Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm đề tài tại trường Đại học Nông lâm Tp.HCM, tôi đã
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn và các thầy cô trong trường.

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn sấu sắc đến cô PGS.TS Võ Thị
Trà An đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm đề tài, hoàn thành tiểu luận tốt
nghiệp.

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi- Thú y, trường Đại
học Nông lâm Tp.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tập và rèn luyện tại trường. Những kiến thức trên là nền tảng để tôi có thể hiểu được
quá trình làm đề tài và đưa ra những nhận định, ý kiến riêng của bản thân. Đây thật sự
là nền tảng không chỉ cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang vững chắc
trong những công việc sau này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Lâm Ánh Tuyết, đã hỗ trợ tôi trong quá trình làm
đề tài tại phòng thí nghiệm. Cảm ơn ba mẹ và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi trong
thời gian qua.

Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công
trên công việc giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Từ rất lâu, chó và mèo đã trở thành những động vật gần gũi, thân thiết của loài
người vì sự thông minh và trung thành của chúng. Trong những năm gần đây, nhu cầu
thị hiếu chó cưng gia tăng nên những giống chó mới nhập vào nước ta ngày càng
nhiều.

Nhưng song song đó, cùng với sự gia tăng về số lượng cũng như chủng loại chó đã
kéo theo một số bệnh phổ biến trên chó là nỗi lo của nhiều người, trong đó bệnh ngoài
da trên chó chiếm một tỉ lệ khá lớn. Ve chó được tìm thấy trên toàn thế giới là những
loại ngoại ký sinh gây bệnh ở chó và cả chủ vật nuôi. Tuy bệnh do ve chó gây ra có
mức độ nguy hiểm không cao, không gây chết thú nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến tình
trạng sức khoẻ, thể chất, làm thú khó chịu ngứa ngáy. Hậu quả là gây mất thẩm mỹ cho
thú và ảnh hưởng đến con người.

Xuất phát từ thực tế và mong muốn tìm ra một liệu pháp thiên nhiên có thể tiêu diệt
được ve mà không gây nguy hại cho chó và con người, được sự đồng ý của khoa Chăn
Nuôi- Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của
PGS.TS. Võ Thị Trà An, tôi đã thực hiện đề tài “ Khảo sát khả năng ức chế ve của
chiết xuất hạt mãng cầu xiêm (Annona muricata)”. Mục đích – yêu cầu

1.2. Mục đích

Khảo sát khả năng ức chế khả năng di chuyển của ve và ghi nhận kết quả tại trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra nhận định về hiệu quả ức chế ve của
hạt mãng cầu xiêm.

1.3. Yêu cầu


Ghi nhận số lượng ve trên các con chó khác nhau và phân loại. Theo dõi thời gian
ve bị ức chế di chuyển cho đến chết và ghi nhận kết quả.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu cây mãng cầu xiêm


2.1.1. Nguồn gốc cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu xiêm là cây bản địa của vùng Trung Mỹ như Mexicon, Cuba, vùng
Caribe và phía bắc của Nam Mỹ chủ yếu ở Brasil, Colombia, Pery, Ecuador và
Venezuela.

2.1.2. Đặc tính sinh thái


2.1.2.1. Tên gọi:
 Tên thường gọi: Mãng cầu xiêm, mãng cầu gai, na xiêm, na gai.
 Tên khoa học: Annona muricata
2.1.2.2. Phân loại khoa học
Tên khoa học: Annona muricata
Bộ Magnoliales
Họ Annonaceae
Chi Annona
Loài A.muricata
2.1.2.3. Phân bố

Cây mãng cầu xiêm phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Phi. Ở
Việt Nam, có 4 loài là cây trồng gồm na (Annona squamosa L.), mãng cầu xiêm (A.
muricata L.), bình bát (A. reticulata L.) (Nguyễn Tiến Bân, 2000; Thực vật chí Việt
Nam, T. I – Annonaceae, NXB KH & KT, Hà Nội, 316-321)
Đây là loài cây ăn quả được trồng nhiều ở các nước vùng Nam Á, Đông- Nam Á,
Trung và Nam Mỹ. Ở châu Á, mãng cầu xiêm có nhiều nhất ở Philippin, mỗi năm cho
sản lượng khoảng 8500 tấn. Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh
phía nam. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, rụng lá vào mùa đông, không chịu
được ngập úng dài ngày, ra hoa quả hàng năm. Sau 4-5 năm trồng, cây bắt đầu có quả
với số lượng cũng như sản lượng tuỳ thuộc vào giống mãng cầu.

