Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

A – NGA TRƯỚC VÀ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

I. THỜI KỲ TRƯỚC CHIẾN TRANH LẠNH

1. Cách mạng Tháng 10 Nga (1917)


Đầu thế kỷ XIX, Nga chỉ là một nước tư bản trung bình, không có gì nổi bật và còn
theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Bấy giờ, tư bản độc quyền cùng chính quyền Nga
hoàng đã nắm trong tay khả năng chi phối đời sống kinh tế - tài chính của xã hội.
Trong Thế chiến 1, dù quân đội Nga hoàng có quy mô tương đối lớn nhưng lại không
tinh nhuệ, lại thiếu khí tài và quân y, nên quân đội Nga tổn thất nặng nề, đặc biệt là
trong các trận chiến với quân Đức. Đến 1917, binh sĩ Nga, cấu thành từ nông dân là
chính, không còn muốn phải trải qua sự kinh hoàng của chiến tranh nhưng Nga hoàng
vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến và bắt nông dân nhập ngũ. Bên cạnh đó, do sự bóc
lột của tư sản, người dân Nga rơi vào cảnh thiếu thốn lương thực và đất đai để làm
nông. Người dân Nga ngày một bất mãn với chính phủ lâm thời và Đảng Bolsheviks
do Lenin dẫn đầu cũng ý thức rõ được thời cơ đang đến. Điều này đã tạo tiền đề cho
cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga diễn ra.
Cách mạng Tháng 10 chính là cao trào của nổi dậy lật đổ chính quyền do Đảng
Bolsheviks lãnh đạo nhân dân, từ Cách mạng Dân chủ Tư sản Tháng 2, Luận cương
Tháng 4 của Lenin và sự phát triển cách mạng cho đến đỉnh điểm là khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền Tháng 10. Đảng Bolsheviks biết 3 thứ mà người dân cần
chính là Hòa bình, Lương thực (bánh mì) và Ruộng đất, nên đã kêu gọi người dân và
cam kết có thể đem lại những thứ đó cho họ. Chính vì vậy mà Lenin đã kêu gọi được
ủng hộ từ đông đảo quần chúng. Điều này dần dẫn đến kết quả cuối cùng là cuộc khởi
nghĩa thành công.
Ý nghĩa của sự kiện đối với quan hệ quốc tế của Nga
Nếu không có Cách mạng Tháng 10, có lẽ Nga khó có thể trỗi dậy thành một cường
quốc sau này. Cuộc cách mạng này đã đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội, một
thể chế chính trị mới phá vỡ thế độc quyền của Chủ nghĩa Tư bản; đây là nhà nước
chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho Chủ nghĩa Xã hội từ
lý luận trở thành hiện thực trong nền chính trị quốc tế.
Với tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, các cuộc cách mạng tiếp nối trong thế giới hiện
đại đều ít nhiều chịu tác động của cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga. Bên cạnh đó, một
quan điểm mới được đưa ra: sự kiện này là sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc
đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa
xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội,
đưa xã hội loài người tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.
Cách mạng Tháng 10 Nga thành công và Chính quyền Xô Viết thành lập cũng đã reo
lên hồi chuông cảnh báo với Mỹ và phương Tây về mối đe doạ tiềm tang của thứ chủ
nghĩa mới này nếu nó lớn mạnh. Điều đó góp phần dẫn đến sự xuất hiện của Hệ thống
Hòa ước Versailles-Washington mà theo đó, Mỹ buộc phải dần lộ diện trên “sân chơi
của các ông lớn”, chính thức nhúng tay vào chính trị quốc tế. Cách mạng Tháng 10
Nga cũng là sự kiện quan trọng, là bước ngoặt thời đại, tạo tiền đề để Nga trở thành
một thế lực đối trọng với Mỹ sau này.

2. Liên Bang Xô Viết ra đời và công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền mới
(1922 – 1935)
Năm 1921, Lenin đề xướng Chính sách Kinh tế mới và cùng Đảng Bolsheviks quyết
định thực hiện. Một năm sau, Liên Bang Xô Viết chính thức ra đời.
Từ năm 1918, chính quyền Xô Viết đã bắt đầu tiến hành cải cách đất nước về mọi
mặt. Đến khi Liên Bang Xô Viết ra đời thì công cuộc cải cách ngày càng triệt để hơn,
thúc đẩy công nghiệp hoá. Năm 1928 thì Liên Xô kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân
5 năm:

* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đưa Liên Xô trở
thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn , kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928
- 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ  hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

* Nông nghiệp: uu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện
tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất  lớn  và cơ giới
hoá.

* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ
thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.

* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân -
nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa .

Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
vẫn đạt được những thành tựu to lớn, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để
bảo vệ tổ quốc, góp phần vào phong trào cách mạng thế giới.

Hơn nữa, Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng
giềng châu Á, châu Âu. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và
ngoại giao của các nước đế quốc. Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm
dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản:
Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.

