chảy vào các tỉnh Nam Lào bắt đầu gia tăng vào những năm đầu cuối thập
niên 80. Giai đoạn 1991-1995, các tỉnh Nam Lào thu hút được 15 dự án với
tổng số vốn đầu tư 299,3 triệu USD với 15 dự án. Trong giai đoạn này, các
tỉnh Nam Lào thu hút được nhiều dự án lớn với số vốn đầu từ bình quân/dự án
là 19,96 triệu USD. Đây là giai đoạn chứng kiến thời kỳ bùng nổ dòng vốn
đầu tư tư nhân, danh mục đầu tư và vốn cho vay từ các ngân hàng thương mại
ở Lào. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy lượng vốn FDI
thu hút vào các tỉnh Nam Lào tăng mạnh trong giai đoạn 1991-1995. Sau đó,
dòng vốn FDI thu hút vào các tỉnh Nam Lào sụt giảm vào giai đoạn 1996-
2000. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á đã tạo ra những tác động
đối với dòng FDI được thu hút vào quốc gia Lào nói chung và khu vực các
tỉnh Nam Lào nói riêng.
Dòng vốn FDI chảy vào các tỉnh Nam Lào bắt đầu tăng mạnh trở lại từ
năm sau 2000. Giai đoạn 2001-2005, qui mô vốn và số dự án FDI vào các
tỉnh Nam Lào bắt đầu tăng trở lại; FDI thu được vào các tỉnh Nam Lào là 167
88

triệu USD với 113 dự án. Mặc dù, tổng số vốn FDI thu hút được có sự cải
thiện rõ nét so với giai đoạn trước đó nhưng quy mô các dự án thu hút được
còn nhỏ với số vốn đầu từ bình quân/dự án là1,477 triệu USD. Giai đoạn
2006-2010 đánh dấu bước thành công trong công tác thu hút vốn FDI vào các
tỉnh Nam Lào với tổng số vốn thu hút được là 3,3 tỉ USD với 372 dự án. Giai
đoạn 2011-2015, dòng vốn FDI thu hút vào các tỉnh Nam Lào có phần tụt
giảm nhẹ xuống còn 2,9 tỉ USD. Tuy nhiên, giai đoạn này, các tỉnh Nam Lào
thu hút được nhiều dự án lớn với với số vốn đầu từ bình quân/dự án là
21,8triệu USD. Sự gia tăng của FDI tại các tỉnh Nam Lào có liên quan mật
thiết đến sự gia tăng dòng vốn FDI chảy vào Lào và sự bùng nổ kinh tế toàn
cầu trong đó làm dòng FDI tăng nhanh.
Bảng 2.4. Tình hình thu hút FDI của các tỉnh Nam Lào trong giai đoạn 1988-
2015

Số dự án Tổng số vốn Quy mô bình quân


Giai đoạn
(Dự án) (USD) dự án (USD)
1988-1990 2 1.617.000 808.500
1991-1995 15 299.343.004 19.956.200
1996-2000 13 12.883.389 991.030
2001-2005 113 166.922.596 1.477.191
2006-2010 372 3.250.485.394 8.737.864
2011-2015 136 2.963.344.036 21.789.294
Tổng 651 6.694.595.419 10.283.557

Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào


2.3.2. Các hình thức FDI thực hiện ở các tỉnh miền Nam CHDCND Lào
Luật đầu tư hiện hành của Lào quy định 3 hình thức đầu tư cơ bản bao
gồm hình thức liên doanh, hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế tại Nam Lào chỉ có 2 hình thức
89

được thực hiện đó là hình thức liên doanh và hình thức 100% vốn nước ngoài.
Trong giai đoạn 1988-1990, số lượng dự án hình thức đầu tư liên doanh
và đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỉ lệ bằng nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ vốn
đầu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài lại chiếm tỉ lệ là 75,26% cao hơn
hẳn so với tỉ lệ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh.
Trong giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ dự án đầu tư theo hình thức 100%
vốn nước ngoài tăng lên khá nhanh từ 50% (giai đoạn 1988-1990) đến 60%
(giai đoạn 1991-1995).
Trong giai đoạn 1996-2000, hình thức thu hút vốn đầu tư dưới dạng
100% vốn nước ngoài chiếm lệ tỉ cao về quy mô vốn đầu tư và số lượng dự
án. Tỷ lệ vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (68,48%) cao gấp 2
lần tỷ lệ vốn đầu tư theo hình thức liên doanh (31,52%).
Trong giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ số lượng dự án và tỷ lệ vốn đầu tư
hình thức liên doanh tăng nhanh so với giai đoạn trước đó (1996-2000). Đặc
biệt, có sự chuyển biến rõ rệt trong tỷ lệ số lượng dự án theo hình thức kinh
doanh. Tỉ lệ số lượng dự án theo hình thức liên doanh (61,06%) cao gấp 2 lần
tỷ lệ số lượng dự án theo hình thức 100% vốn nước (38,94%)
Trong giai đoạn 2006-2010, tương tự như giai đoạn trước đó, hình thức
đầu từ 100% vốn nước ngoài sụt giảm mạnh cả về số lượng dự án và vốn đầu
tư. Tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ số lượng dự án theo hình thức 100% vốn nước
ngoài lần lượt là 24,78% và 34,95%.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ vốn đầu tư theo hình thức 100% vốn
nước ngoài bắt đầu tăng trở lại, chiếm 67,66% trong tổng số vốn đầu tư FDI
thu hút được. Tuy nhiên, xét về mặt số lượng dự án, tỉ lệ số lượng dự theo
hình thức 100% vốn nước ngoài (35,38%) thấp hơn nhiều so với tỉ lệ số lượng
dự án theo hình thức liên doanh (64,62%).
90

Tỉ lệ vốn đầu tư theo hình thức đầu tư (%)


100% vốn nước ngoài Liên doanh

24,74 31,52 32,34


53,58
75,22
93,21
75,26 68,48 67,66
46,42
24,78
6,79
1988-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015

Tỉ lệ số lượng dự án theo hình thức đầu tư (%)

100% vốn nước ngoài Liên doanh

40,00 46,15
50,00 61,06 65,05 64,62

50,00 60,00 53,85


38,94 34,95 35,38

1988-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ vốn đầu tư và tỉ lệ số lượng dự án đầu tư vào các tỉnh


miền Nam của Lào theo hình thức đầu tư
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
2.3.3. FDI theo ngành công nghiệp thực hiện ở các tỉnh miền Nam
CHDCND Lào
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, với đặc
điểm về cơ cấu đầu tư FDI theo ngành này đã góp phần không nhỏ vào quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế các tỉnh Nam Lào theo hướng công nghiệp
91

hoá. Trong giai đoạn 1988-2015, tổng số lượng dự án và lượng vốn FDI vào
khu vực Nam Lào vẫn tập trung nhiều nhất là về đầu tư phát triển ngành công
nghiệp, riêng ngành công nghiệp, toàn vùng có 261 dự án (chiếm 40,09%
tổng số dự án từ FDI của toàn vùng). Tiếp đến là ngành nông nghiệp thu hút
được 218 dự án (33,49%) và ngành dịch vụ thương mại thu hút được 172 dự án
(26,42%). Tương ứng với số lượng dự án, vốn đầu tư FDI vào ngành công
nghiệp các tỉnh Nam Lào là 4,87 tỉ USD chiếm 75,73% tổng số vốn đầu tư FDI
của toàn vùng, tiếp theo là các ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp mỏ (chiếm 44,08%
tổng số vốn đầu tư FDI của toàn vùng) dẫn đầu về số vốn đầu tư FDI 2,95 tỉ
USD với 46 dự án. Ngành điện lực thu hút được số vốn đầu tư FDI là 1,45 tỉ
USD (chiếm 21,64%) với 13 dự án. Tiếp theo là công nghiệp thủ công 157 dự
án với vốn đầu tư là 343,62 triệu USD và công nghiệp gỗ 35 dự án với 66,13
triệu USD. Xét về quy mô bình quân dự án, ngành điện lực đạt bình quân cao
nhất là 111,43 triệu USD/dự án, tiếp theo là ngành mỏ - khoáng sản đạt bình
64,16 triệu USD/dự án. Có thể kể đến một số các dự án được đầu tư vào ngành
công nghiệp khai khoáng, mỏ (đặc biệt tại tỉnh Champasak có dự án FDI đầu tư
khai thác mỏ và xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản với tổng vốn đến 2 tỷ
USD), các dự án về công nghiệp thuỷ điện cũng đã được đầu tư phát triển khá
tốt. Đặc biệt, ngành công nghiệp-thủ công tuy có số dự án lớn những quy mô
vốn bình quân một dự án đạt mức thấp nhất, chỉ với 2,19 triệu USD/dự án.
Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, ngành khách sạn thu hút được
nhiều vốn FDI nhất (chiếm 5,38% tổng số vốn đầu tư FDI của toàn vùng) với
tổng số vốn đầu tư lên đến 360,01 triệu USD, 41 dự án. Tiếp theo là ngành
thương mại 32 dự án với số vốn đầu tư là 86,93 triệu USD. Xét về quy mô
bình quân dự án, ngành khách sạn đạt bình quân cao nhất là8,78 triệu USD/dự
án, tiếp theo là ngành thương mại 2,72 triệu USD/dự án.
92

Bảng 2.5. Số vốn và dự án FDI theo ngành và lĩnh vực ở các tỉnh miền Nam
Lào giai đoạn 1988-2015

STT Ngành Số dự án (Dự án) Tổng số vốn (USD)


I Nông nghiệp 218 1.288.902.335
II Công nghiệp 261 4.834.630.247
1 Công nghiệp gỗ 35 66.131.650
2 Công nghiệp thủ công 157 343.623.846
3 Điện lực 13 1.448.615.538
4 Mỏ 46 2.951.170.717
5 May mặc 2 1.640.000
6 Xây dựng 8 23.448.496
III Thương mại dịch vụ 172 571.062.837
1 Dịch vụ 90 116.183.263
2 Truyền thông 3 2.170.000
3 Giáo dục 5 4.741.953
4 Y tế 1 1.019.106
5 Khách sạn nhà hàng 41 360.014.956
6 Thương mại 32 86.933.559
Tổng 651 6.694.595.419
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
2.3.4. FDI thực hiện theo cơ cấu vùng của các tỉnh miền Nam
CHDCND Lào
Trong giai đoạn 1988-2015, đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại các tỉnh miền Nam Lào là tỉnh Champasak có 387 dự án
(chiếm 59,45% tổng số dự án trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là 4,74 tỷ
USD (chiếm 70,73% tổng số vốn trong khu vực). Tiếp đến là tỉnh Attapeu có
121 dự án (chiếm 18,59% tổng số dự án trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư
là 1,62 tỷ USD (chiếm 24,23% tổng số vốn trong khu vực). Tỉnh Salavan có 89
dự án (chiếm 13,67% tổng số dự án trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là
173,89 triệu USD (chiếm 2,6% tổng số vốn trong khu vực). Tỉnh Xekong có 54
dự án (chiếm 8,29% tổng số dự án trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là
93

163,65 triệu USD (chiếm 2,44% tổng số vốn trong khu vực).

