Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN




BÀI THUYẾT TRÌNH:

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS 01 –


TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Môn học: Kế toán quốc tế 2


Giảng viên: Đinh Văn Thịnh

Nhóm thực hiện: Nhóm 8


Lớp: D01

Thủ Đức, ngày 21 tháng 8 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ TÊN MSSV

1 Nguyễn Huỳnh Ngọc Yến 030633171366

2 Bùi Thị Thu Mận 030633171211

3 Phạm Phương Quyên 030633171704

4 Bùi Thị Loan 030633171525

5 Nguyễn Thị Thanh Thùy 030633170653

6 Nguyễn Thị Dân Trân 030633170294

7 Nguyễn Thị Thu Tiền 030633171534

8 Huỳnh Thị Trúc Vy 030633171050


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
IASB (Iternational Accounting Standards Board) là Tổ chức tiêu chuẩn kế toán quốc
tế này được thành lập năm 1973, có trụ sở tại London. IASB là tên gọi sau này của tổ
chức IASC (International Accounting Standards Committee) từ năm 2001.
Trước đây, tiêu chuẩn được IASC soạn ra có tên gọi: Chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Accounting Standards (IAS)). Nhưng theo thời gian, những tiêu chuẩn
này lại được đổi tên thành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial
Reporting Standards (IFRS). Tính đến 1/1/2011, đã có 41 chuẩn mực kế toán quốc tế và
9 chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính IFRS được IASB ban hành.

IAS 1 được ban hành lần đầu vào tháng 01/1975 với tên gọi "Trình bày các chính
sách kế toán. Chuẩn mực này đưa ra các yêu cầu chung cho Báo cáo tài chính bao gồm
cấu trúc của Báo cáo tài chính, các nội dung tối thiểu cần trình bày trên Báo cáo tài
chính,… Chuẩn mực cũng yêu cầu một bộ Báo cáo tài chính đầy đủ phải bao gồm các
báo cáo khác nhau.
Trong điều tra Deloitte với 175 quốc gia vào năm 2018, kết quả cho thấy so với
những năm trước các quốc gia áp dụng IAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể, cụ thể:
98 quốc gia bắt buộc áp dụng toàn bộ IAS/IFRS, 9 quốc gia bắt buộc áp dụng IAS/IFRS
đối với một số doanh nghiệp, 25 quốc gia yêu cầu áp dụng IAS/IFRS, 22 quốc gia
không yêu cầu áp dụng IAS/IFRS, 21 quốc gia không có Thị trường chứng khoán.

Vì vậy trong quá trình hội nhập, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền
vững, hỗ trợ thị trường tài chính, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, đòi
hỏi đặt ra là cần phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Đặc biệt, để tiếp
cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu
lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) là nhu cầu bức thiết và là
xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng.

Nhóm quyết định chọn đề tài “Chuẩn mực kế toán quốc tế 01 – Trình bày báo cáo
tài chính” để nghiên cứu và trình bày.

MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH.................................................................................................................. 1

II. PHẠM VI ÁP DỤNG..................................................................................................1

III. ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG CHUẨN MỰC...........................2


IV. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................................3

1. Mục đích của Báo cáo tài chính...............................................................................3

2. Một bộ Báo cáo tài chính đầy đủ.............................................................................4

3. Các đặc điểm về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.........................................5

V. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG....................................................................................11

1. Giới thiệu...............................................................................................................11

2. Xác định các Báo cáo tài chính..............................................................................12

3. Báo cáo Tình hình tài chính...................................................................................13

4. Phân biệt ngắn hạn/ dài hạn...................................................................................15

5. Thông tin được trình bày trong Báo cáo Tình hình tài chính hoặc trong các
thuyết minh.....................................................................................................................20

6. Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác.....................................................21

7. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu...........................................................................31

8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................................................33

VI. CHUYỂN ĐỔI VÀ NGÀY HIỆU ĐỔI LỰC...........................................................36

VII.SO SÁNH IAS 01 VÀ VAS 21 VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH...........36

1. Giống nhau............................................................................................................36

2. Khác nhau..............................................................................................................36

VIII. SO SÁNH VỀ QUI ĐỊNH TRÌNH BÀY TỪNG KHOẢN MỤC TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................38
29

I. MỤC ĐÍCH.

Chuẩn mực này quy định cơ sở cho việc trình bày các Báo cáo tài chính cho mục đích
chung nhằm đảm bảo tính so sánh giữa các Báo cáo tài chính của đơn vị ở các kỳ khác
nhau, và với Báo cáo tài chính của các đơn vị khác. Chuẩn mực đặt ra các yêu cầu tổng
thể đối với việc trình bày Báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc của các Báo cáo và
các yêu cầu tối thiểu về nội dung của các Báo cáo.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG.

Đơn vị phải áp dụng chuẩn mực này trong quá trình lập và trình bày Báo cáo tài
chính phục vụ mục đích chung phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc Tế
(IFRSs).

Chuẩn mực này không áp dụng cho cấu trúc và nội dung của các Báo cáo tài chính
giữa niên độ dạng tóm lược được lập theo Chuẩn mực IAS 34 – Lập Báo cáo tài chính
giữa niên độ.

Chuẩn mực này được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các đơn vị, bao gồm cả những
đơn vị trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất
và những đơn vị trình bày Báo cáo riêng theo IAS 27 – Báo cáo tài chính riêng.

Chuẩn mực này dùng các thuật ngữ phù hợp cho các đơn vị hoạt động vì mục đích
lợi nhuận, bao gồm cả các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực công.

Nếu các đơn vị với những hoạt động phi lợi nhuận thuộc khu vực tư nhân hay thuộc
khu vực công áp dụng chuẩn mực này, họ có thể phải điều chỉnh những diễn giải cho
các khoản mục cụ thể trong Báo cáo tài chính và cho cả Báo cáo tài chính. Tương tự
cho các đơn vị không có nguồn vốn như được nêu trong chuẩn mực IAS 32 – Các công
cụ tài chính (ví dụ: quỹ tương hỗ, đơn vị hợp tác xã,…), cần áp dụng trình bày Báo cáo
tài chính theo lợi ích của các thành viên hoặc lợi ích của các chủ sở hữu đơn vị quỹ.
29

III. ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG CHUẨN MỰC.

Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:

Các Báo cáo tài chính cho mục đích chung (gọi tắt là ‘các BCTC’) là các Báo cáo
tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng không ở vị trí có thể yêu cầu
đơn vị lập Báo cáo phù hợp với nhu cầu thông tin cụ thể của họ.

Không thể áp dụng được: Một yêu cầu không thể áp dụng được là khi đơn vị không
thể áp dụng được yêu cầu này sau khi thực hiện mọi nỗ lực hợp lý để làm điều đó.

Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRSs) là các chuẩn mực và các
hướng dẫn được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Các chuẩn
mực và hướng dẫn này bao gồm:

(a) Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRSs);
(b) Các Chuẩn mực Kế toán Quốc Tế (IASs);
(c) Các hướng dẫn của Hội đồng hướng dẫn Báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRIC);
(d) Các hướng dẫn của ủy ban Hướng dẫn thường trực (SIC).

Trọng yếu:

Thông tin là trọng yếu nếu sự thiếu sót, sai sót hoặc che khuất thông tin đó có thể
được kỳ vọng một cách hợp lý là có ảnh hưởng đến quyết định được người sử dụng
chính đưa ra dựa trên cơ sở là các Báo cáo tài chính cho mục đích chung cung cấp thông
tin về một đơn vị Báo cáo cụ thể.

Trọng yếu phụ thuộc vào bản chất và quy mô của thông tin, hoặc cả hai. Một đơn vị
đánh giá thông tin, một cách riêng biệt hoặc kết hợp với các thông tin khác, là trọng yếu
hay không cần xem xét trong bối cảnh của toàn thể Báo cáo tài chính. Thông tin bị che
khuất nếu thông tin đó được truyền đạt theo cách có ảnh hưởng tương tự đến người sử
dụng chính của Báo cáo tài chính như việc bỏ sót hoặc hiểu sai thông tin đó.
29

Các thu nhập toàn diện khác: các khoản mục thu nhập và chi phí (bao gồm các
điều chỉnh tái phân loại) không được ghi nhận trong Báo cáo lãi hoặc lỗ theo quy định
hoặc được cho phép bởi các IFRS khác.

Chủ sở hữu là người nắm giữ các công cụ được phân loại là vốn chủ sở hữu.

Lãi hoặc lỗ là tổng thu nhập trừ đi các khoản chi phí, không bao gồm các khoản
mục thuộc thu nhập toàn diện khác.

Điều chỉnh phân loại lại là các khoản được tái phân loại vào Báo cáo lãi hoặc lỗ
của kỳ hiện tại mà trước đó đã được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác
của kỳ hiện tại hoặc các kỳ trước.

Tổng thu nhập toàn diện là thay đổi trong nguồn vốn trong một kỳ kế toán mà
những thay đổi này là kết quả của các giao dịch và các sự kiện khác mà không phải là
các thay đổi từ những giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu. Tổng thu
nhập toàn diện bao gồm tất cả những thành phần của ‘Báo cáo lãi hoặc lỗ’ và ‘Báo cáo
thu nhập toàn diện khác’.

IV. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Mục đích của Báo cáo tài chính.

Các Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết
quả tài chính của một đơn vị. Mục đích của các Báo cáo tài chính là cung cấp các thông
tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các dòng tiền của một đơn vị, hữu ích đối
với đại đa số những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài
chính cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao
phó cho họ. Để đáp ứng mục tiêu này, Báo cáo tài chính cung cấp thông tin sau về đơn
vị: tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn; thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ; vốn góp
của chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận tới chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu; các
dòng tiền.
29

Các thông tin này, cùng với các thông tin trên các thuyết minh, hỗ trợ người sử dụng
Báo cáo tài chính dự đoán các dòng tiền trong tương lai của đơn vị và, cụ thể hơn, là
thời gian và mức độ chắc chắn của các dòng tiền.

