Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Giới thiệu:

Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader
muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật
Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp
cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.

Tuyển tập gồm 5 quyển:

Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu

Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng

Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch

Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader

Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC

Price Action là gì và nguồn gốc của nó ............................................................................................................. 4


Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action ................................................................................................ 7
Mô hình nến ................................................................................................................................................... 7
Phân Tích từng thanh nến .............................................................................................................................. 7
Price Action áp dụng được trên các thị trường nào? ..................................................................................... 8
Các khái niệm Price Action quan trọng .......................................................................................................... 8
1. Mô hình giá ..................................................................................................................................... 8
2. Xu hướng và các điểm đảo chiều .................................................................................................... 9
3. Hỗ trợ và kháng cự ........................................................................................................................ 10
4. Đường xu hướng và kênh giá ........................................................................................................ 10
Các phương pháp giao dịch theo Price Action ................................................................................................ 12
Price Action thuần tuý .................................................................................................................................. 13
Price Action với volume................................................................................................................................ 13
Price Action với indicator ............................................................................................................................. 14
Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? .............................................................................. 16
Giúp Trader tiết kiệm thời gian .................................................................................................................... 16
Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader ......................................................................................... 17
Xác định rõ ràng rủi ro .................................................................................................................................. 18
5 bước để trở thành một Price Action Trader ................................................................................................ 19
Bước 1: Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action ................................................................................. 19
Bước 2: Bắt đầu học ..................................................................................................................................... 19
Bước 3: Thay thế các indicator đang xài ...................................................................................................... 20
Bước 4: Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng mình ................................................ 21
Bước 5: Lặp lại và bước tới ........................................................................................................................... 22
Price Action là gì và nguồn gốc của nó
Hành Động Giá, và là phương pháp đã làm biết bao Trader mê đắm bởi sự đơn giản đến mức thuần khiết
của nó. Các Price Action Trader tin rằng giá là nguồn thông tin duy nhất mà chúng ta cần để có thể xây
dựng nên 1 phương pháp giao dịch cung cấp 1 lợi thế cho mình, từ đó có thể đọc hiểu được thị trường và
kiếm lợi nhuận. Price Action loại bỏ gần như hoàn toàn các thông tin gây nhiễu khác và chỉ tập trung vào
Giá để phân tích.

Các bài viết về Price Action trên forum có rất nhiều, nhưng rời rạc và chưa được tổng hợp đầy đủ, nên
@Nhật Hoài quyết định mở 1 series về Price Action chuyên sâu, từ cơ bản đến nâng cao, để cho tất cả
anh em mới bắt đầu tìm hiểu về Price Action có thể học phương pháp giao dịch này 1 cách toàn diện
nhất, tránh việc đọc lượm lặt mỗi bài 1 ít rồi ráp lại 1 cách gượng gạo, thiếu chắc chắn.

Series Price Action chuyên sâu này sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất, đơn giản nhất, để cho anh
em chưa biết gì về Price Action đều có thể đọc hiểu và luyện tập; từ đó sẽ đi đến các kỹ thuật Price
Action chuyên sâu hơn, cách đọc hiểu thị trường bằng Price Action. Trước khi đọc series này, anh em có
thể tham khảo Lớp học Price Action của TraderViet để có cái nhìn sơ về Price Action, và đương nhiên an
tâm rằng những nội dung mình viết trong series Price Action chuyên sâu sẽ không lặp lại các bài đã có
trong Lớp học của Traderviet.

