ghi việt bắc 11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.

868

Tác phẩm Việt Bắc

I. Hoàn cảnh sáng tác


- Việt Bắc là khu căn cứ địa cách mạng thành lập năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn
bao gồm sáu tỉnh gọi tắt là Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà. Nơi đây cán bộ
chiến sĩ và người dân Việt Bắc đã có 15 năm gắn bó keo sơn nghĩa tình.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến
khu Việt Bắc về Hà Nội, tiếp tục nhiệm vụ cách mạng. Lấy cảm hứng từ cuộc chia tay
lịch sử ấy, Tố Hữu đã viết bài thơ này vào tháng 10/1954.
 Cấu trúc bài thơ:
- Toàn bộ bài thơ là một niềm hoài niệm lớn, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đã tạo nên sắc
thái tâm trạng đặc biệt, xúc động bâng khuâng, day dứt không nguôi của người đi kẻ
ở. Đây là cuộc chia tay lịch sử của những người đã từng sống, gắn bó suốt 15 năm
gian khổ mà biết bao tình người. Việt Bắc đã trở thành máu thịt của người cách mạng
nên cuộc chia tay này chính là cuộc chia tay với chính lòng mình.
- Nhà thơ khéo léo thể hiện ân tình ấy dưới hình thức đối đáp của 2 mặt “mình – ta”
đậm đà nghĩa tình của ca dao. Bên hỏi – bên đáp, người tỏ lòng – kẻ hưởng ứng,
tưởng rất riêng tư nhưng lại thành vấn đề lớn của dân tộc. Đó là mối quan hệ nghĩa
tình gắn bó thuỷ chung của người con Việt Bắc với Đảng, Bác Hồ và Chiến sĩ cách
mạng. Lời đối đáp uyển chuyển, giao hoà thành lời đồng vọng trong tâm hồn mỗi
người vì cả hai đều là người kháng chiến.
- Sáng tạo hai đại từ “ mình – ta” là một thư pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa của Tố
Hữu. Mình – Ta là sự phân đôi thống nhất của chủ thể trữ tình, mình là ta, ta là mình,
là nhân dân kháng chiến, là nhân dân cách mạng. Là nhà thơ đã thâm nhập, chuyển
hoá vào lời độc thoại, đối thoại diễn tả cảm xúc, tình cảm chung của tất cả những
người tham gia kháng chiến. Những kỷ niệm, mong ước, xúc động, băn khoăn, dằn
vặt giữa cái đã qua và cái sắp tới, giữa phần đi và phần ở của mỗi con người.

1|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

II. Giới thiệu chung về bài thơ:


1. Bài thơ gồm 2 phần:
- Phần 1: đoạn trích (SGK) Tái hiện lại những kỷ niệm sâu nặng trong lòng về một thời
kỳ gian khổ, vẻ vang của cách mạng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phần 2: Nói lên sự gắn bó của miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh hoà bình
tươi sáng và ca ngợi công ơn chiến dịch Hồ Chí Minh.

Phần 1 được đánh giá là tập trung thành công nghệ thuật của toàn tác phẩm.

2. Tìm hiểu chung về đoạn trích:


- Cảm xúc chủ đạo: là nỗi nhớ, trong nỗi nhớ đó tác giả đã tái hiện được một cuộc chia
tay thấm đẫm tâm trạng của kẻ ở người đi, nhớ về thiên nhiên và con người Tây Bắc,
nhớ về những kỷ niệm gắn bó với kháng chiến trường kỳ nơi căn cứ Việt Bắc.
- Kết cấu đoạn trích:
 Phần 1: từ đầu tới 24: là nỗi nhớ của nt về cuộc chia tay, tâm trạng của kẻ ở
người đi.
 Phần 2: Tiếp đến 52: Nỗi nhớ của Tố Hữu về thiên nhiên và con người Tây
Bắc.
 Phần 3: còn lại: Nỗi nhớ, kỷ niệm gian khổ và hào hùng của một thời kỳ
kháng chiến.

Đọạn trích có một kết cấu rất đặc biệt, đó là kết cấu đối đáp “mình – ta”, với kết cấu này,
tác giả đã thể hiện kết cấu mềm mại và uyển chuyển giữa cán bộ miền xuôi và đồng bào
Việt Bắc. Tác giả đã thể hiện tình cảm lớn trong một mối quan hệ cá nhân gần gũi và thân
thiết.

