Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHÂN GIẢI VÀ HIỆU LỰC CỦA BẢN MỎNG TRONG SẮC KÝ

LỚP MỎNG
1/ Thành phần pha tĩnh dùng trong SKLM? Pha tĩnh này có thể được sử dụng trong sắc kí cột
không?
Pha tĩnh hay sử dụng trong SKLM là các chất hấp phụ. Các chất hấp phụ này phần lớn có trộn
thêm chất kết dính như CaSO4 5-15%, tinh bột 2-5%, dextran, nhưng cũng có trường hợp không
dùng chất kết dịnh.
Pha tĩnh này không được sử dụng trong sắc kí cột vì bột chất hấp phụ trong SKLM rất mịn, nếu
dùng trong sắc kí cột sẽ bị tắc cột, dung môi không chạy được.
2/ So sánh cơ chế của sắc kí pha đảo? pha thuận? Nêu cấu tạo của các loại silicagel dùng trong
các cơ chế sắc kí trên?
Quá trình sắc ký dựa trên sự hấp phụ mạnh ,yếu khác nhau của pha tĩnh đối với các chất tan và
sự rửa giải ( phản hấp phụ ) của pha động để kéo chất tan ra khỏi cột .Sự tách một hỗn hợp phụ
thuộc vào tính chất động học của chất hấp phụ . Trong trường loại này có 02 loại hấp phụ :
+ Sắc ký hấp phụ pha thuận: Pha tĩnh phân cực ,pha động không phân cực .
+ Sắc ký hấp phụ pha đảo: Pha tĩnh không phân cực ,pha động phân cực
Cấu tạo của silicagel: là chất hấp phụ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, có kích thước hạt 10-
40 micromet, diện tích bề mặt 200-400 m2/g, sắt kim loại được loại bỏ bằng cách lơ lửng, sau đó
sấy 120 độ C trong 48h. Tính hấp phụ của silicagel do các nhóm OH trên bề mặt quyết định.
3/ Đối với chất tan có độ phân cực kém, nên lựa chọn những loại silicagel pha thuận hay pha
đảo?
Nên lựa chọn silicagel pha đảo vì pha đảo có pha tĩnh không phân cực, lúc đó pha tĩnh sẽ có ái
lực với chất tan và dễ dàng giữ được chất tan lại.
4/ Nêu và giải thích cơ chế chủ đạo của phương pháp sắc kí lớp mỏng?
Cơ chế chủ đạo là cơ chế hấp phụ
Vì các chất cần tách trong SKLM có thể khuếch tán theo cả chiều dọc và chiều ngang đối với
phương chuyển động của dung môi.Do đó chất làm pha tĩnh cần có đặc tính nở rộng theo cả
chiều dọc và chiều ngang
5/ Kể tên vài cách phát hiện các vết trên sắc kí lớp mỏng?
- Màu sắc tự nhiên của vết.
- Soi dưới đèn UV 254 hoặc 365 nm
- Phun thuốc thử hiện màu
- Dùng máy đo mật độ quang
6/ Theo DĐVN IV, hiệu năng của bản mỏng được kiểm tra bằng các hóa chất nào?
Hiệu năng của bản mỏng được kiểm tra bằng lục bromocresol,methy da cam, đỏ methyl và sudan
G đỏ( thuốc thử).
7/ Nêu nguyên tắc của sắc kí lớp mỏng
SKLM là một phương pháp sắc ký dùng chất hấp phụ làm pha tĩnh trải thành lớp mỏng trên tấm
kính, nhựa hay kim loại. Quá trình tách các hợp chất xảy ra khi cho pha động là dung môi di
chuyển qua pha tĩnh. Do đó SKLM thuộc loại sắc kí lỏng rắn theo cơ chế hấp thụ và phân bố.
Nhờ tốc độ di chuyển khác nhau trên pha tĩnh rắn, các thành phần của mẫu sẽ tách riêng biệt
thành dải, làm cơ sở cho phân tích định tính và định lượng
Về mặt lý thuyết và ứng dụng, SKLM và sắc ký cột khá giống nhau. Vì thế SKLM có thể dùng
để tìm các điều kiện tối ưu cho sự tách bằng sắc ký lỏng trên cột.
8/ Các triển khai sắc ký?
- Bão hòa dung môi: đặt tờ giấy lọc vào bình sắc ký và cho khoảng 20ml dung môi, đợi dung môi
bão hòa trong ít nhất là 30 phút.
- Đặt bản mỏng đã chấm vào bình sắc ký, các vết chấm phải nằm trên vết dung môi trong bình.
Đậy nắp bình và triển khai đến vạch 10cm tính từ vết xuất phát. Lấy bản mỏng ra khỏi bình và
đánh dấu ngay đường dung môi bằng viết chì
9/ Các kỹ thuật khai triển sắc ký lớp mỏng?
- Kỹ thuật sắc ký một chiều: Dung môi di chuyển từ đầu dưới lên đầu trên, hoặc từ mép này đến
mép kia của bản mỏng.
- Kỹ thuật sắc ký hai chiều: Trường hợp mẫu phân tích có nhiều chất nếu sự tách bằng kỹ thuật
sắc ký 1 chiều không đủ độ tin cậy thì tiến hành thêm kỹ thuật sắc ký hai chiều để kết quả tách
được rõ rang hơn. Dùng bản mỏng 20x20cm, chấm chất phân tích ở góc kính, cho vào bình sắc
ký triển khai với hệ dung môi S1, quay một góc 90 độ, cho vào bình sắc ký và triển khai với hệ
dung môi S2.

You might also like