Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 244

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

MÔ PHỎNG
CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

Nhóm Mô phỏng Công nghệ Hóa học và Dầu khí


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
`

LỜI GIỚI THIỆU

Trong lĩnh vực công nghệ hoá học hiện nay có rất nhiều phần mềm mô
phỏng của các công ty phần mềm được phát triển và sử dụng rộng rãi trong
thiết kế công nghệ, như: PRO/II, DYNSIM (Simsci); HYSIM, HYSYS, HTFS,
STX/ACX, BDK (AspenTech); UNISIM (Honeywell-UOP); PROSIM,
TSWEET (Bryan Research & Engineering); Design II (Winsim); IDEAS
Simulation; Simulator 42,…, trong đó phổ biến nhất là PRO/II, DYNSIM
(Simsci), HYSYS (AspenTech) và UNISIM (Honeywell-UOP).
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hoá học trong thế kỷ 21, đòi hỏi mỗi
kỹ sư công nghệ cần phải hiểu và sử dụng thành thạo ít nhất một trong số các
phần mềm mô phỏng phổ biến trên.
Các phần mềm mô phỏng đều có cơ sở nhiệt động học rất vững chắc và
đầy đủ, khả năng thiết kế linh hoạt, cùng với mức độ chính xác và tính thiết
thực của các hệ nhiệt động cho phép thực hiện các mô hình tính toán rất gần với
thực tế công nghệ. Các công cụ mô phỏng công nghệ rất mạnh phục vụ cho
nghiên cứu tính toán thiết kế công nghệ của các kỹ sư trên cơ sở hiểu biết về
các quá trình công nghệ hoá học, đáp ứng các yêu cầu công nghệ nền tảng cơ
bản cho mô hình hoá và mô phỏng các quá trình công nghệ từ khai thác tới chế
biến trong các nhà máy xử lý khí và nhà máy làm lạnh sâu, cho đến các quá
trình công nghệ lọc hoá dầu và công nghệ hoá học.
Ở mức độ cơ bản, việc hiểu biết và lựa chọn đúng các công cụ mô phỏng
và các cấu tử cần thiết, cho phép mô hình hoá và mô phỏng các quá trình công
nghệ một cách phù hợp và tin cậy. Điều quan trọng nhất là phải hiểu biết sâu
sắc quá trình công nghệ trước khi bắt đầu thực hiện mô phỏng, bởi vì mô phỏng
chỉ cung cấp các công cụ phục vụ cho mô phỏng tính toán công nghệ, mà không
thể suy nghĩ thay cho các kỹ sư.
Trong số đó UNISIM và HYSYS là các phần mềm mô phỏng công nghệ
hóa học đang được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học công nghệ. Quyển
sách này sẽ giới thiệu cho sinh viên lần đầu tiên sử dụng UNISIM và có ít hoặc
chưa có kinh nghiệm mô phỏng trên máy tính, và cũng là giáo trình dành cho
sinh viên năm thứ ba của các trường đại học công nghệ, đồng thời quyển sách
có thể sử dụng như một chỉ dẫn cho các khóa học cao hơn trong công nghệ hóa
học, khi đó UNISIM như một công cụ mô phỏng để giải quyết các vấn đề công
nghệ. Hơn nữa có thể sử dụng quyển sách này đồng thời cho cả sinh viên và kỹ
sư thực hành, như một tài liệu hướng dẫn hay một quyển sổ tay cho các khóa
học UNISIM.
Phần mềm UNISIM chạy trong môi trường Windows có giao diện thân
thiện với người sử dụng. UNISIM cũng giống như tất cả các phần mềm khác
luôn luôn có sự phát triển phiên bản mới, tuy nhiên phần cơ bản hầu như không
thay đổi từ phiên bản này đến phiên bản khác, quyển sách này hướng dẫn sử
dụng UNISIM DESIGN, được công ty Honeywell-UOP cung cấp có bản quyền
tại phòng thí nghiệm Công nghệ Lọc Hoá dầu và Vật liệu xúc tác trường Đại
học Bách khoa Hà Nội. Sau khi cài đặt người sử dụng chỉ cần có hiểu biết cơ
bản về máy tính là có thể sử dụng được. UNISIM là chương trình mô phỏng rất
phức tạp và vì thế trong một cuốn sách không thể đề cập đến tất cả các vấn đề.
Quyển sách này đặt trọng tâm vào phần cơ bản của UNISIM, nhằm giúp cho
những sinh viên lần đầu tiên làm quen với mô phỏng có thể nắm bắt được và
dần dần sử dụng thành thạo trong tính toán thiết kế công nghệ.
Trong phạm vi quyển sách này sẽ nghiên cứu tìm hiểu các thiết bị được mô
phỏng trong UNISIM, sử dụng các công cụ của UNISIM để mô phỏng một số
quá trình công nghệ hoá học đơn giản, nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số
công nghệ đến chất lượng sản phẩm. Chương 7 sẽ đưa ra các ứng dụng mô
phỏng trong đó vận dụng các kiến thức đã được cung cấp trong các chương
trước đó để mô phỏng một số quá trình công nghệ hoá học từ đơn giản đến
phức tạp. Vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải học nghiêm túc và thực hành thành
thạo toàn bộ các chương trước thì mới có thể làm được các bài ứng dụng trong
chương này, và khi đó sẽ thấy hết sức thú vị và hiệu quả.
Đặc biệt năm 2012 các sinh viên K52 ngành Công nghệ Hoá Dầu đã tham
gia cuộc thi “Sử dụng phần mềm UNISIM Design thiết kế mô phỏng công
nghệ” do Honeywell tổ chức hàng năm cho sinh viên Châu Á - Thái Bình
Dương, đã đạt giải nhất và một giải nhì.
Các sinh viên năm cuối chuyên ngành Công nghệ Hữu cơ Hoá Dầu, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội - các trợ giảng - tham gia rất nhiệt tình, làm việc rất
nghiêm túc và có hiệu quả đã góp phần rất quan trọng để tài liệu này có thể
hoàn thành.
Giáo trình này được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của những người sử dụng để sửa chữa bổ sung cho
những lần tái bản sau được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả
MỤC LỤC

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ PHỎNG ...................................... 3


1.1 Mục đích của mô phỏng .................................................................... 3
1.2 Giới thiệu các phần mềm mô phỏng công nghệ hóa học ..................... 5
1.3 Phần mềm mô phỏng UNISIM DESIGN ........................................... 6
Chương 2. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI ............................... 27
2.1 Phương trình trạng thái – Các biểu thức toán học............................. 28
2.2 Thực hiện mô phỏng ....................................................................... 28
2.3 Nhập thêm biến trong Workbook ..................................................... 31
2.4 Sử dụng Case Studies ...................................................................... 34
2.5 Thay đổi Fluid Package ................................................................... 37
2.6 Tóm tắt và ôn tập chương 2 ............................................................. 37
2.7 Bài tập ............................................................................................ 38
Chương 3. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ ......................................... 39
3.1 Bơm................................................................................................ 40
3.2 Máy nén.......................................................................................... 45
3.3 Tuốc bin giãn nở khí (Expander) ..................................................... 51
3.4 Thiết bị trao đổi nhiệt ...................................................................... 55
3.5 Tháp tách pha ................................................................................. 58
3.6 Cyclon ............................................................................................ 64
3.7 Ejector ............................................................................................ 68
3.8 Tóm tắt và ôn tập chương 3 ............................................................. 85
3.9 Bài tập nâng cao.............................................................................. 86
Chương 4. CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ...................................... 87
4.1 Thiết bị phản ứng chuyển hoá ......................................................... 88
4.2 Thiết bị phản ứng cân bằng ............................................................. 96
4.3 Thiết bị phản ứng Gibbs ................................................................ 106
4.4 Thiết bị phản ứng khuấy liên tục (CSTR) ...................................... 112
4.5 Thiết bị phản ứng dòng đẩy (PFR)................................................. 127

1
Chương 5. CÁC CÔNG CỤ TÍNH TOÁN .................................. 136
5.1 Công cụ logic Adjust ..................................................................... 137
5.2 Công cụ logic Set .......................................................................... 140
5.3 Công cụ logic Recycle ................................................................... 144
5.4 Tính toán thông số tháp chưng bằng Shortcut Distillation .............. 147
5.5 Phân chia dòng các cấu tử bằng Component Splitter ...................... 150
5.6 Bảng tính (Spreadsheet) ................................................................ 153
5.7 Tối ưu hoá (Optimizer).................................................................. 161
5.8 Tóm tắt và ôn tập chương 5 ........................................................... 184
Chương 6. CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÁCH .................................. 186
6.1 Tháp hấp thụ ................................................................................. 187
6.2 Tháp chưng luyện ......................................................................... 196
Chương 7. MÔ PHỎNG MỘT SỐ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
HOÁ HỌC .............................................................. 215
7.1 Quá trình dehydro hoá n-Heptan sản xuất Toluen .......................... 216
7.2 Quá trình hydroclo hoá etylen ....................................................... 218
7.3 Quá trình oxi hoá Etylen ............................................................... 221
7.4 Quá trình chưng tách hỗn hợp hydrocacbon nhẹ ............................ 223
7.5 Quá trình tổng hợp Ethylene Glycol (EG) từ Ethylene ................... 224
7.6 Quá trình tổng hợp Maleic Anhydride (MA) từ Benzene ............... 225
7.7 Quá trình tổng hợp Styrene từ Ethyl Benzene (EB) ........................ 227
7.8 Quá trình tổng hợp Amoniac ......................................................... 228
7.9 Quá trình cô đặc dung dịch ............................................................ 229
PFD Chương 7 ........................................................................................ 231
GIẢI NGHĨA MỘT SỐ CỤM TỪ TIẾNG ANH TRONG MÔ PHỎNG
................................................................................ 236
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 238

2
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ PHỎNG
1.1 Mục đích của mô phỏng
Mô phỏng – Simulation  là phương pháp mô hình hoá dựa trên việc thiết
lập mô hình số, vì vậy còn được gọi là Digital Simulation. Đây là một công cụ
rất mạnh để giải các biểu thức toán học mô tả các quá trình công nghệ hoá học.
Để mô phỏng một quá trình trong thực tế đòi hỏi trước hết phải thiết lập mô
hình nguyên lý của quá trình và mối liên hệ giữa các thông số liên quan. Tiếp
đó là sử dụng các công cụ toán học để mô tả mô hình nguyên lý, lựa chọn các
thuật toán cần thiết. Cuối cùng là tiến hành xử lý các biểu thức với các điều
kiện ràng buộc.
Trong thực tế việc tính toán gặp hai khó khăn. Thứ nhất đó là giải hệ các
phương trình đại số phi tuyến (thường phải sử dụng phương pháp tính lặp). Thứ
hai là phép tính tích phân của các biểu thức vi phân (sử dụng các biểu thức vi
phân hữu hạn rời rạc để xấp xỉ các biểu thức vi phân liên tục). Các mô hình
toán học rất hữu ích trong tất cả các giai đoạn, từ nghiên cứu triển khai đến cải
tiến phát triển nhà máy, và ngay cả trong nghiên cứu các khía cạnh thương mại
và kinh tế của quá trình công nghệ.
Trong nghiên cứu công nghệ, dựa trên các số liệu nghiên cứu về cơ chế và
động học của phản ứng trong phòng thí nghiệm hoặc các phân xưởng pilot,
đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tiến hành quá trình để nghiên cứu tối ưu hoá
và điều khiển quá trình, bao gồm cả nghiên cứu tính toán mở rộng quy mô sản
xuất (scale-up).
Trong nghiên cứu thiết kế, tính toán kích thước và các thông số của thiết bị
và toàn bộ dây chuyền công nghệ, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố động học,
nghiên cứu tương tác ảnh hưởng lẫn nhau của các công đoạn trong công nghệ
khi có sự tuần hoàn nguyên liệu hoặc trao đổi nhiệt tận dụng tối ưu nhiệt của
quá trình. Mô phỏng tính toán điều khiển quá trình, khởi động, dừng nhà máy,
xử lý các sự cố và các tính huống xảy ra trong quá trình vận hành nhà máy.
Một quá trình công nghệ hoá học trong thực tế là một tập hợp gồm rất
nhiều yếu tố hết sức phức tạp có ảnh hưởng lẫn nhau (các thông số công nghệ
như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng dòng, thành phần hỗn hợp phản ứng, xúc tác,
các quá trình phản ứng song song và nối tiếp, hiệu ứng nhiệt của phản ứng, cân
bằng pha trong hệ thống,…). Độ phức tạp của quá trình tăng lên, đồng nghĩa
với số lượng các thông số liên quan, các biến số, các phương trình, các biểu
thức toán học, các điều kiện ràng buộc tăng lên. Giải quyết đồng thời các vấn
đề trên đòi hỏi một khối lượng tính toán cực kỳ lớn, việc tính toán bằng tay đòi
hỏi rất nhiều thời gian và hầu như là không thể thực hiện được một cách chính
xác và tin cậy.

3
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ phần mềm tin học, sự ra đời của
các phần mềm mô phỏng, việc nghiên cứu tính toán thiết kế công nghệ bằng
phương pháp mô phỏng đang ngày càng phát triển, đã trở nên phổ biến và
chiếm ưu thế. Mô phỏng công nghệ bằng các phần mềm mô phỏng với sự trợ
giúp của máy vi tính là giải pháp hiệu quả, toàn diện và cho kết quả tin cậy.
Trong ngành công nghệ hoá học, mô phỏng đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc nghiên cứu thiết kế công nghệ, phân tích, vận hành và tối ưu
hoá hệ thống, điều khiển các quá trình công nghệ gần với các quá trình trong
thực tế, và cả trong các nghiên cứu tính toán tối ưu hoá về mặt kinh tế của quá
trình công nghệ.
Chương trình mô phỏng nói chung bao gồm các thành phần sau:
 Thư viện cơ sở dữ liệu (các hệ nhiệt động, các cấu tử bao gồm các tính
chất vật lý và hoá lý của chúng,…) và các thuật toán liên quan đến việc
truy cập và tính toán các tính chất hoá lý của các cấu tử và hỗn hợp cấu
tử, thiết lập các cấu tử giả. Có thể bổ sung các cấu tử, hoặc thay đổi các
hệ đơn vị trong chương trình đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
 Các công cụ mô phỏng cho các thiết bị có thể có trong hệ thống công
nghệ hoá học như: bơm, máy nén, tuốcbin giãn nở khí, thiết bị trao đổi
nhiệt, tháp tách hai pha và ba pha, chưng cất, hấp thụ, trộn dòng, chia
dòng… Phần này có chứa các mô hình toán và thuật toán phục vụ cho
quá trình tính toán các thông số của thiết bị và các thông số công nghệ
của quá trình công nghệ được mô phỏng.
 Các công cụ logic phục vụ cho việc tính toán tuần hoàn nguyên liệu,
thiết lập các thông số công nghệ, điều chỉnh các thông số theo yêu cầu
công nghệ, tính toán cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng, tính
toán cân bằng pha,…
 Các công cụ mô phỏng các quá trình điều khiển (điều khiển nhiệt độ,
điều khiển áp suất, điều khiển lưu lượng dòng, điều khiển mức chất
lỏng...) trong quá trình vận hành quy trình công nghệ hoá học.
 Chương trình điều hành chung toàn bộ hoạt động của các công cụ mô
phỏng và ngân hàng dữ liệu.
 Chương trình xử lý thông tin: lưu trữ, xuất, nhập, in… dữ liệu và kết
quả tính toán được từ quá trình mô phỏng.
 Hỗ trợ việc kết nối giữa các chương trình mô phỏng khác nhau, kết nối
với các module xây dựng các thiết bị đặc biệt do người sử dụng tạo ra
bằng các ngôn ngữ lập trình như Visual Basic, Visual C++, …

4
1.2 Giới thiệu các phần mềm mô phỏng công nghệ hóa học
Mô phỏng các quá trình công nghệ hóa học và công nghệ chế biến dầu khí,
công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu có thể được thực hiện bằng nhiều phần
mềm mô phỏng khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là PRO/II, DYNSIM
(Simsci-Esscor), ASPEN HYSYS, ASPEN PLUS (AspenTech) và UNISIM
DESIGN (Honeywell-UOP).
Năm 1966 công ty phần mềm Simulation Science có trụ sở tại Los Angeles
(Mỹ) đã đưa ra phần mềm mô phỏng tháp chưng luyện đầu tiên, mang tên
PROCESS là tiền thân của phần mềm PROII sau này. Ngày nay công ty đã phát
triển mạnh mẽ, Invensys Systems’ SimSci-Esscor division (gọi tắt là SimSci),
đã trở thành một trong ba công ty cung cấp phần mềm mô phỏng công nghệ
mạnh nhất trên thế giới, với các phần mềm mô phỏng công nghệ rất phổ biến là
PROII và DYNSYM.
Năm 1969 công ty ChemShare có trụ sở chính tại Houston (Mỹ) đã đưa ra
phần mềm DESIGN, được tiếp tục phát triển thành DESIGN II và WINSIM,
ứng dụng trong lĩnh vực dầu khí. Sự phát triển của các ngành công nghiệp lọc
dầu và hoá dầu đã thức đẩy sự ra đời của các gói phần mềm mô phỏng công
nghệ mới.
Trong những năm 1970-80 được coi là thời kỳ hoàng kim của máy tính,
ngôn ngữ lập trình FORTRAN trở thành phổ biến, nhiều phần mềm mô phỏng
công nghệ đã ra đời trong giai đoạn này.
Năm 1976 Vụ Năng lượng của Mỹ (US Dept. of Energy) và trường Đại học
MIT danh tiếng đã cùng tham gia “Dự án Hệ thống nâng cấp các quá trình công
nghệ” (Advanced System for Process Engineering (ASPEN) Project), sau này
được đổi tên thành ASPEN PLUS (ASPEN Tech).
Cũng trong năm 1976 công ty Hyprotech được thành lập, có trụ sở chính
tại Calgary, Canada, là công ty con của tập đoàn AEA Technology. Hyprotech
là công ty chuyên phát triển và cung cấp các phần mềm mô phỏng và tối ưu hóa
ứng dụng trong các ngành công nghiệp hoá chất, dược phẩm và dầu khí.
Hyprotech đã cung cấp các sản phẩm của mình cho 14 trong số 15 công ty dầu
khí lớn nhất thế giới, 13 trong số 14 công ty hóa chất hàng đầu, 8 trong số 10
công ty dược phẩm hàng đầu, tất cả các công ty xử lý không khí hàng đầu thế
giới. Trong năm tài chính 2002, Hyprotech có doanh thu khoảng $ 68.500.000.
Năm 1981, công ty AspenPlus được thành lập trên cơ sở dự án ASPEN, có
trụ sở tại Cambridge, Massachusetts (Mỹ) là một công ty chuyên cung cấp phần
mềm và các dịch vụ liên quan như tư vấn, bảo trì và đào tạo. Tháng 10 năm
2002, AspenPlus hoàn thành giao dịch mua lại công ty Hyprotech từ AEA, và

5
từ đó đổi tên thành AspenTech. AspenTech phát triển một loạt các sản phẩm
phần mềm, bao gồm cả phần mềm mô phỏng công nghệ cung cấp bản quyền
cho 46 trong tổng số 50 công ty hóa chất lớn nhất thế giới, 23 trong số 25 công
ty dầu khí lớn nhất, 18 trong số 20 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới. Trong
năm tài chính 2003, công ty AspenTech có tổng doanh thu $ 323.000.000.
Năm 1982 đánh dấu sự ra đời của máy tính cá nhân (PC). Cũng trong năm
này công ty ChemStations đã phát triển phần mềm ChemCAD, có ứng dụng
rộng rãi trong lĩnh vực hoá học.
Tháng 12 năm 2004, công ty Honeywell hoàn thành giao dịch mua lại sản
phẩm Hysys bản quyền từ công ty AspenTech bao gồm cả mã nguồn và cơ sở dữ
liệu, và phát triển phần mềm của mình với tên gọi là UniSim Design. Phiên bản
đầu tiên là UniSim Design R350 được công bố vào tháng 5 năm 2005. Đến năm
2006, Honeywell đã nâng cấp và cho ra đời phiên bản UniSim Design R360, có
một số cải tiến liên quan đến các quá trình vận chuyển và xử lý vật liệu dạng rắn.
Những phiên bản đầu tiên này có hỗ trợ đọc các case mô phỏng bằng Hysys. Đồng
thời có thể ghi lại các case mô phỏng theo định dạng của Hysys 2004.2 trở về
trước. Điều đó cho phép có thể thực hiện chuyển đổi giữa hai phần mềm Hysys và
Unisim Design. Các tính năng vận chuyển và xử lý vật liệu dạng rắn tiếp tục được
nâng cấp trong phiên bản UniSim Design R370 ra đời tháng 3 năm 2007.
Honeywell tiếp tục đầu tư vào phần mềm mô phỏng công nghệ UniSim, sử
dụng cả hai đội ngũ nhân viên phát triển có kinh nghiệm từ AspenTech và của
Honeywell có hiểu biết sâu sắc các quá trình công nghệ. Đến cuối năm 2012
phiên bản UniSim Design R410 đã được nâng cấp thêm nhiều tính năng hỗ trợ cho
mô phỏng công nghệ. Với phiên bản này có thể lưu lại case mô phỏng theo định
dạng của Unisim hoặc Hysys, thuận tiện cho người sử dụng có thể làm việc tiếp tục
bằng phần mềm Unisim hoặc Hysys

1.3 Phần mềm mô phỏng UNISIM DESIGN


UNISIM DESIGN là sản phẩm của công ty Honeywell-UOP. UNISIM là
phần mềm chuyên dụng để tính toán mô phỏng công nghệ chế biến dầu khí và
công nghệ hoá học. UNISIM là phần mềm có khả năng tính toán đa dạng, cho
kết quả có độ chính xác cao, đồng thời cung cấp nhiều thuật toán sử dụng, trợ
giúp trong quá trình tính toán công nghệ, khảo sát các thông số trong quá trình
thiết kế và điều khiển các nhà máy chế biến dầu khí và tổng hợp hoá dầu.
Ngoài thư viện có sẵn, UNISIM cho phép người sử dụng tạo các thư viện
riêng hoặc cho phép liên kết với các chương trình tính toán hoặc các phần mềm
khác như Microsoft Visual Basic, Microsoft Excel, Visio, C ++, Java… Khả năng

6
nổi bật của UNISIM là tự động tính toán các thông số còn lại nếu thiết lập đủ
thông tin do đó sẽ tránh được sai sót và có thể thay đổi các điều kiện cũng như
sử dụng các dữ liệu đầu vào khác nhau.
UNISIM được thiết kế sử dụng cho hai trạng thái mô phỏng là mô phỏng
động và mô phỏng tĩnh. Mô phỏng tĩnh (Steady Mode) được sử dụng để nghiên
cứu thiết kế công nghệ cho một quá trình, tối ưu hoá các điều kiện công nghệ.
Với mỗi một bộ số liệu ban đầu, mỗi điều kiện công nghệ xác định khi quá trình
tính toán hội tụ, kết quả thu được tương ứng với các điều kiện đó, không thay
đổi theo thời gian. Khi thay đổi các điều kiện ban đầu hay các chế độ công nghệ
khác nhau thì sẽ thu được các kết quả khác nhau tương ứng. Từ đó có thể xác
định được các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình và mức độ ảnh hưởng của từng
yếu tố. Bằng việc so sánh các kết quả đó sẽ lựa chọn và thiết lập được điều kiện
tối ưu cho một quá trình nào đó. Mô phỏng tĩnh được sử dụng để nghiên cứu
thiết kế một quá trình công nghệ mới hoặc tính toán cải tiến, phát triển mở rộng
quy mô một quá trình công nghệ sẵn có, đưa ra các phương án khác nhau để so
sánh đánh giá nhằm tìm ra giải pháp tối ưu.
Mô phỏng động (Dynamic Mode) dùng để mô phỏng thiết bị hay quá trình
ở trạng thái đang vận hành liên tục có các thông số thay đổi theo thời gian,
khảo sát sự thay đổi các đáp ứng của hệ thống theo sự thay đổi của một vài
thông số công nghệ. Trạng thái mô phỏng động cho thấy sự ảnh hưởng của các
thông số công nghệ theo thời gian và có thể thiết lập cũng như khắc phục các sự
cố có thể xảy ra khi vận hành công nghệ trên thực tế, tìm ra các nguyên nhân và
biện pháp giải quyết các sự cố đó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong đào tạo các kỹ sư vận hành, hiểu biết tường tận về công nghệ, thành thạo
và có kinh nghiệm trước khi tham gia vận hành nhà máy thực tế, trong điều
kiện hiện nay các nhà máy hoá chất và dầu khí với kỹ thuật hiện đại, vận hành
ở chế độ tự động hoá rất cao.
Sử dụng UNISIM giúp giảm chi phí cho quá trình công nghệ do có thể tối
ưu các thiết bị trong dây chuyền mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng
sản phẩm. UNISIM cho phép tính toán vấn đề tận dụng nhiệt, tối ưu được vấn
đề năng lượng trong quá trình sản xuất, tuần hoàn nguyên liệu nhằm tăng hiệu
suất của quá trình. UNISIM có một thư viện mở các thiết bị, các cấu tử và cung
cấp phương tiện để liên kết với các cơ sở dữ liệu khác, cho phép mở rộng phạm
vi chương trình và rất gần với thực tế công nghệ.
UNISIM có một số lượng lớn các công cụ mô phỏng, hỗ trợ hiệu quả trong
nghiên cứu mô phỏng, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, đặc biệt với
những người bắt đầu làm quen với chương trình mô phỏng.

7
Trình tự thực hiện mô phỏng theo các bước sau đây:
1. Xây dựng cơ sở mô phỏng:
 Nhập các cấu tử trong thành phần nguyên liệu.
 Lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp.
 Khởi tạo các phản ứng.
2. Xây dựng lưu trình PFD:
 Khai báo các thông số và thành phần của dòng nguyên liệu.
 Xây dựng sơ đồ công nghệ với các thiết bị cần thiết.
 Cung cấp đầy đủ các thông số công nghệ cần thiết cho thiết bị.
3. Chạy chương trình mô phỏng:
 Đọc kết quả.
 Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ.

1. Bắt đầu với UNISIM


Khởi động UNISIM bằng cách bấm vào biểu tượng của UNISIM, trên màn
hình máy tính sẽ xuất hiện giao diện như trong hình 1.1. Trước khi thực hiện
mô phỏng, UNISIM cần phải biến đổi giao diện ban đầu này. Tại đây sẽ thực
hiện lựa chọn các cấu tử cần thiết và hệ nhiệt động phù hợp cho mô phỏng.

Hình 1.1. Giao diện mở đầu xuất hiện khi khởi động UNISIM

8
2. Quản lý cơ sở mô phỏng

UNISIM sử dụng khái niệm hệ nhiệt động (Fluid Package) bao gồm tất cả
các thông tin cần thiết để tính toán các tính chất vật lý và cân bằng pha của hỗn
hợp nhiều cấu tử. Cách tiếp cận này cho phép xác định tất cả các thông tin (các
tính chất nhiệt động, các cấu tử, các cấu tử giả định, các hệ số tương tác bậc
hai, các phản ứng hoá học, các số liệu dạng bảng,…) bên trong một gói.
Có bốn ưu điểm chính của cách tiếp cận này:
 Tất cả thông tin kết nối được xác định tại một nơi cho phép tạo ra hay
sửa đổi các thông tin một cách dễ dàng.
 Hệ nhiệt động có thể được lưu lại sau khi xác định và có thể sử dụng cho
các mô phỏng khác khi cần đến.
 Danh sách các cấu tử trong hỗn hợp được lưu trữ riêng bên ngoài hệ
nhiệt động nên có thể sử dụng được cho các bài toán mô phỏng khác khi
cần đến.
 Có thể sử dụng nhiều hệ nhiệt động trong cùng một chương trình mô
phỏng. Tuy nhiên các hệ nhiệt động này cùng được xác định trong Basis
Manager.
Simulation Basis Manager là giao diện thuộc tính cho phép thiết lập và
điều khiển nhiều hệ nhiệt động hoặc danh sách các cấu tử trong hỗn hợp sử
dụng trong mô phỏng.
3. Bắt đầu mô phỏng
Sử dụng một trong ba cách sau để bắt đầu một bài mô phỏng mới: chọn
File/new/case, hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+N, hoặc bấm vào biểu tượng new
case trên thanh công cụ.
Khi đó giao diện Simulation Basis Manager sẽ xuất hiện (hình 1.2). Trong
giao diện này có các tab. Thường sử dụng các tab sau:
 Components tab sử dụng khi nhập các cấu tử
 Fluid Pkgs tab sử dụng khi chọn Hệ Nhiệt động (Fluid Package)
 Hypotheticals sử dụng khi thiết lập các cấu tử giả định
 Oil Manager sử dụng khi thiết lập các cấu tử cho dầu thô
 Reactions tab sử dụng khi thiết lập các phản ứng hoá học

9
Menu chính Thanh công cụ

Các tab

Hình 1.2. Giao diện Simulation Basis Manager


4. Nhập các cấu tử
Bước đầu tiên khởi tạo cơ sở mô phỏng là nhập các cấu tử (đơn chất và
hợp chất) sẽ có mặt trong chương trình mô phỏng. Trình tự tiến hành như sau:
1. Để nhập các cấu tử cho mô phỏng bấm vào phím Add trong giao diện
Simulation Basis Manager (hình 1.2).
2. Sau khi bấm phím Add sẽ xuất hiện danh sách tất cả các cấu tử có trong
thư viện của UNISIM (hình 1.3).
3. Chọn các cấu tử cần thiết cho chương trình mô phỏng từ danh sách. Có
thể tìm các cấu tử trong danh sách bằng một trong ba cách sau đây: chọn
ô Sim Name, hoặc chọn ô Full Name, hoặc chọn ô Formula.

10
Hình 1.3. Giao diện Component List

4. Nhập tên hoặc công thức cần tìm vào ô Match phía trên. Ví dụ khi chọn
ô Sim Name và nhập tên water vào ô Match, sẽ nhìn thấy dòng tương
ứng với water được đánh dấu. Nếu không tìm thấy, có thể thử sử dụng
tên khác hoặc thử tìm bằng các ô Full Name hoặc Formula.
5. Khi đã chọn được công thức thích hợp, nhắp đúp vào chất vừa chọn hoặc
bấm vào phím Add Pure để nhập chất đó vào danh sách các cấu tử đã
chọn Selected Components.
6. Ở phía dưới giao diện này có ô Name, có thể đặt tên cho danh sách các
cấu tử vừa chọn.
7. Khi đã hoàn thành các bước trên, đóng cửa sổ này lại, sẽ trở lại giao diện
Simulation Basis Manager.
Sau khi đã nhập các cấu tử cần thiết vào danh sách, lưu vào một thư mục
xác định trước khi tiếp tục quá trình mô phỏng. Chọn File/Save as và chọn thư
mục thích hợp, không lưu vào thư mục mặc định xuất hiện.
5. Lựa chọn Hệ nhiệt động (Fluids Package)
Sau khi nhập các cấu tử cho mô phỏng, tiếp theo là lựa chọn Hệ Nhiệt
động (Fluid Package) cho mô phỏng. Fluid Package được sử dụng để tính toán
dòng và các tính chất nhiệt động của các cấu tử và hỗn hợp trong quá trình mô
phỏng (ví dụ như enthalpy, entropy, tỷ trọng, cân bằng lỏng - hơi, …). Vì thế

11
việc lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để tính
toán mô phỏng cho kết quả đúng.
1. Tại giao diện Simulation Basis Manager (hình 1.2), chọn Fluid Pkgs
tab, sẽ hiển thị cửa sổ như trên hình 1.4.

Hình 1.4. Giao diện Fluid Package


2. Bấm vào phím Add sẽ hiển thị cửa sổ như trong hình 1.5 để chọn một
fluid pkgs phù hợp. Trong bảng Property Package Selection bao gồm các
hệ nhiệt động có trong UNISIM. Bên cạnh bảng này là các phím chọn
các loại hệ nhiệt động được chia thành 6 nhóm: Các phương trình trạng
thái (EOSs), các mô hình tính toán khác nhau. Tuỳ thuộc vào thành phần,
tính chất của hỗn hợp và các thông số công nghệ mà lựa chọn hệ nhiệt
động phù hợp.
3. Từ danh sách Fluid Package chọn hệ nhiệt động phù hợp. Danh sách các
Fluid Package có thể được rút gọn bằng cách có chọn lọc nhờ các bộ lọc
phía bên phải danh sách (ví dụ như EOS, activity model, ...).
4. Khi đã chọn được hệ nhiệt động phù hợp, nhắp đơn chuột vào (không
cần nhắp đúp). Ví dụ trong hình 1.5, đã lựa chọn phương trình trạng thái
Peng-Robinson.

12
5. Có thể đặt tên cho fluid package vào cửa sổ nhỏ Name phía dưới giao
diện. Ví dụ trong hình 1.5 tên của fluid package là Basis-1.
6. Sau khi kết thúc bấm vào dấu X màu đỏ ở góc trên bên phải để đóng giao
diện này lại.

Hình 1.5. Giao diện Fluid Package

6. Các mô hình nhiệt động


Trong UNISIM có các loại mô hình nhiệt động khác nhau:
 EOS: bao gồm các phương trình trạng thái áp dụng chủ yếu cho hệ
hydrocacbon, không phân cực hoặc phân cực yếu. Trong tính toán thiết kế
công nghệ chế biến dầu, khí và hoá dầu phương trình trạng thái Peng-
Robinson nói chung được ứng dụng phổ biến, cho phép nhận được kết quả
chính xác đáng tin cậy trong một khoảng rộng các thông số công nghệ. Để
biết chi tiết hơn có thể đọc thêm trong tài liệu hướng dẫn sử dụng UNISIM
(UNISIM Simulation Basic Manual).
 Activity Models: bao gồm các mô hình Chien Null, Extended NRTL,
General NRTL, Margules, Chao Seader, Grayson Streed áp dụng với các
hệ chất lỏng không lý tưởng.

13
 Chao Seader và Grayson Streed Models là các phương pháp bán thực
nghiệm. Mô hình Grayson Streed là mở rộng của Mô hình Chao Seader
khi có mặt hydrogen. Những số liệu tính toán cân bằng từ các biểu thức
của các phương pháp này được sử dụng trong Aspen HYSYS. Phương
pháp Lee-Kesler được sử dụng để tính toán entanpy và entropy của pha
lỏng và pha hơi.
 Vapour Pressure Models: bao gồm các mô hình Antoine, Braun K10,
Esso Tabular, sử dụng cho các hỗn hợp khí lý tưởng ở áp suất thấp như
hỗn hợp các hydrocacbon nhẹ, hỗn hợp keton và rượu trong đó pha lỏng
gần lý tưởng.
 Miscellaneous Types: bao gồm các mô hình đặc biệt, khác với các mô
hình nêu trên, ví dụ như Amine Pkg được ứng dụng trong tính toán mô
phỏng các nhà máy làm ngọt khí bằng amin, ASME Steam được ứng
dụng trong tính toán hơi nước.

Các hệ nhiệt động có trong UNISIM cho phép dự đoán được tính chất của
các hỗn hợp từ hệ các hydrocacbon nhẹ tới hỗn hợp của các loại dầu phức tạp,
và hệ các hợp chất có hoặc không điện ly. UNISIM cung cấp các phương trình
trạng thái (PR hay PRSV) cho các quá trình xử lý hỗn hợp hydrocacbon, các
mô hình bán thực nghiệm và áp suất hơi của các hệ hydrocacbon nặng, các hiệu
chỉnh hơi nước cho các dự đoán chính xác về tính chất của hơi nước, và các mô
hình hệ số hoạt độ của các hệ hóa học. Tất cả các phương trình đều có giới hạn
phạm vi ứng dụng, vì vậy cần xem xét phạm vi ứng dụng phù hợp của mỗi
phương trình với các hệ gần giống nhau.
Lựa chọn mô hình nhiệt động phù hợp rất quan trọng, quyết định đến kết
quả tính toán của toàn bộ quá trình. Đây là một thủ tục đầu tiên để bắt đầu thực
hiện mô phỏng. Tuỳ thuộc vào thành phần và tính chất hỗn hợp cấu tử, điều
kiện công nghệ (nhiệt độ, áp suất,…) có thể áp dụng những mô hình nhiệt động
khác nhau để nhận được kết quả tính toán phù hợp với thực tế công nghệ.
Năm 1999, hai tác giả Elliott và Lira đã đề xuất sơ đồ hình cây như mô tả
trên hình 1.6 dưới đây (BIP – Binary Interaction Parameters) để lựa chọn hệ
nhiệt đồng cần thiết.

