KTLK56B YẾN LINH QUANG MINH HOA SEN PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG


THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
Ở VIỆT NAM

Lớp K56B
Danh sách thành viên:
1. Trương Yến Linh 1701035422
2. Phạm Thị Hoa Sen 1701035721
3. Nguyễn Quang Minh 1701035473
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU………………………………..... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài………............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………..... 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….…… 2
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………………... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU……………... 3
2.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………… 3
2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………….... …. 3
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài……... 3
2.1.2.1. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô………………………………….. 3
2.1.2.2. Nguồn nhân lực………………………………………………………………..4
2.1.2.3. Nhân tố chính trị……………………………………………………………….4
2.1.2.4. Nhân tố pháp lý……………………………………………………………......4
2.2. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………………6
2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu………………………………………………….6
. 2.2.2. Mô tả các biến số……………………………………………………………….7
2.2.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu……………..…………………………………….9
2.2.4. Thu thập và xử lí số liệu…………………………………………………………10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN FDI…………………………………………………………………………………11
3.1. Ước lượng tham số - mô hình hồi quy gốc………………………………………….11
3.2. Kiểm định mô hình………………………………………………………………….12
3.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình……………………………………………….12
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến……………………………………………12
3.2.3.Kiểm định phương sai thay đổi………………………………………… ..……...14
3.3. Mô hình hồi quy cuối cùng………………………………………………………….15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP………………………………...16
4.1. Kết luận……………………………………………………………………………...16
4.2. Đề xuất giải pháp……………………………………………………………………16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FDI: Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF: International Money Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế
WB: World Bank – Ngân hàng thế giới
BPT: Biến phụ thuộc
BĐL: Biến độc lập
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1………………………………………………………………………………..7
Bảng 2………………………………………………………………………………..10
Bảng 3………………………………………………………………………………..11
Bảng 4………………………………………………………………………………..11
Danh mục hình
Hình 1…………………………………………………………………………………7
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn có một vai
trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết
các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội.
Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài,
tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát
triển như Việt Nam (có tỉ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn
để phát triển kinh tế).

Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng.

Bất kỳ một quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể
thiếu được, đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế. Vấn đề
về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội đều được các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút đầu tư từ
nước ngoài. Chính phủ đã liên tục ban hành các chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu
tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt coi trọng
việc triển khai chương trình xây dựng pháp luật. Kết quả, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam đã từng bước phục hồi. Đáng mừng hơn, ngày càng nhiều dự án có hàm lượng
chất xám, ứng dụng công nghệ cao xuất hiện tại Việt Nam.

Từ những lý do trên, trong bài viết này, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài
“Những nhân tố tác động đến khả năng thu hút FDI ở Việt Nam” nhằm mục đích phân
tích, tìm ra các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI ở Việt Nam và từ đó
đề xuất các giải pháp có sơ sở.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhìn nhận được sự cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu sau:
- Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó chọn lọc các nhân tố có tác
động đến FDI
1
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI ở Việt Nam thông qua
xây dựng mô hình hồi quy đa bội.
- Thông qua mô hình trên, đề xuất các giải pháp khả thi.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khả năng thu hút FDI ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu lấy mẫu số liệu ở Việt Nam
Về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 2008 – 2017, trong đó bao
gồm các dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế
giới (WB) thông qua phương pháp định lượng.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Ali, S. & Guo, W. (2005)- Yếu tố quyết định FDI ở Trung Quốc. Tạp chí Kinh doanh và
Công nghệ Toàn cầu.

* Aziz, A. & Makkawi, B. (2012)- Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và dân
số quốc gia- Tạp chí Quốc tế về Kinh doanh và Quản lý.

* Bartels, F.L .; Alladina, S.N. & Lederer, S. (2009)- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng
cận Sahara châu Phi: Các yếu tố thúc đẩy và các vấn đề chính sách- Tạp chí Kinh doanh
Châu Phi.

