Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC KINH TẾ HỌC VI MÔ

PHẦN 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC


Tên môn học: Kinh tế học vi mô

Số tín chỉ: 03 Số tiết lý thuyết: 45

PHẦN 2: MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC


1. Mục tiêu về kiến thức: Học xong học phần Kinh tế học vi mô, sinh viên có khả
năng:
- Áp dụng được các khái niệm, nguyên lý, và công cụ của kinh tế học vi mô trong việc
ra quyết định quản lý trong các công ty thuộc các ngành kinh tế khác nhau;
- Hiểu bản chất nhiều vấn đề kinh tế được thảo luận trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
- Áp dụng kiến thức của môn học để thiết kế và hiểu chính sách của Chính phủ;
- Sử dụng kiến thức nền tảng của kinh tế học vi mô cho các môn học chuyên ngành
sau này.

2. Mục tiêu về kỹ năng:


Các lớp Chất Lượng Cao tăng cường tiếng Anh đặc biệt nhấn mạnh rèn luyện các Kỹ
năng nghề nghiệp sau:
- Kỹ năng thuyết trình, diễn đạt tự tin trước đám đông;
- Kỹ năng tranh luận và bảo vệ quan điểm.
- Kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm và điều phối nhóm (Thảo luận về nội dung bài học
trước khi đến lớp; tham gia giải quyết nhiệm vụ làm việc nhóm trong suốt buổi học).
- Kỹ năng lắng nghe, ghi chú ý chính với tư duy phê phán thông qua việc đặt câu hỏi
cho nhóm khác và giảng viên. Qua đó rèn kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt câu hỏi.
- Kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo.
- Kỹ năng tự học, đọc tài liệu và tự cập nhật kiến thức mới thông qua quá trình đọc tài
liệu ở nhà.
- Kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề liên quan tới
môn học.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá.

3. Mục tiêu về thái độ:


Các lớp Chất Lượng Cao tăng cường tiếng Anh đặc biệt nhấn mạnh rèn luyện Thái độ
làm việc mà doanh nghiệp cần như sau:
- Thái độ chủ động, tích cực trong học tập cũng như công việc tương lai.
- Thái độ cầu tiến và ham học hỏi.
- Có trách nhiệm và ý thức tự giác với công việc và nhiệm vụ được giao thông qua
nhiệm vụ đọc tài liệu ở nhà, làm bài tập nhóm và đóng góp vào hoạt động thảo luận
của nhóm trên lớp.

1
- Rèn luyện kỷ luật và thái độ lao động thông qua việc đi học đầy đủ đúng giờ.
- Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá đường lối, chính sách, pháp luật
kinh tế của Chính phủ trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Căn cứ các bằng chứng khoa học về khả năng ghi nhớ của sinh viên sau 2 tuần
với các phương pháp học tập và giảng dạy khác nhau. Bên cạnh phương pháp Diễn
giảng, các phương pháp dạy học TÍCH CỰC HƠN được ƯU TIÊN lựa chọn sử
dụng trong môn học:

Phương pháp diễn giảng: Là phương pháp thuyết giảng độc thoại nhằm thông
báo - tái hiện các nội dung trong giáo trình. Nhược điểm nếu chỉ sử dụng phương
pháp này: Sinh viên thụ động, hạn chế phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
nên môn học chỉ sử dụng phương pháp này khi mở đầu và xen kẽ trong quá trình
tiến hành cho sinh viên lĩnh hội tri thức mới theo hướng nêu vấn đề.

Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giảng viên thiết kế hệ thống câu hỏi
và đặt câu hỏi cho sinh viên tư duy. (Bao gồm các câu hỏi gợi mở đầu các nhiệm

2
vụ nhóm, câu hỏi ôn tập các khái niệm liên quan, ngoài ra có các câu hỏi đàm
thoại củng cố. (Theo 3 cấp độ của tháp phân loại Bloom với các câu hỏi chính và
câu hỏi gợi ý). Mục đích: Phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của
người học, bài học sôi nổi, không nhàm chán.

Phương pháp làm việc với tài liệu được cung cấp: Là phương pháp giảng viên
giao nhiệm vụ và cung cấp học liệu để sinh viên tự tìm hiểu; sau đó, giảng viên
tiếp nhận bài làm của sinh viên, sửa chữa, bổ sung, nhận diện vấn đề sinh viên gặp
khó khăn để giải đáp, trao đổi và thảo luận thêm. Phương pháp này mục đích: rèn
luyện kỹ năng đọc sách để cập nhật kiến thức mới đang được nhân loại tổng kết và
đúc rút ra hàng năm với cấp số nhân, quá đó có khả năng học tập suốt đời để phục
vụ nhu cầu công việc và phát triển sự nghiệp.

Phương pháp dạy học trực quan: Giảng viên tích hợp thiết bị nghe nhìn, hình
ảnh bảng biểu sinh động giúp đơn giản hoá thông tin phức tạp, dễ hiểu, dễ nhớ,
tăng hứng thú cho người học.

Phương pháp dạy học thực hành: Giảng viên giao bài tập và tình huống để sinh
viên tư duy suy nghĩ và làm bài; sau đó, giảng viên dành thời gian sửa chữa, qua
đó lựa chọn vấn đề nhiều sinh viên gặp khó khăn để trình bày.

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ: Giảng viên chia lớp ra thành các nhóm 6
người để thảo luận dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giảng viên. Mục đích: rèn kỹ
năng tổ chức, diễn đạt, trao đổi thông tin, giao tiếp với người khác, bồi dưỡng ý
thức trách nhiệm, thói quen tự giác đánh giá bản thân và người khác. Có cơ chế
đánh giá, khuyến khích thành viên tích cực để giải quyết vấn đề ỷ lại khi làm việc
nhóm.

Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện: Giảng viên tổ chức cho sinh viên tiến
hành thuyết trình các ví dụ vận dụng tri thức vào các tình huống thực tiễn. Mục
đích: Tác dụng kiểm tra, đánh giá trình độ hiểu biết, năng lực tự học của sinh viên.