Như vậy, ban đầu Mỹ và các nước phương Tây đều không công nhận sự hiện diện của
Liên Bang Xô Viết trên chính trường thế giới, thế nhưng vì sự lớn mạnh nhanh chóng
của một quốc gia vừa “lột xác” cùng với một thể chế chính trị mới có thể đe doạ đến
lợi ích của các quốc gia tư bản, Mỹ và phương Tây phải dần công nhận vị thế quốc tế
của Liên Xô. Cụ thể là năm 1933, Mỹ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại
giao với Liên Xô – từ đây, quốc gia dẫn đầu Chủ nghĩa Xã hội có tiếng nói riêng của
mình trên thế giới trong các vấn đề quốc tế cùng với Mỹ và phương Tây.

3. Giai đoạn Thế chiến 2

Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai là một vấn đề phức tạp với những
mối quan hệ chồng chéo, phản ánh nhiều mặt trong mối quan hệ giữa các nước nhằm
thực hiện mục tiêu xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho dân tộc mình hay lực
lượng đồng minh của mình. Quan hệ quốc tế trong chiến tranh thế giới thứ hai phản
ánh mối quan hệ giữa các ba lực lượng chủ yếu lực lượng chủ nghĩa phát xít, lực
lượng chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và các lực lượng dân chủ hòa bình và tiến bộ, sau
đó là mối quan hệ giữa một bên là lực lượng chủ nghĩa phát xít với một bên là lực
lượng quân đội Đồng Minh chống phát xít.
Đường lối đối ngoại của Liên Xô là nhằm củng cố khối liên minh và ủng hộ các nước
chống Phát-xít với vai trò là người dẫn đầu.
1. Liên Xô và khối Phát-xít:

Trong thế chiến 2, Liên Xô đã ký hiệp ước hoà hoãn với Đế quốc Nhật. Điều ước
trung lập Xô-Nhật đã bị hủy trước thời hạn nửa năm, để Liên Xô chính thức tuyên
chiến và bắt đầu chiến dịch quân sự, điều này đã cho thấy rằng Liên Xô quyết tâm
không khoan nhượng với phát xít mặc dù Nhật Bản đã từ chối hủy bỏ hiệp ước. Nhật
Bản hiểu được tình thế bất lợi đang nghiêng về phía họ nên đã có thái độ hòa hoãn
muốn ký hiệp ước không xâm phạm và nhân cơ hội đó kéo dài thời gian để quan sát
những động thái tiếp theo của Liên Xô. Nhật mong muốn rằng Liên Xô sẽ đầu hàng
và ký kết với Đức hiệp ước hòa bình. Trên thực tế Liên Xô không đầu hàng phát xít
Đức , như vậy chắc chắn phe Trục sẽ thất bại thảm hại.

Về phía Đức Phát-xít: Liên Xô đã có tham vọng tiến sâu hơn nữa vào châu Âu, hơn
hết là Berlin. Nếu điều này xảy ra, thế giới có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến khác,
chiến tranh thế giới thứ 3. Tuy nhiên, thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ-Liên Xô đã
ngăn chặn một thảm họa tiếp theo cho nhân loại. Lúc bấy giờ Liên Xô bị đẩy vào tình
thế bị các nước phương Tây tố cáo là cấu kết với Hitle, việc này làm cho mối quan hệ
giữa Liên Xô với các nước đồng mình ngày càng căng thẳng và xấu đi.
2. Mối quan hệ giữa Nga và Mĩ, Anh:

Việc ký kết hiệp ước Xô – Anh về hành động chung trong cuộc chiến tranh chống
Đức, sự ra đời của bản Hiến chương, việc Liên Xô tham gia Hiên chương đã tạo điều
kiện cần thiết cho sự thành lập một mặt trận Đồng minh chống Phát-xít và tạo điều
kiện thuận lợi cho Liên Xô chống lại chủ nghĩa phát xít và thúc đẩy chủ nghĩa xã hội.

Sau chiến tranh thế giới 2 Liên Xô lại có chương trình hành động riêng. Phương thức
quản lí tập trung bao cấp truyền thống trong lịch sử nước Nga trái ngược hẳn với hình
mẫu dân chủ của nước Mĩ. Hệ tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít đã tạm lắng trong chiến
tranh nhưng vẫn tiếp tục là kim chỉ nam cho các chính sách của Nga. Đất nước bị tàn
phá nặng nề, 20 triệu người dân Xô-Viết đã chết trong chiến tranh, Liên Xô cần phải
tập trung toàn lực để tái thiết đất nước và tự bảo vệ mình khỏi những xung đột mới có
thể xảy ra.

II – THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh là kết quả của cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa
Liên Xô và Mỹ, phía Mỹ và Liên Xô đều có những lập luận lên án, quy đổi trách
nhiệm cho nhau vì đã gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế nói chung
và quan hệ giữa hai nước nói riêng từ 1945 - 1991. Mỹ và Liên Xô đều là những siêu
cường duy nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, những chính sách đối ngoại của hai
nước đều có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế giai đoạn này. 
Như vậy, sự liên minh Mỹ - Xô trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít chỉ là liên
minh tạm thời do tình thế bắt buộc, theo các nói của một sử gia, đó là “cuộc hôn nhân
không có tuần trăng mật”. Cuộc hôn nhân đầy toan tính này sớm tan vỡ, hai bên đã
công khai lên án chính sách của nhau. Hàng loạt các công cụ, biện pháp, thiết chế,
chiến lược đã được huy động để phục vụ cho cuộc chiến, làm toàn bộ đời sống quốc tế
bị bao phủ bởi không khí băng giá, đối đầu.