* Denisia, V. (2010)- Các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tổng quan về các lý
thuyết chính- Tạp chí Châu Âu về nghiên cứu liên ngành để tăng vốn đầu tư nước ngoài.

*Havrylchyk, O. & Poncet, S. (2007)- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc: Phần
thưởng hay biện pháp khắc phục- The world Economy.

* Omankhanlen, A.E. (2011)- Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái và lạm phát đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria- Tuyển tập Kinh
tế và Tin học ứng dụng

2
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình
thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập
cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ
sở sản xuất kinh doanh này.

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty"

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.1.2.1. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế
địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh
lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ
được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn
định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính
tiền tệ như lãi suất, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng
thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
* Lạm phát:

3
Lạm phát là một phạm trù cơ bản trong lĩnh vực tiền tệ được dùng để chỉ sự mất giá, giảm
giá trị của đồng tiền thông qua giá cả bình quân hàng hóa.

Có 3 lý luận giải thích tác động của lạm phát đối với FDI:
1- Nnadi và Soobaroyen (2015) và Andinuur (2013) đã quan sát thấy rằng lạm phát là
thang đo của sự bất ổn kinh tế và tỉ lệ lạm phát cao sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài cái
cái nhìn xấu về nền kinh tế.

2- Tỉ lệ lạm phát của nước sở tại tăng sẽ làm giảm FDI vì nó làm giảm giá trị lợi luận của
các công ty nước ngoài đầu tư.

3- Tỉ lệ lạm phát thấp làm giảm lãi suất danh nghĩa, do đó làm giảm chi phí vốn cho các
nhà đầu tư nước ngoài.

Trái lại, năm 2011, Obiamaka và cộng sự của mình cũng lưu ý rằng lạm phát ở một quốc
gia có thể có tác động tích cực đến dòng vốn FDI với điều kiện là nó không vượt qua một
ngưỡng nhất định nào đó.

Giả thuyết về tỉ lệ hoàn vốn của Popkin (năm 1965) giải thích một cách gián tiếp về mối
quan hệ của lạm phát và FDI, ông cho rằng FDI là kết quả của sự khác biệt quốc trong tỉ
suất hoàn vốn thực tế (kiềm chế lạm phát). Lý thuyết trên cũng cho rằng các quốc gia có tỉ
lệ hoàn vốn thực tế thấp thường đầu tư vào các quốc gia có đặc trưng tỉ lệ hoàn vốn thực
tế cao. Các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết trên được thực hiện bởi nhiều tác giả: Ali &
Guo. (2005), Fedderke & Romm (2006), Asiedu (2002). Tóm lại, mô hình cho thấy tỉ suất
lợi nhuận thực tế cận biên (do lạm phát thấp) đối với các tài sản nước ngoài làm tăng tỉ lệ
cổ phần của nước ngoài vào nắm giữ vốn trong nước.

* GDP bình quân đầu người:

Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross
Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm).

4
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là
giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân
số của nó cũng tại thời điểm đó.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố để sử dụng vốn FDI hiệu quả, là
yếu tố quan trọng mà một doanh nghiệp phải cân nhắc khi quyết định có đầu tư vào một
quốc gia hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các
doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ
năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là
lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp
đầu tư
nước ngoài. Một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn các
doanh nghiệp đầu tư .

* Tỉ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không
tìm được việc làm . Tỉ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm
trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

* Tỉ lệ tăng trưởng dân số: Tỉ lệ tăng trưởng dân số là tỉ lệ theo phân số mà số các cá nhân
trong một dân số tăng lên. Nói rõ hơn, tỉ lệ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi
trong dân số trong một đơn vị thời gian, thường được thể hiện như một phần trăm của số
lượng cá nhân trong dân số ở thời điểm bắt đầu của giai đoạn đó.

2.1.2.3. Nhân tố chính trị:

Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước
ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một
đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được
đảm bảo sẽ bước đầu gây chọ được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có
thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổn
định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu
tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy.
2.1.2.4. Nhân tố pháp lý:

5
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư
ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động.
Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu môi
trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với
thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì
cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối
với các nhà đầu tư nước ngoài.