2. Một bộ Báo cáo tài chính đầy đủ.

Một bộ Báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

(a) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ;
(b) Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác trong kỳ;
(c) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ;
(d) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ;
(e) Các thuyết minh, bao gồm các chính sách kế toán chủ yếu và các thông tin diễn
giải khác;
 Thông tin so sánh của kỳ trước (nếu cần thiết để hiểu các Báo cáo tài chính kỳ
này).
(f) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ trước khi đơn vị áp dụng
hồi tố một chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các khoản mục trên Báo cáo tài
chính hoặc khi phân loại lại các khoản mục trên Báo cáo tài chính.
Đơn vị có thể sử dụng các tiêu đề cho các Báo cáo khác so với những tiêu đề được
dùng trong Chuẩn mực này. Ví dụ, đơn vị có thể sử dụng tiêu đề “Báo cáo thu nhập toàn
diện” thay vì “Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác”.

Đơn vị có thể trình bày một Báo cáo đơn lẻ về lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện
khác, với lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác được trình bày trong hai phần. Các
phần này phải được trình bày cùng nhau, trong đó phần lãi hoặc lỗ sẽ được trình bày
trước, sau đó đến phần thu nhập toàn diện khác. Đơn vị có thể trình bày phần lãi hoặc lỗ
trong một Báo cáo lãi hoặc lỗ riêng. Trong trường hợp đó, Báo cáo lãi hoặc lỗ riêng
phải trình bày ngay trước Báo cáo thu nhập toàn diện, mà Báo cáo này sẽ bắt đầu bằng
trình bày lãi lỗ.
29

Ngoài các Báo cáo tài chính, nhiều đơn vị còn trình bày các Báo cáo khác như Báo
cáo về môi trường, Báo cáo giá trị gia tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực mà nhân tố môi
trường có ảnh hưởng trọng yếu và khi người lao động được coi là một nhóm người sử
dụng Báo cáo quan trọng. Các Báo cáo này được trình bày bên ngoài các Báo cáo tài
chính và nằm ngoài phạm vi của IFRSs.

3. Các đặc điểm về việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Trình bày hợp lý và tuân thủ theo IFRSs.

Các Báo cáo tài chính phải trình bày hợp lý tình hình tài chính, kết quả tài chính và
lưu chuyển tiền tệ của một đơn vị. Việc trình bày hợp lý đòi hỏi phải trình bày trung
thực ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với các
định nghĩa và các tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí như quy định
tại Khuôn khổ cơ bản về Lập và trình bày Báo cáo tài chính (Khuôn khổ cơ bản). Việc
áp dụng IFRSs, với các thuyết minh bổ sung nếu cần, được hiểu là sẽ giúp các Báo cáo
tài chính được trình bày hợp lý.

Đơn vị trình bày các Báo cáo tài chính theo IFRSs phải trình bày rõ ràng và đầy đủ
về việc tuân thủ này trong các thuyết minh Báo cáo tài chính. Đơn vị không được thuyết
minh là Báo cáo tài chính tuân thủ theo IFRSs trừ phi các Báo cáo này tuân thủ theo tất
cả các yêu cầu của IFRSs.

Trong hầu hết các trường hợp, Báo cáo tài chính của đơn vị được một trình bày một
cách hợp lý nếu tuân thủ đầy đủ IFRSs. Việc trình bày hợp lý cũng yêu cầu đơn vị phải:

(a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán theo quy định của IAS 8 “Chính
sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót”.
(b) Trình bày các thông tin, bao gồm các chính sách kế toán, đảm bảo việc cung cấp
các thông tin thích hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được và có thể hiểu được.
(c) Cung cấp các thuyết minh bổ sung để giúp người sử dụng Báo cáo hiểu được ảnh
hưởng của các giao dịch cụ thể, các sự kiện và điều kiện khác đến kết quả và tình hình
tài chính của đơn vị trong trường hợp việc tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể của IFRSs là
chưa đủ.
29

Đơn vị không được sửa chữa việc áp dụng sai các chính sách kế toán bằng cách trình
bày các chính sách kế toán được sử dụng hoặc các thuyết minh hoặc bằng các tài liệu
giải thích.

Trong một số rất ít trường hợp khi Ban Giám đốc kết luận rằng việc tuân thủ theo
một yêu cầu của một IFRS có thể làm sai lệch các thông tin trên Báo cáo tài chính tới
mức mâu thuẫn với với mục tiêu của các Báo cáo tài chính như quy định trong “Khuôn
khổ cơ bản”, Trong trường hợp này đơn vị phải tiến hành thuyết minh.

Hoạt động liên tục.

Khi lập các Báo cáo tài chính, ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên
tục của đơn vị. Đơn vị phải lập các báo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi
ban Giám đốc có ý định giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh, hoặc không có
phương án khả thi nào khác ngoài việc giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh.

Trong quá trình đánh giá khả năng hoạt động liên tục, nếu ban Giám đốc nhận thấy
các yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện có thể
gây nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị, đơn vị phải thuyết
minh những yếu tố không chắc chắn này. Trong trường hợp không lập các Báo cáo tài
chính trên cơ sở hoạt động liên tục, đơn vị phải thuyết minh điều này cùng với cơ sở lập
Báo cáo tài chính và lý do tại sao đơn vị không thể hoạt động liên tục.

Khi đánh giá liệu giả định hoạt động liên tục có phù hợp hay không, ban Giám đốc
phải tính đến tất cả thông tin sẵn có về tương lai trong ít nhất (nhưng không giới hạn)
mười hai tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Mức độ đánh giá phụ thuộc vào từng
trường hợp thực tế:

Nếu một đơn vị có lịch sử hoạt động kinh doanh có lãi và có các nguồn tài chính dồi
dào, đơn vị có thể kết luận rằng nguyên tắc hoạt động liên tục là hợp lý mà không cần
phân tích chi tiết.
29

Trong các trường hợp khác, ban Giám đốc có thể phải xem xét một loạt các yếu tố
liên quan đến khả năng sinh lời hiện tại và dự kiến, lịch trả nợ và các nguồn tài chính
thay thế tiềm năng trước khi có thể tự kết luận rằng cơ sở hoạt động liên tục là phù hợp.

Ví dụ:

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm 2018, doanh nghiệp nhận định:

Sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong năm 2019: Hàng tồn kho sẽ được
ghi nhận theo giá gốc.

Không thỏa mãn nguyên tắc hoạt động liên tục năm 2019: doanh nghiệp phải đánh
giá lại toàn bộ tài sản, nợ phải trả,... Theo đó, doanh nghiệp phải ghi nhận hàng tồn kho
vào sổ kế toán theo giá đánh giá lại trước khi lập Báo cáo tài chính. Cụ thế là giá thấp
hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm báo cáo.

Cơ sở kế toán dồn tích.

Đơn vị phải lập các Báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích ngoại trừ thông tin lưu
chuyển tiền tệ.

Khi áp dụng cơ sở dồn tích, đơn vị ghi nhận các khoản mục như tài sản, nợ phải trả,
vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí (các thành phần của các Báo cáo tài chính) nếu
chúng thỏa mãn các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận như quy định trong “Khuôn khổ cơ
bản”.

Trọng yếu và tổng hợp.

Đơn vị phải trình bày riêng biệt từng nhóm các khoản mục trọng yếu có tính chất
tương đồng. Đơn vị phải trình bày riêng biệt các khoản mục có bản chất hay chức năng
không tương đồng trừ khi các khoản mục này là không trọng yếu.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình tập hợp và phân loại là việc trình bày các dữ liệu
đã được tóm tắt và phân loại thành các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Một khoản
mục không trọng yếu đơn lẻ sẽ được trình bày gộp với các khoản mục khác trên các Báo
29

cáo hoặc trong thuyết minh. Một khoản mục không đủ trọng yếu để được trình bày
riêng trong các Báo cáo tài chính có thể được trình bày riêng trong các thuyết minh.

Đơn vị sẽ không được làm giảm tính dễ hiểu của Báo cáo tình chính bằng cách che
khuất thông tin trọng yếu bằng thông tin không trọng yếu hoặc bằng cách gộp chung các
khoản mục trọng yếu có bản chấn hoặc chức năng khác nhau.

Một vài IFRS chỉ định một số thông tin phải được trình bày trong các Báo cáo tài
chính, bao gồm cả các thuyết minh. Đơn vị không cần phải trình bày một thuyết minh
cụ thể theo quy định của một IFRS nếu thông tin có được từ thuyết minh đó không
trọng yếu.

Ví dụ:

a. Lợi nhuận sau thuế của công ty X là 50 tỷ VNĐ, nhưng thông tin trên Báo cáo tài
chính như sau:

o Trường hợp 1: 49 tỷ VNĐ: sai lệch ít, không ảnh hưởng đến quyết định của
người sử dụng Báo cáo tài chính, không mang tính chất trọng yếu.

o Trường hợp 2: 25 tỷ VNĐ số tiền sai lệch tương đối nhiều nên mang tính chất
trọng yếu.

b. Tại 31/12/2018, doanh nghiệp đã kí hợp đồng góp vốn với một bên đối tác để
thành lập một cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Khi đó, dù giá trị vốn góp là bao nhiêu
hay khi nào thực hiện tiến hành góp vốn,... doanh nghiệp cũng sẽ phải thuyết minh đầy
đủ thông tin này trên Báo cáo tài chính. Bởi vì việc thành lập cơ sở kinh doanh này là sự
thay đổi trong hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Bù trừ

Đơn vị không được phép bù trừ tài sản với nợ phải trả hoặc thu nhập với chi phí trừ
khi IFRS quy định hoặc cho phép việc bù trừ.