14
Phân loại các cấu tử có trong hệ:
khí, chất không phân cực, ngưng tụ,
solvat hóa, điện ly

Khí hoặc chất Đúng


Thử chọn PR,
không phân cực? SRK, API
Sai

Đúng Thử chọn NRTL,


Chất điện ly?
Pitzer, hoặc Bromley
Sai
Sai Đúng Thử NRTL,
Khí (NH3, CO2)?
Biết BIP? UNIQUAC, FH,
hoặc P > 10 bars?
Winson, Van Laar
Sai
Thử UNIFAC,
Đúng nếu có thể, giả định BIP
của các cấu tử thiếu

Đúng Thử chọn


Polimers?
SAFT, ESD

Sai
Đúng
P > 10 bars? Thử Henry’s Law

Sai
Thử ESD, SAFT,
MHW2, Wong-Sandler

Hình 1.6. Sơ đồ lựa chọn mô hình nhiệt động

15
Bảng 1.1 đưa ra danh sách một vài hệ tiêu biểu và những phương pháp tính
toán sử dụng hệ nhiệt động phù hợp có thể áp dụng.
Bảng 1.1. Danh sách một số hệ tiêu biểu và Hệ nhiệt động phù hợp
Hệ nhiệt động phù hợp được
Hệ tiêu biểu
đề nghị sử dụng
Sấy khí bằng TEG PR
Nước chua PR, Sour PR
Xử lý khí nhiệt độ thấp PR, PRSV
Tách không khí PR, PRSV
Tháp chưng cất dầu thô áp suất khí PR, PR Options, GS
quyển
Tháp chưng cất chân không PR, PR Options, GS (<10 mmHg),
Braun K10, Esso K
Tháp Ethylene Lee Kesler Plocker
Hệ H2 áp suất cao PR, ZJ hoặc GS
Các thùng chứa Steam Package, CS hoặc GS
Ức chế tạo hydrat PR
Các hệ hoá học Activity Models, PRSV
Alkyl hoá xúc tác HF PRSV, NRTL
Sấy bằng TEG có mặt các hợp chất thơm PR
Các hệ hydrocacbon trong đó độ tan của Kabadi Danner
nước trong các hydrocacbon là quan
trọng
Các hệ có một vài khí và các MBWR
hydrocacbon nhẹ

PR = Peng-Robinson; PRSV = Peng-Robinson Stryjek-Vera;; GS = Grayson Streed;


ZJ = Zudkevitch Joffee; CS = Chao Seader; NRTL = Non Random Two Liquid;
MBWR = Modified Benedict Webb Rubin

16
7. Vào môi trường mô phỏng
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết để bắt đầu chương trình
mô phỏng trong giao diện Simulation Basis Manager như trong các mục
1.3, 1.4 và 1.5 ở trên, bấm vào phím Enter Simulation Environment ở bên phải
phía dưới giao diện hoặc bấm vào biểu tượng trên thanh công cụ để vào
môi trường mô phỏng như mô tả trên hình 1.7.

Hình 1.7. Enter Simulation Environment

a. Thao tác trong lưu trình mô phỏng


Khi vào môi trường mô phỏng, sẽ thấy giao diện như hình 1.8 dưới đây.
Trước khi bắt đầu quá trình xây dựng lưu trình mô phỏng cần chú ý vài đặc
điểm của cửa sổ mô phỏng:
 UNISIM khác với phần lớn các gói mô phỏng khác, sẽ thực hiện tính
toán lưu trình (flowsheet) sau mỗi bước nhập hay thay đổi thông số của
lưu trình (flowsheet). Đặc điểm này có thể dừng khi bấm vào biểu tượng
Solver Holding (phím đèn đỏ ) trên thanh công cụ phía trên màn
hình. Khi đó UNISIM sẽ không tính toán và sẽ không đưa ra kết quả. Để
tiếp tục quá trình tính toán, phải bấm vào biểu tượng Solver Active (phím
đèn xanh ), chương trình mô phỏng bắt đầu hoạt động trở lại.
 Không giống với một số quá trình mô phỏng khác, UNISIM có khả năng
tính toán xuôi dòng và ngược dòng. Vì vậy cần đặc biệt chú ý khai báo

17
các tham số cho lưu trình (flowsheet) phải đảm bảo rằng các thông tin
cung cấp cho UNISIM không mâu thuẫn với nhau. Nếu không sẽ bị lỗi và
UNISIM sẽ không thể tính toán được.

Hình 1.8. Giao diện Simulation Environment

b. Trở lại giao diện cơ sở mô phỏng


Khi phải thay đổi cơ sở mô phỏng, cần phải quay lại giao diện Simulation

Basis Manager. Thao tác đơn giản bấm vào biểu tượng trên thanh công
cụ phía trên màn hình.
c. Nhỡ tay đóng lưu trình PFD
Đôi khi nhỡ tay bấm nhầm vào biểu tượng X màu đỏ góc trên bên phải giao
diện. Để trở lại lưu trình chỉ cần bấm vào Tools trên thanh menu chính, chọn
PDFs trong danh sách thả xuống, chọn Case, sau đó bấm vào phím View, hoặc

bấm vào phím PFD trên thanh công cụ.


d. Bảng các công cụ mô phỏng
Trong hình 1.9 có thể nhìn thấy bảng có chứa các công cụ phục vụ cho việc
xây dựng lưu trình mô phỏng PFD, gọi là Object Palette, nằm dọc phía bên
phải màn hình. Nếu vì lí do nào đó không nhìn thấy Object Palette, thì có thể
đưa ra màn hình bằng cách bấm vào Flowsheet trên thanh menu chính, trong
danh sách thả xuống chọn Palette, hoặc có thể bấm phím nóng F4. Từ các công
cụ trong bảng này có thể nhập dòng hoặc các công cụ mô phỏng khác cho lưu
trình PFD.

18
Hình 1.9. Giao diện PFD với Object Palette
8. Khởi tạo dòng vật chất
Các dòng vật chất trong PFD được mô phỏng bằng Material Stream. Một
dòng vật chất được khởi tạo trong lưu trình bằng một trong ba cách sau:
 Bấm vào biểu tượng mũi tên màu xanh trong Object Palette.
 Chọn Flowsheet trên menu chính và chọn Add Stream trong danh sách.
 Bấm vào phím nóng F11.

Hình 1.10. Khởi tạo dòng vật chất trong PFD

19
Khi sử dụng một trong các phương pháp trên, có thể khởi tạo dòng vật
chất (mũi tên màu xanh) vào lưu trình mô phỏng như mô tả trên hình 1.10.
UNISIM mặc định tên của dòng theo số thứ tự tăng dần (ví dụ, dòng đầu tiên sẽ
tự động được đặt tên là “1”). Tên của dòng có thể thay đổi bất cứ khi nào cần.
a. Khai báo các tham số của dòng
Để khai báo các tham số cho dòng vật chất, nhắp đúp chuột vào dòng (mũi
tên màu xanh nhạt) để hiện ra cửa sổ như hình 1.11. Trong cửa sổ này người
sử dụng sẽ khai báo các tham số cho dòng. Nếu là dòng nguyên liệu thì cần có
bốn tham số. Trong môi trường UNISIM dòng nguyên liệu luôn có bốn bậc tự
do. Điều đó có nghĩa là phải cung cấp đầy đủ bốn thông tin yêu cầu để UNISIM
có thể thực hiện tính toán. Bốn tham số cần khai báo cho dòng nguyên liệu là:
 Lưu lượng dòng ( flowrate)
 Thành phần dòng (composition)
 và hai trong số các tham số sau: nhiệt độ (temperature), áp suất (pressure)
hay phần mol pha hơi (vapor/phase fraction)
Trong hình 1.11 có một dòng cảnh báo lỗi màu vàng phía bên dưới cửa sổ,
cho biết thông tin cần phải thực hiện. Ví dụ theo dòng cảnh báo trong trường
hợp này, cần cung cấp lưu lượng của dòng nguyên liệu (flow rate). Có hai chọn
lựa khác nhau hoặc là lưu lượng dòng mol (molar flow) hoặc lưu lượng dòng
khối lượng (mass flow) trong cùng một cửa sổ. Trong trường hợp này nhập giá
trị molar flow bằng 100 kmol/h, như trong hình 1.12.

Hình 2.11. Cửa sổ khai báo các tham số của dòng

Hình 1.11. Cửa sổ khai báo các tham số của dòng

20
Hình 1.12. Nhập giá trị lưu lượng dòng trong cửa sổ Conditions
Tiếp theo nhập thành phần dòng, chọn Composition sẽ hiển thị cửa sổ có
danh sách các cấu tử như trên hình 1.13, tại đây sẽ khai báo thành phần các cấu
tử trong dòng nguyên liệu. Lưu ý rằng chỉ có các cấu tử đã được chọn vào danh
sách cấu tử (Components List) trong Simulation Basis Manager thì mới hiển thị
trong danh sách này.

Hình 1.13. Nhập giá trị thành phần dòng trong cửa sổ Composition

21
Có thể xác định composition theo nhiều cách khác nhau như trong hình
1.13. Hoặc có thể bấm vào phím “Basis...” để hiển thị bảng chọn với các dạng
biểu diễn thành phần dòng khác nhau (hình 1.14), sau đó nhập thành phần cấu
tử. UNISIM mặc định là mole fractions. Tuy nhiên có thể thay đổi bằng mass
fractions, liquid volume fractions, hoặc mole flow, mass flow cho từng cấu tử.
Nếu sử dụng fractions, tổng tất cả các fractions được nhập vào dòng phải bằng
“1”. Nhập thành phần của dòng 1 như trong hình 1.13 chỉ rõ phần mol của H 2O
bằng “1”, nghĩa là dòng 1 chỉ có nước.

Hình 1.14. Lựa chọn các dạng biểu diễn thành phần dòng

Sau khi nhập lưu lượng và thành phần dòng, xuất hiện tin nhắn cảnh báo
thứ hai (trong băng màu vàng phía dưới cửa sổ) cho thấy rằng cần nhập nhiệt
độ cho dòng. Để khai báo nhiệt độ cho dòng bấm vào Conditions ở cửa sổ trong
hình 1.15. Nhập giá trị nhiệt độ của dòng tại cửa sổ này.
Khi nhập giá trị các tham số của dòng không cần thiết phải đổi sang đơn vị
mặc định. Khi nhập giá trị vào một ô sẽ xuất hiện hộp danh sách thả xuống có
tất cả các đơn vị tương ứng ngay bên cạnh ô đó, có thể lựa chọn đơn vị phù
hợp, sau đó UNISIM sẽ tự động chuyển đổi đơn vị. Ví dụ nhập số 25 vào ô ứng
với nhiệt độ 25 oC (bằng 77oF) như trên hình 1.16
Dòng cảnh báo (trên băng màu vàng phía dưới cửa sổ) trên hình 1.16 chỉ ra
rằng cần phải nhập giá trị áp suất của dòng. Cũng trong cửa sổ này, nhập giá trị
áp suất cho dòng 1 là 1 bar như trong hình 1.17.

22
Hình 1.15. Cần nhập giá trị nhiệt độ dòng

Hình 1.16. Nhập giá trị nhiệt độ dòng trong cửa sổ Conditions

23
Hình 1.17. Nhập giá trị áp suất dòng trong cửa sổ Conditions

Sau khi hoàn thành việc khai báo đầy đủ tất cả các thông tin, UNISIM sẽ
tự động tính toán các tính chất còn lại của dòng và từ các thông tin đã cung cấp
đủ để bắt đầu xây dựng lưu trình mô phỏng (Flowsheet). Khi dòng nguyên liệu
được cung cấp đầy đủ thông tin thì sẽ xuất hiện một thông báo màu xanh ở phía
dưới cửa sổ báo hiệu là mọi thứ đã hoàn tất OK (như trên hình 1.17). Nếu
không thì trong cửa sổ sẽ xuất hiện một cảnh báo màu vàng, thông tin cung cấp
bị lỗi.
Đọc kết quả và trả lời câu hỏi sau:
Phần mol hơi (vapor/phase fraction) của dòng bằng bao nhiêu?
Những giá trị màu xanh là do người sử dụng nhập vào và vì thế có thể thay
đổi được, còn những giá trị màu đen là do UNISIM tính toán nên không thể
thay đổi được. Như trong hình 1.14 các giá trị nhiệt độ, áp suất, lưu lượng dòng
là do người sử dụng nhập vào nên có thể thay đổi được, còn các giá trị còn lại
là do UNISIM tính toán.
Nhìn vào màu sắc của các dòng vật chất cũng có thể biết được dòng đó đã
đầy đủ thông tin hay chưa.

Màu xanh đậm = Dòng đã được cung cấp đầy đủ thông tin.

Màu xanh nhạt = Thông tin chưa đầy đủ.

24
Vì thế nếu mũi tên có màu xanh đậm có nghĩa là tất cả các tính chất đã
được tính toán. Bất cứ khi nào việc xác định và tính toán các tính chất của dòng
có thể xem và thay đổi bằng cách đơn giản là nhắp đúp vào dòng.
b. Lưu vào thư mục xác định
Luôn nhớ lưu case vào thư mục xác định.

9. Tóm tắt và ôn tập chương 1


Trong phần đầu tiên của chương đã giới thiệu cách bắt đầu UNISIM như
thế nào, làm quen được với môi trường mô phỏng và đã trình bày cách nhập
thành phần các cấu tử trong mô phỏng như thế nào.
Việc chọn lựa chính xác fluid/themodynamic package là rất quan trọng vì
vậy trong chương này cũng đã đưa ra một số gợi ý giúp người sử dụng chọn
đúng được hệ nhiệt động phù hợp.
Phần tiếp theo của chương này chỉ cách làm thế nào để vào và trở lại môi
trường mô phỏng, làm quen với simulation flowsheet, hơn nữa trong phần này
người sử dụng có thể rút ra được một số điểm quan trọng của UNISIM.
Trong phần cuối của chương này đã đề cập đến các cách nhập và khai báo
dòng nguyên liệu trong mô phỏng. Cách khai báo các tham số là một bước rất
quan trọng trong mô phỏng, cần hiểu và thực hiện đúng trong từng trường hợp
cụ thể.
Khi người sử dụng muốn khai báo dòng nguyên liệu, cần xác định đầy đủ
bốn tham số thì UNISIM có thể tính toán được các tính chất còn lại .

10. Bài tập


1. Thiết lập một dòng vật liệu chỉ có H2O với các điều kiện sau:
 Fluid Package : Peng-Robinson
 Flowrate : 100 kgmole/h
 Pressure : 1 atm
 Vapor/phase fraction : 1.0
Nhiệt độ của dòng bằng bao nhiêu?
2. Làm lại bài toán trên, thay áp suất bằng nhiệt độ là: 150ºC
Áp suất của dòng bằng bao nhiêu?
3. Với cùng bài toán 2 nhưng giảm nhiệt độ xuống 70ºC
Áp suất của dòng bây giờ bằng bao nhiêu?
4. Tạo một dòng mới chỉ có H 2O với các điều kiện sau:

25
 Fluid Package : Peng-Robinson
 Flowrate : 100 kgmole/h
 Pressure : 2 atm
 Vapor/phase fraction: 1.0
Nhiệt độ của dòng này bằng bao nhiêu?
5. Với cùng điều kiện trên nhưng tăng áp suất tới 5 atm
Nhiệt độ của dòng lúc này bằng bao nhiêu?
6. Với cùng điều kiện như bài 4, giảm áp suất tới 0,5 atm
Nhiệt độ của dòng mới bằng bao nhiêu?
7. Có thể rút ra được kết luận gì từ các bài toán trên (từ bài 2.1  bài 2.6).

26
Chương 2. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI

Nội dung
Khi tính toán các phương trình trạng thái cho phép xác định được thể tích
của hỗn hợp khí tại điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu không sử dụng
các phương trình trạng thái thì hầu như không thể thiết kế được các nhà máy
hoá chất. Bởi vì từ việc xác định thể tích này có thể tính toán được kích thước
và hơn nữa là giá thành của các nhà máy đó.
UNISIM có các phương trình trạng thái như Peng-Robinson (PR) và
Soave-Redlich-Kwong (SRK). Trong đó, phương trình Peng-Robinson được sử
dụng trong khoảng biến đổi rộng nhất của các thông số công nghệ và với các hệ
đa dạng nhất. Từ các phương trình Peng-Robinson (PR) và Soave-Redlich-
Kwong (SRK) trực tiếp tính toán ra tất cả các tính chất cân bằng và các tính
chất nhiệt động của hệ. Các phương trình PR và SRK có chứa các hệ số tương
tác bậc hai cho tất cả các cặp hydrocacbon-hydrocacbon (tập hợp các tham số
tương tác tạo liên kết và không tạo liên kết) và hầu hết các cặp bậc hai
hydrocacbon – phi hydrocacbon.
Trong chương này sẽ hướng dẫn người sử dụng khai báo thể tích của hỗn
hợp khí tại điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định. Đồng thời sẽ chỉ dẫn cách
phân tích tính chất của các cấu tử khi sử dụng Case Study Utility.
Mục tiêu
Sau khi học xong người sử dụng có thể :
 Xác định được thể tích của các cấu tử riêng biệt hay hỗn hợp cấu tử
 So sánh kết quả với các phương trình trạng thái khác nhau
 Xem lại kết quả bằng Workbook
 Phân tích các tính chất bằng case studies
Yêu cầu
Trước khi học chương này người sử dụng cần phải biết:
 Cách vào UNISIM
 Chọn cấu tử
 Xác định và chọn fluid package
 Nhập và xác định dòng nguyên liệu (material stream)

27
2.1 Phương trình trạng thái – Các biểu thức toán học
Phương trình trạng thái thể hiện mối tương quan giữa áp suất nhiệt độ và
thể tích được thể hiện qua phương trình cân bằng :
V
pV = nRT hoặc pv = RT với  
n
Trong đó p là áp suất tuyệt đối, V là thể tích, n là số mol, R là hằng số khí
lý tưởng, T là nhiệt độ tuyệt đối. Đơn vị của R được lựa chọn sao cho phù hợp
với các đơn vị của các biến khác. Phương trình này phù hợp khi áp suất thấp (ví
dụ 1 atm). Tuy nhiên nhiều quá trình hoá học lại thực hiện tại một áp suất rất
cao. Trong điều kiện đó thì phương trình này không phù hợp để tính toán.
Vì thế đã có nhiều phương trình trạng thái khác được phát triển nhằm mô
tả được các quá trình hoá học thực hiện ở áp suất cao. Sự mở rộng đầu tiên định
luật khí lý tưởng là phương trình trạng thái van der Waals:
RT a
p 
 b 
Sự mở rộng này là bước ngoặt đầu tiên, tuy nhiên phương trình này chưa
thể đáp ứng được trong điều kiện áp suất rất cao. Phương trình trạng thái
Redlich-Kwong (RK) là sự biến đổi phương trình trạng thái van der Waals và
sau đó đã tiếp tục được biến đổi bởi Soave được mang tên là phương trình trạng
thái Soave-Redlich-Kwong (SRK), được sử dụng rộng rãi trong các quá trình
mô phỏng. Một dạng khác của phương trình trạng thái RK là phương trình trạng
thái Peng-Robinson (PR) cũng được sử dụng rất phổ biến.
Bảng 2.1 dưới đây đưa ra so sánh các công thức sử dụng trong UNISIM
của các phương trình trạng thái PR và SRK.

2.2 Thực hiện mô phỏng


Bài toán: Tìm thể tích của n-butan tại 500 K và 18 atm, sử dụng các phương
trình trạng thái Soave-Redlich-Kwong (SRK) và Peng-Robinson (PR).
Trình tự thực hiện như sau:
1. Khởi động UNISIM
2. Mở new case sử dụng một trong ba cách sau:
 Chọn từ thanh menu chính File  New  Case
 Hoặc sử dụng phím tắt Crtl-N
 Hoặc bấm vào biểu tượng New trên thanh công cụ

28
Bảng 2.1. So sánh phương trình trạng thái SRK và PR

Soave-Redlich-Kwong Peng - Robinson


RT a RT a
P  P 
  b  (  b)   b  (  b)  b(  b)
Z 3  Z 2  ( A  B  B 2 ) Z  AB  0 Z 3  (1  B) Z 2  ( A  2 B  3B 2 ) Z  ( AB  B 2  B 3  0

Trong đó:
N N
b=  xi bi  xi bi
i 1 i 1
RTci RTci
bi= 0.08664 0.077796
Pci Pci
N N N N
a =  xi x j (ai a j ) (1  kij )  xi x j (ai a j ) 0.5 (1  kij )
0.5

i 1 j 1 i 1 j 1

ai = acii acii
2
( RTci ) ( RTci ) 2
aci = 0.42748 0.457235
Pci Pci
 i0.5 1  mi (1  Tri0.5 ) 1  mi (1  Tri0.5 )

mi = 0.48  1.574i  0.176i 0.37646  1.54226i  0.26992i2


2

aP aP
A= 2
(RT ) 2
(RT )
bP bP
B=
RT RT

3. Thiết lập cơ sở mô phỏng


Trong giao diện Simulation Basis Manager (xem trong chương 1 đã trình
bày chi tiết) điền các thông tin cho trong bảng sau.

Tab Chọn
Property Package Soave-Redlich-Kwong (SRK)
Components n-butane

29
Khi đã hoàn thành, bấm vào phím Enter Simulation Environment, bây giờ
đã sẵn sàng để bắt đầu mô phỏng.
4. Tạo lập dòng vật chất
Có một số cách khác nhau để tạo một Stream: bấm phím nóng F11, hoặc
bấm vào biểu tượng Stream trên Object Palette, hoặc chọn Flowsheet trên
menu chính và chọn Add Stream trong danh sách.
 Khai báo các tham số của dòng
Nhập vào Stream với các giá trị sau:

Trong ô này Nhập giá trị …


Name 1
Temperature 500 K
Pressure 18 atm
Compositions n-butane 100%
Molar Flow 100 kgmole/h

 Lưu và đặt tên EOS SRK. Khi hoàn thành dòng sẽ có giao diện như hình 2.1.

Hình 2.1. Hoàn thành thiết lập dòng vật chất

30
2.3 Nhập thêm biến trong Workbook
 Đọc kết quả tính toán trong Workbook: bấm vào Tools trên thanh menu
chính, chọn Workbook hoặc bấm phím nóng Crtl+W (hình 2.2).

Hình 2.2. Thao tác mở Workbook để xem kết quả tính toán

 Trong cửa sổ Select Workbook (hình 2.3) bấm phím View

Hình 2.3. Cửa sổ Select Workbook

31
 Giao diện Workbook xuất hiện như trên hình 2.4.

Hình 2.4. Giao diện Workbook


 Trong UNISIM thể tích được khai báo là Molar Volume nhưng trong
Workbook trên hình 3.4 không thể hiện Molar Volume, vì vậy cần phải
nhập thêm biến vào Workbook.
 Để nhập Molar Volume hay một biến nào khác: mở Workbook, trên
thanh menu chính của giao diện Workbook chọn Workbook, trong danh
sách chọn Setup, sẽ xuất hiện cửa sổ như trên hình 2.5.

Hình 2.5. Cửa sổ Setup để nhập thêm biến vào Workbook

32
 Trong Variables Tab bấm vào phím Add ở phía bên phải.
 Cửa sổ để chọn biến sẽ được hiển thị như hình 2.6.

Hình 2.6. Cửa sổ để chọn biến


 Trong danh sách Variables cuốn dọc theo danh sách cho đến khi tìm thấy
biến cần thêm vào Molar Volume, bấm phím OK để hoàn tất việc bổ
sung biến vào Workbook. Đóng của sổ bằng biểu tượng X màu đỏ ở góc
trên bên phải cửa sổ Select Variables for Main.
 Giá trị của biến Molar Volume sẽ hiển thị trong Workbook (hình 2.7).
Molar Volume của n-butane bằng bao nhiêu?_______________

Hình 2.7. Workbook đã hiển thị giá trị biến Molar Volume

33
2.4 Sử dụng Case Studies
Sau khi đã hoàn thành bài mô phỏng, sử dụng Case Studies để phân tích
thể tích mol của n-butan khi nhiệt độ thay đổi.
 Trên thanh menu chính, chọn Tool, trong danh sách thả xuống chọn
Databook hoặc bấm phím nóng Ctrl+D như trên hình 2.8.

Hình 2.8. Cách mở Databook

 Bấm phím Insert, sẽ hiển thị giao diện Variable Navigator như hình 2.9.

Hình 2.9. Giao diện Variable Navigator

34
 Trong cột Object chọn dòng 1, trong cột Variable chọn Molar Volume.
Sau đó bấm vào phím OK (như biểu diễn trên hình 2.10).

Hình 2.10. Nhập biến Molar Volume

 Thực hiện tương tự như trên để nhập biến Temperature. Khi đó giao
diện Databook sẽ xuất hiện như hình 2.11.

Hình 2.11. Giao diện DataBook sau khi nhập Variables

 Chuyển sang Case Studies tab. Điền các thông tin vào giao diện như
trong hình 2.12 dưới đây.

35
Hình 2.12. Điền thông tin vào Case Studies tab

 Bấm vào phím View… và điền thông tin vào bảng trong giao diện như
hình 2.13 dưới đây.

Hình 2.13. Điền thông tin vào Independent Variables Setup

 Bấm vào phím Start để phân tích kết quả. Khi quá trình phân tích hoàn
thành, bấm vào phím Result để xem kết quả hiển thị như trên hình 2.14.
Có thể rút ra được kết luận gì từ đồ thị trên hình 2.14 ?___________
Lưu Case với tên là EOS SRK vào thư mục xác định.

36
Hình 2.14. Kết quả phân tích

2.5 Thay đổi Fluid Package


 Bấm phím Enter Basis Environment trên thanh công cụ để trở về giao
diện Simulation Basis Manager ban đầu.
 Vào Prop Pkg tab, trong danh sách bên trái cửa sổ, cuốn dọc theo danh
sách và chọn Peng Robinson EOS.
 Bấm vào mũi tên màu xanh trên thanh công cụ để trở về PFD.
 Các điều kiện của bài toán giữ nguyên, lưu Case với tên mới EOS PR.
 Xem kết quả tính toán trong Workbook và Case Study.

2.6 Tóm tắt và ôn tập chương 2


Trong Chương này đã giải quyết vấn đề tìm thể tích riêng của một đơn chất
bằng UNISIM. Khi sử dụng UNISIM các tham số được lưu trữ trong database
(cơ sở dữ liệu) và việc tính toán đã được lập trình trước đó. Vì vậy điều quan
trọng là biết cách sử dụng đúng các giao diện, các biểu đồ.
Trong chương này cũng đã hướng dẫn sử dụng Workbook để xem kết quả,
Workbook là cách tốt nhất để hiển thị các thông tin dưới dạng bảng. Workbook
được thiết kế nhằm mục đích đó và mở rộng ra cho việc nhập thông tin khi thực
hiện bài toán mô phỏng. Thêm vào đó, Workbook hiển thị thông tin của các

37
dòng và các thiết bị mô phỏng trong UNISIM (streams, pipes controllers,
separators, …).
Có thể sử dụng Case Study để phân tích tính chất của quá trình. Case
Study còn được sử dụng để kiểm tra, đánh giá khi thay đổi giá trị của các biến
quan trọng trong chương trình mô phỏng tĩnh. Sau khi Case Study hoàn thành
tính toán, kết quả được biểu diễn ở dạng đồ thị.
Có thể so sánh được kết quả tính toán từ hai hệ nhiệt động khác nhau là
Peng-Robinson (PR) và Soave-Redlich-Kwong (SRK).

2.7 Bài tập


1. Tìm Molar Volume của khí amoniac ở 56 atm và 450 K sử dụng phương trình
trạng thái Soave-Redlich-Kwong (SRK).
2. Tìm Molar Volume của khí metanol tại áp suất 100 atm và 300ºC sử dụng
phương trình trạng thái Peng-Robinson (PR). So sánh Molar Volume của khí
metanol khi sử dụng phương trình trạng thái Soave-Redlich-Kwong (SRK).
3. Cho một hỗn hợp khí đi vào thiết bị chuyển hoá khí bằng hơi nước (WGS) để
sản xuất hydro: 630 kmol/h CO, 1130 kmol/h H 2 O, 189 kmol/h CO2, 63
kmol/h H2. Áp suất hỗn hợp khí là 1 atm và nhiệt độ là 500K. Sử dụng
phương trình trạng thái Soave-Redlich-Kwong (SRK) tính thể tích riêng của
hỗn hợp khí.
4. Cho một hỗn hợp khí gồm 25% amoniac và phần còn lại là nitro và hydro với
tỉ lệ là 1:3, tại 270 atm và 550 K. Sử dụng phương trình trạng thái Peng-
Robinson (PR) để tính thể tích riêng của hỗn hợp khí.
5. Cho hỗn hợp khí ra khỏi thiết bị phản ứng tổng hợp metanol có thành phần
như sau: 100 kmol/h CO; 200 kmol/h H2; 100 kmol/h metanol. Hỗn hợp khí ở
áp suất 100 atm và nhiệt độ 300ºC. Tính toán thể tích riêng của hỗn hợp sử
dụng phương trình trạng thái Soave-Redlich-Kwong (SRK) và so sánh với
kết quả tính toán khi sử dụng phương trình trạng thái Peng-Robinson (PR).

38
Chương 3. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Nội dung
Trong chương này thực hiện mô phỏng các thiết bị phụ trợ trong sơ đồ
công nghệ, làm quen với công cụ mô phỏng trong UNISIM để thực hiện các
quá trình trong đó có sử dụng bơm, máy nén, tuôc bin giãn nở khí, thiết bị trao
đổi nhiệt, các tháp tách hai pha/ba pha và Ejector.
 Tính nhiệt độ dòng ra khi biết công suất hiệu dụng của bơm, máy nén,
tuôc bin giãn nở khí hoặc ngược lại.
 Tính lưu lượng dòng lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt
 Thực hiện mô phỏng quá trình phân tách pha khí - lỏng, khí - rắn
 Làm quen với Ejector, sử dụng khi pha trộn các dòng khí có áp suất và
lưu lượng rất khác nhau, và giá trị áp suất của dòng khí đi ra khỏi
Ejector sẽ được tính toán dựa trên áp suất của các dòng khí đi vào.

Mục tiêu
Sau khi học xong chương này người sử dụng có thể:
 Thiết lập được các thiết bị phụ trợ trong UNISIM để thực hiện mô
phỏng các quá trình công nghệ.
 Kết nối các dòng với thiết bị.
 Tính toán các quá trình phân tách pha khí - lỏng, khí - rắn
 Biết cách sử dụng công cụ Ejector trong mô phỏng để kết hợp hai dòng
khí nói riêng và các dòng vật chất pha hơi nói chung có áp suất và lưu
lượng rất khác nhau.
 Đọc và phân tích kết quả tính toán sau khi mô phỏng

Yêu cầu
Trước khi học chương này người sử dụng cần phải biết:
 Bắt đầu mô phỏng trong UNISIM
 Lựa chọn các cấu tử
 Xác định và lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp cho fluid package
 Nhập và khai báo dòng vật liệu material stream

39
3.1 Bơm
Bơm được sử dụng để tăng áp suất của dòng lỏng vào, vận chuyển chất
lỏng trong đường ống dẫn. Tùy thuộc vào các tham số được khai báo ban đầu,
sẽ tính toán nhiệt độ, hoặc áp suất chưa biết hoặc công suất hiệu dụng của bơm
trong điều kiện vận hành.

3.1.1 Bài toán


Bơm được dùng để vận chuyển dòng nước. Nước vào bơm có nhiệt độ
120ºC và áp suất 3 bar được đưa vào bơm hoạt động với công suất hiệu dụng
10% định mức. Lưu lượng của dòng nước là 100 kmol/h và áp suất dòng ra khỏi
bơm là 84 bar.
Sử dụng phương trình trạng thái Peng-Robinson (PR) cho fluid package,
hãy xác định nhiệt độ của dòng nước ra khỏi bơm.

3.1.2 Tiến hành mô phỏng bơm

1. Khởi động chương trình UNISIM


2. Mở một New Case
3. Xây dựng cơ sở mô phỏng
Trong giao diện Simulation Basis Manager (xem trong chương 2 đã trình
bày chi tiết)

Tab Chọn
Property Package Peng-Robinson (PR)
Components H2 O

Khi đã hoàn thành, bấm vào phím Enter Simulation Environment, bây giờ
đã sẵn sàng để bắt đầu mô phỏng.

4. Thiết lập dòng vật chất


Có một số cách khác nhau để tạo một Stream: bấm phím nóng F11, hoặc
bấm vào biểu tượng Stream trên Object Palette, hoặc chọn Flowsheet trên
menu chính và chọn Add Stream trong danh sách.
Nhập dòng nguyên liệu (Stream) với các giá trị cho trong bảng sau:

40
Trong ô này Nhập giá trị …

Name Feed

Temperature 120oC

Pressure 3 bar

Compositions H2 O 100%

Molar Flow 100 kgmole/h

Nhập tiếp dòng thứ hai (Stream) với các tham số sau:

Trong ô này Nhập giá trị …

Name Outlet

Pressure 84 bar

5. Thiết lập thiết bị


Có các cách khác nhau để tạo lập thiết bị trong UNISIM:
 Sử dụng menu chính, chọn Flowsheet, trong danh sách thả xuống chọn
Add Operation hoặc bấm phím F12. Giao diện các thiết bị mô phỏng
UnitOps sẽ xuất hiện. Lựa chọn thiết bị cần thiết.
 Mở Workbook, vào UnitOps page, bấm phím Add UnitOp. Giao diện các
thiết bị mô phỏng UnitOps sẽ xuất hiện. Lựa chọn thiết bị cần thiết.
 Sử dụng Object Palette: từ Flowsheet menu, chọn Open, hoặc bấm phím
F4. Nhắp đúp vào biểu tượng thiết bị cần sử dụng.
 Sử dụng phím phải chuột bấm vào biểu tượng thiết bị cần sử dụng từ
Object Palette và đưa vào PFD.
Sử dụng một trong các cách trên để thiết lập bơm trong PFD. Khi đó giao
diện PFD sẽ xuất hiện như hình 3.1.

41
Hình 3.1. Khởi tạo các dòng và bơm trong PFD
6. Nối bơm với các dòng
Nhắp đúp vào biểu tượng bơm Pump P-100 để mở giao diện thuộc tính của
bơm (Pump Window Property) như hình 3.2.
Các page

Các tab
Hình 3.2. Cửa sổ thuộc tính của bơm

42
Trong Design tab, vào Connection page, trong ô Inlet chọn Feed từ danh
sách và trong ô Outlet chọn Outlet từ danh sách như hình 3.3.

Hình 3.3. Nối bơm với các dòng

Như trên hình 3.3, phía bên dưới cửa sổ xuất hiện thông báo lỗi (trong
băng màu đỏ) cho biết rằng cần nhập năng lượng cho bơm. Để nhập năng lượng
cho bơm, vào ô Energy và thêm chữ Work như trong giao diện hình 3.4.

Hình 3.4. Khởi tạo dòng năng lượng cho bơm

43
Khi đầy đủ thông tin sẽ có thông báo OK màu xanh cho biết việc kết nối
bơm với các dòng vật chất và dòng năng lượng đã hoàn thành (hình 3.4).

Bơm yêu cầu cung cấp đủ 4 tham số của dòng vào, còn dòng ra chỉ yêu cầu
khai báo giá trị áp suất

7. Khai báo tham số công suất của bơm


Công suất hiệu dụng mặc định của bơm là 75% định mức, theo đầu bài
công suất hiệu dụng của bơm chỉ có 10% định mức, cần phải thay đổi giá trị
này.
Trong giao diện thuộc tính của bơm, trên Design tab vào Parameters page,
trong ô Adiabatic Efficiency nhập giá trị 10% (như trong hình 3.5).

Hình 3.5. Thay đổi công suất của bơm

Khi đó thông tin đã đầy đủ và bơm có thể được tính toán. Vào Worksheet
để xem kết quả (hình 3.6).

Nhiệt độ của dòng ra là bao nhiêu?___________________________

44
Hình 3.6. Worksheet tab của bơm
8. Lưu vào thư mục xác định
 Vào File
 Vào Save as
 Đặt tên file là Pump và bấm phím OK
Qua bài toán này nhận thấy rằng khi bơm chất lỏng có thể làm tăng nhiệt
độ dòng. Trong trường hợp này, khi công suất hiệu dụng của bơm chỉ có 10%
đã làm nhiệt độ dòng nước tăng lên 18 oC.
Công suất hiệu dụng bơm càng thấp, nhiệt độ dòng nước sau bơm càng
tăng cao, vì khi đó năng lượng của bơm sử dụng phải lớn hơn để đưa chất lỏng
ra ngoài khi mà áp suất của dòng ra yêu cầu không đổi. Như thế phần lớn năng
lượng chuyển sang nhiệt năng làm tăng nhiệt độ dòng chất lỏng sau bơm.