2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:

2.2.1 .Xây dựng mô hình nghiên cứu:

a. Biến phụ thuộc (FDI):

Biến phụ thuộc được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu là vốn đầu tư nước ngoài FDI tại
Việt Nam (tỉ USD). Trong bài viết nhóm sử dụng số liệu vốn FDI thực hiện trong giai
đoạn 2008-2017.

b. Các biến độc lập:

Như đã trình bày ở phần I, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư nước ngoài FDI tại
Việt Nam, trong khuôn khổ bài viết này, nhóm em lựa chọn sử dụng những chỉ tiêu sau:

* Lạm phát (INFL)

* Tăng trưởng kinh tế, được đại diện bằng GDP bình quân đầu người (GROWTH).

* Tăng trưởng dân số, được đại diện bằng tỉ lệ tăng trưởng dân số (POP).

* Vấn đề thất nghiệp, được đại diện bằng tỉ lệ phần trăm của số người thất nghiệp trên
toàn bộ lực lượng lao động (UNEMPL)
Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu được xây dựng cho bài tiểu
luận này như sau:

6
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Tỉ lệ lạm phát
( INFL)

Tốc độ tăng trưởng kinh


tế Vốn đầu tư trực tiếp
Tỉ lệ gia tăng dân số nước ngoài
(POP) (FDI)

Tỉ lệ thất nghiệp
(UNEMPL)

Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến FDI nhưng không được đưa vào mô hình
như các nhân tố về chính trị, pháp lý,...là do sự hạn chế về nguồn thu thập số liệu thống
kê.

2.2.2. Mô tả các biến số


Các biến được sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1- Mô tả các biến


Loại Tên Ký hiệu Lược khảo Đo lường/ Kỳ vọng dấu/
biến biến Nghiên cứu/ tạp đơn vị Giải thích
chí khoa học
BPT Vốn đầu FDI Theo Calvo and Định lượng
tư trực Sanchez-Robles (tỉ USD/năm)
tiếp nước (2002), Romer
ngoài (1986), Lucas
(1988)
BĐL Tỉ lệ lạm INFL Theo Andinuur, Định lượng (-)
phát J. (2013) (% theo năm) Khi tỉ lệ lạm
Xaypanya et al phát giảm thì
(2015) khả năng thu
hút FDI tăng
BĐL Tốc độ GROWTH Theo Jorgenson, Định lượng (+)
tăng D.W. (1963) (% theo năm) Khi tốc độ
trưởng tăng trưởng
kinh tế kinh tế tăng
thì khả năng
7
thu hút FDI
tăng
BĐL Tỉ lệ gia POP Theo Aziz, A. & Định lượng (+)
tăng dân Makkawi, B. (% theo năm) Khi tỉ lệ gia
số (2012) tăng dân số
tăng, sẽ tạo ra
lực lượng lao
động lớn,
đồng thời
cung cấp một
thị trường
lớn, làm cho
FDI tăng
BĐL Tỉ lệ thất UNEMPL Theo Jorgenson, Định lượng (+/-)
nghiệp D.W. (1963) (% theo năm) Kỳ vọng dấu
(-): Tỉ lệ thất
nghiệp cao có
nghĩa là kích
thước thị
trường nhỏ,
không đủ hấp
dẫn để thu hút
FDI
Kỳ vọng dấu
(+): Tỉ lệ thất
nghiệp cao
thu hút FDI vì
chi phí lao
động sẽ thấp
trong tình
trạng thất
nghiệp cao,
các công ty đa
quốc gia hay
tập đoàn sẽ
đầu tư nhiều
hơn

BĐL Tỉ lệ gia POP Theo Aziz, A. & Định lượng (+)


tăng dân Makkawi, B. (% theo năm) Khi tỉ lệ dân
số (2012) số tăng sẽ
cung cấp một
lượng lao
động lớn,
8
cũng như có
một thị
trường lớn
tiêu thụ các
sản phẩm của
các doanh
nghiệp nước
ngoài.