Đơn vị trình bày riêng biệt tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí. Ngoại trừ
trường hợp khi việc bù trừ phản ánh đúng bản chất của giao dịch hoặc sự kiện khác,
việc bù trừ trên Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác hoặc Báo cáo tình hình
29

tài chính sẽ làm giảm khả năng hiểu đúng các giao dịch, các sự kiện và điều kiện khác
đã xảy ra cũng như khả năng đánh giá dòng tiền trong tương lai của đơn vị của người
đọc Báo cáo tài chính. Việc xác định giá trị tài sản thuần sau khi loại trừ dự phòng - ví
dụ, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi - không phải là bù
trừ.

Tần suất báo cáo

Đơn vị phải trình bày một bộ hoàn chỉnh các Báo cáo tài chính (bao gồm cả thông
tin so sánh) tối thiểu là hàng năm. Khi một đơn vị thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán và
trình bày các Báo cáo tài chính cho một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn một năm, bên
cạnh thuyết minh về các kỳ kế toán được phản ảnh bởi Báo cáo tài chính, đơn vị phải
thuyết minh bổ sung về:

(a) Nguyên nhân của việc sử dụng kỳ kế toán dài hơn hay ngắn hơn;
(b) Việc số liệu được trình bày trên các Báo cáo tài chính là không hoàn toàn có thể
so sánh được.
(c) Thông thường, đơn vị trình bày các Báo cáo tài chính một cách nhất quán cho kỳ
kế toán một năm. Tuy nhiên, trên thực tế, một số đơn vị trình bày Báo cáo cho giai đoạn
kế toán 52 tuần. Chuẩn mực này không loại trừ các trường hợp này.

Thông tin so sánh

Thông tin so sánh tối thiểu

Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh của giai đoạn liền trước cho tất cả các khoản
mục trình bày trên các Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán hiện tại ngoại trừ trường hợp
các IFRSs cho phép hoặc có yêu cầu khác. Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh cho
các diễn giải và mô tả nếu các thông tin này là cần thiết để hiểu các Báo cáo tài chính kỳ
này.
Khi cung cấp thông tin so sánh, đơn vị cần trình bày ít nhất hai Báo cáo tình hình tài
chính, hai Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, hai Báo cáo lãi hoặc lỗ riêng
biệt (nếu được trình bày), hai Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và hai Báo cáo thay đổi vốn
chủ sở hữu, và những thuyết minh liên quan.
29

Thông tin so sánh bổ sung

Đơn vị có thể trình bày thông tin so sánh ngoài các Báo cáo tài chính so sánh tối
thiểu theo yêu cầu của IFRSs, miễn là thông tin đó được lập theo IFRSs. Thông tin so
sánh này có thể bao gồm một hoặc nhiều Báo cáo, nhưng không cần phải bao gồm một
bộ các Báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, đơn vị phải trình bày các
thuyết minh liên quan đến các Báo cáo bổ sung đó.
Ví dụ, một đơn vị có thể trình bày Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác
thứ ba (trong đó trình bày số liệu của kỳ này, kỳ liền trước đó và một kỳ bổ sung để so
sánh). Tuy nhiên, đơn vị không bắt buộc phải trình bày Báo cáo tình hình tài chính, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ và Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu thứ ba như vậy (như là phần
Báo cáo bổ sung để so sánh). Đơn vị phải trình bày thông tin so sánh liên quan đến phần
Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác bổ sung này trong Thuyết minh Báo cáo
tài chính.

Thay đổi chính sách kế toán, trình bày lại hồi tố hoặc phân loại lại.

Ngoài Báo cáo tài chính so sánh tối thiểu, đơn vị phải trình bày Báo cáo tình hình tài
chính thứ ba tại ngày bắt đầu kỳ kế toán liền trước nếu:
(a) Đơn vị áp dụng hồi tố một chính sách kế toán, điều chỉnh hồi tố hoặc phân loại
lại các khoản mục trên Báo cáo tài chính;
(b) Việc áp dụng hồi tố, điều chỉnh hồi tố hoặc phân loại lại có ảnh hưởng trọng yếu
tới thông tin trên Báo cáo Tình hình tài chính tại ngày bắt đầu kỳ kế toán liền trước.

Đồng thời đơn vị phải trình bày ba Báo cáo Tình hình tài chính tại:

(a) Ngày kết thúc kỳ kế toán hiện tại;


(b) Ngày kết thúc kỳ kế toán liền trước,
(c) Ngày bắt đầu của kỳ kế toán liền trước.

Khi đơn vị thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trên Báo cáo
tài chính, đơn vị phải phân loại lại số liệu so sánh trừ khi việc phân loại lại là không thể
thực hiện được. Khi đơn vị phân loại lại số liệu so sánh (bao gồm số đầu kỳ của kỳ kế
toán liền trước), đơn vị phải trình bày:
29

(a) Bản chất của việc phân loại lại;


(b) Giá trị từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục bị phân loại lại;
(c) Lý do của việc phân loại lại.

Nếu trong trường hợp không thể phân loại lại số liệu so sánh, đơn vị phải thuyết minh:

(a) Lý do của việc không phân loại số liệu so sánh,


(b) Bản chất của những điều chỉnh sẽ được thực hiện nếu số liệu được phân loại lại.

Trình bày nhất quán.

Đơn vị phải phân loại và trình bày các khoản mục trên Báo cáo tài chính một cách
nhất quán giữa các kỳ trừ khi:

(a) Việc trình bày khác hay phân loại khác sẽ rõ ràng là phù hợp hơn, xét trên các
tiêu chí lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán theo IAS 8, do có sự thay đổi lớn về
bản chất hoạt động của đơn vị hoặc do việc rà soát các Báo cáo tài chính của đơn vị;
hoặc
(b) Một IFRS yêu cầu thay đổi cách trình bày.

Ví dụ, do có một giao dịch mua bán sáp nhập hoặc thanh lý quan trọng, hoặc việc
xem xét cách thức trình bày các Báo cáo tài chính, có thể yêu cầu các Báo cáo tài chính
cần được trình bày theo cách khác. Một đơn vị chỉ thay đổi cách trình bày Báo cáo tài
chính của mình khi phương thức trình bày mới cung cấp thông tin một cách đáng tin cậy
và phù hợp hơn với người sử dụng Báo cáo tài chính và cấu trúc được sửa đổi này sẽ
được tiếp tục sử dụng trong các kỳ tiếp theo, để đảm bảo khả năng so sánh được.

V. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG.

1. Giới thiệu.

Chuẩn mực này yêu cầu một số thuyết minh cụ thể trong các Báo cáo tình hình tài chính
hoặc (các) Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, hoặc trong Báo cáo biến
động vốn chủ sở hữu và yêu cầu trình bày thông tin về các khoản mục khác hoặc trong
29

các Báo cáo này hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính. IAS 7- Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ đưa ra những yêu cầu về việc trình bày thông tin lưu chuyển tiền tệ.

Chuẩn mực này đôi khi sử dụng thuật ngữ “Trình bày thông tin” theo nghĩa rộng, bao
hàm cả các khoản mục trình bày trên các Báo cáo tài chính. Việc trình bày thông tin
cũng được yêu cầu bởi các IFRS khác. Trừ khi Chuẩn mực này hoặc một IFRS khác có
quy định cụ thể khác đi, cách trình bày này cần được thực hiện trong các Báo cáo tài
chính.

2. Xác định các Báo cáo tài chính

Một đơn vị cần phải xác định rõ ràng các Báo cáo tài chính và phân biệt chúng với
các thông tin khác được công bố trong cùng một tài liệu với các Báo cáo tài chính.

Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs) chỉ áp dụng cho các báo cái tài
chính và không áp dụng với các thông tin khác được trình bày trong Báo cáo thường
niên, hồ sơ pháp lý hay tài liệu khác.

Đơn vị phải xác định rõ từng Báo cáo tài chính và các thuyết minh. Bên cạnh đó,
đơn vị cần trình bày một cách dễ nhận biết và nhắc lại khi cần thiết cho dễ hiểu các
thông tin sau:

(a) Tên của đơn vị lập Báo cáo tài chính hoặc các hình thức xác định khác và bất kỳ
thay đổi nào về các thông tin đó từ cuối kỳ Báo cáo trước.

(b) Các Báo cáo tài chính là Báo cáo tài chính của một đơn vị đơn lẻ hay của một
nhóm các đơn vị.

(c) Ngày kết thúc của kỳ Báo cáo hoặc kỳ kế toán của các Báo cáo tài chính hoặc
thuyết minh;

(d) Đơn vị tiền tệ được sử dụng để trình bày;

(e) Mức độ làm tròn số được sử dụng trong việc trình bày số liệu trên các Báo cáo
tài chính.
29

Doanh nghiệp thường lập các Báo cáo tài chính dễ hiểu hơn bằng cách trình bày các
thông tin theo đơn vị tiền tệ là hàng nghìn hoặc triệu. Điều này là có thể chấp nhận được
miễn là doanh nghiệp thuyết minh về mức độ làm tròn và không được bỏ qua các thông
tin trọng yếu.

3. Báo cáo Tình hình tài chính

Các thông tin được trình bày trong Báo cáo Tình hình tài chính.

Báo cáo Tình hình tài chính tối thiểu phải có các dòng chỉ tiêu trình bày các khoản mục
sau đây:

(a) Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(b) Bất động sản đầu tư;


(c) Tài sản cố định vô hình;

(d) Tài sản tài chính (ngoại trừ các khoản mục được nêu ở mục (e), (h) và (i));
 Các nhóm hợp đồng trong phạm vi của IFRS 17 là tài sản, phân tách như
được quy định tại IFRS 17;

(e) Các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
(f) Tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 Nông nghiệp;
(g) Hàng tồn kho;
(h) Các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác;
(i) Tiền và tương đương tiền;
(j) Tổng tài sản được phân loại là nắm giữ để bán và các tài sản nằm trong nhóm tài
sản chờ thanh lý được phân loại là giữ để bán theo quy định của IFRS 5 – Tài sản dài
hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục;
(k) Các khoản phải trả người bán và phải trả khác;
(l) Các khoản dự phòng;
(m) Các khoản nợ phải trả tài chính (ngoại trừ các khoản được nêu ở mục (k) và (l));

 Nhóm các hợp đồng trong phạm vi của IFRS 17 là nợ, phân tách như
được quy định tại IFRS 17;
29

(n) Các khoản phải trả thuế thu nhập hiện hành và tài sản thuế thu nhập hiện hành,
theo quy định của IAS 12 Thuế Thu nhập doanh nghiệp;
(o) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại, theo quy định
của IAS 12;
(p) Các khoản nợ phải trả nằm trong nhóm tài sản chờ thanh lý được phân loại là giữ
để bán theo quy định của IFRS 5;
(q) Các lợi ích của cổ đông không kiểm soát, được trình bày trong mục vốn chủ sở
hữu;
(r) Vốn được phát hành và các quỹ dự trữ thuộc về các chủ sở hữu của công ty mẹ.