3.2 Máy nén


Máy nén được sử dụng để tăng áp suất cho một dòng khí, tùy thuộc vào
thông tin được cung cấp, Compressor sẽ tính toán các tính chất của dòng (nhiệt
độ hoặc áp suất) hay công suất hiệu dụng của máy nén.

3.2.1 Bài toán


Máy nén dùng để vận chuyển khí và làm tăng áp suất của dòng khí. Có một
hỗn khí tự nhiên (gồm C 1, C 2, C 3, n-C4, i-C4, i-C5, n-C 5, n-C6, C 7+ ) ở áp suất
1 bar và nhiệt độ 100ºC được đưa vào máy nén làm việc với công suất hiệu

45
dụng 30%. Lưu lượng dòng khí là 100 kmol/h. Áp suất ra khỏi máy nén là 5
bar. Sử dụng phương trình PR. Xác định nhiệt độ của dòng khí ra khỏi máy nén.

3.2.2 Tiến hành mô phỏng máy nén


1. Khởi động chương trình UNISIM.
2. Mở New Case.
3. Xây dựng cơ sở mô phỏng.
Trong giao diện Simulation Basis Manager (xem trong chương 2 đã trình
bày chi tiết), nhập các thông tin như trong bảng sau:

Trong trang… Chọn…


Property Package Peng-Robinson (PR)
Components C1, C2, C 3, n-C 4, i-C4, i-C5, n-C5, n-C6 , C7 +

Cấu tử C7+ không tồn tại trong danh sách các cấu tử vì thế phải tạo một cấu
tử mới và sử dụng Hypothetical.

Hình 3.6. Giao diện chọn các cấu tử

4. Tạo cấu tử mới


 Bấm vào menu Hypothetical, sau đó bấm phím Add Component để
thêm cấu tử mới vào danh sách (hình 3.6).
 Bấm vào phím Quick Create Hypo Component để tạo một cấu tử
giả mới. Cấu tử giả có thể sử dụng để mô hình các cấu tử không có
trong danh sách, một hỗn hợp đã biết hoặc chưa biết, hoặc một chất

46
rắn. Trong trường hợp này có thể sử dụng cấu tử giả để xác định
hỗn hợp khí bao gồm các cấu tử nặng hơn hexan.
 Trong giao diện vừa xuất hiện (hình 3.7), bấm vào ID tab và đặt tên
cho cấu tử vừa tạo ra là C 7+.

Hình 3.7. Giao diện tạo C7+ Hình 3.8. Giao diện tạo C7+

Khi không biết cấu trúc của cấu tử giả định và đang xây dựng mô
hình hỗn hợp, sẽ không sử dụng phím Structure Builder.
 Chuyển sang Critical tab (hình 3.8). Chỉ cần cung cấp thông tin
cho cấu tử C7 + trong ô Normal Boiling Pt là 110ºC (230o F).
 Bấm vào phím Estimate Unknown Props để ước tính tất cả các
tính chất còn lại và cấu tử giả định đã hoàn toàn được xác định.

Tối thiểu cần cung cấp để xác định cấu tử giả định là Normal Boiling Pt
hoặc Molecular Weight và Ideal Liq Density

 Khi cấu tử giả đã được xác định, đóng cửa sổ giao diện tạo C 7 + để
quay trở về giao diện Fluid Package.

47
 Nhập thêm cấu tử giả vào danh sách Select Component bằng cách
chọn C7 + trong danh sách Available Hypo Component, sau đó
bấm vào phím Add Hypo (hình 3.9).

Hình 3.9. Giao diện nhập thêm cấu tử giả định C7+
Mỗi cấu tử giả định là một phần của Hypo Groups. Cấu tử mới tạo
thành được mặc định đưa vào HypoGroup1. Có thể nhập thêm các
Groups mới và di chuyển các cấu tử giữa các nhóm. Điều này được thực
hiện trong Hypotheticals tab của Simulation Basis Manager.

So sánh các tính chất của C 7+ với C7 và C8


C7 + C7 C8
Normal Boiling Point
Ideal Liquid Density
Molecular Weight

Nhập thêm các cấu tử C7 và C8 vào danh sách để so sánh tính chất với
cấu tử giả định. Sau khi so sánh phải xóa C7 & C8 để bắt đầu mô phỏng.
 Khi đã hoàn thành, bấm vào phím Enter Simulation Environment,
bây giờ đã sẵn sàng để bắt đầu mô phỏng.
5. Khởi tạo dòng (Installing a Stream)
Có một vài cách để khởi tạo dòng:
 Bấm phím F11. Hiển thị giao diện thuộc tính của dòng.
 Hoặc nhắp đúp vào biểu tượng Stream trong Object Palette
 Khởi tạo dòng vật liệu với các thông tin cho trong bảng sau:

48
Trong ô này… Nhập thông tin …
Name Natural Gas
Temperature 100o C
Pressure 1 bar
Molar Flow 100 kgmole/h
Component Mole Fraction
C1 0.330
C2 0.143
C3 0.101
i-C4 0.098
n-C4 0.080
i-C5 0.069
n-C5 0.059
n-C6 0.078
C7 + 0.042
6. Thiết lập máy nén
 Có một vài cách để khởi tạo thiết bị mô phỏng (xem chi tiết
chương 4): Bấm phím nóng F12. Chọn thiết bị cần sử dụng trong
nhóm thiết bị Available Unit operations group. Hoặc nhắp đúp
vào biểu tượng thiết bị trong Object Palette.
 Trong Connection page của Design tab trên giao diện thuộc tính
của máy nén (Compressor) nhập các thông tin cho trong bảng sau:

Trong ô này… Nhập thông tin …


Name Compressor
Feed Natural Gas
Outlet Comp Out
Energy Work

49
Giao diện nhận được như trong hình 3.10.

Các page

Các tab

Hình 3.10. Giao diện Compressor – Design tab – Connections page


 Chuyển sang Parameters page. Đổi Adiabatic Efficiency là 30%

Hình 3.11. Giao diện Compressor – Design tab – Parameters page

50
 Chuyển sang Worksheet tab. Trên Conditions page, điền thông tin
như trong hình 3.12. Nhập giá trị Pressure của dòng Comp Out
bằng 5 bar.

Hình 3.12. Giao diện Compressor – Worksheet tab – Conditions page


Nhiệt độ dòng khí ra khỏi Compressor là bao nhiêu? _________
7. Lưu vào thư mục xác định
 Vào File
 Vào Save as
 Đặt tên file là Compressor và bấm phím OK
Qua ví dụ này nhận thấy rằng Compressor có thể làm tăng nhiệt độ
của dòng khí. Trong trường hợp này Compressor chỉ hoạt động ở 30%
công suất định mức, làm tăng nhiệt độ dòng khí lên 165,3oC.
Công suất hiệu dụng của Compressor càng nhỏ, khi đó phần lớn
năng lượng sẽ chuyển sang nhiệt năng làm nhiệt độ của dòng khí nén
tăng lên càng lớn.
3.3 Tuốc bin giãn nở khí (Expander)
Expander được sử dụng làm giảm áp suất của dòng khí vào có áp suất cao
và tạo dòng khí sản phẩm ra có áp suất thấp và tốc độ cao. Quá trình giãn nở là
quá trình chuyển đổi nội năng của khí thành động năng và sinh công. Expander
sẽ tính toán hoặc là tính chất của dòng hoặc là công suất giãn nở. Giải quyết bài

51
toán tìm nhiệt độ đầu ra của expander khi biết công suất. Thực hành với
expander trong UNISIM để mô phỏng quá trình giãn khí. Xác định nhiệt độ đầu
ra khi biết công suất và ngược lại.
Tùy vào thông tin được cung cấp, có một vài phương pháp tính toán. Nói
chung, tính toán sự phụ thuộc của lưu lượng dòng, sự thay đổi áp suất, năng
lượng, và công suất. Expander tính toán rất linh động tùy theo các thông tin
được khai báo ban đầu. Cần phải đảm bảo không có quá nhiều thông tin hoặc
thông tin mâu thuẫn.
Máy nén nhận công còn Tuốc bin giản nở khí sinh công, vì vậy trong thực
tế thường được kết nối thành một cụm để tận dụng năng lượng.

3.3.1 Bài toán


Hỗn hợp khí gồm metan, etan, và propan ở nhiệt độ 25ºC, áp suất 20 bar,
được đưa vào expander với công suất hiệu dụng 30% định mức. Lưu lượng
dòng khí là 100 kgmol/h, áp suất ra khỏi expander là 5 bar. Sử dụng phương
trình Peng-Robinson. Xác định nhiệt độ đầu ra của hỗn hợp khí.

3.3.2 Tiến hành mô phỏng tuốc bin giãn nở khí


1. Xác định fluid package theo các thông tin cho trong bảng.

Trong trang… Chọn…


Property Package Peng-Robinson (PR)
Components C 1, C 2, C 3
Bấm vào phím Enter Simulation Environment
2. Thiết lập dòng vật liệu
Trong ô … Nhập thông tin …
Name Natural Gas
Temperature 25oC
Pressure 20 bar
Molar Flow 100 kgmole/h
Component Mole Fraction
C1 0.500
C2 0.300
C3 0.200

52
3. Thiết lập Expander
 Nhắp đúp vào Expander trong Object Palette
 Trong Connections page nhập các thông tin cho trong bảng dưới

Trong ô… Nhập thông tin…


Name Expander
Feed Natural Gas
Outlet Out
Energy Work

Giao diện thuộc tính của Expander, trong Design tab – Connections page
như trong hình 3.13.

Hình 3.13. Expander – Design tab – Connections page

Chuyển sang Parameters page, thay đổi Adiabatic Efficiency là 30% (như
trong hình 3.14).

53
Hình 3.14. Expander – Design tab – Parameters page
Chuyển sang Worksheet tab, trong Conditions page nhập giá trị áp suất
cho dòng ra là 5 bar. Khi hoàn thành khai báo các thông tin ban đầu, giao diện
Worksheet như trong hình 3.15.

Hình 3.15. Giao diện Worksheet


Nhiệt độ dòng ra khỏi expander là bao nhiêu?__________________
4. Lưu vào thư mục xác định (Save)
 Vào File
 Vào Save as
 Đặt tên file là Expander và bấm phím OK

54
Khi thực hiện giãn nở khí bằng Expander có thể làm giảm nhiệt độ của
dòng khí. Trong trường hợp này, công suất hiệu dụng của Expander là 30%
định mức thì nhiệt độ dòng khí tự nhiên giảm 31oC. Nếu công suất hiệu dụng
của Expander càng nhỏ thì nhiệt độ dòng khí được giãn nở sẽ giảm càng ít.

3.4 Thiết bị trao đổi nhiệt


Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống và vỏ trong UNISIM được sử dụng để mô
phỏng quá trình trao đổi nhiệt. Heat Exchanger thực hiện tính toán cân bằng vật
chất và cân bằng năng lượng. Heat Exchanger là một thiết bị rất linh hoạt, có
thể tính toán với nhiệt độ, áp suất, dòng nhiệt (bao gồm cả tổn thất và mất mát
nhiệt), lưu lượng các dòng vật chất hoặc hệ số trao đổi nhiệt UA. Giải quyết bài
toán đơn giản nhất là tìm lưu lượng dòng lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt ở điều
kiện đã cho.
Trong UNISIM, có thể lựa chọn Heat Exchanger Model (mô hình trao đổi
nhiệt) để phân tích. Các mô hình bao gồm: mô hình End Point Model, mô hình
trao đổi nhiệt ngược chiều lý tưởng Ft = 1, Weighted Design Model, phương
pháp Steady State Rating, và phương pháp Dynamic Rating được sử dụng trong
mô phỏng động. Phương pháp Dynamic Rating cũng được coi như phương pháp
cơ bản và có thể được sử dụng trong mô phỏng tĩnh để đánh giá quá trình trao
đổi nhiệt.

3.4.1 Bài toán


Nước nóng ở 250 oC và áp suất là 1000 psi được sử dụng để gia nhiệt dòng
nước lạnh trong thiết bị trao đổi nhiệt Heat Exchanger. Dòng nước lạnh vào
vào có nhiệt độ 25 oC và áp suất là 130 psi. Nhiệt độ dòng lạnh và dòng nóng ra
khỏi thiết bị lần lượt là 150 oC và 190oC. Nếu lưu lượng dòng nóng là 100 kg/h,
tính lưu lượng dòng lạnh đi qua thiết bị trao đổi nhiệt.

3.4.2 Tiến hành mô phỏng quá trình trao đổi nhiệt


 Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống và vỏ (shell and tube Heat
Exchanger) để mô phỏng quá trình.
 Khai báo các tham số dòng vào, dòng ra đã được nêu trong bài toán.
 Tính lưu lượng khối lượng dòng lạnh.
 Xác định cấu tử và phương trình trạng thái sử dụng trọng fluid package
 Thiết lập dòng và thiết bị Heat Exchanger
1. Xác định cơ sở mô phỏng
Nhập các cấu tử và phương trình trạng thái như cho trong bảng sau:

55
Giao diện Lựa chọn
Components page H2 O
Property Package page Peng-Robinson
Bấm phím Enter Simulation Environment.
2. Thiết lập dòng vật chất
Thiết lập hai dòng vật chất với các thông số sau:
Trong ô… Nhập thông tin…
Name Tube in Shell in
o
Temperature 250 C 25oC
Pressure 1000 psi 130 psi
Mass Flow 100 kg/h <empty>
Compositions H2 O 100% H2 O 100%

3. Thiết lập Heat Exchanger


Heat Exchanger thực hiện tính toán cân bằng vật chất và cân bằng năng
lượng, vì thế có thể tính toán với nhiệt độ, áp suất, dòng nhiệt (bao gồm cả tổn
thất và mất mát nhiệt), lưu lượng các dòng vật chất và hệ số trao đổi nhiệt UA.
 Bấm vào biểu tượng Heat Exchanger trong Object Palette
 Trong Connections page, nhập các thông tin như trong hình 3.16

Hình 3.16. Heat Exchanger – Design tab – Connections page

56
 Tương tự với Parameters page (điền các thông số như hình 3.17). Độ
giảm áp Delta P của Tube and Shell sides (ống và vỏ thiết bị) là 0 psi.

Hình 3.17. Heat Exchanger- Design tab- Parameters page


 Vào Worksheet tab, trong Conditions page, nhập các thông tin như hình
3.18. Nhiệt độ của Tube out và Shell out lần lượt là 190oC và 150o C.

Hình 3.18. Heat Exchanger- Worksheet tab- Conditions page

57
Lưu lượng khối lượng của dòng lạnh là bao nhiêu? ________
4. Lưu Case
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Heat Exchanger sau đó bấm phím OK.
Tại điều kiện đã cho và lưu lượng dòng nóng là 100 kg/h, lưu lượng dòng
lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt là 55.21 kg/h.

3.5 Tháp tách pha


Trong mô phỏng tĩnh, Flash Separator phân chia hỗn hợp hai pha trong
tháp thành pha lỏng và pha hơi. Hai pha lỏng và hơi được phân tách trong tháp
sau khi đã đạt trạng thái cân bằng
Flash Separator thực hiện tính toán xác định các tham số sản phẩm và
thành phần pha. Áp suất của quá trình tách là áp suất thấp nhất của nguyên liệu
trừ đi độ giảm áp qua tháp tách. Entanpy bao gồm entanpy của dòng nguyên
liệu và dòng năng lượng (giá trị mang dấu cộng nếu được đun nóng, mang dấu
trừ nếu được làm lạnh).
Separator có khả năng tính toán kết quả ngược lại. Ngoài việc áp dụng tính
toán theo tiêu chuẩn (dòng nguyên liệu vào tháp đã khai báo thông tin đầy đủ,
được tách tại áp suất và entanpy của tháp tách), Separator còn có thể sử dụng
thành phần đã biết của một dòng sản phẩm để tính toán thành phần của dòng
sản phẩm còn lại và dựa trên cân bằng vật chất của dòng nguyên liệu vào.

3.5.1 Bài toán


Dòng vật chất bao gồm 15% etan, 20% propan, 60% i-butan, 5% n-butan ở
50 F và áp suất khí quyển, lưu lượng 100 lbmol/h. Nén dòng đến 50 psi sau đó
o

làm lạnh đến 32 oF. Sản phẩm là dòng hơi và dòng lỏng được tách ra. Tính lưu
lượng và thành phần của hai dòng sản phẩm này.

3.5.2 Thực hiện mô phỏng quá trình tách pha


1. Xây dựng cơ sở mô phỏng
 Nhập các cấu tử và phương trình trạng thái:

Trong giao diện … Lựa chọn…


Property Package page Peng-Robinson
Components page Ethane, propane, i-butane, n-butane

58
 Bấm phím Enter Simulation Environment khi đã sẵn sàng thực hiện mô
phỏng
2. Thiết lập dòng vật chất
Thiết lập dòng vật chất với các giá trị sau:

Trong ô… Nhập thông tin…


Name Gas
Temperature 50o F
Pressure 1 atm
Molar Flow 100 lbmole/h
Compositions Ethane-15%
Propane-20%
i-butane-60%
n-butane-5%

3. Thiết lập Compressor


 Bấm vào biểu tượng Compressor trong Object Palette.
 Trong Connections page, nhập các thông tin như trong hình 3.19.

Hình 3.19. Compressor – Design tab - Connections page

59
 Trong Worksheet tab, Conditions page, nhập các thông tin như hình
3.20. Áp suất của dòng Comp Gas là 50 psi (344.7 kPa).

Hình 3.20. Compressor - Worksheet tab - Conditions page


4. Thiết lập Cooler
 Bấm vào biểu tượng Cooler trong Object Palette.
 Trong Connections page, nhập các thông tin như trong hình 3.21.

Hình 3.21. Cooler - Design tab – Connections page

60
 Chuyển sang Parameters page. Độ giảm áp là 0 psi như trong hình 3.22.

Hình 3.22. Cooler - Design tab – Parameters page


 Chuyển sang Worksheet tab, Conditions page, nhập thông số như hình
3.23. Nhiệt độ dòng Cool Gas là 32oF (0oC).

Hình 3.23. Cooler - Worksheet tab – Conditions page

5. Thiết lập Flash Separator


 Bấm vào biểu tượng Separator trong Object Palette.

61
 Trong Connections page, nhập các thông số như trong hình 3.24.

Hình 3.24. Separator – Design tab – Connections page

 Chuyển sang Worksheet tab để xem kết quả (hình 3.25 và 3.26):

Hình 3.25. Separator – Worksheet tab – Conditions page

62
Hình 3.26. Separator – Worksheet tab – Composition page

Điền kết quả nhận được vào bảng sau:

Stream: Top Bottom


Flowrate: ________________ _______________
Composition: Ethane: ___________ _______________
Propane: ___________ _______________
i-Butane: ___________ _______________
n-Butane: ___________ ______________

6. Lưu Case
 Vào File menu.
 Chọn Save As
 Đặt tên file là Flash sau đó bấm OK
Khi hoàn thành mô phỏng quá trình tách hai pha nhận được sơ đồ PFD như
trong hình 3.27.

63
Hình 3.27. Lưu trình PFD với tháp tách pha

3.6 Cyclon
Thiết bị Cyclon được sử dụng phổ biến trong các nhà máy hoá chất, cụ thể
thường được sử dụng trong quá trình làm sạch sơ bộ dòng khí khỏi bụi, tạp chất
rắn do có cấu tạo đơn giản, hiệu suất ổn định và có thể điều chỉnh thông qua
vận tốc của dòng khí nguyên liệu và kích thước của Cyclon.
Thiết bị Cyclone được sử dụng để tách riêng những chất rắn từ dòng khí và
được khuyến cáo chỉ sử dụng để tách những hạt có kích thước lớn hơn 5.
Cyclone bao gồm một hình trụ thẳng đứng có đáy hình côn, một đầu vào
tiếp tuyến với thân hình trụ ở gần đầu thiết bị, và một đầu ra cho các chất rắn ở
dưới cùng của đáy hình côn. Dưới tác dụng của lực ly tâm xuất hiện trong dòng
khí chuyển động xoáy làm các hạt rắn bị văng về phía thành thùng Cyclone.
Các hạt rắn va đập vào thành thiết bị, rơi xuống đáy hình côn, và do đó bị tách
ra khỏi dòng khí. Các chất rắn cần tách ra phải được xác định trước đó và được
thiết lập như là các thành phần trong dòng khí.
Để cài đặt Cyclone hoạt động, bấm phím F12 và chọn Cyclone từ Unit Ops
hoặc chọn biểu tượng Cyclone trong Object Palette (trước tiên cần phải bấm
vào biểu tượng Solids Ops).
Để bỏ qua Cyclone trong quá trình tính toán, chọn Ignored, UNISIM sẽ
hoàn toàn bỏ qua những thao tác liên quan đến Cyclone cho đến khi khôi phục
lại bằng cách bỏ lựa chọn Ignored.

64
3.6.1 Bài toán
Hỗn hợp khí sản phẩm của quá trình cháy được đưa qua thiết bị Cyclon để
làm sạch khỏi bụi cơ học và bụi than chưa cháy hết. Đây là công đoạn điển hình
sau quá trình khí hoá than, hay quá trình làm sạch khói thải từ các nhà máy
nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than, khí. Hiệu suất làm sạch khí bằng Cyclon
không chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của Cyclon, mà còn phù thuộc vào kích thước
của hạt bụi, trong thực tế, giá trị này có thể đạt từ 70 - 80% hoặc lớn hơn tùy
thuộc vào kích thước hạt bụi. Trong bài toán này, Cyclon sẽ được mô phỏng
cho quá trình phân tách gần như triệt để bụi ra khỏi dòng khí với giả thiết kích
thước hạt bụi đủ lớn. Hỗn hợp dòng nguyên liệu đi vào Cyclon gồm có CO,
CO2, SO2, NO2, N2, O2, H2O (hơi), Carbon (mô phỏng cho bụi cơ học và bụi
than chưa cháy hết).
Dòng nguyên liệu được đưa vào Cyclon ở điều kiện 120 oC, 1 atm.

3.6.2 Thực hiện mô phỏng


1. Thiết lập cơ sở mô phỏng
Bước đầu tiên cần phải thực hiện trước khi bắt đầu một quá trình mô phỏng
là lựa chọn phương trình trạng thái thích hợp và nhập các cấu tử cần thiết.
Nhập các thông tin sau:
Trong page… Lựa chọn…
Property Package Peng- Robinson
Components CO, CO2, SO2, NO2, N2, O2, H2O, C

2. Khởi tạo dòng nguyên liệu


Các thông số của dòng Feed được khai báo như trong bảng sau:

Trong ô… Nhập thông tin …


Name Feed
Temperature [C] 120
Pressure [atm] 1
Molar Flow [kgmole/hr] 100

65
Compositions, mole fraction
CO 0.125
CO2 0.156
SO2 0.056
NO2 0.0021
N2 0.31
O2 0.056
H2 O 0.1609
C 0.134

3. Khởi tạo thiết bị Cyclon


 Từ Object Palette, chọn biểu tượng Solid Ops, tiếp đến chọn Cyclone
và đưa vào PFD.
 Trong Connection page của Design tab, đặt tên thiết bị là X-100, kết
nối với dòng nguyên liệu là Feed. Dòng sản phẩm hơi là Clean Gas,
dòng sản phẩm rắn là Solid (như trên hình 3.28).

Hình 3.28. Design tab – Connections page


 Chuyển sang Parameters page của Design tab.

66
Trong nhóm Configuration, có thể chọn High Efficiency hoặc High Output.
Trong bài này chọn High Efficiency vì yêu cầu làm sạch bụi với mức độ cao tới
98.5%, nghĩa là 98.5% các hạt bụi rắn sẽ được loại khỏi dòng khí.
Nhập giá trị Particle Efficiency bằng 98.5%.
Trong nhóm Efficiency Method có hai lựa chọn: Lapple hoặc Leith/Licht method,
phương pháp sau tính toán chặt chẽ hơn vì có tính đến ảnh hưởng của kích thước hạt
rắn khác nhau. Trong bài toán này sẽ chọn Leith/Licht method (hình 3.29).

Hình 3.29. Design tab – Parameters page


 Chuyển sang Solids page, chọn Solid Name là Carbon (hình 3.30).

Hình 3.30. Design tab – Solids page

67
4. Đọc kết quả tính toán
Chuyển sang Worksheet tab, có thể lựa chọn page tương ứng để đọc kết quả
tính toán của thiết bị Cyclone. Điền kết quả vào bảng sau.

Điền các giá trị sau:


Molar flow (Solid): ________________________________
Mole fraction của hạt rắn còn lại trong khí sạch (C- Clean Gas): _______________

5. Lưu case vào thư mục xác định


 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Cyclone sau đó bấm phím OK.
Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 3.31.

Hình 3.31. Lưu trình với Cyclone

3.7 Ejector
Ejector là một công cụ mới của UNISIM và bắt đầu được đưa vào từ phiên
bản UNISIM Design R410. Xuất phát từ nhu cầu tính toán thực tế, công cụ
Ejector giúp mô phỏng quá trình sát với thực tế hơn. Ejector là thiết bị cho
phép trộn hai dòng khí có áp suất và lưu lượng khác nhau, ví dụ khi thực hiện
mô phỏng quá trình công nghệ hóa lỏng khí tự nhiên trong nhà máy sản xuất
LNG (Liquefied Natural Gas)
Trên thực tế, thiết bị Ejector được sử dụng phổ biến trong các nhà máy khí,
các dòng khí đi vào Ejector có áp suất và lưu lượng rất khác nhau, và giá trị áp

68
suất của dòng khí đi ra khỏi Ejector sẽ được tính toán dựa trên áp suất của các
dòng khí đi vào.
Để tìm được công cụ Ejector trong UNISIM có thể làm theo một trong hai
cách sau:
 Bấm phím nóng F12, chọn Ejector
 Trên thanh Menu chính chọn Flowsheet, sau đó chọn Add Operation,
chọn tiếp Ejector ở cột bên phải Available Units Operations để khởi tạo
Ejector.

Hình 3.32. Design tab - Connections page

Trên giao diện Connections tab của Ejector (hình 3.32), có thể kết nối các
dòng vào Ejector, trong đó, dòng tại vị trí Suction Stream có vai trò là dòng hút,
do vậy dòng này phải có áp suất lớn hơn, dòng Motive Stream là dòng có áp suất
nhỏ hơn. Tại giao diện này, cũng có thể lựa chọn chế độ làm việc cho Ejector:
 Steam: cho phép trộn hai dòng hơi nước có áp suất chênh lệch nhau.
 Gas-Gas: cho phép trộn hai dòng khí có áp suất chênh lệch nhau.
Các tab còn lại của Ejector sẽ được giữ nguyên theo mặc định. Áp suất của
dòng khí đi ra khỏi Ejector sẽ được UNISIM tính toán dựa vào áp suất của hai
dòng khí nguyên liệu.

69
3.7.1 Bài toán
Trong nhà máy sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng, LNG được tạo ra bằng cách
hóa lỏng khí tự nhiên (đã qua công đoạn chế biến sơ bộ: tách nước, làm ngọt
đạt đến giới hạn yêu cầu) ở nhiệt độ thấp. Trong công nghệ hóa lỏng khí,
Ejector được sử dụng để trộn dòng khí áp suất cao với dòng khí áp suất thấp
được tuần hoàn trở lại từ các tháp tách pha (V-1 và V-2), dòng khí đi ra ở đây
sẽ được đưa vào máy giãn nở để ngưng tụ khí và đưa vào tháp tách pha. Dòng
nguyên liệu đưa vào quá trình ở điều kiện nhiệt độ 310 K và áp suất 6,765 MPa.

Máy nén dòng


nguyên liệu
A-1 A-2 A-3
Nguyên liệu
Freon E-1

V-1
Máy nén dòng
tuần hoàn

E-2

V-2
A-1 và A-3: Thiết bị trao đổi nhiệt Shell & Tube
A-2: Thiết bị làm lạnh bằng Freon
E-1 và E-2: Ejector
V-1 và V-2: Tháp tách pha

Hình 3.33. Sơ đồ nguyên lý công nghệ sản xuất LNG


LNG
3.7.2 Thực hiện mô phỏng

1. Thiết lập cơ sở mô phỏng


Bước đầu tiên cần phải thực hiện trước khi bắt đầu một quá trình mô phỏng
là lựa chọn phương trình trạng thái thích hợp và nhập các cấu tử cần thiết. Nhập
các thông tin sau:
Trong page… Lựa chọn…
Property Package Peng- Robinson
Components C1, C2, C3, iC4, nC4, iC5, nC5, nC6

2. Khởi tạo dòng nguyên liệu

70
Các thông số của dòng Feed được khai báo như trong bảng sau:
Conditions
Name Feed
Temperature 310 K
Pressure 6.765 MPa
Molar Flow 80 kgmole/hr
Compositions, mole fraction
C1 0.9056 nC4 0.0060
C2 0.0508 iC5 0.0020
C3 0.0252 nC5 0.0013
iC4 0.0072 nC6 0.0019

3. Khởi tạo lần lượt các thiết bị sau

 Khởi tạo máy nén Comp-1


Từ Object Palette, chọn Compressor đưa vào PFD.

Tab [page] Trong ô … Nhập thông tin …


Design tab Name Comp-1
[Connections page] Inlet Feed
Outlet Comp-1 out
Energy Q- comp 1
Worksheet tab Pressure (comp-1 out) 20 MPa

Sau khi nhập xong các thông số, máy nén Comp-1 sẽ có giao diện như hình
3.34.

71
Hình 3.34. Design tab – Connections page

Chuyển sang Conditions page của Worksheet tab, nhập giá trị áp suất cho
dòng comp-1 out là 20 MPa (hình 3.35).

Hình 3.35. Worksheet tab – Conditions page


 Khởi tạo thiết bị làm mát (giao diện như trên hình 3.36).

72
Design tab Name Cooler-1
[Connections page] Inlet Comp-1 out
Outlet To mixer
Energy Q-cooler- 1
[Parameters page] Delta P 0 kPa
Worksheet tab Temperature (to mixer) 313 K

Hình 3.36. Design tab – Connections page

 Khởi tạo thiết bị trộn dòng MIXER (giao diện như trên hình 3.37).
Design tab Name Mixer
[Connections page] Inlet To Mixer
Outlet M-1 out
Design tab
Automatic Pressure Assignment Equalize All
[Parameters page]

73
Hình 3.37. Design tab – Connections page

 Khởi tạo thiết bị trao đổi nhiệt A-1

Design tab Name A-1


[Connections page] Tube side Inlet M-1 out
Shell Side Inlet Rec to A-1
Tube side outlet To A-2
Shell side outlet To rec-Comp
Design tab Delta P (Tube side, Shell side) 0 kPa
[Parameters page] Heat Exchanger Model Weighted
Worksheet tab Temperature (To A-2) 300 K

Giao diện thuộc tính của thiết bị trao đổi nhiệt A-1 hiển thị như trên các
hình 3.38, 3.39 và 3.40.

74
Hình 3.38. Design tab – Connections page

Hình 3.39. Design tab – Parameters page

75
Hình 3.40. Worksheet tab – Conditions page

 Khởi tạo thiết bị làm lạnh A-2


Khai báo các thông số của A-2 như trong bảng sau:

Design tab Name A-2


[Connections page] Inlet To A-2
Outlet To A-3
Energy Q- A-2
Design tab Delta P 0 kPa
[Parameters page]
Worksheet tab Temperature (to A-3) 290 K

Giao diện hiển thị như trong hình 3.41.

76
Hình 3.41. Design tab – Connections page

 Khởi tạo thiết bị trao đổi nhiệt A-3


Design tab Name A-3
[Connections page] Tube side Inlet To A-3
Shell Side Inlet Rec to A-3
Tube side outlet To TEE
Shell side outlet Rec to A-1
Design tab Delta P (Tube side, Shell side) 0 kPa
[Parameters page] Heat Exchanger Model Weighted
Worksheet tab Temperature (To TEE) 285 K

 Khởi tạo thiết bị chia dòng TEE


Design tab Name TEE
[Connections page] Inlet to TEE
Outlet To E-1
To E-2
Design tab
Flow Ratios 0.5
[Parameters page]

77
 Khai báo dòng Rec to E-1 với các thông tin cho trong bảng sau:
Conditions
Name Rec to E-1
Temperature [K] 140.4
Pressure [MPa] 0.6
Molar Flow [kgmole/hr] 2
Compositions, mole fraction
C1 0.9993
C2 0.0007

 Khởi tạo thiết bị Ejector E-1 (giao diện như trên hình 3.42).
Design tab Name E-1
[Connections page] Suction Stream to E-1
Motive Stream rec to E-1
Operation Mode Gas-Gas
Discharge stream to Ex-1

Hình 3.42. Design tab - Connections page

78
 Khởi tạo máy giãn nở khí Ex-1 (giao diện như trên hình 3.43).

Design tab Name Ex-1


[Connections page] Inlet to Ex-1
Outlet To V-1
Energy Q-Ex-1
Worksheet tab Pressure ( to A-4) 1.2 MPa

Hình 3.43. Design tab - Connection page

 Khởi tạo tháp tách pha V-1 (giao diện như trên hình 3.44).

Design tab Name V-1


[Connections page] Inlet To V-1
Vapour outlet Rec to A-3
Liquid outlet To RV-1

79
Hình 3.44. Design tab - Connection page
 Khởi tạo van giảm áp RV-1
Design tab Name RV-1
[Connections page] Inlet To RV-1
Outlet To V-2
Worksheet tab Pressure ( to V-2) 0.6 MPa

 Khởi tạo tháp tách pha V-2


Design tab Name V-2
[Connections page] Inlet To V-2
Vapour Outlet To rec-1
Liquid Outlet to RV-2

 Khởi tạo công cụ Recycle để thực hiện tuần hoàn dòng khí đưa vào
Ejector: REC-1 (giao diện như trên hình 3.45).

Design tab Name REC-1


[Connections page] Inlet To rec-1
Outlet Rec to E-1

80
Hình 3.45. Connections tab - Connections page

 Khởi tạo van giảm áp RV-2


Design tab Name RV-2
[Connections page] Inlet To RV-2
Outlet to Tank
Worksheet tab Pressure ( to Tank) 0.4 MPa

 Khởi tạo thùng chứa sản phẩm Tank


Design tab Name Tank
[Connections page] Inlet to Tank
Vapour outlet to rec-2
Liquid outlet LNG

 Khởi tạo công cụ Recycle để thực hiện tuần hoàn dòng khí đưa vào
Ejector 2: REC-2
Design tab Name REC-2
[Connections page] Inlet To rec-2
Outlet Rec to E-2

81
 Khởi tạo thiết bị Ejector E-2
Design tab Name E-2
[Connections page] Suction Stream to E-2
Motive Stream rec to E-2
Operation Mode Gas- Gas
Discharge stream to Ex-2

 Khởi tạo thiết bị giãn nở khí Ex-2 (giao diện như trên hình 3.46).
Design tab Name Ex-2
[Connections page] Inlet To Ex-2
Outlet Out from Ex-2
Energy Q- Ex-2
Worksheet tab Pressure ( out from Ex-2) 0.6 MPa

Hình 3.46. Design tab – Connections page

Dòng Out from Ex-2 đi ra khỏi Ex-1 được đưa vào tháp tách pha V-2, sau
khi hoàn thành, giao diện của tháp tách V-2 sẽ hiển thị như trong hình 3.47.

82
Hình 3.47. Design tab – Connections page

 Khởi tạo máy nén tăng áp cho dòng khí tuần hoàn Rec-comp
Design tab Name Rec-comp
[Connections page] Inlet To rec-comp
Outlet To cooler-2
Energy Q- rec-comp
Worksheet tab Pressure (to cooler-2) 20 MPa

 Khởi tạo thiết bị làm lạnh Cooler-2


Design tab Name Cooler-2
[Connections page] Inlet To cooler-2
Outlet To rec-3
Design tab
Delta P 0 kPa
[Parameters page]
Worksheet tab Temperature (to rec-3) 313 K

 Khởi tạo công cụ Recycle REC-3


Design tab Name REC-3
[Connections page] Inlet To rec-3
Outlet Rec to mixer

83
Sau đó dòng Rec to mixer được đưa vào MIXER. Giao diện của MIXER
sẽ hiển thị như trong hình 3.48.

Hình 3.48. Design tab – Connections page

Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 3.49.