2.2.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu


Các nghiên cứu liên quan trước đây vè các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu
tư nước ngoài FDI đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa bội có dạng:
Yi = αi + ∑ +
Trong đó, Yi là biến phụ thuộc của quan sát i
Xij là biến độc lập
αi là hệ số tự do
là hệ số hồi quy
là sai số hồi quy
Dựa vào các nhân tố đã được lựa chọn, mô hình xem xét các nhân tố tác động đến dòng
vốn FDI vào Việt Nam là:
FDI = f(GROWTH, INFL, POP, UNEMPL)
Trong đó:
FDI: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
GROWTH: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (tính theo GDP đầu người)
INFL: Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam
POP: Tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam
UNEMPL: Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam
Dạng hàm của mô hình:
FDI = + Ui
Trong đó:
là hệ số tự do của mô hình
là các hệ số hồi quy của mô hình
Ui là sai số của mô hình

Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những cách kiểm định ý
nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p_value của nó. Giá trị p_value
9
được định nghĩa là mức ý nghĩa thấp nhất mà giả thiết H0 (giả thiết mà biến độc lập đang
xét không có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc) có thể bị bác bỏ. Như vậy, giá trị p_value
càng thấp thì khả năng chấp nhận giả thiết H0 càng khó có khả năng xảy ra và kết quả
càng có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa 10%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê
khi p_value của nó nhỏ hơn 0,1.
Giả thiết quan trọng của phương pháp OLS chính là không có sự tương quan giữa các sai
số ngẫu nhiên, do đó sau khi xác định được mô hình hồi quy với các biến độc lập đều có ý
nghĩa thống kê, người viết sẽ tiến hành các kiểm định để xác định các bệnh của mô hình.
Trong đó có kiểm định White để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm
định đa cộng tuyến. Khi mô hình bị phát hiện có bệnh, người viết sẽ tiến hành khắc phục
các bệnh mô hình để rút ra mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng.
2.2.4. Thu thập và xử lí số liệu
Số liệu được sử dụng trong mô hình là số liệu được lấy từ các nguồn có uy tín như Tổng
cục thống kê Việt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) trong giai
đoạn 2008 - 2017.
Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2 - Bảng số liệu thống kê
Tỉ lệ Tỉ lệ
Năm FDI INFL GROWTH thất nghiệp gia tăng dân số
(tỉ USD) (%) (USD) (%) (%)
2008 11.5002 23.116 1143.269 2.38 1.07
2009 10.0005 7.0546 1210.691 2.9 1.06
2010 11.0003 8.8616 1310.37 2.88 1.07
2011 11.0001 18.677 1515.48 2.22 1.05
2012 10.0466 9.0942 1722.684 1.96 1.08
2013 11.5 6.5923 1871.325 2.18 1.07
2014 12.5 4.0859 2012.046 2.1 1.08
2015 14.5 0.8786 2065.169 2.33 1.08
2016 15.8 3.2438 2170.648 2.3 1.07
2017 17.5 3.52 2343.125 2.24 1.06

Tổng cộng mô hình gồm 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập với kích thước mẫu gồm 10
quan sát (2008 – 2017). Các phép hồi quy được xử lý bằng phần mềm Eview 8.0

10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN FDI
3.1. Ước lượng tham số - mô hình hồi quy gốc
Bảng 3 - Kết quả ước lượng tham số lần 1
Dependent Variable: FDI
Method: Least Squares
Date: 10/17/18 Time: 00:12
Sample: 2008 2017
Included observations: 10

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 45.98271 38.35060 1.199009 0.0842


INFL -0.397051 0.134309 -2.956256 0.0317
GROWTH 0.003787 0.001279 2.961634 0.0315
POP -54.19491 35.43128 -1.529578 0.1867
UNEMPL 9.018953 2.524689 3.572302 0.0160