Nội dung của series Price Action chuyên sâu sẽ gồm 5 phần chính, mỗi phần được chia làm nhiều kỳ với
các nội dung nhỏ hơn (khi xuất thành ebook sẽ được gọi là tập):
 Phần 1: Price Action cho người mới bắt đầu: Trong phần này anh em sẽ biết về những khái niệm
cơ bản nhất của Price Action, các mẫu hình Price Action cơ bản, và cách đọc hiểu Price Action ở
mức độ cơ bản.
 Phần 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng: Phần này chuyên sâu về các công cụ mà chúng ta
sẽ sử dụng khi dùng Price Action để giao dịch, ví dụ đường xu hướng, kênh giá, vùng giá giằng
co (congestion), từng thanh nến.
 Phần 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch: phần này tập trung vào kỹ năng
của 1 Price Action Trader, cách vào lệnh, thoát lệnh, cách lên kế hoạch, ghi nhật ký, tất tần tật
những gì mà 1 Price Action Trader cần phải biết làm, và làm cho thật giỏi.
 Phần 4: Các quy tắc của một Price Action Trader: Phần này sẽ dành thời gian bàn về những qui
tắc bất biến của một price action trader, cách vào lệnh tối ưu hay những khung thời gian tốt nhất
để giao dịch.
 Phần 5: Các chiến lược giao dịch Price Action: Phần này đến lúc Trader phải biết vận dụng
những kiến thức và công cụ đã học vào 1 chiến lược thực sự để kiếm lợi nhuận, cách phân tích thị
trường theo chiến lược, cách vào lệnh và thoát lệnh. Phần này gồm khá nhiều kỳ, mỗi kỳ là 1
chiến lược Price Action riêng biệt, anh em chỉ nên chọn cho mình 1 chiến lược rồi rèn luyện nó
cho thật thành thục, đừng học tất cả nhé. Ở đây mình sẽ trình bày hết cho các anh em lựa chọn,
nhưng nhớ là chỉ chọn 1 thôi;
 Phụ lục: Các nguồn sách và tài liệu Price Action để nghiên cứu sâu thêm.

Vài dòng cuối, mình sẽ dành cho nguồn gốc của phương pháp Price Action. Price Action có nguồn gốc
tương tự phân tích kỹ thuật cổ điển, tức là bắt nguồn từ Lý thuyết Dow của Charles Dow - được mệnh
danh là cha đẻ của phân tích kỹ thuật.

Charles Dow

Dow cho rằng giá phản ánh mọi thứ, và là kết quả cuối cùng của tất cả các yếu tố và thông tin khác trên
thị trường, và giá được biểu hiện lên biểu đồ giá. Price Action nghiên cứu hành động của giá cả, từ đó
đọc hiểu được tâm lý của những con người đang tham gia thị trường và dự đoán hành động tiếp theo. Đó
là lý thuyết và nền móng vững chãi nhất của Price Action.
Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action

Mô hình nến
Sau khi Steve Nison giới thiệu mô hình nến Nhật cho thế giới phương Tây, những hành động giá ngắn
hạn được gọi là mô hình đó bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, mô hình nến trở thành 1 trong các
phương pháp phân tích quan trọng nhất của Price Action hiện đại.

Một cây nến đơn giản như vậy nhưng lại ẩn chứa trong nó rất nhiều tâm tư nguyện vọng. Đuôi nến trên
và dưới (hay còn gọi là bóng nến, râu nến) sẽ cho chúng ta thấy lực bán và lực mua. Trong khi đó thân
nến cho thấy tâm lý thị trường hiện tại. Nói 1 cách đơn giản nhất, nếu nến đóng cửa cao hơn thì thị
trường đang tăng giá, ngược lại là giảm giá. Nhưng nếu giá đóng gần bằng hoặc bằng giá mở, nôm na gần
như không có thân nến, thì tâm lý là chưa xác định được. Cây nến này gọi là Doji.

Khoảng cách giữa đỉnh và đáy nến cho thấy độ biến động trong phiên giao dịch đó. Do đó nến càng dài
tức là thị trường đang có biến động lớn. Bò Gấu choảng nhau xoành xoạch.

Nếu đọc hiểu được câu chuyện mà 1 cây nến muốn kể, thì dần dần Price Action Trader sẽ hiểu được câu
chuyện thị trường muốn kể.