Đề 4: Phân tích đoạn thơ sau:


“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

2|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

Mình về mình có nhớ không


Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ buồn chôn bức đi
Áo chàm chia buổi phân ly đi
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Từ đó nhận xét về giọng điệu nghệ thuật của đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt
Bắc nói chung

****************************

Tác giả: Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ cách mạng Việt
Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ
thống chính trị Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam… Ông còn là nhà thơ đã chọn con đường cách mạng từ thời thanh
niên. Thơ của ông tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật cách mạng “thơ phải xứng đáng là
người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Ông sở hữu nhiều tác phẩm giá
trị: “Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”, “Ta với ta”… đặc biệt là bài thơ “Việt Bắc” - lời
tổng kết chiến tranh qua những năm tháng gian khổ mà hào hùng.

Tác phẩm: Việt Bắc là khu căn cứ địa cách mạng thành lập năm 1940 sau khởi nghĩa
Bắc Sơn bao gồm sáu tỉnh gọi tắt là Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái. Nơi đây cán
bộ chiến sĩ và người dân Việt Bắc đã có 15 năm gắn bó keo sơn nghĩa tình. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc
về Hà Nội, tiếp tục nhiệm vụ cách mạng. Lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử ấy, Tố
Hữu đã viết bài thơ này vào tháng 10/1954. Toàn bộ bài thơ là một niềm hoài niệm lớn,
hoàn cảnh sáng tác bài thơ đã tạo nên sắc thái tâm trạng đặc biệt, xúc động bâng khuâng,

3|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

day dứt không nguôi của người đi kẻ ở. Đây là cuộc chia tay lịch sử của những người đã
từng sống, gắn bó suốt 15 năm gian khổ mà biết bao tình người. Việt Bắc đã trở thành
máu thịt của người cách mạng nên cuộc chia tay này chính là cuộc chia tay với chính
lòng mình.

 Mở đầu bài thơ là tám câu thơ khơi gợi tình cảm đẹp đẽ giữa quân và dân Việt
Bắc, những nốt nhạc ban đầu tấu nên bản tình ca, hùng ca cách mạng:

1. Bốn câu thơ đầu tiên là lời của người ở lại, người dân Việt Bắc nói với người
ra đi – Trung ương Đảng, Chính phủ và Chiến sĩ cách mạng về xuôi:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
2. Ở hai câu thơ đầu tiên tác giả khơi gợi khoảng thời gian của lịch sử dân tộc
“mười lăm năm” gắn bó tình nghĩa.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

 Câu hỏi tu từ khơi gợi về kỷ niệm kháng chiến, về quãng thời gian “mười lăm
năm ấy” biết bao vui buồn, biết bao gian khổ, quân và dân ta đã từng chia ngọt
sẻ bùi. Nhà thơ mở đầu bằng một câu hỏi không nhằm mục đích kiếm tìm câu
trả lời mà để khơi gợi niềm nhớ nhung, tình cảm đang dâng lên trong lòng của
những người ở lại thiết tha, nồng nàn.
 Tác giả sử dụng đại từ xưng xô “mình – ta” quen thuộc của ca dao dân ca:

4|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

“Mình về ta chẳng cho về


Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ”

hay:

“Mình về mình có nhớ chăng


Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.”

 “Mình” là người cán bộ về xuôi còn “ta” là nhân dân Việt Bắc, cách xưng hô “mình-
ta” tựa như mật ngọt khiến tình cảm thêm sâu sắc. Tác giả sử dụng ngôn ngữ của tình
yêu để chỉ về tình cảm son sắt, nghĩa tình của người miền ngược và người miền xuôi
qua cụm từ “thiết tha mặn nồng”.
 Cụm từ “ thiết tha mặn nồng “ thật đẹp, thật hay bởi vì tác giả đã sử dụng ngôn ngữ
của tình yêu để chỉ về tình cảm của người miền ngược và người miền xuôi. Gợi một
hình ảnh gắn bó,keo sơn, sâu đậm, sâu nặng tình nghĩa thuỷ chung son sắt
 “Mười lăm năm” là khoảng thời gian từ năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn mở đầu cuộc
kháng chiến chống Nhật đến năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc kháng
chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Biết bao
nhiêu buồn vui, gian khổ giữa nhân dân và cán bộ diễn ra trong vòng những năm
tháng ấy, khoảng thời gian không ngắn, không quá dài nhưng đủ để tình cảm đong
đầy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Quyền đã cho rằng: “Mười lăm năm ấy” không
chỉ đo bằng thước đo thời gian mà còn đo bằng thước đo tình cảm con người. Đó
chính là thứ thuốc thử làm tăng thêm sự gắn bó keo sơn.”