R-squared 0.915782 Mean dependent var 12.53477


Adjusted R-squared 0.848408 S.D. dependent var 2.552624
S.E. of regression 0.993860 Akaike info criterion 3.132412
Sum squared resid 4.938789 Schwarz criterion 3.283705
Log likelihood -10.66206 Hannan-Quinn criter. 2.966445
F-statistic 13.59245 Durbin-Watson stat 1.589511
Prob(F-statistic) 0.006771

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eview 8.0


Người viết tiến hành dùng chương trình Eview 8.0 để ước lượng tham số cho mô hình với
mô hình hồi quy ban đầu gồm tất cả các biến có trong mô hình nghiên cứu đề nghị như đã
trình bày. Kết quả ước lượng tham số lần 1 cho thấy biến POP với p_value= 0.1867 và
lớn hơn α = 0,1 nên bị loại khỏi mô hình.
Bảng 4 - Kết quả ước lượng tham số lần 2
Dependent Variable: FDI
Method: Least Squares
Date: 10/17/18 Time: 00:13
Sample: 2008 2017
Included observations: 10

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

11
C -12.18325 5.494677 -2.217283 0.0685
GROWTH 0.003814 0.001414 2.697199 0.0357
UNEMPL -9.003683 2.792322 -3.224443 0.0180
INFL -0.370336 0.147286 -2.514401 0.0456

R-squared 0.876375 Mean dependent var 12.53477


Adjusted R-squared 0.814562 S.D. dependent var 2.552624
S.E. of regression 1.099224 Akaike info criterion 3.316260
Sum squared resid 7.249757 Schwarz criterion 3.437294
Log likelihood -12.58130 Hannan-Quinn criter. 3.183486
F-statistic 14.17792 Durbin-Watson stat 2.173304
Prob(F-statistic) 0.003936

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eview 8.0


Lần thứ hai được thực hiện để rút ra mô hình hồi quy với các biến độc lập đều có ý nghĩa
tới mô hình do ba biến GROWTH, UNEMPL và INFL đều cho thấy có giá trị p_value
nhỏ hơn α = 0,1 trong mô hình trước đó.
Như vậy lần ước lượng thứ hai đã cho ra kết quả với ba biến độc lập là GROWTH,
UNEMPL và INFL đều có giá trị p_value nhỏ hơn α = 0,1, tức cả ba biến đều có ý nghĩa
với mô hình.
Mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam
khi chưa qua kiểm định các bệnh là một mô hình với ba biến độc lập là GROWTH,
UNEMPL và INFL có tác động đến biến phụ thuộc FDI với mức ý nghĩa là 0,1. Mô hình
có hệ số R bình phương là 0.8764 và R bình phương hiệu chỉnh là 0.8146. Như vậy ba
biến độc lập này giải thích được hơn 87% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Phương trình hồi quy gốc được trình bày như sau:
FDI = -12.1832 + 0.0038GROWTH + (- 9.0036)UNEMPL + (-0.3703)INFL + Ui
3.2. Kiểm định mô hình
3.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa α = 0,1, ta đặt giả thiết:
H0:R2=0 (Mô hình không phù hợp)
H1: R2 0 (Mô hình phù hợp)
Sử dụng phương pháp kiểm định giá trị p_value(F). Theo đó, p_value(F) = 0.0039, nhỏ
hơn mức ý nghĩa α = 0,1. Vì thế ta bác bỏ giả thiết H0 và kết luận mô hình phù hợp với
độ tin cậy 90%.
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

12
Để xem xét liệu mô hình có bị hiện tượng đa cộng tuyến, ta tiến hành xây dựng ma
trận hệ số tương quan cho các biến GROWTH, UNEMPL và INFL bằng phần mềm
Eview 8.0. Ta được kết quả như sau:
Bảng 5 - Ma trận hệ số tương quan

GROWTH INFL UNEMPL


GROWTH 1.000000 -0.761011 -0.581326
INFL -0.761011 1.000000 0.892697
UNEMPL -0.581326 0.892697 1.000000

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eview 8.0


Từ ma trận hệ số tương quan , ta thấy có hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến INFL và
UNEMPL (r = 0.8927 > 0.8). Tuy nhiên, ta bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến
này vì:
*Đối với biến INFL:
Kiểm định ý nghĩa thống kê:
Giả thiết:

