Câu hỏi Nhựa nhiệt dẻo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1. Nêu và giải thích mục đích của quá trình nghiền .

- Tăng cường khả năng trộn lẫn do tạo kích thước nhỏ hơn dẫn đến khả năng phân tán lớn
hơn.
- Giúp cho quá trình sấy và nóng chảy nhanh hơn. Do kích thước nhỏ giúp tăng bề mặt tiếp
xúc với nhiệt. Dẫn nhiệt nhanh hơn và hơi nước cũng bay ra ngoài dễ hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo
2. Thế nào là nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn?
- Nhựa nhiệt dẻo: Khi bị gia nhiệt thì mềm và có thể chảy, khi làm nguội thì cứng lại, quá
trình lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng tái sinh; có khả năng hòa tan. Cấu trúc mạch
thẳng hoặc nhánh.
- Nhựa nhiệt rắn: Khi gia nhiệt thì phản ứng hóa học xảy ra tạo cấu trúc mạng lưới, tính
chất thay đổi đột ngột, không thể tái sinh, hay gia công lần thứ 2, không tan trong dung
môi. Cấu trúc mạch không gian 3 chiều
3. Thế nào là trộn phân bố, trộn phân tán?
- Trộn phân bố là phân bố các tập hợp nguyên liệu liên tục trong chất mang, chỉ chú ý đến
sự đồng đều ở mức độ vĩ mô do đó yêu cầu lực tác động không cao.
- Trộn phân tán là phá vỡ các tập hợp nguyên liệu dưới dạng các hạt sơ cấp và phân tán
chúng đồng đều, liên tục trong chất mang, do đó lực tác động phải đủ lớn để thắng lực
hút giữa các hạt sơ cấp
4. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp gia công.
- Nguyên liệu: Đv nhựa nhiệt rắn, pp gia công thích hợp và có lợi hơn cả là pp ép nóng vì
qt ép nhanh và có thể đạt năng suất cao, đk nhiệt độ k cao thích hợp cho việc đóng rắn vật
liệu, không cần phải làm nguội khi ép xong. Đv nhựa nhiệt dẻo không dùng pp ép nóng vì
phải làm nguội sau khi thành hình, qt này không thể làm nhanh vì sẽ tạo ra ứng suất nội.
Thường dùng pp như đùn, đúc áp suất, đổ khuôn...phụ thuộc vào tính chất vật liệu mà áp
dụng pp gia công thích hợp như PVC có nhiệt độ chảy gần nhiệt độ phá hủy nên thường
dùng pp đùn.
- Hình dáng kích thước sp: Kích thước, hình dạng và sự ổn định kích thước, hình dáng sản
phẩm trong quá trình sử dụng cũng là những yêu cầu quan trọng và chịu ảnh hưởng của
phương pháp gia công.
- Chất lượng sản phẩm và tính kinh tế: Chịu ảnh hưởng của pp gia công.
5. Hãy vẽ và giải thích đường cong chảy của polymer: Các đường gạch đứt biểu diễn một giá trị
của độ nhớt. Đường cong chảy được chia làm 3 đoạn ứng với 3 vùng:
- Vùng có tốc độ trượt thấp( vùng 1): Đg cong chảy thể hiện tc newton, đg biểu diễn có
dạng đg thẳng. Vùng này gọi là vùng chảy newton với độ nhớt cao nhất. Khi ứng suất
thấp thì các mạch phân tử không duỗi ra và không định hướng vào dòng chảy, chúng có
thể cuộn lại do các tg tác nội và tg tác giữa các phân tử và chuyển động nhiệt, nên các
mạch phân tử không nằm trên cùng 1 lớp chảy, do đó cản trở sự chảy nên độ nhớt cao.
- Vùng tốc độ trượt cao (vùng 3): đg biểu diễn là đg thẳng và đc gọi là vùng chảy newton
có độ nhớt thấp nhất. Khi ứng suất trượt tăng cao thì các mạch phân tử sẽ duỗi ra và định
hướng vào dòng chảy nên ít cản trở sự chảy do đó độ nhớt thấp.
- Vùng có độ trượt trung gian ( vùng 2): Ở đây sự chảy có sự sai lệch so với đl newton và
đc gọi là vùng chảy phi newton . Ở vùng này độ nhớt biểu kiến giảm khi vận tốc trượt gia
tăng. Nhánh này đc gọi là nhánh cấu trúc. Ở ứng suất trung gian thì ứng với một giá trị
ứng suất trượt có một cấu dạng, ứng với một cấu dạng có một giá trị độ nhớt do đó độ
nhớt thay đổi.
