Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐIỀU TRỊ KHÓ NÓI SAU TAI BIẾN MẠCH NÃO( Trúng phong thất âm )

Trong bài viết có mở ra một phần trong điều trị bệnh lý bằng ngũ du huyệt, thời gian có hạn mình sẽ viết kĩ vào các phần
sau, các bạn đón đọc.
Mình cũng phụ chú thêm phần dự phòng trúng phong cho quý bạn cùng tham khảo!
- Quốc Vượng dịch từ Đổng Thị kì huyệt giảng tọa trị liệu học -
PHƯƠNG HUYỆT CƠ BẢN:
1.Châm kiên trung, kết hợp thương khâu hiệu quả điều trị tốt ( “Bệnh biến ư âm thủ chi kinh” kèm đối ứng kiên trung - cánh
tay đối với vùng đầu mặt và là chủ huyệt trong điều trị tai biến)
2.Tổng xu huyệt gần tương đồng với vùng phong phủ và á môn châm nông hoặc tiến hành chích nặn máu ( Đối ứng trước
sau)
3.Thủy kim, thủy thông ( Điều trị phế tỳ thận 3 tạng có ảnh hưởng quan trọng tới phần gốc lưỡi)
PHẦN BÌNH CHÚ CỦA THẦY KIỆT:
Tôi liên tục theo dõi các bệnh lý ở khoang miệng, lưỡi, răng. Đối với chứng cứng lưỡi khó nói là bệnh lý khởi phát sau trúng
phong, đối với bệnh lý này việc chích nặn máu tại vùng á môn , phong phủ đem lại hiệu quả nhất định. Thông thường
thường châm nông, hoặc chích nặn máu tại vùng này 3-4 ngày /1 lần.
Trúng phong dẫn tới nói khó thuộc về một dạng di chứng của trúng phong. Về nguyên lý sử dụng huyệt vẫn dựa trên bộ
huyệt của điều trị trúng phong,. (Như trong phương huyệt có sử dụng huyệt kiên trung cực kì hiệu quả trong điều trị liệt nửa
người) .
Đối với các trường hợp trúng phong cấp cứu, sẽ thuyết minh riêng trong một phần sau. Ở đây chưa đề cập.
Trên lâm sàng, điều trị khó nói sau trúng phong, sử dụng huyệt thủy kim có hiệu quả trị liệu tốt. Đầu tiên châm thủy kim
huyệt sau đó tiến hành chích nặn máu vùng phong phủ á môn, Huyệt phong phủ và á môn có tác dụng điều trị bệnh lý liên
quan mất tiếng và nôn mửa rất hiệu quả.
( Về vấn đề dùng hai huyệt á môn phong phủ, dựa trên đối ứng bình hành châm, trước sau đối ứng nhua , vùng chẩm đối ứng
với cổ họng). đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả của hai huyệt này trong điều trị chứng nôn mửa. Ngoài nguyên lý dựa trên đối
ứng châm, thì còn dựa trên lý luận : “ Lấy âm trị dương, lấy dương trị âm” có đề cập trong các tài liệu cổ văn.
Sơ bộ về đối ứng châm ta thấy, vùng cẳng tay đối ứng với nhau, vùng cẳng tay đối ứng với cẳng chân, cẳng tay đối ứng
thân mình, cẳng tay đối ứng đùi, trái đối với phải, trên đối với dưới , trước đối với sau. Chính vì các vị trí đối xứng nhau mà
gọi là đối ứng.
Có một số ít các y gia không nghiên cứu kinh lạc mà chỉ dựa vào sự nghiên cứu về sự đối xứng cơ thể đã có thể trị được
nhiều bệnh. Nếu như chúng ta vừa rõ ràng kinh lạc, lại hiểu về đối xứng cơ thể, đó chẳng phải là sự toàn diện hay sao. Khi
nắm chắc lý luận trong tay việc trị liệu càng linh hoạt hiệu quả.
