Câu hỏi về điều trị Nội tiêu hóa K40

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NỘI TIÊU HÓA

Nguồn: Bài soạn tham khảo từ các anh chị K40

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP KIẾN THỨC

I. XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA:


- Mạch nhanh>120 lần/phút.
- Lượng máu mất >=1,5 lít (tuy nhiên thường BN tự ước tính nên khó chính
xác).
- CLS: Hồng cầu < 2 triệu, Hct<20%, Hb<7g/dl.
10. Tiêu chuẩn xuất viện BN XHTH do Loét dạ dày tá tràng?
- LS ổn XH 3 ngày.
- Công thức máu ko còn thiếu máu, Hct>20% (trẻ), >25% (già, bệnh Tim-Phổi
mạn).
- Không tiêu phân đen.
- Duy trì PPI 4 tuần (Loét tá tràng), 6 tuần (Loét dạ dày).
- Nội soi sau khi ngưng thuốc 2 tuần.
11. Làm Tips (Shunt cửa chủ) có nguy cơ gì?
Máu không qua gan mà đổ trực tiếp vào TM chủ làm tăng nguy cơ bị Hôn mê
gan.
II. XƠ GAN:
1. Tại sao Xơ gan dùng Lợi tiểu kháng Aldosteron (Spironolacton) trước?
Vì giảm Albumin máu -> giảm áp suất keo -> gây thoát dịch vào mô -> giảm
thể tích tuần hoàn -> kích hoạt hệ RAA làm tăng Aldosterol, tăng tái hấp thu
muối & nước. Vì vậy, dùng Lợi tiểu kháng Aldosterol là phù hợp cơ chế nhất!
2. Tác dụng phụ của Spironolacton?
- Tăng K+ máu.
- Rối loạn tình dục (nữ hóa tuyến vú ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ…).
3. Chống chỉ định của Propranolol: Co thắt đường dẫn khí (Hen, COPD…),
Nhịp chậm < 55 lần/phút, HA<100mmHg, Block A-V độ 2 & 3, Bệnh ĐM ngoại
vi.
4. Mục tiêu khi dùng Propranolol ở BN Xơ gan? Nhịp tim lúc nghỉ khoảng 55
lần/phút hoặc giảm 20-25% tần số tim so với bình thường.
5. Kháng sinh có vai trò gì đối với BN Xơ gan?
Kháng sinh để dự phòng Viêm phúc mạc, giảm tỷ lệ tái xuất huyết & giảm tỷ lệ
tử vong. Thường sử dụng KS trong 7 ngày.
6. BN XHTH thì nên uống sữa lạnh sau mấy giờ?
Sau khi cầm máu được, qua 24 giờ đầu có thể cho BN uống sữa lạnh.
7. Tiêu chí tầm soát giãn TMTQ qua Nội soi khi nào?
- Xơ gan Child B,C bắt buột Nội soi dạ dày thực quản tá tràng để tầm soát dãn
TMTQ.
- Xơ gan Child A nên đi Nội soi khi:
+ Tăng áp lực TM cửa (tuần hoàn bàng hệ, Lách to).
+ Đo đường kính TM cửa trên SA >1,3cm.
+ Tiểu cầu <140.000.
- Nếu không dãn -> Nội soi lại sau 1 năm.
- Nếu dãn độ 1: KT lại sau 6 tháng.
- Nếu dãn độ 2+3: Khuyến cáo dùng Propranolol dự phòng XHTH.
8. Octreotid truyền tới khi nào thì ngưng? 2-5 ngày, thường thì 5 ngày!
9. Chỉ định truyền tiểu cầu & huyết tương tươi đông lạnh?
Tiểu cầu < 50k =>truyền tiểu cầu.
PT<40% hoặc INR<1,5=>truyền huyết tương tươi đông lạnh.