6. Nêu và giải thích quy luật ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ đến độ nhớt của polymer nóng
chảy.
- P tăng dẫn đến độ nhớt tăng. Do khoảng cách giữa các phân tử giảm, các phân tử chuyển
động khó khan hơn. Có một số trường hợp cá biệt khi P tăng thì độ nhớt tăng nhưng đến mọt
lúc nào đó thì giảm.
- Nhiệt độ tăng dẫn đến độ nhớt giảm. Do khi cung cấp nhiệt thì các mạch phân tử polymer
trở nên linh động hơn, dễ dàng chuyển động.
7. Hãy trình bày những tính chất kĩ thuật chính của polymer cần chú ý trong gia công
1. Khối lượng riêng gộp
- Yêu cầu càng ổn định càng tốt: phụ thuộc vào hình dạng, kích thước vật liệu, thao tác người
đo.
- Có 2 pp nạp liệu:
+định lượng bằng khối lượng: phức tạp, giá thành cao
+định lượng bằng thể tích: thiết bị đơn giản, nạp liệu nhanh, thường được sử dụng trong công
nghiệp sx để làm tăng độ chính xác KLR gộp ko phụ thược vào điều kiện đo, càng ổn định
càng tốt. Muốn hiệu quả thì KLR phải có độ ổn định cao vật liệu hình cầu là tôt nhất.
2. Hệ số nén ép
- Là tỉ số giữa KLR sản phẩm và KLR gộp
- Phụ thuộc vào P quá trình gia công
+ P nén tăng  KLR sản phẩm tăng khoảng cách các phân tử polymer càng gần
nhau độ bền cơ lý tăng-> chất lượng sản phẩm tăng nhưng tốn nhiều năng lượng->giá
thành tăng. Một số trường hợp khi P tăng-> nhựa tràn ra-> tạo ra ba via-> phải cắt bỏ đi,
tốn nguyên liệu.
3. Ẩm và các chất bay hơi
- Có mặt trong nguyên liệu do : trong qt sản xuất, Trong khi bảo quản.
- Nếu ẩm và các chất bay hơi trong nguyên liệu nằm dưới giói hạn nào đó thì hầu như ko
ảnh hưởng đến quá trình gia công cũng như chất lượng sản phẩm.
- Ko bao giờ sấy tách ẩm ra hoàn toàn 100% -> ko nên sấy hết vì tốn năng lượng.
- Những polymer phân cực thì hút ẩm mạnh. Trong bảo quản, vận chuyển thì hàm lượng
ẩm tăng. Khi vượt mức cho phếp mà đưa thẳng nguyên liệu vào gia công-> ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm. Vật liệu hút ẩm nhiều trước khi gia công thì phải sấy-> đưa về
ngưỡng cho phép
4. Độ linh động
- Đặc trưng cho khả năng chảy của vât liệu
- Nhựa càng linh động chỉ số chảy càng cao
5. Vận tốc đóng rắn, thời gian đóng rắn.
- Vận tốc đóng rắn chỉ phụ thuộc vào bản chất vật liệu.
- Thời gian đóng rắn là thời gian cần thiết để vật liệu đạt tính năng sử dụng tốt nhất. Phụ
thược vào bản chất vl và chiều dày sản phẩm
6. Độ co thể tích
- Sự co thể tích do: giãn nở nhiệt của sản phẩm và vật liệu chuyển pha trong khuôn
- Mức độ co thể tích: % =100(VKh – Vsp)/ VKh
- Mức độ co thể tích phụ thuộc:
+Bản chất polymer + Loại và lượng độn
+ điều kiện gia công + hàm lượng ẩm và các chất bay hơi
7. Nhiệt độ gia công: Phụ thược vào
- bản chất nguyên liệu
- kích thước, hình dạng sản phẩm
- pp và thiết bị gia công.
8. Hãy nêu đặc điểm của máy trộn hở và máy trộn kín? Đối với máy trộn hở, giả sử chiều
dày tấm vật liệu polymer khi đi vào khe trục là H, khe hở giữa 2 trục là h0. Hãy so sánh
chiều dày của tấm vật liệu khi đi ra khỏi máy với 2 giá trị chiều dảy ở trên .
Đặc điểm của máy trộn hở :
- Vùng làm việc hẹp - hiệu quả trộn thấp
- thao tác năng nhọc - tính an toàn kém, bụi nhiều, nóng.
