Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI
NHU CẦU SỬ DỤNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN

GVHD: ThS Nguyễn Đình Uông


Nhóm thực hiện : Nguyễn Trí Nhân K084020291
Lê Nhật K084020292
Chu Tự Trung K084020332
Đề cương chi tiết:

Nhu Cầu Sử Dụng Xe Buýt Của Sinh Viên

1.Lý do chọn đề tài:

Ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang là vấn nạn hàng ngày, gây tổn hại
lớn về kinh tế, làm tăng ô nhiễm môi trường. Theo Cục Đường bộ (Bộ GTVT), để giải
quyết ùn tắc giao thông, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải thì phải phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), trong đó
trước mắt từ nay đến năm 2020, ngành Giao thông sẽ ưu tiên phát triển xe buýt.

Thật vậy , xe buýt là một trong những hệ thống giao thông quan trọng hiện nay
với hơn 150 tuyến lưu thông trên khắp các quận huyện của thành phố HCM. Đây là
loại phương tiện giúp tiết kiệm chi phí , ít bị bụi bặm , an toàn hơn … Chính vì thế ,
nó đang được nhiều người sử dụng hàng ngày để đi lại, nhất là giới học sinh, sinh viên
và một bộ phận công chức, công nhân lao động có thu nhập thấp . Đối với phần lớn
sinh viên xe buýt đã trở thành một phương tiện di chuyển không thể thiếu. Theo khảo
sát của Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP có đến 59,6% khách đi xe buýt là người đi
học.

Thực tế , ở làng ĐHQG TPHCM , mỗi ngày đều luôn tấp nập những lượt đi
và về của xe buýt chở sinh viên đến trường rồi về nhà , đến nơi học thêm , làm thêm
của sinh viên . Đặc biệt , vào những giờ cao điểm : giờ đi học của sinh viên vào buổi
sáng ( 6h – 7h ) hay buổi trưa (11h30 – 12h30) và những lúc tan học , một lượng lớn
sinh viên đứng chờ tại các trạm xe buýt đến nỗi nếu chỉ một chiếc xe buýt xuất hiện
cũng không tài nào chở hết , thậm chí chỉ cần một chỗ đứng trên xe . Rõ ràng , sự
chen chúc nhau trên xe buýt là một hiện trạng không xa lạ đối với các bạn sinh viên

Vì thế , nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và nhận biết cường độ
nhu cầu đối với loại phương tiện công cộng này . Tuy nhiên , với kinh phí hạn hẹp ,
chúng tôi chỉ xem xét dưới góc độ người sử dụng là sinh viên KKT-ĐHQG . Mục đích
của đề tài nhằm tạo ra một nguồn tham khảo tương đối cho những người quan tâm đến
vấn đề này , đặc biệt là mong muốn cục đường bộ sẽ quan tâm nhiều hơn nữa và có
những triển khai thiết thực nhằm hoàn thiện mạng lưới tuyến và kết cấu hạ tầng cũng như
đáp ứng nhu cầu của giới sinh viên ngày một tốt hơn .

2.Cơ sở lí luận:

Dựa trên lý thuyết về sự phân cấp theo nhu cầu của Abraham Maslow và lý thuyết hành
vi người tiêu dùng .

Theo Maslow, ông đã nhìn nhận các nhu cầu của con người theo hình thái phân cấp , sắp
xếp thứ tự tăng dần từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất : gồm 5 cấp .Maslow
khẳng định những nhu cầu xuất hiện trước tiên phải được thỏa mãn trước khi một nhu cầu
cấp cao hơn xuất hiện . Vậy ở đây việc dùng xe buýt của sinh viên được xuất phát từ nhu
cầu bậc 3 (nhu cầu xã hội – nhu cầu được giao tiếp, cảm giác được chiều chuộng, tình
yêu) và nhu cầu bậc 4 (nhu cầu tự trọng – sự tôn trọng, địa vị,…

Theo lý thuyết hành vi người tiêu dùng: Người tiêu dùng dựa vào các điều kiện sẽ tự lựa
chọn sao cho đạt được độ thỏa dụng cao nhất. Từ đó , chúng tôi đưa ra một số biến giải
thích sau có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của sinh viên đối với xe buýt :

Phương tiện di chuyển cá nhân: Việc sinh viên có phương tiện di chuyển riêng (xe máy,
xe đạp,….) sẽ ảnh hưởng đến tần số dùng xe buýt của sinh viên để đi lại, biến định tính
mang dấu dương. (X1)

Thời gian chờ đợi: Thời gian chờ đợi càng lâu sẽ ảnh hưởng đến quyết định mức độ chọn
dùng xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên, kì vọng mang dấu âm (X2)
Khoảng cách từ nhà đến trường: Khoảng cách càng xa, nhu cầu đi xe buýt của sinh viên
sẽ càng tăng, kì vọng mang dấu dương (X3)

Khoảng cách từ nhà đến nơi làm thêm, học thêm: Khoảng cách càng xa nhu cầu sẽ càng
tăng, kì vọng mang dấu dương (X4)

Số chặng: Sinh viên càng đi nhiều chặng nhu cầu đi xe buýt sẽ càng tăng, kì vọng mang
dấu dương (X5)

Loại vé sử dụng: Việc sinh viên sử dụng vé tập, vé lượt hay vé tháng cũng ảnh hưởng đến
số lần sử dụng xe buýt của sinh viên (X6)

Mô hình dự kiến: Demand= p1X1 - p2X2 + p3X3 + p4X4 + p5X5 + p6X6

3.Nhiệm vụ:

Tìm hiểu thực trạng sử dụng xe buýt hiện nay của sinh viên Khoa Kinh Tế Luật

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi xe buýt của sinh viên Khoa Kinh Tế Luật.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu sử dụng xe buýt của sinh viên Khoa Kinh Tế Luật

Phạm vi nghiên cứu: Do một số điều kiện về nhân lực, thời gian và kinh phí,… nên chúng
tôi chỉ có thể nghiên cứu trên một cỡ mẫu nhỏ gồm 60 mẫu sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên

5.Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng mô hình hồi qui đa biến với sự trợ giúp của Eviews

6. Cấu trúc đề tài:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài


Chương 2: Mô hình hồi qui đa biến

Phần phụ lục, tài liệu tham khảo:

You might also like