Một số lưu ý:
- Giảng viên giảng giải theo hướng đàm thoại và trả lời câu hỏi của sinh viên đối với
các vấn đề mà sinh viên gặp khó khăn. Mục đích: kích thích sinh viên tư duy, động
não thay vì nghe thụ động một chiều. Qua đó kiểm tra và thúc đẩy sự quan tâm của
người học tới các học liệu được cung cấp.
- Giảng viên gọi sinh viên trình bày bài làm Nhiệm vụ được giao. Giảng viên tiến
hành đàm thoại kiểm tra vấn đáp để ghi nhận quá trình/xét miễn thi. Căn cứ vào chất
lượng trình bày và trả lời vấn đáp của người học, giảng viên sẽ nhận biết được đâu là
vấn đề sinh viên đang gặp khó khăn, chưa hiểu rõ. Giảng viên sẽ tiến hành giảng giải,
làm rõ các vấn đề sinh viên gặp khó khăn. Như vậy, nội dung giảng ở các lớp khác

3
nhau sẽ khác nhau căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng lớp. Mục đích: đảm bảo nội
dung giảng thực sự phù hợp với năng lực tự học và nhu cầu của sinh viên.
- Mỗi buổi học luôn sử dụng 2 Mic. Giảng viên sử dụng 1 Mic và Nhóm điều hành giữ
Mic còn lại để luân chuyển Mic. Buổi học xây đựng theo hướng tương tác liên tục
giữa giảng viên và các nhóm; phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, vận dụng giải
quyết vấn đề thực tiễn và tính chủ động tích cực của sinh viên. Đặc biệt hạn chế tối
đa hiện tượng “sinh viên thụ động, nghe một chiều, lười tư duy” trong suốt buổi học.
- Mỗi một buổi học là một buổi thực hành nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tinh
thần cộng tác. Sinh viên được khuyến khích nỗ lực và tích cực làm việc nhóm trong
suốt buổi học. Khi nhóm thực hiện các nhiệm vụ do GV giao trên lớp, không chấp
nhận hiện tượng sinh viên ngồi tách biệt với nhóm, không thảo luận, không đóng góp,
không thắc mắc, không trao đổi.
- Giảng viên nêu vấn đề, cho sinh viên thời gian suy nghĩ và trợ giúp sinh viên giải
quyết vấn đề bằng các câu hỏi đàm thoại gợi mở, tiến hành chấm, sửa chữa, góp ý và
kết luận chung.
- Sau khi kết thúc Chương, giảng viên thu thập phản hồi của SV về buổi học theo cấu
trúc sau: 1. Ưu điểm cần phát huy (GV & SV) 2. Nhược điểm cần khắc phục (GV &
SV) 3. Đề xuất nếu có (Đối với GV/SV).

PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


Phương pháp đánh giá liên tục được áp dụng nhằm các mục đích sau: (1) Tại cơ hội
cho sinh viên được cộng điểm (2) Giảm thiểu rủi ro cho sinh viên so với phương pháp
đánh giá qua một kỳ thi cuối kỳ (3) Động viên sinh viên nỗ lực thường xuyên trong
học tập để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động sau khi ra trường.

Bài kiểm tra thường được thực hiện với mục đích đánh giá, để xếp điểm sinh viên
hoặc xếp hạng họ về năng lực.

Tuy nhiên, các bài kiểm tra có thể phục vụ các mục đích khác, đặc biệt với PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ LIÊN TỤC, các bài kiểm tra và các buổi học vấn đáp có thể giúp
cải thiện đáng kể thành tựu học tập của sinh viên. Lợi ích của ĐÁNH GIÁ LIÊN TỤC
như sau: (*)
(1) Tham gia các bài kiểm tra hoặc các buổi vấn đáp trong quá trình học đòi hỏi sinh
viên phải thực hành truy xuất kiến thức, thông qua đó khả năng ghi nhớ và lưu giữ
thông tin được tăng cường.
(2) Hơn nữa, việc truy xuất kiến thức lặp đi lặp lại như vậy tạo ra kiến thức có thể
được truy xuất một cách linh hoạt và kiến thức có thể được vận dụng sang nhiều tình
huống thực tiễn khác.
(3) Đối với các bài kiểm tra tự luận, việc truy xuất kiến thức trong quá trình làm bài
kiểm tra có thể giúp sinh viên tổ chức thông tin và hình thành nền tảng kiến thức một
cách mạch lạc.

4
(4) Việc truy xuất một số kiến thức trong bài kiểm tra cũng có thể dẫn đến việc truy
xuất các kiến thức liên quan dễ dàng hơn.
(5) Nếu sinh viên được kiểm tra và vấn đáp thường xuyên, sinh viên có nhiều động
lực hơn trong học tập, có xu hướng học tập tích cực hơn và học đều đặn thường
xuyên hơn.
(6) Các bài kiểm tra hoặc các buổi vấn đáp trong quá trình học cũng cho phép sinh
viên phát hiện ra những lỗ hổng trong kiến thức của mình và tập trung nỗ lực học tập
vào những kiến thức họ chưa rõ;
(7) Hơn nữa, khi so sánh với mô hình không tổ chức các bài kiểm tra hoặc vấn đáp
tương tác thường xuyên, sinh viên tham gia làm bài kiểm tra có xu hướng học hỏi
được nhiều kiến thức hơn từ các chương đã học.
(8) Các bài Quiz cũng cho phép giám sát tốt hơn quá trình nhận thức của cả sinh viên
và giảng viên vì nó cung cấp phản hồi về việc học tập đang tiến triển tốt như thế nào.
(9) Quá trình học tập sẽ tốt hơn nếu sinh viên sử dụng các bài tự kiểm tra do giảng
viên thiết kế như một chiến lược học tập và quá trình học tập cũng sẽ tốt hơn nếu sinh
viên được kiểm tra hoặc vấn đáp thường xuyên hơn trong lớp (Đánh giá liên tục).

Kết quả là: Khi giảng viên đầu tư nhiều thời gian để tổ chức các buổi kiểm tra hay tổ
chức vấn đáp trong quá trình học trước khi sinh viên tham gia bài kiểm tra Cuối kỳ sẽ
giúp sinh viên đạt điểm cao hơn đáng kể trong bài thi Cuối kỳ. Bên cạnh điểm số cao
hơn thì khả năng ghi nhớ và vận dụng vào thực tiễn công việc sau khi ra trường cũng
được nâng cao.