Phân Tích từng thanh nến


Tuy nhiên để đọc hiểu thị trường, đâu chỉ có đọc hiểu 1 cây nến là đủ. Price Action Trader phải biết cách
đọc từng cây nến một trong một chuỗi, rồi ghép lại các mảnh nhỏ thành 1 câu chuyện. Đó gọi là phân tích
từng thanh nến (bar-by-bar analysis). Tuy nhiên chúng ta phải đi từ từ, không có gì phải vội cả.
Anh em nghĩ thị trường đang kể câu chuyện gì?

Người giao dịch Theo Price Action đã lâu, khi nhìn vào 1 chuỗi các cây nến, sẽ thấy ngay câu chuyện mà
chúng muốn kể, 1 trận đánh giữa Bò và Gấu hiện rõ ngay trong đầu, ai thắng thế, ai thua hay thế trận
chưa ngả ngũ sẽ kể được ngay. Không cần indicator hay chỉ báo gì cả, bản thân giá và nến là đã cho rất
nhiều thông tin rồi.

Price Action áp dụng được trên các thị trường nào?


Price Action áp dụng được trên tất cả các thị trường có người giao dịch, có người mua kẻ bán, vì bản chất
quá đơn giản của nó là chỉ cần mỗi giá và nến làm thông tin nên nó có khả năng tuyệt vời này.

Tuy nhiên, thị trường thanh khoản càng cao (nôm na nếu bạn muốn mua ở bất cứ giá nào thì vẫn có
người chấp nhận bán, việc mua bán được diễn ra dễ dàng) thì Price Action càng phát huy thế mạnh. Thị
trường thanh khoản cao, nến càng cho thấy rõ ràng câu chuyện đằng sau, Price Action Trader càng có lợi.

Các khái niệm Price Action quan trọng


1. Mô hình giá
Mô hình giá nghe qua có vẻ như là 1 phương pháp giao dịch khác (Trader 40 năm kinh nghiệm Peter
Brandt kiếm trung bình 40%/năm nhờ phân tích Mô hình giá cổ điển), nhưng nó là 1 phần quan trọng
của phương pháp Price Action. Trong phân tích Price Action, chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng
các Mô hình giá cổ điển làm căn cứ để phân tích, vì cơ bản Mô hình giá cũng là biến động của thị trường
lặp lại trong quá khứ, do đó chúng có khả năng tái diễn trong tương lai, và vẫn giữ được sự thuần khiết
của giá, nên Price Action đều sử dụng tới cả.

Anh em sẽ thường xuyên gặp các Mô hình giá đơn giản như hai đỉnh, hai đáy, vai đầu vai, cốc và tay
cầm, vv. Hãy trang bị các kiến thức cơ bản về mô hình để có thể vận dụng trong Price Action.

2. Xu hướng và các điểm đảo chiều

Thị trường không di chuyển 1 cách ngẫu nhiên, nó đi theo xu hướng: tăng, giảm, hoặc đi ngang. Phải
hiểu về xu hướng và các điểm đảo chiều - swing point, gồm swing high và swing low - mới có thể phân
tích Price Action được.
Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (higher high-higher low), Xu hướng giảm gồm các
đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn (lower high-lower low). Xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá phá xuống swing
low cấu trúc gần nhất. Xu hướng giảm bị phá vỡ khi giá phá lên swing high cấu trúc gần nhất.

Thị trường đi ngang khi không xuất hiện 1 cặp đỉnh đáy cao hơn, thấp hơn nào rõ ràng. Đi ngang có 2
dạng chính: đi ngang kiểu range giá nằm ngang, hoặc đi ngang tích luỹ theo tam giác.