Bảng 2.6. FDI vào vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn 1988 - 2015

Số dự án Tỉ trọng dự Tổng số vốn đầu Tỉ trọng vốn


Tỉnh
(dự án) án (%) tư (USD) (%)
Champasak 387 59,45 4.735.003.321 70,73
Salavan 89 13,67 173.890.719 2,60
Attapeu 121 18,59 1.622.049.239 24,23
Xekong 54 8,29 163.652.140 2,44
Tổng 651 100 6.694.595.419 100
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Mặc dù đứng đầu về số lượng dự án thu hút được nhưng số lượng dự án
công nghiệp của tỉnh Champasak chỉ chiếm 30,75% tổng số dự án của tỉnh.
Ngược lại mặc dù là tỉnh thu hút được số lượng dự án thấp nhất nhưng số
lượng dự án đầu tư vào công nghiệp của tỉnh Xekong chiếm tỷ lệ cao nhất với
gần 60%. Số lượng dự án đầu tư vào công nghiệp của các tỉnh Salavan và
Attapeu lần lượt là 55,06% và 49,59%.

Bảng 2.7. FDI vào công nghiệp vùng Nam Lào phân theo các tỉnh giai đoạn
1988 - 2015

Tỉ trọng so Tỉ trọng so
Số dự án Tổng số vốn đầu
Tỉnh với tổng dự với tổng vốn
(dự án) tư (USD)
án (%) (%)
Champasak 119 30,75 3.816.550.228 80,60
Salavan 49 55,06 85.013.714 48,89
Attapeu 60 49,59 889.457.163 54,84
Xekong 32 59,26 74.713.532 45,65
Tổng 260 100 4.865.734.637 100
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Về cụ thể các ngành nghề của các tỉnh Nam Lào cho thấy, thu hút FDI
vào công nghiệp tỉnh Champasak và Attapeu được phân bố khá đa dạng đối
với các ngành nghề. Đối với 02 tỉnh còn lại việc thu hút đầu tư chỉ mới tập
trung ở các ngành như mỏ, công nghiệp thủ công và công nghiệp gỗ.
94

Bảng 2.8. FDI vào công nghiệp các tỉnh vùng Nam Lào giai đoạn 1988 - 2015 phân theo ngành

Champasak Salavan Attapeu Xekong


Số dự Số dự Số dự
Ngành công Số dự án Tổng số vốn án Tổng số vốn án Tổng số vốn án Tổng số vốn
TT nghiệp (dự án) đầu tư (USD) (dự án) đầu tư (USD) (dự án) đầu tư (USD) (dự án) đầu tư (USD)
1 Công nghiệp gỗ 15 43.032.541,13 4 2.838.556,49 4 14.208.155 12 6.052.397
Công nghiệp thủ
2 công 77 230.329.553,2 37 59.477.675,55 34 34.390.479 9 19.426.135
3 Điện lực 9 874.160.538 0 0 6 639.745.000 0 0
4 Mỏ 10 2.646.165.200 8 22.697.482,33 14 198.887.429 11 49.235.000
5 May mặc 2 1.640.000 0 0 0 0 0 0
6 Xây dựng 6 21.222.396 0 0 2 2.226.100 0 0
Tổng số 119 3.816.550.228 49 85.013.714 60 889.457.163 32 74.713.532
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
95

2.3.5. FDI theo cơ cấu đối tác nước ngoài tại các tỉnh miền Nam
CHDCND Lào
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào nói chung cũng như
Nam Lào bắt đầu sau khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành
năm 1988. Theo đó, số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Nam Lào ngày
càng tăng; tính đến nay có khoảng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI
tại Nam Lào gồm các nhà đầu tư từ châu Á, châu Âu, châu Úc, Bắc Mỹ...
Nhưng luồng vốn FDI vào Lào chủ yếu là từ các nước Châu Á, trong đó
Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN là đối tác chủ yếu.
Trong giai đoạn 1988-2015, nhóm các nước Thái Lan, Việt Nam và
Trung Quốc luôn là các quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án cũng như tổng
vốn đầu tư vào các tỉnh Nam Lào bao gồm đầu tư vào các ngành kinh tế nói
chung cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp.
Trong nhóm các quốc gia dẫn đầu có thể nói Thái Lan có vai trò khá
quan trọng. Thái Lan không chỉ là quốc gia xếp thứ nhất về số lượng dự án
đầu tư vào ngành công nghiệp của các tỉnh Nam Lào mà Thái Lan còn là quốc
gia dẫn về tổng lượng vốn đầu tư với 2,46 tỷ USD. Không chỉ vậy quy mô các
dự án được đầu tư từ Thái Lan cũng rất lớn, cụ thể mức vốn đầu tư bình
quân/dự án của Thái Lan là cao nhất với 23,43 triệu USD.
Tiếp theo là các quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam là quốc
gia đứng thứ hai về số lượng dự án đầu tư trực tiếp tại các tỉnh Nam Lào, theo
đó số lượng vốn đầu tư cũng khá lớn với tổng số đạt 1.37 tỷ USD. Theo sau
đó là Trung Quốc với số lượng dự ánvà vốn đầu vào đứng thứ 3 tại các tỉnh
Nam Lào. Mặc dù số lượng dự án có thấp hơn nhiều so với Việt Nam tuy
nhiên lại có mức vốn đầu tư thực hiện khá cao với tổng số vốn đạt 687,85
triệu USD. Chính vì vậy quy mô vốn bình quân/dự án của Trung Quốc đạt cao
hơn Việt Nam, với mức bình quân vốn/dự án của Trung Quốc đạt 17,19 triệu
USD so với 13,21 triệu USD của Việt Nam.
96

Số sự án Vốn đầu tư Triệu USD


120 105 3000
104
100 2500
80 2000
60 1500
40
40 1000
17 18
20 9 9 8 7 500
4 3 3
0 0

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm các dự án FDI đầu tư vào khu vực Nam Lào
giai đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Ngoài nhóm 03 quốc gia dẫn đầu, có thể kể đến Hàn Quốc cũng là một
trong những quốc gia có số lượng dự án và lượng vốn đầu tư vào các tỉnh
Nam Lào khá lớn. Trong đó, chỉ tiêu về quy mô vốn bình quân/dự án của Hàn
Quốc giai đoạn 1988-2015 đạt đến 16,33 triệu USD đứng sau Thái Lan,
Trung Quốc nhưng cao hơn so với mức vốn bình quân/dự án của Việt Nam.
Các quốc gia khác như châu Á khác như Nhật Bản, Malaysia, Hồng
Kông, Ấn Độ hay các nước châu Âu như Pháp, Anh, Ý, Đức, Hà Lan, Nga...
chỉ đầu tư vào các tỉnh Nam Lào với số lượng dự án và vốn đầu tư khá hạn chế.
USD
25.000.000
20.000.000
15.000.000
10.000.000
5.000.000
0

Biểu đồ 2.3. Mức vốn đầu tư trung bình/dự án FDI đầu tư vào khu vực
Nam Lào giai đoạn 1988-2015 phân theo nước đầu tư
Nguồn: Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
97

2.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
2.4.1. Những kết quả đạt được
Các tỉnh Nam Lào đã thu hút được một số các dự án lớn vào ngành
công nghiệp. Có thể kể đến một số các dự án như các dự án đầu tư sản xuất
sản phẩm từ cà phê, hạt tiêu và chăn nuôi, trồng cây cao su… hay các dự án
được đầu tư vào ngành công nghiệp khai khoáng, mỏ (đặc biệt tại tỉnh
Champasak có dự án FDI đầu tư khai thác mỏ và xây dựng nhà máy chế
biến khoáng sản với tổng vốn đến 2 tỷ USD). Đặc biệt phải kể đến các dự
án trong ngành năng lượng-thủy điện với quy mô bình quân dự án đạt
135,4 USD/dự án.
Ngoài ra, các dự án FDI đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn nhà nước, góp phần cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước (vốn,
lao động, đất đai, tài nguyên...) được khai thác và đưa vào sử dụng. FDI thực
sự đã trở thành nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho nền kinh tế của các tỉnh
Nam Lào tăng trưởng và phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến và kinh
nghiệm cho nền kinh tế phát triển.
Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước (vốn, lao động, đất đai, tài
nguyên...) được khai thác và đưa vào sử dụng. FDI thực sự đã trở thành nguồn
vốn đầu tư rất quan trọng cho nền kinh tế của các tỉnh Nam Lào tăng trưởng và
phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng kim ngạch
xuất khẩu, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm cho nền kinh tế phát triển.
2.4.1.1. FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
Các tỉnh Nam Lào đã thu hút được một số các dự án lớn vào ngành công
nghiệp. Có thể kể đến một số các dự án như các dự án đầu tư sản xuất sản
phẩm từ cà phê, hạt tiêu và chăn nuôi, trồng cây cao su… hay các dự án được
98

đầu tư vào ngành công nghiệp khai khoáng, mỏ (đặc biệt tại tỉnh Champasak có
dự án FDI đầu tư khai thác mỏ và xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản với
tổng vốn đến 2 tỷ USD). Đặc biệt phải kể đến các dự án trong ngành năng
lượng-thủy điện với quy mô bình quân dự án đạt 135,4 USD/dự án.
Với xuất phát điểm khá thấp của các tỉnh Nam Lào, việc thu hút được
các dự án FDI với quy mô lớn sẽ có tác động quan trọng trong việc bổ sung
nguồn vốn đầu tư phát triển.
2.4.1.2. FDI thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
CHDCND Lào
Với một lượng vốn FDI tập trung khá lớn vào ngành công nghiệp nên
đã tạo ra tốc độ tăng trưởng và mức đóng góp đáng kể của ngành công nghiệp
đối với GDP của các tỉnh Nam Lào.
Trong giai đoạn 2011-2013, tốc tộc tăng trưởng công nghiệp của các
tỉnh Nam Lào dẫn đầu trong các ngành của Nam Lào, tuy nhiên trong giai
đoạn 2014-2015, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp có chậm lại tuy nhiên
chỉ theo sau tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ.

GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ


18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp các tỉnh Nam Lào
Nguồn: Trung tâm Thống kê Lào
99

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nên đóng
góp của công nghiệp vào tổng GDP tăng đáng kể từ chỉ có đóng góp 26,52%
vào GDP năm 2011, đến nay đã đóng góp 32,48% vào tổng GDP các tỉnh
Nam Lào. Tuy nhiên do điểm xuất phát khá thấp nên mức độ đóng góp của
ngành công nghiệp vào GDP vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao, thấp hơn so với ngành
nông nghiệp và dịch vụ.