Hình 3.49. Sơ đồ PFD mô phỏng công nghệ hóa lỏng khí tự nhiên

84
Chuyển sang Worksheet tab, có thể lựa chọn page tương ứng để đọc kết
quả tính toán của Ejector. Điền kết quả vào bảng sau.

Điền các giá trị sau:


Molar flow of to Ex-1: ______________________________
Mole fraction of to Ex-1: ____________________________

4. Lưu case vào thư mục xác định


 Vào File menu
 Chọn Save As
 Đặt tên file là Ejector sau đó bấm phím OK

3.8 Tóm tắt và ôn tập chương 3


 Tìm được nhiệt độ dòng ra khi biết công suất hiệu dụng của bơm, máy
nén, tuốc bin giãn nở khí… Kết nối các dòng với thiết bị. Xác định
nhiệt độ đầu ra khi biết công suất hiệu dụng của thiết bị và ngược lại.
 Bơm dùng để vận chuyển chất lỏng. Trong chương này đã sử dụng
mô hình bơm để mô phỏng quá trình bơm chất lỏng. Biết cách
khai báo các tham số của bơm
 Kết nối compressor và expander để tận dụng năng lượng.
 Máy nén nói chung dùng để vận chuyển khí. Trong chương này đã
sử dụng Compressor để mô phỏng quá trình nén. Biết cách khai
báo các tham số của một Compressor.
 Trong chương này, đã sử dụng Heat Exchanger để tính toán và tìm lưu
lượng dòng lạnh đi qua thiết bị trao đổi nhiệt ở điều kiện đã cho, sử
dụng phương pháp tính toán End Point Model.
 Separator trong UNISIM được sử dụng để mô phỏng quá trình tách hai
pha lỏng và hơi. Đã thực hiện tính toán lưu lượng của dòng lỏng và
dòng hơi ra khỏi tháp tách khi biết lưu lượng dòng hai pha vào tháp.

85
Dòng hơi và dòng lỏng trong tháp tách đạt trạng thái cân bằng trước khi
được tách ra.
 Thiết bị Cyclon được sử dụng phổ biến trong phân tách hai pha không
đồng nhất rắn – khí. Từ kết quả nhận được có thể thấy hiệu quả phân
tách của Cyclon, và vai trò của Cyclon trong công nghiệp sử dụng để
phân tách các hạt rắn. Đối với các quá trình yêu cầu tách triệt để, hiệu
suất tách cao hơn khi có mặt các hạt bụi kích thước nhỏ (<5m) thì cần
thêm các phương pháp tách khác, ví dụ như sử dụng thiết bị lọc điện…
 Khác với Mixer được sử dụng trong trường hợp trộn hai dòng khí có áp
suất gần bằng nhau, tính toán gần đúng bằng cách tính áp suất dòng ra
bằng áp suất của dòng có áp suất nhỏ hơn hoặc tính cân bằng áp suất
hai dòng, trong chương này đã làm quen với Ejector, thiết bị được sử
dụng phổ biến trong các nhà máy xử lý và chế biến khí, cho phép trộn
hai dòng khí có áp suất và lưu lượng chênh lệch nhau rất nhiều với kết
quả tính toán chính xác, phù hợp với thực tế. Đã mô phỏng phỏng phân
xưởng hóa lỏng khí để sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng LNG, trong đó có
sử dụng Ejector.

3.9 Bài tập nâng cao


 Khi nhiệt độ đầu ra của bơm là 200ºC thì công suất hiệu dụng của bơm là
bao nhiêu?
 Nếu nhiệt độ dòng ra là 400°C thì công suất hiệu dụng của máy nén
là bao nhiêu?
 Công suất hiệu dụng của expander là bao nhiêu khi nhiệt độ dòng khí
ở đầu ra là – 30 oC?
 Nếu lưu lượng dòng lạnh là 100 kg/h, xác định lưu lượng dòng nóng.
Nhiệt lượng trao đổi giữa hai dòng là bao nhiêu?
 Nếu nhiệt độ dòng Cool Gas là 10oF, thì lưu lượng và thành phần của hai
dòng là bao nhiêu?

86
Chương 4. CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG

Nội dung
Trong chương này giải quyết những vấn đề liên quan đến các mô hình thiết
bị phản ứng cơ bản trong công nghệ hoá học: phản ứng chuyển hoá, phản ứng
cân bằng, phản ứng Gibbs, thiết bị phản ứng khuấy liên tục (CSTR), và thiết bị
phản ứng dòng đẩy (PFR). Thông qua mô phỏng các quá trình phản ứng cụ thể,
đưa ra cách thiết lập phản ứng và nhóm phản ứng, cách lựa chọn mô hình phản
ứng phù hợp trên cơ sở thông tin đã biết về quá trình phản ứng.

Mục tiêu
Sau khi học xong có thể:
 Mô phỏng quá trình phản ứng trong UNISIM
 Thiết lập các phản ứng
 Thiết lập nhóm phản ứng (Reaction Set)
 Gắn Reaction Set đã cài đặt với hệ nhiệt động Fluid Package
 Lựa chọn mô hình phản ứng phù hợp
 In các thông tin của dòng và dữ liệu Workbook

Yêu cầu
Trước khi học chương này người sử dụng cần phải biết:
 Điều chỉnh PFD
 Thêm các dòng trong PFD hoặc Workbook
 Khởi tạo và nối các dòng và thiết bị trong PFD
 Sử dụng Case Study

87
4.1 Thiết bị phản ứng chuyển hoá
Loại phản ứng chuyển hoá không yêu cầu các thông tin về nhiệt động học.
Việc phải làm là nhập hệ số tỷ lượng phản ứng và độ chuyển hoá của chất phản
ứng cơ bản. Độ chuyển hoá luôn luôn dưới 100%. Phản ứng tiến hành cho đến
khi đạt giới hạn hoặc hết chất phản ứng.
Việc nhóm các phản ứng khác loại với nhau là không thể thực hiện, tuy
nhiên, có thể nhóm các phản ứng Conversion lại thành một nhóm và phân loại
các phản ứng (phản ứng nối tiếp hay song song). Phản ứng có bậc thấp nhất sẽ
xảy ra đầu tiên (có thể bắt đầu hoặc là 0 hoặc 1). Cũng như các phản ứng đơn
lẻ, tổng độ chuyển hoá cấu tử cơ bản trong nhóm các phản ứng không được quá
100%.
Các phản ứng Conversion không được sử dụng trong các thiết bị phản ứng
đẩy lý tưởng (PFR) hoặc khuấy lý tưởng (CSTR). Nói chung, các phản ứng
Conversion chỉ được thực hiện trong thiết bị phản ứng Conversion Reactor.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng tháp tách hai pha Separator để thực hiện phản
ứng chuyển hoá.
Trong chương này sẽ phát triển mô hình sản xuất khí hydro từ metan bằng
phản ứng oxi hoá. Phương pháp oxi hoá không hoàn toàn dựa trên phản ứng của
metan với không khí để sản xuất oxit cacbon và khí hydro. Thực hiện khai báo
các phản ứng chuyển hoá (Conversion) và thiết lập nhóm các phản ứng vào
thiết bị phản ứng trong UNISIM

4.1.1 Bài toán


Công nghệ sản xuất khí hydro từ hydrocacbon đã có những bước phát triển
đáng kể trong thập kỷ qua. Hiệu quả của công nghệ sản xuất hydro có liên quan
trực tiếp đến các thiết bị chuyển hoá năng lượng như pin nhiên liệu (fuel cell).
Sự chuyển hoá nhiên liệu thành hydro được thực hiện bằng quá trình oxi hoá
không hoàn toàn. Phương pháp này dựa vào phản ứng của nhiên liệu ví dụ như
metan với không khí để tạo ra oxit cacbon và hydro.
CH4 + 1/2 O2  CO + 2H 2
CH4 + O2  CO2 + 2H2
Phát triển mô hình đại diện cho quá trình oxi hoá không hoàn toàn metan
để sản xuất hydro.

88
4.1.2 Thực hiện mô phỏng
Bước đầu tiên để mô phỏng quá trình sản xuất hydro là chọn phương trình
trạng thái thích hợp. Nhập các thông tin như sau:

Trong ô … Lựa chọn …


Property Package page Peng-Robinson
Components page CH4, O2, N2, CO, CO2 , H2

1. Thiết lập các phản ứng


Các phản ứng trong UNISIM được khởi tạo theo cách tương tự như thêm
các cấu tử khi bắt đầu xây dựng cơ sở mô phỏng.
Bấm vào Reaction tab trong Simulation Basis Manager. Lưu ý rằng tất cả
các cấu tử đã chọn được hiển thị trong danh sách Rxn Components.

Hình 4.1. Giao diện Reaction tab

Bấm phím Add Rxn, sẽ hiển thị cửa sổ nhỏ có chứa danh sách các phản
ứng, chọn phản ứng Conversion từ danh sách.
Nhập các thông tin như trong giao diện hình 4.2 sau đây:

89
Hình 4.2. Giao diện Conversion Reaction Rxn-1 – Stoichiometry tab

Chuyển sang Basis tab và nhập các thông tin như trong giao diện hình
4.3 sau đây:

Hình 4.3. Giao diện Conversion Reaction Rxn-1 – Basis tab

Với phản ứng thứ 2, tương tự nhập các thông tin sau:

90
Hình 4.4. Giao diện Conversion Reaction Rxn-2 – Stoichiometry tab

Tương tự ở Basis tab, nhập các thông tin sau:

Hình 4.5. Giao diện Conversion Reaction Rxn-2 – Basis tab

91
2. Thiết lập nhóm các phản ứng
Khi hai phản ứng này đã được khai báo đầy đủ các thông tin, cần phải thiết
lập Reaction Set cho thiết bị phản ứng chuyển hoá Conversion Reactor.
Vẫn đang ở Reaction tab (như hình 4.1), bấm phím Add Set. Đặt tên cụm
phản ứng là Oxidation Rxn Set, và nhập hai phản ứng Rxn-1, Rxn-2 vào. Các
phản ứng được nhập bằng cách chọn các phản ứng cần thiết từ danh sách thả
xuống trong Active List. Giao diện sẽ hiển thị như trong hình 4.6 dưới đây khi
đã hoàn thành.

Hình 4.6. Giao diện tạo Oxidation Rxn Set

3. Thiết lập các phản ứng nối tiếp


Các phản ứng chuyển hoá có thể được nhóm lại và phân loại phản ứng (nối
tiếp hoặc song song). Phản ứng nào được xếp hạng thấp nhất sẽ xảy ra đầu tiên
(có thể bắt đầu hoặc là 0 hoặc 1).
Để thiết lập cho các phản ứng xảy ra nối tiếp, trong Oxidation Rxn Set
(hình 4.6), bấm vào phím Ranking… và nhập các thông tin cho phản ứng Rxn-
1 có Rank là 0, phản ứng Rxn-2 có Rank là 1, như trong hình 4.7 dưới đây.
Điều đó có nghĩa là các phản ứng Rxn-1 và Rxn-2 là các phản ứng nối tiếp,
phản ứng Rxn-1 sẽ xảy ra trước, phản ứng Rxn-2 xảy ra sau.

92
Hình 4.7. Thiết lập cho các phản ứng nối tiếp

4. Liên kết nhóm phản ứng vào Fluid Package


Sau khi thiết lập nhóm phản ứng (Reaction Set), cần phải nhập vào hệ nhiệt
động đã lựa chọn trong UNISIM để sử dụng.
 Chọn Reaction Set và bấm phím Add to FP.
 Chọn Fluid Package và bấm phím Add Set to Fluid Package.
 Nếu cần, có thể save Fluid Package kèm theo các phản ứng đã gắn vào.
Như vậy có thể mở lại FP này ở bất kỳ bài toán mô phỏng nào khác
trong UNISIM khi FP này phù hợp.
Khi các phản ứng cài đặt đã được gắn vào Fluid Package, có thể vào môi
trường mô phỏng và bắt đầu xây dựng PFD.

5. Thiết lập các dòng vật chất


Thiết lập dòng vật chất thứ nhất với các thông tin cho trong bảng sau.

Trong ô ... Nhập thông tin …


Name Methane
Temperature 25oC
Pressure 2 bar
Molar Flow 100 kgmole/h
Component Mole Fraction
C1 1.000

93
Tương tự với dòng thứ hai
Trong ô … Nhập thông tin …
Name Air
Temperature 25oC
Pressure 2 bar
Molar Flow 260 kgmole/h
Component Mole Fraction
N2 0.79
O2 0.21

6. Thiết lập thiết bị phản ứng chuyển hoá

 Từ Object Palette, bấm vào biểu tượng General Reactor, chọn


Conversion Reactor và đưa vào PFD.
 Đặt tên thiết bị là Oxidation Reactor và nối với hai dòng nguyên liệu đã
thiết lập ở trên là Methane và Air. Đặt tên dòng sản phẩm hơi là
Ox_Vap, mặc dù trong trường hợp này không có sản phẩm lỏng nhưng
vẫn phải đặt tên là Ox_Liq (hình 4.8).

Hình 4.8. Oxidation Reactor – Design tab – Connections page

94
 Trong Details page của Reaction tab, chọn nhóm phản ứng Oxidation
Rxn Set đã cài đặt, các phản ứng sẽ tự động được kết nối với thiết bị
phản ứng (hình 4.9).

Hình 4.9. Oxidation Reactor – Reactions tab – Details page

 Chuyển sang Composition page của Worksheet tab, phân tích thành
phần của dòng sản phẩm Ox_Vap, điền kết quả vào bảng dưới đây.
Lưu lượng mol của các cấu tử bằng bao nhiêu?
Methane: _____________ Nitrogen: ________________
Oxygen: ______________ CO: _____________________
CO2: _________________ Hydrogen: ________________

7. Lưu Case
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Conversion sau đó bấm phím OK.
Lưu trình hoàn thành như trong hình 4.10.

95
Hình 4.10.Lưu trình PFD với thiết bị phản ứng chuyển hoá

4.1.3 Tóm tắt và ôn tập


Trong phần này đã giới thiệu mô hình sản xuất hydro từ metan bằng
phương pháp oxi hoá không hoàn toàn. Phương pháp này dựa trên những phản
ứng của metan với không khí để tạo ra cacbon oxit và hydro. Qua đó học được
cách thao tác thiết lập các phản ứng chuyển hoá (Conversion) và nhóm các
phản ứng (Reactions Set) trong UNISIM, sau đó nhập các nhóm phản ứng vào
hệ nhiệt động. Khi thực hiện mô phỏng, các phản ứng sẽ được liên kết với thiết
bị phản ứng, UNISIM sẽ thực hiện tính toán các phản ứng này.

4.2 Thiết bị phản ứng cân bằng


Equilibrium Reactor là thiết bị mô phỏng trong đó thực hiện các phản ứng
cân bằng (equilibrium reaction). Dòng ra khỏi thiết bị đạt trạng thái cân bằng
hoá học và vật lý. Reaction Set được gắn cho Equilibrium Reactor bao gồm
không giới hạn các phản ứng cân bằng, được diễn ra song song hoặc nối tiếp.
Không có các cấu tử và quá trình lý tưởng, UNISIM có thể tính toán hoạt tính
hoá học của mỗi cấu tử trong hỗn hợp phản ứng dựa trên fugat của các cấu tử
đơn chất và hỗn hợp.
Phát triển mô hình đại diện là phản ứng chuyển hoá khí (Water Gas Shift –
WGS). Vai trò của phản ứng WGS là tăng hiệu suất H2 và giảm nồng độ CO đáp
ứng yêu cầu của pin nhiên liệu, không gây ngộ độc anot và giảm hiệu suất sử
dụng của pin.
Có thể kiểm tra độ chuyển hoá thực tế, thành phần cấu tử cơ bản, hằng số
cân bằng và bậc phản ứng đối với từng phản ứng được cài đặt trong Reaction Set.
Độ chuyển hoá, hằng số cân bằng và các thông số tính toán khác, tất cả được tính
toán dựa trên những thông tin được cung cấp khi thiết lập Reaction Set.

96
4.2.1 Bài toán
Một ứng dụng mới của hydro để sản xuất pin nhiên liệu cho động cơ (PEM
fuel cell). Pin nhiên liệu đòi hỏi nồng độ CO thấp hơn 10  20 ppm, để tránh
gây ngộ độc anot và làm giảm đột ngột hiệu suất nhiên liệu. Các pin nhiên liệu
(fuel cell) biến đổi năng lượng hoá học của nhiên liệu hydro trực tiếp thành
năng lượng điện. Không giống như pin hoặc ắc quy, pin nhiên liệu không bị
mất điện và cũng không có khả năng tích điện. Pin nhiên liệu hoạt động liên tục
khi nhiên liệu là hydro và chất oxi hoá là oxy được đưa từ ngoài vào.
Do đó, nếu hydro được sản xuất từ quá trình reforming hydrocacbon hoặc
rượu, việc tinh chế làm giảm nồng độ CO là vô cùng cần thiết. Công nghệ phổ
biến nhất hiện nay là chuyển hoá khí bằng hơi nước (WGS) theo phản ứng sau:
CO + H 2O CO 2 + H2
Phản ứng này đã được sử dụng trong công nghiệp từ hơn 50 năm trước để
sản xuất hydro từ các hydrocacbon lỏng và khí. Vai trò của phản ứng WGS là
tăng hiệu suất hydro và làm giảm nồng độ CO tránh gây ngộ độc xúc tác.
Xây dựng mô hình phản ứng WGS.

4.2.2 Thực hiện mô phỏng quá trình phản ứng cân bằng
Sẽ sử dụng tiếp case phản ứng chuyển hoá đã làm ở trên, có bổ sung thêm
cấu tử, H2 O.
 Mở case đã lưu ở trên với phản ứng Conversion

Hình 4.11. Mở case Conversion

97
 Bấm vào biểu tượng Enter Basis Environment trên thanh công cụ để vào
giao diện Simulation Basis Manager.
 Trong Components tab, vào giao diện Component List-1 để thêm cấu tử.
 Thêm cấu tử H2 O vào danh sách, như mô tả trong hình 4.12.

Hình 4.12. Bổ sung cấu tử H2O

1. Thiết lập các phản ứng


Các phản ứng trong UNISIM được nhập vào theo cách tương tự như nhập
cấu tử để thực hiện mô phỏng.
 Bấm vào Reaction tab trong Simulation Basis Manager. Lưu ý rằng tất cả
các cấu tử được hiển thị trong danh sách Rxn Components.

Hình 4.13. Thiết lập phản ứng

98
 Bấm vào phím Add Rxn, chọn phản ứng Equilibrium từ danh sách hiển
thị. Nhập các thông tin cần thiết như sau:

Hình 4.14. Nhập hệ số tỷ lượng cho phản ứng

Trong Basis tab, các thông số để mặc định vì vậy không cần khai báo, giao
diện như sau:

Hình 4.15. Giao diện Basis tab

99
2. Nhập Reaction Sets
Khi phản ứng này đã được khai báo đầy đủ các thông tin, có thể cài đặt cho
thiết bị phản ứng cân bằng Equilibrium Reactor. Trong Reaction tab, bấm vào
phím Add Set. Đặt tên nhóm phản ứng này (Reaction Set) là WGS Rxn Set, và
nhập phản ứng Rxn-3 vào. Các phản ứng được nhập vào bằng cách lựa chọn
các phản ứng trong danh sách của nhóm Active List. Kết thúc sẽ có giao diện
như mô tả trong hình 4.16 dưới đây:

Hình 4.16. Thiết lập Reaction Set

3. Liên kết Reaction Set vào Fluid Package


Sau khi thiết lập nhóm phản ứng (Reaction Set), cần phải đưa vào Fluid
Package để UNISIM có thể sử dụng trong tính toán.
 Chọn Reaction Set và bấm phím Add to FP.
 Chọn Fluid Package và bấm phím Add Set to Fluid Package.
Khi các phản ứng được cài đặt đã được liên kết vào Fluid Package, bấm
phím Return to the Simulation Environment để quay trở lại môi trường mô
phỏng và bắt đầu xây dựng mô phỏng PFD.
Lưu ý rằng phím Solver đã được bật (biểu tượng đèn màu xanh trên thanh
công cụ).

4. Thiết lập dòng nguyên liệu


Thiết lập dòng vật chất với các thông tin sau:

100
Trong ô... Nhập thông tin…
Name Steam
Temperature 100oC
Pressure 2 bar
Molar Flow 100 kgmole/h
Component Mole Fraction
H2 O 1.000

5. Thiết lập Equilibrium Reactor


 Từ Object Palette, bấm vào vào biểu tượng General Reactor, trong số
bốn loại thiết bị phản ứng xuất hiện: Gibbs, Equilibrium, Conversion và
Yield, chọn Equilibrium Reactor và đưa vào PFD.
 Đặt tên thiết bị là WGS Reactor và nối với hai dòng nguyên liệu là
Ox_Vap và Steam. Đặt tên dòng sản phẩm hơi là WGS_Vap, và mặc dù
trong trường hợp này không có sản phẩm lỏng nhưng việc đặt tên là bắt
buộc WGS_Liq.
Hoàn thành kết nối hai dòng nguyên liệu và đặt tên các dòng sản phẩm,
nhận được giao diện như trong hình 4.17

Hình 4.17. Kết nối các dòng vào thiết bị phản ứng

101
 Trong Details page của Reactions tab, chọn WGS Rxn Set đã cài đặt,
các phản ứng sẽ tự động được kết nối với thiết bị phản ứng.

Hình 4.18. Reaction tab - Details page

 Trong Composition page của Worksheet tab, phân tích thành phần của
dòng khí sản phẩm WGS_Vap.
Lưu lượng mol của các cấu tử sau bằng bao nhiêu?
Methane: ____________ Nitrogen: ____________
Oxygen: _____________ CO: ________________
CO2: ________________ Hydrogen: ___________
Tính toán phần trăm của các cấu tử (so sánh với kết quả trong chương 10)
CO giảm: __________________________
Hydrogen tăng: ____________________

4.2.3 In số liệu tính toán các dòng và thiết bị


Trong UNISIM có thể in bảng số liệu của các dòng, thiết bị và Workbook.
Mở Workbook bằng cách bấm vào biểu tượng trên thanh công cụ. Hoặc
bấm vào phím Tools từ menu chính rồi chọn Workbook (hoặc sử dụng
phím nóng Ctrl+W). Giao diện Workbook sẽ hiển thị như hình 11.9.

102
Hình 4.19. Giao diện Workbook

Trong giao diện chưa hiển thị thành phần phần mol của các cấu tử. Cần phải
bổ sung thêm biến vào Workbook. Giao diện Workbook đang mở, trên thanh
menu chọn Workbook, trong danh sách thả xuống chọn Setup (hình 4.20).

Hình 4.20. Bổ sung thêm biến vào Workbook

103
Trong Variables group, bấm phím Add… sẽ hiển thị giao diện như trong
hình 4.21. Trong danh sách các biến Variable, chọn Master Comp Molar Flow
và trong danh sách Variable Specifics, chọn Methane. Bấm phím OK.

Hình 4.21. Chọn biến để nhập thêm vào Workbook

 Lặp lại như trên với tất cả các cấu tử còn lại. Khi kết thúc kiểm tra lại
giao diện Workbook như hình 4.22.

Hình 4.22. Giao diện Workbook đã nhập thêm lưu lượng các cấu tử

104
 Nhắp chuột phải vào đối tượng kiểm tra trên thanh công cụ Workbook.
Print Datasheet sẽ xuất hiện như trong hình 4.23.

Hình 4.23. Hiển thị Print Datasheet

 Chọn Print Datasheet. Giao diện Select Datablock to Print for Workbook
sẽ xuất hiện (hình 4.24).

Hình 11.14. Giao diện Select Datablock to Print for Workbook

 Từ danh sách, có thể chọn in (Print) hoặc xem lại (Preview) bất kỳ bảng
dữ liệu nào.
 Có thể sửa đổi định dạng trang in, lựa chọn máy in, hoặc cách thức hiển
thị của bảng số liệu trong trang in, bằng cách sử dụng các phím
Format/Layout… hoặc phím Print Setup…

105
Lưu Case
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Equilibrium sau đó bấm phím OK.
Khi hoàn thành mô phỏng PFD nhận được như trong hình 4.25.

Hình 4.25. Lưu trình với Conversion và Equilibrium Reactor

4.2.4 Tóm tắt và ôn tập


Phát triển mô hình chuyển hoá khí bằng hơi nước. Vai trò của phản ứng
WGS là tăng hiệu suất hydro và giảm nồng độ CO đáp ứng yêu cầu sử dụng
trong pin nhiên liệu, tránh ngộ độc anot và giảm hiệu suất của pin nhiên liệu.
Qua đó, hiểu thêm về các phản ứng cân bằng (Equilibrium Reaction) và cách
thiết lập phản ứng cân bằng, nhóm phản ứng và thiết bị phản ứng cân bằng
trong UNISIM. Đồng thời cũng đã làm quen với cách in số liệu kết quả tính
toán các dòng và thiét bị trong lưu trình.

4.3 Thiết bị phản ứng Gibbs


Thực hiện tính toán hệ phản ứng đạt cân bằng thoả mãn điều kiện tối thiểu
năng lượng tự do Gibbs bằng công cụ Gibbs Reactor trong UNISIM. Năng
lượng tự do Gibbs của hệ phản ứng đạt giá trị tối thiểu ở trạng thái cân bằng,
được sử dụng để tính toán thành phần hỗn hợp sau phản ứng. Cũng như
Equilibrium Reactor, các cấu tử tinh khiết và hỗn hợp phản ứng được giả sử ở
trạng thái lý tưởng.
Thiết bị phản ứng Gibbs được sử dụng khi có rất ít thông tin về hệ phản
ứng, không yêu cầu khai báo hệ số tỷ lượng các cấu tử của phản ứng, có thể có
hoặc không thiết lập phản ứng cân bằng trong Reaction Set.

106
4.3.1 Bài toán
Công nghệ cracking hơi nước Etan sản xuất Etylen, với phản ứng chính:
C 2H 6  C2H4 + H2
Quá trình xảy ra ở nhiệt độ 350 oC, áp suất 1 atm, tỷ lệ hơi nước/etan là 1/2.

4.3.2 Thực hiện mô phỏng


1. Thiết lập cơ sở mô phỏng
Bước đầu tiên để mô phỏng quá trình sản xuất etylen là lựa chọn phương
trình trạng thái thích hợp. Nhập các thông tin sau:
Trong page… Lựa chọn…
Property Package Peng Robinson
Components Ethane, Ethylene, H2 , H2 O
2. Thiết lập phản ứng
 Bấm vào Reactions tab trong Simulation Basis Manager. Trong tab
này cho phép thiết lập các phản ứng xảy ra trong lưu trình.
 Trong Reactions group, bấm vào phím Add Rxn, sẽ xuất hiện cửa sổ
các thuộc tính của phản ứng Reactions property.
 Trong danh sách, chọn Equilibrium Reaction, sau đó bấm vào phím
Add Reaction. Giao diện thuộc tính của Equilibrium Reaction xuất
hiện, mở Stoichiometry tab. Điền thông tin như hiển thị trong hình
4.26. dưới đây.

Hình 4.26. Equilibrium Reaction – Stoichiometry tab

107
 Trong giao diện thuộc tính của Equilibrium Reaction, chuyển sang
Basis tab. Chọn thông tin trong danh sách thả xuống như hiển thị trong
hình 4.27 dưới đây. Tiếp theo chọn Gibbs Free Energy trong bảng Keq
Source phía bên phải cho thiết bị phản ứng Gibbs.
 Bước tiếp theo là tạo Reaction Set: trong Reaction tab của Simulation
Basis Manager, bấm vào phím Add Set. Nhập Rxn-1 vào Global Rxn
Set.

Hình 4.27. Equilibrium Reaction – Basis tab

 Bước cuối cùng là liên kết Reaction Set vào Fluid Package, để có thể
thực hiện tính toán trong flowsheet. Thêm Reaction Set vào Fluid
Package.
 Sau khi đã thêm phản ứng vào Fluid Package, bấm phím Enter the
Simulation Environment và bắt đầu xây dựng mô phỏng.

3. Khởi tạo dòng nguyên liệu


Các thông số của dòng Feed được khai báo như trong bảng sau:

108
Name Feed
Temperature [C] 350
Pressure [kPa] 101.3
Molar Flow [kgmole/hr] 3.000
Ethane [Mole Flow] 2.000
H2O [Mole Flow] 1.000

4. Khởi tạo thiết bị phản ứng Gibbs


 Từ Object Palette, chọn Gibbs Reactor, và đưa vào PFD.
 Trong Connection page của Design tab, đặt tên thiết bị phản ứng là
GBR-Reactor, nối với dòng nguyên liệu là Feed. Dòng sản phẩm hơi là
Vap Prod, dòng sản phẩm lỏng là Liq Prod. Dòng năng lượng là Q.

Hình 4.28. Design tab – Connection page

 Chuyển sang Parameters page của Design tab, nhập giá trị Delta P bằng
40 kPa, Duty bằng 5e+5 kJ/h.

109
Hình 4.29. Design tab – Parameterpage
 Chuyển sang Reaction tab, chọn Gibbs Reaction Only (hình 4.30). Nếu
chọn Specify Equilibrium Reactions thì cần phải nhập Global Reaction
Set như trong hình 4.31.

Hình 4.30. Reaction tab – Gibbs Reaction Only

110
Hình 4.31. Reaction tab – Specify Equilibrium Reactions

5. Đọc kết quả tính toán


Chuyển sang Worksheet tab, có thể lựa chọn page tương ứng để đọc kết
quả tính toán của Gibbs Reactor. Điền kết quả nhận được.
Điền các giá trị sau:
Product Temperature: ________________________________
Vapour Product Molar Flow: ________________________
Chuyển sang Composition page của Worksheet tab, phân tích thành phần
của dòng sản phẩm Product, điền kết quả nhận được.
Lưu lượng mol của các cấu tử bằng bao nhiêu?
Ethane: ____________________
Ethylene: ____________________
Hydrogen:___________________

6. Lưu case vào thư mục xác định


 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là GBR sau đó bấm phím OK.

111
Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 4.32.

Hình 4.32. Lưu trình với Reactor Gibbs

4.3.3 Tóm tắt và ôn tập


Gibbs Reactor là công cụ tính toán phản ứng thoả mãn yêu cầu tối thiểu
năng lượng tự do Gibbs khi phản ứng đạt cân bằng. Để tính toán với thiết bị
phản ứng Gibbs có thể khai báo phản ứng hoặc không cần phải khai báo phản
ứng khi không có đầy đủ thông tin về phương trình phản ứng cân bằng.

4.3.4 Bài tập nâng cao


Hỗn hợp khí có lưu lượng 100 kg-mol/hr chứa 50 mol% Nitrogen và 50
mol% Hydrogen ở 1 atm và 50 oC đưa vào thiết bị phản ứng tổng hợp amoniac.
Phản ứng pha khí sử dụng hệ nhiệt động Peng-Robinson. Gibbs Reactor làm
việc ở chế độ đẳng nhiệt. Xác định lưu lượng sản phẩm amoniac tạo thành.

4.4 Thiết bị phản ứng khuấy liên tục (CSTR)


Thực hiện mô phỏng quy trình sản xuất propylen glycol với mô hình thiết
bị phản ứng khuấy liên tục.
Dòng nguyên liệu là oxit propylen và nước được trộn ở Mixer, dòng hỗn
hợp ra là nguyên liệu cho phản ứng. Oxit propylen phản ứng với nước trong
thiết bị phản ứng là thùng khuấy liên tục (CSTR), với điều kiện áp suất khí
quyển propylen glycol được tạo thành.

4.4.1 Thiết lập một Session Preference mới


Khởi động UNISIM và tạo một case mới. Việc đầu tiên là thiết lập Session
Preference.

112
 Từ Tools trên thanh menu chính chọn Preference. Giao diện thuộc tính
của Session Preference sẽ xuất hiện như hình 4.33.

Hình 4.33. Giao diện thuộc tính của Session Preference

 Trên Simulation tab, chọn Options page. Phải chắc chắn là không
kích hoạt Use Modal Property Views.
 Chuyển sang Variables tab, chọn Units page, xuất hiện cửa sổ như hình
4.34.

4.4.2 Khởi tạo Hệ đơn vị đo mới


Công việc đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng mô phỏng là phải chọn hệ
đơn vi đo (Unit Set). UNISIM không cho phép thay đổi ba hệ đơn vị đo mặc
định được liệt kê trong danh sách unit sets, tuy nhiên có thể tạo một unit set
mới. Trong chương này, sẽ tạo một unit set mới dựa trên hệ đơn vị Anh của
UNISIM (Field set), sau đó hiệu chỉnh theo yêu cầu.
Trong danh sách Available Units Set, chọn Field (hình 4.34).
Tham số Liq.Vol.Flow có đơn vị mặc định là barrel/day; sẽ thay đổi đơn
vị của Liq.Vol.Flow thành đơn vị USGPM.

113
Hình 4.34. Session Preference - Variables tab - Units page

Preference file có tên mặc định là UNISIM.prf. Khi thay đổi các
thông số của Preferences, có thể lưu lại những thay đổi này trong file mới,
bằng cách bấm vào phím Save Preference Set… ở bên trái phía dưới giao
diện thuộc tính của Session Preferences. UNISIM sẽ nhắc nhở khai báo
tên cho Preference file mới, để khi cần đến có thể mở lại file này cho case
mô phỏng mới nào đó, bằng cách bấm vào phím Load Preference Set… ở bên
phải phía dưới giao diện thuộc tính của Session Preferences
 Bấm vào phím Clone. Sẽ suất hiện một hệ đơn vị đo mới có tên là
NewUser trong danh sách Available Unit Sets.
 Trong Unit Set Name, thay đổi tên thành Field-USGPM. Có thể thay
đổi các đơn vị đo cho các biến khác trong hệ đơn vị của file mới này.
 Tìm ô Liq.Vol.Flow. Bấm vào barrel/day ở ô bên cạnh (hình 4.35).
 Để mở danh sách các đơn vị đo có thể, bấm vào mũi tên đi xuống, hoặc
bấm phím nóng F2 sau đó bấm vào phím mũi tên đi xuống để di
chuyển.
 Từ danh sách chọn USGPM.
 Hệ đơn vị mới đã được xác định. Đóng cửa sổ giao diện thuộc tính của
Session Preferences.

114
Hình 4.35. Tạo hệ đơn vị mới Field-USGPM

4.4.3 Thực hiện mô phỏng


1. Thiết lập cơ sở mô phỏng.
Nhập các thông tin sau:

Trong page… Lựa chọn…


Property Package UNIQUAC
Components Propylene Oxide, Propylene Glycol, H2 O

2. Cung cấp hệ số tương tác bậc hai


Công việc tiếp theo sẽ thực hiện trong Fluid Package là cung cấp các hệ số
tương tác bậc hai.
 Bấm vào Binary Coeffs tab trong cửa sổ thuộc tính Fluid Package như
trong hình 4.36.
Trong nhóm Activity Model Interaction Parameters, có bảng các hệ số
tương tác bậc hai mặc định Aij. UNISIM sẽ tự động đưa ra các hệ số tương tác
cho các cặp hai cấu tử trong thành phần hỗn hợp từ thư viện. Có thể thay đổi
các hệ số mà UNISIM cung cấp nếu người sử dụng có số liệu.
Trong trường hợp này, chưa biết hệ số tương tác của một cặp bậc hai là
12C3Oxide/12-C3diol. Trong trường hợp này, sẽ tự nhập số liệu nếu người sử
dụng có số liệu, nếu không sẽ sử dụng theo phương pháp ước tính của
UNISIM.

115
Hình 4.36. Cửa sổ hiển thị hệ số tương tác bậc hai Aij và Bij
 Sử dụng phương pháp UNIFAC VLE để ước tính hệ số chưa biết.
 Bấm vào phím Unknowns Only. UNISIM cung cấp giá trị các hệ số
tương tác bậc hai chưa biết.
 Khi hoàn thành bảng Activity Model Interaction Parameters với các giá trị
hệ số Aij của các cặp đôi tương ứng sẽ hiển thị như hình 4.37 dưới đây:

Hình 4.37. Hệ số tương tác bậc hai Aij

116
 Chuyển sang bảng hệ số tương tác Bij, chọn phím B ij. Trong trường hợp
này, tất cả các hệ số Bij được mặc định bằng 0.
3. Thiết lập phản ứng
Phản ứng giữa nước và propylene oxide tạo thành propylene glycol:
H2O + C 3H6O  C3H8O2
 Quay trở lại Simulation Basis Manager
 Bấm vào Reactions tab. Trong tab này cho phép thiết lập các phản ứng
xảy ra trong lưu trình.
 Trong Reactions group, bấm vào phím Add Rxn, sẽ xuất hiện cửa sổ
các thuộc tính của phản ứng Reactions property.
 Trong danh sách, chọn Kinetic Reaction, sau đó bấm vào phím Add
Reaction. Giao diện thuộc tính của Kinetic Reaction xuất hiện, mở
Stoichiometry tab. Điền thông tin như hiển thị trong hình 4.38. dưới đây.