3. Hỗ trợ và kháng cự

Đây là các khái niệm cực kỳ quan trọng trong Price Action. Chúng ta sẽ buy sell Theo các vùng hỗ
trợ, kháng cự để có xác suất thắng cao hơn. hỗ trợ ngăn cho giá không giảm xuống thấp hơn, và kháng
cự ngăn cho giá không tăng lên cao hơn. Giao dịch Price Action có thành công hay không phụ thuộc vào
việc xác định hỗ trợ kháng cự có đúng hay không.

4. Đường xu hướng và kênh giá


Đường xu hướng và kênh giá là các chuyển động rất đẹp của thị trường theo xu hướng. Tuy nhiên do là
các cản nằm chéo (so với hỗ trợ kháng cự nằm ngang) nên chúng sẽ không đáng tin cậy bằng hỗ
trợ kháng cự. Ta vẫn dùng chúng, nhưng để mục đích tham khảo là chính.
Các phương pháp giao dịch theo Price Action
Nói 1 cách chuẩn xác thì Price Action không phải là 1 phương pháp giao dịch nào cố định, riêng biệt và
mới hoàn toàn cả. Price Action là giao thoa giữa phân tích mô hình nến, phân tích mẫu hình giá cổ điển
và nhiều công cụ phân tích khác. Đôi khi nó còn được kết hợp với nhiều công cụ khác như fibonacci,
thậm chí cả indicator. Nhưng có 2 đặc điểm mà nhìn vào là anh em sẽ nhận ra ngay 1 phương pháp có
phải là Price Action hay không, đó chính là:

 Vào lệnh tại các vùng hỗ trợ kháng cự;


 Rất ít hoặc hầu như không có indicator.

Trong đó, điều đầu tiên là quan trọng nhất. Tất cả các Price Action Trader đều phân tích và vào lệnh tại
các vùng hỗ trợ kháng cự, nơi lực cung cầu tăng mạnh và tăng cơ hội thắng so với việc vào lệnh tại 1
điểm ngẫu nhiên trên biểu đồ. Ngoài ra, Price Action Trader nếu có sử dụng indicator thì sẽ hạn chế đến
mức tối đa, vì họ tin rằng các biến động của giá thể hiện qua biểu đồ là đủ thông tin cho họ rồi, và thường
các indicator được sử dụng đó chỉ là các indicator lọc xu hướng, đường trung bình đơn giản. Bản thân
mình vẫn sử dụng các đường trung bình và keltner channel để hỗ trợ việc phân tích, và đương nhiên
không phải là công cụ cho tín hiệu vào lệnh.

Dưới đây là vài trường phái Price Action nhỏ trong thế giới Price Action rộng lớn:
Price Action thuần tuý

Tức là chỉ có biểu đồ giá, ngoài ra không còn cái gì khác hết. Không có indicator nào, thậm chí không
cần đến volume nếu là Forex Trader. Nial Fuller với blog về Price Action nổi tiếng learntotradethemarket
là điển hình cho trường phái này. Các Trader Theo Price Action thuần tuý thường rất nhạy về mô hình
nến, vì nến là nguồn thông tin quan trọng nhất với họ. Ngoài ra khả năng xác định các vùng hỗ trợ kháng
cự của các Trader này cũng đạt tới độ thượng thừa. Trader Theo Price Action thuần túy không tin tưởng
lắm vào đường xu hướng, vì theo họ các vùng cản chéo như đường xu hướng sẽ không đáng tin cậy bằng
cản ngang, vốn thể hiện lực cung cầu mạnh mẽ.

Price Action với volume

Volume có thể là nguồn thông tin rất hữu ích đặc biệt với Stock Trader, vì theo lý thuyết của ông tổ
Dow, xu hướng đi kèm volume tăng mạnh sẽ là xu hướng đáng tin cậy, và khi có sự phân kỳ (lệch nhau)
giữa xu hướng và volume, xu hướng đã yếu và chuẩn bị đảo chiều. Do đó phân tích Price Action cùng
với volume sẽ cho ra 1 vũ khí rất mạnh.
Price Action với volume cũng là nguồn gốc của trường phái volume spread analysis, vốn dựa trên công
trình của Richard Wyckoff về mối quan hệ giữa volume và khoảng cách (spread) giữa đỉnh đáy của 1
thanh nến.