3. Hai câu thơ gợi nhớ những hình ảnh quen thuộc đã từng gắn bó với quân dân
Việt Bắc.
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
 Thiên nhiên đã từng che chở, cùng người chiến sĩ đánh giặc kiên cường:
5|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

“Núi giăng thành lũy sắc dày


Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
 Điệp từ “nhìn” và “nhớ” nhấn mạnh tấm lòng của nhân dân Việt Bắc khi gợi
nhắc đến “thủ đô gió ngàn”.
 Tác giả lựa chọn hình tượng thiên nhiên thân quen từ chi tiết đến khái quát “cây
- núi”, “sông - nguồn” để làm bật lên niềm mong ước về sự nhớ nhung, lưu
luyến của người cán bộ với “quê hương cách mạng”. Bốn câu thơ mở đầu là lời
của Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về
không gian nguồn cội, nghĩa tình.

4. Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ
thương, bịn rịn:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm chia buổi phân ly đi
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
 Từ láy “tha thiết” cho thấy người ra đi đã cảm nhận được tình cảm của người
dân Việt Bắc nên họ cảm thấy “bâng khuâng”, “bồn chồn” trong lòng và bước đi
với tâm trạng rối bời, luyến lưu.
 Đại từ phiếm chỉ “ai” quen thuộc trong ca dao được tác giả sử dụng để thể hiện
tình cảm của người cán bộ với người dân Việt Bắc:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

6|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Hai từ láy “bang khuâng” và “bồn chồn” có giá trị biểu đạt khác nhau và đều
góp phần diễn tả tâm tư của người ra đi, đã gợi những cảm nhâ ̣n về những nỗi
lưu luyến, nhớ nhung, buồn vui lẫn lô ̣n. Vui vì sau bao năm tháng xa cách được
trở về quê hương, buồn bởi phải chia tay Viê ̣t Bắc- nơi đã gắn bó với các chiến
sĩ 15 năm mă ̣n nồng. Viê ̣t Bắc đã trở thành mô ̣t phần kỷ niê ̣m trong cuô ̣c đời của
người ra đi.
 Có lẽ, “người ra đi” trong dạ bang khuâng, vì vừa có sự náo nức trên đường trở
về quê hương, cũng có những giằng níu tâm can với kỉ niê ̣m ở nơi chất chứa biết
bao tình cảm…nên bước chân mới “bồn chồn”, tâm trạng mới hồi hô ̣p, nôn nao,
âu lo, đứng ngồi không yên, bịn rịn, không muốn chia xa, lưu luyến.
5. Tác giả khắc họa khung cảnh chia tay giữa người đi và kẻ ở dạt dào cảm xúc ở
hai câu thơ:
“Áo chàm chia buổi phân ly đi
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”

 Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” được sử dụng với phân tích hoán dụ, gợi nhớ về
nhân dân Việt Bắc trong màu áo quen thuộc đã in sâu trong tâm trí của người về
xuôi. Người dân nơi đây với màu áo chàm giản dị, mô ̣c mạc, họ nghèo khổ lam
lũ, tảo tần nhưng lại có tình nghĩa thủy chung với cách mạng và kháng chiến.

 Hình ảnh “buổi phân li” là hình ảnh đô ̣c đáo, vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang
nét đẹp hiê ̣n đại. Cổ điển ở chỗ “phân li” là từ Hán Viê ̣t tạo nên không khí trang
trọng, cổ kính trong buổi chia tay, làm ta nhớ đến cuô ̣c chia tay trong văn
chương cổ như:
“Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi mô ̣t bước giây giây lại dừng”
(Chinh phụ ngâm)

7|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Cả người ra đi và người ở lại tiễn biệt nhau bằng ngôn ngữ không lời “biết nói gì
hôm nay” -không phải là không có gì để nói mà là không thể nói thành lời, tình
cảm trào dâng đến lắng đọng trong cảm xúc.
 Tất cả những gì cần nói đều gửi gắm trong hình ảnh “cầm tay nhau”, hình ảnh
gợi cảm về tình yêu thương gắn bó, san sẻ, đoàn kết gợi tình cảm nồng ấm. Chỉ
cần cái “cầm tay” là đủ thấy sự chân thành, nồng ấm thay cho tất cả mọi lời có
thể nói ra trong giờ phút từ biệt.

 Dấu ba chấm cuối câu như một khoảng trống cần lấp đầy bởi những tình cảm
ngọt ngào, sự lặng im nhưng đông đầy cảm xúc, một nét vẽ dẫn lối người đọc
khám phá từng ngóc ngách trong trái tim con người.