10. Tại sao lựa chọn phương pháp chích cầm máu?
Lựa chọn phương pháp chích cầm máu khi máu đang chảy và/hoặc có nguy cơ
tái xuất huyết cao.
11. Chỉ định chích cầm máu?
CĐ chích cầm máu cấp cứu đối với FIa & Fib, chích cầm máu dự phòng (trì
hoãn) đối với FIIa & FIIb.
12. Dung dịch chích cầm máu là gì? Kể các thành phần?
Dung dịch chích cầm máu HSE 3% gồm Adrenalin 1/10.000 với NaCl 3%.
13. Thuốc điều trị viêm gan siêu vi B & C?
- VG B: Tenofovir.
- VG C: Sofosbuvir & viên phối hợp.
14. Chỉ định chọc dò ổ bụng trong Xơ gan?
- Báng bụng nhiều, chèn ép cơ hoành gây khó thở->Suy hô hấp.
- Cổ trướng kháng trị.
- Nhiễm trùng dịch báng.
- Chọc dò để xác định Dịch thấm hay Dịch tiết.
15. Cổ trướng được gọi là Kháng trị với Lợi tiểu khi?
Dùng 160mg Furosemide (4 viên Lasix 40mg ) & 400mg Spironolacton (16 viên
Aldacton 25mg).
16. Trong trường hợp Cổ trướng kháng trị (Cổ trướng không đáp ứng với
Lợi tiểu) thì cần chú ý điều trị những vấn đề gì?
Tìm ra các yếu tố gây ra & điều trị những vấn đề đó: Hạ HA, giảm Albumin
máu nặng, Suy thận, XHTH, nhiễm trùng dịch báng…
17. Rút 1 lịch dịch cổ trướng thì cần bù bao nhiêu gram Albumin? 8-10g/L.
18. Chỉ định bù đạm? Albumin<20g/L hoặc cần chọc hút dịch báng.
19. Hội chứng Gan Thận là gì & đặt ra vấn đề gì để điều trị?
Suy giảm chức năng Thận (Suy thận) trên nền BN Xơ Gan=>điều trị triệu
chứng!
III. VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG:
* ĐIỀU TRỊ:
1. Tại sao dùng Trimafort? Thành phần? Hàm lượng?
Trimafort dùng để trung hòa acid dư + Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Gồm Al(OH)3, Mg(OH)2 và Simethicon.
Hàm lượng 10ml/gói.
2. Mục đích dùng PPI liều cao?
Làm tăng PH dạ dày=>bảo vệ cục máu đông.
3. Kể tên các loại PPI & Liều chuẩn?
Omeprazol 20mg; Rabeprazol 20mg;
Lansoprazol 30mg;
Pantoprazol 40mg;
Esomeprazol 20mg hoặc 40mg (tùy sách).
4. Cách phương pháp tìm Hp?
- Gồm 2 nhóm là: xâm lấn & không xâm lấn.
- Các XN xâm lấn phải có nội soi & sinh thiết 1 mẫu mô dạ dày để làm 1 trong
các XN sau:
+ Test Urease nhanh (Clo test): phổ biến nhất.
+ Mô bệnh học.
+ Nuôi cấy & làm KSĐ.
- Các XN không xâm lấn:
+ Test hơi thở.
+ Tìm kháng nguyên trong phân.
+ Tìm kháng thể trong huyết thanh.
5. Phác đồ diệt Hp?
Hp kháng nhiều nhất là Metronidazol & Clarithromycin.
* Phác đồ OAC (Omeprazol+Amoxicillin+Clarithromycin) kháng 70%.
* Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (PPI+Bismuth+Tetracyclin+Metronidazole).
Phác đồ đầu tay tốt nhất diệt trừ Hp, dùng trong 10-14 ngày.
- Omeprazol 20mg 1vx2 uống trước ăn 30 phút.