4.38. Kinetic Reaction – Stoichiometry tab

UNISIM sẽ không cung cấp giá trị mặc định của các thông số bậc của phản
ứng thuận Forward Order và bậc của phản ứng nghịch Reverse Order dựa trên
hệ số tỷ lượng của phản ứng (reaction stoichiometry). Các dữ liệu động học của
quá trình, trong trường hợp này lượng nước dư, vì vậy phản ứng là bậc một với
propylen oxit, và bậc 0 đối với nước.
 Trong ô Fwd Order và Rev Order, nhập các giá trị được hiển thị như hình
4.39. Nhập giá trị trong ô Fwd Order theo H2 O là 0 biểu thị là dư nước.

117
Hình 4.39. Kinetic Reaction – Stoichiometry tab

 Trong giao diện Kinetic Reaction, chuyển sang Basis tab.


 Trong ô Basis, giữ nguyên giá trị mặc định Molar Concn.
 Vào ô Base Component. Theo mặc định, UNISIM đã chọn cấu tử đầu
tiên được liệt kê trong danh sách trên Stoichiometry tab là cấu tử cơ bản.
Trong trường hợp này Propylene oxide là cấu tử cơ bản.
 Trong ô Rxn Phase, chọn CombinedLiquid từ danh sách thả xuống.
Hoàn thành Basis tab như trong hình 4.40.

Hình 4.40. Kinetic Reaction – Basis tab

118
 Chuyển sang Parameters tab. Trong giao diện này sẽ khai báo các thông
số Arrhenius parameters cho phản ứng động học. Trong trường hợp
này, không xảy ra phản ứng nghịch (Reverse Reaction), vì vậy chỉ phải
khai báo các thông số cho phản ứng thuận ở Forward Reaction
parameters.
 Trong Forward Reaction, ô A nhập giá trị 1.7e13.
 Trong Forward Reaction, ô E (năng lượng hoạt hoá), nhập giá trị 3.24e4
(Btu/lbmole). Trên thanh trạng thái ở phía dưới bên phải của giao diện
Kinetic Reaction sẽ thay đổi từ Not Ready thành Ready. Như vậy việc
thiết lập phản ứng đã hoàn thành. Giao diện Parameters tab sẽ như hình
4.41.

Hình 4.41. Kinetic Reaction – Parameters tab

 Bước tiếp theo là tạo Reaction Set chứa các phản ứng mới. Trong danh
sách các Reaction Set của UNISIM cung cấp Global Rxn Set bao gồm
tất cả các phản ứng đã được xác định. Trong trường hợp này, chỉ có duy
nhất một phản ứng, nhập Rxn-1 vào Global Rxn Set.
 Bước cuối cùng là liên kết Reaction Set vào Fluid Package, để có thể
thực hiện tính toán trong flowsheet. Thêm Reaction Set vào Fluid
Package. Sau khi đã thêm phản ứng vào Fluid Package, bấm phím Enter
the Simulation Environment và bắt đầu xây dựng mô phỏng.
4. Khởi tạo hai dòng nguyên liệu
Nhập dòng nguyên liệu thứ nhất với các giá trị như trong bảng sau:

119
Name Prop Oxide
Temperature 75o F
Pressure 1.1 atm
Molar Flow 150 lbmole/h
Component Mole Fraction
12C3Oxide 1.000

Nhập thêm dòng nguyên liệu thứ hai


Name Water Feed
Temperature 75o F
Pressure 16.17 psi
Mass Flow 11,000 lb/h
Component Mole Fraction
H2 O 1.000

5. Khởi tạo thiết bị trộn hỗn hợp


Mixer, sử dụng để trộn hai dòng nguyên liệu. Điền các thông tin như trong
hình 4.42.

Hình 4.42. Kết nối các dòng với Mixer

120
6. Khởi tạo thiết bị phản ứng
 Từ Object Palette, chọn CSTR, và đưa vào PFD.
 Đặt tên thiết bị phản ứng là CSTR, nối với dòng nguyên liệu là Mix_Out.
Dòng sản phẩm hơi là CSTR Vent, dòng sản phẩm lỏng là CSTR
Product, dòng năng lượng là Coolant (hình 4.43)

Hình 4.43. Kết nối các dòng với Reactor


 Chuyển sang Details page của Reactions tab, chọn Global Rxn Set.

Hình 4.44. Liên kết Reaction Set với Reactor

121
Bước tiếp theo là khai báo tham số cho thiết bị phản ứng Vessel
Parameters. Trong trường hợp này thiết bị phản ứng có thể tích là 280 ft 3 và độ
điền đầy là 80%.
 Chuyển sang Dynamics tab, sau đó chọn Specs page (hình 4.45).
 Trong Model Details group, bấm vào Vessel Volume. Nhập giá trị 280
(ft3).
 Trong Liq Volume Percent, nhập giá trị 80.

Hình 4.45. Khai báo các tham số cho thiết bị phản ứng
Chuyển sang Worksheet tab (hình 4.46). Tại thời điểm này, dòng sản phẩm
và dòng năng lượng làm mát chưa biết bởi vì thiết bị phản ứng chỉ có một bậc
tự do. Lúc này có thể khai báo hoặc là nhiệt độ dòng ra hoặc là năng lượng làm
lạnh.
Thiết bị phản ứng được giả thiết làm việc trong điều kiện đẳng nhiệt, do đó
nhiệt độ dòng sản phẩm ra bằng nhiệt độ dòng nguyên liệu vào bằng 75o F.
Trong cột CSTR Product, nhập giá trị Temperature là 75oF, như trong hình
4.46.
Không có thay đổi pha trong thiết bị phản ứng Reactor ở điều kiện đẳng
nhiệt, dòng sản phẩm hơi CSTR Vent bằng 0. Ngoài ra, yêu cầu năng lượng làm
mát được tính toán biểu diễn qua Heat Flow của dòng tác nhân lạnh (Coolant
stream).
Tiếp theo kiểm tra độ chuyển hoá trong thiết bị phản ứng phụ thuộc vào
nhiệt độ phản ứng. Chuyển sang Reactions tab, sau đó chọn Results page. Độ
chuyển hoá sẽ hiển thị trong bảng Reactor Results Summary như hình 4.47.

122
Hình 4.46. Cửa sổ nhập nhiệt độ dòng sản phẩm

Hình 4.47. Kết quả tính toán độ chuyển hoá của phản ứng

Với nhiệt độ phản ứng giả thiết là 75oF, độ chuyển hoá của phản ứng
Actual Percent Conversion (Act.% Cnv.) trong thiết bị phản ứng là 44.27%.
Cần phải điều chỉnh nhiệt độ sao cho độ chuyển hoá đạt 85  95%?
Điền các giá trị sau:
Reactor Temperature: ________________________________
Actual Percent Conversion: ____________________________

123
7. Lưu case vào thư mục xác định
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là CSTR sau đó bấm phím OK.
Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 4.48.

Hình 4.48. PFD công nghệ sản xuất propylen glycol từ propylen oxit và nước

4.4.4 Tính cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng
Sử dụng tiện ích của UNISIM để tính toán cân bằng vật liệu và cân bằng
năng lượng của từng thiết bị hoặc toàn lưu trình. Trình tự thực hiện như sau.
 Bấm vào phím Tools trên thanh công cụ, chọn Utilities trong danh sách
thả xuống, hoặc bấm phím nóng Ctrl+U.
 Trong cửa sổ các tiện ích Available Utilities, chọn Property Balance Utility,
rồi bấm vào phím Add Utility, sẽ xuất hiện giao diện như hình 4.49.

Hình 4.49. Giao diện Property Balance Utility

124
 Bấm vào phím Scope Objects sẽ xuất hiện giao diện như trong hình 4.50.
 Chọn thiết bị (UniOps) hoặc toàn bộ lưu trình công nghệ (FlowSheetWide)
để tính cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng.

Hình 4.50. Giao diện lựa chọn đối tượng tính cân bằng vật chất
và cân bằng năng lượng

 Bấm phím Accept List, trở về giao diện tính cân bằng, chọn Insert
Variable để add biến Mass Flow

Hình 4.51. Chọn biến Mass Flow

125
 Trở về giao diện tính cân bằng, chọn Insert Formula, trong cột Variable
Type chọn Mass Flow

Hình 4.52. Insert Fomula

 Để xem kết quả bấm nút chọn Balance Results, sau đó chọn tab Material
Balance để hiển thị kết quả tính cân bằng vật liệu của toàn bộ lưu trình
(hình 4.53).

Hình 4.53. Kết quả tính cân bằng vật chất cho toàn bộ lưu trình

126
 Chọn tab Energy Balance để hiển thị kết quả tính cân bằng năng lượng
của toàn bộ lưu trình (hình 4.54).

Hình 4.54. Kết quả tính cân bằng năng lượng cho toàn bộ lưu trình

4.4.5 Tóm tắt và ôn tập


Thực hiện xây dựng lưu trình PFD để mô phỏng công nghệ sản xuất
propylen glycol. Propylen oxit phản ứng với nước tạo thành propylen glycol
trong thiết bị phản ứng loại thùng có khuấy liên tục (CSTR).
Propylen oxit và nước được trộn trong Mixer. Hỗn hợp sau khi trộn được
đưa vào thiết bị phản ứng khuấy liên tục, trong điều kiện áp suất khí quyển
propylen glycol được tạo thành.
Thực hiện tính cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng của toàn bộ lưu
trình với công cụ Property Balance Utility.

4.5 Thiết bị phản ứng dòng đẩy (PFR)


Sử dụng mô hình thiết bị phản ứng dòng đẩy trong UNISIM để mô phỏng
thiết bị phản ứng dạng ống hoặc ống chùm, loại thiết bị phản ứng phổ biến
trong công nghệ hoá học và hoá dầu.

127
4.5.1 Bài toán
Dòng aceton có nhiệt độ 761,85 oC, áp suất 162 kPa, lưu lượng 137,9
kmol/h. Phản ứng cracking pha hơi aceton thành keten và metan xảy ra trong
thiết bị phản ứng PFR:
CH3COCH3  CH2CO + CH4
Phương trình động học của phản ứng:
 34222 
k  8.2 1014 exp   
 T 
Trong đó: k - hằng số tốc độ phản ứng, sec -1;
T - nhiệt độ, K.
Phương trình động học tổng quát có dạng k = Aexp(-E/RT).
Có thể nhận thấy rằng, trong trường hợp này E/R = 34222 (thứ nguyên là
nhiệt độ Kenvin, K). Do đó E = 34222 R.
Trong hệ đơn vị SI, giá trị hằng số khí lý tưởng R = 8,31 kJ/kmol.
Từ đó ta có:
E = 34222 x 8,31 = 2,85 x 105 kJ/kmol

4.5.2 Thực hiện mô phỏng


1. Thiết lập cơ sở mô phỏng
Nhập các thông tin sau:
Trong trang… Chọn…
Property Package PRSV
Components Acetone, Methane và Ketene

2. Thiết lập phản ứng


 Bấm vào Reactions tab. Trong tab này cho phép thiết lập các phản ứng
xảy ra trong lưu trình.
 Trong Reactions group, bấm vào phím Add Rxn, sẽ xuất hiện cửa sổ
các thuộc tính của phản ứng Reactions property.
 Trong danh sách, chọn Kinetic Reaction, sau đó bấm vào phím Add
Reaction. Giao diện thuộc tính của Kinetic Reaction xuất hiện, mở
Stoichiometry tab. Điền hệ số tỷ lượng theo phương trình phản ứng.
Lưu ý các cấu tử bên vế trái phương trình phản ứng (các chất phản
ứng), hệ số mang dấu âm, các cấu tử bên vế phải phương trình phản ứng
(sản phẩm phản ứng) có hệ số mang dấu dương.

128
Với phản ứng Kinetic, phải nhập thông số bậc của phản ứng thuận và
nghịch, nếu không nhập UNISIM mặc định bằng 0.
 Trong giao diện Kinetic Reaction, chuyển sang Basis tab. Trong ô Basis,
giữ nguyên giá trị mặc định Molar Concn. Vào ô Base Component.
Theo mặc định, UNISIM đã chọn cấu tử đầu tiên được liệt kê trong danh
sách trên Stoichiometry tab là cấu tử cơ bản. Trong trường hợp này
Acetone là cấu tử cơ bản.
 Trong ô Rxn Phase, chọn Vapour Phase từ danh sách thả xuống. Hoàn
thành Basis tab như trong hình 4.55.
 Chuyển sang Parameters tab. Trong giao diện này sẽ khai báo các thông số
Arrhenius Parameters cho phản ứng động học. Trong trường hợp này,
không xảy ra phản ứng nghịch (Reverse Reaction), vì vậy chỉ phải khai
báo các thông số cho phản ứng thuận ở Forward Reaction Parameters.

Hình 4.55. Kinetic Reaction – Basis tab


 Trong Forward Reaction, ô A nhập giá trị 8.2e+14.
 Trong Forward Reaction, ô E (năng lượng hoạt hoá), nhập giá trị
2.85e+5 (kJ/kgmole). Trên thanh trạng thái ở phía dưới bên phải của giao
diện Kinetic Reaction sẽ thay đổi từ Not Ready thành Ready. Như vậy
việc thiết lập phản ứng đã hoàn thành. Giao diện Parameters tab sẽ như
hình 4.56.

129
Hình 4.56. Kinetic Reaction – Parameters tab
 Bước tiếp theo là tạo Reaction Set chứa các phản ứng mới. Trong danh
sách các Reaction Set của UNISIM cung cấp Global Rxn Set bao gồm
tất cả các phản ứng đã được xác định. Trong trường hợp này, chỉ có duy
nhất một phản ứng, nhập Rxn-1 vào Global Rxn Set.
 Bước cuối cùng là liên kết Reaction Set vào Fluid Package, để có thể
thực hiện tính toán trong flowsheet. Bấm phím Add Set to Fluid
Package. Sau khi đã thêm phản ứng vào Fluid Package, bấm phím Enter
the Simulation Environment và bắt đầu xây dựng mô phỏng.
3. Khởi tạo dòng nguyên liệu
Thiết lập dòng nguyên liệu Feed, với các tham số như trong bảng dưới đây:

Trong ô … Nhập thông tin …


Name Feed
Temperature 761.85o C
Pressure 162 kPa
Molar Flow 137.900 kgmole/h
Component Mole Fraction
Acetone 1.0000
Ketene 0
Methane 0

130
4. Khởi tạo thiết bị phản ứng PFR
 Sử dụng một trong các cách sau để tạo lập thiết bị trong UNISIM:
 Sử dụng menu chính, chọn Flowsheet, trong danh sách thả xuống
chọn Add Operation hoặc bấm phím F12. Giao diện các thiết bị mô
phỏng UnitOps sẽ xuất hiện. Lựa chọn thiết bị cần thiết.
 Mở Workbook, vào UnitOps page, bấm phím Add UnitOp. Giao
diện các thiết bị mô phỏng UnitOps sẽ xuất hiện. Lựa chọn thiết bị
cần thiết.
 Sử dụng Object Palette: từ Flowsheet menu, chọn Open, hoặc bấm
phím F4. Nhắp đúp vào biểu tượng thiết bị cần sử dụng.
 Sử dụng phím phải chuột bấm vào biểu tượng thiết bị cần sử dụng
từ Object Palette và đưa vào PFD.
 Đặt tên thiết bị phản ứng là PFR Reactor, nối với dòng nguyên liệu là
Feed. Dòng sản phẩm là Product.
 Bước tiếp theo là khai báo tham số cho thiết bị phản ứng. Trong
Parameter page của Design tab, nhập giá trị Pressure Drop là 0 kPa.
Tiếp theo vào Heat Transfer chọn Direct Q Value khai báo Duty bằng 0
kJ/hr, điều đó có nghĩa thiết bị phản ứng làm việc ở điều kiện đoạn nhiệt.
 Chuyển sang Rating tab, điền các số liệu kích thước của thiết bị phản ứng:
thể tích thiết bị phản ứng là 1.271 m3, chiều dài 2.28 m, số ống là 1000.
Đường kính ống và chiều dày thành thiết bị sẽ được tính toán (hình 4.57).

Hình 4.57. Khai báo các tham số cho thiết bị phản ứng

131
 Trong Overall page của Reaction tab, chọn Global Rxn Set cho thiết bị
phản ứng PFR. Ngay lập tức PFR Reactor thực hiện tính toán phản ứng.

Hình 4.58. Lựa chọn Reaction Set cho Reactor PFR


Tiếp theo kiểm tra độ chuyển hoá trong thiết bị phản ứng. Chuyển sang
chọn Results page của Reactions tab. Độ chuyển hoá sẽ hiển thị như hình 4.59.
Trong trường hợp này, độ chuyển hoá của phản ứng đạt 18,9%.

Hình 4.59. Kết quả tính toán độ chuyển hoá của phản ứng

132
Chuyển sang Worksheet tab, sẽ có các thông số của dòng sản phẩm phản
ứng như trong hình 4.60.

Hình 4.60.Các thông số của dòng sản phẩm phản ứng

Điền các giá trị sau:


Product Temperature: ________________________________
Actual Percent Conversion: ____________________________
 Chuyển sang Composition page của Worksheet tab, phân tích thành phần
của dòng sản phẩm Product, điền kết quả vào bảng dưới đây.
Lưu lượng khối lượng của các cấu tử bằng bao nhiêu?
Acetone: ________________
Ketene: _________________
Methane: ________________
5. Lưu case vào thư mục xác định
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là PFR sau đó bấm phím OK.
Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 4.61.

133
Hình 4.61. Lưu trình với Reactor PFR

4.5.3 Quan sát biến thiên các đại lượng dọc theo ống phản ứng
Sử dụng Performance tab, bấm phím Plot, sẽ hiển thị đường cong biến
thiên nhiệt độ dọc theo ống phản ứng như trong hình 4.62. Có thể lựa chọn các
biến khác (pressure, enthalpy, entropy, duty, vapour fraction) để hiển thị bằng
cách bấm vào phím chọn trong nhóm Type ở bên trái.
Có thể lựa chọn bất kỳ trong số các page của Performance tab (Conditions,
Flow, Rxn Rates, Transport hoặc Compositions) để hiển thị các số liệu tính toán
khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng, dưới dạng bảng (hình 4.63), có
thể bấm vào phím Plot ở góc phía dưới bên trái để hiển thị dạng đồ thị.

Hình 4.62. Biến thiên nhiệt độ dọc theo ống phản ứng

134
Hình 4.63. Giao diện Performance tab với các page

4.5.4 Tóm tắt và ôn tập


Thực hiện xây dựng lưu trình PFD mô phỏng quá trình cracking pha hơi
aceton thành keten và metan bằng mô hình thiết bị PFR. Phản ứng cracking pha
hơi aceton xảy ra trong thiết bị phản ứng dòng đẩy (PFR). Thiết bị phản ứng
loại ống chùm có 1000 ống, làm việc ở điều kiện đoạn nhiệt.
Quan sát biến thiên các đại lượng dọc theo chiều dài thiết bị phản ứng PFR
hiển thị dưới dạng bảng hoặc đồ thị với giao diện Performance tab.

135
Chương 5. CÁC CÔNG CỤ TÍNH TOÁN

Nội dung
Trong chương này giải quyết vấn đề sử dụng các công cụ tính toán trong
UNISIM. Nhớ rằng đây chỉ là các công cụ tính toán mà không phải là các thiết
bị trong lưu trình công nghệ.
 Làm quen với các công cụ logical trong UNISIM để thực hiện tính toán.
 Học cách tính toán các thông số cơ bản của tháp chưng luyện bằng công
cụ Shorcut Distilation.
 Phân chia dòng các cấu tử bằng Component Splitter.

Mục tiêu
Sau khi học xong chương này người sử dụng có thể:
 Sử dụng các công cụ logical phù hợp trong tính toán.
 Tính toán các thông số cơ bản của tháp chưng luyện.
 Xác định dòng cấu tử sau Component Splitter.

Yêu cầu
Trước khi học chương này người sử dụng cần phải biết:
 Thực hiện điều chỉnh PFD.
 Thêm các dòng trong PFD hoặc Workbook .
 Khởi tạo và nối các dòng vào thiết bị trong PFD.

136
5.1 Công cụ logic Adjust
5.1.1 Chức năng của Adjust
Công cụ Adjust khi đưa vào lưu trình sẽ làm thay đổi giá trị của một biến
quá trình (được coi là biến độc lập) để phù hợp với giá trị xác định của biến
mục tiêu (được coi là biến phụ thuộc) trong một dòng khác hoặc một thiết bị
khác. Công cụ Adjust sẽ tự động thực hiện các vòng lặp trong quá trình tính
toán. Biến độc lập phải được xác định từ ban đầu.

Adjust có thể thực hiện các chức năng:


 Hiệu chỉnh biến độc lập cho đến khi biến phụ thuộc thỏa mãn giá trị mục
tiêu.
 Hiệu chỉnh biến độc lập cho đến khi biến phụ thuộc bằng giá trị của một
biến tương tự cho đối tượng khác, cộng thêm độ lệch cho phép.

Có thể thiết lập công cụ Adjust theo một trong hai cách sau:
 Chọn Add Operation từ Flowsheet Menu, và chọn Adjust.
 Chọn biểu tượng Adjust trong Object Palette.

5.1.2 Bài toán ứng dụng Adjust


Một ứng dụng đơn giản của Adjust sử dụng thuật toán Secant. Dòng
nguyên liệu Feed đưa vào tháp tách (V-100), hai dòng sản phẩm ra là SepLiq
và SepVap. Adjust sẽ được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ của dòng nguyên
liệu Feed cho đến khi lưu lượng của dòng lỏng SepLiq đạt giá trị yêu cầu là
100 lbmole/hr.
Mở Case mới với hệ nhiệt động Peng Robinson
Nhập các cấu tử sau: Methane, Ethane, Propane, i-Butane, n-Butane,
i-Pentane, n-Pentane, n-Hexane, n-Heptane và n-Octane.

Thiết lập dòng nguyên liệu Feed, với các tham số được cho trong bảng
dưới đây.

137
Trong ô này... Nhập thông tin…
Temperature 60o F
Pressure 600 psi
Molar Flow 144 lbmole/hr
Methane Mole Fraction 0.4861
Ethane Mole Fraction 0.1389
Propane Mole Fraction 0.0694
i-Butane Mole Fraction 0.0625
n-Butane Mole Fraction 0.0556
i-Pentane Mole Fraction 0.0486
n-Pentane Mole Fraction 0.0417
n-Hexane Mole Fraction 0.0486
n-Heptane Mole Fraction 0.0278
n-Octane Mole Fraction 0.0208

Khởi tạo thiết bị tách V-100, giao diện Connections page của Design tab
như trong hình 5.1 dưới đây:

Hình 5.1. Giao diện thuộc tính của tháp tách V-100
138
Khởi tạo Adjust bằng cách chọn Add Operation từ Flowsheet menu, tiếp
theo chọn Adjust. Nhập các thông tin cho Connections page và Parameters
page của Design tab như bảng dưới:
Trong ô này… Nhập thông tin…
Design tab [Connections page]
Adjusted Variable Feed Temperature
Target Variable SepLiq Molar Flow
Spec. Target Variable 100 lbmole/hr
Design tab [Parameters]
Method Secant
Tolerance 1 lbmole/hr
Step Size 20o F
Maximum Interations 10
Chú ý rằng giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến độc lập không được nhập
vào. Bấm phím Start, UNISIM bắt đầu quá trình tính toán. Monitor tab sẽ hiển
thị các giá trị của biến độc lập và biến phụ thuộc trong quá trình tính toán các
vòng lặp. Quá trình lặp được thể hiện như hình 5.2.

Hình 5.2. Giao diện thuộc tính của Adjust hiển thị số vòng lặp

139
Adjust thực hiện tính toán đạt đến giá trị lưu lượng dòng yêu cầu trong 7
vòng lặp. Các thông số mới của dòng Feed sẽ được hiển thị như trong bảng sau:

Name Feed
Vapour Fraction 0.3064
Temperature [F] -16.68
Pressure [psi] 600
Molar Flow [lbmole/hr] 144
Mass Flow [lb/hr] 5438
Liq Vol Flow [barrel/day] 788.6
Heat Flow [Btu/hr] -7.321e+06

Nhiệt độ của nguyên liệu Feed hiển thị giá trị đã hội tụ là -16.68oF. Giá trị
lúc đầu xác định là 60oF. Adjust đã tính toán nghiệm hội tụ cho biến độc lập
thoả mãn yêu cầu của biến mục tiêu cần phải đạt được lưu lượng dòng lỏng
SepLiq ra khỏi tháp tách pha là 100 lbmole/hr.

5.2 Công cụ logic Set


5.2.1 Chức năng của Set
Set là một công cụ tính toán được sử dụng để thiết lập giá trị cho một biến
quá trình (Process Variable – PV) trong mối liên quan đến một biến khác. Quan
hệ giữa hai biến giống nhau, ví dụ, nhiệt độ của hai dòng, hoặc UA của hai thiết
bị trao đổi nhiệt. Công cụ này được sử dụng trong cả mô phỏng động và mô
phỏng tĩnh.
Biến phụ thuộc, còn gọi là biến mục tiêu (target), được xác định theo biến
độc lập, còn gọi là biến nguồn (source), theo biểu thức tuyến tính sau:
Y = MX + B
Trong đó: Y - Biến phụ thuộc (target);
X - Biến độc lập (source);
M - Hệ số nhân;
B - Độ lệch.
Để thiết lập Set, chọn Add Operation từ Flowsheet menu, và chọn Set.
Ngoài ra, có thể chọn phím Set trong Object Palette.

140
5.2.2 Bài toán ứng dụng Set
Dòng nguyên liệu đưa vào Reactor sẽ được thiết lập hệ số tỷ lượng hợp
thức bằng cách sử dụng Set.
Hệ nhiệt động sử dụng phương trình trạng thái Peng-Robinson.
Nhập bốn cấu tử: CO, Hydrogen, Methane và H2 O.
Mô phỏng phản ứng metan hoá sau đây:
CO + 3 H2  CH4 + H2O
Khởi tạo phản ứng Conversion và điền các hệ số tỷ lượng của phản ứng
như trong giao diện hình 5.3.

Hình 5.3. Giao diện Conversion Reaction – Stoichiometry tab

Trong Basis tab của giao diện Conversion Reaction nhập Base Component
là CO, và Conversion là 80% (hình 5.4).
Thiết lập Reaction Set, và gắn Conversion Reaction vào Reaction Set.
Tiếp theo gắn Rxn Set vào Fluid Package (bấm vào phím Add to PF). Vào môi
trường mô phỏng.

141
Hình 5.4. Giao diện Conversion Reaction – Basis tab

Hai dòng nguyên liệu vào Reator, một dòng là CO tinh khiết, một dòng là
H2 tinh khiết. Các dòng nguyên liệu có các thông số như trong bảng dưới đây.

STREAMS
Name CO Feed H2 Feed
Vapour Fraction 1 1
Temperature [C] 550 055
Pressure [kPa] 1000 1000
Molar Flow [kgmole/hr] 100 <empty>
Comp Mole Fraction CO 1 0
Comp Mole Fraction H2 0 1
Comp Mole Fraction H2O 0 0
Comp Mole Fraction Methane 0 0

142
Thiết lập Separator với các thông tin sau:
SEPARATOR [SEP-100]
Tab [Page] Trong ô này... Nhập thông tin…
Inlets CO Feed, H2 Feed
Worksheet [Conditions] Vapour Outlet Product
Liquid Outlet Liquid
Design [Parameters] Pressure Drop 0 kPa

Mở giao diện thuộc tính tháp tách pha. Trên Reaction tab nhập Reaction
Set có Conversion Reaction đã thiết lập ở trên. Tháp tách pha trong trường hợp
này được sử dụng như một thiết bị phản ứng chuyển hoá.

Bây giờ sử dụng Set để đặt lưu lượng dòng H2 có tỷ lệ với dòng CO theo
hệ số tỷ lượng, như trong hình 5.5.

Hình 5.5. Giao diện Set – Connections tab và Parameters tab

UNISIM sẽ tính toán. Kết quả tính toán được hiển thị trong Worksheet.
Công cụ Set rất có ích khi ứng dụng cho những vấn đề phức tạp. Ví dụ,
trong Flowsheet có các dòng đến Reactor được tuần hoàn, Set có thể đảm bảo
chắc chắn rằng tỷ lệ giữa lưu lượng các dòng luôn luôn theo đúng hệ số tỷ
lượng theo phương trình phản ứng.

143
5.3 Công cụ logic Recycle
5.3.1 Chức năng của Recycle
Tuần hoàn nhiệt có thể được tính toán không cần sử dụng công cụ Recycle.
Nhưng với bài toán tuần hoàn vật liệu, trong đó dòng vật liệu đi ra được tuần
hoàn trở về trộn lẫn với dòng nguyên liệu ban đầu, cần phải sử dụng công cụ
Recycle để tính toán. Recycle là một công cụ tính toán, không phải là thiết bị.
Để cài đặt Recycle vào trong Flowsheet, chọn Add Operation từ Flowsheet
menu, và chọn Recycle. Ngoài ra, có thể chọn phím biểu tượng Recycle trong
bảng chọn (Object Palette).
5.3.2 Bài toán ứng dụng Recycle
Dòng nguyên liệu hai pha Feed được trộn với dòng tuần hoàn Recycle và
đi vào tháp tách pha V-100. Hơi từ tháp tách V-100 được giãn nở trong tuốc bin
giãn nở khí E-100 và sau đó lại đưa vào tháp tách pha V-101. Một nửa chất
lỏng từ tháp tách V-101 đi vào bơm P-100 tuần hoàn lại và trộn với dòng
nguyên liệu mới tại đầu vào. Lưu trình chung thể hiện trong hình 15.6.

Hình 5.6. Lưu trình có sử dụng Recycle

Hệ nhiệt động sử dụng phương trình trạng thái Peng-Robinson. Các điều
kiện và thành phần của dòng Feed được đưa ra trong các bảng sau.

144
Tab [Page] Trong ô này... Nhập thông tin…
Temperature 60o F
Worksheet
Pressure 600 psi
[Conditions]
Molar Flow 1 MMSCFH
Nitrogen Mole Fraction 0.0069
CO2 Mole Fraction 0.0138
Methane Mole Fraction 0.4827
Ethane Mole Fraction 0.1379
Propane Mole Fraction 0.0690
Worksheet i-Butane Mole Fraction 0.0621
[Compositions] n-Butane Mole Fraction 0.0552
i-Pentane Mole Fraction 0.0483
n-Pentane Mole Fraction 0.0414
n-Hexane Mole Fraction 0.0345
n-Heptane Mole Fraction 0.0276
n-Octane Mole Fraction 0.0206

Lần lượt khởi tạo các thiết bị sau:

Tab [Page] Trong ô này... Nhập thông tin…


SEPARATOR [V-100]
Inlet Feed
Design [Connections] Vapour Outlet V-100 Vap
Liquid Outlet V-100 Liq
Design [Parameters] Pressure Drop 0 psi
EXPANDER [K-100]
Inlet V-100 Vap
Design [Connections] Outlet V-101 Feed
Energy K-100 Duty
Worksheet [Conditions] V-101 Feed Pressure 300 psi

145
Tab [Page] Trong ô này... Nhập thông tin…
SEPARATOR [V-101]
Inlet V-101 Feed
Design [Connections] Vapour Outlet V-101 Vap
Liquid Outlet V-101 Liq
Design [Parameters] Pressure Drop 1.45 psi
TEE [TEE-100]
Inlet V-101 Liq
Design [Connections] Outlets TEE-100 Prod
P-100 Feed
Design [Parameters] Flow Ratio 0.5
PUMP [P-100]
Inlet P-100 Feed
Design [Connections] Product P-100 Out
Energy P-100 Duty
Design [Parameters] Efficiency 75%
Worksheet [Conditions] P-100 Out Pressure 600 psi

Khởi tạo dòng Recycle từ dòng P-100 Out bằng cách chọn phím Define
from other Stream ở bên dưới của giao diện thuộc tính của dòng. Từ hộp danh
sách Available Streams trên giao diện Spec Stream As chọn dòng P-100 Out.
Liên kết dòng Recycle này vào tháp tách pha V-100. Toàn bộ lưu trình chính đã
hoàn thành. Bây giờ sẽ khởi tạo công cụ Recycle để tính toán dòng tuần hoàn
trở lại tháp tách pha này.

RECYCLE [RCY-1]
Tab [Page] Trong ô này... Nhập thông tin…
Feed P-100 Out
Design [Connections]
Product Recycle

Các thông số giữ nguyên tất cả các giá trị mặc định. UNISIM sẽ thực hiện
tính toán, và Recycle sẽ hội tụ một cách nhanh chóng.

146
5.4 Tính toán thông số tháp chưng bằng Shortcut Distillation
5.4.1 Chức năng của Shortcut Distillation
Shortcut Distillation (Shortcut Column) thực hiện tính toán các thông số
cơ bản của tháp chưng luyện có hồi lưu theo Fenske-Underwood. Công cụ
Shortcut Distillation tính số đĩa lý thuyết tối thiểu Fenske và chỉ số hồi lưu nhỏ
nhất Underwood, vị trí đĩa nhập liệu tối ưu.
Shortcut Distillation chỉ dùng để ước tính các thông số của tháp chưng có
hồi lưu. Để có kết quả phù hợp với thực tế cần phải tính toán bằng Column.
Bấm phím F12 và chọn Shortcut Distillation từ Unit Ops View để khởi tạo
Shortcut Distillation hoặc chọn Shortcut Distillation trong Object Palette.
5.4.2 Bài toán sử dụng Shortcut Distillation
Xây dựng Shortcut Distillation tính toán các tham số cơ bản cho tháp tách
propan có dòng nguyên liệu vào tháp Feed với thành phần và các tham số dòng
được cho dưới đây.
Mở New Case:
 Fluid Package: Peng Robinson
 Components C2, C3, i-C4, n-C4, i-C5, n-C5, C6
Tạo dòng nguyên liệu với các tham số sau:

MATERIAL STREAM [Feed]


Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Temperature [F] 207.37
Pressure [psia] 100.0000
Molar Flow [lbmole/hr] 1271.5190
Ethane Mole Frac 0.0148
Worksheet
Propane Mole Frac 0.7315
[Conditions]
i-Butane Mole Frac 0.0681
n-Butane Mole Frac 0.1462
i-Pentane Mole Frac 0.0173
n-Pentane Mole Frac 0.0150
n-Hexane Mole Frac 0.0071

Khởi tạo Shortcut Distillation. Tại Connections page của Design tab, điền
các thông tin vào các vị trí tương ứng.