Đơn vị cần trình bày thêm các dòng chỉ tiêu bổ sung (bao gồm cả phân tách các
khoản mục), các tiêu đề và các số tổng cộng phụ trên Báo cáo Tình hình tài chính khi
việc trình bày này là phù hợp để người đọc hiểu được về Tình hình tài chính của đơn vị.

Khi đơn vị trình bày các số tổng cộng phụ, các số tổng cộng phụ đó phải:

(a) Bao gồm các dòng chỉ tiêu được ghi nhận và đo lường phù hợp với IFRS;

(b) Được trình bày và gắn nhãn sao cho các dòng chỉ tiêu nằm trong số tổng cộng
phụ đó được rõ ràng và dễ hiểu;

(c) Nhất quán qua từng kỳ phù hợp;

(d) Không được trình bày nhiều hơn số lượng số tổng cộng phụ và số tổng cộng
được quy định bởi IFRS cho một Báo cáo Tình hình tài chính.

Khi một đơn vị trình bày riêng biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn
và dài hạn trong Báo cáo Tình hình tài chính, đơn vị không được phân loại tài sản thuế
thu nhập hoãn lại (thuế thu nhập hoãn lại phải trả) như là tài sản (nợ) ngắn hạn.

Chuẩn mực này không quy định trình tự hoặc hình thức trình bày các khoản mục.
Chỉ liệt kê các khoản mục đủ khác biệt về bản chất và chức năng để đảm bảo việc trình
bày riêng biệt trên Báo cáo Tình hình tài chính. Bên cạnh đó:
29

(a) Các dòng khoản mục được trình bày khi một khoản mục hoặc tập hợp các khoản
mục tương tự có quy mô, bản chất hoặc chức năng ở mức độ cần phải được trình bày
riêng;

(b) Các tên gọi được sử dụng và thứ tự các khoản mục hoặc tập hợp các khoản mục
tương tự có thể được điều chỉnh theo bản chất của đơn vị và của các giao dịch của đơn
vị đó. (Ví dụ, tổ chức tài chính có thể điều chỉnh các tên gọi ở trên nhằm cung cấp thông
tin phù hợp với hoạt động của một tổ chức tài chính).

Một đơn vị cần cân nhắc có nên trình bày bổ sung các khoản mục một cách riêng rẽ
hay không dựa trên cơ sở của việc đánh giá về:

(a) Bản chất và tính thanh khoản của các tài sản;

(b) Chức năng của các tài sản đối với đơn vị;

(c) Giá trị, bản chất và thời gian của các khoản nợ phải trả.

Các nhóm tài sản khác nhau được xác định theo các cơ sở khác nhau cho thấy các
nhóm tài sản này có tính chất hoặc chức năng khác nhau và, do đó, đơn vị trình bày
chúng theo các khoản mục riêng biệt. (Ví dụ, các nhóm tài sản bất động sản, nhà xưởng
và thiết bị khác nhau có thể được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị đánh giá lại).

4. Phân biệt ngắn hạn/ dài hạn

Đơn vị phải trình bày riêng biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn, và nợ phải trả ngắn hạn
và dài hạn trong Báo cáo Tình hình tài chính, trừ khi việc trình bày dựa trên khả năng
thanh khoản cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Trong trường hợp ngoại
lệ, đơn vị cần phải trình bày tất cả các tài sản và nợ phải trả theo thứ tự mức độ thanh
khoản.

Dù lựa chọn hình thức trình bày nào, đơn vị phải trình bày giá trị dự kiến sẽ được
thu hồi hoặc phải thanh toán sau hơn 12 tháng đối với từng dòng chỉ tiêu tài sản và nợ
phải trả khi dòng chỉ tiêu này bao gồm giá trị dự kiến sẽ được thu hồi hay phải thanh
toán:
29

(a) Trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ Báo cáo.

(b) Sau hơn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ Báo cáo.

Khi đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong một chu kỳ kinh doanh có thể
được xác định rõ ràng, sự phân loại riêng biệt giữa tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn và
dài hạn trong Báo cáo Tình hình tài chính cung cấp thông tin hữu ích thông qua việc
phân biệt tài sản thuần được sử dụng liên tục như vốn lưu động với các tài sản sử dụng
cho các hoạt động dài hạn của đơn vị. Cách trình bày này cũng giúp phân biệt rõ các tài
sản dự kiến sẽ được thu hồi trong chu kỳ kinh doanh hiện tại, và các khoản nợ đến hạn
thanh toán cùng kỳ.

Đối với một vài đơn vị, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, việc trình bày các tài
sản và nợ phải trả theo thứ tự tăng hoặc giảm tính thanh khoản sẽ cung cấp thông tin
đáng tin cậy và phù hợp hơn so với việc trình bày ngắn hạn/dài hạn bởi vì đơn vị không
cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một chu kỳ kinh doanh có thể được xác định rõ
ràng.

Đơn vị được phép trình bày một vài tài sản và nợ phải trả theo cách phân loại ngắn
hạn/dài hạn và các tài sản và nợ phải trả khác theo thứ tự tính thanh khoản khi cách này
cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Nhu cầu kết hợp các cơ sở trình bày có
thể phát sinh khi một đơn vị có các hoạt động kinh doanh đa dạng.

Thông tin về ngày dự kiến thu hồi tài sản và thanh toán của nợ phải trả là hữu ích để
đánh giá về khả năng thanh khoản và khả năng trả nợ của đơn vị. Tài sản tài chính bao
gồm các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác, nợ tài chính bao gồm các khoản
phải trả người bán và phải trả khác. Thông tin về ngày dự kiến thu hồi các tài sản phi
tiền tệ như hàng tồn kho và ngày dự kiến thanh toán cho các khoản nợ như dự phòng
cũng hữu ích, cho dù các khoản mục tài sản và nợ phải trả này được phân loại là ngắn
hạn hay dài hạn. (Ví dụ, một đơn vị trình bày giá trị hàng tồn kho dự kiến sẽ được thu
hồi sau khoảng thời gian hơn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ Báo cáo).
29

Các tài sản ngắn hạn

Đơn vị sẽ phân loại tài sản là ngắn hạn khi:

(a) Đơn vị dự kiến thu hồi tài sản, hoặc dự tính bán hay sử dụng tài sản đó trong một
chu kỳ kinh doanh bình thường;
(b) Đơn vị nắm giữ tài sản chủ yếu cho mục đích thương mại;
(c) Đơn vị dự kiến thu hồi tài sản trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo,
hoặc
(d) Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền trừ khi tài sản này bị cấm không được trao
đổi hoặc sử dụng để thanh toán một nghĩa vụ nợ trong ít nhất 12 tháng sau ngày kết thúc
kỳ Báo cáo.

Đơn vị phải phân loại tất cả các tài sản khác là tài sản dài hạn.

Chu kỳ kinh doanh của đơn vị là khoảng thời gian từ khi mua tài sản để bắt đầu quá
trình sản xuất kinh doanh đến khi tài sản đó chuyển đổi thành tiền hoặc tương đương
tiền. Khi chu kỳ kinh doanh bình thường của đơn vị không thể được xác định rõ ràng thì
chu kỳ kinh doanh được giả định là 12 tháng. Tài sản ngắn hạn bao gồm các tài sản
(như hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng) là khoản mục được bán, sử dụng
và được thu hồi trong vòng một chu kỳ hoạt động bình thường ngay cả khi chúng không
được dự tính sẽ được thu hồi trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ Báo cáo.
Tài sản ngắn hạn cũng bao gồm các tài sản được nắm giữ chủ yếu cho mục đích kinh
doanh (ví dụ một số tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa tài sản nắm giữ để kinh
doanh) và phần ngắn hạn của các tài sản tài chính dài hạn.

Nợ ngắn hạn

Đơn vị sẽ phân loại một khoản nợ phải trả là ngắn hạn, khi:

(a) Đơn vị dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả này trong một chu kỳ kinh doanh
bình thường;
(b) Đơn vị nắm giữ khoản nợ chủ yếu vì mục đích kinh doanh;
29

(c) Khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ
Báo cáo;
(d) Đơn vị không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả
trong ít nhất 12 tháng kể từ sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo. Điều khoản của nghĩa vụ nợ
có thể dẫn đến việc khoản nợ sẽ được thanh toán bằng việc phát hành các công cụ vốn
(tùy theo lựa chọn của bên đối tác) không có ảnh hưởng đến việc phân loại khoản nợ
phải trả.

Đơn vị phải phân loại tất cả các khoản nợ phải trả khác là nợ phải trả dài hạn.

Một số khoản nợ phải trả ngắn hạn, như là phải trả người bán và một số chi phí trích
trước cho người lao động và các chi phí hoạt động khác là một phần của vốn lưu động
được sử dụng trong chu kỳ kinh doanh bình thường của đơn vị. Đơn vị phân loại những
khoản mục đó là nợ phải trả ngắn hạn ngay cả khi các khoản này đến hạn thanh toán sau
hơn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ Báo cáo. Chu kỳ hoạt động kinh doanh thông
thường được áp dụng để phân loại tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp là như nhau.
Khi chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp không thể được xác định rõ
ràng, chu kỳ kinh doanh được giả định là 12 tháng.