2.1.3. Đặc tính thực vật

Cây mãng cầu xiêm là cây gỗ nhỏ hay lớn, cao 6 -8m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu
nâu. Lá mọc so le, nguyên hình trái xoan ngọn giáo, có mũi, nhẵn, thơm, có 7 -9 cặp
gân phụ. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu lục vàng; lá đài hình tam giác ngắn, có lông ở
hai mặt; cánh hoa rộng và dày, gốc thắt hình tim. Quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25
-30cm, màu lục hay vàng vàng, phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, chứa nhiều hạt
màu nâu đen. Mùa quả tháng 3 -5.

(HÌNH CÂY MÃNG CẦU XIÊM)

2.2. Một số nghiên cứu về thành phần hoá học của cây mãng cầu xiêm
2.2.1. Thành phần hoá học

Lá cây mãng cầu xiêm chứa các acetogenins loại monotetrahydrofuranne như
annopentocins A, B và C; cis và trans- annomuricin-D-ones (4,5), muricoreacin,
muricohexocin… ngoài ra còn có tannins, chất nhực resin.

Quả chứa các alkaloids loại isoquinoleine như: annonaine, nornuciferine và


asimilobine.

Hạt chứa khoảng 0.05 % alcaloids trong đó 2 chất chính là muricin và muricinin.
Nghiên cứu tại ĐH Bắc Kinh (2001) ghi nhận hạt có chứa các acetogenins:
muricatenol, gigantetrocin-A, -B, annomontacin, gigante tronenin..Trong hạt còn có
các hỗn hợp N-fatty acyl tryptamines, một lectin có ái lực mạnh với glucose/mannose;
các galactomannans...

2.2.2. Một số hoạt tính sinh học của mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng trong y học tự nhiên ở vùng nhiệt
đới, bao gồm cả vỏ, lá, rễ, quả và hạt. Mỗi bộ phận của cây đều cho các thuộc tính trị
bệnh khác nhau.

Cây có rất nhiều công dụng được áp dụng trong nền y học hiện nay. Ở Andes
Peru, có một loại trà lá được sử dụng để điều trị bệnh viêm niêm mạc và hạt nghiền nát
được dùng để diệt ký sinh trùng. Ở vùng Amazon thuộc Peru, vỏ cây, rễ cây và lá được
sử dụng cho bệnh tiểu đường và làm thuốc an thần và chống co thắt. Bộ lạc bản địa ở
Guyana sử dụng lá hoặc trà vỏ cây làm thuốc an thần và bổ tim. Ở vùng Amazon của
Brazil, một loại trà lá được sử dụng cho các vấn đề về gan, dầu của lá và trái cây chưa
chín được trộn với dầu ô liu và được sử dụng dùng ngoài trị đau dây thần kinh, thấp
khớp, đau khớp. Ở Jamaica, Haiti và Tây Ấn, ăn trái cây hoặc nước ép trái cây được
dùng để trị sốt, ký sinh trùng và tiêu chảy; vỏ hoặc lá được sử dụng như một chống co
thắt, an thần và giảm thần kinh cho các bệnh tim, ho, cảm cúm, sinh đẻ khó, hen suyễn,
tăng huyết áp, và ký sinh trùng. Ngày nay, ở Hoa Kỳ và Châu Âu, cây mãng cầu được
bán như một loại tự nhiên bổ trợ phổ biến liệu pháp điều trị ung thư. (theo Reprinted
from The Healing Power of Rainforest Herbs, by Leslie Taylor Published and
copyrighted by Square One Publishers, Inc, © 2005).