Price Action với indicator

Các Price Action Trader có sử dụng indicator vẫn hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân tích hành động
giá, nhưng họ vẫn thấy giá trị trong việc sử dụng các indicator.
Cái indicator được nhiều Price Action Trader sử dụng nhất là đường trung bình động. Trong sách Price
Action của AI Brooks, ông có hướng dẫn cách kết hợp Price Action với đường trung bình hàm mũ (ema)
20 chu kỳ. Do đó, Price Action không có nghĩa là loại bỏ hết indicator, chỉ là hạn chế tối đa mà thôi.
Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action?
Đối với các Trader vừa mới tìm hiểu về trading, thì Price Action là phương pháp tốt nhất để bắt đầu, đó
là quan điểm của mình. Trader mới nên bắt đầu học về Hành Động Giá, không phải Indicator.

Mình viết vậy không hề nhằm chỉ trích indicator và các Trader sử dụng indicator. Indicator vẫn có những
giá trị rất riêng mà hành động giá hay các phương pháp khác không thể thay thế được. Tuy nhiên đối
với Trader mới, indicator không phải là nơi lý tưởng để bắt đầu. Chúng sẽ khiến cho các Trader này bị ảo
tưởng về khả năng của chúng, và đương nhiên là sẽ thua lỗ sấp mặt.

Rất nhiều Trader chuyên nghiệp đã giao dịch lâu năm vẫn đang sử dụng indicator, nhưng là bởi vì họ đã
trading đủ lâu để hiểu được toàn bộ bản chất của indicator mà họ xài, và họ dễ dàng thấy được những cái
sai của indicator để không bị mắc bẫy. Trader mới thì không, họ sẽ liên tục bị indicator lừa hết lần này tới
lần khác, cho tới khi nản và bỏ cuộc.

Price Action, khi được nghiên cứu và học tập đúng đắn, sẽ cho Trader mới thấy được và hiểu được 1 cách
căn bản cách mà thị trường vận hành, vì Price Action chỉ lấy giá làm nguồn “nguyên liệu” đầu vào duy
nhất, không biến chất, không thay đổi. Từ đó họ bắt đầu có các kỳ vọng thực tế hơn: Trader mới học về
Price Action đầu tiên sẽ không thích bắt đỉnh đáy, không thích đi ngược xu hướng, và có những nền tảng
đầu tiên rất vững chắc về cách phân tích cấu trúc thị trường. Thêm nữa, họ cũng không cần đi tìm kiếm
chén thánh hay indicator tuyệt đỉnh gì cả, họ hiểu các thông tin từ giá đã là quá đủ.

Giúp Trader tiết kiệm thời gian


Chặng đường trở thành 1 Trader có lợi nhuận đều đặn rất dài, và chúng ta phải tiết kiệm thời gian, tập
trung học những thứ quan trọng nhất, thay vì lang thang kiếm chén thánh.
Trader mới phải tập trung vào việc học cách vận hành của thị trường, quan sát nó và cố gắng hiểu được
tâm tính của nó. Price Action giúp chúng ta làm được chuyện đó. Và tin mình đi, anh em sẽ nhanh chóng
thấy được hành vi của thị trường ở mức độ cơ bản nhanh hơn là tìm được cho mình 1 indicator ưng ý.

Khuyến khích tư duy và thái độ tốt của 1 Trader

Nói nôm na Price Action sẽ giúp Trader có các kỳ vọng bớt ảo tưởng hơn, thực tế hơn.

Với 1 Trader mới, indicator sẽ khiến anh ta cảm thấy mọi thứ sao mà dễ dàng quá. Buy khi RSI giảm
xuống 30, và sell khi nó tăng lên 70. Hậu quả thế nào chắc anh em đều biết.