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác là các khoản không được thanh toán như một
phần của chu kỳ kinh doanh thông thường nhưng đến hạn thanh toán trong vòng 12
tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích kinh
doanh. Ví dụ như một số khoản nợ phải trả tài chính đáp ứng định nghĩa nắm giữ để
kinh doanh, các khoản thấu chi ngân hàng, phần ngắn hạn của các khoản nợ tài chính
dài hạn, cổ tức phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải trả phi thương
mại khác. Các khoản nợ tài chính cung cấp nguồn tài chính trên cơ sở dài hạn (không
phải là một phần của vốn lưu động được sử dụng trong chu kỳ hoạt động thông thường
của doanh nghiệp) và không đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc
kỳ Báo cáo là các khoản nợ phải trả dài hạn.

Đơn vị phân loại các khoản nợ tài chính là ngắn hạn khi chúng đến hạn thanh toán
trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo, kể cả khi:
29

(a) Điều khoản thanh toán ban đầu của khoản nợ là kỳ hạn dài hơn 12 tháng, và

(b) Thỏa thuận để tái tài trợ, hoặc cơ cấu lại điều khoản thanh toán, trên cơ sở dài
hạn được chấp nhận sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo và trước khi các Báo cáo tài chính
được phê duyệt để phát hành.

Nếu một đơn vị dự kiến, và có quyền tự quyết, tái tài trợ hoặc tái tục kỳ hạn thanh
toán của một nghĩa vụ trả nợ trong vòng ít nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ Báo
cáo theo điều khoản cho vay hiện tại, đơn vị phân loại khoản nợ này là dài hạn, kể cả
khi khoản nợ này đến hạn trong khoảng thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, khi tái tài trợ
hoặc tái tục kỳ hạn thanh toán của nghĩa vụ nợ không nằm trong quyền tự quyết của đơn
vị (ví dụ không có thỏa thuận tái tài trợ), đơn vị không tính đến khả năng tái tài trợ
khoản nợ và do đó phân loại khoản nợ là ngắn hạn.

Khi đơn vị vi phạm một điều khoản của thỏa thuận vay dài hạn trước ngày hoặc vào
ngày kết thúc kỳ Báo cáo dẫn đến việc khoản nợ phải trả dài hạn trở thành khoản phải
trả theo yêu cầu, đơn vị phân loại khoản nợ dài hạn này là nợ ngắn hạn, kể cả khi bên
cho vay, sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo và trước khi Báo cáo tài chính được phê duyệt để
phát hành, không yêu cầu phải thanh toán ngay khoản nợ như hệ quả của của việc vi
phạm. Đơn vị phân loại nợ phải trả là ngắn hạn bởi vì, vào ngày kết thúc kỳ Báo cáo,
đơn vị không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán trong vòng ít nhất là 12
tháng kể từ ngày đó.

Tuy nhiên, đơn vị phân loại một khoản nợ phải trả là dài hạn nếu khi kết thúc kỳ
Báo cáo bên cho vay đồng ý cho phép một khoảng thời gian ân hạn ít nhất là 12 tháng
sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo, trong thời gian đó đơn vị có thể khắc phục vi phạm và
trong suốt khoảng thời gian này bên cho vay không thể yêu cầu hoàn trả ngay lập tức.

Đối với các khoản vay được phân loại là nợ phải trả ngắn hạn, nếu các sự kiện sau
đây xảy ra giữa thời điểm kết thúc kỳ Báo cáo và ngày Báo cáo tài chính được phê
duyệt để phát hành, những sự kiện này được trình bày như các sự kiện không điều
chỉnh:

(a) Tái tài trợ khoản vay ngắn hạn thành khoản vay dài hạn;
29

(b) Khắc phục vi phạm trong thỏa thuận vay dài hạn;
(c) Bên cho vay cho phép một khoảng thời gian ân hạn để khắc phục vi phạm của
thỏa thuận vay dài hạn, kết thúc ít nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ Báo cáo.

5. Thông tin được trình bày trong Báo cáo Tình hình tài chính hoặc trong các
thuyết minh.

Đơn vị phải cung cấp các số liệu được phân loại nhỏ hơn cho các dòng chỉ tiêu được
trình bày, theo hình thức phù hợp với các hoạt động của đơn vị trong Báo cáo Tình hình
tài chính hoặc trong các thuyết minh.

Mức độ chi tiết của việc phân loại nhỏ hơn tùy thuộc vào yêu cầu của các IFRSs và
quy mô, bản chất và chức năng của các số liệu có liên quan. Một đơn vị có thể quyết
định cơ sở của việc phân loại nhỏ hơn các khoản mục. Việc thuyết minh thay đổi theo
từng khoản mục, ví dụ:

(a) Các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được tách ra thành các nhóm
tài sản theo quy định của IAS 16;

(b) Các khoản phải thu được tách thành phải thu khách hàng, phải thu từ các bên
liên quan, các khoản trả trước và phải thu khác;

(c) Hàng tồn kho được tách theo quy định của IAS 2 Hàng tồn kho thành các mục
như hàng hóa, vật tư sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm;

(d) Dự phòng được tách thành dự phòng phải trả cho lợi ích của người lao động và
khoản mục dự phòng khác;

(e) Vốn chủ sở hữu và các quỹ được tách thành các nhóm khác nhau như vốn góp,
thặng dư vốn cổ phần và các quỹ.

Đơn vị phải trình bày các thông tin sau trong Báo cáo Tình hình tài chính hoặc trong
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, hoặc trong thuyết minh:

(a) Cho từng loại vốn cổ phần:


29

 Số lượng cổ phiếu được phê duyệt;


 Số lượng cổ phiếu đã phát hành và được góp đầy đủ, và số lượng đã phát
hành nhưng chưa góp đủ;
 Mệnh giá một cổ phiếu, hoặc việc cổ phiếu không có mệnh giá
 Đối chiếu số lượng cổ phiếu lưu hành đầu kỳ và cuối kỳ;
 Các quyền, ưu đãi và hạn chế gắn với từng loại cổ phiếu bao gồm cả hạn
chế về việc phân chia cổ tức và hoàn trả vốn góp;
 Số lượng cổ phiếu của đơn vị hiện được nắm giữ bởi chính đơn vị, công ty
con hay các bên liên kết của đơn vị; và
 Cổ phiếu dự trữ để phát hành theo các quyền chọn và hợp đồng bán cổ
phiếu, bao gồm các điều khoản và giá trị; và

(b) Mô tả tính chất và mục đích của các quỹ trong phần vốn chủ sở hữu.

Đơn vị không có vốn cổ phần, như là công ty hợp danh hay quỹ tín thác, phải trình
bày thông tin tương tự như phần a) nội dung trên, chỉ ra sự thay đổi trong kỳ cho mỗi
loại quyền lợi vốn chủ sở hữu, và các quyền, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại
quyền lợi vốn chủ sở hữu.

Nếu đơn vị phân loại lại giữa nhóm nợ phải trả tài chính và vốn chủ sở hữu cho:

(a) Công cụ tài chính có thể bán lại được cho chủ sở hữu được phân loại là công cụ
vốn, hoặc

(b) Công cụ ấn định cho đơn vị một nghĩa vụ giao cho một bên khác một phần tỷ lệ
tương ứng trong tài sản ròng của đơn vị chỉ khi thanh lý và được phân loại là công cụ
vốn

Giữa nợ phải trả tài chính và vốn chủ sở hữu, đơn vị phải thuyết minh giá trị được
tái phân loại vào hoặc ra khỏi từng loại (nợ phải trả tài chính hay vốn chủ sở hữu), cũng
như thời gian và lý do của việc tái phân loại này.
29

6. Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác

Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác (Báo cáo thu nhập toàn diện), ngoài
các phần trình bày về lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, còn phải trình bày:

(a) Lãi hoặc lỗ;

(b) Tổng các thu nhập toàn diện khác;

(c) Thu nhập toàn diện của kỳ Báo cáo, là tổng của lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện
khác.

Nếu đơn vị trình bày Báo cáo lãi hoặc lỗ riêng biệt thì sẽ không trình bày phần lãi
hoặc lỗ trong Báo cáo trình bày thu nhập toàn diện.

Ngoài phần các phần trình bày lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, đơn vị còn
phải trình bày các khoản mục sau như là các khoản phân bổ từ lãi hoặc lỗ và thu nhập
toàn diện khác trong kỳ:

(a) Lãi hoặc lỗ trong kỳ thuộc về:

 Lợi ích của các cổ đông không kiểm soát, và


 Các chủ sở hữu của công ty mẹ.

(b) Thu nhập toàn diện trong kỳ phân thuộc về:

 Lợi ích của các cổ đông không kiểm soát, và


 Các chủ sở hữu của công ty mẹ.

Nếu trình bày lãi hoặc lỗ trong một Báo cáo riêng biệt, đơn vị trình bày mục (a)
trong Báo cáo đó.

Thông tin được trình bày trong phần lãi hoặc lỗ hoặc Báo cáo lãi hoặc lỗ

Ngoài các khoản mục phải trình bày theo quy định của các IFRSs khác, phần lãi
hoặc lỗ hoặc Báo cáo lãi hoặc lỗ phải bao gồm các dòng chỉ tiêu trình bày số liệu cho
một kỳ gồm:
29

(a) Doanh thu, trình bày riêng biệt:

 Doanh thu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi suất hiệu quả;
 Doanh thu bảo hiểm.