2.3. Giới thiệu về ve chó nâu


2.3.1. Phân loại

Theo TS. Lê Hữu Khương (2012)

Tên khoa học: Rhipicephalus sanguineus


Lớp Arachnida

Bộ Acarina

Họ Ixodoidae

Chi Rhipicephalus

Ve thuộc lớp hình nhện, ve ký sinh trên chó thuộc hai họ ve mềm (Argasidae) và ve
cứng (Ixodidae). Giống Rhipicephalus thuộc họ ve cứng trên chó.

2.3.2. Đặc điểm hình thái

Đặc điểm chính của ve cứng là cơ thể có mai lưng (scutum) và mai bụng (anal
plate) bằng chitin cứng. Con đực trưởng thành mai lưng phủ toàn thân, con cái có mai
lưng phủ 1/3 phía trên thân.

Đầu nhô ra khỏi thân, các bộ phận của đầu gồm có: 2 kìm, 2 bao kìm, 2 xúc biện,
mỗi xúc biện có 4 đốt. Gốc đàu hình lục giác hay tứ giác. Tấm dưới miệng có nhiều gai
nhọn hướng ra sau.

Bụng mang 4 đôi chân phân bố 3 bên. Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng ngang với gốc
háng thứ 2.

Phân biệt với ve mềm (Argasidae)

- Cấu tạo ve mềm: Đầu giả không nhô ra khỏi phần thân mà nằm khuất dưới mặt
bụng nên khi nhìn mặt lưng không thấy. Giai đoạn ấu trùng, đầu giả nhô ra khỏi
phần thân, ve không có mai lưng, tấm thở hình lưỡi liềm. Không có rua
(festoon) ở cuối thân.
- Cấu tạo ve cứng: Đầu giả nhô ra khỏi phần thân, nhìn mặt lưng vẫn có thể thấy
được, có mai lưng. Tâm thở thường hình tròn, bầu dục hoặc dấu phẩy. Nhiều
giống ở cuối thân có rua, thường có 11 rua.
2.3.3. Vòng đời của ve

Ve phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành.
Có 2 lần biến thái là từ ấu trùng thành thiếu trùng và từ thiếu trùng thành ve. Tất cả
các giai đoạn đều hút máu động vật. Ve cái và ve đực ký sinh ở ký chủ và giao cấu.
Ve cái sau khi giao cấu sẽ rời khỏi ký chủ để tìm nơi đẻ trứng. Giai đoạn trứng kéo
dài 20-50 ngày, nở thành ấu trùng sẽ tìm con mồi để hút máu, khi hút máu no, ấu
trùng lột xác cho ra thiếu trùng (2 -8 tuần), thiếu trùng phát triển giống như ấu
trùng. Sau khi hút máu thiếu trùng lột xác thành con trưởng thành (1 -3 tháng).

Tuỳ vào số lần rời bỏ và bám vào ký chủ trong suốt quá trình sống của ve mà
phân chia thành ve 1 ký chủ, 2 ký chủ và 3 ký chủ.

2.3.4. Tác hại

Khi ký sinh trên cơ thể chó, ve sẽ gây ra những vết cắn trên da, làm chó đau, da
sưng phồng. Do bị kích thích gây ngứa nên làm thú khó chịu, kém ăn kém ngủ.
Những vết thương gây ra trên da chó sẽ dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập.

Ve hút máu làm thú gầy yếu, chậm lớn, ngứa, vết thương dễ sinh ung nhọt, tạo
cảm giác khó chịu.

Ve truyền các bệnh Babesiosis và các bệnh truyền nhiễm khác (T.S Lê Hữu
Khương 2012).

2.3.5. Phòng trị


2.3.5.1. Diệt trừ ve trên cơ thể động vật
Biện pháp cơ học: Tuỳ theo số lượng gia súc, quy mô đàn, loại gia súc mà có thể
dụng kẹp để bắt ve, dùng bàn chải để chải, hoặc dungg găng tay cao su để bắt ve.
Không dùng tay trực tiếp vì ve có thể truyền một số bệnh cho người. Những ve bắt
được đem gom lại đốt hoặc chôn và không được dùng tay để giết.