Cuộc chiến diễn ra khắp các mặt trận từ kinh tế, chính trị đến quân sự, khắp các châu
lục từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi. Nó đã gây ra tình trạng nóng, lạnh trong quan hệ
giữa hai nước và cuốn cả thế giới vào vòng trạng thái chiến tranh thường trực.

Suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, những chủ đề chính trong cục diện quan hệ quốc tế lúc
bấy giờ là:

1. Chạy đua vũ trang

Về bản chất, Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến tranh tư tưởng giữa Chủ nghĩa Tư
bản và Chủ nghĩa Xã hội và là một cuộc chiến phô trương uy thế để Mỹ và Liên Xô
khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới. Qua đó, Chiến tranh lạnh không
hoàn toàn có nghĩa là một trận chiến phi vũ trang, mà chỉ là chiến trường sẽ không
nằm trên đất của 2 siêu cường Xô-Mỹ. Ở châu Á, Liên Xô và Mỹ đều biến nơi đây
thành đất “Diễu võ dương oai” của mình, điển hình là các cuộc chiến như: Chiến tranh
Triều Tiên (1950 – 1953), Chiến tranh ở Việt Nam (cuộc chiến chống Pháp 1945 –
1954 và chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975), Chiến tranh Ả Rập – Israel (1973),…

Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã dẫn đến hệ luỵ là 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ (do
tiêu hao quá nhiều nhiên liệu, với dầu mỏ là nguồn năng lượng chính yếu thay thế than
đá, để “bơm xăng” cho quân đội, khí tài và các chương trình thám hiểm vũ trụ) ở
phương Tây 2 năm 1973 và 1979 mà riêng Mỹ chỉ bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng
hoảng 1973, còn Liên Xô thì hầu như không bị ảnh hưởng gì nhiều bởi 2 cuộc khủng
hoảng đó. Dù gặp khó khăn nhưng Mỹ vẫn xoay sở để không bị đuối sức trong cuộc
đua. Mãi đến 1989, Liên Xô mới đụng phải một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mà theo đó
Liên Xô đã không kịp đối phó, để dần dần cho thấy sự “hụt hơi” trong cuộc chiến
giành quyền lực với Mỹ.

2. Mâu thuẫn Xô-Trung

Một trong số nhiều hệ quả nghịch lí và ngoài mong đợi của CTTT là mối liên minh
Xô-Trung-chính thức được hình thành từ 14/2/1950, dã được tăng cường trong ngắn
hạn và suy yếu trong dài hạn.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều giúp đỡ VN
chống lại kẻ thù chung là Mỹ nhưng lại có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Thông qua
cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn tranh thủ Việt
Nam nhằm khẳng định đường lối và vị trí của mình. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này. Một trong những lí
do chính để Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là muốn chứng tỏ mình là
nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đích thực, mong muốn chứng tỏ vị trí tiên phong và
lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thế giới thứ ba,
lôi kéo Việt Nam về phe mình.
Điều trớ trêu là rạn nứt Xô-Trung đã trở thành hệ quả không thể tránh khỏi khi vị thế
cả hai nước trong quan hệ liên minh ngày càng được cân bằng. Tuy nhiên, trong giai
đoạn 1956-1958, những bất đồng trong quan hệ Xô-Trung vần còn gói gọn trong liên
lạc nội khối bí mật. Đến từ giữa năm 1958 trở đi, xung đột bắt đầu leo thang từ vấn đề
ý thức hệ sang lĩnh vực an ninh quốc gia và đến đầu 1964, xung đột đã được đẩy lên
đến mức độ không thể cứu vãn (LX xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, những cuộc va
chạm quân sự Xô-Trung trên cù lao Trân Bảo và sau đó là mối đe dọa tấn công phủ
đầu lên những kho hạt nhân của TQ do LX tiến hành). Những bước chuyển biến này
đã khiến TQ từ bỏ chính sách thù địch với Mỹ khi tìm cách thúc đẩy quan hệ Trung-
Mỹ nhằm cân bằng mối đe dọa cực lớn từ LX.
Sự đối đầu giữa hai nước XHCN lớn nhất ở thời điểm này vượt ra ngoài sự mong chờ
của Mỹ, là cơ hội vàng để Mỹ kéo Trung Quốc về phía mình, tăng thêm đồng minh và
sức mạnh nhằm chống lại Liên Xô. Về phía Trung Quốc với tư tưởng “kẻ thù của kẻ
thù là bạn”, Trung Quốc đã nhanh chóng ngã về phía Mỹ, chấm dứt thời kì thực hiện
chính sách đối ngoại “giương cung bắn cả hai phía” của những năm 1960, chuyển
hướng sang thực hiện chính sách đối ngoại “hợp tung” bắt tay với Mỹ, dựa vào Mỹ để
phát triển và chống Liên Xô. Quan hệ Trung - Xô càng căng thẳng bao nhiêu, thì quan
hệ Trung - Mỹ càng phát triển bấy nhiêu .