Hạn chế: Việc tổ chức các buổi kiểm tra tiêu tốn nhiều thời gian ngoài lớp học của
giảng viên, bao gồm thiết kế đề thi, tổ chức thi, chấm thi và nhập điểm. Khi quy mô
sinh viên hàng trăm thì mô hình này là một gánh nặng rất lớn cho Thầy/Cô.

(*) Roediger, H. L. III, Putnam, A. L., & Smith, M. A. (2011). Ten benefits of testing
and their applications to educational practice. In J. P. Mestre & B. H. Ross (Eds.), The
psychology of learning and motivation: Vol. 55. The psychology of learning and
motivation: Cognition in education (p. 1–36). Elsevier Academic Press. https://
doi.org/10.1016/B978-0-12-387691-1.00001-6

Kết cấu đề thi giữa kỳ (30%)


Hình thức: Tự luận; Đề đóng (không sử dụng bất kỳ tài liệu nào). Vi phạm xử lý theo
đúng Quy chế thi của Nhà trường. (Nhắc lần 1 trừ 25%, lần 2 trừ 50%, lần 3 trừ
100%). Giữ im lặng (Muốn nói thì giơ cao tay để nhận được sự trợ giúp; nói bất kỳ
điều gì cũng đều được coi là trao đổi bài).
Thời gian: 90 phút. Sinh viên có mặt trước lịch học của nhà trường 15 phút để làm thủ
tục thi (Kiểm tra thẻ SV, Đánh số và ngồi theo MSSV).
Kết cấu đề thi: Đề thi bám sát các Nhiệm vụ làm việc theo nhóm được giao và được
hướng dẫn trong quá trình học. Tất cả các câu hỏi trong Nhiệm vụ nhóm đều được ra
thi, rải đều ở các mã đề thi khác nhau.

5
Ngân hàng đề thi bao gồm rất nhiều mã đề khác nhau và được cập nhật hàng năm.
Cùng một mã đề thì số liệu tính toán cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào MSSV.
Cộng 20% điểm cho 30% hoàn thành bài thi nhanh nhất. Cộng 10% điểm cho 30%
làm bài thi nhanh tiếp theo.

Kết cấu đề thi cuối kỳ (70%)


Hình thức: Tự luận; Đề đóng (không sử dụng bất kỳ tài liệu nào).
Thời gian: 90 phút
Kết cấu đề thi: Đề thi không kiểm tra lại các nội dung đã kiểm tra ở Kỳ thi giữa kỳ.
Đề thi bám sát các Nhiệm vụ nhóm và nội dung trao đổi thảo luận trên lớp. Mục đích:
Khuyến khích sinh viên tích cực làm việc nhóm trước trong và sau các buổi học.
Nhiều mã đề thi bao quát các Nhiệm vụ. Cùng một mã đề thì số liệu trong câu hỏi
cũng thay đổi căn cứ vào MSSV của thí sinh.

Tuyển chọn nhóm sinh viên làm Video trình bày các Ví dụ thực tiễn
Tiêu chuẩn lựa chọn sinh viên vào nhóm “Làm Video Ví dụ thực tiễn”:
Thái độ cầu tiến, ham học hỏi, làm việc chuyên nghiệp đúng hạn, có trách nhiệm với
công việc được giao.
Có khả năng diễn đạt, trình bày thu hút.
Có khiếu thẩm mỹ, có kinh nghiệm quay phim, chỉnh sửa, biên tập Video.
Có thiết bị phục vụ làm Video.

Chỉ tiêu tuyển chọn: Giới hạn số lượng, xét từ trên xuống. Có chủ đề thuyết trình thử
để tuyển chọn.

Quyền lợi của sinh viên được chọn vào nhóm “Làm Video Ví dụ thực tiễn”:
Được giảng viên hướng dẫn và trợ giúp về cả chuyên môn và các vấn đề khác trong
suốt quá trình làm Video.
Được thử thách và tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn khi thực hiện thuyết
trình các “Ví dụ thực tiễn”.
Đề thi cuối kỳ và giữa kỳ được thiết kế phần lớn bao gồm các “Ví dụ thực tiễn” đã
được thuyết trình trên lớp.
Khuyến khích điểm hoặc miễn thi phần tương ứng trong đề thi căn cứ vào nỗ lực và
sự đầu tư vào Video.

Tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện Video Ví vụ thực tiễn
(Điểm F)-Did not contribute to effort at all (Không đóng góp nỗ lực nào cả)
(Điểm E)-Present but hardly contributed (Tham gia họp nhóm nhưng hiếm khi đóng
góp)
(Điểm D)-Contributed when prompted (Đóng góp khi được nhắc)
(Điểm C)-Contributed from time to time (Đóng góp đôi lúc)
(Điểm B)-Contributed well and regularly (Đóng góp tốt và thường xuyên)
(Điểm A)-Contributed to the highest degree (Đóng góp ở mức độ cao nhất

6
PHẦN 6: NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC
Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Các chủ đề của kinh tế học vi mô
Sự đánh đổi
Giá cả và thị trường Lý thuyết và mô hình
Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc
2. Thị trường là gì?
Thị trường cạnh tranh và không cạnh tranh
Giá thị trường
Định nghĩa thị trường - Phạm vi của một thị trường
3. Giá thực và giá danh nghĩa
4. Tại sao lại nghiên cứu kinh tế học vi mô

Các lớp CLC nhấn mạnh vào việc giảng dạy các Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 1.1 Thị trường chất tạo ngọt
Ví dụ 1.2 Một chiếc xe đạp chỉ là một chiếc xe đạp, có phải thế không?
Ví dụ 1.3 Giá trứng và chi phí ở một trường đại học
Ví dụ 1.4 Mức lương tối thiểu

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CUNG VÀ CẦU


1. Cung và cầu
Đường Cung
Đường Cầu
2. Cơ chế thị trường
3. Những thay đổi trong cân bằng thị trường
4. Sự co giãn của Cung và Cầu
5. Sự co giãn trong ngắn hạn và trong dài hạn
6. Hiểu và dự đoán các tác động khi thị trường thay đổi
7. Tác động do sự can thiệp của chính phủ - Kiểm soát giá