Về bản chất, indicator khiến 1 Trader tập trung hơn vào TÍN HIỆU VÀO LỆNH, và khiến Trader đó phải
vào lệnh khi có tín hiệu. Đây là 1 khởi đầu rất tệ hại của 1 Trader mới. Anh ta được indicator “dạy” cho
các thời điểm nên vào lệnh.

Nhưng đối với 1 Trader mới, điều đầu tiên nên học là khi nào không nên vào lệnh. Price Action làm được
chuyện đó.

Trader cần quan sát, học hỏi, và thấy được câu chuyện đang diễn ra trên thị trường, và hiểu được hoàn
cảnh của câu chuyện lúc đó. Hành động vào lệnh hay không phải diễn ra sau khi Trader hiểu được câu
chuyện. Price Action dạy Trader cách đọc câu chuyện mà thị trường muốn kể, thay vì đưa ra các tín hiệu
mù mờ.
Nói cách khác, phương pháp Price Action nhấn mạnh vào khả năng phân tích và sự kiên nhẫn, thay vì các
tín hiệu buy sell.

Xác định rõ ràng rủi ro

Mỗi mẫu hình Price Action khi xuất hiện đều xác định rõ ràng mức stop loss hợp lý nên đặt. Với pin bar,
ta có thể đặt stop loss 1 khoảng so với đuôi nến. Với inside bar, stop loss nên được đặt vài pip so với nến
mẹ. Các stop loss này rất chặt và cho tỷ lệ risk:reward vô cùng hấp dẫn. Price Action Trader luôn cân
nhắc kỹ càng rủi ro trước khi vào lệnh, và khả năng quản lý vốn của họ cũng rất tốt.

Ngược lại, indicator rất khó có các mức stop loss rõ ràng và hợp lý như vậy. Đó là chưa kể các repainting
indicator (indicator tự vẽ lại) vốn tự thay đổi tín hiệu khi nó thấy tín hiệu bị sai.

Suy cho cùng, bài này không phải là để tâng bốc Price Action hay phê phán indicator, vì mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Price Action cũng có nhược điểm. Nhưng ưu điểm của nó là giúp
các Trader mới không bị ảo tưởng, và tập trung vào những cái quan trọng trước tiên.
5 bước để trở thành một Price Action Trader
Để trở thành 1 Price Action Trader, chúng ta cần bỏ ra thời gian, công sức để luyện tập. Tuy nhiên toàn
bộ quá trình luyện tập đó có thể được tóm gọn trong 5 bước, mà mình sẽ trình bày với anh em trong bài
viết này. Bài này giống như là bước lên kế hoạch, ta phải biết sắp tới ta sẽ trải qua các bước nào, mỗi
bước phải làm cái gì để sau quá trình đó, ta có thể tự tin vận dụng Price Action để KIẾM TIỀN trên thị
trường, chứ không phải là chém gió cho vui.

Bước 1: Học cách trân trọng cái đẹp của Price Action
Nhiều Trader bắt đầu học Price Action với những ngộ nhận, và kết thúc ê chề với sự thất vọng. Price
Action chỉ là 1 phương pháp, không phải chén thánh. Nó vẫn có những nhược điểm. Người học Price
Action phải trân trọng vẻ đẹp của nó bên cạnh những nhược điểm đó.

Sức mạnh của Price Action đến từ sự đơn giản. Một sự tập trung duy nhất lên giá cho chúng ta các thông
tin cần thiết để đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.

Trước tiên, phải xác định xem bản thân anh em có phù hợp với Price Action hay không. Nếu anh em ưa
thích sự đơn giản, thì hãy chọn Price Action. Nếu anh em thích công thức, tự động hoá, thống kê, con số,
thì hãy chọn Indicator.