(aa) Lãi hoặc lỗ từ việc ngừng ghi nhận các tài sản tài chính được ghi nhận theo giá
trị phân bổ;

(ab) Chi phí dịch vụ bảo hiểm từ hợp đồng được phát hành trong phạm vi của IFRS
17;

(ac) Thu nhập hoặc chi phí từ các hợp đồng tái bảo hiểm (xem IFRS 17);

(b) Các chi phí tài chính;

(ba) Lỗ do suy giảm giá trị (bao gồm hoàn nhập các khoản lỗ do suy giảm giá trị
hoặc lãi do suy giảm giá trị) được xác định theo IFRS 9;

(bb) Thu nhập tài chính hoặc chi phí tài chính bảo hiểm từ các hợp đồng phát hành
trong phạm vi của IFRS 17;

(bc) Thu nhập tài chính hoặc chi phí tài chính từ các hợp đồng tái bảo hiểm (xem
IFRS 17);

(c) Phần lãi hoặc lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết được kế toán theo phương
pháp vốn chủ sở hữu;

(ca) Bất kỳ một khoản lãi hay lỗ phát sinh từ chênh lệch giữa giá trị phân bổ trước
khi phân loại lại và giá trị hợp lý tại ngày phân loại lại (theo định nghĩa trong IFRS 9)
khi một tài sản tài chính được tái phân loại từ ghi nhận theo giá trị phân bổ sang ghi
nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ;

(cb) Nếu một tài sản tài chính được tái phân loại từ ghi nhận theo giá trị hợp lý
thông qua thu nhập toàn diện khác sang ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc
lỗ, các khoản lãi hoặc lỗ lũy kế lũy kế được ghi nhận trên thu nhập toàn diện khác trước
đây được tái phân loại sang lãi hoặc lỗ;
29

(d) Chi phí thuế;

(e) [Xóa]

 Tổng giá trị của các hoạt động bị ngừng (xem IFRS 5).

Thông tin được trình bày trong phần thu nhập toàn diện khác

Phần thu nhập toàn diện khác phải bao gồm các dòng chỉ tiêu trình bày số liệu cho
một kỳ gồm:

(a) Các khoản mục thu nhập doàn diện khác (không bao gồm số liệu của mục (b))
phân loại theo bản chất và sắp xếp vào các nhóm mà theo quy định của các IFRS khác:

 Không được phân loại lại sang lãi hoặc lỗ sau đó;
 Được phân loại lại sau đó sang lãi hoặc lỗ khi đáp ứng được một số điều
kiện nhất định.

Đơn vị cần trình bày thêm một số dòng chỉ tiêu (bao gồm các chỉ tiêu phân tách), đề
mục và số tổng phụ trên (các) Báo cáo trình bày lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác
khi việc trình bày như vậy là phù hợp để người đọc có thể hiểu về kết quả tài chính của
đơn vị.

Khi một đơn vị trình bày các số tổng phụ theo trên, các số tổng phụ đó phải:

(a) Bao gồm các dòng chỉ tiêu được tạo bởi các số liệu được ghi nhận và xác định
giá trị phù hợp với IFRS;

(b) Được trình bày và gắn nhãn theo cách làm các dòng chỉ tiêu tạo nên số tổng cộng
phụ rõ ràng và dễ hiểu;

(c) Nhất quán qua các kỳ; và

(d) Không được trình bày nhiều hơn số lượng số tổng cộng phụ và số tổng cộng
được yêu cầu bởi IFRS cho (các) Báo cáo trình bày lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện
khác.
29

Đơn vị phải trình bày các dòng chỉ tiêu trong (các) Báo cáo trình bày lãi hoặc lỗ
hoặc thu nhập toàn diện khác.

Do ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau về tần suất xảy ra, lãi hoặc lỗ dự kiến và
khả năng dự đoán, việc trình bày thông tin về các thành phần của kết quả tài chính giúp
người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được kết quả tài chính đã đạt được và dự đoán kết
quả tài chính trong tương lai. Đơn vị xem xét các yếu tố bao gồm mức độ trọng yếu và
bản chất và chức năng của các khoản mục thu nhập và chi phí. Đơn vị không được bù
trừ các khoản mục thu nhập và chi phí.

Đơn vị không được trình bày bất kỳ khoản thu nhập hoặc chi phí nào là khoản mục
bất thường trong (các) Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện hoặc trong thuyết
minh.

Lãi hoặc lỗ trong kỳ

Đơn vị cần ghi nhận tất cả các khoản thu nhập và chi phí trong kỳ vào lãi hoặc lỗ.

Đơn vị được ghi nhận một số khoản mục cụ thể ngoài lãi hoặc lỗ trong kỳ.

Thu nhập toàn diện khác trong kỳ

Đơn vị phải trình bày số thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến từng khoản thu
nhập toàn diện khác.

Đơn vị có thể trình bày các khoản thu nhập toàn diện khác theo:

(a) Giá trị thuần sau ảnh hưởng của thuế có liên quan; hoặc

(b) Giá trị trước ảnh hưởng của thuế và tổng giá trị ảnh hưởng đến thuế thu nhập
doanh nghiệp của các khoản này.

Nếu đơn vị lựa chọn phương án (b), đơn vị cần phân tách chi phí thuế giữa các
khoản có thể bị phân loại lại vào phần lãi/lỗ sau này và các khoản sẽ không bị phân loại
lại vào phần lãi/lỗ trong tương lai.
29

Đơn vị phải thuyết minh các điều chỉnh phân loại lại liên quan đến các thành phần
của thu nhập toàn diện khác.

Sự điều chỉnh phân loại lại được trình bày trong phần thu nhập toàn diện khác có
liên quan của kỳ kế toán mà đơn vị thực hiện điều chỉnh vào lãi lỗ.

Đơn vị có thể trình bày các điều chỉnh phân loại lại trong Báo cáo lãi/lỗ và thu nhập
toàn diện khác hoặc trong thuyết minh.

Các điều chỉnh phân loại lại phát sinh, ví dụ, khi thanh lý hoạt động ở nước ngoài và
khi dòng tiền trong tương lai được phòng ngừa rủi ro có ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ.

Các điều chỉnh tái phân loại không phát sinh từ những thay đổi do chênh lệch đánh
giá lại tài sản hoặc do xác định lại giá trị của quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định
của nhân viên. Các thay đổi này được ghi nhận vào phần thu nhập toàn diện khác và
không được phân loại lại vào lãi hoặc lỗ trong các kỳ tiếp theo. Những thay đổi do
chênh lệch đánh giá lại tài sản có thể được chuyển vào lợi nhuận chưa phân phối trong
các kỳ tiếp theo khi các tài sản được sử dụng hoặc bị dừng ghi nhận. Các điều chỉnh tái
phân loại không phát sinh nếu một công cụ phòng ngừa rủi ro dòng tiền hoặc việc hạch
toán cho giá trị thời gian của một quyền chọn (hoặc yếu tố kỳ hạn của một hợp đồng kỳ
hạn hoặc vùng chênh lệch cơ bản về ngoại tệ của một công cụ tài chính) dẫn đến các
khoản lần lượt bị loại ra khỏi quỹ phòng ngừa rủi ro dòng tiền hoặc một thành phần vốn
chủ sở hữu riêng biệt và được bao gồm trực tiếp trong giá gốc ban đầu hoặc giá trị còn
lại của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Những khoản này sẽ được trực tiếp
chuyển sang tài sản và nợ phải trả.

Thông tin được trình bày trong (các) Báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện
khác hoặc trong thuyết minh

Khi các khoản mục thu nhập hoặc chi phí là trọng yếu, đơn vị phải thuyết minh bản
chất và giá trị từng khoản riêng biệt.

Những trường hợp các khoản thu nhập và chi phí cần được thuyết minh riêng bao
gồm:
29

(a) Ghi giảm giá trị của hàng tồn kho về giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc ghi
giảm giá trị của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị về giá trị có thể thu hồi, hoặc ghi
ngược lại của các khoản ghi giảm trên;

(b) Tái cấu trúc hoạt động của đơn vị và hoàn nhập dự phòng chi phí tái cấu trúc;

(c) Thanh lý bất động sản, nhà xưởng và thiết bị;

(d) Thanh lý các khoản đầu tư;

(e) Các hoạt động bị ngừng;

(f) Giải quyết các vụ kiện;

(g) Các khoản hoàn nhập dự phòng khác.

Đơn vị phải trình bày các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo lãi hoặc lỗ trên cơ sở
phân loại dựa vào bản chất hoặc chức năng của các chi phí trong đơn vị, tùy theo cách
nào cung cấp thông tin tin cậy và phù hợp hơn.

Các đơn vị được khuyến khích trình bày nội dung phân tích chi phí trong (các) Báo
cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác.

Các chi phí được phân chia nhỏ hơn để làm rõ các thành phần của kết quả tài chính.
Gồm hai hình thức:

Hình thức thứ nhất là phương pháp trình bày theo “bản chất của chi phí”.
- Chi phí được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí
lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh được tính trong một thời kì nhất định.
- Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đơn vị tổng hợp các chi phí trong Báo cáo lãi hoặc lỗ theo bản chất (ví dụ: chi
phí khấu hao, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí nhân viên và chi
phí quảng cáo) và không phân bổ những chi phí này theo các chức năng trong đơn vị.
29

Phương pháp này đơn giản khi áp dụng do không cần phân bổ các chi phí theo chức
năng.
29

- Ví dụ về phương pháp phân loại theo bản chất của chi phí như sau:

Doanh thu x

Thu nhập khác x

Biến động hàng tồn kho: thành phẩm và sản x


phẩm dở dang

Nguyên vật liệu và vật tư tiêu hao x

Chi phí nhân viên x

Chi phí khấu hao và hao mòn x

Chi phí khác x

Tổng chi phí (x)

Lợi nhuận trước thuế x

BÁO CÁO CHI TIẾT LÃI LỖ THEO CÔNG TRÌNH


Công trình: THHB_GD1; Quý 1 năm 2016
Chi phí phát sinh
Doanh thu thuần
NVL trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công
800,000,000 1,267,116,746 361,325,000 122,751,389
0 0 0 0
0 173,200,000 0 0
0 162,837,871 0 0
0 0 0 0
0 316,986,150 0 0
0 0 181,200,000 0

BẢNG TỔNG HỢP LÃI (LỖ)


29

Quý 4 năm 2008 (Đơn vị tính: 1000đ)