Các lớp CLC nhấn mạnh vào việc giảng dạy các Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 2.1 Giá trứng và chi phí học đại học
Ví dụ 2.2 Sự bất bình đẳng về lương ở Mỹ
Ví dụ 2.3 Biến động dài hạn của giá tài nguyên thiên nhiên
Ví dụ 2.4 Tác động của sự kiện 11/9 đối với cung cầu cao ốc văn phòng ở thành phố
New York
Ví dụ 2.5 Thị trường lúa mì
Ví dụ 2.6 Cầu về xăng và Ô-tô
Ví dụ 2.7 Thời tiết tại Brazil và giá cà phê tại New York
Ví dụ 2.8 Biến động của gía đồng
Ví dụ 2.9 Biến động của thị trường dầu thế giới
Ví dụ 2.10 Kiểm soát giá và tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên

7
Chương 3. HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Sở thích của người tiêu dùng
Các rổ hàng hoá
Một số giả định cơ bản về sở thích
Các đường bàng quan
Các dạng đường bàng quan
Tỷ lệ thay thế biên
Hàng thay thế hoàn hảo và hàng bổ sung hoàn hảo
2. Sự giới hạn ngân sách
Đường ngân sách
Những tác động của sự thay đổi trong thu nhập và giá cả
3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
4. Sự co giãn của Cung và Cầu
5. Hữu dụng biên và sự lựa chọn của người tiêu dùng

Các lớp CLC nhấn mạnh vào việc giảng dạy các Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 3.1 Thiết kế tô-tô mới
Ví dụ 3.2 Tiền có thể mua được hạnh phúc hay không?
Ví dụ 3.3 Thiết kế ô-tô mới (II)
Ví dụ 3.4 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về chăm sóc sức khoẻ
Ví dụ 3.5 Quỹ uỷ thác để học đại học

Chương 4. SẢN XUẤT


1. Doanh nghiệp và quyết định sản xuất
Tại sao doanh nghiệp tồn tại?
Công nghệ sản xuất
Hàm sản xuất
Ngắn hạn và dài hạn
2. Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi (Lao động)
Năng suất bình quân và năng suất biên
Độ dốc của đường tổng sản lượng
Đường năng suất bình quân của lao động
Năng suất biên của lao động
Quy luật năng suất biên giảm dần
Năng suất lao động
3. Sản xuất với hai yếu tố đầu vào biến đổi
Đường đẳng lượng
Tính linh hoạt của các yếu tố đầu vào
Năng suất biên giảm dần
Thay thế các yếu tố đầu vào
Các hàm sản xuất - Hai trường hợp đặc biệt
4. Hiệu suất theo quy mô
Mô tả hiệu suất theo quy mô

8
Các lớp CLC nhấn mạnh vào việc giảng dạy các Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 6.1 Hàm sản xuất về chăm sóc sức khoẻ
Ví dụ 6.2 Malthus và khủng hoảng lương thực
Ví dụ 6.3 Năng suất lao động và mức sống
Ví dụ 6.4 Hàm sản xuất lúa mì
Ví dụ 6.5 Hiệu suất theo quy mô trong ngành công nghiệp thảm

Chương 5. CHI PHÍ SẢN XUẤT


1. Xác định chi phí: chi phí nào là chi phí quan trọng?
Chi phí kinh tế và chi phí kế toán
Chi phí cơ hội
Chi phí chìm
Chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định và chi phí chìm
Chi phí biên và chi phí bình quân
2. Chi phí ngắn hạn
Yếu tố quyết định chi phí ngắn hạn
Hình dạng của các đường chi phí
3. Chi phí dài hạn
Chi phí sử dụng vốn
Lựa chọn yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí
Đường đẳng phí
Lựa chọn yếu tố đầu vào
Tối thiểu hoá chi phí bằng cách thay đổi mức sản lượng
Đường mở rộng sản xuất và chi phí dài hạn

Các lớp CLC nhấn mạnh vào việc giảng dạy các Ví dụ thực tiễn:
Ví dụ 7.1 Lựa chọn địa điểm cho cơ sở mới của một trường luật
Ví dụ 7.2 Chi phí chìm, chi phí cố định và chi phí biến đổi: Máy tính, phần mềm và
kinh doanh bánh Pizza
Ví dụ 7.3 Chi phí ngắn hạn của nhà máy luyện nhôm
Ví dụ 7.4 Tác động của phí xả thải đối với lựa chọn yếu tố đầu vào
Ví dụ 7.5 Hạn chế sử dụng năng lượng

9
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp hướng dẫn; Học liệu trợ
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao trước
buổi học
Buổi 2 Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Video Bài giảng trực tuyến:
(NV1-C1) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải “Vì sao học Kinh tế học vi
quyết tốt Nhiệm vụ 1 - Chương 1: Phần Chi phí mô?”
cơ hội (https://youtu.be/
Sử dụng các Phương pháp giảng dạy (PPGD) sau: Fl2CBWEbUNs)
- Phương pháp dạy học thực hành: Giảng viên
giao Nhiệm vụ (bao gồm các bài tập và tình 2. Video Hướng dẫn giải
huống) để sinh viên tư duy suy nghĩ và làm bài; quyết Nhiệm vụ 1 - Chương
sau đó, giảng viên dành thời gian sửa chữa trước 1: Hướng dẫn ôn tập các câu
buổi học, qua đó lựa chọn vấn đề nhiều sinh viên hỏi về Chi phí cơ hội.
gặp khó khăn để làm rõ. (https://youtu.be/
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện: Giảng 03Hd3PEA65A)
viên cho sinh viên trình bày bài làm Nhiệm vụ
được giao. Mục đích: Tác dụng kiểm tra, đánh giá
trình độ hiểu biết, năng lực tự học của sinh viên.
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giảng
viên thiết kế hệ thống câu hỏi và đặt câu hỏi cho
sinh viên tư duy. Căn cứ bài làm do SV nộp và
phần trình bày của SV, giảng viên lựa chọn các
câu trong Nhiệm vụ mà SV gặp khó khăn để tiến
hành đàm thoại làm rõ vấn đề. GV thiết kế hệ
thống câu hỏi vấn đáp và câu hỏi gợi mở để dẫn
dắt gợi ý giúp người học có thể tự tư duy để giải
quyết thành công các câu khó. Mục đích: Phát
huy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của
người học, bài học sôi nổi, không nhàm chán.
- Phương pháp dạy học trực quan: Giảng viên tích
hợp thiết bị nghe nhìn, hình ảnh bảng biểu sinh
động giúp đơn giản hoá thông tin phức tạp, dễ
hiểu, dễ nhớ, tăng hứng thú cho người học.

Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên tục


để tạo cơ hội cho SV được khuyến khích “sao” khi
SV tương tác và tích cực. Đối với SV làm và trình
bày Nhiệm vụ sẽ được xem xét miễn thi phần
tương ứng trong bài thi.

10
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương hướng dẫn; Học liệu trợ
(tên NV) pháp giảng dạy & phương pháp đánh giá) giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao trước
buổi học
Buổi 3 Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU - File học liệu: (https://
(NV2-C1) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải drive.google.com/file/d/
quyết tốt Nhiệm vụ 2 - Chương 1: Phần 1KZZpFBHM7BxM2rzuq0jc_m
Phạm vi thị trường CSn77A9OHL/view?
Sử dụng các PPGD sau: usp=sharing)
- Phương pháp dạy học thực hành
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện - Video hướng dẫn giải quyết
- Phương pháp đàm thoại Nhiệm vụ 2 - Chương 1:
- Phương pháp dạy học trực quan Hướng dẫn ôn tập các câu
hỏi về Phạm vi thị trường.
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá (https://youtu.be/
liên tục. Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ hdeCkzNggt8)
sẽ được xem xét miễn thi phần tương ứng
trong bài thi.

Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video


(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương hướng dẫn; Học liệu trợ
(tên NV) pháp giảng dạy & phương pháp đánh giá) giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao trước
buổi học
Buổi 4 Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU - File học liệu: (https://
(NV3-C1) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải drive.google.com/file/d/
quyết tốt Nhiệm vụ 3 - Chương 1: Phần Giá 1KZZpFBHM7BxM2rzuq0jc_m
thực và giá danh nghĩa CSn77A9OHL/view?
Sử dụng các PPGD sau: usp=sharing)
- Phương pháp dạy học thực hành
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện - Video hướng dẫn giải quyết
- Phương pháp đàm thoại Nhiệm vụ 3 - Chương 1:
- Phương pháp dạy học trực quan Hướng dẫn ôn tập các câu
hỏi về Giá thực và Giá danh
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá nghĩa. (https://youtu.be/
liên tục. Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ yOzXgpsBAb0)
sẽ được xem xét miễn thi phần tương ứng
trong bài thi.

11
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương hướng dẫn; Học liệu trợ
(tên NV) pháp giảng dạy & phương pháp đánh giá) giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao trước
buổi học
Buổi 5 & 6 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA - Bài giảng trực tuyến: Nghịch
(NV1-C2) CUNG VÀ CẦU lý kim cương và nước’ &
Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải ‘Phân tích thị trường hoa
quyết tốt Nhiệm vụ 1: Phần Cung cầu - Định hồng” (https://youtu.be/
tính hA37fLgTVTc)
Sử dụng các PPGD sau:
- Phương pháp dạy học thực hành - Video hướng dẫn giải quyết
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện Nhiệm vụ 1 - Chương 2:
- Phương pháp đàm thoại Hướng dẫn ôn tập các câu
- Phương pháp dạy học trực quan hỏi về Phần Cung cầu - Định
tính. (https://youtu.be/
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá m3Ai3BhNhvQ)
liên tục. Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ (https://youtu.be/
sẽ được xem xét miễn thi phần tương ứng jQ4c2ooj5L0)
trong bài thi.

Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video


(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương hướng dẫn; Học liệu trợ
(tên NV) pháp giảng dạy & phương pháp đánh giá) giúp sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao trước
buổi học
Buổi 7 & 8 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA - Bài giảng trực tuyến: “Xây
(NV2-C2) CUNG VÀ CẦU dựng bản đồ Mind Map về
Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải Sự co giãn của Cung và Cầu”
quyết tốt Nhiệm vụ 2: Phần Cung cầu - Định (https://youtu.be/
lượng nbW_8RBgpCM)
Sử dụng các PPGD sau:
- Phương pháp dạy học thực hành - Video hướng dẫn giải quyết
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện Nhiệm vụ 2 - Chương 2:
- Phương pháp đàm thoại Hướng dẫn ôn tập các câu
- Phương pháp dạy học trực quan hỏi về Phần Cung cầu - Định
lượng. (https://youtu.be/
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá _Y452ChvXS4)
liên tục. Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ (https://youtu.be/
sẽ được xem xét miễn thi phần tương ứng 8bDvAyJOTcw)
trong bài thi.

12
Ngày Nội dung giảng dạy
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy & phương
(tên NV) pháp đánh giá)

Buổi 9 (Nếu học Quiz Online số 1 để cộng điểm và xét miễn thi GK
Online) - Phạm vi kiểm tra: Kiến thức liên quan các nhiệm vụ Chương 1&2
- Mục tiêu của bài kiểm tra:
Giúp sinh viên quen thuộc với cách thức ra đề và dạng câu hỏi sẽ
xuất hiện trong kỳ thi Cuối kỳ. Triết lý khảo thí hiện đại “Testing for
Learning” chứ không phải “Learning for Testing” (*)
- Hình thức thi: Quiz Online; Nhiều mã đề, cùng mã đề thì số liệu
tính toán cũng khác nhau căn cứ vào MSSV.
- Thời gian rất ngắn để chống gian lận và đánh giá mức độ thành
thạo của SV (Thành thạo = Nhanh + Chính xác).
- Sinh viên chuẩn bị giấy nháp và máy tính cá nhân để tính toán.
(*) http://psychnet.wustl.edu/memory/wp-content/uploads/2018/04/
BC_Roediger-et-al-2011_PLM.pdf