Đặc ddiemr máy trộn kín
- thuộc máy trộn roto
- phụ gia xâm nhập nhờ sự quay ngược chiều của 2 roto
- quá trình phân tán xảy ra chủ yếu tại đỉnh roto và vách buồng trộn
- hiệu quả và năng suất trộn cao
- vệ sinh công nghiệp đảm bảo, tính an toàn cao
- điểm dừng quá trình trộn dựa vào nhiệt độ hoặc thời gian
- khó giải quyết khi thể tích buồng trộn lớn( < 300 lit )
- hổn hợp được xả ra dưới dạng khối
So sánh: Gọi h3 là chiều dày của tấm vật liệu khi đi ra khỏi máy
- Khi ra khỏi khe trục
+ đối với vl đàn hồi tuyệt đối: H = h3(chỉ xuất hienj biến dạng đàn hồi- thuận nghich )
+ đối với vl mèm tuyệt đối : h3= ho( xuất hiện biến dạng bất thuận nghịch khi qua khe
trục)
+ với vl polymer : ho < h3 <H( trong biến dạng chảy có biến dạng mêm cao)
9. Hãy nêu một số kết luận đối với máy trộn kín.
1. Với 1 hệ thông cho sẵn sẽ có 1 giới hạn dưới của ứng suất trượt mà dưới giá trị này sẽ
không xảy ra sự phân tán. Khi ứng suất trượt lớn hơn giới hạn này thì chỉ có những
tập hợp độn có sự định hướng ban đầu thuận lợi mới bị phân tán.
2. Với thời gian đủ lớn, các tập hợp dần dần được đinh hướng thuận lợi và sự phá vỡ tập
hợp sẽ xảy ra.
3. Nếu lực hút giữa các hạt là lực hóa tri thứ cấp( các lực Van der waa..) và diện tích
tiếp xúc giữa các hạt ít phụ thược kích thước hạt thì lực hút giữa các hạt sẽ ko phu
thuộc kích thước hạt và hạt có kích thước lớn sẽ dễ bị phân tán hơn hạt có kích thước
nhỏ.
4. KHi tăng nhiệt độ thì hiệu quả trộn giảm
5. Tăng vận tốc roto sẽ giảm thời gian trộn nhưng phải giải nhiệt tốt.
6. Dạng của đỉnh roto ảnh hưởng tới đỉnh công suất và mức độ phân tán
10. Độ linh động của nhựa nhiệt dẻo được đặc trưng bằng thông số gì? định nghĩa thông số
đó .
- Được đặc trưng bằng thông số chỉ số chảy.
- Chỉ số chảy là khối lượng nhựa thu được trong khoảng thời gian 10 phút khi nhựa ở
trạng thái nóng chảy được nén qua 1 đầu khuôn có tiết diện cố định với 1 lực ép không
đổi(g/10 phút hay cm3/10 phút )
11. Độ linh động của cao su được xác định bằng thiết bị gì? Hãy giải thích kết quả sau: 60
ML 2 + 5 (1200C)
- Cao su: Nhớt kế Moneey, Nhựa nhiệt dẻo dùng nhớt kế mao quản áp suất không đổi,
nhựa nhiệt rắn dùng pp Rasiga
- 40 là giá trị độ nhớt, M đơn vị Moneey, L sử dụng roto loại lớn, 2 là gia nhiệt sơ bộ 2
phút sau khi đóng khuôn nhưng trước khi bật roto, với thời gian này nhiệt độ cao su sẽ
tăng lên bằng nhiệt độ khuôn, 5 là giá trị độ nhớt được ghi lại sau khi bật roto 5 phút,
1200C là nhiệt độ đo.
12. Để xác định thời gian lưu hóa của cao su người ta dùng thiết bị gì? Hãy giải thích đường
cong ở hình sau:

- Đối với nhựu dùng nhớt kế canavec; cao su dùng lưu kế hóa(lưu biến kế) dạng đĩa dao
động, cung dao động từ 1 đến 30 , tần số dao động 1,7Hz, nhiệt độ có thể thay đổi
- Giải thích đường cong: ban đầu mô men xoán tăng cao do quán tính.Tiếp theo mô men
xoắn giảm , là thòi gian phối trộn. Mô men xoắn tang cao lại do hình thành các liên kết
ngang
13. Vì sao người ta không dùng thiết bị đo độ nhớt cao su để xác định thời gian lưu hóa mà
lại dùng thiết bị khác?
- Đo độ nhớt cao su dùng nhớt kế Moneey, có roto quay, trong quá trình lưu hóa cao su, do
sự hình thành mạng lưới không gian, độ nhớt cao su tăng dần do đó nếu dùng nhớt kế
Moneey thì roto không thể quay được.