Mâu thuẫn Trung - Xô trong thập kỷ 70 không chỉ làm tổn hại đến qua hệ hai nước,
gây bất ổn cho hệ thống XHCN, mà còn tạo nên những đe dọa cho hòa bình, an ninh
khu vực. Mối mâu thuẫn này đã làm cho Châu Á - Thái Bình Dương không thể yên
bình như tên gọi của nó mà đứng trước nguy cơ bão táp, thậm chí phải đối mặt
với “sóng thần”.

3. Làn sóng Cách mạng 1989; Thời kỳ Gorbachev và sự sụp đổ của Liên Bang Xô
Viết

Đến cuối thập niên 80, các quốc gia Baltic đòi quyền tự trị, thoát khỏi lệ thuộc vào
Liên Xô. Ba Lan là quốc gia đầu tiên dấy lên làn sóng cách mạng đòi quyền tự trị
quốc gia, dân tộc, theo sau lần lượt là các nước Hungary, Đông Đức, Bulgaria,
Czechoslovakia và Romania. Gorbachev và Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra sức ngăn
chặn nhưng thất bại.

Năm 1991, khi làm tổng thống được 2 năm, Gorbachev đã tuyên bố từ chức sau khi
Liên Bang Xô Viết chính thức tan rã, một lần nữa đánh dấu thời kỳ mới cho nước
Nga.

Hệ quả và tác động của Chạy đua vũ trang, Mâu thuẫn Xô-Trung và Làn sóng
Cách mạng 1989 đối với vị thế và vai trò của Liên Xô trên thế giới

Cuộc chạy đua vũ trang đã làm cho Liên Xô bị kiệt quệ trầm trọng với 2 nguyên nhân
chính là: Kinh tế suy thoái và Khủng hoảng dầu mỏ (1989). Để chạy đua với Mỹ, Nga
đã tiêu tốn rất nhiều ngân sách để phát triển khoa học – công nghệ phục vụ cho quân
sự và các chương trình thám hiểm vũ trụ, nhiều đến mức bòn rút cả các khoản đầu tư
dành cho phát triển kinh tế. Đến khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ do sử dụng nguồn
nhiên liệu này quá mức so với khả năng tự thân Liên Xô có thể sản xuất đủ để cung
cấp cho các hoạt động chạy đua vũ trang bấy giờ. Điều này khiến giá dầu trong nước
tăng cao và chính sự thiếu hụt nguồn tài nguyên này đã giáng thêm một đòn nặng nề
vào nền kinh tế, gây khốn đốn và trì trệ. Nó đã khiến cho Liên Xô nhận ra mình không
đủ khả năng để tiếp tục cuộc đua với Mỹ.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn Xô-Trung (1956 – 1966) đã đánh dấu sự lục đục nội bộ trong
khối Chủ nghĩa Xã hội, dần dần làm suy yếu hệ thống. Cũng nhờ vậy mà Chính sách
Ngăn chặn của Mỹ mới có thể phát huy tác dụng khi đến đầu thập niên 70 Mỹ mới
nhận thấy sự chia rẽ đó để nhân cơ hội lôi kéo Trung Quốc về phía mình. Cái bắt tay
Trung-Mỹ sau đó là làm giảm hẳn vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

Lục đục nội bộ không dừng ở mà tiếp diễn ngày một xấu hơn. Việc các quốc gia Đông
Âu lần lượt muốn thoát khỏi sự kìm cặp của Đảng Cộng sản Liên Xô đã nổi dậy. Nỗ
lực yếu ớt của Liên Xô để ngăn chặn chuỗi sự kiện này đã dẫn đến sự suy yếu hoàn
toàn của Liên Bang Xô Viết. Năm 1990-1991, Liên Xô gần như ở thế bị cô lập hoàn
toàn.

 Kết quả là Tổng thống Liên Xô Gorbachev đã cùng Tổng thống Hoa Kỳ G.
Bush họp tại Hội nghị Malta (1989), quyết định chấm dứt Chiến tranh lạnh. Hiệp ước
Warsaw từ đó chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và đến năm 1991 thì chính thức kết thúc
cùng với sự giải thể hoàn toàn của chính quyền Xô Viết. Lịch sử Nga từ đây bước
sang giai đoạn mới.

B – NGA HẬU CHIẾN TRANH LẠNH


1. Chính sách ‘Định hướng Đại Tây Dương’ (Thời kỳ Tổng thống Yeltsin: 1991 –
1999)
Chiến tranh lạnh chính thức kết thúc năm 1991 khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ với
Gorbachev là lãnh đạo Liên Bang Xô Viết cuối cùng. Boris Yeltsin là Tổng thống kế
nhiệm với Chính sách ‘Định hướng Đại Tây Dương’ đã thất bại trong việc vực dậy
nền kinh tế Nga.
Nội dung chính trong Chính sách thời Yeltsin bao gồm :
- Áp dụng ‘Liệu pháp sốc kinh tế’
- Tư hữu hoá toàn quốc
- Dỡ bỏ các cơ chế quản lý giá cả
Tổng thống Yeltsin muốn chuyển nền kinh tế Nga từ Kinh tế Xã hội Chủ nghĩa sang
Kinh tế Thị trường Tư bản Chủ nghĩa nhưng ông đã không thành công. Kết quả là
tham nhũng tràn lan do sự tư nhân hoá toàn quốc và dỡ bỏ các cơ chế quản lý giá cả
thị trường dẫn đến phần lớn của cải tài sản quốc gia rơi vào tay một bộ phận nhỏ thuộc
giới cầm quyền, gây nên tình trạng độc quyền. Kinh tế Nga rơi vào lạm phát và suy
thoái kinh tế đã khiến mọi người chỉ trích chính sách của Yeltsin. Do áp lực phát sinh
từ trong nội bộ, Yeltsin đã từ chức năm 1999 và Vladimir Putin là người kế nhiệm từ
năm 2000.