13
Buổi 9 Kiểm tra GIỮA KỲ
Nếu - Trọng số: 30%
học - Phạm vi kiểm tra: Đề thi bám sát các Nhiệm vụ nhóm và nội dung trao đổi thảo
Offline luận thuộc Chương 1&2. Mục đích: Khuyến khích sinh viên tích cực làm việc nhóm
trước trong và sau các buổi học.
- Sinh viên được mang vào phòng thi tối đa 1 tờ A4 bản viết tay trên 1 MẶT GIẤY.
- Hình thức thi: Tự luận; Đề đóng. Nhiều mã đề thi bao quát các Nhiệm vụ nhóm.
Cùng một mã đề thì số liệu trong câu hỏi cũng thay đổi căn cứ vào MSSV của thí
sinh. Mục đích: nâng cao độ tin cậy của đề thi và đảm bảo sinh viên thực sự nắm
được vấn đề.
- SV ghi “Được miễn thi” tương ứng với các câu hỏi thuộc các Nhiệm vụ nhóm mà
SV đạt thành tựu “Được miễn thi” trong quá trình học.
- Cộng 20% số điểm cho 30% hoàn thành nhanh nhất; cộng 10% cho 30% hoàn
thành tiếp theo. Mục đích: đánh giá mức độ thành thạo của SV (Thành thạo =
Nhanh + Chính xác). Nhanh nên đòi hỏi SV trình bày ngắn gọn, xúc tích nhưng đủ
ý. Nhanh là một cách phản ánh sự thành thục, thành thạo của người học. Cách để
có thể làm nhanh và chính xác chỉ bằng cách duy nhất là thực hành nhiều.
- Sinh viên chuẩn bị thước kẻ và máy tính cá nhân để tính toán.

Hướng dẫn tóm tắt kiến thức:


- Kinh nghiệm học tập của Thầy/Cô và nhiều anh/chị sinh viên thành công là có thói
quen thường xuyên tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức của từng chương theo
cách riêng của họ.
- Tóm tắt kiến thức mỗi chương vào một tờ A4 là cách ôn tập hiệu quả. Lý thuyết
trọng tâm của mỗi chương nên cô đọng thành 1 tờ A4 viết tay. Nhiệm vụ nhóm mỗi
chương cũng nên cô đọng thành 1 tờ A4 viết tay. Như vậy, có khoảng 4 tờ A4. (Thầy
hiện vẫn giữ bản tóm tắt kiến thức của các môn quan trọng mà thầy viết cách đây
hơn 15 năm!!!)
- Vì mục tiêu phải cô đọng kiến thức vào 1 tờ A4 nên đòi hỏi khả năng hệ thống
kiến thức một cách rất cô đọng, trọng tâm và có tính logic, hệ thống cao. Nên hệ
thống kiến thức và vấn đề theo lối tư duy của bản thân để dễ nắm bắt. Nên dùng kí
hiệu riêng để nén được thông tin vào bản tóm tắt kiến thức.
- Luôn mang theo bên mình bản tóm tắt kiến thức trong lúc ôn thi và học các
Chương kế tiếp; bản tóm tắt như một sơ đồ tổng quan các vấn đề của môn học.
Mang bên mình bản tóm tắt kiến thức ngắn gọn là cách ôn thi và học hiệu quả.
- Trước ngày thi nên chọn lọc các nội dung trong 4 tờ A4, chú ý chọn lọc thông tin
sẽ thể hiện vào 1 MẶT tờ A4 mang vào phòng thi (chỉ được mang vào phòng thi tối
đa 1 tờ A4 bản viết tay trên 1 MẶT). Nên bỏ qua các kiến thức mà bản thân đã
vững vàng, loại bỏ các thông tin không chính yếu; chỉ viết các nội dung quan trọng,
cốt lõi, chính yếu và cần thiết cho bản thân để thi. Mỗi người sẽ chọn lọc các thông
tin khác nhau để viết vào tờ A4 vì mỗi người có các lỗ hổng kiến thức khác nhau.
- Mục đích của Chính sách được mang 1 tờ A4 vào phòng thi là tạo cho sinh viên
thói quen thường xuyên tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

14
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video hướng dẫn; Học
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm liệu trợ giúp sinh viên hoàn thành nhiệm
(tên NV) vụ, phương pháp giảng vụ được giao trước buổi học
dạy & phương pháp đánh
giá)
Buổi 10 Chương 3. HÀNH VI CỦA - Bài giảng trực tuyến:
(NV1-C3) NGƯỜI TIÊU DÙNG “Hành vi người tiêu dùng - Phần 1”
Mục tiêu buổi học: Hướng (https://youtu.be/QDhB9oeYwMA)
dẫn sinh viên giải quyết tốt - Bài giảng trực tuyến: “Hành vi người tiêu
Nhiệm vụ 1 - Chương 3 dùng - Phần 2”
(https://youtu.be/3eXkZG3nZ4k)
Sử dụng các PPGD sau:
- Phương pháp dạy học thực - Video hướng dẫn giải quyết Nhiệm vụ 1 -
hành Chương 3:
- Phương pháp Xêmina Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết
thông báo-tái hiện hành vi người tiêu dùng (Phần 1). (https://
- Phương pháp đàm thoại youtu.be/i3DBGWqZ9uA)
- Phương pháp dạy học trực
quan Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết
hành vi người tiêu dùng (Phần 2). (https://
Phương pháp đánh giá: Áp youtu.be/1SzebFf-nCg)
dụng đánh giá liên tục. Đối
với SV làm và trình bày Hướng dẫn ôn tập câu hỏi về Lý thuyết hành
Nhiệm vụ sẽ được xem xét vi người tiêu dùng (Phần 3). (https://
miễn thi phần tương ứng youtu.be/qvzG9RjgXpg)
trong bài thi.

Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng; Video


(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp hướng dẫn; Học liệu
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) trợ giúp sinh viên hoàn
thành nhiệm vụ được
giao trước buổi học
Buổi 11 Chương 3. HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG - Video hướng dẫn giải
(NV2-C3) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải quyết Nhiệm vụ 2 -
quyết tốt Nhiệm vụ 2 - Chương 3 Chương 3:
Sử dụng các PPGD sau: Hướng dẫn ôn tập câu
- Phương pháp dạy học thực hành hỏi về Lý thuyết hành vi
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện người tiêu dùng (Phần 4).
- Phương pháp đàm thoại (https://youtu.be/
- Phương pháp dạy học trực quan a8olSoYvrtY)
- Hướng dẫn ôn tập câu
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên hỏi về Lý thuyết hành vi
tục. Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ sẽ người tiêu dùng (Phần 5).
được xem xét miễn thi phần tương ứng trong bài (https://youtu.be/
thi. M26dmUxM2AI)

15
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng;
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp Video hướng dẫn;
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) Học liệu trợ giúp sinh
viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Buổi 12 Chương 4. SẢN XUẤT - Bàitrước
giảng buổi học
trực tuyến:
(NV1-C4) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải quyết “Lý thuyết sản xuất”
tốt Nhiệm vụ 1 - Chương 4 (https://youtu.be/
FyUNRejvt3o)
Sử dụng các PPGD sau:
- Phương pháp dạy học thực hành - Video hướng dẫn giải
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện quyết Nhiệm vụ 1 -
- Phương pháp đàm thoại Chương 4:
- Phương pháp dạy học trực quan Hướng dẫn ôn tập câu
hỏi về Lý thuyết sản
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên tục. xuất (Phần 1) (https://
Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ sẽ được xem youtu.be/
xét miễn thi phần tương ứng trong bài thi. 6XNDmfKapsc)

Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng;


(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp Video hướng dẫn;
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) Học liệu trợ giúp sinh
viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Buổi 13 Chương 4. SẢN XUẤT trước
- Video buổidẫn
hướng họcgiải
(NV2-C4) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải quyết quyết Nhiệm vụ 2 -
tốt Nhiệm vụ 2 - Chương 4 Chương 4:
Hướng dẫn ôn tập câu
Sử dụng các PPGD sau: hỏi về Lý thuyết sản
- Phương pháp dạy học thực hành xuất (Phần 2) - (https://
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện youtu.be/
- Phương pháp đàm thoại FWeXcPicM5k)
- Phương pháp dạy học trực quan

Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên tục.


Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ sẽ được xem
xét miễn thi phần tương ứng trong bài thi.

16
Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng;
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp Video hướng dẫn;
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) Học liệu trợ giúp sinh
viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Buổi 14 Chương 5. CHI PHÍ SẢN XUẤT - Bàitrước
giảng buổi học
trực tuyến:
(NV1-C5) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải quyết “Chi phí sản xuất”
tốt Nhiệm vụ 1 - Chương 5 (https://youtu.be/
4rw1e3UZa8U)
Sử dụng các PPGD sau: - Video hướng dẫn giải
- Phương pháp dạy học thực hành quyết Nhiệm vụ 1 -
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện Chương 5:
- Phương pháp đàm thoại Hướng dẫn ôn tập câu
- Phương pháp dạy học trực quan hỏi về Lý thuyết chi phí
(Phần 1) - (https://
Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên tục. youtu.be/Cf97J_2FNBE)
Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ sẽ được xem
xét miễn thi phần tương ứng trong bài thi.

Ngày Nội dung giảng dạy Video bài giảng;


(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp Video hướng dẫn;
(tên NV) giảng dạy & phương pháp đánh giá) Học liệu trợ giúp sinh
viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Buổi 15 Chương 5. CHI PHÍ SẢN XUẤT trước
- Video buổidẫn
hướng họcgiải
(NV2-C5) Mục tiêu buổi học: Hướng dẫn sinh viên giải quyết quyết Nhiệm vụ 2 -
tốt Nhiệm vụ 2 - Chương 5 Chương 5:
Hướng dẫn ôn tập câu
Sử dụng các PPGD sau: hỏi về Lý thuyết chi phí
- Phương pháp dạy học thực hành (Phần 2) - (https://
- Phương pháp Xêmina thông báo-tái hiện youtu.be/
- Phương pháp đàm thoại VaItBPQPGeE)
- Phương pháp dạy học trực quan

Phương pháp đánh giá: Áp dụng đánh giá liên tục.


Đối với SV làm và trình bày Nhiệm vụ sẽ được xem
xét miễn thi phần tương ứng trong bài thi.

17
Ngày Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy &
phương pháp đánh giá)
Buổi Kiểm tra GIỮA KỲ
16 Nếu - Trọng số: 30%
học - Phạm vi kiểm tra: Đề thi bám sát các Nhiệm vụ nhóm và nội dung trao đổi thảo
Online luận thuộc Chương 1&2. Mục đích: Khuyến khích sinh viên tích cực làm việc nhóm
trước trong và sau các buổi học.
- Sinh viên được mang vào phòng thi tối đa 1 tờ A4 bản viết tay trên 1 MẶT GIẤY.
- Hình thức thi: Tự luận; Đề đóng. Nhiều mã đề thi bao quát các Nhiệm vụ nhóm.
Cùng một mã đề thì số liệu trong câu hỏi cũng thay đổi căn cứ vào MSSV của thí
sinh. Mục đích: nâng cao độ tin cậy của đề thi và đảm bảo sinh viên thực sự nắm
được vấn đề.
- SV ghi “Được miễn thi” tương ứng với các câu hỏi thuộc các Nhiệm vụ nhóm mà
SV đạt thành tựu “Được miễn thi” trong quá trình học.
- Cộng 20% số điểm cho 30% hoàn thành nhanh nhất; cộng 10% cho 30% hoàn
thành tiếp theo. Mục đích: đánh giá mức độ thành thạo của SV (Thành thạo =
Nhanh + Chính xác). Nhanh nên đòi hỏi SV trình bày ngắn gọn, xúc tích nhưng đủ
ý. Nhanh là một cách phản ánh sự thành thục, thành thạo của người học. Cách để
có thể làm nhanh và chính xác chỉ bằng cách duy nhất là thực hành nhiều.
- Sinh viên chuẩn bị thước kẻ và máy tính cá nhân để tính toán.