 Tóm lại, chỉ qua hai khổ thơ đầu này tưởng không chỉ diễn tả tâm trạng của người
ra đi và kẻ ở xúc động, mà còn diễn tả được truyền thống tốt đẹp đã từng ăn sâu
vào tâm thức của bất kỳ người viết nào, đó là tình cảm thuỷ chung, ân tình.
Qua tám câu thơ trên, ta cảm nhận được giọng điệu nghệ thuật của nhà văn.
 Đối với thơ, hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng,
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có
nhịp điệu thì giọng điệu nghệ thuật lại càng thể hiện rõ nét.
 Tố Hữu đã đem giọng điệu nghệ thuật riêng vào bài thơ “Việt Bắc” với những
dư âm thiết tha, sâu lắng. Ở tám câu thơ đầu, ta cảm nhận giọng điệu tâm tình
ngọt ngào, dạt dào tình cảm tha thiết qua lớp ngôn từ thân mật, gần gũi, gợi
hình gợi cảm.
 Thể thơ lục bát truyền thống uyển chuyển, bộc lộ tình cảm đằm thắm, thiết tha
giữa người đi và kẻ ở.

8|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Đại từ “mình - ta” quen thuộc trong ca dao dân ca của đôi lứa yêu đương, đã
hóa thành tình cảm lớn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng và
chính nhà thơ.
 Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày
của nhân dân nhưng rất giàu hình ảnh, cảm xúc và nhạc điệu.

Đề 6:Phân tích đoạn thơ sau:


“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối muối thu nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, độc đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”

****************************

Tác giả: Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ cách mạng Việt
Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ
thống chính trị Việt Nam: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam… Ông còn là nhà thơ đã chọn con đường cách mạng từ thời thanh

9|Page
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

niên. Thơ của ông tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật cách mạng “thơ phải xứng đáng là
người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Ông sở hữu nhiều tác phẩm giá
trị: “Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”, “Ta với ta”… đặc biệt là bài thơ “Việt Bắc” - lời
tổng kết chiến tranh qua những năm tháng gian khổ mà hào hùng.

Tác phẩm: Việt Bắc là khu căn cứ địa cách mạng thành lập năm 1940 sau khởi nghĩa
Bắc Sơn bao gồm sáu tỉnh gọi tắt là Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái. Nơi đây cán
bộ chiến sĩ và người dân Việt Bắc đã có 15 năm gắn bó keo sơn nghĩa tình. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc
về Hà Nội, tiếp tục nhiệm vụ cách mạng. Lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử ấy, Tố
Hữu đã viết bài thơ này vào tháng 10/1954. Toàn bộ bài thơ là một niềm hoài niệm lớn,
hoàn cảnh sáng tác bài thơ đã tạo nên sắc thái tâm trạng đặc biệt, xúc động bâng khuâng,
day dứt không nguôi của người đi kẻ ở. Đây là cuộc chia tay lịch sử của những người đã
từng sống, gắn bó suốt 15 năm gian khổ mà biết bao tình người. Việt Bắc đã trở thành
máu thịt của người cách mạng nên cuộc chia tay này chính là cuộc chia tay với chính
lòng mình.
1. Kháng chiến là công cuộc của quân và dân vì thế quân dân luôn gắn bó và san
sẻ với nhau mặc dù phải đối mặt với thiếu thốn, khó khăn. Bốn câu thơ đầu đã
gợi nhớ về kỉ niệm kháng chiến gian khổ giữa quân và dân, giữa người đi và kẻ
ở:

“Mình đi có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”

10 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Nhân vật trữ tình xưng “mình” để thể hiện mối quan hệ gắn bó, thân mật với những
người đã từng cùng nhau chịu đựng gian khổ thiếu thốn.
 Vì nhớ nhung quá khứ nên người dân Việt Bắc mới hỏi người chiến sĩ “có nhớ những
ngày”, “có nhớ chiến khu” để gợi mở kỉ niệm gắn bó của quân dân trong những năm
tháng chiến đấu gian khổ và khó khăn.
 Điệp từ “có nhớ” thể hiện mong muốn của nhân dân Việt Bắc đối với người cán bộ dù
đã chia xa chiến khu, tiếp tục nhiệm vụ mới nhưng hãy luôn nhớ về quê hương cách
mạng, nhớ về kỉ niệm gian khổ cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
 Thiên nhiên khắc nghiệt “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” còn vật chất lại
thiếu thốn nên quân dân phải cùng nhau san sẻ “miếng cơm chấm muối” nhưng rất ấm
lòng, tình nghĩa mà Chế Lan Viên từng viết trong “Ta chào Việt Bắc về xuôi”:
“Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi,
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng”
 Cách nói độc đáo “mối thù nặng vai” đã cho thấy sự tâm huyết, đồng lòng của quân và
dân trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng. Đồng thời những kỉ niệm kháng
chiến chắng những không bị lớp bụi thời gian làm cho phai nhòa mà đã nằm trọn trên
những vần thơ trữ tình bởi “Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật.”
(Bêlinxki)

2. Mười lăm năm gắn bó với mảnh đất anh hùng, người chiến sĩ đã cùng nhân
dân Việt Bắc có những kỉ niệm khó quên và tất cả đã trở thành hoài niệm thật
đẹp, ý nghĩa:
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
11 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”