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ


100%
90%
32,67 32,13 32,5 31,87 34,56
80%
70%
60%
26,52 29,9 29,8 29,98
50% 32,48
40%
30%
20% 40,81 37,97 37,7 38,16 32,96
10%
0%
2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng đóng góp ngành công nghiệp trong GDP của nền
kinh tế các tỉnh Nam Lào
Nguồn: Trung tâm Thống kê Lào
2.4.1.3. FDI góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị
trường quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn thu ngân sách Nhà
nước
Bên cạnh các đóng góp đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, các dự án FDI đã góp phần đáng kể vào cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn nhà nước.
100

2.4.1.4. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và phát triển nguồn
nhân lực
Tỷ lệ thuận với đóng góp của FDI vào tốc độ tăng trưởng chung của kinh
tế Nam Lào cũng như đóng góp vào tăng trưởng ngành công nghiệp Nam
Lào, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra khối lượng đáng kể việc làm cho dân cư
vùng Nam Lào cũng như góp phần nâng cao mức sống của người dân nơi đây.
Ngoài ra, với một tỷ lệ không nhỏ người dân Nam Lào được tham gia vào các
công ty FDI là cơ hội lớn để đào tạo và phát triển trình độ nguồn nhân lực
hiện tại cũng như trong thời gian đến.
2.4.2. Nhược điểm của việc thu hút FDI
2.4.2.1. FDI vào các vùng và các ngành mất cân đối
Một trong những đặc điểm của FDI đầu tư vào Nam Lào là sự mất cân
đối của FDI vào các vùng và các ngành. Điều này gián tiếp tạo ra sự mất cân
đối trong phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, các ngành.
Thứ nhất, mất cân đối trong thu hút FDI theo vùng. Trong 03 vùng kinh
tế của Lào2 thì tổng vốn FDI đầu tư vào miền Trung của Lào bao gồm thủ đô
Viêng Chăn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 45,1% tổng vốn đầu tư FDI vào Lào.
Vùng kinh tế phía Nam Lào mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thu hút FDI
tuy nhiên chỉ là vùng thu hút FDI nhiều thứ hai về số vốn (chiếm 32%, với giá
trị khoảng 6,69 tỉ USD) và số dự án (651 dự án). Trong đó, đứng đầu trong
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giai đoạn 1988-2015, là tỉnh
Champasak với 387 dự án (chiếm 59,45% tổng số dự án trong khu vực) với
tổng số vốn đầu tư là 4,74 tỷ USD (chiếm 70,73% tổng số vốn trong khu
vực). Tiếp đến là tỉnh Attapeu có 121 dự án (chiếm 18,59% tổng số dự án
trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là 1,62 tỷ USD (chiếm 24,23% tổng số
vốn trong khu vực). Tỉnh Salavan có 89 dự án (chiếm 13,67% tổng số dự án
trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là 173,89 triệu USD (chiếm 2,6% tổng
2
Quốc gia Lào được phân chia thành 3 vùng chính gồm khu vực phía Bắc, Trung và phía Nam
101

số vốn trong khu vực). Tỉnh Xekong có 54 dự án (chiếm 8,29% tổng số dự án


trong khu vực) với tổng số vốn đầu tư là 163,65 triệu USD (chiếm 2,44% tổng
số vốn trong khu vực).
Thứ hai, mất cân đối trong thu hút FDI theo ngành kinh tế. Các ngành
kinh tế Lào chia thành 03 nhóm ngành và 14 ngành, trong đó mức độ thu hút
đầu tư mỗi ngành là rất khác nhau. Điển hình, trong giai đoạn 1988-2015,
tổng số lượng dự án và lượng vốn FDI vào khu vực Nam Lào vẫn tập trung
nhiều nhất là về đầu tư phát triển ngành công nghiệp. Riêng ngành công
nghiệp, toàn vùng có 261 dự án (chiếm 40,09% tổng số dự án của tất cả các
ngành). Tiếp đến là ngành nông nghiệp thu hút được 218 dự án (chiếm
33,49%) và ngành dịch vụ thương mại thu hút được 172 dự án (chiếm
26,42%). Tương ứng với số lượng dự án, vốn đầu tư FDI vào ngành công
nghiệp các tỉnh Nam Lào là 4,87 tỉ USD chiếm 75,73% tổng số vốn đầu tư
FDI của tất cả các ngành, tiếp theo là các ngành nông nghiệp và thương mại
dịch vụ.
Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư
thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi,
do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không,
các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó,
các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có
những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Đối với
các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư
vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực
có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà
ĐTNN.
Sự mất cân đối này gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế theo vùng
miền; Ảnh hướng tới an ninh quốc gia. Những nơi thu hút nhiều FDI thì phát
102

triển nhanh nhưng kéo theo là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi
trường, chi phí kinh doanh, giá cả tăng nhanh.
2.4.2.2. FDI gây ra tác động tiêu cực trong cơ cấu lao động
Trong năm 2011, khu vực có vốn ĐTNN tại các tỉnh Nam Lào đã tạo ra
việc làm cho 37.755 lao động trực tiếp và chục nghìn lao động gián tiếp khác.
Số liệu lao động trong khu vực ĐTNN tại Nam Lào giai đoạn 2000-2011
được biểu diễn trong hình bên dưới. Theo kết quả điều tra của ngân hàng thế
giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục
vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải
thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người
tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Nam Lào nói riêng và Lào nói chung đã từng
bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao,
có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao
và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được
các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

120.000
102.694
100.000 92.812
87.868
80.000

60.000 49.945
40.590 44.140 37.724 37.755
40.000 31.291 27.310 34.494
25.045
20.000

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.6. Tổng số lao động


Nguồn: Số liệu của Trung tâm thống kê Lào
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, FDI cũng gây tác động tiêu
103

cực lên lực lượng lao động. Có thể thấy điểm khác biệt so với các doanh
nghiệp trong nước là thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp
FDI có sự chênh lệch rất cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp.
Thu nhập của người làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng cao hơn so
với các doanh nghiệp trong nước cùng loại. Sự mất cân đối về tiền lương này
đã dẫn đến sự mất cân bằng chất lượng lao động làm việc trong khu vực FDI
và khu vực còn lại. Trên thực tế, hiện tượng "chảy máu chất xám" đã khá phát
triển. Khu vực FDI có xu hướng thu hút nhân lực giỏi từ khu vực doanh
nghiệp trong nước và cơ quan quản lý nhà nước.
Nhiều doanh nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp các ngành sử dụng
nhiều lao động, mà nguồn lao động chủ yếu từ vùng nông thôn. Do vậy một
một lượng lớn lao động từ các tỉnh nông thôn đổ về đô thị, gây nên sức ép lớn
về chỗ ở, học hành, chữa bệnh, an ninh trật tự xã hội cho chính quyền các tỉnh
Nam Lào.
2.4.2.3. FDI gây ô nhiễm môi trường
Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở
Nam Lào là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất công nghiệp, duy trì nhịp
độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra vẫn
là bài toán nan giải đặt ra cho chính quyền các tỉnh Nam Lào. Điều này lại đặc
biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, lĩnh vực thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất ở Nam Lào. Nhiều nhà
nghiên cứu đã chỉ ra chỉ ra các ngành kinh tế thuộc khu vực công nghiệp - xây
dựng có tỷ trọng gây ô nhiễm nước và không khí là cao nhất, còn các ngành
kinh tế thuộc khu vực dịch vụ, thương mại có tỷ trọng chất thải rắn cao nhất.
Quá trình gia tăng mạnh mẽ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như gỗ,
khoáng sản, điện lực tại Nam Lào đã dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng về số
lượng, thành phần nguy hại của các loại chất thải đi kèm quá trình khai thác.
104

Ngoài ra, các doanh nghiệp nói chung trên lĩnh vực sản xuất công
nghiệp hàng năm thải ra hàng ngàn tấn rác. Trong khi đó, khả năng thu gom
của các đơn vị hiện tại thì thấp hơn. Hơn nữa, các công nghệ đang sử dụng
trong chế biến rác chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung
và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường.
Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải
chất rắn độc hại ra môi trường.
Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động
sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng
không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Nhiều doanh nghiệp lưu giữ hàng trăm tấn chất thải rắn, chất thải
nguy hại mà chưa có hướng giải quyết hoặc lưu giữ tro thải sau khi thiêu
huỷ chất thải rắn, thành phần chứa nhiều chất độc hại mà chưa có bãi chôn
lấp đảm bảo; nhiều doanh nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân chưa có đủ
điều kiện kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải rắn càng làm cho công tác quản
lý thêm khó khăn, phức tạp hơn; một số doanh nghiệp tự đốt chất thải ngay
bên trong nhà máy gây ô nhiễm không khí. Tất cả các khu công nghiệp trên
địa bàn đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sản xuất
của các doanh nghiệp có thể được xử lý riêng, nhưng nhiều cơ sở không xử
lý nước thải vẫn đổ thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước;
chất thải rắn không có bãi chôn lấp, thu gom và tình trạng đổ thải tự do ra
các bãi đất trống, ven đường đã xảy ra nhiều nơi trong tỉnh. Tất cả các
nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng môi trường của các tỉnh Nam Lào
đang ngày càng xấu đi và có diễn biến phức tạp ở tất cả các thành phần môi
trường như đất, nước, không khí; nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.
105

2.4.3. Một số hạn chế


Mặc dù có quá trình phát triển khá dài và cũng đã đạt được những kết
quả nhất định trong lĩnh vực FDI, tuy nhiên các hoạt động thu hút FDI hiện
nay vẫn còn khá nhiều những khó khăn hạn chế:
- Chưa thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh vào các
tỉnh Nam Lào.
- Các dự án hiện tại chủ yếu đến từ Trung Quốc và các quốc gia Đông
Nam Á như Việt Nam, Thái Lan… chưa thu hút được các dự án từ các nước
có trình độ phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ hay các quốc gia châu Á khác
như Nhật Bản.
- Các dự án thu hút vào ngành công nghiệp mới chỉ tập trung nhiều vào
các ngành khai khoáng, thủy điện. Các dự án về các ngành công nghiệp cơ
khí, các ngành sản xuất chế biến khác còn khá hạn chế.Hầu như không có các
dự án công nghiệp công nghệ cao.
- Chưa có khung chính sách hoàn thiện cho công tác thu hút, quản lý
chặt chẽ đối với các doanh nghiệp FDI.
2.4.4. Nguyên nhân các yếu kém trong việc thu hút FDI của các
tỉnh miền Nam Lào
Các khó khăn, hạn chế kể trên xuất phát từ cả các nguyên nhân chủ
quan cũng như khách quan, có thể kể đến như:
- Môi trường đầu tư của Lào nói chung và các tỉnh Nam Lào nói riêng
chưa thông thoáng, chưa đủ sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI. Mặc
dù đã có sự phân cấp mạnh mẽ trong thu hút đầu tư nhưng phần lớn các thủ
tục hành chính còn rườm rà. Nguyên nhân sâu xa một phần là do nhận thức
đối với FDI vẫn chưa thống nhất, trong khi đa số cho rằng FDI mang lại tác
động tích cực về nhiều mặt cho các tỉnh miền Nam lào nhưng cũng có những
ý kiến phản đối FDI. Chính vì vậy nên ảnh hưởng rất lơn đến môi trường
106

đầu tư.
- Mặt khác, cơ sở hạ tầng không đảm bảo, đặc biệt thiếu cơ sở hạ
tầng cho việc phát triển các ngành công nghiệp như ngành điện tử, hệ
thống điện nước, đường sá… nên ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định
lựa chọn của các nhà đầu tư. Ngoài ra, sự kết hợp của các ngành trong
công tác hỗ trợ doanh nghiệp trước, trong và sau khi cấp phép đầu tư còn
chưa chặt chẽ.
- Thiếu chính sách quy hoạch theo địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình thu hút FDI, cũng như thiếu các cơ chế ưu đãi thú hút đầu tư, đặc
biệt đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế tại khu vực. Mặc dù đã có định
hướng, cũng như các kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn tuy nhiên vẫn
còn thiếu vắng các các mục tiêu, định hướng cụ thể đối với công tác thu hút
FDI vì vậy công tác triển khai thực hiện cũng như các kết quả đạt được còn
nhiều hạn chế.
- Trình độ của người lao động còn khá hạn chế, các DN FDI thường
phải sử dụng lao động của mình để thực hiện đầu tư, khai thác và quản lý đối
với các dự án đầu tư tại các tỉnh Nam Lào. Không chỉ vậy đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư vẫn còn
nhiều hạn chế không chỉ về trình độ mà còn về cả nhiệt tình công tác.
- Công tác xúc tiến, thu hút FDI chưa nhận được sự quan tâm của lãnh
đạo chính quyền các tỉnh, đặc biệt các chương trình xúc tiến quảng bá chưa
có trọng tâm, trọng điểm cũng như chưa có sự liên kết, hợp tác xúc tiến thu
hút đầu tư chung cho toàn vùng nên hiệu quả thu hút còn thấp. Tuy nhiên
công tác xúc tiến còn hạn chế là do kinh phí xúc tiến đầu tư của các địa
phương còn khá thấp.
107

Kết luận Chương 2


Trong chương này, luận án đã nêu được phần tổng quan chung về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền Nam Lào có ảnh hưởng đến việc
thu hút FDI. Bên cạnh đó luận án cũng đã làm rõ hệ thống luật pháp, chính
sách đối với FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước
CHDCND Lào.