2. Chính sách ‘Cân bằng Đông-Tây’ (Thời kỳ Tổng thống Vladimir Putin: 2000 –
2008; 2012 – nay)
Với chính sách đối ngoại ‘Cân bằng Đông-Tây’, áp dụng Chiến lược an ninh quốc gia
Nga và Học thuyết quân sự của Liên Bang Nga công bố năm 2001, Putin đã đặt lợi ích
quốc gia lên đầu, trong đó định hướng xây dựng quan hệ song phương với Mỹ và EU
để tái khẳng định tiếng nói trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và duy trì
quan hệ với các nước châu Á và Trung Đông. Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nga đặc
biệt coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.
Hơn nữa, Nga đã thực hiện chính sách ngoại giao mới lấy năng lượng làm trọng điểm,
giúp gia tăng nguồn ngoại tệ để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 thế giới sau
Nhật và Trung Quốc.
Với những chính sách cải tổ của Tổng thống Putin, Nga đã dần ổn định và lấy lại tiếng
nói của mình trên thế giới.

(Nguồn: https://coldwareasterneurope.weebly.com/economy1)
Số liệu thống kê kinh tế Nga qua các đời tổng thống sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ
(Nguồn : IMF)

Russia's economy since the fall of the Soviet Union


Mối quan hệ giữa Nga và các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thời Putin:
- Nga – Trung:
Mãi đến cuối Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nga-Trung mới bắt đầu tan băng. Hai nước
gác lại các chia rẽ về ý thức hệ và lái mối quan hệ song phương theo hướng thực dụng
hơn dựa trên lợi ích chung và việc đối phó với các thách thức chung. Mối quan hệ này
ngày càng được cải thiện theo thời gian. Mãi đến cuối Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nga-
Trung mới bắt đầu tan băng. Hai nước gác lại các chia rẽ về ý thức hệ và lái mối quan
hệ song phương theo hướng thực dụng hơn dựa trên lợi ích chung và việc đối phó với
các thách thức chung. Mối quan hệ này ngày càng được cải thiện theo thời gian.
Mang tính tương hỗ cao độ:
Đối với Trung Quốc, sự ủng hộ của Nga ở Trung Á mang lại nhiều lợi thế như sau:
Thứ nhất, ảnh hưởng của Nga về khu vực giúp giảm các rủi ro và trở ngại đối với các
dự án BRI, giảm chi phí và tăng lợi ích cho Trung Quốc.
Thứ hai, việc Nga chấp nhận để Trung Quốc can dự vào Trung Á sẽ tạo điều kiện cho
Trung Quốc đóng vai trò trực tiếp trong việc bảo đảm an ninh ở đây, ngăn ngừa tộc
người Duy Ngô Nhĩ hình thành các căn cứ tại đây để chống lại chính quyền Trung
Quốc.
Thứ ba, mô hình quan hệ này có tiềm năng hình thành không gian địa chính trị nằm
dưới sự ảnh hưởng riêng của Nga và Trung Quốc, ngoài tầm với của EU và Mỹ.

 Điều này sẽ giúp cho Nga hạn chế các đòn trừng phạt kinh tế từ EU và Mỹ, tìm
kiếm các thị trường thay thế, mở ra lối đi mới cho kinh tế Nga. 

Dựa trên đồng thuận và cân bằng

Trung Quốc sẽ tập trung việc mở rộng mô hình thương mại ra toàn cầu còn Nga sẽ
củng cố sức mạnh của mình ở vùng Á-Âu, đóng vai trò là một lực lượng mạnh tạo ổn
định cho khu vực và thực hiện các chính sách tạo không giạn địa chính trị cần thiết
cho các lợi ích của Nga và Trung Quốc.
 cho phép họ cùng thịnh vượng và mở rộng ảnh hưởng trên một dải rộng của
lãnh thổ Á-Âu.

Vừa liên kết với thế giới, vừa độc lập

Khác với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, hệ thống Trung-Nga hiện nay có thể cùng
tồn tại song song với các hệ thống quốc tế do phương Tây thống trị, với cấp độ phụ
thuộc lẫn nhau cao trong một chế độ đa cực và toàn cầu hóa.

Một thiết lập như vậy có khả năng làm sứt mẻ ảnh hưởng của phương Tây ở các nước
Trung Á. Thế trận Trung-Nga có thể lan tỏa ảnh hưởng sang cả các khu vực khác, như
Nam Á và thậm chí cả Trung và Đông Âu.

