Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

THỰC TRẠNG CROSS-DOCKING TẠI VIỆT NAM

Do đặc tính của ngành kinh doanh và tính chất của các doanh nghiệp ở Việt Nam
chưa mở rộng mạng lưới toàn cầu nên đa số các doanh nghiệp không tự xây dựng trung
tâm phân phối chức năng Cross-docking. Tại Việt Nam, Cross-docking chủ yếu được
thực hiện bởi các 3PLs trong hoạt động gom hàng từ nhà cung cấp ở trong nước và xuất
hàng hóa ra nước ngoài. Hiện nay, các công ty Logistics của Việt Nam mới chỉ hoạt động
trong phạm vi nội địa và khu vực, chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho
các doanh nghiệp Logistics quốc tế; trong khi có trên 25 công ty Logistics đa quốc gia
đang hoạt động tại Việt Nam (chiếm tới 70 – 80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở
Việt Nam) nên hầu hết các 3PLs khi gom hàng ở Cross – docking được chọn chủ yếu từ
công ty nổi tiếng như: APL Logistics, Maersk Logistics, OOCL Logistics,…

Kho theo mô hình Cross-docking vẫn chưa được thực hiện hiệu quả ở Việt Nam.
Các công ty Logistics Việt Nam nhìn chung đều có cung cấp các dịch vụ kho bãi và vận
chuyển hàng hóa, tuy nhiên dịch vụ kho bãi được cung cấp vẫn theo mô hình truyền
thống (kho chủ yếu dùng để lưu trữ hàng hóa).

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CROSS-DOCKING:


- Ưu điểm:
 Giảm không gian lưu trữ: Trong nhiều trường hợp, các kho truyền thống sẽ
được thay thế bằng bến chéo, dễ xây dựng hơn và yêu cầu ít không gian
hơn. Việc giảm không gian lưu trữ ngoài tiết kiệm chi phí còn góp phần
làm giảm lượng khí thải carbon của doanh nghiệp.
 Giảm chi phí hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho rất cần thiết và tốn nhiều
chi phí cho hoạt động lưu trữ, quản lý, bảo mật,... Hơn nữa, hàng tồn kho
quá lâu có thể bị hư hỏng. Cross-docking làm giảm lượng hàng hóa được
giữ trong thời gian dài.
 Tăng chất lượng sản phẩm: Trong khi “lưu” sản phẩm (tạm thời giữ chúng
trên bến để xử lý trước khi vận chuyển), công nhân có thể dễ dàng kiểm tra
sản phẩm để biết các phần hỏng từ phương tiện vận chuyển. Điều này làm
giảm số lượng sản phẩm bị hư hỏng được vận chuyển cho khách hàng, tiết
kiệm tiền cho lợi nhuận và duy trì sự hài lòng của khách hàng.
 Giảm chi phí lao động: Lao động là một trong những chi phí thách thức
nhất để kiểm soát. Cross-docking giúp giảm số lượng người cần thiết để
quản lý hàng tồn kho và những khoản tiết kiệm đó có thể được chuyển cho
khách hàng (chiết khấu, khuyến mãi,…) hoặc đưa vào các dự án cải tiến
quy trình khác.
 Giảm thời gian và chi phí giao hàng: Các cơ sở giao hàng chéo thường
được đặt tại các khu vực gần điểm giao hàng cuối cùng của khách hàng
cộng với việc sử dụng các tuyến đường nhanh nhất có thể giúp giảm chi
phí, thời gian cho hoạt động giao hàng.
 Giảm rủi ro khi xử lý hàng tồn kho: Với Cross-docking, hoạt động lưu kho
trong thời gian dài không còn giúp giảm thiểu thiệt hại trong quá trình lưu
kho.
- Nhược điểm:
 Đối tác có thể không có dung lượng lưu trữ: Cross-docking giúp cắt giảm
chi phí với việc loại bỏ kho, tuy nhiên nếu các đối tác tiềm năng của công
ty không có không gian lưu trữ cần thiết, vấn đề tồn kho sẽ là gánh nặng
cho việc triển khai Cross-docking một cách hiệu quả.
 Yêu cầu kế hoạch đầu tư: Thiết lập hoạt động Cross-docking hiệu quả đòi
hỏi một khoản đầu tư đáng kể cho trang thiết bị và công nghệ,… yêu cầu
doanh nghiệp phải lên kế hoạch chi tiết từ đầu nếu không muốn thất bại.
Cross-docking sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong dài hạn, tuy
nhiên việc thiết lập các thiết bị đầu - cuối bến chéo lúc mới bắt đầu là khá
tốn kém.
 Phụ thuộc: Bất kỳ trục trặc nào của các bên tham gia sẽ có tác động đến
toàn bộ chuỗi cung ứng. Ví dụ, Cross-docking phụ thuộc thời gian gửi hàng
của nhà sản xuất và thời gian vận chuyển. Nếu nhà cung cấp không gửi
đúng sản phẩm, số lượng hoặc đơn vị vận chuyển chậm trễ, thường xuyên
trì hoãn, điều đó cản trở đến khả năng thực hiện đơn hàng, làm mất niềm tin
của khách hàng. Nó cũng lãng phí thời gian và giảm năng suất.

You might also like