Xét đến việc điều trị cho một bệnh nhân, ta cần nắm rõ về “lý bệnh”, cần thăm khám , truy xét kĩ càng về vấn đề bệnh tật
của họ,từ đó mới có thể đưa ra được “lý châm” để bắt đầu điều trị. Như vậy việc học tập lí luận là hết sức cần thiết.
Việc nắm vững hệ thống lí luận giúp cho chúng ta có được sự tự tin. Đây chính là điểm quan trọng để đem lại hiệu quả trị
liệu tốt.
Đến như thầy thuốc mà còn không có niềm tin thì bệnh nhân lấy gì để tin tưởng, và hiệu quả trị liệu sẽ đi đến đâu? Tôi
cho rằng không đi đến đâu cả. Chính vì vậy sự tự tin cùng như niềm tin trong điều trị là hết sức quan trọng. Mà sự tự tin đó
chỉ có thể có được khi ta nắm vững được lý luận của nó!
Huyệt thương khâu với điều trị chứng thất ngôn có hiệu quả rất tốt . Lý do chính bởi nó thuộc kinh tỳ , trong sự chi phối
kinh lạc thì tỳ đi tới gốc lưỡi. Trong đó thương khâu là huyệt kinh kim của kinh tỳ xét trong ngũ du huyệt. Nội kinh nói :
“Bệnh biến ư âm thủ chi kinh”, tức là bệnh lý có biến đổi về âm thanh thì ta sử dụng kinh kim huyệt . Đó là một câu khẩu
quyết trong việc dùng ngũ du huyệt.
*KHẨU QUYẾT ỨNG DỤNG NGŨ DU HUYỆT TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
” Bệnh biến ư tạng thủ chi tỉnh”. Trong trúng phong, tạng phủ không còn làm chủ chức năng tàng ngũ thần mà mất tới
mất đi ý thức, gọi là “ Bệnh chi tạng , bất tri nhân”. Đối với trường hợp trúng phong bất tỉnh nhân sự thuộc bế chứng như
trên có thể tiến hành chích nặn máu tỉnh huyệt.
”Bệnh biến ưu sắc thủ chi vinh”. Như trong các trường hợp vựng châm. Mặt mũi nhợt nhạt xanh xao, lúc đó phải cường
tim, châm vinh huyệt thiếu phủ của kinh tâm. Hay như bệnh lý viêm phổi có mặt đỏ, có thể châm vinh huyệt của phế là ngư
tế . Hay như bệnh lý ban chẩn, có thể châm vinh huyệt kinh tamal à thiếu phủ của tam tiêu là dịch môn, hoặc châm tam xoa
cũng gần dịch môn.
-”Bệnh thời gián thời thậm thủ chi du” Tức là bệnh có lúc đỡ có lúc tăng, tình trạng bệnh lý biến đổi theo thời gian thì
dùng du huyệt. Ví dụ như bệnh lý đau do phong thấp, mưa lạnh ẩm đau tăng, thời tiết tốt ko vấn đề, hay như chứng sốt cách
nhật, động kinh, đau đầu theo thời tiết. Thì phân kinh phân chứng để trị. Như túc lâm khấp chủ trị đau mặt bên đầu , hãm cốc
trị đau mặt trước đầu , thúc cốt trị đau vùng đỉnh và chẩm.
“Bệnh biến ư âm , thủ chi kinh” . Bệnh lý liên quan tới các bất thường về âm thanh xuất hiện trong cơ thể có thể lấy kinh
huyệt điều trị. Ví dụ như chứng ẩu thổ , thì có xuất hiện âm thanh bất thường thì có thể dựa vào lý thuyết “tâm bào và vị
thông trị” để lấy huyệt trên kinh tâm bào điều trị, dù nội quan đại lăng lao cung đều có tác dụng chống nôn nhưng kinh huyệt
giản sử mới có tác dụng lớn nhất.