Sử dụng phương pháp kiểm định giá trị p_value. Theo đó p_value(INFL) = 0.0456 nhỏ
hơn mức ý nghĩa α = 0,1. Vì thế ta bác bỏ giả thiết H0 và kết luận biến INFL có ý nghĩa
thống kê. (1)
Kiểm định dấu:
Biến INF mang kỳ vọng dấu (-), tức khi tỉ lệ lạm phát giảm, kỳ vọng về vốn FDI vào Việt
Nam sẽ tăng.
Dấu kỳ vọng của biến INF và dấu trong mô hình đều là (-), tức là không có hiện tượng
sai dấu. (2)
Từ (1), (2), ta kết luận: Có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến của biến INFL
*Đối với biến UNEMPL:
- Kiểm định ý nghĩa thống kê:
Giả thiết:

Sử dụng phương pháp kiểm định giá trị p_value. Theo đó p_value(UNEMPL) = 0.0180
nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,1. Vì thế ta bác bỏ giả thiết H0 và kết luận biến UNEMPL có
ý nghĩa thống kê. (1)
-Kiểm định dấu:
13
Biến UNEMPL mang hai kỳ vọng dấu (-) và (+), như sau:
 Kỳ vọng dấu (-): Tỉ lệ thất nghiệp cao có nghĩa là kích thước thị trường nhỏ, không
đủ hấp dẫn để thu hút FDI
 Kỳ vọng dấu (+): Tỉ lệ thất nghiệp cao thu hút FDI vì chi phí lao động sẽ thấp
trong tình trạng thất nghiệp cao, các công ty đa quốc gia hay tập đoàn sẽ đầu tư
nhiều hơn.
Dấu trong mô hình là (-), tức là không có hiện tượng sai dấu. (2)
Từ (1), (2), ta kết luận: Có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến của biến UNEMPL.
3.2.3.Kiểm định phương sai thay đổi
Ta dùng kiểm định White để xem xét liệu mô hình có bị hiện tượng phương sai thay đổi.
Ta có kết quả như sau (*):

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 0.483907 Prob. F(6,3) 0.7938


Obs*R-squared 4.918218 Prob. Chi-Square(6) 0.5543
Scaled explained SS 0.639134 Prob. Chi-Square(6) 0.9957

Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 10/17/18 Time: 12:09
Sample: 2008 2017
Included observations: 10

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -0.232026 0.342506 -0.677437 0.5467


GROWTH^2 2.18E-08 5.79E-08 0.376842 0.7314
INFL^2 -0.000384 0.000637 -0.603220 0.5889
UNEMPL^2 0.062127 0.102938 0.603536 0.5887
GROWTH^2^2 -2.62E-15 8.79E-15 -0.298299 0.7849
INFL^2^2 4.55E-07 7.92E-07 0.573714 0.6063
UNEMPL^2^2 -0.003392 0.009122 -0.371816 0.7347

R-squared 0.491822 Mean dependent var 0.014699


Adjusted R-squared -0.524535 S.D. dependent var 0.026329
S.E. of regression 0.032509 Akaike info criterion -3.818556
Sum squared resid 0.003171 Schwarz criterion -3.606747
Log likelihood 26.09278 Hannan-Quinn criter. -4.050911
F-statistic 0.483907 Durbin-Watson stat 2.882421
Prob(F-statistic) 0.793818
14
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eview 8.0
(*) Vì có một số giá trị có phần dư bằng 0, nên không chạy mô hình với tích chéo tham
số.
Ta thiết lập giả thiết như sau:

