Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

249 TRANG TRÍ

…một khi những công trình và vườn tược đã được hoàn thiện; tường, cột, cửa sổ, cửa đi và lớp
hoàn thiện bề mặt đã vào đúng chỗ, diềm và gờ cạnh đã được định rõ, LỐI VÀO CHÍNH
(110), CẠNH CÔNG TRÌNH (160), KẾT NỐI VỚI NGUỒN ĐẤT (168), TƯỜNG VƯỜN
(173), KHÔNG GIAN NƠI CỬA SỔ (180), GÓC CỬA (196), KHUNG CỬA DÀY CẠNH
(225), KHÔNG GIAN CỘT (226), KẾT NỐI CỘT (227), ĐỈNH MÁI (232), SỰ MỀM MẠI
CỦA TƯỜNG (235), TƯỜNG THẤP ĐỂ NGỒI (243), vân vân và vân vân. Đã đến lúc bắt đầu
tiến hành công đoạn hoàn thiện, lấp đầy những khe hở, nhấn nhá những diềm cạnh bằng thức trang
trí.

Bản năng của con người là trang hoàng thế giới xung quanh

Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”


A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

Nhưng trang hoàng và trang trí chỉ hữu hiệu khi được xếp đặt hợp lý vì thức trang trí không
chỉ được sinh ra từ sự chan hoà tình yêu cho những gì yên vui trong công trình, chúng còn có công
năng, vốn rất rõ ràng và hoàn toàn độc lập không khác gì những chức năng khác trong công trình.
Và hơn nữa, những công năng này thực sự cần thiết, thức trang trí không phải chỉ là một tuỳ chọn
có cũng được không chả sao khi đưa vào công trình theo ý kiến chủ quan của bạn, một công trình
cần chúng, cũng như cần phải có cửa đi và cửa sổ.

Để có thể hiểu về chức năng của trang trí, chúng ta phải đi vào tìm hiểu bản chất của không
gian một cácH tổng quát. Không gian, khi được tạo hình thích hợp, là cả một khối trọn vẹn. Mỗi
phần trong không gian, cũng như mỗi phần trong một thị trấn, một khu dân cư, một công trình, một
khu vườn hay một căn phòng, là sự toàn vẹn, có nghĩa là tự bản thân nó đã là một nguyên thể và
cùng lúc đó, khi nó kết nối với những thực thể khác sẽ tạo nên một sự toàn vẹn lớn hơn nữa. Quá
trình này chủ yếu có mấu chốt liên quan chặt chẽ đến những ranh giới. Không phải ngẫu nhiên mà
rất nhều mô hình trong ngôn ngữ mô hình này quan tâm đến tầm quan trọng của những ranh giới
giữa các vật thể, bởi vì không gian tự bản thân chúng cũng quan trọng không kém gì các vật thể, ví
dụ như: RANH GIỚI NHÓM VĂN HOÁ (13), RANH GIỚI HÀNG XÓM (15),, DÃY CUỐN
(119), CẠNH CÔNG TRÌNH (160), HÀNH LANG BAO QUANH (166), KẾT NỐI VỚI
NGUỒN ĐẤT (168), TƯỜNG LẤP LÓ (193), TƯỜNG DÀY (197), KHUNG CỬA DÀY
CẠNH (225), VIỀN CỬA NỬA ĐỐT NGÓN TAY (240), TƯỜNG THẤP ĐỂ NGỒI (243).

Một vật thể chỉ vẹn toàn khi nó tự hoàn thiện và kết nới với bên ngoài để hợp thành một
thực thể. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi ranh giới giữa chúng thật thật nhập nhằng, mơ hồ,
để cả 2 đều không được tách bạch rõ rệt, nhưng vẫn có thể vừa hoạt động như 2 thực thể độc lập
vừa như một khối trọn vẹn trong đó không có sự đứt vỡ.