- Nga – Nhật
Từ trong quá khứ, mối quan hệ Nhật Bản – Nga đã là một mối quan hệ phức tạp. Cho
đến ngày nay, cho dù đã được cải thiện song tính phức tạp đó vẫn còn hiện diện. Có lẽ
tranh chấp lãnh thổ vẫn là nguyên nhân chính. Các quan hệ ngoại giao, chính trị, an
ninh và kinh tế giữa hai quốc gia luôn xoay quanh vấn đề nhạy cảm đó.
+Hội nghị thượng đỉnh Nga-Nhật vào tháng 12/2016 dường như đã đánh dấu một cách
tiếp cận mới: Nga và Nhật Bản cuối cùng đã lựa chọn một sự xích lại gần nhau từng
bước, về mọi mặt, và mang tính thực dụng. Việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa
hai nước từ nay được xếp lại sau việc tăng cường hợp tác kinh tế, và chủ yếu thông
qua thực hiện các dự án phát triển chung các đảo Nam Kuril. Song cuộc gặp tại Hội
nghị thượng đỉnh Nga-Nhật này dường như mang lại ít thành quả: Nó không cho phép
đạt được bước tiến nào về vấn đề chủ quyền của các đảo Nam Kuril (như mong muốn
của Nga) hay các vùng lãnh thổ phía Bắc quần đảo Kuril (như mong muốn của Nhật
Bản), chỉ có dự án phát triển kinh tế chung giữa các hòn đảo được nói đến.
+Nhật và Nga đã áp dụng cách tiếp cận mới nhằm theo đuổi những mục tiêu riêng của
mỗi bên, thông qua việc từng bước tăng cường mối quan hệ song phương trên mọi
khía cạnh, chứ không tập trung vào việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và ký kết một
hiệp ước hòa bình. Tokyo mong muốn tạo thuận lợi cho Moscow sự tự chủ chiến lược
trước Trung Quốc, thông qua việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị - quân
sự với Nga. Về phần mình, Moscow đã đáp ứng những mong muốn của Nhật Bản và
tìm cách khai thác mối quan hệ song phương theo hướng có lợi cho mình, mà không
phải đưa ra những nhượng bộ liên quan tới các đảo Nam Kuril.

- Nga – Hàn
Hai bên không có những vấn đề về lịch sử hay tranh chấp lãnh thổ cần ph giải quyết,
quan hệ song phương cũng được nâng cấp lên đối tác hợp tác chiến lược từ năm 2008.
Hiện Nga là đối tác kinh tế quan trọng đối với Hàn Quốc, đặc biệt trong việc cung cấp
nguyên vật liệu sản xuất và năng lượng.
Về phía Nga, xây dựng quan hệ với Hàn Quốc không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to
lớn mà còn mang ý nghĩa chiến lược, bởi Seoul là một đồng minh quan trọng của Mỹ
ở khu vực Đông Bắc Á. Có thể hiểu việc phát triển quan hệ với Hàn Quốc là cách để
Moskva duy trì thế cân bằng lực lượng cũng như địa chính trị trong khu vực
- Nga – Triều Tiên
Năm 2012, Nga đã nhất trí xóa tới 90% khoản tiền 11 tỷ USD mà Triều Tiên nợ Nga
từ thời Liên Xô. Trong khi đó, số tiền nợ còn lại sẽ được trả vào một tài khoản để góp
phần phát triển thương mại chung giữa Nga và Triều Tiên.
Nga là một trong những nước viện trợ lương thực lớn nhất cho Triều Tiên. Ngoài ra,
Nga từ lâu cũng là nước tiếp nhận chủ yếu các lao động giá rẻ của Triều Tiên.
Các động thái trên của Nga được cho là nhằm tạo “đường sống” cho Triều Tiên, giúp
Bình Nhưỡng không bị sụp đổ sau các lệnh trừng phạt ngày càng mạnh tay của cộng
đồng quốc tế.
Một lý do nữa khiến Nga muốn hỗ trợ Triều Tiên đó là nhằm khẳng định vị thế của
Moscow. Mặc dù Tổng thống Putin gần đây lên tiếng phản đối các vụ thử hạt nhân và
tên lửa của Triều Tiên, song nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố không ủng hộ giải pháp
quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng vì lo ngại điều này sẽ dẫn tới “thảm kịch toàn cầu”.
Chính quyền Tổng thống Putin từ lâu đã theo đuổi lập trường chống lại toan tính lật
đổ chế độ Triều Tiên của Mỹ. Bằng cách bảo vệ Triều Tiên trước sức ép của Mỹ, Nga
có thể khẳng định vai trò của nước này như một nhân vật chủ chốt trên bàn cờ chính
trị quốc tế.
Ngoài ra, bằng cách xích lại gần Triều Tiên, quốc gia vốn được xem là “cái gai” trong
mắt Mỹ, Nga có thể tạo ra một quân bài mặc cả mạnh hơn với Mỹ để đổi lại những gì
mà Moscow muốn ở Washington.