Đặc biệt trong phần này luận án đã phân tích được thực trạng thu hút
FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước CHDCND
Lào 1988-2015. Trong đó tập trung phân tích về Các hình thức FDI thực hiện
ở Nam Lào; FDI theo ngành công nghiệp; FDI thực hiện theo cơ cấu địa
phương và FDI theo cơ cấu đối tác nước ngoài.

Cuối cùng là phần đánh giá việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
tại các tỈnh miền Nam của nước CHDCND Lào, trong phần này luận án nêu
rõ những kết quả đạt được, những khuyến điểm hạn chế và phân tích rõ những
nguyên nhân để có thể khắc phục trong thời gian đến.
108

CHƯƠNG 3
TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM
CỦA NƯỚC CHDCND LÀO

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC
CHDCND LÀO TRONG BỐI CẢNH MỚI
3.1.1. Các bối cảnh phát triển quốc tế và trong nước
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đang ngày một lan rộng.
Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc mà không bị ảnh hưởng.
Phân công và hợp tác lao động quốc tế cũng đang phát triển mạnh mẽ và ngày
một sâu rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội. Xu thế này đòi hỏi
Chính phủ phải tìm ra thế mạnh của từng vùng và xác định các lĩnh vực có thể
tận dụng nguồn lực bên ngoài để phát triển, tham gia có hiệu quả vào quá
trình toàn cầu hoá, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Sau khủng hoảng các năm 1996-2000, kinh tế khu vực đang trên đà
phục hồi và ngày càng đạt mức tăng trưởng cao.Trung Quốc cùng với
ASEAN, Mỹ và các nước đang phát triển cũng đi vào thế ổn định và phát
triển với tốc độ cao. Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với thương mại
phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xuất nhập khẩu của các
nước đang và chậm phát triển, từ đó, tạo điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư
nước ngoài và chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế các nước này.
Quan hệ hợp tác khu vực của các nước ASEAN, các nước Đông Nam Á, đặc
biệt là quan hệ hợp tác song phương giữa Lào với Việt Nam, Trung Quốc,
Thái Lan đã giúp Lào khắc phục các nhược điểm về địa lý và trình độ kinh tế
để đầu tư phát triển đất nước.
109

Mặc dù luồng FDI trên thế giới chủ yếu vẫn là đầu tư giữa các nước
phát triển nhưng FDI vào các nước đang phát triển cũng gia tăng nhanh
chóng. Xu thế này tạo cơ hội cho các nước đang phát triển nhận được nhiều
vốn hơn từ bên ngoài nếu có một chính sách thu hút đúng đắn.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng
động, trong đó có Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục có vai trò ngày càng quan
trọng, đặc biệt sau khi gia nhập WTO năm 2002. Sau khủng hoảng tài chính,
kinh tế, nhiều nước ASEAN và Đông Á đã và đang phục hồi đà phát triển với
khả năng cạnh tranh được tăng cường, và với xu hướng tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế sẽ góp phần làm tăng luồng vốn đầu tư ra nước ngoài và tạo
điều kiện để Lào tăng xuất khẩu sang các nước này.
Các công ty đa quốc gia (TNCs) liên tiếp được cơ cấu lại, làn sóng sáp
nhập và mua lại (M&A) diễn ra khắp các lĩnh vực, các quốc gia, hình thành
nên những tập đoàn khổng lồ chi phối các lĩnh vực kinh tế. Mặc dù không
phải tất cả các hoạt động M&A đều là FDI nhưng nó chiếm phần chủ yếu
trong luồng FDI tại các nước phát triển.Xu hướng này sẽ ảnh hưởng tới tất cả
các nước đang phát triển, trong đó có Lào vì phần lớn vốn FDI tại các nước
đang phát triển là từ TNCs.
Xu hướng toàn cầu hoá vừa tạo ra cơ hội phát triển, nhưng cũng chứa
đựng những yếu tố bất bình đẳng, tạo nên thách thức lớn cho các nước, nhất là
các nước đang phát triển. Hiện nay xuất hiện hai xu hướng đáng lưu ý sau:
Một là, đẩy nhanh việc đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song
phương (FTA), Hai là, thúc đẩy quá trình hợp tác khu vực, theo đó ASEAN
đang tiến tới thành lập cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC), đồng thời xúc tiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN + Trung Quốc, ASEAN + Nhật Bản và Khu vực mậu dịch tự do
Đông Á gồm ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc [26, tr.135].
110

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước


Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào có truyền thống đoàn kết hợp tác hữu nghị chung sống
hoà bình với tất cả các nước.
Những năm qua nền kinh tế Lào vượt qua khủng hoảng lạm phát đi vào
thế ổn định và phát triển với tốc độ khá, mức sống của nhân dân được nâng
cao đáng kể. Nền kinh tế đa thành phần được Chính phủ khuyến khích và đảm
bảo phát triển với sự giúp đỡ quốc tế và sự nỗ lực đáng kể nên hạ tầng kinh tế
và hạ tầng xã hội đã phát triển khá, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi,
viễn thông... đã tạo điều kiện tốt hơn để thu hút đầu tư cho sản xuất. Năng lực
và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể. Cơ cấu kinh
tế đã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy được thế mạnh của từng ngành,
từng vùng. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những
cải thiện. Các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Lào đang thích nghi ngày
càng tốt hơn với thị trưởng quốc tế.Thể chế thị trường đã bước đầu hình thành
và vận hành có hiệu quả.
Nước Lào là nước duy nhất ở Đông Nam Á có biên giới giáp 5 nước
trong khu vực với vị trí đặc biệt của mình đã tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa
Lào với các nước láng giềng, các nước ASEAN. Đặc biệt Lào là địa bàn thuận
lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho
việc phát triển thương mại mà tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch xuyên
quốc gia.
Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là thuỷ năng, các
nguồn khoáng sản như vàng, thạch cao, thiếc, sắt, kali, than... Diện tích rừng
tự nhiên còn lớn và phong phú.
Lào có chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng và có thể
hội nhập kinh tế quốc tế từng bước.Cơ chế thị trường được cải thiện.Việc hợp
tác khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng.Lào là một nước thành viên
111

ASEAN. Đến nay Lào đã ký kết hợp đồng đảm bảo hộ đầu tư với 27 nước và
đang đàm phán ký kết hợp đồng bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, đang chuẩn bị
gia nhập thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO)...
Nước Lào được thế giới đánh giá là nơi có sự ổn định cao về chính trị,
là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền
tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của Lào hiện nay.Việc trở
thành thành viên của Tố chức thương mại thế giới... sẽ tạo ra thế phát triển
mới cho đất nước Lào.
Nhờ chính sách mở cửa và cải cách thể chế, Lào đã thu hút được nhiều
dự án đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển. Trong những năm tới, với nguồn tài nguyên, đất
đai phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nếu tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư điều chỉnh các chính sách chắc chắn Lào sẽ thu hút được nhiều vốn cho
đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
3.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam Lào
đến năm 2030
Trên cơ sở mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng của GDP
đạt 12,13%/năm trong đó nông nghiệp tăng lên bình quân 7,78%, chiếm
29,49% của GDP đến năm 2020; công nghiệp tăng lên bình quân 14,07%,
chiếm 33,73% của tổng GDP đến năm 2020 và ngành dịch vụ tăng lên bình
quân 14,87%, chiếm 36,78% của tổng GDP đến năm 2020. Tổng GDP đầu
người bình quân 2.169 USD/người. Tốc độ phát triển của công dân bình quân
2,03% và tới năm 2020 dự đoán công dân khoảng 1.473.707 triệu người.
Phấn đấu giữ vững mức tăng trưởng công nghiệp của các tỉnh miền
Nam Lào đến năm 2030, đồng thời tập trung phát triển công nghiệp theo
chiều sâu theo hướng nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia
tăng trong các sản phẩm công nghiệp đồng thời tăng cường chuyển giao công
112

nghệ từ các dự án FDI thu hút được.


Với các mục tiêu phát triển như trên, đòi hỏi nguồn vốn cung cấp vốn
phải với quy mô phù hợp. Tuy nhiên, sự cung cấp vốn phải phù hợp với chính
sách phát triển của Lào nói chung và Nam Lào nói riêng. Để đảm bảo các
mục tiêu phát triển và thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, ngoài việc
tập trung thu hút vốn đầu tư FDI thì các tỉnh Nam Lào cần phối hợp chặt chẽ
với các nguồn tài trợ và các khoản vay từ nước ngoài, các nguồn đầu tư tư
nhân trong nước...
Mục tiêu đối với thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp Nam
Lào là thu hút dự án đầu tư lớn có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của
đất nước như: dự án thủy điện, nhà máy điện, các nông nghiệp, thủy lợi, dự án
đảm bảo thực phẩm và sản xuất hàng hóa, hay đầu tư vào các ngành công
nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, cơ khí công nghiệp. Ngoài ra mục đích
thu hút vốn FDI còn nhằm phát triển các khu đô thị mới, đặc khu kinh tế hay
xây dựng hệ thống đường sắt.
3.1.3. Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các tỉnh miền Nam
Lào
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020
và tầm nhìn đến 2030. Theo tính toán của Trung tâm Thống kê Lào, các tỉnh
Nam Lào cần nguồn vốn đầu tư khoảng 223 ngìn tỷ kíp (khoảng 27 tỷ USD)
chiếm 30% của GDP các tỉnh Nam Lào trong đó:
- Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng 9-11%;
- Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ miễn phí và cho vay chiếm tỷ trọng 12-16%;
- Nguồn vốn đầu tư hệ thống tài chính - tiền tệ chiếm tỷ trọng 19-21%;
- Đặc biệt nguồn vốn đầu tư của cá nhân và FDI chiếm tỷ trọng lên đến
54-57%;
113

3.1.4. Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các
tỉnh miền Nam Lào
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Lào nói chung luôn gắn liền với
sự phát triển các quan điểm nhận thức của Đảng và Nhà nước về hội nhập và
đầu tư. Từ những nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động FDI và việc quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Lào trong xu hướng vận
động của dòng FDI trên thế giới, cần thống nhất một số quan điểm nhận thức
nhằm tăng cường thu hút và nâng hiệu quả quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp có vốn FDI trong tiến trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc thu hút vốn FDI ở Lào cần phải thống nhất một số quan điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức cần xem FDI là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế nước Lào, nhất quán, ổn định lâu dài chính sách
thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI. Coi FDI là một bộ phận hữu cơ
quan trọng về vốn và kinh doanh của nền kinh tế đất nước. Cần thống nhất
nhận thức về tầm quan trọng, triển vọng và các điều kiện hoạt động của FDI
trong đời sống kinh tế xã hội đất nước, khắc phục những lệch lạc, dao động,
thiếu nhất quán trong nhận thức, cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiễn quá trình
thu hút FDI cả trước mắt và lâu dài. Trong khi xây dựng và triển khai các kế
hoạch, quy hoạch đề án phát triển kinh tế đất nước và địa phương, vĩ mô và vi
mô, ngắn, trung và dài hạn cần được soạn lập bao quát cả đối với FDI như
một bộ phận cấu thành không thể thiếu được hoặc không thể coi nhẹ.
Thư hai, chính sách quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
FDI trong tiến trình mở rộng hội kinh tế quốc tế phải hướng vào mục tiêu đưa
nước Lào ra khỏi doanh sách nước nghèo, phát triển theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và ngày càng hội nhập sâu vào các nền kinh tế thế giới; gắn
giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với đảm bảo an toàn xã hội và hạn chế tối
đa những ảnh hưởng tiêu cực của FDI.
114