14. Khi nào người ta cần xác định thời gian lưu hóa sớm của cao su?
- Khi cần xác định điều kiện gia công thích hợp tại một công đoạn nào đó nhằm tránh hiện
tượng tự lưu. Nếu trong hợp phần cao su đã có chất xúc tiến lưu hóa, khi qua máy trục vít
dùng để luyện cao su ở nhiệt độ cao, nếu thời gian lưu quá lâu thì sẽ xẩy ra hiện tượng tự
lưu làm giảm tính chất cơ lý của cao su. Do đó ta phải tính thơi gian lưu hóa sớm để giảm
thời gian lưu bằng cách tăng tốc độ trục vít. Ngoài ra có thể thêm chất phòng tự lưu đẻ
kéo dài thơi gian ở trạng thái chảy nhớt ở nhiệt độ gia công.
15. Hãy nêu một số ứng dụng chính của bao bì mềm dẻo và các yêu cần thiết của bao bì đối
mỗi ứng dụng.
- Bao gói thực phẩm: Chống thấm khí, hơi nước, oxy để thực phẩm không bị hư hại; chịu
lực, khả năng chống va chạm cơ học cao để bảo vệ thực phẩm trong quá trình vận
chuyển; Chịu được nhiệt độ lạnh đối với thực phẩm cần bảo quản đông lạnh, chịu được
nhiệt độ cao đối với sp cần giữ nhiệt độ; Độ trong suốt để nhìn thấy sp hoặc mờ đục để
che khuất as bảo vệ các tp dinh dưỡng k bị tổn thất; Có khả năng in ấn để quảng cáo sp;
có khả năng hàn nhiệt, cho phép bao bì được đóng gói ở tốc độ đóng gói cao và giữ cho
các sản phẩm an toàn bằng cách ngăn cản sự hỏng hóc của các mối hàn.
- Bao bì y tế, dược phẩm: chống thấm khí, hơi nước, oxy, ánh sáng để bảo vệ thuốc, chịu
lực, bền để bảo vệ trong qt vận chuyển lưu trữ, không cho thuốc khuếch tán hay thẩm
thấu ra ngoài; không bị biến đổi, biến dạng, ăn mòn khi tiếp xúc với thuốc; chịu được
nhiệt độ cao hoặc cho phép tác động bức xạ để tiệt trùng, thanh trùng.
- Bao bì trong công nghiệp: dùng để vận chuyển các mặt hàng như nhựa, muối, thức ăn vật
nuôi, phân bón, hóa chất...: Chịu lực, tải trọng nặng, bền vững trong các môi trường vô
cơ như axit, kiềm, dd muối
16. Trình bày ngắn gọn các phương pháp sản xuất màng đơn lớp và đa lớp

Màng đa lớp:
- Đùn cán trực tiếp: Từ các vật liệu ban đầu là polymer người ta cho vào những đường dẫn
khác nhau trên thiết bị đùn cán sau đó được dẫn vào một đường ống chung và đùn các
trực tiếp ra các màng ghép. Ưu điểm: tiết kiệm time và hạn chế hiện tượng tách lớp.
Nhược: do đùn cán trực tiếp từ nhiều loại vật liệu nên sự đồng đều bề mặt k cao
- Đùn thổi: Nhựa nc được đẩy qua một khe hình vành khuyên, thường bố trí thẳng đứng,
không khí được đưa vào một lỗ ở giữa khuôn thổi vào bên trong để thổi phồng ống. Phía
trên khuôn người ta bố trí một vòng không khí tốc độ cao để làm nguội màng nóng. Ống
màng sau đó tiếp tục đi lên, tiếp tục được làm lạnh đến khi nó đi qua con lăn để làm dẹp
lại tạo thành màng đôi. Màng đôi này được đẩy qua khỏi tháp đùn qua hệ thống các con
lăn. Ưu: Mức độ kéo căng theo cả chiều dọc và chiều bán kính và có thể thay đổi thông
qua thể tích khí bên trong giúp màng ổn định hơn về tính chất so với pp đùn.
- Đùn cán gián tiếp: Trên cùng một đường dẫn các vật liệu không được đùn ra cùng lúc mà
các lớp được đùn ra theo trình tự nhất định. Khi lớp màng thứ nhất được đùn ra đã khô lại
hay đóng rắn thì lớp màng thứ 2 được trải lên lớp màng thứ nhất và trình tự cứ như vậy.
Ưu: đảm bảo được độ đồng đều bề mặt sau khi đùn cán. Nhươc: tốn time

You might also like