147
SHORTCUT COLUMN [Depropanizer]
Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Feed Feed
Distillate Distillate
Design Bottoms Bottoms
[Connections] Condenser Duty Cond Q
Reboiler Duty Reb Q
Top Product Phase Liquid

Nhập các thông tin sau trên Parameters page của Design tab:
SHORTCUT COLUMN [Depropanizer]
Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Light Key in Bottom Component - Propane
Mole Fraction - 0.025
Heavy Key in Component - i-Butane
Design Distillate Mole Fraction -0.020
[Parameters]
Condenser Pressure 100 psia
Reboiler Pressure 103 psia
External Reflux Ratio 1.5

Hoàn thành mô phỏng nhận được các số liệu thể hiện trên hình 5.7

Hình 5.7. Lưu trình Shortcut Distillation

148
UNISIM sẽ tự động tính toán giá trị Minimum Reflux Ratio là 0.985 như
trên hình 5.8.

Hình 5.8. Kết quả tính chỉ số hồi lưu tối thiểu
Với giá trị Reflux Ratio nhập vào ban đầu là 1.5 các kết quả tính toán nhận
được sẽ hiển thị trên Performance tab (hình 5.9):

Hình 5.9. Kết quả tính các thông số cho tháp chưng

149
5.5 Phân chia dòng các cấu tử bằng Component Splitter
5.5.1 Chức năng của Component Splitter
Dòng nguyên liệu vào được Component Splitter chia làm hai dòng riêng
biệt dựa trên những thông số đã được khai báo ban đầu. Đây là công cụ tính toán
các quá trình phân chia đặc biệt và không tiêu chuẩn, chỉ có trong UNISIM.
Khởi tạo Component Splitter bằng một trong hai cách sau:
 Bấm phím F12 và chọn Component Splitter từ Unit Ops view
 Hoặc chọn biểu tượng Component Splitter trên Object Palette.
Component Splitter tính toán dựa trên cơ sở cân bằng vật liệu với mỗi cấu tử:
fi = ai + bi
Trong đó: fi - Lượng mol cấu tử i trong dòng nguyên liệu;
ai - Lượng mol cấu tử i trong sản phẩm đỉnh;
bi - Lượng mol cấu tử i trong sản phẩm đáy.
Lượng mol cấu tử trong dòng sản phẩm đỉnh và đáy được tính toán theo các
biểu thức sau:
ai = xi×fi
bi = (1-xi)×fi
Trong đó: xi - Phần cấu tử i trong sản phẩm đỉnh.
Từng cấu tử, phân đoạn hơi và áp suất dòng ra khỏi thiết bị đã biết, còn
P-VF của các dòng tách được tính toán theo giá trị nhiệt độ và nhiệt lượng của
các dòng.
Cân bằng nhiệt lượng tổng cộng trong Component Splitter được tính toán
theo biểu thức sau: h E = h F – h O – hB
Trong đó: hE - Enthalpy của dòng năng lượng chưa biết giá trị
hF - Enthalpy của dòng nguyên liệu
hO - Enthalpy của sản phẩm đỉnh
hB - Enthalpy của sản phẩm đáy.
5.5.2 Bài toán sử dụng Component Splitter
Dòng 1 là dòng nguyên liệu; dòng 2 là dòng
sản phẩm đỉnh, và dòng 3 là dòng sản phẩm đáy.
Dòng năng lượng là Q-100.
Mở New Case:
 Fluid Package: Peng Robinson
Hình 5.10. Component Splitter
 Components: Ethane, Propane, i-Butane,
n-Butane, i-Pentane, n-Pentane, n-Hexane

150
Dòng 1 là dòng nguyên liệu có các thông số sau:
MATERIAL STREAM [1]
Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Temperature [F] 200.0000
Pressure [psia] 500.0000
Molar Flow [lbmole/hr] 1000.0000
Ethane Mole Frac 0.0148
Worksheet Propane Mole Frac 0.7315
[Conditions] i-Butane Mole Frac 0.0681
n-Butane Mole Frac 0.1462
i-Pentane Mole Frac 0.0173
n-Pentane Mole Frac 0.0150
n-Hexane Mole Frac 0.0071

Khởi tạo Component Splitter. Nhập các thông tin sau:


COMPONENT SPLITTER [X-100]
Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Feeds 1
Design Overhead Product 2
[Connections] Bottoms Product 3
Energy Streams Q-100
COMPONENT SPLITTER [X-100]
Tab [Page] Trong ô này… Nhập thông tin …
Overhead Pressure [psia] 100
Design Ovehead Vapour Fraction 1
[Parameters] Bottoms Pressure [psia] 103
Bottoms Vapour Fraction 0
Ethane 1
Propane 0.98
i-Butane 0.01
Design
n-Butane 0.01
[Split-2]
i-Pentane 0.1
n-Pentane 0
n-Hexane 0

151
Các thông số của các dòng nguyên liệu và sản phẩm có thể xem trong
Worksheet tab của Component Splitter. Conditions page như trong hình 5.11.

Hình 5.11. Component Splitter – Worksheet tab – Conditions page

Từ các thông tin trên Composition page (hình 5.12), các phân đoạn sản
phẩm đỉnh có thể được kiểm tra bằng cách so sánh phần mol các cấu tử trong
dòng sản phẩm.
Ví dụ phân đoạn propan ở đỉnh là:
Propane Overhead Fraction= a3 = x3 ×f3 = 731.50 x 0.977 = 714.68

Hình 5.12. Component Splitter – Worksheet tab – Compositions page

152
5.6 Bảng tính (Spreadsheet)
Các công thức toán học phức tạp có thể được thiết lập, sử dụng trong
Spreadsheets: các hàm đại số, logarit, lượng giác, các biểu thức logic. Sử dụng
các hàm số của Spreadsheet để mô hình hoá Flowsheet tính toán các biến của
quá trình.
Với khả năng truy cập vào tất cả các biến quá trình, việc tính toán được
thực hiện tự động, các ô của Spreadsheet sẽ được cập nhật số liệu khi các biến
của Flowsheet thay đổi. Vì vậy Spreadsheet là công cụ rất mạnh và có rất nhiều
ứng dụng trong UNISIM.
Spreadsheet trong UNISIM bao gồm các hàm toán học và logic phổ biến.
Để xem các hàm và các biểu thức có trong Spreadsheet, chọn phím Function
Help. Chú ý rằng cửa sổ này có ba tab: Mathematical Expressions, Logical
Expressions và Mathematical Functions.
Tất cả các hàm phải được bắt đầu bằng “+” (với hàm toán học) hoặc “@”
(với các hàm đặc biệt như các hàm logarit, hàm lượng giác, hàm logic,…). Ví
dụ như “+A4/B5” và “@ABS (A4-B5)”.

5.6.1 Chức năng của Spreadsheet

1. Các hàm toán học thông thường


Spreadsheet có các hàm toán học sau:
Các hàm số Cách sử dụng
Phép cộng (Addition) Dùng dấu “+”
Phép trừ (Substraction) Dùng dấu “-”
Phép nhân (Multiplication) Dùng dấu “*”
Phép chia (Division) Dùng dấu “/”
Giá trị tuyệt đối (Absolute Value) “@Abs”
Hàm lũy thừa (Power) Dùng dấu “^”
Căn bậc hai (Square Root) “@SQRT” hoặc “@RT”
Pi “+pi”
Giai thừa (Factorial) “!”

153
Thứ tự thực hiện các phép tính như thông thường (trong ngoặc trước, ngoài
ngặc sau, hàm mũ, nhân và chia trước, cộng và trừ sau).

Ví dụ phép tính:

+6+4/2 = 8

Phép chia thực hiện trước phép cộng.

Nhưng nếu như có ngoặc đơn thì phép tính trong ngoặc thực hiện trước rồi
mới đến phép chia:

+(6+4)/2 = 5

2. Các hàm logarit

logarit tự nhiên (ln) “@ln”


logarit cơ số 10 (log) “@log”
Hàm mũ (Exponential) “@exp”
Hàm Hyperbol (Hypebolic) “@sinh”, “@cosh”, “@tanh”

3. Các hàm lượng giác

Tất cả các hàm lượng giác đều được thực hiện trong Spreadsheet, bao gồm
cả hàm lượng giác ngược và hàm hyperbol.

Các hàm lượng giác Cách sử dụng


Hàm chuẩn (Standard) “@sin”, “@cos”, “@tan”
Hàm ngược (Inverse) “@asin”, “@acos”, “@atan”

Hàm lượng giác có thể tính toán bằng đơn vị Radian, Degree hoặc Grad,
bằng cách chọn đơn vị phù hợp từ danh sách Angle in thả xuống trong nhóm
Current Cell.

Chú ý là dấu ngoặc đơn là bắt buộc với tất cả các hàm logarit và hàm lượng
giác. Không phân biệt chữ in hay chữ thường trong các hàm.

Ví dụ: @log(1000) = 3
@cos(pi) = 1

154
4. Các toán tử Logic (Logical Operations)
Spreadsheet hỗ trợ Boolean logic. Ví dụ, giả sử ô A1 có giá trị 5, ô A2 có
giá trị 10. Còn ô A3 nhập công thức (+A1<A2)
Spreadsheet sẽ trả về giá trị là 1 cho ô A3, khi trạng thái là đúng (A1 nhỏ
hơn A2). Nếu giá trị hoặc là ô A1 hoặc là ô A2 thay đổi sao cho trạng thái là
sai, ô A3 sẽ nhận giá trị 0.
Có thể sử dụng các toán tử Boolean sau:
Bằng (Equal to) “==”
Không bằng (Not Equal to) “!=”
Lớn hơn (Greater than) “>”
Nhỏ hơn (Less than) “<”
Lớn hơn hoặc bằng (Greater than or Equal to) “>=”
Nhỏ hơn hoặc bằng (Less than or Equal to) “<=”

5. Các câu lệnh IF/THEN/ELSE


Cấu trúc chung của câu lệnh này là:
“@if (điều kiện) then (if true) else (if false)”
Điều kiện là các biểu thức logical, như “B1==15”.
Ví dụ, giả sử ô A3 có số 6. Câu lệnh:
“@if (A3>10) then (10) else (A3/2)”
Kết quả giá trị là số 3 sẽ hiển thị trong ô tương ứng:
Luôn luôn phải có ELSE trong câu lệnh. Dấu ngoặc đơn là bắt buộc cho câu
lệnh này.

5.6.2 Bài toán

Sử dụng Spreadsheet để tính toán chỉ số Reynold cho dòng nước chảy
trong ống. Dòng nước có nhiệt độ 30 o C và áp suất 101,325 kPa. Lưu lượng
dòng là 400 kg/h.

Chỉ số Reynold được tính theo công thức sau:


du
Re 

155
trong đó: d - đường kính ống
u - vận tốc dòng lưu thể trong ống
ρ - tỷ trọng của chất lỏng
μ - độ nhớt của chất lỏng

5.6.3 Thực hiện mô phỏng

1. Thiết lập cơ sở mô phỏng


Nhập các thông tin sau:

Trong trang… Chọn…

Property Package PR

Components H2 O

2. Thiết lập dòng nước


Khai báo các tham số của dòng Feed như trong bảng sau:

Tab [page] Trong ô này… Nhập giá trị

Worksheet [Conditions] Temperarure 30 o C

Pressure 101.325 kPa

Mass Flow 400 kg/h

Worksheet [Compositions] H2 O Mol Frac 1

3. Thiết lập Spreadsheet


Có hai cách thiết lập Spreadsheet:
 Chọn Add Operation từ Flowsheet menu, sau đó chọn Spreadsheet.
 Hoặc có thể chọn biểu tượng Spreadsheet từ Object Palette.

Nhắp đúp để mở bảng tính Spreadsheet, đổi tên mặc định SPRDSHT-1
thành Reynold. Giao diện Spreadsheet như trong hình 5.13 dưới đây.

156
Hình 5.13. Giao diện Spreadsheet
Chuyển sang tab Spreadsheet để nhập số liệu và các công thức tính.
4. Thực hiện tính toán trong Spreadsheet
 Nhập đường kính ống dẫn
Trong ô A1 là tên đại lượng Diameter. Đường kính ống dẫn là 2 cm. Trong
ô B1, ghi giá trị 0.02.
Chọn đơn vị bằng cách đưa con trỏ chuột vào ô B1, chọn Length từ danh
sách Variable Type thả xuống (hình 5.14). Trong trường hợp này hệ đơn vị là
SI, do đó đơn vị mặc định của chiều dài là met.
 Nhập công thức tính diện tích ống dẫn
Diện tích ống dẫn được tính theo công thức sau:
d 2
A
4
Nhập công thức vào ô D1, theo đúng các quy tắc đã đưa ra ở phần trên:

+0.25*pi*b1^2

157
Kết quả tính toán của công thức này (0.000314159 m2 ) sẽ hiển thị trong ô
D1. Làm tương tự như trên để hiển thị đơn vị tính diện tích.
Đường kính hiển thị chữ số màu xanh có nghĩa là giá trị được khai báo.
Diện tích hiển thị màu đỏ, nghĩa là giá trị tính từ công thức.

Hình 5.14 .Chọn đơn vị chiều dài


 Nhập lưu lượng dòng lưu thể chảy trong ống
Thực hiện nhập giá trị lưu lượng dòng từ dòng Feed trong lưu trình PFD.
Có hai cách Import từ PFD:
- Drag từ giao diện dòng Feed vào Spreadsheet.
- Import sử dụng Navigator. Bấm phím Add Import trên Connections tab,
hoặc bấm phím phải chuột vào ô B2 và chọn Import Variable.
Khi đã nhập xong lưu lượng dòng, giá trị sẽ hiển thị trong ô B2. Trong
nhóm Curent Cell, UNISIM sẽ chỉ rõ biến này là Mass Flow và đã được
Imported từ dòng Feed. Lưu lượng dòng hiển thị chữ số màu đen có nghĩa là
giá trị được nhập từ lưu trình vào ô B2.

158
 Nhập tỷ trọng dòng lưu thể
Thực hiện nhập giá trị tỷ trọng dòng nước. Import Density vào ô B3 tương
tự như Import Mass Flow. Tỷ trọng phụ thuộc vào các tham số của dòng (nhiệt
độ và áp suất) và do đó không phải là giá trị được khai báo ban đầu. Giá trị này
được hiển thị bằng các chữ số màu đen, sẽ không được thay đổi.

 Nhập công thức tính vận tốc dòng lưu thể


Vận tốc dòng lưu thể chảy trong ống được tính theo công thức sau:

u = m / (ρA)

trong đó: m - lưu lượng dòng theo khối lượng;


ρ - tỷ trọng;
A - diện tích thiết diện ống.
Nhập công thức tính sau đây vào ô B4:

+(B2/3600)/(B3*D1)

Cần phải chia lưu lượng dòng cho 3600 để đổi đơn vị đo thời gian từ giờ
sang giây.

 Nhập độ nhớt dòng lưu thể


Giá trị độ nhớt của dòng lưu thể được nhập vào Spreadsheet từ lưu trình
PFD. Thực hiện Import giá trị Viscosity từ Feed vào ô B5, tương tự như nhập
lưu lượng dòng ở trên. Viscosity là giá trị tính toán (chữ số có màu đen) không
thể thay đổi được.

 Nhập công thức tính chỉ số Reynold


Chỉ số Reynold của dòng lưu thể được tính theo công thức sau:
du
Re 

Nhập công thức tính chỉ số Reynold vào ô B7:

+(B1*B4*B3)/(B5/1000)

Trong trường hợp này phải chia cho 1000 để chuyển đổi đơn vị tính cho
phù hợp.

159
Chỉ số Reynold bằng 8873, được hiển thị trong ô B7 (hình 5.15). Kết quả
tính toán cho thấy rằng chế độ dòng chảy trong ống là chảy rối.

Hình 5.15. Kết quả tính chỉ số Reynold

Để kiểm tra các công thức tính đã nhập vào có thể mở tab Formula. Trong
bảng liệt kê tên của các ô có công thức tại cột Cell, các công thức tại cột
Formula và kết quả tính toán của công thức tại cột Results (hình 5.16).

5. Lưu case vào thư mục xác định


 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Reynold sau đó bấm phím OK.

160
Hình 5.16. Giao diện Spreadsheet – Formula tab

5.7 Tối ưu hoá (Optimizer)


Thiết kế hướng đối tượng của UNISIM tạo ra bộ tối ưu hóa đa biến cực kỳ
mạnh, có thể xác định các điều kiện vận hành cho phép tối thiểu (hoặc tối đa)
một hàm mục tiêu, ví dụ như tối đa lợi nhuận, tối thiểu các hệ thống phụ trợ,
hay tối thiểu năng lượng tiêu thụ,…
Optimizer chỉ thực hiện với các tính toán trong mô phỏng tĩnh, mà sẽ không
hoạt động trong mô phỏng động.

5.7.1 Phương pháp tính


1. Các thuật ngữ được sử dụng trong Optimizer
- Các biến cơ sở (Primary Variables)
Đây là các biến được nhập từ bảng tính mà giá trị của chúng được điều
chỉnh nhằm mục đích tối thiểu (hoặc tối đa) hàm mục tiêu. Phải đặt các cận
trên và cận dưới cho tất cả các biến cơ sở, được sử dụng để thiết lập khoảng
tìm kiếm, cũng như thực hiện chuẩn hóa.

161
- Hàm mục tiêu (Objective Function)
Đây là hàm sẽ được tối thiểu hay tối đa. Các biến cơ sở có thể được nhập
vào và các hàm cũng được thiết lập trong bảng tính Optimizer, trong đó có
đầy đủ các tính năng của bảng tính trong lưu trình công nghệ chính.
- Các hàm liên kết (Constraint Functions)
Các đẳng thức và bất đẳng thức có thể được đưa vào trong bảng tính
Optimizer. Ví dụ có một đẳng thức được tạo ra từ hai biến thoả mãn bất
phương trình ( -A*B < K).
Các phương pháp BOX, Mixed và SQP phù hợp cho tính toán tối thiểu cho
các biểu thức bất đẳng thức. Chỉ có phương pháp SQP có thể xử lý các
biểu thức đẳng thức.
Các phương pháp Fletcher-Reeves và Quasi-Newton có thể tính toán tối ưu
hóa với các hàm không liên kết.

2. Các phương pháp tính toán trong Optimizer

- Thiết lập hàm


Optimizer điều khiển các giá trị của một bộ các biến cơ sở nhằm mục đích
tối thiểu (hoặc tối đa) một hàm mục tiêu (Objective Function) đã thiết lập, được
xây dựng từ số bất kỳ các biến quá trình.
min f(x1, x2, x3, ..., xn)
Trong đó: x 1, x2, x3, …, xn là các biến quá trình.
Mỗi biến cơ sở x 0, sẽ được điều khiển trong một khoảng xác định:
x0 i cận dưới < x0 i < x0 i cận trên với i = 1, …, j
Các liên kết đẳng thức và bất đẳng thức chung là:
ci(y1 , y2, y3, ..., yn)= 0, i = 1, ..., m1
ci(y1 , y2, y3, ..., yn ≤ 0, với i = m1 + 1, ..., m2
ci(y1 , y2, y3, ..., yn ≥ 0, i = m2 + 1, ..., m
Các hàm liên kết nói chung không nên sử dụng các biến cơ sở.
Tất cả các biến cơ sở được chuẩn hóa từ cận dưới đến cận trên. Do đó, phải
cung cấp giá trị các cận dưới và cận trên hợp lý. Nên tránh thay đổi quá thấp
hoặc quá cao giá trị các cận, vì chúng có thể gây ra một số vấn đề chia tỷ lệ khi

162
tính toán. Phải cung cấp một điểm khởi đầu và phải nằm trong khoảng chấp
nhận được.
Nếu UNISIM dừng tính toán hàm mục tiêu hay bất kỳ hàm liên kết nào,
Optimizer sẽ làm giảm bước tăng của biến cơ sở cuối cùng xuống một nửa. Lưu
trình công nghệ sau đó được tính toán lại. Nếu việc tính toán hàm vẫn không
thành công, sự tối ưu hóa sẽ bị dừng.
Theo mặc định, Optimizer thiết lập nhỏ nhất hàm mục tiêu. Phím Maximize
trên Functions tab, có thể lựa chọn khi cần tính toán cực đại hàm mục tiêu. Bên
trong Optimizer thực hiện đổi dấu một cách đơn giản.
- Phương pháp BOX
Phương pháp BOX là kỹ thuật tìm kiếm liên tục để giải quyết các vấn đề với
các hàm mục tiêu phi tuyến, phụ thuộc vào các quan hệ bất đẳng thức phi
tuyến, không đòi hỏi đạo hàm. Trong phương pháp này giải quyết các liên kết
bất phương trình mà không giải quyết liên kết phương trình. Phương pháp này
không hiệu quả trong các bài toán đòi hỏi các tính toán các hàm, yêu cầu một số
lớn các bước lặp để đồng quy nghiệm.
- Phương pháp SQP
Phương pháp lập trình bậc hai nối tiếp (Sequential Quadratic Programming
- SQP) tính toán với các liên kết đẳng thức và bất đẳng thức.
SQP được sử dụng nhiều vì đây là phương pháp hiệu qủa nhất để tính toán
tối thiểu hóa với các liên kết tuyến tính và phi tuyến tính nói chung, cần cung
cấp một điểm khởi đầu hợp lý được sử dụng trong tính toán và một số ít các
biến cơ sở.
Chương trình thực hiện tối thiểu một tiệm cận bậc hai của hàm Lagrangian
phụ thuộc vào các tiệm cận tuyến tính của các liên kết. Ma trận đạo hàm cấp hai
của hàm Lagrangian được ước tính một cách tự động.
- Phương pháp hỗn hợp
Phương pháp này bao gồm ưu điểm của các đặc tính hội tụ toàn hệ thống
của phương pháp BOX và hiệu quả của phương pháp SQP. Bắt đầu tính toán tối
thiểu với phương pháp BOX sử dụng sai số hội tụ rời rạc (gấp 50 lần sai số cho
phép). Sau khi hội tụ, phương pháp SQP được sử dụng để xác định nghiệm cuối
cùng với sai số cho phép.

163
- Phương pháp Fletcher Reeves
Phương pháp này được biến đổi dựa trên phương pháp Polak – Ribiere
gradient liên hợp Fletcher - Reeves. Những biến đổi cho phép các biến có các
cận thay đổi cao hơn và thấp hơn. Phương pháp này hiệu quả đối với tính toán
tối thiểu hóa nói chung không giới hạn. Phương pháp được sử dụng cho tìm
kiếm một chiều.
- Phương pháp Quasi – Newton
Phương pháp Quasi – Newton của Broyden-Fletcher-Goldfarb-Shanno
(BFGS) trong phạm vi giới hạn, phương pháp này tương tự với phương pháp
Fletcher – Reeves nói trên.
Bảng sau đây tóm tắt ứng dụng của các phương pháp.

Các vấn đề Các vấn đề Các vấn đề Các phép


Phương pháp không ràng có ràng buộc: có ràng buộc: tính đạo
buộc bất đẳng thức đẳng thức hàm

BOX X X

SQP X X X X

Mixed X X X

Fletcher-Reeves X X

Quasi-Newton X X

Bắt đầu làm việc với Optimizer


Có hai cách mở Optimizer:
- Bấm vào Simulation trên thanh công cụ, trong danh sách thả xuống
chọn Optimizer.
- Hoặc bấm phím F5.
Giao diện thuộc tính của Optimizer như trên hình 5.17. Giao diện có 5 tab:
 Configuration tab: chứa các thông tin cần thiết để lựa chọn mô hình tính
toán Original, Honeywell SQP, DataRecon hoặc Selection Optimization.

164
Hình 5.17. Optimizer – Configuration tab

 Variables tab: nhập các biến cơ sở để tối thiểu hay tối đa hàm mục tiêu
(hình 5.18). Bất kỳ biến quá trình nào có thể thay đổi (do người thiết kế thiết
lập) có thể được sử dụng như là một biến cơ sở. Các biến mới được thêm vào
thông qua Variable Navigator. Tất cả các biến phải được cho cận trên và cận
dưới, được sử dụng để chuẩn hóa biến cơ sở:

x  xlow
xnorm 
xhigh  xlow
Cận trên và cận dưới cho mỗi biến cơ sở nên được chọn sao cho sẽ nhận
được một giải pháp công nghệ hợp lý trong khoảng đó.
Ví dụ, biến cơ sở là lưu lượng mol (molar flow) của một dòng vật liệu đang
được đưa vào các ống bên trong của một thiết bị trao đổi nhiệt. Nếu lưu lượng
mol dòng này quá nhỏ, thì có thể xảy ra hiện tượng chồng chéo nhiệt độ trong
thiết bị trao đổi nhiệt, sẽ làm dừng quá trình tính toán của Optimizer. Trong
trường hợp này cận dưới nên được chọn đủ lớn sao cho hiện tượng chồng chéo
nhiệt độ không xảy ra.

165
Hình 5.18. Optimizer – Variables tab

Functions tab: có thể xác định rõ tính toán tối thiểu hay tối đa hàm mục
tiêu.
Functions tab bao gồm hai nhóm, được đặt tên là Objective Function và
Constraints Functions (hình 5.19).
Chú ý rằng Optimizer có một bảng tính riêng được sử dụng để phát triển
các hàm Objective Function và Constraints Functions. Bảng tính của Optimizer
đồng nhất với bảng tính trong lưu trình công nghệ; các biến quá trình có thể
được đưa vào bảng tính bằng cách kéo thả, hoặc sử dụng bảng chọn Variable
Navigator. Khi các biến quá trình cần được kết nối tới bảng tính, có thể xây
dựng các hàm mục tiêu (Objective Function) và bất kỳ biểu thức quan hệ nào
theo đúng cú pháp chuẩn.
Trong nhóm Objective Function, chỉ rõ Objective Function trong phạm vi
Objective Function Cell. Giá trị hiện tại của Objective Function phải được cung
cấp. Thêm vào đó, nhóm Objective Function là khu vực có thể xác định rõ

166
(thông qua các nút chọn) để tính toán tối thiểu hay tối đa hàm mục tiêu
(Objective Function).

Hình 5.19. Optimizer – Functions tab

Trong Constraints Functions có thể định rõ vế bên trái và vế bên phải của
các biểu thức quan hệ (trong các cột LHS Cell và RHS Cell). Định rõ mối quan
hệ giữa các ô bên trái và bên phải (LHS > RHS, LHS < RHS, LHS = RHS) trong
cột Cond hàm Constraint Function được nhân với Penalty Value trong các tính
toán tối ưu hóa. Nếu một biểu thức quan hệ không thỏa mãn, thì sẽ tăng giá trị
của Penalty Value; Penalty Value càng cao, thì biểu thức quan hệ đã cho có giá
trị càng lớn. Penalty Value được mặc định bằng 1.
 Parameters tab
Parameters tab được sử dụng cho việc lựa chọn sơ đồ tối ưu hóa và xác
định các tham số liên quan (xem trên hình 5.20).
- Scheme: lựa chọn phương pháp tính toán tối ưu hóa.
- Maximum Function Evaluations: thiết lập số lớn nhất của các hàm tính toán
(khác với số tối đa các bước lặp). Trong mỗi phép lặp, tỷ lệ thích hợp của lưu

167
trình công nghệ được tính toán vài lần, phụ thuộc vào phương pháp tính toán tối
ưu hóa, và số các biến cơ sở.
- Tolerance (sai số cho phép): UNISIM sẽ xác định sự thay đổi trong hàm mục
tiêu (objective function) giữa các bước lặp, cũng như những thay đổi trong
chuẩn hóa các biến cơ sở. Sử dụng các thông tin này, UNISIM sẽ đưa ra kết quả
tính toán tối ưu hóa nếu sai số cho phép ban đầu đã thỏa mãn.
Biến cơ sở được chuẩn hóa theo biểu thức sau:
xnorm = (x-xlow) / (xhigh -xlow)
Tất cả các phương pháp sử dụng biểu thức này, trừ phương pháp BOX dùng
đạo hàm.
- Maximum Iterations: Số tối đa các bước lặp. Các tính toán sẽ dừng lại khi đạt
đến số tối đa các bước lặp.

Hình 5.20. Optimizer – Parameters tab


- Maximum Change / Iteration: Sự thay đổi tối đa cho phép khi thực hiện chuẩn
hóa các biến cơ sở giữa các bước lặp. Ví dụ, giả sử sự thay đổi tối đa cho phép
trên một bước lặp là 0.3 (giá trị mặc định). Nếu dòng mol là một biến cơ sở

168
thay đổi trong khoảng từ 0 đến 200 kmol/h, thì sự thay đổi tối đa trong một
bước lặp sẽ là 200*0.3 = 60 kmol/h.
- Shift A / Shift B: đạo hàm của hàm mục tiêu và các hàm liên kết theo theo các
biến cơ sở, nói chung được tính toán từ vi phân đại số.
Đạo hàm được tính toán từ biểu thức sau:
xshift = ShiftA*x + ShiftB

Trong đó: x - biến bị nhiễu (đã chuẩn hóa)


xshift - khoảng dịch chuyển (đã chuẩn hóa)
Shift B đảm bảo giá trị của xshift sẽ luôn luôn có giá trị khác 0. Nói chung
không cần thiết thay đổi giá trị mặc định của ShiftA và ShiftB. Có những
phương pháp thay đổi đồng thời giá trị của các biến cơ sở, trong khí đó lại có
những phương pháp thay đổi lần lượt các biến cơ sở.
Các đạo hàm được tính toán từ biểu thức:
δy/δx = (y1 – y2)/xshift
Trong đó: y2 - giá trị của biến bị ảnh hưởng tương ứng với x + xshift
y1 - giá trị của biến bị ảnh hưởng tương ứng với x.
Trước mỗi bước, Optimizer cần xác định độ chênh lệch của bề mặt tối ưu
hóa tại vùng hiện tại. Optimizer di chuyển mỗi biến cơ sở bằng một giá trị của
xshift (làm cho kích thước mỗi bước của Shift A và Shift B sẽ là rất nhỏ). Đạo
hàm sau đó được tính cho tất cả các hàm (Objective và Constraint) sử dụng các
giá trị của y tại hai vị trí của x. Từ thông tin này và các giá trị trước đó của
Optimizer, kích thước và định hướng bước tiếp theo sẽ được chọn.
 Monitor tab (hình 5.21)
Trong giao diện của Monitor tab hiển thị các giá trị của Objective Function,
các biến cơ sở và Constraint Function trong suốt các tính toán của Optimizer.
Thông tin mới chỉ được cập nhật khi có sự thay đổi giá trị của Objective
Function. Các giá trị liên kết là dương nếu các hàm quan hệ bất đẳng thức được
thoả mãn và là âm nếu không thoả mãn.

169
Hình 5.21. Optimizer – Monitor tab

Trong giao diện Optimizer có 3 phím, gồm có:


- Delete: xóa tất cả thông tin hiện tại khỏi Optimizer và bảng tính của nó
- Spreadsheet: truy cập vào bảng tính riêng của Optimizer.
- Start / Stop: khởi động hoặc kết thúc các tính toán của Optimizer. Một hàm
mục tiêu phải được xác định trước khi bắt đầu các quá trình tính toán.
Các điểm chính cần lưu ý của Optimizer
- Xác định giá trị các cận dưới và cận trên một cách hợp lý là cực kỳ quan
trọng. Điều này cần thiết không những để ngăn chặn các điều kiện bất lợi cho
lưu trình công nghệ (ví dụ chồng chéo nhiệt độ trong thiết bị trao đổi nhiệt) mà
còn vì các biến được chia tỷ lệ giữa 0 và 1 trong các thuật toán tối ưu hóa sử
dụng các cận này.
- Đối với các phương pháp BOX và hỗn hợp, Maximum change / Iteration của
các biến cơ sở (thiết lập trên Parameters tab) cần phải giảm. Giá trị 0.05 hoặc
0.1 là phù hợp hơn.
- Phương pháp hỗn hợp nói chung yêu cầu ít nhất số các hàm tính toán (tức là
hiệu quả nhất).

170
- Nếu các phương pháp BOX, SQP, hoặc hỗn hợp không thực hiện tính toán
các hàm quan hệ đã được thiết lập, thử tăng Penalty Value trên Functions tab
gấp 3 hay 6 lần (tới giá trị tương tự với giá trị mong muốn của hàm mục tiêu).
Mặt khác, điều đó cũng hữu ích trong quá trình tính toán đạt tới giá trị của hàm
mục tiêu và hạn chế sự bất lợi đến mức có thể (đặc biệt khi sử dụng phương
pháp BOX).
- Theo mặc định Optimizer tối thiểu hàm mục tiêu. Có thể tối đa hàm mục tiêu
bằng cách chọn Maximize trên Functions tab. Chú ý, Optimizer nhân với hàm
mục tiêu bằng - 1 khi tính toán tối đa hàm mục tiêu.

5.7.2 Bài toán


Tính toán UA của 3 thiết bị trao đổi nhiệt độc lập. Sử dụng Optimizer để
tính toán tối ưu hoá tỷ số dòng qua bộ chia dòng sao cho UA toàn phần là tối
thiểu.
Dòng Feed được dẫn vào vùng làm lạnh sơ bộ, sau đó được chia thành hai
dòng. Việc làm lạnh của dòng nguyên liệu phân chia được thực hiện bằng cách
trao đổi nhiệt với các thiết bị trao đổi nhiệt đặt song song. Một dòng được làm
lạnh bằng dòng sản phẩm đỉnh từ tháp tách metan dòng E-100 Cool In và dòng
kia được làm lạnh nhờ chu trình làm lạnh bằng propane Valve In và thiết bị trao
đổi nhiệt bên sườn tháp tách metan E-102 Cool In.
Tính toán các thiết bị trao đổi nhiệt đơn hoặc đa UA là một tình huống
thường gặp, trong đó có các thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng với các điều
kiện vận hành khác nhau hoặc với các ứng dụng khác nhau. Trong những
trường hợp này, người kỹ sư phải xác định được điều kiện trao đổi nhiệt như
thế nào là phù hợp nhất từ các thiết bị trao đổi nhiệt đang có mà công suất vận
hành bị giới hạn bởi các nhà thiết kế.

5.7.3 Thực hiện mô phỏng


 Thiết lập cơ sở mô phỏng
Nhập các thông tin sau:

Trong trang… Chọn…


Property Package PR
Components Methane, Ethane, Propane, i-Butane, n-Butane

171
Bấm phím Enter Simulation Environment để thực hiện mô phỏng.
 Thiết lập các dòng nguyên liệu và dòng quá trình
Mở Workbook thiết lập 4 dòng Material Stream với các thông số kỹ thuật
đưa ra trong bảng sau. Giao diện Workbook như trên hình 5.22.

E-100 E-102
Tab [page] Input Area Feed Valve In
Cool In Cool In
Temperature, o F 20 - 142 120 <empty>
Worksheet Pressure, psia 1000 250 350 251
[Conditions]
Molar Flow,
2745 1542 <empty> 1640
lbmol/hr
Methane 0.7515 0.9073 0.0000 0.2828

Worksheet Ethane 0.2004 0.0927 0.0000 0.2930


[Compositions] Propane 0.0401 0.0000 1.0000 0.1414
Mole Fraction i-Butane 0.0040 0.0000 0.0000 0.1313
n-Butane 0.0040 0.0000 0.0000 0.1515

Hình 5.22. Workbook – Material Streams

172
 Thiết lập lần lượt các thiết bị
Thiết lập bộ chia dòng Tee-100. Giao diện hiển thị như trên hình 5.23.

Tab [Page] Trong ô … Nhập thông tin …


Name TEE-100
Design Inlet Feed
[Connections] Outlets E-100 Feed
E-101 Feed

Hình 5.23. TEE-100 Design tab – Connections page

Khi này chưa có đủ thông số về tỷ lệ chia dòng nên chưa tính toán được
dòng ra, trên băng trạng thái màu vàng hiển thị dòng chữ Unknow Splits.

Thiết lập bộ trộn dòng Mix-100. Giao diện hiển thị như trên hình 5.24.
Tab [Page] Trong ô … Nhập thông tin …
Name MIX-100
Design Inlet E-100 Out
[Connections] E-101 Out
Outlets Mixer Out

173
Khi này các dòng vào MIX-100 chưa có đủ các thông số nên chưa tính toán
được dòng ra, trên băng trạng thái màu vàng hiển thị dòng chữ Not Solved.

Hình 5.24. MIX-100 Design tab – Connections page

Thiết lập Valve VLV-100. Giao diện hiển thị như trên hình 5.25.

Tab [Page] Trong ô … Nhập thông tin …


Design Name VLV-100
[Connections] Inlet Valve In
Products E-101 Cool In

Khi này các dòng vào VLV-100 chưa có đủ các thông số nên chưa tính toán
được, trên băng trạng thái phía dưới giao diện có dòng chữ Not Solved.

174
Hình 5.25. VLV-100 Design tab – Connections page
 Thiết lập 3 thiết bị trao đổi nhiệt với các thông số như trong các bảng
dưới đây.
Giao diện thuộc tính E-100 hiển thị như trên các hình 5.26, 5.27 và 5.28.
Tab [Page] Trong ô … Nhập thông tin …
Name E-100
Design Tubeside Inlet E-100 Feed
[Connections] Tubeside Outlet E-100 Out
Shellside Inlet E-100 Cool In
Shellside Outlet E-100 Cool Out
Tubeside Delta P 10 psia
Shellside Delta P 10 psia
Design Heat Loss/Leak None
[Parameters] Heat Exchanger Model Weighted
Interval (E-100 Feed) 10
Interval (E-100 Cool In) 10
Dew/Bubble Pt (E-100 Cool In) Inactive

175
Cần lưu ý khi nhập thêm thông số UA, để UNISIM tự động tính toán theo UA
cần phải chuyển sang Specs page và active vào biến UA như trong hình 5.28.