Biện pháp hoá học: Có thể dùng thuốc bôi lên da, phun xịt trên mình chó hoặc
pha thuốc tắm cho chó. Những ve một vật chủ nên trị 21 ngày 1 lần, ve 2 hoặc 3 vật
chủ nên trị 7 ngày một lần trong mùa nhiễm nhiều ve.

Biện pháp sinh học: Sử dụng quần thể sinh vật này tiêu diệt quần thể sinh vật
khác. Muốn tiêu diệt hoặc làm hạn chế sự phát triển của ve, người ta có thể sử dụng
các loài chim, côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus, nguyên bào để ăn thịt hoặc gây bệnh
cho ve. Ngoài ra còn có một số loài thực vật làm cho ve sợ và tiêu diệt được cả ấu
trùng. Loại hoà thảo Melinin minuliflora diệt và xua ve có hiệu quả. Ở Nam Mỹ cây
này có ở nhiều nơi. Nếu gia súc ăn phải cây này trên đồng cỏ cũng không bị ve tấn
công nữa.

2.3.5.2. Phòng và trị ve trong môi trường

Phòng tránh ve chó cho thú cưng thôi là chưa đủ. Nếu ve chó xuất hiện quanh
nhà của ban, trong những bụi cây quanh vườn thì chúng sẽ lại bám vào thú cưng khi
chúng chạy nhảy. Vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa ở môi trường xung
quanh bạn. Các biện pháp phòng ve như dọn dẹp thật sạch sẽ môi trường xung quanh
sân nhà, không để lá khô chất thành đống, cắt tỉa cây cối gọn gàng, gia tăng diện tích
ánh sáng mặt trời có thể chiếu đến trong sân nhà bạn.

2.4. Xây dựng quy trình chiết xuất hạt mãng cầu xiêm
2.4.1. Phương pháp chiết xuất
Phương pháp chiết xuất dược liệu là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các
chất tan ra khỏi mô thực vật. Sản phẩm thu được sau quá trình chiết xuất là một dung
dịch của các chất hoà tan trong dung môi này được gọi là dịch chiết. Đề tài chiết xuất
hạt mãng cầu sử dụng dung môi ethanol tuyệt đối (C 2H5OH 99,5%) và methanol
(CH3OH). Ngâm hạt trong dung môi 3 ngày, sau ba ngày thu được dịch chiết. Dịch
chiết được đem cô quay để thu được dạng cô đặc.

2.4.2. Dung môi chiết xuất hạt mãng cầu


2.4.2.1. Dung môi ethanol (C2H5OH 99,5%)

Ethanol có công thức hoá học là C 2H5OH. Ethanol còn có rất nhiều tên gọi khác
như etanol, rượu etylic, rượu ngũ cốc hay cồn công nghiệp. Ethanol là chất lỏng trong
suốt, không màu, có mùi thơm nhẹ và dễ cháy. Có vị cay đặc trưng, tan vô hạn trong
nước.

Ưu điểm:

- Hoà tan được alkaloid, một số glycosid, tinh dầu, nhựa, ít hoà tan các tạp chất
nên có khả năng hoà tan chọn lọc.
- Có thể pha loãng với nước ở bất kỳ tỉ lệ nào, nên có thể pha loãng ethanol thành
những nồng độ khác nhau theo yêu cầu chiếc xuất với từng loại dược liệu.
- Ethanol có nồng độ lớn hơn 20% có khả năng bảo quản, ngăn cản vi khuẩn, nấm
mốc phát triển.
- Nhiệt độ sôi thấp nên khi cô đặc dịch chiết, hoạt chất ít bị phân huỷ

Nhược điểm: Dễ cháy, có tác dụng dược lý riêng.

2.4.3. Dung môi methanol

Methanol hay còn có tên gọi khác là ancol metylic, carbino, hydroxy metan,
metylol, alcohol gỗ, rượu metylic, … Đây là một hợp chất hoá học, công thức của
methanol là CH3OH. Tuy nhiên, khác với rượu thường, methanol lại là một chất gây
độc mạnh và không thể uống được. Nó chỉ sử dụng trong ngành công nghiệp, như một
dung môi để hoà tan các nguyên liệu sản xuất.

You might also like