Thứ ba, coi trọng đồng bộ hoá các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng
tối đa đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những
ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước trong khu vực về
môi trường đầu tư cho FDI. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ, thống nhất
và đặc biệt là cần đứng từ góc độ nhà đầu tư để xây dựng các ưu đãi, tạo mọi
điều kiện bình đẳng và thuận lợi nhất cho hoạt động, định hướng và khuyến
khích họ kinh doanh phù hợp với mục tiêu lợi nhuận theo đuổi, phù hợp với
khuôn khổ luật pháp và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa
phương, ngành. Cần cải thiện môi trường đầu tư và giải quyết các tranh chấp
trong hoạt động FDI phù hợp các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế.
Thư tư, phải xây dựng được một hệ thống chính sách, pháp luật đồng
bộ, thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và có tính khả thi. Các quy định phải cụ thể.
Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải rõ ràng. Các thủ tục hành chính phải
đơn giản, công khai theo nguyên tắc "một cửa, một đầu mối".
Thứ năm, hình thức FDI cần phải đa dạng hoá, vì mỗi loại hình thức đầu
tư đều có mặt mạnh, mặt hạn chế của nó cho nên phải đa dạng các loại hình đầu
tư, nhằm đồng thời giải quyết nhiều vấn đề của mục tiêu đầu tư khác nhau. Kết
hợp lợi ích giữa các bên hợp tác đầu tư, kết hợp với quy hoạch phát triển của
từng ngành, từng địa phương. Phải có cơ cấu hợp lý về quy mô trong thu hút và
sử dụng vốn FDI. Đồng thời, dành quan tâm và ưu tiên đặc biệt đối với các nhà
đầu tư lớn, dự án lớn, có tiềm năng lớn về tài chính và chuyển giao công nghệ
hiện đại. Trong xu thế thời đại sẽ ngày càng có sự đa dạng hoá, đan xen và
chuyển hoá lẫn nhau giữa các loại hình FDI và đối tác đầu tư nước ngoài.
Thư sáu, cần phải tạo dựng một môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý
ổn định, lành mạnh và phát triển. Khai thác tối đa lợi thế so sánh nhằm phát
triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ và bền vững. Môi trường đầu tư phải thực
sự hấp dẫn và bình đẳng không chỉ giữa các doanh nghiệp có vốn FDI mà cả
115

với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Để phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, cần tổng hợp các nguồn vốn khác nhau như vốn trong nước, vốn
nước ngoài, đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp... Cần định hướng, khuyến khích
và chủ động tổ chức gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại
hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ kinh tế, trong từng
ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước
lẫn đầu tư nước ngoài.
Thứ bảy, tập trung mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế, phát huy cao
độ tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tất
cả các ngành, các cấp, mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao
động; tranh thủ mọi thời cơ, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh trong
nước kết hợp với những thuận lợi của hội nhập quốc tế để tháo gỡ các khó
khăn, rào cản, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ,
mở ra những động lực mới, từ đó giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; phát
triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước.
3.1.5. Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các
tỉnh miền Nam Lào đến năm 2020
Nhằm đạt được các yêu cầu trong việc phát triển và bảo đảm hiệu quả
đưa đất nước thoát khỏi sự chi phối của xã hội nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc
vào thiên nhiên từng bước trở thành xã hội công nghiệp, lấy nông lâm nghiệp
làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ.
Chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cước CHDCND Lào là
nhằm vào phát triển kinh tế quốc gia, độc lập và tự lập, giải phóng lực lượng
sản xuất lạc hậu, phát triển lực lượng sản xuất tiến bộ, xây dựng cơ cấu công
nghiệp và dịch vụ hiện đại chiếm đa phần của kinh tế quốc gia. Đưa đất nước
trở thành một nước có thế mạnh trong ngành thủy điện, làm cho ngành nông
lâm nghiệp gắn liền với công nghiệp du lịch và đẩy mạnh ngành thủ công trên
116

cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn tiềm năng sẵn có trong nước phối hợp
với việc tranh thủ giành lấy cơ hội và các điều kiện thuận lợi từ quốc tế.
Nhằm đạt được các chỉ tiêu chung đó, chiến lược công nghiệp hóa-hiện
đại hóa của cả nước Lào nói chung và các tỉnh miền Nam Lào nói riêng là
phải ưu tiên việc phát triển ngành công nghiệp thủy điện, công nghiệp chế
biến nông lâm, công nghiệp mỏ và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Riêng các ngành như giáo dục, khoa học - công nghệ, ngành giao thông vận
tải và thị trường lấy làm chìa khóa thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao năng
xuất và góp phần vào việc phát triển tiến tới hiện đại hóa và là cơ sở để ổn
định bền vững nền kinh tế, chính trị, từng bước đưa đất nước thoát khỏi lạc
hậu tiến lên xã hội chủ nghĩa.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NAM CỦA NƯỚC
CHDCND LÀO
Dưới góc độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn FDI để
thu hút FDI có hiệu quả trong thời gian tới, cần phải tạo ra môi trường đầu tư
cho tốt. Môi trường đầu tư đó bao gồm những yếu tố như sau: môi trường
chính trị, kinh tế, pháp luật, kết cấu cơ sở hạ tầng.
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI
Chính sách về đất đai
Trước hết, Luật đất đai cần được sửa đổi cho phù hợp với Luật Đầu tư
nước ngoài liên quan đến việc xử lý quyền sử dụng đất như quyền chuyển
nhượng, quyền cho thuê và quyền thế chấp. Cần soát xét lại giá cho thuê đất,
miễn giảm tiền thuê đất trong vài năm đầu cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Cần giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc
đối với việc triển khai dự án. Thể chế hoá các quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư chủ động sử dụng đất thuê như một nguồn tài sản của
mình. Hình thành bộ máy quản lý đất đai nhằm xử lý nhanh chóng và có hiệu
117

quả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này như vấn đề thủ tục cấp đất, đền bù,
giải phóng mặt bằng và bảo đảm tính ổn định của khu đất được sử dụng cho
đầu tư nước ngoài. Nhanh chóng đưa ra quy hoạch đất đai phục vụ cho đầu tư
nước ngoài, trước hết là quy hoạch dành cho các khu kinh tế đặc biệt, khu
công nghiệp và các vùng kinh tế động lực. Phát huy năng lực của các cơ quan
hoạch định chính sách về đất đai như Chính phủ trong việc xây dựng các đạo
luật, các chính sách, quy định về đất đai áp dụng đối với hoạt động đầu tư
nước ngoài.
Chính sách về thuế:
Trong bối cảnh mới, chính sách thuế ở Lào trở thành vấn đề được quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như Nhà nước Lào. Một mặt, hệ
thống thuế của Lào đang bộc lộ khá nhiều nhược điểm, hiệu quả hệ thống
thuế thấp và tình trạng trốn, lậu thuế khá phổ biến. Trên thực tế, trong chừng
mực nào đó hệ thống thuế vẫn còn sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường
quản lý bằng hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ để nền kinh tế đi đúng
hướng. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các
cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ
thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Chính sách tiền tệ, tín dụng:
Nhà nước Lào thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm mục tiêu ổn
định để hướng tới sự tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngoài; mở rộng
sản xuất kinh doanh; ổn định thị trường tài chính. Để đáp ứng được mục tiêu
đó, cần phải ban hành các quy định về bảo đảm vay vốn cho các doanh nghiệp;
xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính các doanh nghiệp.
Chính sách lao động và tiền lương:
Cải thiện chính sách lao động tiền lương theo hướng cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động, không thông qua trung gian;
118

tăng cường giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lượng lao động Lào;
tăng cường hiệu lực các quy định của Chính phủ về lao động; hoàn thiện thủ
tục đối với lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI như phải ký hợp
đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thành lập các tổ chức công đoàn, tổ
chức Đảng để hoạt động dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người lao
động và các doanh nghiệp.
Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Đảm bảo đối xử công bằng, thoả đáng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài. Khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến hoạt động
thương mại để mở rộng thị trường, khai thác thế mạnh của bên nước ngoài
trong hoạt động nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong nước nói chung và của doanh nghiệp có vốn FDI nói
riêng. Tiến tới xây dựng và thực thi nghiêm ngặt luật cạnh tranh, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá hàng hoá, chống gian lận thương mại, luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương mại... Xây dựng các biện pháp và
chương trình cụ thể để ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả; vi phạm nhãn
hiệu, bán hàng kém chất lượng ra thị trường. Xác định cụ thể các ngành nghề,
lĩnh vực được ưu tiên và những ngành nghề mà Lào có tiềm lực lớn nhưng do
thiếu vốn nên chưa phát huy được như các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm,
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm và
hàng hoá mà Lào có khả năng chế tạo và lắp ráp trong nước đặc biệt là những
sản phẩm và hàng hoá mang thương hiệu của Lào.
Chính sách công nghệ:
Cần ban hành cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ, khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ hiện đại vào Lào, giảm tình
trạng chuyển giao công nghệ trung gian, công nghệ lạc hậu, giá cả cao, gây ô
nhiễm môi trường.Để đạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại vào Lào
trong thời gian tới, điều đầu tiên cần phải thực hiện là phải xây dựng một
119

chiến lược thu hút công nghệ lâu dài, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
giai đoạn và đặc thù của Lào.Xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm
định công nghệ để giúp các nhà quản lý và đối tác Lào thực hiện việc giám
định chất lượng và giá cả một cách đáng kể, tránh tình trạng nhập khẩu hoặc
chuyển giao công nghệ, thiết bị lạc hậu với giá cả cao.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ
Từ kinh nghiệm thực tế hoạt động thu hút FDI của Việt Nam thời gian
qua cho thấy rằng nhiều mục tiêu đề ra với hoạt động thu hút FDI của đất
nước này không đạt được, đặc biệt là thu hút FDI từ những tập đoàn lớn, sản
xuất các sản phẩm dựa trên trình độ công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn có
nguyên nhân từ sự thiếu hụt các ngành công nghiệp hỗ trợ…
Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới, Lào
cần chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các công
nghiệp hỗ trợ, nhất là thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút
các tập đoàn lớn đến tìm hiểu, thực hiện đầu tư trên địa bàn. Để tập trung phát
triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm
trọng điểm, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ. Nâng mức ưu đãi đủ
sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; trong đó, đặc
biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất
sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI
Hệ thống luật pháp về FDI là sự cụ thể hoá chính sách của Nhà nước về
hoạt động FDI.Nó tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý các hoạt động
này. Chủ trương của Nhà nước khuyến khích mở rộng hoạt động FDI nhằm
góp phần phát huy mọi tiềm năng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
120