Tách rời và trọn vẹn

Trong minh họa bên trái, tồn tại một vết đứt rõ ràng, vật thể và ngoại vi của nó là những
thực thể độc lập, chúng hoạt động cá biệt như những nguyên thể riêng lẻ, nhưng chúng không cộng
tác với nhau thành một khối trọn vẹn lớn. Trong trường hợp này, thế giới bị chia cắt. Trong minh
họa bên phải, khi có một không gian mơ hồ, 2 thực thể vẫn là những cá thể độc lập như trước,
nhưng chúng cũng hợp nhất với nhau thành một thể khối trọn vẹn lớn. Trong trường hợp này thế
giới thật nguyên vẹn.

Nguyên lý này xuyên suốt khắp thế giới vật chất, từ những cấu trúc sinh học lớn nhất trong
thế giới quanh chúng ta, cho đến từng nguyên tử và phân tử.

Ví dụ tối thượng của nguyên lý này trong các đồ vật nhân tạo là những bề mặt vô hạn từ
thời mà ta gọi là “kỉ tăm tối” trên thảm và ghệ thuật lát gạch của Thổ Nhĩ Kì và Ba Tư. Tạm gạt
Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”


A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

qua cái nghĩa bác học của từ “trang trí”, sự thật ở đây là chúng thực hiện chức năng chủ yếu bằng
cách tạo nên những diện mà từng phần là một điển hình và biên giới đồng nhất trong một thiết kế,
thiết kế này lại có vai trò vừa là mẫu điển hình vừa là biên giới ở đồng thời nhiều cấp độ khác nhau.

Một mẫu trang trí là một thể trọn vẹn, bởi vì nó không thể bị chia tách thành từng phần

Vì không có thành phần nào có thể bị tách rời khỏi vùng xung quanh, bởi vì mỗi thành
phần đều đóng vai trò là đỉên hình và là biên giới, ở nhiều cấp độ, tấm thảm cổ này trở thành một
thể toàn vẹn, ở một mức độ thượng thừa.

Mục đích chính của trang trí trong môi trường, - trong công trình, phòng ốc và không gian
công cộng, - là để đánh thức một thế giới trọn vẹn hơn bằng khác đan kết nó lại bằng chính cách
mà tấm thảm đã làm.

Nếu những mô hình trong ngôn ngữ này được dùng một cách đúng đắn, sẽ hoà hợp những
ranh giới vốn đã tồn tại sẵn khi chưa trang trí, ở gần như tất cả mọi tỉ lệ tại nơi cần có, trong không
gian và vật liệu. Nó sẽ diễn ra từ những không gian lớn, như sảnh đệm hay cạnh tường công trình.
Và dĩ nhiên diễn ra trong cả âm hưởng nội tại, trong từng những cấu trúc nhỏ ẩn trong bản thân vật
liêu, - trong từng thớ gỗ, trong sự thô ráp của gạch đá. Nhưng ở đây vẫn có một âm vực trung hòa
giữa các tỉ lệ, một vùng chạng vạng mờ ảo, nơi mà nó không diễn được âm hưởng của mình. Chính
tại âm vực này mà thức trang trí lấp đầy bản nhạc.

Bao lơn

Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”


A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

Đây là một trường hợp phức tạp hơn, lối vào một nhà thờ kiểu Rôman.

Một vòm cổng

Chi tiết trang trí này được dựng ở góc một lối vào. Nó tạo ra đường hợp nhất giữa không
gian lối vào và những viên đá, nếu không có chi tiết này, sẽ có một lỗ hổng ở giữa vòm cuốn của
cổng vào và chính hành lang: chi tiết trang trí hoạt động ngay trên đường kết, ở giữa 2 thực thể và
liêu kết chúng với nhau. Nó đặc biệt phô trương và được thiết kế chỉ riêng cho vị trí này - bởi vì
đường kết này, ranh giới lối vào của nhà thờ - thật đặc biệt, về mặt hình tượng, đối với những
người sùng đạo nơi đây.

Quả thật, cửa ra vào và cửa sổ luôn luôn quan trọng đối với việc trang trí, bởi vì đó là nơi
đặt mối liên kết giữa những thành tố của công trình và sự sống xung quanh. Rất có thể chúng ta sẽ
tìm ra được sự tập trung trang trí ở những gờ cạnh của cửa ra vào và cửa sổ, vì mọi người luôn thử
liên kết những gờ cạnh đó với không gian xung quanh.