Hình 5.26. E-100 Design tab – Connections page

Hình 5.27. E-100 Design tab – Parameters page

176
Hình 5.28. E-100 Design tab – Specs page

Thiết lập các thiết bị trao đổi nhiệt E-101 và E-102 tương tự như thiết lập
thiết bị trao đổi nhiệt E-100 ở trên, với các thông số kỹ thuật cho trong bảng
dưới đây.
Tab [Page] Trong ô … Nhập thông tin …
Name E-101 E-102
Tubeside Inlet E-101 Feed
Design
Tubeside Outlet E-102 Feed
[Connections]
Shellside Inlet E-101 Cool In
Shellside Outlet E-101 Cool Out
Tubeside Delta P 5 psia 5 psia
Shellside Delta P 1 psia 5 psia
Heat Loss/Leak None None
Design Heat Exchanger
Weighted Weighted
[Parameters] Model
Interval (E-101 Feed) 10 (E-102 Cool In) 10
Interval (E-101 Cool In) 10 (E-102 Cool Out) 10
Dew/Bubble Pt Inactive Inactive

177
Nhập thêm các thông số sau cho các dòng. Khi này đã cung cấp đầy đủ các
thông số, việc tính toán hoàn thành, case hội tụ. Kết quả tính toán các dòng hiển
thị trong Workbook (hình 5.29).

Stream Specs Value


E-102 Out Temperature, o F - 40
E-101 Cool Out Vapour Fraction 1.00
E-100 Out Temperature, o F - 65
E-101 Cool Out Pressure, psia 20

Hình 5.29. Kết quả tính toán trong Workbook

 Tính toán tối ưu hóa


Trong bài toán này sẽ sử dụng công cụ Optimizer để tính toán tỷ lệ chia
dòng tại bộ chia dòng TEE-100 sao cho hệ số trao đổi nhiệt toàn phần UA là tối
thiểu.
Trước hết cần xóa các tham số UA của các bộ trao đổi nhiêt và bỏ active
trong Specs page, thay vào đó là các tham số mới sau:

178
- Nhiệt độ của dòng E-102 Cool In là -85oF
- Lưu lượng dòng Valve In là 495 lbmole/hr
- Lưu lượng dòng E-101 Feed là biến sử dụng để tối ưu hóa, sẽ nhập giá
trị tính toán ban đầu là 1668 lbmole/hr.

Sau khi đã nhập đủ ba thông số trên, lưu trình sẽ hội tụ, việc tính toán lưu
trình công nghệ hoàn thành. Bây giờ sẽ bắt đầu tính toán tối ưu hóa.

Mở Optimizer, vào Variable tab, nhập biến cơ sở và các thông tin như
trong bảng sau:

Object Primary Variable Low Bound High Bound

E-101 Feed Molar Flow 1450 1800

Hình 5.30. Nhập Primary Variable

Bấm vào phím Spreadsheet sẽ mở ra giao diện như trong hình 5.31.

179
Hình 5.31. Giao diện Spreadsheet

Bấm vào phím Spreadsheet Only và Import các giá trị UA của ba bộ trao
đổi nhiệt từ lưu trình chính theo như bảng sau. Bảng tính trong giao diện
Optimizer Spreadsheet như trong hình 5.32.

Cell... Import UA

A1 E-100

A2 E-101

A3 E-102

A4 +A1+A2+A3

180
Hình 5.32. Giao diện Optimizer Spreadsheet – Spreadsheet tab

Có thể kiểm tra các công thức đã được nhập vào bảng tính bằng cách
chuyển sang Formulas tab. Trong bảng liệt kê tên của các ô có công thức tại
cột Cell, các công thức tại cột Formula và kết quả tính toán của công thức tại
cột Results (hình 5.33).
Chuyển sang Function tab của Optimizer, lựa chọn biến cần tối ưu hóa và
lựa chọn chế độ tính toán Maximize hay Minimize phù hợp. Trong bài toán này
cần tính Minimize UA tổng của ba bộ trao đổi nhiệt, vì vậy sẽ chọn biến cần
tính toán là biểu thức trong ô A4, chế độ tính toán Minimize (hình 5.34).
Chuyển sang Parameters tab, chọn phương pháp tính toán phù hợp cho
Optimizer, trong bài toán này lựa chọn phương pháp Mixed (hình 5.35).
Bấm phím Start để bắt đầu tính toán, kết quả được hiển thị trong ô Current
Value trong Functions tab. Chuyển sang Monitor tab để quan sát quá trình tính
toán tối ưu hóa của Optimizer (hình 5.36).

181
Hình 5.33. Giao diện Optimizer Spreadsheet – Formulas tab

Hình 5.34. Optimizer - Functions tab

182
Hình 5.35. Optimizer – Parameters tab

Hình 5.36. Optimizer – Monitor tab

So sánh kết quả nhận được trước và sau khi Optimizer?___________

183
Lưu case vào thư mục xác định
 Vào File menu.
 Chọn Save As.
 Đặt tên file là Optimizer sau đó bấm phím OK.
Lưu trình PFD hoàn thành như trên hình 5.37.

Hình 5.37. Lưu trình PFD

5.8 Tóm tắt và ôn tập chương 5


Trong phần đầu của chương này đã làm quen với các công cụ tính toán
logic:
- Adjust điều chỉnh giá trị của một biến dòng (biến độc lập) sao cho biến
phụ thuộc của dòng hoặc thiết bị khác đạt giá trị mục tiêu.
- Set: thiết lập mối quan hệ của hai biến giống nhau của hai dòng hoặc hai
thiết bị khác nhau.
- Recycle: là khối lý thuyết tính toán cho dòng vật liệu tuần hoàn.

Tiếp theo đã tìm hiểu hai công cụ tính toán đặc biệt:

184
- Shortcut Distilation: tính toán các thông số cơ bản cho tháp chưng luyện
có ngưng tụ đỉnh tháp và đun sôi đáy tháp.
- Component Splitter: đây là công cụ tính toán trong UNISIM, sử dụng để
tính toán phân chia dòng vật liệu theo tỷ lệ các cấu tử.

Phần cuối của chương đã sử dụng hai công cụ tính toán rất mạnh trong
UNISIM:
- Spreadsheet có chức năng tính toán với các hàm đại số, logarit, lượng
giác, các biểu thức logic, thực hiện nhập số liệu và công thức tính vào
Spreadsheet để tính toán chỉ số Reynold của dòng nước chảy trong ống dẫn.
- Optimizer: có khả năng tính toán tối ưu hoá các thông số công nghệ, bước
đầu làm quen sử dụng công cụ Optimizer để tính toán tối thiểu hóa hệ số trao
đổi nhiệt tổng cộng của hệ thống ba thiết bị trao đổi nhiệt: xuất nhập biến, thiết
lập hàm, lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp.

185
Chương 6. CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÁCH

Nội dung
Hấp thụ và chưng luyện là các quá trình phổ biến trong công nghệ hoá học
và dầu khí để phân tách hỗn hợp nhiều cấu tử
Trong chương này giới thiệu cách sử dụng UNISIM để mô phỏng quá trình
phân tách hỗn hợp nhiều cấu tử bằng hấp thụ và chưng luyện. Trong UNISIM
có bốn loại mô hình tháp khác nhau:
- Tháp hấp thụ (Absorber)
- Tháp có hồi lưu đỉnh (Refluxed Absorber)
- Tháp có đun sôi đáy tháp (Reboiled Absorber)
- Tháp chưng luyện (Distillation Column)
Tuỳ theo yêu cầu công nghệ cần lựa chọn loại tháp có cấu hình phù hợp.
Điều kiện công nghệ, thành phần của dòng nguyên liệu, áp suất làm việc sẽ xác
định sự hội tụ của tháp. Khi tính toán tháp hội tụ, kết quả nhận được bao gồm
thành phần, tính chất của các dòng sản phẩm hơi và sản phẩm lỏng.

Mục tiêu
Sau khi học xong người sử dụng có thể:
 Sử dụng tháp hấp thụ trong UNISIM để mô phỏng quá trình hấp thụ
 Xác định được các thông số thiết kế tháp hấp thụ
 Thiết lập tháp chưng sử dụng Input Experts
 Khai báo các tham số cho tháp chưng luyện

Yêu cầu
Trước khi học chương này người sử dụng cần phải biết:
 Thực hiện các thay đổi trong PFD
 Thêm các dòng trong PFD hoặc Workbook.
 Khởi tạo và nối các dòng vào thiết bị trong PFD

186
6.1 Tháp hấp thụ
Mô phỏng quá trình hấp thụ khí liên tục trong tháp đệm. Thiết bị hấp thụ
mặc định trong UNISIM là loại tháp đĩa (Tray Section), có dòng sản phẩm hơi
từ đỉnh tháp, và dòng sản phẩm lỏng từ đáy tháp. Không có sẵn các thông số
cho tháp hấp thụ, mà dựa trên cấu hình chung của tháp.
6.1.1 Bài toán
Propylen carbonat hấp thụ CO 2 trong tháp đệm. Dòng khí nguyên liệu
có 20% mol CO 2 và 80% mol Metan. Lưu lượng dòng là 2 m 3/s và điều kiện
làm việc của tháp là 60oC và 60,1 atm. Lưu lượng dòng dung môi là 2000
kmol/h. Sử dụng UNISIM để xác định hàm lượng CO 2 (% mol) trong dòng khí
ra, chiều cao tháp (m) và đường kính tháp (m).
6.1.2 Thực hiện mô phỏng quá trình hấp thụ
1. Xây dựng cơ sở mô phỏng
Nhập các thông tin sau trong giao diện Simulation Basis Manager

Trong cửa sổ của tab… Chọn…


Property Package Sour PR
Components CH4, CO2, Propylene Carbonate
Bấm phím Enter Simulation Environment để mô phỏng.
2. Thiết lập các dòng nguyên liệu
Thiết lập dòng dung môi với các thông tin sau.

Trong ô này.... Nhập thông tin...


Name Solvent In
Temperature 60oC
Pressure 60.1 atm
Molar Flow 2000 kgmole/h
Component Mole Fraction
CO2 0.000
Methane 0.000
C3=Carbonate 1.000

187
Thiết lập dòng khí nguyên liệu với các thông tin sau.

Trong ô này... Nhập thông tin...


Name Gases In
Temperature 60oC
Pressure 60.1 atm
Molar Flow 7200 m3/h
Component Mole Fraction
CO2 0.200
Methane 0.800
C3 = Carbonate 0.000

3. Thiết lập tháp hấp thụ


 Bấm vào biểu tượng Absorber trên Object Palette, như hình bên
 Vào Connection page, nhập các thông tin sau. Giao diện như hình 6.1.

Trong ô này... Nhập thông tin...


Name Absorber
Top Stage Inlet Solvent In
Bottom Stage Inlet Gases In
Ovhd Vapour Outlet Gases Out
Bottom Liquid Outlet Liquid Out

188
Hình 6.1. Giao diện Absorber – Connections page (1 of 3)

 Bấm vào phím Next, và tiếp tục nhập các thông tin như trong hình 6.2.

Hình 6.2. Giao diện Absorber – Connections page (2 of 3)

 Bấm vào phím Next, và tiếp tục nhập các thông tin như trong hình 16.3.

189
Hình 6.3. Giao diện Absorber – Connections page (3 of 3)
 Sau đó bấm vào phím Done... sẽ xuất hiện cửa sổ như hình 6.4.
Để thực hiện tính toán, bấm vào phím Run ở phía dưới cửa sổ. Hộp trạng
thái màu đỏ với chữ Unconverged sẽ chuyển sang màu xanh với chữ
Converged nếu toàn bộ quá trình thực hiện chính xác như hướng dẫn ở trên.
Tuy nhiên kết quả tính toán nhận được là cho tháp hấp thụ loại tháp đĩa, cần
phải chuyển sang tháp đệm.

Hình 6.4. Giao diện Absorber – Connections page đã hoàn thành

190
Trình tự thao tác để
chuyển từ tháp đĩa sang tháp
đệm như sau:
 Bấm vào Tools trên
thanh menu chính,
chọn Utilities.
 Trong cửa sổ Available
Utilities di chuyển
xuống dưới và chọn
Tray Sizing như trong
hình 6.5.

Hình 6.5. Cửa sổ Available Utilities


 Bấm phím Add Utility sẽ xuất hiện cửa sổ Tray Sizing như hình 6.6. Đặt
tên trong ô Name là Packing.

Hình 6.6. Cửa sổ Tray Sizing

 Bấm vào phím Select TS... ở phía trên bên phải cửa sổ Tray Sizing, sẽ
xuất hiện cửa sổ Select Tray Section như hình 6.7. Bấm phím chọn All
trong Object Filter, lựa chọn Absorber trong Flowsheet, sau đó chọn
TS-1 trong Object, sau đó bấm phím OK.

191
Hình 6.7. Cửa sổ Select Tray Section

 Trở về cửa sổ Select Tray Section. Bấm vào phím Auto Section..., sẽ
xuất hiện cửa sổ nhỏ Auto Section Information, trong nhóm Internal
Type chọn Packed, trong hộp Packing Type có danh sách các loại đệm
được thả xuống, cuộn xuống để chọn loại đệm Raschig Rings (Ceramic)
1_4 inch như hình 6.8.

Hình 6.8. cửa sổ Auto Section Information

192
 Sau khi lựa chọn
xong, bấm phím
Next>, hiển thị cửa sổ
như trong hình 6.9,
bấm phím Complete
AutoSection.
 Sau khi bấm phím
Complex AutoSection,
sẽ xuất hiện cửa sổ
Tray Sizing. Đóng cửa
sổ này lại và trở về
giao diện PFD.
 Nhắp đúp vào
Absorber để mở giao
diện thuộc tính của
tháp, bấm vào phím
Run để chạy chương
trình mô phỏng tính
toán lại với tháp đệm. Hình 6.9. Cửa sổ Tray Section

4. Các thông số thiết kế tháp


 Trên thanh menu chính, bấm vào Tools, trong danh sách chọn Utilities
 Cửa sổ Available Utilities sẽ xuất hiện, di chuyển xuống dưới danh sách
để chọn Packing và bấm vào phím View Utility….
 Trong cửa sổ mới hiển thị, bấm phím Auto Section… và thay đổi trong
nhóm Internal Type chọn Packed. Không cần phải chọn lại loại đệm
nữa.
 Bấm phím Next> và sau đó bấm phím Complete AutoSection, sẽ xuất
hiện cửa sổ Tray Sizing như hình 6.10.
 Bây giờ mở Performance tab, chọn Packed.
 Trong Results page, có thể đọc giá trị đường kính và chiều cao của tháp.

193
Hình 6.10. Cửa sổ Tray Sizing: Packing

 Đóng cửa sổ này lại để trở về giao diện PFD, nhắp đúp vào dòng Gases
Out và đọc hàm lượng CO 2 trong dòng khí ra. Ghi các kết quả tính toán
nhận được vào bảng.
Section Diameter (m)___________________________
Section Height (m)_____________________________
CO2 composition______________________________

5. Lưu vào thư mục xác định


 Vào File
 Chọn Save as
 Đặt tên file là Absorber, sau đó bấm phím OK

Hoàn thành mô phỏng nhận được lưu trình PFD như trong hình 6.11. Lưu
trình con (trong môi trường con - subflowsheet) của tháp như trong hình 6.12.

194
Hình 6.11. PFD quá trình hấp thụ CO2 bằng propylen carbonat

Hình 6.12. Tháp hấp thụ (subflowsheet)

195
6.1.3 Tóm tắt và ôn tập
Thực hiện mô phỏng quá trình hấp thụ CO 2 bằng Propylene Carbonate trong
tháp hấp thụ loại tháp đệm, sử dụng công cụ Absorber trong UNISIM để mô
phỏng quá trình hấp thụ.
Xác định nồng độ CO 2 còn lại trong dòng khí sản phẩm ra khỏi tháp hấp
thụ, chiều cao tháp (m) và đường kính tháp (m).

6.1.4 Bài tập nâng cao


Tăng lưu lượng dòng dung môi Solvent In từ 2000 kmol/h lên 2500
kmol/h. Chạy lại chương trình mô phỏng, xem kết quả có gì thay đổi, điền kết
quả mới nhận được vào bảng sau:

Section Diameter (m)___________________________


Section Height (m)_____________________________
CO2 Composition______________________________

6.2 Tháp chưng luyện


6.2.1 Bài toán
Thu hồi pha lỏng từ khí tự nhiên (Natural-Gas Liquids NGL) là quá trình
xử lý hỗn hợp khí tự nhiên khá phổ biến. Mục đích của quá trình tách pha lỏng
khỏi hỗn hợp khí là:
 Không còn các hydrocacbon nặng là các cấu tử thường bị ngưng tụ trong
đường ống, đảm bảo vận chuyển khí an toàn bằng đường ống.
 Đáp ứng các tiêu chuẩn của khí thương phẩm.
 Thu hồi tối đa sản phẩm lỏng (sản phẩm lỏng có giá trị cao hơn khí)
UNISIM có thể mô hình hoá nhiều cấu hình tháp chưng luyện khác nhau.
Trong bài này sẽ sử dụng ba tháp để mô phỏng nhà máy NGL:
 Tháp tách metan sử dụng tháp có đun sôi đáy tháp (Reboiled Absorber).
 Tháp tách etan sử dụng tháp chưng luyện có hồi lưu đỉnh ngưng tụ một
phần và đun sôi đáy tháp (Distillation Column).
 Tháp tách propan sử dụng tháp chưng luyện có hồi lưu đỉnh ngưng tụ
hoàn toàn và đun sôi đáy tháp (Distillation Column).

196
Sơ đồ công nghệ PFD

Hình 6.13. Sơ đồ mô phỏng công nghệ NGL trong UNISIM

197
Tháp tách metan DC1

Hình 6.14.Tháp tách metan DC1

198
Tháp tách etan DC2

Hình 6.15. Tháp tách etan DC2

199
Tháp tách propan DC3

Hình 6.16. Tháp tách propan DC3

200
6.2.2 Thực hiện mô phỏng
 Mở new case.
 Chọn hệ nhiệt động Peng – Robinson EOS.
 Nhập các cấu tử: N2, CO2, C 1 – C8.
 Bấm phím Enter Simulation Environment
1. Thiết lập các dòng vật chất
Thiết lập hai dòng vật liệu theo các thông tin trong bảng sau:
er…
Trong ô này… Nhập thông tin… Nhập thông tin…
Name Feed1 Feed2
Temperature 95oC (140o F) 85oC (120o F)
Pressure 2275 kPa (330 psia) 2290 kPa (332 psia)
Flowrate 1620 kgmole/h (3575 lbmole/hr) 215 kgmole/h (475 lbmole/hr)
Component Mole Fraction Mole Fraction
N2 0.0025 0.0057
CO2 0.0048 0.0029
C1 0.7041 0.7227
C2 0.1921 0.1176
C3 0.0706 0.0750
i-C4 0.0112 0.0204
n-C4 0.0085 0.0197
i-C5 0.0036 0.0147
n-C5 0.0020 0.0102
C6 0.0003 0.0037
C7 0.0002 0.0047
C8 0.0001 0.0027

201
2. Thiết lập tháp tách metan
Tháp tách metan được mô phỏng bằng thiết bị Reboiler Absorber, với hai
dòng nguyên liệu, một dòng năng lượng vào để gia nhiệt đáy tháp.
 Thiết lập dòng năng lượng theo các thông tin sau:

Trong ô này… Nhập thông tin…


Name Ex Duty
Energy Flow 2.1e+06 kJ/h (2.0+06 Btu/hr)

 Nhắp đúp vào biểu tượng Reboiled Absorber trong Object Palette

 Xuất hiện giao diện Input Expert đầu tiên. Nhập các thông tin như trong
hình 6.17 dưới đây.

Hình 6.17. Giao diện Input Expert (1 of 4)

 Bấm phím Next> để chuyển sang trang tiếp theo. Nhập các thông tin áp
suất như trong hình 6.18. Trong hệ đơn vị field, nhập giá trị áp suất đỉnh
tháp là 330 psi và áp suất đáy tháp là 335 psi.

202
Hình 6.18. Giao diện Input Expert (2 of 4)

 Bấm phím Next> để chuyển sang trang tiếp theo. Nhập các giá trị nhiệt
độ giả định như trong hình 6.19, trong hệ đơn vị field, nhập giá trị nhiệt
độ đỉnh tháp là -125o F, nhiệt độ reboiler là 80o F.

Hình 6.19. Giao diện Input Expert (3 of 4)

203
 Bấm phím Next> để chuyển sang trang tiếp theo. Trong trường hợp này
không cần thêm thông tin trong trang cuối này, hình 6.20. Bấm phím
Done…

Hình 6.20. Giao diện Input Expert 4 of 4

Sau khi bấm phím Done…, UNISIM sẽ mở đầy đủ giao diện thuộc tính của
tháp. Mở Monitor page trong Design tab của giao diện Column DC1 như hình
6.21. Trước khi cho tính toán tháp, phải chắc chắn rằng đã khai báo đầy đủ các
thông tin như hướng dẫn ở trên.
Từ Monitor page (hình 6.21) nhận thấy rằng để tháp có thể tính toán được
cần phải nhập thêm tham số lưu lượng sản phẩm đỉnh Ovhd Prod Rate là 1338
kgmole/h (2950 lbmole/hr). Sau khi đã nhập thêm tham số này, bấm phím Run
để bắt đầu tính toán tháp và quá trình sẽ hội tụ, như hình 6.22.

204
Hình 6.21. Giao diện thuộc tính tháp – Design tab – Monitor page

Hình 6.22. Quá trình tính toán tháp đã hội tụ

205
Phần mol metan trong sản phẩm đỉnh là bao nhiêu?______________

Mặc dù tháp đã hội tụ, nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng có số
liệu về lưu lượng dòng sản phẩm đỉnh. Tham số này có thể là kết quả tính toán
của tháp, tháp có thể không hội tụ (Unconverged) hoặc dòng sản phẩm sẽ có
những tính chất không đáp ứng yêu cầu nếu như thay đổi điều kiện dòng
nguyên liệu vào tháp.

Có cách tiếp cận khác để khai báo thông tin cho tháp hoặc là thành phần
cấu tử hoặc là thành phần các dòng sản phẩm của tháp.
 Mở Specs page của Design tab trong giao diện thuộc tính tháp như hình
6.23. Bấm vào phím Add trong nhóm Column Specifications.

Hình 6.23. Giao diện thuộc tính tháp – Design tab – Specs page

 Cửa sổ Add Specs xuất hiện như hình 6.24. Chọn Column Component
Fraction từ trong danh sách. Sau đó bấm phím Add Spec(s)… ở phía bên
dưới cửa sổ.

206
Hình 6.24. Cửa sổ Add Specs

 Điền các tham số như trong hình 6.25. Sau đó đóng cửa sổ này lại.

Hình 6.25. Cửa sổ Component Fraction Spec

207
Trong cửa sổ Monitor page của giao diện thuộc tính tháp, mặc dù vừa bổ
sung thêm tham số, nhưng bậc tự do (Degrees of Freedom) vẫn bằng 0. Điều đó
cho thấy trên thực tế tham số thêm vào chưa được kích hoạt. Bây giờ tiến hành
bỏ kích hoạt tham số Ovhd Prod Rate, và kích hoạt Com Fraction vừa được bổ
sung, trong trường hợp này là C1 in Overhead như trong hình 6.26.

Hình 6.26. Kích hoạt tham số C1 in Overhead

Lưu lượng sản phẩm đỉnh tháp DC1 Ovhd bằng bao nhiêu?___________

Khi tháp đã hội tụ, có thể xem kết quả tính toán trong Performance tab như
hình 6.27.

208
Hình 6.27. Kết quả tính toán tháp DC1

3. Thiết lập bơm


Bơm được sử dụng để vận chuyển sản phẩm đáy tháp tách metan DC1 sang
tháp tách etan DC2. Thiết lập bơm với các thông tin sau.

Trong ô này… Nhập thông tin…


Connections tab
Inlet DC1 Btm
Outlet DC2 Feed
Energy P-100-HP
Worksheet tab
DC2 Feed Pressure 2790 kPa (405 psi)

4. Thiết lập tháp chưng luyện tách etan DC2


Tháp chưng luyện tách etan được mô phỏng trong UNISIM bằng tháp
chưng luyện có hồi lưu đỉnh (condenser) và đun sôi đáy tháp (reboiler), tổng

209
cộng có 16 đĩa, trong đó tháp có 14 đĩa và condenser, reboiler. Tháp làm việc ở
áp suất 2760 kPa (400 psi). Trong sản phẩm đáy tỷ lệ etan/propan là 0.01.
 Nhắp đúp vào biểu tượng Distillation Column trên Object Palette.
 Nhập các thông tin sau:

Trong ô này… Nhập thông tin…


Connections
Name DC2
No. of Stages 14
Feed Stream/Stage DC2 Feed/6
Condenser Type Partial
Overhead Vapour Product DC2 Ovhd
Overhead Liquid Product DC2 Dist
Bottom Product DC2 Btm
Reboiler Duty DC2 Reb Q
Condenser Duty DC2 Cond Q
Pressures
Condenser 2725 kPa (395 psia)
Condenser Delta P 35 kPa (5 psi)
Reboiler 2792 kPa (405 psia)
Temperature Estimates
Condenser -4o C (25o F)
Reboiler 95oC (200o F)
Specifications
Overhead Vapour Rate 320 kgmole/h (700 lbmole/hr)
Distillate Rate 0 kgmole/h
Reflux Ratio 2.5 (Molar)

 Bấm phím Run để thực hiện tính toán.


Lưu lượng C2 và C 3 trong sản phẩm đáy của DC2 bằng bao nhiêu?____

210
Tỷ số C2 /C 3 bằng bao nhiêu?___________________________________
 Trên Specs page, bấm phím Add để bổ sung thêm tham số mới Column
Component Ratio, sau đó nhập các thông tin như sau vào cửa sổ hiển thị.

Trong ô này… Nhập thông tin…


Name C2/C3
Stages Reboiler
Flow Basis Mole Fraction
Phase Liquid
Spec Value 0.01
Numerator Ethane
Denominator Propane

 Trên Monitor tab, không kích hoạt Ovhd Vap Rate và chuyển sang kích
hoạt tham số C2 /C3 mới được bổ sung.
Lưu lượng sản phẩm đỉnh của tháp DC2 là bao nhiêu?______________

5. Thiết lập van


Van được sử dụng để làm giảm áp suất dòng sản phẩm đáy của tháp tách
etan DC2 Btm trước khi đưa vào tháp tách propan cuối cùng.
Nhập các thông tin sau cho van:

Trong ô này… Nhập thông tin…


Connections
Feed Stream DC2 Btm
Product Stream DC3 Feed
Worksheet
DC3 Feed Pressure 1690 kPa (245 psi)

6. Thiết lập tháp chưng luyện tách propan


Tháp chưng luyện tách propan được mô phỏng trong UNISIM bằng tháp
chưng luyện có 25 đĩa, trong đó tháp có 24 đĩa và Reboiler. Lưu ý rằng trong
trường hợp này Condenser ngưng tụ hoàn toàn không tính là một đĩa. Áp suất

211
làm việc trung bình trong tháp là 1620 kPa (235 psi). Tháp tách propan có hai
sản phẩm. Sản phẩm đỉnh có chứa không quá 1.5% mol của i-C4 và n-C4 . Nồng
độ propan trong sản phẩm đáy phải nhỏ hơn 2.0% mol.
Nhập các thông tin cho tháp chưng luyện tách propan như trong bảng sau.
Khi hoàn thành, bấm phím Run để thực hiện tính toán tháp. Tháp hội tụ, đọc
kết quả.

Trong ô này… Nhập thông tin….


Connections
Name DC3
No. of Stages 24
Feed Stream/Stage DC3 Feed/11
Condenser Type Total
Overhead Liquid Product DC3 Dist
Bottom Product DC3 Btm
Reboiler Duty DC3 Reb Q
Condenser Duty DC3 Cond Q
Pressures
Condenser 1585 kPa (230 psia)
Condenser Delta P 35 kPa (5 psi)
Reboiler 1655 kPa (240 psia)
Temperature Estimates
Condenser 38oC (100o F)
Reboiler 120oC (250o F)
Specifications
Distillate Rate 100 kgmole/h (240 lbmole/hr)
Reflux Ratio 1.0 (Molar)

212
Phần mol C 3 trong sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy bằng bao nhiêu______
Khởi tạo thêm hai tham số thành phần cấu tử cho tháp.

Trong ô này… Nhập thông tin...

i-C4 and n-C4 in Distillate

Name i-C4 and n-C4

Stages Condenser

Flow Basis Mole Fraction

Phase Liquid

Spec Value 0.015

Components i-C4 and n-C4

C 3 in Reboiler

Name C3

Stages Reboiler

Flow Basis Mole Fraction

Phase Liquid

Spec Value 0.02

Components C3

 Bỏ kích hoạt Distillate Rate và Reflux Ratio.


 Kích hoạt các tham số i-C4 and n-C4 và C3 mới khởi tạo bổ sung.
7. Lưu vào thư mục xác định
 Vào File menu
 Chọn Save as
 Đặt tên file là Separation Column, sau đó bấm phím OK

213
6.2.3 Tóm tắt và ôn tập
Trong bài này đã thực hiện mô phỏng quá trình chưng luyện để tăng thu hồi
sản phẩm lỏng từ khí tự nhiên (NGL). Đã sử dụng Absorber trong UNISIM,
loại tháp chưng tách chỉ có Column và Reboiler để mô phỏng tháp tách metan.
Tháp chưng luyện tách etan được mô phỏng bằng Distillation Column, với
Condenser ngưng tụ một phần và Reboiler. Tháp chưng luyện tách propan được
mô phỏng bằng Distillation Column, với Condenser ngưng tụ hoàn toàn và
Reboiler.

214
Chương 7. MÔ PHỎNG MỘT SỐ QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

Nội dung
Trong chương này sẽ kiểm tra sự hiểu biết và khả năng sử dụng UNISIM
để mô phỏng các quá trình công nghệ. UNISIM là một chương trình mô
phỏng có quan hệ chặt chẽ với các quá trình công nghệ . Đây là một
chương trình rất mạnh có thể sử dụng để giải quyết toàn bộ các vấn đề
liên quan đến quá trình công nghệ. Tuy nhiên, khi cung cấp các điều kiện
khác nhau và các lựa chọn để giải quyết vấn đề, nếu không hiểu biết về quá
trình và các trình tự tiến hành mô phỏng sẽ không thể sử dụng UNISIM một
cách có hiệu quả trong tính toán quá trình công nghệ.

Mục tiêu
Sau khi học xong người sử dụng có thể:
 Thao tác trên các giao diện của UNISIM và xây dựng lưu trình PFD từ
mô tả trong tài liệu dạng văn bản.
 Nghiên cứu lựa chọn các phương án công nghệ trong quá trình mô
phỏng.
 Đánh giá tác động của các hệ nhiệt động đã chọn đến kết quả mô phỏng.
 Rút ra một cách chọn lọc kết quả tính toán các tính chất vật lý từ
UNISIM.

Yêu cầu
Trước khi thực hành mô phỏng các bài trong chương này, phải nắm vững,
thành thạo các nội dung đã học và hoàn thành tất cả các bài tập nâng cao của
các chương trước.

215
7.1 Quá trình dehydro hoá n-Heptan sản xuất Toluen
Toluen được sản xuất từ n-heptan bằng phản ứng dehydro hoá trên xúc tác
Cr 2O3 theo phản ứng sau:
CH3CH2CH2CH2CH2CH2CH3  C6H5CH3 + 4H2
Ban đầu n-heptan được gia nhiệt từ 65 lên 800 oF trong thiết bị gia nhiệt.
Sau đó được đưa vào tháp phản ứng có xúc tác vận hành trong điều kiện đẳng
nhiệt và độ chuyển hoá 15% mol n-heptan thành toluen.
Sản phẩm ra khỏi thiết bị phản ứng được làm mát xuống 65 oF và dẫn vào
tháp tách pha. Toàn bộ dây chuyền công nghệ làm việc ở áp suất khí quyển, xác
định lưu lượng của các dòng.

Trình tự mô phỏng
1. Khởi động UNISIM và mở File/New/Case
2. Giao diện Simulation Basis Manager xuất hiện. Mở Fluid Package tab.
Bấm phím Add. Chọn Peng-Robinson. Đóng cửa sổ.
3. Mở Component page và Add: toluene, n-heptane, và hydrogene. Đóng cửa sổ.
4. Bấm phím Enter Simulation Environment ở bên dưới giao diện
Simulation Basis Manager.
5. Bấm vào biểu tượng Heater trong Object Palette và sau đó bấm vào
Process Flow Diagram (PFD). Bấm vào biểu tượng General Reactor, sẽ
xuất hiện bốn loại Reactor khác nhau, chọn Conversion Reactor và bấm
vào PFD. Tương tự với Cooler và Separator.
6. Đặt tên các dòng vào và các dòng ra và các thiết bị của toàn bộ quá trình
như trong hình 7.1.

Hình 7.1. Sơ đồ PFD ban đầu

216
7. Lưu ý rằng Reactor có màu đỏ với dòng thông báo “Need Reaction Set”.
Bấm vào Flowsheet trên thanh công cụ, chọn Reaction Package trong
danh sách thả xuống. Add Global Rxn Set. Sau đó bấm Add Rxn và
chọn Conversion. Add components (n-heptane, toluene, hydrogen) và hệ
số tỷ lượng tương ứng (-1, 1, 4). Chuyển sang Basis tab và nhập giá trị
15 vào ô Co (đây là độ chuyển hoá). Đóng cửa sổ, trở về màn hình PFD.
8. Nhắp đúp vào Reactor. Mở Reaction tab trong giao diện thuộc tính của
Reactor. Chọn Global Reaction Set vào ô Reaction Set. Đóng cửa sổ.
9. Mở Worksheet, nhập các điều kiện đã biết cho các dòng. Lưu ý rằng chữ
và số có màu xanh là các giá trị được người sử dụng khai báo. Nếu cung
cấp nhiều hơn tham số yêu cầu, thì sẽ xuất hiện thông báo lỗi.

Từ kết quả tính toán của bài tập trên nhận thấy rằng nhiệt làm mát có giá trị
tương đương nhiệt đun nóng. Như vậy có thể làm giảm năng lượng gia nhiệt
dòng nguyên liệu đầu bằng cách tận dụng nhiệt của dòng sản phẩm. Tiến hành
cải tiến quy trình bằng cách thêm thiết bị trao đổi nhiệt. Trình tự thực hiện
trong PFD:
1. Bấm vào Heater trong PFD và thay đổi tên của dòng thành Pre-Heat.
Đóng cửa sổ.
2. Bấm vào dòng R-Prod trong PFD. Worksheet dòng ra sẽ xuất hiện. Đổi
tên dòng thành R-Prod1.
3. Bấm vào Cooler trong PFD và đổi tên dòng thành R-Prod2.
4. Thiết lập thiết bị trao đổi nhiệt và đặt tên là Pre-Heater, với các dòng
Feed và Pre-Heat là dòng vào và dòng ra tube-side, các dòng R-Prod1
và R-Prod2 là dòng vào và dòng ra shell-side. Mở Parameter page.
Khai báo giá trị Delta P bằng “0” cho cả tube side và shell side. Chọn
Model Weighted Exchanger. Đóng cửa sổ.
5. Cần phải xác định thêm một tham số nữa. Mở Worksheet và thay đổi
nhiệt độ của dòng Pre-Heat thành 600o F.
6. Có thể thay đổi nhiệt độ này để xem ảnh hưởng của nó tới Heat Duty và
UA. Tăng nhiệt độ Pre-Heat có thể làm giảm H-Duty, nhưng nếu tăng
UA, có nghĩa là cần lượng nhiệt lớn hơn với cùng diện tích bề mặt trao
đổi nhiệt đó. Rõ ràng sẽ có giới hạn trên đối với Pre-Heater như thế nào

217
là tốt cho quá trình trao đổi nhiệt này. Có thể thấy được điều này bằng
cách thay đổi nhiệt độ và ghi lại sự thay đổi của các thông số khác. Điều
này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng Databook, trình tự theo
các bước sau:
a. Mở Tools/Databook. Bấm vào phím Insert và chọn Pre-Heat trong
Object, chọn Temperature trong Variable và bấm phím Add. Làm
tương tự cho Heat-Duty trong Object, chọn Heat Flow trong
Variable và bấm phím Add. Tương tự chọn Heat Exch trong Object,
chọn UA trong Variable và bấm phím Add. Đóng cửa sổ.
b. Chuyển sang Case Studies và bấm phím Add. Chọn Ind
(Independent Variable) cho Pre-Heat và chọn Dep (Dependent
Variable) cho Heat-Duty và Heat Exch. Bấm phím View. Nhập giá
trị 500 cho Low Bound, 620 cho High Bound, và 10 cho Step Size.
c. Bấm Start. Sau vài giây bấm vào Results để xem kết quả.