Hướng dẫn tóm tắt kiến thức:


- Kinh nghiệm học tập của Thầy/Cô và nhiều anh/chị sinh viên thành công là có thói
quen thường xuyên tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức của từng chương theo
cách riêng của họ.
- Tóm tắt kiến thức mỗi chương vào một tờ A4 là cách ôn tập hiệu quả. Lý thuyết
trọng tâm của mỗi chương nên cô đọng thành 1 tờ A4 viết tay. Nhiệm vụ nhóm mỗi
chương cũng nên cô đọng thành 1 tờ A4 viết tay. Như vậy, có khoảng 4 tờ A4. (Thầy
hiện vẫn giữ bản tóm tắt kiến thức của các môn quan trọng mà thầy viết cách đây
hơn 15 năm!!!)
- Vì mục tiêu phải cô đọng kiến thức vào 1 tờ A4 nên đòi hỏi khả năng hệ thống
kiến thức một cách rất cô đọng, trọng tâm và có tính logic, hệ thống cao. Nên hệ
thống kiến thức và vấn đề theo lối tư duy của bản thân để dễ nắm bắt. Nên dùng kí
hiệu riêng để nén được thông tin vào bản tóm tắt kiến thức.
- Luôn mang theo bên mình bản tóm tắt kiến thức trong lúc ôn thi và học các
Chương kế tiếp; bản tóm tắt như một sơ đồ tổng quan các vấn đề của môn học.
Mang bên mình bản tóm tắt kiến thức ngắn gọn là cách ôn thi và học hiệu quả.
- Trước ngày thi nên chọn lọc các nội dung trong 4 tờ A4, chú ý chọn lọc thông tin
sẽ thể hiện vào 1 MẶT tờ A4 mang vào phòng thi (chỉ được mang vào phòng thi tối
đa 1 tờ A4 bản viết tay trên 1 MẶT). Nên bỏ qua các kiến thức mà bản thân đã
vững vàng, loại bỏ các thông tin không chính yếu; chỉ viết các nội dung quan trọng,
cốt lõi, chính yếu và cần thiết cho bản thân để thi. Mỗi người sẽ chọn lọc các thông
tin khác nhau để viết vào tờ A4 vì mỗi người có các lỗ hổng kiến thức khác nhau.
- Mục đích của Chính sách được mang 1 tờ A4 vào phòng thi là tạo cho sinh viên
thói quen thường xuyên tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

18
Ngày Nội dung giảng dạy
(số tiết) (tên chương, phần, nhiệm vụ, phương pháp giảng dạy & phương
(tên NV) pháp đánh giá)

Buổi 16 (Nếu học ÔN TẬP CHƯƠNG 3 , 4 & 5


Offline)

19
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ
1. Tài liệu bắt buộc:

Hệ thống Video bài giảng trực tuyến:

Vũ Quang Mạnh (2019), Vì sao học Kinh tế học vi mô?, “Vu Quang Manh Education”
Youtube Channel, https://youtu.be/Fl2CBWEbUNs

Vũ Quang Mạnh (2019), ‘Nghịch lý kim cương và nước’ & ‘Phân tích thị trường hoa
hồng', “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
hA37fLgTVTc

Vũ Quang Mạnh (2019), Xây dựng bản đồ Mind Map về Sự co giãn của Cung và Cầu,
“Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/nbW_8RBgpCM

Vũ Quang Mạnh (2019), Hành vi người tiêu dùng - Phần 1, “Vu Quang Manh
Education” Youtube Channel, https://youtu.be/QDhB9oeYwMA

Vũ Quang Mạnh (2019), Hành vi người tiêu dùng - Phần 2, “Vu Quang Manh
Education” Youtube Channel, https://youtu.be/3eXkZG3nZ4k

Vũ Quang Mạnh (2019), Lý thuyết sản xuất, “Vu Quang Manh Education” Youtube
Channel, https://youtu.be/FyUNRejvt3o

Vũ Quang Mạnh (2019), Chi phí sản xuất, “Vu Quang Manh Education” Youtube
Channel, https://youtu.be/4rw1e3UZa8U

Hệ thống Video Hướng dẫn ôn tập Chương 1:

Vũ Quang Mạnh (2019), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Chi phí cơ hội, “Vu Quang
Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/03Hd3PEA65A

Vũ Quang Mạnh (2019), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Phạm vi thị trường, “Vu
Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/hdeCkzNggt8

Vũ Quang Mạnh (2019), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Giá thực và Giá danh
nghĩa, “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
yOzXgpsBAb0

20
Hệ thống Video Hướng dẫn ôn tập Chương 2:

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Phần Cung cầu - Định
tính, “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/m3Ai3BhNhvQ

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Phần Cung cầu - Định tính
(Tiếp), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/jQ4c2ooj5L0

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Phần Cung cầu - Định
lượng, “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
_Y452ChvXS4

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Phần Cung cầu - Định
lượng (Tiếp), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
8bDvAyJOTcw

Hệ thống Video Hướng dẫn ôn tập Chương 3:

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết hành vi người
tiêu dùng (Phần 1), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
i3DBGWqZ9uA

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết hành vi người
tiêu dùng (Phần 2), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
1SzebFf-nCg

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết hành vi người
tiêu dùng (Phần 3), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
qvzG9RjgXpg

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết hành vi người
tiêu dùng (Phần 4), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
a8olSoYvrtY

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập các câu hỏi về Lý thuyết hành vi người
tiêu dùng (Phần 5), “Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/
M26dmUxM2AI

21
Hệ thống Video Hướng dẫn ôn tập Chương 4:

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập câu hỏi về Lý thuyết sản xuất (Phần 1),
“Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/6XNDmfKapsc

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập câu hỏi về Lý thuyết sản xuất (Phần 2),
“Vu Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/FWeXcPicM5k

Hệ thống Video Hướng dẫn ôn tập Chương 5:


Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập câu hỏi về Lý thuyết chi phí (Phần 1), “Vu
Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/Cf97J_2FNBE

Vũ Quang Mạnh (2020), Hướng dẫn ôn tập câu hỏi về Lý thuyết chi phí (Phần 2), “Vu
Quang Manh Education” Youtube Channel, https://youtu.be/VaItBPQPGeE

Pindyck, Robert S., and Daniel L Rubinfeld, Microeconomics, 8th ed. Boston:
Pearson, 2013.

Các bài viết, bài chia sẻ, bài nghiên cứu trên Facebook Page “Vu Quang Manh
Education”, https://www.facebook.com/VuQuangManhEducation

Các câu hỏi lý thuyết và bài tập (trong Bộ tài liệu này).

Các Ví dụ thực tiễn (trong Bộ tài liệu này)

2. Tài liệu lựa chọn:


TS. Lê Bảo Lâm, Kinh tế vi mô , Nhà xuất bản Thống kê, năm 2015

Mankiw, N. Gregory, Microeconomics, Ninth edition. New York, NY: Worth, 2016.

22

You might also like