- xã hội, cụ thể là ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
Luật Đầu tư nước ngoài là cơ sở pháp lý, có hiệu lực quy định một cách
có hệ thống, toàn diện, nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài của Lào... Luật đầu tư nước ngoài cần tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và
cùng có lợi. Luật đầu tư nước ngoài không phân biệt nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài, tạo một sân chơi bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho cộng
đồng doanh nghiệp nói chung hoạt động tại địa phương.
Vấn đề cốt lõi của Luật Đầu tư nước ngoài luôn là xử lý thoả đáng mối
quan hệ lợi ích hai bên: bên nước ngoài và bên Lào. Lợi ích chính đáng của
bên nước ngoài là bảo vệ sự an toàn của vốn, là lợi nhuận tương đối cao và
được quyền xét xử công khai khi có tranh chấp giữa các bên tham gia hợp tác
đầu tư. Lợi ích của Lào bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, lợi ích
xã hội cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.Những lợi ích này phải
được nhìn nhận một cách toàn diện và lâu dài.
3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
Thực tế cho thấy, một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong
những nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, xây
dựng và phát triển hết cấu hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng với các địa
phương nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Phát triển kết cấu hạ tầng của các tỉnh miền Nam Lào phải đảm bảo
nằm trong quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng của quốc gia và khu vực, đồng
thời thể hiện tính tiên phong, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của từng
tỉnh cũng như toàn vùng. Đồng thời, hệ thống kết cấu hạ tầng của mỗi tỉnh
cần đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh, có sự kết nối, liên hệ với nhau trong
mối liên kết phát triển vùng một cách bền vững. Cụ thể:
+ Với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
121

Phát triển đồng bộ hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay theo nội
dung quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 của toàn vùng và riêng mỗi tỉnh, và quy hoạch phát triển giao thông vận
tải quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng đồng bộ giữa các khu công nghiệp, đặc khu
kinh tế của tỉnh, kết nối với các hệ thống giao thông, cảng biển3, sân bay để
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu..., tạo điều kiện hấp dẫn
thu hút FDI. Đối với các tỉnh có diện tích đồi núi là phần lớn như tỉnh
Salavane, Sekong, việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông vận tải
có vai trò rất quan trọng, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước vừa đầu
tư nước ngoài, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để thực hiện các mục tiêu này, bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn từ
ngân sách trung ương, các nguồn viện trợ nước ngoài, chính quyền địa
phương cần dành phần ngân sách phù hợp, đồng thời có chính sách nhằm tiếp
tục thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư
trong và ngoài nước với những chính sách ưu đãi cụ thể.
Đa dạng hóa phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
Khuyến khích phương thức đầu tư hợp tác Nhà nước - Tư nhân (PPP-Public
Private Partnership). Trước hết thí điểm phương thức PPP ở các dự án giao
thông đường bộ, cấp nước đô thị. Trong các giai đoạn tiếp theo, từng bước
xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý về PPP; xây dựng quỹ quốc gia hỗ trợ
các dự án PPP và mở rộng diện áp dụng PPP trong các dự án cơ sở hạ tầng.
+ Với hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông:
Xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông với các trang thiết bị hiện
đại. Hoàn thiện dịch vụ bưu chính về mạng lưới, địa bàn, chất lượng ngày
càng tốt hơn. Về viễn thông: Đầu tư nâng cấp chất lượng mạng viễn thông,
mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng
3
Thông qua hàng lang kinh tế Đông Tây
122

về dịch vụ viễn thông. Xây dựng một số trung tâm viễn thông lớn của vùng
miền Nam Lào.
+ Với hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước:
Triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch nguồn và lưới điện, hệ
thống cung cấp nước, các công trình thoát nước hoàn chỉnh, phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Trong đó chú trọng phát triển hệ
thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục của doanh
nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và có sự trao đổi với các doanh nghiệp
sản xuất đặc thù. Quy hoạch, đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước trong
các khu công nghiệp tập trung, khu vực dân sinh, khu vực có mật độ doanh
nghiệp đầu tư lớn…; Tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải trong các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế của tỉnh.
3.2.4. Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội
Giữ vững ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong tất
cả các giải pháp. Để tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, cần nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong sự nghiệp
đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đồng thời mở rộng dân
chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng và nâng cao hiệu lực của
Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội.
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thực tế cho thấy, việc tăng cường công tác đào tạo đội ngũ công nhân
kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ
thuật cao, có đủ các khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư nước
ngoài là một giải pháp hữu hiệu để thu hút FDI vào địa phương
Để phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cho các doanh
nghiệp FDI hiện có và hấp dẫn các nhà đầu tư mới, chính quyền các tỉnh cần:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đào tạo công
123

nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao; đào tạo và đào tạo lại đối với cán
bộ quản lý và cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh; phát triển
thị trường lao động.
+ Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm
chất, con người (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật…).
+ Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục,
đào tạo. Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường
Đại học, Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với
nhu cầu
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan
đến thu hút FDI có chọn lọc, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của
địa phương
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý. Về cơ bản, thủ tục pháp lý, thủ tục hành
chính trong toàn bộ quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt và hình thành
dự án đầu tư đã được chính phủ Lào chỉ đạo tập trung cải cách mạnh mẽ theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
trong các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thu hút FDI còn tồn tại
nhiều hạn chế như: Các quy định pháp luật để làm cơ sở và căn cứ giải quyết
các vấn đề phát sinh vẫn chưa hoàn thiện nên khi có các vấn đề phát sinh có
tình trạng không thống nhất trong cách xử lý do chưa có cơ sở pháp lý để thực
hiện. Thực trạng này ảnh hưởng đến cả chủ thể đầu tư và chủ thể tiếp nhận
đầu tư. Điều đó cho thấy, việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động thu hút FDI vào Lào nói chung và các
tỉnh miền Nam Lào nói riêng trong thời gian tới.
Hướng cải cách thủ tục hành chính bao gồm các nội dung:
124

i) Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; đơn giản, có cơ
sở pháp lý vững chắc, có sự phối hợp kịp thời và đồng bộ giữa các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong giải quyết các vấn đề nảy sinh;
ii) Có các quy chế để hướng dẫn cụ thể sự phối hợp giữa các ngành, các
địa phương trong thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, về cấp đất,
cấp giấy phép xây dựng cho các chủ đầu tư, các thủ tục có liên quan tới hoạt
động hải quan, thuế…
iii) Qui định rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan đầu mối
và phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị chức năng về trách nhiệm, thẩm quyền
và nghĩa vụ báo cáo đối với về những nội dung cụ thể;
iv) Đánh giá định kì về công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan
đến thu hút FDI, đánh giá kết quả thực hiện của các bộ phận để có sự điều
chỉnh, định hướng một cách hợp lý. Lãnh đạo tỉnh cần bố trí lực lượng và thời
gian để thường xuyên nghe ý kiến từ phía các nhà đầu tư, xử lý các vướng
mắc khi cần thiết và phải kiên quyết trong việc xử lý các trường hợp cán bộ
gây trở ngại đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
3.2.7. Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển
khai
Để nâng cao hiệu quả sử dụng FDI, các cơ quan nhà nước cần tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư
và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư cần được thực hiện
thường xuyên, định kỳ và có hiệu quả nhằm rà soát, phân loại và xử lý theo
quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển
khai thực hiện;…
Trong đó chú trọng các nội dung:
+ Tập trung hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Định
kỳ rà soát, phân loại các dự án FDI để có hướng xử lý thích hợp theo nguyên tắc:
125

i) Đối với các dự án đang hoạt động của các nhà đầu tư lớn, tập đoàn
xuyên quốc gia, thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, có tính lan tỏa cao, các
dự án nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả, các cơ quan quản lý của các địa phương
cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
phát sinh và có cơ chế khen thưởng thỏa đáng.
ii) Đối với những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng
không phù hợp với định hướng về ngành, lĩnh vực, địa bàn,... và nhà đầu tư
chưa triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ cam kết thì xem xét việc
chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều chỉnh quy
mô, mục tiêu. Việc chấm dứt hoạt động hoặc điều chỉnh các dự án này phải
tiến hành minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
+ Tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong
công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI nhằm
ngăn chặn được tình trạng các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng không
triển khai thực hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về: tiến độ thực
hiện dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường,
thuế và các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường dự án.
Để hoạt động của khu vực FDI thực sự mang lại hiệu quả trong việc tạo
việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động để phòng
ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng lao động địa
phương đòi hỏi các cơ quan chức năng cần: i) Tăng cường tuyên truyền, phổ
biến luật pháp của các cơ quan quản lý nhà nước; ii) Thường xuyên, định kỳ
thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp
FDI để kịp thời có những biện pháp xử lý; iii) Thành lập và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức công đoàn, các tổ chức đoàn thể xã hội khác ở các
doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Những tổn hại gây ra cho môi trường như chất thải, ô nhiễm nguồn
nước, không khí... Thực trạng này một phần có nguyên nhân từ việc doanh
126

nghiệp nhận thức vấn đề mang tính đối phó, một phần khác do các cơ quan
quản lý nhà nước chưa có biện pháp hay chế tài cụ thể để xử lý nghiêm các
doanh nghiệp gây ô nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cần quy định tiêu chuẩn môi trường và giới hạn ô
nhiễm môi trường; Ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng phát thải đối
với doanh nghiệp; Yêu cầu doanh nghiệp phải đăng công khai về một số
thông tin liên quan (loại chất thải, lượng thải, điểm thải, tiêu chuẩn môi
trường...); và Kiên quyết xử lý các trường hợp doanh nghiệp FDI vi phạm các
quy định của pháp luật về môi trường.
3.2.8. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài,
các địa phương cần tăng cường cung cấp các thông tin về địa điểm đầu tư cho
các nhà đầu tư nước ngoài, chủ động trong việc tạo dựng hình ảnh, truyền đạt
thông tin, cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư tới các nhà đầu tư. Đó là những
nội dung liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư.
Để hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào
địa phương, chính quyền của mỗi tỉnh cần quán triệt quan điểm: công tác xúc
tiến đầu tư là công tác của mọi ngành, mọi cấp, cần được nhận thức và thực
hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Việc triển khai xúc tiến đúng trọng
tâm, bám sát nhu cầu thực tế của từng địa phương. Phải thường xuyên đổi
mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư.
Cụ thể:
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và kế hoạch
hành động ngắn hạn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh. Để xây dựng một chiến lược
cụ thể về xúc tiến đầu tư đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đòi hỏi phải tăng
cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường của các nước
đối tác, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng giai đoạn; nâng cao
127

chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Trong nội dung chiến lược xúc tiến
đầu tư cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, các chương trình vận động
xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án
và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính
và công nghệ cao.
Khi đã thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư và kế hoạch hoạt động, cần
thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư
đầu tư nước ngoài và tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài do các
Bộ, Ngành, các địa phương trong vùng tổ chức. Cần chú ý kết hợp hoạt động
xúc tiến đầu tư trong các chuyến công tác tại nước ngoài của các lãnh đạo tỉnh
hoặc cử người tham gia cùng các đoàn xúc tiến, vận động đầu tư nước ngoài
của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút, vận động đầu tư nước
ngoài.
- Chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau,
trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các
doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường
đầu tư của tỉnh nói riêng cũng như tiềm năng, lợi thế của vùng Nam Lào nói
chung; chủ động và có kế hoạch mời các đoàn nhà đầu tư nước ngoài đến địa
phương thăm, trao đổi và tìm hiểu cơ hội đầu tư. Để nâng cao hiệu quả của
các cuộc gặp gỡ nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, cơ
quan xúc tiến đầu tư của tỉnh cần tổ chức công tác nắm bắt thông tin về các
nhà đầu tư, giới thiệu với họ về môi trường đầu tư, về tiềm năng, lợi thế của
địa phương. Điều này đòi hỏi cần tăng cường và nâng cao năng lực chuyên
môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường hiệu lực và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho
nhà đầu tư nước ngoài; Phát huy vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư, và các cơ
quan, tổ chức hỗ trợ khác trong công tác tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài,
128

thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa nhà đầu tư nước ngoài đối với các
cơ quan chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài các vấn đề liên quan đến: thủ
tục đầu tư, tư vấn về chính sách pháp luật, các chính sách ưu đãi, các quy định
của địa phương… cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài
về các lĩnh vực: các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh
vực của địa phương; các thông tin về thực trạng nguồn nhân lực, phương thức
đào tạo và tuyển dụng nhân lực, về thực trạng về cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống
đường giao thông, quy hoạch các khu công nghiệp, điện, cấp thoát nước…) và
cơ sở hạ tầng mềm (hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, quyền sở hữu trí
tuệ…).
- Xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tư đặc thù đối với các dự
án có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế -
xã hội địa phương, trong đó chú trọng tới đầu tư của các đối tác trọng điểm,
đặc biệt là đối tác đến từ các nước phát triển. Ngoài ra, cần chú trọng XTĐT
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ (gắn với các tập đoàn đa quốc gia đầu tư lớn vào Lào). Việc tập trung
hỗ trợ các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để các dự án này triển
khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, đây là hình thức xúc tiến đầu tư tại
chỗ rất hữu ích.
- Phát hành và phổ biến rộng rãi các tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ
hội đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền
hình, qua các website liên kết với cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ
ngoại giao, giới thiệu thông tin tới đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước ở
Lào. Nội dung thông tin cần bao hàm các vấn đề như: cập nhật về tình hình
kinh tế - xã hội của tỉnh, các danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước
ngoài, các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những ngành, lĩnh
vực ưu tiên. Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải phân tích những
129

điểm mạnh - yếu, sử dụng các số liệu đã phân tích để thuyết phục nhà đầu tư.
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng
kế hoạch đầu tư.
- Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch
tại các nước có tiềm năng. Cần có định hướng ưu tiên đối với các nhà đầu tư
có thế mạnh trong từng lĩnh vực cần thu hút đầu tư. Về thương mại cần tập
trung thu hút các nhà đầu tư như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,
các nước EU, Bắc Mỹ. Về du lịch đặt mục tiêu hàng đầu là thu hút các nước
có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU,
Bắc Mỹ, Nga. Bên cạnh đó, kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh
lân cận, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các
hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư; lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư
của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư của vùng Nam Lào và của quốc gia.
Ngoài ra, mỗi địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin cập
nhật về các văn bản pháp luật mới được ban hành của Nhà nước, của tỉnh về
FDI. Lãnh đạo tỉnh cần bố trí thời gian để đồng hành cùng các nhà đầu tư,
trực tiếp lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư.
130

Kết luận Chương 3

Trong chương này, luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, quan điểm và định hướng thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp tại các tỉnh miền NamLào trong bối cảnh mới. Bao gồm: Các bối cảnh
phát triển quốc tế và trong nước; Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh
miền Nam Lào đến năm 2020; Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các
tỉnh miền Nam Lào; Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại
các tỉnh miền Nam Lào; Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
tại các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Thứ hai, luận án đã làm rõ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường
thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào. Trong đó
tập trung đưa ra các giải pháp bao gồm Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị -
xã hội; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI; Tiếp tục hoàn thiện chính sách
thu hút FDI; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Nâng cao
chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai; Tăng
cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tăng cường hoạt động xúc
tiến đầu tư.
131

KẾT LUẬN

Nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
của Nhà nước, thu hút FDI cho công nghiệp Lào trở thành bài toán quan trọng
trong điều kiện hiện tại. Thứ nhất, bởi vì vốn FDI đã, đang và sẽ tiếp tục đóng
vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của Lào nói chung
và 04 tỉnh nam Lào nói riêng. Thứ hai, trong thời gian gần đây cho thấy,
những kết quả thu hút FDI có trong lĩnh vực công nghiệp của Lào nói chung
và 4 tỉnh nam Lào nói riêng khả quan hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.
Thực vậy đối với các tỉnh nam Lào FDI thực sự đã trở thành nguồn vốn đầu
tư rất quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp nhận kỹ
thuật tiên tiến và kinh nghiệm cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong bối
cảnh trong nước và quốc tế hiện nay mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng
không ít thách thức, khó khăn đòi hỏi Lào cũng như các tỉnh nam Lào phải rất
cố gắng, nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư để có thể tăng cường
thu hút được nhiều FDI thời gian tới. Để tăng cường thu hút FDI ở Lào nói
chung và 4 tỉnh Nam Lào nói riêng, trong thời gian tới cần thực thi đồng bộ
hệ thống các giải pháp đã nêu như Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã
hội; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI; Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu
hút FDI; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Nâng cao
chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai; Tăng
cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tăng cường hoạt động xúc
tiến đầu tư.

Luận án đã có những đóng góp quan trọng đó là đã cung cấp một cơ sở


lý luận đầy đủ về thu hút FDI, đã phân tích đầy đủ bức tranh đầu tư FDI vào
các tỉnh nam Lào giai đoạn 1988-2015 để từ đó rút ra những mặt hạn chế, tồn
132

tại để có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào các tỉnh
nam Lào trong thời gian đến. Tuy nhiên luận án cũng còn một số hạn chế, đó
là chỉ mới sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích đưa ra các nhận định về
thu hút FDI mà chưa đủ điều kiện để thực hiện việc điều tra khảo sát đối với
các doanh nghiệp FDI đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư tiềm năng đối
với các tỉnh nam Lào để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và chính
xác hơn. Trên cơ sở những hạn chế này thì các nghiên cứu tiếp theo nên cân
nhắc để có thể phải thực hiện những điều tra, khảo sát thực tế đối với các
doanh nghiệp đang hoạt động để có thể rút ra các đánh giá nhận xét cũng như
các hướng giải quyết hợp lý hơn.
133

KIẾN NGHỊ

* Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng của chính phủ
Có chính sách nhất quán về thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp
nói riêng và các ngành kinh tế của Lào và các tỉnh nam Lào.
Luôn cam kết giữ vững sự ổn định môi trường vĩ mô tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là điều
kiện đầu tiên nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI vào Lào và các tỉnh nam Lào.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, bao gồm: các
chính sách về đất đai, thuế, tiền tệ, tín dụng, lao động và tiền lương, thị trường
và tiêu thụ sản phẩm, công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút
và nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho kinh tế toàn vùng.
Xây dựng và ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Tăng cường đầu tư đặc biệt về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh nam Lào.
Tiến hành xây dựng các quy hoạch tổng thể và chi tiết của vùng và
từng địa phương. Phải có quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp trọng điểm,
quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, khu chế xuất tại mỗi địa phương. Đặc
biệt, trong quy hoạch cần phân công trách nhiệm rõ ràng và được nhà nước
thống nhất quản lý, theo dõi triển khai thực hiện.
Bổ sung kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện
cho chính quyền các tỉnh nam Lào tham gia thường xuyên vào các đoàn đi
xúc tiến đầu tư của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ.
* Đối với chính quyền các tỉnh nam Lào
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thu
hút FDI có chọn lọc, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của địa
phương. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý.
134