 Thiên nhiên đã từng là người đồng hành với những người chiến sĩ trong những trận
chiến “Núi giăng thành lũy sắt dày - Rừng che bộ đội rừng vây quân thù” nên những
người bạn thân thiết đó dường như cũng biết nhớ nhung đồng đội “rừng núi nhớ ai”?
 Mượn hình tượng thiên nhiên qua thủ pháp nhân hóa, hoán dụ “rừng núi”, tác giả bày
tỏ tình cảm của người dân Việt Bắc đối với người chiến sĩ cách mạng. Người dân Việt
Bắc nhắc đến sản vật núi rừng “trám bùi” và “măng mai” mà “Núi rừng nuôi dưỡng
đứa con đồng bằng” (Chế Lan Viên) để gợi nhớ kỉ niệm quân dân gắn bó. Lúc những
người chiến sĩ còn sinh sống và làm nhiệm vụ ở nơi đây đã từng thưởng thức chúng
qua những bữa ăn hàng ngày nhưng khi họ rời đi thì thiên nhiên như cô đơn và buồn
bã, thiếu sức sống “Trám bùi để rụng măng mai để già”.
 Hình ảnh “những nhà” ý chỉ những mái ấm nhỏ của người dân trở nên hiu quạnh, cô
đơn. Kết hợp với Đảo ngữ “hắt hiu” để đầu câu nhằm nhấn mạnh sự trống vắng,
quạnh hiu không gian đồng thời ẩn dụ cho sự nghèo khổ của nhân dân Việt Bắc đồng
thời khắc sâu được nỗi nhớ thương tha thiết của người ở lại.

 Nhưng dù thời gian có làm cho thời thế thay đổi, những kỉ niệm dần chìm vào quá
khứ thì người dân nơi đây vẫn “đậm đà lòng son” luôn quý mến, nhớ nhung những
người chiến sĩ đã từng gắn bó với mảnh đất anh hùng, một lòng hướng về cách mạng và
kháng chiến.
3. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau chiến đấu với ý chí kiên cường, quân
và dân Việt Bắc không thể nào quên những năm tháng chiến đấu khó khăn
gian khổ gắn liền với những địa danh lịch sử thân thuộc:
“Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình

12 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”


 Ta tiếp tục bắt gặp hình ảnh “núi non” tượng trưng cho thiên nhiên hùng vĩ bao
la, chính “núi non” ấy đã gắn bó và tạo nên nhiều kỉ niệm “Nhớ khi kháng Nhật
thuở còn Việt Minh”. Một không gian lịch sử như mở ra trước mắt người đọc để
nhắc nhở Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cách mạng đánh Pháp,
đuổi Nhật, là căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước
1945.
 Câu thơ đặc biệt “Mình đi mình có nhớ mình” thể hiện một cách nói sâu sắc: từ
“mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người
Việt Bắc. Dường như giữa người Việt Bắc và cán bộ như đã có sự gắn bó mật
thiết, hòa nhập, tuy hai mà một.
 Quên sao được Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa những địa danh đã đi vào
sử sách của dân tộc, nỗi nhớ vang lên gợi bao kỷ niệm khiến người đọc không
cảm thấy đây là cuộc phân li, mà là nỗi nhớ thắt chặt mọi người trong một ký ức
chung đẹp đẽ.
 Qua tám câu thơ trên, ta cảm nhận được giọng điệu nghệ thuật của nhà văn.
 Đối với thơ, hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng,
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có
nhịp điệu thì giọng điệu nghệ thuật lại càng thể hiện rõ nét.
 Tố Hữu đã đem giọng điệu nghệ thuật riêng vào bài thơ “Việt Bắc” với những
dư âm thiết tha, sâu lắng. Ở tám câu thơ đầu, ta cảm nhận giọng điệu tâm tình
ngọt ngào, dạt dào tình cảm tha thiết qua lớp ngôn từ thân mật, gần gũi, gợi
hình gợi cảm.
 Thể thơ lục bát truyền thống uyển chuyển, bộc lộ tình cảm đằm thắm, thiết tha
giữa người đi và kẻ ở.

13 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Đại từ “mình - ta” quen thuộc trong ca dao dân ca của đôi lứa yêu đương, đã
hóa thành tình cảm lớn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng và
chính nhà thơ.
 Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày
của nhân dân nhưng rất giàu hình ảnh, cảm xúc và nhạc điệu.