Cửa kiểu Nuibian

Và điều tương tự cũng xảy ra chính xác như vậy với những vùng khác của các không gian
xung quanh: trong phòng, xung quanh nhà của chúng ta, trong bếp, dọc theo bề mặt của lối đi,
ngay phía trên mái nhà, quanh cột đỡ - đó là sự thật, bất cứ chỗ nào tại mọi nơi có những cạnh góc
ở giữa mọi vật đều được kết lại với nhau một cách hoàn hảo, nơi vật liệu hay đồ vật gặp nhau, và
nơi chúng biến đổi.

Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”


A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

Early American stencilling.

Một cách tổng quát, điều tạo nên sự khác biệt trong việc sử dụng trang trí là sự nhận thức
về khoảng trống trong sự liền mạch: những nơi mà bề mặt xuyên suốt của đan xen và liên kết bị
đứt vỡ. Khi đó nếu sự trang trí áp dụng một cách tệ hại nó sẽ luôn luôn bị nhét vào nơi mà những
liên kết chưa thật sự thiếu, do đó sẽ trở nên thừa thãi, phù phiếm. Khi trang trí được sử dựng đúng
mực, nó sẽ được đưa vào nơi có nhưng chỗ hổng thật sự, nơi cần thiết phải có thêm một chút cấu
trúc, nơi cần có cái mà ta gọi một cách bóng gió là “lực liên kết thêm”, để đan kết nhưng mọi thứ
nơi chúng đang quá tách rời.

Vì vậy nên:

Nghiên cứu toàn thể công trình, và tìm những cạnh và vùng chuyển tíêp cần sự
nhấn nhá hoặc ngoại lực liên kết. Những góc, vùng các vật liệu gặp nhau, khung
cửa, cửa sổ, lối vào chính, nhưng nơi các bức tường tiếp giáp nhau, cổng vườn,
hàng rào – tất cả đều là những nơi tự nó cần phải có trang trí.

Giờ hãy tìm một đề tài đơn giản và hãy lặp lại nhiều lần khi đưa những yếu tố
của đề tài vào những gờ cạnh mà bạn quyết định sẽ nhấn mạnh. Làm sao cho
thức trang trí đan lướt dọc theo những gờ cạnh để chúng móc nối 2 mặt với
nhau và hợp nhất.

Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”


A Pattern Language được xuất bản bởi Oxford University Press, Bản quyền Christopher Alexander, 1977.

Bất cứ khi nào có thể, hãy trang trí ngay khi bạn đang xây dựng - chứ đừng để sau – từ những tấm
ván và phản và đá lát và bề mặt của mỗi công trình hiện thực. MÀNG TƯỜNG (218), KHUNG
CỬA DÀY CẠNH (225), TƯỜNG PHỦ NGOÀI (234), SỰ MỀM MẠI CỦA TƯỜNG (235),
GẠCH XÂY VÀ GẠCH LÁT MỀM (248). Áp dụng màu cho trang trí – CÁC MÀU ẤM (250);
che phủ những góc nối bằng cách trang trí với nhưng gờ chỉ nhỏ - VIỀN CỬA NỬA ĐỐT NGÓN
TAY (240); và tổ điểm cho bản thân mỗi căn phòng bằng chính những giá trị cuộc sống của bạn vì
chính chúng sẽ trở thành những nét trang trí tự nhiên xung quanh bạn. – SỰ VẬT XUNG
QUANH BẠN (253). . . .

Biên tập: Kiến cận Trương Huyền Đức

Chỉnh sửa bổ sung: Kiến cận Trương Huyền Đức

Các bạn hãy đón xem các phần khác tại blog http://kienque.wordpress.com/

Dịch và biên tập bởi thành viên Blog Hành Trình Kiến Quê: http://kienque.wordpress.com/

“Chúng ta luôn đi cùng nhau.”

You might also like