Như trong chứng sợ hãi thái quá mà đột nhiên mất đi tiếng nói , đó chính là bệnh biến ư âm. Vì thần chí và âm thanh có
mối liên hệ mật thiết, thanh là biểu hiện của thần. Thường dùng tâm kinh huyệt linh đạo để điều trị, vì tâm chủ thần làm chủ
thần của ngũ tạng. Có tác dụng tốt.
Từ đó cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh hiệu quả của kinh huyệt trong điều trị bệnh lí liên quan tới âm thanh.
NGOÀI RA CÒN SỬ DỤNG BỘ KHẨU QUYẾT THỨ 2:
Ngoài ra ứng dụng ngũ du trong nạn kinh có các câu :
- Tỉnh huyệt chủ tâm hạ mãn
- Vinh huyệt chủ thân nhiệt
- Du huyệt chủ thân trọng tiết thống
- Kinh huyệt chủ khái thấu hàn nhiệt
- Hợp chủ nghịch khí mà tiết.
( Về phần này người dịch sẽ viết lại sau)
Trong ngũ tạng , phế thuộc hành kim, chủ âm thanh. Kinh huyệt của tạng cũng thuộc hành kim. Xét trong ngũ hành thì âm
thanh có liên quan mật thiết tới kim.
Như chiếc chuông muốn phát ra tiếng vang xa thì cần phải được đúc bằng kim khí. Phế của chúng ta đâu khác gì hình
tượng của chiếc chuông . Ví dụ như ho lâu ngày , chiếc chiếc chuông bị phá rách, khó có thể phát ra âm thanh bình thường
được . Lúc đó thường thì do ngoại cảm hàn khí bế tắc , dẫn tới khó phát âm, có thể dùng kinh kim huyệt để điều trị rất tốt.
Bệnh lý khái thấu , hay suyễn nghịch đều có liên quan tới âm thanh, có thể dùng kinh kim của kinh phế hoặc kinh kim của
các tạng khác để điều trị chủ yếu dựa vào sự biện chứng, phân nguyên để chọn huyệt, vì ho thì ngũ tạng lục phủ đều có thể
gây ho. ( trong ngũ hành huyệt kinh kim ứng phế).
Trong chứng trúng phong, dùng huyệt kinh kim của kinh tỳ là Thương khâu. Lấy ý tưởng lấy huyệt vị trên kinh thổ ( tỳ
vị) bổ thổ có khả năng sinh kim. Cũng là một điểm tựa cho điều trị thất âm do trúng phong. Ngoài ra thì kinh tỳ còn chi phối
tới vùng đáy lưỡi nên có tác dụng trọng điều trị. Vì vậy mà thương khâu có hiệu quả trong điều trị khó nói.
Trong điều trị có thể sử dụng kết hợp với Địa hoàng ẩm tử thang trong điều trị , châm dược song thi để nâng cao hiệu quả
.
Ngoài ra có một chứng khó nuốt trong tai biến mạch não, đầu tiên có thể chích nặn máu tại phong phủ á môn hoặc tổng khu
huyệt. Sau đó dùng Địa hoàng ẩm tử thạng.
PHẦN PHỤ CHÚ CỦA CÁ NHÂN NGƯỜI DỊCH:
Suốt thời gian qua, phong trào dùng châm lên như sóng, nhiều case bệnh có hiệu quả thần tốc. Nhưng là người cầu sinh
cứu bản, cũng là người làm thuốc. Tức làm mong cho sinh mệnh con người ta được kéo dài , thì tôi có nhiều điều còn boăn
khoăn. Ví như các vị hư thì phải bổ hư, thực thì nên tả thực. Về việc tả thực dụng kim không có vấn đề gì nghi ngờ, nhưng
với hư chứng, việc bổ bằng châm còn có nhiều khó khăn. Tôi cho rằng các bạn nên biện chứng kĩ càng, xem xét xem cái
chân dương chân âm của người ta có còn vững bền hay không, sau là tới hậu thiên tỳ vị thế nào, dùng kim chưa ổn thì trước
mắt là phải dùng thuốc bồi đắp, không thì cũng phải khuyên họ tập các bộ môn khí công dưỡng sinh để cầu cái bản nguyên
được toàn vẹn.