Đề 5: Phân tích bức tranh tứ bình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Ta về mình có nhớ ta,


Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là
một chính trị gia. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt
Nam: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
… Chọn con đường cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ
của ông tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật cách mạng “thơ phải xứng đáng là người
chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Ông sở hữu nhiều tác phẩm giá trị:

14 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

“Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”, “Ta với ta”,… đặc biệt là bài thơ “Việt Bắc” - lời
tổng kết chiến tranh qua những năm tháng gian khổ mà hào hùng.

Việt Bắc là khu căn cứ địa cách mạng thành lập năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn bao
gồm sáu tỉnh gọi tắt là Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái. Nơi đây cán bộ chiến sĩ
và người dân Việt Bắc đã có 15 năm gắn bó keo sơn nghĩa tình. Sau chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954, Trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội,
tiếp tục nhiệm vụ cách mạng. Lấy cảm hứng từ cuộc chia tay lịch sử ấy, Tố Hữu đã viết
bài thơ này vào tháng 10/1954. Toàn bộ bài thơ là một niềm hoài niệm lớn, hoàn cảnh
sáng tác bài thơ đã tạo nên sắc thái tâm trạng đặc biệt, xúc động bâng khuâng, day dứt
không nguôi của người đi kẻ ở. Đây là cuộc chia tay lịch sử của những người đã từng
sống, gắn bó suốt 15 năm gian khổ mà biết bao tình người. Việt Bắc đã trở thành máu thịt
của người cách mạng nên cuộc chia tay này chính là cuộc chia tay với chính lòng mình.

1. Trước khi vén mở những cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên và con người Việt Bắc, Tố
Hữu khéo léo khơi gợi xúc cảm trong lòng người đọc bằng những nỗi nhớ nhung
về “hoa” và “người” để những hình ảnh tiếp theo hiện lên sâu sắc:
“Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
 Câu hỏi tu từ vang lên cùng với điệp từ “nhớ” thể hiện nỗi nhớ nhung da diết
của người cán bộ từng gắn bó với mảnh đất Việt Bắc. Nỗi nhớ ấy không chỉ gắn
liền với “hoa” - thiên nhiên thơ mộng, tươi tắn mà còn song hành với “người” -
nhân dân Việt Bắc đã từng gắn bó nghĩa tình:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chănsui đắp cùng”.

15 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Điệp từ “ta” ở hai dòng thơ nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm chân thành của người
về xuôi đối với Việt Bắc.
 “Ta” với “mình” là cách xưng hô quen thuộc, gần gũi, tình cảm bởi “Ta với
mình tuy hai mà một, tuy một mà hai”.
 Điê ̣p từ “nhớ” láy đi láy lại có tác dụng tô đâ ̣m nỗi nhớ nhung da diết, thiết tha.
Người chiến sĩ và người dân Việt Bắc đã có một khoảng thời gian đông đầy tình
cảm tạo nên niềm thương nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.
 “Hoa” là hình ảnh ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp còn “người” là để chỉ người
dân Việt Bắc nên “hoa cùng người” là hình ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên sóng đôi
với vẻ đẹp của con người.
 Trong cái nhìn của nhà thơ, thiên nhiên và con người là hai yếu tố hòa quyện
lẫn nhau, thiên nhiên là cái nền để cho con người tỏa sáng và con người cũng đã
làm cho thiên nhiên thêm gần gũi, thân thương.

2. Những nét vẽ đầu tiên về bức tranh tứ bình chính là một mùa đông với thiên
nhiên hoang sơ, con người lao động khỏe khoắn:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
 Từ tầm quan sát xa, nhân vật trữ tình đã bao quát được một không gian “rừng
xanh” mênh mông rộng lớn, vời vợi sắc xanh. Gam màu này gợi vẻ đẹp trầm
tĩnh của rừng già, gợi về một vùng đất êm đềm, hoang sơ.
 Sự lạnh lẽo của mùa đông dường như tan biến với sự xuất hiện của “hoa chuối
đỏ tươi”, điểm nhấn độc đáo giữa không gian rộng lớn. Sắc đỏ của hoa chuối
như ngọn đuốc đang bừng sáng xua tan giá lạnh và khiến không gian trở nên ấm
áp hơn. Cảnh nên thơ, cảnh có hồn chứ không vô hồn như bức tranh mùa đông
mà ta thường thấy:
“Mùa đông lạnh gió lùa qua phên cửa
16 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