- Hướng đến Đông Nam Á


Về mặt lý thuyết, Nga đã cam kết định hướng lại chính sách đối ngoại hướng về Đông
Á cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, nó chỉ bắt đầu khi các lệnh trừng phạt của phương
Tây chống Nga được áp đặt từ năm 2014, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Việc Mỹ quyết định áp đặt trừng phạt Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine
đã đẩy Moscow xích lại gần hơn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Moscow vẫn nhận thức
rằng sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh sẽ khiến nước này có ít lựa chọn hơn ngoài
việc chấp nhận những điều kiện của Trung Quốc trong các thỏa thuận kinh tế và chính
trị. Để duy trì sự cân bằng, Nga cần thể hiện rằng nước này có nhiều sự thay thế ở
châu Á, trong đó có việc xoay trục về Đông Nam Á.
Thật ra, việc Nga xích lại gần Đông Nam Á có thể ngăn chặn được bất cứ thế lực
riêng lẻ nảo tìm cách thống trị khu vực này, song Moscow lại không có tham vọng
như thế. Nga luôn chủ trương phản đối sự thao túng của Mỹ liên quan đến các tranh
chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Nga cũng nhận thấy sự chi phối của Trung Quốc tại
Đông Nam Á sẽ hạn chế cơ hội của Nga khi mở rộng quan hệ với các nước trong khu
vực này và tạo ra những yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng nếu như những động thái này
vấp phải sự phản đối của Mỹ.
Mục tiêu của Nga là muốn chứng kiến sự nổi lên của Đông Nam Á như là một trụ cột
độc lập trong một trật tự thế giới đa cực. Quan hệ kinh tế và chính trị mật thiết hơn với
Nga sẽ giúp cho các nước Đông Nam Á có vị thế bình đẳng hơn khi giải quyết các vấn
đề với Mỹ và Trung Quốc. Theo quan điểm này, nỗ lực của Nga trong việc thúc đẩy
quan hệ với Đông Nam Á có thể được đánh giá như sự phục vụ lợi ích của khu vực
này. Chính sách ngoại giao hướng Đông của Nga có thể giúp Đông Nam Á tăng thêm
sức mạnh của mình.

Các mối lo ngại của Nga :


Như vậy việc xây dựng vị thế của Nga đang ngày càng được khẳng định trong thế giới
toàn cầu và đa cực. Nga ngày càng trở nên có quyền lực hơn trong việc giải quyết các
tranh chấp quốc tế, bên cạnh đó cũng không ít những mối lo ngại mà Nga luôn cố
gắng tìm cách giải quyết.
- NATO bành trướng về phía Đông gây sức ép về tình hình an ninh của Nga, và các
đồng minh từ thời Liên Xô cũ
- Chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan và Iraq sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của Moscow
- Một số nước Đông Âu cho phép Mỹ xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa trên lãnh thổ
của mình. Đây được xem như là một biện pháp mà Mỹ muốn đối phó vơi chính quyền
Moscow.

- Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tầm ảnh hưởng của Nga tại khu
vực châu Á.

C – THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGA Ở CHÂU Á –


THÁI BÌNH DƯƠNG THẾ KỶ 21
Từ năm 2000, dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã dần ổn định lại kinh tế và vị thế của
mình trên trường quốc tế. Mỗi thách thức mà Nga đối mặt cũng là một cơ hội để Nga
có thể phát triển thành một quốc gia giàu mạnh. Những thách thức chính mà Nga phải
đối mặt trong quá trình tăng cường phạm vi ảnh hưởng của mình trong khu vực châu
Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động là:
1. Quan hệ linh hoạt với Trung Quốc
Kể từ sau Liên Xô tan rã, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi sự chia rẽ Xô – Trung giai
đoạn 1956-1966 khiến cho Chính sách Ngăn chặn của Mỹ vô tình phát huy tác dụng,
quan hệ Nga-Trung giờ đây không còn như “tình anh em” như trước mà mang tính đối
tác chiến lược trong bối cảnh “cơn khát dầu” ngày càng tăng của Trung Quốc và cả 2
nước đều mong muốn duy trì ổn định trong khu vực. Vì vậy, phát triển quan hệ Nga-
Trung là một thách thức lâu dài đối với Nga trong nỗ lực cân bằng vị thế của mình với
Trung Quốc và Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Quan hệ Nga-Trung cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách bang giao của
Nga vì Trung Quốc, không chỉ với Hoa Kỳ, là một thị trường rộng lớn, nên hợp tác
song phương giữa 2 nước, nếu phát triển tốt, sẽ đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho
Nga.
2. Phát triển quan hệ với Nhật Bản
Quan hệ Nga-Nhật trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là hoàn toàn đóng băng. Đến bây
giờ 2 nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh tranh giành chủ quyền trên quần đảo
mà Nga gọi là Kuril còn Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc. Do vậy, mối bận tâm của Nga
là vẫn phải tìm cách tăng cường hữu nghị và hợp tác sâu rộng hơn với Nhật Bản vì
Nga ý thức được rằng Nhật là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về kinh tế, là chủ nợ lớn
nhất, là nhà tài trợ ODA lớn nhất – những điều cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá
của một quốc gia.
Phát triển quan hệ Nga-Nhật là cơ hội tuyệt vời để Nga học hỏi từ Nhật những kinh
nghiệm quản lý kinh tế quý giá và sự phát triển êm đẹp của mối quan hệ này cũng sẽ
giúp Nga có nhiều cơ hội hơn trong việc gia nhập các tổ chức quốc tế. Cùng với đó
Nhật cũng sẽ là cầu nối để Nga xâm nhập sâu hơn vào Đông Á và củng cố an ninh,
hoà bình ở Viễn Đông Nga.
3. Nga và bán đảo Triều Tiên
Liên Xô và Bắc Triều Tiên có mối quan hệ đồng minh về chế độ. Chiến Nam-Bắc
Triều 1950-1953 cũng là một phần của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Từ
đó có thể thấy giữa Nga và Triều Tiên trước đây đã có lịch sử quan hệ gần gũi với
nhau. Bây giờ, Nga vẫn muốn duy trì mối quan hệ với Triều Tiên, đồng thời mở rộng
quan hệ với Hàn Quốc – một bước đi chiến lược có lợi cho Nga.
Nếu Nga thiết lập và củng cố được vị thế của mình ở Bán đảo Triều Tiên, Nga sẽ có
khả năng đối trọng với các nước lớn tốt hơn, đặc biệt là Mỹ, vì Hàn Quốc vốn có quan
hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Việc Nga thiết lập thành công quan hệ hợp tác song
phương Nga-Hàn trên nhiều phương diện, nhất là kinh tế, cũng sẽ cho Nga thêm uy
quyền trong tiếng nói của mình với Mỹ và các nước khác trong khu vực.
4. Hợp tác với ASEAN
Không như Liên minh châu Âu (EU), ASEAN thực chất không phải là một khối có
tính thống nhất và đoàn kết chặt chẽ. Trong lòng ASEAN từ năm 2015 đã diễn ra
những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực biển Đông và đó là điều mà Nga lo ngại. Thế
giới nói chung vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu thô và hoá thạch như than và
dầu để vận hành nền kinh tế, nên những diễn biến xấu trong tranh chấp lãnh thổ ở biển
Đông sẽ có ảnh hưởng không nhỏ với Nga cũng như châu Âu. Đó là vì biển Đông có
trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 chỉ sau Trung Đông, với hơn 50% các tuyến đường biển
vận chuyển dầu mỏ nhập khẩu của thế giới đặt tại đây. Nếu xung đột leo thang căng
thẳng, các tuyến đường vận chuyển bị thiệt hại thì Nga và phương Tây sẽ phải chịu
hậu quả nặng nề.
Vậy, thách thức lớn nhất đặt ra cho Nga đó là góp phần duy trì Hoà bình và Phát triển
trong khu vực, nhằm tránh tranh chấp chủ quyền giữa các nước ở biển Đông đi đến
xung đột vũ trang, đồng thời giúp ASEAN phát triển ngày càng vững mạnh, để có thể
giảm được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khu vực.

D – TÓM LƯỢC VÀ KẾT LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA


NGA Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Nga là mắt xích yếu nhất trong hệ thống Chủ nghĩa
Tư bản. Thế nhưng Cách mạng Tháng 10 Nga thành công đã hoàn toàn thay đổi điều
đó và Nga đã chuyển mình trỗi dậy. Việc Nga trở thành siêu cường Xã hội Chủ nghĩa
đối trọng với Mỹ có vai trò không nhỏ trong sự lớn mạnh của Phong trào Giải phóng
Dân tộc ở châu Á – Thái Bình Dương sau này. Nhờ đó mà Mỹ và các Đế quốc Tư bản
khác khó có thể áp đặt quyền lực của mình trong khu vực. Có thể nói với vị thế mà
Mỹ và phương Tây phải công nhận, Liên Xô đã có sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ
đến cục diện quan hệ quốc tế thời đó.
Tuy vậy, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc, đã
một lần nữa đưa Nga quay lại gần như là con số 0, trong thế bị cô lập và tiếng nói
không còn đủ sức trên trường quốc tế. Giờ đây, với sự hình thành của thể chế Liên
Bang mới, Nga một lần nữa vực dậy từ đống tro tàn của chính quyền Xô Viết, mang
một bộ mặt mới bước vào thời đại mới. Từ đây, Nga tiếp nối những thành tựu của
Liên Bang Xô Viết để dần thiết lập lại vị thế của mình.
Hiện nay, Nga đang là một chủ thể quan trọng của chuỗi mắt xích quan hệ quốc tế, lấy
bối cảnh là châu Á – Thái Bình Dương, trong bố cục đối trọng Mỹ-Trung-Nga. Tương
tự như Mỹ hiện nay, Nga theo đuổi chính sách thực dụng vì đặt lợi ích quốc gia dân
tộc lên trên hết; có một điểm khác biệt là chính sách của Nga có phần linh hoạt hơn.
Nếu thiếu Nga trong Tam giác châu Á – Thái Bình Dương như bây giờ, cả Nga và Mỹ
đều sẽ bớt đi một đối thủ và do vậy sự bành trướng của 2 quốc gia khổng lồ này vô
hình chung có thể trở nên dễ dàng hơn. Mối quan hệ Mỹ-Trung-Nga hiện nay đều là
sự “bắt cá hai tay”, nhằm để kiểm soát lẫn nhau, nên có thể thấy một trong những vai
trò chủ yếu của Nga trong khu vực chính là để gọng kìm Trung Quốc và Hoa Kỳ.

You might also like