Cũng như trong chứng trúng phong thời nay rất nhiều . Đông y trị vị bệnh, tức là lúc bệnh chưa tới, là làm sao?
Tôi xin cẩn chép vài dòng cho các bạn cùng đọc trong cuốn Y tông tâm lĩnh của cụ Lãn Ông trong việc phòng trúng phong
để các bạn tham khảo, trước là lo liệu cho cha mẹ, thân hữu của mình, sau là lo tới khuyên bảo bệnh nhân, tiết dục bớt đa
đoan, bồi bổ dưỡng sinh cơ thể:
”Tứ chứng nan y có phong, lao, cổ, cách ( 風, 癆,臌, 膈). Trong đó có phong là các chứng trúng phong- người đời nay
xếp vào tai biến mạch não. Trước giờ chúng ta chỉ chăm chăm đợi bệnh đến, để thấy , rồi chữa trị khi bệnh đã rồi mà không
chữa từ trước khi phát bệnh. Tức là dự phòng trúng phong.
( Nhiều tài liệu chép bệnh phong là mặt bệnh khác không phải trúng phong, có lẽ do tài liệu hạn chế nên cụ có cho rằng
phong trong tai biến, tôi tôn trọng nguyên tác nên để nguyên)
Vậy dự phòng thế nào cho phải lẽ?
Phàm con người ta đột ngột thấy tứ chi có những phần xuất hiện tê bì đông y gọi là chứng ma mộc . Đó chính là điềm báo
trước của trúng phong.
Đại khái khí hư thì xuất hiện "ma". Huyết hư thì "mộc" cùng với việc tỳ khí khôg còn vững chắc cũng có thể xuất hiện
ma mộc tức là "tê bì". Nên sát hình thể con người đó xem cơ thể sắc sạm đen, gầy, mạch xích bên trái huyền sác thì dùng
"lục vị hoàn". Hình thể người đó mà béo bệu trắng bệch mạch xích bên phải vi nhược dùng "bát vị hoàn".
Cả 2 phương lục bát đều gia ngưu tất đỗ trọng và các vị bổ tinh huyết.
Cùng với việc bổ tiên thiên chân hoả chân thủy ta dùng kèm các bài quy tỳ, dưỡng vinh, bát trân, thập toàn, tùy bệnh
nhân mà lựa chọn để bổ hậu thiên. Xen kẽ sử dụng.
Điểm quan trọng của chứng trúng phong là con người ta phần lớn mắc vào tuổi vãn niên tức là từ 49 tuổi đổ lên. Chính
xác là hư chứng . Bệnh là hoạ từ bên trong khởi lên không phải từ bên ngoài vào .Nhìn vào đó ta thấy bệnh với phong làm
sao lại có liên hệ với nhau? Mà lại dụng phong dược để phòng bệnh ? Vì sao chúng ta ko nên dùng thuốc công phạt thái quá
dễ làm tổn hại trung khí. Vì nếu trung khí mà sung mãn thì tà khí làm gì có kẽ hở để thừa cơ xâm nhập . Đó chẳng phải là
không phòng mà tự phòng sao?”
-Hải thượng y tông tâm lĩnh - quyển 25- Y trung quan kiện-
Ngoài ra xin bổ sung thêm một số triệu chứng :
Đầu gối đi bị bước hụt hoặc đột nhiên ngã khuỵu
Nói bị nhịu tiếng.
Tóc bạc rụng nhiều
#Đông_y_Hà_Nhân_Đường
-Hà Nhân Đường _

You might also like