Phía trời xa mây cũng ủ rũ ê buồn


Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ
Ai có về tôi gửi áo len cho”
(Viê ̣t Phương)
 Nhà thơ đã sử dụng thành công bút pháp chấm phá để tạo nên bức tranh thiên nhiên
Việt Bắc sinh động tràn trề nhựa sống với sắc hoa, màu lá hài hoà rực rỡ và ấn tượng.
Ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh con người hiện lên với sự cần cù siêng năng, sẵn sàng
vượt qua khó khăn để lao động, sản xuất:
“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
 “đèo cao” thể hiện Địa hình hiểm trở, gập ghềnh cùng với thời tiết “nắng ánh” gây
khó khăn cho người lao động nhưng họ luôn trong tư thế khỏe khoắn, vững chãi “dao
gài thắt lưng”.
3. Khi “nắng ánh” chiếu rọi vào con dao thì con người là nơi hội tụ ánh sáng với vẻ đẹp
sáng chói, thanh khiết, thật khỏe mạnh và tự tin. Cái hay của nhà thơ đó là ông không
miêu tả ngoại hình con người mà chỉ chọn những khoảnh khắc mà con người tỏa sáng
nhất, đẹp đẽ nhất. Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do,
làm chủ lao đô ̣ng. Giữa thiên nhiên hoang sơ, tráng lê ̣ con người trở thành điểm hô ̣i
tụ, trở thành linh hồn của Viê ̣t Bắc.
4. Chia tay mùa đông giá lạnh, nhà thơ dẫn dắt người đọc đến mùa xuân tràn đầy
sức sống với thiên nhiên thanh khiết và con người chăm chỉ cần cù lao động:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
 Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, khởi đầu cuộc sống mới nên mang vẻ đẹp
căng tràn sức sống, hội tụ vẻ đẹp mĩ lệ, tinh khiết. “Ngày xuân” mang tới một
không gian ấm áp xua tan tiết trời lạnh lẽo của mùa đông, thời điểm mọi vật sinh
sôi nảy nở.

17 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Một miền cổ tích với sắc trắng “hoa mơ” dẫn lối người đọc đến không gian
thanh cao, đẹp đến ngỡ ngàng của màu trắng tinh khôi.
 Màu trắng là gam màu tinh khiết, thanh cao khiến tâm hồn con người như giải
tỏa mọi lo âu, phiền muộn và trở nên thư thái hơn. Sắc trắng ấy đã từng được Tố
Hữu nhắc đến trong bài thơ “Theo chân Bác” để diễn tả mùa xuân lịch sử:
“Ôi sáng xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
 Đô ̣ng từ “nở” gợi mô ̣t sức sống mùa xuân lan tỏa, gợi ra mô ̣t bức tranh vô cùng
sống đô ̣ng. Câu thơ đi nhịp 2/2/2 châ ̣m rãi theo đó từng cánh hoa mơ nở ra rồi dần
lan rô ̣ng khắp núi rừng. Không gian rừng già bừng sáng bởi sắc trắng trẻ trung của
hoa mơ.
 Mùa xuân – mùa của lễ hội vui chơi nhưng trong hoàn cảnh kháng chiến, đồng bào
Việt Bắc đã gác lại nhu cầu ấy để cần mẫn làm việc phục vụ cho kháng chiến. Quả
thật:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Hoàng Trung Thông)
 Những người thợ thủ công ở Việt Bắc đã dùng đôi tay khéo léo của mình “chuốt
từng sợi giang”.Động từ “chuốt” kết hợp với từ “từng” thể hiện sự tỉ mĩ của
người lao động. Đón một mùa xuân mới, người lao động luôn luôn cần cù, siêng
năng làm việc với sự kĩ lưỡng, điêu luyện. Đan nón là một công việc đòi hỏi sự
khéo léo, công phu bằng những đôi bàn tay kĩ xảo. Thiên nhiên tinh khôi làm
nền để cho con người nổi bật bởi sự tỉ mĩ, thuần phục trong công việc bởi “trăm
hay không bằng tay quen”.

18 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

 Qua đó nhà thơ thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những con người lao động cần
mẫn trong công việc để tận hưởng mùa xuân ấm no, hạnh phúc.

5. Mùa xuân vừa khép lại thì mùa hạ đã chào đón chúng ta với một thiên nhiên
sống động, con người trẻ trung:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
 Mở màn mùa hè là âm thanh quen thuộc của tiếng ve rừng “Ve kêu rừng phách đổ
vàng” - giai điệu đặc trưng gợi nhớ cho người đọc về mùa hè. Phải chăng đó là
tiếng ve đón chào mùa hè được nhà thơ miêu tả trong bài “Khi con tu hú”:
“Vườn râm dạy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”
 Hình ảnh “rừng phách đổ vàng” là sự cảm nhận tinh tế của nhà văn đối với chuyển
động tinh vi của sự vật.
 Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác “đổ vàng”, rừng phách
chuyển đổi màu sắc đột ngột tạo nên không gian sắc vàng long lanh của mùa hè. Ở
đây như có mô ̣t sự giao cảm thâ ̣t thần kì! Tiếng ve ngân lên như mô ̣t hiê ̣u lê ̣nh của
thiên nhiên thì ngay lâ ̣p tức rừng phách đổ vàng.
 Tác giả không sử dụng động từ chuyển hay đổi mà lại sử dụng động từ “đổ” để làm
nổi bật thay đổi đột ngột của rừng phách đồng thời tạo ấn tượng cho người đọc
nhằm diễn tả sự mau lẹ nhưng cũng rất chính xác khoảnh khắc hè sang. Dưới cái
nắng hè và sự rô ̣n rã của tiếng ve, bức tranh mùa hè Viê ̣t Bắc thâ ̣t náo nhiê ̣t, vui
tươi, rô ̣n ràng.