Hình 7.2. Giao diện PFD quá trình sản xuất toluen

7.2 Quá trình hydroclo hoá etylen


Etyl clorua được sản suất từ HCl và etylen, phản ứng thực hiện trong pha
khí trên xúc tác clorua đồng mang trên silica:
C 2H4 + HCl  C2H5Cl
Dòng nguyên liệu có thành phần gồm 50% mol HCl, 48% mol C 2H4, và 2%
mol N2 với lưu lượng dòng 100 kmol/h, nhiệt độ 25 oC, và áp suất 1 atm. Phản

218
ứng đạt độ chuyển hoá 90% mol, etyl clorua được tách khỏi hỗn hợp khí chưa
phản ứng, và sau đó được tuần hoàn lại. Quá trình tách sản phẩm sử dụng tháp
chưng luyện, giả định là quá trình tách triệt để. Quá trình tiến hành ở áp suất
khí quyển, và độ giảm áp được bỏ qua. Để ngăn ngừa sự tích tụ của khí trơ
trong hệ thống, dòng khí thải W có lưu lượng là 10 kmol/h. Đánh giá ảnh
hưởng của lưu lượng dòng khí thải W đến dòng tuần hoàn R và thành phần hỗn
hợp khí phản ứng.

Trình tự mô phỏng
Đây là hướng dẫn ngắn. Sẽ khó hiểu nếu chưa hoàn thành các phần trước.
1. Khởi động UNISIM, chọn Peng Robinson EOS cho Fluid Package. Mở
Component tab để chọn components (ethylene hoặc ethene),
hydrogen_chloride, ethyl_chloride, và nitrogen). Đóng cửa sổ.
2. Bấm phím Enter Simulation Environment. Chọn Mixer trong Object
Palette và đưa vào Process Flow Diagram (PFD). Làm tương tự với
Conversion Reactor, Component Splitter, Tee, và Recycle như trên
hình 18.3.
3. Đặt tên tất cả các dòng như trên hình 7.3.
4. Bấm Flowsheet/Reaction Package. Add Global Rxn Set. Sau đó
bấm phím Add Rxn, và chọn Conversion. Add Components (ethylene,
hydrogen_chloride, và ethyl_chloride) và Stoich Coeff (-1, -1, 1).
Chuyển sang Basis tab, và nhập giá trị 90 cho Co với Ethylene là cấu tử
cơ bản (basis). Đóng cửa sổ. Trở về giao diện Reaction Package, bấm
phím Add Set. Đóng cửa sổ. Trở về PFD.
5. Nhắp đúp vào Conversion Reactor. Chọn Global Rxn Set trong ô
Reaction Set. Đóng cửa sổ.
6. Nhắp đúp vào Recycle và đặt các tham số trong Parameter/Tolerance
tất cả bằng “1”.
7. Trong đầu bài giả sử rằng quá trình tách là triệt để, ethyl_chloride đã
thu được trong sản phẩm đáy tháp có độ tinh khiết 100%, còn ba cấu tử
khác trong sản phẩm đỉnh tháp. Trong trường hợp này sẽ sử dụng
Component Splitter. Để khai báo thông tin này, nhắp đúp vào

219
Component Splitter chọn Splits page của Design tab, điền giá trị “0”
cho ClC 2 và “1” cho ba cấu tử còn lại.
8. Mở Workbook. Kiểm tra hệ đơn vị đo đang hiển thị là hệ đơn vị
SI. Nếu không, có thể thay đổi hệ đơn vị đo bằng cách bấm và o
Tools/Preferences/Variables. Chọn hệ SI, bấm phím Clone và thay đổi
các đơn vị trong hệ nếu thấy cần thiết để thuận tiện cho việc tính toán.
9. Điền vào Workbook các điều kiện đầu bài đã cho, bắt đầu từ Feed
Stream: temperature (25 o C), pressure (1 atm), và molar flow (100
kgmole/hr). Nhắp đúp vào 100 (molar flow rate), điền thành phần các cấu
tử. Đóng cửa sổ.
10. Tiếp tục điền vào Workbook dòng R* có lưu lượng dòng bằng “0”, các
điều kiện và thành phần cấu tử như dòng nguyên liệu feed, để khởi động
tính toán quá trình. Điền các giá trị temperature (25o C) cho các dòng S3,
S4, và P. Điền giá trị pressure (1 atm) cho các dòng S4 và P.
11. Khai báo giá trị molar flow rate cho dòng W là 10 kgmole/hr.
12. Bây giờ có thể mở Workbook để đọc kết quả tính toán.

R*

Hình 7.3. PFD quá trình sản xuất etyl clorua từ etylen và HCl

220
7.3 Quá trình oxi hoá Etylen
Quá trình sản xuất etylen oxit được thực hiện theo các bước sau:
Dòng nguyên liệu bao gồm khí etylen (63% mol) và O2 tinh khiết (37%
mol) ở 20oC và 303 kPa, được đưa vào hệ thống thiết bị phản ứng oxi hoá với
lưu lượng dòng là 120 kmol/h cộng với dòng hồi lưu khí/dòng hơi (được xác
định bởi UNISIM). Phản ứng được tiến hành với xúc tác rắn và trong điều kiện
đẳng nhiệt ở 230oC. Dòng nguyên liệu phải được gia nhiệt ở pre-heated tới
230oC trước khi đưa vào thiết bị phản ứng oxi hoá.
Phản ứng có tính chọn lọc khá cao, nhưng lại đi kèm với phản ứng phụ đốt
cháy etylen trên xúc tác. Hệ số tỷ lượng của các phản ứng như sau:
Phản ứng chọn lọc C2H4 + 0,5O2  C2H4O
Phản ứng phụ C 2H 4 + 3O2  2CO2 + 2H2O
Trong phản ứng chọn lọc, oxy là chất phản ứng chính (key reactant) cơ sở
để xác định độ chuyển hoá, là 80%, trong khi ở phản ứng phụ thì độ chuyển hoá
của oxy chỉ có 19%. Độ giảm áp trong thiết bị phản ứng là 70 kPa.
Dòng sản phẩm nóng được làm lạnh tới -1o C (trong thực tế sự chênh lệch
nhiệt độ rất lớn như thế này chỉ có thể có được bằng cách trao đổi trực tiếp, tức
là bằng hệ thống “tôi”). Độ giảm áp tại Condenser là 50 kPa. Với điều kiện
như vậy, dòng sản phẩm có phần hơi (vapour fraction) là 0.8 và bắt đầu được
thu hồi bằng cách ngưng tụ etylen oxit. Dòng sản phẩm lạnh được đưa tới tháp
tách 3-phase separator và pha lỏng nhẹ được tách ra khỏi chất lỏng nặng và
pha hơi. UNISIM thường để nước trong pha lỏng nặng, còn các dòng khác
không có nước.
Pha hơi giàu etylen nhưng vẫn chứa một ít etylen oxit. Vì vậy hơi dư này sẽ
được tiếp tục làm lạnh tới – 30o C để làm giảm phần hơi (độ giảm áp khi qua
làm lạnh là 10 kPa) và dòng lạnh được dẫn tới tháp tách 2 phase separator
(flash drum). Dòng lỏng giàu etylen oxit được trộn với dòng hữu cơ-nước
(organic-aqueous) từ đáy tháp tách 3-phase separator (áp suất của dòng tổng
lấy theo dòng có áp suất thấp nhất) và hỗn hợp được đưa tới tháp chưng luyện.
Tháp chưng luyện có ngưng tụ một phần (Partial Condenser) và sản phẩm là
dòng etylen oxit tinh khiết (>99% mol). Dòng hơi từ đỉnh tháp tách hai pha
(flash drum) được qua van điều chỉnh giảm tới 101 kPa trước khi đưa tới
Component Splitter (là tháp đệm có đệm alumina đặc biệt để hấp phụ CO 2/O2

221
từ dòng khí, còn ethylene và ethylene oxide không bị hấp phụ sẽ tiếp tục được
dẫn đi. Trong thực tế thiết bị này là tháp hấp phụ có van xoay, tại đó CO 2/O2
được rửa sạch khi nhả hấp phụ ở nhiệt độ cao và áp suất thấp). Dòng khí hữu cơ
giàu etylen được nén tới 303 kPa và được tuần hoàn lại trộn với dòng nguyên
liệu phản ứng. Trong UNISIM yêu cầu sử dụng công cụ Recycle để mô phỏng
quá trình có tuần hoàn hỗn hợp khí chưa phản ứng. Công cụ này sẽ tính toán
lưu lượng dòng tuần hoàn. Thông thường khi Recycle được cài đặt, ban đầu lưu
lượng dòng bằng 0 vì chưa biết. Sau đó UNISIM sẽ tính toán giá trị chính xác
bằng phép tính lặp.
Thực hiện mô phỏng
Sử dụng UNISIM tạo flowsheet để mô phỏng quá trình. Đối với bài tập này
sử dụng các thông tin sau kết hợp với các thông tin được cung cấp ở trên:
1. Sử dụng NRTL activity model cho pha lỏng và SRK EOS cho pha hơi.
2. Sử dụng Conversion Reactor trong UNISIM để mô phỏng
3. Column có partial condenser và 12 đĩa, đĩa tiếp liệu là đĩa thứ 6.
4. Column có áp suất condenser 101 kPa và reboiler 160 kPa.
5. Tính toán tháp theo phương pháp lần lượt theo từng đĩa, khai báo các
tham số ban đầu như sau:
a. Toàn bộ nước ở trong sản phẩm lỏng (mole fraction bằng “1”)
b. Trong sản phẩm lỏng đỉnh tháp có 90% etylen oxit (0.9 mol frac).
Đây là sản phẩm chính của công nghệ.
c. Trong sản phẩm khí đỉnh tháp có 90% etylen (0.90 mol frac). Kiểm
tra chắc chắn rằng degree of freedom bằng “0”.
6. Với component splitter, sử dụng các thông tin sau:
a. Overhead Pressure 101 kPa
b. Overhead Vapor fraction “1”
c. Bottoms Pressure 101 kPa
d. Bottoms Vapor fraction “1”.
7. Với Recycle, flowrate ban đầu bằng “0”. UNISIM sẽ tính toán giá trị
chính xác bằng phép tính lặp.
8. Mở Workbook đọc kết quả tính toán.

222
7.4 Quá trình chưng tách hỗn hợp hydrocacbon nhẹ
Chưng tách hỗn hợp có 5 parafin thành phân đoạn nhẹ và phân đoạn nặng
bằng cách sử dụng tháp chưng có 12 đĩa lý thuyết, ngưng tụ hồi lưu hoàn toàn,
và có reboiler. Dòng nguyên liệu có lưu lượng 1000 lbmol/h, chứa (%mol) 3%
etan, 20% propan, 37% n-butan, 35% n-pentan, và 5% n-hexan, ở 225 oF và 250
psi, được đưa vào tháp chưng tại đĩa số 7 tính từ trên đỉnh xuống. Áp suất
condenser là 248 psi, áp suất reboiler là 252 psi. Tính toán sơ bộ yêu cầu tỷ số
hồi lưu là 6.06 và sản phẩm hơi đỉnh tháp là 226 lbmol/h. Yêu cầu trong sản
phẩm đỉnh propan 191 lbmol/h, trong sản phẩm đáy butan 365 lbmol/h.

Thực hiện mô phỏng


1. Khởi động UNISIM và chọn SRK cho Fluid Package. Mở cửa sổ
Component và nhập các cấu tử. Đóng cửa sổ Fluid Package.
2. Bấm phím Enter Simulation Environment và chọn Distillation Column
trong Object Palette và đưa vào Process Flow Diagram (PFD). Nhắp
đúp vào Distillation Column, và điền tên các dòng năng lượng
Condenser là C-Duty, năng lượng Reboiler là R-Duty, cho dòng nguyên
liệu là F, cho dòng Distillate là D và cho dòng Bottom là B. Điền số đĩa
là 12, đĩa nạp liệu là đĩa 7. Chọn Condenser type là Full Reflux. Bấm
phím Next>.
3. Điền áp suất Condenser và Reboiler như đầu bài đã cho. Bấm Next>.
4. Điền nhiệt độ giả định cho Condenser là 100oF, cho Reboiler là 240oF,
UNISIM sẽ tính toán giá trị nhiệt độ chính xác. Bấm phím Next>.
5. Điền giá trị đầu bài đã cho Vapour Rate là 226 lbmole/h và Reflux
Ratio là 6.06. Bấm phím Done.
6. Chuyển sang Worksheet tab và điền giá trị tham số của dòng F như đầu
bài đã cho. Đóng cửa sổ này lại.
7. Nhắp đúp vào biểu tượng tháp chưng trong PFD. Bấm phím Run. Nếu
các bước trên thực hiện đúng tháp sẽ hội tụ. Đọc kết quả tính toán.
8. Trong đầu bài yêu cầu bảo đảm thu hồi propan trong sản phẩm đỉnh phải
là 191 lbmole/h và butan trong sản phẩm đáy là 365 lbmole/h. Bây giờ
mở Monitor page và bấm phím Add Spec ở phía dưới cửa sổ. Chọn
Column Component Flow và điền giá trị cho dòng sản phẩm đỉnh D

223
vào cửa sổ hiển thị. Đóng cửa sổ. Lặp lại tương tự cho dòng sản phẩm
đáy B.
9. Sau khi đã thêm các tham số cho dòng, danh sách các tham số được kích
hoạt đã được cập nhật trong Monitor page, hai tham số mới được kích
hoạt và hai tham số khác được bỏ kích hoạt, đảm bảo bậc tự do bằng 0.
10. Mở Workbook đọc kết quả tính toán.

7.5 Quá trình tổng hợp Ethylene Glycol (EG) từ Ethylene


Quá trình tổng hợp Ethylene Glycol từ Ethylene xảy ra qua hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: tạo Ethylene Oxide:
CH2=CH2 + 1/2O2  CH2OCH2 với độ chuyển hóa theo Ethylene là 60%.
Ngoài ra còn có phản ứng cháy của Ethylene với độ chuyển hóa theo
Ethylene là 30%.
Giai đoạn 2: tạo Ethylene Glycol từ Ethylene Oxide:
CH2OCH2 + H2O → C 2H4(OH)2.
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng là E=5e4 kJ/kgmole. Hằng số Arrhenius
là 5e6. Coi như không xảy ra các phản ứng tạo Di, TriEthylene Glycol.
Hỗn hợp Ethylene (độ tinh khiết 98%, còn lại Methane), không khí (21%O2 ,
79%N2 ) tại 25oC, 2MPa với lưu lượng Ethylene 150 kgmole/h và lưu lượng
không khí 10 tấn/h, được gia nhiệt sơ bộ lên 150oC rồi đưa vào thiết bị phản
ứng. Thiết bị phản ứng đoạn nhiệt được duy trì trong khoảng nhiệt độ từ 200 ÷
300oC, áp suất 2 MPa. Một phần hỗn hợp sau phản ứng được tuần hoàn vào
thiết bị phản ứng. Phần hỗn hợp còn lại cũng được giảm áp, làm lạnh xuống
200 kPa, 30o C rồi vào thiết bị tổng hợp Ethylene Glycol loại thùng có khuấy.
Dòng nước ở 30o C, 200 kPa, lưu lượng nước 980 kgmole/h, cũng được đưa
vào thiết bị phản ứng loại khuấy liên tục với thể tích 5m3 , độ điền đầy 80%, làm
việc tại 65oC, 200 kPa. Sản phẩm đỉnh đưa qua thiết bị tách hoàn toàn thành 3
dòng: Ethylene, Ethylene Oxide và nước chưa phản ứng, khí thải. Khả năng
phân tách của thiết bị này cho dòng Ethylene là 99% C 2H4 ; cho dòng Ethylene
Oxide là 98% Ethylene Oxide, 89% nước. Thiết bị làm việc ở áp suất 200 kPa.
Sản phẩm phản ứng từ đáy CSTR được chuyển vào tháp chưng cất. Tháp chưng

224
cất làm việc ở áp suất đỉnh và đáy là 20 và 30 kPa. Sản phẩm thu được có độ
tinh khiết 99.9% được chuyển về thùng chứa.
Trình tự mô phỏng
1. Sử dụng fluid package UNIQUAC.
2. Giai đoạn 1 sử dụng thiết bị phản ứng Conversion.
3. Sản phẩm phản ứng đưa qua bộ chia dòng. Một phần tuần hoàn trở lại
thiết bị phản ứng Conversion, một phần qua Expander, qua Cooler rồi
đưa vào thiết bị tổng hợp EG. Sử dụng Adjust để khống chế tỷ lệ chia
dòng tuần hoàn đảm bảo nhiệt độ phản ứng được duy trì trong khoảng
200 ÷ 300o C.
4. Giai đoạn 2 sử dụng thiết bị phản ứng loại thùng khuấy liên tục CSTR.
Dòng sản phẩm sau phản ứng có Ethylene Oxide cùng với dòng nước
được đưa vào thiết bị CSTR.
5. Sử dụng công cụ Component Splitter để tách thành 3 dòng: dòng
Ethylene cho tuần hoàn về thiết bị phản ứng Conversion, dòng EO và
nước chưa phản ứng cho tuần hoàn về thiết bị phản ứng CSTR, còn lại
là dòng khí thải Vent chứa chủ yếu là nitơ.
6. Sản phẩm phản ứng từ đáy thiết bị phản ứng CSTR đưa sang chưng cất
để nhận sản phẩm.
7. Xác định các thông số cơ bản của tháp chưng bằng công cụ Shortcut
Distillation theo các số liệu đầu bài đã cho.
8. Thực tế, dòng nguyên liệu ban đầu được gia nhiệt sơ bộ bằng phần sản
phẩm ra khỏi thiết bị phản ứng Conversion. Xây dựng lưu trình có tận
dụng nhiệt.
9. Thực hiện tuần hoàn lại hỗn hợp chưa phản ứng.
10. Tính cân bằng vật liệu và cân bằng năng lượng toàn công nghệ.

7.6 Quá trình tổng hợp Maleic Anhydride (MA) từ Benzene


Benzene, không khí (21%O 2, 79%N2) ban đầu ở 25oC, 1 atm với lưu lượng
lần lượt là 2 và 200 kgmole/h được nâng nhiệt, nâng áp đến 700o C, 1.5 bar rồi
đi vào thiết bị phản ứng dòng liên tục PFR. Động học các phản ứng xảy ra
trong thiết bị phản ứng được đưa ra trong bảng dưới đây:

225
Hằng số Ea
Phản ứng
Arrhenius (kcal/kgmole)
C6H6 + 9/2O2 → C4H2O3 + 2CO2 + 2H2O 4300 25000
C4H2O3 + 3O2 → 4CO2 + H2O 70000 30000
C6H6 + 15/2O2 → 6CO2 + 3H2O 26 21000

Thiết bị phản ứng PFR có dạng ống có đường kính 1 ÷ 3m, chiều dài ống
trong khoảng 5 ÷ 15m. Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng được làm lạnh và đưa
sang tháp tách pha để tách trên 95% MA ở dạng lỏng. Sản phẩm đỉnh tháp tách
pha được chuyển sang tháp hấp thụ bằng nước, tháp có 10 đĩa, làm việc ở 25o C,
1.45 bar. Sản phẩm lỏng từ đáy tháp tách pha chứa trên 95% MA đưa vào đĩa
19 tháp chưng cất. Sản phẩm lỏng từ đáy tháp hấp thụ đưa vào đĩa 12 tháp
chưng cất. Tháp chưng gồm 24 đĩa, áp suất đỉnh 7 kPa; áp suất đáy tháp 10
kPa. Đĩa nạp liệu 12 và 19. Sản phẩm đạt độ tinh khiết trên 99%. MA thu được
chuyển về thùng chứa.
Khí từ đỉnh tháp chưng và đỉnh tháp hấp thụ được đưa sang tháp tách hoàn
toàn benzene và tuần hoàn lại benzene chưa phản ứng. Tháp tách làm việc ở áp
suất 1 at, nhiệt độ đáy 90o C. Sản phẩm đáy tháp tách chứa benzene và H2O
được đưa vào tháp chưng cất tách nước khỏi benzene. Tháp gồm 5 đĩa, nạp liệu
đĩa 2, áp suất đỉnh 1 bar, đáy tháp 1.013 bar. Độ tinh khiết Benzene thu được
99% được tuần hoàn trở về.
Trình tự mô phỏng
1. Sử dụng hệ nhiệt động Antoine. Chú ý thứ tự ưu tiên xảy ra các phản
ứng trong thiết bị phản ứng.
2. Thiết lập thiết bị phản ứng loại dòng đẩy PFR có chiều dài là 14 m,
đường kính 2 m.
3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lượng MA trong hỗn hợp nhận được
sau phản ứng.
4. Sử dụng công cụ Adjust để điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh hỗn hợp sau
phản ứng. Xác định nhiệt độ làm lạnh hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng
để sau tháp tách thu được phần lỏng chứa 96% MA.
5. Sử dụng công cụ Adiust để điều chỉnh lưu lượng nước cần thiết đưa vào
tháp hấp thụ để loại hoàn toàn CO 2 khỏi hỗn hợp khí từ tháp tách pha

226
(trong sản phẩm đáy tháp hấp thụ không còn CO2 ). Xác định lượng
nước cần thiết tưới vào tháp hấp thụ.
6. Tháp chưng có Condenser hồi lưu hoàn toàn và Reboiler được sử dụng
để tinh chế sản phẩm MA trên 99%, với các tham số đã cho trong bài.
7. Sử dụng công cụ Component Splitter để thực hiện tách hoàn toàn
benzene chưa phản ứng từ hỗn hợp khí từ đỉnh tháp chưng và đỉnh tháp
hấp thụ.
8. Tháp chưng có Condenser hồi lưu hoàn toàn và Reboiler được sử dụng
để tách nước khỏi benzene, với các tham số đã cho trong bài.
9. Tính cân bằng vật liệu và cân bằng năng lượng toàn công nghệ.
10. Tuần hoàn lại Benzene chưa phản ứng, đảm bảo tỷ lệ benzene vào thiết
bị phản ứng chiếm 3% khối lượng. Sử dụng công cụ Adjust để điều
chỉnh lưu lượng Benzene bổ sung.

7.7 Quá trình tổng hợp Styrene từ Ethyl Benzene (EB)


Dòng EthylBenzene nguyên liệu có nhiệt độ 310K, áp suất 137.8kPa, lưu
lượng 500 kgmole/h, được gia nhiệt lên 780K rồi đi vào thiết bị phản ứng PFR.
Trong thiết bị phản ứng xảy ra phản ứng Dehydro hóa.

C 6H 5C 2H 5 C6H5CH=CH2 + H2

Các tham số động học của phản ứng A=4.2e3, E=9.1e4kJ/kgmole


Basis: Partial, Rxn Phase: Vapour, Rate Units: gmole/L-s
Các thông số của thiết bị phản ứng PFR như sau:
DeltaP = 15kPa, Diameter = 0.5m, Length = 3.0m. Thiết bị phản ứng làm
việc ở chế độ đẳng nhiệt.
Trình tự mô phỏng
1. Sử dụng hệ nhiệt động Peng - Robinson
2. Thiết lập thiết bị phản ứng PFR, lưu ý thực hiện điều kiện đẳng nhiệt.
3. Xác định độ chuyển hóa của phản ứng bằng bao nhiêu?
4. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng, chiều dài ống phản ứng đến
độ chuyển hóa của phản ứng.

227
5. Tinh chế sản phẩm và tuần hoàn EB chưa phản ứng: tách H 2 khỏi hỗn
hợp sau phản ứng, sau đó tăng áp lên 400kPa và giảm nhiệt độ tới 80o C,
rồi đưa vào tháp chưng luyện tách EB chưa phản ứng.
 Tính toán các thông số của tháp chưng với áp suất Pđỉnh=380kPa,
Pđáy=420kPa, yêu cầu độ tinh khiết của sản phẩm Styrene thu được
phải đạt trên 99%.
 Tính toán nhiệt độ của dòng trước khi vào tháp tách pha sao cho trên
đỉnh tháp chỉ thu được H2
6. Tính cân bằng vật liệu và cân bằng năng lượng của toàn quá trình.

7.8 Quá trình tổng hợp Amoniac


Thiết bị phản ứng PFR có đường kính 3m gồm 3 rọ xúc tác nối tiếp nhau có
chiều dài lần lượt là: 1 m, 1.2 m, 1.3 m. Dòng nguyên liệu có nhiệt độ 300o C,
áp suất 1.6e4kPa, lưu lượng 1.86e6 kg/h, thành phần mole:

Methane Hydrogen Nitrogen Argon


0.02 0.72 0.24 0.02

Dòng nguyên liệu được chia ra thành 3 dòng có lưu lượng bằng nhau rồi đi
vào các rọ xúc tác của thiết bị phản ứng. Tổng tổn thất áp suất của thiết bị phản
ứng là 45kPa được chia đều cho 3 rọ xúc tác. Khi đi vào thiết bị phản ứng, xảy
ra phản ứng tổng hợp NH 3:

N2 + 3H2 2NH3

với A = 10000, E = 91000 kJ/kgmole, A' = 1.3e10, E' = 1.41e5 kJ/kgmole.


Hỗn hợp thu được sau phản ứng có nhiệt độ 553.9oC, áp suất 1.496e4kPa
được tăng áp lên 1.65e4kPa rồi làm lạnh xuống tới -39.95oC và đi vào tháp tách
pha để thu NH3.
Trình tự mô phỏng
1. Sử dụng hệ nhiệt động EOS Peng - Robinson.
2. Sử dụng ba thiết bị dòng đẩy PFR để mô phỏng ba rọ xúc tác.

228
3. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ dòng nguyên liệu và chiều dài rọ xúc
tác đầu tiên tới độ chuyển hóa của phản ứng xảy ra trong rọ xúc tác đầu
tiên
4. Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ chia dòng tuần hoàn phản ứng tới hiệu
suất của quá trình theo Nitrogen.
5. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ dòng nguyên liệu tới hiệu suất quá
trình tính theo N2
6. Tối ưu hóa nhiệt độ, áp suất dòng nguyên liệu, tỷ lệ chia dòng nguyên
liệu, tỷ lệ chia dòng tuần hoàn để hiệu suất của quá trình là lớn nhất.
7. Tính cân bằng vật liệu và cân bằng năng lượng toàn công nghệ.

7.9 Quá trình cô đặc dung dịch


Hệ thống cô đặc được sử dụng rất phổ biến trong công nghệ hoá học. Hỗn
hợp chất tan không bay hơi (ví dụ đường, muối,…) hoà tan trong dung môi dễ
bay hơi (ví dụ nước) được cô đặc bằng cách cấp nhiệt. Trong hệ thống cô đặc
nhiều nồi, dung môi bay hơi từ nồi cô đặc thứ nhất sẽ được ngưng tụ, nhiệt
ngưng tụ được sử dụng để cấp nhiệt cho nồi cô đặc tiếp theo. Điều đó có nghĩa
là nồi cô đặc thứ hai phải làm việc ở nhiệt độ và áp suất thấp hơn nồi thứ nhất.
Dung dịch đường sucrose trong nước có nồng độ 30% theo khối lượng. Lưu
lượng dòng dung dịch đưa vào hệ thống cô đặc là 50 kg/h. Hệ thống cô đặc
gồm có ba nồi cô đặc, làm việc ở áp suất 101,3 kPa. Dung dịch sản phẩm có
nồng độ sucrose yêu cầu là 85%. Xây dựng lưu trình công nghệ và xác định
năng lượng cần cung cấp cho hệ thống.
Trong lưu trình công nghệ có sử dụng các công cụ mô phỏng sau:
 3 nồi cô đặc được mô phỏng bằng 3 Separator
 3 thiết bị làm lạnh được mô phỏng bằng 3 Cooler
 2 công cụ logic Set để điều chỉnh nhiệt độ dòng sản phẩm
 1 công cụ logic Adjust để điều chỉnh lượng nhiệt cấp cho nồi cô đặc thứ
nhất đảm bảo dòng sản phẩm cuối cùng của hệ thống cô đặc đạt nồng độ
sucrose yêu cầu là 85% theo khối lượng.

229
Sau khi hoàn thành mô phỏng, lưu trình công nghệ của quá trình cô đặc
đường sucrose sẽ được chuyển sang dạng template để có thể sử dụng trong mô
phỏng các hệ thống cô đặc khác.
Trình tự mô phỏng
1. Lựa chọn hệ nhiệt động là Wilson/Ideal. Một điều cần lưu ý là
Wilson/Ideal equation sẽ không phù hợp trong trường hợp tính toán cân
bằng lỏng - lỏng.
2. Chuyển sang Binary Coefficients page. Khi này các hệ số tương tác bậc
hai Aij và B ij đều chưa có giá trị cụ thể, trong các ô đều là <empty>. Cần
phải xác định các hệ số này nhận giá trị 0 bằng cách trả lời OK với
thông báo được hiển thị, giá trị 0 sẽ tự động được điền vào bảng các hệ
số tương tác bậc hai.
3. Thiết lập dòng nguyên liệu Feed có thành phần 30% theo khối lượng
sucrose trong nước, áp suất 101.3 kPa, lưu lượng 50 kg/h.
4. Thiết lập dòng hơi nước Stream để gia nhiệt cho nồi cô đặc đầu tiên,
Vapour Fraction = 1, áp suất dòng hơi nước 275 kPa.
5. Khởi tạo tháp tách pha Effect-1 để mô phỏng nồi cô đặc thứ nhất, dòng
Feed đưa vào tháp và nhận được dòng sản phẩm hơi từ đỉnh là V1 và
dòng sản phẩm lỏng là L1.
6. Khởi tạo thiết bị làm lạnh Cooler-1 có Delta P = 0 kPa, dòng năng
lượng q1, dòng hơi nước Stream qua Cooler-1 ngưng tụ thành
Condensate có Vapour Fraction = 0, giá trị q1 = 2.42e4 kJ/h được sử
dụng để gia nhiệt cho nồi cô đặc thứ nhất Effect-1.
7. Tương tự, khởi tạo thiết bị làm lạnh Cooler-2 có Delta P = 0 kPa, được
sử dụng để ngưng tụ dòng hơi nước V1 từ đỉnh nồi cô đặc thứ nhất
Effect-1, nhận được dòng dòng năng lượng q2. Giá trị của dòng năng
lượng q2 bằng bao nhiêu?
8. Tương tự, khởi tạo tháp tách pha Effect-2 để mô phỏng nồi cô đặc thứ
hai, nguyên liệu vào tháp là dòng lỏng từ tháp thứ nhất L1, dòng sản
phẩm là V2 và L2. Năng lượng cấp cho tháp là dòng q2. Lưu ý: xoá
Delta P của tháp. Tại sao cần xoá Delta P, để làm gì?

230
9. Khởi tạo Set-1 để thiết lập mối quan hệ giữa nhiệt độ dòng L2 phải thấp
hơn nhiệt độ dòng Condensate sau Cooler-2 là C2 là 3oC để có thể sử
dụng q2 cấp nhiệt cho nồi cô đặc thứ hai Effect-2.
10. Tương tự, khởi tạo Cooler-3, Effect-3 (nhớ xoá Delta P) và Set-2.
11. Khởi tạo Adjust để thực hiện điều chỉnh dòng năng lượng q1 cấp cho
Effect-1 sao cho dòng sản phẩm cuối cùng L3 còn 15% nước (theo khối
lượng). Sử dụng Method Secant với Step Size là 2000 kJ/h.
12. Sau khi hoàn thành mô phỏng, đọc kết quả tính toán: Năng lượng cần
phải cấp cho Effect-1 là bao nhiêu để nồng độ Sucrose trong sản phẩm
đạt 85%? Có thể thu được dung dịch có nồng độ Sucrose cao nhất là
bao nhiêu? Trường hợp nào thì UNISIM không tính toán được, case
không hội tụ? Tại sao?

PFD Chương 7

7.3 Quá trình oxi hoá Etylen

231
7.4 Quá trình chưng tách hỗn hợp hydrocacbon nhẹ

232
7.5 Quá trình tổng hợp Ethylene Glycol (EG) từ Ethylene

7.6 Quá trình tổng hợp Maleic Anhydride (MA) từ Benzene

233
7.7 Quá trình tổng hợp Styrene từ Ethyl Benzene (EB)

7.8 Quá trình tổng hợp Amoniac

234
7.9 Quá trình cô đặc dung dịch

235
GIẢI NGHĨA MỘT SỐ CỤM TỪ TIẾNG ANH
TRONG MÔ PHỎNG

Binary Interaction Parameters (BIP) - Hệ số tương tác bậc hai


Case  tên gọi chung một bài mô phỏng.
Case Studies  công cụ được sử dụng để nghiên cứu các thông số công nghệ,
các tính chất của dòng nguyên liệu,…
Converged  hội tụ, thông báo cho biết quá trình tính toán đã hoàn thành.
Databook  bảng tóm tắt các dữ liệu.
Dynamic Modelling  mô phỏng động, mô phỏng thiết bị hoặc công nghệ đang
trong quá trình vận hành liên tục có sự thay đổi của các thông số
công nghệ theo thời gian.
Flowsheet  lưu trình, biểu diễn sơ đồ công nghệ được mô phỏng trong PFD.
Fluid Package  hệ nhiệt động.
Heat Exchanger Design (End Point Model)  Mô hình thiết kế mô phỏng thiết
bị trao đổi nhiệt tuyến tính, U = const, C p = const.
Heat Exchanger Design (Weighted Model)  Mô hình thiết kế mô phỏng thiết
bị trao đổi nhiệt phi tuyến, ngược chiều.
Heat Exchanger Duty Q = UADT LMF t  Nhiệt năng trao đổi trong thiết bị trao
đổi nhiệt được tính theo công thức, trong đó:
U  Overall Heat Transfer Coefficient - hệ số truyền nhiệt chung;
A  Surface Area available for Heat Transfer - diện tích bề mặt truyền nhiệt;
UA  the proportionality factor - tích số UA là hệ số tỷ lệ (hệ số trao đổi nhiệt);
DTLM  log mean temperature difference (LMTD) - logarit chênh lệch nhiệt độ.
Ft  LMTD correction factor - hệ số hiệu chỉnh.
Hypothetical Component  cấu tử giả được xây dựng theo các giả thiết.
Object Palette  bảng có biểu tượng các công cụ mô phỏng.
Process Flow Diagram (PFD)  sơ đồ công nghệ được mô phỏng trong môi
trường mô phỏng.
Pressure Drop  Độ giảm áp.

236
Reactor Continuously Stirred Tank (CSTR)  thiết bị phản ứng khuấy liên tục
(thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng).
Reactor Plug Flow (PFR)  thiết bị phản ứng dòng đẩy (thiết bị phản ứng đẩy
lý tưởng).
Simulation Basis Manager  Giao diện quản lý cơ sở mô phỏng, được sử dụng
khi lựa chọn cấu tử, hệ nhiệt động, hệ phản ứng, đơn vị đo,…
Simulation Enviroment  môi trường thực hiện mô phỏng PFD.
Steady State Modelling  mô phỏng tĩnh, nghiên cứu mô phỏng quá trình công nghệ.
Subflowsheet  lưu trình con (của tháp chưng luyện, tháp hấp thụ,…).
Water Gas Shift (WGS)  phản ứng chuyển hoá CO thành CO 2 bằng hơi nước.
Workbook  bảng tóm tắt các tham số của dòng (tương tự Worksheet).
Worksheet  bảng tóm tắt các tham số của dòng (tương tự Workbook).

237
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. J.R.Elliott and C.T.Lira. (1999) Introduction to Chemical Engineering


Thermodynamics. Prentice Hall.
2. R. Perry, (2005) Engineer’s Handbook of Chemical Engineering, Mc. Graw-
Hill Book Company Inc.
3. Seider W.D., Seader I.D., Lewin D.R. (2003) Product and Process Design
Principles. Synthesis, Analysis, and Evaluation. Second Edition. Wiley-
VCH Verlag GmbH & Co.
4. A.C. Dimian and C.S Bildea (2008) Chemical Process Design - Computer-
Aided Case Studies. Wiley-VCH Verlag GmbH & Co.
5. Anu Maria (1997) Introduction to Modeling and Simulation. Proceeding of
the 1997 Winter Simulation Conference ed. S. Andradottir, K.J. Healy, D.H.
Withers, and B.L. Nelson. NY:IEEE. 7-13.
6. UNISIM Steady State Modeling Documents.
7. Mohd Kamarudin Abd Hamid. (2007) HYSYS: An Introduction to Chemical
Engineering Simulation. Jonor, Malaysia.

238

You might also like