Mỗi địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin cập nhật về
các văn bản pháp luật mới được ban hành của Nhà nước, của tỉnh về FDI.
Lãnh đạo các tỉnh cần bố trí thời gian để đồng hành cùng các nhà đầu
tư, trực tiếp lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư.
Ngoài ra, các địa phương cần chủ động thực hiện liên kết trong quá trình thực
hiện các chương trình xúc tiến nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính hiệu quả cũng
như đảm bảo các chương trình xúc tiến phải có trọng tâm trọng điểm.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Vilayvone PHOMACHANH (2016), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Công hóa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí khoa học
và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 08(105) 2016, tr. 95-99
2. Vilayvone PHOMACHANH (2016), 28 năm- Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các tỉnh Nam Lào, thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học kinh
tế, Đại học kinh tế Đà nẵng, số 4(03) 2016, tr. 54-65.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2008), Một số văn bản pháp luật về
đầu tư và doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bua Khăm Thip Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
việc phát triển kinh tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Chu Văn Cấp (1995), Những giải pháp chính trị - kinh tế nhằm thu hút
có hiệu quả FDI vào Việt Nam. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
4. Đại học Kinh tế Quốc dân - Bộ môn lịch sử kinh tế (2006), Kinh tế các
nước ASEAN. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Đàm Quang Vinh (2003), Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương
mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội
6. Đặng Thu Hương (2007), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá
trình hội nhập kinh tế của Trung Quốc thời kỳ 1978 - 2003, thực trạng
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
7. Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối ngoại - xu hướng điều chỉnh chính
sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá.
NXB Thế giới, Hà Nội.
8. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2006), Những vấn
đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm
Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. Hà Thanh Việt (2006), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn duyên hải miền Trung. Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
10. Hoàng Thị Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
11. Lamngeun Sayasene (2016), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND Lào, Luận án
Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
12. Lý Thiết Ánh (2002), Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
13. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế ở Việt Nam. NXB Tư pháp, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”. Tạp chí
khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 5(40).2010.
16. Nguyễn Tiến Cơi (2008), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam
18. Nguyễn Hồng Minh (2008), Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công
nghệ. Chương trình khoa học, Bộ môn Kinh tế đầu tư, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
19. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ
1997 đến nay. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Phong (1999), Các bài học kinh nghiệm thu hút FDI trên
thế giới.
21. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
22. Paul Samuelson và Williem D.Nordhause (1997), Kinh tế học. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công
nghiệp hoá ở Mailaixia - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. NXB Thế giới,
Hà Nội.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư Việt Nam. NXB
Giao thông Vận tải.
25. Sulaphanh Phimphaphongsavath (2007), Tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
26. Thái Văn Long (1997), Vấn đề môi trường trong quan hệ kinh tế - quốc
tế hiện nay, kinh tế và dự báo.
27. Trần Anh Phương (2004), Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam.
Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
28. Từ Thanh Thuỷ (2004), Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc và tác động của nó đối với Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh
tế thế giới số 12.
29. Vương Đức Tuấn (2007), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu
tư nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2010. Luận án
Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
30. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Chính sách phát triển kinh
tế: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc. CIEM, Hà Nội.
31. Van Xay Sen Nhot (2015), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Xổm Xạ At Un Xi Đa (2004), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào đến năm 2010. Học Viện Tài chính, Hà Nội.
B. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO (dịch sang tiếng Việt)
33. Bộ Công Thương Lào (2005), Tình hình phát triển thị trường trong nước
và thị trường ngoài nước thời kỳ 2001 – 2005, Viêng Chăn, Lào.
34. Bộ Công Thương Lào (2005), Tổng kết thực hiện kế hoạch thương mại
giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 và định hướng kế hoạch phát triển và quản
lý ngành thương mại 5 năm từ 2006 - 2010, Viêng Chăn, Lào.
35. Bộ Công Thương Lào (2006), Bài nghiên cứu khoa học về định hướng
và biện pháp để mở rộng thị trường trong nước và thị trường ngoài nước
của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn
tới năm 2020, Viêng Chăn, Lào.
36. Bộ Công Thương Lào (2007), Tổng kết hàng hoá xuất khẩu của Lào năm
2007 - 2008, Viêng Chăn, Lào.
37. Bộ Giao thông vận tải, Bưu chính và xây dựng (2005), Tình trạng mặt
đường của Lào năm 1976 - 2005, Viêng Chăn, Lào.
38. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2005), Báo cáo giữa thời đại thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng
Chăn, Lào.
39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2007), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2007 - 2008, Viêng Chăn, Lào.
40. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), Bài nghiên cứu về phục hồi cơ chế
quản lý kinh tế và cân đối kinh tế vĩ mô ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào từ năm 1990 đến nay, Viêng Chăn, Lào.
41. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2008 - 2009, Viêng Chăn, Lào.
42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Cục Khuyến khích Đầu tư (2009), Số liệu
về FDI năm 1988 – 2009, Viêng Chăn, Lào.
43. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Hội nghị toàn quốc về phát triển
nguồn nhân lực (2007 - 2020), Viêng Chăn, Lào.
44. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Số liệu về số người đã đào tạo
nghề của cả nước năm 2007 - 2008 và ước tính năm 2008 -2009, Viêng
Chăn, Lào.
45. Bộ Năng lượng và mỏ (2009), Số dự án và số vốn FDI trong ngành năng
lượng và mỏ, Viêng Chăn, Lào.
46. Bộ Nông, lâm nghiệp (2009), Số dự án và số vốn FDI trong ngành Nông,
lâm nghiệp, Viêng Chăn, Lào.
47. Bộ Tài chính (2009), Thông tư về việc thực hiện đóng thuế giá trị gia
tăng (VAT), Viêng Chăn, Lào.
48. Bộ Tài chính, Cục chính sách tiền tệ (2009), Tổng kết việc thu chi ngân
sách Nhà nước năm (2001 - 2008), Viêng Chăn, Lào.
49. Bộ Tài chính, Cục thuế (2009), Tổng kết thu ngân sách Nhà nước năm
2004-2008), Viêng Chăn, Lào.
50. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Chiến lược đầu tư quốc gia giai
đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước Cộng hoà Dân
chủ nhân dân Lào, Báo cáo chuyên đề, Viêng Chăn, Lào.
51. Cơ quan ngân hàng thế giới tại Lào (2006), Bối cảnh kinh tế ở Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn, Lào.
52. Quốc hội nước CHDCND Lào (1988,1994, 2004), Luật đầu tư nước
ngoài, Viêng Chăn, Lào.
53. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2006), 30 năm quá trình xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào (1975 - 2005), Viêng Chăn, Lào.
54. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng Chăn, Lào.
55. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2004),
Báo cáo khảo sát đơn vị doanh nghiệp năm 2004, Viêng Chăn, Lào.
56. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2002),
Báo cáo khảo sát đơn vị doanh nghiệp năm 2002, Viêng Chăn, Lào.
57. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2005),
Thống kê 1975 -2005, Viêng Chăn, Lào.
58. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2006),
Thống kê 2006, Viêng Chăn, Lào.
59. Uỷ ban Tổ chức Trung ương Đảng (2008), Báo cáo tổng kết đánh giá
phát triển nguồn nhân lực năm 2007 - 2008 và định hướng kế hoạch năm
2008 - 2009, Viêng Chăn, Lào.
60. Văn phòng Chính Phủ Lào (2001), Văn bản hướng dẫn số 46/PM của
Luật Đầu tư năm 1994, Viêng Chăn, Lào.
61. Văn phòng Chính phủ Lào (2004), Quyết định về việc cấp giấy phép qua
một cửa dịch vụ, Viêng Chăn, Lào.
62. Văn phòng Chính Phủ Lào (2005), Văn bản hướng dẫn số 301/PM của
Luật Đầu tư năm 2004, Viêng Chăn, Lào.
63. Văn phòng Chính phủ, Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2007), Bài
Tổng kết cuộc họp về đất đai toàn quốc gia lần thứ I, Viêng Chăn, Lào.
64. Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Thư ký Chính phủ (2009), Một số chính
sách của Chính phủ tới những doanh nghiệp để ngăn chặn khủng hoảng
kinh tế thế giới, Viêng Chăn, Lào.
C. TIẾNG ANH
65. Aitken, Biran J.ann E. Harrison, (1999), “Do Domestic Firms Benefit
from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”,
American Economic Review, 89(3): 605 - 618.
66. Balasubramanian (1996), “Foreign Direct Investment and growth in EP
and IS countries”, Economic Jounal, Royal Economic Society, Vol. 106,
No.434, pp. 92-105.
67. Banga, R., (2003), “Impact of government policies and investment
agreements on FDI infows”, Working Paper, No.116, Indian Council for
Research on International Economic Relations, New Delhi, November
2003.
68. Blomstr o m Magnus and Hakan Persson, (1983), “Foreign and
Spillover Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from
the Mexican Manufacturing Industry”, World Development, 11(6):
493 – 501
69. Blomstr o m, Magnus and Ari Kokoko, (1998), “Multinational
Corporations and Spillovers”, Journal of Economic Surveys, 12(2): 1-
31.
70. Borensztein, E., Gregorio, J. D. and Lee, J. –W, (1998), “How does
foreign direct investment affect economic growth”, Journal of
International Economics 45, 115-135
71. Caves, R. E, (1974), “Multinational Firms, Competition, and
Productivity in Host-Country Markets”, Economica 41(162): 176-193.
72. Chan, K. and Gemayel, E., (2004), “Risk instability and the pattern of
foreign direct investment in the Middle East and North Africa region”,
Working Paper, No.139, IMF.
73. Committee for Planing and Investment, Department for Promotion and
Management of Domestic and Foreign Investment (2007), Investment
Guide Book for Lao PDR, Vientiane, Lao PDR.
74. Deparment for Promotion and Management of Domestic and Foreign
Investment - DDFI Lao PDR (2005), Lao PDR - The Promising
Investment Destination, Vientiane, Lao PDR.
75. Dunning, J. (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy,
New York, Addison – Wesley.
76. Dunning, J.H. (1973), “The determinants of international production”,
Oxford Economic Papers.
77. Dunning, J.H. (1979), “Explaining changing patterns of international
production: In defence of the eclectic theory”, Oxford Bulletin of
Economics and Statistics.
78. Findlay, R, (1978), “Relative Backwardness, Direct Foreign Investment,
and the Transfer of Technology: A Simple Dynamic Model”, The
Quarterly Journal of Economics 92(1): 1-16.
79. Foreign Business Act (1999), Published by Bureau of Business
Registration, Thailand.
80. Haddad, Mona and Ann Harrison, (1993), “Are there positive
spillovers from direct foreign Investment? Evidence from map data for
Morocoo”, Journal of Development Economics, 42: 51 – 74.
81. Haskel, Jonathan E, Sonia C. Pereira and Matthew J Slauter. (2002).
Does Inward Foreign Direct investment Boost the Productivity of
Domestic Firms?. NBER Working paper 8724.
82. Haskel, J. E, Pereira, S. S. and Slaughter, M. J, (2007), “Does Inward
Foreign Direct invest - ment Boost the Productivity of Domestic Firms”,
The Review of Economics and Statistics 89, 482-496
83. Investment Promotion Act (1977, 1991, 2001), Thailand.
84. Isabel Faeth (2005), Foreign Direct Investment in Australia:
Determinants and Consequences, Department of Economics the
University of Melbourne (Australia).
85. Jabbour, L. and Mucchielli, J.L, (2007), “Technology transfer thorough
vertical linkages: The case of the Spanish manufacturing industry”,
Jornal of applied Economics X, 115 -136
86. Javorcik, B. S, (2004), “Does Foreign Direct Investment Increase the
Productivity of Do - mestic Firms? In Search of Spillovers through
Backward Linkages”, American Economic Review 94, 605- 627
87. Kohpaiboon, A, (2006), “Foreign direct investment and technology
spillover: a cross-industry analysis of Thai manufacturing”, World
Development. 34 (3): 541 – 556.
88. Kokko, Ari Buben Tasini and Mario Zejan, (1996), “Local
Technological Capability and Productivity Spillovers form FDI in the
Uruguayan Manufacturing Sector”, Journal of Development Studies,
32 (4): 602 – 620
89. Lin, P. and Saggi, K, (2005), “Multinational firms and backward
linkages: a critical survey and a simple model” In Does Foreign Derect
Investment Promote Development? (Eds, blom - strom, M., Graham, E.
and Moran, T.). Washington: Institute for International Economics
90. Lin, P. and Saggi, K, (2007), “Multinational Firms, Exclusivity, and the
Degree of Degree of Backward Linkages”, Journal of International
Economics 71, 206-220
91. Liu, X., Siler, P., Wang, C. and Wei, Y, (2000), “Productivity Spillovers
from Foreign Direct Investment: Evidence from UK industry levl map
data”, Journal of International Business Studies 31, 407-425
92. Markusen, J. R. and Venables, A, (1999), “Foreign direct investment as a
catalyst for Industrial development”, European Economic Review 43,
335-356.
93. MacDougall, (1960), “Benefits and costs of Private Investment from
abroad: A theoretical Approach”, the Economic Record, Vol. 36, pp. 13-35.
94. Ministry of Commerce and Tourism, Lao PDR (1998), What and How to
do business in the Lao PDR, Vientiane, Lao PDR.
95. Miyamoto, K. (2003). “Human capital formation and foreign direct
investment in developing countries”. OECD Paper No 211
96. Nguyen, H. T. T. and Kechidi, M, (2009), “FDI and its impacts on local
industries”, In 8th International Conference of MEEA. Nice and Monaco
97. Nguyen Khac Minh & Nguyen Viet Hung, (2008), “Foreign direct
investment and productivity growth in some sub-industries of
Vietnam’s manufacturing firms, 2000-2005: Semi- parameter
approaches”, Proceedings of Growth, structural change and policies in
Vietnam since Doimoi 89-103.
98. Nguyen Ngoc Anh et al. (2008). Foreign direct investment in
Vietnam: is there any evidence of technological spillover effects.
Development and Policies Center.
99. Nonnenberg, M. and Mendonca, M., (2004), “The determinants of direct
foreign investment in developing countries”, January, Working Paper,
Institute of Applied Economic Research.
100. Singh, H., and Jun, K., (1995), “Some new evidence on determinants of
foreign direct investment in developing countries”, World Bank Policy
Research Paper, No. 1531, Washington, World Bank.
101. Smarzynska, Beata K, (2002), “Foreign direct investment increase the
productivity of domestic firms? In research of spillovers through
backward linkages”, World Bank Policy Research Working Paper
2923.
102. UNCTAD (2000), World Investment Report 2000: Gross-boder Mergers
and Acquisitions and development, New York and Geneva.
103. UNCTAD (2002), World Investment Report 2002: Transnational and
Export Competitiveness, New York and Geneva.
104. UNCTAD (2003), World Investment Report 2003: FDI in Landlocked
Developing Countries at Glance, New York and Geneva.
105. UNCTAD (2005), World Investment Report 2005: Transnational
comporations and the Internationalization of R&D, New York and
Geneva.
106. UNCTAD (2006), World Investment Report 2006: FDI from Developing
and Transition Economies Implications for Development, New York and
Geneva.
107. UNCTAD (2007), World Investment Report 2007: Transnational
Corporations, Extracitve Industries and Development, New York and
Geneva.
108. UNCTAD (2008), Doing Business (2008), Comparing regulation in 178
Economies, the World Bank Corporation, New York and Geneva.
109. UNCTAD (2008), World Investment Report 2008: Transnational
corporations and the Infrastructure Challenge, New York and Geneva.

You might also like