Với giá trị p = 0.5543 lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,1 cần kiểm định, ta kết luận mô hình
không bị hiện tượng phương sai thay đổi.
Sau khi tiến hành thực hiện các kiểm định để phát hiện các bệnh thường gặp ở mô hình
hồi quy như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, ta kết luận mô hình hồi quy với ba biến
GROWTH, UNEMPL và INFL có sự phù hợp với biến phụ thuộc, đồng thời không có
các hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi.
3.3. Mô hình hồi quy cuối cùng
Ta có hàm hồi quy cuối cùng
FDI = -12.1832 + 0.0038GROWTH + 9.0036UNEMPL + (-0.3703)INF + Ui
Mô hình hồi quy cuối cùng có R bình phương bằng 0.8764 cho thấy ba biến độc lập của
mô hình giải thích được 87,64% sự biến động của biến phụ thuộc, 12,36% còn lại là do
các yếu tố chưa biết, chưa đưa vào mô hình.
Dựa vào mô hình hồi quy, ta có thể diễn giải sự ảnh hưởng của các nhân tố tương
ứng đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam như sau:
+ Biến INFL cho biết tỉ lệ lạm phát của Việt Nam qua từng năm. Theo mô hình hồi quy, tỉ
lệ lạm phát là nhân tố có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tác động này được
định lượng như sau: khi tỉ lệ lạm phát của Việt Nam tăng 1% thì dòng FDI vào Việt Nam
sẽ giảm 0.3703 tỉ USD.
+ Biến GROWTH cho biết tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (tính theo GDP đầu
người) qua từng năm. Theo mô hình hồi quy, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tác
động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tác động này được định lượng như sau:
Khi GDP đầu người tăng 1USD thì dòng FDI vào Việt Nam sẽ tăng 0.0038 tỉ USD.
+ Biến UNEMPL cho biết tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua từng năm. Theo mô hình
hồi quy, tỉ lệ thất nghiệp là nhân tố có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tác
động này được định lượng như sau: Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng 1% thì dòng FDI vào Việt
Nam sẽ giảm 9.004 tỉ USD.