 Giữa thiên nhiên ngập tràn sắc vàng, con người hiện lên với vẻ đẹp trẻ trung, tươi
tắn:

19 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

“Nhớ cô em gái hái măng một mình”.


 Cô em gái Việt Bắc làm công việc hái măng giữa núi rừng bao la nhưng không
cô đơn, lẻ loi giữa không gian rộng lớn bởi cô đi giữa nhạc rừng và hái măng là
để nuôi bộ đội. Không như thơ xưa, người phụ nữ thường xuất hiê ̣n với vẻ cô
đơn, lẻ loi:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
 Đô ̣ng từ “hái” diễn tả sự mềm mại, dịu dàn, uyển chuyển của cô gái trong lao
đô ̣ng. Thiên nhiên gắn bó, làm bạn với con người tạo nên bức tranh thân thương,
gần gũi. Khác với bức tranh của mùa đông và mùa xuân, bức tranh mùa hè thật
sống động và ngập tràn âm thanh để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả.
6. Khép lại bức tranh tứ bình chính là một mùa thu thanh bình nhưng cũng không
kém phần lãng mạn, ngọt ngào sâu lắng của tiếng hát thủy chung, son sắt:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
 Hình ảnh “rừng thu” mang đến không gian rộng lớn ấm áp nghĩa tình bởi chính
cánh rừng này đã từng đồng hành với người chiến sĩ: “Rừng che bộ đội, rừng
vây quân thù”.
 Ánh trăng mùa thu soi sáng cả cánh rừng, soi sáng một vùng đất anh hùng đang
thấm đẫm xương máu thời kháng chiến. Bản chất của trăng là hình tròn biểu
hiện cho sự viên mãn,ước nguyện cao đẹp và “trăng rọi hòa bình” thể hiện tâm
nguyện của tác giả về sự chiến thắng quân thù, đem đến nền độc lập cho dân tộc.
Chính ánh trăng ấy đang soi sáng niềm tin độc lập, mang đến niềm vui cho mọi
bản làng, mọi nhà Việt Bắc.
 Trong nỗi nhớ của người ra đi, con người góp vào giai điệu ngọt ngào dưới ánh
trăng thu “tiếng hát ân tình thủy chung” đáp lại câu hỏi:“Mình về mình có nhớ ta

20 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

- Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, người cán bộ luôn luôn nhớ về những
ngày tháng gian lao với âm thanh ngọt ngào, tấm lòng thủy chung son sắt của
nhân dân Việt Bắc.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Người dân Việt Bắc luôn nặng tình với người cán bộ, những tiếng hát của họ chính là
những lời tâm tình ngọt ngào mà họ muốn gửi tặng cho người ra đi. Một mùa thu thanh
bình bởi ánh trăng đầy hi vọng, ngọt ngào bởi những tiếng hát thủy chung.

 Qua tám câu thơ trên, ta cảm nhận được giọng điệu nghệ thuật của nhà văn.
 Đối với thơ, hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng,
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có
nhịp điệu thì giọng điệu nghệ thuật lại càng thể hiện rõ nét.
 Tố Hữu đã đem giọng điệu nghệ thuật riêng vào bài thơ “Việt Bắc” với những
dư âm thiết tha, sâu lắng. Ở tám câu thơ đầu, ta cảm nhận giọng điệu tâm tình
ngọt ngào, dạt dào tình cảm tha thiết qua lớp ngôn từ thân mật, gần gũi, gợi
hình gợi cảm.
 Thể thơ lục bát truyền thống uyển chuyển, bộc lộ tình cảm đằm thắm, thiết tha
giữa người đi và kẻ ở.
 Đại từ “mình - ta” quen thuộc trong ca dao dân ca của đôi lứa yêu đương, đã
hóa thành tình cảm lớn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng và
chính nhà thơ.
 Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày
của nhân dân nhưng rất giàu hình ảnh, cảm xúc và nhạc điệu.

21 | P a g e
Đăng kí “Khóa học live môn văn cô Đường Mai” inbox facebook Đường Mai - 0345.777.868

22 | P a g e

You might also like