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi


Doanh Chi phí
Tên đối Nhân phí dở
thu dở Nguyên
tượng giá công Máy thi Chi phí Giá vốn dang Lãi (Lỗ)
trong dang liệu, vật
thành trực công chung cuối
kỳ đầu kỳ liệu
tiếp kỳ
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9=1-7
Hàng hóa 5
52.000 10.850 6.450 7.000 10.850 6.806,1 41.106,1 850 10.893,9
(HH5)
Sắt PI 8
21.700 0 4.502 5.400 0 5.250,35 15.152,35 0 6.547,65
(SAT8)
Sắt PI10
23.557 0 1.500 6.000 0 5.833,45 13.333,45 0 10.223,55
(SAT10)
Xi măng
Hoàng
88.150 0 2.400 6.800 0 6.610 15.810 0 72.339,9
Thạch (XM
HT)
Tổng cộng 185.407 10.850 14.852 25.200 10.850 24.500 85.402 850 100.005

Hình thức thứ hai là phương pháp trình bày theo “chức năng của chi phí” hay
“giá vốn hàng bán” và phân loại chi phí theo chức năng của chúng như là một phần
của chi phí tạo ra doanh thu, ví dụ, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý. Theo phương
pháp này, tối thiểu đơn vị cần thuyết minh giá vốn hàng bán riêng biệt với các chi phí
khác. Phương pháp này cung cấp nhiều thông tin phù hợp cho người sử dụng các Báo
cáo tài chính hơn là phương pháp phân loại chi phí theo bản chất, nhưng việc phân bổ
chi phí theo chức năng có thể đòi hỏi sự phân bổ theo cảm tính và các xét đoán chủ
quan.
29

Ví dụ về phân loại theo chức năng của chi phí như sau:

Doanh thu x

Giá vốn hàng bán (x)

Lãi gộp x

Thu nhập khác x

Chi phí bán hàng (x)

Chi phí quản lý (x)

Các chi phí khác (x)

Lợi nhuận trước thuế x

Khi phân loại chi phí theo chức năng, đơn vị phải cung cấp các thông tin bổ sung về
bản chất của chi phí, bao gồm chi phí khấu hao, hao mòn và chi phí cho lợi ích của
người lao động.

Việc lựa chọn giữa phương pháp trình bày theo chức năng của chi phí và phương
pháp trình bày theo bản chất của chi phí phụ thuộc vào yếu tố lịch sử và ngành nghề
cũng như bản chất của đơn vị. Cả hai phương pháp đều cung cấp chỉ dẫn về các chi phí
có thể biến đổi, một cách trực tiếp hay gián tiếp theo mức độ bán hàng hay sản xuất của
đơn vị. Do mỗi phương pháp trình bày phù hợp với mỗi đơn vị khác nhau, chuẩn mực
này đòi hỏi ban lãnh đạo phải lựa chọn phương pháp nào đáng tin cậy và phù hợp hơn.
Tuy nhiên, do thông tin về bản chất của chi phí hữu ích trong việc dự đoán dòng tiền
trong tương lai, đơn vị cần bổ sung các thuyết minh nếu sử dụng phương pháp trình bày
chi phí theo chức năng . Trong phần “Lợi ích của người lao động” có ý nghĩa như trong
quy định của IAS 19.
29

Tại sao Báo cáo về thu nhập toàn diện khác không được Việt Nam chú trọng?

Báo cáo thu nhập toàn diện khác trình bày các loại thu nhập đề cập Loại thu nhập
không phát sinh từ hoạt động kinh doanh mà chủ yếu do doanh nghiệp tự đánh giá lại
một số tài sản do đó không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh mà ghi nhận
trực tiếp vào vốn chủ sở hữu (ví dụ như: Các thay đổi trong thặng dư đánh giá lại; Lãi
và lỗ ghi nhận trong chương trình phúc lợi cho nhân viên với lợi ích được xác định; Lãi
và lỗ phát sinh từ việc quy đổi Báo cáo tài chính của cơ sở hoạt động ở nước ngoài; Lãi
và lỗ từ việc xác định lại giá trị của các tài sản tài chính sẵn sàng để bán; Phần lãi và lỗ
hiệu quả của các công cụ phòng ngừa rủi ro trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền).

Nhưng ở Việt Nam, số lượng và qui mô của các doanh nghiệp thấp hơn so với quốc
tế nên cần tập trung những mục trọng yếu. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ không quan
trọng đến khoản mục này vì nó không được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Đây là khoản mục do doanh nghiệp tự đánh giá lại một tài sản để cung cấp thêm
thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính những thay đổi trong vốn chủ sở hữu
không liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, nên chỉ đa số được
áp dụng với các doanh nghiệp có qui mô lớn, khối lượng tài sản cao. Còn các doanh
nghiệp nhỏ lẻ thì đây chỉ là phần phụ, không quan trọng vì qui mô doanh nghiệp còn
thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến kết quả kinh doanh: lãi, lỗ. Nhưng Thu
nhập toàn diện khác không được ghi nhận trong báo cáo lãi, lỗ theo quy định hoặc được
cho phép bởi các IFRS khác.

Ví dụ: Công ty cổ phần ABC, là một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất bao
bì nilong hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất và xuất bán các bao bì nilong
ra thị trường và trong báo cáo tài chính thì khoản mục thu nhập toàn diện khác không
được đề cập vì việc đánh giá tài sản của doanh nghiệp không quá phức tạp để đánh giá
phân chia vào chi tiết, mà doanh nghiệp tập trung về kết quả hoạt động kinh doanh qua
các kì.
29

7. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Thông tin cần được trình bày trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu bao gồm các thông tin sau:

(a) Tổng thu nhập toàn diện trong kỳ, trình bày riêng phần chia cho chủ sở hữu của
công ty mẹ và phần chia cho cổ đông không kiểm soát.
(b) Ảnh hưởng của việc áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố theo IAS 8 đối với
từng thành phần của vốn chủ sở hữu.
(c) Đối chiếu giữa giá trị tại đầu kỳ và cuối kỳ đối với từng thành phần của vốn chủ
sở hữu và thuyết minh riêng (tối thiểu) các thay đổi phát sinh từ:
 Lãi hoặc lỗ
 Thu nhập toàn diện khác
 Các giao dịch với các chủ sở hữu của đơn vị với tư cách là chủ sở hữu (trình bày
rõ phần vốn góp của chủ sở hữu và phần phân chia cho các chủ sở hữu và thay
đổi về tỷ lệ sở hữu trong các công ty con mà không dẫn đến mất quyền kiểm
soát).

Thông tin trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết
minh

Đơn vị phải trình bày giá trị cổ tức được ghi nhận là phần phân chia cho các chủ sở
hữu trong kỳ và cổ tức được chia trên mỗi cổ phiếu.
Thay đổi trong vốn chủ sở hữu của đơn vị từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo thể hiện sự
tăng lên hoặc giảm đi của tài sản thuần trong kỳ; báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong
kỳ trình bày tổng thu nhập và chi phí, bao gồm lãi và lỗ phát sinh từ hoạt động của đơn
vị trong kỳ.

Vậy tại sao ở Việt Nam không có Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu?

 So sánh với chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS 21): VAS 21 không đòi hỏi
phải trình bày các thông tin liên quan đến sự thay đổi vốn chủ sở hữu trên một báo cáo
29

riêng mà những thông tin này được kết hợp đề cập trong bảng thuyết minh báo cáo tài
chính.
 Về hình thức thì mọi báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu đều bao gồm các cột thông
tin về từng loại cổ phiếu, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận giữ lại và thu nhập toàn diện của vốn
chủ sở hữu.
Ví dụ:

 Vậy việc lập báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cho phép doanh nghiệp có cơ sở để
đi phân tích, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính. Việc
phân tích báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều thông
tin cần thiết về xác định tính thanh khoản, độ tin cậy, khả năng thanh toán và các chỉ số
khác về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xem xét các chỉ số mà báo cáo thay
đổi vốn chủ sở hữu trình bày giúp doanh nghiệp thấy được một cách rõ nét các điểm
mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra được các phương án điều chỉnh các chính sách kinh
doanh theo hướng có lợi.
29

8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cơ sở để người sử dụng báo cáo tài chính đánh
giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị và nhu cầu sử dụng
các dòng tiền này của đơn vị.

Các thuyết minh

Cấu trúc

Các thuyết minh phải:

(a) Trình bày thông tin về cơ sở của việc lập báo cáo tài chính và các chính sách kế
toán cụ thể.
(b) Thuyết minh các thông tin được yêu cầu bởi IFRSs mà chưa được trình bày ở các
phần khác trong Báo cáo tài chính.
(c) Cung cấp các thông tin chưa được trình bày ở các phần khác trong báo cáo tài
chính, nhưng có liên quan giúp cho việc hiểu rõ hơn về thông tin trong báo cáo tài
chính.

Đơn vị phải trình bày thuyết minh một cách hệ thống nhiều nhất có thể, bao gồm:

(a) Làm nổi bật lên khu vực của các hoạt động mà đơn vị cho là phù hợp nhất với
việc hiểu rõ kết quả tài chính và tình hình tài chính của đơn vị.
(b) Nhóm các thông tin về các chỉ tiêu được xác định giá trị tương tự nhau.
(c) Sắp xếp theo thứ tự các dòng chỉ tiêu trong (các) báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập
toàn diện khác và báo cáo tình hình tài chính.

Thuyết minh về các chính sách kế toán

Doanh nghiệp phải thuyết minh các chính sách kế toán chủ yếu bao gồm:

(a) Các cơ sở xác định giá trị (hoặc các căn cứ) được sử dụng trong việc lập các báo
cáo tài chính.
(b) Các chính sách kế toán khác đã được áp dụng để người sử dụng có thể hiểu các
thông tin trong báo cáo tài chính.
29

Các cơ sở mà đơn vị sử dụng để lập báo cáo tài chính sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến
các phân tích của người sử dụng.

Mỗi đơn vị phải xem xét đến bản chất hoạt động và các chính sách của đơn vị, là các
thông tin mà người sử dụng báo cáo tài chính kỳ vọng sẽ được thuyết minh trong báo
cáo tài chính của đơn vị cùng loại.