- Tetracylin 500mg 1vx4 uống sau ăn.
- Tinidazol/Metronidazol 500mg 1vx2 uống.
- Bismuth 120mg 1vx4 uống trước ăn 30 phút=>tác dụng phụ: độc tính TK. Do
đó sử dụng tối đa 2 tuần.
Ngày 2 lần KT đánh giá lại. Ngưng ít nhất 2 tuần nếu muốn KT Hp.
* Phác đồ cứu vãn (cứu vớt) OAL: dùng 10-14 ngày.
Omeprazol 20mg 1vx2 uống trước ăn 30p.
Amoxicillin 1g 1vx2
Levofloxacin 0,5g 1vx2
Trong TH vẫn diệt trừ thất bại sau 2 lần điều trị, cần nuôi cấy VK & làm KSĐ
để chọn KS phù hợp.
6. Thời gian ngưng thuốc (PPI, Kháng sinh, Bismuth) để tìm Hp tốt nhất là
mấy tuần? 4 tuần (ít nhất 2 tuần).
7. Dùng phác đồ diệt Hp cần chú ý điều gì?
- Không dùng chung với Antacid vì nó làm dính kháng sinh.
- Cấm dùng Prokinatic vì tăng co bóp dạ dày.
8. Kháng sinh trong phác đồ diệt Hp có đặc điểm gì? Tan trong dạ dày & VK
vẫn còn nhạy cảm với KS.
9. Phân độ Forrest:
Ia Máu phun thành tia Máu từ ĐM, nguy cơ tái XH rất cao
Ib Máu rỉ thành dòng Máu từ TM, nguy cơ tái XH cao
IIa Mạch máu nhìn thấy Nguy cơ tái XH cao
IIb Cục máu dính Nguy cơ tái XH cao
IIc Có cặn máu đen Nguy cơ tái XH thấp
III Đáy sạch Không có nguy cơ XH
10. Theo phân tầng nguy cơ theo Forrest, TH nào cần Nội soi cầm máu?
Cấp cứu hay trì hoãn?
FIa, FIb -> Nội soi cầm máu cấp cứu.
FIIa, FIIb->Nội soi cầm máu trì hoãn.
FIIc, FIII -> PPI.
11. Sau Nội soi, dùng PPI bao lâu đối với Loét dạ dày & Loét tá tràng?
PPI dùng do Loét dạ dày 6 tuần; Loét tá tràng 4 tuần. Ngoài ra cần:
- Diệt Hp.
- Cho Antacid.
- Bù sắt nếu TM HC nhỏ nhược sắc
12. Hồi sức Nội khoa XHTH do Loét:
- Lập đường truyền TM.
- Ổn định HA:
+ THA: đưa về HA dễ chịu.
+ Không có THA: Mục tiêu HATT 100mmHg.
- Nằm đầu thấp.
- Thở Oxy.
- Đặt sonde tiểu.
- Ngưng thuốc viên.
. Nội soi.
13. Nội soi do Loét :
- Cấp cứu.
- Soi sớm: Rất sớm<12h, sớm<24h.
IV. VIÊM TỤY CẤP:
* ĐIỀU TRỊ:
1. Tiên lượng BN VTC theo thang điểm gì? Chỉ số Ranson/Imrie tại thời điểm
tiếp nhận BN & sau 48h.
2. Tại sao người ta thường dùng dẫn xuất Morphin trong điều trị giảm đau
do VTC? Do không co thắt cơ vòng Oddi.
3. Ở BN VTC, nuôi ăn qua đường miệng theo trình tự nào?
- Nước đường, cháo đường, cơm nhão, cơm bình thường.
- Tuyệt đối kiêng sữa, mỡ, béo.
4. Chỉ định Kháng sinh khi nào?
- VTC nặng.
- VTC + Sỏi mật.
- Nhiễm trùng: Sốt, BC tăng, CRP tăng.
5. Cần chú ý gì trong xử trí VTC do Sỏi?
- Sỏi kẹt Oddi->ERCP.
- Cấp cứu nếu có nhiễm trùng đường mật->thông đường mật lấy sỏi.
- Bán cấp có thể làm từ từ để lấy sỏi.
- Nếu KHÔNG có sỏi kẹt mà thấy túi mật có sỏi=>Cắt túi mật.

You might also like