Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Giới thiệu về khuôn hàn siêu âm (HORN):


Khuôn hàn siêu âm là thiết bị gắn giữa bộ chuyển đổi và vật hàn, có chức
năng truyền năng lượng dao động, truyền lực giữ, truyền biên độ dao
động, tạo hình khi biến dạng dẻo.
Khuôn hàn siêu âm có nhiều loại như khuôn hàn tròn, khuôn hàn chữ
nhật và rộng bản. Mỗi khuôn hàn được thiết kế cho từng mục đích cụ thể,
do đó, hình dạng kích thước và thống số công nghệ cũng khác nhau.
Trong hàn siêu âm, việc thiết kế khuôn hàn đặc biệt quan trọng để đảm
bảo những kết quả tốt nhất, nếu khuôn hàn làm theo một phương pháp
không thích hợp (tần số không tương thích truyền và trở kháng không
phù hợp) có thể dẫn đến phá hoại bộ phận cộng hưởng cơ học hoặc gây
nên sự hư hại của nguồn phát.
Trong quá trình hoạt động, khuôn hàn liên tục bị nén hoặc giãn nở. Do
đó, khi chọn vật liệu cho khuôn hàn siêu âm phải xem xét các vật liệu có
sự kết hợp tốt giữa các đặc tính âm học và cơ học. Hiện nay có ba vật liệu
thường được dùng để chế tạo khuôn hàn vì đáp ứng được các yêu cầu về
độ bền mỏi, tính chất âm học và độ cứng bề mặt của chúng.
- Titan: Titan là vật liệu được ưu tiên chọn để chế tạo khuôn hàn vì độ
bền mỏi tốt, đặc tính âm thanh tuyệt vời và độ cứng bề mặt tốt.
Khuôn hàn titan có thể được phủ bằng các vật liệu như Carbide, Nikel
hoặc Teflon cho các ứng dụng yêu cầu biên độ cao và bề mặt cứng
hơn. Tuy nhiên Titan là vật liệu đắt tiền và không phải khi nào cũng
luôn có sẵn các kích thước phù hợp để lựa chọn.
- Nhôm: Nhôm có đặc tính âm thanh tuyệt vời, do đó các khuôn hàn có
kích thước lớn trên 4 inch (101,6 mm) hoặc có chiều rộng lớn hơn 11
inch (279,4 mm) thường được làm từ nhôm. Nhôm là một vật liệu có
chi phí thấp, sẵn có với nhiều kích cỡ khác nhau nên nó trở thành lựa
chọn tốt nhất để làm khuôn hàn mẫu. Nhôm còn là vật liệu có độ cứng
thấp, dễ dàng gia công từ dó giảm chi phí và thời gian gia công. Nhờ
những đặc tính trên, nhôm thường dùng để chế tạo các khuôn hàn đòi
hỏi gia công phức tạp. Tuy nhiên, nhôm lại có độ cứng bề mặt kém và
độ bền mỏi không cao vì vậy không thích hợp cho các ứng dụng sản
xuất lâu dài, có độ mài mòn cao.
- Thép: Thép dùng để làm khuôn hàn được xử lý nhiệt để có bề mặt
chống mài mòn thích hợp ứng dụng sản xuất lâu dài, có độ mài mòn
cao. Do độ cứng cao, khuôn hàn bằng thép giòn hơn và thường được
sử dụng cho các ứng dụng biên độ thấp.
II. Thép hợp kim 40Cr:

You might also like