Cơ sở của sự không chắc chắn của các ước tính

Đơn vị phải trình bày thông tin về các giả định mà đơn vị đưa ra về tương lai và các
nguồn cơ sở chính cho sự không chắc chắn của các ước tính được thực hiện vào cuối kỳ
báo cáo. Các thuyết minh phải bao gồm các chi tiết về:

 Bản chất của các tài sản và nợ phải trả,


 Giá trị ghi sổ tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Nguồn vốn

Một đơn vị phải trình bày các thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính có
thể đánh giá các mục tiêu, các chính sách và các quy trình quản lý nguồn vốn của đơn
vị. Đơn vị phải trình bày những thông tin dưới đây:
(a) Thông tin định tính về các mục tiêu, các chính sách và các quy trình quản lý
nguồn vốn của đơn vị, bao gồm:
 Mô tả về những gì được đơn vị quản lý như nguồn vốn;
 Bản chất của những yêu cầu về nguồn vốn ấn định từ bên ngoài và cách
thức thực hiện các yêu cầu này trong công tác quản lý nguồn vốn.
 Cách thức đơn vị đáp ứng các mục tiêu về quản lý nguồn vốn.
(b) Tóm tắt các dữ liệu định lượng về những gì được đơn vị quản lý như nguồn vốn.
(c) Bất kỳ những thay đổi so với kỳ trước.
(d) Mức độ tuân thủ những yêu cầu về nguồn vốn ấn định từ bên ngoài trong suốt kỳ
kế toán của đơn vị.
(e) Hệ quả của của việc đơn vị không tuân thủ theo những yêu cầu về nguồn vốn ấn
định từ bên ngoài.
29

Một đơn vị có thể quản lý nguồn vốn theo nhiều cách và có thể phải tuân thủ các yêu
cầu về nguồn vốn khác nhau.

Các công cụ tài chính có thể bán lại cho chủ sở hữu được phân loại là công cụ vốn

Đơn vị phải thuyết minh (đối với các thông tin không được trình bày ở các phần
khác):
(a) Tóm tắt dữ liệu định lượng về khoản được phân loại là vốn;
(b) Các mục tiêu, chính sách và quy trình của đơn vị để quản lý các nghĩa vụ mua lại
hoặc hoàn lại các công cụ khi có yêu cầu từ những người nắm giữ, bao gồm cả các thay
đổi so với các kỳ trước;
(c) Dòng tiền dự kiến phải bỏ ra để hoàn lại hoặc mua lại nhóm các công cụ tài
chính đó;
(d) Thông tin về cách xác định dòng tiền dự kiến phải bỏ ra để hoàn lại hoặc mua lại.

Các thuyết minh khác

Một đơn vị phải trình bày trong phần thuyết minh:


(a) Giá trị khoản cổ tức được đề xuất hay công bố trước khi báo cáo tài chính được
phê duyệt để phát hành nhưng chưa được ghi nhận như một khoản phân phối cho chủ sở
hữu trong kỳ, cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
(b) Giá trị lũy kế của bất kỳ cổ tức ưu đãi nào không được ghi nhận.
Đơn vị phải trình bày những vấn đề sau nếu các vấn đề này không được trình bày ở
các thông tin khác được công bố cùng với báo cáo tài chính:
(a) Địa điểm cư trú và hình thức pháp lý của đơn vị, quốc gia nơi đơn vị được thành
lập, địa chỉ của trụ sở đăng ký (hoặc địa điểm kinh doanh chính nếu khác với trụ sở
đăng ký);
(b) Mô tả về bản chất hoạt động và các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị;
(c) Tên công ty mẹ và công ty mẹ cao nhất của toàn Tập đoàn;
(d) Thời gian hoạt động (nếu có).

VI. CHUYỂN ĐỔI VÀ NGÀY HIỆU ĐỔI LỰC


29

Đơn vị phải áp dụng chuẩn mực này cho các kỳ tài chính hàng năm bắt đầu vào hoặc
sau ngày 1 tháng 1 năm 2009. Việc áp dụng sớm chuẩn mực này là được phép. Nếu đơn
vị áp dụng chuẩn mực này cho giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2009, đơn vị cần
phải được thuyết minh điều này trong báo cáo tài chính.

VII. SO SÁNH IAS 01 VÀ VAS 21 VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Giống nhau

(a) Hệ thống báo cáo tài chính.


(b) Quy định Báo cáo tài chính phải trình bày trung thực hợp lý, và phù hợp với
chuẩn mực.
(c) Các nguyên tắc cơ bản.
(d) Kỳ báo cáo.
(e) Mẫu biểu kế toán.
(f) Trình bày kết quả hoạt động kinh doanh.
(g) Trình bày cổ tức.
(h) Trình bày việc thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu.

2. Khác nhau

IAS 01 VAS 21

Các thay đổi không liên quan đến chủ sở hữu Không có khái niệm báo cáo thu nhập toàn
được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện.
diện

Yêu cầu doanh nghiệp trình bày bổ sung việc Không có yêu cầu này.
tính thuế thu nhập hoãn lại theo quy định tại
IAS 12 Thuế thu nhập liên quan đến mỗi thành
phần của thu nhập toàn diện khác.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là một báo Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được
cáo riêng biệt. trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài
chính.
29

Doanh nghiệp cần trình bày ngày đáo hạn của Không đề cập vấn đề này.
cả tài sản và công nợ để đánh giá tính thanh
khoản và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.

Thông tin về cổ tức có thể trình bày trên báo Thông tin về cổ tức cần phải được trình
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong bày trong bản thuyết minh Báo cáo tài
bản thuyết minh Báo cáo tài chính. chính.

Yêu cầu trình bày riêng biệt các chi phí giữa Không có yêu cầu này.
việc tiếp tục hoạt động và ngưng hoạt động.

Có thể lập Báo cáo tài chính cho giai đoạn 52 Không đề cập vấn đề này. Việc lập Báo
tuần vì yêu cầu thực tế nếu Báo cáo tài chính cáo tài chính cho một niên độ kế toán
không có những khác biệt trọng yếu so với không vượt quá 15 tháng.
Báo cáo tài chính lập cho kỳ kế toán năm.

Doanh nghiệp có quyền chọn trình bày thu Chưa được đề cập.
nhập và chi phí trong một báo cáo (báo cáo thu
nhập toàn diện) hoặc trong 2 báo cáo (báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo thu
nhập toàn diện).

Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu thông tin này Thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu thông tin
có thể trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động này phải được trình bày trong bản thuyết
kinh doanh hoặc trong bản thuyết minh Báo minh Báo cáo tài chính.
cáo tài chính.

Có tính linh hoạt trong việc áp dụng các chuẩn Có tính bắt buộc trong việc áp dụng các
mực. chuẩn mực, các chính sách và quy định.

Không đưa ra bảng cân đối kế toán mẫu. Bảng cân đối kế toán được lập phù hợp
với các quy định trong văn bản hướng dẫn
thực hiện chuẩn mực này.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc trình bày Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn
hoặc không trình bày riêng biệt các tài sản và phải được trình bày thành các khoản mục
29

nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. riêng biệt trên bảng cân đối kế toán.

VIII. SO SÁNH VỀ QUI ĐỊNH TRÌNH BÀY TỪNG KHOẢN MỤC TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Về qui định trình bày từng khoản mục trên Báo cáo Tài chính:

VAS IFRS/IAS
Hệ thống Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh Hệ thống Báo cáo tài chính đầy
báo cáo nghiệp gồm: đủ bao gồm:
tài chính - Báo cáo tình hình tài chính. - Báo cáo tình hình tài chính;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh - Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng
doanh. hợp khác.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
- Thuyết minh Báo cáo tài chính. hữu;

- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu - Báo cáo lưu chuyển tiền;
được trình bày trong Bản thuyết minh - Bản thuyết minh Báo cáo tài
Báo cáo tài chính. chính.
Báo cáo - Hướng dẫn việc xác định, phân loại - Huớng dẫn việc xác định, phân
tình hình tài sản và nợ phải trả trong chuẩn loại tài sản và nợ phải trả;
tài chính mực; quy định chi tiết việc trình bày không đưa ra mẫu biểu của Báo
từng khoản mục trên báo cáo theo cáo tình hình tài chính, cũng
mẫu biểu quy định trong văn bản như yêu cầu về trình tự sắp xếp,
hướng dẫn chuẩn mực trình bày các khoản mục trên
- Không đề cập. báo cáo.
- Doanh nghiệp cần trình bày
ngày đáo hạn của tài sản và nợ
phải trả để có thể đánh giá tính
thanh khoản
29

- Về mô hình Báo cáo tài chính:

IAS mặc dù chỉ đưa ra chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và
những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các Báo cáo tài chính nhưng IAS không
bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng chung các biểu mẫu Báo cáo tài chính
giống nhau vì các công ty có quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau
nên hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, các sổ kế toán thống nhất và đặc biệt là
các biểu mẫu Báo cáo tài chính thống nhất sẽ không áp dụng được yêu cầu đa dạng và
phong phú của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Theo thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, Báo cáo tài chính bao gồm một khung
các yếu tố cần phải công bố, có thể được điều chỉnh cho phù hợp trong từng điều kiện
cụ thể, điều chỉnh phù hợp bởi trong điều kiện các Doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh
vực khác nhau, có các thông tin đặc thù, cũng như tính trọng yếu của các khoản mục ở
mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên cần phải trình bày trên Báo cáo tài chính khác nhau.

Ví dụ:

Công ty sản xuất giày da và công ty sản xuất tàu thuyền nếu qui định cụ thể tài sản
giá trị bao nhiêu để đưa vào tài sản cố định thì không hợp lý vì khi mua một tài sản cố
định ở công sản xuất giày thì giá trị chỉ tương đương với một con ốc vít trên tàu điều
này dẫn đến việc không hợp lý về thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính.

You might also like