Sau khi xác định được rồi, chúng ta phải nhìn vào sự thật phũ phàng: học cách phân tích Price Action
chưa chắc giúp anh em kiếm được lợi nhuận. Lợi nhuận đến được từ quản lý vốn, quản lý cảm xúc nữa,
không chỉ đơn thuần là phân tích.

Bước 2: Bắt đầu học


Hãy học từ từ, bắt đầu từ những kiến thức đơn giản nhất, về xu hướng, phân tích kỹ thuật cơ bản.

Đừng cố gắng bắt đầu với những kiến thức này: mô hình inside bar, fakey, nến nhận chìm, pin bar, vv.
Rồi hăm hở đem nó đi trading liền.

Hãy bắt đầu với:

 1 cây nến: giá mở, giá đóng, giá cao, giá thấp;
 Tâm lý thị trường thể hiện qua đuôi nến và thân nến;
 Điểm đảo chiều - swing point;
 Xu hướng - trend;
 Hỗ trợ - kháng cự.

Với 1 nền móng vững chắc về Price Action, anh em có thể tiến tới các khái niệm phức tạp hơn 1 cách dễ
dàng. Anh em cũng sẽ biết cách thấy được logic và tâm tư đằng sau mỗi mô hình Price Action và không
gặp khó khăn trong việc nhớ chúng.

Bước 3: Thay thế các indicator đang xài


Nếu anh em đã giao dịch với indicator trước kia, việc này có thể hơi khó, nhưng hãy cố gắng bỏ bớt
những indicator bị “thừa” để rèn luyện khả năng đọc hiểu Price Action được nhanh nhạy hơn.
Hãy làm theo các bước sau

Liệt kê các indicator đang xài


1. Với mỗi indicator, viết ra tác dụng của nó
2. Anh em có thực hiện được việc đó bằng Price Action không?
3. Nếu có thể, hãy bỏ indicator đó đi

Chúng ta không phải loại bỏ đi những thứ quan trọng, chúng ta đang loại đi những thứ thừa thãi, nếu anh
em xác định Price Action là phương pháp giao dịch chính của mình.

Ví dụ, anh em đang lọc xu hướng bằng 1 đường ema 50. Liệu có thể dùng Price Action để thấy xu
hướng không? Có thể, anh em sẽ học được kỹ năng này trong các bài chia sẻ sau của mình trong series
này. Lúc đó anh em sẽ thấy đường ema 50 thừa thãi ngay thôi.

Bước 4: Hình thành 1 phương pháp giao dịch Price Action của riêng
mình

Với những công cụ đã học, hãy vận dụng chúng hình thành nên 1 phương pháp của riêng anh em. Nên
nhớ:

 Hãy giữ nó đơn giản NHẤT CÓ THỂ;


 Chọn 1 phong cách và bám lấy nó. Nếu anh em thích pin bar, hãy CHỈ TRADE khi thấy pin bar;
 Giữ lấy 1 indicator, nếu anh em thấy nó quan trọng.
Bước 5: Lặp lại và bước tới

Khi đã chọn được phương pháp rồi, giờ là tới bước khó nhất: áp dụng nó lên thị trường. Biết được
phương pháp thôi chưa đủ, anh em phải biết cách thành thục nó, biến nó thành 1 vũ khí của anh em để đi
ra chiến đấu.

Vũ khí của anh em chỉ là công cụ, bản thân người cầm vũ khí mới là yếu tố quyết định. Anh em phải học
cách phát triển độ nhạy, khả năng đọc hiểu thị trường như 1 Trader, những thứ này chỉ có thể có được khi
đã thực chiến hoặc ít nhất là giao dịch demo.

Điều cuối cùng mà mình muốn nói, là hãy giữ cho mình 1 cuốn nhật ký giao dịch, ghi lại hay chụp màn
hình chart TẤT CẢ các phân tích của anh em. Nó sẽ trở thành 1 vật báu.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like