15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Kết luận
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt
Nam. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư phát triển là vô
quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên quá trình thu hút vốn đầu tư vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, chúng ta cần có
những giải pháp đồng bộ, phù hợp quá trình phát triển kinh tế xã hội để giúp Việt Nam
thực sự trở thành điểm đến lí tưởng của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Dựa vào kết quả phân tích số liệu, chúng em đã rút ra được ba yếu tố tác động có ý nghĩa
đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, đó là: lạm phát, tăng
trưởng kinh tế (đại diện bởi GDP đầu người) và vấn đề thất nghiệp (đại diện bằng tỉ lệ
người thất nghiệp).
4.2. Đề xuất giải pháp
Dựa vào hướng tác động của các yếu tố trên đến FDI, nhóm em xin đưa ra một số giải
pháp nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Đối với lạm phát
Tỉ lệ lạm phát càng giảm sẽ giúp tăng khả năng thu hút FDI do đó phải đưa ra một số
chính sách, giải pháp nhằm kiềm chế và giảm tỉ lệ lạm phát. Để làm được điều này, đầu
tiên các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường theo dõi
sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas...)
để có các giải pháp điều hành kịp thời và phù hợp; đồng thời chủ động chuẩn bị các
nguồn hàng vào dịp lễ tết đầu năm và cuối năm để hạn chế tăng giá. Bên cạnh đó, chính
phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và ổn đinh kinh tế vĩ mô được
thực hiện từ năm 2011 đến nay và kết hợp thực hiện các chính sách phục hồi tăng trưởng
như: hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa (đầu tư công) ở mức độ nhất định. Để kiềm chế lạm phát, còn cần kiểm soát tốt cơ
cấu và chất lượng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biện pháp giám sát
chặt chẽ, nhằm đảm bảo tín dụng được đưa vào sản xuất – kinh doanh và tránh không đổ
quá mức vào các lĩnh vực mang tính đầu cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ trở thành bong
bóng, gây sức ép đẩy giá cả lên cao, như bất động sản và chứng khoán...
Đối với tăng trưởng kinh tế
Cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế để giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Việt Nam cần thực sự quyết tâm nâng cao năng suất lao động, cải cách giáo
dục, cải cách ba lĩnh vực kinh tế: ngân hàng, doanh nghiệp quốc doanh, đầu tư công, và
chấp nhận vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, cần đẩy mạnh các
16
chính sách tạo bước đột phá cho sản xuất công nghiệp, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất
hàng xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh cao. Trong đó, cần có các cơ chế, chính sách,
giải pháp thu hút đầu tư vào các ngành sản phẩm kích phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, mở
rộng thị trường công nghệ cao; tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất đặc
biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan. Ngoài ra, cần thực hiện tái cơ cấu
nông nghiệp đồng thời với tháo gỡ khó khăn của ngành trước ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu.
Đối với vấn đề thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp cao làm FDI vào Việt Nam giảm. Điều này chứng tỏ việc tỉ lệ thất
nghiệp cao thu hút FDI bởi vì các doanh nghiệp đa quốc gia sẽ phải trả chi phí lao động
thấp không thực sự là yếu tố quyết định, không thực sự tạo ra lợi thế. Vì thế, ta cần phải
tập trung phát triển chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư phát triển và nâng cao
chất lượng các cơ sở giáo dục, trường dạy nghề…; cải cách, phát triển phương pháp đào
tạo, giáo dục; chú trọng đào tạo phát triển trình độ ngoại ngữ. Đồng thời, tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm
tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt
Nam để giúp nguồn nhân lực của Việt Nam được tiếp cận gần hơn với với công nghệ hiện
đại, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ali, S. & Guo, W. (2005). Determinants of FDI in China. Journal of Global
Business and Technology, Vol. 1, No. 2, pp. 21-33.
(2) Andinuur, J. (2013). Inflation, foreign direct investment and economic growth
in Ghana. MPhil Economics Degree Dissertation, Unpublished. University of
Ghana.
(3) Aziz, A. & Makkawi, B. (2012). Relationship between foreign direct
investment and country population. International Journal of Business and
Management, Vol. 7, No. 8, pp. 63-70.
(4) Bartels, F.L.; Alladina, S.N. & Lederer, S. (2009). Foreign direct investment in
Sub-Saharan Africa: Motivating factors and policy issues. Journal of African
Business, Vol. 10, No. 2, pp. 141-162
(5) Calvo, M.B. & Sanchez-Robles, B. (2002). Foreign direct investment,
Economic freedom and Economic growth: New evidence from Latin America.
Universidad de Cartabria, Economics Working Paper No. 4/03.
(6) Denisia, V. (2010). Foreign direct investment theories: An overview of the
main theories. European Journal of Interdisciplinary Studies, Vol. 2, No. 2, pp.
104-110.
(7) Fedderke, J.W. & Romm, A.T. (2006). Growth impact and determinants of
foreign direct investment into South Africa. Economic Modelling, Vol. 23, No.
5, pp. 738-760.
(8) Jorgenson, D.W. (1963). Capital theory and investment behaviour. The
American Economic Review, Vol. 53, No. 2, pp. 247-259
(9) Havrylchyk, O. & Poncet, S. (2007). Foreign direct investment in China:
Reward or remedy? The World Economy, Vol. 30, No. 11, pp. 1662-1681
(10) Lucas, R. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of
Monetary Economics, Vol. 22, No. 1, pp. 3-42.
(11) Obiamaka, P.E.; Onwumere, J.U. & Okpara, G.C. (2011). Foreign direct
investment and economic growth in Nigeria: A granger causality analysis.
International Journal of Current Research, Vol. 3, No. 11, pp. 225-232.
(12) Popkin, J. (1965) ‘Interfirm differences in direct investment behaviour of
U.S. Manufacturers’, Ph.D Thesis, University of Pennsylvania.
(13) Romer, P. (1986). Increasing returns and long run economic growth. Journal
of Political Economy, Vol. 94, No. 5, pp. 1002-1037.

18
(14) Xaypanya, P.; Rangkakulnuwat, P. & Paweenawat, S.W. (2015). The
determinants of foreign direct investment in ASEAN. The first differencing
panel data analysis. International Journal of Social Economics, Vol. 42, No. 3,
pp. 239-250.

19

You might also like