Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Lợi thế thương mại được hiểu như thế nào?

Lợi thế thương mại (Goodwill) được hiểu đơn giản là một khoản lợi nhuận do thương
hiệu hay giá trị vô hình mà công ty đó sở hữu, khoản tiền này không được tính toán một
cách chính xác, nó chỉ xuất hiện khi mua bán sáp nhập công ty diễn ra, người mua phải
mua đứt công ty lẫn phần lợi thế thương mại này.

Trong kế toán, lợi thế thương mại được coi là một tài sản vô hình (hoặc không lưu hành)
phát sinh khi người mua lại một doanh nghiệp hiện có. Lợi thế thương mại đại diện cho
các tài sản không thể nhận dạng riêng biệt. Nó được tìm thấy trong phần tài sản trong
bảng cân đối kế toán của công ty.

Lợi thế thương mại được ghi nhận khi giá mua cao hơn tổng giá trị của tất cả tài sản hữu
hình, vô hình được mua và các khoản nợ phải trả. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu cho
lợi thế thương mại của một doanh nghiệp với kì vọng vào tiềm năng cạnh tranh cao trong
ngành:

- Nhãn hàng và thương hiệu


- Chi phí chuyển đổi
- Lợi thế về chi phí
- Thế mạnh về hiệu ứng mạng lưới giữa khách hàng
- Mối quan hệ tốt với khách hàng, nhân viên
- Data khách hàng có sẵn
- Công nghệ độc quyền
- Tài sản vô hình khác:
+Bằng phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ
+Giấy phép đặc thù nào đó
+Các chính sách, quyết định ưu đãi đặc biệt
+Các yếu tố về bảo hộ hay độc quyền

Ngoài ra, lợi thế thương mại sẽ trở thành chi phí cho doanh nghiệp mua nếu những giá trị
kì vọng không diễn ra, doanh nghiệp bị mua không thực sự có lợi thế cạnh tranh và dễ bị
giành lấy thị phần từ đối thủ, thể hiện kết quả xấu cho cuộc sáp nhập.

Các thành phần tạo nên lợi thế thương mại là những thành phần có giá trị chủ quan nên
cũng có những rủi ro đáng kể. Có thể sẽ được định giá cao hoặc thấp tùy theo công ty
mua lại.
Nếu như lợi thế thương mại được định giá cao thì đó chắc chắn sẽ là tin xấu dành cho các
cổ đông của công ty mua lại vì họ sẽ nhìn thấy giá trị cổ phiếu của họ bị giảm xuống
khi giá trị lợi thế thương mại bị mai một.

Ý nghĩa của lợi thế thương mại

- Đối với doanh nghiệp bị mua:

Lợi thế thương mại giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với thực tế và giá trị
thuần tại thời điểm mà mua bán sáp nhập diễn ra. Đông thời, nó đem lại giá trị cao hơn
cho doanh nghiệp về lượng tiền bán được, bù đắp thiệt hại mà công ty hay doanh nghiệp
đó trên đà xuống dốc và bị mua lại bởi doanh nghiệp khác.

- Đối với doanh nghiệp mua:

Thông thường, công ty mua sẽ coi khoản tiền dành cho lợi thế thương mại là một mức chi
phí đầu tư để mua lại tiềm năng, lợi thế của công ty đó và hy vọng vào những định hướng
chiến lược trong tương lai sẽ đem lại lợi ích cao hơn. Chính vì vậy, mức chỉ tiêu lợi
nhuận sau khi công cuộc mua bán sáp nhập, kỳ vọng vào việc lợi nhuận đem đến trong
tương lai lại gây ra một áp lực, gánh nặng cho doanh nghiệp mua lại.

Sau khi sáp nhập, mua lại, lợi nhuận không được tạo ra và bù đắp đủ cho khoản lợi thế
thương mại khấu hao cho từng kỳ thì doanh nghiệp lúc này phải thực hiện hạch toán vào
chi phí.

Công thức tính lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại = Giá phí hợp nhất kinh doanh – (% Sở hữu x Giá trị tài sản thuần
của giá hợp lý)

Case về Vĩnh Hảo và Kronfa

Công ty CP Nước khoáng Vĩnh Hảo mua Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Sản xuất
Krôngpha (Kronfa). Công ty đầu tư mua tối đa 100% cổ phần Krôngpha từ các cổ đông
hiện hữu của doanh nghiệp này, tổng giá trị đầu tư là 53 tỷ đồng. Sau đó, Nước khoáng
Vĩnh Hảo đã gây bất ngờ cho thị trường khi cho biết lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm
2013 đạt 223 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm trước. Tuy nhiên, mang lại lợi nhuận
lớn nhất cho Vĩnh Hảo không phải là hoạt động kinh doanh chính mà là hoạt động tài
chính. Khoản doanh thu tài chính này đến từ lợi thế thương mại âm, do định giá lại tài sản
công ty con Krôngpha mà Vĩnh Hảo đã thâu tóm vào cuối năm ngoái.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013, khoản doanh thu hoạt động tài chính là lợi
thế thương mại âm với số tiền 214 tỷ đồng đã đóng vai trò quyết định đến kết quả kinh
doanh đột biến của Vĩnh Hảo. Chi phí bỏ ra mua bằng 20% giá trị định giá Kronfa, thể
hiện Vĩnh Hảo đã mua với mức giá “hời”. Việc ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài
chính đối với khoản lợi thế thương mại âm này là phù hợp với hướng dẫn hạch toán theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Lợi nhuận của Vĩnh Hảo sẽ mang lại nguồn
doanh thu trên báo cáo tài chính hợp nhất của Masan Consumer (chiếm 63% cổ phần
Vĩnh Hảo).

Việc định giá lại khoản đầu tư của Vĩnh Hảo được chuẩn mực kế toán yêu cầu phải đánh
giá lại hợp lý và thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính để người sử dụng có thể nắm
bắt được tính trung thực và hợp lý của các con số. Nhưng sau đó, Vĩnh Hảo không hề đưa
ra thông tin cụ thể nào về giao dịch này, chứng tỏ khoản doanh thu này không có giao
dịch tiền kèm theo.

Vĩnh Hảo đã tính tổng giá trị của nguồn nước khoáng vào lợi nhuận 2013 trong khi về
bản chất, thu nhập này được thực hiện ở tương lai. Tài sản tăng lên, khấu hao theo từng
năm tăng theo, thực tế kết quả khai thác nguồn nước không đạt được như ước tính, ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp về lâu dài, báo cáo tài chính không được như kỳ
vọng khiến giá trị do cổ đông nắm giữ bị ảnh hưởng.

Qua sự kiện này, Bộ Tài chính đang tiến hành soạn thảo và sửa đổi chuẩn mực cho phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn đo lường trình bày cụ thể minh bạch khi định giá
lại khoản đầu tư.

You might also like