Loc Bach Cau

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ KHỐI HỒNG CẦU LỌC BẠCH CẦU

1. Mục đích
Quy trình này hướng dẫn thực hiện kỹ thuật điều chế khối hồng cầu lọc bạch cầu
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình được áp dụng cho tất cả cán bộ nhân viên tại phòng sản xuất Labô truyền
máu, Bộ môn khoa Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Quân y 103
3. Trách nhiệm thực hiện
- Nhân viên được giao nhiệm vụ điều chế khối hồng cầu lọc bạch cầu có trách
nhiệm tuân thủ đúng quy trình
- Chủ nhiệm khoa, Trưởng phòng sản xuất máu và nhân viên quản lý chất lượng có
trách nhiệm giám sát nhân viên thực hiện theo đúng quy trình
4. Định nghĩa/Thuật ngữ viết tắt
- Khối hồng cầu đậm đặc (hồng cầu lắng): là phần còn lại của máu toàn phần đã
tách huyết tương sau khi ly tâm hoặc để lắng và không thực hiện thêm bất kỳ công
đoạn xử lý nào khác
- Khối hồng cầu lọc bạch cầu: là khối hồng cầu được loại bỏ bạch cầu bằng bộ lọc
bạch cầu. Việc lọc bạch cầu phải được thực hiện trong thời gian 72 giờ, kể từ khi
lấy máu từ người hiến máu
- Điều chế trong hệ thống kín: là việc sử dụng kỹ thuật để tạo ra chế phẩm máu,
trong đó đơn vị máu được đựng trong bộ túi gồm nhiều túi gắn sẵn với nhau, không
cắt nối hoặc việc cắt nối dây các túi máu được thực hiện bằng thiết bị cắt nối tự
động vô trùng
- Điều chế trong hệ thống hở: là việc sử dụng kỹ thuật để tạo ra chế phẩm có cắt nối
không được thực hiện bằng thiết bị cắt nối tự động vô trùng hoặc có thao tác để hở
5. Nguyên lý
Máu được lọc qua bộ lọc bạch cầu có hệ thống màng lọc giữ lại bạch cầu còn hồng
cầu, tiểu cầu và các thành phần khác có kích thước nhỏ hơn bạch cầu vẫn đi qua
được.
6. Trang thiết bị và vật liệu
6.1. Trang thiết bị:
- Máy hàn dây túi máu.
- Túi dẻo chứa khối hồng cầu sau lọc.

1
- Máy nối dây TSCD - II
6.2. Vật liệu:
- Hộp banh kéo bông khô hấp sấy tiệt trùng.
- Cồn Iôt, găng tay, khay đựng, bút marker, kìm vuốt dây.
- Bộ lọc bạch cầu, chai nước muối sinh lý 0.9% vô khuẩn, đầu nối, móc treo túi
máu.
7. Kiểm tra chất lượng
- Quan sát bằng mắt thường bộ lọc bạch cầu, khối hồng cầu: hạn sử dụng, tính toàn
vẹn, chất lượng khối hồng cầu….
-Thực hiện kiểm tra chất lượng (với số lượng mẫu lấy ngẫu nhiên theo tỷ lệ 5% tổng
số đơn vị được điều chế) về các tiêu chuẩn sau:
+ Thể tích đơn vị khối hồng cầu bằng 65% ± 15% thể tích máu toàn phần ban đầu;
+ Lượng hemoglobin tối thiểu là 9,0g từ mỗi thể tích 100 ml máu toàn phần ban
đầu;
+ Hematocrit từ 0,50 đến 0,70;
+ Số lượng bạch cầu còn lại ít hơn 1,0×106 trong mỗi đơn vị khối hồng cầu. Phải có
ít nhất 90% số đơn vị máu được kiểm tra đạt tiêu chuẩn này
8. An toàn
- Mặc áo blouse, đội mũ, đeo mạng theo đúng quy trình.
- Rửa tay/sát khuẩn tay và đi găng theo đúng quy trình.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc trước và sau khi kết thúc buổi làm việc.
9. Nội dung thực hiện
9.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Chuẩn bị túi dẻo để đựng máu lọc: kiểm tra sự nguyên vẹn của túi dẻo.
- Chuẩn bị khối hồng cầu lọc.
- Bộ lọc bạch cầu
- Bật máy hàn, máy nối dây.
- Kỹ thuật viên rửa tay/sát khuẩn tay nhanh, đi găng tay.
9.2. Các bước tiến hành
- Ghi đầy đủ thông tin của khối hồng cầu cần lọc lên túi chứa máu lọc ra, giờ, ngày
lọc bạch cầu, ghi rõ dòng chữ: Khối hồng cầu lọc bạch cầu.

2
- Treo trai nước muối sinh lý, khối hồng cầu lên giá
- Mở bộ lọc, cắm bộ lọc bạch cầu vào chai nước muối sinh lý 0,9% để thấm ướt bộ
lọc, đuổi hết khí trong bộ lọc, khóa dây.
- Sát khuẩn đoạn dây túi đựng máu lọc và dây của bộ lọc bạch cầu bằng dung dịch
cồn Iốt rồi đưa vào máy nối dây.
- Nối dây theo quy trình hướng dẫn vận hành máy nối dây TSCD- II.
- Cắm bộ lọc bạch cầu vào túi khối hồng cầu lọc
- Mở khóa cho hồng cầu từ túi khối hồng cầu qua hết bộ lọc bạch cầu vào túi dẻo.
- Đuổi khí trong túi máu
- Lắc đều, dùng kìm vuốt dây, hàn các đoạn dây trên túi máu được lọc.
- Thu dọn và vệ sinh khu làm việc.
- Bật đèn cực tím phòng sản xuất máu trong thời gian 1 giờ.
10. Diễn giải kết quả và báo cáo
Không áp dụng
11. Lưu ý (Cảnh báo)
- Chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ nếu bảo quản ở
nhiệt độ từ 2 0C đến 6 0C và không quá 6 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng
(từ 18 0C đến 24 0C) kể từ khi thực hiện điều chế trong hệ thống hở.
12. Ghi chép hồ sơ
- Ghi chép vào sổ theo dõi lọc bạch cầu
13. Tài liệu liên quan
- Không áp dụng
14. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Đỗ Trung Phấn, Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu ứng dụng trong
lâm sàng (tái bản lần 2). Nhà xuất bản Y học – 2013.
2. Hà Thị Anh, Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu, sách đào tạo cử nhân
kỹ thuật y học, Nhà xuất bản Y học – 2009.
3. Thông tư 26/2013/TT – BYT, ban hành ngày 16/09/2013 về “Hướng dẫn hoạt
động truyền máu”.
4. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên nghành Huyết học – Truyền máu, Miễn
dịch di truyền sinh học phân tử BYT, 2014.

3
Người Phê duyệt Người Soạn Thảo

TS. Tạ Việt Hưng BS. Dương Tiến Vinh

You might also like